- Quản lý các hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao. Đây là nơi đưa ra các quyết định mang tính đổi mới, có ảnh hưởng đến sự phát triển của Tổng công ty.
3.2 Ban kiểm soát:
- Gồm có 4 thành viên
- Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong: hoạt động tài chính, điều lệ công ty, hoạt động của Hội đồng quản trị
- Ban kiểm soát phải báo cáo kết quả kiểm tra cho Hội đồng quản trị theo định kỳ đồng thời phải chịu trách nhiệm dưới Hội đồng quản trị và Pháp luật nếu cố ý bỏ qua bao che những hành vi phạm pháp.
43 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình sử dụng vốn ở Tổng công ty Hải sản Biển Đông qua hai năm 2003 - 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đó tiền mặt tại quỹ giảm 1.563.399.827 đồng với tỷ trọng giảm 0,31%. Tiền gởi ngân hàng tăng 2.034.684.690 đồng với tỷ trọng tăng 0,93%.
Vốn bằng tiền của tổng công ty tăng không nhiều và chủ yếu do tiền gởi ngân hàng tăng. Sự gia tăng vốn bằng tiền làm khả năng thanh toán của doanh nghiệp thuận lợi. Tuy nhiên, xu hướng chung vốn bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực hơn vì không nên dự trữ bằng tiền mặt và số dư tiền gởi ngân hàng quá lớn, mà phải giải phóng nó đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ.
+ Các khoản phải thu của tổng công ty năm 2004 so với 2003 giảm 26.709.046.700 đong với tỷ trọng giảm 0,49%; chủ yếu do khoản trả trước cho người bán giảm 22.535.518.970 đồng với tỷ trọng giảm 4,23%; khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ giảm 3.867.261.730 đồng với tỷ trọng giảm 0,57%; khoản phải thu nội bộ giảm 757.152.360 đồng với tỷ trọng tăng 0,77%; khoản phải thu khác tăng 4.389.964.350 đồng với tỷ trọng tăng 1,97%; khoản phải thu khách hàng giảm 3.701.297.400 đồng với tỷ trọng tăng 2,57%.
Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn và tỷ trọng tăng qua hai năm vì vậy công ty nên có những biện pháp thu hồi những khoản nợ, làm giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, đưa nguồn vốn này vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dùng để thanh toán công nợ.
+ Hàng tồn kho của tổng công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 24.709.239.400 đồng với tỷ trọng giảm 2,27%. Trong đó chủ yếu do thành phẩm tồn kho giảm 21.140.754.940 đồng với tỷ trọng giảm 4,38% và hàng hoá tồn kho giảm 14.421.063.430 đồng với tỷ trọng giảm 1,13%; còn lại các khoản nguyên liệu vật liệu tồn kho tăng 600.745.929 đồng với tỷ trọng tăng 0,43%; khoản công cụ dụng cụ trong kho tăng 1.070.683.073 đồng với tỷ trọng tăng 0,32%; khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 7.312.516.150 đồng với tỷ trọng tăng 2,29%; khoản hàng gởi đi bán tăng 1.645.272.010 đồng với tỷ trọng tăng 0,47%.
Nếu hàng tồn kho giảm do giảm định mức dự trữ vật tư thành phẩm, sản phẩm dở dang bằng các biện pháp như tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tạo nguồn cung cấp hợp lý nhưng vẫn đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì đánh gía tích cực. Nhưng thực trạng tại công ty thì hàng tồn kho giảm do quy mô sản xuất giảm là xu hướng không tốt.
+ Tài sản lưu động khác năm 2004 so với 2003 tăng 2.420.133.950 đồng.
Phân tích trên cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty chưa được tốt. Khoản phải thu khách hàng, phải thu khác, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng có nghĩa là công ty bị chiếm dụng vốn và bị ứ đọng vốn, làm cho thời gian sử dụng vốn kéo dài, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tài chính cũng như trong việc lập kế hoạch sản xuất. Vì vậy tổng công ty cần phải quan tâm đến khoản phải thu khách hàng, để tìm ra nguyên nhân trì trệ khoản này, làm giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng. Mặt khác đầu tư von để tăng quy mô sản xuất, tăng dự trữ hàng hoá, thành phẩm, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả.
Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc trao đổi mua bán diễn ra với các doanh nghiệp khác là một điều tất yếu. Vì vậy, tại một thời điểm doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu, phải trả. Để thực hiện các khoản phải thu, phải trả cần phải có thời gian, cho nên việc nợ nần lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh trong thời gian giới hạn nào đó là chuyện bình thường. Nhưng nếu để tình trạng công nợ dây dưa, chiếm dụng vốn của nhau thì hậu quả của một công ty phá sản dẫn tới phá sản của một công ty khác, đây là một hiện tượng không bình thường, vi phạm kỷ luật tài chính và pháp luật nhà nước. Để không rơi vào tình trạng này, các nhà kinh doanh thường xuyên phân tích tình hình khả năng thanh toán công nợ.
Tình hình công nợ:
Phân tích tình hình công nợ là đánh giá tính hợp lý sự biến động các khoản phải thu , phải trả, tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào phương thức thanh toán áp dụng, chế độ nộp các khoản ngân sách nhà nước, sự thoả thuận giữa các đơn vị kinh tế Tình hình công nợ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu vốn bị chiếm dụng quá nhiều sẽ không đủ trang trải cho cho quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó cần phân tích các khoản:
Nợ phải thu:
Chỉ tiêu này phản ánh với nguồn vốn huy động được thì có bao nhiêu phần trăm vốn thực tế không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này cho biết mức độ vốn bị chiếm dụng, nếu tăng là biểu hiện không tốt.
BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
1
2
3
4
5
6 = 4 -2
7 = 6/2
Phải thu khách hàng
117.511.302.117
47,57
113.810.004.790
50,92
-3.701.297.400
-3,15
Trả trước người bán
57.731.722.973
23,37
35.196.204.002
15,75
-22.535.518.970
-39,03
Phải thu
khác
26.807.089.190
10,85
31.197.053.548
13,96
4.389.964.350
16,38
Tạm ứng
13.124.821.294
5,31
12.184.927.407
5,45
-939.893.890
-7,16
Phải thu nội bộ
31.859.694.622
12,90
31.102.542.261
13,92
-757.152.360
-2,38
Tổng
Cộng
247.034.630.196
100
223.490.732.008
100
-23.543.898.100
-9,53
Để phân tích các khoản phải thu trước hết ta phải tính tỷ lệ giữa các tổng các khoản phải thu và tổng nguồn vốn:
Năm 2003 : x 100% = 43,69%
Năm 2004 : x 100% = 40,97%
Năm 2003 với 1 đồng vốn huy động được thì có 0,4369 đồng không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh; sang năm 2004, một đồng vốn huy động được thì có 0,4097 đồng không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy năm 2004 chỉ tiêu này đã giảm xuống 2,72%, đây là một biểu hiện tốt. Trong năm 2004 khoản phải thu có chiều hướng giảm chứng tỏ vốn bị chiếm dụng giảm.
Xét tỷ trọng, các khoản phải thu năm 2004 giảm 23.543.898.100 đồng với số tương đối giảm 9,53%, trong đó: Khoản phải thu khách hàng giảm 3.701.297.400 đồng với tỷ trọng tăng 3,35%. Trả trước người bán giảm 22.535.518.970 đồng với tỷ trọng giảm 7,62%. Các khoản phải thu khác tăng 4.389.964.350 đồng với tỷ trọng tăng 3,11%. Tạm ứng giảm 939.893.890 đồng với tỷ trọng tăng 0,14%. Phải thu nội bộ giảm 757.152.360 đồng với tỷ trọng tăng 1,02%.
Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy các khoản phải thu của công ty năm 2004 có giảm, nhưng cần nhanh chóng thu hồi nợ đến hạn hơn nữa, tránh tình trạng công nợ dây dưa làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động bị giảm sút.
Nợ phải trả:
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình công nợ của công ty hay số vốn mà công ty đi chiếm dụng của đơn vị khác, từ đó cho thấy trong tổng tài sản thì sở hữu thực chất của doanh nghiệp là bao nhiêu. Nếu tỷ số nợ tăng lên thì mức nợ cần thanh toán tăng làm ảnh hưởng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
1
2
3
4
5
6 = 4 – 2
7 = 6/2
Vay ngắn hạn
100.957.726.328
24,46
113.437.226.580
30,42
12.479.500.200
12,36
Nợ dài hạn đến hạn
26.638.622.054
6,45
23.410.635.236
6,30
-3.227.986.820
-12,12
Phải trả người bán
108.184.495.497
26,21
103.449.147.193
27,75
-4.735.348.300
-4,38
Người mua trả trước
104.327.386.092
25,28
54.838.042.420
14,70
-49.489.343.580
-47,44
Thuế, khoản phải nộp
19.766.423.756
4,79
9.841.947.889
2,64
-9.924.475.861
-50,21
Phải trả CNV
1.401.313.515
0,34
714.768.458
0,19
-686.545.057
-48,99
Phải trả nội bộ
20.513.386.280
4,97
27.492.235.576
7,37
6.978.849.290
34,02
Phải trả khác
30.977.717.044
7,50
39.643.430.340
10,63
8.665.713.300
27,97
Tổng cộng
412.767.070.566
100
372.827.433.692
100
-39.939.636.900
-9,68
Để phân tích các khoản nợ phải trả ta tính Tỷ số nợ = Tổng số nợ phải trả / Tổng tài sản
Năm 2003 : x 100% = 73%
Năm 2004 : x 100% = 68,35%
Tỷ số nợ của tổng công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 4,65%. Qua đó cho thấy mức nợ trong tổng tài sản của tổng công ty năm 2004 so với 2003 đã giảm xuống; cũng có nghĩa là sở hữu vốn của tổng công ty trong tổng tài sản tăng lên, tổng công ty có xu hướng chủ động được về tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng khoản nợ phải trả của công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 39.939.636.900 đồng, xét tỷ trọng các khoản: Vay ngắn hạn tăng 12.479.500.200 đồng với tỷ trọng tăng 5,96%. Vay dài hạn giảm 3.227.986.820 đồng với tỷ trọng giảm 0,15%. Phải trả người bán giảm 4.735.348.300 đồng với tỷ trọng tăng 1,54%. Người mua trả tiền trước giảm 49.489.343.580 đồng với tỷ trọng giảm 10,58%. Thuế và khoản phải nộp nhà nước giảm 9.924.475.861 đồng với tỷ trọng giảm 2,15%. Phải trả công nhân viên giảm 686.545.057 đồng với tỷ trọng giảm 0,15%. Phải trả các đơn vị nội bộ tăng 6.978.849.290 đồng với tỷ trọng tăng 2,4%. Các khoản phải trả phải nộp khác tăng 8.665.713.300 đồng với tỷ trọng tăng 3,13%.
Nhìn chung, qua hai năm tổng công ty đã cố gắng thanh toán nợ, các khoản nợ có chiều hướng giảm tuy nhiên tổng nợ vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn (năm 2004 là 68,66%) trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Trong đó khoản vay ngắn hạn và các khoản phải trả khác tăng nhanh, tổng công ty sẽ phải tăng khoản trả lãi ngân hàng, nên cần có những biện pháp nhằm giảm bớt hoặc kìm hãm nợ phải trả tránh tình trạng giảm uy tín công ty, để công ty ngày càng tự chủ vốn trong kinh doanh. Chính vì những khoản nợ cao nên ảnh hưởng đến vốn lưu động thuần:
Vốn lưu động thuần = Tổng tài sản lưu động – Nợ phải trả
Năm 2003 : 425.729.710.600 - 412.767.070.566 =12.962.640.100
Năm 2004 : 377.179.769.650 - 372.827.433.692 = 4.352.336.000
Mặc dù nợ của tổng công ty có giảm nhưng tài sản lưu động giảm nhiều hơn nên vốn lưu động thuần giảm mạnh. Đây là điểm không tốt trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Khả năng thanh toán:
Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty. Do vậy để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai, chúng ta cần phải phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua hệ số thanh toán.
Khả năng thanh toán tổng hợp:
Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số này là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không.
Hệ số khả năng Số tiền có thể dùng thanh toán
thanh toán tổng hợp (K) =
Số tiền phải thanh toán
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Số tiền phải trả
Năm 2003
Năm 2004
ST có thể
dùng tt
Năm 2003
Năm 2004
Phải trả CNV
1.401.313.515
714.768.458
Vốn bằng tiền
16.424.102.296
16.895.387.164
Phải nộp ngân sách
19.766.423.756
9.841.947.889
Khoản phải thu
249.097.767.595
222.388.720.885
Phải trả người bán
108.184.495.497
103.449.147.193
Phải trả ngân hàng
120.862.650.600
130.603.758.800
Tổng
Cộng
250.214.883.300
244.609.622.200
265.521.869.800
239.284.108.000
K2003 = = 1,0612
K2004 = = 0,9782
Hệ số thanh toán tổng hợp năm 2003: K2003 > 1 phản ánh tình hình tai chính doanh nghiệp ổn định, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ. Năm 2004, K2004 < 1 phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp gặp khó khăn, không có khả năng thanh toán các khoản nợ.
So với năm 2003 thì năm 2004 hệ số này giảm 0,083 cho thấy khả năng thanh toán của công ty càng bị giảm sút, đây là một biểu hiện không tốt.
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời (H):
Là quan hệ tỷ lệ giữa tổng tài sản lưu động so với tổng số nợ đến hạn.
Tổng số nợ sắp đáo hạn là toàn bộ các khoản nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với hạn nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng hay các tổ chức khác, các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả, các khoản nợ phải trả người cung cấp, thuế chưa nộp cho ngân sách nhà nước, các khoản phải trả cho cán bộ công nhan viên
H2003 = = 1,0677
H2004 = = 1,0693
Cả hai năm hệ số thanh toán ngắn hạn của tổng công ty đều < 2 chứng tỏ tình hình thanh toán nợ của công ty không đảm bảo. Năm 2004 so với 2003 hệ số này có tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên muốn đánh giá đúng tình hình thanh toán ngắn hạn tốt hay xấu, không những dựa vào hệ số thanh toán ngắn hạn mà còn phải xem xét đến các yếu tố:
Bản chất ngành kinh doanh
Cơ cấu tài sản lưu động
Hệ số vòng quay phải thu của khách hàng, hệ số vòng quay hàng tồn kho, hệ số vòng quay của vốn lưu động.
Hệ số thanh toán nhanh (Kn) :
Tại một thời điểm lượng tiền mặt tại công ty không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ; do đó phải xét đến các tài sản lưu động có khả năng thế chấp, cầm cố chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.
Kn là quan hệ tỷ lệ giữa tổng tài sản lưu động trừ đi giá trị hàng tồn kho so với tổng nợ đến hạn. Hệ số này nói lên với số vốn bằng tiền hiện có và các khoản phải thu hồi có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh số nợ đến hạn của doanh nghiệp.
Năm 2003 : Kn = = 0,7109
Năm 2004 : Kn = = 0,7360
Hệ số thanh toán nhanh của công ty qua hai năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Hệ số này thấp do lượng hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động. Chúng ta sử dụng hệ số này chưa chính xác vì các khoản nợ phải thu của công ty nhiều lúc thu chưa được, để đánh giá chính xác hơn nên tính thêm hệ số thanh toán bằng tiền (M) là tỷ số giữa vốn bằng tiền và nợ ngắn hạn:
M2003 = = 0,0412
M2004 = = 0,0479
Hệ số thanh toán bằng tiền của công ty qua hai năm đều nhỏ hơn 0,5 nên khả năng thanh toán bằng tiền của công ty gặp nhiều khó khăn. Tỷ số này năm 2004 so với 2003 tăng 0,0067 cho thấy khả năng thanh toán có chiều hướng tăng, đây là điểm tốt công ty cần phát huy.
Hệ số thanh toán so với tài sản lưu động:
Là tỷ số giữa vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn với tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Năm 2003 : = 0,0386
Năm 2004 : = 0,0448
Hệ số thanh toán so với tài sản lưu động của tổng công ty năm 2004 có tăng so với năm 2003 nhưng đều rất nhỏ và < 0,1 . Điều này là không tốt bởi vì tỷ lệ này quá nhỏ cho thấy hiện tượng doanh nghiệp thiếu vốn để thanh toán.
Nhìn chung, khả năng thanh toán của tổng công ty qua hai năm gặp rất nhiều khó khăn; tuy nhiên năm 2004 tình hình này có chiều hướng được cải thiện, công ty cần phát huy hơn nữa để nâng cao uy tín của mình.
Phân tích tình hình sử dụng vốn dự trữ:
Xác định nguồn vốn lưu động cho viec dự trữ tài sản lưu động:
Đvt : tỷ đồng
Nguồn vốn
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Ngân sách
70,245
34,95
33,245
20,83
-37
-52,67
Tự bổ sung
20
9,95
25,664
16,07
5,664
28,32
Vay ngắn hạn
110,75
55,1
100,755
63,1
-9,995
-9,02
Tổng cộng
200,995
100
159,664
100
-41,331
-20,56
Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn cho thấy tổng nguồn vốn lưu động của công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 41,331 tỷ đồng, số tương đối giảm 20,56%. Trong đó:
+ Nguồn vốn ngân sách năm 2004 so với năm 2003 giảm 52,67% cụ thể giảm 37 tỷ đồng với tỷ trọng giảm 14,12%.
+ Nguồn vốn tự bổ sung của công ty năm 2004 so với năm 2003 tăng 28,32% cụ thể tăng 5,664 tỷ đồng với tỷ trọng tăng 6,12%
+ Vay ngắn hạn của công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 9,02% cụ thể giảm 9,995 tỷ đồng với tỷ trọng tăng 8%
Tài sản lưu động của công ty chủ yếu từ vốn vay và vốn ngân sách, trong năm 2004 vốn từ ngân sách giảm mạnh làm ảnh hưởng đến tổng TSLĐ.
Phân tích tình hình dự trữ TSLĐ của Tổng công ty:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên việc dự trữ tài sản lưu động cũng phải diễn ra một cách liên tục và phải đảm bảo theo yêu cầu vừa đủ về số lượng. Nếu dự trữ quá lớn sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, khi đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm. Nhưng nếu dự trữ tài sản lưu động thấp thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra không liên tục, giảm năng suất lao động, khi đó hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng bị giảm xuống. Cho nên việc phân tích tài sản lưu động là phân tích sự thay đổi về kết cấu giữa các loại tài sản dự trữ, đánh giá sự tăng giảm cho từng loại tài sản dự trữ và mức độ hợp lý của tài sản lưu động.
Dự trữ tài sản lưu động theo đúng yêu cầu sẽ bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách liên tục, vừa bảo đảm tiết kiệm vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DỰ TRỮ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
NVL
tồn kho
8.939.580.695
6,08
9.540.326.624
7,6
600.745.929
6,72
CC-DC tồn kho
1.164.719.856
0,8
2.235.402.929
1,78
1.070.683.073
91,93
CPSXKD dở dang
11.667.120.446
7,93
18.979.636.599
15,11
7.312.516.150
62,68
Thành phẩm tồn
31.528.320.781
21,42
10.387.565.846
8,27
-21.140.754.940
-67,05
Hàng hoá tồn kho
89.193.112.152
60,59
74.772.048.722
59,54
-14.421.063.430
-16,17
Hàng gởi đi bán
1.223.736.517
0,8
2.869.008.527
2,28
1.645.272.010
134,45
Chi phí trả trước
3.496.221.633
2,38
6.808.329.353
5,42
3.312.107.720
94,73
Tổng
cộng
147.212.812.000
100
125.592.318.600
100
-21.620.493.400
-14,69
Bảng phân tích tình hình dự trữ tài sản lưu động cho thấy: tổng tài sản thực tế của công ty giảm 21.620.493.400 đồng, số tương đối giảm 14,69%. Trong đó:
+ Nguyên vật liệu tồn kho năm 2004 so với năm 2003 tăng 6,72% cụ thể tăng 600.745.929 đồng với tỷ trọng tăng 1,52%.
+ Công cụ dụng cụ tồn kho tăng 91,93% cụ thể tăng 1.070.683.073 đồng với tỷ trọng tăng 0,98%.
+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 62,68% cụ thể tăng 7.312.516.150 đồng với tỷ trọng tăng 7,18%.
+ Hàng gởi đi bán tăng 134,45% cụ thể tăng 1.645.272.010 đồng với tỷ trọng tăng 1,48%.
+ Chi phí trả trước tăng 94,73% cụ thể tăng 21.620.493.400 đồng với tỷ trọng tăng 3,04%.
+ Thành phẩm tồn kho giảm 67,05% cụ thể giảm 21.140.754.940 đồng với tỷ trọng giảm 13,15%.
+ Hàng hoá tồn kho giảm 16,17% cụ thể giảm 14.421.063.430 đồng với tỷ trọng giảm 1,05%.
Như vậy, tình hình dự trữ tài sản lưu động năm 2004 so với năm 2003 đã giảm do khoản mục thành phẩm tồn kho và hàng hoá tồn kho giảm. Khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dự trữ tài sản lưu động và tăng qua hai năm. Cụ thể trong năm 2003 tỷ trọng này chiếm 7,93% sang năm 2004 tỷ trọng này đã tăng lên 15,11% trong tổng tài sản dự trữ. Đối với một công trình cầu cảng hay một quy trình đóng tàu đòi hỏi thời gian sản xuất dài, giá trị đầu tư vào công trình cũng lớn vì vậy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên công ty cũng nên tìm ra những giải pháp để nhanh chóng rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm, để từ đó làm giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng, nâng cao vòng quay của vốn lưu động.
Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động cho dự trữ TSLĐ:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phải tổ chức nguồn vốn lưu động để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp phải là nguồn vốn ổn định, có tính chất vững chắc, phải thuộc quyền sở hữu lâu dài của doanh nghiệp. Giữa nguồn vốn lưu động và tình hình dự trữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy mà ngoài việc phân tích tình hình tăng giảm của nguồn vốn, tình hình biến động của tài san lưu động dự trữ thực tế, chúng ta phải phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động với các loại hình sản xuất dự trữ thực tế, phục vụ cho việc đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Xác định mức độ đảm bảo thừa, thiếu của nguồn vốn lưu động bằng công thức sau:
Mức độ đảm bảo Nguồn vốn Tài sản
thừa (+) hoặc thiếu (-) = lưu động _ lưu động
nguồn vốn lưu động thực tế thực tế
Năm 2003 : 200,995 – 147,213 = 53,782 (tỷ đồng)
Năm 2004 : 159,664 – 125,592 = 34,072 (tỷ đồng)
Từ kết quả trên cho thấy cả hai năm công ty đều thừa vốn. Xem lại biểu các khoản phải thu và nợ phải trả ta thấy số nợ năm 2003 là 285.170.722.200 đồng (đã trừ nợ vay), năm 2004 là 235.979.571.900 đồng (đã trừ nợ vay).Trong khi đó nợ phải thu của công ty năm 2003 là 247.034.630.196 đồng, sang năm 2004 là 223.490.732.008 đồng. Giả sử cùng lúc công ty thu hết nợ vẫn không trang trải đủ các khoản nợ phải trả chứng tỏ công ty đã đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nhiều hơn vốn của công ty bị chiếm dụng.
Phân tích mức độ đảm nhiệm vốn lưu động:
Vốn lưu động của một doanh nghiệp không ngừng vận động, trong quá trình vận động thực tế vốn lưu động phản ánh tồn tại như vật liệu ở khâu dự trữ sản xuất, sản phẩm đang chế tạo ở khâu trực tiếp sản xuất, thành phẩm, hàng hoá, tiền tệ ở khâu lưu thông.
Chu kỳ vốn lưu động được xác định kể từ khi bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và các yếu tố sản xuất khác cho đến khi toàn bộ số vốn đó được thu hồi bằng tiền. Do vậy việc phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động là phân tích các chỉ tiêu:
Phân tích mức đảm nhiệm vốn lưu động:
Xác định mức đảm nhiệm vốn lưu động:
Để xác định mức đảm nhiệm vốn lưu động trước hết ta phải tính vốn lưu động bình quân của công ty.
Vốn lưu động bình quân được xác định theo công thức :
= = ( Đầu năm + Cuối năm ) / 2
Năm 2003 : = = 399.484.025.700
Năm 2004 : = = 400.670.478.000
Mức độ đảm nhiệm vốn lưu động được tính theo công thức :
K =
BẢNG MỨC ĐẢM NHIỆM VỐN LƯU ĐỘNG
Năm
Vốn lưu động bình quân ()
Doanh thu thuần (G)
Mức độ đảm nhiệm vốn lưu động (K)
2003
399.484.025.700
1.054.860.128.286
0,3787
2004
400.670.478.000
954.480.210.220
0,4198
Mức đảm nhiệm vốn của công ty trong năm 2003 là 0,3787 có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong năm thì công ty phải đưa vào sản xuất 0,3787 đồng vốn lưu động bình quân; sang năm 2004 để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì công ty phải đưa vào sản xuất 0,4198 đồng vốn lưu động bình quân.
Như vậy mức độ đảm nhiệm vốn lưu động bình quân năm 2004 so với năm 2003 đã tăng lên 0,0411 đồng/ đồng doanh thu thuần, tương ứng tăng 10,85%. Điều này chứng tỏ mức sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2004 kém hiệu quả hơn năm 2003. Do đó công ty nên xem xét để có biện pháp khắc phục tình trạng này để hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Mức đảm nhiệm vốn lưu động của công ty tăng lên làm cho doanh thu giảm xuống cụ thể giảm như sau:
Nếu mức đảm nhiệm vốn lưu động năm 2004 không tăng có nghĩa là bằng mức đảm nhiệm vốn lưu động năm 2003 thì doanh thu năm 2004 là:
G = = 1.058.015.522.000
Như vậy so với doanh thu thực tế năm 2004 thì doanh thu thuần đã giảm 3.155.394.000 đồng.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng biến động vốn lưu động:
Từ công thức K = có thể viết dưới dạng = K x G
Có hệ thống chỉ số : = x
= (K1 – K0)G1 + (G1 – G0)K0
= +
Trong đó : K1 , K0 : mức đảm nhiệm vốn lưu động kỳ báo cáo , kỳ gốc
, : vốn lưu động bình quân kỳ báo cáo , kỳ gốc
G1 , G0 : doanh thu thuần kỳ báo cáo , kỳ gốc
= x
Số tương đối : 1,003 = 1,1085 x 0,9048
Số tuỵêt đối : 1.186.452.300 = 39.229.136.640 + (- 38.013.874.870 )
Tốc độ tăng giảm : 0,003 = 0,0982 + (- 0,0952)
Vốn lưu động bình quân của công ty năm 2004 so với năm 2003 số tương đối tăng 0,3% cụ thể tăng 1.186.452.300 đồng do ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
+ Do mức đảm nhiệm vốn lưu động của công ty năm 2004 so với năm 2003 tăng 10,85% cụ thể tăng 0,0411 đồng / đồng doanh thu. Vì vậy làm cho công ty phải bỏ thêm vào 39.229.136.640 đồng vốn lưu động vào sản xuất kinh doanh, tương ứng tăng 9,82%.
+ Doanh thu năm 2004 so với năm 2003 đã giảm 9,52% cụ thể giảm 100.379.917.800 đồng. Vì vậy làm cho vốn lưu động bình quân giảm 9,52% cụ thể giảm 38.013.874.870 đồng.
Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2004 so với năm 2003 có chiều hướng giảm chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động không có hiệu quả; công ty cần có biện pháp khắc phục hiện tượng này.
Phân tích vòng quay vốn lưu động:
BẢNG PHÂN TÍCH VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Doanh thu thuần (G)
1.054.860.128.286
954.480.210.220
-100.379.917.800
Chi phí sản xuất (N)
542.543.676.353
721.760.653.569
179.216.977.200
Lợi nhuận (M)
3.314.414.009
-576.780.198
-3.891.194.207
Giá trị sản xuất (QxP)
1.055.322.905.285
955.568.010.869
-99.754.894.200
Vốn lưu động bình quân
399.484.025.700
400.670.478.000
1.186.452.300
Số lao động
1.900
1.524
-376
Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng, hoặc cứ một đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
L =
L : hệ số của vòng quay vốn lưu động trong kỳ phân tích
G : doanh thu thuần
: vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất trong kỳ
Năm 2003 : L = = 2,6406
Năm 2004 : L = = 2,3822
Số vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 0,2548 vòng/ năm. Trong năm 2003 cứ một đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 2,6406 đồng doanh thu. Qua năm 2004 một đồng vốn lưu động thì tạo ra được 2,3822 đồng doanh thu; chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2004 kém hiệu quả hơn năm 2003.
Khả năng sinh lợi ảnh hưởng bởi vòng quay vốn lưu động:
Lợi nhuận
Khả năng sinh lợi = x Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần
Để so sánh khả năng sinh lợi do ảnh hưởng của vòng quay vốn lưu động ta sử dụng số liệu ở bảng trên để tính các chỉ tiêu:
Lợi nhuận bình quân của hai năm :
= = = 1.368.816.900
Doanh thu thuần bình quân qua hai năm được xác định như sau :
= = = 1.004.670.169.000
Như vậy = = 0,0014
Chênh lệch khả năng sinh lợi do ảnh hưởng vòng quay của vốn lưu động:
2,3822 x 0,14% - 2,6406 x 0,14% = - 0,0362%
Kết quả cho thấy vòng quay của vốn lưu động năm 2004 so với năm 2003 giảm làm cho doanh thu giảm dẫn đến khả năng sinh lợi giảm.
Độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi vòng quay vốn lưu động trong kỳ mất bao nhiêu ngày; chỉ tiêu này càng thấp, số ngày của một vòng quay vốn lưu động càng ít, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
N = = số ngày quy ước / vòng quay vốn lưu động
Năm 2003 : = 136,33 ngày / vòng
Năm 2004 : = 151,12 ngày / vòng
Năm 2003 mỗi một vòng quay của vốn lưu động mất hết 136 ngày, qua năm 2004 mỗi một vòng quay của vốn lưu động trong năm mất 151 ngày. Như vậy độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động năm 2004 so với năm 2003 đã tăng lên 15 ngày, tương ứng tăng 11,03%.
Phân tích hiệu năng sử dụng vốn lưu động:
Phân tích hiệu năng sử dụng nguyên vật liệu:
Chi phí nguyên vật liệu là đối tượng lao động sử dụng trong sản xuất, nó được chuyển dịch toàn bộ ngay một lần vào sản phẩm mới, là nhân tố chính cấu thành nên giá thành sản phẩm. Cho nên trong sản xuất kinh doanh nếu giảm được chi phí nguyên vật liệu thì chi phí giá thành sản phẩm được hạ thấp.
Xác định hiệu năng sử dụng nguyên vật liệu:
Để phân tích trước hết phải tính hiệu năng sử dụng nguyên vật liệu theo công thức :
H = = Giá trị sản xuất / Chi phí nguyên vật liệu
BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị sản xuất
1.055.322.905.285
955.568.010.869
-99.754.894.200
9,45
Chi phí NVL
445.177.409.900
640.375.113.471
195.197.703.500
43,85
Hiệu suất sử dụng
2,3706
1,4922
-0,8784
-37,05
Qua bảng phân tích cho thấy hiệu năng sử dụng nguyên vật liệu năm 2004 so với năm 2003 đã giảm xuống 0,8784 , số tương đối giảm 37,05%. Năm 2003 một đồng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 2,3706 đồng giá trị sản xuất, sang năm 2004 nó chỉ tạo ra được 1,4922 đồng giá trị sản xuất. Như vậy năm 2004 công ty đã sử dụng nguyên liệu kém hiệu quả hơn năm 2003.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá trị sản xuất:
Từ công thức H = có thể viết dưới dạng Q = H x N
Ta có hệ thống chỉ số như sau :
= x
Số tuyệt đối : Q1 - Q0 = ( H1 – H0 )N1 + ( N1 – N0 )H0
Tốc độ tăng giảm : = +
Trong đó : Q1, Q0 : giá trị sản xuất kỳ báo cáo, kỳ gốc
H1, H0 : hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu kỳ báo cáo, kỳ gốc
N1, N0 : chi phí nguyên vật liệu kỳ báo cáo, kỳ gốc
Dựa vào bảng số liệu thay số liệu vào hệ thống chỉ số :
= x
Số tương đối : 0,9055 = 0,6295 x 1,4385
Số tuyệt đối : -99.754.894.200 = -562.505.499.600+ 462.735.675.900
Tốc độ tăng giảm : -0,0945 = - 0,5330 + 0,4385
Giá trị sản xuất năm 2004 so với năm 2003 số tương đối giảm 9,45% cụ thể giảm 99.754.894.200 đồng. Do ảnh hưởng bởi hai nhân tố:
+ Hiệu năng sử dụng nguyên vật liệu năm 2004 so với năm 2003 giảm 62,95% cụ thể giảm 0,8784 đồng GTSX/chi phí nguyên vật liệu, do đó làm giá trị sản xuất giảm 53,3% cụ thể giảm 562.505.499.600 đồng.
+ Chi phí nguyên vật liệu năm 2004 so với năm 2003 tăng 143,85% cụ thể tăng 195.197.703.500 đồng làm cho giá trị sản xuất tăng 43,85% cụ thể tăng 462.735.675.900 đồng.
Như vậy tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty năm 2004 kém hiệu quả hơn năm 2003.
Phân tích hiệu năng sử dụng vốn lưu động:
Để phân tích hiệu năng sử dụng vốn lưu động trước hết ta phải tính chỉ tiêu:
E = = Giá trị sản xuất / Vốn lưu động bình quân
Năm 2003 : E2003 = = 2,6417
Năm 2004 : E2004 = = 2,3849
Hiệu năng sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2003 là 2,6417 nghĩa là một đồng vốn lưu động bình quân đưa vào sản xuất thì tạo ra được 2,6417 đồng giá trị sản xuất. Qua năm 2004 thì một đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất thì chỉ tạo ra được 2,3849 đồng giá trị sản xuất. Như vậy hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2004 so với năm 2003 giảm 0,2568 đồng GTSX/ đồng vốn lưu động bình quân, số tương đối giảm 9,72%.
Giả sử năm 2004 hiệu suất sử dụng vốn lưu động bằng năm 2003 thì giá trị sản xuất năm 2004 là: 400.670.478.000 x 2,6417 = 1.058.451.202.000. Do năm 2004 tình hình sử dụng vốn kém hiệu quả hơn năm 2003 nên đã mất đi 3.128.297.000 đồng giá trị sản xuất.
Phân tích tỷ suất lợi nhuận:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng một đồng vốn lưu động vào sản xuất kinh doanh; được xác định căn cứ trên lợi nhuận của hoạt động SXKD chính hoặc có thể căn cứ vào lợi nhuận ròng.
Xác định chỉ tiêu:
F = = Lợi nhuận / Vốn lưu động bình quân
Năm 2003 : F2003 = = 0,0083
Năm 2004 : F2004 = = -0,0014
Hiệu quả sử dụng một đồng vốn lưu động bình quân vào quá trình sản xuất kinh doanh năm 2003 đem lại 0,0083 đồng lợi nhuận; qua năm 2004 cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì bị lỗ 0,0014 đồng; tức qua hai năm lợi nhuận giảm 0,0097 đồng tương ứng 116,87%.
Bên cạnh tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động bình quân còn có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Năm 2003 : = 0,0031
Năm 2004 : = -0,0006
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:
Ta có mối quan hệ :
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay vốn lưu động
Quan hệ này phản ánh được khả năng sinh lợi thông qua hiệu quả doanh thu và số vòng quay vốn lưu động.
Tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu phản ánh khả năng kiểm soát giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Vòng quay vốn lưu động phản ánh nhịp độ sử dụng vốn lưu động cao hay thấp.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế phải làm giảm chi phí (hay giảm giá thành sản phẩm) và tăng năng suất lao động. Lúc đó lợi nhuận trên doanh thu tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng.
Từ công thức F = ta có thể phân tích thành F = x
Trong đó : là lợi nhuận trên doanh thu thuần
là vòng quay vốn lưu động
Dựa vào bảng phân tích trên tính được khả năng sinh lợi của công ty:
Năm 2003 : F2003 = 0,0031 x 2,6406 = 0,0082
Năm 2004 : F2004 = - 0,0006 x 2,3822 = - 0,0014
Vậy năm 2003 hiệu quả sinh lời vốn lưu động của công ty là 0,82%; năm 2004 mức lỗ là 0,14% do cả lợi nhuận và vòng quay vốn đều giảm.
Đánh giá chung tình hình sử dụng vốn lưu động:
Tình hình nợ phải thu : công ty huy động được vốn thực chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 là 56,31% và năm 2004 là 59,03% trên tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy lượng vốn công ty bị chiếm dụng có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao. Đây là một biểu hiện không tốt, công ty nên xem xét để có những biện pháp thu hồi các khoản nợ đến hạn hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Các khoản nợ phải trả qua hai năm đều chiếm tỷ trọng lớn. Điều đó cho thấy công ty hoạt động chủ yếu nhờ vốn đi chiếm dụng và nhiều nhất là khoản vay ngắn hạn, do đó công ty chưa chủ động được vốn và có thể phải chịu rủi ro lớn. Năm 2004 so với năm 2003 thì khoản này có xu hướng giảm xuống tuy với một lượng rất thấp nhưng cũng chứng tỏ công ty có xu hướng chủ động về tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh.
Hệ số khả năng thanh toán của công ty qua hai năm có tăng nhưng đều rất thấp so với lý thuyết, chưa đảm bảo khả năng trang trải công nợ. Tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn.
Tình hình dự trữ tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn và tăng qua hai năm, chủ yếu do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng, đây là điều khó tránh trong đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy vậy công ty cũng cần rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm hơn để giảm lượng vốn bị ứ đọng, nâng cao vòng quay vốn lưu động.
Mức đảm bảo vốn lưu động cho việc dự trữ tài sản lưu động của công ty qua hai năm khá tốt. Nguồn vốn bị chiếm dụng của công ty năm 2003 là 247.034.630.169 đồng, năm 2004 giảm xuống còn 223.490.732.008 đồng, tức giảm 9,53%.
Mức đảm nhiệm vốn lưu động tăng buộc công ty phải huy động thêm vốn lưu động vào quá trình sản xuất; công ty đã sử dụng lãng phí một khoản vốn lưu động làm doanh thu giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Đây là xu hướng không tốt, cần phải khắc phục.
Vòng quay vốn lưu động của công ty giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty có biểu hiện không tốt, làm ảnh hưởng đến doanh thu và khả năng sinh lời của công ty. Công ty nên tìm cách giảm độ dài một vòng quay vốn lưu động tức rút ngắn thời gian sản xuất.
Hiệu năng sử dụng nguyên vật liệu giảm cho thấy năm 2004 công ty sử dụng nguyên vật liệu kém hiệu quả hơn năm 2003.
Như vậy qua hai năm tình hình sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty Hải sản Biển Đông giảm sút. Tuy một số chỉ tiêu phân tích năm 2004 có khả quan hơn cần được phát huy nhưng nhìn chung ta thấy công ty chưa khai thác hết được năng lực vốn lưu động sẵn có; mặt khác công ty còn bổ sung thêm lượng vốn lưu động (vốn lưu động bình quân năm 2004 tăng lên 1.186.452.3001 đồng) gây ra tình trạng lãng phí vốn.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
Phân tích biến động về số lượng và cơ cấu vốn họat động kinh doanh:
BẢNG TÓM TẮT TỔNG KẾT TÀI SẢN
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Tổng
Nguồn vốn
565.372.461.921
100
545.446.527.044
100
-19.925.934.900
-3,5
Về tài sản
TS lưu động
425.729.710.600
75,30
377.179.769.650
69,15
-48.549.941.000
-11,40
TS cố định
139.642.751.321
24,70
168.266.757.394
30,85
28.624.006.000
20,50
Về nguồn vốn
Nợ phải trả
412.767.070.566
73,01
374.528.978.136
68,66
-38.238.092.400
-9,26
Vốn chủ
152.605.391.355
26,99
170.917.548.908
31,34
18.312.157.600
12,00
Dựa vào bảng tóm tắt tổng kết tài sản ta thấy tình hình sử dụng vốn tại công ty như sau:
+ Tổng nguồn vốn của công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 3,5% cụ thể là 19.925.934.900 đồng. Trong đó:
Xét về tài sản:
Tài sản lưu động của công ty năm 2004 so với 2003 giảm 11,4% cụ thể giảm 48.549.941.000 đồng; với tỷ trọng giảm 6,15%. Tài sản cố định tăng 20,50% cụ thể tăng 28.624.006.000 đong với tỷ trọng tăng 6,15%. Như vậy đã có sự chuyển dịch cơ cấu vốn từ tài sản lưu động sang tài sản cố định.
Xét về nguồn vốn:
Nợ phải trả của công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 9,26% cụ thể giảm 38.238.092.400 đong với tỷ trọng giảm 4,35%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 12% cụ thể tăng 18.312.157.600 đồng với tỷ trọng tăng 4,35%.
Tỷ số nợ qua hai năm chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn kinh doanh: năm 2003 là 73,01%, năm 2004 là 68,66% trong khi giới hạn hợp lý là từ 20% - 50%. Điều này phản ánh tình hình tài chính của công ty thiếu lành mạnh, mức độ rủi ro cao và khi có những cơ hội đầu tư hấp dẫn thì doanh nghiệp khó có thể huy động được vốn bên ngoài.
Nhìn chung công ty không chủ động được tài chính của mình. Công ty hoạt động chủ yếu nhờ vốn chiếm dụng còn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng vốn. Tuy nhiên năm 2004 vốn chủ sở hữu tăng cả số tuyệt đối lẫn tỷ trọng là biểu hiện tốt.
Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
NVKD
152.813.409.665
92,48
167.955.754.501
94,22
15.142.344.900
9,91
Các quỹ
2.466.283.841
1,49
2.534.824.722
1,42
68.540.881
2,78
ĐTXDCB
10.375.180.122
6,28
7.259.745.342
4,07
-3.115.434.778
-30,03
Quỹ khác
-417.014.126
-0,25
348.201.064
0,2
765.215.190
183,5
Tổng
165.237.859.502
100
178.249.825.718
100
13.011.966.200
7,87
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng được đánh giá tích cực bởi vì tình hình tài chính của doanh nghiệp biến động theo xu hướng tốt, nó biểu hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, tích luỹ từ nội bộ tăng thông qua việc bổ sung từ lợi nhuận và quỹ phat triển sản xuất kinh doanh, biểu hiện doanh nghiệp mở rộng liên doanh liên kết.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do nguồn vốn kinh doanh tăng. Sự gia tăng này do vốn bổ sung từ lợi nhuận quỹ phát triển kinh doanh và vốn liên doanh tăng đây là biểu hiện tích cực cho thấy mức phấn đấu của công ty trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh liên kết.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn hoạt động kinh doanh:
Hiệu quả sử dụng vốn thể hiện qua các chỉ tiêu:
Số vòng quay toàn bộ vốn:
Hv = = Doanh thu thuần / Vốn bình quân
Năm 2003 : Hv = = 1,973
Năm 2004 : Hv = = 1,728
Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 1,973 – 1,728 = 0,245 đồng doanh thu/ đồng giá trị vốn bình quân hay giảm 12,42%. Đây là một biểu hiện không tốt vì doanh thu thu được trên một đồng vốn bỏ ra đã giảm qua hai năm.
Doanh lợi vốn:
Pv = x 100 = Lợi nhuận thuần / Vốn bình quân
Năm 2003 : Pv = = 0.0062
Năm 2004 : Pv = = - 0,001
Doanh lợi vốn của công ty năm 2004 giảm 0,0072 đồng lợi nhuận/ đồng giá trị vốn bình quân tức giảm 116,13% so với năm 2003 do công ty làm ăn thua lỗ kém hiệu quả.
Người ta thường sử dụng chỉ tiêu này để so sánh với lãi suất tiền gởi, tiền vay tại thời điểm hiện hành; nếu lãi suất tiền gởi ngân hàng mà lớn hơn lãi suất của hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty nên rút bớt tiền mặt tại quỹ để gởi ngân hàng thì sẽ mang lại hiệu quả hơn.
Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu:
Pcsh = x 100 = Lợi nhuận thuần / Vốn chủ sở hữu bình quân
Năm 2003 : = 0,0227
Năm 2004 : = - 0,0037
Năm 2004 so với năm 2003 tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty giảm 0,0264 đồng lợi nhuận/ đồng vốn chủ sở hữu tức giảm 116,3%. Như vậy năm 2004 công ty sử dụng vốn kém hiệu quả hơn năm 2003.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:
Nhìn chung trong giai đoạn hiện nay cùng với công cuộc đổi mới toàn bộ nền kinh tế thì nhiều vấn đề được đặt ra đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong đó, vấn đề hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, trách nhiệm đặt ra cho mọi người, mọi doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước đó là vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả trên cơ sở tự cân đối tự trang trải mở rộng liên doanh liên kết để phát triển sản xuất hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế nước ta hiện nay. Do đó việc phân tích xem xét đánh giá những thành tựu và hạn chế có được để từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế những khuyết điểm là công việc mang tính chất thường xuyên, cần thiết.
Kết luận:
Qua phân tích và tìm hiểu hoạt động của tổng công ty Hải sản Biển Đông, em có nhận xét về những mặt mạnh, những hạn chế trong tình hình sử dụng vốn và những nguyên nhân chủ yếu của nó:
* Vốn cố định:
Về quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và khả năng thu hút nguồn vốn thực hiện các dự án: dịch vụ hậu cần nghề cá là nhiệm vụ trọng tâm được nhà nước giao và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật: xây dựng cầu cảng, tàu dịch vụ hậu cần, cơ sở đóng sửa tàu, nhà máy sản xuất nước đá Hoạt động khai thác hải sản xa bờ, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và các lĩnh vực khác nhìn chung đều đạt kết quả khả quan như nâng cao năng lực sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất Đây là điều kiện thuận lợi, công ty cần tận dụng khai thác tối đa năng lực sẵn có để đạt được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tối ưu.
* Vốn lưu động:
Tài sản lưu động dự trữ của công ty chiếm tỷ trọng khá cao do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: hoạt động xây cầu cảng, đóng tàu, đánh bắt hải sản xa bờ cần lượng dự trữ nguyên vật liệu lớn. Tài sản lưu động trong sản xuất đặc biệt là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng rất lớn. Ví dụ trong một quy trình đóng tàu, công ty phải giải trình dự án sản xuất từ vỏ tàu để được vay vốn ngân hàng; sau khi hoàn thành và nghiệm thu vỏ tàu công ty mới được tiếp tục vay vốn cho dự án máy tàu, và tuần tự như vậy cho các bộ phận tiếp theo. Cũng do vậy mà khoản vay ngắn hạn ngân hàng tăng khá cao. Tình trạng này cũng gây ứ đọng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh; cũng chính là mối lo ngại của công ty bởi vì khoản sản phẩm dở dang chiếm tỷ trọng cao đồng nghĩa với tỷ lệ rủi ro cao.
Mặc dù kết cấu tài sản lưu động theo tác động phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty tuy có một vài bộ phận chiếm tỷ trọng khá lớn, hay khá nhỏ, nhưng nhìn chung thì kết cấu này khá hợp lý đối với tình hình và đặc điểm của công ty.
Qua hai năm, tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn. Riêng năm 2004 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị âm; tuy nguồn bảo toàn vốn là lợi tức bất thường tăng 5.183.285.282 đồng làm cho tổng lợi tức trước thuế dương 485.778.533 đồng, nhưng đây vẫn là vấn đề lớn cần xem xét nguyên nhân:
Công ty phải hoàn thành phương án đánh bắt cá xa bờ và đóng tàu, theo chủ trương của ngành thuỷ sản, là những lĩnh vực khó thu được lợi nhuận cao.
Công ty phải thực hiện ổn định, sắp xếp lại doanh nghiệp theo chủ trương của nhà nước về chuyển đổi chu quyền sở hữu doanh nghiệp.
Nền kinh tế thị trường đang mở rộng, doanh nghiệp chưa đủ sức cạnh tranh; nhất là hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ, Nhật đang gặp nhiều vướng mắc.
Đội ngũ cán bộ quản lý và tham mưu giúp việc của công ty tuy có trình độ cao nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ để công ty bắt kịp nhịp độ phát triển của nền kinh tế.
Do đó có vài doanh nghiệp thành viên tổng công ty làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ dẫn đến kết quả của tổng công ty bị giảm sút.
Qua đó công ty phải xác định được việc bảo toàn và phát triển vốn là mối quan tâm hàng đầu, là điều kiện để công ty tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh.
Kiến nghị :
Qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn thực tế của tổng công ty Hải sản Biển Đông, với kiến thức từ học tập còn hạn chế, em có vài kiến nghị những biện pháp mong góp phần khắc phục vấn đề tồn đọng, phát huy mặt mạnh và những ưu điểm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty:
* Vốn cố định:
Muốn đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt công ty phải không ngừng đổi mới máy móc thiết bị hiện đại thay thế máy móc cũ hỏng hóc, lỗi thời. Dần dần thay thế cho đồng bộ hơn kết hợp với kế hoạch giải quyết chọn lọc tài sản để tận dụng triệt để tài sản trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Về việc sử dụng tài sản: nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, công ty phải theo dõi cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất một cách khoa học, hoàn chỉnh kết cấu tài sản cố định một cách hợp lý, hoàn thiện quy trình công nghệ, tổ chức công tác bảo quản tu sửa tài sản cố định. Trong đó coi trọng sử dụng tốt công suất thiết bị sản xuất hướng tới hiệu quả từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Có biện pháp rèn luyện ý thức trách nhiệm những người quản lý và sử dụng tài sản. Cần đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên phù hợp với hiện trạng tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định để bảo toàn vốn cố định. Nhanh chóng thanh lý tài sản cố định hết hạn để thu hồi một lượng vốn đưa vào hoạt động.
Đối với một doanh nghiệp có sự biến động lớn tài sản cố định qua các năm như tổng công ty Hải sản Biển Đông thì nên tính tài sản cố định bình quân theo phương pháp:
=
Trong đó : : giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ
Gti : giá trị TSCĐ có ở các thời điểm
ti ; thời gian sử dụng của các giá trị TSCĐ
Phương pháp này tuy đòi hỏi phải mất nhiều thời gian nhưng có ưu điểm là theo sát được tình hình biến động TSCĐ nhiều qua việc mua sắm TSCĐ ở các thời điểm diễn ra trong năm.
Về phương pháp tính khấu hao: để khắc phục những nhược điểm của phương pháp tuyến tính cố định, tuỳ đặc điểm của từng loại tài sản cố định mà công ty có thể sử dụng phương pháp khấu hao nhanh: phương pháp số dư giảm dần và phương pháp tổng số.
* Vốn lưu động :
Giảm nguồn vốn thanh toán: để đảm bảo tính tự chủ trong kinh doanh công ty cần giảm nguồn vốn thanh toán đến mức vừa phải, hợp lý với nhu cầu kinh doanh của công ty:
Công ty cần đẩy mạnh công tác thu hồi vốn bị chiếm dụng bằng cách khi ký hợp đồng với các khách hàng nên đưa ra những điều khoản ràng buộc chặt chẽ trong thanh toán như khách hàng sẽ phải trả một lãi suất nào đó nếu thanh toán không đúng hạn. Công ty cũng nên đưa ra những tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng thanh toán ngay hoặc thanh toán trước hạn. Bên cạnh đó công ty cũng nên bố trí nhân viên thường xuyên đôn đốc thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất kinh doanh.
Các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán công ty cũng nên lập kế hoạch và thường xuyên theo dõi công nợ của từng khách hàng và chủ nợ từ lúc phát sinh cho đến lúc kết thúc. Công ty cũng nên sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các khoản nợ nhằm hạn chế tình trạng công nợ dây dưa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty trong hiện tại và tương lai. Có thể nói khả năng thanh toán là bộ mặt của công ty nên công ty tránh chiếm dụng vốn quá hạn của người khác vì như thế sẽ ảnh hưởng uy tín của công ty trong quan hệ kinh doanh.
Tăng tỷ trọng vốn kinh doanh bằng cách đề nghị cấp trên xét duyệt bổ sung vốn ngân sách để công ty có khả năng thanh toán và tự chủ vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình hình dự trữ tài sản lưu động: công ty nên lập kế hoạch dự trữ và thường xuyên kiểm tra hàng tồn kho để đánh giá chính xác mức dự trữ để có kế hoạch bổ sung hoặc giảm bớt cho phù hợp với nhu cầu sản xuất. Tình hình dự trữ tài sản lưu động ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sử dụng vốn lưu động. Nếu dự trữ tài sản lưu động quá nhiều sẽ gây ra ứ đọng vốn còn quá ít thì không đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất.
Tích cực cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để rút ngắn thời gian làm việc trong quy trình công nghệ và thời gian gián đoạn trong quá trình sản xuất. Phương pháp chủ yếu là tổ chức sản xuất cân đối nhịp nhàng giữa các phân xưởng và các công việc dự trữ vật tư đồng bộ. Tích cực nâng cao trình độ, năng lực quản lý điều hành và tay nghề chuyên môn của từng cán bộ và công nhân viên. Đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp cận với các cuộc thảo luận về khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao tay nghề, cập nhật khoa học kỹ thuật tiên tiến. Trên cơ sở đó cho họ sáng tạo và phát huy những sáng kiến mới, nhằm nâng cao năng suất lao động.
Rút ngắn thời gian lưu chuyển vốn lưu động: vòng quay vốn lưu động của công ty rất chậm nên công ty phải rút ngắn thời gian luân chuyển vốn trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông. Trong khâu dự trữ: cung cấp vật tư, tổ chức hợp lý việc mua sắm, dự trữ vật liệu nhằm giảm bớt số lượng dự trữ. Trong khâu sản xuất: áp dụng công nghệ hiện đại để rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, giảm lượng vốn lưu động. Trong khâu lưu thông: nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó giảm bớt được lượng vốn lưu động chuyên dùng, tiết kiệm được vốn lưu động trong khâu luân chuyển. Công ty cũng không nên vay vốn ngân hàng quá nhiều. Bởi vì vòng quay vốn lưu động giảm, thời gian thu hồi vốn chậm, công ty phải tăng thêm trả lãi nên vốn sử dụng của công ty kém hiệu quả.
* Về tổng vốn :
Công ty phải tăng tỷ trọng nguồn vốn tự tài trợ bởi vì đó là nguồn tiềm năng bên trong rất quan trọng, là điều kiện để doanh nghiệp sử dụng vốn một cách chủ động, tiết kiệm, có hiệu quả. Nguồn này có 2 dạng: Vốn đầu tư tự tài trợ để duy trì doanh nghiệp (lấy từ quỹ khấu hao) và vốn đầu tư tự tài trợ để phát triển doanh nghiệp (lấy từ quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận không chia, quỹ dự phòng tài chính,)
Sử dụng vốn vay có mặt tích cực là tạo ra áp lực phải hoàn trả lãi đúng thời hạn nên thúc đẩy doanh nghiệp bằng mọi cách tăng cường nhịp độ hoạt động và phải thật hiệu quả nếu không sẽ dễ dẫn đến phá sản. Tuy nhiên nếu lượng vốn vay quá lớn làm cho doanh nghiệp mất tự chủ về tài chính và phải chịu rủi ro cao. Vì vậy cơ cấu vốn của doanh nghiệp phải phù hợp với năng lực hoạt động, đặc điểm ngành nghề thì mới đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm sự tồn tại và uy tín của doanh nghiep
* Tăng doanh thu:
Giảm giá hàng hoá bằng cách giảm chi phí lưu thông, vận chuyển, bốc dỡ Đem lại uy tín cho hàng hoá bằng các tiêu chuẩn đo lường chất lượng như ISO
Khuyến mãi cho những khách hàng lớn cần được hưởng chiết khấu.
Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới.
Tận dụng các lợi thế cạnh tranh (nhân công rẻ, nguyên vật liệu phong phú)
Hoàn thành tốt công tác phân tích hoạt động kinh doanh vì đây là công tác rất cần thiết ở công ty. Thông qua bảng phân tích ban giám đốc sẽ giám sát kịp thời mọi hoạt động của công ty góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra công ty cũng nên tăng cường đầu tư vào thị trường chứng khoán nhằm tạo ra một lượng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà không cần vay lãi. Khi công ty đầu tư vào thị trường chứng khoán tức là đã và đang đầu tư vào quá trình hình thành và phát triển vốn. Những chứng khoán và cổ phần mà công ty đã mua thì có thể bán ra bất cứ lúc nào cần.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4280.doc