Đề tài Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo tài chính ở Công ty xây dựng số 1 Hà Nội

Mối quan hệ này thực chất phản ánh quan hệ giữa vốn để sử dụng và huy động của Công ty. Qua đó ta thấy được sự cân đối giữa vốn và nguồn vốn của Công ty. Theo quan điểm luân chuyển vốn thỡ tài sản cố định, tài sản lưu động của Công ty phải được trang trải bằng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty. Tài sản của Công ty bao gồm: Tài sản lưu động (TSLĐ) (loại A tài sản) và tài sản cố định (TSCĐ) (loại B tài sản). Hai loại này được hỡnh thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.

doc54 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo tài chính ở Công ty xây dựng số 1 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và cơ cấu tài sản của Công ty ảnh hưởng tới tình hình tài chính ra sao để xem xét vấn đề này ta lập bảng"Phân tích cơ cấu tài sản" của Công ty Xây Dựng số 1 BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN Số đầu năm Số cuối kỳ Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền (đồng) tỉ lệ % Số tiền (đồng) tỉ lệ % Số tiền (đồng) tỉ lệ % A. TSCĐvà ĐTNH 25 297958 091 64.1 19 994 684 666 58.3 -5 303 273 425 -20.9 I. Tiền 968 459 422 2.4 950 315 181 2.7 - 18 144 241 --- II. Các khoản phải thu 11 618 318 306 29.5 12 325108 586 35.9 706 790 280 6 III. Hàng tồn kho 10 808 723 944 27.4 5 222 533 666 15.2 -5 526 190 278 -51.6 IV. TSLĐ khác 1 902 456419 4.8 1 497 180 233 4.3 - 405 276 186 21.3 B. TSCĐ và ĐTDH 14 140 869 959 35.8 14 283 901118 41.6 143 031 159 1 I. TSCĐ 10 503 317 959 26.6 10 684 924 118 31.1 179 606 159 1.6 - Nguyên giá 13 882 124 068 35.1 14 084 653 827 41 179 606 159 1.4 - Hao mòn (3 376 806 109) (8.5) (3 399 729 709) (9.9) (2 392 600) ---- II.Đầu tư tài chính DH 3 635 552 000 9.2 3 598 977 000 10.4 - 3 6 575 000 - 1 CỘNG TÀI SẢN 39 438 828 050 34 278 585 784 -5 160 242 266 - 13 Qua bảng phân tích trên ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty tương đối ổn định và hợp lý. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng về quy mô trong phạm vi từ đầu năm đến cuối năm 1998 1lượng là:143 031 159 đồng (1%). Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 1 lượng đầu năm so với cuối năm là: 5 303 273 425 đồng(20.9%) chủ yếu là do hàng tồn kho giảm : số tuyệt đối: 5 526 190 278 đồng (51.6%) đầu năm so với cuối năm 1998. Điều đó cho thấy tiến độ thi công khối lượng lớn công trình đang được đẩy nhanh. Song chỉ tiêu này quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công, với mức 15.2% giá trị tổng tài sản vào cuối năm 1998 là hợp lý khi đó làm tăng vòng quay của vốn lưu động vì trong cơ chế thị trường hiện nay các loại nguyên vật liệu dùng cho công trình khi cần huy động không khó, cộng với giá cả tương đối ổn định nên Công ty không cần phải dự trữ nhiều nguyên vật liệu làm ứ đọng vốn lưu động. Bên cạnh đó ta xem xét "các khoản phải thu" yếu tố này chiếm một lượng không nhỏ đối với số tài sản của Công ty: vào đầu năm chiếm 29.5% cuối năm chiếm 35.9% giá trị tài sản của Công ty. Thực chất đây là phần vốn của Công ty bị đơn vị khác chiếm dụng. Việc hàng tồn kho của Công ty giảm xuống (chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang), các khoản phải thu tăng lên (chủ yếu là phải thu của khách hàng) điều đó là hiển nhiên, vì Công ty là đơn vị xây lắp(sản phẩm có giá trị lớn, đơn chiếc, thời gian hoàn thành dài) nên việc thu tiền công trình của khách hàng là không đơn giản. Như vậy qua phân tích trên ta có thể đưa ra vài nhận xét sau: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tương đối ổn định. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có sự biến đổi tương đối đặc biệt là khoản mục "hàng tồn kho" giảm một lượng đáng kể cả về tương đối và tuyệt đối tạo điều kiện tốt cho việc quay vòng vốn lưu động.Tuy nhiên khoản "phải thu" tăng làm cho vốn Công ty bị chiếm dụng hạn chế sức sinh lời của vốn lưu động. 3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn cuả Công ty xây dựng số 1 Hà nội: Nguồn vốn của Công ty có hai mặt là sử dụng và huy động. Chính vì vậy mà khi phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty ta phải đánh giá được các mối quan hệ kinh tế đồng thời phải thấy rõ được việc huy động nguồn vốn hình thành quỹ tiền tệ để trang trải cho số tài sản hiện có tại Công ty như thế nào? Để xem xét kết cấu cũng như biến động của các loại vốn. Từ bảng cân đối kế toán ta lập bảng sau: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN Số đầu năm Số cuối kỳ Chênh lệch Chỉ tiêu Số tiền (đồng) tỉ lệ % Số tiền (đồng) tỉ lệ % Số tiền (đồng) tỉ lệ % A. Nợ phả trả 26 877 932 928 68.1 20 116 684 323 58.6 -6 761 148 643 -25.1 I. Nợ ngắn hạn 18 392 525 693 46.6 12 446 822 062 36.3 -5 945 7.3 631 -32.3 II. Nợ dài hạn 7 700 242 720 19.5 7 652 740 000 22.3 -47 502 720 - 0.6 III. Nợ khác 785 164 515 1.9 17 122 261 --- -768 042 254 -97.8 B. Nguồn vốn CSH 12 560 895 122 31.84 14 161 901 461 41.3 1 601 006 339 12.7 I. Nguồn vốn quỹ 12 553 032 055 31.82 14 161 803 656 41.3 1 608 771 601 12.8 II. Nguồn kinh phí 7 863 067 ---- 97 850 --- -7 765 262 -98.7 Cộng NV 39 438 828 050 1 34 278 585 784 1 -5 160 242 266 - 13 Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy về quy mô nguồn vốn giảm: 5 160 242 266 đồng (13%). Nguyên nhân của việc giảm nguồn vốn chủ yếu là do khoản nợ phải trả của Công ty giảm. Đầu năm 1998 nợ phải trả chiếm 68.1% nguồn vốn, cuối năm 1998 chiếm 58.6% nguồn vốn. Điều này chứng tỏ Công ty đã chủ động hoàn trả những khoản nợ nhằm giảm bớt những chi phí về lãi xuất đồng thời làm tăng vai trò của vốn chủ sở hữu hiện có để chủ động trong sản xuất kinh doanh. Vì vấn đề chiếm dụng vốn là một tất yếu trong điều kiện hiện nay nên trong các khoản nợ Công ty chú trọng đến việc hoàn trả đối với các khoản nợ ngắn hạn và những khoản nợ dài hạn đến hạn trả. Đây là một cố gắng rất lớn đối với Công ty. Mặc dù giảm nhưng tỷ trọng của vốn huy động từ nguồn nợ phải trả còn rất lớn chiếm 58.6%(cuối năm 1998) nguồn vốn. Điều này về trước mắt là hợp lý vì đây là khoản chiếm dụng hợp lý, nhưng nếu về lâu dài nó sẽ gây khó khăn trong kinh doanh của Công ty vì nếu tất cả các khoản nợ đều phải trả một lúc thì Công ty rất khó khăn trong việc hoàn trả, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh. Để đánh giá cụ thể hơn về tình hình tự chủ tài chính của Công ty trong kì kinh doanh chúng ta xét tới hệ số tự tài trợ. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức: Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ = ------------------------------ Tổng nguồn vốn Hệ số này càng cao thì tính độc lập tự chủ của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại, công nợ của doanh nghiệp là rất nhiều, khả năng đảm bảo về mặt tài chính sẽ thấp. Thông thường hệ số này lớn hơn 0.5 là tốt. Dựa vào bảng trên ta tính được hệ số tự tài trợ là: Đầu năm 1998 : 0.32 Cuối năm 1998 : 0.41 Chỉ tiêu này cho thấy việc phân bổ nguồn vốn đến cuối kỳ là tương đối hợp lý. Tuy nhiên Công ty cần phải tăng hệ số này cao hơn để tăng vai trò của vốn chủ sở hữu hay tăng khả năng tự chủ của Công ty. Trong cơ cấu nguồn vốn ta cần xem xét một yếu tố nữa đó là "nợ phải trả" vậy ta cần quan tâm đến hệ số nợ, hệ số này được tính như sau: Nợ phải trả Hệ số nợ = -------------- ---- hoặc = 1- hệ số tự tài trợ Tổng nguồn vốn Hệ số nợ phản ánh số vay và đi chiếm dụng trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu hệ số này (lớn hơn 0.5) thì có thể nhận xét doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cơ động nguồn vốn và chủ động kinh doanh. Dựa vào phần trên ta tính được hệ số nợ là: Đầu năm 1998 : 0.68 Cuối năm 1998 : 0.59 Từ phân tích trên ta thấy hệ số nợ của Công ty cuối năm 1998 có giảm nhưng tỷ trọng vẫn còn cao 59%, tuy nhiên hệ số này chưa hẳn đã phản ánh rõ tình hình tài chính gặp khó khăn. Để biết rõ hơn ta cần đi sâu phân tích tình hình thanh toán của Công ty. Tóm lại qua phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, cụ thể là xem xét tình hình biến động của cơ cấu tài sản, nguồn vốn cho thấy tình hình phân bổ nguồn vốn của Công ty đến cuối năm 1998 là tương đối ổn định và hợp lý. Mặc dù quy mô của Công ty giảm 13% nhưng qua phân tích ta thấy đây chỉ là quan hệ đối ứng kế toán"giảm vốn, giảm nguồn". Vốn ở đây giảm chủ yếu là các khoản "hàng tồn kho", nguồn vốn giảm chủ yếu là các khoản "vay ngắn hạn". Điều đó thể hiện Công ty rất tôn trọng nguyên tắc tài chính kế toán trong quan hệ thanh toán, chính vì vậy Công ty đã giảm được khoản đi chiếm dụng. Đây là điều khả quan đối với Công ty, tuy nhiên tỷ lệ lượng đi chiếm dụng còn tương đối cao, hiện tượng lượng bị chiếm dụng tăng lên làm giảm sức sinh lời của tài sản lưu động, vốn bằng tiền quá ít gây khó khăn cho các khoản chi trả ngay. Trên đây là những nhận xét có tính chất khái quát để hiểu rõ hơn về Công ty ta đi sâu vào phân tích các nội dung tiếp theo. II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1: Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty luôn là vấn đề được quan tâm bởi những nhà cung cấp về nguyên liệu, vật liệu cũng như về vốn. Họ luôn quan tâm xem Công ty có khả năng được hay không khi họ yêu cầu thanh toán, đồng thời khi Công ty muốn mở rộng sản xuất, mở rộng quan hệ kinh tế với các đối tác bên ngoài. Các quan hệ kinh tế mà Công ty mở rộng là quan hệ thu chi, vay vốn với các đối tác có liên quan. Tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng như ở Công ty xây dựng số 1 nói riêng là tốt hay xấu phần lớn phụ thuộc vào khả năng thanh toán. Nếu tình hình tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn, đảm bảo cho việc kinh doanh đạt hiệu quả cao và ngược lại nợ đọng nhiều, chiếm dụng lớn làm cho tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, mất tính chủ động trong kinh doanh. Chính vì vậy tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty phải được chú trọng. Việc giải quyết tốt các mối quan hệ phát sinh sẽ tạo niềm tin cho các bên tham gia vào việc cung cấp vốn cho Công ty. 1. Phân tích tình hình thanh toán Xem xét tình hình tài chính của Công ty ta lập bảng phân tích "tình hình thanh toán" thông qua bảng cân đối kế toán. BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN (NĂM 1998) Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch tỉ lệ % I. Các khoản phải thu 11 618 318 306 12 325 108 586 706 790 280 6 1. Phải thu của khách hàng 4 787 758 416 7 395 217 440 2 607 459 024 54 2. Trả trước cho người bán 5261 121 241 3 068 808 043 -2 192 313 198 45 3. Phải thu nội bộ 868 445 232 981 351 918 112 906 686 13 4. Phải thu khác 1 100 993 417 879 731 185 -221 262 232 20 II. Các khoản phải trả 18 392 525 693 12 446 822 062 -5 945 703 631 32 1. Vay ngắn hạn 1 870 572 500 1 122 594 138 -747 978 362 39.9 2. Nợ dài hạn đến hạn trả - - - 3. Phải trả người bán 1 157 731 342 2 607 251 086 1 449 519 744 125 4. Người mua trả tiền trước 12 244 176 290 4 812 647 987 -7 431 528 903 60 5. Thuế và các khoản phải nộp 859 857 654 1 326 847 911 466 990 257 54 6. Phải trả công nhân viên 854 007 090 505 591 223 -348 415 867 40 7. Phải trả phải nộp khác 672 018 126 662 615 526 -9 402 600 1.4 Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng "các khoản phải thu" tăng lên với số tuyệt đối là 706 790 280 đồng (số tương đối 6%) so với số phải thu vào đầu năm, tỷ lệ tăng trên chủ yếu là do chưa thu được từ khách hàng (cho khách hàng chịu), nhưng xét từng yếu tố, trong đó khoản mục "phải thu của khách hàng" tăng với số lượng lớn là: 2 607 459 024 đồng(54%), còn các khoản thu khác giảm 20%, điều này cho thấy Công ty chưa chú trọng đến việc thu hồi nợ làm cho vốn của Công ty bị giảm xuống. Khoản mục"trả trước cho người bán" giảm 2 192 313 198 đồng (45%) với con số này thể hiện việc Công ty mua nguyên vật liệu rất thuận lợi tạo được lòng tin cho các nhà cung cấp, Công ty dùng số tiền này để thanh toán các khoản chi trả ngay phục vụ các công trình. Việc tăng các khoản phải thu chủ yếu là từ khách hàng là do các do các hạng mục công trình, công trình đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán được. Công ty cần có biện pháp nhằm thu hồi nhanh các khoản nợ trong thời gian tới. Để thấy được mức độ ảnh hưởng của các khoản phải thu cũng như các khoản phải trả ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty như thế nào ta cần phải so sánh với tổng số tài sản lưu động. + Các khoản phải thu so với tài sản lưu động: Chỉ tiêu Các khoản phải thu Tài sản lưu động tỉ lệ % Đầu năm 11 618 318 306 25 297 958 091 46 Cuối kỳ 12 325 108 586 19 994 684 666 61.6 Qua bảng phân tích trên ta thấy tỉ lệ các khoản phải thu so với tổng tài sản lưu động tăng từ 46% đến 61.6%, tỉ lệ này tăng chủ yếu là do tổng tài sản lưu động giảm, cộng với lượng tiền bị chiếm dụng tăng lên về cuối năm là 711 790 280 đ Điều này đòi hỏi Công ty phải tích cực thu hồi công nợ hơn nữa để tăng vốn lưu động và khả năng thanh toán của Công ty. + Khoản phải trả so với tài sản lưu động: Chỉ tiêu Các khoản phải trả Tài sản lưu động tỉ lệ % Đầu năm 26 877 932 928 25 297 958 091 106 Cuối kỳ 20 116 684 323 19 994 684 666 100 Tài sản lưu động cuối năm của Công ty giảm một lượng lớn, yêu cầu thanh toán của Công ty cũng giảm theo, cụ thể cuối kỳ giảm so với đầu năm là 6%, tuy nhiên yêu cầu thanh toán của Công ty luôn vượt cả số tài sản lưu động thực tế có thể chuyển đổi cho các khoản thanh toán. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty cuối năm bớt khó khăn so với đầu năm. Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy tổng "các khoản phải trả" cuối năm giảm đáng kể sổ tuyệt đối là: 5 945 703 631đ, giảm tương đối là: 32% trong đó chủ yếu là khoản vay ngắn hạn giảm: 747 987 362 đ, giảm tương đối là: 39.9%, điều đó làm tiết kiệm được rất nhiều khoản lãi xuất phải trả. Khoản người mua trả tiền trước giảm: 7 431 528 903 đ, giảm tương đối là 60% cho thấy trong năm các khách hàng đặt thầu có rất ít tiền đặt trước. Một mặt do khó khăn chung về tài chính, mặt khác để đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, có thêm tài sản dự trữ, nên Công ty sẵn sàng tham gia nhận thầu các công trình mà không cần nhiều lượng tiền ứng trước như mọi năm. Khoản phải trả công nhân viên giảm một lượng đáng kể là:348 415 867 đồng (40%). Nguyên nhân là do việc giảm biên chế, thay đổi cơ cấu lao động trong Công ty, cộng với việc đảm bảo tốt chăm lo đời sống vật chất cho công nhân viên, nên đã tiết kiệm được một khoản vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó các khoản: phải trả người bán tăng số tuyệt đối là:1 449 519 744 đ tăng tương đối là 125%, phải nộp Nhà nước tăng 466 990 257 đ (54%) cho thấy trong năm Công ty nhận được thêm một số công trình làm tăng tổng sản lượng của Công ty so với năm trước. Đồng thời Công ty không hạn chế việc chiếm dụng vốn từ bên ngoài điều này trước mắt là hợp lý nhưng về lâu dài nó sẽ gây khó khăn trong việc thanh toán của Công ty. Để biêt rõ hơn về vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng ta so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả. 11 618 318 306 Đầu năm 1998 ------------------- ´ 100% = 43% 26 877 932 928 12 325 108 586 Cuối năm 1998 ------------------- ´ 100% = 61% 20 116 684 323 Tỷ lệ này cho thấy số vốn mà Công ty đi chiếm dụng luôn nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng về cuối năm lượng đi chiếm dụng giảm, lượng bị chiếm dụng tăng lên dẫn đến Công ty thừa vốn để ứ đọng vừa thiếuvốn để kinh doanh. Tuy nhiên lượng vốn Công ty chiếm dụng được lớn hơn lượng bị đơn vị khác chiếm dụng sẽ là một thuận lợi vì Công ty có thể tạo ra lợi nhuận trên vốn chiếm dụng được còn vốn bị chiếm dụng là vốn không có khả năng sinh lời. 2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Trong một Công ty nợ nhiều hay ít đã là điều quan trọng nhưng quan trọng hơn là khả năng thanh toán các khoản nợ đó như thế nào, khả năng thạnh toán đủ, đúng thời hạn sẽ giúp Công ty củng cố được lòng tin trong các mối quan hệ kinh tế và ngược lại. Hệ số khả năng thanh toán phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp và được tính bằng công thức: Khả năng thanh toán HK = -------------------------- Nhu cầu thanh toán Căn cứ vào bảng cân đối kế toán và số dư trên sổ chi tiết các tài khoản 131,331,112... của Công ty (năm 1998) ta lập bảng phân tích sau: BẢNG PHÂN TÍCH NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Nhu cầu thanh toán Đầu năm Cuối năm Khả năng thanh toán Đầu năm Cuối năm * Nợ quá hạn *Khoản dùng thanh toán ngay -Nộp ngân sách 257957296 398054373 - Tiền mặt 205511341 347830951 -Trả ngân hàng 561171750 336778241 - Tiền gửi ngân hàng 762948081 602484230 -Trả công nhân viên 256202127 151677367 *Khoản có thể dùng trong thời gian tới -Trả người bán 347319403 782175326 - Khoản phải thu 11618318306 12325108568 * Nợ đến hạn - Hàng tồn kho 10808723944 5222533666 -Trả công nhân viên 597804963 353913856 -Trả người bán 810411939 1825075760 -Trả người mua 12244176290 4812647387 * Các khoản trả trong thời gian tới Trả ngân hàng 1309400750 785815896 -Trả nội bộ 734162691 1409474791 -Trả khác 672018126 662615526 Cộng 18392525693 12446822062 Cộng 25297958091 19994684666 Từ bảng phân tích ta được: 25 297 958 091 Đầu năm1998 HK = ------------------- = 1.37 18 392 525 693 19 994 684 666 Cuối năm1998 HK = ------------------- = 1.6 12 446 822 062 Qua bảng phân tích trên ta thấy khả năng thanh toán của Công ty lớn hơn nhu cầu thanh toán. Trong phần khả năng thanh toán có những tài sản không thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng "hàng tồn kho", đây là một khoản mục lớn nhưng Công ty lại có nhu cầu thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên hệ số về khả năng thanh toán của Công ty đầu năm và cuối năm 1998 đều lớn hơn 1và tăng lên vào cuối năm chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty có khả quan. Tuy nhiên ta chưa thể kết luận gì thêm mà cần xem xét vài chỉ tiêu sau: Các chỉ tiêu thanh toán Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Vốn bằng tiền = ---------------- Tổng TSLĐ Tổng tài sản lưu động = --------------------------- Tổng số nợ phải trả Tiền + Đầu tư ngắn hạn = ----------------------------- Nợ tới hạn TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn = ----------------------------- Nợ tới hạn * Tỷ suất thanh toán nhanh * Tỷ suất thanh toán hiện thời * Tỷ suất thanh toán dài hạn * Tỷ lệ về khả năng thanh toán so vớiTSLĐ 6.2% 161% 94% 3.8% 9.9% 208% 99% 4.7% Qua kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy trong những tháng đầu năm khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là Công ty sẽ thiếu tiền để thanh toán ngay. Vì tỷ lệ về khả năng thanh toán so với tài sản lưu động đầu năm là: 0.038 và cuối năm là: 0.047, đồng thời Công ty cũng không có khả năng thanh toán nhanh mặc dù đã cố gắng rất nhiều ở thời điểm cuối năm. Còn đối với khoản thanh toán tạm thời (ngắn hạn), những khoản nợ trong thời gian 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh của Công ty tỷ suất này tăng lên về cuối năm :đầu năm là: 161% cuối năm là: 208% cho thấy Công ty có đủ khả năng thanh toán hiện thời thể hiện tình hình tài chính có khả quan trong tương lai. Như vậy qua phân tích tình hình cũng như khả năng thanh toán cho thấy mặc dù Công ty có khả năng thanh toán tạm thời song lại gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ tới hạn do lượng tiền mặt tồn quỹ quá ít. III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH Để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh ta cần phải xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản ánh sức hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn. 1. Phân tích chỉ tiêu tổng quát Trước hết ta phân tích chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí cho bao nhiêu đồng lợi nhuận. Kết quả đầu ra *Hiệu quả kinh doanh = ------------------ Chi phí đầu vào Kết quả đầu ra: Doanh thu thuần, lợi nhuận thuần... Chi phí đầu vào: Các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh Từ số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh (năm 1997,1998) ta tính được : 720 684 654 1997 = ------------------ = 0.031 (đồng) 23 229 032 570 1 249 089 116 1998 = ------------------- = 0.047 (đồng) 26 259 959 500 Như vậy: Công ty cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu được 0.031 đồng lợi nhuận (1997) Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được 0.047 đồng lợi nhuận (1998). Vậy năm1998 Công ty làm ăn có hiệu quả hơn năm 1997. Để đánh giá chính xác hơn ta cần đi sâu vào các nội dung sau: 2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ta đánh giá trên hai mặt là nguyên giá tài sản cố định và giá trị còn lại của nó. Giữa 2 chỉ tiêu trên việc đánh giá trên giá trị còn lại của tài sản cố định sẽ phản ánh thực chất hơn việc đánh giá trên nguyên giá tài sản cố định. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau: Tổng doanh thu *Sức sản xuất của TSCĐ = ----------------------------- Giá trị bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng giá trị bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Lợi nhuận thuần *Sức sinh lời của TSCĐ = ----------------------------- Giá trị bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng giá trị bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu giá trị bình quân TSCĐ có thể tính theo nguyên giá hoặc giá trị còn lại của TSCĐ và bằng: (Giá trị TSCĐ đầu năm + Giá trị TSCĐ cuối năm) chia 2. Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1997,1998 ta có bảng sau: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Chỉ tiêu Đầu năm 98 Cuối năm 98 * Doanh thu thuần (1) 23 633 588 130 27 314 062 682 *Lợi nhuận thuần (2) 561 863 940 1 239 252 067 * Nguyên giá bình quân TSCĐ (3) 13 421 749 641 13 983 388 948 *Bình quân GTCL của TSCĐ (4) 9 815 390 587 10 595 121 039 *Sức sản xuất TSCĐ (1/3) 1.69 2.03 *Sức sinh lời TSCĐ (2/3) 0.04 0.09 *Sức sản xuất GTCL của TSCĐ (1/4) 2.23 2.78 *Sức sinh lời GTCL của TSCĐ (2/4) 0.05 0.12 Qua bảng phân tích trên ta thấy cả nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định trong năm 1998 đều tăng hơn so với năm 1997, đồng thời việc tăng nguyên giá thấp hơn việc tăng của trích khấu hao. Mặc dù theo phân tích thì tỷ suất đầu tư là ổn định đã chứng tỏ Công ty rất chú trọng thu hồi vốn, để tái đầu tư vào tài sản cố định, nhằm hiện đại hoá sản xuất. Vì vậy khả năng sinh lời, sức sản xuất của nguyên giá và giá trị còn lại tài sản cố định đều tăng cụ thể là: Năm 1997 cứ 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tạo ra 1.69đồng doanh thu. Năm 1998 cứ 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tạo ra được 2.03 đồng doanh thu. Vậy sức sản xuất của tài sản cố định tăng 0.34 đồng (16.9%) đồng thời sức sinh lời của nguyên giá bình quân tài sản cố định cũng tăng: 0.09 - 0.04 = 0.05 đồng hay 55% Cùng với nguyên giá bình quân tài sản cố định thì sức sản xuất giá trị còn lại của tài sản cố định cũng tăng cụ thể là: 2.78 - 2.23 = 0.55 đồng hay 19.7% Sức sinh lời của giá trị còn lại tài sản cố định tăng: 0.12 - 0.05 = 0.07 đồng hay 58% Qua phân tích trên việc Công ty đầu tư vào tài sản cố định là phù hợp, song Công ty sử dụng chưa hết công xuất tài sản hiện có của Công ty. 3. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động thường xuyên, liên tục qua các giai đoạn của quá trình kinh doanh(dự trữ,sản xuất, tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn sẽ góp phần giải quyết vốn của Công ty để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta sử dụng các chỉ tiêu sau. Tổng doanh thu thuần *Số vòng quay của vốn lưu động = ----------------------------- Vốn lưu động bình quân Trong đó: + Tổng DT thuần = tổng số DT bán hàng trong kỳ - các khoản giảm trừ + Vốn lưu động bình quân = (vốn lưu động đầu kỳ+ vốn lưu động cuối kỳ) chia 2. Kỳ phân tích có thể là: Tháng, Quý, Năm ... Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ, nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Tiếp theo ta tính thời gian của một vòng quay là bao nhiêu. 360 *Thời gian 1 vòng luân chuyển vốn LĐ = ------------------------------------- Số vòng quay của vốn lưu động Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được 1 vòng, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại. Ngoài ra khi phân tích người ta còn có thể sử dụng chỉ tiêu Vốn lưu động bình quân *Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = ----------------------------- Tổng doanh thu thuần Từ các số liệu ta lập bảng sau: BẢNG CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN LĐ Chỉ tiêu Đầu năm 98 Cuối năm 98 *Tổng doanh thu (1) 23 633 588 130 27 314 062 682 *Vốn lưu động bình quân năm (5) 23972139735 22646321379 *Số vòng luân chuyển vốn LĐ 6 =(1/5) 0.98 1.2 *Thời gian 1vòng luân chuyển vốn LĐ (360/6) 367 300 *Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (5/1) 1.01 0.82 Qua bảng phân tích ta thấy năm 1998 Công ty đã đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, so với năm 1997 số vòng luân chuyển tăng lên là: 1.2 - 0.98 = 0.22(vòng) thời gian luân chuyển giảm là: 300 - 367 = - 67 (ngày) Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 0.82 - 1.01 =- 0.19 .Tuy nhiên thời gian luân chuyển vốn lưu động còn cao, khoản phải thu của Công ty vào cuối năm 1998 tương đối cao(12 405 108 586 đồng) là nguyên nhân chính làm thời gian luân chuyển của vốn lưu động cao. Từ bảng trên ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu thuần. Tổng doanh thu thuần = Số vòng luân chuyển vốn LĐ ´ Vốn lưu động bình quân Ta xem xét hai yếu tố ảnh hưởng + Vốn lưu động bình quân năm 1998 giảm so với năm 1997 là: 22 464 321 379 - 23 972 139 735 = - 1 325 818 356 đồng làm giảm tổng doanh thu thuần một lượng là: - 1 325 818 356 ´ 0.98 = - 1 299 301 989 đồng + Số vòng luân chuyển vốn lưu động năm 1998 so với năm 1997 tăng một lượng là: 1.2- 0.98 =0.22 (vòng) làm tăng tổng doanh thu lên là: 0.22 Error! Not a valid link. 22 464 321 379 = 4 979 776 541 đồng Tổng hợp ảnh hưởng hai yếu tố ta có: 4 979 776 541 - 1 299 301 989 = 3 680 474 552 đồng Tóm lại: Như vậy việc tăng tổng doanh thu của Công ty chịu ảnh hưởng của hai yếu tố sau: vốn lưu động bình quân giảm làm giảm doanh thu, sự luân chuyển của vốn lưu động tăng dẫn đến doanh thu tăng, việc tăng vòng quay của vốn lưu động lớn hơn việc giảm của vốn lưu động bình quân trong năm. Do vậy doanh thu của năm 1998 cao hơn năm 1997. Nếu vốn lưu động bình quân không giảm thì tổng doanh thu của Công ty sẽ còn cao hơn nữa. Ngoài ra ta còn xét thêm chỉ tiêu tiết kiệm vốn lưu động của Công ty trong kỳ kinh doanh, chỉ tiêu này được tính bằng công thức: Tổng doanh thu thuần vòng luân vòng luân = ------------------------ [ chuyển kì - chuyển kì ] 360 này trước Số vốnlưu động tiết kiệm do thay đổi tốc độ 27 314 062 682 = ------------------- (300 -367) = - 5 083 450 555 đồng 360 Như vậy trong năm 1998 Công ty đã tiết kiệm một lượng vốn lưu động là: 5 08 450 555 đồng. Kết luận: Qua phân tích các nội dung trên về tình hình tài chính của Công ty xây dựng số 1 Hà nội ta rút ra những kết luận sau: Một là: Tình hình phân bổ vốn và nguồn vốn của Công ty xây dựng số 1 Hà nội đến cuối năm 1998 là tương đối ổn định và hợp lý. Mặc dù quy mô tài sản và nguồn vốn thu hẹp, giảm (13%) song chủ yếu giảm các khoản mục "hàng tồn kho" (vốn) và khoản "nợ phải trả" (nguồn vốn) . Hai là: Tình hình sản xuất kinh doanh đạt sản lượng cao, trong năm Công ty đã hoàn thành được khối lượng lớn công trình, tạo điều kiện thuận lợi tốt cho sự phát triển kinh doanh của Công ty trong tương lai. Ba là: Vấn đề vốn: Công ty sử dụng một cách có hiệu quả vốn lưu động đặc biệt là vốn lưu động có nguồn từ vay ngắn hạn tiết kiệm lượng vốn lớn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên Công ty sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả chưa cao, chưa khai thác hết công xuất của tài sản cố định. Như vậy Công ty sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao hơn vốn cố định. Bốn là: Tình hình thanh toán của Công ty vào thời điểm cuối năm có triển vọng tốt, nhưng Công ty vẫn bị chiếm dụng vốn và phải đi chiếm dụng vốn. Nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn đặc biệt là nợ ngắn hạn. Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ trong vòng một năm hoặc một kì kinh doanh, song lại rất khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ trước mắt do lượng tiền mặt tồn quỹ quá ít. Với các nhận xét trên đây ta thấy hệ thống báo cáo tài chính chỉ phản ánh tổng quát tiềm lực tài chính của một Công ty tại thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm), việc phân tích trên không chỉ dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 1998 mà cả năm1997 và một số tài liệu liên quan khác.Việc phân tích phải gắn với số liệu trên sổ sách, tình hình thực tế thì mới có nhận xét đúng đắn, sát thực với tình hình tài chính của Công ty. PHẦN III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH TÀI CHÍNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ VỐN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI: Qua phân tích tình hình tài chính tại Công ty xây dựng số 1 Hà nội. Bằng các số liệu trên bảng cân đối trên bảng cân đối kế toán, kết hợp với việc tìm hiểu thực tế tôi thấy thực trạng tình hình tài chính của Công ty có những mặt tồn tại và ưu điểm sau: 1. Ưu điểm: Sau gần 30 năm thành lập Công ty xây dựng số 1 Hà nội đã tồn tại và phát triển không ngừng. Trải qua những thăng trầm của nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng nói riêng, Công ty đã đứng vững và phát triển như hiện nay. Tuy nhiên Công ty gặp không ít khó khăn trong những năm đầu thành lập và nhất là những năm chuyển đổi từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Song cùng với sự phấn đấu lỗ lực và quyết tâm cao của toàn thể cán bộ công nhân viên và Sở xây dựng Hà nội đã thúc đẩy Công ty đứng vững và phát triển trên thương trường. Để đứng vững trong cơ chế thị trường Công ty đã mau chóng xắp xếp lại bộ máy quản lý gọn nhẹ, với đội ngũ công nhân lao động có trình độ, năng lực chuyên môn cao, có bản lĩnh nghề nghiệp. Công ty đã hoà nhập và thích nghi với cơ chế thị trường tạo đầy đủ công ăn việc làm cho công nhân, làm ăn có hiệu quả, hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Cùng với sự phát triển của Công ty, tổ chức bộ máy kế toán đã không ngừng được hoàn thiện đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin tài chính chính xác giúp cho lãnh đạo ra quyết định đúng đắn về quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức hạch toán của Công ty đảm bảo theo hệ thống kế toán doanh nghiệp của Nhà nước và được áp dụng linh hoạt cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác kế toán được bố trí xuyên suốt và chặt chẽ có khả năng đôn đốc, giám sát kịp thời, chính xác và đầy đủ. Còn về tình hình tài chính của Công ty có thể thấy rằng trong điều kiện nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang thị trường cộng với việc ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế Châu Á. Công ty cũng như hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước khác đều gặp khó khăn về vấn đề tài chính do việc hạn chế cấp ngân sách Nhà nước. Công ty đã phải tự hạch toán kinh tế với số vốn ngân sách hạn hẹp, lời ăn lỗ chịu tự thích nghi với môi trường cạnh tranh. Cho đến nay nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty nên tới hơn 14 tỷ đồng (cuối năm 1998). Điều đó cho thấy rằng Công ty đã và đang làm ăn có hiệu quả, Công ty không ngừng cố gắng chèo chống, tìm mọi nguồn vốn hợp lý hợp pháp để làm tăng vai trò của vốn chủ sở hữu nhằm chủ động trong sản xuất kinh doanh. Ngày càng tạo thế đứng của Công ty trên thị trường. Công ty luôn đảm bảo thanh toán các khoản nợ đúng hạn giữ uy tín và các mối quan hệ tốt với khách hàng cũng như các nhà cung cấp vì vậy việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả khả quan. 2 .Tồn tại Bên cạnh những mặt tích cực đã nêu ở trên, thực trạng tài chính của Công ty còn có những mặt tồn tại sau: a) Về công tác kế toán: Công ty vẫn áp dụng phương pháp thủ công, số lượng sổ sách nhiều gây khó khăn trong công tác bảo quản, lưu trữ và kiểm tra khi cần thiết vì vậy việc đưa máy tính vào sử dụng trong công tác kế toán là điều rất cần thiết. b) Công tác tình hình tài chính: Công ty chưa thực sự chú trọng công tác phân tích tài chính, mới chỉ dừng lại ở việc tính toán một số chỉ tiêu, đánh gía chung sau một năm hoạt động như hiệu quả kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận do đó dẫn đến một số bất hợp lý sau: Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty đi chiếm dụng khá lớn trong kết cấu, về lâu dài thì Công ty sẽ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khó khăn trong việc huy động vốn từ bên ngoài. Trong cơ cấu tài sản: Lượng tiền dự trữ tại thời điểm cuối năm 1998 là quá thấp (cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) làm ảnh hưởng đến tiến độ các công trình. Tình hình chiếm dụng vốn tăng và chiếm một tỷ trọng tương đối cao, về tương lai sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng tối đa công suất của vốn lưu động. c)Công tác quản lý và sử dụng vốn cố định: Công ty xây dựng số 1 Hà nội là một doanh nghiệp Nhà nước nguồn vốn đầu tư chủ yếu do ngân sách cấp. Mặc dù đầu tư vào tài sản cố định có tăng lên so với năm 1997 nhưng việc khấu hao chưa được chú trọng, có những tài sản sử dụng nhiều nhưng lại khấu hao ít, ngược lại có những tài sản sử dụng ít nhưng lại khấu hao nhiều dẫn đến nhiều tài sản cũ, lạc hậu nhưng vẫn sử dụng làm giảm sức sản xuất của tài sản đó, ngược lại các tài sản còn sử dụng tốt thì lại hết khấu hao không sử dụng nữa làm lãng phí vốn của Công ty, điều đó có thể thấy Công ty sử dụng vốn cố định chưa có hiệu quả. d) Những tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, để đảm bao nhu cầu thường xuyên cho quá trình sản xuất. Mặc dù vốn lưu động của Công ty thiếu cho quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty phải vay tín dụng và chiếm dụng ở các đối tượng khác để trang trải, nhưng vốn của Công ty vẫn bị chiếm dụng. Vốn lưu động bị chiếm dụng thể hiện ở các khoản phải thu: cuối năm tỷ trọng các khoản phải thu tăng 6.7% e)Công tác thanh toán công nợ: Theo phân tích cho thấy tỷ suất nợ của Công ty (so với tổng tài sản) ở thời điểm cuối năm 1998 là: 0.58% điều đó chứng tỏ Công ty tài chợ vốn lưu động bằng nguồn vốn vay. Đối với một doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường vay tín dụng và chiếm dụng để tiến hành sản xuất kinh doanh là điều tất nhiên. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài Công ty sẽ hoạt động kém hiệu quả làm giảm uy tín, giảm chi phí cơ hội nếu có. II. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI: 1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính: Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính hết sức quan trọng, nó giúp cho việc kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao hơn. Trong cơ chế quản lý tập chung thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty hầu như không được trực tiếp quan tâm, vì Công ty chỉ thực hiện kế hoạch được Nhà nước giao. Do đó hiệu quả kinh tế thấp, quản lý kinh tế trì trệ. Ngày nay nền kinh tế thị trường với những quy luật khắt khe của nó buộc các nhà quản lý phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua các chiến lược kinh doanh cụ thể. Điều kiện cụ thể của Công ty thông qua phân tích trên ta thấy thực tế công tác quản lý tài chính đã đạt được nhiều hiệu quả về mặt thanh toán cơ cấu nguồn vốn... Tuy nhiên trong công tác này cũng còn mặt hạn chế. Do đó trong phạm vi đề tài này tôi xin đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dựng số 1 Hà nội. 2. Một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: 2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động chịu sự tác động của việc tiết kiệm và tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Do đó Công ty cần tăng cường các biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động. Phải xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh, từng công trình, hạng mục công trình. Nhằm tránh tình trạng thừa thiếu vốn lưu động làm giảm hiệu quả kinh doanh. Một trong những nội dung để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là tích cực thu hồi các khoản nợ nhằm tăng cường vốn bằng tiền để cải thiện khả năng thanh toán nhanh của Công ty. Thực hiện bàn giao dứt điểm các công trình, hạng mục công trình, để tăng cường vốn bằng tiền và giảm lượng tiền của Công ty bị chiếm dụng. Đây là giải pháp nhằm tăng sức sản xuất của vốn lưu động đặc biệt là vốn bằng tiền. Đối với những khoản thu chuẩn bị đến hạn và đến hạn Công ty phải theo dõi chặt chẽ thường xuyên, nhằm xác định những khoản thu mất khả năng trả nợ và có khả năng trả nợ. Đồng thời đề phòng những tổn thất có thể xẩy ra nhằm hạn chế những đột biến kết quả kinh doanh kỳ kế toán. Do đó đến cuối kỳ kế toán Công ty phải dự tính và lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi. 2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Đối với tài sản cố định hiện nay của Công ty rất có nhiều loại. Chính vì vậy Công ty cần phải phân loại một cách rõ ràng để xác định mức độ hao mòn cho từng loại tài sản và tính khấu hao cho hợp lý. Đồng thời xác định số tài sản cố định thực tế tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, thanh lý những tài sản không có giá trị sử dụng. 2.3 Tăng cường khả năng thanh toán của Công ty Thực tế hiện nay về khả năng thanh toán của Công ty nói chung là tốt xong với những khoản : nợ đòi hỏi thanh toán ngay thì Công ty không có khả năng thanh toán do lượng tiền tồn quỹ quá ít. Do vậy giải pháp hiện nay là tăng cường vốn bằng tiền tại quỹ, có thể thực hiện vay tín dụng để trả nợ đến hạn hoặc có kế hoạch vay ngân hàng để thanh toán nhằm giữ uy tín đối với khách hàng. Đồng thời tăng cường thu hồi nợ để tăng khả năng thanh toán của Công ty. Trên đây là những giải có thể khắc phục được, Công ty cần thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ để vừa khắc phục những tồn tại vừa nâng cao hiệu quả kinh tế. Kiến nghị 1: Phân tích tình hình tài chính của Công ty: Đây là vấn đề quan trọng nhất mà Công ty phải quan tâm trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính hiện nay ở Công ty chưa được chú trọng một cách đúng mức, công tác phân tích mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá chưa thường xuyên. Điều này làm giảm hiệu quả trong việc quản lý của lãnh đạo các cấp. Công ty tuy làm ăn có lãi nhưng có những bất hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn. Để khắc phục điều này Công ty cần phải thực hiện việc phân tích tài chính một cách sâu sắc và thường xuyên hơn thông qua một số các chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu cần phân tích. Việc phân tích tình hình tài chính của Công ty nên giao cho phòng kế toán vì đây là phòng chuyên môn quản lý về tài chính và có hiểu biết về lĩnh vực này. Đồng thời nên quy định các thời điểm phân tích tài chính thông thường là kết thúc quý (3 tháng) Để công tác phân tích được tốt ta nên thực hiện theo bước sau: *Bước1: Chuẩn bị cho công tác phân tích: - Xác định mục tiêu và kế hoạch phân tích Phải có mục tiêu phân tích rõ ràng, mục tiêu khác nhau thì việc phân tích sẽ khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu quản lý mà ta chọn mục tiêu phân tích cho phù hợp, cụ thể: mục tiêu về báo cáo tài chính, về định mức kế hoạch. - Sưu tầm tài liệu cho việc phân tích Với từng mục tiêu cụ thể mà ta thu thập các tài liệu liên quan một cách đầy đủ và có hệ thống. Tuy nhiên hệ thống số liệu đó phải chính xác và có tính thuyết phục. Chỉ có số liệu đúng đắn thì nhà phân tích mới có thể đánh giá chính xác tình hình tài chính của Công ty. Thông thường tại Công ty tài liệu phục vụ cho việc phân tích là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính và các sổ sách tài liệu kế toán. Số liệu không chỉ lấy ở năm nay mà còn lấy ở những năm trước để phân tích cho có tính hệ thống. *Bước2: Tiến hành phân tích Trên cơ sở mục tiêu và nguồn tài liệu, bộ phận phân tích tài chính phải xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu phân tích. Tuy nhiên hệ thống này không quá nhiều nhằm giảm bớt thời gian tính toán, việc phân tích cần đi vào chiều sâu, các chỉ tiêu cần bám sát mục tiêu cần phân tích. Đặc biệt chú trọng đến những chỉ tiêu có sự biến đổi lớn (mang tính bất thường) và những chỉ tiêu quan trọng. Sau khi đã xác định mục tiêu và tính toán hệ thống các chỉ tiêu đặt ra, lập bảng tiêu đề các chỉ tiêu đó. Đây là phương pháp có tính thuyết phục cao và dễ hiểu đối với người xem. Đồng thời phải bám sát tình hình thực tế của Công ty và các chỉ tiêu phân tích phải có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm tránh việc kết luận phiến diện, thiếu chính xác. *Bước 3: Lập báo cáo phân tích Đây là bảng tổng hợp về kết quả tính toán và phân tích các chỉ tiêu. Báo cáo gồm 2 phần: Phần 1: Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một kỳ kinh doanh thông qua hệ thống các chỉ tiêu cụ thể. Đặt các chỉ tiêu trong mối quan hệ tương tác giữa các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đánh giá phân tích cần đặt kỳ phân tích với các kỳ kinh doanh trước. Qua việc phân tích tìm ra điểm mạnh, yếu cũng như tiềm năng, lỗ lực cuả từng mặt hoạt động. Phần 2: Đề ra những phương hướng giải pháp cụ thể cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh của Công ty. Cần nêu bật được phương hướng đổi mới nói chung trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty.Các bước đi trong thời gian tới cần được cụ thể hoá thành những giải pháp hoặc những luận chứng kinh tế. Kiến nghị 2: Tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào Công ty xây dựng số 1 Hà nội: Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thắng thế trên thương trường họ biết rõ mình là ai một cách thực chất? Vì vậy họ phải sử dụng hàng loạt công cụ quản lý, trong đó kế toán là công cụ quan trọng nhất. Đặc biệt kế toán quản trị - một khoa học thu nhận xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể, phục vụ cho nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty không chỉ quan tâm đến tổng số lợi nhuận mà còn phải biết rõ sản xuất kinh doanh nhóm hàng nào, sản phẩm nào lãi, nhóm hàng nào, sản phẩm nào lỗ? xây dựng mới, nhận thầu công trình nào địa điểm ở đâu là có lãi ở đâu là không có lãi, chi phí và doanh thu cuả từng nhóm, từng công trình như thế nào ? tình hình phân bổ chi phí ra sao vv... điều đó chỉ có thể thông qua kế toán quản trị để thu thập được những thông tin đáng tin cậy. Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung, đồng thời là một công cụ quan trọng không thể thiếu được đối với công tác quản lý nội bộ doanh nghiệp nói riêng. Thông qua kế toán quản trị, các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp được trình bày, diễn giải một cách cụ thể, tỷ mỉ, đáp ứng yêu cầu quản lý theo từng chỉ tiêu chi tiết và quản lý từng bộ phận trong doanh nghiệp. + Nội dung và phạm vi của kế toán quản trị: Kế toán quản trị về cơ bản cũng có đầy đủ nội dung của kế toán như kế toán tài sản, kế toán nguồn vốn... coi đây là nội dung hạch toán cơ sở để làm nền tảng tính toán cho các mục tiêu dự kiến. Đặc biệt kế toán quản trị đi xâu nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi tức để phục vụ cho quá trình ra quyết định kinh doanh. - Kế toán quản trị thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về kinh tế, tài chính một cách cụ thể, tỷ mỉ, chi tiết theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Vì thế, nội dung của kế toán quản trị ở mỗi đơn vị không giống nhau.Xuất phát từ mối tương quan giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị thì những chỉ tiêu cụ thể đã được kế toán tài chính phản ánh và cung cấp thông tin thông qua kế toán chi tiết thì không thuộc nội dung kế toán quản trị. Ví dụ kế toán chi tiết tiền mặt bao gồm tiền Việt nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý.... không thuộc kế toán quản trị. Để xác định đúng đắn nội dung của kế toán quản trị, Kế toán trưởng cần phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể về tổ chức quản lý, trình độ quản lý và yêu cầu quản lý cụ thể của mình để trước hết xác định rõ các chỉ tiêu cơ bản trong quản trị. Xác định rõ các nguyên tắc, chuẩn mực kế tóan mà kế toán quản trị cần tuân thủ, phối hợp hài hoà giữa hai hệ thống kế toán, tránh sự trùng lặp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị xác định thước đo sử dụng trong kế toán quản trị, hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho yêu cầu báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ theo từng chỉ tiêu cụ thể. + Những điều kiện cần thiết để áp dụng kế toán quản trị vào Công ty xây dựng số 1 Hà nội: *.Hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty Công ty cần nhanh chóng hoàn thiện hơn về cơ chế tổ chức bộ máy quản lý. Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty trong đó hoàn thiện bộ máy kế toán là một bộ phận của Công ty. Kế toán quản trị lại là một bộ phận trong phòng kế toán. *. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty: Việc đưa máy tính vào sử dụng trong kế toán sẽ làm dôi ra một số người. Kế toán trưởng cần sắp xếp một số người này vào bộ phận kế toán quản trị, nhằm có được thông tin kế toán sử dụng cho hoạt động quản trị, thì trong bộ máy kế toán Công ty phải có bộ phận kế toán quản trị để thu thập và xử lý thông tin cung cấp theo yêu cầu quản trị. Bộ phận kế toán quản trị bao gồm: 3 người hoặc 3 tổ + Tổ dự toán: bao gồm các công việc thiết kế xây dựng các bản dự toán ngắn hạn và các báo cáo đánh giá trách nhiệm của quản lý. Căn cứ vào các báo cáo đã được xây dựng như: - Báo cáo trách nhiệm của trung tâm phí - Báo cáo trách nhiệm của trung tâm kinh doanh (có thể gọi là trung tâm lợi nhuận) - Báo cáo trách nhiệm khác - Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư + Tổ phân tích đánh giá: có nhiệm vụ phân tích đánh giá giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra và tìm nguyên nhân sự biến động giữa các kết quả đó. Căn cứ vào các báo cáo, cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra và đánh giá.Ngoài ra tổ còn có nhiệm vụ phân tích đánh giá các báo cáo tài chính, các tỷ suất tài chính theo yêu cầu quản trị + Tổ nghiên cứu dự án quản trị: có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực chi phí và các tiêu thức phân bổ chi phí. Nghiên cưú các dự án không thường xuyên của quản trị, căn cứ vào báo cáo cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định. *. Đào tạo bồi dưỡng nhân viên kế toán Để thực hiện quá trình thiết kế, xây dựng các báo cáo thích hợp cho từng công trình, từng hạng mục công trình, Công ty phải quan tâm , đào tạo các nhân viên chuyên ngành kế toán quản trị, các nhân viên này phải có kiến thức chuyên sâu về kế toán và kế toán quản trị. Ngoài ra còn phải có kiến thức khác như quản trị học, phân tích hệ thống, thống kê và toán học. *. Xây dựng các chuẩn mực làm tiêu chuẩn đánh giá: Ngoài các chuẩn mực chung về tài chính kế toán mà Nhà nước ban hành. Công ty cần xây dựng các chuẩn mực riêng, để theo đó đánh giá nhằm kiểm soát hoạt động nội bộ. Thông qua các chuẩn mực này sẽ phản ánh tính thống nhất hành động của từng bộ phận hướng đến mục tiêu chung của Công ty. Các chuẩn mực cần phải được xây dựng ở đây là các chi phí tiêu chuẩn, các tiêu thức được sử dụng phân bổ các chi phí gián tiếp, các báo cáo sử dụng cho quản trị. KẾT LUẬN Phân tích tình hình tài chính qua Báo cáo kế toán là một đề tài tổng hợp. Để phân tích đòi hỏi phải nhìn nhận từ tổng thể đến chi tiết của vấn đề mới có thể tổng hợp được các thông tin và thấy được thực trạng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích, đồng thời có thể trả lời được những câu hỏi liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp về mức độ sinh lời, sự vướng mắc và tiềm lực của doanh nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và học hỏi tôi đã được trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán. Để kết thúc khoá học tôi muốn có cái nhìn tổng thể cũng như có định hướng cho nghề nghiệp tương lai nên quyết định chọn đề tài này, mặt khác cũng là để tự khẳng định mình thông qua sự đánh giá của các thầy, cô trong khoa kế toán và nhất là sự đánh giá của giáo viên hướng dẫn. Trong Luận văn này tôi đã tìm hiểu và trình bày những lý luận về phân tích tài chính và phân tích tình hình tài chính thông qua Báo cáo tài chính ở Công ty Xây Dựng số 1 Hà nội. Qua đó đã giúp tôi củng cố và trau dồi kiến thức chuyên môn về lý luận cũng như thực tế. Mặc dù đề tài khó, thời gian có hạn nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn Phạm Thị Gái và tập thể cán bộ phòng kế toán của Công ty Xây Dựng số 1 Hà nội, cùng với sự nỗ lực của bản thân, luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành song khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong có sự đóng góp và phê bình của người đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn! lời nói đầu 1 Phần I 2 Vấn đề lý luận chung về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo tài chính 2 I - Tổng quan về tài chính doanh nghiệp. 2 1 - Khái niệm tài chính doanh nghiệp. 2 2 - Vị trí vai trò của tài chính doanh nghiệp. 3 3 - Chức năng của tài chính doanh nghiệp. 4 II - Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 5 1 - Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp 5 2- Phương pháp và nguồn tài liệu sử dụng khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 6 2.1- Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp 6 2.2 - Phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 7 3 - Tổ chức công tác phân tích 8 III - Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty ảnh hưởng đến công tác phân tích: 9 1.Sự hình thành và phát triển của Công ty xây dựng số 1 Hà nội. 9 2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xây dựng số 1 Hà nội: 10 3 . Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty xây dựng số 1 hà nội: 12 phần II 15 phân tích tình hình tài chính của 15 Công ty xây dựng số 1 hà nội 15 Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách năm 1998 20 I. phân tích chung tình hình tài chính 20 1. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. 21 2. Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty xây dựng số 1 Hà nội 24 Bảng phân tích cơ cấu tài sản 24 3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn cuả Công ty xây dựng số 1 Hà nội: 25 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 26 Nợ phải trả 27 II. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty xây dựng số 1: 28 1. Phân tích tình hình thanh toán 28 2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty 31 Các chỉ tiêu thanh toán 33 III. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình sản xuất kinh doanh 34 1. Phân tích chỉ tiêu tổng quát 34 2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 35 3. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động 36 phương hướng và giải pháp nhằm cải thiện tình tài chính và nâng cao hiệu quả sử vốn tại Công ty xây dựng số 1 hà nội 40 I. Đánh giá thực trạng tài chính của Công ty xây dựng số 1 hà nội: 40 1. Ưu điểm: 40 2 .Tồn tại 41 a) Về công tác kế toán: 41 b) Công tác tình hình tài chính: 41 d) Những tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn lưu động: 42 1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính: 43 2. Một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: 43 2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 43 2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 43 2.3 Tăng cường khả năng thanh toán của Công ty 44 kết luận 49

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0118.doc
Tài liệu liên quan