Đây sẽ là danh mục chung của cả nước sử dụng để điều tra giá tiêu dùng. Các tỉnh, thành phố căn cứ vào danh mục này để xây dựng Danh mục đại diện điều tra riêng cho mỗi tỉnh, thành phố. Danh mục mặt hàng và dịch vụ đại diện được sử dụng trong 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010. Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của người dân luôn biến động. Vì thế sau mỗi thời kỳ 5 năm danh mục này lại đựơc điều chỉnh, bổ sung những hàng hóa hoặc dịch vụ mới loại đi những hàng hóa hoặc dịch vụ đã lạc hậu đảm bảo đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong thời kỳ mới. Với cách làm trên, danh mục mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện chung cả nước dùng cho giai đoạn 2006- 2010 bao gồm 494 mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng được sắp xếp theo cấu trúc Chỉ số (Phụ lục 1)
60 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đánh giá tình hình biến động Chỉ số giá tiêu dùng của Thành phố Hà nội sau Quyết định số 258/QĐ-TCTK ngày 3/3/2006 của Tổng cục trưởng TCTK về phương án điều tra và Báo cáo Giá tiêu dùng giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham khảo cách xử lý nêu trong trường hợp 3 sẽ được nêu sau đây.
d. Nếu điều tra viên trả lời câu hỏi 3 là “có” có nghĩa chất lượng hàng hóa đã thay đổi. Khi đó cần tham khảo cách xử lý nêu trong trường hợp 5 dưới đây.
3.5.3. Mặt hàng không xuất hiện tạm thời
Một số mặt hàng thuộc danh mục điều tra có thể tạm thời không xuất hiện trong 1 khoảng thời gian nào đó vì các lý do sau:
- Hết mùa vụ. Ví dụ áo Jacket chỉ có vào mùa đông, mùa hè không xuất hiện trên thị trường
- Tại thời điểm điều tra cửa hàng đóng cửa tạm thời hoặc hàng chưa về kịp
- Không có mặt hàng đó do dịch bệnh. Chẳng hạn dịch cúm gia cầm H5N1 làm cho mặt hàng thịt gà không có tại thời điểm điều tra.
- Tạm ngừng sản xuất hoặc do mất điện (Đối với hoạt động dịch vụ)
- Giá cao hoặc thấp tạm thời do thời điểm điều tra trùng với thời diểm đầu vụ hoặc cuối vụ
Biện pháp xử lý trong trường hợp này là sử dụng phương pháp ‘gán giá”. Nội dung của phương pháp “gán giá” như sau: Trước hết tính chỉ số giá tháng báo cáo với tháng trước của nhóm cấp 4 (nhưng không có sự tham gia của mặt hàng đó). Lấy mức giá của mặt hàng đó tháng trước nhân với Chỉ số giá nhóm cấp 4 vừa tính. Dùng kết quả tính được để gán cho mức giá của mặt hàng đó trong kỳ điều tra ( Điền mức giá mới vào phiếu điều tra- ghi bằng bút mực đỏ, ghi bên cạnh- không đè lên số củ). Gía mới ghi bằng bút mực đỏ sẽ được nhập tin để tính Chỉ số.
Công thức tổng quát như sau: Pit = pit-1 *
Trong đó
Pit : giá mặt hàng i kỳ báo cáo t
Pit-1 : giá mặt hàng i kỳ trước t-1
: Chỉ số cá thể các mặt hàng j trong nhóm cấp 4
Nhóm mặt hàng, dịch vụ
Mã số
Giá tiêu dùng
Chỉ số giá cá thể
Tháng 4
Tháng 5
Bắp cải, su hào
0121001
Bắp cải
01210011
2050
1968
Su hào
01210012
2500
2400
0.96
Giả sử nhóm hàng có mã số 0121001 chỉ có 2 mặt hàng là bắp cải và su hào. Đến tháng 5 bắp cải không còn bán trên thị trường, áp dụng công thức trên để xác dịnh gái bắp cải tháng 5 như sau:
Pbắp cải5/2006 = Pbắp cải4/2006 *
= 2050 * = 1968
3.5.4. Mặt hàng biến mất hẳn
Trong kỳ điều tra một số mặt hàng thuộc danh mục diều tra có thể biến mất ( hay không tồn tại vĩnh viễn) vì các lý do sau:
- Người sản xuất ngừng sản xuất hoặc đổi mẫu mã, điều chỉnh quy cách, phẩm cấp, đưa ra sản phẩm mới
- Cửa hàng (Điểm điều tra) ngừng kinh doanh hoặc chuyển mặt hàng kinh doanh do nhu cầu tiêu dùng mặt hàng đó quá giảm sút..
Trong trường hợp này cần tiến hành thay thế mặt hàng của Danh mục điều tra bằng một mặt hàng mới. Cách chọn mặt hàng thay thế như sau:
+ Chọn mặt hàng cùng nhóm cấp 4 có đặc tính, quy cách, phẩm cấp tương đối giống mặt hàng củ.
+ Có khả năng tồn tại lâu dài trên thị trường tiêu dùng
+ Có xu hướng tiêu thụ mạnh và phổ biến trên thị trường địa phương.
Phưong pháp tính và đưa ra mức giá của mặt hàng thay thế vào tính Chỉ số giá như sau:
Trường hợp a : Mặt hàng cũ và mặt hàng mới có một khoảng thời gian cùng xuất hiện trên thị trường.
Giả sử nhóm hàng Y có 3 mặt hàng đại diện A,B,C được thu thập giá thường xuyên. Đến tháng 3/2006 mặt hàng A biến mất trên thị trường tiêu dùng do mẫu mã không thích hợp với thị hiếu tiêu dùng của dân cư. Thay vào đó mặt hàng D xuất hiện. Để xử lý trường hợp này chúng ta dùng phương pháp “gối đầu”.
Mã số
Nhóm mặt hàng, dịch vụ
Giá tiêu dùng
Chỉ số giá cá thể tháng báo cáo so với tháng trước
Tháng1
Tháng2
Tháng3
Tháng 2
Tháng 3
0520101
Nhóm Y
05201011
Mặt hàngA
7.00
8.00
114.29
-
05201012
Mặt hàng B
3.00
5.00
5.00
133.33
125.00
05201013
Mặt hàng C
8.00
9.00
10.00
112.50
111.11
05201014
Mặt hàngD
10.50
11.00
-
104.76
Tính chỉ số của A- C
120.04
Tính chỉ số của B- D
113.62
Khi thay thế mặt hàng A bằng mặt hàng D trong tháng 3/2006 cần phải thu thập giá của mặt hàng D trong cả hai tháng: tháng 2 và tháng 3 năm 2006. Giả sử mức giá tháng 2 và 3/2006 của mặt hàng D là 10.5 và 11.0. Chỉ số giá tháng 3/2006 nhóm Y (gồm 3 mặt hàng B-D) sẽ tính như sau:
IP = = 113.62%
Khi thay thế mặt hàng mới phải chú ý rằng không sử dụng mã số của mặt hàng cũ mà phải đạt mã số mới cho mặt hàng mới.
Trường hợp b: trường hợp mặt hàng cũ và mặt hàng mới không có 1 khoảng thời gian nào cùng xuất hiện trên thị trường.
Chúng ta cũng có thể lấy ví dụ vừa rồi nhưng tháng 3/2006 trên thị trường chỉ có mặt hàng D mới xuất hiện, mặt hàng A biến mất hoàn toàn.
Mã số
Nhóm mặt hàng, dịch vụ
Giá tiêu dùng
Chỉ số giá cá thể tháng báo cáo so với tháng trước
Tháng1
Tháng2
Tháng3
Tháng 2
Tháng 3
0520101
Nhóm Y
05201011
Mặt hàngA
7.00
8.00
114.29
-
05201012
Mặt hàng B
3.00
5.00
5.00
133.33
125.00
05201013
Mặt hàng C
8.00
9.00
10.00
112.50
111.11
05201014
Mặt hàngD
9.32
11.00
-
-
Tính chỉ số của A- C
120.04
Tính chỉ số của B- D
118.06
Xử lý trường hợp này thực chất chúng ta sử dụng phương pháp “gán giá” để gán giá cho mặt hàng D. Trước hết cần tính lại giá của mặt hàng D tháng 2/2006 theo các bước sau:
Bước1 : Tính Chỉ số giá tháng 3/2006 so với tháng 2/2006 của nhóm Y từ 2 mặt hàng B và C như sau:
IP = = 118.06 %
Bước 2 : Tinh giá mặt hàng D tháng 2/2006
P2/2006 = 11.0/118.06*100 = 9.32
Sau khi tính giá mặt hàng D tháng 2/2006 , Chỉ số Giá nhóm Y sẽ được tính bình thường từ mặt hàng B – D
3.5.5. Giá của 1 mặt hàng hay dịch vụ giảm do người sản xuất chủ động hạ giá.
Có thể xảy ra hai trường hợp sau:
Trường hợp a : Hàng hóa vẫn còn nguyên chất lượng (không phải hàng hóa đã kém phẩm cấp, hư hỏng,..) nhưng người bán chủ động hạ giá chung cho mọi người mua hàng nhân dịp lễ Tết hoặc do cuối năm cửa hàng muốn đẩy mạnh tiêu thụ hoăc do chiến thuật kinh doanh ( đợt khuyến mãi), Sau thời gian đó sản phẩm có thể được bán trở lại giá bình thường hoặc không trở lại bán giá bình thường.
Trường hợp b : Người bán hàng hạ giá do hàng bị hư hỏng, kém chất lượng hoặc lỗi mốt,(thực chất trường hợp này có thể coi là một mặt hàng khác)
Đôí với hai trường hợp trên cách xử lý của Điều tra viên là như nhau, cụ thể là lấy giá thực tế tại thời điểm điều tra của mặt hàng đó để điền vào phiếu điều tra. Đồng thời trong cột ghi chú ghi rõ lý do chẳng hạn “Hàng nguyên chất lượng nhưng do người bán hạ giá”, hoặc “ hạ giá do tháng khuyến mại” Tuy nhiên cách xử lý của Cán bộ thống kê giá để đưa vào tính chỉ số giá lại khác nhau đối với hai trường hợp trên.
Trường hợp a. Sử dụng ngay giá đã thu thập được để đưa vào tính Chỉ số
Trường hợp b. Không sử dụng giá đã thu thập mà phải dùng phương pháp “gán giá”. Kỳ sau lựa chọn mặt hàng thay thế.
Bởi vì, hàng hóa đã bị hư hỏng, kém chất lượngCó nghĩa là hàng hóa đó đã không đảm bảo quy cách, phẩm cấp như Danh mục quy định nên không so sánh được với mặt hàng cũ. Hơn nữa, người tiêu dùng sẽ mua rất ít. Hàng lỗi mốt cũng có thể coi là một trường hợp đặc biệt của loại này, vì mặc dù chất lượng còn nguyên nhưng người tiêu dùng không còn ưu chuộng đã chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác.
3.5.6. Người bán chủ động giảm giá cho một số khách hàng đặc biệt theo các hình thức như khuyến mại cho người mua nhiều, phát thẻ ưu tiên giảm giá cho khách hàng thân thuộc.
Cách xử lý trong trường hợp này là không lấy giá bán cho những đối tượng đặc biệt kể trên mà vẫn lây giá bán phổ biến, bình thường của sản phẩm đó.
3.5.7. Đối với một số mặt hàng có giá trị lớn, có nhiều phu kiệm bán kèm theo.
Thị trường tiêu dùng có một số mặt hàng có giá trị lớn như ôtô, máy tính khi bán thường kèm theo một số phụ kiện tùy theo yêu cầu của khách hàng. Vì thế giá mỗi người mua phải trả cho sản phẩm sẽ khác nhau. Ngoài tra, những mặt hàng này mặc dù báo giá hoặc niêm yết nhưng người mua vẫn mặc cả được.
Trong trường hợp này, cán bộ Thống kê cần hướng dẫn và kiểm tra kỹ mức giá do Điều tra viên đã thu thập, nhằm đảm bảo đó là giá của “sản phẩm chuẩn” (Không tính những phụ kiện do khách hàng lựa chọn thêm hoặc phần khuyến mãi của cửa hàng.
3.5.8. Giá điện
Điện là một mặt hàng quan trọng phục vụ đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên giá bán lẻ điện phục vụ tiêu dùng có những điểm đặc biẹt, không giống như hàng hóa tiêu dùng khác. Đó là giá bán lẻ điện do Nhà nước quản lý và chia theo nhiều mức khác nhau.
Cụ thể, hiện nay giá bán lẻ điện ở khu vực thành thị được quy định như sau: Tính theo công tơ điện: Giá 100 kwh đầu tiên Hộ gia đình phải trả là 550đ/kwh, 101 kwh đến 150 kwh phải trả theo giá 900 kwh. 1515 kwh đế 200 kwh phải rả theo g ía 1210đ/kwh, từ 201 kwh trở lên phải trả theo g ía 1400 đ/kwh. Vì vậy giá thực tế trả cho 1kwh điện tiệu thụ của người dân hàng tháng có khác nhau tùy theo lượng tiêu thụ thực tế nhiều hay ít.
Khu vực nông thôn, điện tiêu dùng cũng được bán theo một số hình thức khác nhau. Một số nơi hình thức bán được áp dụng như khu vực thành thị, một số nơi khác điện lại bán qua hợp tác xã.
Vì vậy việc tính giá điện được quy định như sau:
- Ở khu vực thành thị. Hàng tháng Điều tra viên phải đến Sở điện lực (hoặc chi nhánh) để thu thập số liệu về cơ cấu tiêu dùng điện của dân cư. Sau đó tính bình quân gia quyền giữa giá và lượng tiêu thụ của từng mức. Nói cách khác giá tiêu dùng điện thực tế háng tháng của người dân ở khu vực thành thị được tính bằng cách lấy Doanh thu bán điện cho tiêu dùng hàng tháng chia cho Tổng số Kwh điện đã bán ra cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong tháng đó.
- Khu vực nông thôn. Nếu nơi nào hình thức bán điẹn như khu vực thành thị thì hình thức tính như thành thị. Nơi nào điện bán qua Hợp tác xã thì Điều tra viên thu thập giá bán thực tế tại hợp tác xã được chọn làm Điểm điều tra.
3.5.9. Giá nước máy (nước sạch)
Đây là mặt hàng chỉ có ở khu vực thành thị. Phương pháp bán nước máy cho tiêu dùng của người dân ở thành thị cũng tương tự như phương thức bán điện. Vì vậy, cách tính giá tiêu dùng thực tế bình quân của một m3 nước/tháng cũng tương tự như tính giá điện. Cụ thể là: Giá bán nước máy được tính bằng cách chia Doanh thu bán nước máy phục vụ nhu câu tiêu dùng của Dân cư cho Tổng khối lượng tiêu thụ nước máy cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong tháng đó.
Tóm lại chúng ta cần ghi nhớ những quy định cơ bản sau đay:
- Giá cần thu thập phải là giá thực tế mà người mua phải trả người bán cho một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ mua (bao gồm cả thuế VAT)
- Giá của các loại hàng hóa hoặc dịch vụ được thu thập là giá thực tế tại thời điểm điều tra (trừ một số trường hợp như đã nêu trong phần trên đã kèm theo những biện pháp xử ly cụ thể)
- Kiểm tra kỹ các phiếu điều tra và xử lý đúng quy định cho từng nguyên nhân biến động giá cả là nhiệm vụ rất quan trọng của Cục Thống kê trước khi tính Chỉ số giá tiêu dùng
Phân II: Phân tích và đánh giá tình hình biến động Chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 và quý 1 năm 2007.
I. Tình hình biến động Chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 và quý I năm 2007
1.1. Tình hình biến động giá tiêu dùng quý I năm 2006
Bảng 1.1: Chỉ số giá tiêu dùng quý 1năm 2006 ( tháng trước=100)
Đơn vị: %
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Quý 1
A
1
2
3
4
Chỉ số giá tiêu dùng
101.83
102.21
98.96
102.998
I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
103.16
103.50
98.23
104.881
1- Lương thực
104.53
101.74
100.48
106.859
2- Thực phẩm
102.72
104.14
98.08
104.919
II- Đồ uống và thuốc lá
101.66
101.45
98.39
101.474
III- May mặc, mũ nón, giày dép
100.32
100.94
100.15
101.415
IV- Nhà ở và vật liệu xây dựng
100.37
100.90
99.67
100.939
V- Thiết bị và đồ dùng gia đình
100.34
100.12
100.07
100.531
VI- Dược phẩm, y tế
100.00
100.41
100.25
100.661
VII- Phương tiện đi lại, bưu điện
100.23
100.35
99.15
99.726
VIII- Giáo dục
100.00
100.00
100.00
100.000
IX- Văn hóa, thể thao, giải trí
100.87
101.35
100.49
102.733
X- Đồ dùng và dịch vụ khác
100.89
100.66
99.80
101.353
Nguồn: Báo cáo tháng của phòng Thống kê Thương mại
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 so với tháng 12/2005 của Thành phố là 101.83% tăng 1.83%. Đây là mức tăng giá tương đối cao. Sở dĩ chúng ta biết như vậy là bởi vì nếu bình quân tháng nào cũng tăng 1.83% như tháng này thì Chỉ số giá cả năm tăng 21.96% tức là Chỉ số giá tiêu dùng 121.96%. Đây là mức tăng giá đáng kể, lạm phát trở thành Lạm phát hai con số. Trong nhóm 3 mặt hàng và dịch vụ có Tỷ trọng chi tiêu lớn đó là “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống”, “Nhà ở và vật liệu xây dựng”, “ Bưu điện, phương tiện đi lại” chiếm tới 67.08%. Chỉ số giá tiêu dùng của các mặt hàng nay lần lượt là 103.16; 100.37 và 100.23%. Đáng chú ý là mặt hàng “ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” là 103.16% tăng 3.16%. Mức tăng 3.16% của mặt hàng này so với mức tăng của Chỉ số chung 101.83% là lớn hơn rất nhiều. Mà mặt hàng này chiếm tới 45.55% tiêu dùng của dân cư. Do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến Chỉ số giá tiêu dùng chung. Trong tháng 1/2006 mặt hàng “Đồ uống và thuốc lá” cũng tăng 1.66% đây là một trong hai mặt hàng co mức tăng tương đối nhưng nó chỉ chiếm 3.75% tỷ trọng tiêu dùng của dân cư nên ảnh hưởng nhìn chung là không lớn lắm. Còn các mặt hàng còn lại đều có Chỉ số giá dưới 101% tức có mức tăng dưới 1%. Có hai mặt hàng có thể xem là không tăng giá là “ Dược phẩm, y tế”, “Giáo dục”.
Chỉ số giá tháng 2/2006 so với tháng 1/2006 là 102.21% tăng 2.21% lớn hơn mức tăng của tháng 1/2006 (1.83%). Trong tháng hai có 3 mặt hàng có mức tăng đáng kể đó là “ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống”, “Đồ uống và thuốc lá”, “Văn hóa thể thao và giải trí” chỉ số tương ứng là 103.74%,101.45% và 101.35%. Trong đó mặt hàng “ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” chiếm tỷ trọng 45.55% tiêu dùng của dân cư tăng tới 3.74% đã làm cho Chỉ số giá sau một tháng tăng tới 2.21% như trên. Các mặt hàng còn lại chỉ tăng dưới 1% riêng mặt hàng “Giáo dục” sau hai tháng Chỉ số giá vẫn không tăng. Nhìn chung hai tháng đầu năm nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do Giá Lương thực và thực phẩm tăng cao.
Sau hai tháng Chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức cao bước sang tháng 3 Chỉ số đột ngột giảm tương ứng là 98.96% tức giảm 1.04%. Đây là tháng sau tết Cổ truyền của nước ta, sau tết mức tiêu dùng của Dân cư một phần đã giảm. Giải thích nguyên nhân này thì chúng ta thấy rằng có thể tháng 2 Mức chi tiêu của người dân cho Tết cổ truyền đã đẩy giá lên cao. Sau cơn sốt tiêu dùng Giá lại giảm trở lại mức trước tết. Trong các mặt hàng Chỉ số giá giảm thì đáng kể là “ Thực phẩm”, Chỉ số giá của mặt hàng này là 98.08% giảm 1.92%. Là mặt hàng giảm mạnh nhất trong nhóm mặt hàng tiêu dùng của dân cư. Cũng có 4 nhóm mặt hàng có Chỉ số giá tăng đó là “May mặc, mũ nón, giầy dép”, “ Thiết bị và đồ dùng gia đình”, “ Dược phẩm, y tế”, “ Văn hóa, thể thao, giải trí”. Tuy nhiên các mặt hàng này cũng chỉ tăng nhẹ dưới 1%. Mặt hàng “ Giáo dục” vẫn không tăng. Một điều đáng lưu ý đó là trong khi mặt hàng “ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” giảm thì “Lương thực” lại tăng nhẹ. Cũng dễ hiểu “ Lương thực” là mặt hàng cấu thành của nhóm mặt hàng này nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tiêu dùng. Nó chỉ chiếm tỷ trọng 7.13% trong khi thành phần còn lại chiếm tới 24.48%. Mặt hàng “Lương thực” là mặt hàng giảm mạnh nhất trong tháng hai vừa qua. Nhìn chung ba mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu dùng đều giảm trong đó “ May mặc, mũ nón, giầy dép” giảm 1.41%, “ Phương tiện đi lại, bưu điện” giảm 0.85%. Có thể nói đây là nguyên nhân chính làm Chỉ số giá tháng ba giảm.
Kết thúc quý I năm 2006 Chỉ số giá tiêu dùng là 102.998% tăng 2.998%. Mặc dù tháng ba Chỉ số giá tiêu dùng nhưng do hai tháng đầu năm là tháng 1 và tháng 2 tăng thương đối cao nên Chỉ số giá cả quý vẩn tăng ở mức cao. Hai mặt hàng có mức tăng tương đối cao có thể nói là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến biến động Chỉ số giá quý 1 là “ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” và “ Văn hóa, thể thao, giải trí”. Chỉ số giá tương ứng của hai mặt hàng này là 104.881% và 102.733 % tương ứng tăng là 4.881% và 2.733%. Chỉ có mặt hàng duy nhất có Chỉ số giá giảm là mặt hàng “Phương tiện đi lại, bưu điện” Chỉ số giá là 99.726% giảm 0.274%. Mặt hàng này hai tháng đầu năm tăng ở mức nhẹ nên bước sang tháng ba giảm đã làm cho cả quý giảm. Các mặt hàng còn lại đều có Chỉ số giá thấp hơn mức Chỉ số chung dưới 2%.
1.2. Tình hình biến động giá tiêu dùng quý II năm 2006
Bảng 1.2. Chỉ số giá tiêu dùng quý 2 năm 2006
Đơn vị: %
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Quý II
A
1
2
3
4
Chỉ số giá tiêu dùng
100.24
100.70
100.43
104.415
I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
100.31
100.39
100.21
105.838
1- Lương thực
100.17
100.36
96.67
103.849
2- Thực phẩm
100.41
100.57
100.39
106.363
II- Đồ uống và thuốc lá
100.00
100.40
101.05
102.949
III- May mặc, mũ nón, giày dép
100.71
100.00
100.25
102.390
IV- Nhà ở và vật liệu xây dựng
99.90
100.61
101.47
102.945
V- Thiết bị và đồ dùng gia đình
100.20
100.26
100.50
101.499
VI- Dược phẩm, y tế
100.03
100.36
100.99
102.054
VII- Phương tiện đi lại, bưu điện
100.07
103.54
99.58
102.894
100.00
97.52
VIII- Giáo dục
100.66
100.09
101.05
101.808
IX- Văn hóa, thể thao, giải trí
100.24
100.16
100.79
103.959
X- Đồ dùng và dịch vụ khác
100.00
100.99
100.71
103.083
Nguồn: Báo cáo tháng của phòng Thống kê Thương mại
Sau tháng ba chỉ số giá tiêu dùng giảm bước sang tháng tư chỉ tăng 0.24%. Có ba mặt hàng giảm hoặc gần như không tăng đó là “Đồ uống và thuốc là”, “Đồ dùng và dịch vụ khác” và “ Nhà ở và vật liệu xây dựng”. Các mặt hàng còn lại chỉ tăng nhẹ. Chỉ có ba mặt hàng có tỷ trọng tiêu dùng lớn nhất có mức tăng lớn hơn mức tăng của Chỉ số chung nhưng cũng chỉ ở mức dưới 1%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2006 so với tháng 4/2006 là 100.70% tăng 0.70%. Mức tăng này mặc dù lớn hơn mức tăng của tháng 4 nhưng nới chung là chấp nhận được cho cả người tiêu dùng và cả người sản xuất. So với tháng 3/2006 thì Chỉ số giá tháng 5/2006 là 1.003*1.007=1.01 tức là 101%. Như vậy so với tháng 3/2006 thì Giá tiêu dùng chỉ tăng 15. Chúng ta đều biết tháng 3 là tháng mà Chỉ số giảm, sau hai tháng Chỉ số mới tăng dưới 1%. Chứng tỏ Mức giá chưa trở về mức giá tháng 2/2006. Trong tháng 5/2006 có một hiện tượng thú vị mà chúng ta nếu để ý sẽ nhận ra ngay đó là lần đầu chỉ số giá của mặt hàng “ hàng ăn vả dịch vụ ăn uống” thấp hơn Chỉ số giá chung. Qua theo dõi Chỉ số giá tưg đầu năm đến giờ thì đây là lần đầu tiên. Bốn tháng trước đây nếu mà mức tăng giá của mặt hàng này là nguyên nhân chính thì trong tháng này nó không còn là nguyên nhân chính nữa. Liệu có phải tỷ trọng tiêu dùng của nhóm này trong tổng chi tiêu giảm đã làm giảm ảnh hưởng của nó. Trước đây nó chiếm tới 45,55% thì từ tháng 5/2006 trở đi tỷ trọng đó là 40.48%. Chắc chắn là có nhưng mặt hàng này vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn. Nguyên nhân nào xảy ra hiện tượng này? Nói chúng các mặt hàng trong tháng này đều có Chỉ số giá ở mức tăng nhẹ dưới 1%. Duy chỉ có mặt hàng “Giao thông, bưu chính viễn thông” tăng nổi bật nhất. Chỉ số giá của mặt hàng này so với tháng trước là 103.54% tăng 3.54%. Tuy mặt hàng chỉ chiếm trong tổng chi tiêu là 11.15% nhưng với mức tăng lớn hơn nhiều làm cho Chỉ số chung tăng 0.7%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2006 so với tháng trước 5/2006 là 100.54% tăng 0.54%. Mặt hàng “ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” hai tháng gần đây đều có mức tăng dưới mức tăng của Chỉ số chung. Đặc biệt đây là mặt hàng quan trọng, thiết yếu của người dân. Trong tháng này thậm chí “Lương thực” còn giảm 0.3%. Các mặt hàng chỉ tăng nhẹ chủ yếu đều có mức tăng thấp hơn 1%. Chỉ có ba mặt hàng “Đồ uống và thuốc lá”, “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD”, “Văn hóa, giải trí và du lịch” có mức tăng đáng kể lơn hớn 1%. Ba mặt hàng này chiếm hơn 23% tỷ trọng tiêu dùng của dân cư. Đây có thể xem là nhân tố chính ảnh hưởng đến Chỉ số giá tháng 6. Mặt hàng có Chỉ số giảm duy nhất là “Giao thông, bưu chính viễn thông” là 99.48% giảm 0.52%.
Kết thúc quý 2 năm 2006 Chỉ số giá tiêu dùng là 104.415% tăng 4.415%. So với Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2005 là 107.47% tăng 7.47% thì Chỉ số giá quý 2 đã tăng hơn một nữa so với năm 2005. Có ba mặt hàng có mức tăng đáng kể đó là “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống”, “Văn hóa, thể thao, giải trí” và “Đồ dùng và dịch vụ khác” có mức Chỉ số tương ứng là 105.838%; 103.959% và 103.683%. Các mặt hàng còn lại đều có mức tăng dưới 3% thấp hơn mức tăng Chỉ số chung.
1.3. Tình hình biến động Chỉ số giá tiêu dùng quý 3 năm 2006
Bảng 1.3. Chỉ số giá tiêu dùng quý 3 năm 2006
Đơn vị: %
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Quý 3
A
1
2
3
4
Chỉ số giá tiêu dùng
100.46
100.71
100.55
106.22
I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
100.33
100.16
100.23
106.60
1- Lương thực
100.30
100.31
100.06
104.55
2- Thực phẩm
100.41
100.19
100.38
107.41
II- Đồ uống và thuốc lá
100.23
100.24
100.22
103.66
III- May mặc, mũ nón, giày dép
100.48
100.10
100.15
103.14
IV- Nhà ở và vật liệu xây dựng
101.89
104.03
102.06
111.37
V- Thiết bị và đồ dùng gia đình
100.40
100.78
100.11
102.81
VI- Dược phẩm, y tế
100.10
100.33
100.00
102.49
VII- Phương tiện đi lại, bưu điện
100.38
100.70
101.36
105.42
100.00
99.94
97.76
VIII- Giáo dục
100.23
100.49
100.26
102.81
IX- Văn hóa, thể thao, giải trí
99.80
100.26
100.42
104.46
X- Đồ dùng và dịch vụ khác
100.14
100.20
100.41
103.86
Nguồn: Báo cáo tháng của Phòng Thống kê Thương mại
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2006 so với tháng trước 6/2006 là 100.46% tăng 0.465. Nhìn chung các mặt hàng trong tháng này đều tăng nhẹ dưới 1%. Có hai điểm đáng lưư ý đó là Chỉ số giá của mặt hàng “ Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” và “Văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch” có Chỉ số tương ứng là 101.89% và 99.80%. Một mặt hàng thì có Chỉ số giá cao nhất và một mặt hàng là mặt hàng duy nhất giảm trong tháng. Trong khi mặt hàng “ Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” tăng 1.89% thì mặt hàng “Văn hóa, thể thao, giải trí” giảm 0.2%. Đây có thể được xem là hai nhân tố chính quyết định mức tăng giá tháng này. Mặt hàng “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” tuy chỉ chiếm 11.30% trong tổng chi tiêu nhưng với mức tăng giá vượt trội đã ảnh hưởng lớn đến Chỉ số chung.
Chỉ số giá tháng 7/2006 so với tháng trước 6/2006 là 100.71% tăng 0.71%. Nhìn chung các mặt hàng đều có Chỉ số giá tăng nhẹ dưới 1%. Có ba mặt hàng có Chỉ số giá đáng lưu ý đó là mặt hàng “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD”, “Thiết bị và đồ dùng gia đình” và “Giao thông, bưu chính viễn thông” lần lượt có Chỉ số giá tương ứng là 104.035; 100.78% và 100.70%. Mặt hàng “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” có Chỉ số giá cao nhất là 104.03% tăng 4.03%. Ba mặt hàng này đã chiếm tới 23.84% tỷ trọng tiêu dùng của dân cư. Do đó noa ảnh hưởng chủ yếu đến Chỉ số chung. Chúng ta cũng để ý thấy rằng trong khi mặt hàng “Giao thông, bưu chính viễn thông” tăng 0.7% thì cấu thành của nó là “Nưu chính viễn thông” lại giảm 0.06%.
Chỉ số giá tháng 9/2006 so với tháng trước 8/2006 là 100.55% tăng 0.55%. Đã sáu tháng liên tục kể từ tháng 4 Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 1%. Đây có thể xem là tín hiệu vui cho người tiêu dùng. Đặc biệt mặt hàng “Lương thực- Thực phẩm” hầu như có Chỉ số thấp hơn Chỉ số chung. Hai mặt hàng thiết yếu này tăng hợp lý vừa có lợi cho sản xuất và cả cho người tiêu dùng. Bởi vì khi giá tăng chưa hẳn người sản xuất được lợi. Chúng ta phải nhìn nhận từ hai phía, khi nói đến Chỉ số giá tiêu dùng tăng thì taih sao chúng ta lịa không nghĩ giá cả đầu vào sản xuất cũng tăng theo. Liệu người sản xuất có được lợi không? Một mức tăng hợp lý sẽ có lợi cho cả người tiêu dùng và người sản xuất. Trong tháng này các mặt hàng chủ yếu chỉ tăng nhẹ chỉ có hai mặt hàng có Chỉ số tương đối cao. Mặt hàng “ Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” có Chỉ số giá là 102.06% tăng 2.065 và mặt hàng “Giao thông, bưu chính viễn thông” là 101.36% tăng 1.36%. Mấy tháng gần đây mặt hàng “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” tăng liên tục và ở mức cao. Là nguyên nhân chính ảnh hưởng dến Chỉ số giá chung.
Kết thúc quý 3 năm 2006 Chỉ số giá là 106.22% tăng 6.22%. Như vậy sau 9 tháng Chỉ số giá tiêu dùng đã gần vượt ngưỡng năm 2005 (7.47%). Có hai mặt hàng có Chỉ số giá lớn hơn Chỉ số giá chung. Đó là mặt hàng “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” 106.60% và “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” 11.37%. Đây là hai mặt hàng có tỷ trọng tiêu dùng lớn nhất trong nhóm các mặt hàng đại diện. Do đó nó ảnh hương rất lớn đến Chỉ số giá quý 3 năm này. Mặt hàng “ Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” mức tăng cao nhất sở dĩ là những tháng gần đây mặt hàng này là một trong những mặt hàng có Chỉ số giá cao nhất. Các mặt hàng khác đều có mức tăng thấp hơn Chỉ số giá chung. Mặt hàng có Chỉ số giá thấp nhất là “Dược phẩm, y tế” 102.49% chỉ tăng 2.49%.
1.4. Tình hình biến đông giá tiêu dùng quý 4 năm 2006
Bảng 1.4. Chỉ số giá tiêu dùng quý 4 năm 2006
Đơn vị: %
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Quý 4
A
1
2
3
4
Chỉ số giá tiêu dùng
100.14
100.19
100.78
107.403
I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
100.56
100.43
101.44
109.21
1- Lương thực
100.20
100.92
106.23
112.305
2- Thực phẩm
100.51
100.45
100.57
109.06
II- Đồ uống và thuốc lá
99.26
100.32
100.75
103.998
III- May mặc, mũ nón, giày dép
100.85
100.24
100.59
104.881
IV- Nhà ở và vật liệu xây dựng
97.84
99.33
100.32
108.576
V- Thiết bị và đồ dùng gia đình
100.98
100.33
100.73
104.923
VI- Dược phẩm, y tế
100.22
100.00
100.00
102.719
VII- Phương tiện đi lại, bưu điện
98.36
99.33
99.96
102.958
Trong đó: Bưu chính viễn thông
99.99
99.85
99.84
VIII- Giáo dục
101.25
100.02
100.03
104.146
IX- Văn hóa, thể thao, giải trí
100.25
100.23
100.16
105.127
X- Đồ dùng và dịch vụ khác
103.14
103.22
100.81
111.464
Nguồn: Báo cáo tháng của Phòng Thống kê Thương mại
Chỉ số giá tháng 10/2006 so với tháng 9/2006 là 100.14% tăng 0.14%. Nếu không kể đến tháng 3 là tháng có Chỉ số giá giảm thì đây là tháng có Chỉ số giá thấp nhất từ đầu năm đến giờ. Mức tăng gần như không đáng kể nếu không muốn nói là không tăng rõ rệt. Nhưng chúng ta cũng có hai điều đáng chú ý. Thứ nhất có ba mặt hàng có Chỉ số giá giảm so với tháng trước, cụ thể bảng trên. Trong đó mặt hàng “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” có mức giảm lớn nhất. Nếu chúng ta để ý thì mặt hàng này mấy tháng gần đây có mức tăng tương đối cao. Có hai mặt hàng có Chỉ số giá trên 101% đó là mặt hàng “Giáo dục” và “Hàng hóa và dịch vụ khác” có Chỉ số tương ứng là 101.25% và 103.14%. Hai yếu tố này ảnh hương rất lớn đến Chỉ số giá tháng này. Các mặt hàng còn lại có mức tăng rất nhẹ.
Trong khi Chỉ số giá tháng 9/2006 là 100.14% thì Chỉ số giá tháng 10/2006 so với tháng trước cúg không cao hơn là bao nhiêu 100.19% tăng 0.19%. Mặt hàng “Hàng hóa và dịch vụ khác” có Chỉ số giá cao nhất trong các nhóm mặt hàng, chỉ số là 103.22% tăng 3.22%. Các mặt hàng tăng giá khcá chỉ tăng rất nhẹ dưới 1%. Có hai mặt hàng có Chỉ số giá giảm là mặt hàng “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” và “ Giao thông, bưư chính viễn thông” đều có Chỉ số giá là 99.33% giảm 0.07%. Mặt hàng “Thuốc và dịch vụ y tế” và “Giáo dục” gần như không tăng.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2006 so với tháng trước 11/2006 là 100.785 tăng 0.78%. Có hai mặt hàng có Chỉ số giá trên 101% đó là mặt hàng “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” 101.44% tăng 1.44% và “ Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” 103.96%. Chúng ta theo dõi tình hình biến động giá tiêu dùng từ đầu năm chác chúng ta đã biết Chỉ số giá của mặt hàng “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” hầu như chỉ tăng dưới 1%. Quay lại Chỉ số giá của mặt hàng từ tháng 1 và tháng 2 ta thấy cả hai tháng đều có Chỉ số giá lớn 101%. Đến đây chúng ta có thể tự đặt cho mình một câu hỏi”Rằng liệu một chu kỳ biến động Giá tiêu dùng đã bắt đầu, mà tháng 12 là tháng khởi đầu cho mọi biến động?”. Dường như chúng ta đã có câu trả lời. Đúng vậy! Đây là những tháng cuối cùng của năm, là những tháng gần tết Nguyên đán cổ truyền của nước ta. Mức tiêu dùng của người dân đột ngột tăng lên, đặc biệt là mặt hàng “Lương thực- Thực phẩm”. Dự báo rằng trong hai tháng đầu năm 2007 sẽ có mức tăng Chỉ số giá tương đối cao. Các mặt hàng còn lại đều có mức tăng dưới 1%.
Quý 4 năm 2006 Chỉ số giá tiêu dùng là 107.40% tăng 7.40%.đồng nghĩa với việc Chỉ số giá tiêu dúng tháng 12 năm 2006 so với tháng 12/2005 tăng 7.40% Đây là mức tăng cao nhưng so với Chỉ số giá qúy 4 năm 2005 và quý 4 năm 2004 vẫn thấp hơn rất nhiều. Kết thúc quý 4 năm 2005 Chỉ số giá là 109.46% tăng 9.46% và quý 4 năm 2004 là 108.88% tăng 8.88%. Có ba mặt hàng có Chỉ số giá tương đối cao có thể xem là nguyên nhân tăng giá của quý 4. Mặt hàng “ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” là 109.21% tăng 9.21%. Mặt hàng “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” là 108.5765 tăng 8.576%. Mặt hàng “Hàng hóa và dịch vụ khác” là 111.464% tăng 11.464% . Các mặt hàng còn lại đều có mức Chỉ số giá dưới Chỉ số chung. Mặt hàng có Chỉ số giá thấp nhất là “Dược phẩm và y tế” 102.719% tăng 2.719%.
1.5. Tình hình biến động Giá tiêu dùng quý I năm 2007
Bảng 1.5. Chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2007
Đơn vị: %
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Quý 1
A
1
2
3
4
Chỉ số giá tiêu dùng
101.47
102.09
99.77
103.352
I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
102.05
103.44
100.16
105.729
1- Lương thực
105.78
103.15
100.09
109.210
2- Thực phẩm
101.68
103.63
99.55
104.897
II- Đồ uống và thuốc lá
100.64
103.53
97.37
101.452
III- May mặc, mũ nón, giày dép
100.87
101.17
98.69
100.713
IV- Nhà ở và vật liệu xây dựng
103.96
102.66
98.18
104.783
V- Thiết bị và đồ dùng gia đình
100.46
101.53
99.50
101.487
VI- Dược phẩm, y tế
100.13
100.17
100.77
101.073
VII- Phương tiện đi lại, bưu điện
100.14
99.56
100.49
100.188
Trong đó: Bưu chính viễn thông
99.90
99.94
99.48
99.321
VIII- Giáo dục
100.07
100.00
100.00
100.07
IX- Văn hóa, thể thao, giải trí
100.43
100.71
100.40
101.548
X- Đồ dùng và dịch vụ khác
100.73
100.86
100.34
101.942
Nguồn: Báo cáo tháng của phòng thống kê Thương mại
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2007 so với tháng trước năm 12/2006 là 101.47% tăng 1.47%. Chúng ta đã theo dõi Chỉ số giá trong suốt năm 2006 ta thấy hai tháng đầu năm Chỉ số giá tương đối cao thường hơn 101%. Tháng 12 năm 2006 chúng ta đã thấy dấu hiệu tăng giá tiêu dùng vào đầu năm 2007. Và một chu kỳ biến động Giá mới lại bắt đầu. Đây có thể xem là một kinh nghiệm quý báu trong quản lý giá cả của các cơ quan nhà nước cũng như kinh nghiệm tiêu dùng của người dân. Trong tháng này có hai mặt hàng có hai mặt hàng có Chỉ số giá tương đối cao đó là mặt hàng “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” 102.05% tăng 2.05% và mặt hàng “Nhà ở điện, nước, chất đốt và VLXD” 103.96% tăng 3.965. mặt hàng “Hàng ăn và dịch vụ ăn uông” đã bắt đầu tăng từ tháng 12/2006(101.44% ) tăng 1.44%. Mặt hàng này là mặt hàng thiết yếu ccủa người dân, do đó nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân. Nhưng do đây là những tháng gần tết Cầu tiêu dùng tăng đột ngột gây ra sức ép tăng giá “Lương thực- Thực phẩm”. Các mặt hàng còn lại có Chỉ số giá tiêu dùng đều thấp hơn 101% tức dưới 1%. Mặt hàng “Bưu chính viển thông” giảm nhẹ, đây là mặt hàng cấu thành nhóm mặt hàng “Giao thông, bưư chính viễn thông”. Mặt hàng này cũng chỉ tăng nhẹ trong tháng này (0.14%)
Sang tháng 2 Chỉ số giá tiêu dùng là 102.09% tăng 2.09%. Gần bằng chỉ số giá của táng 2/2006(102.21%). có tới bốn mặt hàng có Chỉ số giá lớn hơn 101%. Đó là mặt hàng “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” 103.44%; mặt hàng “May mặc, nũ nón, giầy dép” 01.17%; mặt hàng “Đồ uống và thuốc lá” 103.53% và mặt hàng “Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD” 102.66%. trong khi đó mặt hàng “Giao thông, bưu chính viễn thông” giảm nhẹ(0.44%). Các mặt hàng còn lại đều có Chỉ số giá dưới 101%. Mặt hàng “Giáo duc” có Chỉ số giá không thay đổi 100%.
Cũng như tháng 3/2006 thì tháng 3/2007 Chỉ số giá bắt đầu giảm. Chỉ số giá tháng này so với tháng trước là 99.77% giảm 0.23%.Có tới năm mặt hàng có Chỉ số giảm hợc không đổi. Điều đáng chú ý là tháng 3/2006 thì mặt hàng “Hàng ăn và dịch vụ ăn uông” giảm nhưng tháng này lại tăng nhẹ (0.16%). Mặc dù mặt hàng “Thực phẩm” giảm nhẹ 0.45%. Có thể Cầu tiêu dùng của mặt hàng này sau tết tăng nhẹ do một số điều kiện khách quan nào đó.
Chỉ số giá quý 1 năm 2007 là 103.352% tăng 3.352% thấp hơn mức 4.415% của quý 1 năm 2006. Có hai mặt hàng có Chỉ số giá tăng tương đối cao annhr hưởng trực tiếp đó là mặt hàng “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống” 105.729% và mặt hàng “Nhà ở và vật liệu xây dựng” 104.783%. Các mặt hàng còn lại đều tăng dưới 2% thấp nhất là mặt hàng “Giáo dục” 100.07% chỉ tăng 0.07% sau 3 tháng.
Kết thúc quý 1 năm 2007 cũng là kết thuc quá trình theo dõi Biến động Chỉ số giá tiêu dùng của chúng ta sau Quyết định số 258/QĐ-TCTK. Tình hình biến động giá quý 1 năm 2007 cho chúng ta biết khá nhiều. Chúng ta có thể dự đoán một cách thô sơ Chỉ số giá trong thời gian tới. Nếu không có điều kiện bấy\t ổn thì kết quả dự doán sẽ cho đọ chính xác cao. nhìn chung từ đầu năm 2006 đên giờ chúngta chưa được chúng kiến một sự tăng giá đột biến nào. Vì vậy băng cách thô sưo chúng ta sẽ đưa ra kết quả dự báo như sau: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2007 so với tháng trước nằm rong khoảng 100.05- 101%. Tức Chỉ số giá sau một tháng tăng từ 0.5% đến 1%.
II. Dùng phương pháp biến động thời vụ để phân tích biến động Chỉ số gia tiêu dùng.
Chúng ta đều biết sự biến động của một số hiện tương kinh tế- xã hội thường có tình vụ- nghĩa là hàng năm, trong từng thời gian nhất định, sự biến động được lập đi lập lại. Ví dụ các sản phẩm của nghành Nông nghiệp phụ thuộc vào từng mùa vụ. Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (Thời tiết, khí hậu) và phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân. Biến động thời vụ làm cho một số nghành nghề khi thì căng thẳng, khẩn trương khi thì nhàn rỗi, bị thu hẹp lại. Sơ dĩ Chúng ta biết được tại sao Chỉ số giá tiêu dùng lại biến động theo thời vụ trước hết là phân tich trên cho ta thấy như vậy. Hai là tình hình biến động Gia tiêu dùng cũng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố kể trên.
Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những chủ trương, biện pháp phù hợp, kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng của biến động thời vụ đến các hoạt động kinh tế nói chúng. Dùng phương pháp biến động thời vụ cho chúng ta biết tháng nào thì Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất, tháng nào Chỉ số giá giảm. Từ đó có các biện pháp tác động đến các nhân tố ảnh đến biến động đó. Trước hết là điều chỉnh mức tăng chỉ số giá tiêu dùng theo ý muốn chủ quan của các nhà quản lý mà theo họ với mức đó là hợp lý. Phương pháp thường được sử dụng là tính các chỉ số thời vụ.
Trường hợp biến động thời vụ qua thời gian nhất định tương đối ổn định thì Chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau:
Ii = * 100 (3.1)
Trong đó: Ii : Chỉ số thời vụ của thời gian t
: Số trung bình các mức độ của các thời gian cùng tên i
: Số trung bình của tất cả các mức độ trong dãy số
Trong trường hợp biến động thời vụ qua thời gian nhất định của các năm có sự tăng (giảm) rõ rệt thì Chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau:
Ii = *100 (3.2)
Trong đó: Yij là mức độ thực tế ở thời gian i của năm j
là mức độ tính toán ( Có thể là só trung bình trượt hoặc dựa vào phương trình hồi quy ở thờigian i của năm thứ j)
Bảng 2.1. Chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2001 -2006( tháng trước = 100)
Đơn vị: %
Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm so với tháng trước
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
A
1
2
3
4
5
6
Tháng 1
100.08
101.38
102.91
101.81
101.35
101.83
Tháng 2
101.48
102.21
100.75
103.32
102.22
102.21
Tháng 3
98.85
98.74
98.20
100.38
100.20
98.96
Tháng 4
99.64
100.14
100.31
100.50
100.26
100.24
Tháng 5
99.78
100.71
100.10
100.57
100.00
100.70
Tháng 6
99.58
100.12
100.14
100.38
100.17
100.24
Tháng 7
99.94
100.26
100.09
100.39
100.52
100.46
Tháng 8
99.92
100.19
99.86
100.34
100.55
100.71
Tháng 9
100.24
100.28
100.12
100.36
100.68
100.55
Tháng 10
100.46
100.48
99.19
100.20
100.65
100.14
Tháng 11
100.07
100.87
99.37
100.09
101.08
100.19
Tháng 12
100.07
100.29
100.64
100.22
100.84
100.78
Nguồn: Báo cóa tháng của Phòng Thống kê thương mại Hà nội
Trong trường hợp này ta tính Chỉ số thời vụ theo công thức 2.1 ở trên. Ta có thể sử dụng Excel dễ dàng tính ra được Chỉ số thời vụ ở bảng sau:
Chỉ số thời vụ Ii
A
1
2
Tháng 1
101.56
101.1169
Tháng 2
102.0317
101.5865
Tháng 3
99.22167
98.78877
Tháng 4
100.1817
99.74459
Tháng 5
100.31
99.87236
Tháng 6
100.105
99.66825
Tháng 7
100.2767
99.83917
Tháng 8
100.2617
99.82424
Tháng 9
100.3717
99.93376
Tháng 10
100.1867
99.74956
Tháng 11
100.2783
99.84083
Tháng 12
100.4733
100.035
100.4382
Từ kết quả tính toán được ở cột 2 chúng ta dễ dáng thấy được tháng nào có Chỉ số giá cao nhất, tháng nào có Chỉ số giá thấp nhất. Nhiệm vụ của phương pháp thời vụ là dựa vào số liệu nhiều năm (Ít nhất là 3 năm) để xác định tính chất và mức độ của biến động thời vụ. Trong khi đó chúng ta đã có số liệu trong 6 năm do đó những kết quả đem lại có ý nghĩa chính xác tương đối cao. Ta thấy Chỉ số thời vụ của ba tháng đó là tháng 1, tháng 2 và tháng 2 có Chỉ số lớn hơn 100 chứng tỏ Chỉ số giá của 3 tháng này là lớn nhất trong năm, biến động của Chỉ số giá của ba tháng này ảnh hưởng chủ yếu đến biến động giá cả năm. Tháng ba là tháng có Chỉ số giá thấp nhất, so sánh Chỉ số thời vụ của tháng 2 và tháng 3 sẽ cho chúng ta biết là tháng 3 có Chỉ số giá giảm. Các tháng từ tháng 4 đến tháng 11 Chỉ số giá tăng nhẹ. Bước sang tháng 12 Chỉ số giá tăng đột biến để bắt đầu một chu kỳ biến động giá mới, tháng 12 là tháng khởi điểm để tháng 1 và tháng 2 tăng nhanh hơn nữa. Hiểu được những quy luật biến động giá như vậy sẽ giúp chúng ta kiểm soát mức tăng giá theo ý muốn chúng ta đặc biệt là của các cơ quan quản lý thị trường giá cả. Để thực hiện được mục tiêu Chỉ số giá trong năm thì chúng ta buộc phải tập chung điều chỉnh cung và cầu về hàng hóa trong ba tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Nếu chúng ta khống chế được mức tăng giá trong ba tháng này thì có thể giúp chúng ta dễ thở hơn trong các tháng khác. Bởi vì trong ba tháng gần tết này luôn tiềm ẩn những yếu tố bắt ngờ khó dự đoán trước được.
III. Dùng phương pháp hồi quy tương quan phân tích mối liên hệ giữa tốc độ tăng GDP và CPI
Tăng trưởng kinh tế và Lạm phát là hai chỉ tiêu kinh tế quan trong. Tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định Lạm phát ở mức hợp lý luôn là mục tiêu hàng đầu của điều tiết vĩ mô của cơ quan quản lý nhà nước ở các nước. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi câu hỏi về sự tồn tại và bản chất của mối quan hệ giữa Lạm phát và tăng trưởng kinh tế luôn được mọi người quan tâm đặc biệt là các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách, nó trở thành trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về chính sách. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về mối quan hệ chính xác giữa hai biến số này, song phần lớn các nhà kinh tế đều tin rằng ổn định Lạm phát ở mức vừa phải là môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lạm phát cao hoặc quá thấp đặc biệt là giảm phát đều có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Nổi bật trong các cuộc tranh luận mang tính lý thuyết về mối quan hệ giữa Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là quan điểm của các nhà kinh tế thuộc trường phái cơ cấu. Theo họ, Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đánh đổi nhau. Những nổ lực nhằm kiềm chế Lạm phát có xu hướng làm tăng thất nghiệp và tình trạng trì trệ sản xuất, gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế. Một xã hội dành ưu tiên cho Tăng trưởng kinh tế thì cần chấp nhận Lạm phát đi kèm. Một số nhà cơ cấu nhận thấy rằng ở các nước đang phát riển có thể sử dụng lạm phát như một biện phát thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Họ lập luận rằng Lạm phát có tác dụng phân phối lại thu nhập và của cải theo hướng tăng tổng tiết kiệm và đầu tư trong nước. Tuy nhiên, quan điểm lạc quan trên đây của các nhà cơ cấu về việc Chính phủ có thể chủ động sử dụng Lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không được các nhà kinh tế ủng hộ. Ở một cực khác, nhiều nhà kinh tế cho rằng Lạm phát, đặc biệt Lạm phát cao và biến động mạnh có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Theo họ, ổn định Lạm phát ở mức thấp là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và do vậy phải coi đó là một trong những mục tiêu hàng đầu của điều tiết vĩ mô.
Chúng ta thấy có hai quan điểm trái ngược nhau về ảnh hưởng của Lạm phát đến tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, phần lớn các nhà kinh tế đều cho rằng quan điểm của các nhà cơ cấu về mối tương quan dương giữa Lạm phát và tăng trưởng về cơ bản phù hợp khi Lạm phát ở mức thấp và vừa phải, còn quan điểm đối lập thích ứng với môi trường Lạm phát cao. Điều đó hàmg ý rằng ở mổi nước đều tồn tại một phạm vi “an toàn” khi mà lạm phát và tăng trưởng có quan hệ cùng chiều. Theo một nghiên cứu của M.Khan và A.Senhadji năm 2000. Theo hai ông, ở các nước công nhiệp phát triển, phạm vị “an toàn” này rất thấp chỉ vào khoảng 1- 3% năm, trong khi đó ở các nước phát triển mức ngưỡng này vào khoảng 7-11%.
Chúng ta sẽ phân tích mối quan hệ này đối với Thành phố Hà nội giai đoạn 2001- 2005. Số liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế và Chỉ số giá tiêu dùng CPI như sau:
Đơn vị: %
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
113.34
117.43
117.04
120.62
118.77
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
99.67
105.47
104.27
106.27
107.47
Nguồn:Niên giám Cục Thống kê Hà nội
Chúng ta sử dụng phần mềm thống kê SPSS khảo sát đồ thị giữa hai biến trên, với biến nguyên nhân là Chỉ số giá tiêu dùng(CPI), biến kết quả là Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDPt). Từ đồ thị chúng ta có thể biết được mối quan hệ giữa hai biến trên. Đồ thị như sau:
Từ đồ thị trên chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa GDPt và CPI có thể là đường thẳng (Linear) hoặc phương trình bậc hai (Quadratic). Trước hết chúng ta Dùng phươnmg pháp hồi quy bằng phương pháp đường thẳng (Linear), kết quả cho ta biết như sau:
Bảng 3.1: Xác định Hệ số tương quan(R2) và độ lệch tiêu chuẩn (S.E)
Model Summary(b)
Model
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the Estimate
1
.912(a)
.831
.775
1.27341
a Predictors: (Constant), CPI
b Dependent Variable: GDPT
Bảng3. 2: Xác định các hệ số hồi quy
Coefficients(a)
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t
Sig.
B
Std. Error
Beta
1
(Constant)
32.260
22.154
1.456
.241
CPI
.814
.212
.912
3.846
.031
a Dependent Variable: GDPT
Từ bảng 3.1 cho chúng ta biết được Hệ số tương quan và Độ lệch tiêu chuẩn. Hệ số hồi quy cho cho ta biết mức độ chặt chẻ, mức độ quan hệ giữa hai biến. Trong trường hợp này R2 = 0.831, cho thấy mối quan hệ giữa hai biến là tương đối chặt chẽ. Có thể nói là Chỉ số giá tiêu dùng có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Độ lệch tiêu chuẩn là tiêu chuẩn để chọn mô hình hồi quy thích hợp. Mô hình nào có độ lệch tiêu chuẩn nhỏ đồng thời có Hệ số tương quan R2 lớn thì được chọn.
Từ bảng 3.2 cho chúng ta biết các hệ số hồi quy (cột 3) và Sig (cột 7) dùng để kiểm định hệ số hồi quy.
Việc chọn mô hình nào sẽ có đáp án khi chúng ta dùng phương pháp hàm bậc hai. Kết quả như sau:
Bảng 3.3: Phương pháp hàm bậc hai
Method.. QUADRATI
Dependent variable.. GDPT
Listwise Deletion of Missing Data
Multiple R .91457
R Square .83643
Adjusted R Square .67286
Standard Error 1.53610
Analysis of Variance:
DF Sum of Squares Mean Square
Regression 2 24.132188 12.066094
Residuals 2 4.719212 2.359606
F = 5.11361 Signif F = .1636
-------------------- Variables in the Equation --------------------
Variable B SE B Beta T Sig T
CPI 6.840055 24.270702 7.660947 .282 .8046
CPI**2 -.029159 .117437 -6.749516 -.248 .8271
(Constant) -278.807441 1253.102350 -.222 .8446
Từ bảng 3.3 cũng cho chúng ta biết những thông số chúng ta cần tìm. Trước hệ là hệ số tương quan R2 = 0.826 và hệ số tương quan điều chỉnh = 0.673. Với Hệ số tương quan cho chúng ta biết mối quan hệ là tương đối chặt chẽ, nhưng hệ số tương quan điều chỉnh lại bé. Trong khi phương pháp Linear cho chúng ta
= 0.775. Nếu so sánh giữa hai mô hình thì có ý nghĩa so sánh hơn. Về mặt này mô hình 1 đã có lợi thế. Cũng từ bảng 3 cho chúng ta thấy Độ lệch tiêu chuẩn S.E= 1.563 và các hệ số hồi quy.
Như vậy dựa vào hai tiêu chuẩn và S.E cho chúng ta biết phương pháp đường thẳng là phương pháp tối ưu nhất. Chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp này để phân tich mối liên hệ. Phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa hai biến như sau:
GDPt= b0 + b1*CPI
Từ kết quả hồi quy ở trên, các thông số ở bảng 3.2 có chúng ta biết các hệ số hồi quy. Mô hình quan hệ sẽ là:
GDPt = 32.60 + 0.814 CPI
Từ cột 7 của bảng 3.2 cho chúng phép chúng ta kiểm định cặp giả thiết H0: bi = 0 và H1: bi ≠0. Với hệ số Sig= 0.031<0.05 cho phép chúng ta kết luận hệ số b2 khác 0, có nghĩa CPI giải thích biến đông của GDPt. Hệ số b2 = 0.814 có nghĩa là nếu Chỉ số giá tiêu dùng thay đổi 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh kế thay đổi bình quân 0.814%.
Kết quả hồi quy trên cho chúng ta biết mối tương quan dương giữa Tốc độ tăng trưởng kinh tế và Chỉ số giá tiêu dùng. Có nghĩa là nếu Chỉ số giá tiêu dùng tăng thì Tốc độ tăng trưởng cũng tăng. Nhưng xin lưu ý một điều là như trên đã trình bày là với điều kiện Chỉ số giá tiêu dùng biến động trong phạm vi “an toàn”. Mô hình hồi quy trên cũng chỉ nhằm thăm dò mói quan hệ giữa hai biến trong điều kiện Chỉ số giá tiêu là vừa phải. Những phân tich trên chỉ giúp tất cả chúng ta khẳng đinh một điều rằng nếu Lam phát ở một mức vừa phải sẽ là động lực thúc đảy tăng trưởng kinh tế như các nhà kinh tế cơ cấu đã nói.
IV. Một số nhận xét
Sau quá trình phân tích biến động chỉ số giá tiêu dùng của thành phố Hà nội năm 2006 và quý 1 năm 2007. Cũng như dùng phương pháp biến động thời vụ và hồi quy tương nhằm khẳng định một số nhận định sau:
- Năm 2006 và quý 1năm 2007 biến động của Chỉ số giá tiêu dùng Thành phố hà nội nằm trong giới hạn “an toàn”, nó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố.
- Biến động Chỉ số giá tiêu dùng có tính thời vụ của nó. Chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh vào hai tháng đầu năm tháng 1và tháng 2. Bước sang tháng 3 Chỉ số giá tiêu dùng giảm. Từ tháng 4 đến tháng 11 chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ. tháng 12 Chỉ số giá tiêu dùng bắt đầu tăng mạnh. Khởi điểm cho một chu kỳ biên động Chỉ số giá mới. Từ nhận xét quan trọng này chúng ta sẽ có biện pháp để kiềm chế Lạm phát. Chúng ta biết Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 và tháng 2 góp phần làm cho Chỉ số giá cả năm tăng cao, vì vậy để kiềm chế Lạm phát theo hướng chủ quan thì phải kiềm chế những nhân tố làm tăng giá hai tháng đầu năm.
- Chỉ số giá tiêu dùng có ảnh hưởng đến Tăng trưởng kinh tế là điều chúng ta không phải bàn cãi. Điều chúng ta quan tâm là khi nào thì mối tương quan đó là cùng chiều, tức là sự biến động của CPI ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Quản lý vĩ mô nền kinh tế có nhiệm vụ tìm ra mức Lạm phát đó. Nghiên cứu của hai nhà khoa học M.Khan và A.Senhadji có thể là ý kiến hay cho quản lý giá cả của nước ta. Với việc phân tích mối tương quan giữa Tốc độ tăng trưởng kinh tế và Chỉ số giá tiêu dùng của Thành phố Hà nội giai đoạn 2001-2005 kiểm nghiệm nhận định trên.
KẾT LUẬN
Cuộc sống luôn vận động, xã hội loài người chúng ta muốn tồn tại thị phái trao đổi hàng hóa cho nhau. Thị trường hàng hóa luôn tồn tại để phục vụ nhu cầu trao đổi thường xuyên đó. Sự biến động giá cả luôn được mọi người dân nói chung người tiêu dùng quan tâm đặc biệt. Chúng ta cũng biết Chỉ số giá tiêu dùng hiện nay là Chỉ số tối ưu đo lường chính xác biến động giá tiêu dùng của dân cư. Mặc dù còn có một số sai sót nhất định nhưng nó được coi là cơ sở để có những chính sách về quản lý Giá cả trên thị trường tiêu dùng. Hàng tháng Chỉ số giá tiêu dùng được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là trên tờ báo “Con số & và sự kiện” của Tổng cục thống kê. Hiện nay không chỉ có các nhà chuyên môn mà ngay cả những người dân bình cũng quan tâm đặc biệt quan tâm sự biến động hàng tháng của Chỉ số giá tiêu dùng. Cũng trên tờ báo này cũng có nhiều phân tích rất đáng quan tâm cho những ai quan tâm đến Chỉ số giá tiêu dùng. Đặc biệt có những phân tích và dự báo xu hướng biến động của Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng tới. Người tiêu dùng có thể dựa vào dự báo đó để tăng hoặc mức tiêu dùng trong tháng tới sao cho bản thân không bị thiệt tòi. Chẳng hạn, các chuyên gia dự báo trong thời gian tới có khả năng Chỉ số giá một số mặt hàng nào đó giảm thì họ có thể giảm tiêu dùng trong tháng này bươc sang tháng sau họ sẽ tăng mức tiêu dùng. Đây có thể xem là một chiến lược tiêu dùng có hiệu quả của người tiêu dùng và tất nhiên họ sẽ có lợi trong trường hợp này. Và tất nhiên trong tháng tới nếu mặt hàng nào đó có xu hướng tăng giá trong thời gian tới thì người tiêu dùng sẽ tăng tiêu dùng trong tháng này. Ví dụ, mặt hàng xăng dầu trong thời gian vừa qua luôn biến động. Chính phủ đã không ít lần điều chỉnh giá xăng dầu, trước khi chính phủ có quyết định chính thức thì thị trường tiêu dùng đã có chuyển biến rồi. Nếu Chính phủ quyết định tăng giá xăng trong tháng tới nhằm bù lổ cho các nhà kinh doanh xăng dầu thì có thể người tiêu dùng phản ánh với việc tăng giá đó bằng cách mua xăng dầu dự trữ để khắc phục phần nào sự tăng giá đó. Đây là ví dụ điển hình phản ứng của người tiêu dùng với thị trương giá cả. Thị trường giá cả thời gian vừa qua đặc biệt trong năm 2006 luôn biến động.
Thị trường tiêu dùng luôn sôi động từng ngày, Giá cả thì luôn thay đổi. Vì thế mọi người quan tâm đến sự thay đổi của Chỉ số giá tiêu dung CPI là một điều dể dàn hiểu được. Hy vong với Chuyên đề của mình trước hết giúp bản thân tôi hiểu một cách sâu sắc hơn về Chỉ số giá tiêu, hai là giúp những ai quan tâm đến Chỉ số giá tiêu dùng hiểu hơn về nó.
Một lần nữa xin được chân thành cảm on Phòng Thống kê thương mại Cục thống kê Hà nội và Cô giáo Ths.Chu Thị Bích Ngọc đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành Chuyên đề thực tập. Xin chân thành cảm ơn!!!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phương án điều tra và báo cáo thống kê Giá tiêu dùng ( ban hành theo các quyết đinh 412/2003/QĐ-TCTK ngày 29 tháng 7 năm 2003 và Quyết định số 258/2006/QĐ- TCTK ngày 3 tháng 3 năm 2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê)
- Sổ tay Điều tra viên Giá tiêu dùng- Nhà xuất bản thống kê 2006
- Các số Tạp chí Con số % sự kiện
- Giáo trình Lý thuyêt thống kê- PGS. TS Tô phi Phương, Nhà xuất xuất bản Giáo dục năm 1998
- Tài liệu “Ứng dụng SPSS để xử lý số liệu thống kê” - Trần ngọc Phác & Trần Phương, Nhà xuất bản Thống kê năm 2004.
Phụ lục 1: Danh mục mặt hàng và dịch vụ đại diện Điều tra giá tiêu dùng giai đoạn 2006 -2010.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5529.doc