Đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty xây lắp 665

Việc tổ chức phù hợp, khoa học đem lại năng suất cao trong hoạt động: góp phần tiết kiệm tránh lãng phí các nguồn lực, tổ chức thực hiện triển khai công việc dễ dàng, thuận lợi.Công ty xây lắp 665 cũng luôn kiện toàn hệ thống tổ chức, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật theo quyết định số 17/2000 của bộ xây dựng để không ngừng nâng cao chất lượng các công trình. Cần có sự phân công chức năng quyền hạn rõ ràng, thống nhất giữa các phòng ban, các tổ đội sản xuất, các xí nghiệp cũng như các cá nhân. Đảm bảo an toàn lao động về người và phương tiện thi công đồng thời thực hiện công tác bảo hộ lao động theo đúng quy định an toàn trong thi công sản xuất, phấn đấu đảm bảo 100% công trình có trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

doc76 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty xây lắp 665, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 4.560.506 nghìn đồng trong đó tiền mặt tăng 704.612, tiền gửi ngân hàng tăng 4.164.921 và tiền đang chuyển giảm 309.028 nghìn đồng. Tiền có tính lỏng cao nhất, khi tiền tăng nghĩa là tăng khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Góp phần tạo uy tín và niềm tin cho các nhà đầu tư và khách hàng. - Hàng tồn kho tăng mạnh: 12.664.366 trong đó: +Nguyên liệu, vật lệu tồn kho tăng: 72.860 +Công cụ, dụng cụ trong kho: 1.273.712 +Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: 9.317.795 Công cụ, dụng cụ trong kho và chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tăng đáng kể, tức công ty chưa có kế hoạch phân bổ hợp lý công cụ, dụng cụ cho các tổ đội trực tiếp quản lý và sử dụng, chưa chú ý tới công tác kế toán, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang chiếm tỷ lệ cao gây ứ đọng vốn. Với đặc thù sản phẩm của công ty các công trình chưa hoàn thành để kịp đưa vào hạch toán trong kỳ kế toán nên lượng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dantài chính còn nhiều là hợp lý. Cũng hình thức kinh doanh này vấn đề hàng tồn kho không thể hiện hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh vì công ty không có thành phẩm tồn kho. -Tài sản lưu động khác tăng 7.714.737 nghìn đồng chủ yếu tăng từ khoản tạm ứng: 9.581.614 còn các khoản khác hầu như giảm nhẹ. Tăng tài sản lưu động khác đã góp phần tăng thêm khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 2.2.1.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn cần piải phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong sản xuất kinh doanh hay những vướng mắc phát sinh mà doanh nghiệp gặp phải. Dựa vào phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của công ty ta lập được bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn. Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % A.Nợ phải trả 86020349 89,9 105790882 89,43 19770533 -0,47 I.Nợ ngắn hạn 84420349 88,2 105269482 88,99 20849133 0,79 1.Vay ngắn hạn 19515246 20,39 18676187 15,79 - 839059 -4,6 2.Phải trả người bán 15566379 16,26 22422365 18,96 6855986 2,7 3.Người mua trả trước 39087626 40,84 58892895 49,79 19505269 8,95 4.Thuế và các khoản nộp ngân sách 873298 0,91 (130510) -0,11 -1003801 -1,02 5.Phải trả nội bộ 7530961 7,87 4763540 4,03 -2767421 -3,84 6.Phải trả phải nộp khác 1846836 1,93 945003 0,8 -901833 -1,13 II.Nợ dài hạn 1600000 1,67 - - -1600000 -1,67 1.Vay dài hạn 1600000 1,67 - - -1600000 -1,67 III.Nợ khác - - 521400 0,44 521400 0,44 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 9689922 10,1 12500515 10,57 2810593 0,47 I.Nguồn vốn - quỹ 9689922 10,1 12500515 10,57 2810593 0,47 1.Nguồn vốn kinh doanh 9278922 9,69 11832767 10 2554659 0,31 2.Chênh lệch tỷ giá - - 2010 0,002 2010 0,002 3.Quỹ đầu tư phát triển 198957 0,21 351136 0,3 152179 0,07 4.Quỹ dự phòng tài chính 168854 0,18 236684 0,2 67830 0,02 5.Quỹ hỗ trợ mất việc làm 44001 0,046 77915 0,067 33914 0,021 Tổng nguồn vốn 95710271 100 118291397 100 22581126 - (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2000) Từ bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm tăng so với đầu năm là 2810593 chứng tỏ doanh nghiệp đã nâng cao tính chủ động trong sản xuất kinh doanh. Xét về tổng thể thì khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp tăng, điều đó thể hiện qua tỷ suất tài trợ: (B) Nguồn vốn (A + B) Nguồn vốn x 100 Đầu năm: Tỷ suất tài trợ = x 100 = 10,1% 9689922 95710271 = Cuối kỳ: Tỷ suất tài trợ = 10,57% Khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp đã tăng 0,47%. Chỉ tiêu này chứng tỏ doanh nghiệp đã có sự độc lập về mặt tài chính bởi một phần tài sản của doanh nghiệp hiện có được đầu tư bằng vốn của mình. Các khoản nợ, vay, nộp ngân sách đã giảm thể hiện tính chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Quy mô của vốn tăng tỷ lệ thuận với sự giảm xuống của các khoản vay, nộp. Tuy nhiên nợ ngắn hạn vẫn tăng 20.849.133 chủ yếu do phải trả người bán tăng 6.855.986 và người mua trả tiền trước tăng 19.505.269. Điều này thể hiên tình hình tài chính của doanh nghiệp đã có phần khả quan và đang từng bước ổn định. Xuất phát từ nguồn vốn dần hợp lý hình thức phân bổ, sử dụng. Qua việc phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể đưa ra nhận xét: - Tình hình tài chính của công ty không mấy khả quan: cơ cấu vốn phân bổ chưa hợp lý mặc dù các khoản nợ phải thu giảm. - Nguồn vốn chủ sở hữu tăng, các khoản phải trả trước người bán và người mua trả tiền trước tăng dẫn tới làm tăng tỷ suất tự tài trợ. Đây là khởi đầu của sự thuận lợi trong công tác hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 2.2.2. Phân tích nguồn vốn kinh doanh và tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh 2.2.2.1. Phân tích nguồn vốn kinh doanh Nguồn vốn kinh doanh là nguồn hình thành nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp .Vốn kinh doanh là giá trị của những tài sản mà doanh nghiệp dùng vào kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh được tính theo công thức: -Nguồn vốn kinh doanh = Nguồn vốn cố định + Nguồn vốn lưu động - Nguồn vốn kinh doanh thực tế = Nguồn vốn kinh doanh + Vay + Nguồn vốn cố định thực tế = Nguồn vốn cố định + Vay dài hạn + Nguồn vốn lưu động thực tế = Nguồn vốn lưu động + Vay ngắn hạn Dựa trên bảng cân đối kế toán và các báo cáo thuyêt minh của công ty ta lập được bảng phân tích nguồn vốn kinh doanh. Bảng 3: Bảng phân tích nguồn vốn kinh doanh Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch Đầu năm Cuối kỳ Số tiền % I. NVLĐ thực tế 22.193.870 22.854.811 660.941 2,98 1. NVLĐ 2.678.624 4.178.624 1.500.000 56 2. Vay ngắn hạn 19.515.246 18.676.187 -839.059 -4,3 II. NVCĐ thực tế 8.199.484 7.654.143 -545341 -6,65 1. NVCĐ 6.599.484 7.654.143 1.054.659 15,98 2. Vay dài hạn 1.600.000 - -1.600.000 -100 NVKD thực tế 30.393.354 30.508.954 115.600 0,38 So với đầu năm nguồn vốn kinh doanh thực tế của doanh nghiệp tăng 115.600 nghìn đồng chiếm 0,38%: Nguồn vốn cố định giảm 545.341, nguồn vốn lưu động tăng 660.941. Nhìn vào bảng trên ta thấy quy mô về vốn tăng đáng kể trong đó khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn đều giảm thể hiện khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp có tăng trong năm vừa qua. Đây là một bước phát triển của công ty về nguồn vốn kinh doanh, nó đang và sẽ giúp doanh nghiệp làm ăn tốt hơn nếu tình hình sử dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả. 2.2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh là xem xét mức độ đảm bảo về vốn lưu động và tình hình sử dụng nguồn vốn lưu động cũng như tình hình sử dụng vốn cố định. Muốn biết mức độ đảm bảo về vốn lưu động là đủ, thừa hay thiếu thì phải so sánh nguồn vốn lưu động thực tế với tài sản dự trữ thực tế: - Nếu nguồn vốn lưu động thực tế lớn hơn tài sản dự trữ thực tế thì doanh nghiệp đang ở tình trạng thừa vốn và dễ bị chiếm dụng vốn. - Nếu nguồn vốn lưu động thực tế lớn hơn, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn lưu động và phải đi chiếm dụng vốn. Trong thực tế thường xảy ra hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau chủ yếu giữa doanh nghiệp với các đối tượng. + Khách hàng: Doanh nghiệp bị chiếm dụng do bán chịu (các khoản phải thu) về các loại hàng hoá, dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ là người đi chiếm dụng khi khách hàng trả trước mà chưa nhận được hàng. + Nhà cung ứng: Doanh nghiệp là người chiếm dụng vốn khi mua chịu và bị chiếm dụng vốn khi trả trước cho người bán. +Với cán bộ công nhân viên: Về nguyên tắc, người lao động được hưởng lương theo ngày nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ trả lương sau một thời gian nhất định. Vì thế, lương và các khoản trích vào lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… chậm trả là một khoản chiếm dụng của doanh nghiệp. + Với ngân sách nhà nước: Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thông qua: thuế doanh thu,thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại phí và lệ phí…Nếu số thực nộp lớn hơn số phải nộp thì doanh nghiệp bị chiếm dụng( trường hợp này hiếm khi xảy ra).Thông thường các doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn bằng cách nộp ít hơn số phải nộp. + Với các đơn vị phụ thuộc: Trong quan hệ thanh toán, các doanh nghiệp trong cùng một tổng thể thường phát sinh các khoản phải thu (bị chiếm dụng) và các khoản phải trả (đi chiếm dụng). Ngoài ra, một số khoản tài sản thừa, tài sản thiếu, tạm ứng, chi phí phải trả…Cũng được coi là các khoản đi chiếm dụng hay là bị chiếm dụng. Thực tế doanh nghiệp thể hiện qua bảng: Bảng 4: So sánh nguồn vốn lưu động thực tế và tài sản dự trữ thực tế Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch Tăng(%) I. NVLĐ thực tế (1+2) 22.193.870 22.854.811 660.941 2,98 1.NVLĐ 2.678.624 4.178.624 1.500.000 56 2.Vay ngắn hạn 19.515.246 18.676.187 -839.059 -4,3 II. Tài sản dự trữ thực tế 18.546.667 31.211.033 12.664.366 68,28 Mức đảm bảo (I – II) -880.915 -9.273.122 -8.392.207 Cả đầu năm và cuối kỳ nguồn vốn lưu động thực tế đều nhỏ hơn tài sản dự trữ thực tế của doanh nghiệp chứng tỏ doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng thiếu vốn lưu động và đã đi chiếm dụng vốn. Trong đó lượng vốn vay ngắn hạn chiếm số lớn trong nguồn vốn lưu động nên doanh nghiệp cần giảm các khoản đi chiếm dụng bằng thực hiện kỷ luật trong mua bán, tổ chức sản xuất kinh doanh, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn…để đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn. Sản phẩm của công ty có tính chất chuyên biệt, thường có giá trị lớn và thời gian sản xuất, thi công kéo dài. Do vậy vấn đề quản lý gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo tiến độ thi công và hiệu quả của công trình cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ về mọi mặt đặc biệt là tài sản lưu động, có kế hoạch phù hợp, chi tiết cho từng công việc cụ thể…Tìm các biện pháp làm giảm lượng vốn đi chiếm dụng, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Cần phải xem xét, nắm chắc được các khoản đi chiếm dụng nào là hợp pháp, hợp lý và khoản nào là không. Từ đó cụ thể hóa thành kế hoạch thực hiện việc trả nợ và thu hồi nợ cho công ty trong thời gian tới. 2.2.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định Vốn cố định là loại vốn nằm trong giá trị còn lại của tài sản cố định. Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định phải xem xét các vấn đề sau: - Xem xét sự biến động về cơ cấu tài sản cố định - Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình trạng của tài sản cố định - Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định 2.2.3.1. Phân tích sự biến động về cơ cấu tài sản cố định Ta xem xét qua bảng sau: Bảng 5: Bảng phân tích cơ cấu tài sản cố định Loại tài sản Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch GTCL % GTCL % GTCL % I.Tài sản cố định hữu hình 10648464 100 10545764 100 -102700 -0,96 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 2974329 27,93 3049526 28,91 75197 2,53 2. Máy móc, thiết bị 4566497 42,88 4529748 42,95 -36749 -0,8 3.Phương tiện vận tải 3107638 29,18 2966490 28,13 -141148 -4,5 Do tính chất đặc biệt của sản phẩm kinh doanh nên tài sản cố định tại doanh nghiệp chỉ bao gồm tài sản cố định hữu hình tức công ty cần nhiều máy móc thiết bị. 2.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình trạng của tài sản cố định Khi đề cập đến tài sản cố định thường đề cập đến hai thông số cơ bản sau: Gía trị hao mòn Nguyên giá -Hệ số hao mòn: Hệ số hao mòn = 3.221.598 13.870.064 x 23,23% = 100 + Đầu năm: Hệ số hao mòn = 28,72% 100 = x 4.249.321 14.795.087 + Cuối kỳ: : Hệ số hao mòn = Nhìn vào kết quả của hệ số hao mòn cuối năm đã tăng lên so với đầu năm 5,49%, cả đầu năm và cuối năm hệ số hao mòn đều nhỏ hơn 50% chứng tỏ các tài sản của công ty còn mới, thời gian sử dụng còn ít, cần có kế hoạch khấu hao, bảo dưỡng để đảm bảo thời gian hoạt động cho máy có hiệu quả trong sản xuất, chú trọng khai thác công suất, hiện đại hoá từng bộ phận của tài sản cố định để theo kịp với công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu của công trình và chủ đầu tư. -Hệ số hữu ích của tài sản: Gía trị còn lại Nguyên giá + Hệ số hữu ích = Hay: Hệ số hữu ích = 1- Hệ số hao mòn Đánh giá tình trạng của tài sản cố định chỉ cần thông qua một trong hai chỉ tiêu trên. Một chỉ tiêu cho biết phần giá trị tài sản cố định (hao mòn), một chỉ tiêu đánh giá phần hữu ích của tài sản (giá trị còn lại). Khi chỉ tiêu chỉ hệ số hao mòn quá cao (hay hệ số hữu ích quá thấp) cần phải chú trọng đầu tư để giảm hệ số hao mòn và tăng hệ số hữu ích của tài sản. Thực tế ở công ty cơ cấu tài sản cố định hầu như hợp lý, giá trị còn lại của tài sản nhiều, trước mắt chỉ sử dụng hết năng suất sử dụng của tài sản cố định. 2.2.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của công tác tài chính -Nếu hoạt động tài chính tốt thì doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn, cũng như ít bị chiếm dụng vốn. - Nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau , các khoản phải thu, phải trả dây dưa kéo dài làm mất tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và có thể dẫn tới phá sản. 2.2.4.1. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán Tình hình thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các khoản phải thu và các khoản phải trả, sự biến động của chúng giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Căn cứ số liệu trong bảng cân đối kế toán ta có các số liệu phản ánh tình hình thanh toán của doanh nghiệp : Bảng 6: Các khoản phải thu của doanh nghiệp năm 2000 Các khoản phải thu Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch 1. Phải thu của khách hàng 20.730.747 18.797.019 -1.933.728 2. Trả trước cho người bán 6.696.628 - -6.696.628 3. Phải thu tạm ứng 27.181.039 36.762.653 9.581.614 4. Phải thu nội bộ 5.316.749 2.251.736 -3.065.013 5. Phải thu khác 2.044.742 4.769.276 2.724.534 Tổng 61.969.905 62.580.684 610.779 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty xây lắp 665 năm 2000) Qua bảng trên các khoản phải thu tăng 610.779 nghìn so với đầu năm chủ yếu tăng từ khoản phải thu tạm ứng. Chứng tỏ doanh nghiệp chưa tích cực thu hồi lại vốn trong quá trình thi công trình, các công trình hạch toán chậm. Mặc dù các khoản khác trong các khoản phải thu đã thu được đáng kể nhưng lượng phải thu tạm ứng tăng nhiều nênvẫn tồn tại lượng phải thu và khoản này dễ bị chiếm dụng vốn. Để xem xét ảnh hưởng của các khoản phải thu tới tài chính doanh nghiệp ta phải so sánh tổng phải thu với tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Các khoản phải thu Tài sản lưu động Đầu năm: 72,84% = 100 x Cuối kỳ: 58,1% = 100 x Các khoản phải thu Tổng tài sản lưu động Tỷ lệ này cho thấy tình hình tài chính phần nào đã được cải thiện, tình hình thanh toán của công ty có chiều hướng tốt hơn do tổng thu trên tài sản lưu động đã giảm ở đầu năm so với cuối năm. Bảng 7 : Các khoản phải trả của doanh nghiệp năm 2000 Các khoản phải trả Đầu năm Cuối kỳ Chênh lệch 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp 5. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 6. Phải trả khác Tổng cộng: 19.515.246 15.566.379 39.087.626 837.298 7.530.961 1.846.836 84.420.349 18.676.187 22.422.365 58.592.895 (130.510) 4.763.540 945.003 105.269.482 -8.839.059 6.855.986 19.502.269 -1.003.808 -2.767.421 -901.833 12.849.133 Số phải trả cũng tăng 12.849.133 nghìn đồng trong đó tăng chủ yếu do phải rả người bán: 6.855.986 nghìn và người mua trả tiền trước 19.505.269 nghìn đồng chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Nếu xét trong tỷ lệ các khoản phải trả với tài sản cố định. 84.420.349 85.051.806 Các khoản phải trả Tài sản lưu động = 99,26 % x 100 = Đầu năm 105.269.482 105.708657 Các khoản phải trả Tài sản lưu động Cuối kỳ x 100 =97,73% x100 = Chỉ tiêu trên phản ánh tình hình tài chính đang có dấu hiệu tốt do cuối kỳ giảm 1,53% so với đầu kỳ. Chứng tỏ yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng dễ chịu hơn, tạo ra triển vọng tốt hơn. Tuy nhiên ta mới thấy được phần nào xu hướng chung của tình hình thanh toán và mức độ ảnh hưởng của tình hình thanh toán đến hoạt động kinh doanh. Cụ thể hơn tan so sánh tổng khoản thu với tổng khoản phải trả: Đầu kỳ: xxx 100 = 73,4% Tổng các khoản phải thu Tổng các khoản phải trả Cuối năm: 100 = 54,45% x Tổng các khoản phải thu Tổng các khoản phải trả Cả đầu năm và cuối năm các khoản phải thu đều nhỏ hơn các khoản phải trả, chứng tỏ công ty đang chiếm dụng vốn. Việc đi chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn là một tất yếu xảy ra đối với công ty nhưng công ty cần tuân thủ đúng luật thanh toán, kỷ luật tín dụng để dảm bảo được uy tín của mình trên thương trường. Để đánh giá tình hình rủi ro về tài chính của doanh nghiệp cũng như tình hình tài chính nói chung ở trước mắt và triển vọng trong thời gian tới cần phải dựa vào các tài liệu hạch toán hàng ngày và một số tài liệu khác để có kết luận chính xác. Như vậy việc cần xác định tính chất, thời gian và nguyên nhân phất sinh các khoản phải thu và các khoản phải trả cũng như các biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng để thu hồi nợ và trả nợ. Muốn đạt được ta phải phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán: 2.2.4.2. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính trong thời gian hiện tại và khoảng thời gian tới ta cần xem xét nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tiến hành theo hai bước sau: Bước 1: Lập bảng cân đối nhu cầu và khả năng thanh toán.Bảng gồm hai phần: Phần I. Nhu cầu thanh toán trong đó liệt kê các khoản doanh nghiệp mắc nợ theo thứ tự ưu tiên trả trước, trả sau (theo mức độ khẩn trương của từng khoản nợ) Phần II. Phản ánh khả năng thanh toán trong đó liệt kê các khoản tài sản mà doanh nghiệp sử dụng để trả nợ theo thứ tự biến đổi thành tiền nhanh hay chậm, tức là theo khả năng huy động. Bảng 8: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Số tiền Khả năng thanh toán Số tiền A.Thanh toán ngay 23.161.932 A.Thanh toán ngay 10.884.007 I. Quá hạn 10.014.654 1.Tiền mặt 833.174 1.Nợ ngân sách 342.363 2.Tiền gửi 9.959.780 2.Nợ ngân hàng 533.320 3.Tiền đang chuyển 91.052 3.Nợ người bán 7.474.122 4.Phải trả nội bộ 1.387.847 B. Trong thời gian tới 25.818.031 5.Phải trả khác 277.002 1.Phải thu của khách hàng 18.797.019 II. Đến hạn 13.147.278 2.Phải thu nội bộ 2.251.736 1.Nợ ngân sách 1.123.184 3.Phải thu khác 4.769.276 2.Nợ ngân hàng 1.060.700 3.Nợ người bán 8.975.658 4.Phải trả nội bộ 1.787.847 5.Phải trả khác 199.889 B. Trong thời gian tới 8.028.543 1.Nợ người bán 5.972.585 2.Phải trả nội bộ 1.587.846 3. Phải trả khác 468.112 Tổng cộng 31.190.475 Tổng cộng 36.702.037 Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán của công ty luôn thừa, tức khả năng thanh toán luôn lớn hơn nhu cầu thanh toán. Bước 2: Tính một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty . Để đánh giá chính xác cụ thể hơn cần tiến hành xem xét một số chỉ tiêu: - Tỷ suất thanh toán tức thời: là tỷ suất các khoản có thể sử dụng thanh toán ngay với số cần phải thanh toán ( các khoản nợ ngắn hạn) = 63% x100 Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán = Hệ số thanh toán ngay = 63% > 50% thể hiện khả năng thanh toán dồi dàocủa doanh nghiệp nhưng do lượng tiền mặt đang giữ không đủ trang trải hết cho nợ ngắn hạn. - Tỷ số về khả năng thanh toán vốn lưu động: là tỷ số giữa vốn bằng tiền và đầu tư ngắn hạn với tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền + đầu tư ngắn hạn Tài sản lưu động = 0,103 Hệ số thanh toán bằng vốn lưu động = Tỷ số này nằm trong khoảng (0,1 – 0,5) cho thấy doanh nghiệp đang giữ tiền ở mức độ vừa phải. - Tỷ số về khả năng thanh toán: phản ánh mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng thanh toán. = 1,176 Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Tỷ số về khả năng thanh toán = Tỷ số này có giá trị lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang thuận lợi trong thanh toán. Ngoài việc xem xét các chỉ tiêu trên, ta phải xem xét tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền (xác định vòng quay của các khoanr phải thu): = 1,29 Lần Doanh thu thuần Số dư bình quân cuối kỳ Vòng quay các khoản phải thu = 2.2.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh 2.2.5.1. Phân tích hệ thống các chỉ tiêu tổng quát Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh tình hình sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghệp, là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra( so sánh dưới dạng thương số). Vì chi phí đạt được và chi phí bỏ ra đều có thể phản ánh bằng nhiều loại chỉ tiêu khác nhau do đó phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh là một vấn đề phức tạp. Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp. Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn. Công thức tổng quát để xác định hiệu quả kinh doanh: + Chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời: Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào Hiệu quả kinh doanh = + Chỉ tiêu phản ánh suất hao phí (hao phí chi phí cho một đơn vị kết quả) Chi phí đầu vào Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh = Để đánh giá về hiệu quả ta xem xét 3 chỉ tiêu cơ bản: - Tỷ suất lợi tức thuần trên doanh thu Lợi tức thuần Doanh thu x 1000 = 12,64 TS1 = Ý nghĩa của tỷ suất này: Cứ thu được 1000 đồng doanh thu thì sẽ có 12,64 đồng lãi. Tỷ suất càng cao phản ánh lợi nhuận sinh ra từ hoạt động kinh doanh càng lớn, tỷ lệ lãi trong doanh thu có tỷ trọng lớn làm tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động có hiệu quả. -Tỷ suất lãi trên vốn: Lãi Vốn bình quân x 1000 =146 TS2 = Ý nghĩa:Từ tỷ suất này ta thấy cứ bỏ ra 1000 đồng vốn vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được 146 đồng tiền lãi. -Tỷ suất chu chuyển tổng tài sản: = 0,76 Doanh thu Vốn bình quân TS3 = Số vòng chu chuyển của tổng tài sản là 0,76 cho thấy cứ bỏ 1000 đồng vốn vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 760 đồng doanh thu trong kỳ hay một kỳ kế toán tổng vốn quay được 0,76 vòng. 2.2.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là loại vốn nằm trong giá trị còn lại của tài sản cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau: -Chỉ tiêu tính chung cho tài sản cố định: + Tính theo tổng sản lượng: 1000 x Gía trị tổng sản lượng Nguyên giá bình quân của TSCĐ Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Tại công ty năm 2000: 5340 = 1000 x 76.542.452 14.332.545,5 Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Điều này cho thấy cứ sử dụng một 1000 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được 5340 đồng giá trị tổng sản lượng. 1000 x Doanh thu Nguyên giá bình quân của TSCĐ + Tính hiệu quả theo doanh thu: Hiệu quả sử dụng TSCĐ = 5642 x 80.863.441 14.332.545,5 = 1000 = 1000 x Lãi Nguyên giá bình quân của TSCĐ +Tính theo lãi: Hiệu quả sử dụng TSCĐ = 861.693 14.332.545,5 60,12 = 1000 x = Bảng 9 : So sánh các chỉ tiêu này với năm 1998 và năm 1999: Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Theo tổng sản lượng 5014 5115 5340 Theo doanh thu 5190 4794 5642 Theo lãi 39,4 14,9 60,12 So với năm 1998 và năm 1999 hiệu quả sử dụng năm 2000 đã tăng lên rõ rệt tính theo cả 3 chỉ tiêu: Gía trị tổng sản lượng, doanh thu và lãi. Điều này cho thấy tài sản cố định mấy năm trước vẫn sử dụng chưa hợp lý, chưa sử dụng công suất tối đa cho các tài sản để lãng phí nguồn lực của công ty . -Ngoài việc tính chung còn có thể tính riêng các chỉ tiêu hiệu quả cho từng loại ở từng bộ phận: Doanh thu ( hoặc lãi) Nguyên giá BQTSCĐ Trong sản xuất + Tài sản cố định dùng trong sản xuất: 1000 x Hiệu quả sử dụng TSCĐ trong sản xuất = + Tài sản cố định dùng trong quản lý: Doanh thu ( hoặc lãi) Nguyên giá BQTSCĐ Trong sản xuất 1000 x Hiệu quả sử dụng TSCĐ trong quản lý = Vốn cố định là loại vốn nằm trong giá trị còn lại của tài sản cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau: = 5,64 Gía trị sản xuất (doanh thu) Nguyên giá bình quân của TSCĐ - Sức sản xuất của tài sản cố định = Cuối năm 2000 tỷ số này là 5,64 cho thấy: với mỗi đồng tài sản cố định tạo ra 5.64 đồng doanh thu. So với năm 1999 tỷ số này là 3,6 thì năm 2000 tài sản cố định của công ty đã có sức sản xuất phát triển vượt bậc. Lãi Nguyên giá bình quân = 0,06 -- Sức sinh lời của tài sản cố định = Với mỗi đồng tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được 0,06 đồng lãi (hay 6%). = 0,19 Nguyên giá bình quân Gía trị tổng sản lượng - Suất hao phí của tài sản cố định = Để tạo ra một đồng giá trị tổng sản lượng cần đến 0,19 đồng tài sản cố định. So với nhiều doanh nghiệp trong ngành suất hao phí là thấp chứng tỏ sản xuất có hiệu quả hơn. = 0,082 Lãi Gía trị còn lại - Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Với mỗi đồng giá trị còn lại của tài sản cố định sẽ tạo ra được 0,082 đồng doanh thu. 2.2.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động * Phân tích chung: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được tính bằng các chỉ tiêu sau: Vốn lưu động bình quân Gía trị tổng sản lượng x 1000 - Suất hao phí của vốn lưu động = 2.928.624 76.542.462 x 1000 = 38,26 = Tạo ra 1000 đồng giá trị tổng sản lượng cần hao phí 38,26 đồng vốn lưu động. So với năm 1999 thì suất hao phí của vốn cố định giảm. Lợi nhuận ròng Vốn lưu động bình quân x 1000 = 294 - Sức sinh lợi của vốn lưu động = Chỉ tiêu này phản ánh 1000 đồng vốn lưu động bình quân làm ra 294 đồng lợi nhuận trong kỳ. x 1000 = 28,26 Vốn lưu động bình quân Gía trị tổng sản lượng - Suất hao của vốn lưu động = Để tạo ra 1000 đồng doanh thu, giá trị tổng sản lượng, lợi nhuận thì phải có 28,26 đồng vốn lưu động bình quân. * Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động Chu chuyển của vốn lưu động là việc luân chuyển vốn lưu động một cách liên tục qua các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh lặp đi lặp lại. Thời gian để vốn lưu động chu chuyển được một vòng hay số vòng chu chuyển vốn lưu động trong một năm gọi là tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả vốn lưu động nói riêng và vốn nói chung. Việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn có ý nghĩa rất lớn: giúp doanh nghiệp tiết kiệm được vốn lưu động, giảm bớt hao phí nhưng vẫn đạt được kết quả kinh doanh như kỳ gốc và giúp doanh nghiệp tăng sức sinh lời của vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động và không ngừng luân chuyển trong một chu kỳ sản xuất. Để xác định được tốc độ luân chuyển của đồng vốn lưu động thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động: (1) TSV: Hệ số chu chuyển vốn lưu động (tính theo số vòng chu chuyển của vốn lưu động trong một năm) hay gọi là hệ số vòng. = 1,68 C D TSV = Trong đó: C – Doanh thu kỳ phân tích D – Số dư bình quân vốn lưu động. T.D C T TSV = = 214,3 (2) TSN: Hệ số chu chuyển vốn lưu động (tính theo số ngày của một vòng chu chuyển) hay gọi là hệ số ngày. TSN = Trong đó: T- Số ngày của kỳ phân tích = 0,6 D C (3) Hệ số đảm nhận vốn lưu động: Hệ số đảm nhận vốn lưu động = Để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,6 đồng vốn lưu động. Nếu sản lượng sản xuất không đổi (doanh thu không đổi là C): Khi tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng lên, lượng vốn cần đưa vào sản xuất sẽ giảm đi. C T Mức tiết kiệm = (TSN1 – TSN0) x 63.65.893 360 = 22.279.563 x ) ( 360 1,68 - 360 1,06 = C0 T - Nếu vẫn đưa vào lượng vốn lưu động như cũ, sản lượng kỳ phân tích sẽ tăng lên, doanh thu đạt được là C0. Khi tốc độ chu chuyển vốn như cũ để được C0 phải đưa vào lượng vốn lưu động nhiều hơn. Do đó, tăng tốc độ chu chuyển sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp một lượng vốn. Mức vốn tiết kiệm = (TSN1 – TSN0) x = 28.148944 80.425.553 360 x ) 360 1,68 - 360 1,06 ( = 2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp Sau khi phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty xây lắp 665 ta thấy công ty có nhiều lợi thế nhưng cũng có một số tồn tại, khó khăn. 2.3.1. Thuận lợi -Trong cơ chế thị trường, từ một đơn vị đơn thuần chỉ thi công các công trình quân đội là chủ yếu, đến nay đã mở rộng thị phần ra nhà nước, nâng thi phần từ 4% năm 1996 lên 50-60% năm 2000. Chính việc này rất có ý nghĩa cho kết quả hoạt động của công ty, tạo công ăn việc làm, tăng doanh thu từ các công trình giúp hoạt động tài chính giảm bớt những khó khăn. -Là một thành viên trong tổng công ty Thành An, công ty đã từng bước trưởng thành, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường xây dựng Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ Lào. Điều này giúp tạo uy tín cho công ty, công ty chủ động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, ổn định đời sống cho người lao động cũng như việc cải tạo tình hình tài chính cho công ty. -Mấy năm trở lại đây, quy mô về vốn của công ty đã tăng, cơ cấu tài sản thay đổi theo hướng ngày càng hiện đại, giá trị sản lượng, doanh thu tăng nhanh, thực hiện được làm ăn có lãi. Để đạt được như thế một phần nhờ vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng đang được chú trọng và công ty đã đề ra nhiều giải pháp cải thiện tình hình: Giảm bớt lao động dư thừa, chú ý tuyển chọn người có năng lực và sử dụng đúng người đúng việc. Công tác tài chính được quan tâm đặc biệt. Đề ra những cách thức về quản lý và sử dụng vốn, tổ chức thu hồi các khoản nợ, quản lý chặt chẽ hàng tồn kho… Bên cạnh đó công ty còn được cấp vốn từ nguồn ngân sách của nhà nước, tổng cục hậu cần, tổng công ty, được tổng công ty hỗ trợ về mọi mặt: thị trường, quản lý… 2.3.2. Những khó khăn tồn tại Qua phân tích trên công ty còn tồn tại nhiều khó khăn: -Vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thiếu trầm trọng, vốn lưu động của công ty rất nhỏ mới chỉ có hơn 2 tỷ đồng trên giá trị sản xuất phải đạt hàng năm trên 50 tỷ năm 1996 đến 75 tỷ năm 2000. Để đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty phải đi vay ngân hàng chịu lãi suất với mức dư nợ trung bình hàng năm là:20-25 tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của đơn vị. Bên cạnh đó cơ cấu tài sản chưa thực sự hợp lý, khả năng thanh toán chưa tốt còn để tình trạng đi chiếm dụng vốn xảy ra ở mức độ cao. -Tài sản cố định, trang thiết bị mới còn thiếu chủ yếu bằng vốn vay, chưa đồng bộ . Tuy nhiên, theo xu hướng thị trường hiện nay, công ty có rất nhiều tiềm năng phát triển. Trước mắt, công ty cần tìm ra hướng đi phù hợp cho riêng mình, đề ra chiến lược đúng đắn, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách kịp thời, nhạy bén với thị trường để đưa công ty phát triển hơn trong tình trạng cạnh tranh gay gắt hiện nay. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 3.1. GIẢI PHÁP CHUNG 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh tế và đổi mới các chính sách & cơ chế quản lý doanh nghiệp Muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh thì phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó luật kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn kinh doanh, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chung của Đảng đề ra. Hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác sẽ tạo ra môi trường tốt, lành mạnh, an toàn thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật hiện nay còn nhiều khâu lỏng lẻo, chưa mang tính thực tế cao đã tạo ra nhiều khe hở cho những kẻ cơ hội, làm ăn bất chính lợi dụng, đục khoét công quỹ, lừa đảo làm thiệt hại lớn cho nhà nước. Do đó, với điều kiện kinh tế nước ta cần phải thường xuyên xem xét, bổ sung và sửa đổi kịp thời những điều khoản không phù hợp với thực tế, đảm bảo độ chính xác cao để quản lý, điều hoà và tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển kinh tế. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng đến cơ chế quản lý doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, tuy trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế có một phương thức, chính sách quản lý khác nhau. Trong những năm gần đây quản lý doanh nghiệp đã được đơn giản hoá và sửa đổi hợp lý. Cải cách hành chính nhà nước vẫn đang là vấn đề bức xúc và cần thiết, góp phần lành mạnh hoá nền hành chính quốc gia. Điều này mang lại hiệu quả cho xã hội: vừa tiết kiệm cho ngân sách, vừa tiết kiệm tiền bạc, thời gian công sức cho người dân. Công tác tài chính cần được đưa vào thành quy định với các doanh nghiệp bởi đó là tiền đề để công việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Nhà nước cần có quy định chặt chẽ về sổ sách, chứng từ, chế độ báo cáo, thống kê tổng quát để có thể tiến hành công tác thuận lợi. Đối với Công ty xây lắp 665 , công tác quyết toán chậm, việc tính lỗ lãi, hạch toán giá thành chưa kịp thời. Quản lý kinh tế ở các đội chưa được chú ý, việc thanh quyết toán, lập chứng từ gây khó khăn cho công tác hạch toán kế toán. Chủ trương của nhà nước về bãi bỏ chế độ quyết toán giữa tổng công ty và các công ty thành viên đã tạo ra những tác động tích cực: giảm việc tồn đọng vốn, tăng tính chủ động trong sản xuất kinh doanh . 3.1.2. Tổ chức tốt công tác kế toán tài chính – kiểm toán Tuy có hệ thống máy tính đã giảm đi một phần phức tạp trong công tác kế toán nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu các quy chế, nguyên tắc cụ thể. Nhà nước cần sớm ban hành những chuẩn mực kế toán riêng phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta, ban hành các thông tư văn bản hướng dẫn, tư vấn các doanh nghiệp làm tốt công tác kế toán ở đơn vị mình. Nhà nước cần tổ chức công tác kiểm toán, vì nó sẽ tạo ra một môi trường tài chính lành mạnh cho các doanh nghiệp, tạo ra một hệ thống thông tin chuẩn xác cung cấp cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp. 3.2. GIẢI PHÁP RIÊNG VỀ PHÍA CÔNG TY 3.2.1. Lập kế hoạch hoạt động trong thời gian tới Việc xác định đúng mục tiêu, phương hướng góp phần quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp. Những kết quả bước đầu doanh nghiệp đã đạt được năm 2000 đã mở ra một hướng đi mới triển vọng hơn. Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001-2005) của ngành xây dựng cơ bản cùng hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001 của tổng công ty, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, năng lực về vốn, thiết bị lao động hiện có của công ty và khả năng đầu tư tăng năng lực thiết bị, đào tạo tuyển dụng, bổ sung lực lượng chuyên môn, kỹ thuật trong năm 200 0, ban lãnh đạo công ty đã đề ra phương hướng trong thời gian tới: - Mục tiêu cơ bản của sản xuất kinh doanh năm 2001: +Gía trị sản xuất đạt: 81 tỷ đồng so với năm 2000 tăng 5,8%. +Doanh thu đạt: 86,5 tỷ đồng so với năm 2000 đạt 86,9%. +Nộp ngân sách: 3,971 tỷ đồng so với năm 2000 tăng 33,7%. +Lợi nhuận đạt: 1,39 tỷ đồng so với năm 2000 tăng 21,1%. +Thu nhập bình quân một cán bộ công nhân viên trên một tháng đạt: 880.000 đồng so với năm 2000 tăng 3,5%. +Tổ chức tốt công tác tài chính, quản lý sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, thực hiện lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty. -Mục tiêu cơ bản sản xuất kinh doanh 5 năm 2001-2005: + Gía trị sản xuất đạt: 492 tỷ đồng đạt tăng trưởng bình quân là 9,3%, so với 5 năm 1996-2000 tăng 50,14% + Doanh thu đạt: 445,5 tỷ đồng đạt tăng trưởng bình quân là 6,7%, so với 5 năm 1996-2000 tăng 53,31%. + Nộp ngân sách: 24,334 tỷ tăng trưởng bình quân là 14,8% so với 5 năm qua tăng 44,9%. + Lợi nhuận đạt: 8,95 tỷ đạt tăng trưởng bình quân là 16,1%. + Thu nhập bình quân một cán bộ công nhân viên trong một tháng là: 942.000 đồng đạt tăng trưởng bình quân là 3,9%. 3.2.2. Phương hướng thực hiện kế hoạch năm 2001, 2001-2005 - Giữ vững và phát triển sản xuất kinh doanh, có mức tăng trưởng hợp lý hơn năm 2000, tiếp tục phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện kinh doanh có lãi và trả được nợ vay, có biện pháp hữu hiệu để thu hồi công nợ và giải quyết các tồn tại cũ. - Tăng cường một cách hiệu quả công tác tiếp thị, mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài quân đội. - Tích cực tìm và tạo ra nguồn vốn bổ sung cho đầu tư trang thiết bị thi công tăng năng lực sản xuất, đặc biệt đầu tư trang thiết bị thi công phần hạ tầng, có biện pháp thích hợp để thu hút lực lượng kỹ sư trẻ có năng lực chuyên môn, có phẩm chất, đạo đức tốt vào làm hợp đồng tại công ty, bổ sung cho lực lượng kỹ thuật hiện còn thiếu, đồng thời gửi đi đào tạo thêm…để nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong toàn công ty. - Cải thiện và nâng cao một bước về lợi ích vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Thực hiện công tác tập trung dân chủ, công khai, đoàn kết, kỷ luật trong công ty, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. 3.2.3. Những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu Để đạt được mục tiêu, chiến lược đã đề ra, cũng như năng cao hiệu quả hoạt động tài chính công ty cần có những giải pháp cụ thể cũng như kế hoạch cho từng hoạt động: Hoạt động tài chính , hoạt động kinh doanh, nhân lực, tổ chức quản lý… 3.2.3.1. Giải pháp về hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là một trong những nội dung chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Có thể nói, tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên cần phải nâng cao hơn nữachất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, để không những giúp doanh nghiệp nắm được thực trạng của hoạt động tài chính mà còn trên cơ sở thực trạng đó có thể dự đoán được các nhu cầu tài chính trong kỳ tiếp theo, nâng cao một bước tính tích cực chủ động trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, việc nâng cao chất lượng công tác tài chính là nhiệm vụ căn bản nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Và số lượng vốn nhiều hay ít lại liên quan đến doanh thu sẽ thu được là lớn hay nhỏ. Nhưng với một mức doanh thu cụ thể nào đó , đòi hỏi một lượng vốn nhất định nào đó. Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ta thấy nổi bật lên là vấn đề vốn lưu động quá ít ( khoảng hơn 2 tỷ), tốc độ chu chuyển vốn thấp (chỉ đạt 1,68 vòng trong năm 2000), hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Cần tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đồng thời chặt chẽ và nghiêm túc hơn trong công tác thanh toán nhiều khoản vốn đi chiếm dụng. Cần đầu tư thêm tài sản cố định nhằm nâng cao năng lực sản xuất của công ty đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ mới. Hầu hết các tài sản của công ty còn mới cần bảo quản, kinh doanh khai thác hết công suất sử dụng để nâng cao năng suất công việc. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính theo hệ thống ngành dọc từ công ty đến các xí nghiệp, các tổ đội. Tổ chức công tác thống kê, kế toán, hạch toán từ hạng mục công trình từ cấp đội, chủ nhiệm công trình để từng bước đi vào nề nếp, hạch toán được lỗ, lãi của từng công trình, từng bước hoàn chỉnh cơ cấu quản lý doanh nghiệp, chống thất thoá, thâm hụt trong công tác tài chính. Bảo toàn vốn, quản lý một cách chặt chẽ, khoa học và xử lý vốn hợp lý, tối ưu nhất. Để xác định được nhu cầu về vốn trong thời gian tới cần tiến hành dự đoán nhu cầu vốn lưu động theo 2 phương pháp. (1) Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu Đây là phương pháp dự đoán ngắn hạn , đơn giản nhưng đòi hỏi pjải hiểu rõ quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào bảng cân đối kế toán của năm báo cáo để tính.Cụ thể áp dụng phương pháp này dựa vào tình hình của Công ty xây lắp 665 năm 2000 để dự đoán năm 2001 như sau: - Bước1: Dựa vào số khoản mục chủ yếu trên bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12/2000 Bảng cân đối kế toán Công ty xây lắp 665 năm 2000 Đơn vị: 1000 đồng TÀI SẢN Số cuối kỳ NGUỒN VỐN Số cuối kỳ A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 105.708.657 A.Nợ phải trả 105.708.657 I.Tiền 10.884.007 I.Nợ ngắn hạn 101.269.482 III.Các khoản phải thu 25.818.031 1.Vay ngắn hạn 18.676.187 IV.Hàng tồn kho 29.211.033 3.Phải trả người bán 22.422.365 V.Tài sản lưu động khác 39.795.584 4.Người mua trả trước 58.592.895 5.Thuế và các khoản nộp nhà nước (130.510) B.Tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn 10.582.739 6.Phải trả đơn vị nội bộ 4.763.540 I.Tài sản cố định 10.545.766 7.Các khoản khác 954.003 II.Đầu tư tài chính dài hạn 10.000 II.Nợ khác 521.400 III.Chi phí XDCB dở dang 26.973 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 10.500.515 I.Nguồn vốn – quỹ 10.500.515 Tổng tài sản 116.291.397 Tổng nguồn vốn 116.291.397 Bước 2: Chọn các khoản mục có thay đổi tỷ lệ thuận với doanh thu để tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó với doanh thu. Công ty xây lắp 665 có doanh thu năm 2000 đạt: 80.863.441 triệu đồng. Thông thường, chỉ có các khoản mục của tài sản lưu động (trừ đầu tư tài chính) là có quan hệ tỷ lệ thuận với doanh thu, còn tài sản cố định không tăng giảm một cách trực tiếp theo doanh thu. Phần nguồn vốn ta chỉ xét đến các khoản chiếm dụng hợp pháp. Tỷ lệ phần trăm của các khoản so với doanh thu Tài sản % Nguồn vốn % A.Tài sản LĐ và ĐT ngắn hạn A.Nợ phải trả … I.Tiền 13,46% I.Nợ ngắn hạn … III.Các khoản phải thu 31,93% 1.Vay ngắn hạn … IV.Hàng tồn kho 36,12% 3.Phải trả người bán 18,15% V.Tài sản lưu động khác 49,21% 4.Người mua trả trước 72,46% 5.Thuế và các khoản nộp NN -0,16% 6.Phải trả đơn vị nội bộ 5,89% B.Tài sản cố định và ĐT dài hạn … 7.Các khoản khác 1,17% II.Nợ khác … B.Nguồn vốn chủ sở hữu … Tổng cộng 130.72% Tổng cộng 97,51% - Bước 3: Cách ước tính. Qua bảng trên ta thấy: cứ mỗi đồng doanh thu tăng lên thì doanh nghiệp cần phải tăng thêm 1,3072 đồng tài sản. Đồng thời, với mỗi đồng doanh thu tăng lên thì số vốn chiếm dụng hợp pháp cũng tăng lên 0,9751 đồng. Như vậy để tăng một đồng doanh thu cần phải tăng lượng vốn là: 1,3072 – 0,9751 = 0,3321 đồng Năm 2001 công ty dự tính tăng doanh thu từ 80 tỷ lên 86,5 tỷ đồng thì nhu cầu về vốn sẽ là: (86,5 – 80,863441) x 0,3321 = 1,9 tỷ đồng Năm 2000 tổng lợi nhuận trước thuế so với doanh thu của công ty đạt 1,42%. Sang năm 2001 dự kiến sẽ tăng tỷ lệ này lên tới 6,2%, với khoản lợi nhuận sau thuế dự tính là 1,9 tỷ đồng và dự tính phân bổ vào quỹ khen thưởng, phúc lợi khoảng 25% vậy khoản lợi nhuận tái đầu tư cho vào nguồn vốn lưu động tạm thời. 1,9 x (100% - 25%) = 1,425 tỷ đồng Khi doanh thu tăng lên, công ty cần 1,9 tỷ đồng để bổ sung cho tài sản nhưng lợi nhuận chỉ bổ sung được 1,425 tỷ, phần vốn cần huy động thêm từ bên ngoài là: 1,9 – 1,425 = 0,475 tỷ đồng Hiện nay nguồn vốn của công ty còn rất ít, vốn chủ sở hữu của công ty không đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu về vốn kinh dong của mình. Công ty cần tăng bổ sung thêm nguồn vốn tự có, lựa chộn nguồn vốn tốt hơn theo nguyên tắc hiệu quả kinh tế tránh tùnh trạng đi chiếm dụng vốn quá nhiêù như hiện nay. Nhu cầu bổ sung vốn lưu động cao, trước mắt công ty nên sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập theo mục đích nhưng chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối, các khoản phải trả chưa đến hạn trả… Mặt khác công ty cần chú trọng hơn để thu hồi các khoản phải thu hoặc thu về các khoản nợ của những công trình đã hạch toán xong. Để thu hồi được triệt để nợ thì phòng tài chính cần tăng cường bố trí cán bộ giám sát, mở sổ theo dõi cho từng khách hàng, đốc thúc thu hồi các khoản phải thu. Bên cạnh đó công ty cần tăng cường khả năng thanh toán cũng như thực hiện tốt kỷ luật thanh toán. Công ty cần nhanh chóng thanh toán các khoản nợ đến hạn, công ty cần lập kế hoạch cho các khoản phải trả. Như vậy, giải pháp về hoạt động tài chính chủ yếu căn cứ vào thực trạng của công ty đã phân tích. Cần kiện toàn công tác tài chính quản lý doanh nghiệp theo luật định.Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ để ngăn chặn kịp thời những sai sót,, uốn nắn và xử lý nhanh, gọn không để gây hậu quả. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phải hết ức chú trọng đến hoạt động tài chính, đảm bảo vón cho sản xuất kinh doanh là bảo toàn phát triển vốn đê kinh doanh có lãi. Hạch toán đầy đủ chống thua lỗ, cân đối giữa vay và trả nợ gốc + lãi. Tích cực thanh toán thu hồi công nợ. Đảm bảo doanh thu đạt 85% giá trị sản xuất trở lên. Nhanh chóng giải quyết những tồn đọng cũ, thanh toán nợ khó đòi, nhanh chóng đưa hoạt động tài chính vào nề nếp lành mạnh, an toàn và thực hiện tiết kiệm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. (2) Phương pháp sử dụng nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính doanh nghiệp dự kiến bảng cân đối kế toán mới. Nội dung của phương pháp này ngược với quá trình phân tích tài chính: dựa vào các chỉ tiêu của : vòng quay vốn, hệ số nợ, vòng quay hàng tồn kho…để xác định các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán. Từ đó có thể thấy rõ nhu cầu về vốn và cơ cấu cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Khi doanh nghiệp dự báo nhu cầu tài , lên kế hoạchcác nguồn vốn huy động sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh. Công tác huy động vốn cần được chú ý đúng mức, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ. Tránh việc vay vốn tràn lan ( đặc biệt là vốn ngán hạn) cũng như việc sử dụng vốn một cách cẩu thả, bừa bãi. Dựa vào tình hình tài chính năm 2000, căn cứ vào giải pháp phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính Công ty xây lắp 665 đã đề ra kế hoạch tài chính theo hướng nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn trong năm 2001. 3.2.3.2. Giải pháp về quản lý chuyên ngành Việc tổ chức phù hợp, khoa học đem lại năng suất cao trong hoạt động: góp phần tiết kiệm tránh lãng phí các nguồn lực, tổ chức thực hiện triển khai công việc dễ dàng, thuận lợi.Công ty xây lắp 665 cũng luôn kiện toàn hệ thống tổ chức, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật theo quyết định số 17/2000 của bộ xây dựng để không ngừng nâng cao chất lượng các công trình. Cần có sự phân công chức năng quyền hạn rõ ràng, thống nhất giữa các phòng ban, các tổ đội sản xuất, các xí nghiệp cũng như các cá nhân. Đảm bảo an toàn lao động về người và phương tiện thi công đồng thời thực hiện công tác bảo hộ lao động theo đúng quy định an toàn trong thi công sản xuất, phấn đấu đảm bảo 100% công trình có trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. 3.2.3.3. Giải pháp về công tác tiếp thi đấu thầu - Tăng cường mở rộng công tác tiếp thị ở tất cả các cấp, có cơ chế hợp lý để động viên và đảm bảo công tác tiếp thị vào hoạt động có hiệu quả, không vi phạm phát luật. Giữ mối quan hệ đã có ở các tỉnh để khai thác thêm những hạn mục tiếp theo và mở rộng thị phần ra giao thông, thuỷ lợi. - Tăng cường mở rộng quan hệ với các cán bộ, cơ quan chủ quản như: Bộ y tế, bộ giao thông, bộ quốc phòng… - Công tác đấu thầu kết hợp chặt chẽ giữa quan hệ tiếp tị và tổ chức lập hồ sơ đấu thầu. Giữ ổn định và tăng cán bộ phòng đấu thầu, tuyển chọn hợp đồng với những kỹ sư có trình độ, chuyên môn, ngoại ngữ và kinh nghiệm để làm các dự án đấu thầu vừa và lớn đạt hiệu quả cao. 3.2.3.4. Giải pháp đầu tư tăng năng lực sản xuất - Tích cực tạo nguồn vốn để tăng năng lực đầu tư công nghệ, thiết bị, con người để có thể triển khai thi công có hiệu quả những công trình, dự án lớn, giữ vững được uy tín cho công ty . - Đối với những công trình xây dựng cơ bản dân dụng – công nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở thiết bị hiện có, đầu tư trang bị thêm những phương tiện, máy móc mới thay thế cho những phương tiện máy móc đã cũ đã hư hỏng. Đặc biệt đầu tư hệ thống cốt pha dàn giáo thép mới để đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công. 3.2.3.5. Giải pháp về nhân lực Xuất phát từ vai trò quan trọng hàng đầu là nhân tố con người. Để cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh trước hết cần chú trọng tới trình độ, ý thức lao động, khả năng cống hiến của người lao động. Để ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên cần có các chủ trương chính sách hợp lý nhằm đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Động viên họ yên tâm công tác, công hiến khả năng của mình cho sự phát triển của công ty. Xác định được vai trò quan trọng của nguòn nhân lực nên công ty chú trọng đào tạo tay nghề cho người lao động: gửi công nhân theo học lớp công nhân kỹ thuật, Tại chức xây dựng…của Tổng công ty mở. Đồng thời từng bước bố trí, sắp xếp cán bộ ở các phòng ban theo hướng chuyên môn hoá cao, tiếp tục tuyển dụng kỹ sư và công nhân để bổ sung thêm vào lực lượng sản xuất, tôn trọng thực hiện tốt các thoã ước lao động tập thể đã được ký kết, thực hiện tôt mọi chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước với quyền lợi của cán bộ công nhân lao động. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, vai trò của hoạt động tài chính cũng không ngừng phát triển và khẳng định mình. Nổi bật trong môi trường cạnh tranh của thời đại hoạt động tài chính đã giúp nền kinh tế chủ động hơn. Nhìn về góc độ vi mô trong từng doanh nghiệp phân tích doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Qua phân tích thực trạnh tài chính của công ty thông qua một số công cụ ta thấy được vai trò tài chính. Nếu phân tích tài chính chính xác sẽ mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt động quản lý. Phân tích tài chính doanh nghiệp cần được đạt lên vị trí xứng đáng trong chính sách quản lý kinh tế- tài chính của nhà nước. Trước hết nhà nước và các doanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của nó, thấy được sự cần thiết phải phân tích hoạt độngc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi áp dụng phân tích tài chính vào Công ty xây lắp 665 đã thấy rõ được thực trạng về tài chính của công ty. Một vài giải pháp luận văn đã đề cập cũng chỉ là những tham khảo, chưa mang tính thực tiễn cao. Nhưng qua đây tôi cũng mong rằng Công ty xây lắp 665 nói riêng và các công ty khác nói chung sẽ tìm ra giải pháp phù hợp nhất nhằm thực hiện tốt công tác tài chính trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình. - TÀI LIỆU THAM KHẢO Phân tích hoạt động kinh doanh - Vương Đình Huệ - NXB Quốc Gia Hà Nội 1997 Phân tích tình hình tài chính - Nguyễn Hồng Sơn - NXB Tài Chính 1997 Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Văn Dược - NXB Thống Kê Quản trị tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sản -NXB Thồng Kê 1997 Quản trị tài chính doanh nghiệp - Đại Học Tài Chính Kế Toán - NXB Tài Chính 1999 Quản trị tài chính doanh nghiệp - Đại học Kinh Tế Quốc Dân – NXB Thống kê 1997 Tài liệu của công ty Xây Lắp năm 1998 ; 1999 ; 2000 Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo chi tiết tài sản cố định Báo cáo lao động Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo chuyển tiền tệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0374.doc
Tài liệu liên quan