- Nâng cao năng suất lao động làm cho số giờ tiêu hao năng lượng để sản xuất những đơn vị sản phẩm giảm bớt hoặc làm cho số lượng sản phẩm ssx ra trong một đơn vị thời gian tăng thêm. Kết quả của việc nâng cao năng suất lao động làm cho chi phí về sản xuất và một số khoản chi khác được hạ thấp.
- Về thủ tục cấp phát vật tư bảo dưỡng hiện nay của Công ty đang gây lãng phí công lao động, vì hàng về chưa làm thủ tục nhập nhưng công nhân cần làm thì không nhận được đành ngồi chờ gây lãng phí. Vậy Công ty nên có thủ tục linh hoạt hơn tránh tình trạng này.
50 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình thực hiện doanh thu – Lợi nhuận tại công ty TNHH sản xuất và thương mại lương nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
133,33%
- Số tuyệt đối :
M = 671.160 – 503.370 = 167.790 triệu đồng.
Kết quả tính được cho thấy trong năm doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu sản phẩm hạt giống dưa hấu với tỉ lệ 133,33% tăng tương đối 33,33%, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối 167.790 ngàn đồng. Cho thấy Công ty đã có một thế cạnh tranh tương đối cả thị trường trong và ngoài tỉnh.
Các nhân tố ảnh hưởng :
b1. Sản lượng tiêu thụ :
- Sản lượng thực tế so với kế hoạch :
- Lượng tăng tuyệt đối 133,7kg (745,7 – 612) làm cho doanh thu sản phẩm dưa hấu tăng lên một lượng tuyệt đối : 109.968,25 ngàn đồng (133,7 x 822,5)
Doanh thu từ hoạt động của sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao. Theo phần phân tích trên sản lượng hạt giống dưa hấu được tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ biến động đã làm cho doanh thu từ hoạt động này cũng biến động theo. Tuy nhiên, giá bán cho một sản phẩm cũng tăng nên doanh thu từ hoạt động biến động ở mức 33,33%.
Để đạt được kết quả này đơn vị đã bước đầu chấn chỉnh mạng lưới tiêu thụ, tìm cách mở rộng thị trường, khen thưởng đội ngũ tiếp thị đã tìm được thị trường mới. Đây là điều tốt, Công ty cần tiếp tục phát huy nhằm đạt được mức doanh thu như mong đợi.
b2. Giá bán :
Tăng một lượng 9,42% với lượng tăng tuyệt đối 77,5 ngàn đồng (900-822,5). Với kết quả này đã làm cho doanh thu sản phẩm tăng một lượng tuyệt đô`I là 57.791,75 ngàn đồng (745,7 x 77,5)
Việc tăng giá bán sản phẩm làm ảnh hưởng chủ yếu đến việc tăng tổng doanh thu của đơn vị, không ảnh hưởng đến việc tăng giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
Từ bảng phân tích trên ta thấy sản lượng hạt giống dâu hấu thực hiện cao hơn so với kế hoạch là 133,7kg (745,7 – 612) tương ứng với tỷ lệ tăng 9,42%. Điều này cho thấy sản phẩm của Công ty đạt chất lượng tốt, phiếu hợp nhu cầu của người nông dân. Đây là biểu hiện tích cực của Công ty.
Sản phẩm bắp lai LVN10 :
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu :
- Số tương đối :
TK = = = 200%
- Số tuyệt đối :
5.112.920 – 2.556.000 = 2.556.920 ngàn đồng
Với kết quả này cho thấy trong năm doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch rất cao, doanh thu sản phẩm bắp lai LVN10 với tỷ lệ 200% tăng tương đối 100%, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối 2.556.920 ngàn đồng. Để tìm hiểu nguyên nhân tăng cao như vậy chúng ta lần lượt xét ảnh hưởng của các nhân tố :
Các nhân tố ảnh hưởng :
b1. Sản lượng tiêu thụ :
Sản lượng thực tế so với kế hoạch :
== = 152,87%
Kết quả này cho thấy trong năm đơn vị đã thực hiện hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản lượng bắp lai LVN10, sản lượng tiêu thụ 152,87%, tăng tương đối là 52,87%, lượng tăng tuyệt đối là 112.615kg (325.615 – 213.000), làm cho tổng doanh thu của LVN10 tăng cao hơn với kế hoạch một lượng tuyệt đối là 1.351.380 ngàn đồng (112.615 x 12)
Nguyên nhân tăng là do Ban Giám Đốc Công ty đã tìm kiếm được nhiều đối tác kinh doanh, mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Đây là điều kiện rất tốt để tăng doanh thu, tạo điều kiện một vị thế cạnh tranh đứng vững trên thị trường mà Công ty cần nên phát huy và nâng cao hơn nữa.
b2. Giá bán :
Kết quả trên cho thấy Công ty đã hoàn thành vượt mức kếhoạch, đơn giá bán BLVN10 trong năm đạt tỉ lệ là 120,83%, tương ứng tỉ lệ tăng tương đối là 20,83%, lượng tăng tuyệt đối là 2,5%, lượng tăng tuyệt đối là 2,6 ngàn đồng/kg (14,5 – 12), làm cho tổng doanh thu trong năm tăng lên so với kế hoạch là 814.037,5 ngàn đồng (325.615 x 2,5). Sản lượng tiêu thụ tăng 52,87% nên con số tăng doanh thu 814.037,5 ngàn đồng, để giải thích đơn giá bán sản phẩm dưa hấu, đơn giá bán tăng lên do cung không đủ cầu. Đây là nguyên nhân khách quan.
Sản phẩm bắp lai BL8 :
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu :
- Số tương đối :
TK = = = 133,33%
- Số tuyệt đối :
483.840 – 362.880 = 120.960 ngàn đồng
Kết quả tính được cho thấy trong năm đơn vị đã hoàn thành kế hoạch doanh thu đề ra, đạt 133,33%, tăng tương đối một lượng là 33,33% lượng tăng tuyệt đối tương ứng là 120.960 ngàn đồng. Cũng như hai sản phẩm dưa hấu, BLVN10 nên sản phẩm BL8 cũng lần lượt xét ảnh hưởng các nhân tố :
Các nhân tố ảnh hưởng :
b1. Sản lượng tiêu thụ :
Lượng tăng tuyệt đối 4.480kg (60.480 – 56.000) làm cho doanh thu sản phẩm BL8 tăng lên một lượng tuyệt đối 29.030,4 ngàn đồng (4.480 x 6,48) theo tình hình phân tích trên thì sản lượng tiêu thụ cũng tăng làm cho doanh thu hoạt động này cũng tăng, nguyên nhân tăng cũng đã được đề cập ở sản phẩm hạt dưa hấu và LVN10.
b2. Giá bán :
Kết quả này cũng thấy được Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, đơn giá bán BL8 đạt tỉ lệ là 123,46% tương ứng với tỉ lệ tăng tương đối là 23.46%, tương ứng với tỉ lệ tăng tương đối là 23,46%, lượng tăng tuyệt đối là 1,52 ngàn đồng (8 – 6,48), làm cho tổng doanh thu tăng lên so với kế hoạch là 91.929,6 ngàn đồng. Nguyên nhân tăng giá bán sản phẩm cũng giống 3 sản phẩm trước đã phân tích.
Bắp nếp :
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu :
- Số tương đối :
TK = = = 133,33%
- Số tuyệt đối :
1.351.680 – 1.013.760 = 337.920 ngàn đồng
Kết quả tính được cho thấy trong năm doanh nghiệp đã hoàn thành vượt kế hoạch doanh thu sản phẩm bắp nếp với tỉ lệ tăng tương đối 133,33% tăng tương đối 33,33% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối 337.920 ngàn đồng. Cho thấy Công ty đã có một thế cạnh tranh tương đối trên thị trường. Để tìm hiểu nguyên nhân tăng ta cũng xem xét đến các nhân tố.
Các nhân tố ảnh hưởng :
b1. Sản lượng tiêu thụ :
Lượng tuyệt đối không tăng, làm cho doanh thu sản phẩm bắp nếp cũng không tăng. Theo tình hình cho thấy sản lượng tiêu thụ không tăng một phần do mạng lưới tiêu thụ chưa được mở rộng, khách hàng (đối tác) kinh doanh cũng ở mức đứng chặng lại chưa phát huy tốt Công ty cần phát huy hơn nữa.
b2. Giá bán :
Tăng tương đối một lượng 33,33% với lượng tăng tuyệt đối là 3 ngàn đồng/kg (12 – 9). Kết quả này làm cho doanh thu sản phẩm bắp nếp tăng một lượng tuyệt đối là 337.920 ngàn đồng (112.640 x 3)
Việc tăng giá bán sản phẩm bắp nếp làm ảnh hưởng chủ yếu đến việc tăng tổng doanh thu của đơn vị. Việc tăng giá bán này không làm ảnh hưởng đến việc tăng giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
Rau các loại :
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu :
- Số tương đối :
TK = = = 111,109%
- Số tuyệt đối :
117.498 – 105.750 = 11.748 ngàn đồng
Cũng như kết quả của các loại sản phẩm BL8, LVN10 …. Đã phân tích thì sản phẩm rau cũng vượt kế hoạch với tỉ lệ tăng tương đối 111,09% tăng tương đối 11,109% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối 11.748 ngàn đồng.
Các nhân tố ảnh hưởng :
b1. Sản lượng tiêu thụ :
Lượng tuyệt đối tăng 58.725kg (1.468.725 – 1.410) làm cho doanh thu sản phẩm rau tăng lên một lượng tuyệt đối là 4.404,375 ngàn đồng (58,725 x 75). Nguyên nhân tăng cũng giống như các sản phẩm đã phân tích.
b2. Giá bán :
Tăng tương đối một lượng 6,67% với lượng tăng tuyệt đối là 5 ngàn đồng/kg (80 – 75), doanh thu sản phẩm rau tăng một lượng tuyệt đối là : 7.343.625 ngàn đồng (1.468.725 x 5). Việc tăng giá bán sản phẩm cũng như các sản phẩm khác đã phân tích cũng góp phần tăng tổng doanh thu của doanh nghiệp.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU NĂM 2003 :
Phân tích tình hình doanh thu :
Việc thực hiện doanh thu của Công ty trong năm 2003 được thể hiện qua bảng số liệu sau :
ĐVT : 1.000đ
Chỉ tiêu
(Đạt giống)
TH
2002
Kế hoạch năm 2003
Thực hiện năm 2003
Sản lượng
Đơn giá
Giá trị
Sản lượng
Đơn giá
Giá trị
1. Dưa hấu
671.160
1.500
914
1.371.000
2.030,4
900
1.827.360
2. Bắp lai LVN10
5.112.920
500.000
14,7
7.350.000
674.145
14,5
9.775.104
3. Bắp lai BL8
483.840
70.000
8
560.000
67.536
8
540.288
4. Bắp nếp
1.351.680
120.000
12
1.440.000
178.959
12
2.147.508
5. Rau đậu
117.498
2.100
80
168.000
2.635
80
210.798
Tổng cộng
7.737.098
10.889.000
14.501.058
Từ bảng số liệu trên, ta xác định các chỉ tiêu kế hoạch sau :
* Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch :
- Số tương đối :
TK = = = 133,17%
- Số tuyệt đối :
14.501.058 – 10.889.000 = 3.612.058 ngàn đồng
Kết quả thực hiện cho thấy, trong năm qua đơn vị đã thực hiện hoàn thành vượt kế hoạch doanh thu đề ra, đạt 133,17% tăng tương đối so với kế hoạch là 33,17% tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.612.058 ngàn đồng. Đây là một biểu hiện tích cực đánh giá sự tăng doanh thu của Công ty.
Để phân tích sâu hơn ta cần tìm hiểu từng nhân tố tác động đến doanh thu :
Ảnh hưởng của từng mặt hàng đến doanh thu :
Sản phẩm dưa hấu :
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu thực tế so với kế hoạch :
- Số tương đối :
TK = = = 133,29%
- Số tuyệt đối :
1.827.360 – 1.371.000 = 456.360 ngàn đồng
Quan sát kết quả trên cho thấy trong năm đơn vị đã hoàn thành vượt kế hoạch doanh thu sản phẩm hạt giống dưa hấu, đạt 133.29% tăng một lượng tương đối là 33,29%, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 456.360 ngàn đồng. Để giải thích hiện tượng này ta lần lượt xét ảnh hưởng của từng nhân tố.
Các nhân tố ảnh hưởng :
b1. Sản lượng tiêu thụ :
- Số tương đối :
TK = = = 135,36%
- Số tuyệt đối :
2030,4 – 1.500 = 530,4 ngàn đồng
Kết quả này cho thấy, trong năm đơn vị đã hoàn thành vượt kế hoạch tiêu thụ sản lượng dưa hấu, đạt 135,36% tăng tương đối 35,36%, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 530,4kg làm cho doanh thu dưa hấu tăng một lượng tuyệt đối là : 484.785,6 ngàn đồng (530,4 x 914). Đây là con số tăng đáng kể là nguyên nhân làm cho tổng doanh thu tăng trong năm, nguyên nhân tăng do việc đầu tư tăng trong năm, nguyên nhân tăng do việc đầu tư nguyên liệu có nhiều cố gắng, tích cực thu mua thêm ngoài hợp đồng đã ký, quản lý nguồn nguyên liệu đã đầu tư rất chặt chẽ. Đây là tình hình chung của ngành trồng trọt, điều này cũng làm cho kế hoạch sản xuất của Công ty vượt kế hoạch và làm tăng sản lượng tiêu thụ :
b2. Giá bán :
- Số tương đối :
TK = = = 98,47%
- Số tuyệt đối :
900 – 914 = 14 ngàn đồng
Kết quả trên cho thấy đơn vị cũng chưa hoàn thành được kế hoạch về đơn giá bán đặt ra, tuy sản lượng tiêu thụ vẫn vượt qua lượng kế hoạch, kế hoạch giá bán chỉ đạt 98,47% giảm 1,53%, lượng giảm tuyệt đối tương ứng 14 ngàn đồng/kg Điều này làm cho doanh thu dưa hấu giảm so với kế hoạch một lượng tuyệt đối là 28.425,6 ngàn đồng (2030,4 x 14). Giải thích hiện tượng này là do năm 2003 tuy sản lượng tiêu thụ vượt quá kế hoạch, còn sản phẩm giống của các doanh nghiệp khác thì không đủ tiêu thụ, chất lượng kém và giá cao hơn giống của đơn vị. Chính vì vậy, sản lượng tiêu thụ tăng, và để bán chạy hơn hơn kế hoạch đặt ra nên Công ty phải hạ giá bán cho phù hợp với giá thị trường, đây là nguyên nhân khách quan.
Tóm lại, doanh thu sản phẩm hạt giống dưa hấu tăng so với kế hoạch nhưng giá bán thì chưa tăng như mong muốn. Vì đây cũng là tình hình chung của ngành giống cây trồng trong cả nước. Để khắc phục được điều này, tất cả các doanh nghiệp trong ngành giống không còn cách nào khác là phải tìm để giảm chi phí kinh doanh của mình thì mới cạnh tranh nổi với giá giống ngoại nhập mà không ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân thì mới có thể tồn tại lâu dài được, có thể hòa mình vào xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới.
Sản phẩm bắp lai LVN10 :
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu thực tế so với kế hoạch :
- Số tương đối :
TK = = = 133,29%
- Số tuyệt đối :
9.775.104 – 7.350.000 = 2.425.104 ngàn đồng
Kết quả trên cho thấy trong năm đơn vị đã hoàn thành vượt kế hoạch doanh thu LVN10 đề ra, đạt 132,99% tăng tương đối 32,99% lượng tăng tuyệt đối tương ứng là 2.425.104 ngàn đồng. Để giải thích lý do trên ta xem xét ảnh hưởng các nhân tố.
Ảnh hưởng các nhân tố :
b1. Sản lượng tiêu thụ :
- Số tương đối :
TK = = = 134,83%
- Số tuyệt đối :
674.145 – 500.000 = 174.145 ngàn đồng
Quan sát kết quả trên ta thấy đơn vị đã vượt qua kế hoạch tiêu thụ sản lượng bắp lai LVN10 trong năm đạt 134,83% tăng tương đối 34,83% với lượng tăng tuyệt đối tương ứng là 174.145kg. Điều này cũng làm cho DTLVN10 tăng một lượng tuyệt đối so với kế hoạch là : 2.559.931,5 ngàn đồng (174.145 x 14,7). Giải thích hiện tượng này cũng do : giống phần phân tích sản lượng tiêu thụ hạt giống dưa hấu.
b2. Giá bán :
- Số tương đối :
Tk =
- Số tuyệt đối:
14,5 – 14,7 = - 0,2ng đ/Kg
Với kết quả tính toán trên cho thấy trong năm đơn vị chưa hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đơn giá bán LVN10 chỉ đạt 98,64% giảm tương đối một lượng là 1,36% với lượng giảm tuyệt đối tương ứng 0,2ngàn đồng/Kg. Nguyên nhân giảm là do giống như phần phân tích bán của hạt giống dưa hấu.
Sản phẩm bắp lai BL8 :
a. Tình hình thực hiện kế hoạch DT:
Số tương đối :
Tk =
Số tuyệt đối:
540.000 – 560.000 = - 19.712 ngàn đồng
Quan sát kết quả trên cho thấy trong năm đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu sơ BL8, chỉ đạt 96,48% giảm một lượng tương đối là 3,52%, tương ứng với lượng giảm tuyệt đối là 19.712ngàn đồng. Để giải thích lí do này ta xem xét ảnh hưởng quả từng nhân tố
b. Các nhân tố ảnh hưởng :
b1. Sản lượng tiêu thụ :
Số tương đối :
Tk =
Số tuyệt đối:
67.536 – 70.000 = -2.464Kg
Quan sát kết quả tính toán này cho thấy trong năm đơn vị chưa hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản lượng BL8, chỉ đạt 96,48% giảm tương đối một lượng là 1,36%, tương ứng với lượng giảm tuyệt đối là 19.712 ngàn đồng (2.464 x 8). Đây là con số giảm đáng kể, là nguyên nhân chủ yếu làm cho tổng doanh thu giảm, nguyên nhân giảm là do vụ sản xuất 2002 – 2003 sản lượng BL8 thiếu trầm trọng, mặc dù đơn vị đã chú trọng nhiều đến việc đầu tư nguyên liệu, quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu đã đầu tư mà nhà máy vẫn phải ngưng hoạt động sơm hơn bình thường do không đủ nguyên liệu để sản xuất, điều này làm cho kế hoạch sản xuất của Công ty không đạt và ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ, đây là điều không thể tránh khỏi là nguyên nhân khách quan.
b2. Giá bán :
Số tương đối :
Tk =
Số tuyệt đối:
8 – 8 = 0 đ/kg
Kết quả này cho thấy đơn vị cũng đã hoàn thành kế hoạch đơn giá bán đặt ra, đạt 100%. Điều này làm cho doanh thu BL8 cũng không tăng không giảm (ở mức bình thường). Chính vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm này giảm đây là điều mà doanh nghiệp cần chú trọng đến giá bán, nên hạ giá bán sao cho phù hợp với giá thị trường để sản phẩm được tung vào thị trường nhiều hơn.
Bắp nếp :
a. Tình hình thực hiện kế hoạch DT:
Số tương đối :
Tk =
Số tuyệt đối:
2.147.508 – 1.440.000 = 707.508 ngàn đồng
Kết quả này cho thấy trong năm đơn vị đã hoàn thành kế hoạch doanh thu sản phẩm bắp nếp, đạt 149,13%, tăng một lượng tương đối là 49,13%, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối 707.508ngàn đồng. Việc tăng giảm này cũng cần xét đến các nhân tố ảnh hưởng.
b. Các nhân tố ảnh hưởng :
b1. Sản lượng tiêu thụ :
Số tương đối :
Tk =
Số tuyệt đối:
178.959 – 120.000 = 58.959 kg
Quan sát kết quả trên cho thấy đơn vị đã vượt mức sản lượng tiêu thụ, sản lượng bắp nếp trong năm đạt 149,13%, tăng tương đối 49,13% với lượng tăng tuyệt đối tương ứng là 58.959 kg. Điều này cũng làm cho doanh thu bắp nếp tăng một lượng tuyệt đối so với kết hoạch là 707.508 ngàn đồng (58.959 x 12) giải thích hiện tượng này cũng do : giống phần phân tích hiện tượng này cũng do: giống phần phân tích sản lượng tiêu thụ hạt giống dưa hấu.
b2. Giá bán :
Số tương đối :
Tk =
Số tuyệt đối không tăng, không giảm (bình thường)
Theo tình hình phân tích trên cho thấy với mức giá mà đơn vị đề ra trong kế hoạch thì doanh nghiệp đã phấn đấu đạt được nhưng số lượng tiêu thụ lại nhiều hơn sản lượng mà doanh nghiệp đề ra. Do vậy, không đạt được kế hoạch về giá mà sản lượng tiêu thụ còn bán nhiều hơn kế hoạch, chứng tỏ doanh nghiệp đã tạo được một thế mạnh khẳng định mình trên thị trường.
Rau các loại :
a. Tình hình thực hiện KH doanh thu :
Số tương đối :
Tk =
Số tuyệt đối:
210.798 – 168.000 = 42.798 ngàn đồng
Kết quả này cho thấy trong năm qua đơn vị đã thực hiện hoàn thành kế hoạch doanh thu đề ra, đạt 125,48%, tăng tương đối so với kế hoạch là 25,48%, tương ứng với tỷ lệ tăng là 42.798 ngàn đồng. Đây là một biểu hiện tích cực đánh giá sự tăng doanh thu của Công ty. Để hiểu sâu hơn ta cần phân tích tình hình tác động đến các nhân tố.
b. Các nhân tố ảnh hưởng :
b1. Sản lượng tiêu thụ :
Số tương đối :
Tk =
Số tuyệt đối:
2.635 – 2.100 = 535 Kg
Với kết quả này cho thấy đơn vị đã vượt mức sản lượng tiêu thụ, sản lượng sau các loại trong năm đạt 125,48%, tăng tương đối 25,48% cới với lượng tăng tuyệt đối tương ứng là 42.800 ngàn đồng (535 x 80). Giải thích hiện tượng này cũng do: giống phần phân tích sản lượng tiêu thụ hạt giống dưa hấu.
b2. Giá bán :
Số tương đối :
Tk =
Số tuyệt đối không tăng không giảm (ở mức trung bình). Nguyên nhân của việc đạt được giá bán bằng giá kế hoạch cũng giống phần phân tích ở giá bán bắp nếp đã được phân tích.
Ảnh hưởng của từng mặt hàng đến doanh thu :
Thị trường :
Qua phân tích tình hình sản xuất của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông ta thấy sản phẩm bắp lai LVN10 chiếm tỉ trọng khá cao trong tông doanh thu hàng năm của Công ty. Việc mở rộng tiếp cận thị trường trong nước, Công ty nên mở rộng mạng lưới kinh doanh và tìm kiếm khách hàng ở các vùng lân cận chính là việc cần thiết và hết sức quan trọng, nhằm giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị ngày càng phát triển và tăng doanh số theo mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Công tác quản lý và sử dụng lao động :
Do là ngành sản xuất phục vụ cho nhu cầu của người nông dân các loại giống cây trồng nên nhân tố này cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất sản phẩm – doanh thu – lợi nhuận.
Muốn thực hiện tốt kế hoạch doanh thu lợi nhuận, Công ty phải có đội ngủ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi. Mặt khác, Công ty còn phải đảm bảo sức khỏe, tạo điều kiện ổn định cho công nhân để đáp ứng yêu cầu sản xuất của đơn vị.
Công tác quản lý và sử dụng vốn :
Vốn là nhân tố quản lý trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Với các chức năng hoạt động của Công ty, đòi hỏi phải có nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, hiện nay vốn của Công ty bị hạn chế nên sản xuất không đảm bảo vì thiếu vốn để đầu tư thêm diện tích trồng giống, trang bị máy móc thiết bị hiện đại. Chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến DT – LN.
Tóm lại, Công ty phải định kiến được nhu cầu về vốn thì mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hoàn thành vượt định mức kế hoạch đề ra.
III. PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ TĂNG DIỆN TÍCH NĂM 2002 SO VỚI NĂM 2003 :
Phân tích tốc độ tăng trưởng diện tích doanh thu :
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối:
14.501.058 – 7.737.098 = 6.763.960 ngàn đồng
Y = 187,42% cũng có nghĩa là tổng doanh thu thực hiện 2003 so với năm 2002 đạt 187,42% tức tăng tương đối 87,42%, so với năm 2002, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 6.763.960 ngàn đồng. Cho thấy đơn vị đã đạt được mức tăng trưởng so với năm 2002.
Để thấy rõ hơn vấn đề này, ta đi sâu phân tích tác động của từng mặt hàng, từng nhân tố.
Ảnh hưởng của từng mặt hàng đến doanh thu :
Đối với sản phẩm hạt giống dưa hấu :
Doanh thu thực hiện năm 2003 so với năm 2000
Số tương đối :
Diện tích thực hiện 2003/2002 =
Số tuyệt đối:
1.827.360 – 671.160 = 1.156.200 ngàn đồng
Kết quả cho thấy doanh thu thực hiện sản phẩm hạt giống dưa hấu năm 2003 so với năm 2002 đạt mức tăng trưởng cao, đạt tỷ lệ 272,27% tương ứng với số tăng tương đối là 172,27%, lượng tăng tuyệt đối tương ứng là 1.156.200 ngàn đồng. Để trên hiểu nguyên nhân tăng vọt này, ta đi sâu phân tích tiếp từng nhân tố tác động như sau:
a. Sản lượng tiêu thụ :
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối:
M = 2030,4 – 745,7 = 1284,7 Kg
Kết quả tính thấy về mặt sản lượng tiêu thụ dưa hấu trong năm 2003 đơn vị đạt mức tăng trưởng khá cao, đạt 272,28% tăng so với số tương đối là 172,28% tăng so với lượng tăng tuyệt đối là 1284,7 Kg, làm cho doanh thu thực hiện năm 2003 tăng cao hơn năm 2002 một lượng tuyệt đối là: 1.156.230 ngàn đồng (128,7 x 900)
Nguyên nhân tăng là do : như phần phân tích tỷ số hoàn thành kế hoạch năm 2003 ở phần trên. Năm 2003 là năm mà Công ty đủ nguyên liệu để sản xuất và cung ứng đủ nhu cầu của người nông dân. Chính vì vậy, mà sản lượng sản xuất đủ đáp ứng được nhu cầu sản lượng tiêu thụ. Đây là nguyên nhân khách quan.
b. Tác động của đơn giá bán:
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối:
M = 900 – 900 = 0
Kết quả tính được cho thấy, mặt dù giá bán không đổi nên sản lượng tiêu thụ vẫn tăng. Điều này cũng làm cho doanh thu thực hiện sản phẩm dưa hấu trong năm 2003 so với doanh thu thực hiện dưa hấu trong năm 2001 tăng cáo hơn. Công ty cần tiếp tục phát triển và giữ vững thế mạnh này hơn nữa trên thị trường. Với mức sản phẩm tiêu thụ cao như vậy, cũng góp phần tạo cho nguồn vốn của doanh nghiệp thu hồi nhanh thuận lợi cho quá trình sản xuất sau.
Đối với sản phẩm LVN10 :
Diện tích thực hiện thực hiện năm 2003 so với năm 2002:
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối:
M = 9.775.104 – 5.112.920 = 4.662.184 ngàn đồng
Như vậy nếu so với năm 2002 thì mức doanh thu LVN10 thực hiện năm 2003 đạt 191,18% tăng tương ứng là 4.662.184 ngàn đồng. Kết quả cho thấy mức tăng doanh thu LVN10 trong năm là tương đối tốt, góp phần trong việc tăng trưởng doanh thu cả năm của Công ty.
Giải thích nguyên nhân này chúng ta đi sâu phân tích tác động của từng nhân tố như sau:
a. Sản lượng tiêu thụ :
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối:
M = 674.145 – 352.615 = 321.530kg
Kết quả này cho thấy, sản lượng tiêu thụ LVN10 thực hiện 2003 so với sản lượng tiêu thụ năm 2002 đạt 191,18% tăng tương đối 91,18%, so với lượng tăng tuyệt đối 91,18%, với lượng tăng tuyệt đối tương ứng 321.530 Kg. Điều này làm chi tiêu thụ LVN10 thực hiện năm 2003 so với tiêu thụ thực hiện LVN10 năm 2002 tăng một lượng tuyệt đối là : 4.662.185 ngàn đồng (321.530 x 14,5)
Nguyên nhân tăng là do năm 2003 Công ty đã nổi lực trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị bằng cách fax chào hàng đến các đơn vị có nhu cầu và đén tận nơi nếu thấy cần. Đây là nguyên nhân chủ quan, thể hiện được sự năng động của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Công ty nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho đơn vị
b. Tác động của đơn giá bán :
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối: 14,5 – 14,5 = 0
Kết quả cho thấy đơn giá bán BLVN10 thực hiện năm 2003 so với 2002 là như sau: Nguyên nhân là do cũng giống như phần phân tích đơn giá bán đối với sản phẩm dưa hấu.
Đối với sản phẩm BL8 :
Diện tích thực hiện 2003 so với 2002:
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối:
M = 540.288 – 483.840 = 56.448 ngàn đồng
Như vậy nếu so với năm 2002 thì mức doanh thu BL8 thực hiện 2003 đạt 111,67%, tăng tương đối 11,67% lượng tăng tuyệt đối tương ứng là 56.448 ngàn đồng. Điều này cho thấy mức tăng doanh thu BL8 trong năm là tương đối tốt góp phần tăng trưởng trong tổng doanh thu của Công ty.
Giải thích nguyên nhân này ta xem xét, phân tích của từng nhân tố sau:
a. Sản lượng tiêu thụ :
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối:
M = 67.536 – 60.480 = 7.056Kg
Kết quả số liệu cho thấy, sản lượng tiêu thụ BL8 thực hiện năm 2003 so với sản lượng tiêu thụ BL8 thực hiện 2002 đạt 111,67% tăng tương đối 11,67%, với lượng tăng tuyệt đối tương ứng 7.056Kg. Điều này làm cho doanh thu BL8 thực hiện 2003 so với doanh thu thực hiện BL8 năm 2002 tăng một lượng tuyệt đối là 56.448 ngàn đồng (7.056 x 8)
Nguyên nhân tăng là do trong năm 2003 Công ty tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị.
b. Đơn giá bán :
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối:
8 – 8 = 0
Với kết quả này cho thấy đơn giá bán BL8 thực hiện 2003 so với 2002 là như nhau, qua năm khác mà giá cả vẫn ở mức cũ. Nguyên nhân làm cho giá không tăng giống như nguyên nhân của phần phân tích đơn giá của sản phẩm dưa hấu.
Đối với sản phẩm bắp nếp :
Diện tích thực hiện năm 2003 so với năm 2002
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối:
M = 2.147.508 – 1.351.680 = 795.828 ngàn đồng
Như vậy nếu so với năm 2002 thì mức doanh thu bắp nếp thực hiện năm 2003 đạt 158,87% tương đối 58,8%, lượng tăng tuyệt đối tương ứng là 795.828 ngàn đồng. Kết quả nay cho thấy mực tăng doanh thu bắp nếp trong năm là tương đối tốt, góp phần trong việc tăng trưởng tổng doanh thu cả năm của Công ty.
Giải thích nguyên nhân này ta đi sâu phân tích tác động nhân tố như sau:
a. Sản lượng tiêu thụ :
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối:
M = 178.959 – 112.640 = 66.319 kg
Quan sát kết quả trên cho thấy, sản lượng tiêu thụ bắp nếp 2003 so với sản lượng tiêu thụ bắp nếp 2003 so với sản lượng tiêu thụ bắp nếp 2002 đạt 158,87%, tăng tương đối 58,87%, với lượng tăng tuyệt đối tương ứng 66.319kg. Điều này làm cho doanh thu bắp nếp 2002 tăng một lượng tuyệt đối là 795.828 ngàn đồng (66.319 x 12)
Nguyên nhân tăng cũng giống như phần phân tích ở sản lượng dưa hấu.
b. Giá bán :
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối:
12 – 12 = 0
Nguyên nhân mà giá bán năm 2003 so với năm 2003 không tăng không giảm giống phần phân tích đã được trình bày ở sản phẩm dưa hấu.
Đối với sản phẩm rau :
Diện tích thực hiện năm 2003 so với 2002
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối:
2635 – 117.498 = 93.300 ngàn đồng
Quan sát số liệu cho thấy, sản lượng tiêu thụ sau thực hiện năm 2003 so với sản lượng tiêu thụ sau thực hiện năm 2002 đạt 179,41% tăng tương đối 79,41% lượng tăng tuyệt đối tương ứng là 93.300 ngàn đồng. Kết quả này cho thấy mức tăng doanh thu của rau trong năm tương đối tốt, góp phần trong việc tăng tổng doanh thu cả năm của Công ty.
Giải thích nguyên nhân này chúng ta đi sâu phân tích tác động của từng nhân tố như sau :
Sản lượng tiêu thụ :
- Số tương đối :
Y =
- Số tuyệt đối:
2635 – 1468,725 = 1166,275 kg
Quan sát số liệu cho thấy, sản lượng tiêu thụ rau thực hiện năm 2003 so với sản lượng tiêu thụ rau thực hiện năm 2002 đạt 179,41% tăng tương đối 79,41% với lượng tăng tuyệt đối tương ứng 1166,275 Kg. Điều này làm cho doanh thu sau thực hiện năm 2003 so với doanh thu thực hiện sau năm 2002 tăng một lượng tuyệt đối là: 93.302 ngàn đồng (1166,275 x 80)
Nguyên nhân tăng cũng giống như phần phân tích sản phẩm dưa hấu đã được nêu ở trước.
b. Giá bán :
Số tương đối :
Y =
Số tuyệt đối:
M = 80 – 80 = 0
Nguyên nhân giống phần phân tích sản phẩm dưa hấu đã được trình bày.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM 2002 – 2003 :
Đánh giá chung tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty trong năm 2002 – 2003 :
Qua đánh giá, phân tích tình hình thực hiện doanh thu tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông qua 2 năm 2002 – 2003, thể hiện rõ tình hình tăng, giảm doanh thu qua các năm cũng như những nguyên nhân tác động đến doanh thu.
Chúng ta đã biết rằng ngoài chỉ tiêu doanh thu thì lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng hơn cả, thể hiện kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và thành quả lao động của doanh nghiệp. Đôi khi doanh nghiệp thực hiện tốt doanh thu nhưng chi phí sản xuất bỏ ra quá lớn vì thế doanh thu không bù đắp đủ hoặc vừa đủ chi phí thì doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận đạt được không cao. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ không có khoản đầu tư mở rộng.
Từ vấn đề trên cho thấy việc thực hiện được doanh thu nhưng có thực hiện được lợi nhuận hay không là vấn đề mà Công ty hau bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải xem xét
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông, ta có tình hình thực hiện lợi nhuận như sau:
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
- Lợi nhuận HĐSX KD chính
68.395,954
100
594.546,416
100
526.150,462
769,27
- Lợi nhuận HĐSX KD khác
-
-
-
-
-
-
TỔNG LỢI NHUẬN
68.395,954
100
594.546,416
100
526.150,462
769,27
Qua bảng số liệu trên bảng cho thấy kết quả kinh doanh Công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông qua hai năm 2002 – 2003
Năm 2003 so với năm 2001 thì lợi nhuận tăng 773.804,68 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 769,33%. Trong đó tăng chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 so năm 2002 là 773.804,68 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 769,33%. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khá không có, nên số tăng từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính rất cao làm cho tổng lợi nhuận của Công ty tăng vọt nhanh. Điều này còn cho thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có phần tăng trưởng mạnh chứng tỏ Công ty đã xác định đúng đắn mục tiêu kinh doanh của mình, một mặt vẫn sản xuất để duy trì sản phẩm đã có uy tín từ trước của Công ty, mặt khác tập trung sức lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận. Nhìn chung, ta nhận thấy việc sản xuất kinh doanh tại Công ty có chiều hướng ngày càng tốt, lãi năm 2003 tăng cao hơn 2002 rất nhiều và làm ảnh hưởng lớn đến tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của Công ty.
Với số vốn góp ban đầu, Công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh có qk tốt thông qua lợi nhuận mà Công ty đạt được hai năm qua. Tuy nhiên, Công ty cần xử lý tốt hơn nữa vì chi phí quản lý và chi phí bán hàng và những nhân tố khác ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của sản phẩm :
Theo đánh giá chung về tình hình lợi nhuận trên cho ta biết tổng quát lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chính tăng giảm bao nhiêu mà chưa thể hiện được mặt hàng nào làm lợi nhuận tăng, mặt hàng nào làm lợi nhuận giảm. Ở phần phân tích trước về doanh thu ta xem xét đến từng loại mặt hàng; sản phẩm dưa hấu, LVN10, BL8, bắp nếp và rau, sang phần phân tích này ta xem xét vấn đề từ khía cạnh, nghĩa là phân tích chung lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 2 năm 2002 – 2003
Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta có tình hình thực hiện lợi nhuận 5 mặt hàng như sau:
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
- Doanh thu thuần
- Giá vốn hàng bán
- CPQLDN & BH
- Lãi từ HDSXKD
7.528.196,36
6.096.833,22
1.330.780,86
100.582,28
13.906.514,62
11.238.319,94
1.793.861,72
874.332,96
6.378.318,26
5.141.486,72
463.080,86
773.804,68
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
Doanh thu thuần năm 2003 so với năm 2002 tăng 6.378.318,26 ngàn đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 84,73%
Giá vốn hàng bán năm 2003 so với năm 2002 tăng 5.141.486,72 ngàn đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 84,33%
Điều này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2003 so với năm 2002 được mở rộng. Nguyên nhân tăng là do sản lượng sản xuất tăng, nguyên liệu sản xuất đủ.
Do doanh thu và giá vốn tăng dẫn đến lợi nhuận của Công ty năm 2003 so với năm 2003 so với năm 2002 tăng, cụ thể là 773.804,68 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 769,33%. Điều này thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được mở rộng, Công ty tiếp tục giữ vững vị thế đó, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Công ty và thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển.
Phân tích các tỷ suất lợi nhuận của Công ty :
Để phân tích tổng quát hiệu quả sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty trong hai năm, ta cần đi sâu vào xem xét các chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi thông qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu :
Tỷ suất này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Lợi nhuận rộng
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
68.395,954
7.528.196,36
0,908%
594.546,416
13.906.574,62
4,275%
Năm 2002 cứ 100 đồng doanh thu Công ty thu về 0,908 đồng lợi nhuận. Sang năm 2003 cứ 100 đồng doanh thu Công ty thu về 4,275 đồng lợi nhuận, cao hơn so với năm 2002. nguyên nhân này do chi phí bỏ ra để sản xuất trong năm tăng dẫn đến việc giá bán không tăng, chính vì thế doanh thu trong năm 2003 so với năm 2002 tăng cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn :
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Lợi nhuận rộng
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
68.395,954
6.217.814
1,1
594.546,416
11.217.856,9056
5,3
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Xét trong hai năm thì năm 2003 Công ty có tỷ suất cao hơn năm 2002 là 4,2%. Do tốc độ tăng nguồn vốn 80,41%. Điều này cho thấy trong năm 2003 Công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn so với năm 2002 Công ty cần giữ vững và phát triển hơn nữa với tiêu chí nguồn vốn bỏ ra thấp nhưng mang lại hiệu quả cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí hoạt động :
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Lợi nhuận rộng
Chi phí hoạt động
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí HĐ
68.395,954
7.459.800,406
0,917
594.546,416
6.655.984,102
8,932%
Chỉ tiêu này thể hiện cứ 100 đồng chi phí quản lý và chi phí bán hàng để tiêu thụ sản phẩm thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Qua số liệu bảng trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí hoạt động năm 2003 tăng cao hơn so với 2002, cụ thể 8,075% chi phí hoạt động năm 2003 so với 2002 giảm, cụ thể giảm 803.816.304 đồng (6.655.984.102 – 7.459.800.406). Điều này cho thấy công kiểm soát tốt, Công ty cần tiếp tục phát huy hơn nữa.
CHƯƠNG III :
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. NHẬN XÉT :
Trong hoạt động kinh tế, với sự phát triển của các thành phần kinh tế cùng với cơ chế tự chủ về tài chính tạo ra môi trường cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp.
Với môi trường đó, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải phấn đấu tìm cách hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu tiêu thụ, đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
Nâng cao doanh thu và lợi nhuận không chỉ là sự mong muốn đạt được của đơn vị sản xuất kinh doanh nào, mà là của tất cả các doanh nghiệp, ngoại trừ một số tổ chức phi lợi nhuận. Vì doanh thu và lợi nhuận quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, để có sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần phải tạo ra doanh thu để đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất và chi phí hoạt động, bên cạnh đó có được một khoản lợi nhuận để hình thành các quỹ cần thiết cho đơn vị. Đối với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông không nằm ngoài quy luật đó, Công ty cần duy trì những thành quả đã đạt được, khắc phục những khó khăn còn tồn tại nhằm giữ vững và gia tăng doanh thu - lợi nhuận.
Ngày nay, hầu hết các Công ty phải đối mặt với môi trường kinh doanh luôn luôn biến động, phức tạp và nhiều rủi ro. Trước đây người ta có thể thành công khi chỉ chú ý đến những chức năng nội bộ và công việc điều hành ngày cho tốt để kết quả tối đa. Hiện nay, điều đó chưa thật sự đủ, sẹ thích ứng của doanh nghiệp với môi trường là yếu tố cần thiết nhằm duy trì những thành quả đạt được, khắc phục những hạn chế, gia tăng thị phần, doanh thu, lợi nhuận.
Để thấy được thực trạng hoạt động của Công ty trong thời gian qua, ta hãy nhìn lại để đánh giá tổng quát những điểm mạnh, yếu thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Trong những năm vừa qua, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, cụ thể hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua đều có lãi, năm 2002 tổng lợi nhuận của Công ty đạt được là 68.395.954 đồng, năm 2003 là 594.546.416 đồng. Lợi nhuận của Công ty năm 2003 so với năm 2002 tăng 523.150.462 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 769,27%. Nguyên nhân tăng là do Công ty có nhiều khách hàng quan tâm đến sản phẩm của Công ty nhiều, làm cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị ngày càng tiến triển.
Bên cạnh đó, Công ty còn có những mặt hạn chế cần khắc phục là :
Cần hoàn thiện hơn nữa ở bộ phận Marketing để thực hiện công tác tìm kiếm, xây dựng chiến lược thu hút khách hàng
Việc tiết kiệm chi phí, lao động của Công ty trong sản xuất chưa đạt hiệu quả khả quan.
Trong xu hướng phát triển chung Công ty phải khắc phục những yếu kém, phát huy hơn nữa những mặt mạnh để hoạt động sản xuất ngày càng đi lên. Do đó với luận văn này, em xin đưa ra một số ý kiến trong phầ kiến nghị, hy vọng góp một phần nhỏ trong việc tăng doanh thu – lợi nhuận của Công ty trong thời gian tới.
2. KIẾN NGHỊ :
Trong nên kinh tế thị trường, nếu doanh nghiệp nào không nắm bắt và vận dụng tốt những cơ hội thì những doanh nghiệp đó sẽ bị thất bại.
Công ty cần phải nổ lực hơn nữa so với hiện tại bằng cách không ngừng sáng tạo, thích nghi với sức ép của thị trường nhằm mục đích tìm kiếm những cơ hội kinh doanh tốt, tăng lợi nhuận, ngày càng phát triển. Vì hiện tại, lợi nhuận không chỉ là trước đo lãi lỗ mà là chuẩn mực được chú ý đến nhiều nhất. Vì thế việc tăng lợi nhuận là vấn đề cần quan tâm của Công ty.
Trong thực tế có rất nhiều cách khai thác lợi nhuận, nhưng muốn tăng lợi nhuận là một điều không đơn giản. Vì lợi nhuận liên quan và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng lợi nhuận là doanh thu và chi phí.
Sau khi phân tích tình hình thực hiện doanh thu, lợi nhuận của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông trong 2 năm 2002 – 2003, nắm rõ nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh đạt được. Từ đó cho phép ta nhận định là để cho Công ty trong kỳ hoạt động tới đạt được kết quả tốt đẹp hơn, em xin nêu ra một số kiến nghị sau:
2.1. Tăng sản phẩm bán ra :
Để tăng nhanh doanh số bán ra của Công ty trong giai đoạn hiện nay là nên mở rộng thị trường ra nhiều nơi, nên thiết lập mạng lưới cửa hàng một cách có tổ chức, cần mở rộng cửa hàng, đại lý ở các vùng sâu. Muốn vậy, Công ty phải nắm vững thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác việc điều phối sản phẩm trong kinh doanh phải kịp thời nhằm tránh tình trạng ứ đọng nằm trong kho. Trong khi đó giá cả thị trường lên xuống thất thường gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, việc nghiên cứu mức giá cả sản phẩm hàng hóa bán ra phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
2.2. Giá bán ảnh hưởng đến sản lượng :
Công ty nên có chính sách định giá linh hoạt vì nó có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Công ty, cụ thể là ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giảm giá hàng bán đối với những khách hàng mua số lượng nhiều để khuyến khích họ tiếp tục giữ vững mối quan hệ làm ăn lâu dài với Công ty.
2.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm thu hút khách hàng:
Công ty phải đặt ra và hoàn thành các mục tiêu liên qua đến khách hàng, do khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm của Công ty nên mục tiêu lợi nhuận không thể đạt được nếu khi mục tiêu liên quan đến khách hàng không hoàn thành như : thời gian giao hàng, số lượng và chất lượng sản phẩm.
Công ty cần đào tạo thêm đội ngũ tiếp thị năng động nhạy bén để tìm hiểu thị trường liên lạc với khách hàng để nắm bắt nhu cầu về sản phẩm. Cung cấp thông tin cho ban quản lý của Công ty xem xét những chính sách giao hàng, kế hoạch sản xuất có hợp lý hay chưa để đưa ra những giải pháp cải tiến kịp thời phục vụ khách hàng tốt hơn.
Luôn quan tâm đến hệ thống thông tin phản hồi từ khách hàng về chất lượng sản phẩm và phong cách bán hàng của Công ty.
Tranh thủ uy tín và kinh nghiệm sẳn có để tìm kiếm khách hàng.
2.4. Biện pháp hạ chi phí :
- Về nguyên liệu : Công ty cần kiểm tra chặt chẽ và nghiêm ngặt đối với vật liệu kém phẩm chất, giảm giá thu mua đối với sản phẩm không phải là giống tốt…
- Quan hệ ký hợp đồng dài hạn với người cung cấp, luôn luôn niềm nở tỏ ra cần họ ngay cả vụ mùa quá thừa nguyên liệu để họ sẽ luôn vui vẻ làm ăn với Công ty.
- Công ty phải xây dựng mức tiêu hao tiên tiến, giảm phí lệ, tăng sản phẩm sản xuất, cải tiến kỹ thuật sản xuất nhằm giảm bớt số lượng tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm.
2.5. Tận dụng công suất thiết bị :
Khi sản xuất phải đảm bảo cho máy móc thiết bị phát huy hết công suất, thực hiện liên tục để tạo ra sản phẩm nhiều hơn. Hạn chế tối đa các chi phí phát sinh không cần thiết, các hao phí xảy ra trong quá trình sản xuất như do sử dụng các máy móc thiết bị lạc hậu thường xuyên hư hỏng khi vận hành.
Bố trí các phương tiện sản xuất, tận dụng các phương tiện sao cho hiệu quả nhất, việc bố trí hợp lý cho tiến trình sản xuất diễn ra nhanh hơn và việc quản lý giám sát dễ dàng hơn.
2.6. Nâng cao năng suất lao động:
- Nâng cao năng suất lao động làm cho số giờ tiêu hao năng lượng để sản xuất những đơn vị sản phẩm giảm bớt hoặc làm cho số lượng sản phẩm ssx ra trong một đơn vị thời gian tăng thêm. Kết quả của việc nâng cao năng suất lao động làm cho chi phí về sản xuất và một số khoản chi khác được hạ thấp.
- Về thủ tục cấp phát vật tư bảo dưỡng hiện nay của Công ty đang gây lãng phí công lao động, vì hàng về chưa làm thủ tục nhập nhưng công nhân cần làm thì không nhận được đành ngồi chờ gây lãng phí. Vậy Công ty nên có thủ tục linh hoạt hơn tránh tình trạng này.
2.7. Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn :
Để biết hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thương xem xét tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận cao củng có nghĩa doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, qua việc xem xét tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn của Công ty năm 2003 là 5,3%, tăng hơn năm 2002 là 4,2% điều này cho thấy Công ty sử dụng vốn đạt hiệu quả hơn năm trước. Chính vì thế, để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn ta nên xem xét lại các vấn đề sau:
- Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ, Công ty cần có chính sách thu hồi vốn nhanh hơn nữa có thể áp dụng mức giảm giá thích hợp nhằm khuyến khích trả tiền ngay.
- Tùy thuộc vào mối quan hệ với khách hàng Công ty có chính sách thanh toán hợp lý. Nếu là khách hàng quen biết đáng tin có thể cho trả chậm, trả tiền ngay hay ký quỹ nếu là khách hàng mới. Công ty cũng tránh trường hợp bị khách hàng chiếm dụng vốn kinh doanh vốn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh và khả năng thanh toán trong tương lai của Công ty.
- Tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị bằng cách thực hiện chế độ làm việc theo ca, luôn đảm bảo thiết bị sản xuất làm việc đều.
- Áp dụng kỹ thuật mới cải tiến quy trình công nghệ, chuyên môn hóa thiết bị sản xuất.
- Nên tận dụng và tập trung vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm các mối quan hệ có được từ hoạt động thụ vì hoạt động phụ cũng góp phần đem lại lợi nhuận (nếu có).
KẾT LUẬN
Là một Công ty còn non trẻ, công suất chế biến tương đối thấp so với các Công ty khác. Tuy nhiên, kể từ khi đưa vào hoạt động chính thức cho đến nay, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông đã từng bước khẳng định mình, hoạt động sản xuất kinh doanh thật sự có hiệu quả giúp cho Công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và góp phần ổn định, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp nào cũng cần phải am hiểu nhiều kiến thức kinh tế để sử dụng các công cụ quản lý khác nhau như: tài chính, kế hoạch, dự đoán Marketing… trong đó việc phân tích doanh thu – lợi nhuận hết sức quan trọng. Nó góp phần tìm ra những ưu điểm khuyết điểm của doanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp đưa ra các giải pháp khắc phục và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó Công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông và ngành giống cây trồng khác nói chung cũng gặp không ít khó khăn là cũng một chủng loại giống như nhau mà bán giá thấp hơn để phá giá thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm.
Cùng với nổ lực của các doanh nghiệp tìm mọi cách tăng tính cạnh tranh của sản phẩm giống cây trồng, Nhà nước cần có thêm những chính sách hỗ trợ như:
Trợ giá, giảm thuế, giảm lãi đầu tư nhằm khuyến khích sản xuất cho các doanh nghiệp và tạo sự yên tâm cho người mua giống trồng.
Đấu tranh chống gian lận thương mại, nhập lậu, trốn thuế cần quan tâm và có biện pháp ngăn chặn triệt để hơn nữa.
Với sự quyết tâm của Nhà nước và các doanh nghiệp trong việc thực hiện tạo thế cạnh cho sản phẩm trong nước, chúng ta có thể huy vọng rằng ngành nông nghiệp của Việt Nam và Công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông nói riêng tương lai sẽ thực hiện được mục tiêu: đưa sản phẩm giống Việt Nam hội nhập vào thị trường thế giới góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, nâng cao mức sống của người dần toàn xã hội nói chung cũng như của cán bộ công nhân viên Công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông. Với thời gian thực tập hạn hẹp, không cho phép em đi sâu nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng cụ thể đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tình hình thực hiện doanh thu – lợi nhuận của Công ty cho nên những khuyết điểm trong các biện pháp đề ra khó tránh khỏi. Em kính mong sự đóng góp của quý thầy cô. Chân thành cảm ơn.