Công tác tiền lương là vấn đề quan trọng, trọng yếu của cơ cấu quản lý. Do việc trả lương đúngtheo năng lực góp góp của mỗi người lao động là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp, có như vậy mới khuyến khích được người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
Công ty bia và nước giải khát Cẩm Phả là một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty than Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tiền lương. Trong quá trình tồn tại và phát triển công ty luôn chú trọng vai trò tổ chức tiền lương để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và người lao động. Đặc biệt coi đó là nhiệm vụ trọng yếu của mình. Song vẫn còn nhiều tồn tại và khuyết điểm.
90 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và hoàn thiện công tác tổ chức lao động - Tiền lương tại Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỷ luật theo quy định hiện hành của nhà nước, Tổng công ty than Việt Nam.
+ Xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương, kế hoạch sửa chữa thiết bị vận tải hàng năm của Công ty.
+ Giải quyết các chế độ chính sách.
- Phòng kế toán tài chính:
Tham mưu giúp việc cho giám đốc quản lý các hoạt động tài chính của Công ty, kiểm tra nắm bắt tình hình sản xuất thông qua công tác tài chính, chỉ đạo tập hợp toàn bộ các thông tin, cung cấp số liệu cho điều hành hoạt động sản xuất kinh. Cân đối thu chi tài chính, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những tiêu cực lãng phí, thực hiện nghiệp vụ kế toán theo quy định của nhà nước.
- Phòng kế hoạch vật tư:
+ Tham mưu giúp giám đốc.
+ Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh để xây dựng kế hoạch hàng năm về các chỉ tiêu kinh tế của Công ty.
+ Quản lý công tác vật tư, cung cấp, cấp phát và sử dụng vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
- Phòng kỹ thuật:
Tham mưu giúp việc cho giám đốc, quản lý kỹ thuật, quy trình, công nghệ, chất lượng sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi kết thúc.
6. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Để đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ta phải phân tích các chỉ tiêu thực hiện năm 2001 của Công ty.
BẢNG 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU NĂM 2001
SỐ
TT
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM 2001
CHÊNH LỆCH
Kế hoạch
Kế hoạch
Mức ±
%
1
Sản lượng tiêu thụ
1.900.000
1.962.409
+62.409
103,28
- Bia
Lít
1.500.000
1.955.883
+455.883
130,39
- Nước khoáng
Chai
8.500.292.400
9.486.496.363
+986.203.963
111,60
2
Tổng doanh thu
Đồng
7.381.500.000
7.484.100.000
+102.600.000
101,39
- Bia
"
1.118.792.400
1.458.818.163
340.025.763
130,39
- Nước khoáng
"
3
Tổng số CBCNV
Người
150
156
+06
104,00
4
Tổng quỹ lương
Đồng
958.102.056
1.334.719.904
97.664.389
107,89
5
Thu nhập bình quân
Đ/người
574.400
8.555.896
308.860
103,74
6
Nộp NSNN
Đồng
1.890.368.504
1.916.643.890
26.275.386
101,39
7
Lợi nhuận sau thuế
Đồng
+300.000.000
+288.795.007
-11.204.993
96,27
Qua bảng trên ta thấy:
- Sản lượng bia tiêu thụ thực hiện tăng so với kế hoạch vượt 62.409 lít đạt tỷ lệ 103,28%.
- Sản lượng nước khoáng thực hiện so với kế hoạch tăng 986.203.963 đồng đạt tỷ lệ 111,60%.
- Tổng quỹ lương so với kế hoạch là 97.664.389 đồng đạt tỷ lệ 107,89%.
- Tiền lương thu nhập thực hiện so với kế hoạch tăng 308.860 đồng đạt tỷ lệ 103,64%.
* Qua phân tích một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất của Công ty ta thấy Công ty có mức thực hiện hầu như tăng so với kế hoạch. Mặc dù các chỉ tiêu tăng so với kế hoạch nhưng chỉ tiêu lợi nhuận không tăng mà chỉ đạt 96,27% so với kế hoạch đặt ra là do nguyên nhân:
- Chi phí quản lý và chi phí bán hàng của Công ty quá lớn.
Cbh : 1.349.721.113 đồng.
Cql : 863.124.584 đồng.
- Doanh thu từ kinh doanh dịch vụ giảm so với kế hoạch đạt 56,58%.
Thu nhập bình quân của CBCNV thấp. Do số lao động tăng, chi phí tăng. Đây cũng là điều mà Công ty và bản thân đang có những giải pháp khắc phục.
Nhìn chung qua kết quả SXKD của Công ty năm 2001, ta thấy các chỉ tiêu kinh tế đều tăng so với kế hoạch đề ra. Nhờ đó mà tập thể CBCNV có đủ công ăn việc làm ổn định cuộc sống, tuy nhiên thu nhập bình quân của CBCNV chưa đạt được như mong muốn. Song đã từng bước ổn định và có biện pháp khắc phục những tồn tại để phát triển công ty trong tương lai.
* Công tác quản lý vật tư thiết bị của Công ty trong tương lai.
BIỂU 5: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY
TT
DANH MỤC TSCĐ
GIÁ TRỊ
% đã trích
% còn lại
Nguyên giá
KH đã trích
Giá trị còn lại
1
Nhà cửa
3.285.986.908
999.827.901
2.286.159.007
30,42%
2
Vật kiến trúc
1.904.049.912
576.494.780
1.327.555.132
30,27%
3
Máy móc thiết bị công tác
9.673.289.157
6.019.774.101
3.653.524.056
62,23%
4
Thiết bị động lực
368.880.000
223.504.224
145.375.776
60,68%
5
Phương tiện vận tải
654.888.000
410.505.378
244.382.622
62,68%
6
Dụng cụ đo lường thí nghiệm
18.100.000
5.150.000
12.950.000
28,45%
7
Dụng cụ quản lý
136.047.234
67.981.644
68.065.590
49,96%
8
Tài sản chờ thanh lý
18.600.000
18.600.000
100%
Cộng
16.396.854.772
8.321.838.028
8.075.016.744
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT CẨM PHẢ.
Tiền lương là hình thức biểu hiện cụ thể lợi ích kinh tế của cá nhân và tập thể người lao động do đó tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động.
Chế độ tiền lương theo cấp bậc quy định là quan hệ tỷ lệ đúng đắn giữa người lao động trí óc và người lao động chân tay, giữa các khu vực sản xuất và điều kiện lao động, khí hậu, giá cả sinh hoạt khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện khối lượng công việc và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng người mà xếp vào mức lương khác nhau.
Căn cứ vào Nghị định số 26CP ngày 23 tháng 4 năm 1993 của Chính Phủ về việc ban hành hệ số quan hệ tiền lương, phụ cấp và mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp nhà nước.
Căn cứ vào danh mục ngành nghề hiện có của Công ty.
1. Phân tích quản lý và sử dụng quỹ tiền lương của Công ty.
* Công tác lập kế hoạch quỹ lương:
Công ty căn cứ vào chỉ tiêu sản lượng cụ thể của kỳ kế hoạch đã được Tổng công ty than Việt Nam giao để làm cơ sở xây dựng quỹ tiền lương như:
- Sản lượng tiêu thụ.
- Doanh thu.
- Chi phí sản xuất.
- Giá trị gia tăng bình quân/1 lao động.
Căn cứ vào năng suất, thiết bị, công nghệ, lập kế hoạch bố trí cho từng kế hoạch sao cho hợp lý.
Công ty lập kế hoạch quỹ lương dựa trên định mức lao động, định mức khoán sản lượng, doanh thu được xây dựng ngay từ đầu năm.
Quỹ lương bao gồm: Lương cấp bậc công việc và các khoản phụ cấp quỹ tiền lương kỳ kế hoạch của Công ty được xác định theo công thức sau:
SVKH = [Ldp x TLmin x (HCB + Hpc) + Vgt] x 12
Trong đó:
SKH : Tổng quỹ lương xác định.
Ldp : Lao động định biên kỳ kế hoạch.
TLmin : Mức lương tối thiểu do doanh nghiệp lựa chọn.
HCB : Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân.
Hpc : Hệ số phụ cấp các loại bình quân được tính trong đơn giá tiền lương
tổng hợp
Vgt : Quỹ lương của cán bộ gián tiếp mà số lao động này chưa được tính
trong định mức lao động tổng hợp.
12 : Thời gian xây dựng kế hoạch trong 12 tháng căn cứ vào văn bản quy định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp hiện nay và căn cứ vào văn bản hướng dẫn của Tổng công ty than Việt Nam về quản lý sử dụng quỹ tiền lương, Công ty phân bổ, sử dụng quỹ tiền lương như sau:
+ Quỹ lương dự phòng : 7%
+ Quỹ lương bổ sung : 6%
+ Quỹ lương thêm giờ : 2%
+ Số còn lại : 85%
Công ty thực hiện giao khoán quỹ lương cho các đơn vị, phòng ban trong công ty nhằm thực hiện tiền lương gắn liền với sức lao động để mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty. Cũng như khuyến khích CBCNV trong Công ty lao động đạt năng suất, tăng cao thu nhập cho họ. Dưới đây là bảng kế hoạch bố trí lao động và giao khoán quỹ lương tháng 7 năm 2001 cho các đơn vị trong Công ty.
Qua biểu II.1 ta có nhận xét ưu nhược điểm của việc tính quỹ lương giao khoán cho các đơn vị trong công ty.
* Ưu điểm:
Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả đã thực hiện áp dụng thang bảng lương hệ số cấp bậc theo đúng chức năng ngành nghề quy định tại NĐ 26CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Thủ tướng Chính Phủ.
Thực hiện đảm bảo được mức lương tối thiểu 210.000đ/hệ số cao hơn mức tối thiểu quy định của Nhà nước, ổn định phần nào đời sống CBCNV trong Công ty.
Ngoài quỹ lương giao khoán cho các đơn vị công ty còn dự phòng 15% trong tổng số quỹ lương Tổng Công ty than Việt Nam giao cho Công ty để trả cho CBCNV vào các ngày học, họp, lễ tết...
* Nhược điểm:
Quỹ lương mang tính chất đồng đều không khuyến khích được công nhân trực tiếp sản xuất cũng như bộ phận giao nhận sản phẩm, do đó chưa phát huy được hết năng lực trình độ của người lao động làm cho Công ty sản xuất kinh doanh chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Phân tích phương pháp trả lương theo hệ số cấp bậc công việc.
Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả hiện nay đã và đang áp dụng trả lương theo hệ số cấp bậc như sau:
BẢNG II.2.
THANG BẢNG LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
(BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT)
NHÓM
BẬC
MỨC LƯƠNG
I
II
III
IV
V
VI
Nhóm I (Hệ số)
1,28
1,42
1,62
1,82
2,82
2,73
Nhóm II (Hệ số)
1,35
1,50
1,70
1,90
2,41
2,92
Nhóm III (Hệ số)
1,40
1,58
1,78
2,01
2,54
3,28
Nhóm I: Áp dụng cho mức bình thường như: đẩy két bia và nước giải khát trong dây chuyền sản xuất, dán nhãn dập nút, giao nhận sản phẩm.
Nhóm II: Áp dụng cho nhóm độc hại như: đun hoa, nấu lọc mạch nha, xay gạo, malt, vận hành máy, lên men, ủ, cất, phân tích cồn, chưng cất hương liệu.
Nhóm III: Áp dụng cho mức đặc biệt nặng nhọc, độc hại như: ép, sữa men, hạ nhiệt độ lọc trong phòng lạnh, bơm bia, đo độ và điều chỉnh lên men trong hầm lạnh.
BIỂU II.3 BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ
NHÓM
BẬC
MỨC LƯƠNG
Đặc biệt
I
II
III
IV
1. Giám đốc (Hệ số)
2. Phó giám đốc (Hệ số)
6,7¸7,06
7,52¸6,03
4,98¸5,26
4,32¸4,60
3,66¸3,94
3. Kế toán trưởng (Hệ số)
6,03¸6,34
4,98¸5,26
4,32¸4,60
3,66¸3,94
3,14¸3,28
BIỂU II.4 BẢNG LƯƠNG CHUYÊN VIÊN KINH TẾ - KỸ SƯ
VÀ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ
CHỨC DANH
HỆ SỐ
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
NHÓM 3
1,78
2,02
2,26
2,50
2,74
2,98
3,23
3,48
NHÓM 4
1,46
1,58
1,70
1,82
1,94
2,06
2,18
2,30
2,42
2,55
2,68
2,81
NHÓM 5
1,22
1,31
1,40
1,49
1,58
1,67
1,76
1,85
1,94
2,03
2,12
2,28
NHÓM 6
1,00
1,09
1,18
1,27
1,36
1,45
1,54
1,63
1,72
1,81
1,90
1,98
Nhóm 3: Gồm 8 bậc áp dụng cho chuyên viên kinh tế, kỹ sư.
Nhóm 4: Gồm 12 bậc áp dụng cho cán sự, kỹ thuật viên.
Nhóm 5: Gồn 12 bậc áp dụng cho nhân viên văn thư.
Nhóm 6: Gồm 12 bậc áp dụng cho nhân viên phục vụ.
Ngoài hệ số lương cấp bậc quy định, CBCNV còn được hưởng các khoản phụ cấp khác như:
+ Phụ cấp khu vực: Hệ số 0,2 tính theo mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp lựa chọn.
+ Phụ cấp trách nhiệm: Hệ số 0,1 ¸ 0,3 tính theo mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp lựa chọn.
+ Phụ cấp ca 3: Tính theo 30 ¸ 35% lương ngày của mức lương tối thiểu do doanh nghiệp lựa chọn.
3. Phân tích đơn giá tổng hợp cho sản phẩm và quỹ lương giao khoán tại Công ty.
Căn cứ để tính toán là: Kế hoạch sản xuất, định mức sản lượng ca máy hoạt động, số lao động định biên, cấp bậc công việc, các khoản phụ cấp từng tổ đội để tính toán tương ứng với sản lượng được giao cho máy móc thiết kế.
Để xác định, định mức tiêu hao trong ca, định mức hoạt động trong tháng của các thiết bị, định mức lao động 1 ca được thể hiện theo công thức sau:
Tổng công tiêu hao trong 1 tháng cho một thiết bị
=
(Casp x ĐBlđsp) + (CaKT x ĐBlđKT) + (Casc x ĐBLĐsc)
Trong đó:
Casp : Số ca sản xuất trong tháng.
ĐBLĐsp : Định mức công tiêu hao trong một ca sản phẩm.
CaKT : Số ca kỹ thuật trong tháng.
ĐBLĐKT : Định mức công tiêu hao trong một ca kỹ thuật.
Casc : Số ca sửa chữa trong tháng.
ĐBsc : Định mức công tiêu hao trong một ca sửa chữa.
Kết quả định mức tiêu hao lao động cho 1 thiết bị trong tháng được thể hiện trong bảng II.5
* Xác định mức lao động quản lý:
Căn cứ vào quy mô sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh số thiết bị Công ty đang quản lý, từ đó định mức số lao động quản lý cho từng đơn vị lại trong Công ty cho phù hợp theo yêu cầu sản xuất.
* Tính mức lương tối thiểu (Lmindn) năm 2001: Công ty áp dụng mức lương là 235.000đồng.
Mức lương tối thiểu của Công ty giao khoán cho các đơn vị được xác định theo công thức:
Lmin(dn) =
VKH - Vđn
Vcđ
Trong đó:
Lmin(dn) : Mức lương tối thiểu doanh nghiệp xác định.
VKH : Tổng quỹ lương theo đơn giá Tổng công ty duyệt.
Vđh : Là quỹ tiền lương dự phòng 15%
Vcđ : Là Quỹ lương tính theo tổng số lao động, hệ số lương trung bình
(có cả phụ cấp và mức lương chế độ)
(bảng)
Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh kế hoạch:
Công ty sau khi đã để lại 15% quỹ lương dự phòng, bổ sung thêm giờ số còn lại 85% tổng quỹ lương căn cứ vào năng lực của từng thiết bị, số lao động định biên và căn cứ hệ số NĐ 26CP, hệ số phụ cấp (các loại) mức lương (Lmin) xác định để phân bổ giao khoán quỹ lương đến từng bộ phận tổ đội ngay từ tháng đầu.
* Tính quỹ lương công nhân sản xuất chính:
Công ty căn cứ vào quy chế trả lương cho công nhân chính theo số công làm ra sản phẩm hay tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể xác định quỹ lương cho công nhân nấu bia trong tháng, ta phải căn cứ vào số tiền làm ra sản phẩm, kỹ thuật và sửa chữa.
Tiền công làm ra sản phẩm:
63 công x 24.622 đồng = 1.551.186 đồng.
Tiền công cho công tác kỹ thuật:
9 công x 24.622 đồng = 221.598 đồng.
Tiền công cho sửa chữa:
18 công x 15.300 đồng = 275.400 đồng.
Vậy tổng số tiền công của công nhân nấu là:
1.551.186 + 221.598 + 275.400 = 2.048.184 đồng.
Tương tự như trên ta có thể tính cho các ngành nghề khác trong Công ty.
* Tính quỹ lương gián tiếp, phục vụ tiêu thụ:
Để tính quỹ lương cho khâu gián tiếp, phục vụ và tiêu thụ trước hết ta căn cứ vào công việc phục vụ cần cho kinh doanh của Công ty và số ngày công phục vụ trong tháng của từng công việc mà bố trí lao động hợp lý.
Ví dụ:
Tính quỹ lương cho bộ phận phục vụ tiêu thụ:
Tiền lương công nhân phục vụ bàn.
15 người x 26 công x 18.348đồng = 7.155.720 đồng.
Tiền lương công nhân cấp dưỡng:
03 người x 26 công x 18.300 đồng = 1.427.400 đồng.
Tiền lương công nhân viên bảo vệ:
06 người x 24 công x 18.640 đồng = 2.648.700 đồng.
Tiền lương công nhân vệ sinh môi trường:
03 người x 25 công x 13.592 đồng = 1.019.400 đồng.
Vậy tổng tiền lương của bộ phận phục vụ và tiêu thụ là:
7.155.720 đ + 1.427.400đ + 2.684.700đ + 1.019.400đ = 12.287.220đ.
* Quỹ lương cán bộ quản lý:
Để xác định quỹ lương cho cán bộ nhân viên quản lý gián tiếp của Công ty, ta phải tính theo hệ số lương cấp bậc bình quân hiện hưởng, trong đó có cả phụ cấp (các loại) nếu có:
Ví dụ:
Tiền lương cho cán bộ quản lý Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả.
+ Cán bộ chỉ huy sản xuất.
Giám đốc Công ty: 01 người x 26 công = 26 công.
Phó giám đốc Công ty: 01 người x 26 công = 26 công.
Trưởng phòng kế toán: 01 người x 26 công = 26 công
Cộng: = 78 công
Cách xác định quỹ lương cho cán bộ quản lý được tính theo công thức sau:
Quỹ lương quản lý
=
Tổng số ngày công
(Hcbbq + Hpcpq). Lmindn
26
Trong đó:
Giám đốc hệ số lương: 5,26
Khu vực: 0,20
Phó giám đốc hệ số lương: 4,98
Khu vực: 0,20
Trưởng phòng kế toán hệ số lương: 3,23
Khu vực: 0,20
Trách nhiệm: 0,30
Quỹ lương quản lý
=
78 x
(4,49 + 0,30) . 235.000đ
= 3.376.950đ
26
Ví dụ:
Nhân viên kế toán:
Nhân viên 1: 1 người x 26 công = 26 công.
Nhân viên 2: 1 người x 26 công = 26 công.
Nhân viên 3: 1 người x 26 công = 26 công.
Cộng: = 78 công
Hệ số nhân viên kế toán 1: 2,42
Khu vực: 0,20
Hệ số nhân viên kế toán 2: 2,02
Khu vực: 0,20
Hệ số nhân viên kế toán 3: 1,82
Khu vực: 0,20
Quỹ lương NV kế toán
=
78 công x
(2,09 + 0,2) . 235.000đ
= 1.614.450đ
26
Quỹ lương quản lý
=
Quỹ lương cán bộ
+
Quỹ lương nhân viên
Quỹ lương quản lý = 3.376.950đ + 1.614.450đ = 4.991.400 đồng.
* Phương pháp tính quỹ lương giao khoán:
Đối với các đơn vị làm nhiệm vụ phục vụ cho sản xuất không trực tiếp làm ra sản phẩm (như phục vụ tiêu thụ, các phòng ban quản lý) mà kết quả sản xuất kinh doanh và tiền lương không có quan hệ chặt chẽ vơí nhau thì Công ty tiến hành trả lương theo hình thức khoán quỹ lương dựa trên định biên lao động hợp lý của các bộ phận này.
Tính quỹ lương giao khoán:
Căn cứ vào tiền lương một ngày công giao khoán đã được xác định cho các ngành nghề và số lượng lao động định biên cho các ngành nghề của đơn vị để tính toán.
Quỹ lương giao khoán được tính theo công thức:
S quỹ lương giao khoán
=
Quỹ lương CN chính
=
Quỹ lương phục vụ
+
Quỹ lương quản lý
Ví dụ: Tính đơn giá tổng hợp cho tổ nấu:
ĐGTH nấu =
S Quỹ lương (tháng)
=
66.740.000đ
= 42,15đ/lít
S Sản lượng KH (tháng)
158.333 lít
Tức là cứ 1 lít bia tiêu thụ thì tổ nấu được 42,15đ tiền lương.
Ví dụ:
Tính đơn giá tổng hợp cho tổ giao nhận.
ĐGTH =
S Quỹ lương (tháng)
=
6.744.500
= 9,52đ/1000DT
S Sản lượng KH (tháng)
708.357.700
Tức là cứ 1000đ doanh thu về thì tổ giao nhận sản phẩm được 9,52 đồng tiền lương.
Ví dụ:
Tính đơn giá tổng hợp cho bộ phận sản xuất nước khoáng:
ĐGTH =
S Quỹ lương (tháng)
=
6.373.200đ
= 50,99đ/chai
S Sản lượng KH (tháng)
425.000đ
Tức là cứ tiêu thụ 1 chai nước khoáng thì bộ phận này sẽ hưởng 50,99đ tiền lương.
Bảng II.7 Tính đơn giá tổng hợp tháng 7 năm 2001 cho các đơn vị trong Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả.
Qua bảng II.7 ta thấy tổng quỹ lương giao khoán của toàn Công ty là 86.137.100đ/tháng với tổng số 150 người tham gia sản xuất kinh doanh. Tổng hệ số hiện hưởng 366,54.
Quỹ lương giao khoán cho mỗi đơn vị được tính theo công thức:
Quỹ lương đơn vị được thanh toán
=
Đơn giá tổng hợp sản phẩm
x
Tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm trong tháng
hoặc
Tổng doanh thu đạt được trong tháng
* Ưu điểm:
Việc tính toán quỹ lương giao khoán theo phương pháp này là việc tính toán theo đơn giá tổng hợp cho các đơn vị được thể hiện một cách rõ ràng cụ thể hàng tháng cho các đơn vị căn cứ vào sản lượng tiêu thụ hàng doanh thu để thu về. Căn cứ đơn giá tiền lương tổng hợp giao khoán là có thể biết được ngay quỹ lương của tổ mình.
Hình thức trả lương theo khoán sản phẩm sẽ khuyến khích người lao động quan tâm và có trách nhiệm đến kết quả lao động của đơn vị mình.
* Nhược điểm:
Chưa gắn chặt lương cán bộ quản lý vào đơn gia sản phẩm vì vậy chưa gắn chặt trách nhiệm của họ vào sản lượng và doanh thu của các đơn vị trong Công ty.
4. Phân tích phương pháp tính toán và chia lương:
Đặc điêm sản xuất là tất cả mọi sản phẩm đều do tổ sản xuất (lao động) và thiết bị tham gia kết hợp để sản xuất ra 1 sản phẩm hay tiêu thụ 1 sản phẩm. Việc phân phối tiền lương của từng cá nhân trong cùng 1 tổ, 1 đơn vị đều áp dụng theo hình thức chấm điểm.
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, đảm bảo sản xuất kinh doanh ngày càng cao về chất lượng và số lượng, Công ty định mức lao động và trả lương cho tổ đội và cá nhân như sau:
a) Tổ nấu:
+ Định biên: 10 người
Trong đó:
- Thợ cả (tổ trưởng) định biên 1 hệ số: 2,54
- Thợ chính định biên 5 người hệ số: 2,41
- Thợ phụ định biên 4 người hệ số: 2,01
* Mức điểm tối đa quy định cho từng loại thợ.
- Thợ cả: 10 điểm/ công.
- Thợ chính: 9 điểm/công.
- Thợ phụ: 8 điểm/công.
Nhưng thực tế hiện nay tổ nấu chấm điểm bình quân là:
Thợ cả = Thợ chính = Thợ phụ = 9điểm/công.
Quỹ lương
xác định
=
Đơn giá sản
phẩm tổng hợp
x
S Sản lượng thực
hiện trong tháng
S Quỹ tiền lương
sản phẩm tổ/tháng
=
S Quỹ lương
xác định
x
S Tiền lương phụ
cấp ca 3 cả tổ
Giá trị 1 điểm =
S Quỹ tiền lương sản phẩm (tổ)/tháng
S số điểm tập thể (tổ) /tháng
Tổng điểm tập thể (tổ) = Tổng điểm cá nhân cộng lại.
Tiền phụ cấp 1 công ca 3
=
S Quỹ tiền lương phụ cấp ca 3 tập thể (tổ)/tháng
S số công ca 3 thể (tổ) /tháng
Tiền lương cá nhân = (giá trị 1 điểm x Sđiểm cá nhân/tháng) + Tổng số tiền phụ cấp ca 3 cá nhân/tháng.
Tổng số tiền phụ cấp ca 3 cá nhân/tháng = Tiền phụ cấp 1 công ca 3 x S công ca 3 cá nhân/tháng.
Ví dụ:
- Trong tháng 7 năm 2001, sản lượng tiêu thụ thực tế là : 163.534 lít.
- Đơn giá tiền lương tổng hợp là: 42,15đ/lít.
- Quỹ tiền lương thực hiện là:
42,15đ x 163.534 lít = 6.829.958 đồng/tháng.
Cụ thể ta có bảng chia lương cho từng cá nhân trong tổ nấu tháng 7 năm 2001 trong bảng II.8 (trang sau)
(Bảng)
Ưu điểm:
Hình thức trả lương này dễ tính, dễ hiểu, đơn giản khi các định điểm cho từng cá nhân trả lương theo hình thức này mang tính chất đồng đều giữa thợ cả, thợ chính, thợ phụ, khuyến khích thợ bậc thấp, những công nhân trẻ mới vào nghề mang hết sức của mình ra phục vụ sản xuất.
Nhược điểm:
Hình thức trả lương này không khuyến khích được công nhân bậc cao, cũng như sự sáng tạo của mỗi người lao động trong sản xuất. Dễ làm cho những công việc khó đòi hỏi trình độ trình độ của thợ bậc cao thì công nhân trình độ thấp không làm được và thợ bậc cao ỷ lại không làm. Trả lương hình thức này không mang lại sự công bằng cho thợ bậc cao.
b. Bộ phận giao nhận sản phẩm.
Ví dụ:
* Tuyến nội thị Cẩm Phả.
Công nhân giao nhận sản phẩm bậc 4/8 hệ số cấp bậc là 2,98 mức điểm 1 công nhân là 10 điểm.
Công nhân lái xe bậc 2/3 hệ số theo 26CP là 2,30, mức điểm 1 công là 10 điểm.
* Tuyến Cẩm Phả - Hà Tu:
Công nhân giao nhận sản phẩm:
Bậc 2/8: Hệ số theo 26CP là 2,92
Mức điểm 1 công là 9 điểm.
Công nhân lái xe tải bậc 3/3 hệ số theo 26CP là 2,92
Mức điểm 1 công là 9 điểm.
* Tuyến cẩm Phả - Đông Triều:
Công nhân giao nhận sản phẩm bậc 3/8 hệ số theo 26CP là 2,73
Mức điểm 1 công là 9 điểm.
Công nhân lái xe bậc 1/3 hệ số theo 26CP là 1,79
Mức điểm 1 công là 9 điểm
Tổng điểm 1 tháng = Tổng số công làm trong tháng x số điểm 1 công.
Ưu điểm:
Công ty áp dụng cách trả lương này đảm bảo cho người lao động được hưởng số tiền lương như nhau khi sức lao động bỏ ra như nhau. Như vậy không bị thiệt thòi bởi cùng đảm nhận một công việc, cùng tiêu thụ một sản phẩm thì mức tiền lương cá nhân được nhận về như nhau.
Nhược điểm:
Trách nhiệm như nhau, không thúc đẩy công nhân thợ bậc cao phấn đấu phát huy trình độ của mình trong công việc. Hệ số lương cấp bậc của họ chủ yếu là trích nộp BHXH và mong đợi của họ là chế độ hưu trí sau này chứ thực tế họ không quan tâm đến cách trả lương.
Để việc thanh toán lương cho các đơn vị được chính xác đối với công việc tạo ra và tiêu thụ sản phẩm, hàng tháng bộ phận căn cứ vào số lượng doanh thu đạt để xác định tổng quỹ lương của tổ và cho từng cá nhân theo số ngày công và số điểm đạt được trong tháng.
Doanh thu trong kỳ kế hoạch giaolà: 708.357.700đ/tháng.
Tháng 7 năm 2001 doanh thu thực hiện: 790.541.360đ/tháng.
Doanh thu đã đạt và vượt mức là: 111,6% so với kế hoạch.
Đơn giá tiền lương tổng hợp giao khoán: 9,5đ/1000đ doanh thu.
Vậy quỹ lương của tổ giao nhận sản phẩm là:
9,5đ/1000đ DT x 709.541.360đ = 7.150.142đ/tháng.
Sau khi xác định quỹ lương cho tổ giao nhận sản phẩm, Công ty tiến hành chia lương cho từng cá nhân trong tổ căn cứ vào ngày công thực tế và tổng số điểm cá nhân đạt được trong tháng theo công thức:
LCNj =
SLTĐ
x đCNj
SĐTĐ
Trong đó:
LCNj : Tiền lương cá nhân nhận được.
SLTĐ : Quỹ lương tổ đội đạt được trong tháng.
SĐTD : Tổng điểm của cả đội.
đCN : Tổng điểm cá nhân đạt được trong tháng.
Sau đây là bảng chia lương của tổ giao nhận sản phẩm tháng 7/2001 thể hiện trong bảng II.9 (trang sau)
(Bảng)
Qua bảng số liệu II.9 ta thấy:
Tháng 7/2001 tổ giao nhận sản phẩm được thanh toán lương với tổng số tiền là: 7.510.142 đồng, tổng số lao động tham gia là 14 người, tổng công làm thực tế là: 350 công. Tổng điểm xác định là: 3.325 điểm giá trị một điểm là: 2.258,69 đồng.
Nhìnvào bảng than toán chia lương của tổ giao nhận sản phẩm ta thấy: Tiền lương của người lao động trong tổ cao hay thấp không phụ thộc vào hệ số lương cấp bậc theo NĐ 26- CP, tức là không phụ thuộc vào quá trình phấn đấu và công tác của người lao động mà chỉ phụ thuộc vaò ngày công đi làm và tuyến đường phần công việc đảm nhận chỉ cần có sản lượng và doanh thu là đủ. Chưa khuyến khích được người lao động khi tăng sản lượng tuyến của mình.
Ngoài ra các đơn vị khác cũng chia lương theo 2 cách trên. Riêng bộphận quản lý gián tiếp hưởng lương thời gian căn cứ vào ngày công đi làm thực tế, hệ số lương hiện hưởng, hệ số phụ cấp hiện hưởng và lương Lmin quy định của Công ty.
Công thức tính:
Quỹ lương thanh toán
=
Lmin x ( Hbc + Hpc)
x Tthực tế
TCĐ
Trong đó:
- Lmin: Mức lương tối thiểu củ doanh nghiệp sản phẩm áp dụng.
- Hcb: Hệ số lương cấp bậc.
- Hpc: Hệ số các loại phụ cấp.
- TCĐ: Thời gian theo chế độ.
- Tthực tế: Thời giam tham gia thực tế.
Ví dụ:
Trưởng phòng kế toán Công ty hưởng.
+ Hệ số lương cấp bậc: 3,23
+ Hệ số trách nhiệm: 0,30
+ Hệ số phụ cấp: 0,20.
+ Mức lương Lmin: 235.000đ/hệ số.
+ Ngày công tham gia thực tế: 25 công/ tháng.
Quỹ lương
thanh toán
=
235.000đ ( 3,23 + 0,50)
x 25 công = 824.836 đồng /tháng
26 công
* Ưu điểm:
Dễ tính lương, người lao động cứ có mặt chấm điểm, cuối tháng tổng hợp là thanh toán lương.
Không gắn chặt tiền lương của nhà quản lý với sản lượng và chất lượng sản phẩm, hiện quả sản xuất kinh doanh, từ đó không kích thích các nhà quản lý tìm tòi, học hỏi để phát huy tăng năng suất lao động nhất là nhân viên làm công tác quản lý.
* Cách chia lương:
Để thanh toán lương cho bộ phận quản lý ( gián tiếp) được chính xác cần căn cứ ngày công thực tế và hệ số hiện hưởng.
Ví dụ:
Bộ phận quản lý của Công ty bia và nước giải khát Cẩm Phả.
Tổng số lao động tham gia sản xuất kinh doanh tháng 7 /2001 là 17 người.
Tổng hệ số lương theo 26 - CP là 47,11.
Tổng phụ cấp là 6,1.
Tổng công thực hiện là: 442 công/ tháng.
Quỹ lương xác định
=
Lmin x (S Hbc + SHpc)
x STthực tế
STCĐ
Quỹ lương xác định
=
235.000 x ( 47,11 + 6,1)
x 442 công
442 công
= 12.504.350 đồng/ tháng.
Khi xác định được quỹ lương Công ty tiến hành chia lương cho từng cá nhân trên cơ sở ngày công thực tế và hệ số lương hiện hưởng của từng người.
BẢNG II. 10
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CHO BỘ PHẬN QUẢN LÝ THÁNG 7/2001
(Trước khi hoàn thiện)
Tổng quỹ lương: 12.504.350đ
TT
HỌ TÊN
CHỨC VỤ
SHỆ SỐ
TỔNG SỐ CÔNG
TỔNG SỐ ĐIỂM
ĐƠN GIÁ 1 ĐIỂM
TIỀN LƯƠNG
(Đ)
1
Nguyễn Văn Hiến
GĐCT
5,26
26
136,76
10.187
1.393.174
2
Vũ Hữu Lộc
GĐXN
4,32
27
116,64
10.187
1.188.211
3
Phạm Xuân Hưởng
GĐNM
4,32
26
112,32
10.187
1.144.203
4
Đỗ Đăng Duẩn
TP kỹ thuật
3,23
25
80,75
10.187
822.600
5
Hoàng Thái Hoà
TP T. Hợp
2,31
26
60,06
10.187
611..831
6
Nguyễn Thị Thanh
QĐ XN
2,26
28
63,28
10.187
644.633
7
Trần Quỳnh Nga
TP kế toán
2,26
23
54,28
10.187
552.950
8
Trần Ngọc Uyển
PP kế toán
2,42
25
60,50
10.187
616.313
9
Nguyễn Thị Loan
PP kế toán
2,30
26
59,80
10.187
609.182
10
Phạm Ngọc Long
TP vật tư
2,26
28
63,28
10.187
644.633
11
Nguyễn Quốc Tuấn
QĐ nhà máy
2,42
28
67,76
10.187
690.271
12
Nguyễn Văn Cường
PQĐ NM
2,30
24
55,20
10.187
562.322
13
Nguyễn Văn Khang
PQĐ NM
2,42
25
60,50
10.187
616.313
14
Cao Thị Hoà
PP T.Thụ
2,57
26
62,92
10.187
640.966
15
Nguyễn Ngọc Trí
PP T.Hợp
2,57
25
64,25
10.187
654.514
16
Hoàng Thị Thuỷ
PP kỹ thuật
2,02
28
56,56
10.187
576.176
17
Lê Hồ Lan
PQĐ NM
2,02
26
52,52
10.187
353.021
Cộng:
47,11
442
1.227,38
12.504.350
Trên đây là một vài ví dụ về cách tính toán và chia lương của Công ty cho các đơn vị trực thuộc.
Công ty bia và nước giải khát tuy nhỏ, ít người nhưng đòi hỏi cách tính toán chia lương cho từng bộ phận phải cụ thể sát sao, phải đảm bảo phân phối theo sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động.
Để sản xuất và kinh doanh của Công ty có hiệu quả kinh tế cao ta cần gắn trách nhiệm của người quản lý với những sản phẩm do chính họ làm ra cũng như công nhân của họ làm ra thì việc tính toán và giao đơn giá tổng hợp cho bộ phận này là rất cấn thiết.
Hiện nay, do cơ chế thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh nên cung vượt cầu. Do đó bộ phận giao nhận sản phẩm, tiếp thị của Công ty là quan trọng để khuyến khích họ gia tăng sản phẩm ( sản lượng) tăng doanh thu thì việc cần giải quyết là tăng tỷ trọng tiền lương trong đơn giá tổng hợp cuả bộ phận này và cách tính toán ( Lmin dn) cho từng bộ phận, khâu cũng thật cần thiết. Từ đó mới khuyến khích họ hăng say làm việc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế cho Công ty.
5. Tiền thưởng:
Ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng một khoản tiền thưởng. Quỹ tiền thưởng chủ yếu là đựoc trích từ nguồn lợi nhuận còn lại sau khi đã tính toán cân đối thu chi, trích nộp hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên.
Ngoài những khoản lợi nhuận trên, Công ty còn tổ chức kinh doanh đa dạng mặt hàng để có thêm nguồn bổ sung cho tiền thưởng nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối lao động và khuyến khích người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc đang đảm nhận.
Công ty áp dụng một số hình thức thưởng sau:
a. Thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất quý, năm:
* Đối tuợng thưởng: Tất cả CBCNV có mặt tham gia sản xuất kinh doanh.
+ Quý từ 60¸65% thời gian tham gia sản xuất trở lên.
+ Năm từ 2/3 thừoi gian tham gia sản xuất trở lên.
* Mức thưởng:
TT
MỨC
CHỨC VỤ
HỆ SỐ THƯỞNG
SỐ TIỀN ( Đ)
1
Mức 1
Lãnh đạo Công ty
1,0
250.000
2
Mức 2
Trưởng phòng + Quản đốc
0,9,
225.000
3
Mức 3
Phó phòg + P. Quản đốc
0,8
200.000
4
Mức 4
Tổ trưởng + Đốc công
0,7
175.000
5
Mức 5
CBCNV ( còn lại)
0,6
150.000
Hình thức này không khuyến khích được người lao động tăng năng suất và chất lượng trong sản xuất kinh doanh.
b. Thưởng tác nghiệp:
Thưởng tháng với quy chế phát động giữa chuyên môn và công đoàn công ty đã thống nhất:
* Mức hoàn thành:
+ Trong tháng đạt > 200.000 lít bia tiêu thụ.
+ Trong tháng đạt > 250.000 chai nước khoáng tiêu thụ thì đuợc thưởng tác nghiệp.
* Đối tượng:
Là CBCNV có thời gian tham gia sản xuất trong tháng từ 10 ngày trở lên.
* Mức thưởng:
TT
MỨC
CHỨC VỤ
MỨC THƯỞNG
GHI CHÚ
1
Mức 1
Chánh phó giám đốc
200.000
2
Mức 2
Trưởng phó phòng, TP quản đốc
150.000
3
Mức 3
CBCNV không xác định thời hạn
100.000
4
Mức 4
Công nhân HĐLĐ mùa vụ
75.000
c. Thưởng tiết kiệm:
Căn cứ quy chế số 315/QC - TH ngày 07 tháng 6 năm 1999 của Công ty bia và nước giải khát Cẩm Phả về việc phân phối tiền thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu giảm tỷ lệ hao hụt trong dây chuyền sản xuất bia, mục đích nhằm khuyến khích tập thể CBCNV có ý thức vươn lên, tự chủ, pháth uy sáng kiến, cải tiến quản lý kỹ thuật, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác lao động để làm lợi cho Công ty trong đó có bản thân từng cá nhân đó, là tiền thưởng để bổ sung cho nguồn tiền lương để đưa cuộc sống gia đình từng bước ổn định.
Thưởng tiết kiệm: Hiện nay Công ty đã và đang áp dụng đựơc tính cụ thể qua ví dụ sau:
* Thưởng giảm tỷ lệ hao hụt:
Định mức cho dây chuyền sản xuất Bia từ nấu - lên men chính - lên men phụ - chiết lọc - xuất xưởng tỷ lệ hao hụt là 12%.
Cuối tháng nghiệm thu thực tế ( Ban nghiệm thu của Công ty) = 10% tỷ lệ giảm hao hụt trong tháng so với đinh mức là 2%.
Số lượng bia giảm trong tháng là: 300 lít bia.
Giá thành sản xuất 1 lít bia là: 2500đ.
Mức thưởng quy định là 70% giá thành bia.
Tiền thưởng là: 2.500 x 300 lít bia x 70% = 525.000đ.
* Nguồn tiền thưởng:
Trích từ nguồn giá trị làm lợi năm 2001 của Công ty. Ngoài ra Công ty còn thưởng một số như:
+ Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
+ Thưởng chiến sỹ thi đua lao động giỏi hàng năm do Hội đồng xét duyệt công ty bình chọn.
IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT.
Năm 2001 Công ty đã phối hợp các hình thức trả lương cho người lao động trên cơ sở phân phối theo sản phẩm tiêu thụ và doanh thu đạt được phần nào đã góp phần thúc đẩy công tác quản lý lao động và tiền lương khuyến khích tăng năng suất lao động , tăng sản lượng tiêu thụ và đảm bảo cách chia lương, chia thưởng thực hiện theo các quy định đã ban hành.
Chia lương, thanh toán lương cho từng cá nhân, tổ đội một cách công khai trên nguyên tắc phân phối theo khối lượng sản phẩm đạt được " Người nào làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng" để từ đó vì lợi ích của từng cá nhân mà người lao động hăng say tích cực tìm tòi phát huy năng lực trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
Nhược điểm:
Tuy nhiên quá trình thực hiện công tác tiền thưởng cũng còn gặp nhiều khó khăn hạn chế.
Công ty Bia và Nước giải khát tuy nhỏ song sản phẩm dịch vụ sản xuất kinh doanh mang tính đa dạng, cách chia lương và giao đơn giá tiền lương phải căn cứ vào số lao động, thiết bị kỹ thuật, trình độ tay nghề, bậc thợ cộng với mức sản phẩm tiêu thụ để làm cơ sở.
Việc chia lương căn cứ vào tổng số điểm của từng cá nhân mà tổng số điểm lại căn cứ vào nhiều loại.
+ Có đơn vị lại căn cứ vào hệ số lương, cấp bậc để tính.
+ Có đơn vị lại tính điểm theo tính chất công việc không cần quan tâm đến hệ số cấp bậc lương chính.
+ Riêng khối quản lý, gián tiếp, phục vụ tiêu thụ lại hưởng lương thời gian tức là cứ có mặt là hưởng 8 điểm/công/ ngày. Cuối tháng tổng hợp công nhân số điểm tham gia trong tháng là thanh toán tiền. Còn chất lượng và hiệu quả không cần quan tâm nhất là lao động phục vụ và gián tiếp của Công ty.
Chính vì vậy mà cách chia lương, chia thưởng chưa hợp lý, từ đó không khuyến khích được công nhân trực tiếp sản xuất.
Tóm lại: Muốn đảm bảo lợi ích cho người lao động, mang tính công bằng trong việc trả lương, trả thưởng Công ty phải có chính sách hợp lý hơn nữa nhằm đảm bảo trả lương phừ hợp với sức lao động bỏ ra để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận ngày cành nhiều Công ty ngày càng phát triển.
PHẦN III
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT CẨM PHẢ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiền lương là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Tiền lương có liên quan đến chính sách, chế độ nguyên tắc cụ thể và các mặt tổ chức lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý của Công ty. Vì vậy việc quản lý và kiểm soát chỉ tiêu quỹ lương chỉ được tăng cường khi mọi công nhân từ tổ sản xuất, phân xưởng đến các phòng ban nghiệp vụ. Giám đốc Công ty chú ý đúng mức, có biện pháp tích cực để tiết kiệm trong quá trình sản xuất kể cả lao động. Công ty phải truyền đạt các chính sách chế độ quản lý nhà nước, nhằm xây dựng được ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với quá trình sản xuất của đơn vị để tham gia tích cực vào việc thực hiện các định mức lao động chấp hành kỷ luật lao động và thực hiện chế độ an toàn trong sản xuất kinh doanh.
Công ty cần phải tổ chức các bộ phận chức năng, ban hành đầy đủ chi tiết mức lương khoán cho từng tổ, từng sản phẩm, tổ chức nghiệm thu và quyết toán lương khoán chặt chẽ. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và hướng dẫn các đơn vị tổ chức chia lương cho phù hợp với quy chế Công ty đã ban hành phổ biến các quy định, quy chế, định mức khoán đối với người lao động để các đơn vị nắm vững, hiểu đầy đủ các chính sách của nhà nước. Tổ chức xác định số lượng cần thiết cho các bộ phận trên dây chuyền sản xuất.
Ngoài ra Công ty nên thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh, hàng tháng, hàng quý, năm nên tổ chức bình bầu khen thưởng kịp thời những người lao động tốt. Đồng thời kỷ luật nghiêm những người vi phạm kỷ luật lao động. Từ đó thúc đẩy mọi người có trách nhiệm lao động với năng suất cao, chất lượng cao.
Để đảm bảo tốc độ tăng năng suất, chất lượng để đạt mục tiêu phấn đấu về mức doanh thu kế hoạch hành năm và từng tháng.
Sau đây là một số biện pháp hoàn thiện phương pháp trả lương ở Công ty bia và nước giải khát Cẩm Phả
* HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT CẨM PHẢ.
Để việc phân phối tiền lương ở Công ty đảm bảo theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Việc trả lương cho người lao động trong tổ sản xuất hay đơn vị sản xuất phải tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra.
Theo Nghị định 26 - CP, hệ số cấp bậc lương bằng hệ số điểm phân phối tiền lương theo các công việc đòi hỏi người công nhân có kỹ thuật không cao nhưng phải có nhiều người tham gia.
Là doanh nghiệp làm ăn có lãi thì trước hết phải đảm bảo được hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước, còn lại mức lợi nhuận và mứclợi nhuận này phải lớn hơn hoặc ít nhất cũng phải bằng năm liền kề.
L ( min) = L( min) cđ x ( 1 + hệ số điều chỉnh).
Như vậy, phương pháp tình và trả lương ở Công ty bia và nước giải khát còn có nhiều hạn chế do đó cần phải hoàn thành công tác này.
+ Phải xác định và giao khoán lại quỹ tiền lương cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp nhất là bộ phận giao nhận sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo. Có như vậy mới khuyến khích được họ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn cho Công ty.
+ Xác định lại đơn giá tiền lương tổng hợp cho các đơn vị trong công ty để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, phù hợp với sức lao động bỏ ra giữa các đơn vị trong Công ty trên cơ sở đó làm căn cứ để tính toán trả lương cho người lao động sau khi họ đã hoàn thành giao nộp sản phẩm theo quy định của Công ty.
+ Căn cứ vào tình hình thực tế, mức sản lượng tiêu thụ, doanh thu trong kỳ đơn giá tổng hợp Công ty giao, căn cứ vào số lao động định biên, hệ số lương hiện hưởng để tính toán trả lương cho người lao động.
Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì mức lương L (min)cđ doanh nghiệp vẫn phải trả cho người lao động để đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Do tính chất công việc Công ty trả lương cho các đơn vị theo hình thức trả lương tập thể, tổ đội căn cứ vào ngày công thực tế, hệ số lương NĐ 26 - CP hiện hưởng của từng cá nhân lao động và mức sản lượng trong kỳ họ được.
Vậy đề nghị một số biện pháp sau:
1. Xác định lại quỹ lương giao khoán:
Qua phần phân tích ở II ( Bảng II.1) ta thấy quỹ lương Công ty trả cho các bộ phận trong công ty có nhược điểm sau:
Công nhân trực tiếp sản xuất thì hưởng lương sản phẩm. Tiền lương của họ nhận được phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ và doanh thu đạt được trong kỳ.
Công nhân gián tiếp hưởng lương thời gian sản lượng tiêu thụ và doanh thu đạt được trong kỳ nhiều hay ít họ ít quan tâm, thậm chí họ không quan tâm đến sản lượng tiêu thụ và doanh thu đạt được trong kỳ của Công ty.
Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp áp dụng (xác định) làm cơ sở tính toán quỹ lương giao khoán đều hưởng như nhau.
Chính vì những hình thức trả lương như thế không khuyến khích được người công nhân ở bộ phận giao nhận sản phẩm. Trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay sản phẩm của Công ty bán được nhiều hay ít, thị trường mở rộng được nhiều hay không, doanh thu cao hay thấp là do bộ phận này quyết định phần lớn.
Để nâng cao sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu thì việc tính toán lại quỹ lương khoan cho hợp lý để khuyến khích người lao động là rất cần thiết. Để tính toán quỹ lương chính xác trên cơ sở khoa học tôi đề nghị công thức để xác định mức lương điều chỉnh như sau:
L(min)0 = L(min)DN x Hệ số điều chỉnh
+ Mức chuẩn 100% áp dụng cho các đơn vị trực tiếp sản xuất, gián tiếp, quản lý, nhân viên phục vụ hệ số 1,0 mức lương tối thiểu là: 235.000đ/ hệ số.
+ Mức 105% áp dụng cho bộ phận giao nhận sản phẩm và thị trường tiêu thụ hệ số 1,05 mức lương tối thiểu là: 246.750đ/ hệ số.
Ví dụ:
+ Tổ nấu mức chuẩn là 100% hệ số điều chỉnh là 1,0 mức lương tối thiểu công ty là: 235.000đ/ hệ số.
L ( min)ĐC = 235.000 x 1,0 = 253.000đ/ hệ số.
+ Tổ giao nhận sản phẩm: Hệ số điều chỉnh là 1,05.
L(min)ĐC = 235.000đ x 1,05 = 246.750đ/ hệ số.
Vậy mức lương tối thiểu Công ty xác định cho tổ nấu là: 235.000đ/hệ số.
Mức lương tối thiểu Công ty xác định cho tổ giao nhận sản phẩm là: 246.750đ/ hệ số.
Cụ thể tôi đề nghị quỹ lương giao khoán được xác định lại trong bảng III.1 .
Cơ sở tính để tính toán quỹ lương giao khoán là:
Căn cứ vào lao động định biên cho các ngành nghề, hệ số lương, hệ số phụ cấp ( hiện hưởng) bình quân từng ngành nghề và mức lương tối thiểu xác định lại để tính toán và giao khoán quỹ lương tháng.
Phương pháp tính quỹ lương giao khoán theo phương án thiết kế sẽ tạo điều kiện cho CBCNV, nhất là lao động trực tiếp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tăng năng suất lao động, chủ động khai thác tối đa về mở rộng thị trường sử dụng hợp lý tiết kiệm giảm chi phí sản xuất và quan tâm đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh nhiều hơn.
Trong thay đổi quỹ tiền lương giao khoán ta phải thay đơn giá tiền lương tổng hợp.
(BangIII.1)2. Xác định lại đơn giá tiền lương tổng hợp
Hiện tại, Công ty đã tính đơn giá tiền lương tổng hợp giao khoán cho các đơn vị tại bảng II .7( Phần II). Trong quá trình thực hiện cho ta thấy đơn giá này chưa hợp lý, vì bộ phận quản lý gián tiếp, phục vụ tiêu thụ không giao đơn giá tiền lương tổng hợp mà chỉ giao khoán quỹ lương trên cơ sở mức lương tối thiểu doanh nghiệp lựa chọn. Chính vì vậy mà doanh thu của Công ty đươc nhiều hay ít thì các đơn vị này vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định của Công ty với số công đạt được trong tháng, hệ số lương hiện hưởng để tính trả lương.
Chính vì những hình thức trả lương như vậy không khuyến khích và gắn trách nhiệm của từng đơn vị, của từng cá nhân với công việc đã không làm cho họ quan tâm đến sản lượng cũng như doanh thu của Công ty. Nên việc xác định lại quỹ tiền lương giao khoán theo phương án thiết kế đã làm thay đổi đơn giá tiền lương tổng hợp cụ thể như sau:
* Bộ phận quản lý định biên: 17 người.
Quỹ lương giao khoán theo thiết kế là:
17 người x 235.000 đ x ( 2,65 + 0,48) = 12.504.350đồng.
Doanh thu kế hoạch giao khoán tháng 7 năm 2001 là: 708.357.700đồng.
ĐGTH =
Tổng quỹ lương
=
12.504.350
=
17,65đ/1000doanh thu
Tổng doanh thu
708.357.700
Tức là cứ 1000đ doanh thu về thì được 17,65 đồng tiền lương.
* Tổ nấu bia định biên 10 người:
Quỹ lương giao khoán theo thiết kế là: 6.674.000đồng/tháng.
Sản lượng kế hoạch giao tháng 7/2001 là: 158.333 lít bia tiêu thụ/tháng.
ĐGTH =
Tổng quỹ lương
=
6.674.000
=
42,15đ/lít
Tổng sản lượng
158.333
Như vậy cứ 1 lít bia tiêu thụ thì tổ nấu nhận được 42,15 đồng tiền lương.
* Bộ phận giao nhận sản phẩm định biên 14 người:
Quỹ tiền lương giao khoán theo phương án thiết kế là: 7.081.725 đồng/tháng.
Doanh thu kế hoạch tháng 7 năm 2001 là: 708.357.700 đồng.
ĐGTH =
Tổng quỹ lương
=
7.081.725
=
9,99đ/1000đ doanh thu
Tổng doanh thu
708.357.700
Như vậy cứ 1000 đồng doanh thu thì bộ phận giao nhận sản phẩm được 9,99 đồng tiền lương.
Các tính toán đơn giá tổng hợp cho các bộ phận sau khi hoàn thiện của Công ty Bia và nước giải khát Cẩm Phả tháng 7 năm 2001 được đưa vào bảng III.2 ( trang sau).
Việc điều chỉnh tính toán lại đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương giao khoán cho bộ phận giao nhận sản phẩm, bộ phận quản lý, gián tiếp phục vụ, tiêu thụ tuy mức tăng lên không lớn nhưng:
Bộ phận giao nhận sản phẩm quỹ lương từ 6.744.500đ/ tháng lên 7.081.725đ/ tháng tăng lên 337.225 đ/ tháng.
Tổng số lao động tham gia trong tháng là 14 người. Như vậy mức lương tăng lên là: 24.087 đồng /tháng. Mặc dù mức lương tăng không lớn song cũng góp phần khuyến khích họ tăng năng suất lao động, khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Bộ phận tiêu thụ sản phẩm quản lý gián tiếp trước đây hưởng lương thời gian, quỹ lương giao khoán trên cơ sở tính mức lương tối thiểu 235.000đ/hệ số.
Sau khi hoàn thiện các bộ phận này đưa về hưởng lương khoán doanh thu căn cứ vào sản lượng tiêu thụ và doanh thu về để xác định đơn giá tổng hợp cho các đơn vị này. Mục đích là gắn họ vào với trách nhiệm sản xuất kinh doanh của Công ty, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ người lao động trực tiếp để nâng cao sản lượng cũng như doanh thu.
Bảng III.2 cho thấy sau khi hoàn thiện đơn giá tiền lương tổng hợp của Công ty Bia và nước giải khát Cẩm Phả được thể hiện cụ thể:
Bộ phận giao nhận sản phẩm trước khi hoàn thiện đơn giá tổng hợp là: 9,5đồng/1000 đồng doanh thu. Như vậy sau khi hoàn thiện bộ phận giao nhận sản phẩm tăng thêm 0,50 đồng tiền lương/1000đ doanh thu so với trước khi hoàn thiện.
Đơn giá tiền lương tổng hợp sau khi hoàn thiện tăng giảm không đáng kể song đã góp phần khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho đơn vị và Công ty. Qua đó đã gắn liền trách nhiệm của mọi người lao động từ lao động trực tiếp đến bộ phân gián tiếp, quản lý, phải quan tâm tạo điều kiện nâng cao sản xuất, tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu.
(BangIII.2)3. Hoàn thiện phương pháp chia lương của Công ty:
Như đã phân tích ở phần II hiện nay cách chia lương của Công ty: một số đơn vị cần phải hoàn thiện hơn cách chia lương cho người lao động nhất là bộ phận giao nhận sản phẩm: thị trường, bộ phận quản lý gián tiếp phục vụ tiêu thụ.
Trước khi hoàn thiện Công ty trả lương theo hai cách:
+ Trả lương theo sản phẩm.
+ Trả lương theo thời gian.
Để hoàn thiện hơn trong chia lương sau khi hoàn thiện tất cả các đơn vị đưa về trả lương theo sản phẩm. Trên cơ sở xác định số điểm/ công cho một số đơn vị. Và đơn giá tiền lương cho mỗi tuyến giao nhận.
+ Tổ giao nhận sản phẩm.
PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG
DOANH THU CÁC TUYẾN
( ĐỒNG)
ĐƠN GIÁ TIỀN LUƠNG
CÁC TUYẾN
1. Nội thị Cẩm Phả
187.394.000
6 đ/ 1000 DT
2. Cẩm Phả - Hà Tu
123.053.920
9 đ/ 1000 DT
3. Cẩm Phả - Hòn Gai
78.866.021
14 đ/ 1000 DT
4. Cẩm Phả - Đông Triều
50.911.450
22 đ/ 1000 DT
5. Cẩm Phả - Quảng Yên
49.820.459
23 đ/ 1000 DT
6. Cẩm Phả - Mông Dương
145.650.920
8 đ/ 1000 DT
7. Cẩm Phả - Móng Cái
72.660.920
16 đ/ 1000 DT
Đơn giá lương các tuyến đường xác định theo công thức sau:
Đơn giá tiền lương mỗi tuyến =
Tổng quỹ lương cả tổ/Tổng số tuyến
Doanh thu 1 tuyến
Để tính đơn giá tiền lương theo doanh thu mỗi tuyến cho chính xác ta tính đơn giá cho 3 tháng ( hoặc nhiều hơn) sau đó chia lấy trung bình.
Áp dụng công thức trên ta có đơn giá các tuyến ở bảng trên:
* Cụ thể chia lương cho bộ phận giao nhận sản phẩm tháng 7 năm 2001 (sau khi hoàn thiện)
Doanh thu trong kỳ kế hoạch là: 708.357.700đ/ tháng.
Doanh thu thực hiện trong tháng là: 790.541.360đ/ tháng.
Đơn giá sau khi hoàn thiện là: 10đ/ 1000 doanh thu
Quỹ lương xác dịnh trong kỳ: 7.905.713 đồng.
Vượt mức so với kế hoạch: 111,6%.
Sau khi đã xác định được quỹ tiền lương của tổ giao nhận sản phẩm và đơn giá tiền lương theo doanh thu mỗi tuyến, Công ty tiến hành chia lương cho từng cá nhân trong tổ, căn cứ vào ngày công thực tế mà cá nhân nhận được.
Bảng chia lương sau khi hoàn thiện được tính tại bảng III.3 ( trang sau). Ở bảng chia lương của bộ phận giao nhận sản phẩm sau khi hoàn thiện quỹ lương tăng lên. Quỹ lương của từng tuyến được xác định theo doanh thu của mỗi tuyến, lương của cá nhân được xác định theo ngày công thực tế.
Qua bảng chia lương ta thấy chia lương cho cá nhân đảm bảo sự công bằng, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít tránh tình trạng cứ đi làm là hưởng công, có công là có điểm mà không quan tâm tới sản lượng tiêu thụ. Qua cách chia lương của tổ giao nhận sản phẩm đã khuyến khích được người lao động. ( Công nhân giao nhận sản phẩm) tăng doanh thu mở rộng thị trường.
(BangIII.3)
Các đơn vị khác như bộ phận quản lý, giántiếp, phục vụ tiêu thụ sau khi đã hoành thành về cách giao khoán quỹ lương và đơn giá tiền lương tổng hợp thì cách chia lương cho từng cá nhân căn cứ vào điểm chuẩn:
Mức điểm cá nhân 1 ngày công
=
Hệ số lương
cấp bậc
+
Hệ số
phụ cấp
Ví dụ:
Trưởng phòng kế toán bậc 2/8 hệ số theo NĐ 26 - CP là 2,26.
Hệ số khu vực là: 0,2.
Hệ số trách nhiệm: 0,3.
Mức điểm 1 ngày công sẽ là:
2.26 + 0,2 + 0,3 = 2,76 điểm.
Tổng điểm 1 tháng = Mức điểm 1 công x Tổng cộng thực tế tháng.
Giá trị 1 điểm = Tổng quỹ lương/Tổng điểm tổ
Tiền lương
cá nhân
=
Giá trị
một điểm
+
Tổng điểm của cá nhân
đạt được trong tháng
* Cụ thể chia lương cho bộ phận quản lý tháng 7 /2001 ( sau khi hoàn thiện)
- Doanh thu kỳ kế hoạch là: 708.357.700 đồng /tháng.
- Doanh thu thực hiện trong kỳ: 790.541.360 đồng/ tháng.
- Mức hoàn thành đạt trong kỳ là: 111,6%.
- Đơn giá tiền lương xác định theo phương án thiết kế là: 17,7 đồng/1000đồng DT.
- Quỹ tiền lương xác định trong kỳ là: 13.992.582 đồng /tháng. Sau khi xác định được quỹ lương, Công ty chia lương cho từng cá nhân căn cứ vào tổng số công điẻm trong tháng đạt được để làm cơ sở tính lương cho từng cá nhân được thể hiện trong bảng III.4( trang sau)
Bảng III.4
Nhìn vào bảng III.4 ta thấy: Tổng số lao động quản lý tham gia vào sản xuất kinh doanh trong tháng là 17 người, tổng số công thực hiện trong tháng là 442 công, tổng số điểm là 1.227,38 điểm/ tháng tổng quỹ lương sau khi hoàn thiện tăng lên.
Như vậy sau khi hoàn thiện giao đơn giá tổng lương tổng hợp số đơn vị còn lại cho ta thấy.
Tiền lương của mỗi cá nhân, đơn vị cao hay thấp phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ và doanh thu đạt được hàng tháng của toàn Công ty, từ đó gắn liền trách nhiệm của mỗi cán bộ quản lý vào công việc, phát huy nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu cũng như lợi nhuận góp phần phát triển Công ty và tăng thu nhập cho người lao động để đảm bảo cuộc sống.
Ngoài các biện pháp hoàn thiện trả lương của Công ty, Công ty cần khuyến khích vật chất cho người lao động, động viên tinh thần.
Thường xuyên đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng để người lao động thông suốt mục đích ý nghĩa của công tác trả lương ở Công ty. Nắm vững các nguyên tắc trả lương đơn giá khoán trong nội bộ Công ty.
Vần kỷ luật nghiêm khắc đối với những hiện tượng gian dối, bớt xén tiền lương của người lao động, lên án hành động lạm dụng tiền lương của Công ty.
Để công việc trả lương được hoàn thiện, đưa vào thực tế được tốt nhất thì Công ty cần vạch kế hoạch tiến hành đồng bộ, cung cấp đầy đủ các vật tư, nguyên liệu, phương tiện sản xuất phục vụ đầy đủ kịp thời để người lao động đạt được kết quả tốt nhất trong sản xuất với sản lượng và chất lượng cao nhất. Để tiêu thụ được nhiều sản phẩm, tăng doanh thu và thu nhập của người lao động.
KẾT LUẬN
Công tác tiền lương là vấn đề quan trọng, trọng yếu của cơ cấu quản lý. Do việc trả lương đúngtheo năng lực góp góp của mỗi người lao động là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp, có như vậy mới khuyến khích được người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
Công ty bia và nước giải khát Cẩm Phả là một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty than Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tiền lương. Trong quá trình tồn tại và phát triển công ty luôn chú trọng vai trò tổ chức tiền lương để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và người lao động. Đặc biệt coi đó là nhiệm vụ trọng yếu của mình. Song vẫn còn nhiều tồn tại và khuyết điểm.
Với những kiến thức học hỏi trong quá trình học tập, tham khảo tài liệu của thầy giáo Lê Văn Hoà cùng toàn thể các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, với sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ nhân viên Công ty bia và nước giải khát Cẩm Phả. Đến nay bản đồ án của em đã hoàn thành nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em mong được sự chỉ bảo của các thầy cô trong khoa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cẩm Phả, ngày tháng 12 năm 2002.
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Mạc Văn Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Do an tot nghiep - MAC MINH.doc