Đề tài Phân tích và đánh giá thực trạng xoá đói giảm nghèo ở huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010

Nền kinh tế Việt Nam chỉ thực sự có bước chuyển biến khi Đảng và Nhà nước thực hiện các chính sách mở cửa, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong những năm này, tình hình kinh tế trong nước đã có những thay đổi lớn. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng GDP cao và tăng đều qua các năm, bình quân thời kỳ 1986-1990 tăng 3% năm; thời kỳ 1991-1995 tăng 8,2% năm; năm 1991 tăng 9,34% Nhờ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện, lạm phát được kìm chế và giảm dần trong những năm gần đây: năm 1995 là 12,4%; năm 1996 là 4,5%; năm 1997 còn 3,6% (trong đó có những năm con số này lên đến 774,7% siêu lạm phát (1986). Tuy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như trên, nhưng vào thập niên 90 Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới, chỉ tiêu kinh tế bình quân đầu người còn rất thấp, tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao. Có hơn 90% số người nghèo đói ở nông thôn sản xuất thuần nông, qui mô nhỏ và lạc hậu

doc63 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đánh giá thực trạng xoá đói giảm nghèo ở huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích cực, sáng tạo trong lao động sản xuất, không trông chờ, ỷ lại đợi chính sách của nhà nước và tự mình vươn lên để thoát nghèo, như xã Đồng văn, xã Hoành Mô, đặc biệt đối với thị trấn Bình Liêu, tỷ lệ nghèo hàng năm tuy ít nhưng đây là số hộ rất khó khăn về kinh tế; xong Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân thị trấn đã tích cực chỉ đạo và hoạt động trên lĩnh vực này bằng mở mang nhiều ngành, nghề khác nhau để tạo thêm việc làm cho nhân dân có tăng thu nhập, do vậy hàng năm số nghèo của thị trấn Bình Liêu được giảm nhanh cụ thể là năm 2001 thị trấn có 30 hộ nghèo/623 hộ = 4,82%. đến năm 2005 còn 6 hộ nghèo = 0,96% tổng số hộ. Năm 2006 Nhà Nước có chính sách mới là nâng thu nhập bình quân của mỗi gia đình lên một mức cao hơn cụ thể là: hộ có thu nhập từ dưới 200.000đ/ 1 khẩu (đối với hộ nông nhgiệp) thì thuộc diện hộ nghèo;hộ có thu nhập từ dưới 260.000đ (đối với những hộ còn lại) là hộ nghèo. Mức cũ là: (hộ nông nghiệp có mức thu nhập dưới 100.000đ là hộ nghèo, hộ thuộc đối tượng còn lại có thu nhập từ dưới 120.000đ là hộ nghèo). Chính vì vậy, số hộ nghèo của đầu năm 2006 có thay đổi lớn ; số hộ nghèo toàn huyện được tăng lên đồng nghĩa với tỷ lệ % hộ nghèo cũng được tăng lên, (như biểu mẫu đã thống kê). Như vậy hộ nghèo năm 2005 của huyện chỉ có 428 hộ = 9,23% đến đầu năm 2006 qua điều tra, khảo sát, thông kê đã cho thấy số hộ nghèo (theo tiêu chí mới) là 244,3 hộ =55,03% số hộ và tỷ lệ nghèo cao nhất đối với các xã là: xã vô Ngại với 429 hộ = 61,90%, tăng so với năm 2005 là 394 hộ =1.125,7% xã Tình Húc có 425 hộ = 61,59% tăng so với năm 2005 là 324 hộ = 320,8% xã Lục Hồn có 425 hộ = 50,18% tăng so với năm 2005 là 309 hộ = 266,4% xã Đồng tâm có 356 hộ = 56,78% tăng so với năm 2005 là 310 hộ = 673,9% xã Húc Động có 294 hộ = 68,85% tăng so với năm 2005 là 192 hộ = 188,2% , xã Húc Động tuy số người tăng ít nhưng tỷ lệ nghèo quá cao (vì hộ dân ít) các xã còn lại như xã Hoành Mô, Đồng Văn, thị trấn cũng có tỷ lệ tăng từ 93 hộ đến 293 hộ đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc chỉ đạo,tổ chức thực hiện phát triển kinh tế xã hội trong đời sống kinh tế, tinh thần của nhân dân, trước mắt và các năm tiếp theo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện: Tuy nhiện, trong năm 2006 huyện đã phấn đấu giảm nghèo đáng kể từ 2.542 hộ = 49,46% đầu năm, đến thời điểm tháng 12/2006 chỉ còn 2.029 hộ = 39,53% (giảm 513 hộ = 9,93% Để đạt được những kết quả trên là sự phấn đấu liên tục, sự chỉ đạo kịp thời,thường xuyên của Cấp ủy, Chính quyền, các đoàn thể, cơ quan chuyên môn từ huyện đến xã và thôn bản, khu phố, hộ thoát nghèo năm 2006, đã có nhiều hộ gia đình có mức thu nhập cao từ 2,5- 4 tấn thóc (2 vụ), chăn nuôi phát triển, các dự án đầu tư theo chương trình 135/CP góp phần thu hút lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho các hộ gia đình có công trình đi qua; khai thác nhựa thông, trồng rừng, trồng cây đặc sản như hồi, quế; đầu tư giống lúa, ngô, lạc,dong riềng có năng suất cao ; ngoài ra còn có nguồn thu từ một số sản phẩm mới như: nấm, mộc nhĩ giúp cho hộ nghèo tăng thêm mức thu nhập cải thiện điều kiện sống, nua sắm được tiện nghi phục vụ sinh hoạt như: Ti vi, xe máy, máy sát, mở dịch vụ Điển hình nhiều hộ ở các xã Lục Hồn, Húc Động, Hoành Mô, thị trấn Bình Liêu, bên cạnh đó một số xã, việc bình xét hộ thoát nghèo còn lúng túng,bị sức ép, nên việc bình xét còn để kéo dài. * Phân loại hộ nghèo theo tiêu chí - Thiếu đất sản xuất là 660 hộ,(bằng 25,96% hộ nghèo) - Hộ thuộc diện chính sách có công là 42 hộ (bằng 1,6% hộ nghèo) - Hộ thuộc diện chính sách xã hội là 53 hộ (bằng 2% hộ nghèo) - Hộ có người ốm đau tàn tật là 150 hộ (bằng 5,9% hộ nghèo) - Hộ nhà ở, tường gạch đất hoặc trình là : 2.503 hộ ( bằng 98,47% hộ nghèo) - Hộ sử dụng hố phân sầu là: 2.508 hộ, chiếm 98,72% hộ nghèo . * Phân loại theo khu vực: Tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là thị trấn, chiếm 14,12% ; cao nhất là xã Húc Động 68,85% , Vô ngại , Tình Húc trên 61% ; các xã còn lại tỷ lệ hộ nghèo giao động trong khoảng từ trên 45% đến dưới 56% . theo thôn bản, trong số 97 thôn bản, khu phố có 5 thôn bản 100% hộ nghèo ( chủ yếu vùng cao, vùng dân tộc người dao) 13 thôn bản tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 80%. * Phân loại theo thu nhập: + Mức thu mhập bình quân dưới 120.000đ,/người/tháng là 1.063 hộ (41,82%). Các xã có tỷ lệ cao là hục hồn 286 hộ (71,85%); Vô ngại có 259 hộ (60,37%); Húc động 193 hộ (65,64%). + Mức thu nhập bình quân từ trên 120.000đ/người/tháng là 1.497 hộ bằng 58,18% hộ nghèo, chủ yếu ở các xã như Thị trấn, Đồng Văn, Hoành Mô,Tình Húc, Đồng tâm; mức thu nhập từ 170.000đ/ người/ tháng chiếm tỷ lệ cao hơn . Cụ thể hơn và xác định rõ nguyên nhân cơ bản tác động trực tiếp đến đời sống của các hộ nghèo, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khaỏ sát.Qua khảo sát sơ bộ bước đầu 349 hộ đã đăng ký thoát nghèo được đưa vào diện căn xem xét giúp đỡ để có cơ hội thoát nghèo 2006, qua đó đã xác định và phân tích để tìm ra những nguyên nhân chính. *Phân loại theo nguyên nhân nghèo - Do thiếu vốn là: 212 hộ (bằng 60,74%) - Do thiếu kinh nghiệm làm ăn là: 186 hộ (bằng 53,3%) - Do thiếu lao động là: 28 hộ (bằng 8,02%) - Do thiếu đất canh tác là:20 hộ (bằng 5,7%) - Do có người tàn tật là: 03 hộ (bằng 0,08%) Trong số này, có một số hộ có từ 1-3 nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Các hộ thiếu đất, thiếu kinh nghiệm làm ăn chủ yếu ở các thôn bản vùng cao, thiếu vốn chủ yếu ở các thôn bản vùng thấp, không có hộ lười lao động, không có người mắc tệ nạn xã hội hoặc bị rủi ro. Số nhân khẩu bình quân là 5 người/hộ, một số thôn bản vùng cao có tỷ lệ cao hơn như Ngàn Chuồng thuộc xã Lục Hồn, Ngàn Vàng trên Đồng Tâmlực lượng lao động rất dồi dào (chiếm hơn 55% tổng số khẩu toàn huyện). Đây là cơ sở quan trọng để triển khai các biện pháp trợ giúp dựa trên nguồn lực lao động sẵn có của gia đình các hộ đăng ký thoát nghèo. Huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninh có tất cả 7 xã và 1 thị trấn trong đó có 5 xã đặc biệt khó khăn được Tỉnh phân công các các ban ngành, Đoàn thể, Doanh nghiệp và địa phương giúp đỡ, tập trung các nguồn lực và lồng ghép với các chương trình mục tiêu ; xây dựng cơ sở hạ tầng phụ vụ cho quá trình sản xuất , nâng cao đời sống và dân trí cho các xã nghèo. Xoá đói giảm nghèo mang tính kinh tế- xã hội sâu sắc, đòi hỏi phải có sự quan gia đồng bộ của các cấp, các ngành . Nhận thức được tầm quan trọng đó Huyện uỷ- HĐND- UBND huyện Bình liêu đã có chủ trương chỉ đạo Phòng Nội vụ - Lao động- TBXH , Phòng thống kê huyện điêu tra khảo sát mức sống của nhân dân trong toàn huyện và ra nghị quyết về công tác xoá đói giảm nghèo. Thực hiện Nghị quyết đó xoá đói giảm nghèo đã trở thành chương trình hành động của mỗi cấp uỷ,chính quyền 7 xã và một thị trấn và các ngành, các tổ chức đoàn thể quần chúng huy động nhiều nguồn lực cho công tác xoá đói giảm nghèo tạo nhiều mô hình về xoá đói giảm nghèo có sức thuyết phục trong toàn huyện, công tác xoá đói giảm nghèo trở thành một chương trình thật sự liên tục qua các năm chương trình đạt được những những thắng lợi đang kể, được nhân dân cả huyện đồng tình ửng hộ đã và đang đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. 3. Đánh giá kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo trong những năm qua * Đánh giá chung: Qua hơn 5 năm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo , được sự đầu tư của trung ương và của tỉnh , với sự cố gắng của các tổ chức chính trị- xã hội , huyện Bình Liêu đã thu hút được những kết quả quan trọng . Các chỉ tiêu về phát triển và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn ổn định, Quản lý và sử dụng các nguồn vồn đầu tư cho xóa đói giảm nghèo đúng mục đích, đúng đối tượng, hợp lòng dân ít thất thoát và có hiệu quả . trình độ dân trí và đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên , bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 25,81% năm 2001, xuống còn 9,23% năm 2005 ( bình quân mỗi năm giảm trên 3%) . Số hộ nghèo giảm từ 1.054hộ xuống còn 428 hộ năm 2005 ( theo tiêu trí cũ) , đạt chỉ tiêu của giảm hộ nghèo tỉnh giao. Cơ sở thiết yếu phụ vụ sản xuất và đời sông dân sinh ngày càng được cải thiện , 100% số xã có đường ô tô được rải nhựa và điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, 5/7 xã có chợ , 57,7% số hộ dân được sử dụng nước sạch sinh hoạt , 56,4% số hộ dân sử dụng điện quốc gia , trên 30% các hộ dân dùng thủy điện nhỏ ; 28,8% số phòng học đạt chuẩn , 4/7 xã có trạm xã cao tầng ; hệ thống kênh mương thủy lợi phụ vụ sản xuất được kiên cố hóa và phát huy tác dụng .Hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo ở huyện đã góp phần vào sự tích cực và sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ổn định, đồng bào các dân tộc vùng cao, biên giới ngày càng tin tưởng vào chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước. Trong những năm qua các đơn vị được phân công trợ giúp xã nghèo đã triển khai các hoạt động trợ giúp với tổng kinh phí: 1.426,3 triệu đồng, trong đó: Tiền mặt: 1.094, hiện vật: 332,3 triệu đồng, cụ thể: * Năm 2001:Tổng kinh phí hỗ trợ là: 598,5 triệu đồng (tiền mặt :504 triệu đồng, hiện vật: 94,5 triệu đồng). Số kinh đã được các xã sử dụng như sau:- Xây 07 phòng ở cho học sinh và giáo viên (6 phòng ở học sinh,1 phòng GV) - Xây bể nước cho hộ nghèo: 2 bể ; hỗ trợ tu sửa nhà ở cho hộ nghèo :17 hộ - Xây nhà văn hóa xã: 03 nhà văn hóa, hiện vật khác như: Bàn ghế, màn tuyn, quần áo 700 bộ, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. * Năm 2002: Tổng kinh phí hỗ trợ là: 272 triệu đồng (tiền mặt: 95 triệu, hiện vật: 177 triệu). Số kinh phí trên đã được sử dụng vào mục đích sau: Hỗ trợ hộ nghèo tu sửa nhà ở: 17 hộ. Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn không lấy lãi: 47 hộ. Xây 01 phòng học cho trường nội trú trung tâm xã khoảng 60m2 và 03 phòng học cho học sinh bán trú. * Năm 2003: Tổng kinh phí hỗ trợ: 276,7 triệu đồng (tiền mặt : 266,5 triệu, hiện vật: 10,1 triệu) Số kinh phí trên đã sử dụng như sau: Xây phòng ở cho hoc sinh bổ túc nội trú: 10 phòng. Hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho hoc sinh. Hỗ trợ quần áo cho học sinh nghèo. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: 15 hộ. * Năm 2004: Tổng kinh phí hỗ trợ là: 167,7 triệu đồng ( tiền mặt: 143 triệu,hiện vật 24,7 triệu). Số kinh phí trên đã được sử dụng: Hỗ trợ tu sửa nhà ở cho hộ nghèo: 25 hộ. Hỗ trợ xây 01 lớp học nội trú . Hỗ trợ sách vở cho học sinh, quà trung thu. Hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Hỗ trợ 01 ti vi cho học sinh bổ túc nội trú. * Năm 2005: Tổng kinh phí hỗ trợ là: 111,5 triệu đồng ( tiền mặt: 85,5 triệu,hiện vật: 26 triệu) Số kinh phí trên đã được sử dụng vào mục đích sau: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: 8 nhà. Hỗ trợ bàn ghế học sinh . Hỗ trợ phích nước. Hỗ trợ màn tuyn. Hỗ trợ quần áo cũ. Hỗ trợ sách vở cho học sinh. Hỗ trợ quà trung thu, học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Kết quả về trợ giúp xây dựng công trình cơ sở hạ tầng đã xây dựng mới 20 phòng học cấp 4 với tổng diện tích khoảng 665 m2, 01 lớp học nội trú và 01 nhà bán trú cho học sinh ở xa ; xây mới 02 bể nước sinh hoạt cho các hộ nghèo. Hỗ trợ cho 82 hộ nghèo cải thiện nhà ở, giúp họ yên tâm ổn định sản xuất . Ngoài ra các xã khó khăn còn được các đơn vị trên địa bàn giúp đỡ được hơn 31 ngàn ngày công để giúp hộ nghèo cải thiện nhà ở, hội chữ thập đỏ phường bạch đằng – TP Hạ Long năm 2004 đã tặng cho mỗi xã hơn 200 bộ quần áo, chăm, mànđể trợ giúp các gia đình khó khăn; hỗ trợ sách vở, quà tặng trung thu, quà tết cho các em học sinh nghèo, cấp học bổng nhằm động viên khuyến khích các em trong học tập Trong quá trình triển khai thực hiện, do xác định được nhu cầu trợ giúp của các hộ đăng ký thoát nghèo,các ban ngành, đoàn thể, đã vào cuộc giúp đỡ trực tiếp đến từng hộ gia đình về hướng dẫn kinh nghiệm trong phát triển sản xuất, chăn nuôi: lợn nái, dê, bòđưa giống mới vào sản xuất, tăng năng xuất cây trồng, tăng thu nhập; ngoài ra còn hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ dân tại các thôn khe bản. Tập huấn nghiệp vụ xóa đói giảm nghèo cho cán bộ là trưởng thôn, biết cách triển khai, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn . * Những kết quả đạt được: Công tác xóa đói giảm nghèo của huyện những năm qua đã được quan tâm đúng mức và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ .Tỷ lệ hộ nghèo giảm theo hướng năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 không còn hộ đói. Hoạt động xóa đói giảm nghèo ngày càng có nhiều tiến bộ và hiệu quả. Huyện đã thành lập được các ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ huyện đến cơ sở chuyên sâu công tác chỉ đạo các hoạt động nhằm phát triển, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, đã và đang trở thành một phong trào thi đua rộng khắp trong các cấp, các ngành,các đoàn thể trên địa bàn, một số cơ sở coi đây là trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Kết quả từ công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua còn góp phần làm thay đổi nhận thức đơn giản của một số Cấp ủy, chính quyền cơ sở về vấn đề xóa đói giảm nghèo, từ đó tạo sự chuyển biến trong tư tưởng và hành động chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo ở cơ sở mình phụ trách; tích cực chỉ đạo Ban xóa đói giảm nghèo ở cơ sở tranh thủ phối hợp với các lực lượng, sự giúp đỡ của các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài huyện để thực hiện nhiệm vụ. Công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2000-2006 đã có những chuyển biến quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Kết quả đó không những ảnh hưởng to lớn đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2000-2005) đề ra, mà còn tạo tiền đề, cơ sở và động lực cho việc thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo của huyện nững năm sau này. Đạt được những kết quả trên, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ từ phía Đảng và nhà nước, yếu tố chính là do lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng của Đảng bộ huyện, sự tích cực của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn, Mặt trận và các đoàn thể huyện, sự ủng hộ của đại đa số các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Thông qua nhiều hoạt động chỉ đạo thiết thực có tác dụng đẩy nhanh tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo như quyết định thành lập Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo các cấp; tranh thủ và thực hiện tốt các chương trình mục tiêu; vay vốn, tạo việc làm; mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật; xây dựng các đề án trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình; chuyển đổi mùa vụ; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; tranh thủ các nguồn lực; ưu tiên ngân sách chi hỗ trợ về giống cây, con cho hộ nghèo; thực hiện chính sách hỗ trợ phát triẻn sản xuất, trợ cước, trợ giá phân bón; quan tâm xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi; phân công các đồng chí ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Mặt trận và các đoàn thể huyện trách các xã, thị trấn và giao chỉ tiêu giúp đỡ các hộ nghèo có địa chỉ, quan tâm công tác khám chữa bệnh, cấp thể bảo hiểm y tế cho người nghèo; công tác cứu trợ nhân đạo, v.v.. Để đạt được những kết quả trên phải kể đến nguyên nhân thắng lợi đó là: + Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương sớm nhận thức được công tác xoá đói giảm nghèo là một chủ trương to lớn là một trong những nội dung cơ bản của chính sách xoã hội góp phần tạo động lực thực hiện mục tiêu “ dân giầu nước mạnh , xã hội công bằng văn minh” là bước mở đầu cơ bản đế thực hiện hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước , huyện đã sớn thành lập Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ huyện đến xã , thị trấn và thôn xóm điều là những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao , có tâm huyết nhiệt tình với người nghèo . + Các ban, ngành đoàn thể quần chúng đã quyết tâm thực hiện xoá đói giảm nghèo nhằm sớm đưa hội viên mình khỏi đói nghèo điển hình như hội phụ nữ, hội nông dân , hội khuyến học Một số tồn tại, hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo của huyện: Bên cạnh những cố gắng và thành tích trên, công tác xóa đói giảm nghèo thời gian qua của huyện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đó là; - Tỷ lệ hộ nghèo của huyện so với mặt bằng chung trong tỉnh theo tiêu chí mới còn quá cao (Năm 2006 còn 39,53%). - Công tác xóa đói giảm nghèo nói chung, hạ tỷ lệ hộ nghèo nói riêng của huyện chuyển biến còn chậm so với yêu cầu, chưa tương xưng với điều kiện khả năng lợi thế đất đai, tài nguyên rừng của huyện cũng như sự quan tâm trợ giúp của Đảng, nhà nước đối với nhân dân các dân tộc trên địa bàn. - Tỷ lệ giảm hộ nghèo chưa vững chắc, còn hiện tượng phát sinh nghèo, tái nghèo trong các năm. - Các hoạt động xóa đói giảm nghèo của các cấp, các ngành, các đoàn thể chưa thật sự vững mạnh; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân còn mang tính thời vụ, chưa thật thường xuyên liên tục, chưa trở thành phong trào thi đua rộng khắp trên địa bàn. Phong trào giúp đỡ hộ nghèo có địa chỉ tuy có phát huy tác dụng song trên thực tế cho thấy còn khô cứng, chung chung, thiếu biện pháp sáng tạo, tích cực, đôi khi còn mang tính hình thức. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế - Do một bộ phận một bộ phận mới lập gia đình ở riêng, diện tích canh tác ít, nhiều diện tích cấy một vụ, năng suất sản lượng chưa cao, nhất là thôn bản vùng cao; kinh tế thuần nông, các thu nhập khác không đáng kể, cây đặc sản chưa phát huy được hiệu quả, giá trị thấp,nhiều hộ không có sản phẩm bán ra thị trường, một bộ phận người dân chưa thật sự tích cực lao động. - Giao thông nông thôn đi lại khó khăn ảnh hưởng đến giao lưu, buôn bán vận chuyển sản phẩm hàng hóa tiêu thụ ra thị trường. - Sự chênh lệch về mức thu nhập giữa khu vực thị trấn với các xã, giữa trung tâm với xã và thôn bản ; giữa dân tộc Tày, Sán Chỉ, Dao có sự khác nhau. - Một số hộ đã thoát nghèo nhưng chưa thật bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, ngành nghề chưa phát triển, không có cơ sở kinh doanh, sản xuất kinh tế thu hút lao động trên địa bàn huyện, cơ hội tìm kiếm việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn. - Hoạt động của các Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo các cấp chưa mạnh, chưa đều tay và còn thụ động; việc giao ban, đánh giá, rút kinh nghiệm, tổ chức chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra chưa được quan tâm duy trì thường xuyên, hoạt động chủ yêú chỉ tập trung ở cơ quan thường trực Ban chỉ đạo là chủ yếu; một số thành viên Ban chỉ đạo được phân công phụ trách địa bàn không sâu sát chỉ đạo cơ sở, chưa nắm chắc địa bàn phụ trách; ban chỉ đạo các xã, thị trấn tuy đã được kiện toàn song chưa có biện pháp thực hiện cụ thể, thiết thực, hữu hiệu, hoạt động chậm được đổi mới; việc phối hợp giữa các thành viên Ban chỉ đạo ở một số cơ sở với các tổ chức đoàn thể, trưởng khu phố, thôn bản chưa chặt chẽ, bởi vậy chưa huy động được các lực lượng cùng tham gia, vào cuộc; việc bình xét cáchộ nghèo chưa sát đúng thực tế - Nhận thức của một số Cấp ủy, chính quyền cơ sở, trưởng thôn bản và một số hộ dân về chương trình giảm nghèo còn hạn chế, số ít thôn bản chưa quan tâm công tác xóa đói giảm nghèo, chưa phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện trách nhiệm được giao. - Một bộ phận không nhỏ trong các tầng lớp nhân dân chưa tích cực tìm cách vươn lên thoát nghèo, số ít còn thụ động, lười lao động, có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, không muốn thoát nghèo để hưởng sự trợ cấp của nhà nước. - Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chuyên môn với Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chưa thật sự chặt chẽ, đôi khi các hoạt động còn mang tính đơn lẻ, thiếu tính đồng bộ, thống nhất, còn tình trạng “ mạnh ai người nấy làm”. - Công tác vay vốn phát reiển sản xuất chưa mạnh, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nhân dân một số thôn bản vùng cao chưa kịp thời, hiệu quả; sự tiếp thu khoa học của người dân ở những thôn bản này chưa tốt do trình độ nhận thức về mọi mặt của người dân còn hạn chế. Đây chính là một nguyên nhân lý giải tỷ lệ hộ nghèo ở các thôn bản vùng cao, vùng sâu luôn cao hơn các vùng thấp. - Sự tham gia của nhân dân vào việc chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo các đề án phát triển kinh tế của huyện còn chậm, chưa thật hiệu quả. Một số đề án phát triển kinh tế của huyện không phát huy được tính hiệu quả do trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật cũng như ý thức của người dân còn thờ ơ, chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của những chủ trương phát triển kinh tế của huyện. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT VIỆC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN BÌNH LIÊU GIAI ĐOẠN 2007-2010 I. Một số các giải pháp Quan điểm tiếp tục chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo theo hướng phát triển bền vững . trên cơ sở kế thừa những thành tựu về phát triển kinh tế- xã hội nhân văn và những cơ sở hạ tầng đã được xây dựng , đồng thời phải coi việc phát huy nội lực , khai thác các khả năng thuận lợi trên địa bàn huyện và các xã thị trấn. Với Bình liêu để định hướng phát triển đúng , trước hết cần phải đánh giá đúng mức xuất phát điểm kinh tế của huyện và tìm mọi biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của Bình liêu. Vì vậy trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện về phát triển kinh tế - xã hội cần đề ra những biện pháp , giải pháp một cách đồng bộ , cụ thể để thực hiện tốt nghị quyết Đại hội Đảng bộ đã đề ra ( xây dựng huyện Bình liêu trở thành huyện giàu mạnh phát triển và chỉ đạo thực hiện tốt công tác xã đói giảm nghèo). Phát triển bền vững là phát triển hài hóa giữa kinh tế - xã hội nhân văn lịch sử kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái , không được xem nhẹ một lĩnh vực nào . Sự phát triển chính là quá trình xây dựng và phát huy tác động của hai yếu tố nhân lực và vật lực trên cơ sở kế thừa và khai thác các tiềm năng tại chỗ cũng như tranh thủ tối đa các nhân tố bên ngoài. Để xóa đói giảm nghèo thực hiện hiệu quả thì một việc quan trọng là tạo thêm việc làm phát triển kinh tế gia đình , nó chuẩn bị cho việc phát triển tiếp theo và và nhằm mục tiêu giàu có, bền vững ngươc lại các nhân tố phát triển được hình thành trong quá trình xóa đói giảm nghèo sẽ tác động tức khắc đến xóa đói giảm nghèo. Xóa đói giảm nghèo để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa,thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” Như vậy tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo và tiếp tục phát triển bền vững . Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội, công bằng xã hội, vì vậy Bình liêu phải tiến hành xóa đói giảm nghèo với tư duy mới và các phương pháp mới, như vậy mới có chiến lược biểu hiện đảm bảo công bằng xã hội, điều chỉnh được quá trình phát triển sao cho khoảng cách giàu nghèo không gây nên những muâu thuẫn cho xã hội . Xóa đói giảm nghèo và phát triển mang tính bền vững điều này đồng nghĩa với việc làm giàu chính đáng . Giàu và ngày càng giàu hơn không còn trở lại cảnh đói nghèo , điều này đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược sâu rộng và cơ bản một kiểu xây dựng chiến thuật vừa năng động vứa chặt chẽ và có điều kiện khả thi . * Quan điểm xóa đói giảm nghèo Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của chính quyền , nhân dân , các cấp các ngành , các đoàn thể xã hội . Xóa đói giảm nghèo phải được xác định là mục tiêu chiến lược của huyện , đặc biệt quan tâm đến các xã vùng cao và đồng bào các dân tộc thiểu số Xã hội xã công tác xóa đói giảm nghèo : Cần có chính sách để cho người nghèo tham gia một cách chủ đọng tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo . Tạo điều kiện cho hộ có quyền tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch xóa đói giảm nghèo của địa phương nhất là trong việc lựa chọn đối tượng cho vay và hỗ trợ vốn để sản xuất, đa dạng hóa hình thức xóa đói giảm nghèo phù hợp với tình hình của từng địa phương , đặc biệt là phù hợp với đồng bào dân tộc . Thực hiện qui chế dân chủ , công khai hóa chương trình , chính sách và nguồn tài chính để người nghèo có quyền chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất . Công tác xóa đói giảm nghèo , cần được xác định rõ các đối tượng để thực hiện xóa đói giảm nghèo có hiệu quả Do nguồn lực còn hạn chế , để xóa đói giảm nghèo đạt được hiệu quả tốt, từ huyện đến các làng thôn bản phải xác định đúng các đối tượng nghèo và yêu cầu hỗ trợ của họ . Chú trọng đầu tư cơ sở thiết yếu để đảm bảo phát triển kinh tế như; đường giao thông , chợ , trạm y tế , trường học 1. Định hướng phát triển của huyện Bình liêu từ nay đến 2010 Phát triển nông – lâm kết hợp và chuyển đối cơ cấu cây trồng , vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng miềm núi , chuyển dần nền sản xuất nông – lâm theo hướng sản xuất đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa có giá trị và chất lượng , gắn với thị trường và xuất khẩu , đồng thời với bảo vệ nôi trường sinh thái bền vững Đa dạng hóa phát triển nông – lâm nghiệp sinh thái , gắn với chế biến nông – lâm đặc sản và công nghệ sau thu hoạch Phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề miền núi . Nông nghiệp: - Tiếp tục đầu tư phát triển toàn diện nông nghiệp để tăng sản lượng lương thực, đảm đảm cân đối an ninh lương thựctrên địa bàn huyện , đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực , thực phẩm tại chỗ của địa phương - Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi giống cây trồng , vật nuôi , chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo hướng chuyên canh , thâm canh các loại cây trồng . Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi , nhất là vùng sâu , vùng cao biên giời ; Tiếp tục phát triển trăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa chính ; thực hiện chương trình tăng trưởng đàn bò , đàn lợn với quy mô chăn thả tập trung theo mô hình trang trại -rừng-chăn nuôi, mở ra hướng đi theo sản xuất hàng hóa ; Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tăng bình quân/ năm khoảng 4,8% giai đoạn 2007-2010, trong đó giá trị trồng trọt tăng 4,2%/năm , giá trị chăn nuôi tăng 6,5%/năm Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa , thâm canh năng xuất cao tăng giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác . Trồng trọt Tổng sản lượng lương thực qui thóc tăng bình quân hàng năm 2,8%-3,0%/ năm, đạt ổn định từ 12.000- 12.200 tấn vào năm 2010, trong đó sản lượng lương thực có hạt khoảng 9.700- 9.800 tấn .Tăng dần tỷ trọng các loại cây hoa mầu . Chăn nuôi: Phát triển nuôi trồng các loại thủy sản như tăng diện tích nuôi cá , tận dụng mặt nước ‘ao hồ’ từng bước khôi phục lại nuôi cá nước chảy truyền thống của đồng bào dân tộc . Lâm nghiệp : Đến năm 2010 các sản phẩm thu hoạch từ rừng trung bình sẽ là : Sản lượng khai thác hoa hồi khoảng 600-800 tấn hoa hồi/ năm Sản lượng khai thác quế vỏ khoảng 300-400tấn vỏ khô/ năm Sản phẩm sở khoảng 100-120 tấn quả khô/ năm Hoa quả các loại khoảng 150-300 tấn/ năm ( nhựa thô) Biểu 6: Sản lượng cây đặc sản giai đoạn 2007-2010 Sản phẩm Tổng số 2006 2007 2008 2009 2010 - Hồi (hoa khô) 3.600 600 700 700 800 800 - Quế (vỏ khô) 1.200 200 200 250 250 300 - Sở (quả khô) 540 100 100 110 110 120 2. Mục tiêu chủ yếu về xóa đói giảm nghèo: Để thực hiện tốt các định hướng trên đây , chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện từ nay đến 2010 tập trung vào những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu sau: - Xóa đói giảm nghèo phải gắn liền với tăng trưởng kinh tế, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chương trình phát triển các ngành nghề kinh tế - xã hội cơ bản của huyện Bình Liêu như: nông nghiệp; tiếp tục thực hiện nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; tổ chức triển khai thực hiện 2 nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng bộ huyện và phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – làng nghề và nghị quyết về thương mại-dịch vụ-du lịch-sinh tháixây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, giáo dục, y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt cần tập trung vào: - Nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng năng lực, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, tăng cường nguồn vốn và mở rộng các hình thức tín dụng nhằm tạo ra nhân tố phát triển bền vững các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho các hộ nghèo đói. - Trực tiếp tạo điều kiện cho hộ nghèo đói vươn lên, xây dựng ý chí quyết tâm xóa đói giảm nghèo, nâng cao hiểu biết, tạo thêm việc làm, đổi mới cách thức làm ăn, sử dụng có hiệu quả vốn vay - Hình thành một nhóm hộ ngày càng đông đảo làm ăn khá giả, có ý thức cộng đồng tốt, để làm gương cho hộ nghèo noi theo và tạo ra tiềm lực để cộng đồng tự giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo. - Quan tâm phát triển các hình thức phát triển hợp tác xã kiểu mới, vận động mọi người tự nguyện tham gia để cùng nhau xóa đói giảm nghèo. * Chỉ tiêu kế hạch giảm nghèo năm 2007: Phấn đấu trong 2007 giảm được 360 hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện. Biểu 7: Chỉ tiêu kế hoạch phân bổ các xã , thị trấn như sau: STT Xã, thị trấn Chỉ tiêu- Kế hoạch XĐGN hộ/tổng hộ nghèo 1 Xã Đồng Văn 25/212 2 Xã Hoành Mô 47/302 3 Xã Đồng Tâm 58/356 4 Xã Lục Hồn 60/425 5 Xã Tình Húc 60/425 6 Xã Vô Ngại 55/429 7 Xã Húc Động 40/494 8 Thị trấn 15/99 Cộng 360/2542 * Mục tiêu từ nay đến năm 2010 - Phát triển mạng lưới điện hạ áp đến các thôn bản. Phấn đấu đến năm 2010 có 90% số hộ có điện sinh hoạt, trong đó có 80% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. - Đầu tư chương trình nước sách nông thôn: 80% số hộ được dùng nước sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh năm 2010. Đầu tư kiên cố hóa các chương trình thủy lợi, kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2010, có 80% diện tích lúa nước được tưới chủ động. - Giáo dục-Đào tạo: Nâng cao dân trí và chất lượng toàn diện Giáo dục-Đào tạo ở các cấp học mầm non, phổ thông.Nâng cao chất lượng phổ cậo giáo dục tiểu học đúng độ tưổi và xóa mù chữ; Phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010 (đạt trên 90%) và tiến tới phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2020. Đến năm 2010, tất cả các xã đều có trường mầm non, đưa tỷ lệ huy động trẻ em từ 3-5 tuổi đi học đạt 90%, huy động trẻ em ở độ tuổi đi học chương trình mẫu giáo trước khi vào lớp 1 đạt 95%. - Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, từng bước nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Phấn đấu giảm lỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 16% vào năm 2010. Củng cố nâng cao chất lượng mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở. Đảm bảo duy trì tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đủ 6 loại vắc xin đạt trên 90%, tăng cường các biện pháp tránh thai, giảm tỷ suất sinh đến năm 2010 còn 1,4%. - Phát triển mạng lưới điện: Cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện đến các trung tâm xã,cụm thôn bản đản bảo phát huy hiệu quả lưới 35 KV và đảm bảo phụ tải cho nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn huyện. - Phát triển mạng lưới điện hạ thế và các trạm hạ áp 35-22/0,4 KV đến các thôn bản.các tram biến thế phụ tải tùy theo khu vực thôn bản . Biểu 8:Hệ thống lưới điện huyện Bình Liêu đến 2010 Tổng số Tr. Đó: 2005-2010 - XD mới đường dây 35 KV(km) 75,4 km 37,3 km - MR lưới điện hạ thế 0,4 KV 112,8 km 40,8 km - XD tram biến áp 35-22/0,4 47 trạm 18 trạm - Tổng công suất KVA 5290 KVA 1960 KVA * Mục tiêu cụ thể - Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 15%. Năm đầu giảm từ 5-6%, những năm sau giảm từ 6,5-7%. -Cùng với thực hiện chính sách chung, khuyến khích hộ có mức thu nhập từ 170.000,đ/tháng đến 200.000,đ/tháng thoát nghèo giai đoạn đầu.Hỗ trợ hộ diện chính sách, đối tượng xã hội để vươn lên. Không để hộ đói giáp hạt. - Giải quyết vay vốn ưu đãi hộ nghèo, phấn đấu mỗi năm cho 300-400 hộ nghèo được tiếp cận nguồn vôn để phát triển chăn nuôi, cải thiện nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại; ưu tiên vay vốn xuất khẩu lao động, vốn chăn nuôi đàn gia súc. Đến trước năm 2010, cơ bản các hộ nghèo dều biết sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi vào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nơi dân cư. - Tiếp tục triển khai đào tạo nghề ngắn hạn cho nông dân theo quyết định 81/2005 của Chính phủ mỗi năm từ 6-8 lớp, thu hút từ 300 đến 350 người tham gia. Ưu tiên đào tạo nghề cho vùng thu hồi đất mở rộng đô thị và khu kinh tế. 3. Các giải pháp thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở huyện Bình Liêu. *Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nhiều việc làm cho người lao động: Thất nghiệp, thiếu việc làm đang là nguyên nhân quan trọng gây ra đói nghèo không chỉ ở vùng nông thôn mà ở cả khu vực thành thị. Vì vậy, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế để mở rộng sản xuất phù hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương về tài nguyên thiên nhiên, con người nhằm tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là vấn đề hết sức cấp thiết ở Bình Liêu hiện nay. *Thành lập Ban chỉ đạo chưong trình từ huyện đến xã. - Đưa nội dung XĐGN vào chương trình, kế hoạch hàng quý, hàng năm. - Thực hiện chương trình của Chính phủ đầu tư cho xã biên giới. - Khuyến khích các hình thức đào tạo có hỗ trợ một phần kinh phí. Biểu 9: Tổng hợp rà soát xác định hộ nghèo giai đoạn 2006-2010. TT Xã, thị trấn Tổng số hộ trên địa bàn Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) A B 1 2 3 = 2/1 1 Xã Đồng Văn 443 212 47,86 2 Xã Hoành Mô 712 302 42,42 3 Xã Đồng Tâm 627 356 56,78 4 Xã Lục Hồn 847 425 50,18 5 Xã Tình Húc 690 425 61,59 6 Xã Vô Ngại 693 429 61,90 7 Xã Húc Động 427 294 68,85 8 Thị trấn Bình Liêu 701 99 14,12 Tổng cộng 5.141 2.542 49,46 Thành thị 701 99 14,12 Nông thôn 4.439 2.443 55,03 Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên thôn bản ở xa trung tâm xã, các xã có tỷ lệ hộ nghèo còn cao như Húc Động (68,85%), Tình Húc, Vô Ngại trên 60% hộ nghèo được hỗ trợ nước. + Thực hiện cải thiện, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc, vùng cao biên giới. Tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135). Tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ và giúp đỡ các xã, thôn bản nghèo, đặc biệt khó khăn, tạo cơ hội về việc làm cho người dân, những hộ nghèo để họ có thể tự vượt khó vươn lên thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nâng cao khả năng tiếp cận, chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. + Tạo việc làm, mở rộng ngành nghề thông qua các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững. Đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng các xã miền núi biên giới đặc biệt khó khăn,Chương trình trung tâm cụm xã miền núi, chương trình định canh định cư; Chương trình trồng rừng; Các dự án theo Quyết định 120 về phát triển kinh tế- xã hội các xã biên giới Việt- Trung. + Kết hợp sự hỗ trợ của nhà nước,sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội và cộng đồng giúp đỡ có hiệu quả các đối tượng nghèo, nhất là các đối tượng chính sách. Phấn đấu đến năm 2010, không có hộ, giảm hộ nghèo xuống dưới 15%. Đồng thời xây dựng biện pháp chính sách hỗ trợ để các hộ thoát nghèo,cận nghèo không tái nghèo. + Với quan điểm giảm nghèo toàn diện,công bằng hơn, hiệu quả và bền vững, hội nhạp, cần tập trung chương trình hỗ trợ những xã miền núi nghèo, khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với cải thiện mức sống của nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Tạo điều kiện, chính sách đối với hộ nghèo. Nhóm chính sách giúp đỡ về sản xuất gồm cho vay vốn, giao đất, giao rừng , hỗ trợ đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến lâm và hướng dẫn cách làm ăn, gắn liền với hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu ở xã nghèo + Bố trí lại các điểm dân cư gắn với phát triển sản xuất: các xã biên giới Hoành Mô, Đồng Văn, Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc, Vô Ngại, Húc Động. Hoàn thiện chương trình xây dựng, cải thiện nhà ở cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện. + Thực hiện các chính sách xã hội theo Quyết định 120/QĐ- TTg và chính sách chương trình 135 và các chính sách đối với đồng bào dân tộc. + Đào tạo cho các xã có đủ cán bộ làm công tác khuyến nông- lâm, ngành nghề và các công tác xã hội, xóa đói giảm nghèo. + Phân công giúp đỡ hộ nghèo: lồng ghép chương trình XĐGN với các chương trình khác như khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm + Xã hội hóa công tác giảm nghèo, phát huy nội lực của các xã, thị trấn, huy động các nguồn lực trong nhân dân tham gia chương trình, gắn trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong từng công việc cụ thể, đến từng gia đình. + Tiếp tục đầu tư vốn vay ưu đãi hộ nghèo đến với hộ nghèo theo chính sách ưu đãi tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho người dân, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước. Phân công giúp đỡ các xã nghèo, hộ nghèo XĐGN. + Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, kịp thời khắc phục những hạn chế trong thực hiện Chương trính XĐGN. * Công tác tín dụng ưu đãi hộ nghèo. +Tăng cường giải pháp cho vay vốn hộ nghèo để phát triển sản xuất tạo việc làm và nâng cao thu nhập, giúp các hộ nông dân ổn định sản xuất. Tạo điều kiện cho các hộ có kinh nghiệm tiếp cận nguồn vay, tái sản xuất với quy mô vừa và nhỏ tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người nghèo, góp phần giả quyết việc làm tại chỗ. + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vay vốn tạo việc làm từ chương trình quốc gia, dự kiến giải ngân từ khoảng 400 triệu đến dưới 1 tỷ/năm, thu hút từ 150-200 lao động/năm có việc làm mới. + Hướng dẫn các hộ gia đình thiếu kinh nghiệm, chưa biết sủ dụng vốn vay để tăng gia sản xuất có hiệu quả. + Tạo điều kiện cho người lao động tham gia xuất khẩu lao động được vay vốn với lãi xuất thấp đi xuất khẩu lao động. + Thông qua các dự án vay vốn tạo việc làm, vốn ưu đãi hộ nghèo, giúp cho người dân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn phát triển chăn nuôi, cải thiện nhà ở, mua phương tiện sản xuất, xuất khẩu lao động, góp phần nâng cao đời sống, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo qua các năm. + Nâng cao vai trò trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể trong việc tín chấp vay vốn theo quy định. * Chính sách khuyến nông, nông, lâm, ngư, khuyến công. + Thực hiện các chương trình lồng ghép trong việc giúp hộ nghèo tiếp cận với các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. -Thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến lâm giành riêng cho người nghèo ; đưa giống mới có năng suất cao vào thâm canh tăng vụ ; gắn khuyến nông với vay vốn phát triển sản xuất để đảm bảo sử dụng vốn vay có hiệu quả cao nhất. * Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn. - Tiếp tục đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các dự án phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, ưu tiên vùng đi lại nhiều khó khăn, vùng có tiềm năng, đẩy nhanh tiến độ phát triển xây dựng nhà ở bán trú cho học sinh vùng sâu, vùng xa, nhà trẻ, nhà văn hóa cộng đồng ở các thôn bản chưa được đầu tư, từng bước xã hội hóa chương trình này theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm. - Tiếp tục đầu tư nâng cấp xây dựng kênh mương, đập nước, đường dân sinh ở các xã, hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi đến hộ nghèo. - Huy động tối đa ngày công lao động công ích của các xã để mở mang, tu sửa các đường giao thông liên thôn, liên bản, cũng như các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu nội đồng có hiệu quả hơn. * Thực hiện định canh định cư hỗ trợ đất sản xuất. - Tiếp tục quan tâm đầu tư hỗ trợ đối với những hộ gia đình nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đất, vùng nguy hiểm, những hộ nằm trong vùng thu hồi đất mở rộng đô thị, vùng kinh tế ổn định dân cư, không để di cư tự do. - Quan tâm đến những hộ thiếu đất canh tác, giúp đỡ họ tiếp cận với giống cây con có năng suất cao để tăng sản lượng, giá trị bù vào phần thiếu đất canh tác. * Hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn Hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách của huyện cho nông dân tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn theo Quyết định 81/2005/CP giúp người dân tiếp cận với một số ngành nghề mới mà huyện chưa có và nâng cao chất lượng sản phẩm sẵn có, qua đó tạo việc làm cho người lao động, nhằm từng bước nâng cao chất lượng lao động để hội nhập thị trường lao động chung. * Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. - Tiếp nhận cơ sở vật chất của trung ương, của Tỉnh trang bị cho bệnh viện tuyến huyện và xã để đảm bảo đủ điều kiên chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện, nhất là hộ gia đình nghèo. - Tăng cường đội ngũ Bác sĩ tại các trạm y tế tuyến xã, tạo điều kiên cho cán bộ y tế xã được tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tuyến xã. - Đề nghị tỉnh nâng cấp các trạm xá chưa được đầu tư giai đoạn 2001-2005. - Tiếp tục điều tra, lập danh sách đề nghị cấp thẻ khám chữa bệnh cho các xã 135/CP, hộ nghèo thị trấn giai đoạn 2007-2010. * Thực hiện lồng ghép, phối kết hợp các chương trình dự án trên địa bàn. Đây cũng là một vấn đề quan trọng để tạo ra sức mạnh tổng hợp từ các chương trình dự án để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đồng thời trách được sự trồng chéo, phân tán và trùng lặp đầu tư. Muốn thực hiện được giải pháp này phải tăng cường vai trò của chính quyền từ khâu xây dựng kế hạch, trong quá trình lồng ghép làm lu mờ vai trò điều hành dự án của các cơ quan chủ quản, một mặt phải có sự tích cực, chủ động của các cơ quan quản lý dự án phối hợp với nhau thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mặt khác phải có sự can thiệp của chính quyền qua công cụ kế hạch. * Hỗ trợ phat triển giáo dục. + Củng cố trường nôi trú dân nuôi cho học sinh xã đặc biệt khó khăn, ưu tiên học sinh thôn bản ở xa, giao thông đi lại khó khăn vào học tập. Thực hiện trợ cấp cho học sinh xã đặc biệt khó khăn và gia đình nghèo theo quy định. + Thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo theo Quyết định 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tưởng chính phủ về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. + Tăng cường đào tạo cán bộ cho các xã, cán bộ các thôn bản, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Có một số nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là sự kém hiểu biết của cán bộ cả về nhận thức và cách thức làm ăn. Nhằm tạo cho người dân có một nền tảng cơ bản về nhận thức, mà nhất là đối với thế hệ mai sau, Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi như miễm giảm học phí, giúp đỡ về đồ dùng học tậpnhằm khuyến khích con em đến trường, từng bước cải tạo dân trí, nâng cao tầm hiểu biết cho mọi người. Bên cạnh đó phải thường xuyên lo đào tạo đội ngũ cán bộ để mỗi một cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo phải có “cái tâm với người nghèo”. * Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở. - Tiếp tục huy động các nguồn tái trợ từ các đợn vị giúp xã nghèo, quỹ vì người nghèo, những nhà hảo tâm,v..v.. để trợ giúp những hộ nghèo thật sự khó khăn về nhà ở cải thiện nơi ở theo hướng hợp vệ sinh, giúp họ có cơ hội vươn lên thoát nghèo. * Huy động nguồn lưc cho Chương trình XĐGN. - Để đảm bảo nguồn lực thực hiện cho chương trình phát huy hiệu quả cần quan tâm huy động tối đa mọi nguồn lực hỗ trợ cho chương trình, cụ thể: - Nguồn ngân sách của tỉnh hỗ trợ hàng năm cho các xã nghèo theo quy định. - Nguồn hỗ trợ từ các đơn vị như: MTTQ Tỉnh, MTTQ Huyện, các đơn vị giúp xã nghèo - Nguồn vốn tín dụng ngườu nghèo, Qũy “Vì người nghèo”, huy động lao động công ích hàng năm. Nguồn hỗ trợ từ các ban ngành, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp Huy động nguồn lực tự có trong nhân dân, từ các hộ nghèo. Trích ngân sách của huyện giúp XĐGN trực tiếp cho hộ gia đình. * Tuyên truyền vận động. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục làm cho các cấp,các ngành, các tổ chức kinh tế, đoàn thể, cá nhân nhận thức đầy đủ về XĐGN, nâng cao nhân thức cho hộ nghèo có tinh thần tự vươn lên. Hình thức tuyên truyền đa dạng, qua truyền thanh, truyền hình, tuyên truyền miệng các chủ chương, chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách XĐGN đến các tổ chức, đoàn thể, nhân dân thôn, bản, khu phố, - Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác XĐGN ở 8 xã, thị trấn, các ban ngành, đoàn thể liên quan nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác XĐGN. - Khen thưởng, động viên hộ thoát nghèo chắc chắn, tuyên truyền nhân rộng mô hình điển hình thành công trong công việc áp dụng KHKT vào sản xuất tạo ra năng suất cao có hiệu quả, góp phần tich cực vào chương trình XĐGN của Huyện. * Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về XĐGN. - Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về trách nhiệm vượt nghèo vươn lên làm giàu, nhấn mạnh vai trò của các ngành, đoàn thể trong việc hỗ trợ các xã thoát nghèo, đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu của các gia đình. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về chương trình XĐGN ; tăng cường thời lượng phát thanh qua hệ thống truyền thanh của huyện thông qua Đài truyền thanh-truyền hình huyện, xã, các tổ chức hội, đoàn thể để tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về XĐGN, các gương tốt, các mô hình XĐGN có hiệu quả ở địa phương. * Vai trò trách nhiệm BCĐ huyện, xã, Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã. - Tăng cường vai trò, vị trí, trách nhiệm, gắn kết quả công tác chuyên môn với công tác XĐGN của địa bàn phân công phụ trách. - Thực hiện hỗ trợ vật chất đối với các cá nhân làm tốt công tác XĐGN. - Gĩư mối liên hệ với cơ quan thường trực hàng quý, 6 tháng và cả năm. * Nâng cao trách nhiệm của các ban ngành đoàn thể. - Phòng kinh tế xây dựng kế hoạch hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã, thị trấn đặc biệt la 7 xã thuộc chương trình 135/CP các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ vật tư, phân bón hỗ trợ sản xuất, chương trình nước sách nông thôn, có chính sách hỗ trợ giống cây con có năng suất cao để tăng giá trị, sản lượng bù vào mất cân đối do thiếu đất canh tác. - Phòng hạ tầng kinh tế xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới hạ tầng kinh tế của huyện, đảm bảo các dự án khả thi, góp phần thúc đấy nhanh công tác XĐGN giai đoạn 2007-2010. - Phòng giáo dục xây dựng chương trình phát triển giáo dục theo chính sách hỗ trợ vùg đặc biệt khó khăn, góp phần đẩy nhanh, nâng cao chất lượng giáo dục cho vùng ĐBKH. - Phòng y tế huyện xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cho người nghèo, đảm bảo đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở các tuyến. - Uỷ ban DSGĐ và TE tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách của Đảng và nhà nước về XĐGN và trẻ em, các dịch vụ KHHGĐ cho cộng đồng và chương trình dành cho trẻ em nghèo theo quy định. - Đài truyền thanh-truyền hình thường xuyên đưa tin, bài về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về XĐGN để nâng cao nhận thức và hiệu quả của chương trình. Đồng thời biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong sản xuất, vươn lên thoát nghèo. - Phòng Nội vụ-LĐTB&XH là cơ quan thường trực có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp báo cáo hàng tháng, hàng quý của các xã, thị trấn, ban ngành, đoàn thể về UYND huyện; tham mưu, đề xuất với UBND huyện, BCH XĐGN huyện các nội dung liên quan đến chương trình XĐGN như giải quyết việc làm, đào tạo nghề, bối dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác XĐGN, hỗ trợ cho hộ nghèo, xã nghèo đôn đốc các thành viên BCĐ, các tổ chức phụ trách cơ sở theo quyết định kiện toàn. - Đề nghị UBMTTQ, Ban Dân vận Huyện ủy, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội CCBlà thành viên BCĐ XĐGN huyện tham gia tich cực giám sát việc thực hiên chương trình ở xã, thị trấn đã được phân công cụ thể, thực hiên có hiệu quả chương trình XĐGN đến năm 2010. II. Kiến nghị - Huyện ủy- HĐND- UBND huyện tăng cường sự lãnh đạo , chỉ đạo các cấp chính quyền , đoàn thể phát huy cao nội lực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa bàn trong giai đoạn 2007-2010 . Nhất là đường giao thông đi lại vào các thôn bản chưa được khắc phục . - Là huyện vùng cao , biên giới còn nghèo và nhiều khó khăn . đề nghị tỉnh tiếp tục hỗ trợ cho huyện để phát triển sản xuất, đời sống, giao thông, thủy lợi tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. - Đề nghị tỉnh xem xét có phụ cấp cho các chức danh phó trưởng thôn , bản bằng 50% định xuất của trưởng thôn bản nhằm nâng cao trách nhiệm công tác . để tạo điều kiện cho sản xuất nông- lâm nghiệp phát triển . KẾT LUẬN Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, chuyên đề đã giải quyết được các vấn đề cơ bản chính sau: 1 Trình bày một cách có cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận về đói nghèo, các nguyên nhân gây đói nghèo và tác động của đói nghèo đói với sự phát triển kinh tế-xã hội. 2 Làm rõ sự cần thiết khách quan phải xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam nói chung và của huyện Bình Liêu nói riêng. 3 Phân tích thực trạng đói nghèo ở Việt Nam và của Bình Liêu trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đi sâu phân tích quy mô sự phân bố, đặc trưng của đói nghèo và những nguyên nhân cơ bản dẫn tới đói nghèo ở huyện Bình Liêu- tỉnh Quảng Ninh. 4 Trình bày các quan điểm và phương hướng chủ yếu để xóa đói giảm nghèo trên các mặt. 5 Đề xuất các giải pháp chủ yếu, thiết yếu về xóa đói giảm nghèo phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của huyện Bình Liêu. Tuy nhiên với trình độ chuyên môn còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn, chắc chắn chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy rất mong được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các anh chị và cô chú trong phòng Lao động thương binh xã hội Bình Liêu và đặc biệt của thấy giáo hướng dẫn để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo quí báu của thầy giáo Quân và tập thể cán bộ trong phòng Lao động thương binh xã hội Bình Liêu đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Bình Liêu, ngày 01 tháng 01 năm 2008 Người viết chuyên đề Trần Thị Lý TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ nước CHXHCNVN: Phương hướng xóa đói giảm nghèo 2001-2005. 2. Bộ LĐTBXH và XĐGN trong xu thế hội nhập quốc tế năm 2000 3. Bộ lao động-thương binh xã hội tăng trưởng kinh tế NXBLĐ 1998 4. Ngân hàng thế giới Việt Nam – đánh giá nghèo đói và chiến lược 2000 5. Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 6. Tạp chí lao động xã hội 5 năm :2001-2005 7. Tạp chí cộng sản 3 năm: 2003-2005 8. Phòng nội vụ lao động- thương binh và xã hội huyện Bình Liêu: các báo cáo 2001-2005 9. Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu: báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện phát triển kinh tế-xã hội 2010 10. Giáo trình kinh tế lao động: Bộ giáo dục đào tạo trường ĐHKTQD ( NXBGD) 11. Chương mục tiêu quốc gia giảm nghèo (2006- 2010) 12. phòng nội vụ LĐTB& XH: Báo cáo năm 2006 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu 1: Tổng hợp tài nguyên đất huyện Bình Liêu ( Tr. 18) Biểu2: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) ( Tr. 22) Biểu 3 : Bảng tỷ lệ các dân tộc trên địa bàn ( Tr. 24) Biểu 4: Phân bố dân cư huyện Bình Liêu năm 2006 ( Tr. 25) Biểu 5 : Kết quả giảm nghèo năm 2001 - 2006 ( Tr. 27) Biểu 6: Sản lượng cây đặc sản giai đoạn 2007-2010 ( Tr. 43) Biểu 7: Chỉ tiêu kế hạch phân bổ các xã , thị trấn ( Tr. 45) Biểu 8: Hệ thống lưới điện huyện Bình Liêu đến 2010 ( Tr. 46) Biểu 9: Tổng hợp rà soát xác định hộ nghèo giai đoạn 2006-2010 ( Tr. 48) MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3563.doc
Tài liệu liên quan