Đề tài Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Vận Tải Biển Trường Giang

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Vốn biểu hiện quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với các tài sản hiện có ở doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau thuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp. Có thể quy nguồn hình thành vốn chủ sở hữu từ các nguồn sau: - Nguồn đóng góp ban đầu và đóng góp bổ sung trong quá trình kinh doanh của các nhà đầu tư. Đây là nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn chủ sở hữu của doang nghiệp. Về thực chất, nguồn này do các chủ đầu tư ( chủ sở hữu ) đóng góp tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, và đóng góp bổ sung thêm trong quá trình khinh doanh - Nguồn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất nguồn này là số lợi nhuận chưa phân phối hay còn gọi là lợi nhuận lưu giữ và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các quỹ ( quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi). - Ngồn vốn chủ sở hữu khác: Ngồn này bao gồm các khoản khác như: chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, do được Ngân sách cấp kinh phí, do các đơn vị phụ thuộc nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng xây dựng cơ bản.

doc79 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Vận Tải Biển Trường Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụ gia... - Vận chuyển hàng xuất khẩu tiểu ngạch đi Nam Trung quốc - Chuyển tải từ các tàu cỡ lớn: Ngũ cốc, Lúa mì, phân bón, Ka li. 4.2. Thị trường: Nhận định khi Việt Nam vào WTO mở rộng thị trường với rất nhiều loại hàng hóa, các làn sóng đầu tư lập nhà máy sản suất ở Việt Nam sẽ tăng đột biến, nhu cầu lưu thông hàng hóa sẽ tăng lên rất nhiều và với hiện trạng lượng tàu biển Việt Nam hiện nay sẽ khó có thể đáp ứng ngay được nhu cầu vận tải trong nước. Thị trường mục tiêu của công ty là vận chuyển hàng hoá nội địa bằng tàu biển Với thị trường hàng hoá phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá nhanh chóng, kịp thời là hết sức quan trọng và mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Ngoài ra công ty đang nhắm đến thị trường đóng tàu và cung ứng vật tư tàu biển, cùng các dịch vụ sửa chữa và đóng mới tàu có trọng tải từ 1.000 đến 10.000 tấn. 4.3. Khách hàng của công ty. Với thời gian hoạt động trên thị trường vận tải đường biển nội địa công ty đã kết giao được những bạn hàng mang tính chiến lược và những bạn hàng có quan hệ mật thiết với công ty cùng những khách hàng tiềm năng. Các bạn hàng thường xuyên và hợp đồng vận chuyển dài hạn với công ty như: Công ty Vận tải thuỷ- TKV thuộc Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam Công ty CP vận tải biển và thương mại Đại Việt Công ty TNHH Vận tải Sao Biển Công ty TNHH TM & VT Trường Thành Công ty VINASHIP, Falcon Tổng công ty lương thực miền Bắc Công ty cổ phần Traco Công ty Thành Cường Công ty cổ phần than miền nam, công ty than Đông Bắc Công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An Nhà may phân lân Ninh Bình Công ty CP VT TM Nhật Hải Đăng Cùng rất nhiều các đại lý môi giới từ miền Bắc đến miền Nam. II.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VTB TRƯỜNG GIANG 1 .Vốn và cách thức huy động của công ty 1.1. Nhu cầu vốn của công ty Xuất phát điểm với cơ sở vật chất kỹ thuật trong hai lĩnh vực kinh doanh trọng yếu nhất là vận tải biển và khai thác hàng hoá và rất thiếu vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp đổi mới trang thiết bị để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường do vậy nhu cầu vốn của công ty là cần thiết. 1.2. Phương thức huy động vốn của công ty TNHH vận tải biển Trường Giang Xuất phát từ nhu cầu về vốn của mình, công ty TNHH vận tải biển Trường Giang đã xác định sự sống còn của mình phụ thuộc vào hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn. Các nguồn vốn được huy động như sau: - Vốn công ty huy động thêm để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh bao gồm: + Vốn huy động từ các thành viên sáng lập. + Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cho vay với lãi suất ưu đãi và thời gian vay dài hạn. Với hình thức này công ty có thể vay với số lượng lớn. + Vốn huy động từ lợi nhuận chưa phân phối. 2. Phân tích tình hình quản lý vốn cố định 2.1. Cơ cấu vốn cố định, tình hình biến động của vốn cố định Trong quá trình hình thành vốn cố định, tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của các ngành, tuỳ theo mức độ trang thiết bị cho mỗi bộ phận mà vốn cố định được hình thành rất khác nhau. Hơn thế nữa, trong quá trình sản xuất kinh doanh do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau làm cho tài sản cố định biến đổi theo những chiều hướng khác nhau. Nắm bắt được những nguyên lý đó đòi hỏi việc nghiên cứu cơ cấu vốn cố định phải tiếp cận theo nguồn hình thành và cơ cấu TSCĐ. Thứ nhất: Là nghiên cứu cơ cấu vốn cố định theo nguồn hình thành và sự biến động của nó ở biểu sau: BIỂU 1. CƠ CẤU VỐN CỐ ĐỊNH VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ NĂM 2007 Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ% Số tiền Tỉ lệ % Số tiền 1. Vốn pháp định 39,662,154 28.8% 51,590,576 34.1% 11,928,422 - Phương tiện thiết bị 5,646,348 4.1% 8,774,937 5.8% - Phương tiện vận tải 21,896,814 15.9% 26,778,686 17.7% - Cơ sở hạ tầng 12,118,991 8.8% 16,036,953 10.6% 2. Vốn vay và tự bổ sung 98,053,658 71.2% 99,701,436 65.9% 1,647,778 - Phương tiện thiết bị 13,083,002 9.5% 14,977,909 9.9% - Phương tiện vận tải 77,947,150 56.6% 77,007,634 50.9% - Cơ sở hạ tầng 7,023,506 5.1% 7,715,893 5.1% Tổng cộng VCĐ 137,715,812 100.0% 151,292,012 100.0% 13,576,200 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2007 + Tổng số vốn cố định của công ty năm 2006 là: 137.715.812 nghìn đồng. + Tổng số vốn cố định của công ty năm 2007 là: 151.292.012 nghìn đồng. Qua biểu trên ta thấy thời điểm năm 2006 vốn vay với giá trị 39.662.154 nghìn đồng chiếm 28,8% vốn cố định của công ty. Đến thời điểm năm 2007 về giá trị tuyệt đối là 51.590.576 nghìn đồng (tăng 11.928.422 nghìn đồng) và giá trị tương đối chiếm 34,1%. Trong khi đó vốn vay và vốn tự bổ sung ở năm 2006 là 98.053.658, năm 2007 là 99.701.436 nghìn đồng tương ứng với tăng 1.647.778 nghìn đồng. Như vậy với những khả năng biến động của năm 2007, trong cơ cấu vốn thì vốn vay và vốn tự bổ sung chiếm tỉ lệ khá cao (65.9%). Chứng tỏ rằng công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khá tốt. Tuy nhiên tỉ trọng đó có xu hướng giảm do khủng hoảng tài chính, kinh doanh và vay vốn rất khó khăn, nhưng đây là các quan hệ tỉ trọng mang tính động và với những triển vọng sáng sủa về khả năng phục hồi kinh tế, công ty có rất nhiều điều kiện thuận lợi để điều chỉnh. Trong cơ cấu vốn vay, trọng điểm vay vốn vẫn là đội tàu vận tải tại thời điểm năm 2006 chiếm 15,9% sau đó đến cơ sở hạ tầng 8,8%, phương tiện dành cho bốc xếp thuỷ bộ chiếm 4,1%. Tuy nhiên, do đẩy nhanh việc thực hiện các dự án nâng cấp, cải tạo, xây mới cơ sở hạ tầng , mua sắm thiết bị vận tải nên vốn vay có tăng so với đầu năm. Trong cơ cấu vốn tự có và vốn tự bổ sung, với việc thực hiện đề án xây dựng đội tàu đến 2010, đầu tư cho đội tàu đã ngốn tới 71,2% ở thời điểm năm 2006 và tiếp tục đứng đầu với 65.9% ở thời điểm năm 2007. Trong khi đó, đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất khiêm tốn chỉ chiếm 5,1% ở năm 2006 & 2007 phần vốn lớn nhất là dành cho phương tiện vận tải, mua tàu, lên đến 56,6 % năm 2006 và có giảm ở năm 2007 là 50,9%. Như thế trong năm qua, công ty đã sử dụng một nguồn vốn vay tuy đã suy giảm nhưng còn rất lớn và nguồn vốn tăng thêm từ vốn do các thành viên đóng góp, điều này đã làm cho vốn cố định tăng thêm 13,576,200 nghìn đồng. Sự tăng thêm về vốn cố định này do rất nhiều nguyên nhân. Một phần rất nhỏ là do sự biến động giá cả đối với mua sắm thiết bị vận chuyển ,tư liệu sản xuất xảy ra tất yếu trong nền kinh tế thị trường, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu, thị hiếu, mức độ khan hiếm... phần lớn còn lại là do bản thân công ty. Một là, công ty đã mua thêm một số phương tiện dùng cho bốc, xếp nhằm nâng số lượng hàng hoá thông qua đại diện ở Hải phòng bằng nguồn vốn do các thành viên đóng góp và vốn vay của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Hai là, công ty đã đẩy nhanh việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho đại diện ở Hải phòng. Ba là, các nhân tố mua sắm phương tiện vận tải vẫn chiếm lượng đầu tư rất lớn năm 2006 lại suy giảm so năm 2007. Bên cạnh đó ta xem xét cơ cấu TSCĐ để thấy rõ hơn mức độ trang thiết bị của công ty cho hoạt động sản xuất kinh doanh . Chúng ta đều biết TSCĐ là bộ phận tài sản chủ yếu phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh mà công ty hiện sử dụng, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của công ty. Nó cũng rất cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao trình độ của công nhân. Do đó TSCĐ có ý nghĩa quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. TSCĐ mà công ty TNHH vận tải biển Trường Giang sử dụng có 2 loại chính là: cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải (tàu biển). Các loại tài sản này được hình thành từ 2 nguồn chính là: Nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay và tự bổ sung. Và hiện tại chúng có tỉ trọng cơ cấu được phản ánh như sau. a) Phương tiện vận tải + Tàu Trường Giang 09: Trọng tải 1.980 Tấn + Tàu Trường Giang 54: Trọng tải 2.000 Tấn b) Phương tiện thiết bị c) Cơ sở hạ tầng + Xưởng đóng tàu có trọng tải 1.000 – 10.000 tấn + Kho hàng hoá + Trụ sở làm việc. Qua số liệu trên ta có một số đánh giá sau: Để nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hoá, công ty đã đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh bằng số vốn cố định của công ty và vốn vay từ các cơ sở tín dụng và ngân hàng thương mại. Số vốn cố định giành cho cơ sở hạ tầng chỉ chiếm 8,8%, tuy nhiên trong vài năm tới khi mà các đề án nâng cấp chất lượng dịch vụ vận tải hoàn thành đưa vào sử dụng thì tỉ trọng của nhóm này sẽ thay đổi, đặc biệt với các dự án xây dựng trụ sở làm việc, dự án vận tải đa phương thức. Như vậy với việc phân tích cơ cấu vốn cố định cũng như tình hình biến động của nó theo nguồn hình thành và theo mối quan hệ tỉ trọng trong TSCĐ, cho chúng ta thấy với những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của sản xuất, trình độ quản lý, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, chiến lược phát triển của công ty thì cơ cấu vốn cố định khá hợp lý. Điều này đã được thể hiện không những thông qua các chỉ số cơ cấu hiện tại mà ngay cả trong xu hướng đầu tư. Với thành quả này sẽ có tác động tốt đến hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian kế tiếp. Tuy nhiên yếu tố cơ cấu luôn biến động, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, do vậy đòi hỏi ban lãnh đạo phải có những chỉ đạo sát sao để thiết lập và duy trì cơ cấu vốn cố định linh hoạt và hợp lý. 2.2. Khấu hao tài sản cố định Như chúng ta đã biết, khấu hao tài sản cố định là một trong những biện pháp góp phần bảo toàn và phát triển vốn cố định. Việc khấu hao đúng, khấu hao đủ theo quy định về công tác khấu hao sẽ phản ánh đúng thực chất kết quả hoạt động kinh doanh. Trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ, TSCĐ luôn bị hao mòn dưới hai hình thức: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm qua hình thức khấu hao. Sau khi sản phẩm tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và lập thành quỹ khấu hao TSCĐ. Quỹ khấu hao này dùng để tái sản xuất giản đơn TSCĐ (người ta gọi là quỹ khấu hao cơ bản). Nhưng trong điều kiện có sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, quỹ khấu hao cơ bản còn có khả năng tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Khả năng này có thể thực hiện bằng cách các doanh nghiệp sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao được tích luỹ hàng năm như một nguồn tài chính bổ sung cho các mục đích đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh và được thu hồi doanh lợi (trên nguyên tắc được hoàn quỹ) hoặc nhờ nguồn vốn này đơn vị có thể đầu tư đổi mới TSCĐ ở những năm sau lớn hơn, hiện đại hơn. Để đạt được cả hai khả năng trên, ngay từ công tác khấu hao thì công ty đã có những kết quả phản ánh trên biểu sau. Biểu : Thực tế khấu hao TSCĐ của công ty. Đơn vị: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1. Nguyên giá TSCĐ 321.678.612 347.512.512 2. Khấu hao trong năm 17.692.324 28.496.026 3. Tổng khấu hao 166.172.812 167.614.612 4. Giá trị còn lại 137.813.476 151.401.874 5. Tỉ lệ trích 5.5% 8.2% Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2007 Qua biểu trên ta thấy trích khấu hao trong năm ngày một tăng, năm 2006 là 17,692,324 nghìn đồng nhưg đến năm 2007 là 28,496,026 nghìn đồng. Trong năm 2007, công ty tiếp tục đầu tư thêm TSCĐ ( chủ yếu cho đội tàu), mua mới một tàu biển có trong tải 2.000 tấn. Như vậy trích khấu hao trong năm tăng không những do nguyên giá TSCĐ liên tục tăng mà còn cả tỉ lệ trích khấu hao cũng tăng. Điều này đã gây ra trích khấu hao trong năm tăng nhanh hơn việc tăng nguyên giá TSCĐ. Với thực tế trích khấu hao trong năm tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cước phí vận tải của công ty phải đang giảm xuống nhằm cạnh tranh với các công ty vận tải khác ở trong nước và trong khu vực trong cơn biến động khủng hoảng tài chính (đặc biệt giá cước vận tải nội địa rất thấp, nhiều khi thấp hơn giá thành), điều này đòi hỏi phải có những biện pháp để giữ vững thế cạnh tranh trên thị trường. Bởi khấu hao tăng đồng nghĩa với lợi nhuận giảm xuống khi mà giá cả có khuynh hướng giảm và như vậy chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của công ty. 2.3. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định Trước sự biến động thường xuyên của thị trường và trình độ quản lý sẽ làm phát sinh khoảng cách giữa lượng vốn cố định hiện có của xí nghiệp và lượng vốn cố định cần có trong tương lai đáp ứng yêu cầu sản xuất và kinh doanh , từ đó dẫn đến việc công ty phải vừa bảo toàn vốn và vừa phát triển vốn. Trên nguyên tắc đúng đó công ty đã có những kết quả bảo toàn và phát triển vốn thể hiện ở biểu sau. Biểu : Tình hình bảo toàn và phát triển VCĐ ở công TNHH vận tải biển Trường Giang trong năm 2007. Đơn vị: 1.000 đồng Chỉ tiêu Tổng số Trong đó Vốn góp Bổ sung vay - Số VCĐ phải bảo toàn đầu năm 137.715.812 39.662.154 98.053.658 - Số VCĐ phải bảo toàn cuối năm 151.292.012 51.590.576 99.701.436 - Số VCĐ thực tế đã bảo toàn 150.263.827 54.013.587 96.250.240 - Chênh lệch số vốn đã bảo toàn với số vốn phải bảo toàn (1.028.185) 2.423.011 (3.451.196) Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2007 Số liệu biểu trên cho ta thấy năm 2007, công ty chưa thực hiện được bảo toàn vốn cố định. Theo kế hoạch tính toán, số VCĐ cần bảo toàn đến cuối năm là 151.292.012 nghìn đồng trong khi đó công ty mới thực hiện bảo toàn VCĐ là 150.263.827 nghìn đồng, như vậy mức bảo toàn thiếu là 1.028.185 nghìn đồng, trong đó vốn tự có đã bảo toàn lớn hơn số phải bảo toàn là 2.423.011 nghìn đồng, phần vốn bổ sung và vốn vay bảo toàn thiếu 1.028.185 nghìn đồng. Khuyết điểm này thuộc về nhiều nguyên nhân, có thể là do việc công tác quản lý vốn cố định của doanh nghiệp chưa được tốt, do việc mua bán TSCĐ trong năm qua của công ty, nhưng có lẽ đáng chú ý hơn là do tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh hiện nay khá phổ biến, thêm nữa là những khó khăn của nền kinh tế khu vực và thế giới làm cho việc vay nợ trở nên khó khăn, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau, nợ nần dây dưa làm cho các doanh nghiệp trong mặc dù thiếu vốn, nhưng vốn vẫn bị ứ đọng. Thực tế này làm cho vốn sau khi thu hồi không còn đảm bảo sức mạnh ban đầu của đồng vốn. Như vậy đồng vốn chưa được bảo toàn của công ty đã một mặt phản ánh được lợi nhuận tăng lên đó là chưa đúng thực chất bởi vì nếu tính theo vốn cố định được bảo toàn thì lợi nhuận thực tế sẽ giảm xuống. 2.4.Tình hình quản lý vốn lưu động Quản lý vốn lưu động cũng có nghĩa là quản lý bộ phận thứ hai của vốn và cũng có vai trò quan trọng không kém gì vốn cố định. VLĐ chính là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông được sử dụng vào quá trình tái sản xuất. Do vậy để nghiên cứu tình hình quản lý vốn lưu động ta cần nghiên cứu các mặt sau: 2.4.1. Lập kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch VLĐ định mức: Vốn lưu động định mức chính là số vốn lưu động có thể quy định mức tối thiểu, cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nó được sử dụng cho việc chi phí dự trữ tài sản định mức cho của công ty. Khi số vốn lưu động được đảm bảo đầy đủ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục và chủ động. Tuy nhiên nếu số vốn này không được tính chính xác thì sẽ là nguyên nhân gây khó khăn trở ngại cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở số vốn lưu động định mức đã được tính toán, công ty sẽ căn cứ vào đó để huy động, phân bổ nguồn vốn kịp thời cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong công ty TNHH vận tải biển Trường Giang, nhu cầu về vốn lưu động là tương đối lớn, công ty sau khi đã xác định được vốn lưu động định mức bằng cách dựa vào doanh thu kế hoạch hàng năm, công ty tiến hành huy động tối đa từ các nguồn: Vốn góp, vốn vay, tự bổ sung, số vốn thiếu có thể huy động từ các nguồn, vay tín dụng, quỹ công ty. Chúng ta có thể thấy tình hình thực hiện kế hoạch vốn lưu động định mức qua biểu sau. Biểu : Kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức và tình hình thực hiện năm 2007. Đơn vị: 1.000 đồng Chỉ tiờu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ % Nguồn vốn gúp 5.276.802 6,4 6.342.122 6,6 1.065.320 8,4 Nguồn tự bổ xung 27.614.711 33,3 28.723.410 30,1 1.108.699 8,8 Nguồn vay tớn dụng 42.151.603 50,9 51.742.608 54,2 9.591.005 75,8 Cỏc quỹ của cụng ty 7.841.605 9,46 8.721.513 9,1 879.908 7,0 Tổng cộng 82.884.721 100 95.529.653 100 12.644.932 100 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2007 Qua biểu trên ta thấy kế hoạch huy động vốn từ các nguồn và thực hiện công tác huy động vốn cho sản xuất kinh doanh năm 2007 như sau: - Nguồn vốn góp tăng 8,4% tương ứng với 1.065.320 nghìn đồng và có tỉ trọng tương đối thấp. - Nguồn tự bổ sung là nguồn đứng thứ hai cả về số tuyệt đối và số tương đối, việc thực hiện cho với kế hoạch tăng 1.108.699 nghìn đồng hay 8,8%. - Nguồn vay tín dụng có tỷ trọng đứng đầu trong kế hoạch là 42.151.603 mức lập kế hoạch là 51.742.608 nghìn đồng tăng 9.591.005 nghìn đồng hay tăng đạt 75,8%. - Nguồn quỹ công ty cũng đạt tăng so với kế hoạch 879.908 nghìn đồng hay tăng 7 %. Qua thực tế việc huy động vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh ta thấy kế hoạch vốn lưu động định mức chưa sát thực tế là 95.529.653 nghìn đồng so với kế hoạch tăng 12.644.932 nghìn đồng. Như vậy nhìn chung phương pháp xác định vốn lưu động định mức kế hoạch đã có những kết quả đáng kích lệ. Tuy nhiên khả năng dự báo chỉ tương đối, phương pháp xác định này không cụ thể cho từng khâu, từng bộ phận. Cho nên công ty cần có phương pháp xác định hợp lý hơn nhằm làm giảm việc sử dụng vốn không có hiệu quả, khâu thì quá nhiều vốn, khâu lại không có vốn, việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất kinh doanh và làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn. 2.4.2. Cơ cấu vốn lưu động: Xuất phát từ những đặc điểm của vốn lưu động mà đòi hỏi việc nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động trong thực tiễn có khác so với vốn cố định. Việc nghiên cứu toàn diện về cơ cấu vốn lưu động cho ta một cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý vốn lưu động, hơn thế nữa kết quả nghiên cứu còn gợi mở cho các nhà lãnh đạo công ty đáp ứng yêu cầu vốn cho từng khâu, từng bộ phận, đảm bảo sử dụng tiết kiệm hợp lý vốn lưu động. Để đạt được những mục đích đó đòi hỏi phải xem xét cơ cấu vốn lưu động theo hai nội dung là: Nguồn hình thành và quá trình luân chuyển tuần hoàn của nó. Thứ nhất là xét cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành cùng sự biến động của nó ở biểu sau. Biểu: Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn và sự biến động của nó năm 2007 Đơn vị 1.000 VNĐ Chỉ tiờu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ ( %) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ % Nguồn tự cú 6.876.812 8,0 7.162.302 7,9 283.712 5,8 Nguồn tự bổ xung 28.715.202 33,6 29.845.912 33,0 1,130.700 23,1 Nguồn tớn dụng 41.571.611 48,7 43.781.603 48,5 2.210.011 45,1 Qũy cụng ty 8.276.703 9,7 9.552.001 10,6 1.275.321 26,0 Tổng cộng 85.440.328 100 90.341.818 100 4.899.744 100 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2007 Vậy cơ cấu nguồn hình thành của công ty TNHH vận tải biển Trường Giang trong năm 2006 & 2007 như sau. - Nguồn vốn tín dụng đang là nguồn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả về số tuyệt đối và tương đối với giá trị năm 2006 là 41,571,611 nghìn đồng chiếm 48,7% đến năm 2007 là 43,781,603 nghìn đồng chiếm 48,5% có giảm so với đầu năm 2006 Nguồn quỹ công ty mặc dù về số tuyệt đối có tăng hơn một chút nhưng tỉ trọng của nó trong cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành vẫn còn thấp chiếm tỷ trọng 9,7 năm 2006 và 10,6% năm 2007. Nguồn vốn tự có so với cơ cấu VCĐ ở công ty là ít nhất chiếm tỷ trọng rất nhỏ năm 2006 là 6.876.812 nghìn đồng chiếm 8,0%, năm 2007 là 7.162.302 nghìn đồng chiếm 7,9%. - Nguồn tự bổ sung mặc dù về số tuyệt đối có tăng hơn một chút nhưng tỷ trọng của nó trong cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành vẫn suy giảm 0,6% so với năm 2006, bởi tổng vốn lưu động tăng với tốc độ nhanh hơn Như vậy trong năm 2007, công ty đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn từ các nguồn thể hiện ở lượng vốn lưu động cuối năm tăng so với đầu năm là 4.899.744 nghìn đồng. Tuy nhiên công ty cần cải thiện việc huy động vốn để tỷ trọng cuối năm được cân bằng so với đầu năm và không gây ảng hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty . Thứ hai là xét cơ cấu vốn lưu động theo quá trình luân chuyển tuần hoàn của nó ở biểu sau: Biểu : Cơ cấu vốn lưu động theo quá trình luân chuyển tuần hoàn Đơn vị: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ% Số tiền Tỉ lệ% Số tiền Tỉ lệ% 1. Vốn dự trữ 25.632.392 30,0 26.767.511 29,6 1.135.119 23,0 2. Vốn trong sản xuất 17.958.711 21,0 18.170.612 20,1 211.901 4,3 3. Vốn trong lu thông 41.807.476 49,0 45.403.727 50,3 3.596.251 72,8 - Tiền mặt 9.771.223 10.821.611 1.050.388 - Thành phẩm 875.639 998.602 - Hàng hoá 2.641.011 3.932.012 - Phải thu 28.519.603 33,4 29.651.502 34,7 Tổng cộng 85.398.579 100 90.341.850 100 4.943.271 100 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2007 Ngành Vận tải đường biển là một ngành kinh tế đặc thù sản phẩm chủ yếu là dịch vụ nên vốn lưu động tập trung chủ yếu vào hai khâu dự trữ và lưu thông. Qua biểu trên ta thấy nổi lên các vấn đề sau: Một là vốn lưu động trong khâu lưu thông chiếm tỉ trọng chủ yếu, cụ thể năm 2006 là 41.807.476 nghìn đồng chiếm tới 49%, năm 2007 tuy tỉ trọng có tăng lên là 45.403.727 nghìn đồng chiếm 50,3% nhưng số tuyệt đối tăng thêm là 3.596.251 nghìn đồng. Trong đó số vốn bị chiếm dụng chiếm tỉ lệ rất cao chiếm 33,4% năm 2006 và 34,7% năm 2007 bởi tổng vốn lưu động tăng nhanh hơn. Đây là tình trạng gây ra bởi việc khó vay vốn nói chung trong nền kinh tế năm 2007. Một điều đáng lưu ý nữa là lượng tiền mặt với trị số đã lớn nhưng năm 2007 lại tăng thêm 1.050.388 nghìn đồng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của đồng vốn bởi vì đây là lượng tiền không có khả năng sinh lãi mà chỉ đáp ứng những nhu cầu thanh toán bức thiết của công ty. Như vậy trong thời gian của công ty tới cần có những tính toán cụ thể để làm giảm lượng tiền này xuống mức hợp lý nhất. Hai là, vốn dự trữ chiếm tỉ trọng tương đối, năm 2006 là 25.632.392 nghìn đồng chiếm 30%, năm 2007 trị số tuyệt đối tăng lên 26.767.511 nghìn đồng nhưng tỉ trọng giảm 29,6% do tổng vốn lưu động năm 2007 tăng nhanh hơn. Tuy nhiên vốn lưu động dự trữ không những nằm ở các yếu tố đầu vào mà còn cả ở các yếu tố đầu ra và trong sản xuất. Vốn lưu động cho dự trữ này nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra đều đặn và liên tục nhưng phải bảo đảm hợp lý bởi vì thừa hoặc thiếu đều gây ra kết quả không tốt. Về tình hình vốn lưu động cho dự trữ ta có thể thấy ở biểu sau. Biểu . Tình hình vốn lưu động cho dự trữ của công ty. Đơn vị: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % 1.Nguyên vật liệu 15.872.512 54,4 17.625.312 59,3 1.752.800 2. Công cụ lao động 9.802.621 33,6 9.142.211 30,8 - 660.410 3. Chi phí SXKD 875.601 3,0 998.601 3,4 123.000 4.Thành phẩm, hàng hoá 2.641.012 9,0 1.932.031 6,5 - 708.981 Tổng cộng 29.191.746 100 29.698.155 100 506.409 1,7 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2007 Qua biểu trên ta thấy: Vốn lưu động dự trữ năm 2007 của công ty là 29.698.155 nghìn đồng tăng so với năm 2006 là 29.191.746 nghìn đồng hay tăng 1,7%, sự biến động này do các nhân số sau: - Nguyên vật liệu năm 2007 dự trữ tăng so với năm 2006 là 1.752.800 nghìn đồng. - Công cụ lao động năm 2006 dự trữ là 9.802.621 nghìn đồng, năm 2007 là 9.142.211 nghìn đồng giảm 660.410 nghìn đồng. - Chi phí sản xuất kinh doanh năm 2007 tăng so với năm 2006 là 123.000 nghìn đồng. - Thành phẩm và hàng hoá giảm, có nghĩa là công tác tiêu thụ thành phẩm và hàng hoá của công ty trong năm 2007 bị chậm lại, đặc biệt là thành phẩm. Tuy nhiên điều này ảnh hưởng ít đến hoạt động kinh doanh của công ty do số vốn dành cho thành phẩm và hàng hoá rất ít. 2.4.3. Tình hình bảo toàn vốn lưu động Có lẽ bảo toàn vốn lưu động sẽ khó khăn hơn bảo toàn vốn cố định bởi chính sự tham gia luân chuyển toàn bộ giá trị của vốn lưu động. Việc chu chuyển toàn bộ, một lần của vốn lưu động qua nhiều hình thái khác nhau thường gây ra những biến đổi rắc rối ảnh hưởng tới giá trị sức mua của đồng vốn khi thu về. Chính vì vậy mà đòi hỏi trong công tác quản lý cũng như tính toán phải có những điểm khác so với bảo toàn vốn cố định. Những đặc điểm này đã được công ty chú ý trong công tác bảo toàn vốn lưu động của mình, thể hiện trên biểu sau. Biểu : Tình hình bảo toàn vốn lưu động của công ty. Đơn vị: 1.000 đồng Chỉ tiêu Tổng số Trong đó Tự có Bổ sung Số vốn lưu động phải bảo toàn năm 2006 85.398.579 6.876.812 78.521.767 Số vốn lưu động phải bảo toàn năm 2007 90.341.850 7.162.302 83.179.548 Chênh lệch 4.943.271 285.490 4.657.781 Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2007 Thông qua hệ số quy đổi và cách tính số vốn phải bảo toàn đầu kỳ và số vốn phải bảo toàn cuối kỳ, thực tế cách xác định của công ty theo biến động tại thời điểm năm 2007 tình hình bảo toàn VLĐ của công ty phản ánh ở biểu trên. Mặc dù số thực tế đã bảo toàn tăng hơn so với số phải bảo toàn đầu năm. Trong kết quả không bảo toàn được này có cả về phía tự có và nguồn tự bổ sung, trong đó chủ yếu là nguồn tự bổ sung chiếm tới hơn 68%. 2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH vận tải biển Trường Giang 2.5.1.Tình hình sử dụng vốn ở công ty TNHH vận tải biển Trường Giang qua một số chỉ tiêu cơ bản. Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của công ty trong nền kinh tế thị trường. Do vậy để đạt tới lợi nhuận tối đa thì công ty phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định kết quả và hiệu quả kinh doanh, đặc biệt khi mà công ty đã được quyền chủ động trong việc sử dụng vốn, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Muốn vậy thì hoàn toàn thường xuyên, công ty phải luôn tự đánh giá mình về phương diện sử dụng vốn, để qua đó thấy được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác các tiềm năng sẵn có, biết được mình đang ở cung đoạn nào trong quá trình phát triển , đang ở vị thế cạnh tranh như thế nào với các doanh nghiệp khác... nhằm có biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn. Trên cơ sở kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm trở lại đây sẽ cho ta thấy một số vấn đề: Cơ cấu vốn của công ty qua các năm Năm 2006 - Tỉ trọng vốn cố định = 137.715.812 x100 = 61,7% 223.114.391 - Tỉ trọng vốn lưu động = 100% - 61,7% = 38,3% Năm 2007 - Tỉ trọng vốn cố định = 151.292.012 x100 = 62,6% 241.633.862 - Tỉ trọng vốn lưu động = 100% - 62,6% = 37,4 % Nguồn: Tổng kết báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm 2007 Mặc dù trị số tuyệt đối của vốn cố định tăng liên tục trong 2 năm qua nhưng tỉ trọng vốn lưu động trong tổng số vốn lại có xu hướng giảm xuống bởi tổng số vốn tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động cồn vốn cố định thì ngược lại. Tới năm 2007 thì cứ đầu tư 1 đồng vào vốn của công ty thì phải đầu tư 0,626 đồng vốn cố định còn vốn lưu động chiếm 0,374 đồng. Tỉ trọng vốn cố định luôn gấp khoảng trên 2lần tỉ trọng vốn lưu động cũng là thể hiện đặc thù của ngành kinh tế đường biển sản phẩm dịch vụ là chủ yếu. 2.5.2.Đánh giá chung công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn ở công ty TNHH VTB Trường Giang 2.5.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của ông ty TNHH VTB Trường Giang trong quản lý và sử dụng vốn. Trong thời gian qua, trên cơ sở phân tích, đánh giá, nhận định một cách khoa học, thực tế đã roi sáng cho công ty TNHH vận tải biển Trường Giang tập trung vào xây dựng và phát triển nhanh chóng đội tàu, khai thác hàng hoá, dịch vụ vận chuyển theo hướng tiến lên hiện đại bằng cách tiếp cận ngay với khoa học, công nghệ và thị trường. Xuất phát từ chiến lược đó, trong 2 năm qua bằng nguồn vốn vay và vốn tự bổ sung, công ty đã mua tàu chở hàng trọng tải 2.000 tấn với trang thiết bị hiện đại phù hợp tiêu chuẩn, làm thay đổi một bước quan trọng cơ cấu của đội tàu biển Việt Nam. Hơn thế nữa, thực tiễn này còn thể hiện khả năng nắm bắt thời cơ cũng như quyết định đầu tư, xu hướng đầu tư của công ty đang đi theo hướng đúng đắn. Như vậy, tuy khó khăn chồng chất khó khăn trong việc tạo vốn, vay vốn cho phát triển, nhưng với sự năng động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, công ty TNHH VTB Trường Giang đã nhanh chóng, kịp thời huy động vốn từ các nguồn khác nhau, đặc biệt đã phát huy nội lực, tự chịu trách nhiệm vay vốn để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục đều đặn. Trong công tác huy động vốn công ty đã không quá phụ thuộc vào kế hoạch mà đã có những biện pháp thay đổi cơ cấu vốn giữa các nguồn. Do vậy trong năm qua công ty TNHH vận tải biển Trường Giang đã tạo được một số cơ sở vật chất vừa đáp ứng yêu cầu khai thác hiện tại vừa đón hướng phát triển trong tương lai. 2.5.2.2. Những tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn Bên cạnh những điều đã đạt được thì trong quản lý và sử dụng vốn công ty cũng có những tồn tại, thể hiện ở mấy điểm sau: Một là, do việc sử dụng mua sắm tàu có trọng tải lớn nên dẫn đến việc sử dụng vốn cố định nhiều. Hai là, trong công tác khấu hao, công ty áp dụng phương pháp trích khấu hao cơ bản mà không trích khấu hao sửa chữa lớn là một hạn chế bởi vì khi chưa phát sinh khấu hao sửa chữa lớn thì giá thành sản phẩm nhỏ hơn thực tế, khi có phát sinh sửa chữa lớn thì nó sẽ làm giá thành tăng lên một cách giả tạo, không phản ánh đúng tình hình thực tế, do đó cách tính này chưa sát thực. Ba là, công tác lập kế hoạch vốn lưu động định mức chưa chính xác. Với cách tính của công ty chỉ mang tính khái quát, cho phép nhanh chóng xác lập kế hoạch để huy động vốn kịp thời. Song thực tế không tính được vốn định mức cho từng khâu, điều này làm cho kế hoạch xác định vốn lưu động sai lệch, không phù hợp với thực tế. Bốn là, cả trong cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định, tỉ lệ vốn chiếm dụng đã giữ tỉ phần tương đối. Điều này làm giảm khả năng tài chính của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả và kết quả kinh doanh của công ty. Năm là, việc bảo toàn vốn ở công ty chỉ tương đối, chưa cao. Những kết quả này vừa thể hiện ảnh hưởng khách quan của nền kinh tế đến công ty vừa thể hiện kết quả quản lý và sử dụng vốn cố định cũng như vốn lưu động chưa phát huy hết khả năng, chưa huy động được tổng lực công ty. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính chân thực, đến các kết qủa kinh doanh khác của doanh nghiệp. Sáu là, trong cơ cấu vốn lưu động thực tế đã ấn định lượng tiền mặt và khoản phải thu chiếm tỉ lệ khá lớn. Kết quả này chứng tỏ việc quản lý tiền mặt và khoản phải thu là chưa hợp lý. 2.5.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại ở công ty TNHH vận tải biển Trường Giang Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH vận tải biển Trường Giang chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố ảnh hưởng. Việc phát huy tốt hay không công tác quản lý và sử dụng vốn phụ thuộc nhiều, thậm chí đến mức quyết định bởi ảnh hưởng của chính các nhân tố đó. Các nhân tố này bao gồm cả những nhân tố khách quan lẫn nhân tố chủ quan, nguyên nhân thì bắt nguồn từ những nhân tố khách quan, chủ quan có tác động tiêu cực. Trước hết là những nguyên nhân chủ quan: Xuất phát từ nguyên tắc "tôn trọng tối đa quyền tự chủ về kinh doanh, tự chủ về tài chính của các doanh nghiệp. Tuy vậy lượng vốn cố định công ty bỏ ra mua sắm phương tiện vận tải quá lớn mà tời hạn thu hồi vốn kéo dài nên việc quay nhanh vòng vốn công ty là rất lâu. Tiếp theo là những nguyên nhân khách quan: Khó khăn nhìn thấy đầu tiên là tình hình suy thoái kinh tế trong khu vực và ảnh hưởng của đất nước. Do vậy việc tìm kiếm nguồn vốn trong thời kỳ đang khát vốn lại càng trở lên khó khăn. Bên cạnh đó, nhà nước vẫn duy trì duy trì nhiều quyết định về chế độ thu thuế, lệ phí, quản lý đầu tư, bảo vệ thị trường không còn phù hợp với điều kiện thị trường và tính đặc thù riêng của các hoạt động đường biển, cũng chưa có một chính sách bảo vệ hợp lý như nhiều nước khác trong khu vực, tạo điều kiện b ảo vệ thị trường đường biển trong nước chống lại sức ép ngày càng tăng của các hãng nước ngoài và giúp các doanh nghiệp đường biển Việt nam tái đầu tư phát triển sản xuất. III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 1.Những thuận lợi : Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới chứng kiến những chuyển biến mạnh mẽ. Kinh tế hàng hoá phát triển, hàng hoá ngày một được tạo ra nhiều hơn và tiêu dùng mạnh mẽ, cùng với sự chuyên môn hoá ngày càng cao, giao lưu hàng hoá ngày một nhiều kéo theo nhu cầu vận tải hàng hoá ngày càng phát triển không chỉ trong lãnh thổ của một nước, trong khu vực mà trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong số ít nước được thiên nhiên ưu đãi với chiều dài bờ biển từ Bắc chí Nam. Cùng với chính sách mở cửa hiện nay của Đảng, nhà nước và địa phương là những yếu tố rất thuận lợi cho việc xây dựng một ngành công nghiệp đường biển với chức năng không chỉ phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của chính mình mà còn tham gia cung cấp dịch vụ cho hoạt động đường biển. Ngành đường biển Việt Nam đã tích luỹ được một số cơ sở vật chất, phương tiện, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh ban đầu, rất có giá trị để bước vào một giai đoạn phát triển mới theo hướng "chuyên môn hoá - hiện đại hoá”. Thực hiện chương trình phát triển kinh tế biển của Tỉnh, huyện và địa phương trú trọng nghề vận tải biển là lĩnh vực giải quyết nhiều công ăn việc làm và mang lại thu nhập cao cho người lao động. Lãnh đạo tỉnh nam Định cũng có những chiến lược đầu tư mạnh mẽ cho ngành vận tải và đóng mới tàu biển. Công ty TNHH vận tải biển Trường Giang thành lập từ năm 2003, giám đốc là người có thâm niên trong ngành vận tải biển, các thành viên Công ty là những người làm nghề vận tải biển có kinh nghiệm sản xuất và thực tế đi biển lâu năm. Khai thác vận tải hàng hoá bằng đường biển sử dụng phương tiện vận tải là tàu biển với nguồn nhiên liệu đầu vào chính yếu là nhiên liệu dầu DO và LO sẵn có trên thị trường ở bất cứ cảng nào trên lãnh thổ Việt nam và quốc tế. Giá nhiên liệu tại Việt Nam hiện đang được chính phủ ổn định bằng thuế nhập khẩu nên khả năng ổn định giá là rất lớn, tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp cân đối thu chi và lập phương án kinh doanh, sản suất. Thiết bị dành cho tàu biển là thiết bị chuyên dùng cho môi trường làm việc khắc nghiệt nên ít hỏng hóc. 2. Những khó khăn chủ yếu: Ngành đường biển là một ngành kinh tế đặc thù, sản phẩm chủ yếu là dịch vụ, phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường cũng như các rủi ro thiên nhiên. Mặt khác, cơ sở vật chất kỹ thuật luôn đòi hỏi nhu cầu đầu tư vốn khá lớn nhưng thời hạn thu hồi vốn thường kéo dài hơn so với nhiều ngành kinh doanh dịch vụ khác. Hiện nay, hai lĩnh vực hoạt động kinh doanh quan trọng nhất là vận tải đường biển và lạc hậu về công nghệ, rất thiếu vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp đổi mới trang thiết bị để đáp ứng kịp thời các đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. - Về khai thác, kinh doanh dịch vụ: Xu thế chung của các doanh nghiệp lớn là tổ chức kinh doanh trọn gói, nghĩa là tổ chức riêng các doanh nghiệp dịch vụ như vận tải, bốc xếp, giao nhận để phục vụ cho mình và cạnh tranh lôi kéo khách hàng. Các tập đoàn lớn hình thành cùng với sự phát triển ồ ạt của các tổ chức kinh doanh vận tải đã dần làm cho thị trường trở nên bị thu hẹp, cạnh tranh ngày một gay gắt. Đây là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp dịch vụ làm cho một số doanh nghiệp bị mất việc làm hoặc kinh doanh thua lỗ. - Về lao động: Nguồn lao động trong nước dồi dào nhưng vẫn thiếu những lao động có chuyên môn và tay nghề cao, khả năng đáp ứng công việc còn hạn chế. - Mặc dù chính phủ và các cơ quan quản lý chuyên ngành đã quan tâm tháo gỡ một số vướng mắc về cơ chế chính sách, nhưng vẫn chưa có một chế độ ưu tiên bảo hộ thích đáng với ngành đường biển như một số nước khác vẫn làm. CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH VTB TRƯỜNG GIANG. Quá trình phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH VTB Trường Giang chúng ta đã nắm bắt được tình hình quản lý, cách thức huy động và sử dụng vốn, những thành công cũng như những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn. 1. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CHỦ YẾU TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VỐN 1.1 Những ưu điểm chủ yếu: - Bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh, phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của công ty trong từng giai đoạn. - Nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn vay, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ. Công ty đã cải thiện đòn cân nợ bằng việc bổ sung thêm vốn chủ sở hữu và hạn chế nợ vay, nâng cao dần tính tự chủ của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Công ty hoạt động đạt hiệu quả, thu được lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là rất cao. - Hiệu quả sử dụng vốn của công ty có những chuyển biến tích cực. Số vòng quay vốn tăng lên qua các năm. Doanh thu đạt ở mức cao, lợi nhuận thu về tương đối khá, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho công nhân viên. 1.2 Những hạn chế chủ yếu: - Với cơ cấu vốn như hiện tại, vốn vay chiếm tỷ trọng quá cao cho thấy mức độ tự chủ của công ty còn thấp. - Vốn vay nhiều làm cho công ty phải gánh một tỷ lệ nợ cao, chi phí nhiều để thanh toán lãi vay hằng năm, khả năng thanh toán dài hạn của công ty thấp. - Hiệu suất sử dụng vốn cao, song hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Doanh thu hằng năm tăng lên, nhưng công ty chưa tiết kiệm được chi phí, tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng doanh thu làm cho lợi nhuận giảm. - Vốn công ty luôn bị chiếm dụng, mức độ đầu tư vào hàng hóa tồn kho cũng như các khoản phải thu cao. 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH VTB TRƯỜNG GIANG 2.1 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung tại Công ty TNHH VTB Trường Giang - Lập kế hoạch kinh doanh, xác định tương đối chính xác nhu cầu về vốn hằng năm. Nghiên cứu và dự đoán nhu cầu thị trường để đảm bảo không thừa lượng nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa nhằm làm cho vốn không bị ứ động, tăng tốc độ chu chuyển vốn. - Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh, xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tăng doanh thu phải đi đôi với tiết kiệm chi phí. - Chủ động ký kết các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, không trông chờ vào sự ủy thác của Chính phủ, cũng như bị động chờ khách hàng đến ký kết. Công ty nên cử nhân viên đi khai thác, tìm hiểu thị trường nước ngoài để tìm cơ hội kinh doanh nhằm gia tăng số lượng hàng hóa tiêu thụ cũng như số lượng hợp đồng. - Phát triển kênh phân phối trực tiếp bằng cách lập Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại nước cần nhập, tránh xuất khẩu qua trung gian, tiết kiệm được chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm. - Duy trì mối qua hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, tìm kiếm thêm thị trường mới. - Tổ chức thu mua nguyên liệu tại vùng chuyên canh để giảm giá thu mua. Rà soát lại năng lực thu mua. - Để tránh hiện tượng biến động về giá nguyên liệu (gạo, cá) công ty cần chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của nông dân, ngư dân thông qua các hợp tác xã, tổ liên kết sản xuất, câu lạc bộ thủy sản, Hiệp hội thủy sản 2.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Định kỳ phải xem xét, đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định, điều chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá tài sản cố định thấp hơn giá trị thực của nó thì không thực hiện tái sản xuất tài sản cố định; ngược lại, nếu như đánh giá cao hơn giá trị thực thì sẽ nâng giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao, mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động vốn của công ty để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động. - Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo qui định. Một mặt đảm bảo cho tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác, thông qua việc bảo quản, bảo dưỡng, đầu tư mới, công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các khoản trích chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở công ty nhiều, nhưng hiệu quả mang lại không cao. - Đẩy mạnh công tác phân tích tình hình sử dụng tài sản trong công ty, qua đó xác định được mặt tốt cũng như chưa tốt để có biện pháp quản lý và sử dụng vốn cố định ngày càng tốt hơn. + Đầu tư mở rộng, nâng công suất một số nhà máy hoạt động có hiệu quả để tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định cũng như tài sản cố định. Trên cơ sở đó tăng cường hiệu quả sử dụng bằng cách tiết kiệm được chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm với giá thành hạ, sản phẩm có sức cạnh tranh cao (công ty có được sự chủ động trong việc định giá bán sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh), tăng cường khả năng tích lũy. + Đầu tư mới khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như dung lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư mới. + Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất. Chẳng hạn như, khi thiếu nguyên liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động, do đó công tác chuẩn bị nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định (công ty phải chủ động được nguồn cung cấp). Đồng thời, khi thiết bị bị hỏng thì phải nhanh chóng khắc phục sửa chữa, đưa nhanh trở lại vào quá trình sản xuất. + Trước khi áp dụng những biện pháp, kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. + Để giảm bớt lượng vốn ứ động, công ty có thể xem xét thuê những tài sản sử dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng không hết công suất); cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng, thậm chí bán cả những tài sản sử dụng không hiệu quả. 2.3 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Một số biện pháp quản lý vốn lưu động: + Định kỳ phải kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định số vốn lưu động hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý. + Tính toán tương đối chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó. + Xác định nhu cầu vốn lưu động để công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn lưu động cũng như vốn cố định), công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách nhà nước cũng như từ nội bộ. Đối với ngân hàng: công ty cần có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn tạm trữ vật tư hàng hóa. Công ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài. Đối với ngân sách: công ty cần đưa ra những phương hướng phát triển, các luận án kinh tế vừa phát triển công ty vừa phát triển kinh tế tỉnh nhà. - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: + Lập kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiền dự trữ hợp lý không phải quá cao như hiện nay; không để lượng tiền nhàn rỗi nhiều, phải nhanh chóng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn. Công ty có thể sử dụng mua hàng trả tiền sớm để hưởng chiết khấu, giảm giá, trả bớt các khoản nợ. + Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ, đôn đốc, nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu. Sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. + Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh tình trạng khách hàng từ chối thanh toán, dây dưa trong thanh toán. + Có biện pháp mua hàng thanh toán ngay được hưởng ưu đãi, hoa hồng giảm giá, hưởng các khoản chiết khấu khi thanh toán trước hạn. Trong chừng mực nhất định chi tiền cho việc thu tiền sẽ làm cho thời gian thu tiền ngắn lại, giảm các khoản phải chi để dự trù phải thu nợ khó đòi, giảm tổn thất nợ khó đòi sẽ tiết kiệm được chi phí. + Tính toán nhu cầu tiêu thụ để dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý, tránh được tình trạng hàng tồn kho quá cao. + Những vật tư, hàng hóa tồn động lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sử dụng, công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ động trước đây quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động. + Công ty cũng có thể giảm lượng hàng ký gửi ở các của hàng, đại lý bằng cách cho họ hưởng hoa hồng cao hơn nếu như họ có biện pháp giải quyết nhanh lượng hàng hóa này. - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dụng lao động: + Công ty nên tinh gọn lại bộ máy quản lý, phải chú trọng vào công tác sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với khả năng, đảm bảo đúng người, đúng việc được như vậy thì mới có khả năng nâng cao năng suất lao động. + Khoán quỹ lương trên cơ sở lợi nhuận, kích thích tính năng động, chủ động nâng cao năng suất lao động của từng đơn vị cũng như của mỗi cá nhân. + Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt, có chính sách đãi ngộ lao động hợp lý. Các biện pháp trên hy vọng rằng sẽ mang lại những tác dụng nhất định góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên, nó sẽ vô hiệu nếu như không được triển khai và tiến hành đồng bộ. 2.4. Một số kiến nghị Vận tải là một trong những ngành góp phần vào sự ổn định và phát triển đất nước. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi với trên 3.200 km đường biển chạy từ Bắc xuống Nam, nằm trên đường hải hàng quốc tế chạy từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương tạo thuận lợi cho sự giao lưu văn hoá, kinh tế đối với các nước trên thế giới. Vì vậy Nhà nước cần phải có những chính sách nhất định nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải Việt Nam: - Xây dựng và củng cố hệ thống cảng biển với quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cho phép tàu trên 100.000 tấn có thể vào được. - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư để các công ty vận tải biển thuê, mua và vay mua tàu mới. Cụ thể, nhà nước cần có chính sách bảo lãnh cho các công ty vận tải biển vay vốn ở các ngân hàng trong và ngoài nước để mua tàu với lãi suất ưu đãi. Nhà nước ưu tiên dành một phần vốn vay Chính phủ cho đội tàu nòng cốt vay lại để phát triển đội tàu. - Chính phủ có biện pháp hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam có những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý đẻ các doanh nghiệp có điều kiện mau thêm phương tiện trẻ hoá và hiện đại hoá đội tàu. - Củng cố lại hệ thống luật pháp về vận tải biển sao cho chặt chẽ, thủ tục đơn giản mà hiệu quả cao. - Nhà nước có cơ chế tài chính phù hợp để giúp các trung tâm huấn luyện và đào tạo thuyền viên hoạt động hiệu quả. Qua đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với các hãng vận tải biển trong nước nhằm cạnh tranh được các hãng vận tải nước ngoài. Mặt khác sự can thiệp của Nhà nước sẽ tạo ra sự phát triển cân đối giữa ngành vận tải đường biển, đường bộ và đường hàng không. Đây là yếu tố làm cho sự phát triển của đất nước cân đối và toàn diện. KẾT LUẬN Quá trình phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận tải biển Trường Giang cho thấy trong lĩnh vực này đang được cải thiện dần; hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào ổn định, có hiệu quả, luôn mang lại lợi nhuận, điều này thể hiện sự nỗ lực, gắng bó của tập thể cán bộ công nhân viên trong công tác. Công ty đạt hiệu suất sử dụng vốn cao, nhưng hiệu quả chưa cao do phí còn lớn trong quá trình hoạt động, chưa tiết kiệm được tối đa các khoản chi phí này, vì vậy mà hiệu quả kinh doanh chưa cao. Hiệu quả kinh doanh là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh là vấn đề “sống còn” đối với một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh cao, tức lợi nhuận càng cao. Công ty hoàn toàn có điều kiện đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, gia tăng sản lượng tiêu thụ, tiếp tục thu về lợi nhuận cao hơn, đời sống công nhân viên ngày càng được cải thiện, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để đạt được mục tiêu này công ty cần phát huy tối đa những mặt mạnh đồng thời khắc phục các yếu kém, hạn chế trong công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường và quan trọng hơn hết là công ty phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn do hiện nay công ty đang trong tình trạng thiếu vốn phải gánh vác một tỷ lệ nợ cao, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Thời gian tới đòi hỏi công ty phải nổ lực nhiều hơn nữa từ chính bản thân mình, đồng thời tranh thủ được sự chỉ đạo, hỗ trợ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban ngành có liên quan để đạt được hiệu quả cao trong sử dụng vốn, trong sản xuất, kinh doanh, đưa đơn vị phát triển bền vững về mọi mặt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ GTGT - 2005: Toàn cảnh Giao thông vận tải Việt Nam - NXB Thống kê Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại - NXB Lao động - Xã hội 2006. Giáo trình Marketing thương mại - NXB Lao động - Xã hội 2006 Giáo trình Kinh tế thương mại - NXB Thống kê 2003 Giáo trình Kinh tế vận tải biển - Trường Đại học Hàng hải Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp vận tải biển - Trường Đại học Hàng hải. NĐ 125/2003/NĐ-CP về vận tải đa phương thức quốc tế Tài liệu của Công ty TNHH vận tải biển Trường Giang 2006-2007 Tạp chí Hàng hải Việt Nam www.NOSCO@fpt.vn www.VINALINES.com.vn www.VOSCO.com.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7889.doc
Tài liệu liên quan