Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ thuốc tại một số bệnh viện giai đoạn 2006 - 2007

Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là 54,9% tổng giá trị tiêu thụ nhóm A tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương. Số lượng tiêu thụ của nhóm thuốc này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất là 25,3%. Điều này phù hợp với mô hình bệnh tật chung của Việt Nam và mô hình bệnh tật đặc thù của bệnh viện Tai mũi họng trung ương.

doc76 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ thuốc tại một số bệnh viện giai đoạn 2006 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu đồng tại bệnh viện Hữu Nghị chiếm 29% tổng giá trị tiêu thụ và thấp hơn giá trị tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược là 71%. Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ thuốc mang tên gốc chiếm 71,1% tổng số lượng tiêu thụ và cao hơn số lượng tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược là 28,9%. - Giá trị tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược đạt 20.669 triệu đồng, chiếm 84,5% tổng giá trị tiêu thụ tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương và gấp 5 lần giá trị tiêu thụ thuốc mang tên gốc. Số lượng tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược cũng chiếm tỷ lệ cao là 82,9% tổng số lượng tiêu thu và cao hơn nhiều số lượng tiêu thụ thuốc mang tên gốc là 17,1%. - Số lượng tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương chiếm 53,1% tổng số lượng tiêu thụ và cao hơn không đáng kể so với số lượng tiêu thụ thuốc mang tên gốc là 46,9%. Tuy nhiên, giá trị tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược chiếm 85,4% tổng giá trị tiêu thụ và gấp 6 lần giá trị tiêu thụ thuốc mang tên gốc. - Có 58,5 % số lượng thuốc mang tên gốc được tiêu thụ tại bệnh viện Phụ sản trung ương và cao hơn số lượng tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược là 41,5%. Giá trị tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược đạt 55.618 triệu đồng chiếm 78,4% tổng giá trị tiêu thụ và gấp 3,6 lần giá trị tiêu thụ thuốc mang tên gốc. - Số lượng tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược chiếm 66,8% tổng số lượng tiêu thụ tại viện Huyết học truyền máu trung ương gấp 2 lần số lượng tiêu thụ thuốc mang tên gốc. Tuy nhiên, giá trị tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược chiếm 79,9% giá trị tiêu thụ gấp 4 lần giá trị tiêu thụ thuốc mang tên gốc. - Số lượng tiêu thụ thuốc mang tên gốc có tỷ lệ cao trong các bệnh viên là 55,7% tổng số lượng tiêu thụ và cao hơn so với thuốc mang tên biệt dược là 44,3%. Song giá trị tiêu thụ là thấp hơn chiếm 18,2% tổng giá trị tiêu thụ và chỉ băng 1/5 giá trị tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược. 3.1.2.2 So sánh mức tiêu thụ thuốc SX trong nước - thuốc NK mang tên gốc Cơ cấu thuốc SX trong nước - thuốc NK mang tên gốc đã được tiêu thụ thể hiện ở bảng 3.3 trang 30. Từ bảng 3.3 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.3. Cơ cấu thuốc SX trong nước – Thuốc NK mang tên gốc đã được tiêu thụ Trang ngang Nhận xét: - Số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên gốc chiếm 60% tổng số lượng tiêu thụ thuốc mang tên gốc tại bệnh viện Bạch mai. Số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc chiếm 40% thấp hơn so với thuốc SX trong nước mang tên gốc. Tuy nhiên, giá trị tiêu thụ của thuốc SX trong nước mang tên gốc đạt 11.979 triệu đồng chiếm 13,1% thấp hơn nhiều so với thuốc nhập khẩu mang tên gốc là 79.329 triệu đồng chiếm 86,9%. - Số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên gốc chiếm 90,9% tổng số lượng thuốc mang tên gốc được tiêu thụ tại bệnh viện Hữu Nghị. Số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc chiếm 9,1% và chỉ bằng 1/10 số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên gốc. Trong khi đó, giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên gốc đạt 6.693 triệu đồng gần bằng giá trị tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc là 9.296 triệu đồng. - Giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên gốc chiếm 56% tổng giá trị thuốc mang tên gốc được tiêu thụ tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương và cao hơn không đáng kể so với giá trị tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc chiếm 44%. Số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc chiếm 18,9% thấp hơn nhiều số lượng tiêu thụ thuốc trong nước mang tên gốc là 81,1%. - Giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên gốc tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương là 1.195 triệu đồng thấp hơn nhiều so với giá trị tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc là 5.173 triệu đồng. Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ thuôc SX trong nước mang tên gốc chiếm 81,2% tổng số lượng tiêu thụ thuốc mang tên gốc và gấp 25 lần số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc. - Số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên gốc chiếm 43,5% tổng số lượng thuốc mang tên gốc được tiêu thụ tại bệnh viện Phụ sản trung ương, thấp hơn ít so với số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc là 56,5%. Song giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên gốc đạt 810 triệu đồng chỉ bằng 1/18 giá trị tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc. - Giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên gốc đạt 2.984 triệu đồng tại viện Huyết học truyền máu trung ương thấp hơn nhiều so với giá trị tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc là 8.756 triệu đồng. Số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên gốc chiếm 52,4% cao hơn không đáng kể so với số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc là 47,6%. - Tóm lại, số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên gốc chiếm 84,1% tổng số lượng thuốc mang tên gốc được tiêu thụ và gấp 5.3 lần số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc. Tuy nhiên, giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước chỉ chiếm 17,8% tổng giá trị thuốc mang tên gốc được tiêu thụ và chỉ bằng 1/5 giá trị tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc. 3.1.2.3 So sánh mức tiêu thụ thuốc SX trong nước - thuốc NK mang tên biệt dược Cơ cấu thuốc SX trong nước - thuốc NK mang tên gốc đã được tiêu thụ thể hiện ở bảng 3.4 trang 33. Biểu đồ 3.4. Cơ cấu thuốc SX trong nước – Thuốc NK mang tên biệt dược đã được tiêu thụ Trang ngang Nhận xét: - Số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên biệt dược chiếm 20,8% tổng số lượng tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược tại bệnh viện Bạch mai. Số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên gốc chiếm 79,2% cao hơn so với thuốc SX trong nước mang tên biệt dược. Đồng thời, giá trị tiêu thụ của thuốc SX trong nước mang tên biệt dược đạt 13.793 triệu đồng thấp hơn nhiều so với thuốc nhập khẩu mang tên biệt dược là 438.265 triệu đồng. - Số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên biệt dược chiếm 41,7% tổng số lượng thuốc mang tên biệt dược được tiêu thụ tại bệnh viện Hữu Nghị. Số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên biệt dược chiếm 58,3% và chỉ bằng 1/10 số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên biệt dược. Trong khi đó, giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên biệt dược đạt 5.222 triệu đồng chỉ bằng 1/7 giá trị tiêu thụ thuốc NK mang tên biệt dược. - Giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên biệt dược đạt 2.311 triệu đồng chiếm 11,2% tổng giá trị thuốc mang tên biệt dược được tiêu thụ tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương và chỉ bằng 1/8 giá trị tiêu thụ thuốc NK mang tên biệt dược. Số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên biệt dược chiếm 78,6% cũng cao hơn số lượng tiêu thụ thuôc SX trong nước mang tên biệt dược là 21,4%. - Giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên biệt dược tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương là 2.942 triệu đồng thấp hơn nhiều so với giá trị tiêu thụ thuốc NK mang tên biệt dược là 34.307 triệu đồng. Bên cạnh đó, số lượng tiêu thụ thuôc SX trong nước mang tên biệt dược chiếm 34,8% tổng số lượng tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược và thấp hơn số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên biệt dược là 65,2%. - Số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên biệt dược chiếm 8% tổng số lượng thuốc mang tên biệt dược được tiêu thụ tại bệnh viện Phụ sản trung ương, thấp hơn rất nhiều với số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên biệt dược là 92%. Đồng thời, giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên biệt dược đạt 1.578 triệu đồng chỉ bằng 1/35 giá trị tiêu thụ thuốc NK mang tên biệt dược. - Giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên gốc đạt 1.514 triệu đồng tại viện Huyết học truyền máu trung ương thấp hơn nhiều so với giá trị tiêu thụ thuốc NK mang tên biệt dược là 45.036 triệu đồng. Số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên biệt dược chiếm 24,9% thấp hơn so với số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên biệt dược là 75,1%. - Nhìn chung, số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên biệt dược chiếm 29,6% tổng số lượng thuốc mang tên biệt dược được tiêu thụ và thấp hơn số lượng tiêu thụ thuốc NK mang tên biệt dược là 70,4. Giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước chỉ chiếm 4,2% tổng giá trị thuốc mang tên biệt dược được tiêu thụ và chỉ bằng 1/23 giá trị tiêu thụ thuốc NK mang tên biệt dược. 3.1.3. Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích ABC 3.1.3.1. Tại bệnh viện Bạch Mai Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc theo phân loại ABC. Áp dụng phương pháp phân tích ABC, đề tài thu được kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.5: Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại bệnh viện Bạch Mai Cơ cấu Nhóm GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) A 433.797 79,8 7.436.307 30,0 B 82.253 15,1 6.364.658 25,7 C 27.316 5,0 10.961.421 44,3 Tổng 543.366 100,0 24.762.386 100,0 Từ bảng 3.5 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.5: Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại bệnh viện Bạch Mai Nhận xét: Tỷ lệ giá trị tiêu thụ của nhóm A cao nhất chiếm 79,8% nhưng tỷ lệ số lượng tiêu thụ chỉ đứng thứ hai chiếm 30 %. Trong khí đó nhóm C có giá trị tiêu thụ rất thấp chỉ chiếm 5 % song có số lượng tiêu thụ chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,3% trong tổng số lượng tiêu thụ thuốc. Cơ cấu theo nguồn gốc xuất xứ đã được tiêu thụ trong nhóm A. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ được tiêu thụ tại bệnh viện Bạch Mại trong nhóm A thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3.6: Cơ cấu theo thuốc nguồn gốc xuất xứ được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Bạch Mai TT Cơ cấu Xuất Xứ GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 1 Hàn quốc 105.324 24,3 2.034.347 27,4 2 Italia 42.102 9,7 521.800 7,0 3 Nga 29.999 6,9 385.734 5,2 4 Hung 28.578 6,6 468.953 6,3 5 Pháp 24.403 5,6 287.283 3,9 6 Síp 23.114 5,3 416.894 5,6 7 Đức 22.914 5,3 119.208 1,6 8 Mexico 20.505 4,7 66.798 0,9 9 Úc 19.548 4,5 26.345 0,4 10 Cyprus 18.682 4,3 310.454 4,2 11 Ba Lan 15.476 3,6 701.034 9,4 12 Thuỵ Sỹ 14.928 3,4 84.296 1,1 13 VN 14.023 3,2 1.159.083 15,6 14 Ấn Độ 9.663 2,2 94.227 1,3 15 Cuba 6.289 1,4 29.474 0,4 16 Áo 6.022 1,4 70.913 1,0 17 Thuỵ Điển 5.912 1,4 180.644 2,4 18 Rumani 5.392 1,2 76.385 1,0 19 Argentina 4.717 1,1 40.371 0,5 20 Mỹ 3.864 0,9 12.084 0,2 21 Philipin 2.821 0,7 255.300 3,4 22 Nhật 2.756 0,6 27.491 0,4 23 Anh 2.316 0,5 32.655 0,4 24 Uruguay 1.975 0,5 5.100 0,1 25 Hà Lan 1.295 0,3 15.675 0,2 26 Tiệp 1.179 0,3 13.762 0,2 Tổng 433.797 100,0 7.436.307 100,0 Nhận xét: Tỷ lệ giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước chiếm 3,2% tổng giá trị tiêu thụ thuốc nhóm A tại bệnh viện Bạch Mai và thấp hơn nhiều so với thuốc nhập khẩu là 96,8%. Xét riêng về nguồn gốc thuốc nhập khẩu được tiêu thụ trong nhóm A, thuốc có xuất xứ từ Hàn Quốc có giá trị tiêu thụ và số lượng thuốc tiêu thụ cao nhất. Thuốc của Hàn Quốc chiếm 24,3% tổng số giá trị tiêu thụ nhóm A, 27,4% tổng số lượng tiêu thụ. Thuốc của Italia đứng thứ hai về giá trị tiêu thụ chiếm 9,7% và số lượng tiêu thụ đứng thứ ba chiếm 7,0%. Đáng chú ý Philipin là một nước trong khu vực Đông Nam Á cũng có vị trí trong nhóm A, chiếm 0,7% tổng giá trị tiêu thụ thuốc nhóm A. C) Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc trong nhóm A. Qua kết quả khảo sát, đề tài nhận thấy số lượng thuốc được sử dụng tại nhóm A rất đa dạng phù hợp với mô hình bệnh tật của một bệnh viện đa khoa trung ương tuyến cuối. Trong đó nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất với các biệt dược nổi tiếng như: Medaxone, Tienam, Philorpa, Lemibet,... Cơ cấu các nhóm thuốc được sử dụng trong nhóm A được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.7. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Bạch Mai MNT Cơ cấu Nhóm thuốc GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 16 Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 163.618 37,7 1.808.695 24,3 17 Thuốc đường tiêu hóa 62.104 14,3 1.623.480 21,8 11 Thuốc tác dụng đối với máu 57.067 13,2 254.956 3,4 8 Thuốc chống ung thư và giảm miễn dịch 39.800 9,2 333.363 4,5 27 Thuốc khác 34.955 8,1 1.468.435 19,7 4 Thuốc cấp cứu và chống độc 31.308 7,2 451.333 6,1 18 Hormon, nội tiết tố 11.822 2,7 372.498 5,0 14 Thuốc dùng chẩn đoán 9.270 2,1 53.622 0,7 12 Thuốc tim mạch 7.857 1,8 101.034 1,4 26 Vitamin và các chất vô cơ 7.414 1,7 708.581 9,5 1 Thuốc gây tê, mê 3.448 0,8 91.759 1,2 2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống viêm 2.800 0,6 82.110 1,1 20 Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ 2.334 0,5 86.441 1,2 Tổng 433.797 100,0 7.436.307 100,0 Từ bảng 3.7 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.6. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Bạch Mai (tính theo GTTT) Nhận xét: Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có tỷ lệ tiêu thụ cao nhất cả về số lượng và giá trị tiêu thụ chiếm 24,3 % tổng số lượng thuốc tiêu thụ nhóm A tại bệnh viện Bạch Mai và 37,7% tông giá trị tiêu thụ. Đứng thứ hai là thuốc đường tiêu hóa có giá trị tiêu thụ đạt 62.104 triệu đồng tương ứng 14,3% tổng giá trị thuốc tiêu thụ nhóm A và số lượng tiêu thụ đạt 21,8% tổng số lượng thuốc tiêu thụ. 3.1.3.2. Tại bệnh viện Hữu Nghị. a) Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc theo phân loại ABC. Cơ cấu tiêu thụ thuốc của các nhóm thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.8: : Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại bệnh viện Hữu Nghị Cơ cấu Nhóm GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) A 43.967 79,7 19.241.748 34,6 B 8.404 15,2 20.836.291 37,4 C 2.771 5,1 15.598.025 28,0 Tổng 55.142 100,0 55.676.064 100,0 Từ bảng 3.8 ta có biểu đồ sau Biểu đồ 3.7: : Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại bệnh viện Hữu Nghị Nhận xét: Nhóm A bao gồm các thuốc có giá trị tiêu thụ lớn và có tỷ lệ phần trăm cộng dồn chiếm 79,7% trong tổng giá trị tiêu thụ thuốc tại bệnh viện qua hai năm khảo sát. Thuốc thuộc nhóm B có tổng giá trị tiêu thụ chiếm 15.2% tổng giá trị tiêu thụ thuốc, tổng giá trị tiêu thụ của thuốc thuộc nhóm C chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5,1%. Giá trị tiêu thụ nhóm A gấp 5,3 lần giá trị tiêu thụ nhóm B nhưng số lượng tiêu thụ nhóm B đạt giá trị cao nhất là 37,4% cao hơn số lượng tiêu thụ của nhóm A là 28,0%. Cơ cấu theo nguồn gốc xuất xứ đã được tiêu thụ trong nhóm A. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ được tiêu thụ tại bệnh viện Hữu Nghị trong nhóm A thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3.9: Cơ cấu theo thuốc nguồn gốc xuất xứ được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Hữu Nghị TT Cơ cấu Xuất Xứ GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 1 Đức 18.193 41,4 3.830.944 19,9 2 VN 8.494 19,3 8.481.180 44,1 3 Hàn Quốc 6.927 15,8 1.991.971 10,4 4 Hungari 2.017 4,6 1.056.087 5,5 5 Pháp 2.004 4,6 1.159.791 6,0 6 Áo 815 1,9 4.820 0,0 7 Trung Quốc 623 1,4 78.400 0,4 8 Anh 612 1,4 5.584 0,0 9 Italia 563 1,3 17.087 0,1 10 Malaysia 546 1,2 656.900 3,4 11 Ấn Độ 456 1,0 40.778 0,2 12 Tây Ban Nha 427 1,0 2.260 0,0 13 Ba Lan 426 1,0 6.428 0,0 14 Úc 410 0,9 58.620 0,3 15 Canada 363 0,8 1.486.500 7,7 16 Bỉ 291 0,7 7.220 0,0 17 Đan Mạch 287 0,7 3.963 0,0 18 Philipin 258 0,6 63.215 0,3 19 Indonesia 255 0,6 290.000 1,5  Tổng 43.967 100,0 19.241.748 100,0 Nhận xét: Trong nhóm A, giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước có tỷ lệ thấp hơn so với thuốc nhập khẩu: chiếm 19,3% tổng giá trị tiêu thụ thuốc nhóm A tại bệnh viện Hữu Nghị trong hai năm khảo sát. So sánh tỷ lệ cơ cấu tiêu thụ thuốc giữa quốc gia thì giá trị tiêu thụ của thuốc SX trong nước đứng thứ hai sau thuốc của Đức là 41,4% tổng giá trị tiêu thụ nhóm A. Nhưng số lượng tiêu thuốc SX trong nước lại đứng đầu chiếm 44,1% tổng số lượng tiêu thụ. Thuốc của Hàn Quốc đứng thứ ba cả về số lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ. C) Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc trong nhóm A. Bảng 3.10. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Hữu Nghị MNT Cơ cấu Nhóm thuốc GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 12 Thuốc tim mạch 23.512 53,5 13.622.283 70,8 6 Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 10.196 23,2 2.005.246 10,4 26 Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng acid-base 6.150 14,0 223.426 1,2 16 Hormon, nội tiết tố 1.309 3,0 39.830 0,2 17 Thuốc đường tiêu hóa 1.299 3,0 40.330 0,2 2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống viêm 639 1,5 1.158.938 6,0 3 Thuèc ®iÒu trÞ bÖnh da liÔu 287 0,7 3.963 0,0 27 Vitamin và các chất vô cơ 253 0,6 2.114.900 11,0 21 Dùng cho mắt, tai mũi họng 209 0,5 21.310 0,1 24 Thuốc an thần, chống rối loạn tâm thần 113 0,3 11.522 0,1 Tổng 43.967 100,0 19.241.748 100,0 Từ bảng 3.10 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.8. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Hữu Nghị (tính theo GTTT) Nhận xét: Thuốc tim mạch được tiêu thụ nhiều nhất chiếm 70,8% tổng số lượng tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Hữu Nghị. Giá trị tiêu thụ của nhóm thuốc tim mạch cũng đạt giá trị cao nhất là 53,5% tổng giá trị tiêu thụ nhóm A. Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn đứng thứ hai cả về số lượng tiêu thụ (10,4%) và giá trị tiêu thụ (23,2%). 3.1.3.3 Tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương. a) Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc theo phân loại ABC. Cơ cấu tiêu thụ thuốc của các nhóm thuốc tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.11. Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương Cơ cấu Nhóm GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) A 19.416 79,4 1.809.415 59,4 B 3.809 15,6 759.753 25,0 C 1.221 5,0 475.772 15,6 Tổng 24.446 100,0 3.044.940 100,0 Từ bảng 3.11 ta có biểu đồ sau Biểu đồ 3.9: Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương Nhận xét: Theo phương pháp phân tích ABC, tỷ lệ giá trị tiêu thụ của nhóm A cao nhất là 79,4% tổng giá trị tiêu thụ tại bệnh viện Tai Mũi họng trung ương, tiếp đến là nhóm B là 15,6% và nhóm C là 5,0%. Thứ tự này cũng không thay đổi về số lượng tiêu thụ, số lượng tiêu thụ nhóm A chiếm 59,4%, nhóm B là 25,0% và nhóm C là 15,6% tổng số lượng tiêu thụ tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương qua hai năm khảo sát. b) Cơ cấu theo nguồn gốc xuất xứ đã được tiêu thụ trong nhóm A. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ được tiêu thụ tại bệnh viện Tai Mũi họng trung ương trong nhóm A thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3.12: Cơ cấu theo thuốc nguồn gốc xuất xứ được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương. TT Cơ cấu Xuất Xứ GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 1 VN 3.474 17,9 595.936 32,9 2 Pháp 3.425 17,6 374.610 20,7 3 Anh 2.958 15,2 88.116 4,9 4 Hàn Quốc 2.125 10,9 536.249 29,6 5 Bỉ 1.561 8,0 44.550 2,5 6 Ấn Độ 1.410 7,3 28.626 1,6 7 Italia 705 3,6 24.150 1,3 8 Bungary 686 3,5 14.400 0,8 9 Nhật 481 2,5 37.310 2,1 10 Hungary 448 2,3 27.000 1,5 11 Thuỵ Điển 425 2,2 2.296 0,1 12 Hà Lan 419 2,2 8.000 0,4 13 Ba Lan 335 1,7 8.100 0,4 14 Áo 282 1,5 2.700 0,1 15 Đức 198 1,0 1.492 0,1 16 Uruguay 193 1,0 2.800 0,2 17 Nga 159 0,8 9.000 0,5 18 TBN 132 0,7 4.080 0,2  Tổng 19.416 100,0 1.809.415 100,0 Nhận xét: Trong nhóm A, giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước có tỷ lệ là 17,9% thấp hơn so với thuốc nhập khẩu là 82,1% tổng giá trị tiêu thụ thuốc nhóm A tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương qua hai năm khảo sát. So sánh tỷ lệ cơ cấu tiêu thụ thuốc giữa các quốc gia có thuốc tiêu thụ trong nhoám A, thuốc SX trong nước đứng thứ nhất cả về số lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ. Trong đó, số lượng tiêu thụ là 32,9% tổng số lượng tiêu thụ nhóm A. Thuốc của Pháp chiếm 17,6% tổng giá trị tiêu thụ đứng thứ hai trong tổng số 18 quốc gia có thuốc tiêu thụ trong nhóm A. Số lượng tiêu thụ thuốc của Pháp là 20,7% tổng số lượng tiêu thụ. Thuốc của Anh đứng thứ ba cả về số lượng tiêu thụ (4,9%) và giá trị tiêu thụ (15,2%). C) Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc trong nhóm A. Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc trong nhóm A tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.13. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương MNT Cơ cấu Nhóm thuốc GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 6 Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 10.652 54,9 460.873 25,3 28 Thuèc kh¸c 3.303 17,0 436.626 24,0 2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống viêm 2.934 15,1 474.156 26,1 1 Thuốc gây tê, mê 2.200 11,3 357.974 19,8 25 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 327 1,7 79.786 4,8 Tổng 19.416 100,0 1.809.415 100,0 Từ bảng 3.13 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.10. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương (tính theo GTTT) Nhận xét: Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là 54,9% tổng giá trị tiêu thụ nhóm A tại bệnh viện Tai mũi họng trung ương. Số lượng tiêu thụ của nhóm thuốc này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất là 25,3%. Điều này phù hợp với mô hình bệnh tật chung của Việt Nam và mô hình bệnh tật đặc thù của bệnh viện Tai mũi họng trung ương. 3.1.3.4 Tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương a) Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.14: Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương Cơ cấu Nhóm GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) A 34.664 79,5 1.284.372 24,4 B 6.764 15,5 1.547.640 29,4 C 2.189 5,0 2.426.158 46,1 Tổng 43.617 100,0 5.258.170 100,0 Từ bảng 3.14 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.11: Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương Nhận xét: Tỷ lệ giá trị tiêu thụ của nhóm A là 79,5% tổng giá trị tiêu thụ tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương gấp 5.09 lần nhóm B và 15.75 lần nhóm C. Nhưng số lượng tiêu thụ chiếm tỷ lệ thấp nhất là 24,4% tổng số lượng tiêu thụ và bằng 1/2 số lượng tiêu thụ của nhóm C. b) Cơ cấu theo nguồn gốc xuất xứ đã được tiêu thụ trong nhóm A Cơ cấu tiêu thụ theo nguồn gốc xuất xứ của các thuốc trong nhóm A được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.15: Cơ cấu theo thuốc nguồn gốc xuất xứ đã được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương. TT Cơ cấu Xuất Xứ GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 1 Anh 9.564 27,6 102.468 8,0 2 Ấn Độ 9.300 26,8 177.855 13,8 3 Italia 3.084 8,9 33.912 2,6 4 Pháp 2.465 7,1 80.051 6,2 5 Thái Lan 2.017 5,8 36.939 2,9 6 Hàn Quốc 1.873 5,4 438.929 34,2 7 VN 1.461 4,2 304.081 23,7 8 Hungary 1.177 3,4 35.667 2,8 9 Úc 901 2,6 426 0,0 10 Bỉ 815 2,4 24.710 1,9 11 TBN 762 2,2 19.854 1,5 12 Argentina 706 2,0 22.378 1,7 13 Mỹ 330 1,0 1.032 0,1 14 Áo 209 0,6 6.070 0,5 Tổng 34.664 100,0 1.284.372 100,0 Nhận xét: Thuốc sản xuất trong nước có tỷ lệ là 23,7% tổng số lượng tiêu thụ thuốc nhóm A tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương thấp hơn so với số lượng tiêu thụ thuốc nhập khẩu (76,3%) So sánh cơ cấu tiêu thụ thuốc giữa các quốc gia có thuốc tiêu thụ trong nhóm A. Thuốc sản xuất trong nước đứng thứ hai về số lượng tiêu thụ trong tổng số 14 quốc gia, nhưng giá trị tiêu thụ chỉ đứng thứ 7 chiếm 4,2% tổng giá trị tiêu thụ nhóm A. Thuốc của Anh có số lượng tiêu thụ là 8,0% và giá trị tiêu thụ là 9.564 (triệu đồng) chiếm tỷ lệ cao nhất là 27,6%. C) Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc trong nhóm A. Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc trong nhóm A tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.16. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương MNT Cơ cấu Nhóm thuốc GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 6 Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 18.011 52,0 813.003 63,3 1 Thuốc gây tê, mê 9.893 28,5 88.428 6,9 8 Thuốc chống ung thư và giảm miễn dịch 3.178 9,2 2.983 0,2 17 Thuốc đường tiêu hóa 1.700 4,9 294.199 22,9 14 Thuốc dùng chẩn đoán 1.348 3,9 7.550 0,6 2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống viêm 359 1,0 72.464 5,6 18 Hormon, nội tiết tố 175 0,5 5.745 0,4 Tổng 34.664 100,0 1.284.372 100,0 Từ bảng 3.15 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.12. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương (tính theo GTTT) Nhận xét: Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có giá trị tiêu thụ là 18.011 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,0% tổng giá trị tiêu thụ của nhóm A tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương qua 2 năm khảo sát. Số lượng tiêu thụ của nhóm này cũng đạt giá trị cao nhất là 813.003 đơn vị chiếm tỷ lệ là 63,3% tổng số lượng tiêu thụ. Thuốc đường tiêu hóa có số lượng tiêu là 294.199 đơn vị đứng thứ 2 trong nhóm A. 3.1.3.5 Tại bệnh viện Phụ sản trung ương. a) Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại bệnh viện Phụ sản trung ương được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.17: Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại bệnh viện Phụ sản trung ương Cơ cấu Nhóm GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) A 56.479 79,6 1.123.679 34,7 B 10.829 15,3 659.018 20,4 C 3.604 5,1 1.455.019 44,9 Tổng 70.912 100,0 3.237.716 100,0 Từ bảng 3.17 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.13: Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại bệnh viện Phụ sản trung ương Nhận xét: Tỷ lệ giá trị tiêu thụ của nhóm C là 5,1% tổng giá trị tiêu thụ thuốc tại bênh viện Phụ sản trung ương trong hai năm khảo sát và chỉ bằng 1/16 giá trị tiêu thụ của nhóm A (79,6%) bằng 1/3 giá trị tiêu thụ của nhóm B (15,3%). Song số lượng tiêu thụ của nhóm C lại chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,9% tổng số lượng tiêu thụ, số lượng tiêu thụ nhóm A có tỷ lệ là 34,7% thấp hơn số lượng tiêu thụ nhóm C. b) Cơ cấu theo nguồn gốc xuất xứ đã được tiêu thụ trong nhóm A Bệnh viện Phụ sản trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong ngành sản. Lượng bệnh nhân đến viện khám và điều trị ngày càng đông, thường tập trung các bệnh nặng. Chính vì vậy, bệnh viện luôn ưu tiên sử dụng các thuốc có chất lượng đảm bảo được yêu cầu điều trị. Đó là lý do thuốc NK hiện đang được sử dụng nhiều tại bệnh viện. Cơ cấu tiêu thụ theo nguồn gốc xuất xứ của các thuốc trong nhóm A được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.18: Cơ cấu theo thuốc nguồn gốc xuất xứ đã được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Phụ sản trung ương TT Cơ cấu Xuất Xứ GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 1 Pháp 21.219 37,6 127.190 11,3 2 Đức 17.512 31,0 48.041 4,3 3 VN 3.901 6,9 261.713 23,3 4 Anh 3.264 5,8 151.690 13,5 5 Italia 2.952 5,2 32.701 2,9 6 Hungari 1.860 3,3 219.154 19,5 7 Ấn Độ 1.764 3,1 51.628 4,6 8 Hàn Quốc 1.580 2,8 267 0,0 9 Síp 878 1,6 16.350 1,5 10 Nga 788 1,4 209.076 18,6 11 TBN 403 0,7 5.802 0,5 12 Úc 358 0,6 67 0,0 Tổng 56.479 100,0 1.123.679 100,0 Nhận xét: Giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước chiếm 6,9% tổng giá trị tiêu thụ thuốc nhóm A, thấp hơn nhiều so với thuốc nhập khẩu (93,1%). So sánh cơ cấu tiêu thụ giữa các quốc gia có thuốc tiêu thụ trong nhóm A, thuốc SX trong nước có giá trị tiêu thụ đứng ba trong tổng số 12 quốc gia có thuốc được tiêu thụ trong nhóm A. Nhưng số lượng tiêu thụ đứng đầu chiếm 23,3% tổng số lượng tiêu thụ. Việc ưu tiên sử dụng thuốc SX trong nước sẽ là động lực thúc đẩy ngành CND phát triển và đông thời giảm sự phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu. Thuốc của pháp có giá trị tiêu thụ cao nhất là 37,6% tổng giá trị tiêu thụ nhưng giá trị tiêu thụ chỉ đứng thứ năm chiếm 11,3% tổng số lượng tiêu thụ. Đáng chú ý, thuốc của Đức có số lượng tiêu thụ rất thấp chiếm 4,3% nhưng giá trị tiêu thụ đứng thứ hai (31,0%). C) Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc trong nhóm A. Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc trong nhóm A tại bệnh viện Phụ sản trung ương được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.19. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Phụ sản trung ương MNT Cơ cấu Nhóm thuốc GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 18 Hormon, nội tiết tố 29.418 51,2 12.408 1,1 6 Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 11.105 19,3 306.864 27,3 28 Thuèc kh¸c 4.452 7,7 32.573 2,9 8 Thuốc chống ung thư và giảm miễn dịch 4.168 7,3 31.409 2,8 11 Thuốc tác dụng đối với máu 2.235 3,9 3.989 0,4 26 Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng acid-base 1.580 2,7 234.351 20,9 1 Thuốc gây tê, mê 1.371 2,4 14.143 1,3 22 Thuèc cã t¸c dông thóc ®Î; cÇm m¸u sau ®Î 1.035 1,8 399.549 35,6 6 Hormon, nội tiết tố 906 1,6 68.436 6,1 24 Thuốc dùng chẩn đoán 550 1,0 11.656 1,0 2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống viêm 330 0,6 6.555 0,6 13 Thuèc ®iÒu trÞ bÖnh da liÔu 329 0,6 1.736 0,2 Tổng 56.479 100,0 1.123.679 100,0 Từ bảng 3.19 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.14. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A tại bệnh viện Phụ sản trung ương (tính theo GTTT) Nhận xét: Thuốc Hormon, nội tiết tố có số lượng tiêu thụ rất thấp 1,1% tổng số lượng tiêu thụ nhóm A tại bệnh viện Phụ sản trung ương, nhưng giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ cao nhất 51,2% tổng giá trị tiêu thụ nhóm A. Điều này có thể do trong nhóm thuốc này đều là các thuốc có biệt dược nổi tiếng như: Gonal F, Puregon... dùng để điều trị vô sinh và dọa sẩy thai, hiện nay ngành công nghiện dược việt nam chưa SX ra được các thuốc có tương đương sinh học để thay thế. Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có tỷ lệ giá trị tiêu thụ là 19,3% và số lượng tiêu thụ coa tỷ lệ là 27,3% thấp hơn số lượng tiêu thụ thuèc cã t¸c dông thóc ®Î; cÇm m¸u sau ®Î là 35,6%. Điều này phù hợp với mô hình bênh tật của bệnh viện Phụ sản trung ương tuyến cuối. 3.1.3.6 Tại viện Huyết học truyền máu trung ương a) Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại viện Huyết học truyền máu trung ương được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.20: Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại viện Huyết học truyền máu trung ương Cơ cấu Nhóm GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) A 46.407 79,6 1.429.034 38,6 B 8.927 15,3 779.705 21,1 C 2.956 5,1 1.492.130 40,3 Tổng 58.290 100,0 3.700.869 100,0 Từ bảng 3.20 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.15: Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêuthụ tại viện Huyết học truyền máu trung ương Nhận xét: Giá trị tiêu thụ nhóm A là 46.407 (triệu đồng) chiếm 79,6% tổng giá trị tiêu thụ viện Huyết học truyền máu trung ương gấp 15,6 lần giá trị tiêu thụ C. Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ chỉ chiếm 38,6% thấp hơn số lượng tiêu thụ nhóm C là 40,3%. b) Cơ cấu theo nguồn gốc xuất xứ đã được tiêu thụ trong nhóm A Cơ cấu tiêu thụ theo nguồn gốc xuất xứ của các thuốc trong nhóm A được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.21: Cơ cấu theo thuốc nguồn gốc xuất xứ đã được tiêu thụ trong nhóm A tại viện Huyết học truyền máu trung ương TT Cơ cấu Xuất Xứ GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 1 Hàn Quốc 15.732 33,9 509.176 35,6 2 Ấn Độ 6.204 13,4 94.112 6,6 3 Pháp 4.083 8,8 323.129 22,6 4 Mỹ 3.646 7,9 26.625 1,9 5 Áo 2.612 5,6 34.978 2,4 6 Hungary 2.313 5,0 64.644 4,5 7 Thụy Sĩ 2.006 4,3 14.589 1,0 8 VN 1.954 4,2 113.016 7,9 9 Mexico 1.927 4,2 13.510 0,9 10 Síp 1.520 3,3 160.523 11,2 11 Argentina 1.295 2,8 30.205 2,1 12 Slovenia 972 2,1 6.545 0,5 13 Bỉ 862 1,9 19.422 1,4 14 Balan 830 1,8 9.760 0,7 15 Italy 255 0,5 3.200 0,2 16 Malaysia 196 0,4 5.600 0,4 Tổng 46.407 100,0 1.429.034 100,0 Nhận xét: Thuốc SX trong nước có giá trị tiêu thu là 1.954 (triệu đông) chiếm 4,2% tổng giá trị tiêu thụ nhóm A tại viện Huyết học truyền máu trung ương thấp hơn nhiều so với thuốc NK là 95,8%. So sánh cơ cấu tiêu thụ giữa các quốc gia có thuốc tiêu thụ trong nhóm A, thuốc của Hàn Quốc có cơ cấu tiêu thụ cao nhất cả về số lượng và giá trị tiêu thụ. Số lượng tiêu thụ của thuốc Hàn Quốc chiếm 35,6% tổng số lượng tiêu thụ nhóm Avà giá trị tiêu thụ chiếm 33,9% tổng giá trị tiêu thụ nhóm A. Đáng chú ý, số lượng thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ chiếm tỷ lệ rất thấp là 6,6% nhưng giá trị tiêu thụ chiếm 13,4% đứng thứ hai trong tổng số 16 quốc gia có thuốc tiêu thụ được xếp vào nhóm A. C) Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc trong nhóm A. Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc trong nhóm A tại viện Huyết học truyền máu trung ương được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.22. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A tại viện Huyết học truyền máu trung ương MNT Cơ cấu Nhóm thuốc GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 6 Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 23.674 51,0 690.405 48,3 17 Thuốc đường tiêu hóa 9.451 20,4 312.460 21,9 8 Thuốc chống ung thư và giảm miễn dịch 5.251 11,3 187.467 13,1 11 Thuốc tác dụng đối với máu 3.587 7,7 26.131 1,8 26 Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng acid-base 2.562 5,5 113.441 7,9 4 Thuốc cấp cứu và chống độc 985 2,1 61.690 4,3 16 Hormon, nội tiết tố 897 1,9 37.440 2,6 Tổng 46.407 100,0 1.429.034 100,0 Từ bảng 3.22 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.16. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A tại viện Huyết học truyền máu trung ương (tính theo GTTT) Nhận xét: Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có giá trị tiêu thụ đạt 23.674 (triệu đồng) chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm A là 51,%. Đồng thời số lượng tiêu thụ cũng chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,3% tổng số lượng tiêu thụ nhóm A. Cơ cấu tiêu thụ thuốc đường tiêu hóa đứng thứ hai cả về số lượng và giá trị tiêu thụ, số lượng tiêu thụ chiếm 21,9% và giá trị tiêu thụ chiếm 20,4%. 3.1.3.7 Cơ cấu tiêu thụ thuốc: a) Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ tại các bệnh viện khảo sát được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.23: Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ Cơ cấu Nhóm GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) A 634.730 79,8 32.324.555 33,8 B 120.985 15,2 30.947.065 32,3 C 40.058 5,0 32.408.525 33,9 Tổng 795.773 100,0 95.680.145 100,0 Từ bảng 3.23 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.17: Cơ cấu các nhóm thuốc theo phân loại ABC đã được tiêu thụ Nhận xét: Giá trị tiêu thụ của nhóm A đạt 634.730 (Triệu đồng) chiếm tỷ lệ cao nhất là 79,8% tổng giá trị tiêu thụ thuốc tại các bệnh viện khảo sát trong hai năm (2006-2007). Số lượng tiêu thụ nhóm A chiếm 33,8% tổng số lượng tiêu thụ và thấp hơn số lượng tiêu thụ nhóm C là 33,9%, số lượng tiêu thụ nhóm A rất thấp chiếm 5% tổng giá trị tiêu thụ. b) Cơ cấu theo nguồn gốc xuất xứ đã được tiêu thụ trong nhóm A. Cơ cấu tiêu thụ theo nguồn gốc xuất xứ của các thuốc trong nhóm A được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.24: Cơ cấu theo thuốc nguồn gốc xuất xứ đã được tiêu thụ trong nhóm A TT Cơ cấu Xuất Xứ GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 1 Hàn quốc 133.375 21,0 5.446.129 16,8 2 Đức 58.816 9,3 4.005.393 12,4 3 Pháp 57.617 9,1 2.357.810 7,3 4 Italia 50.229 7,9 669.266 2,1 5 Hungary 36.409 5,7 1.629.353 5,0 6 VN 33.313 5,2 10.915.009 33,8 7 Nga 30.946 4,9 603.810 1,9 8 Ấn Độ 28.046 4,4 492.930 1,5 9 Síp 25.037 3,9 593.767 1,8 10 Mexico 22.374 3,5 80.308 0,2 11 Úc 21.258 3,3 91.162 0,3 12 Anh 18.708 2,9 386.217 1,2 13 Cyprus 18.698 2,9 310.454 1,0 14 Ba Lan 17.009 2,7 731.026 2,3 15 Thuỵ Sỹ 16.934 2,7 98.885 0,3 16 Áo 9.940 1,6 125.185 0,4 17 Mỹ 7.856 1,2 39.741 0,1 18 Argentina 6.734 1,1 92.954 0,3 19 Thuỵ Điển 6.337 1,0 182.940 0,6 20 Cuba 6.305 1,0 29.474 0,1 21 Rumani 5.392 0,8 76.385 0,2 22 Bỉ 3.508 0,6 101.606 0,3 23 Nhật 3.237 0,5 64.801 0,2 24 Philipin 3.056 0,5 318.515 1,0 25 TBN 2.509 0,4 37.700 0,1 26 Uruguay 2.201 0,3 7.900 0,0 27 Thái Lan 2.017 0,3 36.939 0,1 28 Hà Lan 1.730 0,3 23.675 0,1 29 Tiệp 1.179 0,2 13.762 0,0 30 Slovenia 972 0,2 6.545 0,0 31 Malaysia 758 0,1 662.500 2,0 32 Bungary 702 0,1 14.400 0,0 33 Trung Quốc 623 0,1 78.400 0,2 34 Canada 363 0,1 1.486.500 4,6 35 Đan Mạch 287 0,0 3.963 0,0 36 Indonesia 255 0,0 509.154 1,6 Tổng 634.730 100,0 32.324.555 100,0 Nhận Xét: Trong nhóm A, thuốc SX trong nước có tỷ lệ giá trị tiêu thụ chiếm 5,2% tổng giá trị tiêu thụ thuốc nhóm A, chỉ bằng 1/18 giá trị tiêu thụ thuốc nhập khẩu (94,8%). So sánh cơ cấu tiêu thụ giữa các quốc gia có thuốc tiêu thụ được xếp vào nhóm A. Thuốc SX trong nước chỉ đúng thứ 7 về giá trị trong tổng số 36 quốc gia có thuốc xếp vào nhóm A. Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước lại đúng đầu chiếm tỷ lệ 33,8% tổng số lượng tiêu thụ nhóm A. Thuốc của Hàn Quốc đứng đầu về giá trị tiêu thụ chiếm 21%, và đứng thứ hai về số lượng tiêu thụ chiếm 16,8%. Thuốc Đức và Pháp lần lượt đứng thứ hai và thứ ba cả về số lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ. C) Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc trong nhóm A. Qua kết quả khảo sát, đề tài nhận thấy số lượng thuốc được sử dụng tại nhóm A tại các bệnh viện rất đa dạng, phù hợp với mô hình bệnh tật của các bệnh viện trung ương tuyến cuối và mô hình bệnh tật của Việt Nam. Trong đó, nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất với các biệt dược nổi tiếng như: Medaxone, Tienam, Philopa, Lemibet... ở hầu hết các viện. Cơ cấu tiêu thụ của các nhóm thuốc trong nhóm A tại các bệnh viện khảo sát được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.25. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A MNT Cơ cấu Nhóm thuốc GTTT (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) SLTT (ĐV) Tỷ lệ (%) 6 Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 237.256 37,3 6.094.226 18,8 17 Thuốc đường tiêu hóa 74.554 11,7 2.270.469 7,0 11 Thuốc tác dụng đối với máu 62.889 9,9 285.076 0,9 8 Thuốc chống ung thư và giảm miễn dịch 52.397 8,2 555.222 1,7 18 Hormon, nội tiết tố 41.415 6,5 390.651 1,2 27 Vitamin, các chất vô cơ 35.208 5,5 3.583.335 11,1 4 Thuốc cấp cứu và chống độc 32.293 5,1 513.023 1,6 12 Thuốc tim mạch 31.369 4,9 13.723.317 42,4 26 Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng acid-base 17.706 2,8 1.279.799 4,0 1 Thuốc gây tê, mê 16.912 2,7 561.444 1,7 14 Thuốc dùng chẩn đoán 11.168 1,8 72.828 0,2 28 Thuèc kh¸c 7.755 1,2 478.339 1,5 2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống viêm 7.062 1,1 1.803.363 5,6 16 Hormon, nội tiết tố 3.112 0,5 145.706 0,5 20 Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ 2.334 0,4 86.441 0,3 22 Thuèc cã t¸c dông thóc ®Î; cÇm m¸u sau ®Î 1.035 0,2 399.549 1,2 13 Thuèc ®iÒu trÞ bệnh da liÔu 616 0,1 5.699 0,0 25 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 327 0,1 88.926 0,3 21 Dùng cho mắt, tai mũi họng 209 0,0 21.310 0,1 24 Thuốc an thần, chống rối loạn tâm thần 113 0,0 11.522 0,0 Tổng cộng 634.730 100,0 32.324.555 100,0 Từ bảng 3.25 ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 3.18. Cơ cấu các nhóm thuốc đã được tiêu thụ trong nhóm A Nhận xét: Thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn được tiêu thụ nhiều nhất cả về giá trị tiêu thụ. Giá trị tiêu thụ của nhóm này đạt 237.256 triệu đồng chiếm 37,3% tổng số giá trị tiêu thụ của nhóm A, số lượng tiêu thụ chiếm 18,8% tổng số lượng tiêu thụ của nhóm A đứng thứ 2 sau nhóm thuốc tim mạch (42,4%). Điều này phù hợp với mô hình bệnh tật chung của Việt Nam. Chương 4. BÀN LUẬN 4.1 Bàn về cơ cấu tiêu thụ theo nguồn gốc xuất xứ: - Theo Cục QL khám chữa bệnh – BYT, Tỷ trọng thuốc SX trong nước sử dụng tại các bệnh viện đạt gần 50% (năm 2007) tổng giá trị tiền thuốc tại các bệnh viện. Tuy nhiên, theo khảo sát của đề tài thuốc nội được sử dụng tại các bệnh viện ngày càng cao về số lượng tiêu thụ và chiếm 59,9% tổng số lượng tiêu thụ thuốc tại các bệnh viện trong 2 năm (2006-2007). Việc sử dụng thuốc nội tăng sẽ góp phần làm giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp dược nước nhà phát triển. Song giá trị tiêu thụ của thuốc nội chỉ chiếm 6,7% trong tổng giá trị tiêu thụ tại các bệnh viện. Trong khi đó thuốc nhập khẩu có số lượng tiêu thụ chiếm 40,1% nhưng giá trị tiêu thụ chiếm tỷ trọng 93,3% lớn hơn nhiều so với thuốc nội. - Theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BYT ngày 24/1/2005 và được bổ sung sủa đổi trong quyết định 05/2008/QĐ-BYT hướng dẫn các bệnh viện trong việc xây dựng danh mục thuốc và khuyến khích các bệnh viện sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng đáp ứng được yêu cầu điều trị, thuốc của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP). Tuy nhiên trên thực tế thuốc sản xuất trong nước vẫn chưa được sử dụng nhiều so với thuốc nhập ngoại. Đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng thấp cả về số lượng và giá trị tiêu thụ như: Bệnh viện Tai mũi họng trung ương số lượng tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 31,6% và giá trị tiêu thụ chiếm 18,1%; viện Huyết học truyền máu số lượng tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 34% và giá trị tiêu thụ chiếm 7,7%; Bệnh viện Lao và phổi trung ương số lượng tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 63,9% lớn hơn số lượng tiêu thụ của thuốc nhập khẩu nhưng giá trị tiêu thụ chỉ chiếm 9,5%. Các thuốc được tiêu thụ với nhiều chỉ là các thuốc điều trị các bệnh thông thường như: Amogentin (Amoxicillin + Clavulanic), Sarganin (Arginin citrat)... - Sử dụng phương pháp phân tích ABC càng cho thấy rõ sự chệnh lệch giữa cơ cấu tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu. Thuốc sản xuất trong nước chiếm 33,8% tổng số lượng tiêu thụ nhóm A và giá trị tiêu thụ đạt 5,2% tổng giá trị tiêu thụ nhóm A, thấp hơn nhiều so với thuốc nhập khẩu. Ví như ở Bệnh viện Hữu nghị là bệnh viện đa khoa trung ương có tỷ lệ bệnh nhân bảo hiểm cao, thuốc được sử dụng trong danh mục thuốc bệnh viện thường có giá hợp lý phù hợp với chi trả bảo hiểm. Chính vì vậy, số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước chiếm 44,1% tổng số lượng tiêu thụ thuốc nhóm A tại bệnh viện Hữu nghị. Song giá trị thuốc SX trong nước chỉ chiếm 19,3% tổng giá trị tiêu thụ thuốc nhóm A. Ở các bệnh viện đa khoa trung ương tuyến cuối như bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ thuốc SX trong nước chỉ chiếm 15,6% tổng số lượng tiêu thụ nhóm A, 3,2% tổng giá trị tiêu thụ. Đối với các bệnh viện chuyên khoa, thuốc SX trong nước được sử dụng ít hơn nhiều so với thuốc nhập khẩu cả về số lượng và giá trị như: Tại bệnh viện Phụ sản trung ương, số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước có tỷ lệ là 23,3% tổng số lượng tiêu thụ nhóm A và 6,9% tổng giá trị tiêu thụ nhóm A. Các thuốc được xếp vào nhóm A tại bệnh viện phụ sản trung ương chỉ là các thuốc thông thường như: DD Ringerlactate 500ml (Bbraun, VN) dd Natriclorit 0,9% (Bbraun, VN), dd Glucose 5% (Bình định); trong năm 2006, thuốc nội có giá trị tiêu thụ thấp và không được xếp vào các thuốc thuộc nhóm A tại các bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương và viện Huyết học truyền máu trung ương. (phụ lục 1). - Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước được tiêu thụ tại các bệnh viện trung ương thấp hơn so với thuốc nhập khẩu có thể vì: Có thể nói thuốc SX trong nước chưa đa dạng về hoạt chất điều trị, chủ yếu là các thuốc thông thường có hàm lượng công nghệ thấp không đáp ứng được yêu cầu điều trị của các bệnh viện tuyến trung ương, mặt khác chiến lược tiếp thị của các công ty trong nước còn thua kém các công ty nước ngoài... 4.2. Bàn về cơ cấu tiêu thụ theo thuốc mang tên gốc- tên biệt dược: - Với chủ trương khuyến khích sử dụng thuốc mang tên gốc, thuốc đơn thành phần trong điều trị bệnh. Nên số lượng thuốc mang tên gốc được tiêu thụ ngày càng nhiều. Các thuốc mang tên gốc có giá thành thấp hơn so với thuốc mang tên biệt dược, chính vì vậy mà hầu hết các bệnh viện đều ưu tiên sử dụng thuốc mang tên gốc nhằm giảm chi phí triều trị cho bệnh nhân. Tỷ lệ thuốc mang tên gốc được tiêu thụ chiếm 55,7% tổng số lượng tiêu thụ, giá trị tiêu thụ chỉ chiếm 18,2%. Thuốc mang tên biệt dược có số lượng tiêu thụ là 44,3% thấp hơn không đáng kể so số lượng tiêu thụ thuốc mang tên gốc, nhưng giá trị chiếm 81,8% gấp 4,5 lần giá trị tiêu thụ thuốc mang tên gốc. - Qua nghiên cứu cho thấy, thuốc SX trong nước mang tên gốc chiếm tỷ lệ 81,1% tổng số lượng tiêu thụ thuốc mang tên gốc lớn hơn so với thuốc nhập khẩu mang tên gốc là 15,9%. Tuy nhiên, giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên gốc chỉ chiếm 17,8% tổng giá trị tiêu thụ thuốc mang tên gốc thấp hơn nhiều so với thuốc thuốc nhập khẩu mang tên gốc là 82,2%. Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp dược hiện nay mới chỉ cung ứng được các thuốc có hoạt chất điều trị các bệnh thông thường, hầu hêt thuốc chuyên khoa đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. - Hầu hết thuốc mang tên biệt dược được tiêu thụ tại các bệnh viện hiện nay đều là các thuốc có nguồn gốc từ nước ngoài, thuốc NK mang tên biệt dược chiếm 70,4% tổng số lượng tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược gấp 2,4 lần số lượng tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên biệt dược. Giá trị tiêu thụ thuốc NK mang tên biệt dược cũng chiếm tỷ trọng cao là 95,8% tổng giá trị thuốc mang tên biệt dược gấp 23 lần giá trị tiêu thụ thuốc SX trong nước mang tên biệt dược. Đặc biệt đối với các bệnh viện tuyến trung ương , thường tập trung các trường hợp bệnh nặng nên đòi hỏi phải co các thuốc chuyên khoa có hàm lượng công nghệ. Tại bệnh viện Bạch Mai Hầu hết các thuốc chuyên khoa phải nhập khẩu như: các thuốc chuyên khoa điều trị các bệnh đường tiêu hóa: Philorpa, Hepolive (NK từ Nam Triều Tiên); các thuốc tác dụng đối với máu: Epokin (NK từ Nam Triều Tiên), Eprex (NK từ Thụy sỹ); các thuốc chống ung thư và điều hòa miễn dịch: Cycloferon (NK từ Nga), Paclitaxel (NK từ Úc); đặc biệt là các thuốc kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng với các biệt dược nổi tiếng như: Lemibet (NK từ Mexico), Ciprobay (NK từ Đức), Rocephin (NK từ Pháp); thuốc cấp cứu chống độc như: Somatin (NK từ Italia), Cerebrolysin (NK từ Áo). - Mặt khác thuốc NK mang tên biệt dược được tiêu thụ nhiều còn vì một số lý do như: ngành công nghiệp dược nước nhà hiện chưa sản xuất được các thuốc có hàm lượng công nghệ cao, các công ty dược chưa đi sâu vào nghiên cứu các thuốc có hoạt chất đã hết hạn bảo hộ độc quyền để làm tăng tính cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Phần vì các công ty dược trong nước chưa thực sự có chiến lược maketing đúng đắn để quảng bá rộng rãi thông tin thuốc và quảng bá thương hiệu công ty đến bác sĩ, bệnh. Đôi khi còn do chưa có sự quán triệt của ban lãnh đạo các bệnh viện và sự giám sát của Bộ y tế trong việc thực hiện công văn của BYT là ưu tiên sử dụng thuốc nội trong bệnh viện. Nhìn chung thuốc nội được sử dung tại các bệnh viện ngày càng tăng. Tuy nhiện giá trị tiêu thụ lại chiếm tỷ lệ thấp. Sử dụng phương pháp phân tích ABC cho chúng ta thấy hầu hết các thuốc trong nhóm A đều là các thuốc nhập khẩu, đặc biệt là các thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn độ và Hàn Quốc được tiêu thụ rất nhiều. Điều này do danh mục thuốc nội còn nghèo nàn chưa được đánh giá về tương đương sinh học. Đa số các thuốc nội đều là các thuốc điều trị các bệnh thông thường, các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, dạng bào chế hiện đại ngành công nghiệp dược trong nước chưa đáp ứng được nên chủ yếu vẫn phải nhập khẩu. Do sự lạm phát kinh tế của hai năm gần đây càng làm cho giá thuốc nhập khẩu tăng cao, tăng giá trị tiêu thụ của thuốc nhập ngoại đồng thời cũng làm tăng chi phí điều trị của bệnh nhân. Giá trị tiêu thụ thuốc nội cũng ngày càng tăng do giá thành nguyên liệu sản xuất tăng. Ngành công nghiệp dược còn yếu kém, chưa tự túc được nguyên liệu sản xuất thuốc nên các công ty sản xuất trong nước phải chấp nhận nhập giá nguyên liệu cao làm tăng giá thành của thuốc. KÕt luËn vµ kiÕn nghÞ Kết luận - Thuốc sản xuất trong nước có số lượng tiêu thụ chiếm 59,9% tổng số lượng tiêu thụ, cao hơn so với thuốc nhập khẩu (40,1%), tuy nhiên giá trị tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 6,7% chỉ bằng 1/14 giá trị tiêu thụ thuốc nhập khẩu. - Thuốc mang tên gốc được sử dụng nhiều ở các bệnh viện chiếm 55,7% tổng số lượng tiêu thụ, cao hơn thuốc mang tên biệt dược (44,3%), nhưng giá trị tiêu thụ chỉ chiếm 18,2% bằng 1/5 giá trị tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược. - Thuốc sản xuất trong nước mang tên gốc được tiêu thụ nhiều tại các bệnh viện chiếm tỷ lệ 84,1% tổng số lượng tiêu thụ thuốc mang tên gốc. Giá trị tiêu thụ của thuốc sản xuất trong nước mang tên gốc chiếm 17,8% tổng giá trị tiêu thụ thuốc mang tên gốc bằng 1/5 giá trị tiêu thụ thuốc nhập khẩu mang tên gốc. - Số lượng tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước mang tên biệt dược chiếm 29,6% tổng số lượng tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược, thấp hơn số lượng tiêu thụ thuốc nhập khẩu mang tên biệt dược (70,4%). Giá trị tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước mang tên biệt dược chiếm 4,2% tổng giá trị tiêu thụ thuốc mang tên biệt dược thấp hơn nhiều so với giá trị tiêu thụ thuốc nhập khẩu mang tên biệt dược (95,8%). Kiến nghị - Do nguồn lực và thời gian hạn chế, nghiên cứu chỉ được tiến hành trên một số bệnh viện tuyến trung ương, cần được tiếp tục thực hiện và thu thập dữ liệu về tiêu thụ thuốc và sử dụng thuốc trên các bệnh viện tuyến tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo. - Các nhà sản xuất dược phẩm trong nước cần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, quảng bá, tuyên truyền xây dựng lòng tin, khuyến khích khách hàng sử dụng thuốc nội nhằm tăng thị phần sử dụng thuốc nội trong các bệnh viện. - Các cơ sở sản xuất cần đa dạng hóa hơn nữa trong sản xuất và cung ứng các nhóm thuốc. Nên tăng cường đầu tư nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất thuốc chuyên khoa. Từ đó tiến tới chiếm lĩnh thị trường hơn nữa, giảm tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thuốc nhập khẩu. - Cần có sự liên kết giữa các bệnh viện trong việc xét duyệt giá thuốc. Tránh tình trạnh cùng một thuốc nhưng giá trúng thầu ở các bệnh viện lại khác nhau. - Bộ y tế cần thường xuyên kiểm tra và giám sát việc thực thi quyết định 05/2008/QĐ-BYT đó là ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) sử dụng tại các bệnh viện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1904.doc
Tài liệu liên quan