Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao lợi nhuận,doanh thu và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh.Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của hai nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí.Như vậy để gia tăng lợi nhuận công ty phải tăng doanh thu và giảm chi phí.Trong nền kinh tế thị trường ngày nay,các nhà đầu tư luôn theo dõi sát sao mọi hoạt đọng của các công ty,nếu công ty hoạt động hiệu quá thì đây chính là đIều kiện quan trọng để các nhà đầu tư tự tìm đến,công ty sẽ có thêm nhiều nguồn tài trợ khác.
73 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty dụng cụ cổ phần cơ khí xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghệ và máy móc cũ chưa được trang bị thêm.
Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của tài sản cố định sử dụng tính đến 31/12/2005
Bảng 6: ĐVT:ngàn đồng
Loại tài sản cố định
Nguyên giá
Khấu hao lũy kế
Hệ số hao mòn
Giá trị còn lại
Nhà cửa vật kiến trúc
5.956.932
4.692.209
0,79
1.273.723
Máy móc thiết bị
9.359.111
5.170.459
0,55
4.188.652
Phơng tiện vận tải
663.414
442.959
0,66
220.455
Thiết bị quản lý
356.541
262.659
0,73
93.882
Tổng cộng
16.334.988
10.568.286
0,65
6.047.608
(Nguồn:Bảng tổng hợp tài sản cố định năm 2005-Phòng tài vụ)
Như vậy ta có thể nói công ty đang trong giai đoạn hợp lý hóa và phân bổ lại cơ cấu tài sản phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại.Những năm gần đây công ty đã có sự đầu tư đổi mới máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất làm hệ số hao mòn loại tài sản này có chiều hướng giảm so với năm trước nhưng vẫn chưa xứng đáng với tính chất và quy mô của công ty.Điều này ảnh hưởng đến thông số kỹ thuật và chất lượng sản phẩm cũng như năng lực sản xuất.
2.2.2.2)Phân tích kết cấu nguồn vốn:
Bảng 7: ĐVT:ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
%theo quy mô
Chênh lệch
2004
2005
Tăng(giảm)
%
A.Nợ phải trả
4,305,016
5,356,259
21.53
17.34
1,051,243
124.42
Nợ ngắn hạn
4,305,016
5,356,259
21.53
17.34
1,051,243
124.42
Nợ dài hạn
0
0
0.00
0.00
0
B. Vốn chủ sở hữu
15,686,832
25,532,279
78.47
82.66
9,845,447
162.76
Vốn chủ sở hữu
15,055,128
24,970,089
75.31
80.84
9,914,961
165.86
Nguồn kinh phí và quỹ khác
631704
562190
3.16
1.82
-69.514
89.00
Tổng nguồn vốn
19,991,848
30,888,538
100
100
10,896,690
154.51
(Nguồn:bảng CĐKT năm 2005-Phòng tài vụ)
Theo bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy năm 2004 cứ 100đ tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 21,53 đồng trong đó hoàn toàn là nợ ngắn hạn,các khoản nợ khác là 0 đồng,nguồn tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu là 78,47 đồng.Năm 2005 cứ 100đ tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 17,34 đồng,nguồn tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu là 82,66 đồng trong đó cũng hoàn toàn là nợ ngắn hạn.Nợ phải trả tăng là do các khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước tăng Như vậy kết cấu nguồn vốn năm 2005 đã thay đổi so với năm 2004.Trong kỳ nguồn tài trợ từ nợ phải trả đã giảm 4,19% trên tổng nguồn vốn.
Kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng so với năm 2004 cụ thể là tăng 9.845.447 tương ứng với tăng 62,76%.Sở dĩ có sự tăng cao này là do vốn đầu tư của công ty và lợi nhuận chưa phân phối tăng mạnh.Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 3.114.528 (ngđ) tương ứng với 28,1%,lợi nhuận chưa phân phối tăng 6.949.901(ngđ) tương ứng 227,48%.
Ta thấy tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng và chiếm tỷ trọng cao,điều này cho thấy công ty có độ độc lập cao về tài chính. Nguồn vốn tăng lên tài trợ cho TSLĐ và TSCĐ. Các tài sản này đã từng bước phát huy hiệu quả, Công ty sản xuất có lãi năm sau cao hơn năm trước. Chứng tỏ nguồn vốn tăng lên tài trợ cho các tài sản này là khá hợp lý.
2.2.2.3)Kết hợp phân tích quan hệ kết cấu vốn và nguồn vốn với biến động kết cấu:
Bảng 8: ĐVT:ngàn đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
%theo quy mô
Chênh lệch
2004
2005
Mức
%
A.Tài sản ngắn hạn
13.066.946
22.793.416
65.36
73,79
9.726.470
174.44
Tiền
1.230.826
811.866
6.16
2,63
-418.960
65,96
ĐTNH
154.000
501.798
0.77
1,62
347.798
325,84
Các khoản phải thu
3.866.613
13.867.584
19.34
44,90
10.000.971
358,65
Hàng tồn kho
5.632.589
5.313.674
28.17
17,20
-318.915
94,34
Tài sản ngắn hạn khác
2.182.918
2.289.494
10.92
7,41
106.576
104,88
B.Tài sản dài hạn
6.924.902
8.095.122
34.64
26,21
1.170.220
116,90
TSCĐ hữu hình
4.847.688
6.047.608
24.25
19,58
1.199.920
124,75
Đầu tư dài hạn
2.047.514
2.047.514
10.24
6,63
0
100
Tổng tài sản
19.991.848
30.888.538
100
100
10.896.690
154,51
A.Nợ phải trả
4.305.016
5.356.259
21.53
17,34
1.051.243
124,42
Nợ ngắn hạn
4.305.016
5.356.259
21.53
17,34
1.051.243
124,42
Nợ dài hạn
0
0
0.00
0.00
0
B.Vốn chủ sở hữu
15.686.832
25.532.279
78.47
82,66
9,845,447
162,76
Vốn chủ sở hữu
15.055.128
24.970.089
75.31
80,84
9.914.961
165,86
Nguồn kinh phí và quỹ khác
631.704
562.190
3.16
1,82
-69.514
89,00
Tổng nguồn vốn
19.991.848
30.888.538
100
100
10.896.690
154,51
(Nguồn:bảng CĐKT năm 2005-Phòng tài vụ)
Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn tàI trợ tăng 10.896.690 ngàn đồng hay tăng 54,51% tương ứng với phần tăng của tài sản năm 2005 so với năm 2004.Nguồn tài trợ lâu dài tài trợ phần lớn cho tài sản ngắn hạn tăng thêm vào năm 2005.Tài sản ngắn hạn tăng thêm chủ yếu là do khoản phải thu tăng 258,65% còn tài sản dàI hạn tăng thêm là do TSCĐ tăng 24,75%.Điểm đáng chú ý là lượng vốn bị chiếm dụng ở khoản phảI thu tăng cao là điều doanh nghiệp cần lưu ý.Để hiểu rõ hơn tình hình phân bổ vốn ta xem xét phần trăm theo quy mô chung.
Năm 2004 tài sản ngắn hạn chiếm 65,36 đồng trong 100 đồng tài sản được tàI trợ từ nợ ngắn hạn là 21,53 đồng và nhận được từ nguồn vốn chủ sở hữu là 65,36 - 21,53 = 43,83 đồng.
Năm 2005 tài sản ngắn hạn chiếm 73,79 đồng trong 100 đồng tài sản được tàI trợ từ nợ ngắn hạn là 17,34 đồng và nhận được từ nguồn vốn chủ sở hữu là 73,79 - 17,34 = 56,45 đồng.
Như vậy so với năm 2004 tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nợ ngắn hạn giảm 4,19 đồng,từ nguồn vốn chủ sở hữu tăng 12.62 đồng.Chứng tỏ tình hình tàI chính của công ty đang biến động theo chiều hướng có lợi vì sức ép thanh toán giảm do nguồn tài trợ từ nợ ngắn hạn giảm cong nguồn tài trợ lâu dài cho vốn lưu động lại tăng.
Việc phân bổ vốn của công ty là tương đối ổn.Quy mô vốn tăng nhưng năm 2005 lượng vốn tăng chủ yếu do vốn lưu động còn vốn cố định tăng thấp hơn vì việc nhập máy móc và dây chuyền mới phải rất thận trọng,công ty đang đầu tư từng phần vào việc mở rộng các phân xưởng và mua thêm máy móc.Nguồn vốn chủ sở hữu tăng cả về số tuyệt đối,số tương đối và cả tỷ trọng.
2.2.3)Phân tích mối liên hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
2.2.3.1)Đánh giá sơ bộ kết quả các loại hoạt động:
Bảng 9: ĐVT:ngàn đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
%theo tổng LN trớc thuế
Chênh lệch
2004
2004
Mức
%
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
3.055.128
9.932.220
100
99,27
6.877.092
225,10
Lợi nhuận HĐTC
30.802
-12.034
1,01
0,12
-42.836
-139,07
Lợi nhuận khác
0
72.809
0
0,73
72.809
Tổng lợi nhuận trớc thuế
3.055.128
10.005.029
100
100
6.949.901
227,48
(Nguồn:bảng báo cáo KQKD năm 2005-Phòng tài vụ)
Qua bảng phân tích trên ta thấy kết quả chủ yếu của công ty là do hoạt động sản xuất kinh doanh chính mang lại.Lợi nhuân thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 tăng so với năm 2004 là 6.877.092(ngđ) tương ứng với 225,10% nhưng xét về tỷ trọng thì lại giảm 0,73% so với năm 2004.
Năm 2005 công ty đã có thêm một khoản thu nhập khác là lợi nhuận khác nhờ việc cho thuê mặt bằng nhưng giá trị không lớn lắm 72,809(ngđ)
Nhìn chung công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu có khả năng tự chủ về vốn cao nên các khoản mục về hoạt động tài chính chiếm một tỉ lệ nhỏ.Năm 2005 công ty đã lấy lợi nhuận khác để bù lỗ cho hoạt động tài chính.
Chỉ tiêu
2004
2005
% theo doanh quy mô chung
Chênh lệch
2004
2005
Tăng(giảm)
%
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
39.713.029
74.497.127
100 %
100%
34.784.098
87,59%
2.Các khoản giảm trừ
18.939
4.524
0,05%
0,01%
-14.415
-76,11%
3.Doanh thu thuần
39.694.090
74.492.603
99,95%
99,99%
34.798.513
87,67%
4.Giá vốn hàng bán
34.764.674
61.506.287
87,54%
82,56%
26.741.613
76,92%
5.Lợi nhuận gộp
4.929.416
12.986.316
12,41%
17,43%
8.056.900
163,45%
6.Doanh thu hoạt động tài chính
30.802
72.857
0,08%
0,10%
42.055
136,53%
7.Chi phí tàI chính
0
84.891
0,00%
0,11%
84.891
8.Chi phí bán hàng
1.058.274
1.978.547
2,66%
2,66%
920.273
86,96%
9.Chi phí QLDN
846.816
1.063.515
2,13%
1,43%
216.699
25,59%
10.Lợi nhuận thuần
3.055.128
9.932.220
7,69%
13,33%
6.877.092
225,10%
11.Thu nhập khác
47.232
72.809
0,12%
0,10%
25.577
54,15%
12.Chi phí khác
47.232
0
0,12%
0,00%
-47.232
13.Lợi nhuận khác
0
72.809
0,00%
0,10%
72.809
14.Tổng lợi nhuận trớc thuế
3.055.128
10.005.029
7,69%
13,43%
6.949.901
227,48%
15.Thuế thu nhập DN phải nộp
0
0
0,00%
0,00%
0
16.Lợi nhuận sau thuế
3.055.128
10.005.029
7,69%
13,43%
6.949.901
227,48%
Bảng 10: ĐVT:ngàn đồng
2.2.3.2)Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính:
Kết quả hoạt động SXKD chính phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh chính mang lại, trong từng kỳ hạch toán của Công ty, làm cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của Công ty. Đồng thời là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế lợi tức mà Công ty phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của Công ty.
Dựa vào bảng phân tích trên, ta có nhận xét về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong hai năm qua như sau:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 99,99% trong năm 2005 và là 99,95% trong năm 2004,các khoản giảm trừ chiếm tỷ lệ rất nhỏ(0,01% trong năm 2005 và0,05% trong năm 2004) và có xu hướng giảm cho nên ta có thể nói chất lượng sản phẩm của công ty là ổn định và ngày càng được khách hàng ưa chuộng.
Căn cứ vào cột chênh lệch giữa hai năm ta thấy tốc độ tăng của doanh thu thuần là 87,59% tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 76,92%.Điều này dẫn đến tốc độ tăng của lợi nhuận gộp năm 2005 so với năm 2004 là 163,45%.
Cách phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo doanh thu thuần là một công cụ phân tích rất hữu ích để cung cấp thông tin có giá trị cao. Nếu muốn biết trong 100 đồng doanh thu thuần thu được có bao nhiêu đồng chi phí, lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần, thì qua bảng phân tích trên chúng ta có thể thấy ngay được là năm trước và năm nay tương ứng có: 87,54 đồng và 82,56 đồng giá vốn hàng bán;12,41 đồng và 17,43 đồng lợi nhuận gộp;7,69 đồng và 13,33 đồng lợi nhuận thuần.
Như vậy, trong 100 đồng doanh thu, chênh lệch về lợi nhuận thuần của năm nay so với năm trước là +5,64 đồng (13,33 – 7,69). Nếu tỷ lệ này không đổi giữa 2 năm thì cứ 100 đồng doanh thu tăng lên của năm sau so với năm trước Công ty sẽ có thêm 5,64 đồng lợi nhuận thuần.
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2004 và 2005 là rất khả quan với sự gia tăng rất cao của lợi nhuận,tuy nhiên chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng khá cao công ty nên quản lý chi phí hoạt động tốt hơn để làm tăng lợi tức hoạt động trong kỳ.
2.2.4)Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
2.2.4.1)Hiệu quả sử dụng tổng vốn:
Số vòng quay toàn bộ vốn(tài sản)
Tình hình cụ thể của công ty:
*Năm 2004:
Tổng TS bình quân
=
19.756.326.120+19.991.848.925
=
19874087522 đ
2
Số vòng quay tài sản
=
39.694.090.034
=
1,99 lần/năm
19.874.087.522
*Năm 2004:
Tổng TS bình quân
=
19.991.848.925+30.888.538.862
=
25440193893 đ
2
Số vòng quay tài sản
=
74.492.603.156
=
2,92 lần/năm
25.440.193.893
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu thuần.Ta thấy số vòng quay tài sản(vốn) năm 2004 quay được 1,99 vòng/năm,năm 2005 quay được 2,92 vòng/năm.Vậy số vòng quay tổng tài sản tăng lên 0,93 vòng/năm chứng tỏ tài sản sử dụng năm 2005 hiệu quả hơn.
Ta xét chỉ tiêu tỷ suất lợi tức trên tổng tài sản:
*Năm 2004:
Tỷ suất lợi tức trên tổng tài sản
=
3.005.128.325
x
100
19.874.087.522
= 15,37%
*Năm 2004:
Tỷ suất lợi tức trên tổng tài sản
=
10.055.209.453
x
100
25.440.193.893
= 39,52%
Tỷ suất lợi tức trên tổng tài sản năm 2005 tăng 25,15% so với năm 2004.Chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời từ tài sản.Như vậy trong năm 2005 cứ 100đ tài sản sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì đạt được 39,52 đ lợi tức thuần,tức là sang năm 2005 khả năng sinh lời từ tài sản tăng 24,15 đ.khả năng sinh lời của công ty đang rất tốt,công ty cần duy trì phát huy hơn nữa lợi thế sẵn có của mình.
2.2.4.2)Hiệu quả sử dụng từng loại vốn:
2.2.4.2.1)Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Ta thấy được tầm quan trọng của vốn lưu động và tỷ lệ sinh lời của vốn lưu động qua các chỉ tiêu sau:
*Năm 2004:
Vốn lưu động bình quân
=
12.638.054.782+13.066.946.732
=
12.852.500.757đ
2
Số vòng quay vốn lưu động
=
39.694.090.034
=
3,08 vòng/năm
12852500757
Hoặc số ngày luân chuyển bình quân
=
360
3,08
= 116 ngày
*Năm 2005:
Vốn lưu động bình quân
=
13.066.946.732+22.793.416.458
=
17.930.181.595đ
2
Số vòng quay vốn lưu động
=
74.492.603.156
=
4,15 vòng/năm
17.930.181.595
Hoặc số ngày luân chuyển bình quân
=
360
4,15
= 86 ngày
Chỉ tiêu này cho nói lên năm 2004 mỗi đồng vốn lưu động sẽ cho 3,08 đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động sẽ thực hiện 3,08 vòng luân chuyển trong năm và độ dàI bình quân 1 vòng luân chuyển là 116 ngày. Năm 2005 mỗi đồng vốn lưu động sẽ cho 4,15 đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động sẽ thực hiện 4,15 vòng luân chuyển trong năm và độ dài bình quân 1 vòng luân chuyển là 86 ngày.Vậy trong năm 2005 công ty sử dụng vốn lưu động hiẹu quả hơn so với năm 2004.Số vòng quay tăng 1,07 vòng/năm hay số ngày luân chuyển bình quân giảm 30 ngày.Từ đó ta tính được số vốn do tốc độ luân chuyển tăng
74.492.603.156 x30
=
6.207.716.929 đ
360
Xét tỷ lệ sinh lời vốn lưu động:chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời từ tài sản
*Năm 2004:
Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động
=
3.005.128.325 x 100
=
23,38%
12.852.500.757
*Năm 2005:
Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động
=
10.055.209.453 x 100
=
56,08%
17.930.181.595
Ta thấy tỷ lệ sinh lời vốn lưu động năm 2004 là 23,38%,sang năm 2005 là56,08% tăng lên 32,7%.Hay nói cách khác trong năm 2005 cứ 100đ tàI sản lưu động sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì đạt được 55,8đ lợi tức thuần,tăng 32,7 đ so với năm 2004.
Từ chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và tỷ lệ sinh lời vốn lưu động cho ta nhận xét việc kinh doanh của công ty là có hiệu quả với tỷ lệ sinh lời cao mà không phải công ty nào cũng có thể đạt được.
2.2.4.2.2)Hiệu quả sử dụng vốn cố định : Để đánh giá tổng hợp tình hình sử dụng tài sản cố định ta sử dụng chỉ tiêu hiệu suốt sử dụng vốn cố định.
*Năm 2004:
Vốn cố định bình quân
=
4.231.769.532+4.847.688.126
=
4.539.728.829đ
2
HSSD vốn cố định
=
39.694.090.034
=
8,74
4.539.728.829
*Năm 2005:
Vốn cố định bình quân
=
4.847.688.126+6.047.608.512
=
5.447.648.319đ
2
HSSD vốn cố định
=
74.492.603.156
=
13,67
5.447.648.319
Chỉ tiêu này đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào,cụ thể năm 2004 cứ mỗi đồng tài sản cố định đầu tư tạo ra 8,74 đồng doanh thu thuần,năm 2005 mỗi đồng tài sản cố định đầu tư tạo ra 13,67đồng doanh thu thuần.Như vậy hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2005 cao hơn so với năm 2004.
Xét tỷ lệ sinh lời trên vốn cố định:
*Năm 2004:
Tỷ lệ sinh lời vốn cố định
=
3.005.128.325 x 100
=
66,20%
4.539.728.829
*Năm 2005:
Tỷ lệ sinh lời vốn cố định
=
10.055.209.453 x 100
=
184,58%
5.447.648.319
Qua việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ta nhận xét:công ty sử dụng vốn lưu động và vốn cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả.Nguồn vốn chủ yếu của công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu là tự tàI trợ,việc tự tài trợ là nguồn tiềm năng rất quan trọng là đIều kiện để doanh nghiệp sử dụng vốn một cách chủ động tiết kiệm và hiệu quả.Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn thông qua việc tài trợ cho đầu tư bằng nguồn vốn tích lũy của mình.
2.2.5)Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:
2.2.5.1)Phân tích tình hình thanh toán:
Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tàI chính tại doanh nghiệp.Từ đó tìm nguyên nhân dẫn đến trì trệ trong thanh toán hoặc có thể khai thách được khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính đảm bảo cho DN phát triển.
2.2.5.1.1)Phân tích các khoản phải thu:
Trước khi phân tích ta tính chỉ tiêu giữa khoản phải thu với tổng số tài sản lưu động của doanh nghiệp:
*Năm 2004:
Khoản phải thu/tổng TSLĐ
=
3.866.613.115
= 0,2959
=29,59%
13.066.946.732
*Năm 2005:
Khoản phải thu/tổng TSLĐ
=
13.867.584.038
= 0,6084
=60,84%
22.793.416.458
Nếu so sánh tổng số khoản phải thu với tổng số các khoản phải trả ta có:
*Năm 2004:
Khoản phải thu/tổng khoản phải trả
=
3.866.613.115
= 0,8982
=89,82%
4.305.016.672
*Năm 2005:
Khoản phải thu/tổng khoản phải trả
=
13.867.584.038
= 2,589
=258,9%
5.356.295.589
Ta thấy khoản phải thu năm 2005 so với TSLĐ tăng 31,25% và so với khoản phải trả tăng 169,08%.Điều này cho thấy công ty cần phải đưa ra thêm các biện pháp đòi nợ,thúc đẩy nhanh hơn quá trình thanh toán trên hạn.
2.2.5.1.2)Phân tích các khoản phải trả:
Tương tự như khoản phải thu ta phân tích các khoản phải trả để thấy mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cũng như hiểu được tình hình trả nợ của doanh nghiệp như thế nào.Ta so sánh tổng khoản phải trả so với tổng số vốn lưu động tự có để thấy yêu cầu thanh toán.
*Năm 2004:
Khoản phải trả/tổng TSLĐ
=
4.305.016.672
= 0,3295
=32,95%
13.066.946.732
*Năm 2005:
Khoản phải trả/tổng TSLĐ
=
5.356.259.589
= 0,235
=23,5%
22.793.416.458
Ta thấy tỷ số khoản phải trả so với tài sản lưu động năm 2005 là 23,5% giảm 9,45% so với năm 2004.Tình hình này cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng giảm.
Nhìn vào hai khoản phải thu và phải trả ta thấy khoản phải thu nhiều hơn khoản phải trả.Khoản phải thu chiếm 60,84% trong vốn lưu động còn khoản phảI trả chiếm 23,5% trong năm 2005.Điều này chứng tỏ công ty có cố gắng thanh toán các khoản nợ tuy nhiên khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nên công ty cần phải có kế hoạch thu hồi các khoản nợ tránh để các đơn vị khác chiếm dụng vốn.
2.2.5.2)Phân tích khả năng thanh toán:
Tình hình tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình thanh toán.Để thấy rõ tìnhhình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và tương lai cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Do công ty không đi vay nên ta chỉ đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn.
2.2.5.2.1)Vốn luân chuyển:Tình hình cụ thể như sau:
*Năm 2004:
Vốn luân chuyển
=
13.066.946.732- 4.305.016.672
=
8.761.930.060 đ
*Năm 2005:
Vốn luân chuyển
=
22.793.416.458-5.356.259.589
=
17.437.156.869 đ
Vốn luân chuyển phản ánh phần tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn.Vốn luân chuyển càng lớn càng phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn.
Vốn luân chuyển năm 2004 là 8.761.930.060đ, năm 2005 là 17.437.156.869 đ tăng lên 8.675.226.809 đ.Vốn luân chuyển năm 2005 tăng làm tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài tăng hay nói cách khác làm sức ép thanh toán đối với tài sản ngắn hạn giảm.Vốn luân chuyển cho ta cái nhìn khái quát về khả năng chi trả,để đánh giá chính xác hơn ta phân tích các chỉ tiêu khác.
2.2.5.2.2)Chỉ số thanh toán ngắn hạn(K):
*Năm 2004
K
=
13.066.946.732
= 3,03
lần
4.305.016.672
*Năm 2005:
K
=
22.793.416.458
= 4,25
lần
5.356.259.589
H/s thanh toán ngắn hạn năm 2004 là 3,03 lần,năm 2005 là 4,25 lần chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2005 tăng 1,22 lần.ĐIều này là do nợ ngắn hạn năm 2005 tăng 24,42% so với năm 2004 trong khi đó tài sản ngắn hạn lại tăng 74,44%.Như vậy theo hệ số thanh toán ngắn hạn hì năm 2004 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 3,03 đồng tài sản ngắn hạn bảo đảm,cón năm 2005 thì 1 đồng nợ có 4,25 đồng tài sản bảo đảm.Hệ số K cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tốt,giá trị K tăng là một biến động tốt cho doanh nghiệp.Tuy nhiên hệ số K quá cao chưa hẳn đã tốt vì có thể doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu của doanh nghiệp,số tài sản lưu động không tạo thêm doanh thu này sẽ tăng và như vậy số vốn đó sẽ bị sử dụng kém hiệu quả.
Trong tài sản ngắn hạn bao gồm nhiều khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khả năng thanh khoản kém nên hệ số k cao hay thấp chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp.Ta xét hệ số thanh toán nhanh KN.
*Năm 2004:
H/s thanh toán nhanh KN
=
1.230.826.012+154.000.125+3.866.613
4.305.016.672
= 1,22
*Năm 2005:
H/s thanh toán nhanh KN
=
811.866.132+510.798.109+13.867.584.038
5.356.259.589
= 2,83
H/s thanh toán nhanh cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,22 đồng tàI sản có khả năng thanh khoản cao bảo đảm vào năm 2004,năm 2005 cao hơn 1,61 đồng.Điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty năm 2005 khả quan hơn năm 2004.H/s KN tăng là do các khoản phải thu của khách hàng tăng mạnh. KN năm 2005 cao hơn năm 2004 thể hiện khả năng thanh toán của công ty khá tốt,tuy nhiên công ty cần tăng lượng dự trữ tiền mặt lên và giảm bớt khoản phải thu của khách hàng xuống. Nhìn chung những DN có quy mô hàng tồn kho nhỏ dễ thu lại số tiền bán hàng và thường hoạt động một cách an toàn hơn các Dn có tỷ số thanh toán hiện thời cao nhưng lại bán chịu sản phẩm
2.2.5.2.3)Số vòng quay các khoản phải thu (H):
Các khoản phải thu chủ yếu do công ty ứng chịu cho các doanh nghiệp khác,ngoài ra còn khoản trả trước cho người bán,các khoản tạm ứngchưa thanh toán và các khoản phải thu khác.
*Năm 2004:
Khoản phải thu bình quân
=
3.276.592.715+3.866.613.115
2
= 3.571.602.915 đ
Số vòng quay khoản phải thu
=
39.694.090.034
= 11,11
vòng/năm
3.571.602.915
Kỳ thu tiền BQ
=
365
= 32,85
ngày
11,11
*Năm 2005:
Khoản phải thu bình quân
=
3.866.613.115+13.867.584.038
2
= 8.867.098.577 đ
Số vòng quay khoản phải thu
=
74.492.603.156
= 8,4
vòng/năm
8.867.098.577
Kỳ thu tiền BQ
=
365
= 43,45
ngày
8,4
Số vòng quay các khoản phải thu năm 2004 là 11,11 vòng/năm,năm 2005 là 8,4 vòng/năm,khoản phải thu bình quân tăng 5.295.495.662 đồng.Điều này chứng tỏ số lần chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu giảm,công ty đã không giảm được việc đang bị chiếm dụng vốn bởi khách hàng.
Kì thu tiền bình quân năm 2004 là 32,85 ngày/vòng,năm 2005 là 43,45 ngày/vòng.Vậy số ngày bình quân khoản phải thu chuyển đổi thành tiền năm 2005 tăng 10,6 ngày so với năm 2004.Việc thu hồi nợ của công ty chưa có dấu hiệu khả quan.
2.2.5.2.4)Số vòng quay hàng tồn kho (HK):
Đây là chỉ tiêu quan trọng vì dự trữ vật tư là để sản xuất nhằm đạt mức doanh thu lợi nhuận cao trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường.Quy mô vật tư tồn kho của doanh nghiệp có thể lớn đến mức nào phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và thời gian trong năm.Số vòng quay hàng tồn kho đo lường hàng tồn kho bán bao nhiêu lần trong năm.Thời gian tồn kho bình quân đo lường số ngày bình quân bán hàng tồn kho 1 lần.
*Năm 2004:
Hàng tồn kho BQ
=
5.159.672.495+5.632.589.256
2
= 5.396.130.876 đ
Số vòng quay khoản phải thu
=
34.764.674.024
= 6,44
vòng/năm
5.396.130.876
Thời gian tồn kho BQ
=
365
= 56,76
ngày/vòng
6,44
*Năm 2005:
Hàng tồn kho BQ
=
5.632.589.256+5.313.674.124
2
= 5.473.131.690 đ
Số vòng quay khoản phải thu
=
61.506.287.126
= 11,23
vòng/năm
5.473.131.690
Thời gian tồn kho BQ
=
365
= 32,5
ngày/vòng
6,44
Số vòng quay hàng tồn kho năm 2004 là 6,44 vòng/năm,năm 2005 là 11,23 vòng/năm hay HK tăng 4,79 vòng/năm.Chỉ tiêu thời gian tồn kho BQ năm 2004 là 56,67 ngày/vòng,năm 2005 là 32,5 ngày/vòng.Như vậy thời gian hàng tồn kho chuyển đổi thành tiền giảm 32,5 ngày/vòng.Ta có thể nói công ty hoạt động có hiệu quả giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ.Tuy nhiên công ty cần chú ý tránh tình trạng HK quá cao có thể dẫn đến khả năng không đủ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu khách hàng ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh lâu dài của công ty.
Qua quá trình phân tích trên ta rút ra bảng tổng hợp phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn:
Bảng 11:
Các chỉ tiêu
2004
2005
Vốn luân chuyển
8.761.930.060 đ
17.437.156.869 đ
Hệ số thanh toán ngắn hạn
3,03 lần
4,25 lần
Hệ số thanh toán nhanh
1,22 lần
2,83 lần
Số vòng quay khoản phải thu
11,11 vòng/năm
8,4 vòng/năm
Kỳ thu tiền bình quân
32,85 ngày
43,45 ngày
Số vòng quay hàng tồn kho
6,44 vòng/năm
11,23 vòng/năm
Thời gian tồn kho bình quân
56,76 ngày/vòng
32,5 ngày/vòng
Bốn chỉ tiêu sau(4,5,6,7) cho thấy khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho,ba chỉ tiêu đầu(1,2,3) chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty.Bốn chỉ tiêu sau không mang tính quyết định để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp vì bốn chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của năm 2005 so với năm 2004.Còn 3 chỉ tiêu đầu mang tính chất quyết định vì nó phản ánh ngay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tại thời điểm phân tích.
2.3)Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của công ty dụng cụ cổ phần cơ khí xuất khẩu:
2.3.1)Những điểm mạnh:
- Dựa trên chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn ROA ta nhận thấy quy mô của công ty đang tăng dần và quá trình sinh lời của công ty tăng lên rõ nét,qua doanh thu ta cũng có thể thấy được quy mô hoạt động và tính năng động tăng so với năm trước.Năm 2005 so với năm 2004 số vốn chiếm dụng tăng,cả vốn bị chiếm dụng lẫn vốn đi chiếm dụng.Nhìn chung tình hình tài chính của công ty ổn định.
- Dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh để đánh giá xu hướng và triển vộng của doanh nghiệp ta thấy từ năm 2003 đến nay thì qua mỗi năm doanh thu và lãi thuần đều tăng.
-Phân tích quan hệ kết cấu và biến động kết cấu các khoản mục trên bảng cân đối kế toán,cơ cấu vốn của công ty hiện nay là tương đối hợp lý tỷ lệ vốn lưu động trên vốn cố định là 73,79/26,21.Do công ty đang mở rộng quy mô nên tài sản cố định đang dần được đầu tư nhiều hơn và tăng về kết cấu.Nguồn tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng tăng thể hiện khả năng tự chủ của công ty.
-Phân tích mối liên hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta khẳng định hoạt động kinh doanh của công ty là có hiệu quả.Lợi nhuận và doanh thu tăng cao do công ty đẩy mạnh doanh thu bán hàng gấp đôi so với năm trước.
-Phân tích hiệu quả sử dụng vốn,qua hai chỉ tiêu số vòng quay toàn bộ vốn và tỷ suất lợi tức/tổng tài sản chứng minh hiệu quả sử dụng vốn của công ty là khá tốt khả năng sinh lời của công ty là rất khả quan.Qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động và vốn cố định thể hiện công ty sử dụng vốn cố định tốt hơn vốn lưu động.
-Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty tương đối tốt.Khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao hơn khoản phải trả,công ty cần đưa ra biện pháp tích cực thu hồi các khoản nợ.Vốn lưu động của công ty được tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu qua bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn đánh giá được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty hiện nay là cao.
2.3.2)Hạn chế và nguyên nhân:
-Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của công ty là chủ yếu dùng vốn chủ sở hữu là chính.Để có thêm nguồn vốn kinh doanh công ty nên chiếm dụng thêm vốn của đơn vị khác.
- Vốn bằng tiền của công ty năm 2005 giảm so với 2004 là do công ty đã bị đọng một số vốn nhất định trong khâu thanh toán.
- Hiên nay phần lớn vốn lưu động của công ty nằm ở phần các khoản phải thu và hàng tồn kho, trong đó khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao.Nguyên nhân là do công ty mở rộng bán hàng nên việc bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn là không thể tránh khỏi.
- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng khá cao,điều này là do công ty đầu tư vào việc quảng cáo và chi phí cho nhân viên bán hàng và giới thiệu sản phẩm.
Tóm lại, ta có thể khẳng định tình hình tài chính của công ty là khá sáng sủa.Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiên nay với chất lượng và uy tín công ty đang ngày càng khẳng định vị trí của mình.
Bảng12:Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty
Chỉ tiêu
2004
2005
I)Kết cấu
*Kết cấu TS
TSCĐ/Tổng TS
24,25%
19,58%
TSLĐ/Tổng TS
65,36%
73,79%
*Kết cấu NV
Nợ phảI trả/Tổng NV
21,53%
17,34%
NVCSH/Tổng NV
78.47%
82,66%
Tỷ suất tự tài trợ
75,31%
80,84%
II)Tỷ suất sinh lời:
*Tỷ suất LN/DT
Tỷ suất LN trớc thuế/DT
7,69%
13,33%
Tỷ suất LN sau thuế/DT
7,69%
13,33%
*Tỷ suất LN/Tổng TS
Tỷ suất LN trớc thuế/Tổng TS
15,37%
39,52%
Tỷ suất LN sau thuế/Tổng TS
15,37%
39,52%
III)Khả năng thanh toán
Vốn luân chuyển
8.761.930.060 đ
17.437.156.869 đ
Hệ số thanh toán ngắn hạn
3,03 lần
4,25 lần
Hệ số thanh toán nhanh
1,22 lần
2,83 lần
Chương 3:Một số giải pháp và kiến nghị
3.1)Định hướng phát triển của công ty:
Nền kinh tế thị trường đã khiến cho các đơn vị sản xuất trở nên năng động hơn trong viịec lựa chọn các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm doanh nghiệp của mình.Mỗi doanh nghiệp phảI tự mình đề ra các phương án kinh doanh sao cho thu phải đủ chi đồng thời có lãi.Đó là không dễ dàng trong nền kinh tế đầy rủi ro và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.Để hoạt động kinh doanh đúng hướng và hiệu qua Công ty phải đặt ra được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong từng thời kỳ cũng như lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó.Trong thời gian tới mục tiêu của công ty là:
-Tiếp tục mở rộng thâm nhập thị trường Châu Âu đồng thời tăng cường liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoàI nước.
-Doanh thu phấn đấu đạt 78 tỷ VNĐ bằng 105 so với thực hiện 2005.
-Thu nhập bình quân > 1,5 triệu đồng/người/tháng.
-Lãi cổ tức vượt 30% so với mức cổ đông đề ra.
Ôn định và nâng cao chất lương sản phẩm,phấn đấu chi phí sản xuất năm sau giảm hơn năm trước.Mức phấn đấu của từng bộ phận phải đo được và được Giám đốc duyệt.
Khi quyền chủ động trong kinh doanh được trao cho các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải xác định cho mình phương châm kinh doanh “lời ăn lỗ chịu”,đưa ra phương án kinh doanh nào cũng phải phục vụ cho mục đích cuối cùng là hiệu quả kinh tế và tối đa hóa lợi nhuận.Phải tạo ra thu nhập đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra và có tích lũy để tiếp tục quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.Vì vậy phải có những biện pháp cụ thể và phù hợp giúp doanh nghiệp tồn tại,phát triển,khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế.
Đối với công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu,do sản phẩm của công ty hiện nay không những bị các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh mà hàng ngoại cũng đã tràn ngập thị trường với mẫu mã và giá cả phù hợp như hàng Trung Quốc,Đài Loan.Vì vậy để cạnh tranh được với các doanh nghiệp đó cụng ty phải có các biện pháp tài chính phù hợp đồng thời không ngừng nâng cao khả năng sinh lời bằng những kế hoạch cụ thể.
3.2)Một số giải pháp góp phần hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty CPDCCKXK:
3.2.1)Phương pháp huy động vốn:
Mục đích tối đa hóa lợi nhuận buộc công ty phải tìm biện pháp gia tăng hơn nữa tỷ suất sinh lời của vốn.Một trong những giảI pháp đó là công ty thay đổi cấu trúc nguồn vốn theo hướng sử dụng nợ.Phân tích tác động của đòn cân nợ có khả năng gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn,nhưng mặt khác nó cũng làm cho nguồn vốn gặp rủi ro là tỷ suất lợi nhuận thuần của nguồn vốn ngày càng giảm.
Ta xét cả hao trường hợp của doanh nghiệp là doanh nghiệp hoạt động có lãi và doanh nghiệp hoạt động thua lỗ khi cấu trúc nguồn vốn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn chủ sở hữu không sử dụng nợ và cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp có nợ thì trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động thua lỗ hay có lãi,chi phí sử dụng nợ lớn hơn lãi suất doanh lợi của toàn bộ vốn đầu tư thì việc sử dụng đòn cân nợ làm giảm tỷ suất sinh lời của vốn.Sử dụng đòn cân nợ trong trường hợp này là không tốt vì khi đó doanh nghiệp gặp rủi ro tài chính.Đòn cân nợ cao thì rủi ro cao.
Cấu trúc nguồn vốn hiện nay của công ty CPDCCKXK là hoàn toàn tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu toàn bộ vốn đầu tư với tình hình kinh doanh đạt hiệu quả cao.Với tình hình như vậy công ty có thể thay đổi cấu trúc nguồn vốn theo hướng sử dụng nợ.Theo trên thì sử dụng đòn cân nợ làm tỷ suất sinh lời của vốn ngày càng tăng,tuy nhiên công ty phải hiểu rằng đIều bất lợi nguy hiểm của việc sử dụng đòn cân nợ để điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn hợp lý,không nên sử dụng đòn cân nợ quá cao vì như vậy rủi ro về tài chính sẽ cao.
Công ty có thể vay ngân hàng,vay vốn của các quỹ tín dụng hoặc vay từ các chương trình phát triển của các tổ chức quốc tế.sau đó tính toán chi phí sử dụng vốn từ các nguồn trên như thế nào là hợp lý nhất đồng thời phảI xây dựng phương án cụ thể để các nhà đầu tư yên tâm về tính hiệu quả từ đồng vốn mà mình đã đầu tư.
3.2.2)Quản trị tài chính:
Thị trường kinh doanh ngày nay đang ngày một mở rộng hơn một mặt mang lại những lợi ích dài hạn để doanh nghiịep lớn mạnh thông qua mở rộng thị trường và đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh theo yêu cầu cạnh tranh,mặt khác cũng là thách thức không nhỏ đối với khả năng của doanh nghiệp,buộc các doanh nghiệp phải cơ cấu lại sản xuất kinh doanh,chuyển dịch đầu tư và đIều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quá trình đối phó với các thách thức cạnh tranh buộc doanh nghiệp phảI có sự hỗ trợ từ nhièu phía nhằm tạo đIều kiện để các nguồn tài chính được nhanh chóng chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác hiệu quả hơn..Đặc biệt,vấn đề quản trị tài chính doanh nghiệp là một vấn đề lớn mà doanh nghiệp cần phảI rất quan tâm và chú trọng.
3.2.2.1)Chú trọng cơ chế quản lý vốn của công ty:Cơ chế quản lý và điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh cần được tăng cường theo hướng đIều chỉnh cơ cấu phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào.Cơ chế quản lý chi của công ty cần bảo đảm kế hoạch chi hợp lý,hiệu quả bảo đảm kiểm soát được bội chi tiến tới cân bằng vốn và doanh thu.Hệ thống quản lý tài chính,chi tiêu từng bước phải được thực hiện bằng vi tính hóa,đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính trong doanh nghiệp và tăng tính tự chủ tài chính đối với các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp.Cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và phải bảo đảm an toàn tài chính cho công ty.
3.2.2.2)Tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính:Công ty cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn đầu tư trên thị trường vốn,thị trường tài chính và phảI coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh.Các chuẩn mực vè quản trị tài chính cần được chú trọng.
3.2.2.3)Đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tàI chính trong công ty: Công ty cần khẩn trương hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực,trình độ chuyên môn,đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh.Bên cạnh đó công ty cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính có hiệu quả để quản lý được quá trình cạnh tranh ngày một cao,thu chi cũng ngày một lớn.
3.2.2.4)Lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm,hiệu quả nhất:Nhu cầu vốn kinh doanh của công ty luôn có những biến động trong từng thời kỳ vì vậy đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công ty.Công ty cần tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu vốn huy động tối ưu cho từng thời kỳ.Bên cạnh đó thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý vừa bảo đảm quyền lợi của công ty và các cổ đông vừabảo vệ lợi ích hợp pháp hợp lý cho người lao động,xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phépcông ty mở rộng sản xuất kinh doanh vào những lĩnh vực mới,sản phẩm mới tạo điều kiện cho công ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.Mặt khác bộ máy quản lý tài chính trong công ty còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng tất cả các tài sản,tránh tình trạng sử dụng lãng phí sai mục đích
Bên cạnh đó công ty phải quản trị tốt một số mặt sau:
Quản trị tiền mặt:
-Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách tăng tốc độ thu hồi séc và chậm chi trả séc,có những chính sách khuyến khích đối với khách hàng để họ sớm trả nợ,áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì khi nợ được thanh toán tốt thì tiền được đưa vào càng nhanh.
-Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để luân chuyển hiệu quả tiền mặt giữa doanh nghiệp và ngân hàng.Vòa thời đIểm kết thúc doanh nghiệp kiểm tra quỹ và chuyển vào tài khoản tiền dư dôI ra so với mức dự trữ tiền mặt cần thiết.Lựa chọn phương thức chuyển tiền phù hợp,đúng thời hạn yêu cầu,chi phí không cao.
-Giảm tốc độ chi tiêu thay vì dùng tiền thanh toán những hóa đơn mua hàng,doanh nghiệp nên hoãn thanh toán trong phạm vi thời gian mà các chi phí tàI chính hay xói mòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc thanh toán đem lại.Tận dụng việc chênh lệch thời gian của các khoản thu chi và chậm trả.Hoạch định ngân sách tiền mặt.Thiết lập mức tồn quỹ tiền mặt
Quản trị tài sản lưu động:
Việc quản trị và sử dụng hợp lý các loại tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng rất quan trọng tới việc hoàn thành nhiệm vụ chung của công ty.Có sự khác biệt khá quan trọng giữa phân tích và đầu tư vào các loại tài sản lưu động và tài sản cố định.
Tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh hơn so với tài sản cố định vì thế nhà quản trị tài chính phải biết đầu tư bao nhiêu là hợp lý với đặc đIểm tình hình hoạt động của công ty mình.Các khoản đầu tư vốn lưu động có thể bị hủy bỏ ở bất cứ thời đIểm nào mà không phải chịu chi phí tốn kém vì tài sản lưu động phảI đáp ứng nhanh chóng sự biến động của doanh số và sản xuất,tàI sản lưu động phụ thuộc khá nhiều vào những dao động mang tính mùa vụ và chu kỳ kinh doanh.Tài sản lưu động đều có thể chuyển trạng thái tương đối nhanh và không chịu chi phí lớn,mặc dù các quyết định đầu tư vào tàI sản cố định cũng có thể chuyển đổi sang hình thái khác nhưng thường gây ra nhiều phiền phức và phả chịu chi phí cao.
Hiện nay tài sản lưu động của công ty chiếm 73,79% đã là hợp lý chưa?
*Lợi nhuận đầu tư vào tài sản lưu động là lợi nhuận gián tiếp,bởi vậy lợi nhuận do sử dụng tài sản lưu động phảI được đánh giá trên sự tác động chung mà những tàI sản này phát huy tác dụng trong chức năng hoạt động.Vì thế cần có sự điều hành và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận về chính sách tàI chính và chính sách tồn kho.
*Tài sản lưu động duy trì cho doanh nghiệp khả năng thanh toán cần thiết trong những giai đoạn suy thoái kinh tế.Mức độ và thành phần của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn chi phối bởi tình trạngkhó khăn có thể xảy ra và mức độ khắc nghiệt của môi trường kinh doanh đem lại.Hơn thế nữa quản trị tài sản lưu động và nợ ngắn hạn gắn liền nhau.Thời gian đáo hạn trung bình của các khoản nợ ngắn hạn dài hơn thì nhu cầu đối với những tài sản có tính thanh khoản cao thường ít hơn.Khi số ngày trung bình của khoản tín dụng nhiều hơn thì nhu cầu cân đối tiền mặt đòi hỏi phải lớn hơn.
Quản trị khoản phải thu:Để quản trị tốt các khoản phảI thu cần có chính sách tín dụng tốt và theo dõi các khoản phải thu tốt.
*Chính sách tín dụng liên quan đên mức độ,chất lượng và rủi ro của doanh thu.Chính sách tín dụng thực hiện qua các yếu tố:tiêu chuẩn tín dụng,chiết khấu tiền mặt,thời hạn chịu nợ,chính sách thu tiền.
*Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền.Nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt.Công cụ theo dõi các khoản phải thu:
-Kỳ thu tiền bình quân.
-Phân tích tuổi các khoản phải thu.
-Mô hình số dư khoản phải thu.
Phòng kinh doanh lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống về khả năng chi trả đồng thời phải tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách bán hàng tín dụng phù hợp.Phòng kế toán tài vụ theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi các khoản nợ đã tới hạn,đồng thời nhanh chóng xác định và thu hồi những khoản thuế được hoàn lại trong năm để giảm mức ứ đọng vốn.
Quản trị hàng tồn kho:
*Quản trị chi phí tồn kho:xem các khoản chi phí liên quan đến dự trữ hàng hóa như chi phí bốc xếp,chi phí bảo đảm hàng kho,chi phí hao hụt mất mát,mất giá trị như hư hỏng,chi phí bảo hiểm,chi phí sử dụng vốn trả lãi tiền vay cho nguồn kinh phí vay mượn để mua hàng dự trữ,chi phí về thuế.Xét chi phí đặt hàng gồm chi phí quản lý,giao dịch,vận chuyển và chi phí cơ hội để có những biện pháp giảm chi phí hiệu quả nhất.
*Điểm đặt hàng lại:xem số lượng dự trữ an toàn hưởng chiết khấu,xét những đIều kiện chiết khấu khi mua hàng,so sánh lợi nhuận cơ hội có thể thu được từ việc chiết khấu so với chi phí tồn trữ hàng hóa tăng thêm, xem xét chi phí tồn kho dự trữ để có biện pháp giảm tới mức tối thiểu lượng hàng dư thừa trong kho.
Các cửa hàng thương mại cần tổ chức các đợt khuyến mãi.Các phân xưởng sản xuất cần nắm rõ kế hoạch sản xuất trong từng giai đoạn để có kế hoạch dự trữ nguyên liệu,thành phẩm hợp lý.Đối với thủ kho phải thường xuyên kiểm tra kho và số lượng chất lượng của thành phẩm.
3.2.3)Một số giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty:
Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao lợi nhuận,doanh thu và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh.Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của hai nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí.Như vậy để gia tăng lợi nhuận công ty phải tăng doanh thu và giảm chi phí.Trong nền kinh tế thị trường ngày nay,các nhà đầu tư luôn theo dõi sát sao mọi hoạt đọng của các công ty,nếu công ty hoạt động hiệu quá thì đây chính là đIều kiện quan trọng để các nhà đầu tư tự tìm đến,công ty sẽ có thêm nhiều nguồn tài trợ khác.
3.2.3.1)Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị,đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất:
Trong thời gian qua công ty đã có hướng đầu tư mua sắm máy móc công nghệ mới hiện đại nhưng mới chỉ là những con số khiêm tốn.Hiện nay máy móc của công ty chủ yếu đã quá cũ năng suất giảm nhiều và chi phí sửa chữa lại tăng.Vì vậy công ty cần phảI tìm nguồn tài trợ để đổi mới máy móc khôI phục lại năng lực sản xuất bên cạnh đó công ty cũng cần thanh lý một số tàI sản cố định không có khả năng khôi phục hoặc không sử dụng đến để giảm bớt chi phí khấu hao tài sản cố định.
Công ty cần đầu tư vốn ,kinh phí để tạo đIều kiện cho phòng kỹ thuật tự nghiên cứu thiết kế những mô hình dây chuyền công nghệ mới vừa phù hợp với đặc đIểm của công ty vừa có tính năng sử dụng cao đồng thời có chế độ khen thưởng với những đề tài cải tiến có tính khả thi.Tuy nhiên công ty phỉa xem xét chú ý đến khả năng của mình,đổi mới nhưng phảI tương quan với khả năng của mình,chỉ nên chọn những loại thích hợp với công ty mình và đổi mới những máy móc có tính quyết định còn những loại khác sẽ thay đổi dần dần.
3.2.3.2)Chủ động trong việc mua sắm,dự trữ và sử dụng vật liệu:
Do đặc điểm của công ty dụng cụ cổ phần cơ khí xuất khẩu là doanh nghiệp cơ khí nêntỷ trọng của các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong tổng giá thành là rất lớn vì thế tiết kiệm chi phí có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm giá thành sản phẩm.
-Công ty nên xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu phù hợp với kế hoạch sản xuất vừa phục vụ yêu cầu sản xuất hiện tại vừa bảo đảm khi giá cả NVL có biến động lớn trên thị trường.
-Bên cạnh đó hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước cung cấp nguồn nguyên liệu rẻ hơn so với ngoại nhập,công ty nên chủ động tìm kiếm các nhà cung cấp này.
-Tăng cường công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu trong công ty:Khi sản xuất cần đưa ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu một cách hợp lý từ đó giúp công ty tiết kiệm được nguyên vật liệu chính trong sản xuất mà còn rút ngắn được thời gian gia công nâng cao năng suất lao động.Cùng với đó công ty phảI tăng cường quản lý hạch toán,quản lý kĩ thuật để đánh giá đúng tỷ lệ hao phí trong sản xuất,sử dụng nguyên liệu,tính toán được tỷ lệ hao phí trong sản xuất trên cơ sở đó nâng cao hiệu suất tổng thu hồi.
3.2.3.3)Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực:
Về cơ cấu lao động: là công ty cổ phần nên công ty cần tiến hành tổ chưc sắp xếp lại cơ cấu lao động sao cho hợp lý như đIều chỉnh tăng số lượng nhân công trực tiếp trong các phân xưởng,giảm bớt những vị trí không cần thiết trong các khối phòng bằng cách khuyến khích và có chế độ ưu đãi nhất định cho những cán bộ không đủ sức khỏe cũng như năng lực làm việc để họ về nghỉ chế độ.
Về giới tính: Chú trọng tới tỷ lệ lao động nam và nữ ở các bộ phận,ưu tiên lao động nữ vào các công việc nhẹ ở khối phòng hoặc tham gia các công việc đòi hỏi sự khéo léo cao và thời gian lao động dài như bao gói,đánh bóng bề mặt sản phẩm
Về độ tuổi: Công ty nên sắp xếp đúng người đúng việc,những người thợ bậc cao có kinh nghiệm(thường là người nhiều tuổi) sẽ được bố trí kèm cặp các thợ bậc thấp hơn nhằm đảm bảo khi họ về hưu sẽ có một đội ngũ thay thế đạt chất lượng.
Tăng cường hình thức khen thưởng,chế độ xử phạt đối với các đơn vị cá nhân: Hội đồng thi đua thành lập trên cơ sở đại diện một số phòng chức năng,công đoàn,chủ tịch hội đồng là giám đốc công ty.Hội đồng làm việc trên cơ sở phương pháp cho điểm các nhóm điểm an toàn lao động,vệ sinh môI trường,quản lý lao động và tài sản.Mỗi nhóm đIểm đều chấm theo thang đIểm 10.Hàng tháng căn cứ vào kết quả chấm đIểm bình quân của các nhóm,giám đốc Công ty sẽ có quyết định khen thưởng các phòng ban phân xưởng phù hợp từ đó khuyến khích tinh thần lao động của mỗi cá nhân đơn vị
3.2.3.4)Chủ động kết hợp hạch toán công ty và hạch toán phân xưởng để giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất:
Việc chuyển dần hạch toán kinh tế trực tiếp tỳ công ty xuống hạch toán nội bộ phân xưởng là một hình thức quản lý hữu hiệu hiện nay.Theo hình thức này công ty sẽ đóng vai trò như người bán vật tư hoặc bán nửa thành phẩm cho phân xưởng.Các phân xưởng sẽ độc lập hạch toán,bố trí lao động,bảo quản vật tư,quản lý điện nước nhằm sản xuất được lượng thành phẩm đạt tiêu chuẩn đề ra với chi phí nhỏ nhất.Cuối kỳ,công ty sẽ căn cứ vào doanh thu bán hàng sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí,sai hỏng sản phẩm để tính toán mức lỗ lãi của từng phân xưởng.Nếu lỗ thì phân xưởng tự chịu,nếu lãi thì công ty sẽ cộng dồn vào tiền lương khi trả cho phân xưởng.Quản đốc phân xưởng căn cứ vào tiền lương của công nhân và số tiền thưởng vượt thành tích đó để bình chọn phân phối tiền lương đến người lao động trong phân xưởng.Phương pháp này tạo đIều kiện cho người lao động thi đua sản xuất tạo không khí thi đua trong công ty đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm bảo đảm thời gian và tiến độ sản xuất,giảm chi phí.
3.2.2.5)Tạo lợi thế cạnh tranh và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm:
Lợi thế cạnh tranh cần phải chú trọng vào việc đáp ứng đòi hỏi về chất lượng và giá cả.Công ty cần phảI đáp ứng đựoc nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng mới có thể tồn tại trong đIều kiện cạnh tranh,tiến bộ về công nghệ với thị trường hoạt động thay đổi rất nhanh.Sự chú trọng này tạo lợi thế về chi phí và chất lượng mà khách hàng đòi hỏi.Quan tâm đến những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng những phản ứng nhanh chóng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sẽ dẫn đến nhiều lợi thế và thực sự là yếu tố quan trọng của lợi thế cạnh tranh.
Tăng cường công tác quản cáo tuyên truyền nhằm nâng cao uy tín sản phẩm của công ty để mọi người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng,tham gia các hội chợ triển lãm.
Bên cạnh đó công ty đã có sản phẩm xuất khẩu nên việc duy trì và mở rộng thị trường nước ngoàI là rất cần thiết.Hiện nay nhà nước đang có chính sách khuyến khích xuất khẩu đây là điều kiện thuận lợi cho công ty trong quan hệ buôn bán với nước ngoài.
@Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu.Từ đó có thể giúp cho “bức tranh tài chính” của công ty sáng sủa hơn.
3.3)Một số kiến nghị:
Qua xem xét tình hình tài chính của công ty CPDCCKXK em đã nêu ra một số giải pháp để công ty xem xét.Tuy nhiên để các giải pháp đó được thực hiện một cách có dễ dàng và hiệu quả hơn em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
3.3.1)Về môi trường kinh doanh:Nhà nước cần tạo ra một môi trường kinh doanh tốt với hệ thống pháp lý lành mạnh dựa trên một chế độ chính trị xã hội ổn định để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.Bên cạnh đó một cơ chế quản lý tài chính nhà nước thống nhất,linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ sở tính toán hiệu quả các phương án kinh doanh,làm nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước.Mặt khác cũng giảm bớt được những khiếu nại,kiến nghị làm tăng thêm khối lượng công việc của các cơ quan chuyên trách cũng như doanh nghiệp góp phần hoàn thiện môi trường pháp luật về kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
3.3.2)Về chính sách thuế:Cụ thể về chính sách thuế nhà nước cần nghiên cứu để thay đổi một số điểm cho phù hợp hơn,đó là:
-Miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và các linh kiện bộ phận của sản phẩm cơ khí để phục vụ sản xuất đồng bộ trong nước.
-Miễn giảm thuế có thời hạn cho các sản phẩm cơ khí mới đồng thời giảm thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất sản phẩm mới.
-Rà soát lại chính sách thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo nguyên tắc khuyến khích sản xuất trong nước,hạn chế nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất được.
Bên cạnh đó nhà nước cần có những chính sách ưu đãi hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực cơ khí,tạo điều kiện cho các dự án của ngành cơ khí được vay vốn với lãi suất thấp kết hợp với nhiều điều kiện ưu đãi khác.
Kết luận
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu đã giúp em hiểu sơ qua về công tác phân tích tình hình tàI chính của doanh nghiệp từ đó hiểu biết thêm về việc vận dụng lý thuyết vào thực tế góp phần củng cố kiến thức đã học ở trường.Qua đó em càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp.
Bằng nỗ lực của bản thân cùng với sụ chỉ đạo của các thầy cô trong khoa,sự hướng dẫn của thầy giáo,tiến sỹ Đàm Văn Huệ,sự giúp đỡ của các phòng ban trong công ty em đã nhận thấy được ưu điểm cần phát huy đồng thời cũng mạnh dạn đề xuất một số ý kiến trao đổi nhằm hoàn thiện hơn nữa tình hình tài chính của công ty.
Do còn hạn chế về trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu nên bản thân không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong vấn đề tài chính doanh nghiệp vốn rất phức tạp và sinh động.Em kính mong được sự chỉ bảo góp ý bổ sung của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn chỉnh và có giá trị thực tiễn hơn.
mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28125.doc