Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang

Doanh nghiệp cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin về nguyên liệu, về thị trường tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trường gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế. Ngoài ra công ty không nên chỉ chờ các hợp đồng xuất khẩu gạo của Tỉnh giao mà phải chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm đối tác để gia tăng sản lượng xuất khẩu nhằm gia tăng doanh thu, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín của công ty. Hiện nay doanh thu của công ty có tăng nhưng giá vốn cao nên lợi nhuận tăng rất ít, vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận công ty không chỉ tăng doanh thu mà còn cần phải quản lý tốt chi phí và giá thành hơn bằng cách nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo các phòng ban, ngoài ra công ty cũng cần sắp xếp lại nhân sự, giảm bớt lượng nhân viên thừa ở mảng du lịch để từ đó giảm bớt chi phí tiền lương.

doc117 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng lợi nhuận, so với năm 2000 thì doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn, bằng chứng là tỷ suất sinh lời vốn lưu động tăng 10,29%. Từ sau năm 2001, tỷ suất sinh lời vốn lưu động có chiều hướng giảm dần. Vào năm 2002 cứ 100 đồng vốn lưu động tạo ra được 3,87 đồng lợi nhuận, giảm 2,33 đồng so với năm 2001. Năm 2003 tiếp tục giảm 0,96 đồng so với năm 2002 (tức là 100 đồng vốn lưu động chỉ còn tạo ra được 2,91 đồng lợi nhuận). Nguyên nhân làm cho tỷ suất sinh lời giảm là do vốn lưu động bình quân liên tục tăng với tốc độ cao (năm 2002 tăng 42,25% so với năm 2001, năm 2003 tăng 45,97% so với năm 2002), trong khi đó lợi nhuận năm 2002 lại giảm 11,13% so với năm 2001, năm 2003 lợi nhuận có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân (lợi nhuận tăng 9,59% so với năm 2002). Như vậy trong giai đoạn này doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn, kinh doanh hiện nay của công ty chưa tiết kiệm được vốn và tỷ lệ sinh lời vốn lưu động lại thấp. Do đó trong các năm tiếp theo doanh nghiệp cần phải giảm bớt lượng vốn bị lãng phí bằng cách nhanh chóng thu hồi các khoản nợ, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 6.4. Tỷ suất sinh lời vốn cố định: Tỷ suất sinh lời vốn cố định thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời Tổng lợi nhuận trước thuế vốn cố định = Tổng vốn cố định sử dụng bình quân Dựa vào các tài liệu liên quan ta có bảng sau Bảng 34: Bảng phân tích tỷ suất sinh lời vốn cố định Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM NĂM NĂM NĂM Chênh lệch CHỈ TIÊU NĂM NĂM NĂM NĂM 2003 Chênh lệch 2000 2001 2002 00-01 01-02 02-03 Lợi nhuận trước thuế (2.226) 2.799 2.487 2.726 -225,76% -11,13% 9,59% VCĐ sử dụng bình quân 24.575 32.154 40.565 57.901 30,84% 26,16% 42,74% Tỷ suất sinh lời VCĐ -9,06% 8,71% 6,13% 4,71% 17,76% -2,57% -1,42% Đồ thị 32: Đồ thị tỷ suất sinh lời vốn cố định 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 - Triệu đồng (2.226)  24.575 -9,06%  8,71% 2.799  32.154  2.487  6,13% 40.565  2.726  57.901 4,71%  10,00% 5,00% 0,00% -5,00% (10.000) Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Lợi nhuận trước thuế VCĐ bình quân -10,00% Tỷ suất sinh lợi VCĐ Đường hồi qui (Tỷ suất sinh lời VCĐ) Từ bảng phân tích và đồ thị ta nhận thấy trong năm 2001 cứ 100 đồng vốn cố định có thể tạo ra 8,71 đồng lợi nhuận, so với năm 2000 thì tăng 17,76 đồng. Như vậy năm 2001 doanh nghiệp sử dụng vốn cố định hiệu quả hơn so với năm 2000. Kể từ sau năm 2001 tỷ suất sinh lời vốn cố định có xu hướng giảm dần, cụ thể là năm 2002 cứ 100 đồng vốn cố định thì tạo ra 6,13 đồng lợi nhuận (giảm 2,57 đồng so với năm 2001), đến năm 2003 lại tiếp tục giảm 1,42 đồng so với năm 2002, tức là cứ 100 đồng vốn cố định thì chỉ tạo ra 4,71 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ là năm 2002 và năm 2003 doanh nghiệp sử dụng vốn cố định không hiệu quả bằng năm 2001. Trong các năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần tỷ suất này lên. 6.5. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận Tổng lợi nhuận trước thuế / Tài sản = Tổng tài sản sử dụng bình quân Hoặc: Tỷ suất lợi Hệ số quay Tỷ suất lợi nhuận nhuận / Tài sản = vòng vốn x / Doanh thu Tình hình thực tế tại doanh nghiệp như sau: Bảng 35: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM NĂM NĂM NĂM 2003 Chênh lệch 2000 2001 2002 00-01 01-02 02-03 Hệ số quay vòng vốn (Vòng) 3,33 3,84 2,58 2,55 0,51 (1,25) (0,03) Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu -0,85% 0,94% 0,92% 0,70% 1,79% -0,02% -0,21% Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản -2,82% 3,62% 2,37% 1,80% 6,44% -1,25% -0,58% Đồ thị 33: Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 4,50 4,00 3,50 3,00 2,50 Vòng 3,33  0,94%  3,84  0,92%  0,70%  1,20% 1,00% 0,80% 0,60% 0,40% 0,20%  4,00% 3,00% 2,00% 1,00%  3,62%  2,37%  1,80% 2,00 1,50 1,00 0,50 -  -0,85% 2,58 2,55 0,00% -0,20% -0,40% -0,60% -0,80% -1,00% 0,00% -1,00% -2,00% -3,00%  Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 -2,82% Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số vòng quay vốn Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu -4,00%  Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản Đường hồi qui Từ bảng phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ta thấy, trong năm 2001 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại 3,62 đồng lợi nhuận, so với năm 2000 thì đã tăng 6,44 đồng, chứng tỏ năm 2000 doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả hơn so với năm 2000. Từ sau năm 2001 trở đi hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp giảm dần, bằng chứng là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có chiều hướng ngày càng giảm. Năm 2002 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho doanh nghiệp 2,37 đồng lợi nhuận (giảm 1,25 đồng so với năm 2001). Năm 2003 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho doanh nghiệp 1,80 đồng (giảm 0,58 đồng so với năm 2002). Nhìn chung từ sau năm 2000 doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả hơn, tuy nhiên nếu xét riêng giai đoạn từ 2001 – 2003 thì hiệu quả sử dụng tài sản ngày càng giảm, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lên bằng cách đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường tốc độ luân chuyển vốn, đồng thời nâng cao dần tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. 6.6. Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DUPONT: Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont thực chất chính là phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất người ta dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích dựa vào chỉ số Dupont sẽ giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận Hệ số quay / Vốn chủ sở hữu = / Doanh thu x vòng vốn x Đòn cân nợ Trong đó: Tổng tài sản Đòn cân nợ = Vốn chủ sở hữu Từ các số liệu liên quan ta có bảng sau Bảng 36: Bảng tính đòn cân nợ Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2000 NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003 Tổng tài sản sử dụng bình quân 78.963 77.330 104.828 151.707 VCSH bình quân 16.044 22.591 29.933 38.239 Đòn cân nợ (lần) 4,92 3,42 3,50 3,97 Bảng 37: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu CHỈ TIÊU NĂM NĂM NĂM NĂM 2003 Chênh lệch 2000 2001 2002 00-01 01-02 02-03 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu -0,85% 0,94% 0,92% 0,70% 1,79% -0,02% -0,21% Hệ số quay vòng vốn (vòng) 3,33 3,84 2,58 2,55 50,86% -125,41% -3,22% Đòn cân nợ (lần) 4,92 3,42 3,50 3,97 -149,84% 7,90% 46,53% Tỷ suất lợi nhuận/VCSH -13,87% 12,39% 8,31% 7,13% 26,26% -4,08% -1,18% Đồ thị 34: Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Vòng 4,50 4,00 3,50 3,00 2,50 2,00  4,92 3,33  3,84 3,42  3,50 2,58 Lần 3,97 2,55  6,00 5,00 4,00 3,00 1,50% 1,00% 0,50% 0,00%  0,94%  0,92% 0,70% 12,39% 8,31% 7,13% 15,00% 10,00% 5,00% 0,00% -5,00% 1,50 1,00 0,50 -  Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số vòng quay tài sản Đòn cân nợ 2,00 1,00 -  -0,50% -1,00% Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 -0,85% -13,87% Tỷ suất lợi nhuận/VCSH Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu Đường hồi qui (Tỷ suất lợi nhuận/VCSH)  -10,00% -15,00% -20,00% Trong năm 2001 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra 12,39 đồng lợi nhuận, so với năm 2000 thì đã tăng 26,26 đồng. Nguyên nhân tăng là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng, doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn và giảm sử dụng nợ. Giai đoạn từ 2001 – 2003 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng giảm, cụ thể là năm 2002 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì đem lại 8,31 đồng lợi nhuận (giảm 4,08 đồng so với năm 2001), năm 2003 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem lại 7,13 đồng lợi nhuận (giảm 1,18 đồng so với năm 2002). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm, đồng thời hệ số quay vòng vốn cũng giảm. ⇒ Như vậy qua quá trình phân tích ta thấy các năm 2001, 2002, 2003 hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tốt hơn nhiều so với năm 2000 và tốt nhất là vào năm 2001. Tuy nhiên từ sau năm 2001 hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu có chiều hướng giảm, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu lên bằng cách nâng số vòng quay vốn và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. CHƯƠNG IV: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NĂM 2004 1. Dự báo về doanh thu: 1.1. Dự báo thị trường gạo năm 2004: Theo dự báo của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), khối lượng gạo giao dịch toàn cầu năm 2004 ước đạt 26,1 triệu tấn, giảm 1,1 triệu tấn so với ước tính năm 2003. Sản lượng gạo thế giới vụ 2003/04 dự báo đạt 395,5 triệu tấn, trong khi đó mức tiêu thụ lên tới 413,2 triệu tấn. Đồng thời cũng theo dự báo của bộ thương mại thì việc xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay sẽ không còn thuận lợi như trong năm 2003 do thế giới có nhiều biến động: Xuất khẩu: Ấn Độ năm 2003 xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn thì năm nay dự kiến sẽ giảm 50%, Mỹ dự kiến giảm 1 triệu tấn, Thái Lan tăng 750 ngàn tấn và sẽ đạt mức xuất khẩu là 8 triệu tấnĐây là biến động chủ yếu về nguồn cung có ảnh hưởng thuận lợi cho gạo Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao hơn cùng kỳ 2003. Ngoài ra xuất khẩu của Pakistan ở mức tương đương cùng kỳ là 1,7 triệu tấn và Burma ổn định ở mức thấp là 500 ngàn tấn. Nhập khẩu: Từ 01/05/2004, 10 nước Đông Nam Âu chính thức trở thành thành viên của EU và khi đó mức thuế nhập khẩu mặt hàng gạo của các nước này được thống nhất là 410 EUR/tấn, cao hơn nhiều so với trước nên có khả năng Việt Nam không giữ được những thị trường thường xuyên nhập khẩu gạo như: Ba Lan, Czech, Slovakia,với số lượng hàng năm khoảng 80.00 – 100.000 tấn. Bên cạnh đó các hợp đồng cấp chính phủ và có sự can thiệp của chính phủ giảm dần trên thị trường Indonesia. Ngoài ra bắt đầu từ năm 2004 chính phủ Philippines sẽ giao cho các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu gạo và nộp thuế suất 50%. Như vậy, Philippines cũng sẽ không còn các hợp đồng mua bán gạo cấp chính phủ mà chỉ có thoả thuận mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự lực cạnh tranh và cạnh tranh quyết liệt mới có thể xuất khẩu được vào thị trường này. Trong năm 2003, chỉ riêng Philippines đã tiêu thụ 17% tổng lượng gạo của Việt Nam, chỉ đứng thứ 2 sau Indonesia. Đây là những dấu hiệu không tốt cho tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2004. Việt Nam được dự đoán ổn định ở mức 4 triệu tấn. Diện tích gieo trồng cây lúa thơm năm 2004 tăng khoản 20 – 30% do ảnh hưởng của chuyển dịch và tăng lúa chất lượng cao nên lượng gạo thông dụng sẽ giảm xuống, trong khi lượng tồn kho năm 2003 chuyển sang không đáng kể. Như vậy nhu cầu gạo tăng, trong khi đó nguồn cung khá hạn chế. Đây là yếu tố đẩy giá gạo thế giới lên cao. Dự báo giá gạo trong nước khoảng 1.700 – 1.900 đ/kg, tương ứng với giá xuất khẩu từ 185 – 195 USD/tấn cho gạo 5% tấm. ⇒ Căn cứ tình hình biến động về thị trường gạo thì doanh thu dự báo trong năm 2004 ở mảng thương mại cuả Công Ty Du Lịch An Giang có thể giảm 0,50% so với năm 2003. 1.2. Dự báo về du lịch năm 2004: Theo ước tính của Tổng Cục Du Lịch thì trong năm 2004 này chúng ta sẽ đón 2,7 – 2,8 triệu lượt khách Quốc Tế đến Việt Nam, tức là tăng 0,5 – 0,6 triệu lượt khách so với năm 2003. Được biết năm 2004 là năm du lịch mang chuyên đề “Hành trình di sản” với nhiều sự kiện du lịch lớn sẽ được tổ chức để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam. Lễ hội nhận bằng di sản thiên nhiên thế giới của Phong Nha - Kẻ Bàng, tiếp đến là sự kiện của năm du lịch Điện Biên là cơ hội để thu hút khách du lịch đến Việt Nam, Con đường Di Sản Miền Trung, Festival Huế 2004. Ngoài những sự kiện lớn được tổ chức, hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ở nước ngoài trong năm nay cũng sẽ được đẩy mạnh ở các nước như Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản,Cùng với việc quảng bá thì trong năm 2004 này ngành du lịch Việt Nam sẽ tham dự 11 hội chợ du lịch Quốc Tế lớn và tổ chức 15 đợt Road Show giới thiệu về du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm. Bên cạnh đó một sự kiện quan trọng làm cho lượng khách đến Việt Nam sẽ gia tăng trong năm nay là Việt Nam đã miễn thị thực cho các nước Thái Lan, Singapore, Philippines, Indonesia, Malaysia và Nhật Bản. ⇒ Dựa vào các dự báo trên doanh thu ở mảng du lịch cuả Công Ty Du Lịch An Giang năm 2004 có thể tăng khoản 34% so với năm 2003. # Như vậy từ các kết quả dự báo trên, kết hợp với dự báo bằng hồi qui ta thấy doanh thu của Công ty Du Lịch An Giang trong năm 2004 có thể đạt 392.615 triệu đồng, tức là tăng 1,4% so với năm 2003. 2. Lập dự báo kết quả hoạt động kinh doanh: 2.1. Sự thay đổi giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý: Giá vốn: được biết trong năm 2004 công ty sẽ đưa vào hoạt động 2 kho mới được xây dựng ở vị trí thuận lợi cả về đường thuỷ lẫn đường bộ và lại gần nguồn cung cấp gạo nhằm thực hiện thu mua lúa tại chỗ và trực tiếp từ nông dân, do đó sẽ giảm được phần lớn các khoản chi phí vận chuyển và chi phí khác phát sinh trong quá trình thu mua. Bên cạnh đó năm 2004 này công ty cũng thực hiện sắp xếp lại nhân sự và cắt giảm bớt lượng nhân viên thừa ở mảng du lịch. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý: trong năm tới công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá về du lịch, tham gia các hội chợ du lịch và đưa nhân viên đi đào tạo các lớp về du lịch, về quản lý, các lớp về vận hành máy, kiểm phẩm,...nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Dựa vào tình hình trên ta dự báo các khoản mục giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý như sau: tính các khoản mục này theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu và sau đó thực hiện hồi quy để có được kết quả dự báo trong năm 2004. Bảng 38: Bảng tổng hợp giá vốn, CPBH, CPQL Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Dự báo 2004 Doanh thu 262.865 300.813 271.058 387.311 392.615 Giá vốn 239.361 261.464 221.387 350.034 Chi phí bán hàng 20.019 25.969 40.231 26.295 Chi phí quản lý 4.269 5.531 7.046 7.149 Bảng 39: Bảng dự báo giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Dự báo 2004 Tăng doanh thu hằng năm - 14,4% -9,9% 42,9% 1,1% Phần trăm so với doanh thu Giá vốn 91,1% 86,9% 81,7% 90,4% 86,0% Chi phí bán hàng 7,6% 8,6% 14,8% 6,8% 10,4% Chi phí quản lý 1,6% 1,8% 2,6% 1,8% 2,3% Dựa vào bảng dự báo ta có các số liệu dự báo trong năm 2004 như sau: Giá vốn: 86% * 392.615 = 337.767 triệu đồng Chi phí bán hàng: 10,4% * 392.615 = 40.832 triệu đồng Chi phí quản lý: 2,3% * 392.615 = 9.030 triệu đồng 2.2. Dự báo hoạt động tài chính và hoạt động khác: Thu nhập hoạt động tài chính trong năm 2004 bao gồm: thu lãi tiền gửi, thu lãi do chênh lệch tỷ giá và thu nhập từ việc cho Công Ty Bảo Hiểm Manulife thuê vị trí để đặt văn phòng. Do đó khoản mục này sẽ biến động không nhiều và được dự báo dựa vào phương pháp hồi qui giá trị qua 4 năm để có kết quả dự báo năm 2004. Chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp là chi phí lãi vay, ước tính năm 2004 là 5.909 triệu đồng. Thu nhập bất thường cuả doanh nghiệp gồm các khoản thu từ việc bán phế phẩm, phế liệu, thu hoa hồng bảo hiểm khách du lịch, ngoài ra trong năm 2004 doanh nghiệp không thanh lý máy móc nên thu nhập bất thường sẽ giảm so với các năm trước. Cách dự báo khoản mục này tương tự như dự báo khoản mục thu nhập hoạt động tài chính. Bảng 40: Bảng dự báo thu nhập HĐTC, chi phí HĐTC và thu nhập khác Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Dự báo 2004 Thu nhập HĐTC 1.997 2.318 1.261 4.708 4.340 Chi phí HĐTC 6.213 6.384 5.253 6.322 5.909 Thu nhập khác 4.354 4.014 4.340 1.363 1.356 2.3. Sự thay đổi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo thông tư 128/2003/TT_BTC của Bộ Tài Chính thì bắt đầu từ năm 2004 sẽ áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Từ các số liệu dự báo trên ta có bảng báo cáo kết quả kinh doanh dự báo trong năm 2004 như sau: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỰ BÁO NĂM 2004 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Mà SỐ NĂM 2004 Tổng doanh thu 01 392.615 Các khoản giảm trừ (0,1% Doanh thu) 03 393 1. Doanh thu thuần ( 10=01-03 ) 10 392.222 2. Giá vốn hàng bán 11 337.767 3. Lợi nhuận gộp ( 20=10-11 ) 20 54.456 4. Chi phí bán hàng 21 40.832 5. Chi phí quản lý 22 9.030 6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD ( 30=20-21-21 ) 30 4.594 7. Thu nhập HĐTC 31 4.340 8. Chi phí HĐTC 32 5.909 Trong đó: Chi phí lãi vay 33 5.909 9. Lợi nhuận HĐTC ( 40=31-32 ) 40 (1.569) 10. Thu nhập khác 41 1.356 11. Chi phí khác 42 - 12. Lợi nhuận khác ( 50= 41-42 ) 50 1.356 13. Tổng lợi nhuận trước thuế ( 60=30+40+50 ) 60 4.381 14. Thuế TNDN (28% lợi nhuận trước thuế) 70 1.227 15. Lợi nhuận sau thuế 80 3.154 3. Lập bảng cân đối kế toán dự báo: 3.1. Dự báo các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu: Các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu bao gồm: tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản phải trả và các khoản nợ khác. Khoản mục Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Doanh thu 262.865 300.813 271.058 387.311 392.615 Tiền 1.596 2.257 1.747 2.293 Đầu tư ngắn hạn - - - 2.000 Khoản phải thu 46.278 25.354 79.887 77.810 Chi phí XDCBDD 4.127 4.597 4.112 4.720 Các khoản phải trả 11.386 - 42.722 58.391 Nợ khác 177 2.462 11.215 441 Bảng 41: Bảng tổng hợp các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu Đơn vị tính: Triệu đồng Bảng 42: Bảng dự báo các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu Khoản mục Năm Năm Năm Năm Dự Phương pháp dự báo 2000 2001 2002 2003 báo Phần trăm so với doanh thu Tiền 0,6% 0,8% 0,6% 0,6% 0,6% Hồi quy Đầu tư ngắn hạn 0,0% 0,0% 0,0% 0,5% 0,5% Bằng năm 2003 Khoản phải thu 17,6% 8,4% 29,5% 20,1% 20,1% Bằng năm 2003 Chi phí XDCBDD 1,6% 1,5% 1,5% 1,2% 1,2% Bằng năm 2003 Các khoản phải trả 4,3% 0,0% 15,8% 15,1% 15,4% Trung bình cộng 2 năm 2002 và 2003 Nợ khác 0,1% 0,8% 4,1% 0,1% 2,1% Hồi quy Dựa vào 2 bảng trên ta có các giá trị dự báo vào năm 2004 như sau: Tiền: 0,6% * 392.615 = 2.356 triệu đồng Đầu tư ngắn hạn: 0,5% * 392.615 = 2.027 triệu đồng Khoản phải thu: 20,1% * 392.615 = 78.719 triệu đồng Chi phí XDCBDD: 1,2% * 392.615 = 4.751 triệu đồng Các khoản phải trả: 15,4% * 392.615 = 60.536 triệu đồng Nợ khác: 2,1% * 392.615 = 8.245 triệu đồng 3.2. Dự báo về hàng tồn kho: Hàng tồn kho được dự báo bằng cách tính giá trị hàng tồn kho theo tỷ lệ phần trăm so với giá vốn hàng bán và tiến hành hồi quy để có được tỷ lệ cho năm 2004. Bảng 43: Bảng dự báo hàng tồn kho Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Dự báo Hàng tồn kho 6.353 6.605 11.073 10.890 Giá vốn 239.361 261.464 221.387 350.034 337.767 Phần trăm so với giá vốn 2,7% 2,5% 5,0% 3,1% 4,3% Như vậy giá trị hàng tồn kho năm 2004 là: 4,3% * 337.767 = 14.490 triệu đồng 3.3. Sự thay đổi tài sản lưu động khác: Tài sản lưu động khác có giá trị tương đối nhỏ, do đó được dự báo bằng cách lấy giá trị trung bình cộng của 2 năm 2002 và 2003 làm giá trị cho năm tiếp theo. Như vậy tài sản lưu động khác vào năm 2004 sẽ là: (1.042 + 870) = 956 triệu đồng 3.4. Sự thay đổi tài sản cố định: Trong năm 2004 doanh nghiệp xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng kho Định Thành và kho Tây Phú, khách sạn An Hải Sơn, trang bị các thiết bị, máy móc, xe cho khách sạn An Hải Sơn, Đông Xuyên và mua thêm máy móc cho xí nghiệp chế biến với tổng giá trị ước tính khoản 11.000 triệu đồng, giá trị khấu hao trong năm khoản 2.000 triệu đồng. Như vậy giá trị tài sản cố định ròng trong năm 2004 được tính như sau: Bảng 44: Bảng dự báo TSCĐ ròng năm 2004 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu STT Số tiền Giá trị TSCĐ ròng năm 2003 1 54.985 Mua mới, xây dựng mới 2 11.000 Khấu hao năm 2004 3 2.000 TSCĐ ròng năm 2004 (4=1+2-3) 4 63.985 3.5. Sự thay đổi chi phí trả trước dài hạn: Trong năm 2004 chi phí trả trước dài hạn không tăng thêm và doanh nghiệp tiếp tục phân bổ 274 triệu đồng chi phí trả trước dài hạn vào chi phí trong kỳ, do đó chi phí trả trước dài hạn còn lại vào năm 2004 sẽ là: 405 – 274 = 131 triệu đồng. 3.6. Sự thay đổi của khoản mục lương và các khoản phải trả khác: Khoản mục này được dự báo bằng cách hồi quy giá trị qua 4 năm từ 2000 – 2003 để dự báo giá trị trong năm 2004, ta có kết quả dự báo là: 2.583 triệu đồng. 3.7. Sự thay đổi các quỹ: Doanh nghiệp hoạt động nếu có lãi sẽ thực hiện trích lập các quỹ theo tỷ lệ như sau: • Quỹ đầu tư phát triển: mức trích lập là 42% lợi nhuận sau thuế. • Quỹ dự phòng tài chính: mức trích lập là 8% lợi nhuận sau thuế. • Quỹ trợ cấp mất việc làm: mức trích lập là 5% lợi nhuận sau thuế. Ước tính trong năm sẽ chi khoản 35 triệu đồng. Từ những thông tin trên ta có kết quả dự báo sau: Bảng 45: Bảng dự báo các quỹ: Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Mức trích lập Năm 2003 Tăng trong năm Giảm trong năm Giá trị dự báo (1) (2) (3) (4)=(2)*LN sau thuế năm 2004 (5) (6)=(3)+(4)-(5) Lợi nhuận sau thuế năm 2004 3.154 Quỹ đầu tư phát triển 42% 1.514 1.325 - 2.839 Quỹ dự phòng tài chính 8% 448 252 - 700 Quỹ trợ cấp mất việc 5% 104 158 35 227 Quỹ khen thưởng, phúc lợi: cũng được trích từ lợi nhuận sau thuế, nhưng mức trích lập không theo tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế mà được tính như sau: Mức trích lập quỹ khen thưởng = Lương bình quân thực tế * 2 * Số lượng công nhân viên. Được biết số lượng nhân viên ước tính vào năm 2004 là 378 người. Để dự báo ta sử dụng mức lương kế hoạch năm 2004 là 1.300.000 đồng. Trong năm doanh nghiệp dự định sẽ chi khoản 144 triệu đồng để khen thưởng. Như vậy quỹ khen thưởng, phúc lợi năm 2004 sẽ được tính như sau: Bảng 46: Bảng dự báo quỹ khen thưởng, phúc lợi Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu STT Số tiền Quỹ khen thưởng, phúc lợi năm 2003 1 1.601 Lương bình quân kế hoạch năm 2004 2 1,3 Số lượng nhân viên năm 2004 3 378 Tăng trong năm (4)=(2)*2*(3) 4 983 Giảm trong năm 5 144 Quỹ khen thưởng, phúc lợi năm 2003 (6)=(1)+(4)-(5) 6 2.439 3.8. Sự thay đổi nguồn vốn kinh doanh: Nguồn vốn kinh doanh trong năm 2004 được dự báo sẽ bằng nguồn vốn kinh doanh năm 2003 là 26.576 triệu đồng cộng với phần còn lại của lợi nhuận sau thuế năm 2004 sau khi trích lập quỹ là 437 triệu đồng, như vậy giá trị dự báo vào năm 2004 sẽ là 27.013 triệu đồng. Ngoài ra, được biết trong năm 2004 công ty sẽ không tăng thêm các khoản đầu tư tài chính dài hạn, vay dài hạn và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 3.9. Sự thay đổi khoản mục vay ngắn hạn: Khoản mục vay ngắn hạn sẽ được dự báo bằng cách cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn trong năm 2004, phần chênh lệch này sẽ là nguồn vốn thiếu hụt mà doanh nghiệp phải huy động ở bên ngoài. Từ các phân tích trên ta có bảng cân đối kế toán dự báo trong năm 2004 như sau: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ BÁO NĂM 2004 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Mà SỐ NĂM 2004 TÀI SẢN A.TSLĐ & ĐTNH 100 98.549 I.Tiền 110 2.356 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 2.027 III.Các khoản phải thu 130 78.719 IV.Hàng tồn kho 140 14.490 V.Tài sản lưu động khác 150 956 VI.Chi sự nghiệp 160 - B.TSCĐ & ĐTDH 200 80.816 I.Tài sản cố định ròng 210 63.985 II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 11.950 III.Chi phí XDCB dở dang 230 4.751 IV.Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn 240 - V.Chi phí trả trước dài hạn 241 131 TỔNG TÀI SẢN 250 179.365 NGUỒN VỐN A.Nợ phải trả 300 136.009 I.Nợ ngắn hạn 310 101.389 1.Vay ngắn hạn 311 38.173 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 312 - 3.Các khoản phải trả 313 60.536 4.Lương và các khoản phải trả, phải nộp khác 314 2.583 II.Nợ dài hạn 320 26.375 III.Nợ khác 330 8.245 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 400 43.453 I.Nguồn vốn quỹ 410 40.787 1.Nguồn vốn kinh doanh 411 27.013 2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 - 3.Chênh lệch tỷ giá 413 - 4.Quỹ đầu tư phát triển 414 2.839 5.Quỹ dự phòng tài chính 415 700 6.Lợi nhuận chưa phân phối 416 - 7.Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 10.235 II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 2.666 1.Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 227 2.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 2.439 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 179.365 4. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2004 Bảng 47: Bảng dự báo các chỉ số tài chính Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Dự báo năm 2004 1.Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính 1.1.Bố trí cơ cấu tài sản Tài sản lưu động / Tổng tài sản % 56,57 54,94 Tỷ suất đầu tư tổng quát % 43,43 45,06 1.2.Bố trí cơ cấu nguồn vốn Tỷ suất nợ % 75,60 75,77 Tỷ suất tự tài trợ % 24,40 24,23 2.Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán 2.1.Khả năng thanh toán trong ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành lần 0,95 0,97 Hệ số thanh toán nhanh lần 0,84 0,83 Hệ số thanh toán bằng tiền lần 0,04 0,04 2.2.Khả năng thanh toán trong dài hạn Hệ số khả năng thanh toán lãi vay lần 0,56 0,78 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lần 3,10 3,13 3.Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn 3.1.Luân chuyển hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho vòng 31,87 26,62 Thời gian tồn kho bình quân ngày 11 14 3.2.Luân chuyển khoản phải thu Số vòng quay khoản phải thu vòng 4,91 5,01 Kỳ thu tiền bình quân ngày 73 72 3.3.Luân chuyển vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động vòng 4,13 4,08 Số ngày của một vòng quay ngày 87 88 Hệ số đảm nhiệm lần 0,24 0,25 3.4.Luân chuyển vốn cố định Số vòng quay vốn cố định vòng 6,68 5,13 Số ngày của một vòng quay ngày 54 70 3.5.Luân chuyển vốn chủ sở hữu Số vòng quay vốn chủ sở hữu vòng 10,12 9,35 Số ngày của một vòng quay ngày 36 39 3.6.Luân chuyển toàn bộ vốn Số vòng quay toàn bộ vốn vòng 2,55 2,27 Số ngày của một vòng quay ngày 141 158 4.Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời 4.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ số lợi nhuận hoạt động % 0,92 1,17 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Doanh thu % 0,70 1,12 Hệ số lãi ròng % 0,48 0,80 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Dự báo năm 2004 4.2.Tỷ suất sinh lời vốn lưu động Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Vốn lưu động % 2,91 4,55 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Vốn lưu động % 1,98 3,28 4.3.Tỷ suất sinh lời vốn cố định Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Vốn cố định % 4,71 5,73 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Vốn cố định % 3,20 4,13 4.4.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Tài sản % 1,80 2,54 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tài sản % 1,22 1,83 4.5.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Vốn chủ sở hữu % 7,13 10,44 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu % 4,85 7,52 CHƯƠNG V: NHẬN XÉT 1. Nhận xét về công tác quản lý và tổ chức hành chính của công ty: Việc tổ chức, phân bố nhân sự giữa các phòng ban rõ ràng và có sự tham mưu ý kiến lẫn nhau, đặc biệt là phòng kế toán và phòng kinh doanh đã làm cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn. Bộ máy quản lý gián tiếp, lực lượng lao động sản xuất trực tiếp được phân công, bố trí ngày càng hợp lý hơn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn luôn hoạt động tích cực và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên bộ máy tổ chức và quản lý của công ty chưa có sự phân chia rõ ràng theo từng lĩnh vực hoạt động để giúp công ty quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn, ngoài ra công ty chưa có đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường và trình độ lao động ở các xí nghiệp trực thuộc chưa cao do chỉ đào tạo qua sơ cấp chứ chưa có trình độ chuyên môn. 2. Nhận xét về công tác kế toán: Công ty luôn tuân thủ một cách triệt để các qui định và các chuẩn mực kế toán được ban hành, luôn có sự tham mưu lẫn nhau giữa kế toán trưởng, phó phòng kế toán và các nhân viên kế toán về hạch toán kinh tế một cách chặt chẽ và đúng chế độ. Công ty thường xuyên đưa nhân viên phòng kế toán tham gia các lớp tập huấn khi có chuẩn mực kế toán mới hoặc qui định kế toán mới ban hành. Hướng dẫn và thường xuyên tổ chức kiểm tra kế toán tại công ty và các đơn vị trực thuộc về việc ghi chép, mở sổ sách kế toán theo đúng qui định và về việc lưu trữ, bảo quản các tài liệu, sổ sách kế toán. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định suất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu; lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn. Các nhân viên kế toán ở các đơn vị trực thuộc cũng luôn tuân thủ các chế độ kế toán căn cứ vào sự hướng dẫn và tham mưu của kế toán trưởng và phó phòng kế toán. 3. Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty: Bảng 48: Bảng thống kê các chỉ số tài chính từ năm 2000 - 2003 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1.Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính 1.1.Bố trí cơ cấu tài sản Tài sản lưu động / Tổng tài sản % 67,37 48,19 68,19 56,57 Tỷ suất đầu tư tổng quát % 32,63 51,81 31,81 43,43 Tỷ suất đầu tư tài sản cố định % 23,06 44,07 28,10 33,14 Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn % 4,57 1,37 0,72 7,20 1.2.Bố trí cơ cấu nguồn vốn Tỷ suất nợ % 74,16 66,93 73,82 75,60 Tỷ suất tự tài trợ % 25,84 33,07 26,18 24,40 2.Nhóm chỉ tiêu tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 2.1.Tình hình thanh toán 2.1.1.Khoản phải thu / Tài sản lưu động % 84,45 74,27 86,07 83,64 2.1.2.Khoản phải thu / Khoản phải trả % 92,48 95,66 98,39 79,25 2.2.3.Khoản phải trả / Tài sản lưu động % 91,31 77,64 87,47 105,55 2.2.Khả năng thanh toán 2.2.1.Khả năng thanh toán trong ngắn hạn Vốn luân chuyển triệu đồng 5.005 10.238 22.958 4.767 Hệ số thanh toán hiện hành lần 1,10 1,42 1,32 0,95 Hệ số thanh toán nhanh lần 0,96 1,14 1,16 0,84 Hệ số thanh toán bằng tiền lần 0,03 0,09 0,02 0,04 2.2.2.Khả năng thanh toán trong dài hạn Hệ số khả năng thanh toán lãi vay lần -0,13 0,59 0,41 0,56 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lần 2,87 2,02 2,82 3,10 Tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước % 208,67 94,63 75,51 111,63 3.Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn 3.1.Luân chuyển hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho vòng 16,77 40,36 25,05 31,87 Thời gian tồn kho bình quân ngày 21 9 14 11 3.2.Luân chuyển khoản phải thu Số vòng quay khoản phải thu vòng 7,01 8,29 5,15 4,91 Kỳ thu tiền bình quân ngày 51 43 70 73 3.3.Luân chuyển vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động vòng 4,80 6,60 4,20 4,10 Số ngày của một vòng quay ngày 74 55 85 87 Hệ số đảm nhiệm lần 0,207 0,152 0,237 0,242 3.4.Luân chuyển vốn cố định Số vòng quay vốn cố định vòng 10,70 9,23 6,68 6,68 Số ngày của một vòng quay ngày 34 39 54 54 3.5.Luân chuyển vốn chủ sở hữu Số vòng quay vốn chủ sở hữu vòng 16,38 13,14 9,05 10,12 Số ngày của một vòng quay ngày 22 27 40 36 3.6.Luân chuyển toàn bộ vốn Số vòng quay toàn bộ vốn vòng 3,33 3,84 2,58 2,55 Số ngày của một vòng quay ngày 108 94 139 141 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 4.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh 4.1.Tỷ trọng giá vốn trong doanh thu % 91,06 88,11 81,75 90,44 4.2.Tỷ trọng chi phí bán hàng trong doanh thu % 7,62 8,75 14,86 6,79 4.3.Tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh thu % 1,62 1,86 2,60 1,85 4.4. Hiệu suất sử dụng chi phí lần 0,997 1,013 1,008 1,009 5.Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời 5.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ số lợi nhuận hoạt động % -0,31 1,27 0,79 0,92 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Doanh thu % -0,85 0,94 0,92 0,70 5.2.Tỷ suất sinh lời vốn lưu động Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Vốn lưu động % -4,09 6,20 3,87 2,91 5.3.Tỷ suất sinh lời vốn cố định Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Vốn cố định % -9,06 8,71 6,13 4,71 5.4.Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Tài sản % -2,82 3,62 2,37 1,80 5.5.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Vốn chủ sở hữu % -13,87 12,39 8,31 7,13 Qua toàn bộ quá trình phân tích trên đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty Du Lịch An Giang như sau: Thứ nhất: Về cơ cấu tài chính Nhìn chung qua 4 năm từ năm 2000 – 2003 qui mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, trong đó: Về cơ cấu tài sản: Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên các khoản phải thu giảm chậm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động, chứng tỏ mặc dù doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ nhưng lượng vốn bị tồn đọng trong khâu thanh toán vẫn còn nhiều, công ty cần đưa lượng vốn bị chiếm dụng này vào đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần, điều này thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản giúp cho cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng tăng cường và qui mô về năng lực sản xuất ngày càng mở rộng. Do doanh nghiệp đang trong thời kỳ đổi mới nên đây là sự thay đổi hợp lý. Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn tài trợ qua các năm đều có xu hướng tăng cả về vốn chủ sở hữu lẫn vốn vay. Tuy nhiên nếu xét về mặt kết cấu thì tỷ suất nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng nhanh, như vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận doanh nghiệp đã sử dụng đòn cân nợ, tức là vay và chiếm dụng vốn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, điều này cũng có nghĩa là mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Ngược với sự gia tăng của tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ lại có chiều hướng giảm, chứng tỏ tính tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của công ty hiện nay chưa hợp lý lắm, bằng chứng là trong năm 2003 có một phần nguồn vốn ngắn hạn được công ty chuyển sang tài trợ cho tài sản dài hạn dẫn tới sự mất cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, đồng thời làm tăng áp lực thanh toán nợ ngắn hạn. Thứ hai: Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán Tình hình thanh toán của doanh nghiệp không khả quan lắm. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng ít hơn các khoản phải trả. Doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ, tuy nhiên tỷ trọng khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động lại có chiều hướng tăng, do đó doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ. Các khoản phải trả tăng rất nhanh, cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng tăng. Khả năng thanh toán của công ty cũng có chiều hướng giảm, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán bằng tiền vì chỉ số này rất thấp, mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng giảm. Mặc dù khả năng thanh toán trong năm 2003 không tốt bằng so với năm 2001 và 2002 nhưng doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo đủ khả năng thanh toán lãi vay và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Thứ ba: Về hiệu quả sử dụng vốn Dựa vào việc phân tích tốc độ luân chuyển vốn kết hợp với tỷ suất sinh lời các loại vốn ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng giảm, thời hạn thu tiền của doanh nghiệp ngày càng dài hơn, chứng tỏ khả năng thu hồi vốn chậm, vốn của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng và doanh nghiệp khó có điều kiện tích luỹ. Tuy nhiên công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp rất tốt giúp công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để đưa vốn vào sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận của công ty khi đang hoạt động có lãi. Cuối cùng là về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu của công ty có sự tăng trưởng tương đối nhanh, trong đó tăng cao nhất là vào năm 2003 đạt 387.311 triệu đồng, tương ứng là tăng 42,89% so với năm 2002. Đặc biệt doanh thu do xuất khẩu tăng mạnh, chứng tỏ công ty đã không ngừng đàm phán, tích cực tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ kinh tế nhằm gia tăng xuất khẩu, đồng thời cũng thể hiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạo được uy tín trên thương trường. Hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu vẫn còn cao mà chủ yếu là do trong giai đoạn này doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống nhà hàng, khách sạn nhằm thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nên khoản chi phí khấu hao tài sản cố định tính vào giá vốn rất cao, đây là khoản chi phí không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu các cơ sở mới đi vào hoạt động, nhưng trong những năm tiếp theo những cơ sở này sẽ mang lại lợi ích cho công ty; ngoài ra giá vốn tăng còn do sự gia tăng giá vốn ở mảng thương mại. Do đó trong những năm tiếp theo để giảm giá vốn doanh nghiệp cần có những biện pháp giảm giá vốn của mặt hàng gạo giúp tăng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận của công ty cũng có chiều hướng tăng mặc dù chịu sự tác động tương đối lớn của hoạt động tài chính. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn còn thấp, do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có những biện pháp giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành nhằm góp phần nâng cao lợi nhuận. PHẦN KẾT LUẬN: 1. Giải pháp - Kiến nghị: Trong quá trình thực tập và nghiên cứu về tình hình tài chính tại Công ty Du Lịch An Giang, em xin đề xuất một số kiến nghị và giải pháp như sau: 1.1. Về tình hình huy động vốn: Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy hiện nay Công ty Du Lịch An Giang đang sử dụng một cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu từ vốn vay do nguồn vốn tự có của công ty còn hạn chế. Như vậy để nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận công ty đã sử dụng đòn cân nợ. Việc sử dụng đòn cân nợ sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro cho nguồn vốn của doanh nghiệp và có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới để giảm bớt rủi ro công ty nên giảm bớt nguồn vốn vay và thay vào đó là nhanh chóng thu hồi các khoản nợ để đưa vốn vào sản xuất. 1.2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Để thực hiện được điều đó công ty cần phải quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt giúp công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng một cách kịp thời việc thanh toán tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin đối với các nhà cho vay. ¾ Quản trị khoản phải thu: Để quản trị tốt các khoản phải thu công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó công ty khi quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp. Ngoài ra, công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền. Nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt. Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng. ¾ Quản trị tiền mặt: Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách tăng tốc độ thu hồi cheque và giảm tốc độ thanh toán, tức là gia tăng khoảng thời gian giữa thời điểm phát hành cheque và thời điểm cheque được xuất trình. Đem lại cho khách hàng những khoản lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ. Áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào càng nhanh. Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để luân chuyển tiền mặt hiệu quả giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Lựa chọn phương thức chuyển tiền phù hợp, đúng thời hạn yêu cầu, chi phí không cao. Hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức tồn quỹ tiền mặt. Đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh. 1.3. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹ thuật và năng lực sản xuất: Đối với tài sản cố định chưa dùng công ty nên nhanh chóng đưa vào lắp đặt và vận hành nhằm phục vụ sản xuất. Đối với tài sản cố định không cần dùng công ty có thể điều chuyển nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc của công ty nếu có nhu cầu về tài sản đó, hoặc công ty có thể cho thuê, nhượng bán nhằm nhanh chóng thu hồi vốn. Đối với các tài sản cố định chờ thanh lý công ty cần nhanh chóng tăng cường công tác thanh lý các tài sản này nhằm thu hồi vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. 1.4. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty: Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao doanh thu, lợi nhuận và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh. Để nâng cao khả năng sinh lời thì biện pháp hữu hiệu hơn cả là phải gia tăng lợi nhuận. Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Như vậy để gia tăng lợi nhuận công ty phải tăng doanh thu và giảm chi phí. Một số biện pháp giúp tăng lợi nhuận: Các phòng ban của công ty cần có các bộ phận quản lý riêng biệt theo từng lĩnh vực hoạt động để thuận tiện trong việc quản lý, dễ dàng phát hiện những sai sót và có những giải pháp thích hợp cũng như hoạch định những chiến lược cụ thể hơn, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin về nguyên liệu, về thị trường tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trường gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế. Ngoài ra công ty không nên chỉ chờ các hợp đồng xuất khẩu gạo của Tỉnh giao mà phải chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm đối tác để gia tăng sản lượng xuất khẩu nhằm gia tăng doanh thu, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín của công ty. Hiện nay doanh thu của công ty có tăng nhưng giá vốn cao nên lợi nhuận tăng rất ít, vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận công ty không chỉ tăng doanh thu mà còn cần phải quản lý tốt chi phí và giá thành hơn bằng cách nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo các phòng ban, ngoài ra công ty cũng cần sắp xếp lại nhân sự, giảm bớt lượng nhân viên thừa ở mảng du lịch để từ đó giảm bớt chi phí tiền lương. 1.5. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực: Theo số liệu thống kê hiện nay tỷ lệ nhân viên của công ty có trình độ đại học là 14,66%, cao đẳng là 1,44%, trung cấp là 12,26%, sơ cấp là 8,65% và lao động khác là 62,98%. Như vậy trình độ lao động hiện nay của công ty vẫn chưa cao, do đó việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhân viên và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân là việc mà doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn, bởi vì đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì con người luôn là nguồn lực có giá trị nhất và là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Ngoài ra Ban Giám Đốc công ty nên đưa ra các chính sách cụ thể để khích lệ sự nhiệt tình, khả năng sáng tạo trong công việc, công ty cũng cần quan tâm đến công tác tuyển chọn nhân sự nhằm tuyển chọn được những người có năng lực, phát triển họ để người lao động có thể đáp ứng những đòi hỏi về trình độ vào công việc. 2. Kết luận: Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính, chẩn đoán một cách đúng đắn những “căn bệnh” của doanh nghiệp, từ đó cho “toa thuốc” hữu dụng và dự đoán được hệ quả tài chính từ các hoạt động của mình. Mặt khác đối với các nhà đầu tư và chủ nợ của doanh nghiệp thì đây là những nguồn thông tin có giá trị, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của họ. Qua toàn bộ quá trình phân tích về tình hình tài chính của Công ty Du Lịch An Giang, nhìn chung công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, tuy nhiên tình hình tài chính chưa tốt lắm. Do đó trong các năm kế tiếp công ty nên chú trọng để khắc phục những yếu kém để nâng cao chất lượng, uy tín của công ty, giúp công ty đứng vững và phát triển trong tương lai. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Vũ Duy đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và làm luận văn, cảm ơn các cô chú, anh chị tại phòng Kế toán_Tài vụ Công ty Du Lịch An Giang đã cung cấp tư liệu và thông tin để giúp em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. ---------------™---------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb. Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2000. 2. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích quản trị tài chính, Nxb. Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2002. 3. Phạm Văn Dược - Đặng Kim Cương, Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nxb. Thống kê, 2000. 4. Huỳnh Lợi, Kế toán quản trị, Nxb. Thống kê, 2003 5. Huỳnh Đức Lộng, Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, Nxb. Thống kê, 1997. 6. Nguyễn Năng Phúc, Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Nxb. Tài chính, 2003 7. Josette Peyrard (Người dịch: Đỗ Văn Thận), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb. Thống kê, 1999 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG GIAÙM ÑOÁC PHOÙ GIAMÙ ÑOCÁ PHOÙ GIAÙM ÑOÁC H P. TOÅ CHÖCÙ AØNH CHAÙNH P. KEÁ TOAÙN - P. KEÁ HOAÏCH P. ÑAUÀ TÖ - P.XUAÁT TAIØ VUÏ - NGHIEÄP VUÏ XAÂY DÖÏNG NHAPÄ KHAÅU Trung taâm dòch vuï du lòch Cacù khaùch saïn Caùc khu du lòch XN Cheá Bieán Noâng Saûn xuaát khaåu Caùc Xí Nghieäp CHI NHANÙ H TP.HCM Thu Mua Các khoản phải thu NĂM NĂM NĂM NĂM 2003 Tỷ trọng trong tổng tài sản CHÊNH LỆCH 2000 2001 2002 2003 Tuyệt đối Tương đối 2000 2001 2002 00-01 01-02 02-03 00-01 01-02 02-03 I.Các khoản phải thu 46.278 25.354 79.887 77.810 56,10% 35,13% 58,10% 46,90% (20.923) 54.533 (2.077) -45,21% 215,08% -2,60% 1.Phải thu của khách hàng 26.867 23.721 34.782 7.495 32,57% 32,87% 25,30% 4,52% (3.146) 11.061 (27.287) -11,71% 46,63% -78,45% 2.Trả trước cho người bán 2.280 300 - 827 2,76% 0,42% - 0,50% (1.980) (300) 827 -86,83% -100,00% ¥ 3.Thuế GTGT được khấu trừ 469 461 2.004 2.777 0,57% 0,64% 1,46% 1,67% (8) 1.542 774 -1,69% 334,40% 38,62% 4.Phải thu nội bộ 11.386 - 42.274 58.391 13,80% - 30,75% 35,19% (11.386) 42.274 16.118 -100,00% ¥ 38,13% 5.Các khoản phải thu khác 5.268 865 1.122 8.319 6,39% 1,20% 0,82% 5,01% (4.403) 256 7.197 -83,58% 29,61% 641,73% 6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 6 6 (294) - 0,01% 0,01% -0,21% - - (300) 294 0,00% -5044,23% -100,00% II.Các khoản phải thu trong TSLĐ khác 656 474 800 701 0,80% 0,66% 0,58% 0,42% (182) 327 (99) -27,78% 68,92% -12,38% 1.Tạm ứng 336 261 261 156 0,41% 0,36% 0,19% 0,09% (74) (1) (105) -22,12% -0,35% -40,14% 2.Tài sản thiếu chờ xử lý 113 113 113 113 0,14% 0,16% 0,08% 0,07% - - - 0,00% 0,00% 0,00% 3.Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 208 100 427 433 0,25% 0,14% 0,31% 0,26% (108) 328 5 -52,01% 328,70% 1,28% TỔNG CỘNG 46.934 25.828 80.688 78.511 56,89% 35,79% 58,69% 47,32% (21.106) 54.859 (2.176) -44,97% 212,40% -2,70% Đồ thị 6: Đồ thị khoản phải thu 90.000 80.000 70.000 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 -  46.934  25.828  80.688 78.511 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Khoản phải thu Đường hồi qui Các khoản nợ phải trả NĂM NĂM NĂM NĂM 2003 Tỷ trọng trong tổng tài sản CHÊNH LỆCH 2000 2001 2002 2003 Tuyệt đối Tương đối 2000 2001 2002 00-01 01-02 02-03 00-01 01-02 02-03 I.Nợ ngắn hạn 50.572 24.537 70.792 98.629 61,30% 34,00% 51,49% 59,44% (26.035) 46.255 27.837 -51,48% 188,51% 39,32% 1.Vay ngắn hạn 38.052 21.181 25.214 38.516 46,13% 29,35% 18,34% 23,21% (16.872) 4.033 13.302 -44,34% 19,04% 52,76% 2.Nợ dài hạn đến hạn trả - - - - - - - - - - - ¥ ¥ ¥ 3.Phải trả cho người bán - - 448 - - - 0,33% - - 448 (448) ¥ ¥ -100,00% 4.Người mua trả tiền trước - - - - - - - - - - - ¥ ¥ ¥ 5.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (576) 33 997 401 -0,70% 0,05% 0,72% 0,24% 609 964 (596) -105,72% 2926,61% -59,80% 6.Phải trả công nhân viên - - 452 160 - - 0,33% 0,10% - 452 (292) ¥ ¥ -64,61% 7.Phải trả cho các đơn vị nội bộ 11.386 - 42.274 58.391 13,80% - 30,75% 35,19% (11.386) 42.274 16.118 -100,00% ¥ 38,13% 8.Các khoản phải trả, phải nộp khác 1.710 3.324 1.408 1.161 2,07% 4,61% 1,02% 0,70% 1.614 (1.916) (247) 94,43% -57,64% -17,52% III.Nợ khác 177 2.462 11.215 441 0,21% 3,41% 8,16% 0,27% 2.285 8.752 (10.773) 1292,03% 355,49% -96,07% TỔNG CỘNG 50.749 26.999 82.007 99.070 61,52% 37,41% 59,64% 59,71% (23.750) 55.007 17.064 -46,80% 203,74% 20,81% Đồ thị 8: Đồ thị khoản phải trả 120.000 100.000 80.000 60.000 40.000 20.000 - Triệu đồng 50.749  26.999  82.007  99.070 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Khoản phải trả Đường hồi qui

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8531.doc
Tài liệu liên quan