Công ty Sông Đà 2 là một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, có lĩnh vực sản xuất kinh doanh đặc thù và đem lại kết quả cao. Doanh thu cũng như nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty luôn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. Điều đó cho thấy sự tăng trưởng vững mạnh của Công ty. Công ty trong những năm qua luôn chú trọng bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình, không ngừng nâng cao và làm lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa quy mô hoạt động của Công ty Công ty phải tiến hành phân tích tình hình tài chính để nhận dạng được những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn. Tìm hiểu, giải thích các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó và từ đó tìm ra biện pháp cải thiện tình hình tài chính cũng như xây dựng phương hướng phát triển cho riêng mình.
58 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng nguồn vốn giúp ta đánh giá được khả năng tự chủ của Công ty trong HĐSNKD.
Hệ số tài trợ =
Hệ số tài trợcuối năm 2003 = 13,48%; Hệ số tài trợcuối năm 2004 = 10,56%
Hệ số tự tài trợ của Công ty là thấp điều này chứng tỏ mức độ tự chủ, độc lập về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là thấp .
Kết luận:
Bảng7: Tổng hợp các chỉ tiêu về vốn
Chỉ tiêu
Kết quả
So sánh
31/12/2003
31/12/2004
+/-
%
Hệ số nợ
0,8652
0,8944
0,0292
3,3749
Hệ số tự tài trợ
0,1348
0,1056
-0,0292
-21,66
Nhận xét: Qua phân tích trên ta thấy tình hình biến động nguồn vốn của Công ty có chiều hướng xấu đi. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty chưa hợp lý, các khoản nợ của Công ty còn rất cao nhất là các khoản nợ ngắn hạn. Trong năm 2004 các khoản nợ của Công ty còn tăng lên rõ rệt, điều này cũng dễ hiểu vì mang tính đặc thù là ngành xây dựng, có những công trình chưa hoàn thành, chưa quyết toán bàn giao nên đã dẫn các khoản nợ của Công ty cao. Bên cạnh đó do “Các khoản phải thu” và “Hàng tồn kho” cao nên Công ty đã phải đi vay thêm từ các nguồn bên ngoài. Về vấn đề này ban lãnh đạo Công ty cần nhóm họp và tìm biện pháp hợp lý, kịp thời để nhanh chóng thu hồi vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
( a).Phân tích các cân đối tài chính
Bảng 8: So sánh giữa tài sản và nguồn vốn (ĐVT: triệu đồng)
31/12/2003
31/12/2004
TSLĐ: 85.232
NVNH: 89.608
TSLĐ: 169.580
NVNH: 169.646
TSCĐ: 84.372
NVDH: 79.996
TSCĐ: 89.582
NVDH: 89.416
Kết luận: Ta có thể thấy rằng trong 2 năm tài sản lưu động của Công ty đều được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn, điều này là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, trong cả hai năm thì tài sản cố định của công ty luôn cao hơn nguồn vốn dài hạn, như vậy có thể thấy rằng Công ty đã rất mạo hiểm trong kinh doanh vì đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định.
Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng kết quả kinh doanh
Bảng 9: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
Chênh lệch
%
1. Doanh thu thuần
43.019
114.820
71.801
166,90
2. Giá vốn hàng bán
38.361
106.498
68.137
177,62
3. Chi phí
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý DN
- Chi phí hoạt động tài chính
- Chi phí khác
3.893
111
2.089
1.566
127
7.554
82
4.784
1.983
705
3.661
-29
2.695
417
578
94,04
26,13
129,01
26,63
455,12
4. Thu nhập
- Thu nhập hoạt động tài chính
- Thu nhập khác
142
8
234
1.251
636
615
1.109
628
381
780,98
7850
162,82
5. Lợi nhuận
1.007
2.019
1.012
100,49
6. Thuế thu nhập DN phải nộp
322
646
324
100,62
7. Lợi nhuận sau thuế
685
1.373
688
100,43
Qua số liệu có tính toán ở bảng trên ta thấy, năm 2004 so với năm 2003 Công ty đã có sự chuyển biến rõ rệt trong kết quả kinh doanh, quy mô của Công ty được mở rộng, cụ thể doanh thu tăng 166,90%; giá vốn hàng bán tăng 177,62%, các chi phí cũng tăng 94,04%; thu nhập tăng 780,98%. Từ kết quả đó đã dẫn đến lợi nhuận tăng 100,43%. Ta đi sâu phân tích từng thành phần để làm rõ vấn đề này:
Doanh thu:
Năm 2004 doanh thu của Công ty tăng 71.801 triệu đồng, doanh thu tăng là do Công ty có nhiều công trình hoàn thành, được đối tác thanh toán khi quyết toán bàn giao công trình.
Giá vốn hàng bán:
Sở dĩ giá vốn hàng bán tăng là do quy mô của Công ty được mở rộng, sản lượng sản phẩm bán ra nhiều hơn.
Chi phí:
Năm 2004 tất cả các chi phí của Công ty đều tăng (chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 129,01%; chi phí hoạt động tài chính tăng 26,63%; chi phí khác tăng455,12%), duy chỉ có chi phí bán hàng là giảm (giảm 29 triệu), điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng hơn đến khâu bán hàng, đã có biện pháp hợp lý giảm chi phí bán hàng. Công ty cần phát huy và hơn thế nữa cần tìm ra giải pháp để giảm các khoản chi phí khác.
Thu nhập:
Công ty có sự biến động rất lớn về thu nhập hoạt động tài chính, năm 2004 thu nhập hoạt động tài chính tăng 7850%. Thu nhập khác tăng 381 triệu (162,82%).
Lợi nhuận:
Từ các kết quả thu được đã dẫn đến thu nhập của Công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 là 100,43%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì nó cho thấy quy mô của Công ty đã được mở rộng, hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao.
3.1.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng lưu chuyển tiền tệ
Bảng10: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
ĐVT: triệu đồng
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Thu ngân quỹ:
50.371
98.089
47.718
+ Lãi ròng
685
1.373
688
+ Khấu hao
33.636
47.418
13.782
+ Giảm khoản phải thu
16.005
-16.006
+ Tăng khoản phải trả
45
27.305
27.260
+ Tăng nợ định kỳ
21.993
21.993
Chi ngân quỹ:
34.354
79.006
44.652
+ Tăng khoản phải thu
43.572
43.572
+ Tăng TSLĐ khác
703
4.619
3.916
+ Giảm nợ định kỳ
14.643
-14.643
+ Tăng hàng tồn kho
19.008
30.815
11807
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
16.017
19.083
3.066
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Thu ngân quỹ:
-
-
-
+ Bán tài sản
-
-
-
Chi ngân quỹ:
76.546
52.628
-23.918
+ Tăng TSCĐ
76.546
52.628
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
(76.546)
(52.628)
23.918
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Thu ngân quỹ:
59.157
40.870
-18.287
+ Tăng vay ngắn hạn
8.103
18.650
10.547
+ Tăng nợ dài hạn
49.066
17.704
-31.362
+ Tăng nguồn vốn chủ sở hữu
1.988
4.516
2.528
Chi ngân quỹ
1.566
1.983
417
+ Tiền đã trả nợ vay
1.566
1.983
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
57.591
38.887
-18.704
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
(2.938)
5.342
8.280
Số dư tiền mặt đầu kỳ
4.431
1.493
-2.938
Số dư tiền mặt cuối kỳ
1.493
6.835
5.342
Nhận xét: lượng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ năm 2004 so với năm 2003 của Công ty Sông Đà 2 đã tăng một lượng là 8.280 triệu đồng. Để tìm hiểu kỹ hơn về khoản tăng này ta đi xem xét từng hoạt động trong lưu chuyển tiền tệ.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: năm 2004 so với năm 2003 thì lượng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đã tăng một lượng là3.066 triệu đồng, trong đó thu tăng 47.718 triệu đồng và chi tăng một lượng là 44.652 triệu đồng. Sở dĩ khoản thu tăng phần lớn là do lãi ròng, khấu hao, khoản phải trả và nợ định kỳ tăng; khoản chi tăng một lượng 44.652 triệu đồng phần lớn là do tăng khoản phải thu, tài sản lưu động khác, và tăng hàng tồn kho.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: năm 2004 so với năm 2003 Công ty đã ít chú trọng hơn về đầu tư tài sản cố định nên đã làm giảm chi cho tài sản cố định một lượng là 23.918 triệu đồng. Trong cả hai năm Công ty đã không có một khoản bán tài sản nào.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: so với năm 2003 thì năm 2004 Công ty đã giảm một khoản thu từ hoạt động tài chính là 18.287 triệu đồng. Sở dĩ khoản thu này giảm như vậy là do tốc độ tăng nợ dài hạn năm 2004 so với năm 2003 là ít hơn 31.362 triệu đồng. Và khoản chi cho hoạt động tài chính tăng một lượng là 417 triệu đồng.
Để phân tích kỹ hơn tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty ta đi phân tích thêm tình hình thu chi của Công ty qua hai năm 2003 và 2004.
Phân tích tình hình thu chi ngân quỹ:
Bảng 11: Phân tích tình hình thu chi của Công ty Sông Đà 2
ĐVT: triệu đồng
Năm 2004
Thu ngân quỹ
Tỷ trọng
30,49
20,82
24,56
19,77
5,04
Lượng
27.305
18.650
21.993
17.704
4.516
89.558
Chi ngân quỹ
Tỷ trọng
5,96
48,65
34,40
5,15
5,82
Lượng
5.342
43.572
30.815
4.619
5.210
89.558
Năm 2003
Thu ngân quỹ
Tỷ trọng
3,82
20,48
0,06
10,37
62,79
2,54
Lượng
2.983
16.005
45
8.103
49.066
1.988
78.145
Chi ngân quỹ
Tỷ trọng
24,32
0,90
54,91
18,74
Lượng
19.008
703
42.910
14.643
78.145
Chỉ tiêu
1. Tiền
2. Các khoản phải thu
3. Hàng tồn kho
4. TSLĐ khác
5. TSCĐ
6. Khoản phải trả
7. Vay ngắn hạn
8. Nợ định kỳ
9. Nợ dài hạn
14.643
Tổng cộng
Trong năm 2003, thu chi ngân quỹ của công ty tăng 78.145 triệu đồng. Đây là một con số tương đối lớn, xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế thì kết quả này là rất khả quan. Trong phần chi ngân quỹ thì chủ yếu vốn được sử dụng để mua tài sản cố định (chiếm 54,91%) và các khoản phải thu là 24,32%. Đầu tư tăng tài sản cố định là một phương hướng đúng đắn cho mục tiêu phát triển bởi vì việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện năng lực sản xuất và phát triển lâu dài. Việc sử dụng vốn mua tài sản cố định lấy chủ yếu từ nguồn vốn nợ dài hạn (62,79%), đây là điều hợp lý. Các khoản phải thu cũng là điều đáng chú ý trong việc sử dụng vốn, năm 2003 khoản phải thu của Công ty là 16.005 triệu đồng (chiếm 20,48%). Công ty nên chú ý hơn đến tính thanh khoản của các khoản phải thu và việc đôn đốc khách hàng trả nợ.
Trong năm 2004, thu chi ngân quỹ tăng 89.558 triệu đồng. Điều này là một điều đáng mừng vì nó thể hiện là công ty vẫn duy trì tốt mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc đầu tư mua sắm tài sản cố định đã không được chú ý (5,82%), điều đó cũng dẫn đến nợ dài hạn của Công ty đã giảm đi. Năm 2004 Công ty đã để cho khoản phải thu và hàng tồn kho tăng cao, cụ thể khoản phải thu tăng 43.572 triệu đồng (chiếm 48,65%) và hàng tồn kho tăng 30.815 triệu đồng (chiếm 34,40%). Công ty cần chú trọng hơn nữa trong vấn đề thu hồi nợ và hạn chế lượng hàng tồn kho.
Phân tích hiệu quả tài chính của Công ty
Phân tích khả năng quản lý tài sản
(a). Phân tích tình hình sử dụng tài sản của Công ty
TSCĐ:
Tài sản cố định của Công ty bao gồm: nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý, tài sản vô hình. Trong đó, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, điều này phù hợp với đặc điểm của ngành xây lắp. Dưới đây xin giới thiệu khái quát các loại tài sản cố định của Công ty.
Bảng 12 : Cơ cấu tài sản cố định của cơ quan Công ty:
STT
Tên tài sản cố định
Số lượng
Nguyên giá
Giá trị còn lại
A
Tài sản cố định hữu hình
18.886.895.854
13.650.462.587
I
Nhà cửa vật kiến trúc
1.024.641.253
718.299.755
1
T. sở Cty tại 14 Trần Đăng Ninh – Hà Đông
963.167.000
706.045.755
2
Nhà làm việc bàn cân trạm asphalt
61.474.253
12.254.000
II
Máy móc thiết bị
14.457.470.620
10.301.461.290
1
Máy xúc lật bánh lốp ZL 40B
1
582.818.412
311.704.560
2
Trạm trộn bê tông asphalt LINH OF
1
10.404.765.892
6.977.304.905
3
Dây chuyền sản xuất bột đá
1
16.607.444
368
4
Máy hàn xoay chiều LX số 8
1
12.518.688
0
5
Máy xúc KOBELCO DX37
1
3.331.134.470
2.974.937.000
6
Bàn cân tự động trạm asphalt
1
109.625.714
37.514.457
III
Phương tiện vận tải
2.734.680.530
2.175.133.434
1
Xe ôtô 7 chỗ Mitsubishi 29L- 6857
1
555.720.500
416.788.000
2
Xe ôtô Mitsubishi jolie 29L - 8640
1
391.523.411
361.696.434
3
Xe ôtô ISUZU 29L- 6866
1
760.465.000
570.349.000
4
Ô tô tải CA 3110 K2 10
1
242.063.767
150.617.000
5
Ô tô COROLLA
1
110.000.000
110.000.000
6
Ô tô Huyn dai 33H 7013
1
674.907.852
565.683.000
IV
Thiết bị dụng cụ quản lý
670.103.451
455.568.108
1
Máy vi tính
26
395.649.548
242.854.398
2
Máy photocopy
3
92.018.291
58.232.160
3
Máy in
12
73.647.870
41.202.000
4
Máy điều hoà
13
118.751.012
78.061.000
5
Bộ âm ly
1
23.122.000
4.796.600
6
Máy chiếu SANYO
1
40.562.600
30.421.950
(Nguồn công ty Sông Đà 2)
Bảng 13: Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ (ĐVT: triệu đồng)
Từ bảng phân tích trên ta có thể thấy rằng năm 2004 so với năm 2003 thì sức sản xuất của TSCĐ và sức sinh lợi tăng, điều này thể hiện rằng trong năm 2004 Công ty đã sử dụng TSCĐ hiệu quả hơn.
Ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn để đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về tình hình sử dụng TSCĐ.
Xác định nhân tố ảnh hưởng đến sức sinh lợi của TSCĐ:
Đối tượng phân tích: 0,0162 – 0,0113 = 0,0049
ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuần thuần đến sức sinh lợi của TSCĐ
1.373 685
------------- - ------------- = 0,0081
84.603 84.603
ảnh hưởng của nhân tố giá trị còn lại của TSCĐBQ đến sức sinh lợi của TSCĐ.
685 685
---------- - ------------ = - 0,0032
60.485
Tập hợp hai nhân tố ta có: 0,0081 + (-0,0032) = 0,0049
Qua việc xét các nhân tố ảnh hưởng đến sức sinh lợi của TSCĐ ở trên ta thấy năm 2004 so với năm 2003 thì sức sinh lợi của TSCĐ có tăng lên 0,0049 tương ứng với tỷ lệ 43,36% là do sự tăng lên của lợi nhuận thuần (tăng 0,0081) song do sự sụt giảm của giá trị còn lại của TSCĐ bình quân (giảm 0,0032) đã làm giảm sức sinh lợi.
Như vậy, nếu Công ty muốn tăng sức sinh lợi của TSCĐ thì Công ty phải tìm cách tăng lợi nhuận thuần bằng cách giảm và hạn chế các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nhìn chung, tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty là tương đối hợp lý, điều đó được thể hiện qua bảng phân tích ở trên, ta thấy sức sản xuất của TSCĐ của Công ty là cao (0,6459 tương ứng với tỷ lệ tăng là 90,82%) và sức sinh lợi của TSCĐ là 0,0049 tương ứng với 43,36%. Tuy nhiên, Công ty cũng cần xem xét và tìm ra biện pháp xem có thể tăng hơn nữa sức sản xuất và sức sinh lợi của TSCĐ hay không.
TSLĐ:
Bảng 14: Phân tích tình hình sử dụng TSLĐ
Đơn vị tính: VNĐ
Qua bảng phân tích tính toán ở trên ta thấy tốc độ luân chuyển vốn của VLĐ trong năm 2004 tăng so với năm 2003 cụ thể: Số vòng quay của TSLĐ (Sức sản xuất của VLĐ) tăng 0,394 vòng tương ứng với tỉ lệ tăng là 77,75% dẫn đến số ngày 1 vòng quay giảm đi 314,891 ngày tương ứng với tỷ lệ giảm là 43,74%. Điều này nói lên tốc độ luân chuyển VLĐ của Công ty đang có chiều hướng tốt lên vì đã làm giảm được số ngày 1 vòng quay nhưng như thế vẫn còn rất cao (405,012 ngày tương ứng với gần 14 tháng). Công ty cần có biện pháp làm giảm số ngày 1 vòng quay xuống thấp hơn nữa hay nói cách khác là Công ty cần tăng số vòng quay (sức sản xuất) của VLĐ lên cao hơn nữa.
Khi nói đến hiệu suất sử dụng TSLĐ người ta thường đánh giá số ngày một vòng quay của TSLĐ. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng TSLĐ được nói đến đó là các nhân tố làm ảnh hưởng đến số ngày một vòng quay của TSLĐ đó là:
Đối tượng phân tích : 405,012 – 719,903 = -314,891
- ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:
127.406 127.406
365 x ------------- - 365 x ------------ = -675,894
114.819 43.019
- ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân:
127.406 84.848
365 x ------------- - 365 x ------------- = 361,093
43.019 43.019
Tổng hợp hai nhân tố ta có:
-675,894 + 361,093 = -314,891
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, số ngày một vòng quay của TSLĐ giảm là do tốc độ tăng của doanh thu thuần tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động.
(b). Phân tích khả năng quản lý tài sản
Bảng 15: Tổng hợp các chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Vòng quay hàng tồn kho
1,73
2,31
Kỳ thu nợ bán chịu
429,34
204,08
Vòng quay TSCĐ
0,68
1,32
Vòng quay TSLĐ
0,51
0,90
Vòng quay tổng tài sản
0,29
0,54
Nhận xét:
Vòng quay hàng tồn kho:
Từ các số liệu đã tính toán ở trên ta có thể thấy rằng Công ty Sông Đà 2 có vòng quay hàng tồn kho tương đối thấp, điều này cho biết Công ty có công tác quản lý vật tư, tổ chức sản xuất cũng như tổ chức bán hàng chưa tốt.
Kỳ thu nợ bán chịu:
Năm 2003 Công ty có kỳ thu nợ là 429,34 ngày, năm 2004 là 204,08 ngày. Điều này chứng tỏ năm 2004 Công ty đã chú trọng hơn đến khâu thu hồi nợ. Song với ngày thu nợ như vậy là vẫn còn dài, nó phản ánh chính sách bán chịu táo bạo của Công ty, kỳ thu nợ dài do yếu kém trong việc thu hồi khoản phải thu, dẫn đến khả năng sinh lợi thấp vì Công ty đã bị chiếm dụng vốn nhiều.
Vòng quay TSCĐ:
Năm 2003 là 0,68 vòng, kết quả này là tương đối thấp điều đó chứng tỏ năm 2003 nhiều TSCĐ của Công ty không hoạt động hết công suất, chất lượng tài sản kém . Năm 2004 vòng quay TSCĐ của Công ty là 1,32 vòng, vòng quay này là tương đối cao, chứng tỏ TSCĐ của Công ty có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, các tài sản không bị nhàn rỗi và phát huy hết tác dụng. Vòng quay TSCĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu Công ty tiết kiệm được chi phí.
Vòng quay TSLĐ:
Từ kết quả ở trên cho thấy Công ty có vòng quay TSLĐ tương đối thấp, điều đó phản ánh Công ty để tiền mặt nhàn rỗi, công tác thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá rộng rãi, bên cạnh đó khâu quản lý vật tư, quản lý sản xuất cũng như khâu bán hàng không tốt.
Vòng quay tổng tài sản:
Vòng quay tổng tài sản thấp, đó là kết quả của khả năng yếu kém trong công tác quản lý TSCĐ, quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu, cũng như quản lý vật tư, quản lý sản xuất kém, hơn thế nữa đó là do chính sách bán chịu quá rộng rãi. Tất cả những điều đó đã dẫn đến khả năng tạo ra doanh thu của tài sản là thấp.
Phân tích khả năng sinh lợi
Bảng 16: Kết quả tính toán các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
Chỉ tiêu
2003
2004
Doanh lợi doanh thu sau thuế (ROS)
1,59%
1,20%
Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)
0,46%
0,64%
Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)
3,13%
5,47%
Qua số liệu tính toán được ở trên ta thấy các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi của Công ty có xu hướng tăng, riêng chỉ số doanh lợi doanh thu sau thuế (ROS) lại giảm. Tuy nhiên, có thể thấy rằng khả năng đem lại lợi nhuận của doanh thu, tài sản cũng như vốn chủ sở hữu là thấp. Năm 2004 Công ty có tỷ số doanh lợi doanh thu sau thế là 1,76% giảm hơn so với năm 2003 là 0,58%, mặc dù năm 2004 doanh thu của Công ty tăng khá cao nhưng lợi nhuận thu được lại thấp, điều này chứng tỏ trong năm Công ty đã lãng phí quá nhiều nguồn lực, cụ thể năm 2004 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 129,01%, chi phí hoạt động tài chính tăng 26,63%, chi phí khác tăng đột biến 455,12%. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán cũng tăng đột biến (177,63%). Nếu Công ty muốn tăng lợi nhuận thì điều đầu tiên là cần phải tìm biện pháp nhằm làm giảm bớt chi phí đến mức tối đa có thể.
Phân tích rủi ro tài chính
Phân tích khả năng thanh toán
3.3.1.1. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Bảng 16: Kết quả tính toán các chỉ số khả năng thanh toán của Công ty
Chỉ tiêu
2003
2004
Tỷ số thanh toán hiện thời
1,05
1,14
Tỷ số thanh toán nhanh
0.63
0.70
Tỷ số thanh toán tức thời
0.02
0.05
Có thể thấy được là: khả năng thanh toán ngắn hạn thể hiện khả năng đối phó với những nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn hay thực hiện các cam kết về các món nợ khi chúng đến hạn của doanh nghiệp. Việc thực hiện các nghĩa vụ này chịu ảnh hưởng một phần bởi cơ cấu và giá trị của các tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt. Việc không hoàn thành tốt khả năng thanh toán đúng hạn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:
-Có thể làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp, không tận dụng được những cơ hội tốt và có thể bị mất quyền kiểm soát
-Gây mất lòng tin với chủ nợ, có thể đặt doanh nghiệp trước những vấn đề pháp lý, có thể buộc phải mất tài sản
-Doanh nghiệp có thể phải thay đổi các chính sách và điều kiện tín dụng thương mại như bán chịu .. làm ảnh hưởng đến doanh thu và thị phần.
Nhìn chung các tỷ số thanh toán của Công ty Sông Đà 2 tương đối thấp, nguyên nhân chủ yếu là do khoản nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn (chiếm 47,96% năm 2003 và năm 2004 là 57,37%). Sở dĩ khoản nợ ngắn hạn cao như vậy là do khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước và phải trả nội bộ cao.
Để phân tích kỹ hơn về tình hình khả năng thanh toán của công ty ta phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 17:Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu
2003
2004
1. Khoản phải thu
43.303.161.493
86.875.269.010
2. Hàng tồn kho
34.333.826.106
65.149.051.701
3. TSLĐ khác
6.081.903.926
10.721.436.024
4. Nợ ngắn hạn
81.345.975.187
148.683.918.934
Nhu cầu VLĐTX
2.392.716.337
14.061.837.801
Bảng 18: Vốn lưu động thường xuyên
Chỉ tiêu
2003
2004
1. TSCĐ & ĐTDH
84.372.015.143
89.581.681.554
2. Vốn CSH
22.859.930.721
27.375.955.725
3. Nợ dài hạn
57.136.009.314
62.040.707.523
VLĐ thường xuyên
-4.376.075.108
-165.018.306
Bảng 19: Vốn bằng tiền
Chỉ tiêu
2003
2004
1. VLĐ thường xuyên
-4.376.075.108
-165.018.306
2. Nhu cầu VLĐTX
2.392.716.337
14.061.837.801
Vốn bằng tiền
-6.748.991.446
-14.226.856.107
Qua bảng vốn lưu động thường xuyên ta thấy lượng vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn < 0, điều này có nghĩa là công ty phải đầu tư vào tài sản cố định một phần nguồn vốn ngắn hạn. Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của công ty mất thăng bằng, công ty có thể sẽ phải dùng một phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Giải pháp đặt ra cho công ty Sông Đà 2 là cần tăng cường huy động vốn dài hạn hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn hoặc thực hiện đồng thời cả hai giải pháp đó.
Qua bảng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cho thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn > 0, điều này có nghía là nguồn vốn ngắn hạn đã không đủ để tài trợ cho các tài sản lưu động của công ty. Công ty cần phải huy động vốn ngắn hạn thêm nữa.
Qua các tính toán ở trên thì có thể thấy rằng Công ty Sông Đà 2 đang cần huy động thêm cả vốn ngắn hạn và dài hạn để có thể tài trợ cho tài sản lưu động và tài sản cố định.
3.3.1.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
Năng lực trả nợ vay trung và dài hạn2003 : 0,52
Năng lực trả nợ vay trung và dài hạn2004 : 0,59
Từ kết quả tính ở trên ta có thể thấy rằng năng lực trả nợ vay trung và dài hạn của Công ty là thấp. Điều này cũng dễ hiểu đối với một Công ty có đặc thù là kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, vì hầu hết các khoản thu hồi nợ của Công ty chỉ có thể được thực hiện khi các công trình hoàn thành và quyết toán bàn giao công trình. Hơn nữa, các công trình đều có thời gian xây dựng kéo dài. Chính vì những điều đó đã dẫn đến khả năng thanh toán ngắn hạn cũng như dài hạn của Công ty là rất thấp.
3.3.2. Phân tích khả năng quản lý nợ
Chỉ số nợ2003 = 0,82
Chỉ số nợ2004 = 0,81
Từ kết quả trên cho thấy Công ty Sông Đà 2 có chỉ số nợ tương đối cao, điều này cho thấy Công ty đã có mức độ sử dụng vốn vay trong kinh doanh là cao. Tuy nhiên, chỉ số nợ cao làm cho khả năng thanh toán giảm, dẫn đến lợi nhuận thu được cũng giảm theo. Những hạn chế này làm tăng độ rủi ro của doanh nghiệp cao, và làm giảm niềm tin của chủ nợ.
Phân tích tổng hợp tình hình tài chính
Đẳng thức DUPONT
Lợi nhuậnsau thuế
Vốnchủ sở hữu
Từ công thức tính hệ số doanh lợi của vốn CSH (KROE):
KROE =
Lợi nhuậnsau thuế
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần
Tổng TS
Tổng TS
Vốnchủ sở hữu
KROE = x x
Lợi nhuậnsau thuế
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần
Tổng TS
1
1 – (Tổng nợ/Tổng TS)
KROE = x x
Lợi nhuậnsau thuế
Doanh thuthuần
=
Doanh thuthuần
Tổng tài sản
x
Lợi nhuậnsau thuế
Vốn chủ sở hữu
1
1 – hệ số nợ
x
=
KROE
684.668.205
43.019.048.707
43.019.048.707
147.765.124.706
1
1- 0,82
KROE(2003) = x x
= 0,0159 x 0,2911 x 5,5556
= 0,0257
Như vậy, trong năm 2003 cứ 1 đồng vốn CSH đưa vào HĐSXKD sẽ thu được 0,0257 đồng lợi nhuận sau thuế. Có kết quả đó là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- 1đ doanh thu thuần tạo ra 0,0159đ lợi nhuận sau thuế.
- 1đ tài sản bình quân tạo ra 0,2911đ doanh thu thuần.
- Và trong 1đ vốn kinh doanh thì có 5,5556đ hình thành từ việc vay nợ.
Tương tự ta có:
1.372.915.720
114.819.845.752
114.819.845.752
214.383.425.904
1
1- 0,81
KROE(2004) = x x
= 0,0120 x 0,5356 x 5,2632
= 0,0337
Như vậy, trong năm 2004 thì cứ 1đ vốn CSH đưa vào HĐSXKD sẽ thu được 0,0337đ lợi nhuận sau thuế. Có kết quả đó là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Cứ 1đ doanh thu thuần tạo ra 0,0120đ lợi nhuận sau thuế.
- Cứ 1đ tài sản bình quân tạo ra được 0,5356đ doanh thu thuần.
- Và trong 1đ vốn kinh doanh thì có 5,2632đ được hình thành từ việc vay nợ.
Tiếp theo, ta đi so sánh sự biến đổi về giá trị tuyệt đối của hệ số doanh lợi của vốn CSH năm 2004 so với năm 2003.
rK = KROE(2004) - KROE(2003)
= 0,0337 - 0,0257
= 0,008
Như vậy, so với năm 2003 thì năm 2004 có hệ số doanh lợi cao hơn 0,008. Để tìm hiểu nguyên nhân tác động ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự gia tăng của hệ số doanh lợi của vốn CSH của Công ty Sông Đà 2 trong năm 2004 so với năm 2003, ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn.
w ảnh hưởng của chỉ tiêu hệ số doanh lợi của doanh thu thuần:
Lợi nhuậnsau thuế(2003)
Doanh thuthuần(2003)
Doanh thuthuần(2003)
Tổng tài sản2003
)x
1
1– hệ số nợ(2003)
x
= (
DK1
Lợi nhuậnsau thuế(2004)
Doanh thuthuần(2004)
_
= (0,0120 - 0,0159) x 0,2911 x 5,5556
= - 0,0063
DK1
rK
-0,0063
0,008
Tỷ trọng của DK1 trong rK là:
= x 100%
= -78,75%
Có thể thấy rằng: DK1 chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong rK. Điều đó cho ta biết chỉ tiêu vòng quay vốn kinh doanh hầu như không ảnh hưởng gì đến hệ số doanh lợi của vốn CSH.
w ảnh hưởng của chỉ tiêu hệ số doanh thu trên tài sản (hay quay vòng vốn kinh doanh):
Doanh thuthuần(2004)
Tổng tài sản(2004)
Doanh thuthuần(2003)
Tổng tài sản(2003)
_
1
1– hệ số nợ2003
)x
=
DK2
Lợi nhuậnsau thuế(2004)
Doanh thuthuần(2004)
x (
= 0,0120 x (0,5356 – 0,2911) x 5,5556
= 0,0163
DK2
rK
0,0163
0,008
Tỷ trọng của DK2 trong rK là:
= x 100%
= 203,75%
Như vậy có thể thấy rằng tỷ trọng của DK2/ rK đã cho ta thấy rõ là hệ số lợi nhuận sau thuế có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ số doanh lợi của vốn CSH.
w ảnh hưởng của chỉ tiêu hệ số nợ:
Doanh thuthuần(2004)
Tổng tài sản(2004)
1
1– hệ số nợ2004
1
1– hệ số nợ2003
_
DK3
Lợi nhuậnsau thuế(2004)
Doanh thuthuần(2004)
)
x(
x
=
= 0,0120 x 0,5356 x (5,2632 – 5,5556)
= -0,0019
DK3
rK
0,0019
0,008
Tỷ trọng của DK3 trong rK là:
= x 100%
= 23,75%
Như vậy có thể thấy rằng DK3 chiếm một tỷ trọng nhỏ trong rK. Điều này cho ta thấy rằng chỉ tiêu hệ số nợ cũng có một ảnh hưởng tương đối đến hệ số doanh lợi của vốn CSH.
Tổng hợp lại ta có:
DK = DK1 + DK2 + DK3
= (- 0,0063) + 0,0163 - 0,0019
= 0,008
Nhận xét: hệ số doanh lợi của vốn CSH chịu ảnh hưởng tác động của các nhân tố theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:
- Do hệ số doanh thu trên tài sản (83,09%).
- Do hệ số nợ (53,75%).
- Do hệ số doanh thu thuần (-36,84%).
Sơ đồ phân tích Dupont Năm 2003: (ĐVT: triệu đồng)
Tỷ suất thu hồi vốn góp (ROE): 3,13%
Tài sản /vốn góp: 6,80
Vòng quay tổng tài sản: 0,29
Doanh thu:
43.019
Tổng chi phí:
42.334
Các chi phí hoạt động khác: 6.800
Doanh thu:
43.019
Tổng TS:
169.604
TSCĐ:
84.372
Chia cho
Chia cho
Trừ đi
Cộng
x
x
+
Khấu hao: 33.636
Lãi vay: 1.566
+
Thuế: 332
+
Hàng tồn kho:
34.339
+
Phải thu:
43.303
Tiền mặt + CK dễ bán: 1.493
+
TSLĐ khác:
6.082
+
Tỷ suất thu hồi TS (ROA):0,46%
Lợi nhuận biên: 1,59%
Lãi ròng:
685
Doanh thu:
43.019
TSLĐ:
85.232
Sơ đồ phân tích Dupont Năm 2004: (ĐVT: triệu đồng)
Tỷ suất thu hồi vốn góp (ROE): 5,47%
Tài sản /vốn góp: 8,55
Vòng quay tổng tài sản: 0,54
x
x
+
+
Các chi phí hoạt động khác: 63.399
Khấu hao: 47.418
Lãi vay: 1.983
Thuế: 646
+
Hàng tồn kho:
65.149
+
Phải thu: 86.875
Tiền mặt + CK dễ bán: 6.835
+
TSLĐ khác:
10.721
+
Tỷ suất thu hồi TS (ROA):0,64%
Lợi nhuận biên: 1,20%
Lãi ròng:
1.373
Doanh thu:
114.819
Doanh thu:
114.819
Tổng TS:
259.162
Chia cho
Chia cho
Doanh thu:
114.819
Tổng chi phí:
113.446
TSCĐ:
89.581
TSLĐ:
169.581
Trừ đi
Cộng
Chương 4: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty
4.1. Căn cứ của việc đề xuất các giải pháp
4.1.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty
Bảng 20: Tổng hợp các tốc độ tăng trưởng
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2003
2004
Chênh lệch
Tổng tài sản
Triệu đồng
169.604
259.162
89.558
Tỷ trọng TSLĐ và ĐTNH
%
50,25
65,43
15,18
Tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH
%
49,75
34,57
-15,18
Tỷ trọng nợ phải trả
%
86,52
89,44
2,92
Tỷ trọng nguồn vốn CSH
%
13,48
10,56
-2,92
Doanh thu
Triệu đồng
43.036
116.358
73.322
Lợi nhuận
Triệu đồng
1.007
2.019
1.012
(Nguồn cung cấp số liệu: Phòng Tài chính Kế toán)
Quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là 89.558 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 52,80%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của Công ty đã được mở rộng nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường. Nguồn vốn tăng lên chủ yếu là do nợ phải trả tăng lên. Giá trị nguồn vốn tăng này chủ yếu là do tài sản lưu động và đầu tư dài hạn tăng. Quy mô hoạt động của Công ty Sông Đà 2 tăng lên là phù hợp với đặc thù của ngành xây dựng. Tuy nhiên, Công ty cần chú trọng hơn nữa về tình hình tài sản lưu động và đầu tư dài hạn, cần có biện pháp sử dụng hiệu quả hơn nữa tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản (50,25% và năm 2003 và 65,43% vào năm 2004), có xu hướng tăng lên 15,18% tỷ trọng trên tổng tài sản vào cuối năm 2004, đồng thời tỷ trọng tài sản cố định giảm đi tương ứng, điều này cho thấy rằng năm 2004 Công ty đã để cho các đơn vị khác chiếm dụng vốn (thể hiện ở khoản phải thu của khách hàng và hàng tồn kho tăng lên). Tỷ trọng tài sản lưu động như vậy là tương đối hợp lý với đặc thù của ngành xây dựng.
Về cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu (2003: 86,52/13,48 và năm 2004: 89,44/10,56) tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,92% vào cuối năm 2004. Cơ cấu nguồn vốn như vậy là rất không hợp lý vì nó cho thấy sự mạo hiểm trong hoạt động tài chính của Công ty đang tăng lên, tương ứng với nó là mức độ độc lập giảm đi.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa tốt thể hiện ở tốc độ tăng doanh thu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng lợi nhuận, điều này cho thấy hiệu quả đạt được trong chi phí là chưa tốt.
Tình hình và khả năng thanh toán, khoản phải thu nhỏ hơn khoản phải trả và có xu hướng tăng lên, điều này cho thấy Công ty đã chưa chú trọng đến công tác thu hồi nợ nên để xảy ra tình trạng vốn bị chiếm dụng nhiều điều đó dẫn đến việc thanh toán của Công ty rất chậm chạp.
Nhìn chung khả năng thanh toán của Công ty năm sau tốt hơn năm trước. Hệ số khả năng thanh toán tức thời của tăng lên so với năm trước nhưng vẫn ở mức thấp, do lượng tiền tăng lên nhiều nhưng vẫn chưa đủ để trang trải nợ ngắn hạn. Điều này càng thể hiện việc cần phải chuyển khoản phải thu thành tiền mặt để tăng lượng tiền mặt cho Công ty cũng như khả năng thanh toán tức thời.
Bảng 21: Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích
Chỉ tiêu
2003
2004
So sánh
Vòng quay hàng tồn kho
1,73
2,31
0,58
Vòng quay khoản phải thu
429,34
204,08
-225,26
Kỳ thu nợ bán chịu
0,85
1,79
0,94
Vòng quay TSCĐ
0,68
1,32
0,64
Vòng quay TSLĐ
0,51
0,90
0,39
Vòng quay tổng tài sản
0,29
0,54
0,25
Doanh lợi doanh thu sau thuế (ROS)
1,59%
1,20%
-0,98
Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)
0,46%
0,64%
0,26
Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)
3,13%
5,47%
3,44
Khả năng thanh toán hiện thời
1,05
1,14
0,09
Khả năng thanh toán nhanh
0,63
0,70
0,07
Khả năng thanh toán tức thời
0,02
0,05
0,03
Chỉ số nợ
0,82
0,81
-0,01
4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Cũng như nhiều Công ty khác Công ty Sông Đà 2 cũng có nhiều thuận lợi và những khó khăn phải vượt qua.
Thuận lợi:
Là một trong những ngành kinh tế chủ đạo của đất nước, Tổng Công ty Sông Đà nói chung và Công ty Sông Đà 2 nói riêng luôn được Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện cho phát triển. Công ty đã có được sự tín nhiệm của nhiều đối tác trên mọi miền của đất nước.
Việc bố trí các cán bộ kế toán và phân định công việc trong bộ máy kế toán tương đối phù hợp với khối lượng công việc và đáp ứng được các yêu cầu quản lý đặt ra, đội ngũ kế toán của Công ty có trình độ, năng động, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Các thao tác kế toán của Công ty hầu hết là tiến hành trên máy tính có trang bị phần mềm chuyên dụng cho kế toán, giúp cho việc tính toán chính xác và hiệu quả.
Vốn kinh doanh tăng lên 83,70%, trong đó việc gia tăng tài sản cố định lên đã làm tăng năng lực sản xuất cho Công ty.
Nguồn vốn nợ phải trả có tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu cũng tăng.
Khó khăn:
Hiện nay với sự gia tăng của các Công ty Xây dựng đã làm cho môi trường cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn. Hơn nữa Công ty có nhiều công trình ở những nơi xa xôi hẻo lánh đã dẫn đến nhiều chi phí phụ trợ tăng.
Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản chưa cao. Một số xí nghiệp của Công ty có trình độ công nghệ thấp, thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu, tiêu hao nguồn lực cao, năng suất thấp.
Hiệu quả sử dụng vốn đang được nâng cao song còn có nhiều biến động. Các chỉ tiêu tài chính vẫn chưa cao, hệ số sinh lợi ở mức thấp, khoản phải thu và hàng tồn kho còn cao.
Phương hướng phát triển của Công ty Sông Đà 2:
Trong những năm tới, cạnh tranh tiếp tục diễn ra gay gắt. Chính vì thế Công ty cần quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng của ngành công nghiệp đề ra, nâng thêm một bước năng lực sản xuất, kinh doanh của Công ty, nâng cao chất lượng công trình, tăng khả năng cạnh tranh nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong quá trình hội nhập. Muốn vậy Công ty đã đề ra phương hướng phát triển cho mình như sau:
- Mở rộng sản xuất kinh doanh, giữ vững thị phần và phát triển thị trường. Nâng cao chất lượng của các công trình.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các đơn vị lưu thông phấn đấu kinh doanh có lãi để bù đắp với mức cao nhất lỗ luỹ kế, đảm bảo an toàn về vốn.
- Rút kinh nghiệm về công tác thu hồi nợ vàđề ra biện pháp xử lý, thu hồi công nợ. Phấn đấu xử lý 30 – 40% nợ khó đòi tồn đọng để tăng tỷ lệ vốn tham gia sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện tốt công tác thẩm định các dự án mới và kiểm tra quyết toán các dự án đầu tư xây dựng đã hoàn thành.
- Tăng cường công tác đào tạo, bỗi dưỡng đội ngũ cán bộ.
4.2. Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty
4.2.1. Biện pháp tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí quản lý
(a). Cơ sở của biện pháp
Với bất kỳ công ty sản xuất kinh doanh nào thì mục tiêu hàng đầu trong sản xuất kinh doanh là tăng lợi nhuận và hạ giá thành sản phẩm, mà vẫn đảm bảo được chất lượng đầu ra của sản phẩm. Và để tăng lợi nhuận thì phải tìm cách cắt giảm chi phí và tăng giá bán. Đối với công ty xây dựng thì việc tăng giá bán là điều rất khó thực hiện. Tuy nhiên, qua phân tích về tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 2 thì có thể thấy rõ rằng công tác kiểm soát chi phí của Công ty chưa tốt, trong hai năm vừa qua Công ty có chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao (129,01%), trong đó phải kể đến là các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Các chi phí này tuy bị khống chế nhưng chưa thực hiện đúng định mức.
Bảng 22: Tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty
ĐVT: triệu đồng
2003
2004
Chênh lệch
Giá trị
%
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.089
4.785
2.696
129,01
Bảng 23: Chi tiết chi phí quản lý của Công ty năm 2004 (ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu
2003
2004
So sánh
Chi phí tiền lương và BHXH
871
1.995
1.124
Chi phí vật liệu quản lý
68
156
88
Chi phí đồ dùng văn phòng, văn phòng phẩm
82
188
106
Chi phí khấu hao TSCĐ
148
339
191
Thuế, phí và lệ phí
16
37
21
Chi phí dịch vụ mua ngoài
176
403
227
- Tiền điện, nước
14
33
19
- Điện thoại
34
77
44
- …
…
…
…
Chi bằng tiền khác
329
754
425
- Hội nghị, khánh tiết, tiếp khách
229
524
295
- …
…
…
…
Cộng chi phí trực tiếp
1.678
3.843
2.165
Phụ phí nộp cấp trên
411
942
531
Tổng cộng chi phí
2.089
4.785
2.696
Qua số liệu ở bảng trên ta có thể thấy rằng chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty tăng cao ở chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, văn phòng phẩm; chi phí dịch vụ mua ngoài; và đặc biệt tăng chủ yếu ở chi phí bằng tiền khác. Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh chủ yếu là các chi phí: tiền điện, nước; điện thoại; còn đối với chi phí bằng tiền khác phát sinh chủ yếu ở chi phí hội nghị, khánh tiết, tiếp khách.
(b). Nội dung của biện pháp
Để giảm chi phí quản lý Công ty cần chú trọngđến việc giảm các chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, và chi phí dịch vụ mua ngoài. Cụ thể đối với chi phí dịch vụ mua ngoài Công ty nên tìm cách giảm chi phí về điện, nước, điện thoại.
Hiện nay ở nước ta chi phí viễn thông thuộc loại cao nhất thế giới. Hơn nữa, nhận thức của nhân viên chưa cao, để dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực. Muốn giảm các chi phí này ban lãnh đạo Công ty nên đưa ra các biện pháp cụ thể để nhằm hạn chế việc lãng phí nguồn lực, nâng cao nhận thức cho nhân viên, nhắc nhở nhân viên trong việc tiết kiệm điện, nước, tránh tình trạng nhân viên gọi điện bừa bãi, buôn chuyện hoặc phục vụ cho những mục đích riêng. Cụ thể đối với từng khoản chi phí công ty có thể làm như sau:
Đối với chi phí vật liệu quản lý: Xác định rõ những khoản chi phí này nhằm mục đích gì, bao nhiêu là hợp lý, tránh tình trạng cung ứng thừa.
Ước tính có thể giảm được 10% chi phí này:
156 * 10% = 15,6 triệu đồng
Đối với chi phí đồ dùng văn phòng:
+ Đưa ra định mức sử dụng;
+ Đàm phán với nhà cung cấp để có chế độ thanh toán hợp lý và giảm chi phí vận chuyển;
+ Khai thác tìm nguồn cung ứng mới với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo và thuận tiện.
+ Có thể dùng đồ trong nước do liên doanh sản xuất chất lượng cũng không thua kém gì hàng ngoại mà giá cả lại rẻ hơn, nguồn hàng ổn định hơn, hình thức thức thanh toán cũng đơn giản và dễ dàng hơn, như vậy Công ty sẽ hạn chế được rủi ro về giá, không sợ biến động về tỷ giá ngoại tệ.
Nếu thực hiện được có thể giảm được 12% khoản chi phí này
188 * 12% = 22,56 triệu đồng
Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài: cụ thể là chi phí về điện, nước, điện thoại
+ Khoán mức sử dụng điện thoại
+ Tiết kiệm điện năng, nước.
Ban lãnh đạo công ty cũng cần in các tờ thông báo tiết kiệm điện, nước dán ở những nơi cần thiết, những chỗ trung tâm mà mọi người đều có thể nhìn thấy để mọi người có nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc tiết kiệm điện, nước cho Công ty.
Ước tính giảm 15% chi phí điện nước, 25% chi phí điện thoại:
(33 * 15%) + (77 * 25%) = 24,2 triệu đồng
- Đối với chi phí bằng tiền khác: cụ thể là chi phí hội nghị, khánh tiết, tiếp khách ban lãnh đạo Công ty có thể khoán mức chi phí cho mỗi loại.
Ước tính có thể giảm 20% chi phí này:
754 * 15% = 113,1 triệu đồng
(c). Dự kiến kết quả khi thực hiện biện pháp
Sau khi ban lãnh đạo Công ty đưa ra các định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, vật liệu quản lý và tìm được nguồn cung ứng đồ dùng văn phòng hợp lý. Dẫn tới giảm được các chi phí này thì kết quả đạt được như sau:
Bảng 24: So sánh chi phí quản lý doanh nghiệp sau khi thực hiện biện pháp
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
Chi phí tiền lương và BHXH
1.995
1.995
0
0
Chi phí vật liệu quản lý
156
140,4
-15,6
-10
Chi phí đồ dùng văn phòng, văn phòng phẩm
188
165,44
-22,56
-12
Chi phí khấu hao TSCĐ
339
339
0
0
Thuế, phí & lệ phí
37
37
0
0
Chi phí dịch vụ mua ngoài
403
378,8
-24,2
-6
- Tiền điện, nước
33
28,05
-4,95
-15
- Điện thoại
77
57,75
-19,25
-25
- …
…
…
0
0
Chi phí bằng tiền khác
754
640,9
-113,1
0
- Hội nghị, khánh tiết, tiếp khách
524
401,9
-113,1
- …
Cộng chi phí trực tiếp
3.843
3.667,54
-175,46
-4,56
Phụ phí nộp cấp trên
942
942
0
0
Tổng cộng
4.785
4.609,54
-175,46
-3,67
(d). Dự kiến chi phí và kết quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp:
Đối với biện pháp này phải mất chi phí cho người đi đàm phán và tìm kiếm nguồn hàng, chi phí in và photo các tờ thông báo. Khoảng 1% tổng chi phí vật liệu quản lý và chi phí đồ dùng văn phòng, văn phòng phẩm ; và 1% chi phí dịch vụ mua ngoài
(156 + 188) * 1% + 403 * 1% = 7,47 triệu đồng
Kết luận:
Kết quả đạt được cuối cùng sau khi đã trừ đi chi phí để thực hiện biện pháp là:
113,1 - 7,47 = 105,63 triệu đồng
(e). ảnh hưởng của biện pháp đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 25: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau khi thực hiện biện pháp
Tổng công ty sông đà
Công ty sông đà 2
Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
Diễn giải
Mã số
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
116.358
116.358
Các khoản giảm trừ
03
1.539
1.539
1. Doanh thu thuần (01-03)
10
114.819
114.819
2. Giá vốn hàng bán
11
106.497
106.497
3. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (10-11)
20
8.322
8.322
4. Chi phí bán hàng
21
82
82
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
4.785
4.609.54
6. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD (20 – (21 +22))
30
3.455
3.630,46
7.Thu nhập hoạt động tài chính
31
636
636
8. Chi phí hoạt động tài chính
32
1.983
1.983
9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (31-32)
40
(1.347)
(1.347)
10. Thu nhập khác
41
615
615
11. Chi phí khác
42
705
705
12. Lợi nhuận khác (41 – 42)
50
(90)
(90)
13. Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40+50)
60
2.018
2.193,46
14. Thuế thu nhập DN phải nộp
70
646
701,91
15. Lợi nhuận sau thuế (50-51)
80
1.373
1.491,55
Bảng 26: ảnh hưởng của biện pháp đến một số chỉ tiêu
Chỉ tiêu
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Chênh lệch
Giá trị
%
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
3.455
3.630,46
175,46
5,1
Lợi nhuận trước thuế
2.018
2.193,46
175,46
8,69
Lợi nhuận sau thuế
1.373
1.491,55
118,55
8,63
Doanh lợi doanh thu sau thuế (ROS)
1,20
1,30
0,1
8,33
Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)
0,64
0,70
0,06
9,38
Tỷ suất thu hồi vốn CSH (ROE)
5,47
5,94
0,47
8,59
4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
(a). Cơ sở của biện pháp
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định hay cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Việc cải tiến tình hình sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho cùng với một số máy móc thiết bị cũ có thể phục vụ được khối lượng sản xuất kinh doanh lớn hơn, từ đó tiết kiệm vốn cố định đồng thời hạ thấp chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Các giải pháp có thể áp dụng:
- Tăng cường công tác quản lý và bảo dưỡng tài sản cố định:
Tăng thêm thời gian sử dụng thiết bị sản xuất, chủ yếu là tăng thêm thời gian làm việc thực tế bằng cách nâng cao hiệu suất sửa chữa máy móc thiết bị nhằm giảm làm giảm khoảng cách giữa các lần sửa chữa. Định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm nâng cao tuổi thọ, khai thác hết công suất của máy móc thiết bị. Để thực hiện được điều đó, phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật, phòng kế toán (bộ phận quản lý tài sản cố định) phải có sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp trong việc lập kế hoạch sử dụng, kế hoạch sửa chữa.
- Thanh lý bớt một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh.
Trong nguồn lực tài sản cố định của Công ty, ngoài những tài sản mà Công ty đầu tư, mua sắm trong những năm gần đây bằng các nguồn vốn mà Công ty huy động còn có những tài sản đã quá cũ mà Công ty được Nhà nước trang bị trong những ngày đầu thành lập. Những tài sản này đã không còn phù hợp với tốc độ sản xuất hiện nay, Ví dụ ở Công ty là một máy phát điện Honda và một máy photocopy với tổng giá trị còn lại là 18.915 nghìn đồng. Tuy những tài sản này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số Vốn cố định nhưng chúng vẫn gây ra tình trạng ứ đọng vốn không cần thiết.
Xử lý nhanh những tài sản đã quá cũ là một trong các biện pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng Vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung bởi đối với những tài sản đã quá cũ thì chi phí cho việc sử dụng thường rất cao, trong đó chưa kể tới chi phí duy trì, bảo dưỡng. Điều này dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút, làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Đối những máy móc thiết bị đã quá cũ, việc không đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất cũng là vấn đề đặt ra. Ngoài ra sự bảo đảm hoạt động thường xuyên của máy móc thiết bị cũng không ổn định sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây khó khăn cho Công ty.
- Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBCNV nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định.
Lao động là một nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng Vốn cố định nói riêng và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ddoanh nghiệp nói chung. Trong thực tế khi tài sản cố định hay máy móc thiết bị càng tiên tiến thì người lao động phải được đào tạo qua trường lớp để họ có thể sử dụng và quản lý chúng có hiệu quả. Các doanh nghiệp cũng cần có biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động và triệt để khai thác nguồn lực này.
Được đào tạo, bồi dưỡng trình độ người lao động sẽ nắm vững được lý thuyết cũng như thực tế ứng dụng trong sử dụng tài sản cố định máy móc thiết bị. Đồng thời họ cũng có ý thức nghiêm túc trong lao động, chấp hành tốt các quy định nội quy của đoanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm trong sản xuất.
Để nâng cao chất lượng lao động thì:
Lao động phải qua sử dụng và có tiêu chuẩn chặt chẽ.
Hàng năm doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho người lao động được bổ túc, đào tạo thêm chuyên môn, tay nghề đáp ứng yêu cầu công việc.
Thời gian qua, theo phân tích thấy trình độ CBCNV của Công ty Sông Đà 2 là cao nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng công việc. Đặc điểm ngành nghề mà Công ty đảm nhận đòi hỏi đội ngũ lao động phải nhanh nhẹn, có trình độ chuyên môn cao, đồng thời có thể thực hiện tư vấn, khảo sát, thiết kế những công trình trên địa bàn rộng khắp cả nước. Để phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định trong thời gian tới, Công ty cần thực hiện như sau:
Trong việc tuyển dụng bổ sung cán bộ, nhân viên mới, Công ty cần có chính sách tuyển dụng hợp lý. Theo đó chỉ tuyển dụng những người đã được đào tạo đúng chuyên môn kinh tế kỹ thuật vào làm việc, tuyệt đối không tiếp nhận những đối tượng không đúng chuyên môn nghiệp vụ.
Trong quá trình kinh doanh của mình, Công ty cần phát hiện và mạnh dạn đề bạt những người có năng lực vào những vị trí phù hợp nhằm phát huy được tài năng kiến thức trên cơ sở đúng người, đúng việc để họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Công ty cần tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên (kể cả đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nhân viên chuyên môn kỹ thuật). Qua đó nâng cao trình độ quản lý, sử dụng vốn cố định, tài sản, máy móc thiết bị cũng như củng cố chất lượng tư vấn, thiết kế khảo sát công trình xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 đã đặt ra, nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực mà Công ty đảm nhận với các doanh nghiệp trong nước và các nước khu vực.
Với đội ngũ cán bộ quản lý: Công ty có thể tổ chức những khoá học ngắn hạn, hoặc cử người đi học bằng mọi hình thức (kể cả nước ngoài) để họ có thể tiếp cận với trình độ quản lý tiên tiến, có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty, đáp ứng được sự biến đổi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.
Với đội ngũ chuyên môn kỹ thuật: những người trực tiếp sử dụng các thiết bị chuyên dụng, máy móc khảo sát đo đạc, thiết bị văn phòng trước yêu cầu mở rộng kinh doanh trong những năm tới, Công ty cần tuyển dụng hoặc cử đi học thêm ở các trường kiến trúc, xây dựng để họ sáng tạo ra những mẫu kiến trúc, nâng cao khả năng khảo sát tư vấn công trình. Công ty cũng nên tổ chức các buổi giới thiệu về kỹ thuật mới trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng, huấn luyện sử dụng máy móc thiết bị đúng quy trình kỹ thuật cho đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, đồng thời bố trí những lao động giỏi kèm cặp hướng dẫn lao động còn yếu kém, mới tuyển dụng để họ có thể thích nghi nhanh với các máy móc thiết bị và sử dụng chúng có hiệu quả cao nhất. Kinh phí phục vụ cho các hoạt động này có thể lấy từ quỹ khuyến khích phát triển kinh doanh.
Bên cạnh việc tạo điều kiện, khuyến khích CBCNV tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nhất là trình độ quản lý sử dụng Vốn cố định, tài sản máy móc thiết bị. Công ty nên có chính sách tăng lương cho cán bộ, nhân viên chịu khó học hỏi nâng cao trình độ cũng như khen thưởng xứng đáng những người có ý thức trong việc bảo quản và có sáng kiến tiết kiệm trong sử dụng tài sản máy móc thiết bị làm lợi cho tập thể, đồng thời xử phạt nghiêm minh người nào thiếu ý thức trách nhiệm làm hư hỏng mất mát tài sản, máy móc của Công ty.
Kết luận
Trong hoạt động kimh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước, các doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy, tình hình tài chính của mỗi công ty không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản lý công ty mà còn là mối quan tâm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đầu tư, các tổ chức tín dụng, các đối tác,.. Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng phát triển, tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp, tối đa hoá lợi nhuận, do đó họ quan tâm trước hết tới lĩnh vực đầu tư và tài trợ. Đối với chủ ngân hàng và chủ nợ khác, mối quan tâm chủ yếu của họ là đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng trả nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư khác họ quan tâm đến các yếu tố rủi ro, lãi suất, khả năng thanh toán...
Vì thế nếu doanh nghiệp được đánh giá là có tình hình tài chính tốt thì doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Qua phân tích tài chính có thể đánh giá một cách toàn diện tình hình tài chính, đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải.
Phân tích tài chính giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư phù hợp.
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn ái Đoàn, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Sông Đà 2 đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Tài liệu tham khảo
Vũ Việt Hùng - Giáo trình quản lý tài chính;
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
Nguyễn Hải Sản - Quản trị tài chính doanh nghiệp ;
Nhà xuất bản Thống Kê
Nghiêm Sỹ Thương - Cơ sở của Quản lý tài chính doanh nghiệp ;
Tóm tắt nội dung bài giảng
Giáo trình lý thuyết tài chính – Học viện Tài chính
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1477.doc