Đề tài Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger

Phương pháp huy động vốn từ nhiều nguồn Có thể nâng cao số vốn từ nguồn vay ngân hàng, đồng thời tận dụng những ưu đãi trong chính sách cho vay vốn của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong từng thời kỳ để hưởng lãi xuất ưu đãi nhất. Huy động vốn từ chính cán bộ công nhân viên của công ty hoặc của những nhà đầu tư thông qua việc phát hành những cổ phiếu ưu đãi. Điều đó không chỉ nâng cao hiệu quả huy động một lượng vốn lớn mà còn góp phần tăng thêm sự gắn bó của cán bộ công nhân viên đối với công ty. * Phương pháp quay vòng vốn Quay vòng vốn cũng là một biên pháp để nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn của công ty.Khi đồng vốn được luân chuyển nhanh công ty dễ dàng trong việc thu hồi vốn, tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao tỷ suất thanh toán nhanh. Việc luân chuyển vốn dễ dàng cũng góp phần vào việc tăng khả năng huy động vốn của công ty, giảm được số vốn vay cũng như lãi xuất phải trả từ việc vay vốn ngân hàng.

doc56 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để phân tích khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ tự chủ về vốn của DN một cách khái quát, tư sử dụng công thực: Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = Tổng số nguồn vốn * Tỷ suất thanh toán hiện hành ( ngắn hạn): Tình hình tài chính của DN được bộc lộ cụ thể qua khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán cao thể hiện tình hình tài chính và DN là khả quan và ngược lại. Để phân tích khả năng thanh toán của DN ta sử dụng công thức: Tổng tài sản lưu động Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tổng số nợ ngắn hạn Tỷ suất ngày phản ánh khả năng trả các khoản nợ ngắn hạng (phải thanh toán trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ SXKD). Tỷ suất này >1 thì tình hình tài chính của DN là bình thường. * Tỷ suất thanh toán, tỷ suất thanh toán tức thời (tỷ suất thanh toán bằng tiền) Để thấy rõ hơn khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động để thanh toán và khả năng dùng vốn bằng tiền để thanh toán ta sử dụng các công thức: Tổng TSLĐ - Vật tư hàng hoá Tỷ suất thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Tổng số vốn bằng tiền Tỷ suất thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn * Đánh giá về tốc độ luân chuyển vốn: Để thấy được năng lực sản xuất của vốn, cần tiến hành phần tích tốc độ chu chuyển của vốn qua công thức tính toán số lần luân chuyển vốn. Thông thường người ta phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động theo công thức: Tổng DT (hoặc DTT) trong kỳ Số vòng luân chuyển = VLĐ bình quân trong kỳ (VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ) VLĐ bình quân = 2 Tính được số vòng chu chuyển vốn lưu động có thể tính được số ngày của một vòng chu chuyển qua công thức: Số ngày trong kỳ = Số ngày của 1 vòng chu chuyển Số vòng quay VLĐ * Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm vốn lưu động là chỉ tiêu so với năm trước. Mức tiết kiệm vốn lưu động có thể do 2 nhân tố ảnh hưởng là doanh thu và vốn lưu động bình quân. Doanh thu năm sau tăng hơn nhưng vốn lưu động sử dụng như cũ (hoặc ít hơn) hoặc doanh thu như cũ nhữn vốn lưu đọng sử dụng ít hơn. Như vậy, suy cho cùng thì tiết kiệm vốn lưu động là do tăng tốc độ luân chuyển vốn, nói cách khác là rút ngắn thời gian của một vòng chu chuyển vốn lưu động. Mức tiết kiệm VLĐ = DTT kỳ báo cáo 360 x Số ngày của một vòng chu chuyển VLĐ kỳ báo cáo - Số ngày của một vòng chu chuyển VLĐ kỳ trước Công thức tính ra phải có kết quả số âm (-) mới là mức tiết kiệm * Tính mức luân chuyển hàng tồn kho Cũng tương tự như tốc độ luân chuyện vốn lưu động ta cần phân tích số ngày và số vòng quay kho đẻ đánh giá tình hình sử dụng hàng tồn kho trong kỳ. Giá vốn hàng bán trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ = Tồn kho bình quân trong kỳ Số ngày trong kỳ Số ngày của một vòng quay = Số vòng quay kho * Phân tích về hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Doanh thu (hoặc DTT) trong kỳ Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân Công thức trên cho ta thấy một điểm giá trị TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tuỳ theo tình hình, ta có thể phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định là phân tích một điểm giá trị còn lại của TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. * Phân tích hệ số doanh lợi: Đây là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá kết qủa kinh doanh của DN để tính xem một đồng vốn tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Khi phân tích cần so sánh với chi phí cơ hội trong mối quan hệ với các nhiệm vụ chính trị, xã hội của DN. Lợi nhuận sau TTN trong kỳ Hệ số doanh lợi tổng vốn kinh doanh = Tổng vốn kinh doanh trong kỳ Lợi nhuận sau thuế TN Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Hoạt động SXKD của DN luôn diễn ra trong môi trường kinh tế - xã hội nhất định. Do đó, công tác tổ chức và sử dụng vốn luôn chịu ảnh hướng của nhiều nhân tố tích cực và tiêu cực. Để phát huy các nhân tố tích cực đồng thời hạn chế những nhân tố tiêu cực và quan trọng hơn là để có căn cứ ra phương hướng, biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và sử dụng vốn SXKD nhất thiết người quản lý phải hiểu rõ nhân tố này. a. Đặc điểm chu kỳ SXKD: Đây là đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn cụ thể nếu chu kỳ sản xuất ngắn, vòng quay vốn nhanh doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo mở rộng quy mô SXKD. Ngược lại, nếu chu kỳ kéo dài sẽ là một gánh nặng gây ứ đọng vốn, tăng các khoản lãi vay phải trả, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. b. Kỹ thuật và trình độ lao động: Các đặc điểm riêng về mặt kỹ thuật tác động trực tiếp đến một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. Nếu kỹ thuật giản đơn đòi hỏi tay nghề không cao, doanh nghiệp dễ có điều kiện sử dụng máy móc thiết bị nhưng năng suất không cao, sản phẩm có chất lượng thấp không có khả năng cạnh tranh. Ngược lại nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ trang thiết bị máy móc hiện đại, doanh nghiệp có lợi thế hơn trong cạnh tranh và đòi hỏi tay nghề công nhân kỹ thuật cũng phải cao. Do đó, đổi mới trang thiết bị là yêu cầu rất bức thiết bị là yêu cầu rất bức thiết đối với các doanh nghiệp. c. Đặc điểm về sản phẩm: sản phẩm sản xuất là nơi chứa đựng chi phí và doanh thu của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm là những tư kiệu tiêu dùng, nhất là các sản phẩm công nghiệp nhẹ như: rượu, bia, thuốc lá... sẽ có vòng đời sử dụg ngắn, tiêu thụ nhanh, qua đó thu hồi vốn nhanh, hơn nữa máy móc để sản xuất ra các sản phẩm này có giá trị không lớn do đó doanh nghiệp có điều kiện đổi mới. Ngược lại nếu sản phẩm có vòng đời dài, có giá trị lớn sản xuất trên công nghệ hiện đại như: Ôtô, xe máy sẽ có khó khăn trong việc đổi mới máy móc thiết bị một cách liên tục do thời gian thu hồi vốn dài, do đó hiệu quả sử dụng vốn trước mắt là thấp. d. Tác động của thị trường: Do tác động của nền kinh tế giá cả thị trường thường xuyên biến đổi, sức mua của đồng tiền giảm sút dẫn đến sự tăng giá các loại vật tư hàng hoá. Tùy theo từng loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia sẽ có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn trên những khía cạnh khác nhau e. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất của Doanh nghiệp: Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lý, sản xuất phải nhịp nhàng ăn khớp nhau. g. Cơ cấu vốn đầu tư của DN: Cơ cấu đầu tư là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn, bởi vì đầu tư vào tài sản không cần sử dụng hoặc chưa cần sử dụng mà chiếm tỷ trọng lớn thì không những nó không phát huy được tác dụng trong sản xuất mà còn gây ứ đọng, hao hụt, mất mát theo thời gian.... làm giảm hiệu quả sử dụng vốn h. Lựa chọn phương án đầu tư của doanh nghiệp: Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp đầu tư vào SX mà tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp giá bán thấp được thị trường chấp nhận thì tất yếu hiệu quả KD thu được sẽ rất lớn và nếu ngược lại thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấp. i. Xác định nhu cầu vốn và sử dụng vốn SXKD: việc xác định nhu cầu thiếu chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa vốn hoặc thiếu vốn trong quá trình SXKD. Trên đây là một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các doanh nghiệp cần phải xem xét nghiên cứu kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu có thể xẩy ra. 4. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD của DN: Để tiến hành SXKD, yêu cầu cấp thiết nhất đối với doanh nghiệp là phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định, khi đã huy động được vốn rồi vấn đề đặt ra không kém phần quan trọng là phải làm thế nào để sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau: a. Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu: Từ việc xác định nhu cầu đưa ra những kế hoạch về tổ chức huy động vốn đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động SXKD hoặc phải đi vay ngoài kế hoạch với lãi xuất cao, đồng thời nếu thừa vốn phải có biện pháp linh hoạt như: Mở rộng quy mô sản xuất, cho các đơn vị khác vay... xem xét lại cơ cấu vốn để điều chỉnh cho hợp lý, tránh tình trạng khâu này thừa vốn khâu kia thiếu vốn. b. Lựa chọn các hình thức huy động vốn: Tích cực tổ chức khai thác triệt để các nguồn vốn bên trong doanh nghiệp vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất một cách chủ dộng vừa giảm được chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng vốn tồn tại dưới dạng tài sản không cần sử dụng, vật tư hàng hoá kém phẩm chất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn SXKD. c. Tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thu sản phẩm: Doanh nghiệp cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo. d. Xác định nguồn tài trợ vốn đầu tư có hiệu quả: Trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ từ nguồn tài trợ vốn đầu tư, thị trường cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Đầu tư đúng đắn vào thiết bị máy mọc tiên tiến, hiện đại, kết cấu tài sản đầu tư hợp lý cũng hạn chế được ảnh hưởng của hao mòn vô hình mà vẫn đạt chỉ tiêu về năng suất và chất lượng. e. Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn: Làm tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn. Bởi vì nếu không quản lý tốt khi phát sinh nhu cầu về vốn thì doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch mà lẽ ra không cần thiết, làm tăng chi phí sử dụng vốn. Đồng thời vẫn bị chiếm dụng cũng là một rủi ro khi trở thành nợ khó đòi, gây thất thoát khó khăn cho doanh nghiệp. chính vì vậy daonh nghiệp nên mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi vốn bị thiếu hụt. g. Tăng cường phát huy vai trò quản lý tài chính: Phát huy vai trò quản lý tài chính trong việc sử dụng vốn bằng cách thường xuyên kiểm tra tài chính và lập kế hoạch đối với việc sử dụng vốn trong tất cả các khâu dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và mua sắm TSCĐ. Theo dõi và kiểm tra tình hình SXKD trên cả sổ sách lẫn thực tế để đưa ra kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả. Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh ngiệp nói chung. Tuy nhiên trên thực tế do đặc điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp cần căn cứ vào những phương hướng biện pháp chung để đưa ra cho doanh nghiệp mình một phương hướng cụ thể sao cho phù hợp và mang tính khả thi nhất, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo, chủ động trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Chương II Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bia - rượu Viger I- Đặc điểm chung của Công ty cổ phần Bia - Rượu Viger 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Tên công ty: Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger Trụ sở làm việc: Phường Bến Gót - TP Việt Trì - tỉnh Phú Thọ Tên giao dịch: VIGER BEER JOINT STOCK COMPANY. Viết tắt: VIBECO Điện thoại: 0210. 862.721 Fax: (0210) 862 686 * Thời điểm thành lập các mối quan trọng trong quá trình phát triển. - Cùng với sự ra đời của khu công nghiệp Việt Trì, nhà máy đường Việt Trì được khởi công xây dựng từ năm 1958 trực thuộc Bộ Công nghiệp, trải qua quá trình phát triển nhà máy đựơc nằm dưới sự quản lý nhiều bộ ngành như: Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ lương thực thực phẩm… Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển Công ty đã nhiều lần đổi tên. - Đến ngày 10 tháng 10 năm 1992 nhà máy đựơc giao cho Sở công nghiệp tỉnh Phú Thọ quản lý. Nhà máy có tên là xí nghiệp Đường - Rượu - Bia Việt Trì. - Đến ngày 02 tháng 03 năm 1997 Xí nghiệp Đường - Rượu - Bia Việt Trì chuyển thành Tổng Công ty mía đường 1 thuộc Bộ công nghiệp phát triển nông thôn quản lý, xí nghiệp lại có tên mới là Công ty Đường - Rượu - Bia Việt Trì. - Đứng trước tình hình sản xuất mía đường trên toàn quốc gặp khó khăn bản thân Công ty cũng bị thua lỗ nhiều năm do hậu quả của việc SXKD mía đường để lại bắt buộc Công ty phải điều chỉnh về phương hướng kinh doanh do đó để phù hợp với ngành SXKD chủ yếu của Công ty. Bắt đầu từ tháng 01/1996 Công ty đã lắp đặt dây truyền sản xuất bia mới công suất 5 triệu lít/ năm của Cộng hòa Liên Bang Đức. Nên ngày 20 tháng 10 năm 2003 Công ty đổi tên thành Công ty Bia - Rượu Viger. - Theo quyết định số 2106/QĐ - BNN - ĐMDN ngày 14 tháng 7 năm 2006 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Bia - Rượu Viger thành Công ty cổ phần Bia - Rươu Viger. - Hiện nay Công ty có 286 lao động đang làm việc tại Công ty. - Tổng số vốn kinh doanh: 8.684.690.725 đ - Tổng số tài sản lưu động: 11.603.123.853 đ - Tổng số tài sản cố định: 48.285.446 đ 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty a. Các lĩnh vực kinh doanh: Công ty cổ phần Bia - Rượu Viger là doanh nghiệp chuyên SXKD mặt hàng thực phẩm đồ uống chủ yếu là bia Viger phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng,bên cạnh đó còn là các sản phẩm khác như: rượu ,cồn và một số loại bánh keo phục vụ nhu cầu tỉnh nhà. Năm 2006 Công ty có thực hiện thêm hợp đồng sản xuất gia công bia đóng chai cho công ty Cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn. Đây cũng là một hướng đi mới của công ty trong khi phát huy đươc hết công suất của dây truyền sản xuất,tăng thêm năng suất lao đông cũng như thu nhập cho công nhân viên. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty có tham gia kinh doanh dịch vụ vẩn tải nhằm phục vụ việc vận chuyển hàng hoá do Công ty sản xuất đi tiêu thụ tại các thị trường, nhằm giảm chi phí vân chuyển ,tiết kiệm chi phí va đồng thời đưa sản phẩm của công ty phát triển sâu rộng hơn,vươn xa hơn cũng như tao đươc thương hiệu cho mình. b. Các loại hàng hoá dịch vụ chủ yếu mà công ty đang kinh doanh: Công ty cổ phần Bia - Rượu Viger chủ yếu SXKD hai mặt hàng truyền thống của Công ty là Bia Viger và Rượu.ngoài ra là các sản phẩm khác như : rượu ,cồn và một số loại bánh keo, trong năm 2006 Công ty nhận hợp đồng sản xuất gia công bia đóng chai cho Công ty Bia - Rượu nước giải khát Sài Gòn.Tổ chức sản xuất này cũng đem lại thêm doanh thu cho công ty môt phân đáng kể.Tuy nhiên ta co thể thấy trong đo bia Viger vẫn là mặt hàng mang tính tích cực và chủ đạo chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số doanh thu cua Công ty.Kế tiếp là thu nhâp từ các sản phẩm phụ như kinh doanh sản xuất rượu ,cồn và mồt số sản phản bánh kẹo. Điều này đươc phản ánh qua bảng dữ liệu dưới đây: Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 KH TH Tỷ trọng KH TH Tỷ trọng KH TH Tỷ trọng 1 - Bia Viger 30.177 32.091.99 75.1 29.400 38.135.8 73.0 37.800 36.709.1 17.2 2- Bia Sài Gòn 32.735 30.925.2 39.2 3 - Rượu - cồn 1.835 1.922.96 4.5 2.100 2.270.5 4.3 2.800 3.925.7 5.2 4- Khoản thu khác 8.223 8.717.45 20.4 11.915 11.918.8 22.7 5.171 6.110 7.8 Tổng cộng 40.235 42.732.4 100 43.415 52.325.1 100 78.506 77.704.7 100 Kết quả doanh thu sản phẩm Quý IV năm 2006 ĐVT: Triệu đồng 3. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp. a. Hình thức tổ chức: Công ty cổ phần Bia - Rượu Viger là đơn vị sản xuất hàng loạt với số lượng lớn hình thức tổ chức của Công ty theo hình thức chuyển môn các bộ phận các khâu của quá trình sản xuất. Mặt hàng sản xuất đựơc bố trí phú hợp với công nghệ sản xuất, hạn chế tối thiểu về chi phí vận chuyển tốn hao nhiên liệu. Nhưng vẫn đảm bảo an toàn về cách ly giữa các công đoạn của các khâu trong quá trình sản xuất do đó chất lượng ổn định. Năng suất lao động con người côn nhân có điều kiện rèn luyện phát huy tay nghề. b. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: Công ty cổ phần Bia - Rượu Viger có 2 phân xưởng thực hiện sản xuất độc lập những kết cấu sản xuất về cơ bản là giống nhau. Trong mỗi phân xưởng đều có cán bộ phân xưởng sản xuất chính trực tiếp tham gia sản xuất như các bộ phận nếu lên men, cất lọc, các bộ phận tham gia với mọi hình thức phụ trợ cho điện cơ, vận chuyển nguyên vật liệu, vệ sinh, bảo vệ, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng song tất cả đều có mối quan hệ gắng bó với nhau hỗ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất. Vận chuyển nguyên liệu phải đảm bảo số lượng thời gian theo yêu cầu của tổ nấu, cơ điện phải đảm bảo điện cho sản xuất. Đội bảo vệ ngoài công tác bảo vệ sản xuất phải trực tiếp mở sổ ghi lại lượng hàng hoá, vật tư hàng ngày xuất nhập qua cổng. Với kết cấu sản xuất như đã nêu ở trên đã đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần Bia - Rượu Viger. 4. Cơ cấu tổ chức máy quản lý của doanh nghiệp: a. Mô hình tổ chức cơ cấu quản lý: Sơ đồ mô hình quản lý Công ty Giám đốc P.Giám đốc P.Giám đốc Phòng Kế hoạch- Tài vụ Phòng Kỹ thuật Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Tiêu thụ Phòng Tài vụ Phòng Bảo vệ Phân xưởng rượu Phân xưởng bia b. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý: * Giám đốc Công ty: - Là người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước về mọi hoạt động SXKD của Công ty. - Điều hành chung mọi hoạt động theo quy chế của Công ty. - Quyết định mọi vấn đề có liên quan đến kế hoạch SXKD dài hạn hoặc ngắn hạn của Công ty. - Quản lý chung toàn bộ tài sản và nguồn vốn của Công ty. - Là người được ủy quyền và chịu trách nhiệm về việc ủy quyền của mình. - Ngoài nhiệm vụ quản lý điều hành Công ty, Giám đốc còn làm nhiệm vụ báo cáo tình hình SXKD của Công ty tại Đại hội đại biểu CNVC và cơ quan chủ quản theo quy định. * Các Phó giám đốc: - Công ty Cổ phần Bia - Rượu Viger có 3 Phó giám đốc làm công tác tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang phụ trách. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc của mình. * Phó giám đốc Kế hoạch Vật tư: - Giúp việc cho Giám đốc xây dựng kế hoạch SXKD của Công ty. - Trực tiếp phụ trách Phòng Tổ chức Hành chính và Phòng Kế toán vật tư. * Phó giám đốc phụ trách Kinh doanh: - Giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực chính và kinh doanh. - Trực tiếp phụ trách Phòng Tổ chức và Phòng Tiêu thụ. * Các phòng nghiệp vụ và chức năng: - Phòng Tổ chức Hành chính: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc và công tác quản lý nhân lực, chế độ tiền lương, BHXH, khen thưởng và kỹ thuật, tuyển dụng, đào tạo và công tác hành chính. * Phòng Vật tư: có chức năng lập kế hoạch SXKD, tiêu thụ sản phẩm cho Công ty theo tháng, quý, năm… Tổng hợp số liệu và mọi hoạt động SXKD, tiêu thụ sản phẩm trong toàn Công ty. Báo cáo sơ kết, tổng kết phân tích so sánh giữa kế toán và thực hiện theo tháng, quý, năm. Cung ứng kịp thời vật tư cho sản xuất, quản lý toàn bộ hệ thống kho vật tư, kho sản phẩm của Công ty. * Phòng Kỹ thuật: Thực hiện, quản lý hệ thống kỹ thuật trong toàn bộ Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ chất lượng, nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật tư đầu vào của sản xuất, chất lượng của sản xuất, chất lượng của sản phẩm của Công ty. - Phối hợp với các phòng chức năng lặp kế hoạch trong đại tu máy móc, thiết bị. - Chịu trách nhiệm về nội dung thi nâng bậc hàng năm cho công nhân sản xuất. - Xây dựng các mô hình kinh tế kỹ thuật. - Chịu trách nhiệm quản lý vệ sinh công nghiệp không để chất thải của Công ty làm ảnh hưởng đến Môi trường xung quanh… * Phòng Kế toán Tài chính: thực hiện chức năng quản lý tài chính. Kiểm soát quá trình luân chuyển đồng vốn thông qua việc quản lý sử dụng các loại vật tư, thiết bị, tài sản tiền vốn của Công ty. Mở sổ sách ghi chép tính toán quá trình sử dụng tài chính kết quả hoạt động SXKD 6 tháng, 1 năm lên bản cân đối kế toán. Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch thu chi và xây dựng các định mức chi phí. Giúp Giám đốc kiểm tra, thực hiện các chế độ quản lý kinh doanh tài chính của Công ty cũng như thực hiện chế độ báo cáo cấp trên đầy đủ kịp thời. Lưu giữ bảo quản hóa đơn chứng từ, tài liệu,… kết hợp với các phòng chức năng xây dựng phương án SXKD. * Phòng Tiêu thụ: có nhiệm vụ xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Nắm bắt thông tin xây dựng các phương án tiêu thụ chiến lược theo từng thời điểm. Tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường. Điều tra khảo sát xây dựng hợp đồng trình giám đốc ký các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo đúng chiến lược tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trình Giám đốc phê duyệt và trực tiếp thực hiện các công tác quảng cáo tiếp thị khuyến mại. Tổ chức tham gia cả hội trợ bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty. Tổ chức thực hiện trực tiếp công tác bán hành. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ theo tháng, quý, năm thông qua nghiên cứu, tìm hiểu thị trường đề xuất ý kiến định hướng phát triển sản phẩm cả về chất lượng và số lượng. * Các phân xưởng: là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm, thực hiện đúng các chức năng theo quy chế của Công ty. Có nhiệm vụ quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản thiết bị, vật tư tiền vốn và con người được giao khoán theo cơ chế chi phí sản xuất ra. 5. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: Bộ máy kế toán cũng là một bộ phận quan trọng trong việc quản lý thu chi, công nợ cũng như điều tiết, huy động vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tại công ty Viger, bộ máy kế toán được thể hiện theo sơ đồ như sau: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Bia - rượu Viger Trưởng phòng Kế toán trưởng Phó phòng kế toán - Kế toán TSCĐ - Kế toán tiền lương - Kế toán tổng hợp Kế toán Vật liệu, công cụ, dụng cụ Kế toán Thành phẩm, tiêu thụ, vốn bằng tiền Kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành Thủ quý Các nhân viên kế toán, thống kê phân xưởng II. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger. 1. Tình hình bảo lưu nguồn vốn cho SXKD của Công ty a. Phân tính tình hình tích lũy vốn: Là Công ty cổ phần, Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger đã có số vốn: Từ những ngày thành lập là: 8.684.690.725 đồng Đến năm 2004 là: 17.186.335.946 đồng Đến năm 2005 là: 19.550.525.297 đồng Đến năm 2006 là: 30.178.898.421 đồng Trong đó: ĐVT: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Nguồn vốn kinh doanh 18.574.885.224 21.260.338.890 30.411.786.790 2 Nguồn vốn xây dựng cơ bản 33.215.690 35.418.502 7.000.000 3 Quỹ đầu tư phát triển 0 0 0 4 Quỹ khen thưởng, phúc lợi (1.354.774.250) (1.709.813.593) (232.888.369) 5 Lợi nhuận chưa phân phối 0 0 0 Cộng 17.253.326.664 19.585.943.799 30.185.898.421 Như vậy, Công ty Cổ phần Bia - Rượu Viger đã tích luỹ được vốn từ kết quả kinh doanh khá khả quan. Kết quả đã tích luỹ như sau: Đến cuối năm 2004: (18.574.885.224 + 0) - 8.684.690.725 = 9.890.194.499 (đồng) Đến cuối năm 2005: (21.260.338.889 + 0) - 8.684.690.725 = 12.575.641.165 (đồng) Đến cuối năm 2006: (30.411.786.790 + 0) - 8.684.690.725 = 21.727.089.065 (đồng) Năm 2004: lần Năm 2005: lần Năm 2006: lần Đây là nguồn vốn mà Công ty sử dụng thường xuyên chi kinh doanh, tạo thế tự chủ về tài chính của Công ty trong cơ chế thị trường. b. Phân tích về khả năng tự tài trợ: Khả năng tự tài trợ cho thấy mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty. Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn Ta được: Năm 2004: hay 28,5% Năm 2005: hay 30% Năm 2006: hay 48% Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn phải dựa chủ yếu vào nguồn vốn đi vay (chiếm từ 60% đến 65% vốn vay) nhưng Công ty Cổ phần Bia - Rượu Viger với số vốn ban đầu tuy không lớn nhưng nhờ tích luỹ vốn qua các năm gần đây nên tỷ suất tự tài trợ ( 28,5% năm 2004; 30% năm 2005; 48% năm 2006) thể hiện sự vững chắc về nguồn vốn cho hoạt động SXKD. 2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty: Có thể nói vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm tài sản lưu động sản xuất và lưu thông trong doanh nghiệp. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển. Nó chuyển dịch một lần và chuyển dịch hết dần vào giá thành sản phẩm, nó được hoàn loại toàn bộ khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. a. Phân tích về khả năng thanh toán: Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện cụ thể thông qua khả năng thanh toán của doanh nghiệp. * Tỷ suất thanh toán hiện hành: (TSTTHH) TSTTHH = Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Năm 2004: lần Năm 2005: lần Năm 2006: lần Qua số liệu cho thấy, số nợ ngắn hạn phải trả của Công ty năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 là: 31.033.241.839 – 33.989.357.230 = 2.956.115.391 đồng Năm 2006 so với năm 2005 là: 27.225.930.993 - 31.033.241.839 = 3.807.310.840 đồng Nhưng do tăng tài sản nên vẫn giữ được khả năng thanh toán năm 2004 là 0,37 lần; 2005 là 0,49 lần; năm 2006 là 0,83 lần. Tỷ suất này (1 chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty không khả quan): * Tỷ suất thanh toán nhanh: (TSTTN) TSTTN = Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn Năm 2004: lần Năm 2005: lần Năm 2006: lần Như vậy, ta thấy Công ty này có khả năng thanh toán công nợ. Nếu chỉ số này quá nhỏ, sẽ gây khó khăn cho việc trang trải nợ nần nhưng quá lớn thì cũng không tốt vì nó gây ứ đọng, lãng phí vốn. Vậy với những con số tính được ở trên ta thấy năm 2004 và năm 2005 nhỏ hơn mức trung bình (0,13 và 0,28), năm 2006 đặt ở mức trung bình của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. * Tỷ suất thanh toán tức thời: (TSTTTT) TSTTTT = Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn Năm 2004: lần Năm 2005: lần Năm 2006: lần Ta thấy, tỷ suất thanh toán tức thời của Công ty như vậy là:năm 2004 là 0,01 (thấp) ; năm 2005 là 0,02 (thấp); năm 2006 là 0,44 (cao). Mức trung bình của các xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ~ 0,1. Năm 2005 thì ảnh hưởng đến việc thanh toán nợ của doanh nghiệp còn năm 2006 thì việc thanh toán nợ của doanh nghiệp không gặp phải khó khăn gì. b. Phân tích hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả: Các khoản phải thu năm 2005 là 6.784.430.734 đồng, năm 2006 là: 3.507.107.284 đồng. Giảm - 3.277.323.450 đồng. Công ty năm 2005 đã bị khách hàng chiếm dụng. Tuy nhiên, cần xem xét trong mối tương quan với các khoản phải trả là các khoản mà Công ty đã chiếm dụng. Hệ số phải thu so với phải trả = Các khoản phải thu Các khoản phải trả Các khoản phải trả bao gồm: - Phải trả người bán. - Phải trả phải nộp ngân sách. - Người mua trả tiền trước. - Phải trả CNV, phải trả nội bộ, phải trả khác. Năm 2004: Năm 2005: Năm 2006: Từ số liệu cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn lớn hơn đi chiếm dụng. Tuy nhiên số chênh lệch vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng là không nhiều lắm. Năm 2004 là 1.37 ,năm 2005 là 1,49, trong khi năm 2006 là 0,62 năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0,12 và năm 2006 tăng 0,87 so với năm 2005. Tức là năm 2005 Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn đi chiếm dụng nhưng đến năm 2006 thì Công ty bắt đầu đi chiếm dụng vốn. c. Phân tích chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Số vòng quay VLĐ (năm) = Tổng doanh thu thuần (năm) Vốn lưu động bình quân (năm) Năm 2004: (vòng) Năm 2005: (vòng) Năm 2006: (vòng) Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty giảm dần qua các năm. Từ 2004 - 2005 giảm 0,16 (vòng). Từ 2005 - 2006 giảm 1,14 (vòng). Do vậy, số ngày một vòng chu chuyển tăng lên so với năm trước. Năm 2004 là ngày Năm 2005 là ngày Năm 2006 là ngày Năm 2005 tăng so với năm trước là 83,9 - 80,9 = 3 ngày Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 114,3 - 83,9 = 30,4 ngày. Tuy nhiên nếu so với các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng với tốc độ luân chuyển vốn lưu động bình quân phổ biến từ 6 – 8 vòng/ năm, thì vốn lưu động của Công ty cô phần Bia – Rượu Viger có tốc độ luân chuyển chậm. Nguyên nhân là dự trữ hàng tồn kho cao, các khoản phải thu lớn d. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho : Phân tích chỉ tiêu này để biết số lần mà hàng hoá tồn kho của Công ty chu chuyển bình quân trong năm . * Số vòng vay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán trong kỳ Tồn kho BQ trong kỳ Theo số liệu sau: ta có số vòng quay hàng tồn kho: Năm 2004: 51.438.883.790 = 7,12 (vòng) 7.224.562.330 Năm 2005: 55.850.704.227 = 7,35 (vòng) 7.594.760.578 Năm 2006: 62.002.967.442 = 8,92 (vòng) 6.951.387.854 * Số ngày của một vòng luân chuyển hàng tồn kho : Năm 2004: 360 = 50,56 (ngày/vòng) 7,12 Năm 2005: 360 = 48,98 (ngày/vòng) 7,35 Năm 2006: 360 = 40,36 (ngày/vòng) 8,92 Số liệu trên cho thấy, để đạt được giá trị hàng hoá bán ra theo giá vốn năm 2006 là 62.002.964.442 đồng và nếu số vòng chu chuyển hàng tồn kho cũng như năm 2005 là 7,35 (vòng) thì hàng tồn kho bình quân năm 2006 phải đạt ở mức : 62.002.967.442/7,35 = 8.435.777.883 đồng. Mà thực tế hàng tồn kho năm 2006 là : 6.951.387.854 đồng, giảm được lượng tồn khi nhờ tăng tốc độ luân chuyển là: 8.435.777.883 – 6.951.387.854 = 1.484.390.029 đồng, nếu giảm lượng tông khi, Công ty sẽ giảm được chi phí tồn kho, tăng lợi nhuận. 3. Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn cố định: Có cấu tài sản cố đinh trong một doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, trình độ kỹ thuật. Việc thiết kế một cơ cấu TSCĐ thích hợp sẽ là nhân tố quan trọng trong việc sử dụng vốn . Ta có bảng thống kê sau: Tình hình tài sản cố định năm 2006 ĐVT: đồng Loại TSCĐ Tỷ trọng (%) Giá trị đã khấu hao đên cuối năm 2006 Giá trị còn lại đến cuối năm 2006 % giá trị còn lại 2005 2006 I. Tài sản cố định đang dùng 100 100 14.531.369.888 58.610.033.393 80.1 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 4.290.668.947 3.101.528.671 41.95 2. máy móc thiết bị 9.744.698.002 54.367.161.279 3. Phương tiện vận tải 380.214.262 204.447.862 34,97 4. Tài sản cố định khác 115.788.677 936.895.581 89,0 Qua bảng số liệu về tình hình TSCĐ của Công ty cho thấy : * Về hệ số hao mòn TSCĐ TSCĐ của Công ty có hệ số hao mòn khá nhỏ, qua số liệu về tỷ lệ giá trị còn lại so với nguyên gia đã thể hiện : + Tổng TSCĐ đang dùng : 100%-89,1% ` = 19,9% + Nhà cửa, vật kiến trúc : 100% - 41,95% = 58,1% + Máy móc thiết bị : 100% - 84,8% = 15,2% + Phương tiện vận tải : 100% - 34,97% = 65,0% Thực tế tại Công ty các loại máy móc thiết bị đã hao mòn nhiều, tính năng lạc hậu, Hệ số hao mòn cao nhất là phương tiện vận tải (65,0%) đây là điểm Công ty cần chú ý để đổi mới thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất của Công ty * Về TSCĐ không cần dùng cho sản xuất : ở Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger này thì không có tài sản cố định nào là không cần dùng đến cả , đây là một ưu điểm của Công ty * Hiệu suất sử dụng TSCĐ (HSSDTSCD) HSSDTSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân Năm 2004 : HSSDTSCĐ = 55.475.298.687 = 0,87 63.764.711.134 Năm 2005 : HSSDTSCĐ = 64.855.108.470 = 0,99 65.100.154,036 Năm 2006 : HSSDTSCĐ = 71.264.876.080 = 1,14 62.574.571.389 Năm 2006 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ đã tạo ra 1,14 đồng doanh thu thuần. Như vậy, qua 3 năm 2004 - 2005 – 2006 ta thấy việc sử dụng TSCĐ của Công ty tăng dần. Năm 2004 là 0,87 đồng, 2005 là 0,99 đồng đến năm 2006 thành 1,44 đồng. Mặc dù doanh thu tăng nhưng hiệu suất sử dụng như vậy là trung bình so với các Doanh nghiệp khác. 4. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh : Dưới góc độ kinh doanh để phân tích kết quả sinh lời là mục tiêu quan trọng của bất cứ Doanh nghiệp nào và Công ty có phần Bia –Rượu Viger cũng không nằm ngoài các Doanh nghiệp đó. Ta phân tích các chỉ số doanh lợi : *Hệ số doanh lời tổng vốn kinh doanh: (HSDL TVKD) HSSDTSCĐ = LN sau thuế thu nhập trong kỳ Tổng vốn kinh doanh trong kỳ Năm 2004 : HSSDTSCĐ = 1.785.411.912 = 0,028 = 2,8 % 63.764.711.134 Năm 2005 : HSSDTSCĐ = 1.709.813.593 = 0,03 = 3% 65.100.154,036 Năm 2006 : HSDL TVKD = 1.476.925.224 = 0,02 = 2% 62.574.571.389 Số liệu trên cho thấy doanh lợi do vốn kinh doanh đem lại qua 2 năm 2005, 2006 là không chấp nhận nhưng giảm dần qua 2 năm từ 3% năm 2005 xuống 2% năm 2006 Hệ số doanh lợi vốn CSH: (HSDL VCSH) HSDL VCSH = LN sau thuế TNDN VCSH Năm 2004 : Năm 2004: 1.785.411.912 = 0,1 = 10% 17.186.335.946 Năm 2005 : Năm 2005: 1.709.813.593 = 0,09 = 9% 19.550.525.297 Năm 2006: Năm 2006: 1.476.925.224 = 0,05 = 5% 30.178.898.421 Ta thấy DL VCSH của Công ty không thấp nhưng cũng giảm dần qua mỗi năm. Năm 2004 là 10%, năm 2005 là 9%, đến năm 2006 là 5% giảm 9% - 5% = 4% so với năm 2005. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng trong tình hình chung hiện nay nhiều Doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn tình trạng làm ăn thua lỗ thu nhập của công nhân viên thấp nhưng Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger kinh doanh có lãi tuy với mức doanh lợi thấp song do đã có chỗ đứng trên thị trường nên sẽ có nhiều hướng trong tương lai. 5. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn và các biện pháp Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger đã áp dụng để nâng cao hiệu quả SXKD a. Hiệu quả SXKD : Kết quả SXKD là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Doanh nghiệp có tốt hay không Hiện nay trước tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động nhờ có sự nỗ lực của Công ty trong sản xuất kinh doanh có được biện pháp sử dụng vốn một cách linh hoạt tiết kiệm chi phí nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều biểu hiện tích cực như sản lượng và doanh thu đạt kết quả khá cao b. Một số giải pháp chủ yếu được Công ty áp dụng để nâng cao hiệu quả SXKD Tổ chức và sử dụng vốn một cách linh hoạt quán triệt nguyên tắc “Vốn phải được sinh sôi nảy nở không ngừng” Tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất của Công ty đã cố gắng phối hợp nhịp nhàng giữa các cán bộ sản xuất đê không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mặt khác Công ty còn luân chuyển chú trọng đến việc đầu tư nghiên cứu để đa dạng hoá sản xuất sản phẩm cải thiện mẫu mã … trong quá trình tiêu thụ Công ty luôn quán triệt nguyên tắc “Uy tín quí hơn vàng, khách hàng là thượng đế” và “Khách hàng luôn luon đúng” ngoài ta Công ty còn có sự hỗ trợ đặc biệt đối với khách hàng đó là hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ phương tiện vận tải cho khách hàng với cách làm như vậy giúp cho khách hàng vừa giảm được chi phí mua hàng vừa không mất thời gian đi thuê phương tiện vận tải để vận chuyển chủ động về mặt thời gian từng bước chuyển dịch cơ cấu sản phẩm: Nếu như trước đây từ một xí nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm Bia – Rượu thì này tập trung chuyên môn và sản xuất 2 mặt hàng mũi nhọn là bia Viger và rượu Vodka với cách làm như vậy giúp cho xí nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao hơn số lượng sản phẩm nhiều hơn thông qua việc chuyên môn hoá trong sản xuất c. Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger trong các năm 2005 – 2006 có thế thấy trong bảng tổng hợp số liệu sau: Bảng số liệu sử dụng vốn của công ty CP Bia – Rượu Viger TT Chỉ tiêu đánh giá ĐVT 2004 2005 2006 1 Tổng vốn kinh doanh BQ Đồng 60.105.355.214 65.100.154.036 62.574.571.389 2 Trongđó:Vốn chủ sở hữu Đồng 17.186.335.946 19.550.525.297 30.178.898.421 3 Vốn tự tích lũy đến cuối năm Đồng 9.890.194.499 12.575.641.165 21.727.089.065 4 Tỷ suất tự tài trợ % 28,5 30 48 5 Tỷ suất thanh toán chung 1 0,37 0.49 0.83 6 Tỷ suất thanh toán nhanh 1 0,13 0.24 0.57 7 Tỷ suất thanh toán tức thời 1 0,01 0.02 0.44 8 Tốc độ luân chuyển VLĐ Vòng 4,45 4.29 3.15 9 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 7,12 7.55 8.92 10 Số ngày của 1 vòng luân chuyển HTK Ngày/ vòng 50,56 48.98 40.36 11 Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày/ vòng 80,9 83.9 114.3 12 Hệ số hoa mòn TSCĐ % 19.9 13 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1 0,87 0.99 1.14 14 Khả năng sinh lời tổng số % 2,8 3 2 15 Khả năng sinh lời vốn CSH % 10 9 5 Tuy nhiên trong công tác quản lý sử dụng vốn Công ty cũng còn có những mặt hạn chế Trong kế hoạch SXKD hàng năm của Công ty còn thiếu những kế hoạch chi tiết có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý vốn cụ thể Công ty chưa xây dựng các kế hoạch sau : + Kế hoạch khấu hao tài sản cố định và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ cần lập kê hoạch này để thấy được nhu cầu tăng giảm vốn cố định và khả năng nguồn tài chính để đáp ứng. + Chưa có kế hoạch tính toán nhu cầu vốn lưu động chi tiết hàng năm và xác định các biện pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn. + Chưa có kế hoạch sử dụng tốt nguồn vốn hàng tồn kho khiến cho số lượng bao bì với mẫu mã lạc hậu ngày càng tồn đọng nhiều nên gây thiệt hại hàng chục triệu đồng. Chưa khai thác triệt để tiềm năng của Doanh nghiệp và còn để chiếm dụng vốn (những năm đầu) Thực trạng của Công ty hiện nay là sử dụng một phần vốn dài hạn để có xung cho tài sản lưu động tình hình đó có thể xảy ra trong thời gian ngắn là bình thường nhưng nếu kéo dài thì không phải là tốt Công ty chưa thực hiện việc phân tích đánh giá tình hình tài chính qua các báo cáo hàng năm dưới góc độ là Doanh nghiệp tự phân tích đánh giá trên cơ sở đó điều chỉnh kịp thời những nhược điểm và phát huy những mặt đã làm tốt để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn SXKD của Công ty. Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bia – rượu viger I. Ưu nhược điểmcủa hình thức sử dụng vốn mà công ty đang áp dụng 1. Ưu điểm : Qua việc xem xét tình hình tổ chức hoạt động SXKD của Công ty trong nhưng năm qua ta thấy mặc dù trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng do sự cố gắng không ngừng của tập thể CBCNV trong Công ty mà họ đã vượt qua được khó khăn và đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ doanh thu năm sau cao hơn năm trước và lợi nhuận tích luỹ ngày càng lớn mạnh về hình thức kế toán hiện nay Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung thể và kế toán chi tiết, sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, báo cáo tài chính Công ty sử dụng đều ghi chép theo chế độ quy định của Nhà nước việc phản ánh hiệu quả sử dụng vốn SXKD là chính xác. 2. Nhược điểm : Tuy nhiên khi đi sâu vào phân tích tình hình thực tế cho thấy bênh cạnh những kết quả đạt được Công ty vẫn còn mắc phải một số tồn tại trong sản xuất kinh doanh như đã nêu trên do bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ nên khi các công việc đinh kỳ được tiến hành vào cuối tháng, quý, năm thì khi đó khối lượng công việc sẽ nhiều về kế toán sẽ vất vả trong thời gian này II- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD ở Công ty Cổ phần Bia – Rượu Viger Trong quá trình nghiên cứu thực tập tại công ty,từ thực tế sử dụng vốn SXKD mà công ty đang thực hiện em xin đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn và SXKD của Công ty: 1. Một số giải pháp cơ bản * Phương pháp huy động vốn từ nhiều nguồn Có thể nâng cao số vốn từ nguồn vay ngân hàng, đồng thời tận dụng những ưu đãi trong chính sách cho vay vốn của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong từng thời kỳ để hưởng lãi xuất ưu đãi nhất. Huy động vốn từ chính cán bộ công nhân viên của công ty hoặc của những nhà đầu tư thông qua việc phát hành những cổ phiếu ưu đãi. Điều đó không chỉ nâng cao hiệu quả huy động một lượng vốn lớn mà còn góp phần tăng thêm sự gắn bó của cán bộ công nhân viên đối với công ty. * Phương pháp quay vòng vốn Quay vòng vốn cũng là một biên pháp để nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn của công ty.Khi đồng vốn được luân chuyển nhanh công ty dễ dàng trong việc thu hồi vốn, tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao tỷ suất thanh toán nhanh. Việc luân chuyển vốn dễ dàng cũng góp phần vào việc tăng khả năng huy động vốn của công ty, giảm được số vốn vay cũng như lãi xuất phải trả từ việc vay vốn ngân hàng. * Phương pháp dự trữ nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu khi mua về phải được đưa vào sản xuất một cách có hiệu quả, tránh việc tồn đọng lưu kho quá lâu sẽ dẫn đến ứ đọng vốn. Việc thu mua nguyên liệu phải có kế hoạch hợp lý, đúng thời điểm đảm bảo đủ nguyên liệu cho quá trình sản xuất. * Phương pháp bán hàng Bán hàng là một khâu quan trọng của công ty vì vậy phải tổ chức tốt các kênh bán hàng, đồng thời phải có những phương pháp thu hồi công nợ nhanh. Muốn vậy công ty phải áp dụng một mức giá cạnh tranh hợp lý, áp dụng những chính sách triết khấu cho khách hàng khi họ thanh toán nhanh để nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, nhất là đối với những khách hàng (đại lý, hệ thống cửa hàng…) mua với số lượng lớn. Ngoài ra nên có những chính sách hỗ trọ và chăm sóc khách hàng chu đáo. * Phương pháp chiếm dụng vốn của khách hàng Đây là phương pháp tận dụng số lượng vốn của khách hàng thông qua quá trình mua nguyên vật liệu và bán sản phẩm. Khi thu mua nguyên vật liệu chúng ta có thể sử dụng hình thức thanh toán chậm., hoặc thanh toán từng phần… Như vậy sẽ giảm được số vốn phải huy động để thanh toán trong một thời điểm. Đối với khâu bán hàng phải có các điều lệ thanh toán khôn khéo thông qua hợp đồng như đặt cọc, trả trước, hoặc thanh toán định kỳ đối với những khách hàng truyền thống. 2. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn SXKD - Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho hoạt động SXKD cho quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục từ đó có biện pháp tổ chức huy động vốn nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ, kịp thời tránh tình trạng thừa vốn góp lãng phí hay thiếu vốn gây ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty - Xử lý linh hoạt khi xảy ra thừa hoặc thiếu vốn nếu vốn thừa thì có thể mở rộng thêm cơ sở sản xuất hay cho các đơn vị khác vay mua tín phiếu, góp vốn liên doanh… Nếu thừa thì nhanh chóng tìm nguồn tài trợ để bổ xung : vay ngân hàng, huy động từ các quỹ … 3. Quản lý chặc chẽ chi phí các khâu để hạ giá thành sản phẩm Việc đảm bảo giá thành hạ nhưng vẫn phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm tận dụng triệt để hợp lý nguyên liệu trong quá trình sản xuất. Sử dụng hợp lý lao động hiện có chú ý đào tạo nguồn cán bộ để họ có thêm nhiều kinh nghiệm sáng kiến phục vụ sản xuất cần xem xét mối quan hệ giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động đảm bảo tăng năng suất phải lớn hơn tốc đọ tăng tiền lương 4. Tổ chức tốt công tác thanh toán thu hồi công nợ Trong hợp đồng xây dựng sản phẩm phải quy định rõ thời hạn thanh toán phương thức thanh toán v.v… và yêu cầu khách hàng thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng có hình thức triết khấu gbiảm giá cho khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán sớm số tiền hàng nhưng tỷ lệ triết khấu phải sao cho hợp lý 5. Chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm truyền thống của Công ty là rất lớn các sản phẩm này ngày càng có uy tín trên thị trường đang từng bước cạnh tranh và thay thế nhập ngoại thực tế Công ty có tiềm năng lớn, lực lượng lao động dồi dào có khả năng mở rộng quy mô sản xuất Công ty phải tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ: - Công ty cần tìm kiếm khách hàng có nhu cầu lớn ổn định để ký hợp đồng tiêu thụ cho Công ty một thị trường tiêu thụ lâu dài và ổn định. - Tăng cường công tác tiếp thị nghiên cứu thị trường v.v…. để nắm bắt yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng từ đó khắc phục những mặt còn tồn tại đồng thời phát huy những thế mạnh hiện có - Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong toàn quốc, ngoài ra còn phải đi xâm nhập thị trường, tìm hiểu thị trường rộng lớn thế giới. kết luận Để tìm ra phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề thời sự cấp bách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Trên cơ sở khoa học, kết hợp với điều kiện tình hình thực tiễn của công ty, cần đề ra những giải pháp tối ưu trong giới hạn khả năng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của công ty, chính vì vậy, để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có sự đầu tư chiều sâu, nghiên cứu các bộ phận trong công ty và kết hợp một cách đồng bộ các biện pháp tổng thể mới có thể đem lại hiệu quả như mong muốn. Do trình độ và thời gian có hạn nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Đào Văn Hùng cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần Bia – Rượu Viger đã giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo này. Hà Nội, ngày tháng năm 2007 Sinh viên Nguyễn Ngọc Hiếu Phụ lục Công nghệ sản xuất một số hàng hoá chủ yếu tại Công ty cổ phần bia – rượu viger 1. Giới thiệu nội dung cơ bản các bước công biệc trong quy trình sản xuất bia: - Nguyên liệu Maly + gạo được nhiền nhỏ mang đi nấu và đường hoá táo dịch đường lên men. - Lạc dịch đường (lọc bã) tách bỏ bã ra khỏi dịch. - Đun sôi dịch đường và hoa HOUBLON đã tạo hương vị bia. - Lắng + làm lạnh để đưa dịch đưa về nhiệt độ 12 - 14 độ đảm bảo cho việc lên men. - Lên men: Là quá trình tiếp men vào dung dịch theo tỷ lệ 1% so với hương dung dịch thời gian lên men chính là khoảng 6 - 7 ngày. - Lên men phụ làm bão hoà CO2 tăng cường mùi vị cho bia thực hiện tốt quá trình chín của bia, ổn định chất lượng, ở thùng lên men phụ nhiệt được hạ xuống 60 C trong vòng 48 giờ sau tiếp tục giảm xuống 0 - 10C để đưa đi lọc - Lọc bia: Lọc tách triệt để các phần tử rắn lắng, khuyếc tán trong bia, lọc hầu hết các vi sinh vật kể cả nền nam làm cho bia có độ trong sáng đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu. - Chiết bỏ bia hơi: là quá trình đưa bi từ thùng chứa bằng áp lực sang bã (bã đã được rửa sạch bằng áp lực, hoá chất, nước.). - Chiếc bõ phải kín để tránh thất thoát CO2 và chống thâm nhập của các loại khí tự nhiên vào bã bia làm bia bị kém chất lượng. - Chiết chai: Là quá trình đóng bia và chai thuỷ tinh, đậy nắp thanh trùng bia ở nhiệt độ 600c (làm thanh trùng trong bia để đảm bảo, bảo quản được bia lâu dài) dán nhãn và nhập kho. 2. Giới thiệu trình bày nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình sản xuất Cồn – Rượu. - Nguyên vật liệu chính là mật rỉ qua cồn vào thùng pha loãng sơ bộ và axit hoá. - Sau đó đun nóng đến +o = 80 – 850C bơm lên thùng chứa lọc nhiệt độ bảo quản men. - ủ men là quá trình tiếp men giống vào theo tỷ lệ 10% trong 60h tạo ra dấm chín đem đi chưng cất. - Cột cồn: Là quá trình tách cồn ra khỏi dấm chín theo phương pháp bốc hỏi qua bình làm lạnh lưu cồn trong tăng thành phẩm. Quy trình công nghệ chế biến rượu: Mật rỉ Cồn Pha loãng Axit hoá Đun Men giống ủ men Cất Cồn 900 Nước hương liệu Rượu Sơ đồ quy trình sản xuất bia viger Maly Nghiền Đường hoá Lọc bỏ Nấu hoa Gạo Nghiền Hồ hoá Hoa Houblna Lặng trong Làm lạnh Lên men Men giống Nhân men Lặng trong Lên men phụ Lọc bia Thành phần Rửa chai Rửa box Chiết chai Nhập kho Chiết box Nhập kho Sơ đồ kết cấu sản xuất bia Nấu Xử lý Lên men KCS Lọc Thành Bơm NC Lò hơi Cơ điện Sơ đồ cơ cấu sản xuất rượu Pha loãng Đun ủ men Cắt Thành phẩm KCS Lò hơi Cơ điện phụ trợ Bơm nước Cơ cấu tài sản cố định năm 2006 Loại tài sản Nguyên giá Hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại T.gian sử dụng I. Nhà xưởng 7.392.197.618 4.290.668.947 3.101.528.671 2 1. ML loại 1 315.991.087 252.729.869 63.198.128 50 2- MVL loại 2 300.0416.486 105.208.243 105.208.243 50 3- Kho tổng hợp 60.358.300 32.191.933 28.166.367 30 4- Nhà bán hàng 312.000.000 149.760.000 162.240.000 50 5- Nhà sản xuất 2.371.619.745 1.428.971.847 948.647.898 40 6- Nhà kho1 1.083.120.004 866.498.003 216.624.001 30 7- Hệ thống xử lý nước thải 246.292.243 36.943.821 209.348.322 20 8- Trạm xử lý nước sạch 58.773.638 8.816.056 49.957.582 20 9- Nhà xưởng 1.780.868.000 1.068.520.800 712.347.200 40 10 Nhà kho 2 862.758.215 301.965.398 560.792.817 40 II. Máy móc thiết bị 64.111.859.281 9.744.698.002 54.367.161.279 1. Máy chiếu bia 66.000.000 4.400.000 64.600.000 5 2. Thiết bị sản xuất bia 48.587.733.841 7.764.621.307 38.823.111.543 38 3. TB làm lạnh bia – PTBia 121.543.300 3.038.582 118.504.718 10 4. TB sản xuất rượu 17.336.582.140 1.972.637.133 15.363.945.007 15 III. Phương tiện vận tải 584.689.124 380.214.262 204.447.862 1. Xe ô tô Lada 336.874.800 157.208.100 179.666.400 30 2. Ô tô vận tải 247.814.624 223.033.162 24.781.462 30 3. Máy phôtôcopy 16.000.000 6.400.000 6.600.000 20 4. Cân 5.366.000 1.609.800 557.112.848 20 5. Hệ thống đèn chiếu sáng 330.039.860 22.002.657 3.756.200 15 6. Xe ô tô Joile 303.037.203 15 Cộng 73.141.430.281 14.531.369.888 58.610.033.393 cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------------o0o-------------- Nhận xét Của công ty cổ phần bia – rượu viger Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Việt Trì, ngày … tháng … năm 2007 Giám đốc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------------o0o-------------- Nhận xét Chuyên đề tốt nghiệp Của sinh viên: Nguyễn Ngọc Hiếu ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hà Nội, ngày … tháng … năm 2007 Giáo viên hướng dẫn PGS.ts đào văn hùng Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0174.doc
Tài liệu liên quan