Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty thép Việt Nam

Báo cáo chuyên đề thực tập Bùi Thị Tố Uyên - Kế toán 43D Đại học KTQD 81 Trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính giúp cho nhà quản lý đánh giá được thực trạng tài chính và đưa ra những dự báo cho tương lai. Từ đó có thể đưa ra được những biện pháp phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu đề ra đồng thời có thể đưa ra những quyết định để lụa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Để phân tích, nhà quản lý pahỉ thu thập được những thông tin chính xác, vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích để hạn chế rủi ro và thu được thông tin hữu ích nhất. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Thép Việt Nam, khi đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty em thấy rằng hoạt động tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Mặc dù tình hình tài chính của Tổng công ty còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự với sự nỗ lực không ngừng của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, Tổng công ty đã phấn đấu để giữ vững vị trí là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thép. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn nên báo cáo của em khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự giúp đỡ góp ý của cô giáo hướng dẫn và các cô chú cán bộ nhân viên trong Tổng công ty.

doc81 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a VLĐ tăng nhanh hơn trong năm 2004 nên để có 1 đồng doanh thu thuần chỉ cần đến 0,33 đồng VLĐ trong khi đó năm 2003 phải cần đến 0,42 đồng VLĐ. Số VLĐ tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển Tổng doanh thu thuần năm 2003 360 Thời gian một vòng luân chuyển năm 2004 Thời gian một vòng luân chuyển năm 2003 = - = 13.908.107.501.221 360 x (-33,61) =-1.298.476.375.368 VNĐ Do khi tốc độ luân chuyển của VLĐ năm 2004 tăng hay thời gian của một vòng quay VLĐ giảm xuống đã tiết kiệm được 1 số vốn lưu động là: Như vậy so với năm 2004, số VLĐ đã tiết kiệm được 1.298.476.375.368. Xét về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên phương diện sinh lời của vốn thì năm 2004 tăng lên một lượng rất lớn so với năm 2003 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty trong kỳ tương đối tốt, do đó mức phát triển của VLĐ bình quân là hợp lý. Mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng vẫn tiết kiệm được vốn lưu động chứng tỏ tình hình kinh doanh của Tổng công ty khá tốt. Qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động ta có thể kết luận rằng tình hình sử dụng VLĐ của Tổng công ty là tương đối tốt, Tổng công ty một mặt sử dụng hiệu quả nguồn vốn lưu động, mặt khác hiệu quả kinh doanh vẫn cao thể hiện tình hình tài chính của Tổng công ty tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đánh giá đều khá khả quan. Công ty cần tiếp tục phát huy. III. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh Phân tích khả năng sinh lời của vốn thực chất là xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời của vốn được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Hệ số doanh lợi của VCSH Lợi nhuận trước thuế VCSH = H 211.671.513.358 1.846.047.957.059 = = 0,1147 Năm 2002: H 215.116.895.858 1.995.552.104.000 = = 0,1078 Năm 2003: H 222.848.830.960 2.184.106.048.562 = = 0,102 Năm 2004: Từ kết quả tính toán trên cho thấy khả năng sinh lợi của VCSH năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0,0058, giảm so với năm 2003 là 0,0127. Năm 2003 khả năng sinh lợi của VCSH giảm so với năm 2002 là 0,0069. Nhìn chung tổng công ty đã có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của VCSH, tuy nhiên đây mới chỉ là những bước đầu tăng khả năng sinh lời của VCSH so với những năm trước để tránh tình trạng khả năng sinh lời của VCSH ngày càng giảm chứ chưa thật sự có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao khả năng sinh lời của vốn hơn nữa. Từ công thức tính hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu ở trên ta có công thức sau: Hệ số doanh lợi của VCSH Lợi nhuận trước thuế VCSH = Doanh thu thuần VCSH = x Lợi nhuận thuần trước thuế Doanh thu thuần Doanh thu thuần VCSH = Hệ số quay vòng của VCSH Lợi nhuận thuần trước thuế Doanh thu thuần = Hệ số doanh lợi doanh thu thuần Trong đó: Hệ số doanh lợi của VCSH Hệ số quay vòng của VCSH Hệ số doanh lợi Doanh thu thuần X = 8.412.981.696.337 1.846.047.957.059 = x 211.671.513.358 8.412.981.696.337 Hd 4,5573 0,0252 x = = 0,1147 Năm 2002: 10.170.873.984.096 1.995.552.104.000 = x 215.116.895.858 10.170.873.984.096 Hd 5,097 0,021 x = = 0,1078 Năm 2003: 13.908.107.561.221 2.184.106.048.562 = x 222.848.830.960 13.908.107.561.221 Hd 6,368 0,016 x = = 0,102 Năm 2004: Như vậy hệ số quay vòng của VCSH qua các năm: năm 2003 tăng 0,5397 so với năm 2002, năm 2004 tăng 1,271 so với năm 2003. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn có hiệu quả. Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần cho thấy năm 2002, 1 đồng doanh thu thuần đem lại 0,0252 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2003 là 0,021 đồng và năm 2004 là 0,016 đồng. Hệ số này giảm qua các năm chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn trong quá trình kinh doanh đã giảm. Đây chính là nguyên nhân làm giảm hệ số doanh lợi của VCSH (Mặc dù hệ số quay vòng VCSH giảm nhưng tốc độ giảm của hệ số doanh lợi doanh thu thuần lại cao hơn tốc độ tăng của hệ số quay vòng của VCSH). IV. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Tổng công ty 1. Phân tích tình hình thanh toán Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn coi trọng các quan hệ tín dụng, bởi vì nó có thể giúp cho các doanh nghiệp mở rộng được quy mô, đẩy nhanh được quá trình sản xuất kinh doanh làm cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục, giúp cho doanh nghiệp phát huy được thế mạnh, mở rộng đầu tư. Muốn vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ khả năng đáp ứng các nghĩa vụ đối với từng loại tín dụng mà họ nhận được và đặc biệt là khả năng hoàn trả đúng hạn các khoản vay tín dụng ngắn hạn. Giống như các công ty khác, các quan hệ tín dụng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng số nguồn vốn của Tổng công ty. Nó giúp cho Tổng công ty bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh, không những thế còn giúp ổn định và nâng cao tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Để đánh giá sâu sắc vấn đề này, chúng ta cần đi sâu phân tích tình hình công nợ của Tổng công ty cụ thể các khoản phải thu và các khoản phải trả. 1.1 Phân tích các khoản phải thu Căn cứ vào BCĐKT ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Tổng công ty thépViệt Nam, ta lập được Bảng phân tích các khoản phải thu (Phụ lục 13) Từ bảng phân tích cho thấy các khoản cuối kỳ so với đầu năm giảm 428.826.641.851 VNĐ tương ứng giảm 19,71% về số tuyệt đối. Điều này chứng tỏ số vốn mà Tổng công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng đã giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do: aCác khoản “phải thu của khách hàng” năm 2004 giảm 188.616.777.104 VNĐ so với năm 2003, tương ứng giảm 14,36%. Sở dĩ như vậy là do Tổng công ty đã tích cực thu hồi được các khoản nợ, làm giảm bớt được hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu tiêu thụ, do đó việc sử dụng nguồn vốn của Tổng công ty hiệu quả hơn. aCác khoản “phải thu khác” cuối năm giảm 30.070.270.910 VNĐ, tương đương giảm 22,71%, điều này làm giảm hiện tượng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán và do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. a“Tạm ứng” năm 2004 giảm 3.278.185.849 VNĐ, tương đương giảm 32,34% so với năm 2003 có thể là do công ty đã dùng các biện pháp cưỡng chế hoặc trừ vào lương của cán bộ công nhân viên, hoặc cán bộ công nhân viên đã nhanh chóng hoàn ứng. aCác khoản “cầm cố, ký cược, ký quỹ” giảm so với đầu năm là 129.354.511.406 VNĐ, tương đương giảm về số tương đối là 77,22%. a“Trả trước cho người bán” năm 2004 tăng 6,910,220,328 VNĐ, chiếm 46,76% so với năm 2003 phù hợp với tình hình tăng qui mô hàng tồn kho mua vào phục vụ cho sản xuất. Mặc dù tăng so với đầu năm nhưng đây là khoản chiếm dụng hợp pháp. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu khác lại tăng lên, mà nguy cơ khó đòi là rất cao. Đó là các khoản “tài sản thiếu chờ xử lý” tăng 2.024.644.606 VNĐ, tương ứng tăng 129,33%, và các khoản “ dự phòng phải thu khó đòi” tăng 8.910.220.328 VNĐ, tương ứng tăng 46,76%. Công ty cần xem xét nguyên nhân tăng lên của tài sản thiếu chờ xử lý, ở đầu năm đã có tài sản thiếu chờ xử lý nhưng về cuối năm khoản này càng tăng lên, vậy tại sao lại có khoản thiếu hụt này, công ty cần tìm ra biện pháp để khắc phục. Hơn nữa công ty cũng cần phải tìm hiểu nguyên nhân của việc tăng các khoản dự phòng phải thu khó đòi, và xem xét lại các bạn hàng của mình. Tỷ lệ các khoản phải thu so với tổng TSLĐ Tổng các khoản phải thu Tổng TSLĐ = x 100 Để xem xét các khoản phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Tổng công ty như thế nào ta cần phải tính ra các chỉ tiêu sau: Năm 2002: K 1.516.078.673.982 3.215.126.696.069 = x 100 = 47,15% Năm 2003: K 1.996.056.373.037 4.242.739.089.077 = x 100 = 47,05% Năm 2004: K 1.697.837.783.835 4.837.066.696.925 = x 100 = 35,08% Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả Tổng số nợ phải thu Tổng số nợ phải trả = x100 T1 1.516.078.673.982 3.049.668.446.108 = x100 = 49,71% Năm 2002: T1 1.996.056.373.037 4.414.264.910.403 = x100 = 45,22% Năm 2003: 1.697.837.783.835 7.020.845.098.846 T1 = x100 = 24,18% Năm 2004: Từ kết quả tính toán trên cho thấy tỷ lệ các khoản phải thu so với tổng tài sản giảm qua các năm, cụ thể năm 2004 giảm so với năm 2003 là 21,04% và giảm so với năm 2002 là 25,53% chứng tỏ doanh nghiệp đã có biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ. Tuy nhiên tỷ lệ các khoản phải trả bé hơn 100, do đó số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn công ty đi chiếm dụng cho thấy tình hình tài chính của Tổng công ty là không lành mạnh. Năm 2003 và năm 2004 chỉ còn một nửa so với năm 2002. Cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng giảm làm khả năng huy động vốn của công ty. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu (V) Doanh thu thuần Số dư bình quân của các khoản phải thu = Số vòng luân chuyển các khoản nợ phải thu là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh các khoản phải thu quay được mấy vòng, chỉ tiêu này được tính như sau: Số dư bình quân các khoản phải thu (S) Số dư đầu năm = 2 = + Số dư cuối kỳ Năm 2003: S 1.516.078.673.982 2 = 2.056.377.437.112 + = 1.786.228.055.547 VNĐ Năm 2004: S 1.996.056.373.037 2 = 1.697.837.783.835 + = 1.996.056.373.037 VNĐ Từ đó ta có: 10.170.873.984.096 Năm 2003: Số vòng luân chuyển các khoản phải thu (V) = 1.846.947.078.436 =5,5 vòng Năm 2004: Số vòng luân chuyển các khoản phải thu (V) 13.980.107.561.221 = 1.876.228.055.547 =7,45 vòng Thời gian quay vòng các khoản phải thu Thời gian của kỳ phân tích Số vòng luân chuyển các khoản phải thu = x 100 Năm 2003: F 360 550,6 = x 100 = 65,38 ngày Năm 2004: F 360 745,1 = x 100 = 48,31 ngày Như vậy tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền năm 2004 là 745,1 vòng, năm 2003 là 550,6 vòng tăng 194,5 vòng. Điều này cho thấy khả năng thu hồi tiền hàng tăng, dẫn đến khả năng bị chiếm dụng vốn giảm. Cho thấy công ty đã có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi công nợ. 1.2 Phân tích các khoản phải trả Căn cứ vào bảng cân đối kế toán các năm 2002, ,2003, 2004 ta lập bảng phân tích các khoản phải trả (Phụ lục 14). Đối với các khoản phải trả năm 2004 tăng lên 1 lượng là 2.589.443.643.590 VNĐ tăng 42,44% so với năm 2003 trong đó chủ yếu là do tăng vay dài hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, vay ngắn hạn. Cụ thể: Vay dài hạn năm 2004 so với năm 2003 tăng 1.692.791.805.817 VNĐ hay tăng 118,9%. Số tiền này được Tổng công ty vay để đầu tư vào TSCĐ. Nợ dài hạn đến hạn trả năm 2004 so với năm 2003 tăng 59.663.314.519 VNĐ hay 83,96%, vay ngắn hạn tăng 542.093.631.659 VNĐ hay tăng 34,41% chứng tỏ Tổng công ty chưa thanh toán đúng hẹn đối với các đơn vị tín dụng. Nợ ngắn hạn tăng là phù hợp với quy mô TSCĐ tăng. Các khoản “phải trả người bán” giảm 19.218.130873 VNĐ hay giảm 3,21% chứng tỏ Tổng công ty đã thực hiện tốt việc thanh toán với nhà cung cấp. Số tiền “người mua trả trước” giảm3.310.879.181 VNĐ hay giảm 11,51% chứng tỏ khả năng tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty đang giảm. Tổng công ty Thép đang bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt bởi sản phẩm thép ngoại và đang chịu sự thao túng bởi các tư thương Việt Nam. Các khoản phải trả công nhân viên tăng 39.823.211.086 VNĐ tương ứng tăng 90,25%. Điều này là không tốt vì Tổng công ty chưa chủ động thanh toán các khoản nợ trong nội bộ với công nhân viên làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Thuế và các khoản phải nộp NSNN tăng 47.874.731.941 VNĐ, hay tăng 468,01%. Điều này chứng tỏ chưa chấp hành đầy đủ nghĩa vụ với NSNN. Ngoài ra, các khoản phải trả khác cũng tăng 107.335.995.891 VNĐ hay tăng 56,52%, tầi sản thiếu chờ xử lý cũng tăng 465.441.880 VNĐ, tương ứng tăng 58,65%. Điều này cho thấy Tổng công ty đang thiếu vốn trầm trọng cho hoạt động cho nên đã tăng cường các biện pháp chiếm dụng vốn bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Hệ số nợ Nợ phải trả Tổng nguồn vốn = Để thấy được tình hình nợ nần của Tổng công ty ta tính thêm chỉ tiêu nợ phải trả so với tổng tài sản (hệ số nợ). Năm 2004: H = 7.020.845.098.846 9.204.951.147.408 x100 = 76,27% Năm 2003: H = 4.414.264.910.403 6.409.817.014.403 x100 = 68,87% Năm 2002: H = 3.049.668.446.108 4.895.716.403.167 x100 = 69,64% Kết quả tính toán trên cho thấy, cả ba năm hệ số nợ của Tổng công ty là tương đối cao vì đều lớn 50% và năm 2004 tăng hơn so với năm 2002 là 6,63%, so với năm 2003 là 7,4%. Điều này chứng tỏ tổng số vốn kinh doanh của Tổng công ty chiếm hơn một nửa là vốn vay hoặc đi chiếm dụng và do đó khả năng độc lập về mặt tài chính của đơn vị không được cao lắm. Vì vậy, Tổng công ty cần nỗ lực hơn nữa để thanh toán các khoản nợ, cân đối lại cấu trúc tài chính cho phù hợp hơn, giảm bớtgánh nặng tài chính. Tuy nhiên, để có cơ sở đánh giá tài chính của Tổng công ty trước mắt và triển vọng trong thời gian tới, cần đi sâu phân tích thêm một số chỉ tiêu sau: Số vòng luân chuyển các khoản phải trả (L) Doanh thu thuần = Số dư bình quân của các khoản phải trả = Số dư bình quân các khoản phải trả (K) Số dư đầu năm + số dư cuối kỳ 2 = Trong đó: (S) 3.049.668.446.108 + 4.463.481.066.926 2 = = 3.3756.574.756.517 VNĐ Năm 2003: (S) 4.414.264.910.403 + 7.020.845.098.846 2 = = 5.717.555.004.624 VNĐ Năm 2004: Số vòng luân chuyển các khoản phải trả năm 2003 10.170.873.984.096 3.756.574.756.517 = x100 = 2,7 vòng Khi đó ta có: Số vòng luân chuyển các khoản phải trả năm 2004 13.980.170.561.211 = = 2,44 vòng 5.717.555.004.624 x100 Số vòng luân chuyển các khoản phải trả năm 2004 thấp hơn năm 2003 là 0,26 vòng cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của Tổng công ty tăng lên. Như vậy thời gian nợ của Tổng công ty đối với các đơn vị khác được kéo dài hơn. Điều này cho thấy khả năng Tổng công ty đi chiếm dụng vốn tăng và khả năng bị chiếm dụng vốn giảm. Đây cũng là một biện páp tốt để Tổng công ty có thể huy động thêm nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của mình. 1.3 Phân tích tình hình quản lý công nợ và công nợ khó đòi a. Công nợ phải thu, phải trả Nhìn chung vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn tổng công ty vẫn cơ bản là vốn vay, số liệu cụ thể như sau: Đơn vị Vốn SXKD năm 2004 Nợ phải thu Nợ phải trả Tổng số T. đó Nợ khó đòi Tổng số Trong đó Nợ vay NH Nợ VDH Văn phòng TCT 596.621 264.082 782 1.007.376 34.236 973.140 Ct KK Hà Nội 120.872 270.000 36.653 332.000 270.000 0 Ct KK Miền Trung 46.489 145.000 28.114 200.000 185.000 0 Ct KK TP HCM 123.521 154.000 19.611 224.000 126.240 7.400 Ct KK Bắc Thái 13.265 45.000 2.799 40.000 38.000 0 Ct KK Hải Phòng 21.364 23.000 1.659 25.000 25.000 0 Ct thép Miền Nam 311.185 1.300.000 0 2400.000 748.920 1.449.000 Ct Gang thép TN 322.645 235.409 23.250 1.769.000 590.713 707.187 Ct thép Đà Nẵng 14.405 31.500 536 96.000 63.731 32.269 Ct VLCL Trúc Thôn 20.154 9.195 724 95.641 19.838 75.803 Ct Cơ điện LK 20.000 7.784 555 18.514 300 6.354 Viện LKĐ 4.067 438 263 135 0 0 Cộng 1.614.598 2.485.408 114.948 6.207.8736 2.101.977 3.251.154 Như vậy: Tỷ lệ tổng nợ phải thu/ Vốn kinh doanh: 153,93% Tỷ lệ tổng nợ phải trả/ Vốn kinh doanh: 384,48% Số liệu nợ phải thu trên vốn kinh doanh cho thấy tỷ lệ mức độ chiếm dụng của khách hàng khá lớn. Nên vốn phục vụ cho SXKD chủ yếu là vốn vay ngân hàng và nợ phải trả khách hàng chỉ tính riêng nợ vay ngắn hạn ngân hàng bằng 130,2% vốn kinh doanh do đó chi phí lãi vay phải trả hàng năm rất lớn. Riêng công ty VLCL Trúc Thôn với dự án gạch men và gạch Tuynel. Rất khó khăn trong cân đối với tổng nợ Ngân hàng, khả năng không cân đối vốn để trả nợ là rất lớn, nguy cơ phá sản không phải là không xảy ra. Một số vấn đề đặt ra không mới mẻ nhưng việc khắc phục rất khó khăn, thậm chí còn gặp những rào cản như vấn đề mua hàng, việc trả lãi suất,… b. Quản lý công nợ khó đòi Trong năm 2004 đi đôi với những biện pháp chỉ đạo chỉ đạo sản xuất kinh doanh, Ban chỉ đạo xử lý thu hồi công nợ Tổng công ty tiếp tục bám sát tình hình diễn biến công nợ đặc biệt là công nợ khó đòi tại đơn vị thành viên để có chỉ đạo cụ thể và kịp thời. Phòng kế toán tài chính đã đề xuất trình lãnh đạo tổng công ty ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo hướng dẫn và chấn chỉnh công tác quản lý thu hồi công nợ nói chung và công nợ khó đòi nói riêng tới các đơn vị thành viên. Trong năm 2004 Tổng công ty đã chủ trì cùng với phòng nghiệp vụ Tổng công ty thực hiện sự chỉ đạo của Tổng giám đốc công ty tiến hành kiểm tra định kỳ công tác quản lý công nợ tại các đơn vị thành viên. Kết quả kiểm tra phản ánh những tồn tại trong quản lý công nợ tại các đơn vị: Số dư công nợ quá hạn, nợ khó đòi của các đơn vị đều ở mức cao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ phải thu và vốn kinh doanh. Kết quả kiểm tra chỉ ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình hiện nay là: Bán hàng cho các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH không có thế chấp tài sản, bảo lãnh thanh toán của ngân hàng, bán hàng chủ yếu dựa trên cơ sở tín chấp. Không những thế trong những năm qua các đơn vị chưa quan tâm xây dựng, sàng lọc, lựa chọn để xây dựng hệ thống danh mục khách hàng truyền thống, ổn định, tin tưởng về mặt tài chính. Thủ tục hồ sơ pháp lý: Các hợp đồng kinh tế, hoá đơn tài chính, biên bản giao nhận, kiểm định chất lượng,… chưa được chú ý thực hiện một cách triệt để. Biên bản xác nhận đối chiếu công nợ với khách hàng không đầy đủ, chưa hợp lệ, người ký xác nhận không phải là chủ thể của doanh nghiệp, số liệu biên bản đối chiếu nợ còn lệch so với số dư sổ sách. Phân loại nợ theo tuổi nợ chưa được thường xuyên đôn đốc thu hồi vf điều tiết bán hàng. Ngoài ra việc phân loại nợ còn chưa chính xác, không đúng qui chế tài chính tổng công ty và thời hạn thanh toán ghi trong hợp đồng. - Chưa quan tâm tính đầy đủ và có biện pháp tích cực thu hồi lãi suất bán hàng trả chậm, số tiền lãi suất thu được rất nhỏ hoặc có thu được nhưng không đáng kể đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong khi chi phí lãi suất của người bán rất lớn. Tình hình quản lý công nợ khó đòi năm 2004 của các đơn vị như sau: Đơn vị: 1.000 VNĐ Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Văn phòng TCT 816.932 781.626 -35.306 Ct KK Hà Nội 18.743.964 36.653.129 17.909.165 Ct KK Miền Trung 21.422.323 28.114.406 6.692.083 Ct KK TP HCM 17.770.513 19.611.255 1.840.742 Ct KK Bắc Thái 3.193.301 2.799.287 -394.014 Ct KK Hải Phòng 2.985.997 1.659.469 -1.326.528 Ct thép Miền Nam 0 0 0 Ct Gang thép TN 18.186.940 23.249.751 5.062.811 Ct thép Đà Nẵng 387.420 536.197 148.777 Ct VLCL Trúc Thôn 659.981 724.433 64.452 Ct Cơ điện LK 684.914 555.044 -129.870 Viện LKĐ 263.259 263.259 0 Cộng 85.115.544 114.947.856 29.832.312 So với năm 2003 số dư công nợ khó đòi năm 2004 toàn Tổng công ty tăng 29.832 triệu VNĐ tăng 35,04%. Sau khi tổ chức kiểm tra công tác quản lý tại các đơn vị, Phòng đã báo cáo lãnh đạo Tổng công ty và dề xuất các biện pháp cấp bách nhằm từng bước chấn chỉnh và ngăn chặn sự gia tăng của công nợ quá hạn và khó đòi. Số dư sau khi Tổng công ty kiểm tra công nợ khó đòi của các đơn vị đã có một số dấu hiệu chuyển biến tích cực theo số liệu của các đơn vị đã báo cáo giảm: 17.022 triệu VNĐ. Tuy nhiên việc giải quyết công nợ khó đòi vẫn là một bài toán nan giải đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Số dư công nợ khó đòi cuối năm 2004 tại các đơn vị vẫn còn rất cao chiếm tỷ lệ lớn so với vốn kinh doanh, trong đó số công nợ không có khả năng thu hồi toàn Tổng công ty rất lớn: 36.988 triệu. Giải quyết được số công nợ này hết sức khó khăn bởi hầu hết đây là số công nợ tồn đã lâu, trải qua nhiều cấp lãnh đạo, hồ sơ pháp lý phức tạp. Tổng công ty cần xem xét biện pháp khắc phục tình trạng này. 2. Phân tích khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán (D) = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Năm 2003: (D) = 3.451.123.488 8.179.423.367 Năm 2004: (D) = 13.535.176.750 9.334.290.136 = 1,46 = 1,45 Bảng phân tích trên cho ta thấy cả năm 2003 và năm 2004 đều có khả năng thanh toán các khoản nợ. Năm 2003 khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán chênh lệch nhau là 3.732.774.190 VNĐ (=11.912.197.557-8.179.423.367), năm 2004 chênh lệch nhau là 4.200.886.614 VNĐ (=13.535.176.750-9.334.290.136). Ngoài ra, để có kết luận chính xác ta còn tính chỉ tiêu sau: Như vậy cả năm 2003 và năm 2004 hệ số khả năng thanh toán của Tổng công ty đều >1 chứng tỏ tình hình tài chính của Tổng công ty tương đối tốt, công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ. Do đó có thể khẳng định rằng Tổng công ty đang trên đà phát triển với khả năng tài chính tương đối khả quan. V. Phân tích lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh . Để biết được chất lượng tài chính của Tổng công ty không thể không phân tích chỉ tiêu lợi nhuận. Căn cứ vào bảng CĐKT cảu Tổng công ty Thép qua các năm 2002, 2003, 2004 ta lập được bảng phân tích lợi nhuận (phụ lục 16) Từ kết quả tính toán trên cho thấy tổng lợi nhuận sau thuế bị giảm 39.891.933.640 VNĐ, tương ứng về số tuyệt đối là 18,54%.Tuy nhiên, tổng lợi nhuận trước thuế năm 2004 lại tăng 7.731.935.102 VNĐ, tương ứng tăng 3,59% so với năm 2003, và tăng 11.177.317.602 VNĐ, tương ứng tăng về số tương đối là 5,31%. Nhìn chung Tổng công ty đã có những nỗ lực để tăng tổng lợi nhuận, phấn đấu để tổng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Lợi nhuận trước thuế chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính và lợi nhuận thuần từ hoạt động khác. Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Cụ thể: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2004 đạt 277.326.035.763 VNĐ, năm 2003 đạt 170.424.812.669 VNĐ, và năm 2002 chỉ tiêu này đạt 205.651.053.533 VNĐ. Như vậy năm 2003 chỉ tiêu này giảm 35.226.240.854 VNĐ, nhưng sang năm 2004 Tổng công ty đã phấn đấu tăng hơn so với năm 2003 là 106.901.223.094 VNĐ, đạt 62,84% và tăng so với năm 2002 là 71.674.982.230 VNĐ, đạt 42,06%. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng mức lợi nhuận này là do doanh thu thuần về bán hàng hoá và dịch vụ tăng 3.737.233.577.125 VNĐ, đạt 36,74%, cho nên mặc dù giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên (điều này phù hợp với việc tăng doanh thu), tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2004 so với năm 2003 nhanh hơn so với tốc độ tăng giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động, sở dĩ như vậy là do tổng công ty đã tìm mọi biện pháp nhằm hạ giá thành đơn vị sản phẩm, sản xuất thêm nhiều sản phẩm làm tăng qui mô sản xuất. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn tìm mọi cách để nâng cao doanh số hàng bán ra như đẩy mạnh quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá bán một cách hợp lý, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. Chính vì vậy Tổng công ty vẫn có thể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường, không những thế còn tạo ra được nguồn lợi nhuận bổ sung nguồn vốn kinh doanh của mình. - Tuy nhiên, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính lại giảm một cách đáng kể, làm ảnh hưởng không nhỏ tới tổng lợi nhuận trước thuế. Cụ thể, năm 2002 Tổng công ty hoạt động không hiệu quả trong lĩnh vực này nên đã làm lỗ 7.661.532.743 VNĐ. Năm 2003, do có chính sách đầu tư đúng đắn nên số lãi thu được từ hoạt động này là tương đối cao, đạt 19.725.228.411 VNĐ, năm 2004 chỉ tiêu này lại giảm mạnh một cách bất thường, số lỗ của hoạt động này là 74.675.029.684 VNĐ. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu của hoạt động này giảm 35.432.234.561 VNĐ, tương ứng giảm 21,13%, trong khi đó chi phí lại tăng 58.968.023.534 VNĐ, tương ứng tăng về số tương đối là 39,86%. Tổng công ty cần xem xét lại chỉ tiêu này để tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra chính sách đầu tư sao cho hợp lý tránh lặp lại tình trạng trên. Thiết nghĩ những nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính của Tổng công ty giảm có thể do Tổng công ty chưa quan tâm tính đầy đủ và có biện pháp tích cực trong việc thu hồi lãi suất bán hàng trả chậm, số tiền lãi suất thu được thấp hơn so với số lãi suất mà tổng công ty phải trả cho cấc nhà cung cấp, các ngân hàng. - Ngoài ra, chỉ tiêu lợi nhuận khác cũng giảm mạnh làm ảnh hưởng lớn đến tổng lợi nhuận sau thuế. Mặc dù doanh thu các hoạt động khác tăng 3.891.193.459 VNĐ, chiếm 1,.42%, nhưng tổng chi phí hoạt động này còn tăng cao hơn rất nhiều lên đến 8.660.223.356 VNĐ, chiếm tới 136,13%. Đối với những hoạt động này Tổng công ty cũng cần xem lại phương hướng hoạt động để tìm ra một hướng đi có hiệu quả. Sở dĩ như vậy là do trong kỳ tổng các chi phí bất thường phát sinh rất lớn trong khi tổng các khoản thu không cao, thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ phát sinh không nhiều. Nhìn chung, với những cố gắng nỗ lực không ngừng trong hoạt động kinh doanh của mình, Tổng công ty thép Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể. Tuy trong một số lĩnh vực còn hoạt động không được hiệu quả, đôi khi mang tính chất bất thường, nhưng Tổng công ty vẫn có thể đảm bảo giữ được một tình hình tài chính ổn định, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra được thông suốt, và vẫn bổ sung được nguồn vốn kinh doanh của mình. Dựa vào những đánh giá khái quát về kết quả kinh doanh của Tổng công ty, ta thấy công ty đã không ngừng tìm mọi cách để nâng cao lợi nhuận của mình. Công ty đã tập trung vào việc nâng cao lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh với các biện pháp đã nêu ở trên, kết quả cho ta thấy lợi nhuận thuần của Tổng công ty năm 2003 giảm so với năm 2002 nhưng đến năm 2004 chỉ tiêu này lại tăng lên rõ rệt, đây là điều thật đáng khích lệ đối với Tổng công ty. Tuy nhiên, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường lại giảm. Chứng tỏ rằng Tổng công ty quá chú trọng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và chưa thật sự chú trọng vào các hoạt động tài chính và bất thường mặc dù đây không phải là những hoạt động mang lại doanh thu chính cho Tổng công ty. Tổng công ty cần phải có những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả từ các hoạt động này bằng cách nâng cao một cách hợp lý lãi suất bán hàng trả chậm hoặc lãi suất các hoạt động cho thuê tài sản, cho các đơn vị khác vay tiền. Công ty cần đẩy mạnh các hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, liên kết nhằm thu thêm các nguồn thu tài chính. Bên cạnh đó, tổng công ty cần phải tiến hành thêm các hoạt động khác như mua trái phiếu, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác,… Tổng công ty cần tiếp tục huy động thêm vốn từ các nguồn khác nhau, đồng thời đẩy mạnh tốc độ vòng quay của vốn, tránh trình trạng vốn ứ đọng trong quá trình kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Từ một lượng vốn như vậy, công ty tiến hành đầu tư chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh để có được doanh thu của mình, Công ty có thể lấy ngay lợi nhuận thu được từ hoạt động này để đầu tư vào các hoạt động khác, tạo nên một vòng luân chuyển vốn. Khi đó tổng lợi nhuận của Công ty sẽ không ngừng được tăng lên và Công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong quá trình tái sản xuất kinh doanh ở các kỳ tiếp theo. Và cứ như vậy, công ty sẽ phát triển ổn định và bền vững trong chiến lược lâu dài. Từ những đánh giá khái quát về kết quả kinh doanh, cùng với những chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty ta lập bảng phân tích doanh thu và lợi nhuận (phụ lục 17) Từ những tính toán trên bảng ta thấy: Doanh thu: Khối lưu thông: doanh thu năm 2004 đạt 5.594.829 triệu VNĐ, tăng 24,21% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang năm 2004 sau khi ổn định tổ chức các đơn vị thuộc khối lưu thông đã tập trung đẩy mạnh kinh doanh. Hầu hết các đơn vị có doanh thu tăng so với cùng kỳ trong đó có các đơn vị mức tăng khá lớn Công ty KK Miền trung 42,89%, Công ty KK Hà Nội 33,44%, Công ty KK TP Hồ Chí Minh: 21, 86%. Tuy nhiên mức tăng trưởng doanh thu do yếu tố giá năm 2004 tăng cao so với năm 2003, mức tăng trưởng về lượng đạt thấp hầu hết các đơn vị lưu thông không đảm bảo chỉ tiêu thép tiêu thụ thép nội. Khối sản xuất: Hầu hết các đơn vị đều có doanh thu tăng lớn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó Công ty Thép Miền Nam tăng 51,21%, Công ty Gang thép Thái Nguyên tăng 40,77%, Công ty Thép Đà Nẵng tăng 9,41%. Tuy nhiên mức tăng trưởng doanh thu cũng chủ yếu là do yếu tố giá. Kết quả SXKD: Năm 2004 lợi nhuận toàn Tổng công ty đạt 222.848 triệu VNĐ, tăng 1.89% so với năm 2003 bằng 102,36% kế hoạch lợi nhuận giao. Khối lưu thông: Lợi nhuận năm 2004 đạt 46.370 triệu VNĐ, tăng 12,18% so với năm 2003. Nhìn chung các đơn vị đều có lợi nhuận bằng hoặc cao hơn so với cùng kỳ. Khối sản xuất: Lợi nhuận năm 2004 đạt 122.220 triệu VNĐ, tăng 24,19% so với năm 2003. Một số đơn vị lớn như Công ty Thép Miền Nam lợi nhuận tăng 5,11%, Công ty GTTN có lợi nhuận tăng 74,40% so với cùng kỳ, Công ty Thép Đà Nẵng lợi nhuận tăng 103,26%. Theo nhận định chủ quan của Tổng công ty Thép Việt Nam có lẽ năm 2004 là năm đỉnh cao về mức lợi nhuận đạt được của Tổng công ty. Những năm sau sẽ có nhiều khó khăn hơn về cạnh tranh, hội nhập, xử lý tồn đọng và chắc không có những biến động tăng giá bán ngoạn mục như đầu năm 2004. Vì vậy nếu các đơn vị thành viên không có các giải pháp tốt đẩy mạnh lượng tiêu thụ thép nội sẽ làm cho hiệu quả chung thấp nhiều so với năm 2004 và một số năm trước. VI. Phân tích các chỉ tiêu khác 1. Phân tích một số yếu tố chi phí cơ bản Dựa vào bảng phân tích chi phí trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính của Tổng công ty ta lập bảng phân tích các yếu tố chi phí cơ bản (phụ lục 18) Tổng chi phí năm 2004 ước tính: 14.007.324 tr VNĐ trong đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý: 160.306+361.000=521.306 tr VNĐ so với tổng chi phí này năm 2003 (455321 tr VNĐ) tăng 65.985 tr VNĐ tỷ lệ tăng 14,49%. Chi phí tài chính năm 2004 là 185.876 tr VNĐ trong đó lãi vay phải trả:157.198 tr VNĐ chiếm 84.57%. So với năm 2003 chi phí lãi vay năm 2004 tăng 22.333 tr VNĐ, tỷ lệ tăng 16,55%. Trong đó các khoản chi phí chủ yếu: + Khấu hao tính vào giá thành, chi phí: 303.638 tr VNĐ + Quĩ lương tính vào giá thành, chi phí 581.394 tr đ + lãi vay phải trả: 157.198 tr đ So với năm 2003 chi phí khấu hao, lãi vay và tiền lương như sau (phụ lục 19 ) - Chi phí khấu hao năm 2004: Trong năm 2004 chi phí khấu hao nhiều đơn vị tăng lớn và tập trung chủ yếu tại các đơn vị sản xuất do nhiều hạng mục dự án đã hoàn thành đi vào sử dụng trong năm 2004: -Lãi vay ngân hàng: Mốt số đơn vị có tốc độ tăng lớn như Công ty VLCL Trúc Thôn tăng 1.410,58%, Thép Đà Nẵng tăng 159,32%, Thép Miền Nam tăng 75,65%. Chủ yếu là do các dự án hoàn thành . - Chi phí tiền lương năm 2004: Dựa vào bản thuyết minh về tình hình thu nhập của CBCNV của Tổng công ty, ta thấy tình hình thu nhập của CBCNV trong công ty là tương đối ổn định. Tuy nhiên chi phí tiền lương của các đơn vị thành viên còn chưa hợp lý. Để thấy được điều đó, ta cần so sánh tốc độ tăng của lợi nhuận và tốc độ tăng của tiền lương năm 2004/2003 tại một số đơn vị như sau: Đơn vị Tốc độ tăng 2004/2003 Tiền lương (%) Lợi nhuận (%) Cty KK Hà Nội 24,01 49,5 CTy KK Miền Trung 7,86 142,76 CTy TP HCM 15,13 3,75 CTy Thép Miền Nam 17,94 6,51 CTy Gang Thép Thái Nguyên 5,05 74,4 CTy Thép Đà Nẵng 139,49 103,26 Như vậy về cơ bản những đơn vị có tốc độ tăng lợi nhuận thấp, tốc độ tăng tiền lương cao cần được xem xét thận trọng hơn khi quyết toán tiền lương theo các quy định hiện hành. Đánh giá chung về các khoản chi phí lớn: Nhìn chung các chi phí đều tăng cao, tuy nhiên cần thấy rõ những khoản chi phí tăng cao có tính bất lợi cho đầu vào làm ảnh hưởng gía thành, chi phí quản lý, chi phí bán hàng như giá cả nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chi phí vận tải, tiền vay… và các khoản chi phí có tăng cao nhưng xét về lợi ích sẽ nhanh chóng hoàn vốn đầu tư như khấu hao TSCĐ chẳng hạn. Trước tình hình khó khăn trong những năm tới vấn đề đặt ra phải ổn định và quản lý được giá thành, chi phí thì mới có khả năng tạo lãi. Trên thực tế giữa lời nói và việc làm của nhiều đơn vị, bộ phận, cá nhân chưa thống nhất với nhau. Vì vậy mà có rất nhiều hiện tượng lãng phí, chi sai chế độ thể hiện trong một số trường hợp lập quĩ đen lớn, tham ô tiền vận chuyển, bốc dỡ,.. đưa vào sử dụng nên lãi vay không được vốn hoá mà hạch toán vào kết quả kinh doanh làm tăng chi phí lãi vay. Phần III: Một số kiến nghị về phương hướng hoàn thiện việc lập và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam I. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Tổng công ty Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam á, bắt đầu từ Thái Lan đã kéo theo sự khủng hoảng của nền kinh tế trong khu vực. Chỉ số giá tăng cao so với nhiều năm trước đây đã gây ra tác động đến nhiều ngành sản xuât và đời sống nhân dân. Các doanh nghiệp cũng đứng trước những khó khăn và thử thách hết sức to lớn. Trước những khó khăn của khách quan của ngành Thép nói chung và của Tổng công ty Thép Việt Nam nói riêng, bằng những nỗ lực không ngừng, cùng với những chính sách đổi mới trong chiến lược kinh doanh, Tổng công ty Thép Việt Nam đã giữ vững và liên tục phát triển thị phần nhằm thực hiện điều tiết thị trường theo sự chỉ đạo của Nhà nước. Nhìn chung trong những năm gần đây Tổng công ty liên tục làm ăn có lãi, đây là một dấu hiệu đáng mừng. Đặc biệt trong năm 2004 này, Tổng công ty đã đạt được mức lợi nhuận rất cao 222.848 triệu VNĐ, có thể nói đây là năm đỉnh cao về lợi nhuận. Tuy nhiên những năm sau có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn về cạnh tranh, hội nhập, xử lý tồn đọng. Mặc dù lợi nhuận trong năm là rất cao, nhưng nhìn vào tình hình tài chính của công ty thông qua việc phân tích báo cáo tài chính có thể thấy rằng công ty cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, khả năng thanh toán công nợ thấp, nguồn vốn kinh doanh cũng thấp, chủ yếu là do nguồn Ngân sách nhà nước cấp, và nguồn vốn tự bổ sung thì rất ít. Trong khi đó, những khoản nợ khó đòi lại gia tăng, hàng tồn kho tăng. Điều này chứng tỏ rằng doanh thu trong năm tăng là do yếu tố giá tăng cao. Tổng công ty cần xem xét lại phương án kinh doanh của mình để tìm ra bước đi thích hợp trong quá trình hội nhập trong tương lai. II. Đánh giá về tình hình tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam Thông qua nghiên cứu, tiếp cận công tác lập, phân tích các báo cáo tài chính của Tổng công ty thép, em có một số đánh giá về tình hình tài chính như sau: 1. Ưu điểm: Về tổ chức bộ máy kế toán: Phòng kế toán Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc được tổ chức hợp lý, chặt chẽ, các công việc được phân công một cách rõ ràng, cụ thể, hợp lý đảm bảo công tác hạch toán kế toán có hiệu quả cũng như tiến hành theo đúng chế độ kế toán hiện hành và các chuẩn mực kế toán liên quan. Đội ngũ kế toán có trình độ, năng lực chuyên môn và bề dày kinh nghiệm lâu năm, nghiêm túc, linh hoạt trong công việc. Bên cạnh đó, Tổng công ty vẫn thường xuyên tuyển dụng, đào tạo đội ngũ kế toán viên mới phù hợp với công việc và chuyên môn. Công ty thường xuyên trang bị thêm những kiến thức về hệ thống kế toán quốc tế cũng như các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế cho đội ngũ nhân viên kế toán. Về hệ thống sổ sách kế toán: Phòng kế toán của Tổng công ty đã xây dựng riêng cho mình một hệ thống sổ sách kế toán theo qui định của Bộ tài chính phù hợp với đặc điểm riêng có của Tổng công ty. Cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán được tiến hành một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tế của công tác kế toán và tuân thủ theo các qui định hiện hành. Tổng công ty cũng đã áp dụng hệ thống mạng máy tính hiện đại nhằm phục vụ cho công tác hạch toán kế toán tại Tổng công ty. Nhờ đó khối lượng công việc của kế toán viên được giảm nhẹ xuống, hiệu quả công tác kế toán được nâng cao, thông tin đưa ra đảm bảo độ chính xác cao hơn giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn. Về việc lập các báo cáo tài chính: Theo hệ thống kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính qui định, hệ thống báo cáo tài chính bao gồm có 4 loại, tuy nhiên tại Tổng công ty thép Việt Nam chỉ có 3 báo cáo tài chính được lập trong khi Tổng công ty không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thiết nghĩ tuy báo cáo này không bắt buộc đối với các doanh nghiệp, nhưng đây là loại báo cáo mang tính chất hướng dẫn cho biết tình hình luân chuyển các luồng tiền vào ra của doanh nghiệp. Thực chất đây là báo cáo cung cấp thông tin về những sự kiện và nghiệp vụ ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của một doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản trong doanh nghiệp và dự đoán được các luồng tiền của kỳ tiếp theo. Khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp cho Tổng công ty đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính của mình cũng như hiệu quả sử dụng vốn và giúp cho Tổng công ty có thể xây dựng tốt hiệu quả kinh doanh. Cho nên việc Tổng công ty không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là điều công ty nên xem xét lại. Về công tác phân tích tình hình tài chính: Công tác phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty ngày càng được chú trọng được thể hiện qua các nội dung sau: Phân tích khái quát tình hình tài chính của Tổng công ty: Qua việc phân tích chỉ tiêu này sẽ giúp cho ban quản trị nắm được khái quát tình hình tài chính của Tổng công ty. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh: Giúp cho nhà quản lý Tổng công ty nắm bắt được tình hình sử dụng các nguồn lực, vật lực của Tổng công ty và các nhân tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn: phân tích chỉ tiêu này chúng ta sẽ thấy được tài sản của Tổng công ty được đưa vào sử dụng như thế nào, có phù hợp với tình hình của công ty không, có bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả không. - Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Tổng công ty: thông qua việc phân tích các khoản phải thu, phải trả để từ đó tính ra chỉ tiêu các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả và qua đó so sánh các tỷ suất thanh toán và hệ số khả năng thanh toán của Tổng công ty để từ đó nắm bắt được nhu cầu và khả năng thanh toán của Tổng công ty. Phân tích lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: Lợi nhuận là mục tiêu của tất cả mọi doanh nghiệp, làm thế náo để nâng cao lợi nhuận chính là vấn đề mà các nhà quản trị đang tìm mọi biện pháp. Nhờ việc phân tích lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận mà các nhà quản trị sẽ biết được cần phải kích thích nhân tố nào, cần phải hạn chế nhân tố nào. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động: chỉ tiêu này cho ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty, từ đó tìm mọi biện pháp nâng cao. Về tình hình tài chính của Tổng công ty: Để đạt được các chỉ tiêu trong sản xuất kinh doanh, Tổng công ty thép Việt Nam rất linh hoạt trong cơ chế điều hành tài chính đặc biệt công tác tiêu thụ, tranh thủ thời cơ tăng giá bán hợp lý làm doanh thu của năm 2004 tăng lên so với năm 2003 và năm 2002. Năm 2004 trong điều kiện thuận lợi là giá thép tăng lên, thị trường tiêu thụ được mở rộng, Tổng công ty đã bám sát khả năng tài chính trong năm, cân đối tăng chi phí một cách hợp lý vào giá thành sản phẩm tạo nguồn tài chính để đầu tư đổi mới trang thiết bị làm việc, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh ở các năm sau và nâng cao thu nhập cho người lao động song vẫn bảo đảm được cho kết quả hoạt động kinh doanh. Hơn nữa trong những năm gần đây Tổng công ty luôn làm ăn có lãi. Năm 2002 lợi nhuận trước thuế là 211.671.513.358 VNĐ thì đến năm 2003 con số này tăng lên đến 215.116.895.858 VNĐ, năm 2004 con số này tiếp tục tăng thành 222.848.830.960 VNĐ. Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước không ngừng tăng lên, thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện. Những tồn tại về tài chính ngày càng được hạn chế. Cơ cấu tài sản của Tổng công ty tương đối hợp lý (TSCĐ và DTDH năm 2004 chiếm 66,19%) phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty. Nguyên giá TSCĐ bình quân tăng, vốn cố định bình quân trong kỳ tăng cho thấy giá trị tài sản được đưa vào của công ty tăng hơn trước. Năng lực sử dụng tài sản cố định tăng lên rõ rệt được thể hiện ở sức sinh lợi của vốn cố định. Tổng nguồn vốn của Tổng công ty tương đối lớn và đã tăng lên năm 2004 tăng lên so với năm 2003 trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty tăng khoảng 9,45%. Nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty tăng chủ yếu là do các chỉ tiêu trong nguồn vốn quĩ tăng điều đó càng chứng tỏ công ty làm ăn có lãi. Tình hình và khả năng thanh toán của Tổng công ty khá khả quan. Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, công ty có khả năng thanh toán được các khoản nợ trong thời gian tới. 2. Nhược điểm: Về hệ thống kế toán và hạch toán kế toán: Về sổ sách kế toán, một số tài khoản như 152,153,627,… chưa được mở chi tiết, số liệu phản ánh nhiều khi chưa chính xác và kịp thời, chưa mở đầy đủ các bảng kê. Về hệ thống chứng từ kế toán Trong việc quản lý hệ thống chứng từ kế toán, một số các chứng từ kế toán chữa được sắp xếp một cách khoa học gây khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát khi cần thiết, chứng từ thu, chi tiền mặt chưa được sắp xếp và đóng thành tập theo báo cáo tồn quĩ, ghi trùng lắp một số hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ. Một số hoá đơn không ghi mã số thuế dẫn đến việc không được khấu trừ thuế đầu vào. Về công tác phân tích tình hình tài chính Hiện nay Tổng công ty chỉ tiến hành công tác phân tích tình hình tài chính định kỳ hàng năm vào cuối năm và công việc này được tiến hành bởi phòng tài chính kế toán và người chịu trách nhiệm là kế toán trưởng. Khi tiến hành phân tích tài chính, Tổng công ty đã bỏ sót một số chỉ tiêu quan trọng sau: Vốn hoạt động thuần = Tổng giá trị thuần - Tổng số nợ ngắn hạn + Vốn hoạt động thuần: là chỉ tiêu phản ánh mức chênh lệch giữa tổng số TSLĐ và các khoản nợ ngắn hạn. Một doanh nghiệp muốn hoạt động của mình không bị gián đoạn thì cần thiết phải duy trì một mức vốn hoạt động thuần hợp lý để thoả mãn việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho. Vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại khi vốn hoạt động thuần giamr sút thì doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán. Trường hợp vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp < 0, chứng tỏ bộ phận tài sản dài hạn của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn vay ngắn hạn, dấn đến cán căn thanh toán mất cân bằng, doanh nghiệp phải dùng tài sản dài hạn để thanh toán nợ ngắn hạn. Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn vay dài hạn hoặc nợ dài hạn Tỷ suất thanh toán nợ dài hạn Tổng số nợ dài hạn = + Tỷ suất thanh toán nợ dài hạn: Khi phân tích khả năng thanh toán, doanh nghiệp chỉ chú trọng khả năng phân tích các khoản nợ ngắn hạn mà chưa quan tâm đến khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn, khoản vay mà doanh nghiệp dùng để mua sắm TSCĐ. Vì vậy Tổng công ty chưa tiến hành phân tích chỉ tiêu tỷ suất thanh toán nợ dài hạn: + Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn: Khi phân tích tình hình đầu tư, việc sử dụng tỷ suất đầu tư bằng cách lấy giá trị TSCĐ đã và đang đầu tư chia cho tài sản chưa nói lên được hiệu quả đầu tư của toàn bộ tài sản của Tổng công ty. Vì vậy ngoài các tỷ suất trên nên phân tích thêm các tỷ suất sau: Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn x100 Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn Tổng tài sản = Chỉ tiêu này phản ánh tính hợp lý của việc sử dụng vốn vào việc đầu tư dài hạn trong từng kỳ. Về tình hình tài chính của Tổng công ty Nguồn tài trợ thường xuyên mặc dù đã tăng lên song vẫn không đảm bảo cho nhu cầu tài sản. Tại thời điểm đàu năm số vốn mà công ty thiếu là 89.044.171.359 đ và tăng lên 106.452.747.403 đ vào cuối năm. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc tự chủ tài chính, phát triển kinh doanh trong những năm tới. + Khoản phải thu khách hàng tuy đã giảm so với định mức kế hoạch đề ra là giảm các khoản phải thu khách hàng xuống còn 35 tỷ đồng nhưng chưa đạt được, nó vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong công nợ các khoản phải thu 66.04% vào cuối kỳ. + Vốn bằng tiền cuối kỳ giảm so với đầu năm được đánh giá là chưa tốt vì nó chưa đáp ứng được khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty. Trong vốn bằng tiền thì TGNH chiếm tỷ trọng lớn do việc thực hiện thanh toán trong kinh doanh chủ yếu được thực hiện thông qua chuyển khoản. + Hàng tồn kho đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh vốn cho khâu dự trữ và khâu sản xuất của công ty. Tuy nhiên sang năm tới công ty có thể giảm vốn dự trũ cho các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá tồn kho theo định mức dự trũ đã được nghiên cứu phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Việc tăng nhu cầu vốn cho dự trũ luôn đẩy công ty đến tình trạng vay nợ, chiếm dụng vốn lớn làm cho chi phí lãi vay tăng, hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh giảm. Trong hàng tồn kho, giá trị thành phẩm hàng hoá tồn kho tăng cho thấy nhu cầu tiêu thụ của khách hàng chưa cao dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. + Các khoản nợ của Tổng công ty cuối kỳ tăng lên so với đầu năm với tổng số nợ phải trả là 169.620.545.083 đ, trong đó chủ yếu là do tăng các khoản vay dài hạn (tăng 23.095.835.509đ). Phải trả người bán tăng 5.683.159.650 đ, vay ngắn hạn tăng 13.269.066.037 đ. Nguyên nhân chính làm cho các khoản nợ vay ngắn hạn tăng lên là do Tổng công ty tăng TSCĐ, công ty bán chịu cho khách hàng giảm bớt đồng thời công ty tăng mức dự trữ hàng tồn kho. 3. Giải pháp hoàn thiện công tác lập, phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty Những phân tích và đánh giá ở trên mới chỉ dừng lại ở những đánh giá chung nhất tình hình tài chính của Tổng công ty. Do vậy những kiến nghị mang tính chất đề xuất dưới đây chỉ có ý nghĩa là một giới hạn nhất định nào đó nên cần phải đặt trong mối quan hệ với tình hình thực tế luôn phát sinh và biến động tại Tổng công ty. Hoàn thiện công tác kế toán Công ty cần tiếp tục duy trì và không ngừng bỗi dưỡng đội ngũ cán bộ kế toán viên trong Tổng công ty. Tổng công ty cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống phần mềm kế toán máy để có thể kết xuất được những thông tin thực sự bổ ích cho ban quản trị công ty. Về hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ kế toán: Tổng công ty cần phải lập đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng ưui định. Ngoài ra Tổng công ty cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ và tự kiểm tra của các đơn vị để phát hiện ra những sai phạm trong quản lý và hạch toán kế toán, đồng thời có biện pháp xử lý, uốn nắn kịp thời. Xuất phát từ tầm quan trọng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ như đã nói ở trên, Tổng công ty nên lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu sau (phụ lục 20) Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo mẫu trên ta có thể phân tích tình hình biến động và sử dụng vốn bằng tiền của Tổng công ty. Nừu tiền tồn cuối kỳ giảm so với đầu kỳ thì sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty. Do đó công ty phải tăng mức dự trữ vốn bằng tiền để tăng khả năng thanh toán. Nừu tiền tồn cuối kỳ tăng so với đầu kỳ thì sẽ làm tăng khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty nhưng nếu tăng quá nhiều thì sẽ gây ứ đọng vốn, giảm hiệu quả vốn. Do đó công ty phải giảm mức dự trũ vốn bằng tiền làm giảm hiệu quả của sử dụng vốn. Giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính Vốn hoạt động thuần = Tổng giá trị thuần - Tổng số nợ ngắn hạn Tổng công ty tiến hành phân tích thêm các chỉ tiêu sau: Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn vay dài hạn hoặc nợ dài hạn Tỷ suất thanh toán nợ dài hạn Tổng số nợ dài hạn = Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn x100 Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn Tổng tài sản = Hoàn thiện tình hình tài chính + Công ty cần tích cự hơn trong công tác thu hồi các khoản nợ phải thu, dặc biệt là nợ từ khách hàng. Tính tới ngày 31/12/04 khách hàng còn chiếm dụng 27.476.927.273 đ doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Đây là một số tiền đáng kể so với tổng số vốn của Tổng công ty. Do đó công ty phải có biện pháp thu hồi đầy đủ, kịp thời vốn lưu động. + Vốn băng tiền của công ty rất quan trọng, nó đóng vai trò như một phương tiện chuyên chở các yếu tố đầu vào tham giá quá trình lưu thông. Vốn bằng tiền là phương tiện thanh toán có tốc độ chu chuyển nhanh, tuy nhiên nếu dự trữ vốn bằng tiền quá ít sẽ làm giảm khả năng thanh toán, đặc biệt là thanh toán nhanh của Công ty, do đó sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao. Công ty cần tăng mức dự trữ vốn bằng tiền với mức hợp lý nhất để để đáp ứng tình hình thanh toán và không gây ứ đọng vốn. + Công ty cần tích cự hơn trong việc giảm bớt hàng tồn kho nhất là sản phẩm hàng hoá tồn kho. Hàng tồn kho lớn có thể do nhu cầu hàng tồn kho sử dụng để sản xuất kinh doanh trong năm sau tăng và cũng có thể là do công ty sản xuất quá nhiều so với nhu cầu trên thị trường. Hàng tồn kho quá lớn sẽ làm ứ đọng vốn trong khâu dự trữ và do đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Kết luận Trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính giúp cho nhà quản lý đánh giá được thực trạng tài chính và đưa ra những dự báo cho tương lai. Từ đó có thể đưa ra được những biện pháp phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu đề ra đồng thời có thể đưa ra những quyết định để lụa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Để phân tích, nhà quản lý pahỉ thu thập được những thông tin chính xác, vận dụng linh hoạt các phương pháp phân tích để hạn chế rủi ro và thu được thông tin hữu ích nhất. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Thép Việt Nam, khi đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty em thấy rằng hoạt động tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Mặc dù tình hình tài chính của Tổng công ty còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự với sự nỗ lực không ngừng của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, Tổng công ty đã phấn đấu để giữ vững vị trí là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thép. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn nên báo cáo của em khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự giúp đỡ góp ý của cô giáo hướng dẫn và các cô chú cán bộ nhân viên trong Tổng công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36565.doc
Tài liệu liên quan