Sau 3 tháng làm tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
T.S Hoàng Xuân Bình và các thầy cô giáo trong khoa cùng bạn bè cộng với
sự nỗ lực bản thân đến nay em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp với đề tài:
“Phân tích trung tâm điều độ cung cấp điện cho khu công nghiệp
Nomura Hải Phòng – Đi sâu vào hệ thống đo lƣờng và bảo vệ”.
Quá trình thực hiện đồ án đã giúp em củng cố lại kiến thức đã học và
hiểu thêm nhiều về thực tế. Trong đề tài này em đã giải quyết được nhưũng
vấn đề cơ bản sau:
1. Tổng quan vấn đề nguồn và phụ tải khu công nghiệp Nomura Hải
phòng
2. Hệ thống cung cấp điện cho khu công nghiệp Nomura
3. Đo lường và bảo vệ trong hệ thống điện khu công nghiệp Nomura
66 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích trung tâm điều độ cung cấp điện cho khu công nghiệp Nomura Hải Phòng – Đi sâu vào hệ thống đo lường và bảo vệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay đổi từ Zpt (tổng trở
phụ tải nhìn từ phía máy phát) nằm ở góc phần tư thứ nhất trên mặt phẳng
tổng trở phức sang ZF (tổng trở của máy phát nhìn từ đầu cực của nó trong
chế độ Q < 0) nằm ở góc phần tư thứ tư trên mặt phẳng tổng trở phức .
33
Hình 3.5.
Khi xảy ra mất kích từ, điện kháng của máy phát sẽ thay đổi từ trị số
Xd (điện kháng đồng bộ) đến trị số X’d (điện kháng quá độ) và có tính chất
dung kháng. Vì vậy để phát hiện mất kích từ ở máy phát điện, chúng ta có thể
sử dụng một rơle điện kháng cực tiểu có X’d < Xkđ < Xd với đặc tính vòng
tròn có tâm nằm trên trục -jX của mặt phẳng tổng trở phưc. Tín hiệu đầu vào
của rơle là điện áp dây Ubc lấy ở đầu cực máy phát và dòng điện pha Ib, Ic lấy
ở các pha tương ứng. Điện áp sơ cấp UBC được đưa qua biến áp trung gian
BUG sao cho điện thứ cấp có thể lấy ra các đại lượng a.UBC và b.UBC (với b
> a) tương ứng với các điểm A và B trên đặc tính điện kháng khởi động .
Khi mất kích từ, dòng điện chạy vào máy phát mang tính chất dung và
vượt trước điện áp pha tương ứng một góc 900. Hiệu dòng điện các pha B và
C thông qua biến dòng cảm kháng BIG tạo nên điện áp phía thứ cấp UD vượt
trước dòng điện IBC một góc 900. Như vậy góc lệch pha giữa hai véctơ điện
áp UD và UBC là 180
0
.
34
Điện áp đưa vào các bộ biến đổi dạng sóng (hình sin sang hình chữ
nhật) S1 và S2 tương ứng bằng: U1=a.UBC−UD (3.6)
U2=b.UBC−UD (3.7)
Góc lệch pha α giữa U1 và U2 sẽ được kiểm tra. Ở chế độ bình thường α
= 0
0, rơle không làm việc. Khi bị mất kích từ α = 1800, rơle sẽ tác động. Góc
khởi động được chọn khoảng 900. Các hệ số a, b được chọn (bằng cách thay
đổi đầu phân áp của BUG) sao cho các điểm A và B trên hình 1.34b thoả mãn
điều kiện:
b.UBC>UD>a.UBC (3.8)
e. Bảo vệ chống quá điện áp
Điện áp đầu cực máy phát điện có thể tăng cao quá mức cho phép khi
có trục trặc trong hệ thống tự động điều chỉnh kích từ hoặc khi máy phát bị
mất tải đột ngột .
Quá điện áp ở đầu cực máy phát có thể gây tác hại cho cách điện của
cuộn dây, các thiết bị đấu nối ở đầu cực máy phát, còn đối với các máy phát
làm việc hợp bộ với MBA sẽ làm bão hoà mạch từ của MBA tăng áp, kéo
theo nhiều tác dụng xấu .
Bảo vệ chống quá điện áp ở đầu cực máy phát thường gồm hai cấp .
* Cấp 1 (59I) với điện áp khởi động: UKĐ59
I
= 1,1UFđm (điện áp định
mức MFĐ). Cấp 1 làm việc có thời gian và tác động lên hệ thống tự động điều
chỉnh kích từ để giảm kích từ của máy phát.
* Cấp 2 (59II) với điện áp khởi động: UKĐ59
II
= (1,3÷1,5)UFđm. Cấp 2
làm việc tức thời, tác động cắt MC ở đầu cực máy phát và tự động diệt từ
trường của máy phát.
f. Bảo vệ so lệch ngang máy phát
Các vòng dây của MFĐ chập nhau thường do nguyên nhân hư hỏng cách
điện của dây quấn. Có thể xảy ra chạm chập giữa các vòng dây trong cùng một
nhánh (cuộn dây đơn) hoặc giữa các vòng dây thuộc hai nhánh khác nhau trong
35
cùng một pha, dòng điện trong các vòng dây bị chạm chập có thể đạt đến trị số
rất lớn. Đối với máy phát điện mà cuộn dây stator là cuộn dây kép, khi có một
số vòng dây chạm nhau sức điện động cảm ứng trong hai nhánh sẽ khác nhau
tạo nên dòng điện cân bằng chạy quẩn trong các mạch vòng sự cố và đốt nóng
cuộn dây có thể gây ra hư hỏng nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp khi xảy
ra chạm chập giữa các vòng dây trong cùng một pha nhưng BVSLD không thể
phát hiện được, vì vậy cần phải đặt bảo vệ so lệch ngang để chống dạng sự cố
này.
Hình 3.6: Bảo vệ so lệch ngang có hãm (a) và đặc tính khởi động (b)
Đối với MFĐ công suất vừa và nhỏ chỉ có cuộn dây đơn, lúc đó chạm chập
giữa các vòng dây trong cùng một pha thường kèm theo chạm vỏ, nên bảo vệ chống
chạm đất tác động (trường hợp này không cần đặt bảo vệ so lệch ngang).
Với MFĐ công suất lớn, cuộn dây stator làm bằng thanh dẫn và được
quấn kép, đầu ra các nhánh đưa ra ngoài nên việc bảo vệ so lệch ngang tương
đối dễ dàng. Người ta có thể dùng sơ đồ bảo vệ riêng hoặc chung cho các pha.
Sơ đồ bảo vệ riêng cho từng pha
Trong chế độ làm việc bình thường hoặc ngắn mạch ngoài, sức điện
động trong các nhánh cuộn dây stator bằng nhau nên I1T = I2T. Khi đó:
|IH| = |I1T + I2T| = 2.I1T
ISL =|ILV|=|I1T - I2T| = IKCB
⇒ IH > ILV nên bảo vệ không tác động
36
Khi xảy ra chạm chập giữa các vòng dây của hai nhánh khác nhau cùng
một pha, giả thiết ở chế độ máy phát chưa mang tải, ta có: I1T = -I2T
|IH| = |I1T - I2T| = IKCB
| ILV|= |I1T + I2T| = 2.I1T (1-26)
⇒ ILV> IH nên rơle tác động cắt máy cắt đầu cực máy phát.
Hình 3.6: Sơ đồ bảo vệ so lệch ngang theo mã số
Sơ đồ bảo vệ chung cho các pha
Trong sơ đồ BI được đặt ở giữa hai điểm nối trung tính của 2 nhóm
nhánh của cuộn dây stator, thứ cấp của BI nối qua bộ lọc sóng hài bậc ba L3f
dùng để giảm dòng không cân bằng đi vào rơle.
Hình 3.7: Sơ đồ bảo vệ so lệch ngang cho các pha MFĐ, sơ đồ tính toán
(a) và theo mã số (b)
37
CN: cầu nối, bình thường CN ở vị trí 1 và bảo vệ tác động không thời
gian. Khi máy phát đã chạm đất 1 điểm mạch kích từ (không nguy hiểm), CN
được chuyển sang vị trí 2 lúc đó bảo vệ sẽ tác động có thời gian để tránh tác
động nhầm khi chạm đất thoáng qua điểm thứ 2 mạch kích từ.
Nguyên lý hoạt động:
Bảo vệ hoạt động trên nguyên lý so sánh thế V1 và V2 của trung điểm
O1 và O2 giữa 2 nhánh song song của cuộn dây.
* Ở chế độ bình thường hoặc ngắn mạch ngoài: U12 = V1 - V2 ≈ 0 nên
không có dòng qua BI do đó bảo vệ không tác động (cầu nối ở vị trí 1).
* Khi xảy ra chạm chập 1 điểm mạch kích từ, máy phát vẫn được duy
trì vận hành nhưng phải chuyển cầu nồi sang vị trí 2 để tránh trường hợp bảo
vệ tác động nhầm khi ngắn mạch thoáng qua điểm thứ 2 mạch kích từ.
* Khi sự cố (chạm chập giữa các vòng dây): U12 = V1 - V2 ≠ 0 nên có
dòng qua BI bảo vệ tác động cắt máy cắt.
3.1.3. Bảo vệ máy biến áp
a. Bảo vệ so lệch dòng điện
Khác với bảo vệ so lệch của máy phát điện, dòng điện sơ cấp ở hai
phía của máy biến áp thường khác nhau về trị số và về góc pha. Vì vậy để cân
bằng dòng điện thứ cấp ở hai phía của bảo vệ so lệch trong chế độ làm việc
bình thường người ta sử dụng máy biến dòng trung gian BIG có tổ đấu dây
phù hợp với tổ đấu dây của máy biến áp và tỉ số biến đổi được chọn sao cho
các dòng điện đưa vào so sánh trong rơle so lệch có trị số gần bằng nhau.
Hình 3.8
Một đặc điểm nữa của bảo vệ so lệch máy biến áp là dòng điện từ hóa
của máy biến áp sẽ tạo nên dòng không cân bằng chạy qua rơle. Trị số quá độ
38
của dòng không cân bằng này có thể rất lớn trong chế độ đóng máy biến áp
không tải hoặc cắt ngắn mạch ngoài. Vì vậy, để hãm bảo vệ so lệch của máy
biến áp người ta sử dụng dòng điện từ hóa của biến áp.
Ngoài ra, tùy theo tổ đấu dây của máy biến áp được bảo vệ cần sử
dụng biện pháp để loại trừ ảnh hưởng của dòng điện thứ tự không khi trung
điểm của cuộn dây máy biến áp nối đất và có ngắn mạch chạm đất xảy ra
trong hêk thống.
Gần đây trong các rơle so lệch hiện đại người ta có thể thực hiện việc
cân bằng pha và trị số của dòng điện thứ cấp ở các phía của máy biến áp ngay
trong rơle so lệch .
b. Bảo vệ quá dòng điện có thời gian
Bảo vệ quá dòng điện có thời gian thường dùng để làm bảo vệ chính
cho các máy biến áp có công suất bé và làm bảo vệ dự phòng cho các máy
biến áp có công suât trung bình và lớn để chống các dạng ngắn mạch bên
trong và bên ngoài máy biến áp.
Với máy biến áp hai cuộn dây dùng một bộ bảo vệ đặt ở phía nguồn
cung cấp. Với máy biến áp nhiều cuộn dây thường mỗi phía đặt một bộ .
Dòng khởi động của bảo vệ chọn theo dòng danh định của biến áp có
xét đến khả năng quá tải. Thời gian làm việc của bảo vệ chọn theo nguyên tắc
bậc thang, phối hợp với thời gian làm việc của các bảo vệ lân cận trong hệ
thống. Nếu máy biến áp nhiều cuộn dây nối với nguồn từ nhiều phía thì cần
đặt bộ phận định hướng công suất ở phía nối với nguồn có thời gian tác động
bé hơn .
c. Bảo vệ chống chạm đất cuộn dây máy biến áp
Đối với MBA có trung tính nối đất, để bảo vệ chống chạm đất một
điểm trong cuộn dây MBA có thể được thực hiện bởi rơle quá dòng điện hay
so lệch thứ tự không. Phương án được chọn tuỳ thuộc vào loại, cỡ, tổ đấu dây
MBA.
39
Hình 3.9: Sơ đồ nguyên lý bảo vệ chống chạm đất MBA
bằng bảo vệ quá dòng điện
Khi dùng bảo vệ quá dòng thứ tự không bảo vệ nối vào BI đặt ở trung
tính MBA, hoặc bộ lọc dòng thứ tự không gồm ba BI đặt ở phía điện áp có
trung tính nối đất trực tiếp. Đối với trường hợp trung tính cuộn dây nối sao
nối qua tổng trở nối đất bảo vệ quá dòng điện thường không đủ độ nhạy, khi
đó người ta dùng rơle so lệch. Bảo vệ này so sánh dòng chạy ở dây nối đất IN
và tổng dòng điện 3 pha (IO). Chọn IN là thành phần làm việc và nó xuất hiện
khi có chạm đất trong vùng bảo vệ. Khi chạm đất ngoài vùng bảo vệ dòng thứ
tự không (IO tổng dòng các pha) có trị số bằng nhưng ngược pha với dòng qua
dây trung tính IN.
d .Bảo vệ quá tải máy biến áp
Quá tải làm tăng nhiệt độ máy biến áp. Nếu mức quá tải cao và kéo dài,
máy biến áp bị tăng nhiệt độ quá mức cho phép, tuổi thọ máy biến áp bị suy
giảm nhanh chóng. Để bảo vệ chống quá tải ở các máy biến áp công suất bé có
thể sử dụng loại bảo vệ quá dòng điện thông thường, tuy nhiên rơle quá dòng
điện không htể phản ánh được chế độ mang tải của máy biến áp trước khi xảy ra
quá tải .
Vì vậy đối với máy biến áp công suất lớn người ta thường sử dụng
nguyên lý hình ảnh nhiệt để thực hiện bảo vệ chống quá tải. Bảo vệ loại này
40
phản ánh mức tăng nhiệt độ ở những điểm kiểm tra khác nhau trong máy biến
áp và tùy theo mức tăng nhiệt độ mà có nhiều cấp tác động khác nhau : cảnh
báo, khởi động các mức làm mát bằng tăng tốc độ tuần hoàn của không khí
hoặc dầu, giảm tải máy biến áp .
Nếu các cấp tác động này không mang lại hiệu quả và nhiệt độ của máy
biến áp vẫn vượt quá giới hạn cho phép và kéo dàu quá thời gian quy định thì
máy biến áp được cắt ra khỏi hệ thống .
Hình 3.10: Sơ đồ nguyên lý bảo vệ quá tải
Nếu các cấp tác động này không mang lại hiệu quả và nhiệt độ máy
biến áp vẫn vượt quá giới hạn cho phép và kéo dài quá thời gian quy định thì
máy biến áp sẽ được cắt ra khỏi hệ thống.
e. Bảo vệ khí ngăn bằng rơle hơi
Những hư hỏng bên trong thùng của máy biến áp có cuộn dây ngâm
trong dầu đều làm cho dầu bốc hơi và chuyển động. Các máy biến áp dầu có
công suất lớn hơn 500kA thường được bảo vệ bằng rơle khí có 1 cấp tác động
(với máy biến áp từ 500kVA đến 5 MVA) hoặc 2 cấp tác động (lớn hơn 5
MVA ). Rơle khí thường đặttrên đoạn ống nối từ thùng dầu đến bình dẫn dầu
của máy biến áp. Rơle với 2 cấp tác động gồm có 2 phao bằng kim loại mang
bầu thủy tinh con có tiếp điểm thủy ngân hoặc tiếp điểm từ. Ở chế độ làm việc
41
bình thường trong bình rơle đầy dầu ,các phao nổi lơ lửng trong dầu, tiếp
điểm của rơle ở trạng thái hở. Khi khí bốc ra yếu (chẳng hạn ví dầu nóng do
quá tải ), khí tập trung lên phía trên của bình rơle đẩy phao số 1 xuống, rơle
gửi tín hiệu cấp 1 cảnh báo. Nếu khí bốc ra mạnh (chẳng hạn do ngắn mạch
trong thùng dầu) luồng dầuvận chuyển từ thùng lên bình dãn dẫuô phao thứ 2
chìm xuống gửi tín hiệu đi cắt máy biến áp. Rơle khí còn có thể tác động khi
mức dầu trong bình rơle hạ thấp do dầu bị rò hoặc thùng biến áp bị thủng. Để
rơle khí làm việc được dễ dàng người ta tạo một độ nghiêng nhất định của ống
dẫn so với mặt phẳng ngang. Góc nghiêngkhoản từ 2 đến 5o đối với rơle khí
có một phao và từ 2 đến 7o đối với rơle có 2 phao. Cấp cảnh báo thường tác
động với lượng khí tập trung phía trên của bình dầu rơle từ 100 đến 250cm3,
cấp 2 tác động cắt máy biến áp khi tốc độ di chuyển của dầu qua rơle từ 70
đến 160cm/s. Để tránh ảnh hưởng chuyển động rối của dầu qua rơle, chiều dài
của đoạn ống từ thùng đến rơle phải lớn hơn 5 lần đường kính của nó và từ
rơle đến bình dãn dầu phải lớn hơn 3 lần.
Rơle khí có thể làm việc khá tin cậy chống tất cả các loại sự cố bên
trong thùng dầu, tuy nhiên kinh nghiêm vận hành cũng phát hiện một số
trường hợp tác động sai do ảnh hưởng của chấn động cơ học lên máy biến áp .
Đối với máy biến áp lớn, bộ điều chỉnh điện áp dưới tải thường được
đặt trong thùng dầu riêng và người ta dùng một bộ rơle khí riêng để bảo vệ
cho bộ điều áp dưới tải .
3.1.4. Bảo vệ dự phòng máy cắt hỏng
Máy cắt là phần tử thừa hành cuối cùng trong hệ thống bảo vệ có nhiệm
vụ cắt phần tử đang mang điện bị sự cố ra khỏi hệ thống. Vì máy cắt khá đắt
tiền nên không thể tăng cường độ tin cậy bằng cách đặt thêm máy cắt dự
phòng làm việc song song với máy cắt chính được. Nếu máy cắt từ chối tác
động thì hệ thống bảo vệ dự phòng phải tác động cắt tất cả những máy cắt lân
cận với chỗ hư hỏng nhằm loại trừ dòng ngắn mạch đến chỗ sự cố.
42
Khi xảy ra sự cố, nếu bảo vệ chính phần tử bị hư hỏng gởi tín hiệu đi
cắt máy cắt, nhưng sau một khoảng thời gian nào đó dòng điện sự cố vẫn còn
tồn tại, có nghĩa là máy cắt đã từ chối tác động.
Hình 3.11 : Sơ đồ nguyên lý bảo vệ máy cắt hỏng
Từ hình 3.8 ta nhận thấy, khi sự cố xảy ra trên đường dây D3 nếu máy
cắt MC3 làm việc bình thường thì sau khi nhận được tín hiệu cắt từ bảo vệ thì
máy cắt MC3 sẽ cắt và dòng điện đầu vào của bảo vệ dự phòng sự cố máy cắt
bằng không, mạch bảo vệ dự phòng sẽ không khởi động. Nếu máy cắt MC3
hỏng, từ chối tác động thì dòng điện sự cố sẽ liên tục đưa vào mạch bảo vệ dự
phòng, rơle quá dòng điện được giữ ở trạng thái tác động, sau một khoảng
thời gian đặt nào đó bảo vệ dự phòng hỏng MC sẽ gởi tín hiệu đi cắt tất cả các
máy cắt nối trực tiếp với phân đoạn thanh góp có máy cắt hỏng, cũng như
máy cắt ở đầu đối diện đường dây bị sự cố D3.
3.2. HỆ THỐNG ĐO LƢỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP NOMURA
Các chức năng bảo vệ của trạm phát điện đều dựa trên số liệu từ việc
đo lường các thông số của trạm phát. Nếu việc đo lường bị gián đoạn hoặc
không chính xác thì hệ thống trạm phát hoạt động không ổn định, tin cậy và
có thể gặp các sự cố rất nghiêm trọng. Do đó việc đo lường các thông số của
trạm phát là hết sức quan trọng và có ý nghĩa đến các quyết định điều khiển,
điều chỉnh của hệ thống trạm phát. Trong các thông số đó các thông số cơ bản
và quan trọng nhất là : điện áp, dòng điện, tần số, công suất .
43
Các yêu cầu với đo lường
- Đo lường các thông số một cách chính xác tin cậy trong mọi chế độ
công tác.
- Việc đo lường các thông số phải đảm bảo tính liên tục, các giá trị
thông số phải phản ánh được giá trị tức thời của hệ thống.
- Các thiết bị đo, mạch đo phải có độ chính xác cao, gọn nhẹ và thuận
lợi cho việc đo lường .
3.2.1. Các nguyên lý đo lƣờng dùng cho mục đích bảo vệ
a. Đo lường một đại lượng đầu vào
Đại lượng đầu vào của X rơle thường là những đại lượng tương tự
(dòng điện, điện áp, góc pha giữa dòng và áp ) được lấy từ phía thứ cấp của
máy biến dòng điện và máy biến điện áp .
Trị số hiệu dụng, trị số tuyệt đối hoặc trị số tức thời của đại lượng đầu
vào này được so sánh với ngưỡng tác động Xkđ của rơle, còn gọi là trị số
chỉnh định của rơle. Nếu đại lượng đầu vào biến thiên vượt quá (đối với loại
rơle cực đại) hoặc thấp hơn (đối với loại rơle cực tiểu) ngưỡng chỉnh định thì
rơle sẽ tác động. Sau khi tác động xong nếu đại lượng đầu vào biến thiên theo
chiều ngược lại và vượt quá trị số Xtv, rơle sẽ trở về trạng thái ban đầu trước
lúc khởi động. Xtv được gọi là ngưỡng trở về hoặc trị số trở về. Trị số khởi
động và trị số trở về liên hệ với nhau qua hệ số trở về : Kv = Xtv / Xkđ
Đối với các rơle điện cơ Kv ≠ 1 thông thường :
+ Kv = 0.85 ÷ 0.9 đối với rơle cực đại
+ Kv = 1.1÷ 1.15 đối với rơle cực tiểu
Đối với các rơle tĩnh và rơle số : Kv ≈ 1 .
Khái niệm rơle cực đại (tác động khi đại lượng đầu vào tăng) và rơle
cực tiểu (tác động khi đại lượng đầu vào giảm) có ảnh hưởng đến cấu trúc của
rơle điện cơ (cuộn dây, lò xo, tiếp điểm). Đối với rơle tĩnh và rơle số chức
44
năng cực đại hoặc cực tiểu có thể dễ dàng đổi lẫn cho nhau bằng phép nghịch
đảo tin hiệu logic đầu ra của rơle.
b. So sánh nhiều đại lượng đầu vào
Rơle có thể tác động trên cơ sở so sánh nhiều đại lượng đầu vào. Nhiều
loại rơle hiện nay như khoảng cách, so lệch ,định hướng công suất làm
việc với hai đại lượng đầu vào. Trong trường hợp tổng quát, hai đại lượng đầu
vào X1 và X2 là tổ hợp của dòng điện I và điện áp U của phần tử bảo vệ :
X1 = K1U + K2I (3.9)
X2 = K3U + K4I (3.10)
Ở đây các hệ số tỉ lệ K1, K2, K3, K4 là những hệ số phức. Tùy từng loại
bảo vệ (loại rơle) có thể chọn những trị số thích hợp cho các hệ số này. Chẳng
hạn, đối với rơle so lệch dòng điện, hai đại lượng dùng để so sánh là vectơ
dòng điện ở hai đầu phần tử được bảo vệ I1 và I2, khi ấy người ta chọn K1 =
K3 = 0 và K2=K4 = 1. Đối với rơle khoảng cách hai đại lượng dùng để so sánh
là điện áp chỗ đặt bảo vệ và dòng điện chạy qua phần tử được bảo vệ nên ta
chọn K1 = K4 =1, K2 = K3 =0.
Với các rơle theo hai đại lượng đầu vào thường người ta dùng hai
nguyên lý so sánh : so sánh biên độ và so sánh pha .
* So sánh biên độ
Trong các rơle làm việc với hai đại lượng đầu vào, thông thường một
đại lượng nào đó chẳng hạn X1 tác động theo chiều hướng làm rơle khởi động
còn đại lượng kia X2 tác động theo chiều hướng ngược lại (hãm, cản trở rơle
tác động) tín hiệu đầu ra Y của rơle sẽ xuất hiện khi:│X1│> │X2│
Trong đó : │X1│ tín hiệu đầu vào khởi động
│X2│tín hiệu đầu vào hãm
Nguyên lý so sánh biên độ hai đại lượng điện được sử dụng trong bảo
vệ so lệch và bảo vệ khoảng cách.
45
* So sánh pha
So sánh pha phản ánh góc lệch pha giữa các đại lượng đầu vào, nếu góc
lệch pha vượt qua (> hay <) trị số pha định trước rơle sẽ tác động. Các đại
lượng tương tự đầu vào X1, X2 qua các bộ biến đổi BĐ1, BĐ2 biến thành các
xung chữ nhật X1’ và X2’ với thời gian trùng pha là tK. Kiểu so sánh này gọi
là so sánh thời gian trùng hợp pha .
Nếu thời gian trùng hợp pha tK lớn hơn thời gian dặt tO của bộ phận
thời gian sẽ xuất hiện tín hiệu đầu ra (Y = 1). Cũng có thể tiến hành so sánh
cho cả nửa chu kỳ âm để tăng mức tác động nhanh của bộ phận so sánh. Để
tăng độ chính xác của bộ so sánh pha, có thể tiến hành lọc và khử thành phần
một chiều cũng như các sóng hài bậc cao trong các đại lượng đầu vào X1, X2
trước khi dựa vào bộ so sánh .
3.2.2. Đo dòng điện và điện áp
Dòng điện cũng như điện áp của các phần tử trong hệ thống điện
htường có trị số lớn không thể đưa trực tiếp vào dụng cụ đo hoặc rơle và các
thiết bị tự động khác, vì vậy các dụng co đo và thiết bị này thường được đấu
nối qua máy biến dòng và máy biến điện áp .
Việc đo lường dòng điện và điện áp rất quan trọng trong mục đích bảo
vệ của hệ thống vì vậy yêu cầu về độ chính xác của thiết bị đo là vô cùng qua
trọng.
a. Nguyên lý đo dòng điện và yêu cầu về độ chính xác của máy biến
dòng
Máy biến dòng làm nhiệm vụ các ly mạch thứ cấp khỏi điện áp cao
phía sơ cấp và đảm bảo dòng điện thứ cấp tiêu chuẩn (5 hay1 A) khi dòng
điện danh định có thể rất khác nhau. Đối với một số thiết bị đo lường và bảo
vệ làm việc theo góc pha của dòng điện cần phai nối đúng đầu các cuộn dây
sơ cấp và thứ cấp máy biến dòng .
46
Các đầu dây của cuộn sơ cấp được ký hiệu S1 và S2 còn các cuộn thứ
cấp T1 và T2. Các đầu dây được xác định theo qui tắc sau : chọn đầu S1 của
cuộn sơ cấp với qui ước là khi giá trị tức thời của dòng điện sơ cấp IS đi từ
đầu S1 đến S2 dòng điện thứ cấp IT sẽ đi từ T2 đến T1 .
Các đầu cùng tên (thường là S1 và T1) đôi khi người ta đánh dấu sao(*)
hoặc nếu trên hình vẽ không ghi kí hiệu thì được hiểu là đầu cùng tên (S1 và
T1 hoặc S2 và T2) nằm cạnh nhau.
Các đầu dây của máy biến dòng có thể được kiểm tra bằng thực nghiệm
theo sơ đồ đơn giản gồm một miliammet kế có thang đo về hai phía và bộ pin
(hoặc acquy) trên hình sau :
Nếu các đầu dây đúng như hình vẽ thì khi ấn nút bấm kim của mA lệch
về phía cực dương (+) còn khi nhả nút kim ra sẽ lệch về phía cực âm .
Từ sơ đồ mạch đẳng trị của của máy biến dòng ta có thể nêu một số
nhận xét như sau :
- Tổng trở của phụ tải mạch thứ cấp của máy biến dòng hầu như không
ảnh hưởng đến trị số của dòng điện thứ cấp .
- Khi phía sơ cấp có dòng điệ, không được để hở mạch thứ cấp của BI
vì khi ấy toàn bộ dòng điện phía sơ cấp sẽ chạy qua mạch kích từ với tổng trở
Zμ khá lớn có thể gây nguy hiểm cho người và thiét bị phía thứ cấp .
- Nếu biết được trị số của tổng trở mạch kích từ Zμ và tổng trở phụ tải
Xpt thì có thể xác định được sai số về giá trị cũng như góc pha của dòng điện
phiá thứ cấp cảu máy biến dòng .
* Sai số máy biến dòng
Chính sự có mặt của dòng điện từ hóa Iμ đã làm cho dòng điện thứ cấp
IT sai khác với dòng sơ cấp sau khi tính đổi (iT = iS /n ). Dòng điện từ hóa Iμ
càng lớn sai số của máy biến dòng càng cao. Người ta phân biệt : sai số về trị
số dòng điện, sai số góc và sai số phức hợp .
47
- Sai số về trị số dòng điện : bằng hiệu số giữa biên độ dòng điện sơ
cấp sau khi tính đổi (IS) với dòng điện thứ cấp (IT) về trị số, sai số này gần
bằng thành phần Iμ của dòng điện từ hóa chiếu lên trục (trùng pha) của dòng
điện thứ cấp IT .
- Sai số góc : bằng góc lệch pha giữa các vectơ dòng điện sơ cấp và
thứ cấp. Về trị số ,sai số góc tỉ lệ với thành phần Iμ của dòng điện từ hóa thẳng
góc với trục của dòng điện thứ cấp IT .
- Sai số phức hợp : sai số phức hợp của máy biến dòng được định
nghĩa như trị số hiệu dụng của dòng điện thứ cấp lý tưởng với dòng điện thứ
cấp thực tế, nó bao gồm cả sai số về trị số lẫn sai số về góc có xét đến ảnh
hưởng của các hài bậc cao trong dòng điện từ hóa .
Thường để bù sai số của máy biến đồng dòng từ hóa gây nên người ta
có thể giảm bớt một vài vòng dây của cuộn thứ cấp, khi ấy dòng điện thứ cấp
sẽ được tăng cao đôi chút nhờ vậy sai số về dòng điện có thể được giảm bớt .
Để kiểm tra máy biến dòng khi sai số về dòng điện và góc pha đã được
xác định, phụ tải BI phải có cosφ =0.8 (cảm kháng ). khi phụ tải bé hơn 5VA
có thể cho phép cosφ =1 .Khi hệ số giứoi hạn theo độ chính xác càng lớn
,công suất đầu ra của BI càng cao. Chẳng hạn phụ tải ở chế độ danh định là 10
VA, với hệ số giới hạn theo độ chính xác bằng 30, ở chế độ ngắn mạch công
suất đầu ra phía thứ cấp của BI có thể đạt 9000 VA.
b. Nguyên lý đo điện áp và yêu cầu về độ chính xác của máy biến điện
áp
Phụ tải của BU cũng như phụ tải của biến áp thông thường được mắc
song song nhau, tổng trở của dây nối nếu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến độ chính
xác của BU. Đầu các cuộn dây của BU cũng được đánh dấu tương tự như đã
xét đối với máy biến dòng, đấu đúng dầu cuộn dây với các dụng cụ đo và thiết
bị bảo vệ có ý nghĩa quan trọng khi cần xét đến góc lệch pha của các đại
lượng điện .
48
BU có thể được chế tạo 3 pha (thường cho cấp điện áp U ≤ 35 kV) hoặc
một pha (U > 66kV) với 1 hoặc 2 cuộn dây thứ cấp. Tùy theo điện áp mà cần
thiết ở phía thứ cấp ta có thể sử dụng các loại BU khác nhau, đấu nối theo
những sơ đồ khác nhau.
Sơ đồ 1 sử dụng 3 BU 1 pha, 2 cuộn dây đấu Yo/Yo, ở phía thứ cấp lấy
được Upha và Udây .
Sơ đồ 2 sử dụng 2 BU 1 pha ,mỗi BU được nối vào điện áp dây theo
hình V, phía thứ cấp nối đất ở pha giữa và có thể lấy được Udây .
Sơ đồ 3 sử dụng 3 BU 1 pha hoặc 1 BU 3 pha với lõi từ có 5 trụ (2 trụ
ngoài cùng không quấn dây ), 3 cuộn đấu YoYo/Δ, ở phía thứ cấp có thể lấy
được Upha, Udây, và Uo (ở dầu cuộn dây nối tam giác hở ). Lõitừ với 5 trụ để
đảm bảo khép kín cho từ thông thứ tự không 3Φo qua các trụ không được
quấn dây .phía cuộn sơ cấp BU trung điểm phải được nối đất tạo đường đi cho
dòng điện thứ tự không Io để tạo nên từ thông Φo khi có chạm đất. Khi phía sơ
cấp không nối đất, phía thứ cấp ở đầu cuộn tam giác hở sẽ nhận được điện áp
tỷ lệ với hài bậc 3 .
Sơ đồ 4 thường được sử dụng để phất hiện chạm đất trong mạng có
dòng chạm đất bé, sơ đồ sử dụng một BU, ở cuộn sơ cấp đấu vào giữa trung
điểm của của máy phát điện hoặc máy biến áp, ở phía thứ cấp có thể lấy được
Uo khi có chạm đất ở phía sơ cấp .
Quá trình quá độ trong máy biến điện áp kiểu cảm ứng điện từ thông
thường không có ảnh hưởng đến gì lớn đến sự làm việc của thiết bị bảo vệ .
Thành phần một chiều của điện áp quá độ cũng được phản ánh dễ dàng
sang phía thứ cấp, hài bậc cao cũng vậy. Trong một số trường hợp có thể xảy
ra cộng hưởng nếu tần số của hài bậc cao trùng với tần số công hưởng của
máy biến điện áp. Khả năng công hưởng sẽ được giảm thấp nếu phụ tải phía
thứ cấp là điện trở tác dụng hoặc tổn thất công suất ở phía thứ cấp khá lớn .
49
* Sai số của máy biến điện áp
Sai số về trị số điện áp được tính theo công thức sau :
fU = (nUUT-US)/ US *100% (3.11)
Trong đó:
nU – hệ số biến đổi danh định của BU,
nU = Usdd/Utdd với US và UT tương ứng là trị số của điện áp đo được trên
cực của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp BU .
Nếu fU > 0, điện áp trên cuộn thứ cấp cao hơn điện áp danh định. Đôi
khi người ta dung biện pháo thay đổi số vòng dây để điều chỉnh sai số của BU
sao cho đạt được sai số dương ở phụ tải thấp và âm ở phụ tải cao .
Sai số góc θU là góc lệch pha giữa điện áp sơ cấp và điện áp thứ cấp θU
> 0 nếu véctơ UT được đảo chiều vượt trước véctơ US .
* Bảo vệ cho máy biến điện áp
Phía sơ cấp của máy biến điện áp có UScp < 66kV thường được bảo vệ
bằng cầu chảy. Ở cấp điện áp cao cầu chảy không đảm bảo được dung lượng
cắt ngắn mạch, vì vậy BU được nối trực tiếp vào điện áp sơ cấp. Phía thứ cấp
của BU thường được bảo vệ bằng cầu chảy hoặc aptômát đặt sát phía đầu ra
của BU. Khi ngắn mạch ở phía phụ tải thứ cấp dòng ngắn mạch có thể vượt
gấp nhiều lần dòng thứ cấp danh định và nếu ở mạch thứ cấp của BU không
đặt thiết bị bảo vệ BU có thể bị hỏng. Ngay cả trong trường hợp phía sơ cấp
có đặt cầu chảy bảo vệ thì cũng không thể cắt BU ra khỏi lưới, vì khi ngắn
mạch có thể dòng điện phía sơ cấp không đủ làm nổ cầu chảy .
3.2.3. Đo tần số
Việc thực hiện đo tần số trong công nghiệp được thực hiện bởi các tần số
kế .
Độ lệch tần số khỏi trị số danh định chứng tỏ trong hệ thống điện bị
mất cân bằng công suất tác dụng giữa nguồn phát với phụ tải. Tần số quá thấp
50
chứng tỏ trong hệ thống thiếu công suất tác dụng, ngược lại tần số quá cao
chứng tỏ thừa công suất tác dụng .
Độ sai lệch tần số có thứ nguyên mHz/MW đặc trưng cho sự ổn định và
―sức mạnh ‖ của hệ thống chống lại những biến đổi công suất tác dụng trong
hệ thống. Đại lượng này càng bé chứng tỏ hệ thống càng khỏe. Vì vậy hệ
thống càng lớn bao nhiêu thì thiết bị đo tần số càng phải chính xác bấy nhiêu.
Khi tần số bị giảm thấp, như đã nói ở trên ,chứng tỏ công suất của
nguồn điện không đáp ứng được nhu cầu phụ tải. Để đưa tần số trở lại bình
thường phải sa thải dần từng bước phụ tải cho đến khi lập lại được cân bằng
giữa cung và cầu công suất tác dụng. Khi mất cân bằng càng lớn, tốc độ biến
đổi của tần số càng nhanh, vì vậy có thể tổ chức các đợt sa thải phụ tải theo
tốc độ thay đổi tần số df/dt .
3.2.4. Đo công suất
Đo công suất trong mạch cao áp người ta sử dụng thêm biến áp đo
lường và biến dòng .
Khi mắc biến dòng và biến áp đo lường cần chú ý :
- Dòng trong mạch dụng cụ đo cùng hướng với dòng điện khi không có
biến áp .
- Các đầu của biến áp và biến dòng phải được đánh dấu
Sơ đồ nguyên lý đo công suất trong mạch 3 pha dung hai oatmet
51
- Ngắn mạch thứ cấp của biến dòng và hở mạch thứ cấp biến áp khi
không sử dụng .
- Nối đất mạch thứ cấp biến áp và biến dòng để đảm bảo an toàn khi đo.
Kết quả đo được của dụng cụ đo nhân với hệ số biến dòng và biến áp :
P = kI.kV.Uicosφ (3.12)
kI,kV – hệ số biến dòng và biến áp
3.2.5. Đo tổng trở
Nguyên lý đo tổng trở được dùng để phát hiện sự cố trên hệ thống tải
điện hoặc máy phát điện bị mất đồng bộ hay thiếu (mất)kích thích
Đối với hệ thống truyền tải, tổng trở đo dược tại chỗ đặt bảo vệ trong
chế độ làm việc bình thường (bằng thương số của điện áp chỗ đặt bảo vệ với
dòng điện phụ tải)cao hơn nhiều so với tổng trở đo dược trong chế độ sự cố.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp tổng trở của mạch vòng sự cố thường tỉ lệ
với khoảng cách từ chỗ đặt bảo vệ tởi chỗ ngắn mạch .
Trong chế độ làm việc bình thường ,tổng trở đo được tại chỗ đặt bảo vệ
phụ thuộc vào trị số và góc pha của dòng điện phụ tải. Trên mặt phẳng phức
số ở chế độ dòng tải cực đại IAmax khi cosφ của phụ tải thay đổi, mút vectơ
tổng trở phụ tải cực tiểu ZAmin sẽ vẽ nên cung tròn có tâm ở gốc tọa độ của
mặt phẳng tổng trở phức .
Tổng trở của đường day tải điện AB được biểu diễn bằng vectơ ĐZ
52
Đối với bảo vệ khoảng cách làm việc không có thời gian, để tránh tác
động nhầm khi có ngắn mạch ở đầu phần tử tiếp theo, tổng trở khởi động của
bộ phận khoảng cách phải chọn bé hơn tổng trở của đường dây: Zkđ = K .ZD
Hệ số K thường được chọn trong khoảng (0.8 ÷ 0.85) có xét đến sai số
của máy biến dòng điện, máy biến điện áp và một số ảnh hưởng gây sai số khác.
Những rơle tổng trở đã được chế tạo và sử dụng trong hệ thống điện có đặc
tuyến khởi dộng rất đa dạng nhằm đáp ứng tốt hơn điều kiện vận hành của hệ
thống .
Ngày nay nguyên lý đo tổng trở thường được sử dụng kết hợp với các
nguyên lý khác như dòng điện, quá điện áp, thiếu điện áp để thực hiện những
bảo vệ đa chức năng hiện đại .
Nguyên lý đo tổng trở có thể được sử dụng để bảo vệ lưới điện phức
tạp có nhiều nguồn với hình dạng bất kì .Tuy nhiên một số yếu tố có thể ảnh
hưởng đến số đo của bộ phận khoảng cách như sai số của máy biến điện áp,
máy biến dòng điện, đien trở quá độ tại một chỗ ngắn mạch như trên đã nói,
hệ số phân bố dòng điện trong nhánh bị sự cố với dòng điện qua chỗ đặt bảo
vệ và đặc biệt là quá trình dao động điện .
3.3. ĐỌC SƠ ĐỒ HỆ THỐNG ĐIỆN KHU CÔNG NGHIỆP NOMURA
Sơ đồ cấp điện cho khu công nghiệp Nomura gồm 200 tờ với nội dung
như sau :
1→ 4 : Mục lục
11 → 35 : Sơ đồ 3 dây (Three line diagram )
36 → 45 : Sơ đồ điều khiển diezel (Engine control diagram )
56 → 75 : Sơ đồ điều khiển đóng cắt mạch điện (Circuit breaker
control diagram )
81 → 86 : Sơ đồ mạch chỉ báo trạng thái hệ thống (Status indicating
diagram )
101 → 135 : Sơ đồ mạch báo động (Annuciation diagram )
53
141 → 143 : Sơ đồ điều chỉnh điện áp (Voltage adjuster control
diagram )
151 → 159 : Sơ đồ điều khiển đồng bộ (Synchonuos control diagram
)
161 → 166 : Sơ đồ phân chia tải (Load control diagram )
Cách đọc đấu nối giữa các đầu dây như sau :
Đầu ra : → SH - XX
Đầu vào : ›— SH - XX
Với XX là số trang mà đầu dây dẫn tới .
Ví dụ : → SH – 10 nghĩa là đầu dây sẽ được nối tiếp đến trang 10.
›— SH – 10 nghĩa là đầu dây được đưa đến từ trang 10.
Cách tìm vị trí của tiếp điểm và rơle
Kí hiệu của tiếp điểm được viết như sau :
Tên rơle chứa tiếp điểm (vị trí )
Ví dụ : 3_DH (186 Q) Nghĩa là tiếp điểm của rơle 3_DH ở bản vẽ
186 cột Q .
Ngoài ra còn có một số kí hiệu đặc biệt sau : , được định nghĩa rõ theo
từng trang, đọc đến trang nào ta thấy các biểu tượng này bằng ghi chú của
trang đó. Với các tiếp điểm của rơle trong trong cùng trang thì sẽ kí hiệu là : -
cột chứa rơle
Ví dụ : - Q nghĩa là tiếp điểm của rơle trong cùng trang và nằm ở vị trí
b cột Q .
3_ Y (36R)đóng → rơle 48PR T có điện và đặt thời gian 13 phút.
Nếu sau 13 phút hệ thống chưa chuẩn bị xong thì 48PR T (116 Q)đóng →
báo đèn chuẩn bị khởi động thất bại, 3_ Y (81K, L) đóng → báo đèn hệ
thống đang chuẩn bị khởi động. 3_ X1(36N) đóng tự duy trì nguồn qua
3_ X1, 3_ X2, 3_ Y, 3_ X1 (36J)mở → rơle 3 ST X mất điện → ngắt đèn
báo hệ thống sẵn sàng .
54
3- X1(37F)đóng sẵn sàng cấp điện cho rơle 63Q T, ST X, ST Y
(SH-37) .
Khi áp lực dầu Lo đủ để cấp cho động cơ diezel → 63Q3 (186G)
đóng → 63Q3 X (186 G)có điện → 63Q3 X(37F) đóng cấp điện
63Q3 T(37L) đóng → ST X, ST Y(SH-37) được cấp điện khi đó
ST Y(36R) mở → ngắt điện qua 48PR T(36R) → chuông áo không chuẩn bị
khởi động được .
ST Y(S1N, P)đóng → báo đèn sẵn sàng khởi động .
ST X(36P) mở → 3_ Y mất điện → ngắt đèn báo chuẩn bị khởi động
ST X(38C) đóng → cấp điện đến chờ ở nút ấn START .
Để khởi động hệ thống ta nhấn nút START (38B) → 4_ X, 20A X
,48T (SH-38) có điện khi đó (SH-13) để bảo vệ công suất ngược cho máy
phát.
Tốc độ điều chỉnh diezel lai máy phát được lấy 2 tín hiệu đầu ra I ,U
của máy phát qua biến dòng 2CT(SH-12) và biến áp 2PT(SH-12) để điều
chỉnh kích từ máy phát đảm bảo ổn định điện áp đầu ra.
Ngoài ra tín hiệu dòng và áp từ biến dòng 2CT và biến áp 2PT(SH-12)
được đưa ra rơle bảo vệ quá áp 59G (SH-12,K), thấp áp 27G (SH-12,M) và
các rơle bảo vệ quá dòng S1G /R, S1G /T, S1G /S (SH-12) để bảo vệ máy
phát. Tín hiệu điện áp này cũng được dẫn đến các thiết bị đo điện áp, dòng và
công suất (SH-13). Ngoài ra tín hiệu điện áp còn được đưa đến để hòa đồng
bộ máy phát vào lưới (SH-157). Tiếp đó điện từ máy phát được hòa vào thanh
cái. Trên thanh cái có một lộ dẫn đến máy biến áp GPT (SH-21) giảm điện áp
6,6 kV /110V và 190V phục vụ đo lường và bảo vệ. Một lộ khác dẫn vào biến
áp 22kV. Trên lộ này có các biến dòng 2CT(SH-24,B), 3CT(SH-23,B)
,3CT(SH-24,B) và biến áp GPT(SH-21), 3PT(SH-24) phục đo lương W, WH,
U, I trên mạng 22kV .
55
Ngoải ra tín hiệu của chúng còn được gửi tới các rơle bảo vệ quá áp
59HV (SH-24,L), bảo vệ thấp áp 27HV (SH-24,N), rơle bảo vệ quá dòng
51HV (SH-24,H), bảo vệ so lệch 87MT (SH-24) cho mạch từ thanh cái 6,6
kV đến biến áp 22kV .
Bên cạnh đó từ thanh cái còn dẫn đến máy biến áp STR-
6600/400/230V(SH-29) tạo điện áp thấp cung cấp cho khu công nghiệp và tự
dùng.
Trên lộ này có biến dòng 2CT(SH-29,B) cấp cho thiết bị đo dòng và
rơle bảo vệ quá dòng 51ST (SH-29,J) .
Một lộ dự phòng 6,6kV(SH-27) được đưa lên thanh cái cùng với máy
phát số 5 sẵn sàng hòa vào thanh cái A hoặc B, khi cần thiết hay xảy ra sự cố.
Trên lộ dự phòng này có một biến dòng 2CT, biến áp 2PT(SH-27) cấp cho
rơle bảo vệ quá dòng 51F(SH-27,H) thiết bị đo W, WH ,V ,A.
Sơ đồ điều khiển Diezel
Khi hệ thống ở chế độ dừng và các điều kiện sau thỏa mãn : (SH-36)
- Không xảy ra lỗi : 86E X1, 86B X1 đóng
- Nhiên liệu đủ : 5H X1 đóng
- Đã được làm mát được : 5AF X đóng
- Đang ở chế độ dừng 5_ X1 đóng
- Tốc độ < 30% : 14_ X1F đóng
- Dầu FO đủ : 33D X1 đóng
- Khí khởi động đủ áp suất : 63LY đóng
- Dầu LO đủ : 33QL Y đóng
- Tay đòn két dầu L.O ở mức cao : 33QVL Y đóng
- Sẵn sàng để khởi động : 48PR T Y đóng
- Đường khí tốt : 33D100X, 33D5 X đóng
56
Khi đó điện được dẫn đến chờ ở rơle 4_3CFT X(36F) và các rơle 3_
X1, 3_ X2, 3_ X(SH-36) rơle 3ST X(36L) có điện → tiếp điểm
3ST X(81H,G) đóng → đèn báo hệ thống sẵn sàng bật.
Để chuyển sang chế độ chuẩn bị khởi động ta nhấn nút CS (36Y) →
tiếp điểm 1_2 của CS(36L) đóng → 3 rơle 3_ X1, 3_ X2, 3_ Y được cấp
điện, khi đó 48T (38F) có điện → 48T (101Q) đóng sau 15s mà diezel chưa
khởi động được → 48T X(101Q) có điện → 48T X(107S) đóng báo dừng
khẩn cấp. 48T X(104B) đóng cấp điện cho rơle báo có lỗi nặng
86E X1(104B) → tiếp điểm 86EX1(36C) mở → không cho khởi động lại .
- 20A X(38D) có điện → 20A X(44C) đóng → cấp điện cho cuộn van
khởi động 20A (44B) để khởi động diezel .
- 4_ X(38B) có điện → 4_ X(38D) đóng lại tự duy trì điện khi ta nhả
nút START. 4- X(38Q) đóng → 4_ Y2 có điện → 4_ Y2 (42C) đóng dẫn
điện đến chờ ở tiếp điểm này. Mặt khác 4_ Y2(51D,L) đóng → sẵn sàng cấp
điện chia cuộn đóng CC(151B) để đóng máy phát vào lưới .
- 4_ X(36B) đóng cùng với S0FT X đã đóng S0FT X(36H) đóng →
tự duy trì nguồn qua .
- 4_SOFT X(36G), 4_SOFT X(38D) đóng → duy trì nguồn cấp cho
việc khởi động .
- 4_ X(37N) mở → ST Y mất điện → ngắt đèn báo sẵn sàng khởi
động 48PR T(36R). Sau khi khởi động, tín hiệu tốc độ động cơ được biến đổi
thành tín hiệu điện nhờ PMG(11K) và truyền đến rơle tốc độ SPR (41C) .
Khi tốc độ điều chỉnh > 30% thì tiếp điểm 14_ của SPR (41B) đóng
lại cấp điện cho các rơle 14_ XO, 14_ X, 14_ X1, 20KX ,20K T(SH38)
khi đó
- 14_ XO(81Q,S,G,J) đóng → báo động cơ đang chạy
- 20K X(44F) đóng → cấp điện cho van cấp dầu nhiên liệu cho diezel .
57
- 14_ X1(36C) mở → ngắt điện toàn bộ rơle ở SH36, khi 3_ X1(36L)
mất điện thì tiếp điểm 3_ X1(37F) mở → ngắt điện toàn bộ rơle SH37. Khi
đó
ST X(38C) và 4_SOFT X(38D) mở ra → 4_ Y2(42C) đóng → dẫn
điệncho van cấp dầu HFO.
4_ Y2(51D,L) đóng → cấp điện cho cuộn kích từ máy phát.
- 14_ X1(38S) đóng → 4_ Y2 có điện → 4_ X, 20A X ,48T mất
điện, do 48T mất điện nên hệ thống sẽ không báo lỗi khởi động động cơ .
- 14_ X1(39Q) đóng → cấp điện cho 52G Y1(39U)báo ON_Line.
Khi tốc độ điều chỉnh diezel tiếp tục tăng đến > 85% thì 13_ (41D) đóng lại,
khi đó SPR , 13_ (41D) đóng lại, SPR ,13_ (39B) đóng → 13_ XO có
điện → 13_ XO(39C) đóng → 13G T, 13E 1T ,13E 2T ,13 X1 có điện
đến các mạch bảo vệ, cảnh báo.
- Khi diezel ở chế độ running 4_ Y2(42C) đóng → 33D T1(42C) có
điện → 33D T1(42H) đóng lại sau 30’ → STHFOX(42H) có điện →
STHF X(42N) đóng → 20F X(42R) có điện → 20F X(44K) đóng cấp điện
cho van điện từ cấp dầu HFO.
Để dừng máy phát ta nhấn nút STOP (40R) → 5_ X1 ,5_ X2, 5_ X3,
20T X, 5_ T(SH-40) có điện. Khi đó :
- 5_ X1(40T) đóng → tự duy trì nguồn khi bỏ nút STOP
- 5_ X1(36C) mở → ngắt điện các rơle ở SH-36,37
- 5_ X1(38K) mở → 20K X(38L) mất điện → 20K X(44F) mở →
ngắt điệnvào van cấp dầu HFO.
- 5_ X1(39C) mở → ngắt điện vào các rơle 13G T, 13E 1T,
13E 2T, 13 2T, 13 X1(SH-39) → ngắt nguồn vào các khối bảo vệ và báo
động .
- 20T X(44H) đóng → cấp điện cho van dừng diezel.
58
Khi hoạt động nếu động cơ chạy qúa 115% tốc độ thì tiếp điểm
12_ (41E) đóng lại → 12_ (101M) đóng → 12 X(101M) có điện
- 12_ X(104B) đóng → 86E X1(104B) có điện → dùng diezel
- 12_ X(107M) đóng → báo đèn cho biết quá tốc độ diezel .
Bình thường rơle Y(118W) có điện. Các tiếp điểm của rơle này đóng lại
để duy trì dòng qua (Y).
Khi có lỗi xảy ra tiếp điểm FAULT CONTACT đóng → rơle (X) có
điện. Các tiếp điểm của rơle này đóng lại có chức năng sau :
- Tự duy trì nguồn qua rơle (X)
- Cấp nguồn báo động bên ngoài (Alarm output )
- Cấp nguồn cho rơle 28BC1 X(118N), 28BC1 X(118G) đóng →
báo động bằng còi .
- 28BC1 X(118B) đóng → 66C T(118B) có điện → tạo ra việc đóng
mở. 66C T(118B) theo chu kì 1s → 66C X được cấp điện theo chu kì 1s (0.5s
có điện, 0.5s mất điện)→ 66C X(118L) đóng mở theo chu kì 1s → đèn (L)
(118Y) nhấp nháy. Khi ta nhấn nút Alarm stop (118M) → cuộn (118W) mất
điện → mở các tiếp điểm của rơle này → ngắt nguồn vào 28BC1 X,
66C X(SH-118) và chuyển bộ nguồn cấp qua đèn (L) để đèn này sáng không
nháy .
Điều chỉnh điện áp máy phát
Để tăng (giảm) điện áp vào máy phát ta tăng giảm kích từ máy phát
bằng cách cấp điện vào rơle 90R H(141C) [ 90R L(114E)] rơle
90R H(90R L) được cấp điện nhờ ấn nút điều khiển tại chỗ hoặc đóng các
tiếp điểm cấp nguồn cho 90 H(90 L) ở chế độ On_line. Khi 90R H được
cấp điện:
- 90R H(143T) đóng → đèn báo tăng điện áp máy phát. Nếu điện áp
đạt tới mức giới hạn trên thì rơle 90HH X(143K) có điện → 90HH X(141)
59
mở → ngắt điện vào 90R H(141C) → dừng tăng điện áp máy phát. Nếu điện
áp máy phát đạt tới giới hạn trên thì rơle 90HH X(143K) có điện →
90HH X(141) mở → ngắt điện vào 90R H(141C) → dừng tăng điện áp máy
phát .
- 90R L(141C) mở → khống chế không cho điện vào 90R H(141B)
tránh có cùng lúc cả hai tín hiệu tăng và giảm điện áp máy phát .
Điều chỉnh tốc độ động cơ diezel (công suất máy phát khi làm việc
song song )
Việc tăng (giảm)tốc độ diezel xảy ra khi rơle 65G5HX(65G5LX) (SH-
147) có điện. Ta có thể thực hiện cấp điện cho các rơle này bằng các nút ấn
7_65G5(147C,D) hoặc đóng các tiếp điểm của các rơle trung gian trong chế
độ làm việc online.
Khi rơle 65G5HX(147C) có điện :
- 65G5HX(147E) mở → khống chế không cho điện áp vào rơle
65G5LX tránh cùng lúc xảy ra cả hai tín hiệu tăng và giảm tốc độ diezel.
- 65G5HX(147U) đóng → báo đèn đang tăng tốc độ diezel
Khi rơle 65G5LX(147E) có điện :
- 65G5LX(147C) mở → khống chế không cho điện áp vào
65G5HX(147C) tránh cùng lúc cả hai tín hiệu tăng và giảm tốc độ diezel .
- 65G5LX(148W) đóng → báo đèn đang giảm tốc độ diezel
- 65G5HX(147P,R) đóng cấp điện cho động cơ một chiều (M)(148L)
quay theo chiều ngược → giảm lượng dầu vào diezel .
Sơ đồ điều khiển hòa đồng bộ máy phát
Hòa đồng bộ máy phát vào lưới là công việc quan trọngtrong điều
khiển hoạt động của máy phát. Việc hòa chính xác thời điểm điện áp máy
phát vào điện lưới có cùng biên độ, góc pha, tần số sẽ giảm dòng xung kích
khi hòa đảm bảo an toàn cho máy phát và mạng điện. Để hòa đòng bộ máy
phát vào lưới ta có thể sử dụng phương pháp hòa bằng tay hoặc hòa tự động .
60
+ Hòa máy phát ở chế độ bằng tay
25G M1(156K) đóng → 25M X1, 25M X2(156K,L) có điện → các
tiếp điểm của rơle này ở SH-159C đóng → cấp tín hiệu từ máy phát vào bộ
phát điện đồng bộ 25B_ (159) .
Để tiến hành hòa máy phát vào lưới ta điều chỉnh tăng giảm điện áp
máy phát, tốc độ diezel theo chế độ bằng tay hoặc online.
- Tăng điện áp máy phát : ta có thể ấn nút tại chỗ 7_90R (141C,E) để
cấp điện vào 90R H(141C) hoặc dùng nút ấn từ xa CS_7_90 (152C) cấp
điện cho 90S H(141C). Khi 90R H được cấp điện thì điện áp máy phát tăng
lên như đã thuyết minh ở trên .
- Tương tự như vậy có thể giảm điện áp máy phát bằng các nút
CS_7_90R (141E) hoặc CS_7_90R (152E). Giảm tốc độ diezel bằng nút
CS_7_65GS(146E) hoặc CS_7_65S (152N) tăng tốc độ diezel bằng nút
CS_7_65G (146C) hoặc CS_7_65S (152K).
Khi sai lệch điện áp, góc pha, tấn số máy phát với lưới ở phạm vi cho
phép thì bộ kiểm tra đồng bộ 25B_ (159) đóng tiếp điểm cấp nguồn cho hai
rơle 25M X1, 25M X2(159GH) → 25SM X1(56J) đóng → sẵn sàng cấp
điện cho 52G CX(56E).
Để hòa đồng bộ máy phát vào lưới tại thời điểm mong muốn ta ấn nút
CS3_523Y (152S) → 25MC X1(152R), 25MC X2(152C) có điện → 25
MC X1(56J) đóng → cấp điện áp cho 52G CX(56J) → đóng máy cắt VCB
52G (13C) đưa điện áp máy phát lên thanh cái.
*Hòa đồng bộ máy phát ở chế độ tự động
Để chọn chế độ tự động hòa đồng bộ ta chuyển công tắc
C0S43Y(151C) đóng → cấp điện cho các rowle 43SYX1, 43SYX2,
43SYX3(151C,F,J). Tiếp điểm các rơle này ở SH-153F,D,M,K,J,R,B và
61
SH-154 H,K đóng lại sẵn sàng cấp điện cho các rowle trung gian hoạt động ở
chế độ auto của từng máy phát từ 1 → 9.
Tiếp theo ta dùng 2 công tắc 43_25_1(153Y) và 43_25_2(153Y) để
chọn máy phát ta muốn hòa vào lưới .
Giả sử ta muốn chọn máy phát cần hòa vào lưới là máy phát 6 → đưa
công tắc 43_25_1(153Y) về vị trí h → 43_25_(153D) đóng → 2 rơle
25GA1, 25GA2(153F,G) có điện khi đó :
- 25GA1(56L) đóng sẵn sàng cấp điện cho 25GCX để đóng máy
phát lên lưới .
- 25GA1(141K) đóng → sẵn sàng cấp điện cho 90RL(141C,E) để
tăng giảm điện áp máy phát .
- 25GA1(146K) đóng sẵn sàng cấp điện cho 65GHX,
65GLX(146C,E) để tăng giảm tốc độ động cơ diezel .
- 25GA1(155C) đóng cấp điện cho 25GX(155B) →tiếp điểm
25GX(157J,M,K) đóng → đưa điện áp máy phát 6 vào thiết bị hòa đồng bộ
25_ASD(158), 25GX(156C) đóng → 25GBX(156B) có điện → tiếp điểm
25GBX (157D,E,F) đóng đưa điện áp vào thiết bị hòa đồng bộ
25A_ASD(158).
- 25GA2(156E) đóng → cấp điện cho 3 rơle 25AX1 ,25AX2,
48SYT(156E,F,G).
Tiếp điểm 25AX1, 25AX2 (158C) đóng → đưa điện áp máy phát
vào điện áp lưới vào thiết bị hòa đồng bộ 25A_ASD(158)
- 48SYT(156G) tính thời gian 3 phút .Nếu sau thời gian 3 phút máy
phát hòa được bào lưới thì 48SYT(119E) đóng báo đèn tự động hòa đồng bộ
thất bại và cấp điện cho 2 rơle 48SYTY ,48SYTY1 (119C,D).
Các tiếp điểm của 2 rơle này ở (SH-153 F,M,T,D) và (154K,U) mở ra
→ ngắt điện vào các rơle trung gian ở chế độ tự hòa đồng bộ. (Đối với máy
62
phát 6 thì 48SYTY(153C) mở → 25GA1,25GA2 mất điện)→ thoát khỏi
chế độ tự hòa đồng bộ .
Khi thiết bị hòa đồng bộ 25A_ASD (158) hoạt động nó sẽ đóng các
tiếp điểm tương ứng ở 158 K, N,R,T để tăng giảm tốc độ diezel và tăng giảm
điện áp máy phát .
Giả sử cần tăng tốc đọ diezel thì tiếp điểm của 25A_(158K) đóng →
cấp điện cho 25HGLX ,25HGHX(146C) → tăng tốc độ động cơ .
Tương tự với các trường hợp giảm tốc độ diezel hay tăng giảm điện áp
máy phát .
Khi điện áp máy phát đồng bộ với điện áp lưới thì tiếp điểm
25A_ASD(158G) cấp điện cho 25SAX1, 25SAX2(158G,H) →
25SAX1(56L) đóng cấp điện cho 52GCX(56F) → đóng máy cắt VCB
52G đưa điện áp máy phát lên lưới .
* Sơ đồ điện mạch báo trạng thái
Mạch chỉ báo từ SHS1 → SH86 với chức năng chỉ báo trạng thái hệ
thống trên bảng điều khiển để người vận hành dễ dàng quan sát, kiểm tra cũng
như vận hành hệ thống hay xử lý các sự cố xảy ra .
- Khi ta ấn nút thử đèn LAMP TEST (105E) → LTGX(105) có
điện → LTGX(81B) đóng → cấp nguồn cho tất cả đèn chỉ báo .
- Tương ứng với mỗi đèn là 1 tiếp điểm của rowle chỉ báo trạng thái hệ
thống. Ở đây ta chỉ xét một số chỉ báo tiêu biểu .
+ Hệ thống ở trạng thái sẵn sàng (Proparation Available): sáng khi
rowle 3STX(36J) có điện. Báo rằng hệ thống không có lỗi gì xảy ra, sẵn
sàng chuẩn bị cho khởi động .
+ Chuẩn bị khởi động diezel (Preparation)sáng khi 3_Y(36Q) có điện
.
Đèn này sáng trong khi hệ thống chuẩn bị khởi động diezel. Nó sẽ tắt
khi hệ thống chuẩn bị khởi động xong .
63
+ Sẵn sàng khởi động diezel (Starting available): sáng khi STY(37N)
có điện. Báo hệ thống đã chuẩn bị xong, người điều khiển có thể start để khởi
động diezel .
+ Báo hệ thống đang hoạt động (Running) : sáng khi 14_X0(38G) có
điện. Báo là máy phát đang ở chế độ hoạt động .
+ Báo máy phát đang không ở chế độ dừng (Stop).
+ Báo lượng dầu có đủ cho diezel (Available for H.F.O)
+ Báo loại dầu đang sử dụng cho diezel (Operation on D.O ; Operation
on H.F.O )
+ Báo chế độ chữa tải của máy phát (Auto load shifting )
Ngoài ra còn một số đèn được dùng để dự phòng cho hệ thống .
* Sơ đồ mạch báo động
- Khi hệ thống hoạt động có lỗi xảy ra thì cảm biến của hệ thống sẽ tác
động tương ứng với lỗi đó. Tín hiệu từ cảm biến được truyền về để chỉ thị báo
động hoặc dừng động cơ. Để làm rõ hơn ta xét một số trường hợp cụ thể sau :
khi máy phát đang làm việc bình thường thì khối cảnh báo sẽ được cấp nguồn
do các rowle 13GT, 13E1T, 13E2T, 13X1(SH-39) có điện, đóng các
tiếp điểm cấp nguồn cho khối cảnh báo .
- Giả sử áp suất dầu L.O không đủ. Khi đó cảm biến 63Q2(108X) tác
động → 63Q2(108X) → 63Q2(101C) đóng → 63Q2Y có điện → tiếp
điểm 63Q2Y(101E) đóng tự duy trì nguồn qua 63Q2Y. Mặt khác
63Q2Y (107D) đóng cấp điện cho đèn báo L.O press lơ. Tiếp điểm
63Q2Y(104B) đóng → cấp điện cho 2 rowle 86EX1, 86EX2(SH-104).
Khi đó :
- 86EX1(36C) mở → báo lỗi hệ thống không ở trạng thái sẵn sàng .
- 86EX1(51B,K) → không cấp điện cho các cuộn đóng máy cắt
52GD VCB(13B).
64
- 86EX1(51G,D) đóng → cấp nguồn cho cuộn cắt → ngắt máy phát
ra khỏi lưới .
Sau khi đã khắc phục xong lỗi để reset lại hệ thống ta nhấn nút RESET
BS_2(104G). Khi đó các tiếp điểm của 86EX1, 86EX2 sẽ trở lại trạng thái
ban đầu .
- Khi điện áp máy phát quá cao thì rowle điện áp 59G(13L) tác động
→ 59G(102K) đóng → 59GX có điện. Các tiếp điểm
59GX(104D,108T) đóng → báo đèn over voltage và cấp điện cho 2 rowle
86EX1, 86EX2(SH-104) → báo hệ thống không ở trạng thái sẵn sàng và
ngắt kích từ máy phát .
* Hoạt động của thiết bị báo động (SH-118)
Thiết bị báo động này hoạt động như sau :
Khi có lỗi tương ứng xảy ra (tiếp điểm Fault contact đóng)thì sẽ báo
bằng đèn và còi. Đèn sáng nhấp nháy với chu kì 1s. Khi người dùng điều
khiển nhấn nút Alarm stop thì còi tắt đèn và sáng không nháy nữa. Khi đã
khắc phục xong sự cố cần ấn nút RESET để tắt đèn báo động .
* Dừng khẩn cấp hệ thống
Khi hệ thống xảy ra lỗi cần dừng khẩn cấp ta nhấn nút Emergency
stop(101T) → 5EX (101T) có điện → 5EX(101V) đóng lại để duy trì.
5EX(107S) đóng cấp nguồn cho đèn báo dừng khẩn cấp hệ thống.
5EX(104B) đóng → cấp nguồn cho 2 rowle 86EX1, 86EX2 → báo hệ
thống có lỗi và ngắt máy phát .
65
KẾT LUẬN
Sau 3 tháng làm tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
T.S Hoàng Xuân Bình và các thầy cô giáo trong khoa cùng bạn bè cộng với
sự nỗ lực bản thân đến nay em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp với đề tài:
“Phân tích trung tâm điều độ cung cấp điện cho khu công nghiệp
Nomura Hải Phòng – Đi sâu vào hệ thống đo lƣờng và bảo vệ”.
Quá trình thực hiện đồ án đã giúp em củng cố lại kiến thức đã học và
hiểu thêm nhiều về thực tế. Trong đề tài này em đã giải quyết được nhưũng
vấn đề cơ bản sau:
1. Tổng quan vấn đề nguồn và phụ tải khu công nghiệp Nomura Hải
phòng
2. Hệ thống cung cấp điện cho khu công nghiệp Nomura
3. Đo lường và bảo vệ trong hệ thống điện khu công nghiệp Nomura
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu đề tài không có nhiều, trình độ
chuyên môn còn hạn chế. Mặt khác việc thu thập tài liệu còn nhiều khó khăn
trở ngại và những điều kiện khách quan khác cho nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót.
Em mong các thầy cô giáo trong khoa cùng các bạn đồng nghiệp sẽ
giúp đỡ em, đóng góp những ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phạm Văn Chới, Bùi Tiễn Hữu, Nguyễn Tiến Tôn (2006) Khí cụ
điện – Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội
2 Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu (2006) Máy điện II
– Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội
3 GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn (2005) Máy điện – Nhà xuất bản Xây
dựng Hà Nội
4 VS.GS Trần Đình Long (2000) Bảo vệ các hệ thống điện – Nhà
xuất bản Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội
5 Bùi Ngọc Thủ (2002) Mạng cung cấp và phân phối điện – Nhà xuất
bản Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội
6 KS Bùi Thanh Sơn (2000) Trạm phát điện tàu thuỷ - Nhà xuất bản
Giao thông Vận tải Hà Nội
7 Tài liệu trạm phát điện Power Plan của khu công nghiệp Nomura
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33.NgoHongMinh_DC1001.pdf