Đề tài Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty Cao Su Sao Vàng

Phó Giám đốc phụ trách công tác xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản. Kiểm tra nội dung, phê duyệt tài liệu có liên quan đến xây dựng cơ bản (khi được uỷ quyền). - Phó Giám đốc phụ trách công tác xây dựng cơ bản tại Chi nhánh cao su Thái bình kiêm Giám đốc Chi nhánh cao su Thái Bình: có nhiệm vụ điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản tại Chi nhánh cao su Thái Bình. Điều hành các công việc có liên quan đến công tác sản xuất, công tác bảo vệ sản xuất cũng như kiểm tra, phê duyệt tài liệu có liên quan đến sản xuất và bảo vệ sản xuất của Chi nhánh cao su Thái Bình.

doc81 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty Cao Su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 Cơ cấu tài sản 0,713 0,726 ở phần trên đã phân tích chi tiết về các phần khoản mục ở phần tài sản và nguồn qua bảng cân đối kế toán. Dưới đây là một vài nhận xét về phần tài sản và nguồn vốn qua bảng tổng hợp các chỉ số: - Hệ số nợ cao, năm sau cao hơn năm trước (>70%), đồng nghĩa với vốn chủ giảm dần (<30%). Điều này cho thấy mức độ tự chủ của Công ty ngày càng hạn chế, Công ty ngày càng chịu sức ép từ các chủ đầu tư. - Tỷ lệ tài sản phân bổ vào tài sản dài hạn và ngắn hạn tương đối hợp lý. Nhưng vì nhiều lý do nên việc sử dụng các loại tài sản trên chưa đạt hiệu quả cao. Như ở phần tài sản ngắn hạn đó là các khoản phải thu và hàng tồn kho quá nhiều dẫn đến vốn ứ đọng, tăng chi phí sử dụng vốn, do đó hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chưa cao. Về phần tài sản dài hạn trong năm qua Công ty đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định qua đó tăng năng lực sản xuất kinh doanh nhưng vấn đề đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế, nhiều thiết bị máy móc chưa được sử dụng hết công suất. Vì vậy dẫn đến lãng phí vốn, chi phí sửa chữa tăng lên. Trong kỳ tới Công ty cần có những biện pháp và kế hoạch kinh doanh thích hợp qua đó năng cao hiệu quả sử dụng tài sản. - Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ của Công ty tương đối tốt, nhưng các khoản đầu tư cho TSCĐ từ nguồn vay dài hạn. Đó là một sự mạo hiểm vì tại thời điểm này Công ty đã vay quá nhiều. 1.1.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh Xác định vốn luân chuyển ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 31/12/ 2000 31/12/ 2001 I. VLC = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ Tài sản cố định Nguồn vốn dài hạn - Vốn chủ sở hữu - Nợ dài hạn - Nợ khác 178.403.699.802 149.020.371.550 91.647.939.635 57.372.431.915 374.276.559 194.753.561.384 160.778.395.744 91.386.696.113 69.391.699.631 264.431.079 II. VLC = TSLĐ - Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn 127.376.329.235 156.385.380.928 141.400.671.895 175.111.406.456 Vốn luân chuyển -29.009.051.693 -33.710.734.561 Xác định nhu cầu vốn luân chuyển ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 31/12/ 2000 31/12/ 2001 Các khoản phải thu Hàng tồn kho Phải trả 26.595.690.579 92.974.186.823 214.132.089.402 55.048.977.354 78.640.565.155 244.767.537.166 Nhu cầu VLC (= 1 + 2 - 3) -94.562.212.000 -111.077.994.657 So sánh VLC và NCVLC để xác định cân bằng tài chính Chỉ tiêu 31/12/ 2000 31/12/ 2001 1. Vốn luân chuyển -29.009.051.693 -33.710.734.561 2. Nhu cầu vốn luân chuyển -94.562.212.000 -111.077.994.657 Chênh lệch (VLC - NCVLC) 65.553.160.307 77.367.260.096 Bảng tính xác định vốn luân chuyển cho thấy trong 2 năm vừa qua, vốn luân chuyển đều âm và năm sau nhiều hơn năm trước. Vốn luân chuyển âm có nghĩa là nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động. Và phần chênh lệch giữa nợ ngắn hạn và tài sản lưu động được Công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản cố định. Điều này thực sự là mạo hiểm và rủi ro rất cao, qua đó cho thấy tình hình tài chính của Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn. Bảng tính xác định nhu cầu vốn luân chuyển cho biết trong 2 năm vừa qua nhu cầu vốn luân chuyển luôn <0 do các khoản phải trả là đáng kể do doanh nghiệp được người bán cho nợ nhiều và thời gian nợ lâu. Trong kỳ tới Công ty cần giảm hơn nữa lượng hàng tồn kho để không bị đọng vốn, qua đó sẽ giảm được khoản nợ ngắn hạn và nợ khác. Khoản chênh lệch giữa vốn luân chuyển và nhu cầu vốn luân chuyển là ngân quỹ. Ngân quỹ Công ty trong 2 năm qua luôn dương cho thấy Công ty vẫn đủ năng lực thanh toán tức thời của doanh nghiệp trong khi vẫn đảm bảo nghĩa vụ thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn của nó (vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả). 1.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh Số tiền Tỷ lệ Tổng doanh thu 333.986.343 340.464.778 6.478.435 + 1,93 Doanh thu hàng xuất khẩu 166.733 1.183.162 1.016.428 + 610 Các khoản giảm trừ + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế TTĐB 308.289 35.319 272.969.357 0 1.133.217 286.594 846.622 0 824.927 251.274 573.653 0 + 267 + 711 + 210 1. Doanh thu thuần 333.678.054 339.331.561 5.653.507 + 1,69 2. Giá vốn hàng bán 286.132.738 289.547.165 3.414.427 + 1,19 3. Lợi nhuận gộp 47.545.315 49.784.396 2.239.080 + 4,7 4. CP bán hàng 16.359.418 19.503.027 3.143.609 + 19,2 5. CP quản lý 16.785.995 14.923.499 - 1.862.495 - 11 6. LN từ HĐKD 14.399.901 15.357.869 957.967 + 6,65 7. TN từ HĐTC 209.425 211.898 2.473 + 1,18 8. CP từ HĐTC 12.211.643 15.265.353 3.053.709 + 25 9. LN từ HĐTC -12.002.217 -15.053.454 - 3.051.236 + 25,4 10. TN bất thường 348.208 1.238.724 890.515 + 255 11. CP bất thường 33.813 140.545 106.731 + 315 12. LN bất thường 314.394 1.098.178 783.783 + 249 13. Tổng LN trước thuế 2.712.079 1.402.593 - 1.309.485 - 48,2 14. DT các CN, XN 775.010 996.662 221.651 + 28,5 15. Chi phí 733.947 1.341.961 608.014 + 82,8 16. LN trước thuế 41.063 -345.299 - 386.362 - 940 17. Lỗ XNDVTM -266.701 -26.239 240.461 - 90 18. Tổng LN trước thuế 2.486.440 1.031.054 - 1.455.386 - 58,5 19 Tổng thuế TN phải nộp 795.661 329.937 - 465.723 - 58,5 20. LN sau thuế 1.690.779 701.117 - 989.662 - 58,5 Năm 2001 Doanh thu thuần của Công ty đạt 339.331.561.779 đồng tăng 5.653.587.716 đồng (~1,7%) so với năm 2000 trong đó: - Giá vốn hàng bán tăng 3.414.427.111 đồng (~1,2%). Giá vốn hàng bán tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Trong năm 2000 để có 1 đồng doanh thu thì Công ty phải hao phí 0,86 đồng giá vốn hàng bán, tỷ lệ này năm 2001 là 0,85 đồng. Như vậy so với năm 2000 để có 1 đồng doanh thu giá vốn hàng bán giảm 0,01 đồng. Điều này cho thấy nỗ lực của Công ty trong năm qua và Công ty nên tiếp tục phát huy. - Chi phí bán hàng tăng 3.143.609.004 đồng (~19,2%). Tốc độ tăng của chi phí bán hàng tăng nhiều hơn tốc độ tăng doanh thu và giá vốn hàng bán. Trong năm 2000 để có 1 đồng doanh thu thì Công ty phải hao phí 0,048 đồng chi phí bán hàng, tỷ lệ này năm 2001 là 0,057 đồng. Như vậy so với năm 2000 để có 1 đồng doanh thu chi phí bán hàng tăng 0,009 đồng. Điều này cho thấy sự bất hợp lý và trong kỳ tới Công ty cần xem xét và có biện pháp để tiết kiệm chi phí. - Chi phí quản lý giảm 1.862.495.692 đồng (~ -11,1%). Trong năm 2000 để có 1 đồng doanh thu thì Công ty phải hao phí 0,05 đồng chi phí quản lý, tỷ lệ này năm 2001 là 0,043 đồng. Như vậy so với năm 2000 để có 1 đồng doanh thu chi phí quản lý giảm 0,007 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý của Công ty năm 2001 tốt hơn năm 2000. - Chi phí hoạt động tài chính tăng 3.053.709.992 (~25%). Tốc độ tăng chi phí hoạt động tài chính cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thu. Trong năm 2000 để có 1 đồng doanh thu Công ty phải hao phí 0,036 đồng chi phí hoạt động, tài chính, tỷ lệ này năm 2001 là 0,045 đồng. Như vậy so với năm 2000 để có 1 đồng doanh thu chi phí hoạt động tài chính tăng 0,009 đồng. Điều này phản ánh hiệu quả từ hoạt động tài chính của Công ty rất thấp và ngày càng giảm sút, chủ yếu do các khoản vay ngắn hạn của Công ty ngày càng tăng, do đó chi phí trả lãi vay càng lớn. - Chi phí bất thường tăng 106.731.979 đồng (~315%). Trong năm 2000 để có 1 đồng doanh thu Công ty phải hao phí 0,0001 đồng chi phí bất thường, tỷ lệ này năm 2001 là 0,0004 đồng. - Lợi nhuận gộp tăng 2.239.080.695 đồng (~4,7%). Trong năm 2000 cứ 1 đồng doanh thu đem lại 0,142 đồng lợi nhuận gộp, tỷ lệ này năm 2001 là 0,146 đồng. Mức sinh lợi trên 1 đồng doanh thu năm 2001 tăng không đáng kể so với năm 2000. Qua đó cho thấy so với năm 2000 hiệu quả kinh doanh năm 2001 chưa được cải thiện rõ rệt. - Lợi nhuận sau thuế giảm 989.662.696 đồng (~ -58,5%), trong khi tốc độ tăng doanh thu là 1,93%, điều này phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty thấp và có chiều hướng giảm sút. Trong năm 2000 cứ 1 đồng doanh thu đem lại 0,005 lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ này năm 2001 là 0,002 đồng. Như vậy so với năm 2000 lợi nhuận sau thuế giảm 0,003 đồng. Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là chi phí của Công ty tăng nhanh và khá nhiều đó là chi phí bán hàng và chi phí hoạt động tài chính. Trong kỳ tới Công ty cần có biện pháp thích hợp để tiết kiệm chi phí qua đó tăng lợi nhuận. 1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 I. Lưu chuyển tiền tư hoạt động SXKD 1. Tiền thu bán hàng 2. Tiền thu từ các khoản nợ phải thu 3. Tiền thu từ các khoản khác 4. Tiền đã trả cho người bán 5. Tiền đã trả công nhân viên 6. Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho nhà nước 7. Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác 8. Tiền đã trả cho các khoản khác Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SXKD 84.622.057.295 37.616.079.913 57.683.671.500 80.661.556.773 15.184.728.644 3.115.911.504 51.368.104.194 50.268.209.217 -20.676.701.624 62.826.723.459 364.237.527.272 194.905.737.296 -274.500.429.075 -39.985.746.590 -13.452.997.824 -96.010.988.963 -206.386.210.659 -8.366.385.084 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác 2. Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác 3. Tiền thu do bán tài sản cố định 4. Tiền đầu tư vào các đơn vị khác 5. Tiền mua tài sản cố định Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 29.381.665 73.891.971 0 0 1.681.535.604 -1.578.261.968 45.704.812 117.057.246 146.091.692 0 -3.087.904.221 -2.779.050.471 III. lưu chuyển tiền từ hoạt động tC 1. Tiền thu do đi vay 2. Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn 3. Tiền thu từ lãi tiền gửi 4. Tiền đã trả nợ vay 5. Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu 6. Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 98.706.218.306 430.000.000 28.715.441 72.245.367.398 4.416.803 2.572.858.231 24.342.291.315 249.576.190.762 0 94.840.446 -227.516.080.855 -18.141.610 -10.842.532.526 11.294.276.217 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 2.087.327.723 148.840.662 Tiền tồn đầu kỳ 4.049.350.421 6.136.678.144 Tiền tồn cuối kỳ 6.136.678.144 6.285.518.806 Như vậy lượng tiền luân chuyển trong năm 2001 tăng 2,4% tương đương 148.840.662 đồng so với năm 2000. Sự tăng này là do: - So với năm 2000 thì năm 2001 lượng tiền luân chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 59,5% tương đương 12.310.316.540 đồng. Mặc dù trong năm vừa qua Công ty đã nỗ lực rất nhiều nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn chưa mang lại lợi nhuận cho Công ty vì khoản thu vẫn không đủ trang trải cho các khoản chi. Trong năm qua Công ty đã thu hồi được khá nhiều từ các khoản nợ phải thu và các khoản khác nhưng ngược lại khoản công ty phải trả cho người bán và các khoản phải trả khác cũng như phải trả công nhân viên quá nhiều. Do vậy khoản thu đã không bù đắp cho các khoản chi. Trong kỳ tới Công ty cần tăng cường thu hồi các khoản phải thu đồng thời tăng cường chiếm dụng vốn của các khách hàng, cũng như sử dụng chi phí hợp lý qua đó sẽ mang lại lợi nhuận cho Công ty. - So với năm 2000 năm 2001 lượng tiền luân chuyển từ hoạt động đầu tư giảm 76% tương đương 1.200.788.503 đồng. Nguyên nhân của sự giảm này là trong năm vừa rồi Công ty đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định (gấp 1,5 lần so với năm 2000). Do vậy hoạt động đầu tư trong năm vừa qua đã không mang lại lợi nhuận cho Công ty vì các khoản thu được không đủ trang trải cho các khoản chi. - Mặc dù hoạt động tài chính mang lại lợi nhuận cho Công ty cụ thể là 11.294.276.217 đồng nhưng so với năm 2000 thì lợi nhuận đã giảm hơn nửa (năm 2000 lợi nhuận từ hoạt động tài chính là 24.342.291.315 đồng). Điều này cho thấy trong các hoạt động của Công ty thì hoạt động tài chính mang lại lợi nhuận nhiều nhất nhưng cũng đã có dấu hiệu giảm sút. Trong năm tới Công ty không những phải duy trì hoạt động tài chính hiệu quả mà Công ty đang có, đồng thời phải có một chiến lược kinh doanh hợp lý để hoạt động sản xuất kinh doanh (hoạt động chủ lực) mang lại lợi nhuận cho Công ty. 2. Phân tích các chỉ số tài chính 2.1. Nhóm hệ số đánh giá tình hình và khả năng thanh toán Tên hệ số Công thức Năm 2000 Năm 2001 Khả năng thanh toán tổng quát = 1,5 1,37 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 0,93 0,8 Khả năng thanh toán nhanh = 0,38 0,358 Khả năng thanh toán nợ dài hạn = 2,15 2,05 Hệ số nợ phải thu, phải trả = 0,84 0,46 Hệ số thanh toán lãi vay = 2,8 1,58 - Hệ số thanh toán tổng quát như trên là tốt, chứng tỏ tất cả cả các khoản huy động đều có tài sản bảo đảm (năm 2000 Công ty cứ đi vay 1 đồng thì có 1,5 đồng tài sản bảo đảm, tỷ lệ này năm 2001 là 1,37 đồng). Hệ số này năm 2001 thấp hơn năm 2000 là do năm 2001 Công ty đã tăng nguồn huy động từ bên ngoài: 244.767.537.166 - 214.174.597.113 = 30.592.940.853 đồng, trong khi đó tổng tài sản tăng: 336.154.233.279 - 305.968.892.621 = 30.185.340.658 đồng. Như vậy tốc độ tăng của tổng tài sản thấp hơn tốc độ khoản vốn huy động bên ngoài. Do đó khả năng thanh toán tổng quát của Công ty năm 2001 vẫn thấp hơn năm 2000. - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong 2 năm đều thấp và có xu hướng giảm sút. Điều này cũng giải thích tại sao khả năng thanh toán nhanh của Công ty cũng thấp như vậy. Qua các hệ số này phản ánh tình hình tài chính của Công ty đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu do lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm quá nhiều trong tài sản lưu động. Cụ thể hàng tồn kho chiếm 55,3% và khoản phải thu chiếm 39% tài sản lưu động. Khả năng thanh toán của Công ty như vậy là chưa ở mức khả quan và như vậy Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn khi trong kỳ tới muốn vay thêm vốn để tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Do đó trong kỳ tới để nâng cao khả năng thanh toán Công ty cần có biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm (giảm lượng hàng tồn kho) và có những biện pháp tích trong việc thu hồi các khoản phải thu. - Khả năng thanh toán nợ dài hạn của Công ty trong 2 năm vừa qua là tương đối tốt vì trong 2 năm vừa qua Công ty đã đầu tư khá nhiều vào tài sản cố định, qua đó tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Nhưng điều này cũng thật mạo hiểm vì Công ty đầu tư vào tài sản cố định bằng các nguồn vay nợ dài hạn. - Hệ số nợ phải thu phải trả của Công ty trong 2 năm vừa qua thấp và <1. Thậm chí hệ số này năm 2001 bằng 0,46 giảm một nửa so với năm 2000. Điều này giải thích lượng vốn Công ty đi chiếm dụng nhỏ hơn rất nhiều so với lượng vốn Công ty bị chiếm dụng. Do vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của Công ty. Vì vậy trong năm tới công ty nên tích cực hơn nữa trong việc thu hồi các khoản phải thu đồng thời không ngừng tìm cách nâng cao việc chiếm dụng vốn từ các bạn hàng. - Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty trong năm 2001 thấp hơn năm 2000. Như đã phân tích ở trên cho thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2001 giảm nhiều so với năm 2000. 2.2. Nhóm hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản 2.2.1. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tên hệ số Công thức Năm 2000 Năm 2001 Sức sản xuất của tài sản cố định = 2,0 1,82 Sức sinh lợi của tài sản cố định = 0,015 0,005 Suất hao phí của tài sản cố định = 0,49 0,55 Dựa vào kết quả tính toán cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2001 của Công ty không tốt bằng năm 2000. Sức sản xuất và sức sinh lợi của tài sản cố định đều giảm so với năm 2000. Vì so với năm 2000 trong năm 2001 tốc độ tăng của tài sản cố định tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Ngoài ra lợi nhuận trước thuế của Công ty trong năm 2001 giảm rõ rệt so với năm 2000. Do vậy sức sản xuất và sức sinh lợi tài sản cố định của Công ty năm 2001 đều giảm. Điều này cho thấy việc Công ty đầu tư vào tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất kinh doanh là cần thiết nhưng Công ty cũng cần xem xét và tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng để có thể sử dụng tối đa tài sản cố định tránh trường hợp có một vài trang thiết bị đầu tư về mà không tận dụng hết công suất. Dẫn đến lãng phí chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Chỉ tiêu Ngày 31/12/2000 Ngày 31/12/2001 So sánh Số tiền Tỷ lệ % 1.Tổng doanh thu thuần 2. Nguyên giá BQ TSCĐ 3. Lợi nhuận trước thuế 4. Sức sản xuất TSCĐ 5. Suất sinh lợi TSCĐ 6. Suất hao phí TSCĐ 333.678.054.063 165.371.842.311 2.486.440.807 2,0 0,015 0,49 339.331.561.779 186.655.885.593 1.031.054.489 1,82 0,005 0,55 +5.653.507.716 +21.284.043.282 -1.455.386.318 -0,18 -0,01 +0,06 +1,7 +12,8 -58,5 -9 -66,6 +12,2 2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Tên hệ số Công thức Năm 2000 Năm 2001 Sức sản xuất của tổng tài sản lưu động = 2,738 2,524 Sức sinh lợi của tài sản lưu động = 0,0138 0,0052 Suất hao phí của tài sản lưu động = 72 192 Dựa vào kết quả tính toán cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động năm 2001 của Công ty không tốt bằng năm 2000. Sức sản xuất và sức sinh lợi của tài sản lưu động đều giảm so với năm 2000. Nguyên nhân chủ yếu vì lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm quá nhiều trong tài sản lưu động. Lượng hàng tồn kho chiếm 55,6% và các khoản phải thu chiếm 33,9% tài sản lưu động. Dẫn đến vốn lưu động bị ứ đọng và Công ty phải hao phí một lượng chi phí cho lượng vốn ứ đọng đó. Ngoài ra tốc độ tăng của tài sản lưu động tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2001 giảm so với năm 2000 (giảm 58,5%) và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thấp hơn năm 2000. Trong năm tới Công ty cần có biện pháp kịp thời để giảm lượng hàng tồn kho và tăng cường trong việc thu hồi các khoản phải thu qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Chỉ tiêu Ngày 31/12/2000 Ngày 31/12/2001 So sánh Số tiền Tỷ lệ % 1.Tổng doanh thu thuần 2. Tài sản lưu động BQ 3. Lợi nhuận trước thuế. 4. Sức sản xuất TSLĐ 5. Suất sinh lợi TSLĐ 6. Suất hao phí TSLĐ 7. Thời gian 1 vòng luân chuyển TSLĐ 8. Hệ số đảm nhiệm TSLĐ 333.678.054.063 121.844.147.779 2.486.440.807 2,738 0,0138 72 131,8 0,36 339.331.561.779 134.405.677.352 1.031.054.489 2,524 0,0052 192 142,8 0,39 +5.653.507.716 +1 2.561.529.573 -1.455.386.318 -0,214 -0,0086 +120 +1,7 +10,3 -58,5 -7,8 -62,3 +167 + 10 +0,03 Như vậy so với năm 2001 tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty thấp so với năm 2000, do vậy thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động cũng dài hơn. Hệ số đảm nhiệm TSLĐ năm 2001 cũng cao hơn năm 2000, hệ số này càng cao thì số vốn tiết kiệm càng thấp. Chúng ta hoàn toàn có thể tính được số vốn lưu động mà Công ty lãng phí trong năm 2001. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển TSLĐ sẽ góp phần giảm nhu cầu về vốn, tăng doanh thu giảm bớt khó khăn do thiếu vốn. TSLĐ bình quân luân chuyển chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: Tổng Doanh thu thuần và thời gian một vòng luân chuyển. Như vậy số vốn lãng phí do tốc độ luân chuyển vốn năm 2001 chậm so với năm 2000 là: Số TSLĐ lãng phí do tốc độ luân chuyển giảm Tổng Doanh thu thuần năm 2001 Thời gian 1 vòng luân chuyển TSLĐ năm 2001 Thời gian 1 vòng luân chuyển TSLĐ năm 2000 1 Thời gian kỳ phân tích - = = 339.331.561.779 x (142,8 - 131,8) x 1/360 = 10.179.946.853 đồng Năm 2001 do tốc độ luân chuyển TSLĐ của Công ty giảm so với năm 2000 làm cho 10.179.946.853 đồng TSLĐ bị lãng phí, hoạt động không có hiệu quả. 2.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản Tên hệ số Công thức Năm 2001 Năm 2002 Sức sản xuất của tổng tài sản = 1,162 1,057 Sức sinh lợi của tổng tài sản = 0,0059 0,0022 Suất hao phí của tổng tài sản = 0,86 0,946 Như đã phân tích ở trên cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định, tài sản lưu động của Công ty không hiệu quả so với năm 2000. Do vậy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty cũng không tốt bằng năm 2000. Nguyên nhân do tốc độ tăng của tổng tài sản tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, ngoài ra lợi nhuận trước thuế của Công ty cũng giảm rõ rệt so với năm 2000. Vì vậy sức sản xuất và sức sinh lợi tổng tài sản của Công ty năm 2001 thấp hơn năm 2000. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản Chỉ tiêu Ngày 31/12/2000 Ngày 31/12/2001 So sánh Số tiền Tỷ lệ % 1.Tổng doanh thu thuần 2. Tổng TS bình quân 3. Lợi nhuận sau thuế. 4. Sức sản xuất TTS 5. Tỷ suất sinh lợi TTS 6. Suất hao phí TTS 333.678.054.063 287.215.990.090 1.690.779.749 1,162 0,0059 0,861 339.331.561.779 321.061.562.945 701.117.053 1,057 0,0022 0,946 +5.653.507.716 +33.845.572.855 -989.662.696 -0,105 -0,0037 +0,085 +1,7 +11,78 -58,5 -9 -62,7 +9,8 2.3. Nhóm hệ số luân chuyển Khác với các nhóm hệ số cấu trúc và hệ số cân bằng tài chính được thiết lập từ các số liệu có tính thời điểm phản ánh trạng thái tài chính tĩnh của doanh nghiệp vào lúc lập bảng cân đối kế toán, nhóm các hệ số luân chuyển là các chỉ tiêu động và có tính giai đoạn. Việc tính toán các hệ số ngắn hạn thường căn cứ trên “dòng biến đổi” của các đại lượng thông qua giá trị trung bình khi kết hợp số liệu trên bảng cân đối tài chính và bảng phân chia thu nhập xác lập từ báo cáo kết quả kinh doanh. Các hệ số này làm xuất hiện tốc độ luân chuyển và thời hạn luân chuyển (tính hằng ngày, tháng hoặc năm) của các chỉ tiêu có liên quan. Tên hệ số Công thứcs ĐVT Năm2000 Năm2001 Ngắn hạn Vòng quay vốn lưu động = vòng 2,73 2,52 Vòng quay hàng tồn kho = vòng 4,13 4,79 Thời gian quay vòng tài sản lưu động = ngày 131,8 142,8 Thời gian quay vòng hàng tồn kho = ngày 87 75 Luân chuyển các khoản phải thu = vòng 10,66 8,33 Thời gian 1 vòng luân chuyển = ngày 33,77 43,2 Luân chuyển các khoản phải trả = vòng 1,7 1,48 Thời gian 1 vòng luân chuyển = ngày 211,7 243,2 Dài hạn Vòng quay tổng tài sản huy động = vòng 2,24 2,11 Vòng quay nguồn vốn chủ sở hưu = vòng 3,64 3,7 - Vòng quay hàng tồn kho của Công ty trong năm qua cao hơn năm 2000. Điều này cho thấy nỗ lực của Công ty trong năm vừa qua trong quá trình đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nhưng nhìn chung lượng hàng tồn kho vẫn còn nhiều chiếm 55,6% tài sản lưu động. Do vậy trong năm tới Công ty cần phải có biện pháp thúc đẩy việc bán hàng, qua đó tăng vòng quay hàng tồn kho càng cao càng tốt. Vì vòng quay hàng tồn kho lớn cho biết Công ty chỉ cần đầu tư cho hàng hoá tồn kho thấp, tức là chi phí bỏ ra ít nhưng vẫn đạt doanh thu cao, đồng nghĩa với việc thu được lợi nhuận cao. - So với năm 2000 vòng quay các khoản phải thu của Công ty năm 2001 giảm xuống gần 2 vòng, vì trong năm 2001 tốc độ tăng các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu (so với năm 2000 các khoản phải thu năm 2001 tăng gấp đôi). Như vậy chứng tỏ tốc độ thu hồi hàng, tiền của Công ty không hiệu quả bằng năm 2000 do đó bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều. Trong kỳ tới Công ty cần tăng cường trong việc thu hồi các khoản phải thu. Qua đó bổ sung lượng vốn vào sản xuất kinh doanh. - Vòng quay các khoản phải trả 2 năm vừa qua rất thấp và năm 2001 còn thấp hơn năm 2001. Điều đó một lần nữa khẳng định khả năng thanh toán của Công ty với các bạn hàng còn nhiều khó khăn. Vòng quay các khoản phải trả thấp đồng nghĩa với thời gian quay vòng các khoản phải trả càng dài, tốc độ thanh toán tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều. - Vòng quay các hệ số luân chuyển dài hạn như luân chuyển tổng tài sản huy động và luân chuyển vốn chủ sở hữu là tương đối tốt. Điều này rất có lợi cho Công ty vì lượng vốn chủ thấp nhưng hiệu quả sử dụng cao nhưng ngược lại với lượng vốn chủ thấp do vậy mức độ tự chủ của Công ty sẽ bị giảm rất nhiều và Công ty sẽ chịu nhiều sức ép từ các chủ đầu tư. 2.4. Nhóm hệ số đánh giá khả năng sinh lợi Tên hệ số Công thức Năm 2000 Năm 2001 Lợi nhuận biên (PM) = 0,005 0,002 EBIT = 1,8 0,58 ROA = 0,0058 0,0021 ROE = 0,018 0,0076 - Kết quả tính toán cho thấy năm 2001 lợi nhuận biên của Công ty giảm rất nhiều so với năm 2000. Cụ thể năm 2001 một đồng doanh thu đem lại 0,002 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi tỷ lệ này năm 2000 là 0,005. Nguyên nhân của sự giảm sút này là so với năm 2000 thì lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 58,5% trong khi doanh thu tăng không đáng kể so với năm 2000. Do vậy lợi nhuận biên của Công ty trong năm qua rất thấp. - Hệ số EBIT của Công ty cũng thấp hơn năm ngoái. Năm nay Công ty hoạt động không hiệu quả bằng năm ngoái, khoản phải trả tăng nhiều hơn so với năm ngoái do vậy lãi vay phải trả cũng cao hơn năm ngoái. Hai nguyên nhân trên cho thấy hệ số EBIT của Công ty năm vừa rồi rất thấp. Để nâng cao hệ số EBIT trong năm tới Công ty phải có những biện pháp tích cực để nâng cao lợi nhuận, qua đó nâng cao khả năng thanh toán lãi vay. - Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) cũng thấp hơn năm 2000. Vì trong năm 2001 tổng tài sản tăng trong khi lợi nhuận sau thuế giảm do vậy tỷ suất thu hồi tài sản giảm. Cụ thể trong năm 2001 1 đồng tài sản bình quân chỉ đem lại 0,0021 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi tỷ lệ này năm 2000 là 0,0058 đồng. Điều đó cho thấy Công ty sử dụng tài sản chưa có hiệu quả so với năm 2000. - Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) cũng thấp hơn năm 2000. Vì trong năm 2001 vốn chủ thay đổi không đáng kể so với năm 2000, trong khi lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm mạnh so với năm 2000, do vậy tỷ suất thu hồi vốn chủ giảm. Cụ thể trong năm 2001 1 đồng vốn chủ bình quân chỉ đem lại 0,0076 đồng lợi nhuận trong khi tỷ lệ này năm 2000 là 0,018 đồng. Điều đó chứng tỏ năm vừa qua Công ty hoạt động không hiệu quả so với năm 2000. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE: ROE = Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu Lợi nhuận biên x Ta có: Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Hệ số quay vòng vốn chủ 3.68 3.7 Lợi nhuận biên 0.005 0.002 ROE 0,018 0,0076 Ta thấy khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu và hệ số doanh lợi doanh thu thuần. Như vậy 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong năm 2001 tạo ra 0,0076 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2000 tạo ra 0,018 đồng lợi nhuận sau thuế là do: - Sử dụng bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 3,7 đồng doanh thu năm 2001 và 2,68 đồng doanh thu năm 2000. - Trong 1 đồng doanh thu có 0,002 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2001 và 0,005 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2000. Sơ đồ Dupont Chương IV Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty Cao Su Sao Vàng 1. Nhận xét và đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty Cao Su Sao Vàng Các tỷ số tài chính chủ yếu TT Các chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2000 2001 1 Khả năng thanh toán tổng quát Lần 1,5 1,373 -0,127 2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0,93 0,8 -0,13 3 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,38 0,358 -0,22 4 Khả năng thanh toán nợ dài hạn Lần 2,15 2,05 -0,105 5 Hệ số nợ phải thu với nợ phải trả Lần 0,836 0,46 -0,376 6 Hệ số nợ % 83,6 73 -10,6 7 Hệ số vốn chủ sở hữu % 16,4 27 +10,6 8 Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn % 56,7 57,9 +1,2 9 Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn % 43,3 42,1 -1,2 10 Cơ cấu tài sản % 76,3 72,6 -4,1 11 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ % 58,9 46,9 -12 12 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 4,13 4,79 0,69 13 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho Ngày 75 87 +5,1 14 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 10,66 8,31 -2,35 15 Kỳ thu tiền trung bình Ngày 33,77 43,33 +9,56 16 Vòng quay tài sản lưu động Vòng 2,73 2,52 -0,21 17 Số ngày một vòng quay TSLĐ Ngày 131,8 142,8 +11 18 Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 1,162 1,057 -0,105 19 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % 0,0051 0,002 -0.003 20 Tỷ suất sinh lời của tài sản % 0,0058 0,0021 -0.0037 22 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu % 0,018 0,0076 -0,0104 Qua bảng số liệu vừa tính toán ở trên ta có một nhận xét chung về tình hình tài chính của công trong 2 năm gần đây. Bằng phương pháp so sánh số liệu của 2 năm 2001 và 2000 để thấy được tình hình tài chính của công ty năm 2001 so với năm 2000. Về khả năng thanh toán + Khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong 2 năm vừa qua là tốt (mặc dù so với năm 2000 thì khả năng thanh toán tổng quát năm 2001 có giảm đôi chút nhưng vẫn đạt ở mức bình thường lớn hơn 1) qua đó chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. + Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: của Công ty năm 2001 vừa qua là chưa tốt (giảm so với năm 2000) điều này cho thấy Công ty chưa đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu do trong năm 2001 nợ ngắn hạn của Công ty tăng nhanh hơn so với mức tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Do đó dẫn đến khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty giảm. + Khả năng thanh toán nhanh: của Công ty cũng giảm so với năm 2000, sự giảm sút này là do lượng hàng tồn kho của Công ty vẫn còn rất lớn mặc dù so với đầu kỳ Công ty đã nỗ lực để giảm lượng hàng hoá tồn kho nhưng nhìn chung lượng hàng tồn kho vẫn còn chiếm một khối lượng lớn. Công ty cần có biện pháp cần thiết và kịp thời để giải quyết một cách nhanh chóng lượng hàng hoá tồn kho qua đó làm tăng khả năng thanh toán nhanh của Công ty. + Khả năng thanh toán nợ dài hạn: của Công ty trong 2 năm vừa qua là tốt vì trong 2 năm vừa qua Công ty đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định, qua đó. + Hệ số nợ phải trả so với nợ phải thu: Đầu năm hệ số này là 1,1 chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty tương đối khả quan Công ty nhưng đến cuối năm hệ số này chỉ là 0,46 điều này chứng tỏ Công ty đang bị chiếm dụng vốn do đó Công ty cần có những giải pháp kịp thời để giảm bớt tình trạng trên. Về cơ cấu tài sản và nguồn vốn Trong một đồng vốn kinh doanh của Công ty có tới 0,73 đồng vay nợ bên ngoài. So với năm 2000 cao hơn 0,03 đồng. Điều này phản ánh mức độ mạo hiểm trong kinh doanh của Công ty. Hệ số nợ cao làm cho tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu thấp. Trong năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 27%, giảm 3% so với năm 2000 làm cho mức độ tự chủ về mặt tài chính giảm. Công ty ngày càng phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ của mình và dẫn đến không chủ động trong các hoạt động kinh doanh. Do đó trong những năm tới khi nhu cầu về vốn tăng thì việc huy động vốn từ các nguồn vay nợ là rất khó khăn do tỷ trọng vốn vay trên tổng nguồn vốn của Công ty đã quá lớn. Sự phân bổ vốn kinh doanh vào các loại tài sản (TSLĐ và TSCĐ) không có nhiều thay đổi trong 2 năm qua và có một sự phân chia hợp lý (42% TSLĐ và 58% TSCĐ). Tỷ lệ như vậy cũng là điều dễ hiểu vì Công ty Cao Su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất do đó vấn đề đầu tư vào tài sản cố định là cần thiết qua đó tạo năng lực kinh doanh cho những năm kế tiếp. Về tổng thể sự phân chia TSCĐ và TSLĐ là hợp lý nhưng trong phần TSLĐ thì có những sự biến động và chính sự biến động này đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty. Trong năm 2001 tỷ lệ các khoản phải thu tăng gấp đôi so với năm 2000 điều này chứng tỏ Công ty đang bị chiếm dụng vốn, do đó Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán. Bên cạnh đó lượng hàng tồn kho còn rất nhiều chiếm 55,6% TSLĐ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của Công ty đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh. Trong năm 2000 cứ 1 đồng vốn kinh doanh dành ra 0,76 đồng đầu tư vào TSLĐ và 0,24 đồng đầu tư vào TSCĐ, tỷ lệ này năm 2001 là 0,73 đồng đầu tư vào TSLĐ và 0,27 đồng đầu tư vào TSCĐ. Tỷ suất tự tài trợ cho TSCĐ thấp nhỏ hơn 100% và có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu là để tài trợ cho TSCĐ công ty đã đi vay dài hạn qua đó cho thấy tình hình tài chính của Công ty là không khả quan. Về tình hình tiêu thụ hàng hoá và sử dụng tiền vốn Vòng quay TSLĐ thấp, năm 2000 TSLĐ quay được 2,73 vòng tương ứng 131,8 ngày/vòng trong khi tỷ lệ này năm 2001 là TSLĐ quay được 2,52 vòng tương ứng 142,8 ngày/vòng. Vòng quay vốn lưu động thấp và giảm là do: + Hàng tồn kho vẫn ở mức nhiều. Trong năm 2000 vòng quay hàng tồn kho là 4,13 vòng tương ứng 87 ngày/vòng, tỷ lệ này năm 2001 là 4,79 vòng tương ứng 75 ngày/vòng. + Các khoản phải thu lớn: So với năm 2000 thì tỷ lệ các khoản phải thu năm 2001 tăng gấp đôi dẫn đến kỳ thu tiền rất nhỏ. Trong năm 2000 cứ 33,77 ngày thì thu tiền 1 lần trong khi năm 2001 là 43,33 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá mức sinh lời vốn chủ sở hữu của Công ty rất thấp. Trong năm 2000 một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được 0,018 đồng lợi nhuận sau thuế, trong năm 2001 tỷ lệ này là 0,0076 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy so với năm 2000 thì lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 0,0104 đồng tương ứng 42,2%. Điều này phản ánh năm vừa qua hiệu quả sử dụng vốn của Công ty rất thấp và hiệu quả kém. 2. Các biện pháp cải thiện tình hình tài chính 2.1. Giải quyết hàng tồn kho nhằm tăng doanh thu và làm tăng lợi nhuận cho công ty 2.1.1. Cơ sở thực tiễn của biện pháp Ta thấy tình hình tồn kho nhiều, dẫn đến vốn bị ứ đọng và công ty phải trả chi phí cho sự ứ đọng vốn đó, làm tổng chi phí tăng và làm lợi nhuận giảm, điều đó buộc công ty phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp hợp lý. Ta coi tình hình dự trữ hàng tồn kho năm 2000 là hợp lý, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu sản xuất cho năm sau. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm cho năm tới, mà kết quả được thể hiện bằng tổng doanh thu thuần đạt được, sau đó tiến hành tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng doanh thu của năm bằng với tỷ lệ cho phép, thì ta sẽ có lượng hàng hoá tồn kho hợp lý cho năm tới. Tuy nhiên nếu năm tới có tình hình biến động lớn trong việc tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu hoặc đơn đặt hàng lớn vào đầu năm thì công ty phải có khoản dự phòng hàng hoá tồn kho hợp lý. Tiến hành tính toán tỷ lệ hàng tồn kho so với tổng doanh thu thuần năm 2001 ta thấy tỷ lệ này cao hơn so với năm 2000 rất nhiều, cụ thể là: Bình quân để thực hiện 1 đồng doanh thu của hoạt động kinh doanh thì cần phải có lượng vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản là hàng hoá tồn kho là: = Hàng tồn kho BQ năm 2000 68.547.852.319 + 92.974.186.823 2 = 80.761.019.571 đồng = Hàng tồn kho BQ năm 2001 92.974.186.823 + 78.640.565.155 2 = 85.807.375.989 đồng Năm 2000 = 80.761.019.571 333.678.054.063 = 0,242 đồng Năm 2001 = 85.807.375.989 339.331.561.779 = 0,252 đồng Kết quả trong năm 2001 thì bình quân thực hiện 1 đồng doanh thu của hoạt động kinh doanh thì cần phải có lượng vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản là hàng tồn kho là 0,25 đồng, trong khi đó mức chuẩn của năm 2000 là 0,24 đồng. Như vậy hàng tồn kho năm 2001 nhiều hơn so với mức chuẩn về việc dự trữ hàng tồn kho là: 0,25 - 0,24 = 0,01 đồng. Do đó làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên: 339.331.561.779 x 0,01 = 3.393.315.618 đồng Đây là số vốn mà công ty phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn không hợp lý. Từ đây ta tiến hành tìm hiểu nguyên nhân gây ra ứ đọng hàng tồn kho ở khâu nào? Tồn kho do lượng nguyên vật liệu hay do lượng sản phẩm dở dang dự trữ nhiều hay do tồn kho thành phẩm hàng hoá không bán được. Từ đó có biện pháp hợp lý để giải quyết ứ đọng hàng tồn kho. Tiến hành tính toán từng chỉ tiêu sau: Tình hình hàng tồn kho trước biện pháp STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 1 Vòng quay nguyên vật liệu 4,87 5,42 2 Vòng quay sản phẩm DD 197,1 134,72 3 Vòng quay thành phẩm tồn kho 8 6,5 Nhận xét: - Ta thấy lượng nguyên vật liệu tồn nhiều, thể hiện tốc độ quay vòng nhỏ lượng nguyên vật liệu cho vào sử dụng trong năm nhỏ. Điều này góp phần làm tăng giá trị hàng tồn kho trong năm của công ty. Cách giải quyết: chỉ nhập nguyên vật liệu đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng tốt. Những nguyên vật liệu nào bị lỗi, không đúng quy cách tiêu chuẩn,.....không còn phù hợp với quá trình sản xuất thì tiến hành thanh lý. Điều đó làm giảm hàng tồn kho và giảm vốn kinh doanh dự trữ vào loại nguyên vật liệu này. Kết quả làm giảm chi phí vốn, đồng thời lấy đồng vốn này đầu tư vào việc kinh doanh khác đem lại hiệu quả cao hơn. - Kết quả cho thấy mức độ đưa sản phẩm dở dang vào sản xuất là nhanh. Chứng tỏ số sản phẩm dở dang làm ra chưa lưu kho được lâu đã đưa vào sản xuất. Vì vậy kết quả cho thấy số vòng quay sản phẩm dở dang là rất tốt. Khâu này làm tốt thì sẽ làm giảm lượng hàng tồn kho cho công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần phải tìm hiểu nguyên nhân để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. - Số vòng quay thành phẩm hàng hoá là nhỏ chứng tỏ hàng hoá thành phẩm bị ứ đọng nhiều. Điều này sẽ làm tăng khối lượng hàng tồn kho, gây ứ đọng vốn và công ty sẽ phải mất một khoản chi phí cho việc ứ đọng đó. Cách giải quyết là nghiên cứu, mở rộng thị trường với mục đích đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá qua đó làm tăng doanh thu. Nghiên cứu tìm hiểu nghĩa là: chọn cơ cấu, chủng loại mặt hàng để sản xuất. Chỉ sản xuất các sản phẩm mà thị trường cần chứ không sản xuất cái ta có. Tiến hành quảng cáo về các sản phẩm mới sản xuất, những sản phẩm sẽ có ưu thế trong tương lai. Đồng thời có các chương trình khuyến mãi phục vụ khách hàng, ưu đãi các khách hàng đơn vị mua số lượng lớn, tiến hành bán thanh lý các sản phẩm chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn. Từ các phân tích đánh giá trên cho thấy việc dự trữ hàng tồn kho năm 2001 là quá lớn (mặc dù so với đầu năm cuối năm công ty đã giảm được một lượng hàng tồn kho nhưng nhìn chung lượng hàng tồn kho vẫn còn rất lớn), vượt quá mức độ quy định dẫn đến công ty vừa không đủ vốn cho kinh doanh đồng thời lại mất một khoản chi phí cho lượng hàng tồn kho đó. Tình trạng ứ đọng vốn diễn ra ở nhiều công đoạn trong quá trình dự trữ hàng tồn kho. Và dẫn đến giải pháp cho việc giải quyết hàng tồn kho. Hiệu quả của biện pháp làm giảm hàng tồn kho xuống mức phù hợp sẽ làm giảm vốn kinh doanh 1 lượng là: 3.393.315.618 đồng. Đây là phần vốn thuộc phần tài sản lưu động nên chi phí sử dụng vốn là 7%/năm. Như vậy sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn: 3.393.315.618 x 0,07 = 237.532.093 đồng. 2.1.2. Giải pháp cụ thể cho việc giảm hàng tồn kho a. Giảm NVL tồn kho, làm tăng vòng quay kho NVL Theo biên bản kiểm kê NVL tồn kho năm 2001 ta có số NVL tồn kho các loại, các NVL này không còn được sử dụng cho sản xuất các sản phẩm có chất lượng, đúng tiêu chuẩn hay nói cách khác khi sản xuất ra sản phẩm sẽ bị lỗi. Giá trị các loại NVL này tại thời điểm hiện nay: 8.468.037.232 đồng. Số lượng NVL này sẽ làm tăng giá trị hàng tồn kho, dẫn đến ứ đọng vốn và làm tăng chi phí sử dụng vốn. - Biện pháp: Tiến hành bán, thanh lý số NVL này. - Bằng cách: Thông báo tới các doanh nghiệp có nhu cầu mua loại NVL này. Tổ chức bán đấu giá, tiến hành bán đấu giá công khai. Ngoài ra xem xét, phân loại các loại NVL này để tận dụng làm NVL sản xuất cho các sản phẩm kỳ tới. Qua đó sẽ giảm bớt chi phí mua nguyên vật liệu. Dự kiến giảm nguyên vật liệu tồn kho Chỉ tiêu Trước biện pháp Mức giảm dự kiến Nguyên vật liệu tồn kho - Cao su - Vải mành - Các nguyên vật liệu khác 34.500.000.000 18.000.000.000 7.500.000.000 9.000.000.000 Thanh lý 8 tỷ nguyên vật liệu. - Dự trữ 10 tỷ NVL cho kỳ tới NVL dự trữ bình quân 16.500.000.000 26.500.000.000 - Hiệu quả của giải pháp trên là: Nếu như công ty không tiến hành bán thanh lý các loại NVL này ngay thì chúng sẽ còn tồn trong một vài năm tới, điều đó làm cho giá trị NVL còn lại bị giảm đi và làm tăng chi phí bảo quản chúng (thời gian tồn càng lâu thì chi phí bảo quản càng nhiều). Điều này không những làm công ty mất một khoản chi phí để bảo quản mà còn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Nên khi bán được số NVL này ta sẽ thu được một khoản tiền là 7.197.831.647 đồng (tương đương 85% lượng NVL tồn kho). Đây là số tiền thuộc phần tài sản lưu động, như vậy công ty sẽ không phải mất một khoản chi phí cho việc sử dụng vốn này. Chi phí cho việc sử dụng tài sản lưu động là 7%, cho nên công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí: 7.197.831.647 x 7% = 503.848.215 đồng. Chi phí phải bỏ ra để bán được số NVL tồn kho trên, theo quy định chung thì tổng chi phí cho một cuộc bán đấu giá sẽ bằng 2% giá trị hàng hoá bán được. Cho nên chi phí phải bỏ ra là: 7.197.831.647 x 2% = 143.956.633 đồng. Như vậy hiệu quả của giải pháp đem lại: 503.848.215 - 143.956.633 = 359.891.582 đồng Ngoài ra hiệu quả của biện pháp còn được thể hiện đó là kỳ tới Công ty sẽ giảm được mức nhập nguyên vật liệu vì theo dự kiến Công ty sẽ giảm 18 tỷ nguyên vật liệu trong đó Công ty thanh lý được một lượng nguyên vật liệu tồn kho trị giá hơn 8 tỷ. Do đó với lượng nguyên vật liệu tồn còn lại 10 tỷ thì Công ty sẽ thay đổi mức nhập như dự kiến, qua đó giúp Công ty tiết kiệm được một lượng vốn dự kiến đầu tư vào nguyên vật liệu và sử dụng nguồn vốn này vào công việc khác mang lại lợi nhuận cho Công ty. b. Tăng việc bán hàng, giảm thành phẩm tồn kho để tăng doanh thu Mục đích của biện pháp: - Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, kinh doanh, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. - Đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá, đảm bảo cho quá trình kinh doanh của Công ty được thường xuyên và liên tục, làm tăng doanh thu, thu hồi được lượng vốn ứ đọng đầu tư vào lượng hàng tồn kho, tăng lượng vốn lưu động làm cho quá trình luân chuyển vốn tăng lên, hiệu quả kinh doanh của Công ty được nâng cao. Dự tính sản lượng bán hàng tồn kho và chi phí thực hiện biện pháp ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Trước biện pháp Mức giảm dự kiến Thành phẩm tồn kho: - Sản phẩm xe đạp (săm, lốp) - Sản phẩm xe máy (săm, lốp) - Sản phẩm ô tô (săm, lốp) - Thành phẩm khác 40.000.000.000 18.000.000.000 11.000.000.000 8.000.000.000 3.000.000.000 20.000.000.000 9.000.000.000 5.500.000.000 4.000.000.000 1.500.000.000 Dự tính chi phí thực hiện biện pháp: - Đẩy mạnh việc chiết giá, giảm giá nhằm khuyến khích người mua, chi phí này tăng: 160.000.000 đồng (~0,8% doanh thu bán hàng tồn kho). - Tăng cường chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm hàng hoá, chi phí này tăng: 200.000.000 đồng (~1% doanh thu bán hàng tồn kho). - Các chi phí khác như vận chuyển, bốc xếp hàng hoá...., chi phí này tăng: 60.000.000 đồng (~0,3% doanh thu bán hàng tồn kho). - Sản phẩm sai hỏng, bị trả lại chiếm 2% doanh thu bán hàng tồn kho: 400.000.000 đồng. Vậy tổng chi phí dự tính: 820.000.000 đồng Hiệu quả của biện pháp - Doanh thu: 20.000.000.000 đồng - Các khoản giảm trừ tăng: 560.000.000 đồng - Giá vốn: 88% x 20.000.000.000 = 17.600.000.000 đồng - Chi phí bán hàng tăng: 260.000.000 đồng - Lợi nhuận trước thuế tăng: 1.580.000. 000 đồng. - TSLĐ tăng lên do lợi nhuận phát sinh đem lại: 1.580.000. 000 đồng Vòng quay hàng tồn kho 340.464.778.786 + 20.000.000.000 75.057.375.989 = = 4,8 - Lượng hàng tồn kho còn: 58.140.565.155đồng Thời gian 1 vòng quay HTK = 360 4,8 = 75 Việc giải phóng hàng tồn kho thu hồi được lượng vốn ứ đọng đầu tư vào lượng hàng tồn kho. Như vậy lượng vốn mà Công ty phải đi vay bên ngoài giảm xuống. Các khoản phải trả giảm, chi phí lãi vay giảm xuống. Lãi suất vay giảm: 21.500.000 x 0,65% x 12 = 1.677.000.000 đồng. 360 x 134.405.677.352 340.464.778.786 - 360 x 134.405.677.352 340.464.778.786 + 20.000.000.000 7,2 Số vòng quay TSLĐ luân chuyển nhanh hơn là: Do vậy số vốn tiết kiệm được khi số vòng quay TSLĐ tăng lên = (340.464.778.786 + 21.500.000.000) x 7,2 x 1/360 = 7.239.295.575 đồng Như vậy khi thực hiện biện pháp này số ngày 1 vòng quay TSLĐ tăng lên 7,2 ngày và số vốn tiết kiệm được là: 7.239.295.575 đồng. Kết quả khi thực hiện biện pháp Chỉ tiêu Trước biện pháp Sau biện pháp Chênh lệch Doanh thu 340.464.778.786 361.964.778.786 21.500.000 Lợi nhuận trước thuế 1.031.054.489 2.601.500.000 1.570.445.511 Lợi nhuận sau thuế 701.117.053 1.769.020.000 1067902947 Vòng quay HTK 3,37 4,8 1,43 Số ngày 1 vòng quay 106,8 75 31,8 ROA 0,0021 0,006 0.0039 ROE 0,0076 0,019 0.0114 2.2. Nâng cao hiệu quả trong việc thu hồi nợ 2.2.1. Mục đích của biện pháp - Nâng cao hiệu quả thu hồi công nợ là biện pháp nhằm thu hồi lượng vốn mà Công ty bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng. Tăng thêm vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giảm chi phí do Công ty thiếu vốn phải đi vay ngân hàng. - Lượng vốn mà Công ty thu hồi được sẽ đầu tư vào kinh doanh làm tăng hiệu quả kinh doanh cho toàn Công ty. 2.2.2. Các biện pháp thực hiện - Bổ sung và thành lập ban chuyên trách trong việc thu hồi công nợ. Ban này phải thường xuyên hoạt động và phải báo cáo kết quả thu được. - Tiến hành rà soát, phân loại các khoản phải thu đến hạn, tới hạn, quá hạn, các khoản phải thu khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời. - Khuyến khích khách hàng trả nợ nhanh bằng việc hưởng một tỷ lệ thanh toán nhất định khi trả nợ sớm, trước thời hạn hợp đồng. - Thực hiện chính sách vốn lưu động chặt chẽ, giảm tới mức thấp nhất các khoản phải thu, nâng cao vòng quay của các khoản phải thu. - Có cơ chế động viên, khen thưởng với tỷ lệ thích hợp cho ban thu hồi công nợ nếu việc thu hồi công nợ đạt hiệu quả cao. Trong năm 2000 số vòng luân chuyển các khoản phải thu của Công ty là 10,66 vòng tương ứng với kỳ thu tiền bình quân là 33,77 ngày. Trong năm 2001 số vòng luân chuyển các khoản phải thu của Công ty là 8,31 vòng tương ứng với kỳ thu tiền bình quân là 43,33 ngày Trong năm 2000 các khoản phải thu của Công ty là 26.595.690.579 đồng chiếm 20,8% TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, trong đó các khoản phải thu của khách hàng chiếm 78,4%. Trong năm 2001 các khoản phải thu của Công ty là 55.048.977.354 đồng chiếm 38,93% TSLĐ và đầu tư ngắn hạn,trong đó các khoản phải thu của khách hàng chiếm 69% các khoản phải thu. Các khoản phải thu ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Tổng số Số quá hạn Các khoản phải thu - Phải thu của khách hàng - Trả trước cho người bán - Cho vay - Phải thu tạm ứng - Phải thu nội bộ - Phải thu khác 55.796.018.436 38.015.817.561 16.508.355.442 0 726.325.131 0 545.520.302 121.419.057 121.419.057 0 0 0 0 0 Như vậy trong các khoản phải thu, tỷ trọng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn mà chủ yếu là phải thu của khách hàng (chiếm 68,13%). Giả sử với các biện pháp tích cực trong việc thu hồi công nợ Công ty thu được 65% số nợ phải thu quá hạn = 65% x 121.419.057 = 78.922.387,05 triệu 40% Số nợ phải thu (đến hạn + chưa đến hạn) = 40% x 21.428.539.732 = 8.571.415.893 đồng. Tổng cộng số nợ phải thu thu được: 8.650.338.280 đồng Chi phí khi thực hiện biện pháp - Chi phí đi lại, điện thoại thu hồi công nợ: 17.300.676 đồng (~0,2% tổng số nợ thu hồi). - Chi phí do tính lại tỷ lệ % khi khuyến khích khách hàng trả trước thời hạn: 43.251.691 đồng (~0,5% tổng số nợ thu hồi). - Chi phí khen thưởng, khuyến khích ban thu hồi công nợ: 17.300.676 đồng (~0,2% tổng số nợ thu hồi). Tổng chi phí dự tính: 77.853.043 đồng Hiệu quả của biện pháp Nếu không thực hiện các biện pháp trên thì số nợ thu hồi trên, khách hàng còn nợ ít nhất thêm 1 năm nữa. Nếu thực hiện biện pháp trên thì: - Chi phí lãi vay giảm: 8.650.338.280 x 0,65% x 12 = 674.726.386 đồng - Các khoản phải thu giảm: 8.650.338.280 đồng - Vòng quay các khoản phải thu tăng: Khi thắt chặt các biện pháp thu hồi công nợ doanh thu giảm khoảng 5%. Khi đó doanh thu sẽ là: 323.441.539.847 đồng Vòng quay các khoản phải thu = 323.441.539.847 36.523.056.364 = 8,85 vòng Số ngày 1 vòng quay = 360 8,85 = 40,6 ngày Hiệu quả của biện pháp: 674.726.386 - 138.405.412 = 598.873.343 đồng Ngoài ra khi thực hiện các biện pháp nhằm thu hồi công nợ của Công ty, vốn của Công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng cũng giảm xuống, khi đó các khoản nợ của Công ty giảm xuống mà Công ty vẫn đảm bảo được vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số nợ = 214.174.597.113 - 8.650.338.280 305.968.892.611 = 0,67 Ta có: Như vậy hệ số nợ giảm: 0,7 - 0,67 = 0,03 so với trước khi thực hiện biện pháp. Kết luận Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác quản lý của mỗi doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng lớn đến các quyết định trong quản lý và đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, với những kiến thức đã được trang bị cùng với hoạt động thực tiễn của Công ty Cao Su Sao Vàng em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với Đề tài “Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cao Su Sao Vàng. Trong quá trình thực tập tại Công ty và thời gian hoàn thành đồ án em nhận thấy đây là một Công ty có quy mô lớn, doanh thu đạt được cao nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp. Tình hình tài chính doanh nghiệp không mấy khả quan thể hiện ở hiệu quả trong việc sử dụng tài sản và nguồn tài trợ thấp. Độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty có xu hướng giảm dần......Xuất phát từ thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty và qua quá trình phân tích, đánh giá tình hình tài chính của Công ty em đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp trong công tác tiêu thụ hàng hoá, thu hồi công nợ và đề xuất một số kiến nghị khác nhằm cải thiện tình hình của Công ty. Trong thời gian tới, hy vọng ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty khắc phục những còn yếu kém, nỗ lực phấn đấu, từng bước đưa Công ty ngày càng lớn mạnh. Do thời gian và kiến thức của em còn hạn chế, đồ án tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Kính mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ các thầy, các cô để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của cán bộ, cô chú trong Công ty Cao Su Sao Vàng và sự hướng dẫn tận tình, sát sao của thầy giáo TS. Nghiêm Sĩ Thương - Giảng viên Khoa Kinh tế & quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Tài liệu tham khảo [1] PTS. Ngô Trần ánh (Chủ biên), Kinh tế & quản lý doanh nghiệp, khoa Kinh tế & quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Nhà xuất bản thống kê - 2000. [2] TS. Nghiêm Sĩ Thương, Cơ sở của quản lý tài chính doanh nghiệp, Khoa Kinh tế & quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội - 1999. [3] ThS. Vũ Việt Hùng, Tóm tắt nội dung bài giảng môn học Quản trị tài chính doanh nghiệp, Khoa Kinh tế & quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội. [4] Nguyễn Lăng Phúc, Nguyễn Văn Công, Trần Quý Liên, Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản tài chính. [5] Lê Thị Hồng Phương, Kế toán doanh nghiệp đại cương, Tủ sách Đại học Bách Khoa Hà Nội, 7 - 1999. [6] Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê. [7] Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội - 2001. [8] Ngô Thế Chi, Vũ Công Ty, Đọc, lập phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, 6 - 2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0091.doc
Tài liệu liên quan