+ Nguyên tắc phân loại hoạt động: Báo cáo kết quả kinh doanh phân loại hoạt động theo mức độ thông dụng của hoạt động đối với doanh nghiệp. Như vậy, các hoạt động thông thường của doanh nghiệp sẽ được phân loại là hoạt động sản suất - kinh doanh, kết quả hoạt động này tạo ra doanh thu của doanh nghiệp; Các hoạt động liên quan đến đầu tư tài chính được phân loại là hoạt động tài chính; Hoạt động không xảy ra thường xuyên sẽ được phân loại là hoạt động bất thường.
+Nguyên tắc phù hợp: Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Vì vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
+Nguyên tắc thận trọng: Theo nguyên tắc này, một khoản chưa xác định chắc chắn sẽ đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì chưa được ghi nhận là doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp và không được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Ngược lại, một khoản lỗ trong tương lai chưa thực tế phát sinh đã được ghi nhận là chi phí trong kỳ và được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
90 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
Số tiền (đồng)
%
(1)
(2)
(3)=(2)-(1)
(4)=(2) x100/(1)
I.Các khoản phải thu
6.587.736.822
6.524.753.204
- 62.983.618
99,04
1.Phải thu của khách hàng
5.681.532.576
5.598.879.737
-82.652.839
98,55
2.Trả trước cho người bán
490.300.000
1.011.342.412
521.042.412
206,27
3.Thuế GTGT được khấu trừ
3.130.128
51.547.895
48.417.767
1.646,83
4.Phải thu khác
412.774.118
363.415.090
- 49.359.028
88,04
5.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
0
-500.431.930
-500.431.930
II.Các khoản phải trả khác
30.629.123.631
74.212.454.577
43.583.330.946
242,29
1.Nợ dài hạn
14.725.000.000
48.970.166.200
34.245.166.200
332,56
2.Nợ ngắn hạn
15.843.973.631
24.316.154.631
8.472.181.000
153,47
-Vay ngắn hạn
350.000.000
3.800.000.000
3.450.000.000
1.085,71
-Phải trả cho người bán
11.382.453.196
13.528.186.120
2.145.732.924
118,85
-Người mua trả trước
45.457.639
570.363.080
524.905.441
1.254,71
-Phải trả nhà nước
-25.171.475
-115.002.080
-89.830.605
456,87
-Phải trả CNV
978.831.637
1.578.912.322
600.080.685
161,31
-Phải trả đơn vị nội bộ
1.853.845.487
1.853.845.487
-Phải trả khác
2.932.402.634
3.099.850.021
167.447.387
105,71
Qua phân tích bảng trên cho thấy:
Năm 2001 các khoản phải thu giảm so với năm 2000 là 62.983.618 (đồng) tương ứng giảm 0,96%. Trong điều kiện XN đang cố gắng tận dụng mọi nguồn vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng các nhu cầu thanh toán nhanh và ngắn hạn thì việc giảm được các khoản phải thu là điều rất tốt, tuy nhiên mức giảm này là rất thấp, nên XN vẫn cần có biện pháp để tiếp tục thu hồi các khoản phải thu trên. Tuy nhiên, khi đi xâu phân tích từng khoản mục ta thấy thực chất các khoản phải thu giảm không có nghĩa là
Để xem xét mức độ hợp lý của các khoản phải thu ta xét các chỉ tiêu trong bảng 11.
Bảng 11
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
1.Tổng số tiền hàng bán chịu
49.301.273.612
72.601.247.640
2.Phải thu
3.838.601.054
6.587.736.822
6.587.736.822
6.524.753.204
3.Phải thu bq
5.213.168.938
6.556.245.013
4.Số vòng luân chuyển các khoản phải thu
(4) = (1) / (3)
9,457
11,07
5.Thời gian quay vòng của các khoản phải thu
(5) = 360 / (4)
38,067
32,52
Xét chỉ tiêu số 4, chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển của các khoản phải thu sẽ cao và XN sẽ ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển quá cao cũng chưa hẳn là tốt vì ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng do hình thức thanh toán quá chặt chẽ. Thông qua bảng 11 ta thấy, số vòng luân chuyển các khoản phải thu năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 1,613 (= 11,07- 9,457), chứng tỏ hiệu quả của việc thu hồi nợ của XN đã tăng lên, đây là dấu hiệu rất tốt. Điều này cũng thể hiện rõ ở chi tiêu số 5, thời gian quay vòng của các khoản phải thu năm 2001 đã được rút ngắn đi so với năm 2000 là 0,961ngày (37,106-38,067), tuy mức giảm này không cao, song bước đầu đã cho thấy sự cố gắng của XN trong việc giảm hồi công nợ. Với đặc thù kinh doanh của mình thì số vòng quay của XN trong hai năm 2001 và 2000 như trong bảng 11, là ở mức hợp lý. Như vậy, có thể kết luận việc thu hồi nợ của XN là tương đối hiệu quả.
Về các khoản phải trả của XN, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 43.583.330.946 (đồng) tương ứng 142,29 %, nghĩa là gần gấp đôi tốc độ tăng các khoản phải thu. Điều này chứng tỏ XN đã tận dụng được nguồn vốn vay lớn từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên việc tăng mạnh nguồn vốn vay cũng sẽ đẩy XN vào những khó khăn nhất định như chi phí lãi vay, tính độc lập tự chủ về mặt tài chính của XN giảm đi.
2.3.2.Phân tích khả năng thanh toán
Bảng 12: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Đơn vị tính : đồng
Nhu cầu thanh toán
01/01/2001
31/12/2001
Khả năng thanh toán
01/01/2001
31/12/2001
I.Các khoản thanh toán ngay
12.911.570.997
21.216.304.892
I.Các khoản có thể dùng thanh toán ngay
1.154.860.418
3.180.515.803
1.Vay ngắn hạn
530.000.000
3.800.000.000
1.Tiền mặt
190.147.845
320.496.091
2.Phải trả cho người bán
11.382.453.196
13.528.186.120
2.TGNH
964.712.573
2.860.019.712
3.Phải trả khách hàng
45.457.639
570.363.080
II.Các khoản có thể dùng thanh toán trong thời gian tới
8.910.334.267
10.580.594.992
4.Phải nộp ngân sách
-25.171.475
-115.002.117
1.Các khoản phải thu
6.587.736.822
6.524.753.204
5.Phải trả CNV
978.831.637
1.578.912.322
2.Hàng tồn kho
2.322.597.445
2.201.996.301
II.Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới
2.932.402.634
3.099.850.021
1.Phải trả phải nộp khác
2.932.402.634
3.099.850.021
Tổng cộng
15.843.973.631
22.462.309.426
Tổng cộng
10.065.194.685
11.907.265.308
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy cả đầu năm và cuối kỳ năm 2001 XNLH đều gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán, thể hiện mức chênh lệch giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán đầu năm là -5.778.778.946 đồng ( = 10.065.194.685 - 15.843.973.631 ) và cuối năm là - 10.555.044.118 đồng ( = 11.907.265.308 - 22.462.309.426 ), đều nhỏ hơn không
Ta xét "Hệ số khả năng thanh toán" (Hk)
Hk đầu năm = 10.065.194.685 / 15.843.973.631
= 0,635 (lần)
Hk cuối kỳ = 11907265308 / 22462309426
= 0,530 (lần)
Như vậy cả cuối kỳ lẫn đầu năm hệ số khả năng thanh toán của XN đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ XN gặp khó khăn trong việc thanh toán, hơn thế nữa hệ số thanh toán cuối kỳ lại giảm hơn so với đầu năm là - 0.105 lần ( 0,530 - 0,635 ), điều này càng cho thấy khả năng thanh toán của XN đang rất khó khăn.
2.4.Phân tích hiệu quả kinh doanh
2.4.1.Hệ thống chỉ tiêu tổng quát
Bảng 13: Bảng phân tích vốn SXBQ, vốn LĐBQ, vốn CĐBQ
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Đầu năm
Cuối kỳ
Đầu năm
Cuối kỳ
1.Vốn lưu động
8.529.643.592
13.124.666.999
13.124.666.999
15.448.810.733
2.Vốn cố định
25.548.119.156
29.665.603.201
29.665.603.201
70.641.857.067
3.Vốn LĐBQ
10.827.155.295,50
14.286.738.866
4.Vốn CĐBQ
27.606.861.178,50
50.153.730.134
5.Vốn kdbq
38.434.016.474,00
64.440.469.000
Bảng 14: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền (đồng)
Tỷ lệ (%)
1.Doanh thu thuần
49.301.273.612
72.601.247.640
23.299.974.028
147,26
2.Vốn KD bq
38.434.016.474
64.440.469.000
26.006.452.526
167,67
3.Lợi nhuận thuần
414.658.174
1.026.856.218
612.198.044
247,639
4.Hiệu quả sử dụng vốn (1/2)
1,283
1,127
-0,156
87,830
5.Mức doanh lợi chung
(7) = (3) / (2)
0,011
0,016
0,005
145,454
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy
Tốc độ tăng doanh thu là 147,26 % nhỏ hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn kinh doanh bình quân (167,67 %). Như vậy hiệu quả sử dụng vốn năm 2001 thấp hơn so với năm 2000. Điều này thể hiện rõ trong chỉ tiêu số 4 ở bảng trên "Hiệu quả sử dụng vốn". Điều này có nghĩa là xét trong mối quan hệ với vốn kinh doanh bình quân thì doanh thu thuần năm 2001 giảm so với năm 2000 là :
72.601.247.640 - 49.301.273.612 x 64.440.469.000/ 38.434.016.474
= - 10.059.829.325,6 (đồng )
tương ứng với giá trị tuyệt đối là -20.405% ( = - 10.059.829.325,6 x 100 / 72.601.247.640 )
Để hiểu rõ hơn vấn đề ta xem xét chỉ tiêu "Hiệu quả sử dụng vốn".
Hiệu quả sử dụng vốn cuối kỳ năm 2001 giảm so với đầu năm là 0,156tương ứng là mức giảm 12,17 %, điều này có nghĩa là cứ một đồng vốn đưa vào sản xuất - kinh năm 2000 sẽ thu được 1,283 đồng doanh thu thuần còn năm 2000 chỉ thu được 1,127 tương ứng giảm 0,156 đồng doanh thu
Nguyên nhân dẫn đến điều này là trong năm qua XNLH đã tăng cường đẩy mạnh đầu tư, mua sắm thêm TSCĐ với giá trị lớn, song doanh thu thu được từ TSCĐ mới đầu tư này chưa cao nên đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn chung. Như vậy việc giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn năm 2001 không hẳn là một dấu hiệu xấu mà ta cần phải xem xét diễn biến trong một vài năm tới để đưa ra nhận xét chuẩn xác.
Tuy chỉ tiêu "Hiệu quả sử dụng vốn" năm 2001 giảm so với năm 2000 song chỉ tiêu "Mức doanh lợi chung" năm 2001 lại tăng hơn so với năm 2000 là 0,005 tương ứng gấp 145,605 %, điều này có nghĩa là với mỗi đồng vốn đưa vào kinh doanh năm 2000 tạo ra 0,011 đồng lợi nhuận thuần thì đến năm 2001 tạo được 0,016 đồng lợi nhuận thuần. Như vậy xét trên phương diện kết quả đầu ra là doanh thu thuần thì XNLH đã sử dụng không có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh song nếu xét trên phương diện đầu ra là lợi nhuận thuần thì XNLH đã sử dụng nguồn vốn kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
2.4.2.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định là tư liệu sản xuất đảm bảo cho điều kiện và năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nó phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nói chung. Đối với XNLH, do đặc điểm riêng của hoạt động kinh doanh vận tải biển, sông, tài sản cố định chủ yếu và quan trọng để thực hiện hoạt động kinh doanh là các đội tàu, các nhà kho bến bãi phục vụ cho dịch vụ vận tải.
Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong XNLH ta dựa trên số liệu của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của XN trong hai năm 2000 và 2001 để tính ra và so sánh các chỉ tiêu: Sức sản xuất của tài sản cố định, sức sinh lợi của tài sản cố định, suất hao phí tài sản cố định.
Bảng 15: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng (%)
1.Doanh thu thuần
49.301.273.612
72.601.247.640
23299974028
181,671
2.Lợi nhuận thuần
414.658.174
1.026.856.218
612198044
167,841
3.Vốn CĐBQ
27606861178.50
50153730134,00
22546868955,5
87,752
4.Nguyên giá TSCĐ bq
39719373181.5
66665525773
26946152591,5
150,000
5.Sức sản xuất TSCĐ (1/4)
1,241
1,089
- 0,152
67,777
6.Sức sinh lợi TSCĐ (2/4)
0,010
0,015
0,005
81,075
7.Suất hao phí TSCĐ (4/1) hoặc (4/2)
0,806
0,918
0,112
113,958
8.Hiệu suất sử dụng vốn cố định (1/3)
1,786
1,448
-0,338
81,075
9.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (2/3)
0,015
0,020
0,005
133,333
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm đi 0,338 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 18,925% tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận vốn cố định lại tăng 0,005 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 133,333%.
Hiện tượng giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định của XN chưa hẳn biểu hiện việc sử dụng tài sản cố định đang xấu đi vì trong năm 2001, XN trang bị mới một lượng lớn giá trị tài sản cố định, điều này chứng tỏ XN đang mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, điều đáng nói là hiệu suất sử dụng tài sản cố đinh của XN còn thấp, một đồng vốn cố đinh đầu tư vào hoạt động kinh doanh chỉ đem lại 1,786 đồng doanh thu thuần năm 2000 và 1,448 đồng doanh thu thuần vào cuối năm 2001, đây là dấu hiệu XN chưa thực sự đạt được hiệu quả cao trong việc khai thác tài sản cố định của mình.
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định tăng chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định của XN đã có hiệu quả, mặc dù trong năm 2001 XN đã đầu tư rất lớn vào tài sản cố định song đã thu được hiệu quả tương đối khả quản ngay trong năm 2001, tuy nhiên ta nhận thấy rằng tỷ suất lợi nhuận cố định tại XN còn ở mức rất thấp, năm 2000 một đồng vốn cố định đầu tư vào hoạt động kinh doanh thu được 0,015 đồng lợi nhuận thuần, năm 2001 thu được 0,02 đồng lợi nhuận thuần. Như vậy, mặc dù hiệu suất sử dụng vốn cố đinh giảm đi song tỷ suất lợi nhuận vốn cố định tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đã có cố gắng lớn trong việc giảm chi phí trong quá trình kinh doanh.
Sức sinh lợi của tài sản cố định tăng lên trong năm 2001 là 0,005 có nghĩa là một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân năm 2000 tạo ra 0,01 đồng lợi nhuận thuần thì năm 2001 tạo ra được 0,015 đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này tuy đạt ở mức thấp song sự tăng lên của chỉ tiêu này góp phần phản ánh XN đã có sự tiến bộ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Hơn thế nữa ta cần lưu ý rằng XN không sử dụng tài sản thuê tài chính, điều này càng đánh giá chính xác hơn nhận định trên.
Nghịch đảo của chỉ tiêu "Sức sản xuất của tài sản cố định" là chỉ tiêu "Sức hao phí tài sản cố định", nên ta chỉ cần phân tích một trong hai chỉ tiêu trên.
Suất hao phí tài sản cố định
=
Nguyên giá tài sản cố định bình quân
Tổng doanh thu thuần
Suất hao phí tài sản cố định năm 2000 là 0,806 tức là để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,806 đồng hao phí tài sản cố định, đến năm 2001 thì suất hao phí tăng lên 0,918 đồng hao phí tài sản cố định để tạo ra một đồng doanh thu. Ta thấy rằng suất hao phí để tạo ra một đồng doanh thu của tài sản cố định trong cả hai năm là rất cao, đây chính là nguyên nhân dẫn tới hiệu quả sử dụng của tài sản cố định, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định thấp.
2.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Bảng 16: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1.Doanh thu thuần
49.301.273.612
72.601.247.640
23.299.974.028
147,260
2.Lợi nhuận gộp
465.556.052
1.832.100.789
1.366.544.737
393,530
3.VLĐ bq
10.827.155.295,50
14.286.738.866
3.459.583.570,5
131,95
4.Sức sản xuất TSLĐ
(Số vòng quay của VLĐ)
(Hệ số luân chuyển)
(1/3)
4,553
5,08
0,527
111,57
5.Sức sinh lợi TSLĐ (2/3)
0,043
0,128
0,085
297,67
6.Thời gian của 1 vòng luân chuyển
79,069
70,866
- 8,203
89,626
Thông qua chỉ tiêu "Sức sản xuất TSLĐ" hay "Số vòng luân chuyển của VLĐ" ta thấy: năm 2000, một đồng vốn lưu động bình quân có khả năng tạo ra 4,553 đồng doanh thu thuần, nhưng cũng một đồng đó lại đem lại 5,08 đồng doanh thu thuần vào năm 2001. Như vậy so với đầu năm sức sản xuất của TSLĐ tăng lên 0,527 (tương ứng là 111,57%). Nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là:
+Do doanh thu thuần năm 2001 so với năm 2000 tăng 23.299.974.028 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 147,260 % làm cho chỉ tiêu này tăng thêm là 2,152 (23.299.974.028 / 10.827.155.295,50)
+Do vốn lưu động bình quân năm 2001 so với năm 2000 tăng 3.459.583.570,5 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 131,95% làm cho chỉ tiêu này giảm :
72.601.247.640 x
1
_
1
14.286.738.866
10.827.155.295,50
= -1,625 (đồng).
Tổng hợp các nhân tố tác động đến chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động : 2,152 + (-1,625) = 0,527. Như vậy tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của vốn lưu động chứng tỏ sức sản xuất của vốn lưu động của XN đang khá lên song để đánh giá xem việc sử dụng vốn lưu động có thực sự hiệu quả hơn hay không ta còn phải xem xét tiếp các chỉ tiêu sau:
Tiếp tục xem xét đến chỉ tiêu "Sức sinh lợi của vốn lưu động" ta thấy rằng, sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2001 tăng so với năm 2000. Điều này có nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được 0,043 đồng lãi năm 2000, đến năm 2001 thì tạo ra được 0,128 đồng. Điều này xảy ra là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Do doanh thu thuần năm 2001 so với năm 2000 tăng 23.299.974.028 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 147,260 % làm cho chỉ tiêu này tăng thêm là:
(72.601.247.640 - 49.301.273.612) / 10.827.155.295,50 = 2,152 đồng
+ Do giá vốn hàng bán năm 2001 so với năm 2000 tăng 21.775.364.560 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 149,06 % làm cho chỉ tiêu này giảm:
- (66.164.528.645 - 44.389.164.085) / 10.827.155.295,50
= -2,011 đồng.
+ Do chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000 tăng 158.064.731 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 103,55% làm cho chỉ tiêu này giảm
-(4.604.618.206- 4.446.553.475) / 10.827.155.295,50
= - 0,015
+ Do vốn lưu động bình quân năm 2001 so với năm 2000 tăng 3.459.583.570,5 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 131,95 % làm cho chỉ tiêu này giảm:
(72.601.247.640 - 66.164.528.645- 4.604.618.206) x (1 / 14.286.738.866
- 1 / 10.827.155.295,50 )
= - 0,041
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu sức sinh lợi của TSLĐ (số vòng luân chuyển của TSLĐ) là :
2,152 + (-2,011) + (- 0,015) + (- 0,041) = 0,085
Nguyên nhân chính làm giảm sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu là do giá vốn hàng bán vì vậy XN nên có biện pháp nhằm giảm giá vốn hàng bán nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Ta thấy cả hai chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động và sức sinh lợi của vốn lưu động cùng tăng lên, chứng tỏ XN ngày càng tăng được hiệu quả sử dụng vốn lưu động, song hiệu quả đạt được còn thấp, XN cần có biện pháp nhằm năng cao chỉ tiêu này.
Xét thời gian của một vòng luân chuyển thông qua chỉ tiêu (5) của bảng II.12 ta thấy, năm 2000 thời gian của một vòng luân chuyển là 79,06 ngày thì năm 2001 giảm đi chỉ còn 70,866 ngày. Thời gian luân chuyển vốn giảm đi, vốn được luân chuyển nhiều hơn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng lên.
Như vậy, so với năm 2000 thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động giảm đi 8,203 ngày. Theo công thức (***) thì sự thay đổi này là do ảnh hưởng của các nhân tố "Vốn lưu động", "Doanh thu thuần".
Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng luân chuyển
=
Thời gian kỳ phân tích x Vốn LĐBQ
Tổng số doanh thu thuần
(***)
+ Do vốn lưu động bình quân năm 2001 so với năm 2000 tăng 3.459.583.570,5 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 131,95 % làm cho chỉ tiêu này tăng :
=
360 x 14.286.738.866
49.301.273.612
-
360 x 10.827.155.295,50
49.301.273.612
= 25,262 ngày
+ Do doanh thu thuần năm 2001 so với năm 2000 tăng 23.299.974.028 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 147,260 % làm cho chỉ tiêu này giảm đi là :
=
360 x 14.286.738.866
72.601.247.640
-
360 x 14.286.738.866
49.301.273.612
= - 33,465 ngày
Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố
= 25,262 + ( - 33,465)
= - 8,203 ngày
Như vậy, do vốn lưu động tăng lên đã gia tăng thời gian một vòng luân chuyển thêm 25,262 ngày. Tuy nhiên, do tổng doanh thu tăng đã làm giảm thời gian một vòng luân chuyển là 33,465 ngày. Điều này dẫn đến thời gian của vốn lưu động giảm xuống 8,203 ngày, có nghĩa là tốc độ luân chuyển của vốn lưu động tại XN đã tăng lên. Sự thay đổi tốc độ luân chuyển vốn đã ảnh hưởng đến doanh thu thuần. Cụ thể, với số vốn không đổi doanh thu thuần trong điều kiện tốc độ luân chuyển vòng vốn được tăng lên thì doanh thu thuần tăng lên:
Doanh thu thuần tăng lên
=
Hệ số luân chuyển VLĐ năm 2001
-
Hệ số luân chuyển VLĐ năm 2000
x
VLĐ bình quân năm 2001
= (5,08 - 4,553 ) x 14.286.738.866
= 7.529.111.382 (đồng)
Vậy do hệ số luân chuyển đồng vốn lưu động năm 2001 tăng so với năm 2000 là 0,527 lần làm XN tiết kiệm được một lượng doanh thu trong năm là 7.529.111.382 (đồng).
Do tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2001 tăng so với năm 2000, nên để đạt được mức doanh thu như năm 2000 thì năm 2001 chỉ cần một lượng vốn là:
49.301.273.612 / 5,08 = 9.704.975.120 (đồng)
Vậy năm 2001 đã tiết kiệm được một lượng vốn là :
14.286.738.866 - 9.704.975.120 = 4.581.763.746 (đồng)
Thông qua kết quả phân tích trên ta rút ra nhận xét chung là hiệu quả sử dụng vốn trên phương diện sức sinh lợi của vốn lưu động và sức sản xuất của vốn lưu động năm 2001 tăng so với năm 2000, chứng tỏ XN đã nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Năm 2001 hệ số luân chuyển của vốn lưu động tăng nên thời gian thu hồi vốn lưu động của năm 2001 giảm đi so với năm 2000. Xét về mặt này, XNLH đã tiết kiệm được một lượng vốn lưu động lớn làm tăng khả năng sử dụng vốn trong năm. XN cần phát huy điều này trong những năm tiếp theo.
2.4.4. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh
Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu thực chất là xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi.
Bảng 17: Bảng phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
±
%
1.Doanh thu thuần
49.301.273.612
72.601.247.640
2.Vốn chủ sở hữu
12.161.146.569
13.731.058.710
3.Lợi nhuận trước thuế
101.130.994
297.750.563
4.Hệ số doanh lợi của vốn CSH ( (4) = (3) : (2) )
0,008
0,022
0,014
260,759
5.Hệ số quay của vốn CSH (5) = (1) : (2)
4,054
5,287
1,233
130,424
6.Hệ số doanh lợi doanh thu thuần ( (6) = (3) : (1) )
0,002
0,004
0,002
199,932
Ta xét chỉ tiêu "Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu". Từ kết quả tính toán trên cho thấy, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2001 tăng lên đáng kể so với năm 2000. Nếu như với một đồng vốn của XNLH năm 2000 chỉ đem lại 0,008 đồng lãi trước thuế, thì sang năm 2001 đã tạo ra 0,022 đồng lợi nhuận trước thuế, như vậy là tăng 0,014 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 260,759 % so với năm 2000. Sự tăng lên về giá trị của chỉ tiêu này chứng tỏ sự cố gắng rất lớn của XNLH trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh làm tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên giá trị của hệ số này trong cả hai năm 2000 và 2001 vẫn còn ở mức rất thấp.
Từ công thức tính mức doanh lợi theo vốn chủ sở hữu và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng ta có:
Hệ suất doanh lợi của vốn chủ sở hữu
=
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu
x
Lợi nhuận trước thuế
Doanh thu thuần
=
Hệ số quay
của vốn
chủ sở hữu
x
Hệ số
doanh lợi
doanh thu thuần (2)
Năm 2000 = 4,054 x 0,002
= 0.008
Năm 2001 = 5,287 x 0,004
= 0,022
Dựa vào quan hệ ở công thức (2), ta thấy khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (thể hiện qua chỉ tiêu "Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu") chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố : nhân tố "Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu" và nhân tố "Hệ số doanh lợi doanh thu thuần".
+Do "Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu" tăng 1,233 vòng tương ứng là 30,424%, đã làm cho "Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu" tăng lên:
(5,287 - 4,054 ) x 0,002 = 0,003 lần
+Do "Hệ số doanh lợi doanh thu thuần " năm 2001 tăng so với năm 2000 là 0,002 dẫn đến "Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu" tăng lên: 0011 lần (=5,287 x 0,002)
+Tổng hợp sự tác động của các nhân tố: 0,003 + 0,011= 0,014
Như vậy, do hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu năm 2001 tăng so với năm 2000 làm cho khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng 0,003 đồng trên một đồng vốn chủ sở hữu, đồng thời do hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2001 tăng so với năm 2000 làm cho khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng 0,011 đồng trên một đồng vốn chủ sở hữu.
Qua việc phân tích một loạt các chỉ tiêu trên, có thể đi đến một nhận xét: mặc dù khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu còn thấp song đã thể hiện xu hướng phát triển đi lên và sự cố gắng của XNLH trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Phần III:
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại XNLH
1. Nhận xét đánh giá chung về tình hình tài chính của XNLH
Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông có bề dày lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Mô hình thành lập XNLH Vận tải biển pha sông lúc đầu là thử nghiệp Đề tài khoa học vận tải biển pha sông với nhiệm vụ chính trị là khai thông tuyến vận chuyển bằng tàu pha sông biển từ đồng bằng sông Cửu Long ra Hà Nội. XN cũng đã từng trải qua thời kỳ khó khăn kể từ sau khi Liên Xô tan rã, Trong điều kiện hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là "Sự kiện tàu Hy Vọng" đã thực sự đưa XNLH đến bờ phá sản. Được sự ủng hộ, giúp đỡ của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong việc đầu tư phương tiện, thiết bị, con người và những ý kiến chỉ đạo trong chiến lược kinh doanh, tổ chức bộ máy điều hành. Đến nay, sau 3 năm (1999, 2000, 2001) CBCNV toàn XNLH đã thực hiện thành công chương trình hai năm chống phá sản. Sản xuất ổn định, đời sống CBCNV không ngừng được cải thiện. Hiện nay, XN đang từng bước chuẩn bị vay vốn cho việc đóng mới tàu, bên cạnh đó vẫn tiếp tục hoạt động với sự hỗ trợ của nhà nước, của Tổng công ty Hàng hải Việt nam và các cơ quan ban ngành nhằm tạo thế đứng vững chắc trên thị trường vận chuyển,
Qua nghiên cứu tình hình hoạt động, tình hình tài chính của XNLH cho thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng XNLH Vận tải biên pha sông cho thấy bước phát triển trong tương lai. Ta có những nhận định cụ thể sau:
XNLH là một pháp nhân kinh tế trong đó bao gồm các Xí nghiệp thành phần có tư cách pháp nhân không đầy đủ hoạt động trên các lĩnh vực đa dạng. Nhìn chung, hoạt động dịch vụ của XNLH Vận tải biển pha sông có bề dày trên 10 năm hoạt động và tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, nổi bật nhất là làm dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá Bắc - Nam bằng đường biển..., ngoài ra XNLH còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác như cho thuê kho, bãi chứa hàng, kinh doanh, tư vấn xây dựng và dịch vụ xuất khẩu lao động..., qua đó cho thấy lĩnh vực kinh doanh của XNLH là rất đa dạng, điều này sẽ tạo cho XN tăng doanh thu, tạo thêm thu nhập. Như vậy, XNLH không chỉ có sự đa dạng trong các lĩnh vực kinh doanh mà còn hoạt động trên một quy mô rộng như vậy sẽ tạo ra nhiều tiềm năng cũng như những thách thức cho XN trong việc sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả nhất. Việc phân tích tình hình tài chính của XNLH là rất cần thiết, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của XN nhằm đưa XN ngày càng phát triểm hơn.
Cùng với sự phát triển của XN, tổ chức bộ máy kế toán cũng khẳng định vai trò của mình trong việc quản lý và điều hành XN. Với đội ngũ kế toán có trình độ, kết hợp với việc sử dụng kế toán máy, thực sự đã đem lại hiệu quả cao cho công ty trong công tác quản lý và phân tích hoạt động tài chính tại XNLH.
Thông qua việc tiếp cận với tình hình tài chính của đơn vị, trên cơ sở bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000 và năm 2001, em có một số nhận xét đánh giá chung về tình hình tài chính của đơn vị như sau:
Thứ nhất: Trong một số năm gần đây XNLH luôn làm ăn có lãi, doanh thu và tổng lợi nhuận trước thuế tăng hàng năm. Năm 2001 doanh thu tăng so với năm 2000 tăng 147,26 %, trong khi đó lợi nhuận thuần tăng 247,639 %. Điều này còn được thể hiện ở chỗ tỷ suất giữa lợi nhuận với tổng tài sản, TSCĐ, TSLĐ năm 2001 đều tăng so với năm 2000, chứng tỏ sức sản xuất của tổng tài sản, TSCĐ, TSLĐ ngày càng tốt lên.
Thứ hai: Năm 2001 so với năm 2000 quy mô nguồn vốn của XNLH đã có bước tăng trưởng đáng kể và ngày càng biến đổi theo xu hướng tăng mạnh tỷ trọng nguồn công nợ ( đặc biệt là nợ dài hạn ) và giảm tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân là do XNLH đang đẩy mạnh mở rộng quy mô và năng lực sản xuất của mình bằng nguồn vốn vay. Cụ thể là trong năm 2001, tổng trị giá tài sản cố định đầu năm so với cuối năm tăng 43.351.407.051 đồng, tương ứng với mức tăng tương đối là 171,9 %, và đến cuối năm 2001 chiếm tỷ trọng 79,65 % trong tổng tài sản. Nợ dài hạn của XN cuối năm 2001 so với đầu năm tăng 34.245.166.200 đồng tương ứng với mức tăng 232,5 %. Điều này chứng tỏ mặc dù tính tự chủ về mặt tài chính của XNLH giảm song lại thể hiện chiều hướng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Thứ ba: Khả năng thanh toán.
Theo kết quả phân tích ở phần II, thì năm 2001 so với năm 2000, hệ số thanh toán hiện hành giảm 0,206 lần; hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm 0,14 lần; hệ số thanh toán nhanh trong cả hai năm đều nhỏ hơn 0,5, tuy nhiên đã tăng lên 0,067 lần. Nhìn chung, khả năng thanh toán của XNLH năm 2001 kém hơn so với năm 2000 và không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tức thời, dẫn đến tình hình tài chính của XN vẫn còn gặp khó khăn..
2. Kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hoàn thiện công tác kế toán tại XNLH.
XNLH là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình, XN phải đảm bảo một tình trạng tài chính lành mạnh, nghĩa là XN cần phải tự tổ chức và huy động và sử dụng vốn có hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc tài chính. Hiện tại XNLH đang trong quá trình đẩy mạnh đầu tư mua, đóng tàu chủ yếu từ các nguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng. Để tạo niềm tin cho những đối tượng cho vay, đòi hỏi XN phải lành mạnh hoá tình hình tài chính của mình. Qua việc phân tích tình hình tài chính tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông cho thấy, mặc dù tình hình tài chính của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn song đã có đà phát triển đi lên. Qua thời gian thực tập ngắn tại XNLH tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại XNLH Vận tải biển pha sông
Thứ nhất: Về cơ cấu nguồn vốn
Thực trạng tại XNLH cho thấy, cơ cấu nguồn vốn tại XNLH đang có xu hướng biến đổi theo chiều hướng tỷ suất nợ ngày càng cao, chủ yếu là do sự tăng mạnh của khoản nợ dài hạn. Đây là một xu hướng biến đổi tốt, cho phép XNLH đáp ứng được nhu cầu đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh tại XN. Hơn nữa theo lý thuyết ta có công thức sau:
Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
x
Tổng tài sản
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
=
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
x
Tổng tài sản
Tổng tài sản - Nợ phải trả
=
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
x
1
1
-
Nợ phải trả
Tổng tài sản
Thông qua công thức trên ta có thể thấy rằng nếu hệ số công nợ càng cao sẽ làm khuyếch đại hoá lợi nhuận và ngược lại. Như vậy, cơ cấu nguồn vốn của XNLH hiện nay là rất tốt do vậy XNLH nên có biện pháp để tiếp tục phát huy đà phát triển này.
Thứ hai: Vế chính sách hạch toán đối với các khoản vốn và đầu tư từ các nguồn vốn.
Về chính sách hạch toán đối với các khoản vốn và đầu tư từ các nguồn vốn đối với các đơn vị thành viên phải nhất quán, tức là XNLH nên tổ chức hạch toán vốn cho các đơn vị trực thuộc giống như nhau (ví dụ như có thể hạch toán vốn của đơn vị trực thuộc đối ứng với TK 1361, thông qua đó, có thể thực hiện việc điều tiết vốn giữa các đơn vị một cách dễ dàng hơn). Thêm nữa, công tác quản lý vốn và trích khấu hao, sử dụng quỹ khấu hao để lại cần phải được theo dõi một cách chặt chẽ .Vì doanh nghiệp có nhiều đầu mối, vốn vay đầu tư từ nhiều nơi và đầu tư cho nhiều tài sản nên cần phải ước lượng cụ thể mức khấu hao cho phù hợp trong năm, nguồn khấu hao nào của tài sản dùng để trả nợ vay đầu tư và đâu là nguồn dùng để tái đầu tư. Nếu cân đối được thì sẽ giảm được tình trạng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để thanh toán nợ dài hạn.
Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được đánh giá có chất lượng quản lý vốn tốt, chất lượng công tác quản lý kinh doanh cao khi vốn được sử dụng hiệu quả. Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu mà Xí nghiệp liên hợp Vận tải hướng tới. Việc sử dụng vốn rất phức tạp, do vốn bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, mỗi loại vốn lại có cách thức quản lý và sử dụng khác nhau. Vốn chỉ được đánh giá là có hiệu quả khi kết hợp được hiệu quả từng loại vốn.
Thứ ba: Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ta dựa vào công thức sau:
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
=
Kết quả đầu ra
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Kết quả đầu ra có thể là doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế. Theo công thức này, để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ có thể thực hiện hai biện pháp: Thứ nhất là nâng cao kết quả đầu ra như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận; thứ hai là giảm nguyên giá TSCĐ. Biện pháp thứ hai là không khả thi, vì nó đi ngược lại chủ trương của XNLH là đẩy mạnh đầu tư trạng thiết bị, vật chất nhằm nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh trong toàn Xí nghiệp. Như vây, đồng thời với giải pháp thứ nhất, XNLH vẫn nên tiếp tục đầu tư mua sắm TSCĐ song phải đảm bảo sao cho tốc độ tăng của TSCĐ nhỏ hơn tốc độ tăng của kết quả đầu ra.
Như ta đã biết : Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
= Cước giá x sản lượng - Chi phí
Rõ ràng, để nâng cao kết quả đầu ra ta phải áp dụng đồng thời các biện pháp nhằm làm cho tốc độ tăng của doanh thu luôn lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Việc tăng doanh thu có thể tiến hành thông qua việc tăng sản lượng vận tải, tăng cước giá. Trong điều kiện hiện nay, sức ép cạnh tranh trên thị trường vận tải biển nội địa từ phía các công ty tư nhân và cả từ một số doanh nghiệp thành viên khác trong Tổng công ty ngày càng tăng, xu thế container hoá là những nguy cơ làm giảm cơ hội kinh doanh và khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường của XNLH ở thị trường trong nước. Hơn thế nữa giá nguyên vật liệu trong nước tăng cao và tăng nhiều lần trong năm, mức thu phí và lệ phí hàng hải theo Quyết định số 48/2001/QĐ/BTC, ngày 28/05/2001 của Bộ Tài Chính tăng 25%; giá cước mất ổn định và có xu hướng giảm liên tục. Trước thực trạng trên, tôi xin đưa ra các giải pháp sau nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định :
ỉ Đẩy mạnh hoạt động vận tải trên tuyến nước ngoài
Trong tình hình thị trường vận tải trong nước gặp nhiều khó khăn như vậy, XNLH nên đầu tư đội tàu theo xu hướng để thực hiện dịch vụ vận chuyển tuyến nước ngoài. Nguyên nhân là do so với tuyến vận chuyển trong nước thì tuyến vận chuyển nước ngoài có cước phí vận chuyển cao hơn, nguồn nhiên liệu giá rẻ hơn, không phải nộp thuế GTGT, dẫn đến lợi nhuận thu được từ tuyến hoạt động này cao hơn nhiều so với tuyến trong nước.
ỉ Giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
Như đã phân tích ở phần II, tuy doanh thu tạo ra rất lớn song chi phí sản xuất - kinh doanh lại rất cao, dẫn đến lợi nhuận thu được chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh thu đạt được. Tiền lương cho đội ngũ sĩ quan, thuyền viên cũng là một khoản chi phí lớn trong chi phí hoạt động của XN. Nếu XN có thể sử dụng tối đa thuyền viên Việt Nam làm việc thay cho việc phải thuê thuyền viên nước ngoài với chi phí cao hơn sẽ góp phần làm giảm đáng kể chi phí kinh doanh của Xí nghiệp.
ỉ Chính sách đối với các tàu biển cũ
Đối với các tàu biển cũ, là tài sản có giá trị thu hồi lớn và giá trị còn lại không còn nhiều thì doanh nghiệp nên có biện pháp để xử lý, vì theo chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2002 thì giá trị phải khấu hao bằng chênh lệch giữa nguyên giá và giá trị thu hồi ước tính nên khi đó doanh nghiệp sẽ không được trích khấu hao những tàu đã hết giá trị phải khấu hao, nên sẽ không có nguồn khấu hao để bù đắp cho các nhu cầu trả nợ nên:
Phải tính toán hiệu quả kinh doanh thực tế của các tàu đó, từ đó so sánh và đưa ra biện pháp như:
- Cổ phần hoá từng phần.
- Bán hoặc chuyển nhượng để lấy vốn tái đầu tư.
Về mặt xã hội thì phải có chiến lược lâu dài đối với việc sử dụng loại tàu như cỡ tàu, đào tạo thuyền viên và các chuyên viên để quản lý cho phù hợp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng của việc đầu tư trang bị các tàu biển hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng trên các tuyến quốc tế.
Đối với việc đầu tư tàu, do tàu mới và tàu cũ so sánh về mức doanh thu tương đối so với cỡ tàu không khác nhau nhiều, mặt khác, khi đầu tư mới thì giá thành rất cao, doanh nghiệp phải vay vốn thương mại trong thời gian kinh doanh dài nên không thể lường trước được rủi ro và sự biến động của thị trường, do vậy nên khi đầu tư doanh nghiệp nên chú ý đến việc mua các tàu đã qua sử dụng với giá thấp và tận dụng khai thác kéo dài thời gian, tạo nguồn lợi nhuận và giải quyết lao động xã hội ở XNLH, từ đó tích luỹ để đầu tư lớn. Như vậy, sẽ tăng được khả năng tự cân đối về tài chính, hay tỷ suất tự tài trợ.
Thứ tư: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Do tính chất liên tục của quá trình sản xuất dẫn đến sự cần thiết doanh nghiệp nào cũng phải có một số vốn thoả đáng để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và lưu thông. Để quá trình kinh doanh có hiệu quả cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ
=
Kết quả đầu ra
Vốn lưu động bình quân
Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cần phải tăng kết quả đầu ra và giảm tới mức hợp lý vốn lưu động.
ỉ Xác định mức vốn lưu động hợp lý
Để có mức vốn lưu động hợp lý, XNLH cần phải có kế hoạch dự toán mức vốn lưu động từng kỳ, đồng thời xem xét vốn lưu động trong mối quan hệ với các chỉ tiêu và khả năng thanh toán. Như phân tích ở phần II, XN đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh. Để đảm bảo khả năng thanh toán này, cũng như hạn chế bị chiếm dụng vốn, XN phải tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, nhằm tăng cường lượng tiền mặt dự trữ ở mức hợp lý, tránh trường hợp phải bán gấp các tài sản lưu động khác để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, XN cần phải dự đoán nhu cầu tiền và xác định mức dự trữ hợp lý. Hàng năm, XN phải sử dụng vật tư phục vụ cho sửa chữa tàu vận tải của mình, do vậy XN còn phải lập kế hoạch dự tính chính xác lượng vật tư và nhiên liệu theo từng tháng, từng quý. Nếu việc dự tính nhu cầu nhiên liệu vật tư chính xác sẽ góp phần làm giảm chi phí trong kỳ.
ỉ Nâng cao số vòng quay của vốn lưu động
Khi số vòng quay tăng, thì tốc độ chu chuyển của vốn lưu động tăng, do đó hiệu quả sử dụng vốn cũng được năng cao. Hệ quả trực tiếp của việc nâng cao số vòng quay của vốn lưu động là thời gian của một vòng luân chuyển sẽ giảm xuống, do đó XN sẽ thu hồi vốn được nhanh hơn. Cụ thể đối với vốn bằng tiền, ta có thể giảm chu kỳ vận động của tiền mặt bằng cách giảm thời gian thu hồi những khoản phải thu; kéo dài thời gian chậm trả các khoản phải trả bằng việc trì hoãn thanh toán trong điều kiện có thể. Đối với các tài sản lưu động khác, XN phải lập dự toán chính xác về các hợp đồng kinh doanh với khách hàng, để từ đó có kế hoạch dự trữ vật tư, nguyên vật liệu hợp lý, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng, xem xét việc thu hồi các khoản thanh toán với khách hàng
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán
Thứ nhất : Hạch toán khoản mục xây dựng cơ bản
Về doanh thu xây dựng cơ bản: theo nhận định của tôi thì việc xây dựng cơ bản chủ yếu tự làm để phục vụ cho nội bộ XNLH (như việc xây kho chứa hàng cho Cảng hoặc các công trình phục vụ cho XNLH). Như vậy, nếu hạch toán lợi nhuận thu được từ các khoản trên thì như vậy sẽ không đảm bảo tính khách quan của doanh số và lợi nhuận. Vì thực chất các khoản lãi mang lại do hoạt động đầu tư XDCB và việc sử dụng tài sản đó phải trích khấu hao của các tài sản đó. Như vậy, tính lợi nhuận trong năm nay có nghĩa thì ta phải trả cho các năm sau về phần lợi nhuận mà ta đã hưởng trong các năm trước. Theo nguyên tắc xác định doanh thu thì không được xác định doanh thu đối với hàng hoá mình vẫn còn chịu rủi ro về sở hữu, sử dụng, đối với hàng hoá bán mua cho chính mình,
Chính vì vậy, nếu hạch toán hoạt động xây dựng cơ bản như hiện nay sẽ dẫn đến nhận định không chính xác như sau:
Trước hết thông qua báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh chi tiết cho từng hoạt động của XN năm 2001 ta lập bảng phân tích 18 (trang 80)
Nếu căn cứ vào bảng phân tích số 18 này ta sẽ đưa ra nhận xét là trong các hoạt động kinh doanh trên thì hoạt động "Vận tải" chiếm tỷ trọng doanh thu thuần cao nhất trong tổng doanh thu thuần của toàn XN (75,736%) và tỷ trọng lợi nhuận thuần cũng cao nhất 70,743%, do vậy chắc chắn doanh nghiệp nên đầu tư chú trọng khai thác hoạt động vận tải. Tuy nhiên, hoạt động đạt "Hệ số doanh lợi doanh thu thuần" cao nhất lại thuộc về hoạt động "Xây dựng cơ bản" (7,838%), song đây là hoạt động chiếm mức doanh thu thuần thấp nhất trong các loại hình hoạt động tại XN. Điều này chứng tỏ đây là một kết cấu đầu tư kinh doanh không hiệu quả, vì loại hình kinh doanh đạt doanh thu thuần cao nhất chỉ đạt mức lợi nhuận trên doanh thu thuần xếp thứ ba, còn hoạt động kinh doanh đạt mức doanh thu thấp nhất lại đạt hiệu quả lợi nhuận trên doanh thu thuần cao nhất. Dẫn đến đưa ra nhận định là: Do cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh không hợp lý làm giảm hiệu quả sản xuất - kinh doanh của XNLH, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì XN nên đầu tư thêm cho hoạt động xây dựng cơ bản và nâng cao hơn nữa hiệu quả từ loại hình hoạt động vận tải.
Bảng 18 : Bảng phân tích hiệu quả sản xuất - kinh doanh
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Hệ số doanh lợi doanh thu thuần
Số tiền(đồng)
(%)
Số tiền(đồng)
(%)
Khai thác cảng
2.835.675.091
3,906
41.644.616
2,273
1,469
Vận tải
54.985.461.370
75,736
1.296.077.610
70,743
2,357
KD cát đen
4.602.947.502
6,340
157.750.846
8,610
3,427
XDCB
2.226.008.793
3,066
174.475.299
9,523
7,838
DVụ khác
7.951.154.884
10,952
162.152.418
8,851
2,039
XNLH
72.601.247.640
100
1.832.100.789
100
2,524
Rõ ràng đây là một nhận định không chính xác, nhưng nguyên nhân là do việc hạch toán hoạt động xây dựng cơ bản không được khách quan. Do đó, đối với hoạt động xây dựng cơ bản phục vụ cho bản thân đơn vị thì không được hạch toán vào doanh thu, còn đối với doanh thu thu được từ hoạt động xây dựng cơ bản cho các đơn vị thành phần khác trong nội bộ XNLH thì không được tính là doanh thu trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp của toàn bộ XNLH.
Thứ hai : Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm
XNLH cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, không thể để thủ quỹ kiêm làm một số phần hành kế toán như tình hình hiện nay tại cơ quan văn phòng XNLH.
Thứ ba : Tăng cường áp dụng kế toán máy
Tại một số đơn vị thành phần của XNLH có áp dụng kế toán máy song việc áp dụng chưa triệt để nên không khai thác được các ưu thế của việc áp dụng kế toán máy, ví dụ tại Cảng Khuyến lương, đây là đơn vị trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh, và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực hoạt động, do vậy các nghiệp vụ hàng ngày phát sinh với số lượng rất lớn, song chương trình kế toán máy chỉ được áp dụng để xử lý các số liệu tổng hợp còn các số liệu chi tiết vẫn áp dụng kế toán thủ công. Chính vì vậy XN nên quan tâm chú trọng hơn nữa đến việc áp dụng kế toán máy một cách hiệu quả hơn nữa nhằm năng cao hiệu quả của công tác kế toán của XN.
Thứ tư : Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mặc dù chưa bắt buộc, nhưng với những lợi thế mà Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mang lại sẽ cung cấp cho đơn vị, cũng như những người có quan tâm biết được nhiều thông tin bổ ích. Thông qua việc phân tích, người sử dụng thông tin cũng thấy được khả năng thanh toán của đơn vị, biết được tiền tệ hiện có được sinh ra bằng cách nào và chúng được sử dụng ra sao, đồng thời biết được mối quan hệ giữa lãi (lỗ) ròng với luồng tiền tệ cũng như các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính ảnh hưởng tới tiền tệ ở mức độ nào, làm tăng hay giảm tiền tệ từ đó tăng cường hơn nữa tính chủ động trong việc quản lý vốn nói chung và vốn bằng tiền nói riêng. Tuy nhiên, việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại tương đối phức tạp đòi hỏi hệ thống thu thập thông tin của doanh nghiệp đầy đủ. Em có đề xuất là XNLH nên hướng tới thực hiện lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để từ đó giúp XNLH nói chung cũng như các đơn vị thành phần đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng vốn, giúp XN có thể xây dựng tốt kế hoạch phát triển kinh doanh của mình.
Nếu XN áp dụng kế toán máy một cách toàn diện sẽ giúp đồng thời giải quyết được rất nhiều vấn đề trong việc hoàn thiện công tác kế toán ví dụ như vừa nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán, vừa giải quyết được việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách đơn giản hơn.
Mục lục
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tiến sĩ Nguyễn Văn Công
Lập, đọc, kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính. - Nhà xuất bản Tài chính 2001
2. Ngô Thế Chi
Đọc và phân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp - Nhà xuất bản Tài chính 1996
3. Tiến sĩ Nguyễn Thị Đông
Lý thuyết hạch toán kế toán - Nhà xuất bản Tài chính 1997
4.Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Khoa Kế toán - Kiểm toán trường ĐHKTQD -2001
5.Nguyên lý về kế toán Mỹ
6.Tiến sĩ Nguyễn Minh Phương
Giáo trình Kế toán quản trị - Nhà xuất bản giáo dục 1998
7. Một số sách báo tạp chí khác có liên quan
Phụ lục
Bảng cân đối kế toán
(Ngày 31 tháng 12 năm 2001)
Đơn vị tính : đồng
Tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối kỳ
A. tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn
100
13.124.666.999
15.448.810.733
I. Tiền
110
1.154.860.418
3.180.515.803
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân quỹ)
111
190.147.854
320.496.091
2. tiền gửi ngân hàng
112
964.712.573
2.860.019.712
3. Tiền đang chuyển
113
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
III. Các khoản phải thu
1. Phải thu của khách hàng
131
5.681.532.576
5.598.879.737
2. Trả trước cho người bán
132
490.300.000
1.011.342.412
3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
133
3.130.128
51.547.895
4. Phải thu nội bộ
134
5. Các khoản phải thu khác
138
412.774.118
363.415.090
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
-500.431.930
IV. Hàng tồn kho
140
2.322.597.445
2.201.996.301
1. Hàng mua đang đi trên đường
141
2. Nguyên liệu vật liệu tồn kho
142
1.118.036.063
1.185.275.223
3. Công cụ, dụng cụ tồn kho
143
20.107.681
31.477.731
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
144
835.389.481
401.024.979
5. Thành phẩm tồn kho
145
334.475.720
247.005.935
6. Hàng tồn kho
146
4.588.500
337.212.433
7. Hàng gửi đi bán
147
V. Tài sản lưu động khác
150
3.059.472.314
3.540.545.425
1. Tạm ứng
151
3.059.472.314
3.525.375.139
2. Chi phí trả trước
152
3. Chi phí chờ kết chuyển
153
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
154
5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ NH
155
VI. Chi sự nghiệp
160
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
200
29.665.603.201
70.641.857.067
I. Tài sản cố định
210
25.219.718.739
68.571.125.790
1. Tài sản cố định hữu hình
211
25.195.588.739
68.546.995.790
- Nguyên giá
212
42.492.508.556
90.838.542.990
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
213
- 17.296.919.817
- 22.291.547.200
2. Tài sản cố định thuê tài chính
214
- Nguyên giá
215
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
216
3. Tài sản cố định vô hình
217
24.130.000
24.130.000
- Nguyên giá
218
24.130.000
24.130.000
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
219
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
2.478.100.866
1.815.700.000
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn
221
2. Góp vốn liên doanh
222
2.468.100.866
1.805.700.000
3. Các khoản đầu tư dài hạn khác
229
10.000.000
10.000.000
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
1.947.783.596
235.031.277
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
240
20.000.000
20.000.000
Tổng cộng tài sản
250
42.790.270.200
86.089.667.800
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
300
30.629.123.631
72.358.609.090
I. Nợ ngắn hạn
310
15.843.973.631
22.462.309.426
1. Vay ngắn hạn
311
530.000.000
3.800.000.000
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
312
3. Phải trả cho người bán
313
11.382.453.196
13.528.186.120
4. Người mua trả tiền trước
314
45.457.639
570.363.080
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
315
- 25.171.475
- 115.002.117
6. Phải trả công nhân viên
316
978.831.637
1.578.912.322
7. Phải trả các đơn vị nội bộ
317
1.853.845.487
8. Các khoản phải trả phải nộp khác
318
2.932.402.634
3.099.850.021
II. Nợ dài hạn
320
14.725.000.000
48.970.166.200
1. Vay dài hạn
321
14.725.000.000
48.970.166.200
2. Nợ dài hạn khác
322
III. Nợ khác
330
60.150.000
926.133.464
1. Chi phí phải trả
331
905.333.464
2. Tài sản thừa chờ xử lý
332
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
333
60.150.000
20.800.000
B. nguồn vốn chủ sở hữu
400
12.161.146.569
13.731.058.710
I. Nguồn vốn quỹ
410
12.051.422.880
13.570.102.757
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
39.595.870.160
40.082.072.819
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
412
3. Chênh lệch tỷ giá
413
4. Quỹ đầu tư phát triển
414
93.284.939
93.284.939
5. Quỹ dự phòng tài chính
415
6. Lợi nhuận chưa phân phối
416
-27.637.732.219
- 26.605.255.001
7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
417
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
109.723.689
160.955.953
1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
421
99.567.803
100.781.543
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
422
10.155.886
12.735.886
3. Quỹ quản lý của cấp trên
423
47.438.524
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp
424
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
427
Tổng cộng nguồn vốn
430
42.790.270.200
86.089.667.800
Kết quả hoạt động kinh doanh
Ngày 30 tháng 12 năm 2001
Phần I: Báo cáo lãi lỗ: Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ trước
Kỳ này
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ
+Chiết khấu
+Giảm giá
+Hàng bán bị trả lại
+Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp
1. Doanh thu thuần
2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận gộp
4. Chi phí bán hàng
5. Chi phí quản lý DN
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
- Thu hoạt động tài chính
- Chi phí hoạt động tài chính
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính
- Các khoản thu bất thường
- Chi phí bất thường
8. Lợi nhuận bất thường
9. Tổng lợi nhuận trước thuế
10. Thuế thu nhập DN PN.
11. Lợi nhuận sau thuế
01
03
04
05
06
07
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
60
70
80
72.601.247
72.601.247.640
66.164.528.645
6.436.718.995
4.604.618.206
1.832.100.789
463.113.305
1.543.441.021
- 1.080.327.716
1.330.022.811
1.054.939.666
275.083.145
1.026.856.218
1.026.856.218
49.301.273.612
49.301.273.612
44.389.164.085
4.912.109.527
4.446.553.475
465.556.052
21.333.138
21.333.138
1.249.939.421
1.332.170.437
- 72.231.016
414.658.174
414.658.174
Kết luận
Một vấn đề luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay là Vốn kinh doanh, làm thế nào để có đủ được Vốn kinh doanh cần thiết và sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Đây cũng là một vấn đề mà Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông đang tìm mọi cách để giải quyết một cách thoả đáng nhất.
Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông, đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của Xí nghiệp, cho tôi thấy rằng phân tích tình hình tài chính đóng vai trò rất lớn đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của XN, đây là công cụ để lãnh đạo Xí nghiệp đánh giá chính xác thực trạng và tiềm năng của để có phương hướng chỉ đạo hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị mình góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp.
Hiện tại, mặc dù tình hình tài chính tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông còn gặp nhiều khó khăn nhưng Xí nghiệp đã cố gắng hợp lý hoá, sử dụng và điều phối vốn sao cho có hiệu quả nhất và đã thu được những kết quả tốt như đã phân tích ở phần trên. Vì thời gian nghiên cứu không nhiều và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Qua đây, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - thạc sĩ Phạm Đức Cường và phòng kế toán Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3074.doc