Đề tài Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính tại trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam

Hệ số doanh lợi của vốn CSH năm 2003 cho ta thấy cứ 1 đồng vốn CSH sẽ cho (0,57đ) lợi nhuận tăng 0,27đ so với năm 2002. Năm 2003 so với năm 2002 thì hệ số vòng quay của vốn CSH giảm 18, 22 vòng song để có được một đồng doanh thu thuần thì trung tâm phải đầu tư (0,28đ) năm 2003 và năm 2002 là (0,068đ). Vậy ta có thể kết luận rằng khả năng sinh lợi vốn CSH của trung tâm năm 2003 kém hơn so với năm 2002 cũng như hiệu quả kinh doanh mặc dù tổng nguồn vốn tăng lên rất nhiều. Tóm lại qua những nội dung phân tích trên ta có thể thấy tình hình tài chính của trung tâm một cách khái quát như sau: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của trung tâm tăng lên nhiều, xong tình hình tài chính của trung tâm còn tiềm ẩn nhiều nhân tố tác động làmm giảm hiệu quả đồng vốn đầu tư vào kinh doanh. Trung tâm không có khả năng thanh toán các khoản nợ hiện hành, không đủ khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn; chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của trung tâm trong thanh toán là chưa tốt.

doc64 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính tại trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSLĐ của trung tâm. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động là việc đi xem xét tình hình biến động của các khoản mục cụ thể. Qua đó đánh giá tình hợp lý của sự biến động để nhận thức rõ nét về tình hình tài chính doanh nghiệp ta đi phân tích những nội dung sau: Phân tích chung tình hình quản lý và sử dụng TSLD. Phân tích tình hình vốn bằng tiền. Phân tích các khoản phải thu. Phân tích hàng tồn kho. 2.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSLD. Để phân tích chung tình hình quản lý và sử dụng TSLD ta lập biểu phân tích nhằm đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý vì sự phân bổ của từng loại tài sản và thấy được sự biến động của chúng từ đó đánh giá chung và hiệu quả sử dụng chúng. Biểu 3: Phân tích chung tình hình quản lý sử dụng TSLD. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003\2002 ST Tỉ trọng (%) ST Tỉ trọng (%) ST Tỉ lệ (%) Tỉ trọng (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 I/ TSLD và DTNH. Trong đó: 8.163.452.147 100 12.478.371.533 100 4.314.919.383 52,85 0 1/ Tiền 27.628.068 0,34 45.362.918 0,36 17.734.850 64,19 0.02 2/ Các khoản DTTCNH 3/ Các khoản phải thu 2.707.755.048 33,17 6.244.729.898 50,04 3.536.974.850 130,6 16,87 4/ Hàng tồn kho 4.567.025.275 55,94 5.632.198.586 45,15 1.065.173.311 23,32 -10,79 5/ TSLD khác 861.042.756 10,55 556.080.131 4,45 (-304.962.625) (-35,41) -6,1 6/ Chi sự nghiệp II/ Tổng doanh thu 5.517.924.100 10.517.497.812 4.999.573.712 90,6 III/ Tổng LN (-315.858.913) (-1.691.746.902) (-1.375.887.189) (-435,6) Với số liệu của biểu 3: Phân tích chung tình hình quản lý sử dụng TSLD ta thấy tổng giá trị TSLD của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng 4.314.919.383đ với tỷ lệ tăng 52,85 nhân nhân do: Các khoản phải thu tăng cao tăng 3.536.974.850đ ứng với tỷ lệ 130,6%. Điều đó nói lên tình trạng vốn của trung tâm bị chiếm dụng nhất là các khoản phải thu từ khách hàng tăng lên nhanh và lớn nguyên nhân do trung tâm làm các dịch vụ ăn uống; thuê xe nhưng chưa thu được tiền và các khoản phải thu nội bộ như thu tạm ứng, phải thu thuế thu nhập cũng tăng cao. Trong kinh doanh các dịch vụ thường kéo dài về thời gian thanh toán, đòi hỏi trung tâm phải có lượng vốn lưu động lớn. Vét về hiệu quả kinh doanh ta thấy, có sự tăng lên về TSLD và DTNH, và tổng doanh thu tăng 4.999.573.721đ với tỷ lệ 90,6%. Điều này chứng tỏ trung tâm đã quản lý và sử dụng TSLD tương đối tốt, nhưng lợi nhuận giảm (-1.375.887.189)đ với tỷ lệ giảm (-435,6). Xét về mặt tỷ trọng của TSLD ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đói lớn (năm 2002) chiếm 55,94% và năm 2003 là 45,15%) bên cạnh đó các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2002 chiếm 33,17% đến năm 2003 chiếm 50,04% đã tăng lên 16,87 điều đó chứng tỏ vốn lưu động của trung tâm đang bị chiếm dụng làm cho vốn thực chất tham gia vào hoạt động kinh doanh giảm đi. TSLD bằng tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ; tuy có sự tăng lên về tỷ trọng nhưng rất nhỏ tăng 0,02%. Tóm lại, ta thấy rằng sự biến động của TSLD là lớn, xong để đánh giá sự biến động này có hợp lý hay không thì ta sẽ tiến hành xem xét từng khoản mục trong phần tiếp theo. Thông qua phân tích có thể đánh giá khái quát việc quản lý, sử dụng và phân bổ TSLD của trung tâm trong kỳ còn có những bất hợp lý hoặc chưa đồng bộ do đó doanh nghiệp chưa khai thác hết khả năng tiềm tàng về nguồn tài chính và vốn. Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng TSLD của trung tâm ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu sau. Hiệu quả sử dụng TSLD của trung tâm được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu: hệ số doanh thu trên TSLD và hệ số sinh lợi của TSLD. Hệ số doanh thu trên TSLD của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Hệ số doanh thu trên TSLD = Doanh thu thuần TSLD bình quân Hệ số sinh lợi của TSLD: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận thuần trong kỳ. Hệ số sinh lợi của TSLD = Lợi nhuận thuần trong hoạt động kinh doanh TSLD bình quân Ta phân tích biểu sau: Biểu 4: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Đơn vị: VNĐ. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh CL TL % 1/ Doanh thu thuần 5.506.351.382 10.509.956.354 5.003.604.972 90,8 2/ LN thuần hoạt động sản xuất kinh doanh (-85.920.247) (-1.556.579.367) (-1.470.699.120) (-1710,1) 3/ Tài sản lưu động bình quân 8.163.452.147 12.478.371.533 4.314.919.383 52,85 4/ Hệ số doanh thu trên TSLD (= 1/3) 0,676 0,843 0,167 24,7 5/ Hệ số sinh lợi của TSLD (= 2/3) (-0,01) (-0,124) (-0,114) Qua số liệu biểu trên ta thấy: Năm 2003 cứ 1 đồng giá trị TSLD bỏ ra đem lại 0,843đ doanh thu thuần, tăng so với năm 2002 là 0,167 với tỷ lệ tăng 24,7%. Đồng thời cứ 1 đồng TSLD bỏ ra năm 2003 đem lại (0,124)đ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó năm 2002 đem lại (0,01)đ như vậy giảm (0,124)đ. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng TSLD của trung tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh đang có xu hướng giảm xuống. Bên cạnh đó hiệu quả sử dụng TSLD còn được đánh giá thông qua chỉ tiêu tốc độ chu chuyển của TSLD, nó được xác định qua các chỉ tiêu: Vòng chu chuyển TSLD: chỉ tiêu này phản ánh số vòng TSLD chu chuyển trong kỳ và được tính theo công thức: Số vòng chu chuyển TSLD = Doanh thu < theo giá vốn TSLD bình quân Số vòng chu chuyển TSLD: phản ánh số ngày cần thiết để TSLD: quay được một vòng đây chính là thời gian của một vòng chu chuyển: Số ngày chu chuyển của TSLD = Thời gian của kỳ phân tích (360 ngày) Số vòng chu chuyển của TSLD Hệ số đảm nhiệm TSLD: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, nó cho biết muốn có một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng TSLD bình quân: Hệ số đảm nhiệm TSLD = LSLD bình quân Doanh thu (giá vốn) Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu đòng càng cao. Trong đó: Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - (Số thuế TTĐB, thuế doanh thu, thuế VAT, thuế XK phải nộp + chiết khấu bán hàng + giảm giá hàng bán + doanh thu hàng bán bị trả lại). Để thấy được tốc độ chu chuyển của TSLD ta có biểu phân tích sau: Biểu 5: Phân tích tốc độ chu chuyển TSLD. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh CL TL % 1/ Doanh thu theo GV 4.864.364.367 11.357.970.767 6.493.606.393 133,5 2/ TSLD bình quân (đ) 8.163.452.147 12.478.371.533 4.314.919.383 52,85 3/ Số vòng chu chuyển TSLD (vòng) 0,595 0,91 0,315 55,94 4/ Hệ số chu chuyển TSLD (ngày / vòng) 605,04 395,6 (-209,44) (-34,61) 5/ Hệ số đảm nhận TSLD 1,678 1,098 (-0,58) (-34,56) Căn cứ vào số liệu biểu 6 ta thấy tốc độ chu chuyển của TSLD của năm 2003 so với năm 2002 như: Số vòng chu chuyển tài sản lưu động năm 2003 so với năm 2002 tăng 0,315 vòng với tỷ lệ tăng 55,94%. Bên cạnh đó số ngày chu chuyển TSLD lại giảm 209,44 ngày / vòng với tỷ lệ giảm 34,61% đồng thời hệ số đảm nhiệm TSLD hay giá trị TSLD lại giảm 0,58đ tương ứng với tỷ lệ giảm (-34,56%) cho ta thấy để có thêm 1 đồng doanh thu theo giá vốn trung tâm cần phải tăng ít nhất 0,58đ TSLD bình quân. Vậy có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 kém đi. Trên đây chúng ta đã phân tích chung về TSLD của trung tâm và cũng đã thấy tình hình quản lý sử dụng và hướng sử dụng TSLD của trung tâm và khả năng tiềm tàng của tài sản còn tiềm ẩn chưa được khai thác triệt để, điều này chỉ ra cho nhà quản lý cần phải xem xét để hợp lý hoá khâu quản lý và tổ chức sản xuất cùng các mối quan hệ kinh tế - xã hội khác. Do đó vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải xem xét các khoản mục trong bộ phận cấu thành TSLD và sự biến động của chúng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của trung tâm như thế nào. Do vậy cần đi sâu vào phân tích các vấn đề sau: 2.1.1. Phân tích tình hình vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền là một khoản đáp ứng cho việc chi trả cho các hoạt động của trung tâm nhất là khi trung tâm có nhu cầu thanh toán ngay. Do tính "thanh khoản" của tiền, nên nếu có sự gia tăng vốn bằng tiền sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh của trung tâm thuận lợi và ngược lại. Xong xu hướng bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực, vì không nên dự trữ lượng tiền mặt và số lượng tiền giử quá lớn mà không đưa vào kinh doanh, tăng vòng quay của vốn hay trả nợ. Để phân tích tình hình vốn bằng tiền ta có biểu sau: Biểu 6: Bảng phân tích tình hình vốn bằng tiền. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh ST TT (%) ST TT (%) CL TL (%) T T (%) Tiền mặt tại quỹ 17.210.000 62,23 25.300.918 55,77 8.090.918 47,01 6,46 TGNH 10.418.068 37,77 20.062.000 47,23 9.643.932 92,56 9,46 Tổng cộng 27.628.068 100 45.362.918 100 17.734.850 64,19 - Với số liệu trong biểu 7 cho ta thấy vốn bằng tiền của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng lên 17.734.850đ tương ứng với tỷ lệ tăng 64,19 nguyên nhân do. Tiền mặt tại quỹ tăng lên 8.090.918đ ứng tỷ lệ tăng 47,01% và tăng lên về mặt tỷ trọng là 6,46. Tiền gửi ngân hàng cũng tăng lên 9.643.932 với tỷ lệ tăng 92,56 và tăng lên về mặt tỷ trọng là 9,46. Cho ta thấy vốn bằng tiền của trung tâm tồn quỹ và tại ngân hàng ở dạng trung bình. Tuy nhiên nếu xét về mặt kết cấu của mục vốn bằng tiền, ta thấy tỷ trọng tiền mặt tại quỹ vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản bằng tiền. Điều đó là không lên, vì lượng tiền đó không thể sinh lời bằng lượng tiền giử tại ngân hàng. Vì vậy để phân tích xác tình hình vốn bằng tiền cần kết hợp với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ở các phần tiếp theo. 2.1.2. Phân tích các khoản phải thu. Cùng với cơ sở lý luận và số liệu thực tế tại trung tâm du lịch, để phân tích tình hình các khoản phải thu ta đi lập biểu phân tích. Biểu 7: Phân tích tình hình nợ phải thu. Đơn vị tính: VNĐ. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) T T (%) 1/ Phải thu của khách hàng 1.200.321.623 44,33 3.200.423.300 51,25 2.000.101.677 166,63 6,92 2/ Trả trước cho người bán hàng 360.721.200 13,32 900.300.720 14,41 539.579.520 149,58 1,09 3/ Thuế VAT được khấu trừ 20.124.300 0,743 300.120.320 4,8 298.096.020 1489,27 4,057 4/ Phải thu nội bộ 600.320.130 22,17 1.000.000.320 16,01 399.680.190 66,57 -6,17 5/ Các khoản phải thu khác 526.267.795 19,537 843.885.238 13,53 317.617.443 60,35 -6,007 6/ Tổng cộng 2.707.755.048 100 6.244.729.898 100 3.536.974.850 130,62 0 Qua số liệu ở biểu 5 ta thấy các khoản thu của trung tâm tăng rất nhanh vào năm 2003, so với năm 2002 tăng 130,62% tương ứng số tiền tăng 3.536.974.850đ nguyên nhân do: Các khoản phải thu từ khách hàng tăng mạnh với tỷ lệ tăng 166,63% tương ứng số tiền là 2.000.101.677đ chủ yếu là do việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nên trung tâm đã cho các công ty trả chậm. Do đó cùng với việc bán hàng ra thì các khoản phải thu tăng là điều tất yếu. Tiếp đến là các khoản trả trước cho người bán tăng ứng tỷ lệ 149,58% ứng với số tiền tăng 539.579.520đ các khoản này tăng nguyên nhân do năm 2003 trung tâm tăng việc ứng trước tiền cho các hợp đồng mua ôtô, bàn ghế. Các khoản phải thu nội bộ tăng ứng với tỷ lệ 66,57% ứng với số tiền 399.680.190đ là các khoản phải thu tạm ứng phải thu thuế thu nhập trong năm đều lên. Đồng thời các khoản thu khác của trung tâm tăng với tỷ lệ 60,35% ứng với số tiền 317.617.443đ. Thuế VAT được khấu trừ năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1481,27% ứng với số tiền 298.096.020đ. Với các khoản mục trên cho ta thấy tình hình vốn kinh doanh của trung tâm bị khách hàng và các đơn vị khác nội bộ chiếm dụng với số lượng rất lớn và ngày càng có xu hướng tăng lên. Xét về tỷ trọng của các khoản cầu thành nợ phải thu thì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2002 là 49,33% thì đến năm 2003 là 51,25% tức là tăng 6,92%. Qua các chỉ tiêu tài chính trên biểu 5 phản ánh tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động có xu hướng xấu đi và được thể hiện quy mô SXKD năm 2003 so với năm 2002 đã được mở rộng. Nói tóm lại, với sự tăng mạnh của các khoản thu đòi hỏi trung tâm phải có chính sách mới trong kỳ kinh doanh tới để làm sao giảm được các khoản phải thu xuống mức tối thiểu. Ngoài những nội dung phân tích trên,phân tích nợ phải thu còn cần đi phân tích các chỉ tiêu như hệ số (vòng) thu nợ ,số ngày thu hồi nợ của các khoản phải thu phải thu khách hàng vì các khoản này phát sinh thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu. Hệ số thu hồi nợ và số ngày thu hồi nợ được tính như sau: Hệ số vòng thu nợ = Nợ phải thu của khách hàng đã thu được trong kỳ Số dư bình quân nợ phải thu khách hàng Trong đó: nợ phải thu khách hàng đã thu được trong kỳ là tổng số nợ đã thu được trong niên độ kế toán do bán chịu hàng hoá. Số dư bình quân nợ phải thu được tính toán bằng phương pháp bình quân gia quyền căn cứ vào các số dư nội trong năm của tài khoản "phải thu khách hàng". Số ngày thu nợ = Số dư bình quân nợ phải thu khách hàng Mức thu nợ khách hàng bình quân ngày Mức thu nợ khách hàng bình quân ngày = Nợ phải thu khách hàng đã thu được trong kỳ Số ngày trong kỳ phân tích Để phân tích tốc độ thu hồi ta dựa vào biểu sau: Biểu 8: Phân tích tốc độ thu hồi nợ của trung tâm. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh CL TL % 1/ Số dư nợ bình quân đầu kỳ 112.003.000 122.006.200 10.003.200 8,93 2/ Nợ phát sinh trong kỳ 60.003.200 80.000.000 19.996.800 33,32 3/ Nợ thu được trong kỳ 50.000.000 70.000.000 20.000.000 40 4/ Số dư nợ cuối kỳ 122.006.200 132.006.200 10.000.000 8,19 5/ Số dư nợ bình quân 117.004.600 127.006.200 10.001.600 8,54 6/ Vòng thu hồi nợ 0,427 0,551 0,124 29 7/ Mức thu hồi nợ bình quân trong ngày 13888.8,8 19444.4,4 (-189,3) 40 8/ Ngày thu hồi nợ 842,4 635,1 (-22,4) Từ số liệu trong biểu 8 cho ta thấy mặc dù số dư nợ bình quân năm 2003 tăng lên so với năm 2002 tăng 10.001.600đ với tỷ lệ tăng là 8,54% nhưng mức thu trong năm 2003 so với năm 2002 tăng 20.000.000 cứ tỷ lệ tăng 40% (tăng lên). Do đó hệ số thu nợcủa năm 2003 so với năm 2002 đã tăng 0,124 vòng và số ngày thu hồi nợ giảm (189,3) ngày. Như vậy cho thấy trung tâm trong năm 2003 đã rất chú trọng trong việc thu hồi nợ của khách hàng giúp cho trung tâm tiết kiệm vốn do giảm được số nợ đọng trong khâu thanh toán (do bị khách hàng chiếm dụng) là: 194444,4 * (189) = (36749991,6) 2.1.3. Phân tích tình hình hàng tồn kho. Hàng tồn kho là những hàng hoá mà trung tâm mua vào để bán ra, nguyên vật liệu, các vật dụng để sản xuất, các sản phẩm dở dang và các thành phẩm tồn kho. Căn cứ vào khoản mục hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán của trung tâm du lịch tap lập biểu phân tích sau: Biểu 9: Phân tích tình hình hàng tồn kho. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) T T (%) 1/ NVL tồn kho 105.320.400 2,3 190.400.720 3,3 85.080.320 80,07 1 2/ CCDC trong kho 1.700.620.100 37,2 2.210.320.130 35,2 509.700.030 29,97 (-2) 3/ Hàng hoá tồn kho 1.801.320.100 39,44 1.900.478.560 33,7 99.158.460 5,5 (-5,74) 4/ Hàng gửi bán 959.764.675 27,06 1.330.999.176 23,8 371.234.501 38,67 (-2,74) 5/ Tổng cộng 4.567.025.275 100 5.632.198.586 100 1.065.173.311 23,32 Qua số liệu biểu 9 ta thấy: Tổng giá trị hàng hoá tồn kho năm 2003 so với năm 2002 tăng 1.065.173.311đ tương ứng với tỷ lệ tăng 23,32% nguyên nhân là do: Nguyên vật liệu tồn kho năm 2003 so với năm 2002 tăng 85.080.320đ với tỷ lệ tăng 80,07% và chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng hàng tồn kho. Công cụ, dụng cụ trong kho năm 2003 so với năm 2002 tăng 509.700.030 ứng với tỷ lệ tăng 29,97, và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tồn hàng tồn kho (năm 2002 chiếm 37,2%, năm 2003 chiếm 39,2%). Nguyên nhân công cụ, dụng cụ chiếm tỷ trọng lớn bởi trung tâm phải thường xuyên cho thuê các dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp khác. Tất cả các yếu tố trên đã dẫn đến hàng hoá tồn kho của trung tâm tăng trong năm 2003. Để phân tích kỹ hơn tình hình hàng tồn kho của trung tâm ta tiến hành phân tích tốc độ chu chuyển hàng tồn kho tại đơn vị. Tốc độ hàng tồn kho biểu hiện qua các chỉ tiêu sau: Vong chu chuyển hàng tồn kho: là chỉ tiêu mà phản ánh số vòng mà lượng hàng hoá tồn kho chu chuyển trong kỳ. Số vòng chu chuyển hàng tồn kho = Doanh thu (theo giá vốn) Tồn kho bình quân Số ngày chu chuyển hàng tồn kho: phản ánh số ngày cần thiết để lượng hàng hoá được một vòng. Số ngày chu chuyển hàng tồn kho = Thời gian của kỳ phân tích (360 ngày) Số vòng chu chuyển hàng tồn kho Trong đó thời gian kỳ phân tích được tính là 360 ngày. Hàng tồn kho bình quân được tính theo phương pháp bình quân giản đơn. Ta có biểu phân tích: Biểu 10: Phân tích tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho. Đơn vị tính: VNĐ. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh CL TL % 1/ Doanh thu (theo giá vốn) 4.864.364.367 11.375.970.767 6.493.606.393 133,5 2/ Tồn kho bình quân 4.567.025.275 5.632.198.586 1.065.173.311 23,32 3/ Số vòng quay của hàng tồn kho 1,065 2,016 0,951 89,23 4/ Mức bán ra hàng ngày 13512123,24 31549918,78 18037795,54 133,49 5/ Số ngày CC hàng tồn kho 338,028 178,57 (-159,45) (-47,17) Qua số liệu của biểu 10 ta thấy tốc độ chu chuyển hàng tồn kho của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng lên cụ thể. Số vòng quay của hàng tồn kho năm 2003 là 2,016 vòng tăng 0,951 vòng với tỷ lệ tăng 89,23%. Số ngày chu chuyển năm 2003 là 178,57 ngày / vòng giảm (159,45) ngày / vòng. Mức bán ra hàng ngày của năm 2003 là 31549918,78đ tăng 18037795,54đ so với năm 2002 ứng với tỷ lệ tăng là 133,49%. Số vòng chu chuyển tăng lên, số ngày chu chuyển giảm đi sẽ làm cho lượng hàng hoá trong khi giảm đi. Như vậy ta thấy tốc độ chu chuyển hàng tồn kho của trung tâm tăng lên, điều đó chứng minh việc sử dụng vốn lưu động của trung tâm đã khai thác tốt, cần duy trì và phát huy tốt hơn. Bên cạnh TSLĐ thì TSCĐ là bộ phận không thể thiếu được để cấu thành tài sản của trung tâm. Do vậy cũng cần phải phân tích về TSCĐ của trung tâm. 2.2 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ. Căn cứ vào cơ sở lý luận và số liệu thực tiễn tại trung tâm ta phân tích những nội dung sau: Thông qua phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ mà ta thấy được sau mỗi kỳ kinh doanh thì TSCĐ của trung tâm tăng hay giảm? Cơ cấu phân bổ ra sao, có hợp lý hay không? Việc phân tích nguyên nhân tăng giảm tài sản lưu động cần dựa vào công thức: NG TSCĐ cuối kỳ = NG TSCĐ đầu kỳ + NG TSCĐ tăng trong kỳ - NG TSCĐ giảm trong kỳ Qua đó thấy được sự tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm của tài sản cố định, ta còn căn cứ vào số liệu hoạch toán chi tiết của tài sản cố định trong các báo cáo tài chính của trung tâm. Đồng thời để so sánh giữa tổng nguyên giá tài sản cố định (NG TSCĐ) với giá trị hao mòn luỹ kế để xác định giá trị thực còn lại và tính hệ số hao mòn của tài sản cố định. Hệ số hao mòn của TSCĐ được tính theo công thức sau: HTSCĐ = Tổng khấu hao Tổng NG TSCĐ Trong đó: HTSCĐ : Hệ số hao mòn TSCĐ. Tổng KH : Tổng khấu hao tích luỹ. Tổng NG TSCĐ: Tổng nguyên giá TSCĐ. Quá trình phân tích này sẽ cho xác định được giá trị thực tế còn lại và hệ số hao mòn giúp cho chủ doanh nghiệp thấy được thực trạng giá trị. Cũng như giá trị sử dụng của TSCĐ để có những chính sách đầu tư bổ xung hoặc đổi mới. Biểu 11: Phân tích tình hình tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Chỉ tiêu Năm 2002 Tiền TT% Năm 2003 Tiền TT% So sánh CL TT% TL% I/ TSCĐ 697.832.436 91.2 1.425.254.864 98.4 727.422.428 7.2 104,24 1/ TSCĐ HH 697.832.436 91.2 1.425.254.864 98.4 727.422.428 104,24 - Nguyên giá 900.320.000 1.600.720.120 700.400.120 77,79 - Giá trị hao mòn luỹ kế (-202.487.564) (-175.456.256) (-27.022.308) (-13,34) II/ ĐTTC DH III/ Chi phí XDCB 67.316.856 8.8 22.374.342 1.6 (-44.942.514) (-7.2) (-66,67) Tổng cộng 765.149.292 100 1.447.629.206 100 682.479.914 0 89,19 Qua số liệu biểu 11 ta thấy TSCĐ và ĐT DH của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng 682.479.914đ với tỷ lệ tăng là 89,19% nguyên nhân là do: NG TSCĐ của trung tâm năm 2003 tăng 727.422.428đ tương ứng với tỷ lệ tăng 104,24. Điều này cho thấy năm 2003 trung tâm đã đầu tư mua sắm thêm TSCĐ và đưa vào sử dụng một số TSCĐ để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với sự tăng lên của NG TSCĐ thì các giá trị hao mòn của trung tâm năm 2003 giảm 27.022.308đ với tỷ lệ giảm 13,34%. Đồng thời chi phí XDCB giảm đi 449.425.514đ với trung tâm đã xây dựng các công trình phục vụ cho doanh nghiệp nên năm 2003 kinh phí xây dựng giảm đi. Để thấy được hiệu quả sử dụng TSCĐ của trung tâm ta cần phải đi xem xét thêm một số chỉ tiêu sau: Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh = Doanh thu thuần Vốn CĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết Vốn CĐ bình quân sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số sinh lời trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận thuần Vốn CĐ bq Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn CĐ bình quân sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Hệ số đảm nhiệm TSCĐ: Hệ số này cho ta biết để có một đồng doanh thu thuần cần phải có bao nhiêu đồng NG TSCĐ bình quân. Hệ số đảm nhiệm TSCĐ = Vốn CĐ bq Doanh thu thuần Trong đó vốn cố định bình quân được tính theo phương pháp tính bình quân giản đơn. Biểu 12: Phân tích hiệu quả sự dụng vốn cố định. Đơn vị tính: VNĐ. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh CL TL % 1/ Doanh thu thuần 5.506.351.382 10.509.956.354 5.003.604.972 90,8 2/ Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD (-85.920.247) (-1.556.579.367) (-1.470.659.120) 1711,6 3/ NG bình quân TSCĐ 697.832.436 1.425.254.864 727.422.428 104,24 4/ Hệ số doanh thu thuần (1/3) trên NG TSCĐ 7,89 7,37 (-0,52) (-6,6) 5/ Hệ số sinh lợi của TSCĐ (-0,123) (-1,09) (-0,967) (768,1) 6/ Hệ số đảm nhiệm 0,126 0,135 0,009 7,14 Nhìn vào số liệu trên ta thấy năm 2003 hiệu quả sử dụng TSCĐ của trung tâm có xu hướng giảm xuống so với năm 2002 cụ thể là: Cứ một đồng NG bình quân TSCĐ năm 2003 đem lại 7,37đ doanh thu thuần nhỏ hơn so với năm 2002 là (0,52)đ tương ứng với tỷ lệ giảm 6,6%. Đồng thời cứ một đồng NG bình quân TSCĐ năm 2003 thì lỗ 1,09đ; tăng so với năm 2002 là (0,967)đ. Trong khi đó hệ số đảm nhiệm TSCĐ lại tăng 0,009đ tương ứng tăng 7,14% có nghãi là để có 1 đồng doanh thu thuần năm 2003 phải bỏ ra 0,135đ NG bình quân TSCĐ thay vì 0,126đ như năm 2002. Như vậy cho thấy rằng, việc khai thác và sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả chưa cao. Mặt khác, mức độ hao mòn TSCĐ của công ty lại rất lớn do vậy trung tâm cần có kế hoạch đầu tư, bổ xung để khắc phục và tăng giá trị sử dụng của TSCĐ. Tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ bù đắp lẫn nhau và tổng giá trị tài sản luôn bằng tổng giá trị nguồn vốn. Do vậy khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ta không thể không đi xem xét về tình hình nguồn vốn của trung tâm. 3. Phân tích tình hình nguồn vốn của trung tâm. Phân tích tình hình nguồn vốn của trung tâm là việc đánh giá sự biến động của các loại nguồn vốn của trung tâm nhằm thấy được tình hình huy động, sử dụng của loại nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh, đồng thời thấy được thực trạng nguồn vốn của trung tâm ta đi phân tích các nội dung sau: 3.1. Phân tích tình hình nợ phải trả và khả năng thanh toán công nợ. Biểu 13: Bảng phân tích tình hình nợ phải trả. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TL % TT% I/ Nợ ngắn hạn 7.530.430.000 88,23 5.320.310.000 90,79 7.789.880.000 103,4 2,56 1/ Vay ngắn hạn 4.300.456.100 26,95 4.000.700.000 23,7 1.700.243.900 73,9 (-3.25) 2/Phải tra người bán 2.500.000.000 29,29 4.200.800.230 24,9 1.700.800.230 68,03 (-4,39) 3/ Thuế và các khoản phải nộp - - - - - - - 4/ Phải trả công nhân viên 20.000.000.530 23,4 6.300.000.000 37,3 4.299.999.470 214,9 13,9 5/ Các khoản phải trả phải nộp khác 729.973.370 7,98 818.809.770 4,89 88.836.400 12,1 (-3,09) II/ Nợ khác 1.004.520.767 11,77 1.553.283.880 9,21 548.763.113 54,46 Tổng cộng Công nợ phải trả là khoản mục phản ánh nguồn tài trợ bên ngoài của trung tâm hay chính là các khoản mà trung tâm nợ chủ thể kinh doanh. Căn cứ vào số liệu trong biểu 13 phân tích tình hình nợ phải trả ta thấy rằng nợ phải trả năm 2003 so với năm 2002 tăng 7.789.880.000đ tương ứng với tỷ lệ 103,4%. Trong đó: Vay ngắn hạn tăng với tỷ lệ 73,9% với số tiền tăng là 1.700.243.900đ để có đủ vốn để mua cơ sở vật chất trung tâm cần vay vốn ngắn hạn để tăng vốn lưu động để phục vụ kinh doanh. Phải trả người bán hàng mạnh tăng 68,03% ứng với số tiền tăng 1.700.800.230đ là do trung tâm tăng cường mua nguyên liệu, vật liệu xong vẫn còn nợ người bán. Thuế và các khoản phải nộp không có do trong 2 năm trung tâm đã kinh doanh không có lãi do vậy vấn đề này các nhà lãnh đạo cần phải có phương hướng giải quyết mới. Các khoản phải trả công nhân việc tăng 214,9% ứng với số tiền 4.299.999.470đ là do lượng tiền tồn quỹ chưa trả lương tăng. Xét về tỷ trọng ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2002 chiếm 88,23% năm 2003 chiếm tỷ trọng 20,79% tăng. Tỷ trọng tăng do kết cấu nợ phải trả năm 2003 thay đổi. Các khoản vay ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn năm 2003 chiếm 23,7% giảm (-4,39%) so với năm 2002. Phải trả người bán cũng chiếm tỷ trọng lớn năm 2002 chiếm 29,29%, năm 2003 chiếm 24,9%. Phải trả cho công nhân viên năm 2002 tỷ trọng chiếm 23,4% năm 2003 chiếm 37,3% tăng 13,9%. Nhưng các khoản phải trả phải nộp khác giảm (-3,09%). Tóm lại trung tâm thực hiện tốt việc chiếm dụng vốn xong trung tâm cần phải lưu ý việc thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn tránh tình trạng bị quá hạn làm ảnh hưởng đến uy tín và tình hình tài chính của mình. Để thấy rõ tình hình tài chính của trung tâm du lịch qua việc phân tích tình hình nguồn vốn ta tiến hành phân tích tình hình và khả năng thanh toán của trung tâm. Trước tiên ta đi vào phân tích tình hình thanh toán cu trung tâm ta thấy trong quá trình hoạt động của trung tâm luôn tồn tại các khoản phải thu ra các khoản phải trả, do vậy tình hình thanh toán có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nếu vốn bị chiếm dụng nhiều thì trung tâm sẽ không đủ vốn để trang trải các hoạt động của mình. Mặt khác tình hình thanh toán còn thể hiện tính chấp hành kỷ luật tài chính tín dụng của nhà nước. Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu, các khoản phải trả để tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự chậm trong quá trình thanh toán, giúp trung tâm làm chủ tình hình tì chính đảm bảo cho sự phát triển của mình. Đối với các khoản phải thu tính ra chỉ tiêu (tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn). Chỉ tiêu này phản ánh với tổng nguồn vốn được huy động thì có bao nhiêu % vốn thực chất tham gia vào hoạt động SXKD, hay nó phản ánh mức chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu so với tổng nguồn vốn = Tổng giá trị các khoản phải thu 100 Tổng nguồn vốn Đối với các khoản nợ phải trả ra chỉ tiêu "tỷ số nợ" chỉ tiêu này phản ánh mức độ trong tổng tài sản của trung tâm từ đó cho thấy trong tổng tài sản sở hữu thực chất của trung tâm bao nhiêu, nếu tỷ số nợ tăng lên thì mức độ thanh toán tăng, điều đó sẽ cho thấy ự ảnh hưởng như thế nào tới khả năng thanh toán của trung tâm. Tỷ số nợ = Tổng số nợ phải trả * 100 Tổng số nợ tài sản Bảng 14: Phân tích tình hình khả năng thanh toán. Đơn vị: VNĐ. Các khoản phải thu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Các khoản phải trả Năm 2002 Năm 2003 Chên lệch 1/ Phải thu từ khách hàng 1.200.321.623 3.200.900.300.720 2.000.101.677 1/ Vay ngắn hạn 2.300.456.100 4.000.700.000 1.700.234.900 2/ Trả chước cho người bán 360.721.200 300.120.320 539.579.520 2/ Phải trả người bán 2.000.000.000 4.200.800.230 1.700.800.230 3/ Thuế VAT được khấu trừ 20.124.300 1.000.000.320 298.096.020 3/ Thuế và các khoản phải nộp 4/ Phải thu nội bộ 600.320.130 843.885.238 399.680.190 4/ Phải trả công nhân viên 2.000.000.530 6.300.000.000 4.299.999.470 5/ Các khoản phải thu khác 526.267.795 6.244.729.898 31.761.443 5/ Phải trả khác 729.973.370 818.809.770 88.836.400 6/ Nợ khác 100.452.763 1.553.283.880 548.763.113 Tổng cộng 2.707.755.048 3.536.974.850 8.534.950.767 16.873.593.887 8.338.643.204 Qua số liệu biểu 14 ta có thể tính được tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn. Năm 2002 = 2.707.755.048 = 30,38% 8.910.601.439 Năm 2003 = 6.244.729.898 = 48,84% 13.926.000.739 Chênh lệch tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn là 48,84 - 30,38 = 18,46%. Chỉ tiêu này tăng đây là biểu hiện không tốt đối với trung tâm, điều này cho thấy tỷ lệ vốn bị chiếm dụng tăng lên, tỷ lệ vốn thực tế tham gia vào kinh doanh giảm đi. Mặt khác, tổng các khoản phải thu của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng 3.536.974.850đ. Trong đó các khoản thu đều tăng mạnh. Điều đó cho thấy trung tâm đang bị chiếm dụng vốn, trung tâm cần có biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó ta cũng tính được tỷ số nợ của các khoản nợ phải trả: Năm 2002 = 8.534.950.767 = 95,78% 8.910.601.439 Năm 2003 = 16.873.593.887 = 121,1% 13.926.000.739 Tỷ số nợ của năm 2003 là 121,1%, tăng 25,32% (121,1 - 95,78 = 25,32%). Điều đó chứng tỏ cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của trung tâm trong tổng nguồn vốn giảm đi do vậy sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của trung tâm. Cùng với các khoản phải thu, đi xem xét các khoản phải trả ta thấy năm 2003 các khoản phải trả là 16.973.593.887đ, tăng 8.338.643.204đ so với năm 2002. Trong đó hầu hết các khoản nợ đều tăng mạnh. Điều này cho thấy trung tâm đang bị hạn chế về khả năng thanh toán các khoản nợ nhiều năm tới trung tâm nên tìm các biện pháp thu về các khoản thu và để chủ động về cân đối thu chi, giảm số dư phải thu do đó sẽ giảm được chỉ tiêu vay thanh toán. Từ việc phân tích trên để thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, về khả năng thanh toán của trung tâm có đủ để trang trải các khoản nợ phải trả ngắn hạn ta đi xem xét các chỉ tiêu sau: Hệ số thanh toán hiện hành = (1) (2) (3) Tổng số TSLĐ (loại A - TS) Nợ ngắn hạn (loại A, mục I-NV) Hệ số thanh toán nhanh = Vốn = tiền + ĐTTCNH + các khoản phải thu Nợ ngắn hạn (loại A, mục I-NV) Các chỉ tiêu trên (hệ số trên) nếu xấp xỉ = 1 là tốt, doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn dến hạn trả. + Nếu (1, 2) > 1 trong khoảng từ 2 -> 2,5 thì đánh giá là tốt. + Nếu (1, 2) < 1 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán tức thời = Tổng số vốn = tiền (loại A, I - TS) Nợ ngắn hạn (loại A, mục I-NV) + Nếu (3) > 0,5 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả quan. + Nếu (3) < 0,5 thì trung tâm gặp khó khăn trong thanh toán. Với số liệu thực tế trung tâm đi tính toán các hệ số trên ta có: Biểu 15: Hệ số khả năng thanh toán nợ. Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 1/ Hệ số thanh toán hiện hành 8.163.452.147 = 1,08 12.478.371.533 = 0,81 (-0,27) 7.530.430.000 15.320.310.000 2/ Hệ số thanh toán nhanh 27.628.068+2.707.755.048 = 0,36 45.362.918+624.472.988 = 0,41 0,05 7.530.430.000 15.320.310.000 3/ Hệ số thanh toán tức thời 27.628.068 = 0,0036 45.362.918 = 0,003 (-0,0006) 7.530.430.000 15.320.310.000 Kết quả biểu 15 ta thấy, trung tâm gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, và nợ ngắn hạn đến hạn trả. Đồng thời hệ số thanh toán nhanh cho ta thấy trong 2 năm đều nhỏ hơn 0,5 điều đó chứng tỏ trung tâm gặp khó khăn rất lớn trong việc thanh toán các khoản tức thời các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Cấu thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm có nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Đi đối với việc phân tích nợ phải trả, để thấy rõ hơn thực trạng nguồn vốn của trung tâm ta cần đi phân tích về nguồn vốn chủ sở hữu (VNCSH). Sau đây là sự phân tích về tình hình NVCSH của trung tâm du lịch 3.2. Phân tích tình hình NVCSH Để đánh giá được sự biến động của NVCSH ta cần tính các chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ.Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự chủ tài chính của trung tâm trong hoạt động kinh doanh. Tổng vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốn Nếu hệ số này >0,5 và tăng lên thì đánh giá tình hình tài chính của trung tâmlà khả quan. Phân tích tình hình NVCSH được dựa trên biểu phân tích sau: Biểu 16: Phân tích tình hình NVCSH. Đơn vị: VNĐ. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tiền TT % Số tiền TT % Chênh lệch TL % TT% 1/ Nguồn vốn quỹ 300.000.000 79,86 (-2.943.813.148) (-3.243.813.148) 2/ Nguồn kinh phí quỹ khác 75.650.672 20,14 (-3.780.000) (-79.430.072) Tổng cộng 375.650.672 100 (-2.947.593.148) (-3.323.243.820) Tỉ suất tài trợ 375.650.672 = 0,042 (-2.947.593.148) = (-0.21) (-0,168) 8.910.601.439 13.926.000.739 Dựa vào biểu 16 ta thấy: Nguồn vón CSH củ trung tâm năm 2003 so với năm 2002 giảm (3.323.243.820đ). Nguyên nhân dẫn đến NVCSH tăng là do nguồn vốn quỹ giảm (3.243.813.148) chứng tỏ rằng hiệu quả kinh doanh của trung tâm đang có chiều hướng đi xuống; trung tâm cần phải có những biện pháp khả quan để trung tâm phát triển hơn. Mặt khác sự tự chủ của trung tâm về tài chính trong 2 năm chưa được tốt. Bên cạnh đó, để phản ánh được mức độ sinh lợi của vốn chủ sở hữu ta cần phải đi phân tích một số chỉ tiêu sau: Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Hệ số sinh lời của vốn CSH = Lãi dòng trước thuế Vốn chủ sở hữu bình quân - Hệ số vòng quay của vốn CHS: Đây là chỉ tiêu phản ánh vốn CSH trong kỳ kinh doanh quay được bao nhiêu vòng. Hệ số vòng quay của VCSH = Doanh thu thuần Vốn CSH bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn CSH: Phản ánh việc trung tâm đầu tư bao nhiêu đồng vốn để có một đồng doanh thu thuần. Hệ số đảm nhiệm của vốn CSH = Vốnn CSH bình quân Doanh thu thuần Trong đó vốn CSH bình quân tính theo phương pháp bình quân giản đơn. Ta có biểu phân tích khả năng sinh lời của vốn CSH như sau: Biểu 17: Phân tích khả năng sinh lợi của vốn CSH. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh CL TL % 1/ Vốn CSH bình quân 375.650.672 (-2.947.593.148) (-3.323.243.820) 2/ Doanh thu thuần 5.506.351.382 10.509.956.354 5.003.604.972 90,8 3/ LN thuần trước thuế (-315.858.913) (-1.691.746.920) (-1.375.888.007) (-435,5) 4/ Hệ số sinh lợi của vốn CSH (3/1) (-0,84) (-0,057) 0,27 5/ Hệ số vòng quay của vốn CSH (2/1) 14,66 (-3,56) (-18,22) 6 Hệ số đảm nhiệm của vốn CSH (1/2) 0,068 (-0,28) (-0,348) Qua biểu phân tích trên ta thấy khả năng sinh lợi của vốn CSH năm 2003 so với năm 2002 giảm cụ thể là: Hệ số doanh lợi của vốn CSH năm 2003 cho ta thấy cứ 1 đồng vốn CSH sẽ cho (0,57đ) lợi nhuận tăng 0,27đ so với năm 2002. Năm 2003 so với năm 2002 thì hệ số vòng quay của vốn CSH giảm 18, 22 vòng song để có được một đồng doanh thu thuần thì trung tâm phải đầu tư (0,28đ) năm 2003 và năm 2002 là (0,068đ). Vậy ta có thể kết luận rằng khả năng sinh lợi vốn CSH của trung tâm năm 2003 kém hơn so với năm 2002 cũng như hiệu quả kinh doanh mặc dù tổng nguồn vốn tăng lên rất nhiều. Tóm lại qua những nội dung phân tích trên ta có thể thấy tình hình tài chính của trung tâm một cách khái quát như sau: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của trung tâm tăng lên nhiều, xong tình hình tài chính của trung tâm còn tiềm ẩn nhiều nhân tố tác động làmm giảm hiệu quả đồng vốn đầu tư vào kinh doanh. Trung tâm không có khả năng thanh toán các khoản nợ hiện hành, không đủ khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn; chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của trung tâm trong thanh toán là chưa tốt. Xét về hiệu quả sử dụng tài sản năm 2003 ta thấy kém hơn so với năm 2002 đặc biệt là hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Đồng thời ta thấy hệ số sinh lời của vốn CSH âm và giảm điều đó chứng minh vốn đầu tư cua trung tâm còn kém hiệu quả. Trên đây là toàn bộ tình hình tài chính của trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam trong hai năm 2002 - 2003. Một số nhận xét và giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại em xin trình bày trong chương III. Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại trung tâm du lịch thanh niên việt nam Có thể nói du lịch Việt Nam là một nghành còn rất non trẻ, song những năm qua đã có những bước vững chắc đã tạo được đà cho sự phát triển của nghành một cách hoàn hảo và đồng bộ.Du lịch đã là một hiện tượng phổ biến trên thế giới và là nhu cầu cần thiết cho mọi người sau những tháng ngày làm việc căng thẳng,ồn ào, ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải được giải trí,nghỉ ngơi thay đổi không khí và mở mang thêm sự hiểu biết.Điều đáng quan tâm là những thành quả đạt được không phải nằm trong bối cảnh thuận lợi mà hết sức khó khăn và gian khổ. Nhưng năm gần đây du lịch của Việt Nam gặp những khó khăn do sự phát triển của các nước bạn nhằm thu các lượng khách du lịch. Để tháo gỡ những khó khăn trên trung tâm đã triển khai hàngloạt các biện pháp nhằm thu hút được sự chú ý của khách. Trong những năm qua cùng với định hướng đúng đắn ban đầu.trung tâm đã xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật tốt luôn luôn phục vụ tốt các nhu cầu của khách,như phương tiện đi lại gồm những loại xe ô tô tốt , phục vụ ăn uống, và chỗ ngủ chu đáo cho khách,có một đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình.Đặc biệt đối với công tác kế toán trung tâm đang dần bước hiện đại hoá bằng mạng lưới vi tính và các chương trình dành cho kế toán. Bên cạnh những ưu điểm trên trong quá trình quản lý và sản xuất,Trung Tâm còn bộc lộ những tồn tại thuộc về yếu tố chủ quan.Thông qua sự phân tích tình hình tài chính của Trung Tâm qua hai năm2002-2003 ta thấy. Tuy có sự tăng lên rất lớn về quy mô kinh doanh song tình hình tài chính của trung tâm lại có su hướng giảm sút. Điều đó được thể hiên qua tổng nguồn vốn của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng lên 56.28% nhưng khả năng tự chủ tài chính lại giảm xuống.Khả năng tự chủ tài chính của trung tâm kém và nếu cứ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo thì Trung Tâm sẽ gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề tài chính,hay có nghĩa nguồn vốn CSH đang có su hướng giảm xuống điều này không tốt bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của trung tâm. Qua phân tích chung tình hình tài chính sử dụng tài sản của Trung Tâm cho thấy tổng tài sản của trung tâm rất mạnh tăng 56.28% nhưng xét về mặt kết cấu thì ta thấy tỷ trọng TSLĐ của Trung Tâm năm 2003 chiếm 91.61% năm 2002chiếm 89.6% giảm (-2.01%) cho thấy là chưa tốt bởi vì Trung Tâm là đơn vị hoạt động kinh doanh là chủ yếu nhưng TSLĐ lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Mặc dù có sự tăng lên rất mạnh về TSLĐ năm 2003 so với năm 2002 tăng lên 52.85% cho thấy sự lớn mạnh về về quy mô kinh doanh thì kết quả hoạt động kinh doanh lại cho thấy là kém hiệu quả,tuy doanh thu thuần tăng 90.8% nhưng lợi nhuận thuần của Trung Tâm hai năm đều âm. Điều đó nói lên hiệu quả sử dụng TSLĐ của trung tâm còn những khả năng tiềm tàng trung tâm vẫn chưa khai thác hết. Nợ phải thu tăng cao,tăng 130% đáng báo động cho các nhà quản lý,tiền vốn của trung tâm đang trong tình trạng bị chiếm dụng,trong đó phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2002chiếm 49.33%năm 2003 chiếm 51.26%). Vì thế trung tâm phải có biện pháp thu hồi. Hàng tồn kho của trung tâm năm 2003 tăng so với năm 2002 tương ứng tỷ lệ tăng 23.32% cùng với tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho tăng lên,điều đó chứng minh việc sử dụng vốn lưu động của trung tâm đã được khai thác tốt, cần duy trì và phát huy tốt hơn . Nói tóm lại tồn tại lớn nhất trong lĩnh vực tài chính là vốn lưu động trong khâu dự trữ quá lớn điều đó không phù hợp loại hình kinh doanh của trung tâm . Vốn cố định của trung tâm cũng bất hợp lý do các thiết bị quản lý chiếm tỷ trọng lớn so với mức độ hoạt động khác . Những tồn tại trên đòi hỏi trung tâm phải giải quyết nhanh chóng để đảm bảo cho quá trình tài chính cũng như các hoạt động khác trong kinh doanh dịch vụ của trung tâm ngày càng phát triển và không ngừng tăng lên . Trên đây là những nhận xét ban đầu về tình hình tài chính của trung tâm du lịc thanh niên Việt Nam . Với kiến thức còn hạn chế và qua thời gian ngắn thực tập tại trung tâm em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp góp phần làm nâng cao khả năng tài chính của trung tâm như sau: Thứ nhất: Do vòng quay của vốn lưu động thấp lên trung tâm luôn thiếu vốn và luôn phải tìm các giải pháp cân đối về vốn bằng cách vay ngắn hạn ngân hàng. Để khắc phục tình trang trên trung tâm luôn chú trọng hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn bên trong doanh nghiệp.Một mặt xin cấp thêm vốn từ NSNN, mặt khác tự bổ xung vốn từ lợi nhuận hàng năm. Hơn nữa, trung tâm có thể tập trung huy động vốn kinh doanh thông qua hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam đã từng bước hình thành thị trường vốn,đó cũng là một cơ hội cho thị trường tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài . Để thực hiên trung tâm nên đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá toàn trung tâm ,đa dạng hoá quản lý để thu hút nguồn vốn nhãn rỗi trong trung tâm, trong nhân dân và nâng cao hơn nữa về tài chính và hiệu quả sử dụng vốn. Thứ hai: Kết cấu giữa TSCĐvà TSLĐ còn chưa hợp lý TSLĐ vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả trong tổng tài sản của trung tâm, mặc dù đang có xu hướng giảm xong cần có tốc độ mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó trung tâm cũng cần phải quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch dự toán vốn đầu tư cho đúng đắn và hợp lý tránh tình trạng đầu tư quá mức, hoặc không đồng bộ gây lãng phí vốn .Mặc khác trung tâm cũng cần quan tâm tới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ,nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả và tiết kiệm vốn trong kinh doanh như : Tăng cường quản lý vốn lưu động, tìm mọi biện pháp để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu vốn lưu động đi qua. Xác định lượng hàng hoá có thể tiêu thụ được trong ngắn hạn và dài hạn , để xây dựng kế hoạch dự trữ cho hợp lý đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục, tránh được lãng phí do dự trữ quá mức gây ứ đọng vốn hay thiếu không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng . Tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu sao cho vừa hợp lý ,vừa đáp ứng được yêu cầu của chất lượng sẩn phẩm. Quy hoạch sắp xếp kho cho hợp lý cũng rất quan trọng,nó giúp tiết kiệm được diện tích kho và dễ ràng cho cả người và xe trong quá trình vận chuyển. đồng thời chấp hành tốt chế độ kiểm nhận hàng hoá tồn kho,kịp thời phát hiện hàng hoá chậm luân chuyển để có giải pháp khắc phục. Bên cạnh TSLĐ, TSCĐ của trung tâm hiện nay còn rất nhiều vấn đề cần phải xem xét.Phần lớn TSCĐ của trung tâm hiện nằm trong tàI sản, thiết bị phục vụ quản lý. Trung tâm nên giảm thiểu TSCĐ trong quản lý để tăng cường hệ thống TSCĐ phục vụ cho kinh doanh,chú trọng mở rộng sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu. Tiến hành kiểm tra và phân loại TSCĐ thường xuyên là việc làm hết sức cần thiết.Đối với những máy móc thiết bị thực sự cần dùng thì nên cố gắng tận dụng triệt để,phát huy hết công suất của máy. Thứ ba: Đẩy mạnh việc bán hàng thông qua giới thiệu,tiếp thị mở rộng tiêu thụ sản phẩm,tăng doanh thu,từ đó nâng cao lợi nhuận hay góp phần nâng cao khả năng tài chính của đơn vị.Có thể tăng cường bằng cách: - Khuyến khích các đầu mối đẩy mạnh việc bán hàng thông qua chính sách thưởng phạt vật chất. - Chú trọng hơn việc nghiên cứu sản phẩm mới,nâng cao chất lượng sản phẩm đã có của trung tâm .đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh để thu hút bạn hàng trong và ngoài nước. - Bên cạnh việc tiếp thị các sản phẩm của mình ra nước ngoài trung tâm cần nghiên cứu các phương án gia công chế biến phụcvụ trong nước cho nước ngoài . Thứ tư: Trong công tác sản trung tâm cần tìm ra mọi biện pháp để hợp lý hoá trong quản lý chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh số bán ra để tăng lợi nhuận,giúp nâng cao khả năng tài chính của trung tâm Sẽ tăng được số lượng sản phẩm nếu trung tâm quản lý tốt công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu chính. Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại như giá cả đầu vào NVL còn nhiều biến động,số lượng cũng không ổn định. Do vậy chỉ cần có sự thay đổi nhỏ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả sản phẩm và doanh số bán ra. Thứ năm: Trung tâm hàng năm cần mở lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,nâng cao tay nghề cho cán bộ đầu bếp giỏi vừa tạo ra những món ăn đặc sản mang tính đặc trưng riêng của trung tâm,đảm bảo chất lượng. Đồng thời tiết kiệm được chi phí với mục đích hạ giá thành sản phẩm. Thứ sáu: Luôn nắm bắt kịp thời các chính sách,đường nối kinh tế của Đảng và Nhà Nước sẽ giúp cho trung tâm nắm được cơ hội kinh doanh một cách kịp thời. Từ đó tăng cường xây dựng kế hoạch tập trung, tích tụ vốn để tình hình tàI chính của trung tâm được tốt hơn. Kết luận Do có ý nghĩ và vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản suất kinh doanh,Tài chính doanh nghiệp đã thực sự trở thành mối quan tâm không chỉ của nhà quản lý tài chính doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của nhiều chủ thể kinh doanh khác có liên quan như nhà đầu tư,chủ ngân hàng, đối thủ cạnh tranh .Đầu tiên muốn kiểm tra về “sức khoẻ”của bất kỳ doanh nghiệp nào,đó cũng là việc xem xét đánh giá về tình hình tài chính và những khả năng tiềm tàng của nó. Làm thế nào để ngày càng nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp? Đó là câu hỏi thường trực của các nhà quản lý tài chính và vấn đề đặt ra là đi tìm hướng giải quyết. Một trong những công cụ hữu hiệu trong quản lý tài chính doanh nghiệp đó là phân tích tình hình tài chính. Đây là vấn đề tổng quát, phức tạp, đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tế .Mặc dù hết sức cố gắng, song do khả năng và trình độ có hạn cùng với thời gian tìm hiểu thực tế còn ít ỏi nên kết quả nghiên cứu của em có thể chưa đáp ứng được hết yêu cầu đặt ra của thực tế vấn đề. Do vậy, không thể tránh khỏi được những thiếu sót rất mong được sự chỉ đạo, góp ý bổ sung của các thầy cô giáo,bạn bè và những người có cùng mối quan tâm về đề tài nghiên cứu của mình. Cho phép em được bày tỏ lời cám ơn sâu sắc tới các thầy -cô giáo đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường Đại Học Thương Mại đặc biệt là cô -Th.S.Lương Thị Trâm người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Em xin trân thành cám ơn các cô phòng Tài chính –Kế Toán của Trung Tâm Du Lịch Thanh Niên Việt Nam đã tạo điều kiện và cung cấp số liệu cho em những thông tin có liên quan tới tình hình tài chính của trung tâm để em hoàn thành chuyên đề này. Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 2 I. bản chất và nội dung của tài chính doanh nghiệp 2 1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp 2 2. Nội dung của tài chính doanh nghiệp. 3 2.1. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Ngân sách Nhà nước. 3 2.2. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác trong nền kinh tế thị trường. 3 2.3. Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. 4 3. Chức năng của tài chính doanh nghiệp. 5 3.1. Chức năng chu chuyển vốn tiền tệ. 5 3.2. Chức năng phân phối. 5 3.3. Chức năng giám đốc tài chính. 6 4. Vai trò của tài chính doanh nghiệp đối với quá trình HĐKINH DOANH 7 II. Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 8 1. Khái niệm và mục đích phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 8 1.1. Khái niệm. 8 1.2. Mục đích của phân tích tài chính. 10 2. ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 11 2.1. ý nghĩa. 11 2.2. Nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 12 III. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp (TCDN). 13 1. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn. 13 1.1. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp. 13 1.2. Phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp 14 2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản. 14 2.1. Phân tích chung về tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ). 14 2.11. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền 14 2.1.2. Phân tích về các khoản phải thu. 15 2.1.3. Phân tích tình hình hàng tồn kho. 15 2.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ). 15 3. Phân tích tình hình nguồn vốn (NV) của doanh nghiệp. 15 3.1. Phân tích tình hình công nợ phải trả và khả năng thanh toán công nợ 15 3.2. Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn CSH). 16 IV. Các phương pháp và nguồn tài liệu sử dụng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp (TCDN). 16 1. Các phương pháp phân tích tình hình TCDN. 16 1.1. Phương pháp so sánh. 16 1.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ. 17 1.3. Phương pháp cân đối. 18 1.4. Phương pháp biểu mẫu. 18 2. Nguồn tài liệu phân tích. 19 2.1. Bảng cân đối kế toán. 19 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 20 2.3. Tài liệu khác 21 Chương II Phân tích tình hình tài chính của trung tâm du lịch thanh niên việt nam 22 I. vài nét khái quát về đặc điểm hoạt động kinh doanh của trung tâm du lịch thanh niên việt nam 22 1.Quá trình hình thành và phát triển 22 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm 23 3. Đặc điểm tổ chức bổ máy quản lý 24 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: 26 5. Đặc điểm hệ thống sổ sách kế toán tại Trung tâm du lịch thanh niên Việt Nam 28 II.Phân tích tình hình tài chính của trung tâm du lịch thanh niên việt nam năm 2002-2003 30 1.Phân tích khái quát tình hình tài chính của trung tâm. 30 1.1. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản của trung tâm. 30 1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn của trung tâm. 32 2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSLĐ của trung tâm. 33 2.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSLD. 34 2.1.1. Phân tích tình hình vốn bằng tiền 38 2.1.2. Phân tích các khoản phải thu. 39 2.1.3. Phân tích tình hình hàng tồn kho 42 2.2 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ. 44 3. Phân tích tình hình nguồn vốn của trung tâm. 47 3.1. Phân tích tình hình nợ phải trả và khả năng thanh toán công nợ 47 3.2. Phân tích tình hình NVCSH 53 Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại trung tâm du lịch thanh niên việt nam 57 Kết luận 61 ý Kiến nhận xét của đơn vị thực tập …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0346.doc
Tài liệu liên quan