Đề tài Phân tích tình hình tài chính công ty CP Vinaconex 6

- Tham mưu giúp việc lãnh đạo Công ty về kế hoạch SXKD và các chiến lược phát triển của Công ty và phụ trách các lĩnh vực sau: - Công tác đấu thầu(tiếp thị,chào giá,đấu thầu,hợp đồng.) - Công tác quản lý dự án(chất lượng,tiến độ,an toàn,kỹ thuật,kinh tế,khoa học công nghệ.các công trình xây dựng) - Tổng hợp,thống kê,báo cáo về công tác SXKD Công ty. - Công tác an toàn lao động - Công tác ứng dụng khoa học công nghệ,triển khai hệ thống quản lý chất lược ISO 9001-2000. - Kiểm tra,hướng dẫn và chỉ đạo,giải quyết các vấn đề phát sinh tại các đơn vị sản xuất xây lắp trong toàn Công ty. - Các công tác khác theo sự phân công của lãnh đạo Công ty.

doc54 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính công ty CP Vinaconex 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
388,69 70,34% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 96656,7 100% 111599,2 100% 140882,8 100 % 14942,5 15,46% 29283,5 26,24% Nguồn : Phòng tài chính kế toán Tỷ suất tài trợ Tỷ suất tự tài trợ là tỷ suất phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và tính chủ động trong kinh doanh của công ty qua ba thời điểm: Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn Bảng 9 : Tỷ suất tài trợ ĐVT : triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Nguồn vốn chủ sở hữu 13319,9 14776,5 13229,7 Tổng nguồn vốn 96656,7 111599,3 140882,8 Tỷ suất tài trợ 0,138 0,132 0,094 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Tỷ suất tự tài trợ, giảm theo các năm nhưng không đáng kể. Đó là do các khoản nợ phải trả tăng lên và nguồn vốn chủ sở hữu giảm đi. Với tỷ suất tự tài trợ thấp thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty là không được tốt. Công ty cần có các biện pháp hữu hiệu để nâng cao tỷ suất tài trợ. Vì các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn nên ta đi sâu phân tích sự biến động của các chỉ tiêu này. Nợ ngắn hạn là khoản nợ phải trả chủ yếu. Trong năm 2006 số nợ ngắn hạn là 91.532 triệu đồng chiếm 86.76%tổng số nguồn vốn và tương ứng ở thời điểm năm 2007 là 127.653 triệu đồng chiếm 90.61% tổng nguồn vốn. Năm 2007 nợ ngắn hạn tăng thể hiện công ty chưa chú ý đến việc thanh toán nợ cụ thể là các khoản phải trả cho người bán đã tăng 622.36% so với năm 2006, các khoản người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước và phải trả công nhân viên đều tăng tương ứng là 92,3%, 298,84% và 1037,70%. Nhưng đồng thời khoản vay ngắn hạn lại tăng lên 13.296,triệu đồng (50%)chứng tỏ công ty thiếu vốn nên phải huy động bằng hình thức vay ngắn hạn. Hình thức huy động vốn chủ yếu tại công ty là hình thức vay vốn ngân hàng mà không huy động ở các nguồn khác. Để linh hoạt hơn, chủ động hơn trong việc vay vốn và sử dụng vốn, công ty có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác như các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong công ty như nguồn vốn khấu hao cơ bản.., huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu trái phiếu, huy động vốn trong cán bộ công nhân viên của công ty. . .và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này, kết hợp sử dụng hài hoà các nguồn vốn với nhau để tận dụng triệt để chúng phục vụ tốt nhất cho mục đích của công ty. Nợ dài hạn năm 2007 cũng tăng lên so với năm 2006 là 1.755,05 triệu đồng (33,17%). Vốn huy động từ nợ dài hạn không đòi hỏi phải thanh toán ngay trong thời gian ngắn nên tạo điều kiện cho công ty có thời gian phát huy công dụng của đồng vốn, nếu công ty sản xuất kinh doanh có lãi thì việc trả nợ là không đáng lo ngại. Ngoài ra tình hình tài chính của công ty còn được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu công ty có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Vì vậy khi đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, không thể không xem xét tới khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán ngắn hạn. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ được trình bày ở phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Tình hình công nợ và khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sát thực trạng tài chính của công ty. Nếu công ty nợ ít, khả năng thanh toán dồi dào, không có hiện tượng nợ nần dây dưa kéo dài chứng tỏ tình hình tài chính hiện tại của công ty là khả quan, hứa hẹn sự phát triển mạnh trong tương lai. Ngược lại, nếu công nợ chiếm tỷ trọng lớn, công ty không có khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn thì điều này thể hiện tình trạng tài chính xấu, công ty sẽ mất dần khả năng thanh toán và có nguy cơ bị phá sản 1. Phân tích tình hình công nợ của công ty Công nợ của Công ty bao gồm các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ của Công ty, cụ thể ở đây là các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả trong năm 2007. Do vậy, để phân tích tình hình công nợ, ta đi sâu phân tích chỉ tiêu “Các khoản phải thu” và “Các khoản phải trả” theo số liệu trên Bảng Cân Đối Kế Toán năm 2007. Ta có kết quả như bảng 10 Bảng 10: Các khoản phải thu và các khoản phải trả ĐVT : triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH NĂM 2006 - 2005 CHÊNH LỆCH NĂM 2007-2006 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. CÁC KHOẢN PHẢI THU 78270,78 60557,00 68130 -17714 -22,63% 0 Phải thu của khách hàng 51373,79 32592,75 44782 -18781 -36,56% 12189 37,40% Trả trước cho người bán 11,00 6837,75 12 6827 62061% -6825 -99,82% Phải thu nội bộ 26783,56 20385,06 22474 -6399 -23,89% 2089 10,25% Phải thu khác 202,44 841,65 862 639 315,76% 20 2,42% Dự phòng phải thu khó đòi -100,00 -100,00 0 0 0,00% 100 -100% Tạm ứng 518,61 489,77 352 -29 -5,56% -138 -28,09% Tài sản thiếu 0 Thế chấp ký cược 0,02 -23435 -100,00% 12189 Tổng cộng 78789,42 61046,97 68482,16 -17742,45 -22,52% 7435 12,18% 2. CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ 82431,62 91532,14 120607,38 9100,52 11,04% ` Vay ngắn hạn 23 26595 39892 26572 117649% 13297 50,00% Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0 0 0 0 Phải trả cho người bán 1188 1282 9262 94 7,92% 7980 622,36% Người mua trả tiền trước 207 8506 16334 8299 4013,1% 7828 92,03% Thuế & các khoản phải nộp 846 -649 -2589 -1495 -176,71% -1940 298,84% Trả CBCNV 367 18 206 -348 -95,06% 188 1037,76% Trả nội bộ 54592 52004 52554 -2588 -4,74% 549 1,06% Phải trả khác 2646 3776 4949 1130 42,72% 1173 31,07% Tổng cộng 82432 91532 120607 9101 11,04% 29075 31,77% Nguồn : Phòng tài chính kế toán a. Phân tích các khoản phải thu Ta thấy, tổng các khoản phải thu ở Năm 2007 tăng so với năm 2006 là: 7435 triêu đồng), tức là tăng 12,18%. Chứng tỏ trong kỳ, công ty vẫn chưa chú ý đến việc thu hồi các khoản phải thu, chưa có các biện pháp hữu hiệu để làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng đồng thời giảm lượng vốn bổ sung cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng số các khoản phải thu tăng là do: + Các khoản phải thu của khách hàng tăng là chủ yếu. Khoản này ở năm 2007 đã tăng một số tuyệt đối so với năm 2006 là:12.189 triệu đồng, tức là tăng 37,40%. Điều này thể hiện Công ty chưa làm tốt công tác thu hồi vốn. + Các khoản phải thu nội bộ, phải thu khác, thế chấp ký quỹ ký cược đều tăng làm cho tổng các khoản phải thu tăng 2.088,5 triệu đồng.Tương ứng với tăng10,25%, chứng tỏ công ty chưa làm tốt công tác thu hồi các khoản nợ phải thu trong nội bộ công ty trong kỳ. Khoản tiền "Trả trước cho người bán" giảm đi : 6.825,3 triệu đồng). Hay là giảm đi 99.82%. “Trả trước cho người bán” là các khoản tiền công ty đặt trước, ứng trước cho người bán mà chưa nhận sản phẩm hàng hoá. Chỉ tiêu này giảm đi thể hiện công ty đã giảm bớt ứ đọng vốn trong khâu mua hàng, Công ty đã có các biện pháp để rút ngắn thời gian trong khâu mua hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Công ty không có dự phòng phải thu khó đòi cuối năm. Điều này chứng tỏ Công ty có mối quan hệ tốt với các bạn hàng, có các bạn hàng đáng tin cậy, do đó khả năng không thu hồi được nợ từ các khách hàng là không thể xảy ra. b. Các khoản phải trả Sau khi đã xem xét, phân tích và có những đánh giá khái quát về các chỉ tiêu về “Các khoản phải thu”, ta cần tiếp tục đi sâu phân tích chỉ tiêu “Các khoản phải trả” để thấy được mối liên quan giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, từ đó nhận biết chính xác hơn về tình hình công nợ của Công ty. Theo số liệu trên BCĐKT năm 2007 của Công ty, ta thấy cũng như các khoản phải thu, tổng các khoản phải trả cũng tăng lên ở cuối năm so với năm 2006 là 29075 triệu đồng tức là tăng 31.77%, cho thấy sự giảm sút thanh toán các khoản nợ phải trả của Công ty. Việc tăng các khoản phải trả là tăng tình trạng nợ nần dây dưa đồng thời thể hiện một thực trạng tài chính không khả quan, lành mạnh và việc kinh doanh trong tương lai sẽ có thể bị giảm sút. Sự tăng lên của tổng các khoản phải trả là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để làm rõ hơn, ta đi tính toán phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu trong “Các khoản phải trả”. Chỉ tiêu “Vay ngắn hạn” tăng so với công ty : 13.296,9 triệu đồng, chiếm 50% thể hiện công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên cần thêm vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất. Hay cũng có thể do 1 phần vốn lưu động của công ty bị ứ đọng trong một khâu nào đó của quá trình sản xuất (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, nguyên vật liệu tồn kho, trả trước cho người bán...) hoặc bị công ty khác chiếm dụng, vì vậy công ty phải vay thêm vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào chỉ tiêu "Doanh thu" trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của hai năm 2006 và 2007, ta thấy công ty năm 2007 doanh thu giảm đi : 5.184,8 triệu đồng so với năm 2006 thể hiện công ty sản xuất kinh doanh giảm hiệu quả so với năm trước. Nhưng mặt khác, tổng số tài sản hay tổng nguồn vốn của công ty giữa năm 2006 và năm 2007 lại tăng lên 29.283,5 triệu đồng (theo phân tích ở phần khái quát) chứng tỏ quy mô vốn hay suy ra là quy mô sản xuất của công ty tăng. Do vậy, có thể kết luận các khoản vay ngắn hạn của công ty tăng lên là để trả các khoản nợ và bổ sung vào vốn sản xuất kinh doanh do một phần vốn kinh doanh bị chiếm dụng. Các khoản: Phải trả người bán, người mua trả trước, thuế và các khoản phải nộp, phải trả CBCNV và phải trả khác đều tăng so với năm 2006. Các khoản này tăng thể hiện công ty chưa chú ý đến khâu thanh toán với bạn hàng, với Nhà nước, chưa nâng cao được uy tín với công ty trong quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng. Tuy nhiên, công ty lại trả nợ bằng nguồn vốn vay ngắn hạn. Do đó sẽ làm phát sinh thêm khoản chi phí trả lãi tiền vay. Công ty nên có các biện pháp thu hồi nhanh các khoản phải thu để bù đắp cho các khoản phải trả để không xảy ra tình trạng nợ quá hạn, chiếm dụng vốn bất hợp pháp. Như vậy, nhìn chung trong kỳ 2006-2007, các khoản phải thu và các khoản phải trả đều tăng. Điều này nói lên tình hình tài chính của Công ty là không khả quan. Công tác thu hồi nợ cũng như việc trả nợ chưa được Công ty quan tâm thực hiện, chưa giảm được tình trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến mất khả năng thanh toán, gây khó khăn cho tình hình tài chính của công ty, công ty sẽ bị mất dần tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và có thể có nguy cơ dẫn đến phá sản. c. Tỷ trọng các khoản phải thu chiếm trong tổng số vốn lưu động Tỷ trọng này cho biết mức độ ảnh hưởng của các khoản phải thu đến tình hình tài chính của công ty. Nếu tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động nhỏ và giảm từ đầu kỳ đến cuối kỳ thì tình hình tài chính của công ty là tốt và ngược lại, nếu tỷ trọng này lớn và tăng lên, chứng tỏ tình hình tài chính của công ty đang gặp khó khăn. Bảng 11 : Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động Đơn vị : Đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Các khoản phải thu (1) 78.270,78 61.046.9,68 68.482,1 Tổng số VLĐ (2) 89.798,98 98.769 112.428,5 Tỷ lệ[ (1) / (2)]*100% 87.16% 61,81 60,91 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Như vậy, tỷ trọng các khoản phải thu rất cao ( năm 2005 là 87,16%, 2006 là 61,81%, 2007 là 60,91%), điều này thể hiện một hiện trạng tài chính không được tốt lắm. Số vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng quá nhiều, dẫn đến ứ đọng vốn, làm thiếu vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Tỉ trọng này giảm dần theo các năm nhưng vẫn rất lớn, cho thấy công ty chưa thấy được thực trạng khó khăn, chưa thấy được nguy cơ của công ty nên chưa chú ý áp dụng các biện pháp để nhanh chóng thu hồi vốn trong các khâu của quá trình sản xuất. Với tỷ trọng các khoản phải thu trên 60%, công ty cần tiếp tục tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi các khoản nợ bên ngoài cũng như trong nôị bộ công ty để cân bằng các nguồn lực tài chính, nâng cao tổng số vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh và giảm số vốn bị chiếm dụng 2, Phân tích khả năng thanh toán của công ty Tình hình tài chính của công ty được thể hiện khá rõ nét thông qua khả năng thanh toán. Nếu công ty có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Vì vậy khi phân tích tình hình tài chính của công ty, nhất thiết phải phân tích khả năng thanh toán của công ty. Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của công ty, ta đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Nhu cầu thanh toán chính là các khoản cần phải thanh toán của công ty. Các chỉ tiêu về nhu cầu thanh toán được sắp xếp theo mức độ khẩn trương của việc thanh toán. Bảng 12 : Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán ĐVT : triệu đồng Nhu cầu thanh toán Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Các khoản phải thanh toán ngay 82432 88,32% 91532 94,54% 120607 94,48% 1. Các khoản nợ quá hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 2. Các khoản nợ đến hạn 82432 88,32% 91532 94,54% 120607 94,48% - Vay ngắn hạn (phải trả ngân hàng) 22586 24,20% 26595 27,47% 39892 31,25% - Phải trả người bán 1188 1,27% 1282 1,32% 9262 7,26% - Phải trả người mua 207 0,22% 8506 8,79% 16334 12,80% - Phải nộp ngân sách 846 0,91% -649 -0,67% -2589 -2,03% - Phải trả công nhân viên 367 0,39% 18 0,02% 206 0,16% - Phải trả nội bộ 54592 58,49% 52004 53,71% 52554 41,17% - Phải trả khác 2646 2,83% 3776 3,90% 4949 3,88% II. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới 905 0,97% 5291 5,46% 7046 5,52% - Vay dài hạn 9015 9,66% 52902 54,64% 7046 5,52% - Nợ dài hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Cộng 93337 100,00% 96823 100,00% 127653 100,00% Khả năng thanh toán 0 0 0 I. Các khoản có thể thanh toán ngay 2635 3,26% 11548 16,02% 5377 7,31% 1. Tiền mặt 786 0,97% 439 0,61% 719 0,98% 2. Tiền gửi ngân hàng 1849 2,29% 11109 15,41% 4658 6,34% II. Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới 78271 96,74% 60557 83,98% 68130 92,69% 1. Các khoản phải thu 78271 96,74% 60557 83,98% 68130 92,69% Cộng 80906 100,00% 7211 100,00% 73507 100,00% Nguồn : Phòng tài chính kế toán a. So sánh nhu cầu và khả năng thanh toán Trên cơ sở bảng số liệu về nhu cầu và khả năng thanh toán này ta tiến hành so sánh nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty trong từng giai đoạn. Đối với các khoản cần phải thanh toán ngay, trong 3 năm ,các khoản có thể dùng để thanh toán ngay đều nhỏ hơn nhiều so với các khoản cần phải thanh toán ngay. Điều này thể hiện Công ty không có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn. Do vậy, nếu cần thiết Công ty sẽ phải huy động đến các nguồn khác như các khoản đầu tư dài hạn, hay dùng tài sản cố định để trả nợ Còn với các khoản cần phải thanh toán trong thời gian tới, ở thời điểm năm 2005 có khoản vay dài hạn 9.015 triệu đồng, năm 2006 52.902 triệu đồng, đến năm 2007 là 7.046 triệu đồng. Các khoản có thể dùng để thanh toán trong thời gian tới cho khoản vay dài hạn này là "Các khoản phải thu" ở năm 2005 là 78.271 triệu đồng, năm 2006 là 60.557 triệu đồng, năm 2007 là 68.130 triệu đồng. Ta thấy khả năng thanh toán trong năm 2006 của Công ty là thực hiện được bởi vì nhu cầu thanh toán lại nhỏ so với khả năng thanh toán, trái ngược với khả năng thanh toán nợ đến hạn, còn nhu cầu thanh toán của năm 2005, 2007 không thực hiện được bởi vì nhu cầu thanh toán lớn hơn khả năng thanh toán. Như vậy, khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của Công ty thấp là do Công ty đã để ứ đọng vốn quá nhiều ở khoản mục "Các khoản phải thu" là các khoản không thể chuyển ngay thành tiền khi cần thiết. Công ty cần tích cực hơn trong công tác thu hồi các khoản phải thu, tăng lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền để tăng khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn khi cần thiết. b. Hệ số khả năng thanh toán Cũng qua bảng số liệu về nhu cầu và khả năng thanh toán, ta tính ra được "Hệ số khả năng thanh toán" phản ánh khả năng thanh toán của công ty ở từng giai đoạn hay cả kỳ phân tích. Hk = Bảng 13: Hệ số khả năng thanh toán Đơn vị :Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Khả năng thanh toán 80.906 72.105,1 73.506,8 Nhu cầu thanh toán 93.336,8 96.822,8 127.653 Hk 0,87 0,74 0,58 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Hệ số khả năng thanh toán của công ty giảm theo các năm thể hiện khả năng thanh toán giảm dần. Nhưng hệ số này cũng tương đối lớn thể hiện công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ. Nguyên nhân của việc giảm hệ số khả năng thanh toán chủ yếu là do các khoản vay ngắn hạn và các khoản vay dài hạn tăng lên làm cho nhu cầu thanh toán tăng lên, mặt khác khả năng thanh toán có tốc độ tăng chậm. Do đó làm cho hệ số khả năng thanh toán giảm. c. Hệ số thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả Hệ số thanh toán hiện hành là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này có vai trò rất quan trọng trong việc xem xét tình hình tài chính của công ty. Nếu công ty có chỉ số này luôn lớn hơn hoặc bằng 1 thì công ty bảo đảm được khả năng thanh toán và ngược lại. Bảng 14 : Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Đơn vị : Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Tổng số tài sản 96.656,7 111.599,3 140.882,8 Tổng nợ phải trả 83.336,8 96.822,8 127.653 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1.16 1.15 1.1 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Hệ số thanh toán hiện hành của công ty qua các năm giảm dần nhưng đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán chung của công ty là tốt, tình hình tài chính ổn định, bình thường. d. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong kỳ báo cáo, ta sử dụng chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn”. = Hệ số thanh toán ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (là các khoản nợ phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của công ty là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty càng thấp. Căn cứ vào số liệu bảng cân đối kế toán của Công ty ta tính được hệ số thanh toán nợ ngắn hạn qua các năm : Bảng 15 : Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Đơn vị :Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 89799,0 98769,1 112428,6 Tổng số nợ ngắn hạn 82431,6 91532,1 120607,4 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1,09 1,02 0,88 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Như vậy, Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty giảm dần qua các năm ở năm 2005, 2006 hệ số thanh toán nợ xấp xỉ 1 thể hiện tình hình tài chính là bình thường, đến năm 2007 hệ số thanh tóan nợ nhỏ hơn 1 thể hiện việc thanh toán nợ của công ty thấp. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do Tổng nợ ngắn hạn tăng lên với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, nợ ngắn hạn tăng nhanh năm 2006 so với năm 2005 là 11,04%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 31,77% mà nợ dài hạn năm 2006 so với năm 2005 giảm 4,74%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 33,17 % để đầu tư vào tài sản cố định. Bên cạnh đó do tài sản cố định tăng nhanh năm 2006 so với năm 2005 là 16,9%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 238%. Nhưng với hệ số thanh toán nợ ngắn hạn như vậy là có thể đủ đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn của công ty. e. Hệ số thanh toán nhanh Bên cạnh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, để nắm được khả năng thanh toán tức thời của công ty, ta đi tính và so sánh chỉ tiêu "hệ số thanh toán nhanh". Hệ số thanh toán nhanh (Hệ số thanh toán tức thời) = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong kỳ báo cáo. Thực tế cho thấy, hệ số thanh toán nhanh nếu > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu < 0,5 thì công ty có thể gặp khó khăn trong công nợ và do đó, có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ta tính được hệ số thanh toán nhanh thông qua số liệu bảng Cân đối kế toán của Công ty như sau: Bảng 16 : Hệ số thanh toán nhanh Đơn vị : Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Tổng số tiền và tương đương tiền 2635,3 11548,1 5377,0 Tổng số nợ ngắn hạn 82431,6 91532,1 120607,4 Hệ số thanh toán nhanh 2.83 1.95 1.32 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Hệ số thanh toán nhanh của công ty khá cao và cũng tăng đều qua các năm. Năm 2005 đạt 2,83, năm 2006 đạt 1,95 và năm 2006 là 1,32. So với hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn. Trong tài sản cố định vốn bằng tiền và các khoản phải thu chiến 83,61% năm 2005; 64,61% năm 2006; 52,18% năm 2007. Trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ chiếm 85,26% năm 2005, năm 2006 là 82,02%, năm 2007 là 85,61%. Hơn nữa, vốn bằng tiền và các khoản phải thu giảm qua các năm. Đối với vốn bằng tiền: năm 2006 tăng 338,21% so với năm 2005 và năm 2007 giảm 53% so với năm 2006. Đối với các khoản phải thu năm 2006 giảm 22,63% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 13% so với năm 2006. Với hai lý do trên hệ số thanh toán nhanh của công ty không ổn định, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ bởi vì vào lúc cần, công ty có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản với giá thấp để trả nợ. Công ty cần phải tăng lượng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để chủ động hơn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ có đủ khả năng để đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn cho công ty. f. Hệ số thanh toán nợ dài hạn và hệ số thanh toán lãi vay Ngoài các chỉ tiêu trên còn có một số chỉ tiêu khác để làm rõ hơn tình hình thanh toán của công ty như hệ số thanh toán nợ dài hạn, hệ số thanh toán lãi vay. Hệ số thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bằng nguồn vốn vay dài hạn của công ty trong kỳ báo cáo. Nếu hệ số này ³ 1 thì chứng tỏ công ty bảo đảm khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao TSCĐ, nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1 càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty thấp, công ty buộc phải dùng các nguồn vốn khác để trả nợ. Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ vốn vay DH Tổng số nợ dài hạn Còn hệ số thanh toán lãi vay dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ hay nói cách khác, hệ số này cho ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không. = Tuy nhiên, các chỉ tiêu “Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay dài hạn hoặc nợ dài hạn” và “Lãi vay phải trả" không được phản ánh trên các báo cáo tài chính của công ty mà phải thu thập trên các sổ kế toán chi tiết. Cho nên trong phạm vi đề tài này không thể tính toán và phân tích các hệ số trên. Nhưng qua việc phân tích về nhu cầu thanh toán, khả năng thanh toán cùng với việc xác định một số hệ số về khả năng thanh toán của công ty, ta cũng đã có thể có một số đánh giá nhất định về tình hình thanh toán của công ty. Nói chung, công ty có đủ khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ. Nhưng đối với các khoản nợ đến hạn, các khoản cần thanh toán nhanh, thanh toán ngay thì khả năng thanh toán của công ty lại thấp. Đây là một điểm yếu trong khâu thanh toán mà công ty cần khắc phục. Qua phân tích ta thấy đó là do cơ cấu TSLĐ của công ty “Các khoản phải thu” và “Hàng tồn kho” chiếm tỷ trọng lớn so với khoản mục “Tiền”. Cụ thể với năm 2007 là : Các khoản phải thu chiếm 60557 triệu đồng (61.31% TSLĐvà ĐTNH); Hàng tồn kho là 23672,4 triệu đồng (23.97%) trong khi tiền chiếm 11.69% TSLĐ (11548 triệu đồng), còn các khoản ĐTTC ngắn hạn không có. Công ty cần điều chỉnh lại cơ cấu này bằng cách tăng cường công tác thu hồi các khoản phải thu để tăng lượng tiền mặt và tiền gửi, tham gia vào các hoạt động ĐTTC ngắn hạn, từ đó có cơ sở để nâng cao khả năng thanh toán tức thời của công ty. III. PHẤN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA VỐN. 1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Vốn là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đều liên quan đến vốn. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn là một chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác nó phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của công ty trong việc tối đa hóa kết quả lợi ích và tối thiểu hoá lượng vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục đích kinh doanh. Kết quả lợi ích do sử dụng vốn phải thoả mãn: đáp ứng được lợi ích của công ty, của các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất đồng thời nâng cao được lợi ích của nền kinh tế xã hội. Như vậy, có thể nói hiệu quả sử dụng vốn là một bộ phận tạo ra hiệu qủa sản xuất kinh doanh của công ty. Và phân tích hiệu quả sử dụng vốn là một phần không thể thiếu trong phân tích tình hình tài chính của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện trên 2 mặt : bảo toàn được vốn và tạo ra các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt là kết quả về sức sinh lời của đồng vốn. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn, ta lần lượt phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ và TSLĐ, sau đó phân tích khả năng sinh lợi của đồng vốn. Trước hết, ta đi xem xét khái quát hiệu quả sử dụng vốn của công ty thông qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn tổng tài sản của công ty. 2. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản Hiệu qủa sử dụng tổng tài sản được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng trong phạm vi đề tài này ta chỉ nghiên cứu các chỉ tiêu sau: - Sức sản xuất của tổng tài sản - Sức sinh lợi của tổng tài sản. - Suất hao phí của tổng tài sản. * “Sức sản xuất của tổng tài sản” là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần (hay giá trị sản lượng). Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng tài sản càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng giảm. Sức sản xuất của tổng tài sản = Doanh thu thuần (hoặc Giá trị sản lượng) Tổng tài sản bình quân Trong đó: Tổng doanh thu thuần được lấy căn cứ vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng tài sản bình quân trong kỳ được tính bằng cách lấy tổng giá trị tài sản hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ chia 2; * Chỉ tiêu thứ 2 là sức sinh lợi của tổng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế (hay lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp ). Sức sinh lợi của tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng cao và ngược lại Sức sinh lời của tổng TS = LN thuần trước thuế Tổng tài sản bình quân * Cuối cùng, ta đi tính chỉ tiêu “ Suất hao phí của tổng tài sản “ Suất hao phí của tổng TS = Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận thuần Chỉ tiêu này biểu hiện, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần hoặc giá trị tổng sản lượng, công ty cần có bao nhiêu đơn vị tổng tài sản bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp và ngược lại. Chỉ tiêu này ngược lại với chỉ tiêu “Sức sinh lợi của tổng tài sản”. Ta tính được kết quả của 3 chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản như sau : Bảng 17 : Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản Đơn vị : triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Doanh thu thuần 69781 136547 131362 LN thuần trước thuế 1406 2694 1601 Tổng giá trị hiện có TS đầu kỳ 63245 96657 111599 Tổng giá trị hiện có TS cuối kỳ 96657 111599 140883 Sức sản xuất của tổng tài sản 0.87 1.31 1.04 Sức sinh lời của tổng TS 0.018 0.026 0.013 Suất hao phí của tổng tài sản 56.87 38.65 78.83 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Với chỉ tiêu: “Sức sản xuất của tổng tài sản “: Các số liệu ở bảng trên cho thấy sức sản xuất của tổng tài sản của năm 2006 cao nhất so với năm 2005 và năm 2007, và tổng tài sản được sử dụng hiệu quả nhất vì thực tế kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2006 là lớn nhất. Chỉ số sức sản xuất của tổng tài sản của năm 2006 cao là do tổng tài sản tăng 15.46% và doanh thu tăng 95.68% so với năm 2005. Năm 2007 sức sản xuất của tổng tài sản là 0,93 là do tổng tài sản tăng 26.26% và doanh thu thuần giảm 3.80% so với năm 2006. Để nhận xét chỉ tiêu này cần kết hợp với chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động và hiệu suất sử dụng tài sản cố định vì hiệu suất sử dụng tổng tài sản chịu ảnh hưởng của cả hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động. Ngoài việc so sánh lợi nhuận với doanh thu, ta còn so sánh lợi nhuận với tổng tài sản để xem xét 1 đồng tài sản thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nói chung từ bảng tính chỉ tiêu, sức sinh lờicủa tổng tài sản của Công ty xây dựng Vinaconex 6 khá thấp. Xét trong cả 3 năm 2005, 2006, 2007 thì năm 2006 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất. Năm 2007 có xu hướng chững lại, sức sinh lời của tổng tài sản thấp chỉ đạt 0,013 nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra 1,3 đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này thấp là do lợi nhuận thu được năm 2007 giảm do lợi nhuận thu được năm 2007 giảm so với năm 2006 là 40.56% trong khi tài sản năm 2007 tăng so với năm 2005 là 26.24%. Sức sinh lời của tổng tài sản năm 2006 tăng so với năm 2005 là do lợi nhuận năm 2006 tăng số tương đối so với năm 2005 là 91.64%tăng nhanh hơn tài sản năm2006 tăng số tương đối so với năm 2005 là 15.46% nên hệ số sinh lời tài sản năm 2006 vẫn tăng so với năm2005. Với hệ số sinh lời tài sản và doanh thu năm 2007, công ty cần điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh. Với chỉ tiêu : Suất hao phí tổng tài sản ở cả ba năm đều cao. Để có 1 đơn vị lợi nhuận trước thuế cần tới 56,87 đơn vị tổng tài sản năm 2005; 38,65 đơn vị tổng tài sản (năm 2006); 78,83 đơn vị tổng tài sản (năm 2007). Chỉ tiêu này năm 2007 tăng so với năm 2006 chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản có sự giảm xuống. Công ty cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản để tăng lợi nhuận cho công ty, giảm chi phí đầu tư cho tài sản . 3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tài sản của công ty bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, ta phân tích trên 2 góc độ tài sản cố định và tài sản lưu động. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định, sử dụng các chỉ tiêu sau: - Sức sản xuất của tài sản cố định - Sức sinh lợi của tài sản cố định. - Suất hao phí của tài sản cố định. * Chỉ tiêu “Sức sản xuất của tài sản cố định” phản ánh một đơn vị nguyên giá bình quân (hay gía trị còn lại bình quân) tài sản cố định đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần (hay giá trị sản lượng) sức sản xuất của tài sản cố định càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tài sản cố định càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng giảm. Sức sản xuất của tài sản cố định = Tổng số DTT (hoặc giá trị tổng sản lượng) Nguyên giá bình quân tài sản cố định (hoặc giá trị còn lại bình quân) Trong đó: Nguyên giá bình quân tài sản cố định được tính như sau: Nguyên giá bình quân Tài sản cố định = Tổng nguyên giá tài sản cố định hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ 2 * Chỉ tiêu “Sức sinh lợi của tài sản cố định” cho biết 1 đơn vị nguyên giá bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) tài sản cố định đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế (hay lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp) sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại. Sức sinh lợi của tài sản cố định = Lợi nhuận trước thuế Nguyên giá bình quân tài sản cố định (hay giá trị còn lại bình quân tài sản cố định) * Chỉ tiêu thứ 3 là chỉ tiêu “ suất hao phí của tài sản cố định”: Suất hao phí của tài sản cố định = Nguyên giá bình quân hay giá trị còn lại bình quân tài sản cố định DTT hay lợi nhuận thuần (hay giá trị tổng sản lượng) Chỉ tiêu này cho thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần hoặc giá trị tổng sản lượng, công ty cần phải có bao nhiêu đơn vị nguyên giá bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) tài sản cố định. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng thấp. Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, ta tính được kết quả theo bảng sau: Bảng 18 : Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Đơn vị : Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Doanh thu thuần 69781 136547 131362 LN thuần trước thuế 1406 2694 1601 Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có đầu kỳ 13557 16581 18937 Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có cuối kỳ 16581 18937 39152 Nguyên giá bình quân TSCĐ 15069 17759 29045 Sức sản xuất của TSCĐ 4,63 7,69 4,52 Sức sinh lợi của TSCĐ 0,01 0,15 0,06 Suất hao phí của TSCĐ 0,22 0,13 0,22 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Như vậy, từ năm 2005 sang năm 2006, sức sản xuất TSCĐ tăng từ 4,63 lên 7,69; sang năm 2007, sức sản xuất của tài sản cố định bị giảm so với năm 2006, từ 7,69 còn 4,6. Căn cứ vào chỉ tiêu này thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty bị giảm. Với chỉ tiêu Sức sinh lợi của TSCĐ cũng có quy luật như sức sản xuất của tài sản cố định bên cạnh đó Suất hao phí của tài sản cố định ở năm 2005 là 0,22; năm 2006 là 0,131; năm 2007 là 0,22 tăng lên so với năm 2006 càng khẳng định việc sử dụng tài sản cố định không hiệu quả. PHẦN 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Tình hình hoạt động: Công ty Cổ phần Vinaconex 6 là doanh nghiệp hạng I, không ngừng đầu tư các công nghệ xây dựng mới, thiết bị tiên tiến để nâng cao năng lực thi công trong tất cả các lĩnh vực, thực hiện chiến lược tạo nguồn để phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 để bảo đảm chất lượng, tiến độ sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng của Công ty. Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển mạnh trong kinh doanh và chú trọng công tác đa dạng hoá sản phẩm, uy tín của Vinaconex 6 ngày càng được nâng cao trên thị trường. Từ khi cổ phần hoá đến nay các chỉ tiêu đều tăng trưởng mạnh, đặc biệt là lợi nhuận và doanh thu: Đảm bảo việc làm và thu nhập cho hơn 1000 CBCNV, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước (năm 2007 nộp NSNN sấp sỉ 20tỷ đồng). Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh luôn tăng trưởng cao và ổn định từ 15% đến 30% hàng năm. Luôn hoàn thành và vượt mức kế hoạch năm đặt ra. Giá trị tài sản của doanh nghiệp không ngừng tăng thêm, tăng 1.66 lần so với thời điểm 31/12/2006, Chi trả cổ tức đạt 15%/năm. Vốn điều lệ ban đầu là 6,5 tỷ đồng vào năm 2000, Công ty đã không ngừng tăng vốn điều lệ , nâng cao năng lực tài chính đáp ứng khả năng đầu tư, và thi công các côngtrình lớn, đạt 40 tỷ đồng vào thời điểm hiện tại. Trong 2 năm qua, Công ty đã tham gia thi công nhiều dự án nhóm A của Tổng công ty có quy mô lớn, địa hình đặc thù thi công phức tạp: Tham gia xây dựng các hạng mục thuộc dự án xây dựng nhà máy xi măng Cẩm Phả với giá trị gần 55 tỷ đồng; tham gia xây dựng các hạng mục thuộc dự án xây dựng nhà máy xi măng Yên Bình với giá trị hơn 40 tỷ đồng; tham gia xây dựng các hạng mục thuộc dự án nước Sông Đà với giá trị gần 45 tỷ đồng; tham gia xây dựng các hạng mục thuộc dự án đường Láng Hoà Lạc, Trung tâm hội nghị Quốc Gia; dự án CP-2B xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng khu đô thị Bắc Thăng Long Vân Trì và các nhà máy có giá trị lớn tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long; thi công 5 công trình nhà cao tầng (>=15 tầng) trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với giá trị hợp đồng từ 20 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng/hợp đồng... Hiện tại, công ty đã và đang chuẩn bị tham gia thi công công trình 29T2, khu N05 Đông Nam Trần Duy Hưng (29 tầng) với giá trị sản lượng ước đạt 100 tỷ đồng. Với công tác đầu tư kinh doanh bất động sản, đơn vị đang triển khai thực hiện Dự án đầu tư: Công trình Hỗn hợp văn phòng làm việc kết hợp Nhà ở cao tầng H10 Thanh Xuân Nam và Dự án khu biệt thự nhà vườn Vinaconex6 - Đại Lải ... 2. Mục tiêu chủ yếu của công ty Xây dựng các công trình đạt chất lượng, tiến độ, an toàn và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo uy tín Công ty là mục tiêu hàng đầu của Vinaconex 6 Cải tiến không ngừng trong quản lý sản xuất kinh doanh, phát triển đa doanh, đa dạng hoá sản phẩm, khả năng cạnh tranh và thoả mãn khách hàng là sức mạnh của Vinaconex 6. Duy trì, phát triển và tập trung sức mạnh tập thể, thống nhất một khối trong đường lối lãnh đạo, đoàn kết nhất trí trong toàn thể cán bộ công nhân viên là đường lối của Vinaconex 6 Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên, đầu tư chiều sâu trang thiết bị và áp dụng các công nghệ mới là trách nhiệm của Vinaconex 6 Kinh doanh có lãi, bảo toàn, phát triển vốn và đảm bảo quyền lợi của các cổ đông là trách nhiệm của Vinaconex 6 Xây dựng thương hiệu Công ty trở thành một thương hiệu mạnh trong ngành là mục tiêu của Vinaconex 6. 3. Chiến lược phát triển trung và dài hạn Tăng cường công tác tiếp thị, thông tin thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trong đó đặc biệt coi trọng đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, mở rộng đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá hình thức đầu tư. Tăng cường sự hợp tác với các đơn vị bạn để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thông qua các hình thức liên doanh, liên kết trong kinh doanh. Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý chất lượng, tiến độ các công trình xây lắp. áp dụng triệt để quy trình quản lý chất lượng của Công ty tới toàn thể các bộ phận. Chú trọng công tác đào tạo, tuyển chọn xây dựng lực lượng, nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu SXKD ngày một cao. Trong thời gian tới, thị trường xây dựng sẽ còn biến động lớn, do vậy Công tác dự báo, cập nhật thông tin, nghiệp vụ đấu thầu, nghệ thuật đàm phán hợp đồng phải được tổ chức, chỉ đạo hoạt động có hiệu quả hơn, quyết liệt hơn và nguồn vốn cần để dự trữ, bình ổn nguyên vật liệu chính cho các công trình cũng cần nhiều hơn. Triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn, đạt hiệu quả cao các dự án đầu tư đang thực hiện Khai thác, sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị đã có và đầu tư mua sắm thêm thiết bị máy móc, công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất. Kiện toàn và nâng cao năng lực các Phòng ban, đội xây dựng trực thuộc, bộ phận giám sát và quản lý dự án. Tiếp tục cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc và sinh hoạt của CBCNV trên từng công trường. Tăng cường công tác thu hồi vốn. Thu hút thêm nguồn vốn để phục vụ SXKD: vay vốn, phát hành thêm cổ phần (tăng vốn điều lệ, vay vốn ngân hàng, huy động góp vốn, ). Đẩy mạnh các lĩnh vực kinh doanh khác như đầu tư bất động sản, chứng khoán, tài chính, kinh doanh XKLĐ. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý điều hành của Công ty. 4. Triển vọng và kế hoạch trong tương lai: Ngoài việc sản xuất kinh doanh chính như hiện nay, trong những năm tới Công ty đang xây dựng kế hoạch mở rộng đầu tư về lĩnh vực kinh doanh bất động sản trên địa bàn Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Tăng tỷ trọng đầu tư kinh doanh bất động sản trong doanh thu từ đó tăng lợi nhuận hoạt động SXKD. Trong năm 2008 nếu có điều kiện thuận lợi (vốn, công nghệ, mặt bằng), Công ty sẽ tiến hành đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng (như trạm trộn bê tông, sản xuất kết cấu thép, ), tiếp tục kinh doanh cho thuê máy móc thiết bị và từng bước tham gia đầu tư kinh doanh tài chính, chứng khoán. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY Khi tiến hành hoạt động phân tích tài chính của Công ty xây dựng Vinaconex 6 cho thấy còn gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong đó một số nguyên nhân có thể khắc phục được, còn một số nguyên nhân nằm ngoài tầm xử lý của Công ty như thông tin của các công ty cùng ngành. Mặt khác kết quả phân tích tài chính cho thấy tình hình tài chính của Công ty còn một số điểm yếu cần khắc phục. Vì vậy để hoạt động phân tích tài chính được tiến hành thuận lợi và để cải thiện tình hình tài chính của Công ty được tốt hơn em xin đưa ra một số biện pháp sau 1. Lập kế hoạch tài chính: Kế hoạch tài chính là một chiến lược cực kỳ quan trọng, nó quyết định trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty. Vì vậy, khi lập kế hoạch tài chính không chỉ dựa vào các kế hoạch mà tổng công ty giao, mà còn phải căn cứ vào thực tế hoạt động của Công ty trong thời gian trước cũng như khả năng thực hiện trong thời gian tới. Muốn vậy, nhà quản lý cần phải dựa vào kết quả phân tích tài chính tại Công ty để nắm bắt được tình hình. Kế hoạch tài chính của Công ty hiện nay mới chỉ là những dự tính ngắn hạn (cho năm tiếp theo) cho một số chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân. Công ty cần phải xây dựng một kế hoạch dài hạn với các chiến lược phát triển lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời, Công ty cũng cần xác định các kế hoạch cụ thể, chi tiết về quản lý tài chính ngắn hạn như quản lý ngân quỹ, các khoản phải thu, dự trữ và nợ ngắn hạn. - Vì cơ chế điều chuyển vốn của Công ty là cơ chế điều chuyển vốn tập trung, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty nên xem xét sự thiết lập một dòng thông tin thống nhất giữa các bộ phận có kế hoạch sử dụng vốn và bộ phận đáp ứng nhu cầu về vốn. Cụ thể là phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty với các Phòng Kỹ thuật, Phòng Đầu tư, và bộ phận kế toán của các đơn vị trực thuộc thông qua mạng nội bộ để việc điều chuyển vốn được kịp thời tránh tình trạng nơi thừa vốn nơi thiếu vốn. 2. Tăng cường thúc đẩy hoạt động Marketing - Tăng cường thúc đẩy hoạt động Marketing ở các đơn vị sản xuất- kinh doanh trực thuộc Công ty, không ngừng tiết kiệm chi phí, chủ yếu là chi phí quản lý công ty. III . KIẾN NGHỊ Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty em xin đưa ra một số kiến nghị với công ty và với các cơ quan nhà nước như sau: 1. Đối với công ty - Công ty nên chú trọng hơn nữa công tác thẩm định năng lực tài chính khách hàng trước khi ra quyết định cho khách hàng nợ (bao gồm cả năng lực tài chính và năng lực pháp lý) tăng cường công tác theo dõi và thu hồi công nợ. - Phân tích tài chính là một công việc phức tạp đòi hỏi nhà phân tích phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực này và phải hiểu biết sâu sắc tình hình của Công ty. Hiện nay Công ty cũng như hầu hết các công ty khác đều chưa có cán bộ chuyên trách, phân tích tài chính được tiến hành sơ lược bởi các kế toán viên. Vì vậy để hoạt động phân tích tài chính đạt kết quả cao, Công ty cần có sự đầu tư thích đáng, có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo hoặc tuyển dụng cán bộ chuyên đảm nhiệm về phân tích tài chính. - Công ty cần tiến hành phân tích tài chính thường xuyên và định kỳ để nắm bắt tình hình tài chính một cách chính xác và ra các quyết định tài chính kịp thời. 2. Đối với nhà nước Qua nghiên cứu phân tích tài chính, chúng ta đã thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đối với Công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, mức độ cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt, các công ty không ngừng tìm kiếm các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Và các giải pháp đưa ra ở trên là thiết thực đối với Công ty xây dựng số 6 –Vinaconex 6 . Tuy nhiên để các giải pháp được thực hiện tốt, có động lực thúc đẩy đối với công ty thì từ phía Nhà nước cần co sự hỗ trợ tích cực thông qua việc ban hành các qui định, các chính sách cụ thể về phân tích tài chính, quản lý tài chính, môi trường kinh doanh thuận lợi... cho các công ty. Xuất phát từ suy nghĩ đó em xin đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Thứ nhất: Để tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin kinh tế tài chính đầy đủ, chính xác, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán Trong hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều biến chuyển lớn, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện, ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Ngày 20/5/1988 Hội đồng nhà nước đã công bố Pháp lệnh kế toán- thống kê. Sự ra đời của pháp lệnh này góp phần tạo ra sự quản lý thống nhất chế độ kế toán ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay thì còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với vị trí của nó trong quản lý kinh tế. Điều này đòi hỏi hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam không ngừng hoàn thiện và phát triển, đổi mới sâu sắc và toàn diện trên nhiều nội dung. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược Tài chính- Kế toán 2000-2010 cũng đã chỉ rõ “ Cải thiện môi trường pháp lý về lĩnh vực tài chính”, “ Kiện toàn hệ thống kế toán thống kê nhằm đảm bảo tính trung thực trong công tác kế toán, thống kê”, “ Hệ thống kế toán, kiểm toán, thống kê là điều kiện tiên quyết để thực hiện giám sát tài chính”. Hiện nay Luật kế toán đã được ban hành Nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển ổn định do đó Nhà nước cần ban hành các chính sách hạch toán kế toán ổn định tránh tình trạng thay đổi liên tục gây khó khăn cho các công ty. Bộ tài chính yêu cầu các Công ty phải lập đầy đủ các BCTC với các mẫu bảng biểu thống nhất. Các cơ quan kiểm toán Nhà nước cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để đảm bảo tính khách quan của công tác kiểm toán, tăng cường sự kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với các công ty một cách kịp thời và đầy đủ để phát hiện những bất hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế toán, nhằm kiểm chứng tính chính xác, trung thực các số liệu tài chính của công ty góp phần mang lại một kết quả phân tích tài chính được sát thực hơn. Thứ hai: Để lành mạnh hóa tài chính công ty, cần quy định bắt buộc Công ty phải nộp báo cáo phân tích tài chính hàng năm. Thậm chí Nhà nước cần có những qui định cụ thể về thời gian nộp báo cáo, qui định về việc công bố thông tin phân tích tài chính trên phương tiện thông tin đại chúng, và qui định về trình độ của người tiến hành phân tích. Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy công ty hoạt động sản xuất hiệu quả hơn, làm lành mạnh hoá tài chính công ty. Bộ Tài chính có thể hỗ trợ thêm bằng cách mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về phân tích tài chính cho các công ty nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ phân tích. Bộ tài chính cần có quy định yêu cầu các công ty bắt buộc phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm cung cấp các thông tin về luồng tiền vào, ra trong kỳ, phản ánh trạng thái động của công ty để bổ sung cho các tài liệu khác như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh khi đánh giá về hoạt động của công ty. Vì thực tế hiện nay rất nhiều các công ty Việt Nam chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bộ tài chính cần tiến tới yêu cầu các công ty phải thực hiện phân tích tài chính một cách nghiêm túc để tự đánh giá hoạt động tài chính của mình đề ra phương huớng phát triển và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên, để các cơ quan này nắm vững hơn tình hình hoạt động của đơn vị mình quản lý để có các quyết định quản lý thích hợp và thúc đẩy được hoạt động phân tích tài chính phát triển. Nhà nước nên có quy định yêu cầu các công ty phải công khai các báo cáo tài chính để làm cơ sở cho việc phân tích tài chính được dễ dàng và thuận lợi hơn. Hiện nay chỉ có trong công ty là có đủ tài liệu để phân tích tài chính còn những người ngoài công ty chưa thể tìm hiểu cụ thể về công ty mà mình quan tâm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các công ty Nhà nước chuyển thành các Công ty cổ phần. Thứ ba: Để có chuẩn mực, thước đo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Nhà nước phải qui định về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành. Chỉ tiêu ngành sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho các công ty, nó là cơ sở tham chiếu để các nhà phân tích có thể đưa ra các nhận xét, đánh giá, kết luận về hoạt động tài chính của công ty mình một cách chính xác. Tuy nhiên hiện nay, chúng ta đã có chỉ tiêu trung bình ngành nhưng chưa đầy đủ và không kịp thời, chưa thể hiện được vai trò tham chiếu nên gây ra cho công ty nhiều khó khăn, lúng túng khi đối chiếu đánh giá hoạt động của công ty mình. Do đó chính phủ cần sớm có những văn bản hướng dẫn việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình các ngành. Các cơ quan có trách nhiệm cần phối hợp xây dựng để có sự thống nhất trong toàn nền kinh tế, bảo đảm tính chuẩn mực, khách quan cho những chỉ tiêu này. Thứ 4: Để nâng cao hoạt động tài chính của công ty, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý tài chính đối với công ty. Hệ thống cơ chế quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong quản trị tài chính công ty. Đây là cơ sở pháp lý thống nhất để các đơn vị tiến hành hạch toán kinh doanh, lập các báo cáo tài chính phục vụ cho công tác phân tích tài chính và quản trị tài chính đơn vị mình. Ngoài ra để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty Nhà nước cần xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để mở rộng kênh dẫn vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các quĩ, các công ty tài chính trên thị trường để các công ty có thể huy động vốn dễ dàng hơn, có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính phủ cần sớm thành lập một cơ quan chuyên thu thập số liệu để đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành mang tính cập nhật nhất để các công ty có cơ sở tham chiếu trong việc đánh giá vị thế của công ty mình Chính phủ cần có biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường chứng khoán để tạo nhiều kênh huy động vốn cho công ty. Mặt khác cần tăng cường công tác cổ phần hoá các công ty Nhà nước để tạo thêm nhiều hàng hoá cho thị trường tài chính từ đó thúc đẩy nhu cầu cần thiết phải phân tích tài chính công ty tạo động lực đưa nền kinh tế phát triển hoà nhập cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7844.doc
Tài liệu liên quan