Ở Việt Nam trong nhiều năm qua và cả hiện nay có rất ít trường lớp đào tạo giám đốc doanh nghiệp một cách có hệ thống .Tuy nhiên đối tượng tuyển chọn thuộc nhiều dạng khác nhau ,tàI liệu học tập chưa được biên soạn phù hợp ,chưa chuẩn hóa .
Những người theo những lớp ,khóa như trên thường về các doanh nghiệp vẫn giữ nguyên vị trí như khi bắt đầu đi đào tạo ,bồi dưỡng.Nguồn quản lý cung cấp cho các doanh nghiệp chủ yếu là từ những trường đại học khác nhau cà từ thực tiễn rèn luyện trong cuộc sống ,có kinh nghiệm trong sản xuất và chiến đấu .
Trong tương lai Việt Nam cũng sẽ tổ chức trường lớp đào tạo “giám đốc “ có bài bản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn hóa đội ngũ giám đốc doanh nghiệp hiện nay.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tính nghề nghiệp của quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a.lời mở đầu
Nhà quản lý là người có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Theo tài liệu điều tra của Bộ Khoa học-Công nghệ và môi trường,thời gian qua cả nước có khoảng 4584 doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ thì có hơn 2630 doanh nghiệp bị thua lỗ chủ yếu do người quản lý không có trình độ học vấn gây nên (chiếm gần 60% doanh nghiệp thua lỗ).
Hiện nay nước ta trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì quản lý phải là một nghề .Mà muốn có nghề thì phải có đào tạo .Tuy nhiên ,việc đào tạo người quản lý không chỉ diễn ra ở trường lớp mà phải chú trọng quá trình tự đào tạo .Học hỏi trong sách vở ,đúc rút ra kinh nghiệm của bản thân ,của đồng nghiệp …Dù đào tạo bằng cách nào thì quản lý cũng phải nắm cho được nghề và hơn thế nữa phải có tay nghề cao-nghệ thuật.
Cũng chính vì vậy mà em chọn đề tài này: “Phân tích tính nghề nghiệp của quản lý ” …Đây là chủ đề không mới ở Việt Nam,vì thế em chỉ muốn nói đôi nét về vấn đề này bằng những kiến thức mà em được học.
Do kiến thức có hạn nên em không thể trình bày hết các luận điểm một cách chặt chẽ ,mong các thầy thông cảm và giúp đỡ em.Em xin chân thành cám ơn.
b.nội dung
I.Các khái niệm cơ bản:
1.Quản lý là gì?
Quản lý ở đây ta hiểu là giám đốc doanh nghiệp.vì vậy ta sẽ hiểu khái niệm của quản lý theo kháI niệm giám đốc doanh nghiệp.
Theo quan điểm truyền thống thì chỉ có nhà Nước mới có quyền thành lập doanh nghiệp và những doanh nghiệp được thành lập ra đều là doanh nghiệp nhà nước .Vì vậy ,khái niệm giám đốc doanh nghiệp chỉ được giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp nhà nước.Theo khái niệm này thì “giám đốc doanh nghiệp nhà nước vừa là người đại diện cho nhà Nước,vừa là đại diện cho tập thể những người lao động ,quản lý doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng ,có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
Trong cuốn : “Hệ thống quản lý của Nhật Bản , tryền thống và sự đổi mới”,khái niệm giám đốc doanh nghiệp được hiểu như sau: “Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao”.Còn ở Mỹ thì “Giám đốc là người được ủy nhiệm đầy đủ quyền hạn để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và có quyền hành động nhân danh công ty trong mọi trường hợp”.
2.Tính nghề nghiệp?
Đó có thể coi là một hoạt động được hinh thành từ sự phân công chuyên môn hóa do một số người được đào tạo đảm nhận.
Vậy tính nghề nghiệp của quản lý là :là một chức năng đặc biệt hình thành từ sự phân công chuyên môn hóa lao động xã hội ,hoạt động quản lý kinh doanh phải do một số người đào tạo ,có kinh nghiệm và làm việc chuyên nghiệp thực hiện.
Ii.Các yếu tố cần thiết để quản lý có tính nghề nghiệp
1.Năng khiếu quản lý và ý chí làm giàu
Có một điều chắc chắn rằng ,con người ta ai cũng mong muốn ,cũng hy vọng giàu sang . Song, mong muốn và hy vọng giàu sang với khát vọng làm giàu là hai phạm trù khác nhau.
Trước hết , mong muốn và hy vọng giàu sang ,đó là nguyện vọng chính đáng ,sẵn có ở tất cả mọi người .Nhưng khát vọng làm giàu thì không phải ai cũng có.
Khác với hy vọng ,mong muốn ,khát vọng là một thứ mong muốn đến cháy bỏng ,là động lực nội tâm luôn luôn day dứt ,thúc đẩy con người phải đạt tới .Những người có khát vọng làm giàu là những người không bao giờ chấp nhận và thỏa mãn với hiện tại ,cho dù so với xung quanh họ đã khấm khá hơn.
Tóm lại ,khát vọng làm giàu là một trong những tư chất cực kỳ quan trọng của người quản lý (hay ông chủ) .Tất cả những ai mong nuốn trở thành ông chủ ,không bao giờ được phép chôn mình trong nỗi nghèo túng ,thiếu thốn :không bao giờ được chấp nhận và thỏa mãn với những gì đã có,mà phải luôn vươn lên để giàu sang hơn .Và cái mong muốn đó ,phải được coi như một mệnh lệnh của trái tim ,phải theo đuổi đến cùng với tất cả năng lực ,thiện chí ,cố gắng.Đó là một thứ ám ảnh ,day dứt cả đời người.
Bên cạnh ý chí làm giàu thì yếu tố :năng khiếu quản lý cũng rất quan trọng…Đó có thể là khả năng bẩm sinh hoặc khi sống và tiếp xúc nhiều với môi trường kinh doanh thì con người cũng dần có khẳ năng đó.Nhưng nếu là một nhà quản lý tốt thì đó là cả một quá trình phấn đấu lâu dài.Trong cuốn “Những nhà quản lý đương đại” có nói tới trường hợp của BillGates(tỉ phú người Mỹ).Khi mới 17 tuổi ,ông đã nung nấu ý tưởng thành lập một công ty tin học riêng do mình làm chủ…Với bản quyền là phiên bản “hệ điều hành Windown” ông đã trở thành “BOSS” thực sự khi mới bước qua tuổi 20 .Và cho đến bây giờ tập đoàn Microsoft do Billgates đứng đầu vẫn đang là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Điều đó khẳng định rằng năng khiếu quản lý và ý chí làm giàu của ông khi còn rất trẻ.
2.Phải có nền tảng kiến thức vững chắc
Ai cũng biết nhiệt tình cộng với ngu dốt là đại phá hoại ,vì thế không một nghề nào trên đời lại không cần đến kiến thức .Là nhà quản lý lại cần phải có .
Kiến thức của người quản lý trước hết phải là kiến thức tổng quát ở tầm vĩ mô ,để xác định đầu tư vào đâu ,lĩnh vực nào ,khi nào là thuận lợi ,hiệu quả nhất .Điều này được thể hiện rất rõ qua các doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam .Họ không thể không nghiên cứu chính sách mở cửa của Việt Nam.Họ cần phải biết tình hình kinh tế ,chính trị ,xã hội thế nào? Ngành nào ,khu vực nào được ưu tiên ,ưu đãi :ở đâu năng động thoáng đãng ,ở đâu có thể làm ăn yên ổn lâu dài …
Tuy nhiên ngoài kiến thức tổng quát người quản lý còn phải có kiến thức chuyên môn. Một nhà quản lý nếu không biết nghề của mình ,công việc của mình thì chắc chắn không thể hoạch định được chiến lược hành động ,không thể tổ chức ,chỉ huy và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp .Không thể nói có chuyên môn nghiệp vụ mà không gắn liền với bằng cấp .Tiêu chuẩn này yêu cầu các nhà quản lý phải tốt nghiệp ở một trường chuyên đào tạo giám đốc.Tại Mỹ ,một cán bộ quản lý tối thiểu phải học qua trình độ MBA(Master of Business Administration) .Chứng chỉ MBA ở Hoa Kỳ được xem như “Tấm hộ chiếu để thành đạt trong đời”.Nhà trường đầu tiên trên thế giới về thương mại và công nghiệp tại đại học Penxivania ra đời từ năm 1881 .Việc đào tạo và quản lý tại Hoa kỳ thành công lớn những năm 60 đã dẫn tới việc thành lập cả một thế hệ trường kinh doanh khắp thế giới.Những trường đã dựa trên mô hình trường kinh doanh Harvard ,kể cả các trường của Anh ở London và Manchester.Tiêu chuẩn để vào các trường này là phảI có bằng tốt nghiệp đại học .Sau khi tốt nghiệp người học sẽ được trang bị trình độ nghiệp vụ và quản lý xuất sắc.
Vì vậy bồi bổ kiến thức cho các nhà quản lý là điều rất quan trọng.
3.Tích lũy kinh nghiệm và tạo dựng ê-kíp giúp việc
Kinh doanh là một lĩnh vực hoạt động phong phú ,đa dạng và phức tạp nên nhà quản lý phải trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết được rút ra từ những cách làm của các doanh nghiệp thành đạt và thất bại.Từ đó tự đặt cho mình một đường đi đúng đắn.Song song với điều đó ,nhà quản lý phảI xây dựng được một ê-kíp giúp việc tâm đầu ý hợp .Đây là ý nghĩa sống còn đối với mọi ông chủ .Về nguyên tắc ,để xây dựng được một ê-kíp giúp việc có hiệu quả thì những thành viên của nó phải thực sự cùng làm việc với nhau để cùng thực hiện một công việc chung .Song điều đó không có nghĩa là chọn các thành viên có cùng cá tính,cùng nhận thức ,cùng quan điểm vào một ê-kíp ,vì nếu như vậy thì mọi người sẽ dễ có cách nghĩ ,cách hành động giống nhau và điều đó sẽ làm mất đi tính tích cực sáng tạo của ê-kíp ,cũng như khả năng bổ sung kiến thức và kinh nghiệm cho nhau giữa các thành viên .
Tại công ty tin học FPT ,các nhà quản lý đã tự tìm cho mình ê-kíp làm việc hết sức năng động…Họ được tuyển chọn rất kỹ qua nhiều vòng thi để được đứng trong hàng ngũ FPT .Họ đã từng là sinh viên được theo học chuyên nghành tin của các trường đại học danh tiếng ở Việt Nam ,trải qua rất nhiều áp lực của các kỳ thi do trường đặt ra ,nhưng đến đây họ còn phảI tự chứng minh rằng mình là người năng động .Sau khi đã có một ê-kíp tài năng , thì việc của nhà quản lý bây giờ là áp dụng những kinh nghiệm của các công ty tin học nổi tiếng trên thế giới : Microsoft (Hoa Kỳ) , PC world (Nhật Bản)…vào việc tạo ra môi trường làm việc thích hợp với mỗi tahnhf viên trong công ty ,để họ có thể thoải mái mà làm việc ,không bị gò bó vào các nguyên tắc.
Vì vậy sau một thời gian hoạt động thì FPT đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước.Cũng giống như FPT của Việt Nam ,thì chúng ta có thể nhìn điều này rõ ràng hơn qua sự phát triển của hãng đồ ăn nhanh Julibee tại Philippines.Khi các tên tuổi quốc tế như Mc Donald ,KFC thâm nhập thị trường nội địa ,tưởng như đồ ăn nhanh trong nước không còn chổ đứng.Học hỏi cách thức làm món ăn nhanh của Mc Donald ,thêm vào đó là những gia vị yêu thích ,phương thức phục vụ phù hợp với sở thích của người trong nước ,Julibee đã đánh bật được Mc Donald và KFC cả về thị phần và lợi nhuận tại Philippines .Có được thành công như vậy là do Julibee đã biết áp dụng kinh nghiệm của mình với lợi thế là “nước chủ nhà” và học hỏi kinh nghiệm từ cách chế biến món ăn của Mc Donald và KFC.
4.Là người có nhân cách và phẩm chất tốt
Đây có lẽ được coi là yếu tố quyết định ai là một nhà quản lý thực sự hoàn thiện. Yếu tố đó gắn liền với ba chữ : “trí” , “tín” , “tâm”.
Trí là trình độ chuyên môn và sự giao tiếp của người quản lý. Nó bao gồm các yếu tố như sự am hiểu các lĩnh vực ,sự nhạy bén với những điều kiện ,môi trường sản xuất kinh doanh .Nắm chắc tình hình tàI chính ,giá cả ,sự biến động…
Tín : trước hết là đối với những người lao động dưới quyền ,đồng thời tín với bạn hàng trong nước và thế giới .Ngày nay đã đến lúc các doanh nghiệp phải tự mình thành thật với bạn hàng và ngay cả với chính mình ,không thể làm bừa ,làm ẩu ,làm gian dối ,báo cáo sai.Lỡ hợp đồng ,mất tín nhiệm về phẩm chất ,quy cách sản phẩm …sẽ dẫn đến mất khách ,đaặc biệt khách hàng nước ngoài ,đó là con đường tự sát trong cạnh tranh.
Tâm : có nghĩa là tấm lòng ,sự nhiệt tình , tâm huyết với nghề nghiệp ,là sự thương yêu ,bao dung ,độ lượng với đồng nghiệp và cấp dưới .Tâm còn có nghĩa là sự tận tụy với công việc ,với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ,không tham ô ,lãng phí ,thực hiện dân chủ và công bằng xã hội trong tổ chức .
Ngoài ra ,nhà quản lý còn phải mang trong mình một phẩm chất chính trị tốt .Tiêu chuẩn này được thể hiện ở hai điểm mấu chốt :
PhảI nắm và vận dụng được những quan điểm ,đường lối đổi mới của Đảng ,nhà nước trong từng thời kỳ.
Tuân thủ luật pháp Nhà nước quy định..
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ làm ăn ,buôn bán ,sản xuất kinh doanh…Họ không những “ăn lên làm ra” ,thành đạt trong nhiều lĩnh vực ,mà giờ đây họ cũng rất tích cực tham gia các hoạt động của xã hội.
Điển hình là các phong trào “ủng hộ những người bị nhiễm chất độ màu da cam” , “quỹ ủng hộ người nghèo”….hay là gần đây nhất là việc các tổ chức kinh tế đã viện trợ không hoàn lại hàng hóa ,thuốc men ,lương thực…cho các nước Nam á và Đông Nam á là nạn nhân của động đất và sóng thần vào cuối tháng 12 /2004 . Những hành động cao đẹp đó không chỉ làm cho xã hội hoàn thiện hơn,mà còn giúp cho việc củng cố thương hiệu của các doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.
5.Phải là người có suy nghĩ khác và thật sự năng động
Để tổ chức quá trình kinh doanh có hiệu quả ,nhà quản lý cần tháo vát và có óc sáng kiến .Chỉ khi đề xuất được những ý kiến mới, xác định được phương hướng làm việc mới ,người quản lý mới đưa tập thể của mình tiến lên được .Tích cực thường xuyên và tìm tòi cái mới trong hoạt động trí tuệ là những yếu tố không thể thiếu được của “người cầm quân”.Là ông chủ tức là nhà kinh doanh ,mà kinh doanh lại đầy rẫy những rủi ro và mạo hiểm .Vì vậy ,muốn trở thành ông chủ phải thông minh ,phải có khẳ năng nhìn xa trông rộng ,khẳ năng tiên đoán phân tích các tình huống để hoạch định cho mình một bước đi trong tương lai.
“Think different” đây là câu nói quen thuộc của nhà bác học Anh- tanh .Hãy nghĩ khác : đó là thông điệp mà ông muốn gửi đến thế hệ trẻ tương lai. . Nếu thực sự muốn có được suy nghĩ tốt thì đòi hỏi người quản lý phải có óc quan sát ,tự tin ,sự tin tưởng .
óc quan sát là một thuộc tính cơ bản của năng lực tổ chức ở người lãnh đạo .Đó là kỹ năng nắm được tình hình chung .Với tầm nhìn bao quát đầy đủ ,toàn diện,thấy đựợc cả cái chi tiết,cục bộ .Nhà quản lý cần có óc quan sát để nhận ra những cái to lớn ,cái quan trọng ở một hiện tượng nhỏ ,nhằm định hướng một cách chính xác những tình huống không có trong dự kiến sẽ xảy ra.Với óc quan sát ,nhà quản lý nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của những khó khăn và trí tuệ trong công việc.
Tự tin là một trong những tư chất hết sức cần thiết đối với con người nói chung và “ông chủ” nói riêng .Đã hơn một lần người ta nói rằng “thất bại sẽ đến với những ai nuôi sẵn ý tưởng thất bại. Thành công sẽ đến với những ai tin rằng mình sẽ thành công “ .Vì vậy ,những ai muốn trở thành ông chủ ,phải rèn luyện đức tự tin .phải biến sự bi quan ,tự ti thành niềm tin ,thành ý chí sắt đá.
Tin tưởng là chất xúc tác của trí tuệ .Khi lòng tin nung nấu trong con tim ,khối óc nó sẽ trở thành động lực cực mạnh ,đẩy con người đến quyết tâm.Chính vì thế ,người ta nói rằng ,tin tưởng là một loại thần dược tạo nên sức mạnh để sống và hành động .Nó là thời điểm tạo dựng cơ nghiệp ,nó cũng là sự hóa giải mọi thất bại ,là cơ quan duy nhất của con người tạo nên sức mạnh vạn năng của khối óc vô biên..Tiếc rằng ,cái nhược điểm lớn nhất thường hiện hữu trong con người chúng ta,lại là thiếu tự tin .Cũng vì vậy mà nhân loại đã phải đau đớn chứng kiến ,hàng triệu người tự giết mình bởi cái ý nghĩ nghèo khó và thất bại .Chính cái ý nghĩa “con vua thì lại làm vua,con sãi ở chùa lại quét lá đa “đã đốt cháy niềm tin trong họ ,để rồi mong muốn thoát ra khỏi cảnh bần hàn ,cảnh làm thuê đã không bao giờ được thực hiện.Và mộng ước trở thành “ông chủ” với họ cũng vì thế mà trở thành chuyện đùa …
c.phần kết
ở Việt Nam trong nhiều năm qua và cả hiện nay có rất ít trường lớp đào tạo giám đốc doanh nghiệp một cách có hệ thống .Tuy nhiên đối tượng tuyển chọn thuộc nhiều dạng khác nhau ,tàI liệu học tập chưa được biên soạn phù hợp ,chưa chuẩn hóa .
Những người theo những lớp ,khóa như trên thường về các doanh nghiệp vẫn giữ nguyên vị trí như khi bắt đầu đi đào tạo ,bồi dưỡng.Nguồn quản lý cung cấp cho các doanh nghiệp chủ yếu là từ những trường đại học khác nhau cà từ thực tiễn rèn luyện trong cuộc sống ,có kinh nghiệm trong sản xuất và chiến đấu .
Trong tương lai Việt Nam cũng sẽ tổ chức trường lớp đào tạo “giám đốc “ có bài bản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn hóa đội ngũ giám đốc doanh nghiệp hiện nay.
Nhưng trước mắt ,trong một vài năm tới là mở các lớp bồi dưỡng chương trình quản trị kinh doanh cho các giám đốc doanh nghiệp .Nhiều cơ sở ,địa phương thực hiện chương trình bồi dưỡng này ,nhưng chủ yếu nhất hiện nay vẫn là do Trường đại học Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội đảm nhiệm.
TàI liệu tham khảo
Giáo trình Khoa học Quản Lý & Tổ chức Quản Lý trường đại học Quản lý và Kinh Doanh Hà Nội.
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Báo diễn đàn doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0692.doc