- Qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Công nghiệp Á Châu ta thấy:
Về tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty qua 2 năm tăng lên điều này cho thấy quy mô hoạt động của công ty cũng tăng lên.
- Khả năng thanh toán của Công ty vào thời điểm cuối năm đã tăng lên so với đầu năm. Hệ số thanh toán hiện hành tăng 0,1 lần chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ hiện có.
- Kết quả hoạt động của công ty đang thay đổi theo chiều hướng tốt. Doanh thu của công ty tăng lên làm cho lợi nhuận của công ty cũng tăng lên điều này chứng tỏ công ty đã có những phương hướng biện pháp quản lý tốt.
- Như chúng ta đã biết mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung là tìm kiếm lợi nhuận và làm thế nào để kết quả kinh doanh được cao nhất.
- Để nâng cao được lợi nhuận hơn nữa Công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:
+ Tích cực thu hồi các khoản nợ để giảm việc đi chiếm dụng vốn từ đó tăng khả năng đọc lập về mặt tài chính.
30 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Công Nghiệp Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng và là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban giám đốc ( Hội đồng quản trị ), các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các nhà cho vay tín dụng, các nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm...kể cả các cơ quan chính phủ và người lao động. Mỗi một nhóm người này có những nhu cầu thồng tin khác nhau, do vậy họ có thể tập trung vào việc xem xét những khía cạnh tài chính khác nhau của tình hình tài chính doanh nghiệp. Cụ thể :
Đối với chủ doanh nghiệp và nhà quản lý doanh nghiệp: Cần thiết phải có thông tin trung thực về thực trạng tài chính doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc lập kế hoạch sản xuất, dự kiến đầu tư dài hạn, chiến lược sản phẩm và thị trường, lựa chon phương án sản xuất , nên huy động nguồn vốn nào để kinh doanh đảm bảo có lãi và thanh toán được nợ.
Đối với các nhà đầu tư: Mối quan tam của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn,mức sinh lãi khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tài chinh, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp. Đồng thời các nhàđầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản lý. Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Mối quan tâm của họ hướng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.
Giả sử chúng ta đặt mình vào trường hợp la người cho vay thì điều đầu tiên chúng ta chú ýcũng sẽ là số vốn chủ sỡ hữu, nếu như ta thấy không chắc chắn khoản cho vay của mình sẽ được thanh toán thì trong trường hợp doanh nghiệp đó găp rủi ro sẽ ko có số vốn bảo hiểm cho họ. Đồng thời ta cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay.
Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ: Họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới mua chịu hàng, thanh toán chậm không. Họ cũng cần phải biết được khả năng thanh toán hiện tại và thời gian sắp tới của họ.
Đối với cơ quan nhà nước và người làm công : Qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, sẽ đánh giá được năng lực của ban giám đốc, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước nữa hay không.
Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Đánh giá thực trạng của tài chính trên các mặt: đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình và hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng và tính chắc chắn của đồng tiền mặt ra, vào doanh nghiệp...
Xác định rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như những nguyên nhân gây nên tình trạng biến động của các nhân tố trên.
Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nội dung phân tích tình hình tài chính
Nội dung phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần công nghiệp á Châu mà em trình bày trong đề án bao gồm những nội dung cơ bản sau :
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty thông qua việc xem xét các mối quan hệ công bằng trên bảng cân đối kế toán .
Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư.
Phân tích tình hình và khả năng thanh toán ngắn hạn
Phân tích năng lực của tài sản
Phân tích khả năng sinh lợi
Tài liệu sử dụng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Để tiến hành phân tích tình hình tài chính có thể sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính cuả doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong tình hình đó. Khi phân tích tình hình tài chinh của Công ty cổ phần công nghiệp á Châu em sử dụng các loại báo cáo tài chính sau đây để phân tích :
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Phương pháp chung
Là phương pháp xác định trình tự bước đi và những nguyên tắc cần phải quán triệt khi tiến hành phân tích một chỉ tiêu kinh tế nào đó.
Tất cả các điểm của phương pháp chung nêu trên chỉ được thực hiện khi kết hợp nó với việc sử dụng một phương pháp cụ thể. Ngược lại các phương pháp cụ thể muốn phát huy tác dụng phải quán triệt yêu cầu của phương pháp chung.
Các phương pháp cụ thể.
Đó là những phương pháp phải sử dụng những cách thức tính toán nhất định. Trong phân tích tình hình tài chính, cũng như phạm vi nghiên cứu của đề án em xin được đề cập một số phương pháp sau:
1.7.2.1 Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giai quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồn bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.
Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm trước) và có thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch.
Gốc so sánh được lựa chọn là gốc về thời gian hoặc không gian.
Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:
+ So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh gnhiệp với số liệu trung bình của nghành, của doanh nghiệp khác để thấy được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp được hay chưa được.
+ So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian.
Phương pháp cân đối
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng.
Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp người phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính.
Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tồng số tài sản và tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản trong doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dãn đến sự cân bằng về sức biến động về lượng giữa các yếư tố và quá trình kinh doanh.
Phương pháp phân tích tỷ lệ.
Phưong pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghiã chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính.
Phương pháp tỷ lệ giúp cho các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như :
*. Tỷ suất đầu tư : Để đánh giá đầu tư theo chiều sâu, hoạt động lâu dài đầu tư mua máy móc thiết bị, việc bố trí cơ cấu vốn, năng lực sản xuất thông qua tỷ suất đầu tư.
Tài sản cố định
Tỷ suất đầu tư (Tđt) = x 100%
Tổng tài sản
*. Tỷ suất tự tài trợ : Để đánh giá khả năng tài trợ về mặt tài chính, cũng như mức độ tự chủ, chủ động tong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Điều đó thể hiện việc xác định tỷ suất tự tài trợ.
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ = x 100%
Tổng nguồn vốn
*. Tỷ suất nợ : Để đo lường sự góp vốn của doanh nghiệp so với số nợ vay ta dùng chỉ tiêu tỷ số nợ. Tỷ số nợ càng thấp thì sự an toàn càng cao, món nợ của họ được đảm bảo và họ có cơ sở để tin vào sự đáo nợ đúng hạn của con nợ. Khi tỷ số nợ cao, tức là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trên tổng số vốn mà lại được sử dụng lượng vốn lớn, khi có rủi ro thì sự rủi ro đó được chuyển sang chủ nợ gánh chịu một phần. Khi doanh lợi vốn lớn hơn lãi suất vay tiền thì lợi nhuận của họ tăng rất nhanh, mặt khác khi mà lợi nhuận vốn nhỏ hơn lãi tiền vay thì doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán và các khoản nợ đến hạn, xuất hiện nguy cơ phá sản .
Tổng số nợ phải trả
Tỷ suất nợ (TSN) = x 100%
Tổng nguồn vốn
*. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (TPP): Chỉ tiêu này cho biết mức độ ảnh hưởng của các khoản phải thu tới tình hình tài chính. Nếu tỷ lệ này càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại.
Tổng số nợ phải thu
TPP = x 100%
Tổng số nợ phải trả
*. Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, nó là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán
HTT =
Nhu cầu thanh toán
- Nếu chỉ tiêu này > 1 thì chứng tỏ khả năng thanh toán và tình hình tài chính ổn định.
- Nếu chỉ tiêu này < 1 thì chứng tỏ khả năng thanh toán và tình hình tài chính đang gặp khó khăn, hệ số này càng nhỏ thì có nghĩa là doanh nghiệp càng mát khả năng thanh toán bấy nhiêu.
- Nếu chỉ tiêu này = 0 thì doanh nghiệp bị phá sản không còn khả năng thanh toán.
*. Hệ số thanh toán ngắn hạn (Hnh) : Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này cao thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán khi giá trị hệ số này giảm và cũng là những dấu hiệu báo trước về hệ số tiềm tàng. Nếu tỷ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng thanh toán càng cao, tuy nhiên nếu cao quá cho thấy doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay việc quản trị tài sản lưu động kém hiệu quả vì có nhiều tiềm mặt nhàn rỗi hay nhiều nợ phải đòi, dẫn đến giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động va ĐTNH
Hnh = x 100%
Nợ ngắn hạn
*. Hệ số thanh toán tức thời (HTT)
Tổng số vốn bằng tiền
HTT =
Tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số này cho thấy:
- Nếu HTT > 0,5 thì tình hình tầi chính của doanh nghiệp tương đối khả quan
- Nếu HTT < 0,5 thì doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán công nợ và có thể phải bán gấp hàng hoá để thanh toán vì khồng đủ tiền để thanh toán. Tuy nhiên hệ số này quá cao tức là doanh nghiệp dự trữ vốn bằng tiền quá nhiều vòng quay của tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
*. Hệ số vòng quay của các khoản phải thu (Vpt)
Doanh thu thuần
Vpt =
Số dư bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý số dư tài khoản phải thu và hiệu quả đi thu hồi nợ nếu khoản phải thu được thu hồi nhanh thì hệ số luân chuyển khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp sẽ ít bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên hệ số này quá cao sẽ không tốt vì ảnh hưởng đến lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ.
*. Hệ số vòng quay của hàng tồn kho (HTK)
Giá vốn hàng bán
HTk =
Hàng tồn kho bình quân
[ A. IV( đầu năm )+A.IV (cuối kỳ)] Tài sản
Hàng tồn kho bình quân =
2
Chỉ tiêu này phản ánh mức dự trữ và thời gian của hàng tồn kho có hợp lý hay không hợp lý, chỉ số này càng lớn thể hiện tình hình bán hàng càng tốt và ngược lại.
*. Sức sản xuất của tài sản cố định
Doanh thu thuần
Sức sản xuất của tài sản cố định =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
*. Hệ số doanh lợi tài sản cố định
Lợi nhuận thuần
Hệ số doanh lợi tài sản cố định =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp .
*. Số vòng quay của vốn lưu động
Doanh thu thuần
Số vòng quay của vốn lưu động =
Số vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
*. Hệ số doanh lợi tài sản lưu động
Doanh thu thuần
Sức sản xuất của tài sản cố định =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần .
*. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Số vốn lưu động bình quân
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động bình quân =
Doanh thu thuần
Hệ số này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu ta biết được để có được một đồng luân chuyển thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động .
*. Thời gian của một vòng luân chuyển
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết dể cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn.
T
Thời gian của một vòng luân chuyển =
VLĐ
Trong đó : - T: thời gian trong kỳ phân tích
- VLĐ: Số vòng quay vốn lưu động.
*. Vốn lưu động
Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ
Vốn lưu động bình quân =
2
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận càng cao doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền king tế thị trường.
*. Tỷ suất lợi tức doanh thu thuần
Sự biến động của tỷ suất này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Lợi tức thuần
Tỷ suất lợi tức thuần = x 100
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu cho biết cứ một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn, chứng tơ khả năng sinh lời của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn.
*. Tỷ suất lợi tức trên tổng vốn
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi tức thuần
Tỷ suất lợi tức trên tổng vốn (T TV ) = x 100
Tổng số vốn bình quân
*. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Các nhà cho vay, nhà đầu tư quan tâm đến tỷ suất này của doanh nghiệp. Bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư.
Chỉ tiêu xác định như sau:
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi tức trên tổng số vốn chủ sở hữu = x 100
Nguồn vốn chủ sở hữu
*. Hệ số vòng quay của toàn bộ vốn
Hệ số vòng quay của toàn bộ đo lường hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ. Nó phản ánh một đồng vốn huy động vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại mấy đồng doanh thu.
Doanh thu thuần
Hệ số vòng quay của toàn bộ vốn = x 100
Tổng số vốn sản xuất bình quân
*. Hiệu quả kinh doanh
Kết quả đầu ra
Hiệu quả quay của toàn bộ vốn =
Kết quả đầu vào
*. Suất hao phí vốn
Vốn kinh doanh
Suất hao phí vốn =
Doanh thu thuần
Suất hao phí vốn là chỉ tiêu phản ánh một đồng lợi nhuận hay doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải hao phí (đầu tư ) bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ, chứng tỏ khả năng sinh lợi cao hiệu quả kinh doanh càng lớn.
*. Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động
Tổng số vốn bằng tiền
Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động =
Tổng số tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Thực tê cho thấy chỉ tiêu này tính ra mà lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không thanh toán tốt vì ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán .
*. Số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu (SN TB)
Thời gian của kỳ phân tích
SNTB =
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu cần có một khoảng thời gian là bao nhiêu. Nếu số ngày lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại
*. Suất hao phí tài sản cố định
Nguyên giá bình quân tài sản cố định
Suất hao phí tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho thấy dể có được một đồng doanh thu thuần thì cần phải có bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định.
*. Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh = Tổng thu – tổng chi
Kết luận: Các phương pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích, chúng ta sẽ sử dụng kết hợp nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm của chúng để thực hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất.
Phần ii
Tổng quan về công cổ phần công nghiệp á châu
Tình hình khái quát của công ty cổ phần công nghiệp á Châu
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần công nghiệp á Châu hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Công ty được thành lập ngày 01 tháng 12 năm 2000 theo quyết định số 1216/2000/QD –UB cuản Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Công ty cổ phần công nghiệp á Châu có trụ sở tại 67A1 ngõ 106 Cổ Nhuế -Từ Liêm – Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là buôn bán máy móc thiết bị công nghiệp, nông nghiệp, vật liệu xây dựng, sắt thép, đện tử, điện dân dụng...
Công ty có dội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật cao năm rõ về nghiệp vụ, có kinh nghiệm và có tính tổ chức kỷ luật cao.
2.1.2 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hệ thống tổ chức bộ máy của công ty cổ phần công nghiệp á Châu được tổ chức chặt chẽ khoa học.
Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần công nghiệp á Châu
Chủ tịch hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách tài chính
Phòng KH - KD
Phòng HC - TC
Phòng kế toán - TC
Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu công ty là đại diện pháp nhân của công ty, là người điều hành bộ máy quản lý và phân trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho nhân viên dưới quyền của mình.
Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty qua sự chỉ đạo của chủ tịch hội đồng quả trị.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh gúp việc cho giám đốc điều hành trong công việc kinh doanh của công ty theo sự phân công uỷ quyền của giám đốc.
Phó giám đốc phụ trách tài chính là người giúp cho giám đốc điều hành về mảng tài chính của công ty chịu trchs nhiệm trước chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành.
Phòng kế hoach kinh doanh: là phòng chuyên lập các kế hoạch kinh doanh cho toàn công ty.
Phòng tổ chức hành chính và các phòng ban khác, mỗi phòng ban có các nhiệm vụ khác nhau.
Phòng kế toán tài chính : Có nhiệm vụ giám sát kiểm tra hoạt động tài chính, tài sản của đơn vị, ghi chép phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xác định kết quả tài chính của công ty. Giúp cho giám đốc trong việc quản lý kinh doanh, sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất, đúng luật, chịu trchs nhiệm bảo toàn vốn.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cỏ phần công nghệp áChâu
Bộ máy kế toán của công ty áp dụng hình thức tập trung, tổ chức hách toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ việc luân chuyển chứng từ, ghi chép sổ sách, lạp báo cáo kế toán theo đúng chế độ hiện hành.
Sơ đồ 2 . Sơ đồ phòng kế toán của công ty Cổ phần công nghiệp á Châu
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán vật tư TSCĐ, CCDC
Kế toán thanh toán, BHXH va lương
Thủ quỹ
Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty.
Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ đánh gián kết quả quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Kế toán vật tư, TSCĐ, CCDC có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho.
Kế toán thanh toán, BHXH, lương có nhiệm vụ thanh toán các chứng từ phát sinh, các chi phí liên quan đến doanh thu bán hàng trong kỳ.
Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý việc thu chi tiền mặt tại công ty.Cuối tháng đối chiếu với kế toán thanh toán.
2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Với bất kỳ doanh nghiệp nào cơ sở vật chất kỹ thuật cũng có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sở để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và giao dịch đồng thời nó cũng thể hiện được quy mô của doanh nghiệp.Tuỳ từng loại hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh của mình. Để thấy được tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty ta đi xem xét tài sản cố định của Công ty cổ phần công nghiệp á Châu qua biểu 01 sau :
Tình trạng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty qua 2 năm (2004-2005)
Biểu 01 : Tình trạng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Đơn vị tính : Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2005/2004
Giá trị (đồng)
Cơ cấu %
Giá trị (đồng)
Cơ cấu %
+/- (đồng)
%
Nhà cửa vật kiến trúc
164.978.485.730
94.12
170.272.813.532
94.35
5.294.327.802
3.21
Máy móc thiết bị
9.705.624.070
5.54
9.592.615.742
5.32
-113.008.328
-1.16
Phương tiện vận tải truyền dẫn
539.226.934
0.31
480.627.000
0.27
-58.599.934
-10.87
Thiết bị dụng cụ quản lý
65.000.000
0.04
120.000.000
0.07
55.000.000
84.62
Tổng cộng
175.288.336.734
100
180.466.056.274
100
5.177.719.540
2.95
Nguồn số liệu : Phòng kế toán _ Tài chính Công ty cổ phần công nghiệp á Châu
Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình tài sản cố định của Công ty qua 2 năm đã tăng lên. Năm 2004 tổng giá trị tài sản cố định là 175.288.336.734 đồng đến năm 2005 đã tăng lên 2,95% hay tăng lên 5.177.719.540 đồng.
Trong đó la do sự biến động của các loại tài sản như sau:
Nhà cửa vật kiến trúc có giá trị lớn trong tổng tài sản cố định của Công ty, năm 2004 có giá trị là 164.978.485.730 đồng chiếm tỷ trọng là 94,12% so vơi tổng tài sản cố định, đến năm 2005 có giá trị là 170.272.813.532 đồng chiếm 94,35% so với tổng tài sản cố định, năm 2005 tăng lên 5.294.327.802 đồng so với năm 2004 tương ứng tăng 3,21%.
Máy móc thiết bị năm 2005 giảm đi so với năm 2004 là 113.008.328 đồng hay giảm đi 1,16 % chiếm tỷ trọng 5,32% so với tổng tài sản cố định năm 2005
Phương tiện vận tải truyển dẫn năm 2004 có giá trị là 539.226.934 đồng chiếm tỷ trọng 0,31% tổng giá trị của tài sản cố định đến năm 2005 giảm xuống còn 480.627.000 đồng chiếm 0,27% tổng giá trị của tài sản cố định. Tức là giảm 58.599.934 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10,87%. Nguyên nhân của sự giảm đáng kể này là do các phương tiện vận tải truyền dẫn của Công ty thời gian khấu hao đã nhiều cho nên giá trị còn lại nhỏ.
Dụng cụ quản lý năm 2004 có giá trị là 65.000.000 đồng chiếm 0,04% tổng tài sản cố định đến năm 2005 tăng lên 120.000.000 đồng chiếm 0.07% trong tổng số tài sản cố định, tức là tăng lên 55.000.000 đồng tương ứng tăng 84,62%. lý do tăng đáng kể này là do Công ty đã đầu tư thêm mày điều hoà nhiệt độ va máy vi tính cho các phòng ban đẻ nâng cao hiệu quả làm việc và quản lý.
Qua phân tích trên cho ta thấy nguyên nhân tăng lên của tài sản cố định là do Công ty mua sắm và xây dụng nhiêu cơ sở vật chất. Nhìn chung tài sản cố định cố định củaCông ty năm 2005 tăng lên so vớinăm 2004, tốc độ tăng bình quân của tài sản cố định đạt 2,95% so vơi năm 2004. Tài sản cố định tăng cho thấy quy mô của Công ty đang tăng lên.
Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2004-2005
Ngày nay với sự phát triển như vữ bão của khoa học kỹ thuật, máy móc đã dần thay thế con người vào những công việc nguy hiểm và có độ độc hại cao. Tuy nhiên khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu thì nhân tố con người vẫn giữ vai trò chủ đạo đến sự thành bại của mỗi quốc gia hay từng doanh nghiệp. Để thấy được mức độ biến động lao động của công ty ta xem xét qua bảng phân tích sau:
Biểu 02: Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2004-2005
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2005/2004
Số lượng người
Cơ cấu %
Số lượng (người)
Cơ cấu %
+/- ( người )
%
Tổng số lao động
141
100
144
100
3
2,12
Trụ sở công ty
32
22,7
32
22,22
0
0
Phòng, ban
109
77,3
112
77,78
3
2,75
* Theo trình độ
-Đại học, cao đẳng
16
11,34
18
12,5
2
12,5
-Trung cấp
40
28,36
41
28,47
1
2,5
-Công nhân kỹ thuật
85
60,3
85
59,03
0
0
Nguồn số liệu : Phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần Công nghiệp á Châu
Qua biểu phân tích trên ta thấy tình hình lao động của công ty qua hai năm 2004-2005 biến động không đáng kể , năm 2004 tổng số lao động của công ty la 141 người sang năm 2005 tổng số lao động của công ty la 144 người. Như vậy trong 2 năm qua công ty chỉ tăng thêm 3 lao động tương ứng tăng 2,12%.
Xét về trình độ tăng thêm 3 lao động trong đó :
Trình độ đại học và cao đẳng: So với năm 2004 thì năm 2005 số người có trình độ đại học và cao đẳng tăng 2 người tương ứng tăng 12,5%.
-trình độ trung cấp: So với năm 2004 thì năm 2005 số người có trình độ trung cấp tăng thêm 1 người tương ứng tăng 2,5%.
Công nhân kỹ thuật: So với năm 2004 thì năm 2005 không cóp sự biến động nào
Như vậy, tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2004-2005 có sự thay đổi không đáng kể. Điều này cho thấy công ty đang dần dần ổn định nhân sự để tiến đến nâng cao trình độ cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể hiện nay.
Phần III
Phân tích tình hình tài chính của công ty
Phân tích tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của côngt y qua bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thức tiền tệtheo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Về bản chất bảng cân đối kế toán. là một bảng cân đối giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả, là tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và tài chính của công ty.
Để nắm bắt được thực trạng tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần công nghiệp á Châu, ta đi xem xét và phân tích bảng Cân Đối kế toán của Công ty năm 2005
Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2005 được thể hiện quả Biểu 03.
Căn cứ vào số liệu thu thập được của Công ty cổ phần công nghiệp á Châu ta có thể phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của Công ty như sau:
Cân đối 1 :
B. Nguồn vốn = A. Tài sản [( I + II + IV + V (2,3 )] + B. Tài sản ( I + II + III )
Năm 2004 : Vế trái = 108.789.523.697 đồng
Vế phải = 110.245.836.814 đồng
Vế trái < vế phải là 1.462.313.117 đồng
Năm 2005 : Vế trái = 113.273.520.028 đồng
Vế phải = 114.158.274.440 đồng
Vế trái < vế phải là 884.754.412 đồng
Qua đây cho thấy, nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2004 không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản, cụ thể là cuối năm 2004 nguồn vốn chủ sở hữu không bù đắp là 462.313.117 đồng. Và đến cuối năm 2005 vẫn không đủ để trang trải cho hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp thiếu nguồn vốn là 884.754.412 đồng
Cân đối 2 :
B. Nguồn vốn + A. nguồn vốn [ I (1,2) + II ] = A. Tài sản [ I + II + IV + V(2,3) +VI ] + B. Tài sản( I + II + III )
Năm 2004 : Vế trái = 108.789.523.697 đồng
Vế phải = 110.245.836.814 đồng
Vế trái < vế phải là 1.462.313.117 đồng
Năm 2005 : Vế trái = 113.273.520.028 đồng
Vế phải = 114.158.274.440 đồng
Vế trái < vế phải là 884.754.412 đồng
Với số liệu ở bảng trên, ta thấy nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2004 sử dụng không đủ để trang trải cho hoạt động kinh doanh nên Công ty phải đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác để kịp thời đáp ứng nhu cầu kinh doanh số tiền là 1.462.313.117 đồng. Đến năm 2005 Công ty vẫn phải đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác nhưng số đó có giảm đi so với năm trước số tiền là 884.754.412 đồng.
3.1.2 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn hình thành
3.1.2.1 Phân tích cơ cầu tài sản:
Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm 2005 ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản qua Biểu 04 như sau:
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy tổng tài sản năm 2005 so với năm 2004 tăng 4.714.944.1145 đồng tương ứng tăng 4,15 %. Nguyên nhân chủ yếu là do co nhiều cơ sỏ vật chất mới của Công ty đưa vào sử dụng.
* Tài sản lưu động năm 2004 là 4.487.200.434 đồng chiếm tỷ trọng 3,95% so với tổng tài sản đến năm 2005 tăng lên 5.209.645.502 đồng chiếm tỷ trọng 4,41% so với tổng tài sản. Vởy tài snả lưu động năm sau tăng hơn năm trước là 722.445.068 đồng. Tương ứng với tỷ lệ tăng 16,1% là do các nguyên nhân sau:
- Tiền : Vốn bằng tiền của Công ty cổ phần Công nghiệp á Châu bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.
Vốn bằng tiền là khoản đáp ứng cho việc chi trảmọi hoạt động của doanh ngiệp, nhất là khi doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán ngay. Đây là loại tài sản dễ bị thất thoát và chiếm dụng nhất do đó cần phải được quản lý và sử dụng một cách hợp lý, đúng mục đích.
Ta thấy năm 2004 vốn bằng tiền là 1.101.363.487 đồng đến năm 2005 là 1.008.095.897 đồng tức là số năm sau giảm so với năm trước là 93.267.590 đồng tương ứng giảm 8,47% chủ yếu là do giảm tiền gửi ngân hàng 89.948.416 đồng tương ứng giảm 8,4% tiếp đến là do tiền mặt tại quỹ cũng giảm 3.319.174 đồng. Ta nhận thấy tiền của Công ty không nhiều và Công ty cũng không để tiền tồn tại quỹ nhiều mà chủ yếu gửi ngân hàng vì đây là phương thức an toàn nhất gúp cho vốn của Công ty được sinh lợi trong thời gian chưa sử dụng đến, góp phần đẩy nhanh vòng quay của đồng tiền.
Ta đi xem xét khả năng thanh toán tức thời (HTT ) của Công ty
Tổng vốn bằng tiền
HTT =
Nợ ngắn hạn
* 31/12/2004
Năm 2004 : HTT = 0,23 ( lần )
* 31/12/2005
Năm 2005 : HTT = 0,203 ( lần )
Qua đây ta thấy lượng vốn bằng tiền của Công ty vẫn chưa tương xứng với số nợ ngắn hạn của công ty: Cụ thể là Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán những khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh của Công ty có chiều hướng giảm từ 0,23 lần ở năm 2004 giảm xuống 0,203 lần năm 2005.
+ Các khoản phải thu:
Dựa vào số liệu tính toán ở bảng trên ta thấy khoản phải thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 808.506.489 đồng tương ứng tăng 24,75%. Nguyên nhân làm cho khoản phải thu tăng chủ yếu là do khoản phải thu của khách hàng tăng 315.715.300 đồng tương ứng tăng 9.95%, Trả trước cho người bán tăng 404.575.053 đồng tương ứng tăng 620.30%, khoản phải thu khác tăng 88.216.136 đồng tương ứng tăng 296,79%. Qua đó cho thấy Công ty để khách hàng nợ quá nhiều, Công ty đang bị chiếm dụng vốn.
+ Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng trong tổng số TSLĐ. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nào cũng cần có một lượng hàng hoá để dự trữ bởi vì có những sản phẩm chỉ bán theo thời kỳ nhất định, nếu không có sự dự trữ trước sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Ngược lại dự trữ quá nhiều cũng có thể gây ứ đọng vốn và lãng phí chi phí bảo quản còn nếu dữ trữ hàng hoá quá ít sẽ mất cơ hội trong kinh doanh. Vì vậy một vấn đề đặt ra là tuỳ thuộc vào từng quy mô kinh doanh, từng thời thời điểm kinh doanh mà dự trữ hàng hoá cho phù hợp, không nên lãng phí cung như gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Qua bảng số liệu tính toán ta nhận thấy hàng tồn kho của Công ty cuối năm 2005 tăng so với cuối năm 2004 là 6.654.569 đồng tương ứng tăng 6,48%, công cụ dụng cụ tồn kho giảm 20.000 đồng tương ứng giảm 33,33%.
* Tài sản lưu động khác tăng 551.600 đồng tương ứng tăng 3,46%. Nguyên nhân làm cho tài sản lưu động khác tăng là do chi phí trả trước tăng 551.600 đồng tương ứng tăng 3,46%.
* Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2005 tăng 3.992.499.047 đồng tương ứng tăng 3,66% nguyên nhân chủ yếu là do tài sản cố định được xây dựng mới nhiều. Qua nguyên giá cho thấy năng lực sản xuất tăng vì TSCĐ là tham gia vào nhiều vòng chu chuyển hàng hoá.TSCĐ có tỷ trọng lớn trong tổng tài sản 96,05% vào đầu kỳ và giảm xuống còn 95,59% vào cuối kỳ
Việc phân tích trên cho thấy : Trong năm 2005 tình hình tài chính của doanh nghiệp có bước khả quan hơn so với các năm trước. Tuy nhiên Công ty vân còn để số khoản thu con nhiều vì vậy cần chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng có quan hệ làm ăn để hạn chế rủi ro trong khâu thanh toán, dự trữ lượng tiền và hàng tồn kho vừa đủ phù hợp với nhu cầu sản suất kinh doanh.
Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn.
Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn để đánh giá khái quát khả năng tự tài trợvề mặt tài chính của doanh nghiệp, xác định mức độ độc lập trong sản suất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong khai thác nguồn vốn qua Biểu 05 như sau:
Qua biểu 05 ta thấy:
Năm 2004 Tổng nguồn vốn của Công ty là 113.518.234 đồng trong đó :
Nợ phải trả là 4.729.221.537 đồng chiếm 4.22% trong tổng số nguồn vốn mà chỉ là các khoản nợ ngắn hạn, phải trả cho người bán, phải trả công nhân viên,và các khoản phải thu khác còn nợ dài hạn thi không có.
Nguồn vốn chủ sở hữu là 108.726.523.697 đồng chiếm 95,78% tổng nguồn vốn. Trong đó nguồn vốn tại quỹ chiếm 95,7% tương ứng với 108.639.744.297 đồng. Nguồn vốn tại quỹ chiếm tỷ trọng lớn là do nguồn vốn kinh doanh chiếm 97,5%, nguồn kinh phí khác chiếm 0,08% tương ứng 86.779.400 đồng.
- Năm 2005 tổng nguồn vốn của Công ty là 118.233.689.349 đồng tăng so với năm 2004 là 4.174.944.115 đồng hay tăng lên 4,15%. Trong đó :
Nợ phải trả là 4.960.169.321 đồng chiếm 4,2% và tăn so với đầu năm là 3,5% hay tăng lên 167.947.784 đồng trong đó Công ty đã tăng khoản phải trả cho người bán 1,18% tương ứng 54.408.054 đồng so với năm 2004, người mua trả tiền trước cung tăng 139.900.000 đồng, phải trả công nhân viên và các khoản phải trả khác tăng lần lượt là 33.922.100 đồng và 2.717.630 đồng qua đó ta thấy số vốn mà Công ty đi chiếm dụng của đơn vị khác tăng lên.
Nguồn vốn chủ sỏ hữu là 113.273.520.028 đồng chiếm 95,8% trong tổng số nguồn vốn và so với năm 2004 đã tăng lên 4,18% tức là tăng lên 4.546.996.331 đồng. Trong khi đó nguồn vốn tại quỹ tăng 4.541.463.627 đồng tương ứng tăng 4,18% và nguồn kinh phí khác tăng 5.532.704 đồng. Trong nguồn vốn quỹ tuyệt đối là nguồn vốn kinh doanh 113.181.207.924 đồng chiến 95,73% trong tổng nguồn vốn.
Xét về cơ cấu mặc dù tổng nguồn vốn năm 2005 của công ty tăng so với năm 2004 nhưng tỷ lệ tăng 4,15% là chưa cao. Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm da số trong tổng nguồn vốn, số vốn công ty đi chiếm dụng là lớn nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn.
Phân tích kết quả kinh doanh
Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty ta đi phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua Biểu 06 như sau:
Qua biểu 06 ta thấy :
* Năm 2004 tổng doanh thu của Công ty là 4.856.495.846 đồng, các khoản giảm trừ không có do vậy doanh thua htuần sẽ là 4.856.495.846 đồng, giá vốn hàng bán là 4.542.365.732 đồng chiếm 93,36% so với doanh thu thuần. Lợi nhuận gộp sẽ là 314.130.114 đồng chiếm 6,87% so với doanh thu thuần, chi phí bán hàng là 109.330.725 đồng chiếm 2,10% so với doanh thu thuần, chi phí quản lý doanh nghiệp là 198.672.924 đồng chiếm 4,13% so với doanh thu thuần. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 16.503.751 đồng chiếm 0,33% so với doanh thu thuần.
Như vậy năm 2004 cứ 100 đồng doanh thu thuần có 0,33 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy lưọi nhuận của công ty là thấp, giá vốn hàng bán rất lớn chứng tỏ giá mua vào của các loại vật tư cùng chi phí vận chuyển cao.
* Năm 2005 so với năm 2004 doanh thu thuần tăng lên là 1.113.078.886 đồng tương ứng với tỷ lện là 22,88%. Cùng với sự tăng lên của doanh thu thuần mà các chỉ tiêu khác cũng tăng theo Giá vốn hàng bán tăng lên 1.025.264.689 đồng tương ứng 22,57%, chi phí bán hàng cũng tăng lên 16.339.696 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 14,95%, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 48.279.192 đồng tương úng 24,3% vì vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng tăng lên 8.178.428 đồng tương ứng 50,47%.
Qua đó cho ta thấy lợi nhuận của công ty tăng nhiêu so với năm 2004 chứng tỏ công ty dang làm ăn ngày càng tốt hơn. Lợi tức từ hoạt động kinh doanh khác tăng 1.543.368 đồng so với năm 2004 vì vậy tổng lọi tức trước thuế của công ty cũng tăng lên 9.721.796 đồng tương ứng 63,49%.
Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty.
Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét sự hoạt động có hiệu quả hay không của công tác tài chính. Nếu doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt thì sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán rồi rào và ít đi chiếm dụng vốn và ngược lại. Đây là sự sống còn của doanh nghiệp chúng ta sẽ đi phân tích tình hình cụ thể qua Biểu 07 như sau:
Qua biểu 07 ta thấy:
+ Khoản phải thu năm 2005 tăng 808.506.489 đồng tương ứng với tỷ lệ 24,75% so với năm 2004. khoản phải thu của khách hàng tăng 315.715.300 đồng tương ứng với tỷ lệ 9,95% so với năm 2004.
+ Cá khoản phải trả năm 2005 tăng 167.947.784 đồngtương ứng với tỷ lệ tăng 3,5%. Nợ dài hạn không có chủ yếu là nợ ngắn hạn trong đó phải trả cho người bán tăng lên 54.408.054 đồng tương ứng với 1,18%. Các khoản phải trả khác cũng tăng lên 33.922.100 đồng tương ứng với 8,48%. Khoản người mua trả tiền trước và phải trả công nhân viên tăng lần lượt là 139.900.000 đồng và 33.922.100 đồng.
Để thấy được các khoản phải thu có ảnh hưởng đến tình tài chính của công ty như thế nào ta cần so sánh tổng số tiền phải thu so với tổng số tiền phải trả. Ta có chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
=
Tổng số nợ phải thu
x 100%
Tổng số nợ phải trả
Năm 2004 (31/12/2004)
=
3.266.908.420
x 100% = 68,17%
4.792.221.537
Năm 2005 (31/12/2005)
=
4.075.414.909
x 100% = 82,16%
4.960169321
Như vậy trong năm 2005 tỷ lệ các khoản phải thu soa với các khoản phải trả tăng chứng tỏ số vốn công ty đi chiếm dụng có chiều hướng giảm đi. Tỷ lệ này cho thấy tình hình thanh toán của công ty là rất tốt. Công ty vẫn phải có các biện pháp trong việc thu hồi các khoản phải thu để thanh toám các khoản nợ.
Để thấy rõ tình hình tài chính của Công ty hiện nay cũng như thời gian tới ta đi phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty qua Biểu 08:
Biểu 08 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của Công ty
Đơn vị tính : Đồng
Nhu cầu thanh toán
Khả năng thanh toán
Khoản mục
Số tiền
Khoản mục
Số tiền
A. Các khoản phải thanh toán ngay
4.662.933.712
A. Các khoản có thể thanh toán ngay
1.008.095.897
1. Nợ quá hạn
0
1. Tiền mặt
27.073.656
Phải trả cho người bán
4.662.933.712
2. Tiền gửi ngân hàng
981.022.241
2. Nợ đến hạn
0
Thuế và các khoản phải nộp
0
B. Các khoản phải thanh toán quý tới
297.235.609
B. Các khoản có thể thanh toán quý tới
4.075.414.909
1. Phải trả CNV
122.437.678
1. Khoản phải thu
4.075414.909
2. Phải trả phải nộp khác
34.897.931
2. Hàng hoá
0
3. Người mua trả tiền trước
139.900.000
Tổng cộng
4.960.169.321
5.083.510.806
Nguồn số liệu : Phòng kế toán – Tài chính Công ty cổ phần công nghiệp á Châu.
Qua biểu 08 ta thấy : Tổng số các khoản phải thanh toán ngay là: 4.662.933.712 đồng trong khi các khoản có thể dùng để thanh toán ngay chỉ có 1.008.095.897 đồng nên khả năng thanh toán ngay là rất khó khăn. Các khoản phải thanh toán trong quý tới là 297.235.609 đồng bên cạnh đó các khoản sẽ có thể được sang quý tới là 4.075.414.909 đồng. Ta có thể tính được các chỉ tiêu Công ty đạt được trong năm 2005 như sau:
Tỷ suất khả năng Khả năng thanh toán ngay
=
thanh toán ngay Nhu cầu thanh toán ngay
Tỷ suất khă năng thanh toán ngay 1.008.095.897
= = 0,22
(31/12/2005) 4.662.933.712
Tỷ suất khả năng thanh toán Khả năng thanh toán trong thời gian tới
=
trong tương lai Nhu cầu thanh toán trong thời gian tới
Tỷ suất khả năng thanh toán 4.075.414.909
= = 13,71
trong tương lai 297.235.609
Khả năng thanh toán TSLĐ & ĐTNH
=
hiện hành Nợ ngắn hạn
Tỷ suất khả năng thanh toán 4.487.200.434
= = 0,95
hiện hành (31/12/2004) 4.792.221.537
Tỷ suất khả năng thanh toán 5.209.645.502
= = 1,05
hiện hành (31/12/2005) 4.960.169.321
Từ những chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán ta có Biểu 09:
Biểu 09 : Tổng hợp các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2004
Năm 2005
1. Khả năng thanh toán hiện hành
Lần
0,95
1,05
2. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
%
68,17
82,16
3. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu
Vòng
1,63
4. Tỷ suất và khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán ngay
Lần
0,22
- Khả năng thanh toán trong tương lai
Lần
13,71
Nguồn số liệu phòng kế toán – Công ty cổ phần công nghiệp á Châu
Qua biểu trên ta thấy:
Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty năm 2005 tăng. Năm 2004 là 0,95 lần, năm 2005 là 1,05 lần. Điều này cho thấy rằng các chủ nợ có thể hoàn toàn yên tâm vào khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty. Đối với các khoản thanh toán nhanh thif năm 2005 đã giảm. Nguyên nhân là do tiền hiện còn ít trong việc thanh toán các khoản nợ hiện hành. Vì thế công ty cần phải có các biện pháp thu hồi các khoản nợ phải thu sao cho nhanh nhất và nhằm đáp ứng khả năng thanh toán nhanh.
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các nợ phải trả là 82,16% chứng tỏ Công ty phải đi chiếm dụng vốn, khoản chiếm dụng này chủ yếu là khoản nợ người bán.
Đối với số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu chỉ tiêu này càng cao thể hiện rằng công ty thu hôid càng nhanh các khoản nợ điều đó được đánh giá tốt.
Chỉ tiêu này ở công ty là :
Số vòng luân chuyển các khoản 5.978.574.732
= = 1,63 (vòng)
phải thu (31/12/2005) (3.266.904.420 + 4.075.414.909) / 2
Cho thấy số dư các khoản phải thu chưa hợp lý và hiệu quả của việc thu hồi nợ chưa cao. Công ty bị chiếm dụng vốn.
Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi của vốn
Phân tích hiệu quả sử dụng các tài sản của Công ty
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tổng số doanh thu thuần
+ Sức sản xuất của TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Lợi nhuận thuần
+ Sức sinh lợi của TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Nguyên giá TSCĐ bình quân
+ Suất hao phí TSCĐ =
Tổng doanh thu thuần
Từ các chỉ tiêu trên ta có biểu 10:
Biểu 10: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2005/2004
Chênh lệch
%
I. Tổng doanh thu thuần (đồng)
4.856.495.846
5.978.574.732
+ 1.122.078.886
+ 23,10
II. Lợi nhuận thuần (đồng)
16.203.751
24.382.179
+ 8.178.428
+ 50,47
III. TSCĐ bình quân (đồng)
104.194.021.516
111.027.794.324
+ 6.833.772.808
+ 6,56
- Sức sản xuất của TSCĐ (lần)
0,047
0,054
+ 0,007
+ 15,53
Sức sinh lợi của TSCĐ (lần)
0,00016
0,00022
+ 0,00006
+ 41,20
Suất hao phí TSCĐ (lần)
21,455
18,571
- 2,884
- 13,44
Qua biểu 10 ta thấy:
* Năm 2004 :
- Sức sản xuất của TSCĐ là 0,047 tức là cứ 1 (đồng) TSCĐ sẽ đem lại 0,047 (đồng) doanh thu cho công ty.
- Sức sinh lời của TSCĐ là 0,00016 (đồng) phản ánh cứ 1 (đồng) TSCĐ sẽ đem lại 0,00016 (đồng) lợi nhuận cho công ty.
- Suất hao phí của TSCĐ là 21,455 tức là để có 1 (đồng) doanh thu thuần Công ty phải đầu tư 21,455 (đồng) TSCĐ
* Năm 2005:
- Tổng doanh thu thuần tăng 1.122.078.886 đồng tương ứng với tỷ lệ 23,10%.
- Lợi nhuận tăng 8.178.428 đồng tương ứng với tỷ lệ 50,47%.
- TSCĐ tăng 6.833.772.808 đồng tương ứng với tỷ lệ 6,56%.
Do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của TSCĐ và lọi nhuận nên sức sản xuất của TSCĐ tăng nhưng rất thấp 0,007 tương ứng với tỷ lệ 15,53%. Sức sinh lời của TSCĐ tăng 0,00006
3.4.1.2 Hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động
Tổng doanh thu thuần
+ Sức sản xuất của TSLĐ =
Tài sản lưu động bình quân
Lợi nhuận
+ Sức sinh lời của TSLĐ =
Tài sản lưu động bình quân
Ta có biểu 11:
Biểu 11: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2005/2004
∆±
%
Tổng doanh thu thuần
Đồng
4.856.495.846
5.978.574.732
+ 1.122.078.886
+ 23,10
Lợi nhuận thuần
Đồng
16.203.751
24.382.179
+ 8.178.428
+ 50,47
TSLĐ bình quân
Đồng
3.648.786.457
5.209.645.502
+ 799.636.421
+ 21,92
Sức sinh lợi của TSLĐ
Lần
0,0044
0,0055
+ 0,0011
+23,42
Qua biểu 11 ta thấy:
* Năm 2004 :
- Sức sản xuất của TSLĐ là 0,0044 tức là cứ 1 (đồng) TSLĐ sẽ đem lại 0,0044 (đồng) lợi nhuận cho công ty.
* Năm 2005:
- Lợi nhuận thuần tăng 8.178.428 đồng tương ứng với tỷ lệ 50,47% so với năm 2004 nhưng do tăng nhỏ hơn số tăng củaTSLĐ nên tỷ suất sinh lợi của TSLĐ tăng với một lượng rất nhỏ cho thấy việc sử dụng TSLĐ của công ty là chưa hiệu quả, việc đầu tư TSLĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận thấp.
3.4.1.3 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Vốn lưu động tham gia trực tiếp vào quía trình kinh doanh nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty được thể hiện cụ thể qua Biểu 12.
Biểu 12 : Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2005/2004
∆±
%
Số vòng quay vốn lưu động
Vòng
1,33
1,34
+ 0,01
+ 0,98
Thời gian 1 vòng quay
Ngày
270
268
- 2
- 0,97
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Đồng
0,75
0,74
- 0,01
- 0,97
Doanh thu thuần
+ Số vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
360
+ Thời gian 1 vòng quay =
Số vòng quay vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân
+ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Tổng doanh thu thuần
* Năm 2004 : hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là 0,75 tức là để có được 1 (đồng) luân chuyển thì công ty phải bỏ ra 0,75 (đồng ) vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động là 1,33 vòng tức là thời gian 1 vòng quay là 270 ngày.
* Năm 2005 : hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 0,01 ứng với tỷ lệ giảm 0.97%. Số vòng quay vốn lưu động tăng lên 0,01 ứng với tỷ lệ 0,98% do đó làm thời giam 1 vòng quay giảm 2 ngày tương ứng với tỷ lệ 0,97% biểu hiện tốc độ luân chuyển vốn tăng lên. Ta thấy trình độ sử dụng, hiệu quả sử dụng và tốc độ luân chuyển của vốn lưu động có dấu hiệu khả quan..
3.4.2 Phân tích khả năng sinh lời của vốn
Biểu 13 : Khả năng sinh lời của vốn
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2005/2004
Số tiền
%
I. Doanh thu thuần (đồng)
4.865.495.846
5.978.574.732
+ 1.113.078.886
+ 22,88
II. Lợi nhuận trước thuế (đồng)
15.312.751
25.034.547
+ 9.721.796
+ 63,49
III. Tổng nguồn vốn bình quân (đồng)
107.842.807.972
115.876.217.292
+ 8.033.409.320
+7,45
1. Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh (lần)
0,04
0,05
+ 0,01
+19,82
2. Hệ số doanh lợi doanh thu thuần (lần)
0,003
0,004
+ 0,001
+ 33,05
3. Suất hao phí vốn kinh doanh (lần)
22,16
19,38
- 2,78
- 12,56
Qua biểu 13 ta thấy:
* Năm 2004:
- Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh là 0,04 tức là cứ 1 (đồng ) vốn kinh doanh công ty thu được 0,04 đồng lợi nhuận chưa có thuế.
- Hệ số doanh lợi doanh thu thuần là 0,003 hay cứ 1 (đồng ) doanh thu thuần công ty thu được 0,003 (đồng) lợi nhuận chư có thuế.
- Suất hao phí của vốn kinh doanh là 22,16 tức là để có 1 (đồng ) doanh thu thuần công ty phải đầu tư 22,16 (đồng) vốn.
* Năm 2005:
- Tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế cao hơn tốc độ tăng của nguồn vốn cho nên hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh tăng so với năm 2004 là 0,01 tương ứng với tỷ lệ 19,82% như vậy khả năng đạt được lưọi nhuận của vốn tăng.
Do tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế cho nên hệ số doanh lợi của doanh thu thuần tăng 0,001 so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ 33,05% vì vậy suất hao phí của nguồn vốn kinh doanh giảm 2,78 tương ứng với tỷ lệ 12,56% so với năm 2004.
Phân tích khả năng sih lời của vốn chủ sở hữu
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu quan trọng, tổng quát phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nói riêng và toàn bộ vốn doanh nghiệp nói chung.
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được xác định theo công thức:
- Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu:
Hệ số doanh lợi vốn CSH
=
Hệ số quay vòng của vốn CSH
x
Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần
- Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần
Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần
=
Lợi nhuận
Doanh thu thuần
-Hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu :
Doanh thu thuần
Hệ số vòng quay của =
vốn chủ sở hữu vốn chủ sở hữu bình quân
Biểu 14 : Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2005/2004
∆±
%
1. Vốn chủ sở hữu bình quân (đồng)
104.102.388.554
111.000.021.863
+ 6.897.633.309
6,63
2. Tổng doanh thu thuần (đồng)
4.865.495.846
5.978.574.732
+ 1.113.078.886
22.88
3. Tổng lợi tức (đồng)
15.312.751
25.034.547
+ 9.721.796
63.49
4. Hệ số quay vòng vốn CSH (lần)
0,047
0,054
+ 0,007
15.24
5. Hệ số doanh lợi DTT (lần)
0,003
0,004
+ 0,001
33.05
6. Hệ số doanh lợi vốn CSH (lần)
0,0001
0,0002
+ 0,0001
53.02
Qua biểu 14 ta thấy: Hệ số quay vòng vốn của chủ sở hữu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0,007 lần tương ứng với tỷ lệ 15,24%. Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần tăng 0,001 lần tương ứng với tỷ lệ 33,05%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần của công ty năm 2005 tăng lên, lợi nhuận trước thuế cũng tăng với tỷ lệ 63,49% qua đó ta thấy tình hình quản lý vốn chủ sở hữu của công ty tương đối tốt.
Phần IV
Nhận xét đánh giá và kiến nghị
Nhận xét, đánh giá
- Qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Công nghiệp á Châu ta thấy:
Về tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty qua 2 năm tăng lên điều này cho thấy quy mô hoạt động của công ty cũng tăng lên.
- Khả năng thanh toán của Công ty vào thời điểm cuối năm đã tăng lên so với đầu năm. Hệ số thanh toán hiện hành tăng 0,1 lần chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ hiện có.
- Kết quả hoạt động của công ty đang thay đổi theo chiều hướng tốt. Doanh thu của công ty tăng lên làm cho lợi nhuận của công ty cũng tăng lên điều này chứng tỏ công ty đã có những phương hướng biện pháp quản lý tốt.
- Như chúng ta đã biết mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung là tìm kiếm lợi nhuận và làm thế nào để kết quả kinh doanh được cao nhất.
- Để nâng cao được lợi nhuận hơn nữa Công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:
+ Tích cực thu hồi các khoản nợ để giảm việc đi chiếm dụng vốn từ đó tăng khả năng đọc lập về mặt tài chính.
+ Chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuân vì vậy công ty cầ phải có các biện pháp để hạ thấp chi phí nhằm tăng lợi nhuận.
Kiến nghị:
Do công ty chỉ kinh doanh về thương mại nên công ty cần có những chính sách nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kinh doanh trong công ty đồng thời cần động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân làm việc nhiệt tình, đạt được hiệu quả cao nhằm khuyến khích cho mọi người trong công ty cùng nhau làm việc để đêm lại được kết quả cao nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8409.doc