LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 3
1.1. Khái niệm, vai trò của tiêu thụ sản phẩm. 3
1.1.1Khái niệm, bản chất của tiêu thụ sản phẩm 3
1.1.2.Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm 3
1.2. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 4
1.2.1.Tổ chức hệ thống phân phối 4
1.2.2. Tổ chức lực lượng bán hàng 5
1.2.3.Tổ chức bán hàng 6
1.3.Các chính sách Marketing- Mix hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 6
1.3.1. Chính sách sản phẩm 6
1.3.2.Chính sách giá bán 7
1.3.3. Chính sách phân phối. 12
1.3.4. Chính sách xúc tiến bán hàng 13
1.4. Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sảnphẩm 14
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm 15
CHƯƠNG II: 18
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN 18
I. Tổng quan về công ty may Phố Hiến. 18
II. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng gia công xuất khẩu may mặc tại công ty may Phố Hiến. 27
2.1. Giá trị tiêu thụ gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Phố Hiến 27
2.2. Tình hình tiêu thụ mặt hàng gia công theo chủng loại sản phẩm 30
2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực. 33
2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. 39
III. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Phố Hiến 47
3.1. Những mặt đạt được từ hoạt động tiêu thụ gia công xuất khẩu 47
3.2. Những tồn tại trong hoạt động gia công xuất khẩu. 48
3.3. Những nguyên nhân tồn tại 49
CHƯƠNG III: 52
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN. 52
I. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 52
II. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty may Phố Hiến 52
2.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing nghiên cứu và tiếp cận thị trường. 53
2.2. Đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết. 54
2.3. Đầu tư trang thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm 54
2.4. Phát triển các quan hệ đối tác 55
2.5. Tạo dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh trong kinh doanh quốc tế 56
2.6. Nâng cao tỷ trọng gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn, từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp 57
III. Những kiến nghị đối với Nhà nước 58
3.1. Đầu tư phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và may 58
3.2. Cải cách các thủ tục hành chính. 58
3.3. Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy các hoạt động gia công. 59
3.4. Tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ về ngành dệt may 59
3.5. Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại 60
KẾT LUẬN 67
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tại công ty May Phố Hiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc biệt chỉ có thị trường tiêu thụ Canađa là có giá trị đặt hàng gia công tương đối cao và ổn định qua các năm, trong năm 2001 kim ngạch gia công đạt trị giá kim ngạch 230978 USD chiếm tỷ trọng 5,66 % trong tổng kim ngạch gia công của công ty. Các thị trường tiêu thụ còn lại có giá trị kim ngạch đặt hàng gia công không cao và không ổn định qua các năm.
Các thị trường khác của công ty có giá trị đặt hàng gia công không cao và không ổn định qua các năm, chỉ có thị trường CHLB Nga trong các năm gần đây là có giá trị kim ngạch đặt hàng gia công tương đối lớn. Trong các năm 2000,2001,2002 công ty không ký kết được một hợp đồng gia công nào, nhưng đến năm 2003 công ty đã ký kết được các hợp đồng đạt trị giá kim ngạch 306215 và năm 2004 là 468833 USD chiếm tương ứng 8% và 11,5 % trong tổng giá trị gia công của công ty. Ưu điểm của thị trường CHLB Nga là thị trường lớn và tương đối dễ tính và thị trường này đặt hàng gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn nên đạt đạt hiệu quả tiêu thụ rất cao và phù hợp với phương hướng phát triển của công ty.
Trong những năm gần đây, công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều khách hàng có tiềm năng lớn. Một số khách hàng chính và có nhu cầu đặt hàng thường xuyên đối với công ty là:
Bảng 5: Các khách hàng tiêu thụ chính của công ty may Phố Hiến.
Khách hàng chính
Thị trường
Mặt hàng gia công
YOUNG SHIN
HÀN QUỐC
Áo jacket
LEISURE
XINGAPORE
Áo jacket
JEANES
ĐÀI LOAN
Áo Váy
ITOCHU
NHẬT
Khăn TE
FLEXCON
ĐỨC
Áo jacket
AMATEXA
ANH
Áo jacket, áo Sơmi
MATAICHI
NHẬT
Áo jacket, Quần, áo bơi
UNICORE
HÀN QUỐC
Áo jacket
HADONG
HÀN QUỐC
Gang Tay, mác Lôgô
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty may Phố Hiến.
2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2.5.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác
Kinh doanh trong thời đại ngày nay thì vấn đề tìm kiếm đối tác kinh doanh là rất quan trọng, vì nó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như khả năng phát triển của công ty. Trong nghiệp vụ tìm kiếm hợp đồng gia công công ty có thể thông qua rất nhiều kênh như : Phòng Thương Mại & Công Nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Dệt May Việt Nam, bộ Thương Mại... Thông qua các kênh này công ty có thể chủ động tìm kiếm khách hàng hoặc nhờ họ tìm cho các hợp đồng gia công.Trong những năm gần đây, hoạt động tìm kiếm các hợp đồng gia công tại công ty may Phố Hiến thông qua các kênh sau :
2.5.1.1. Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI)
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủ, đại diện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các hiệp hội kinh doanh ở Việt Nam nhằm mục đích bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Các hoạt động bao gồm: chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và khảo sát thị trường, hội chợ, hội thảo, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác.
Với tư cách là hội viên của VCCI, công ty may Phố Hiến thường chủ động đưa ra các bảng chào hàng để thông qua VCCI giúp bắt các mối giao dịch hoặc thông qua đó để tìm kiếm các khách hàng đặt hàng gia công. Mặt khác công ty cũng thường tham gia vào các cuộc triển lãm, hội thảo do VCCI tổ chức. Hàng năm thông qua kênh này công ty thường ký kết được các hợp đồng chiếm tỷ trọng trên 10 % trong tổng giá trị gia công.
2.5.1.2. Bộ thương mại.
Bộ Thương mại là một cơ quan của Nhà nước có chức năng điều phối Phân bổ hạn ngạch thương mại giữa trong và ngoài nước. Bộ Thương mại thông qua các tham tán thương mại ở nước ngoài nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tạo ra các mối giao dịch, kết hợp giữa khách hàng và công ty. Trong những năm gần đây, công ty may Phố Hiến thường tổ chức cán bộ của mình đi cùng với đoàn cán bộ của bộ Thương Mại để đi khảo sát thị trường nước ngoài, kết hợp với tìm kiếm các đối tác kinh doanh. Nhưng kênh tìm kiếm hợp đồng này chưa đạt hiệu quả cao, nó chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 10 % trong tổng trị giá kim ngạch gia công.
2.5.1.3. Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX).
Tổng công ty dệt may Việt Nam có chức năng điều phối hoạt động sản xuất của các công ty thành viên sao cho tương đối phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của công ty mình. Vì May Phố Hiến không thuôc thành viên. Nên qua kênh này, Phố Hiến Không có hợp đồng nào.
2.5.1.4. Bộ công nghiệp
Bộ Công Nghiệp là một cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà Nước. Bộ Công Nghiệp thường tổ chức cán bộ của bộ đi đàm phán các hiệp định kết hợp với khảo sát thị trường, công ty may Phố Hiến cũng thường liên hệ tổ chức cho cán bộ của mình đi cùng để giới thiệu về doanh nghiệp mình và tìm đối tác kinh doanh. Đây là kênh tìm kiếm hợp đồng đạt hiệu quả không cao, hàng năm thông qua kênh này công ty may Phố Hiến chỉ ký kết được các hợp đồng chiếm tỷ trọng 4-5 % tổng trị giá gia công.
2.5.1.5. Các khách hàng quen biết
Hiện nay công ty đã tạo dựng được một số khách hàng có nhu cầu đặt gia công thường xuyên với khối lượng lớn như: LEISURE, YOUNG SHIN, SUKYONG, HADONG, UNICORE , ITOCHU, MATAICHI , AMATEXA , JEANNES, FLEXCON…
Thông qua các khách hàng này họ vừa có nhu cầu đặt gia công thường xuyên họ vừa giới thiệu các khách hàng mới cho công ty. Đây là một kênh tìm kiếm hợp đồng tương đối quan trọng, đạt hiệu quả tương đối cao nhưng chi phí lại thấp. Hàng năm qua kênh này, công ty may Phố Hiến đã ký kết được các hợp đồng chiếm tỷ trọng khoảng 70 % tổng giá trị kim ngạch gia công. Trong những năm tới để đẩy mạnh hoạt động gia công công ty cần phải không ngừng mở rộng các mối quan hệ với khách hàng để làm sao giữ được khách hàng và qua họ giới thiệu cho các khách hàng mới.
2.5.1.6. Thông qua thăm quan hội chợ triển lãm
Công ty có thể giới thiệu sản phẩm của công ty cho khách hàng, nếu khách hàng có nhu cầu và cảm thấy chất lượng sản phẩm đảm bảo thì họ có thể ký kết các hợp đồng với công ty. Đây là một hình thức thâm nhập thị trường rất có hiệu quả, nó giúp cho việc xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm một cách nhanh chóng. Nhưng trong các năm qua công ty ký kết được các hợp đồng qua kênh này không nhiều chỉ chiếm khoảng 5 % tổng giá trị gia công.
2.5.2.Các chính sách Markting- Mix hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty May Phố Hiến.
2.5.2.1.Chính sách sản phẩm
Công ty may Phố Hiến là công ty TNHH vốn nhà nước được phép sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc, may da và dịch vụ. Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là gia công hàng may mặc cho nước ngoài. Gia công hàng may mặc chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn của công ty. Ngoài ra công ty còn tự sản xuất để bán cho thị trường nội địa.
*Đặc điểm của các sản phẩm chủ yếu:
Một số sản phẩm chính của công ty may Phố Hiến - áo Jacket
- áo sơ mi
- Khăn tay
- áo áo váy
- Jilê nam, nữ
- Quần âu nam, nữ
- Quần soóc nam, nữ
*Về chất lượng: Để có sản phẩm đảm bảo chất lượng trên thị trường, công ty phải kiểm tra và đánh giá chất lượng nguyên phụ liệu khi mua về và trước lúc xuất kho cho hoạt động sản xuất. Đồng thời các cán bộ kỹ thuật còn kiểm tra chất lượng nguyên liệu về màu sắc và các tính chất cơ lý trước khi pha cắt trên máy. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất cán bộ kỹ thuật luôn kiểm tra chất lượng chi tiết sản phẩm trên dây chuyền may, kiểm tra thành phẩm. Cũng ở giai đoạn này công ty tiến hành kiểm tra ba lần, công nhân sản xuất tự kiểm tra, tổ trưởng của tổ sản xuất kiểm tra chất lượng sản phẩm, và cán bộ KCS kiểm tra lần cuối để quyết định cho việc nhập kho thành phẩm. Mặt khác, công ty đề ra khẩu hiệu về chính sách "chất lượng 5S" bắt buộc với sản phẩm: Sàng lọc - Sắp xếp - Săn sóc - Sạch sẽ - Sẵn sàng. Với qui trình kiểm tra nhiều bước, nhiều lần như trên, sản phẩm của công ty may Phố hiến luôn có chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu khắt khe của các đối tác trong nước và đặc biệt là các đối tác nước ngoài.
2.5.2.2.Chính sách giá.
Chính sách giá đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới số lượng hàng bán ra của công ty và quyết đinh mua của khách hàng. Để đưa ra một mức giá hợp lý, công ty phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận mong muốn, mức ưa chuộng của người tiêu dùng, thời điểm bán và mức giá của đối thủ cạnh tranh.
Giá bán là công cụ đắc lực đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay công ty áp dụng chính sách giá của một số sản phẩm thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, nghĩa là May Phố Hiến định giá gia công sản phẩm thấp hơn mức thông trị trên thị trường nhưng cao hơn chi phí sản xuất và tiêu thụ tức là chấp nhận mức lãi thấp. Dưới đây là giá gia công một số sản phẩm của May Phố Hiến.
Bảng 6 : Giá gia công một số sản phẩm của May Phố Hiến
Tên sản Phẩm
Giá gia công
áo Jacket 3 lớp
52.500đ
áo Jacket 2 lớp
37.500đ
Quần âu
21.000đ
Quần soóc
15.000đ
áo Jilê
21.500đ
(Nguồn: Phòng KHVT)
Cạnh tranh giá là công cụ của công ty nhưng không phải vì giá thấp mà công ty không quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm của Phố Hiến có giá tương đối cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ.
Bảng 7 : Giá gia công của một số mặt hàng so với một số đối thủ khác.
Tên sản phẩm
Đối thủ cạnh tranh
Giá gia công của May Phố Hiến
May xuất Khẩu
áo Jacket 38.000đ
37.500đ
May Cơ Khí 1-5
Quần âu 22.500đ
21.500đ
May II Hưng Yên
áo Jilê 22.000
21.000đ
(Nguồn: Phòng KHVT)
2.5.2.3.Chính sách phân phối.
Một trong những hoạt động chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và mở rộng thị trường là thiếp lập và mở rộng kênh phân phối và phương thức phân phối sản phẩm. ý thức được điều đó, trong những năm qua công ty May đã thiết lập được kênh phân phối sau:
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Công ty Đại lý bán buôn Đại lý bán lẻ Người
may tiêu dùng
Phố hiến cuối
cùng
Đại lý bán lẻ
Môi giới- xuất khẩu
Sơ đồ : Hệ thống kênh phân phối
- Kênh 1 : Sản phẩm của công ty tới tay người tiêu dùng một cách trực tiếp thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Mặc dù lượng tiêu thụ sản phẩm trên kênh này không lớn, chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm, nhưng công ty có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Qua đó công ty có thể nhận được thông tin phản ánh từ phía khách hàng về sản phẩm, nhân viên, công ty .... một cách nhanh chóng và kịp thời.
- kênh 2 : Sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua những người bán lẻ đến lấy trực tiếp tại công ty, số lượng hàng hoá tiêu thụ hàng hoá qua kênh này rất ít vì chỉ có một số khách hàng buôn bán nhỏ gần công ty.
- Kênh 3: Kênh này sản phẩm tiêu thụ hàng năm của công ty cũng không nhiều, chỉ có một số khách nhà đại lý bán buôn quen thuộc chuyên buôn bán một số mặt hàng trùng với sản phẩm của công ty.
- Kênh 4 : Đây là kênh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty hàng năm tiêu thụ khoảng 92% tổng sản lượng tiêu thụ. Theo kênh này thông qua các nhà phân phối bán hàng của nước ngoài mà sản phẩm của công ty được xuất khẩu tới nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Như công ty ONGOOD- Hồng Kong , AMEREX- Hoa Kỳ, Công ty FLEXCON - Hàlan
Với việc áp dụng các kênh phân phối như trên đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các đại lý lớn và lâu dài của công ty.
2.5.2.4.Các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng
Công ty May Phố Hiến sử dụng giá cả và chất lượng làm công cụ cạnh tranh chủ yếu nên các hoạt động truyền thông có thể nói là mờ nhạt. Sản phẩm của công ty it được người tiêu dùng biết đến qua hoạt động này.
Đầu tiên là hoạt động quảng cáo, một hoạt động rất phổ biến trong cơ chế thị trường nhưng ở công ty May Phố Hiến hoạt động này còn chưa được chú trọng. Các trương trình quảng cáo còn đơn điệu, nghèo nàn về thông tin và hình thức quảng cáo.Thông tin về công ty và sản phẩm về công ty thường xuất hiện trên các tạp chí như tạp chí công nghiệp do Bộ công nghiệp phát hành và tạp chí thương mại do Bộ thương mại phát hành vì vậy vẫn chưa tạo ảnh hưởng rộng rãi, ngoài ra công ty quảng cáo trên các phương tiện vận tải, tạo các catalog, tờ gấp về hình ảnh của công ty.
Chi phí hàng năm dành cho quảng cáo về công ty như sau:
năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
Doanh thu(1)
tỷ đồng
63154
57067
61117
Chi phí dành cho quảng cáo (2)
Triệu đồng
175
330
380
Tỷ lệ= (2)/ (1)
0.28%
0.57
0.62
Trong đó quảng cáo trên:
-Báo chí
50
85
100
-Biển hiệu
80
165
115
-Các hinh thức khác
45
80
165
Có thể thấy rằng 2 năm gần đây công ty dành nhiều hơn cho ngân sách quảng cáo. Nếu như năm 2002 chi phí này là 175 triệu chiếm tỷ lệ 0.28% doanh thu, thì năm 2003 chi phí tăng lên đáng kể, chiếm 0.57% doanh thu và năm 2004 tỷ lệ này là 0.62%. Nguyên nhân có tăng chi phí cũng là một phần trong lỗ lực của công ty muốn quảng bá sản phẩm và hình ảnh của công ty. Có thể nói tuy công ty đã có những chú ý nhất định đến hoạt động xúc tiến này, những vẫn chưa mang tính chiều sâu. còn thiếu linh hoạt, hấp dẫn. Ngân sách dành cho hoạt động này cũng rất khiêm tốn chỉ chưa đến 1%.doanh thu. Công ty nên chủ động hơn nữa hoạt động này để tăng sản lượng tiêu thụ.
2.5.3.Một số đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường tiêu thụ sản phẩm May.
Đối với bất kỳ công ty nào, nếu muốn mở rộng thị trường tiêu thụ thì ngoài tiềm lực vốn có của mình, môi trường cạnh tranh trên thị trường, đăc biệt là các đối thủ cạnh tranh, luôn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Như vây, để thấy được thực trạng cũng như khả năng của hoạt động mở rộng thị trường của công ty May Phố Hiến ta cần hiểu về quy mô, tiềm lực cũng như chiến lược kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là ví dụ về đối thủ cạnh tranh của công ty.
*Công ty May II Hưng Yên.
Đây là đơn vị cũng có truyền thống gia công hàng dệt may xuất khẩu. sản lượng tiêu thụ của công ty này hàng năm vào khoảng450.000 –600.000 sản phẩm. Mặt hàng sản xuất gia công của công ty là áo Jacket, quần âu, áo sơ mi….Trong đó mặt hàng nổi bật, có sức tiêu thụ lớn đó là áo sơ mi. Hàng năm sản phẩm này chiếm tỷ trong tương đối lớn khoảng 40% các sản của công ty, so với Phố Hiến, sản phẩm này của May II mạnh và chiếm ưu thế hơn. Thị trường của May II Hưng Yên tiêu thụ ở một số nước thuộc EU, còn đa phần là tiêu thụ thị trường Hoa Kỳ, đươc biết trong thời gian gần đây sản phẩm của May II tiêu thụ thị trưòng này rất mạnh. chiếm tỷ trọng khoảng 60% trong tổng giá trị của công ty. Điều đó cho thấy công ty đã tiếp cận và tranh thủ cơ hội kề tư sau Nước ta ký hiệp định thương mại với Mỹ. Về đội ngũ công nhân kỹ thuật, May II cũng đào tạo và huấn luyện khá tốt. Công ty thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng, nâng cao tay nghề và trình độ kỹ thuật trong toàn công ty. Mục đích nâng cao khả năng chất lượng sản phẩm. kiện toàn hệ thống kỹ thuật trong các khâu gia công. Bêm cạnh đó May II cũng luôn đổi mới và trang bị công nghệ máy móc hiện đại.
Nhược điểm của May II là chỉ chú trọng được một số sản phẩm có chất lượng tốt, còn hạn chế về mở rộng thị trường tiêu thụ, giá cả một số sản phẩm cao hơn so với Phố Hiến như: sản phẩm áo Jilê. Về công tác nghiên cứu và dự báo thị trường cũng chưa được quan tâm
Qua nhìn nhận cho thấy May II Hưng Yên sẽ đối thủ có sức ảnh hưởng cạnh tranh rất lớn đối với Phố Hiến.
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN
3.1. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC TỪ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ GIA CÔNG XUẤT KHẨU
Công ty may Phố Hiến hiện nay vẫn thực hiện may gia công xuất khẩu theo hai hình thức: gia công đơn thuần và mua nguyên liệu bán thành phẩm. Trong những năm qua công ty may Phố Hiến đã đạt được thành tựu rất lớn trong hoạt động gia công xuất khẩu, điều này thể hiện là kim ngạch đạt được trong hoạt động gia công xuất khẩu ngày một tăng cao với tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Doanh thu xuất khẩu luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của công ty, điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 8: Doanh thu xuất khẩu và nội địa của công ty.
Đơn vị : triệu VND
Doanh thu
2002
2003
2004
Doanh thu xuất khẩu
61051
54081
59140
Doanh thu bán nội địa
2103
2986
1977
Tổng
63154
57067
61117
Nguồn: Báo cáo giá trị sản xuất công ty may Phố Hiến.
Hiện nay, các sản phẩm của công ty đã xuất sang gần 20 nước bạn hàng, các bạn hàng đến với công ty ngày càng nhiều và các bạn hàng cũ ngày càng được củng cố. Đó là do có sự chuẩn bị, nâng cấp đầu tư đúng hướng vào máy móc thiết bị, nhà xưởng... nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, tạo được lòng tin từ phía khách hàng. Một số khách hàng quen biết đã đặt chọn niềm tin về chất lượng sản phẩm và phương thức kinh doanh vào công ty, họ đặt hàng gia công thường xuyên.
Trong các năm qua, hình thức gia công mua đứt bán đoạn đã được tăng nên đáng kể thể hiện ở bảng 8. Trong các năm 2000, 2001, 2002 hình thức gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng đến năm 2003 đã tăng lên 13,26 % và tỷ trọng này năm 2004 là 11,79 % trong tổng trị giá gia công.
Phương thức gia công mua đứt bán đoạn đã giúp công ty tăng được lợi nhuận và giúp công ty tích luỹ được kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế là bước tạo đà cho công ty tiến tới xuất khẩu trực tiếp. Hiện nay các sản phẩm mà công ty sản xuất gia công chủ yếu là cho thị trường EU trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường CHLB Đức chiếm tỷ trọng lớn nhất (thường chiếm trên dưới 30% trong tổng trị giá gia công của công ty). Cùng với việc tìm lại được thị trường truyền thống đầy triển vọng đó là thị trường CHLB Nga với kim ngạch gia công xuất khẩu năm 2004 đạt 468833 USD chiếm tỷ trọng 11,5% đây là thị trường rộng lớn và rất rễ tính. Hiện nay công ty may Phố Hiến đang xúc tiến thành lập văn phòng đại diện của mình tại CHLB Nga để theo dõi sát sao tình hình thị trường này. Mặt khác văn phòng này sẽ giúp Công ty theo dõi quá trình giao nhận hàng hoá một cách tốt nhất để đạt hiệu quả cao. Công ty cũng cần phải cố gắng mở rộng các thị trường truyền thống khác như: Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan... hơn nữa.
Trong những năm qua, với sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc áp dụng quản lý chất lượng vào sản xuất, công ty đã đạt được chứng chỉ ISO 9001: 2000 vào đầu năm 2002. Đây là vấn đề rất quan trọng giúp công ty mở rộng thâm nhập vào các thị trường khó tính nhưng có nhiều triển vọng như: Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ...
Trong những năm gần đây, công ty đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ giàu khinh nghiệm, trong những năm tới cùng với xu hướng tinh giảm bộ máy quản lý công ty cũng đang tiếp tục chiêu mộ những cán bộ quản lý có phẩm chất và năng lực để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt được hiệu quả cao. Công ty cũng đã đào tạo được một đội ngũ công nhân viên có trình độ kỹ thuật khá về chuyên môn để thực hiện các đơn hàng đòi hỏi trình độ cao về chất lượng sản phẩm.
Trong những năm qua, công ty may Phố Hiến đã thành công trong chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng gia công. Ngoài các mặt hàng truyền thống, Công ty đã sản xuất các loại mặt hàng khác như: gang tay, mác lôgô, bộ quần áo thể thao... từng bước sản xuất các mặt hàng cao cấp như áo Sơmi cao cấp, áo gilê...
3.2. Những tồn tại trong hoạt động gia công xuất khẩu.
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Phố Hiến ta thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được công ty vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục. Đây là những tồn tại không chỉ ở công ty may Phố Hiến mà còn là vướng mắc của hầu hết các công ty kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam hiện nay:
Khả năng nắm bắt các thông tin thị trường và các cơ hội kinh doanh còn hạn chế, khả năng tiếp thị kém chưa có được chính sách giao tiếp hiệu quả.
Mới chỉ phát triển chiều rộng chưa phát triển chiều sâu. Công tác cải tiến đa dạng hoá sản phẩm còn hạn chế. Các sản phẩm chưa phong phú, chủ yếu vẫn là áo Jacket, áo sơ mi, khăn tay,... những sản phẩm cao cấp chiếm tỷ lệ nhỏ hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt, phương thức gia công đơn thuần chiếm tỷ lệ cao (86 – 100%), giá trị gia tăng của hoạt động gia công thấp.
Không có được sự chủ động trong lựa chọn đối tác: Trong hoạt động gia công xuất khẩu công ty chủ yếu thực hiện gia công theo các đơn đặt hàng nhiều khi bị đối tác ép giá, đơn giá gia công thấp nên lợi nhuận thu được không cao. Trong các hoạt động nghiệp vụ công ty làm chưa tốt cho nên trong quá trình tìm kiếm và ký kết hợp đồng công ty chưa có sự chủ động dẫn đến hiệu quả trong kinh doanh chưa cao.
Công ty may Phố Hiến là một công ty có bề dày lịch sử nhưng chất lượng sản phẩm của công ty chỉ ở mức độ tương đối, đặc biệt giá trị kim ngạch đạt được qua hoạt động gia công không lớn và giá trị gia tăng nhỏ.
3.3.Những nguyên nhân tồn tại
3.3.1. Những nguyên nhân chủ quan
Công tác nghiên cứu và dự đoán thị trường chưa được chú trọng đúng mức, công ty chưa có một phòng marketing với đội ngũ cán bộ thị trường có trình độ và chuyên môn cao.
Công tác kế hoạch quản lý và điều động sản xuất chưa triệt để, tiết kiệm chi phí dẫn đến giá thành gia công cao giảm lợi nhuận. Việc điều phối kế hoạch chưa nhịp nhàng dẫn đến các khâu trong dây chuyền chưa liên hoàn nhiều khi còn phải chờ đợi lẫn nhau kéo dài thời gian sản xuất và năng suất lao động không cao.
Công ty chưa tổ chức được một xưởng chuyên thiết kế các mẫu chào hàng để chủ động trong vấn đề tiếp thị.
Công ty chưa chú trọng đến vấn đề quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng cho nên việc có đầy đủ thông tin để xác định đúng đối tác cần lựa chọn đôi khi bị xem nhẹ nên một phần cũng làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.3.2. Những nguyên nhân khách quan
Đây là những nguyên nhân thuộc về môi trường kinh doanh bên ngoài của công ty:
Sự cạnh tranh trong nước và khu vực trong ngành hàng may mặc đang diễn ra gay gắt, đơn giá gia công thấp.
Nhà nước chưa có định hướng rõ ràng và cụ thể để động viên khuyến khích phát triển hàng gia công may mặc. Các thủ tục vay vốn và các thủ tục xuất nhập khẩu còn rườm rà cũng cản trở hoạt động gia công xuất khẩu của công ty.
Trên đây là những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Phố Hiến. Đây cũng là những tồn tại chung của các doanh nghiệp sản xuất gia công xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế đó và thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu trong thời gian tới là rất quan trọng.
CHƯƠNG III:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN.
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay và những kết quả đã đạt được kết hợp với những yêu cầu, phương hướng khách quan, công ty may Phố Hiến cũng đã lập ra những kế hoạch quan trọng cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
Hiện tại trong những năm tới hoạt động chủ yếu của công ty sẽ vẫn là hoạt động gia công xuất khẩu. Nhưng Công ty sẽ phấn đấu nâng cao hơn nữa tỷ lệ hình thức gia công mua đứt bán đoạn (FOB) trong tổng trị giá gia công xuất khẩu. Bên cạnh đó công ty cũng sẽ chú trọng và đẩy mạnh tiêu thụ thị trường trong nước.
Công ty cũng sẽ tiếp tục đầu tư trang thiết bị mới, nhất là các thiết bị chuyên dùng, tinh giảm bộ máy quản lý để hoạt động có hiệu quả.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN
Trong những năm tới, hoạt động gia công may mặc ở Việt Nam còn tiếp tục được áp dụng, đó là xu thế thời đại, là một tất yếu trong quá trình phân công lao động quốc tế. Ngoài lợi ích kinh tế, hoạt động gia công may mặc xuất khẩu còn giải quyết việc làm cho một số lớn lực lượng lao động ở các thành phố cũng như ở các vùng sâu vùng xa. Có thể nói, tăng cường hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc là một bước chuẩn bị quan trọng để thực hiện chiến lược hướng vào xuất khẩu trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, cần hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu để đáp ứng các mục tiêu trên.
Từ những phân tích chi tiết về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Phố Hiến, ta thấy rằng bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Sau đây là một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những tồn tại đó và thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu của công ty.
2.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing nghiên cứu và tiếp cận thị trường.
Thị trường là tấm gương phản ánh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vậy nghiên cứu thị trường là rất cần thiết, qua nghiên cứu thị trường sẽ giúp công ty:
- Nắm bắt được sự biến động của cầu mà nhu cầu thị trường về sản phẩm may mặc hết sức phong phú, đa dạng, luôn thay đổi theo thị hiếu và có tính thời vụ.
- Nghiên cứu và dự đoán thị trường sẽ giúp công ty nắm được tình hình tiêu dùng, chi phí cho việc mua sắm hàng may mặc chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng chi phí, từ đó mà dự báo dược từng nhóm khách hàng cụ thể. Giúp công ty xác định được các mục tiêu và các biện pháp cụ thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Trong nền kinh tế hiện đại, công tác Marketing được coi là đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường sẽ đem đến các thông tin làm cơ sở cho công ty xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của mình. Một doanh nghiệp mạnh gắn liền với khả năng Marketing mạnh, do đó cần phải có cái nhìn mới về Marketing đặc biệt là Marketing quốc tế, phải nhận thức được tầm quan trọng của Marketing như là một công cụ hàng đầu của quản trị kinh doanh.
Sau đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường:
- Công việc quan trọng nhất là tạo dựng được một đội ngũ cán bộ Marketing có năng lực thông qua các biện pháp tuyển dụng mới và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thị trường.
- Tổ chức một phòng Marketing với đầy đủ các trang thiết bị thông tin, tin học hiện đại, tích cực áp dụng kỹ thuật quản trị Marketing hiện đại.
-Liên kết chặt chẽ với tổng công ty dệt may Việt Nam và các tổ chức xúc tiến thương mại ( phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ; các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước ngoài). Khi có điều kiện tiến tới mở các văn phòng ở các thị trường trọng điểm.
-Xúc tiến các hoạt động quảng cáo khuếch trương, tham gia các hội chợ thương mại, các hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước để giới thiệu các mặt hàng của công ty và những thế mạnh của công ty trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc.
2.2. Đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết.
Việc mở rộng mối quan hệ với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần chú trọng đến các mối liên kết sau:
a.Liên kết kinh tế kỹ thuật giữa các doanh nghiệp may.
Tạo dựng mối liên kết này sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi thông tin và hợp tác với nhau trên nhiều phương diện sẽ có hiệu quả hơn. Nó giúp công ty ngày càng bám sát hơn đến tận các khâu, quy trình sản xuất nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh trong sản xuất , nghiệm thu sản phẩm kịp thời và xây dựng khung giá hợp lý tạo sức mạnh và ổn định về kinh doanh trên thị trường quốc tế. Mặt khác hiện nay nhiều công ty ở cá thị trường lớn thường đặt những đơn hàng rất lớn mà khả năng của công ty không thể đáp ứng được thì liên kết giữa các công ty lại với nhau để đáp ứng các đơn đặt hàng như vậy là rất cần thiết.
a.Hợp tác kinh doanh với các hãng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đây là một biện pháp giúp công ty mở rộng quy mỗ sản xuất, thu hút vốn, công nghệ từ nước ngoài. Theo hình thức này thì đối tác nước ngoài sẽ góp vốn, máy móc thiết bị, đảm nhận việc tìm khách hàng (kể cả những khách hàng đặt gia công ) và tiêu thụ sản phẩm còn phía công ty góp vốn, lao động, lợi nhuận được phân chia theo thoả thuận. Với hình thức này công ty có điều kiện thu hút vốn,công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ phía nước ngoài, gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.
2.3. Đầu tư trang thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm
Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng, bởi vì nó giúp cho công ty có ưu thế hơn trong tình hình thị trường có sự cạnh tranh ngày một gay gắt. Đầu tư trang thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, sẽ giúp cho khách hàng ngày một an tâm, tin tưởng hơn vào khả năng của công ty để đáp ứng các yêu cầu của họ. Để đầu tư trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm thì cần phải có nguồn vốn lớn, vậy nguồn vốn này lấy từ đâu ra đây là vấn đề rất nan giải.
Thực tế trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc công ty còn thiếu một số thiết bị máy móc chuyên dùng để sản xuất ra các mặt hàng có chất lượng cao. Khi thiếu trang thiết bị để thực hiện các hợp đồng gia công công ty phải đi mượn hoặc thuê từ một số cơ sở khác, hoặc từ khách hàng đặt gia công. Đây là vấn đề rất phiền toái vì nó làm cho quá trình thực hiện hợp đồng gia công mất sự chủ động. Mặt khác khi khách hàng muốn đặt hàng gia công thì họ cũng phải kiểm tra trang thiết bị sản xuất để chứng tỏ răng công ty sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu mà họ đặt ra.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm ngoài việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, công ty cũng phải đào tạo được đội ngũ người lao động có trình độ tay nghề cao và có tinh thần trách nhiệm với công việc. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường lực lượng lao động của công ty thường bị xáo trộn nên công ty thường xuyên phải đào tạo và tuyển chọn thêm những lao động từ bên ngoài vào. Công ty cần phải có chiến lược nhân sự cụ thể nhằm tuyển chọn những lao động có tay nghề cao cũng như mạnh dạn sa thải những lao động có tay nghề quá thấp. Để làm được điều này công ty cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng nhằm tránh tình trạng chảy máu chất xám trong lực lượng lao động.
Mặt khác khi có trang thiết bị hiện đại rồi công ty cần phải lập kế hoạch toàn diện hơn nữa tránh tình trạng đứt chuyền làm giảm năng suất của người lao động.
2.4. Phát triển các quan hệ đối tác
Quan hệ đối tác có thể coi là một tài nguyên vô hình của một doanh nghiệp. Công nghiệp ty chính sách thể phát triển được hay không là nhờ vào hai mặt: Thực lực của công ty và các quan hệ đối tác mà công ty đã tạo dựng được. Để giữ vững được các quan hệ đã có, công ty luôn phải giữ chữ tín đối với đối tác, có thể đó là thái độ sòng phẳng hoặc là chiếu cố lẫn nhau trong quan hệ sản xuất kinh doanh.
Muốn cho hoạt động gia công phát triển hơn nữa , công ty cần phải có các giải pháp đối với đối tác như sau:
Quan hệ trực tiếp với các đối tác gia công. Công ty cần tạo cho được các quan hệ trực tiếp này tức là phải bỏ qua được khâu trung gian bởi hầu hết các hoạt động gia công ký kết qua các công ty trung gian đều dẫn tới là lợi nhuận bị chia sẻ nên lợi ích của công ty bị hạn chế. Nếu bỏ qua khâu trung gian, công ty quan hệ trực tiếp với các đối tác nước ngoài thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn rất nhiều. Muốn làm được điều này công ty cần phải :
Tạo ra được những mặt hàng có mẫu mã hợp lý, phù hợp với thị trường.Đây chính
là cơ sở để bên nước ngoài đặt gia công. Phía nước ngoài sẽ căn cứ vào mẫu mã do công ty tạo ra để đánh giá được trình độ sản xuất, thể hiện chất lượng có đáp ứng được yêu cầu gia công hay không. Điều đó đòi hỏi người thiết kế mẫu phải có trình độ cao.
Mở rộng quan hệ với khách hàng mới. Một khách hàng có thể đặt gia công tại nhiều doanh nghiệp trên một nước hay nhiều nước khác nhau nhau, vấn đề này đã tạo ra sự cạnh tranh trong việc thu hút các đơn hàng gia công. Bởi vậy nếu như công ty chỉ có một số lượng khách hàng ít ỏi thì trong nhiều trường hợp sẽ gặp khó khăn trong vấn đề ký kết hợp đồng. Do vậy ngoài việc công ty phải giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống, công ty cần chú trọng quan hệ với các khách hàng mới. Việc Việt Nam ký kết hiệp định thương mại với Mỹ sẽ mở ra một cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam bởi vì đây là thị trường có kim ngạch nhập khẩu rất lớn và cơ cấu thị trường rất đa dạng.
2.5. Tạo dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh trong kinh doanh quốc tế
Công ty muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, muốn tạo dựng uy tín trên thương trường thì bản thân bộ máy quản lý phải thông suốt, có sự phân cấp và trách nhiệm rõ ràng. Khi tuyển chọn cần phải lựa chọn những người có trình độ nghiệp vụ thông qua việc tổ chức thi tuyển để có thể tuyển chọn được đội ngũ cán bộ có năng lực trong kinh doanh, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường làm cho công ty tránh được các rủi ro trong kinh doanh, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, tiếp thu được công nghệ sản xuất mới, hiện đại từ phía nước ngoài, có khả năng phân tích đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, vạch ra các chủ trương, chương trình hành động thích hợp cho công ty.
Một trong những yêu cầu đặt ra cấp bách hiện nay đối với công ty là phải tạo dựng một đội ngũ vững mạnh về quản trị Marketing, quản lý công tác xuất nhập khẩu và cán bộ có khả năng tổ chức đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Công ty có thể lựa chọn một trong các phương án sau :
- Tổ chức cho các cán bộ tham gia các khoá học nghiệp vụ chuyên môn tại các trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh hay tại các trường đại học trong nước.
- Gửi các cán bộ có năng lực ra nước ngoài học tập.
- Thuê chuyên gia về đào tạo tại chỗ.
Với chương trình đào tạo hợp lý công ty sẽ có một đội ngũ cán bộ quản lý vững mạnh có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
2.6. Nâng cao tỷ trọng gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn, từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp
Công ty may Phố Hiến doanh nghiệp gia công xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam hiện nay thực hiện gia công đơn thuần là chủ yếu, điều này đã làm giảm lợi nhuận và làm chậm quá trình thâm nhập mặt hàng của mình vào thị trường thế giới. Gia công xuất khẩu, đặc biệt là phương thức gia công đơn thuần chỉ là hoạt động kinh doanh tạm thời trong giai đoạn trước mắt, trong tương lai công ty cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài bằng cách xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của mình. Muốn làm được điều này thì ngay bây giờ công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn đây là tiền đề để công ty chuyển sang xuất khẩu trực tiếp. Gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn sẽ giúp công ty tìm được những nhà cung cấp nguyên phụ liệu có uy tín và chất lượng ổn định. Mặt khác gia công theo hình thức này làm cho công ty luôn phải thích ứng với sự thay đổi của thị trường điều này giúp cho cán bộ công nhân viên của công ty nâng cao được trình độ cũng như bản lĩnh kinh doanh trên thương trường quốc tế. Vì vậy gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn vừa làm nâng cao được lợi nhuận vừa tạo tiền đề cho công ty tiến tới xuất khẩu trực tiếp.
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
Dưới đây là một số kiến nghị với nhà nước nhằm thúc đẩy gia công xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam.
3.1. Đầu tư phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và may
Hiện nay, ngành dệt trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may. Các doanh nghiệp may hầu như phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp may gia công thì gần 100% các loại vải là do nhập khẩu, chính vì vậy cần phải sao cho cân đối giữa ngành dệt và ngành may mặc. Cần phải đầu tư ngành dệt theo chiều sâu, hình thành một số cụm sản xuất dệt, in nhuộm với công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng cho ngành may xuất khẩu. Điều đó vừa tạo cho sự phát triển của ngành may lẫn ngành dệt của Việt Nam, muốn làm được điều này Nhà nước cần phải :
Có quy hoạch phát triển ngành dệt theo chiều sâu nhằm đảm bảo sự cân đối giữa hai ngành dệt và may.
Có chính sách khuyến khích về tín dụng và thuế đối với các doanh nghiệp ngành dệt.
Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp may sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
3.2. Cải cách các thủ tục hành chính.
Hiện nay, các thủ tục hành chính của nhà nước còn rất rườm rà, phức tạp. Điều đó làm cản trở rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà công ty may Phố Hiến nằm trong số đó. Hiện nay, yếu tố cản trở lớn nhất đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là việc thông qua hải quan. Vẫn biết răng hải quan họ có trách nhiệm và nghĩa vụ của họ nhưng vấn đề ở chỗ là thủ tục rất rườm rà nhiều khi làm giảm tiến độ giao hàng.
Đơn giản hoá các thủ tục hành chính và chống tham nhũng trong các cơ quan chức năng của Nhà nước như thuế vụ, hải quan, ngân hàng…đổi mới quy chế và cách thức làm việc, bỏ bớt các của trong xét duyệt đầu tư, vay vốn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với mọi ngành mọi cấp.
3.3. Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy các hoạt động gia công.
Nước ta là một nước có nền kinh tế có xuất phát điểm rất thấp, các doanh nghiệp thường đi sau trong quá trình hội nhập vì vậy Nhà nước cần phải có những chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Cụ thể là:
Về lãi vay ngân hàng:
Hiện nay ngành may mặc của nước ta các máy móc sản xuất đa phần là các máy móc lạc hậu, một số máy móc vẫn còn mới nhưng trình độ công nghệ không cao do vậy chất lượng sản phẩm không cao. Để đầu tư cho sản xuất thì nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được, do vậy cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước cần phải có sự hỗ trợ về mặt tín dụng như đơn giản các thủ cho vay vốn, giảm lãi vay…
Về quản lý và phân bổ hạn ngạch :
Trong những năm qua Nhà nước đã có thay đổi rất nhiều trong vấn đề quản lý và phân bổ hạn ngạch. Mặc dù với cách phân bổ hiện nay của Bộ thương mại đã có nhiều tiến bộ nhưng vấn đề phân bổ hạn ngạch vẫn còn có nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Thực tế hiện nay số lượng sản phẩm sản xuất để xuất khẩu bao giờ cũng lớn hơn số lượng trong hạn ngạch. Do vậy công ty liên tục bị thiếu hạn ngạch và luôn phải lo lắng xin hạn ngạch bổ sung hoặc tìm các doanh nghiệp khác để xuất khẩu uỷ thác. Điều này làm chi phí sản xuất gia công tăng, đồng thời tạo ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong vấn đề xin hạn ngạch.
3.4. Tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ về ngành dệt may
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường thiếu thông tin về công nghệ và thị trường công nghệ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy Nhà nước phải có các dự án nhằm cung cấp các thông tin cho doanh nghiệp.
Tổng công ty dệt may Việt Nam nên tổ chức hệ thống thông tin về khoa học công nghệ dệt may. Ngoài thông tin công nghệ và thị trường công nghệ, hệ thống còn cung cấp các thông tin khác về thị trường hàng may mặc. Thông tin bao gồm thông tin nóng và thông tin tĩnh. Thông tin tĩnh có giá trị cố định trong thời gian dài hàng năm thậm chí vài năm, còn thông tin nóng chỉ có giá trị trong thời gian ngắn vài tháng thậm chí từng ngày, từng giờ.
3.5. Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại
Thị trường tiêu thụ trên thế giới luôn biến động và tương đối phức tạp, nhưng hiện nay các thông tin về thị trường vẫn còn thiếu và độ chính xác chưa cao. Vì vậy, Nhà nước sớm thành lập trung tâm xúc tiến thương mại để trợ giúp các nhà sản xuất trong hoạt động kinh doanh. Chức năng của trung tâm này là cung cấp thông tin và tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại, tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài. Trung tâm này sẽ thiết lập một ngân hàng dữ liệu về các thị trường nước ngoài.
Trong thời gian trước mắt, khi mà chưa thành lập được trung tâm xúc tiến thương mại, Bộ thương mại cần phải thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài để nghiên cứu theo dõi tình hình thị trường nước ngoài và thường xuyên đứng ra tổ chức và bảo trợ cho các đoàn đi khảo sát thị trường nước ngoài.
Kinh nghiệm một số nước cho thấy, ngoài việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển hợp lý ngành dệt may, các nước đó đã thực hiện những biện pháp chiếm lĩnh thị trường hữu hiệu đó có thể coi là kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam.
IV.Đề xuất biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm May mặc ở thị trường trong nước.
Là cụng ty chủ yếu gia công hàng xuất khẩu và các đơn hàng, hàng năm công ty nhận gia công đều được hoàn thành trước thời gian. lý do, Vỡ cụng ty tổ chức sản xuất 2 ca 1 ngày. Nờn nhiều năng lực của công ty vẫn cũn thời gian trống. Xột thấy cụng ty nờn tận dụng . vẫn cũn trống. của Trong giai đoạn thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, việc quảng cáo giữ một vai trũ quan trọng.Nhờ quảng cỏo mà hàng hoỏ được bán nhanh và nhiều hơn. Thông qua quảng cáo thương hiệu của sản phẩm, hỡnh ảnh của doanh nghiệp thu hỳt được nhiều khỏch hàng. Vỡ vậy, quảng cỏo gúp phần thỳc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
*Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay, trên thị trường sản phẩm hàng May mặc rất phong phú và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mốt, rất nhiều đơi vị cung cấp, tạo cho khách hàng tâm lý luôn quan tâm đến những sản phẩm mới và những sản phẩm đáy ứng thị hiếu tiêu dùng mong muốn. Vỡ vậy, để sản phẩm mới đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất( mục đích là giảm sự cạnh tranh) là thông qua công viêc quảng cáo. Thực tế cho thấy các sản phẩm mới sau khi quảng cỏo khụng những tiờu thụ nhanh mà cũn cú tỏc dụng đến nhà sản xuất điều chỉnh để hoàn thiện hơn sản phẩm đó.
Trong thời gian qua ở công ty may Phố Hiến, hoạt động quảng cáo chưa được quan tâm chú trọng đúng mức, đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty đối với thị trường trong nước. Vỡ vậy hoạt động này cần được tăng cường trong thời gian tới.
*Nội dung của Biện phỏp.
Có rất nhiều cách để quảng cáo sản phẩm, quảng cáo trên các phương tiện chuyền thông như: Báo chớ, phỏt thanh, truyền hỡnh.Thực tế cho thấy quảng cỏo sản phẩm thụng qua phương tiện truyền hỡnh đem lại hiệu quả tốt nhất vỡ ưu việt cử phương thức là có sựu trợ giúp của màu sắc hỡnh ảnh, õm thanh sống động. Tuy nhiên cũng tốn kếm nhất.Vỡ võy phải chọn lựa sản phẩm, thời điểm quảng cáo và kênh truyền hỡnh nào sao cho cú hiệu quả cao và chi phớ hợp lý mà doanh nghiệp cú thể chấp nhận. Đối với sản phẩm mới cần thiết cho mọi người và sản phẩm cao cấp nên quảng cáo ở truyền hỡnh trung ương vỡ mức quảng bỏ rộng nhất. Được sự quan tâm, thêo rừi của người xem nhiều hơn. Việc quảng cáo rộng rói phải gắn liền với cỏc hoạt động của các đại lý tiêu thụ. Thời điểm quảng cáo cũng xem xét kỹ để phù hợp với lượng khách hàng cần nắm thông tin và quảng cáo đạt hiệu quả cao nhưng chi phí hợp lý. Tuỳ theo sản phẩm để cân đối việc quảng cáo trên đài truyền hỡnh và trờn đài phát thanh.
Nếu cần quảng cáo ở đài truyền trung ương, em xin đề xuất quảng cáo trên kênh VTV3 có biểu giá sau:
Bảng : Giỏ quảng cỏo trờn VTV3
Thứ
Thời gian
Thời điểm quảng cáo
Giỏ quảng cỏo/ lần
10s
15s
20s
30s
Từ thứ2- thứ 6
17h-19h
Ngoài phim và giải trớ
11
13,2
16,5
22
Thứ 7, chủ nhật
11h- 12h
Trong và ngoài trương chỡnh khỏc
14
16,8
21
28
(Nguồn: Trung tõm QC&TH –TVAd)
Do khả năng tài chính của công ty cũn hạn hẹp nờn cụng ty cú thể quảng cỏo làm hai đợt.một đợt vào giáp tết nguyên đán, một đợt vào đầu hè.chương trỡnh của cụng ty kộo dài 15 giõy.
Trong thỏng quảng cỏo thỡ một tuần cụng ty quảng cỏo cả 7 ngày, mỗi ngày một lần. cụ thể là:
*Từ thứ 2 đên thứ 6: Công ty quảng cáo từ 17h-19h với chi phí một lần quảng cáo là 13.2 triệu, vậy chi phí quảng cáo trong một tuần là:13, 2 * 5 = 66 triệu đồng.
Thứ bảy và chủ nhật cụng ty quảng cỏo lỳc 11h-12h với chi phớ một lần quảng cáo là 16 triệu đồng. Vây chi phí quảng cáo cho thứ bảy và chủ nhật tong một tuần là: 16.8 * 2 = 33.6 triệu đồng.
tổng chi phí quảng cáo cho một tuần là: 66 + 33.6 = 99.6 triệu đồng.
Dự định chi phí quảng cáo cho một năm( một năm chỉ quảng cáo 3 tháng, nghĩa là 12 tuần). vậy chi phí quảng cáo trên VTV3 là: 99.6 *12 = 1.195.2 ( triệu đồng)
Dự tính cho chi phí làm phim là 50 triệu đồng.
Chi phí thiết kế và tư vấn : 15 triệu đồng.
Vậy tổng chi phớ toàng bộ cho quảng cỏo trờn VTV3 là: 1.195,2 + 200 + 15 = 1.430,2 triệu đồng.
Vỡ cụng ty được giảm giá 14% tức là giảm giá được 176.43 triệu ( vỡ số tiền quảng cỏo trong mức 1 tỷ - 1.5 tỷ).
Do đó số tiền công ty phải trả cho quảng cáo trên VTV3 là:
1.260,2 - 176,43 = 1.083,8 triệu đồng.
Bảng : tỷ lệ giảm giỏ.
Stt
Số tiền quảng cáo sản phẩm dịch vụ: Đvị. 1000đ
Tỷ lệ giảm(%)
1
Từ 50.000- 100.000
6
2
Từ 100.000- 250.000
8
3
Từ 250.000- 500.000
10
4
Từ 500.000- 1.000.000
12
5
Từ 1.000.000- 1.500.000
14
6
Trờ n 1.500.000- 2.500.000
16
7
Trờn 2.500.000- 4.500.000
18
8
Trờ n 4.500.000
20
(Nguồn: Trung tõm QC & TH – TVAd)
Lý do cụng ty nờn quảng cỏo trờn VTV3: Vỡ đây là kênh truyền hỡnh được phủ sóng toàn quốc, thêm vào nữa đây là kênh truyền hỡnh được nhiều người ưa thích và giá quảng cáo cũng có thể chấp nhận được. Một yếu tố quan trọng khác mang tính chủ quan thuộc về doanh nghiệp đó là các hệ thống kênh phân phối, các đại lý ở cỏc tỉnh thành chưa nhiều. Cho nên đẩy mạnh quảng cáo là thông tin nhanh nhất trong các chính sách đẩy mạnh tiêu thụ, mà ở chính sách nào của công ty cũng đều yếu. quảng cáo sẽ là xúc tác hữu hiệu tăng sản lượng theo kế hoạch dự kiến và tạo xung lực cho các chiến lược tiêu thụ sản phẩm tiếp theo của công ty đối với thị trường trong nước.
Ngoài quảng cỏo trờn ti vi thỡ cụng ty cũng nờn quảng cỏo trờn đài tiếng nói Việt Nam để đảm bảo rằng thông tin của công ty đến được với nhiều người tiêu dùng nhất bởi có thể ở nông thôn nhiều nhà cũn chưa có ti vi.
* Dự tính chi phí quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam:
Bảng : Giá quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam (FM 100 MHZ )
Thời gian ph ỏt s úng
Mức gi ỏ
Sỏng(11- 12h)
1000 đ/ 30 giây
Tối(19h – 21h)
2000 đ/ 30 giây
(Nguồn: 1080)
Công ty dự định quảng cáo mỗi ngày 2 lần, mỗi tuần 2 ngày. (thứ 3 và thứ 6 hàng tuần).một năm công ty quảng cáo 4 tháng.
Chi phí quảng cáo trên đài tiếng nói Việt Nam 1 ngày là:
1 + 2 = 3 (triệu đồng)
Chi phí quảng cáo cho một tuần là: 3 * 2 = 6 (Triệu đồng).
Chi phí quảng cáo cho 4 tháng ( 16 tuần) trên đài tiếng nói là: 6 * 16 = 96 (triệu đồng).
Chi phí thiết kế, tư vấn ý tưởng nội dung quảng cáo: 5 (triệu đồng).
Vậy tổng chi phí cho quảng cáo trong một năm là: 1.083,8 + 96 + 5 = 1.184,8 (triệu đồng).
Tóm lại: Dự tính tổng số tiền cho tất cả các hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm của công ty là : 1184,8 (Triệu đồng).
*Hiệu quả của biện phỏp:
Quảng cáo làm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty, lôi kéo thu hút được nhiều khách hàng, tạo lập uy tín cho công ty. Quảng cáo nhằm giới thiệu có tính năng tốt, kiểu dáng mẫu mó hợp thời trang. những sản phẩm thiết kế tạo ra sự ưa thích phù hợp với tâm lý của người tiêu dùng.Góp phần tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với đối thủ.
Dự tính lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện biện pháp:
Năm 2004 doanh thu: 9.750 triệu đồng.
Năm 2005 doanh thu dự kiến khi chưa thực hiện biện pháp quảng cáo là: 11.250 triệu đồng tức là tăng 8,6%
Khi thực hiện biện pháp doanh thu dự kiến sẽ tăng thêm là: 13.452 triệu đồng .
Ta có doanh thu tăng thêm l à:13.452- 11250 = 2.202 tỷ đồng
Mà chi phí tăng thêm là :
Như vây doanh thu sau chi phí(DTscf) = doanh thu tăng thêm - chi phí tăng thêm.
DTscf =1.184,8 – 2.202 = 1.017,2 tỷ đồng.
So với các năm trước thỡ tỷ lệ doanh thu là trờn 1 %.
Do đó lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện biện pháp là
LN = DTscf * 1% = 1.017,2 (tỷ đồng)
*Điều kiện để thực hiện biện pháp
Có kinh phí quảng cáo
Lập kế hoạch rõ ràng cho quảng cáo trên cơ sỏ xác định mục tiêu quảng cáo, đánh giá hiệu quả kinh tế của quảng cáo bằng cách so sánh chi phí cho quảng cáo đã bỏ ra với kết quả do viêc quảng cao mang lại.
Nhận xét: Phươmh châm quảng cáo là mang lại hiệu quả cao với chi phí hợp lý, khắc hoạ hình ảnh của sản phẩm trong tam trí người tiêu dùng, hướng khách hàng mua sản phẩm của công ty, trung thành với nhã hiệu của công ty. Tuy nhiên bước đầu công ty có thể phải giảm lợi nhuận do việc chi nhiều cho quảng cáo nhưng hiệu quả thu được sau này là vô cùng lớn. Công ty không nên nhìn vào chi phí trước mắt mà bỏ cơ hội này.
Tóm lại : Trên đây là một số giải pháp cơ bản vừa có ý nghĩa trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài nhằm khắc phục những hạn chế và thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu ở công ty may Phố Hiến Để thực hiện tốt những giải pháp này đòi hỏi có sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty và có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
KẾT LUẬN
Hoạt động gia công xuất khẩu đã và đang trở thành một ngành sản xuất có tính chất chiến lược ở nước ta. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, nền khoa học công nghệ còn lạc hậu, lực lượng lao động còn thất nghiệp rất lớn thì phát triển gia công xuất khẩu là một tất yếu. Gia công xuất khẩu sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, phát triển gia công xuất khẩu giúp chúng ta tiếp thu được khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ nước khác, nó cũng làm tăng thu nhập, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Hiện nay Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức của ASEAN, APEC và chúng ta đang đàm phán để ra nhập tổ chức WTO nền kinh tế trong nước đòi hỏi duy trì ở mức tăng trưởng 9 đến 10 % một năm, kim ngạch xuất khẩu phải tăng từ 20 - 25 %/năm, gia công xuất khẩu hàng hoá là một trong những giải pháp thực hiện nhằm đạt được các chỉ tiêu này. Muốn vậy chúng ta cần phải đầu tư hơn nữa trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm thích đáng công tác thị trường, cải tiến và nâng cao hơn nữa bộ máy quản lý đa dạng hoá thị trường, sản phẩm từng bước hướng vào gia công theo chiều sâu, tăng dần tỷ trọng nguyên vật liệu trong nước trong giá trị sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời hết sức coi trọng uy tín trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Chắc chắn rằng hoạt động gia công xuất khẩu sẽ đem lại lợi ích kinh tế xã hội cao hơn, đóng góp ngày càng nhiều hơn trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm tới, với sự nỗ lực không ngừng vươn lên của mình, công ty may Phố Hiến đã và sẽ cố gắng phát triển hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc hơn nữa góp phần phát triển ngành dệt may Việt Nam, nâng cao uy tín của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
Hà Nội, Ngày 20 tháng 6 năm 2005
Sinh viên : Đặng Văn Dũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1713.doc