LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành
đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi
nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẳn có thì nội lực tài chính của doanh
nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công.
Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đầy đủ và
đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch tài chính cũng đóng một
vai trò quan trọng không kém, nó trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của doanh
nghiệp, không có kế hoạch, doanh nghiệp sẽ hoạt động trong bối cảnh mù mờ về
mục tiêu tài chính, dễ dẫn đến mất kiểm soát và dễ gặp bất trắc. Do đó chúng em
đã quyết định chọn đề tài “Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn
hạn cho công ty”
Đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình tài chính, vì thế quá
trình hân tích chủ yếu dựa vào sự biến động của các báo cáo tài chính để thực hiện
các nội dung: đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty, phân tích sự biến
động các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích so sánh các tỉ số
tài chính, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đưa ra một số biện pháp - kiến
nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty.
Trong quá trình thực hiện, chúng em nhận thấy công ty cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk là một công ty hoạt động có hiệu quả, ngay cả trong tình hình kinh tế
không mấy sáng sủa. Việc tìm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và phân
tích cũng khá dễ dàng do công ty đã minh bạch hóa số liệu và cập nhật thường
xuyên.
Tuy nhiên do phạm vi kiến thức về phân tích nói riêng và kiến thức tài chính
nói chung còn hạn hẹp, nên bài nghiên cứu không thể không tránh khỏi sai sót,
mong nhận được sự nhận xét, đóng góp từ cô để bài nghiên cứu hoàn thiện hơn./.
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
(VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT –
STOCK COMPANY)
Tên công ty: Công ty cổ phần sữa Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam dairy products joint – stock company
Tên viết tắt: VNM
Trụ sở chính: 184 - 186 - 188 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6,
Quận 3, TP. HCM.
Điện thoại: (84.8) 3930 0358 - 3930 5197
Fax: (84.8) 3930 5206
Website: http:// www.vinamilk.com.vn
Email: vinamilk@vinamilk.com.vn
Ngành: Đồ uống và thực phẩm
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2245 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trì được mức tăng lợi nhuận biên.
Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí cũng như
điều tiết giá bán của VNM rất tốt, ta nhận thấy rằng
người tiêu dùng vẫn không quay lưng lại với những mặt
Lợi nhuận ròng biên tế 14,74% 15,23%
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
37
TCDN 14 – K33
Vòng quay tài sản cố định
= Doanh thu/Tài sản cố
định bình quân.
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu/Tổng tài sản
bình quân.
Hiệu suất sử dụng vốn cổ
phần = Doanh thu/Vốn cổ
phần
Thu nhập mỗi cổ
phần(EPS) = Thu nhập
ròng của cổ đông
thường/Số lượng cổ phần
thường
Tỷ số giá trên thu nhập
(P/E) = Giá thị trường một
cổ phần/Thu nhập mỗi cổ
phần
hàng chất lượng cao và có giá bán hợp lý như VNM,
mặc dù trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản:
Vòng quay tài sản cố định = 4,238 nghĩa là trong một
đồng tài sản cố định tạo ra được 4,238đ doanh thu, cao
hơn 2007 là 3,98 điều này cho thấy hiệu suất sử dụng tài
sản cố định trong năm 2008 là cao hơn
Vòng quay tổng tài sản = 1,38 nghĩa là 1đ tài sản tạo
ra được 1,38đ doanh thu, cao hơn 2007 là 1,205. điều
này cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của VNM là cao
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần là 1,72 nghĩa là năm
2008 VNM có doanh thu thuần lớn hơn vốn cổ phần là
1,72 lần, cao hơn 2007 là 1,51 lần. Điều này cho thấy
hiệu suất sử dụng vốn cổ phần cao và cao hơn hiệu suất
sử dụng tổng tài sản.
Trong năm 2008 tài sản cố định của VNM tăng so với
2007 điều này thể hiện ở việc cty đã đầu tư sửa chữa,
mua mới một số máy móc công nghệ, trang thiết bị hiện
đại; hệ thống tủ đông tủ mát, xe lạnh được đầu tư mở
rộng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nhóm hàng
sữa chua. Đó là lý do đã làm tăng doanh thu của VNM
trong 2008. Đặt trong bối cảnh hiện nay kết hợp với khả
năng sinh lợi của cty, những tỷ số hiệu suất sử dụng tài
sản của VNM là tương đối cao. Theo một thống kê 2008
thì cty đã đạt được hiệu suất là 70%.
Tỷ số giá trên thị trường
Thu nhập mỗi cổ phần(EPS)= 7,132, tăng 1,525 so
với năm 2007 cho thấy trong năm 2008 cứ mỗi cổ phần
nắm giữ, cổ đông của Vinamilk sẽ thu được 7.132 đồng.
Cổ tức mỗi cổ phần (DIV) là 2900đ, không đổi so với
năm 2007.
Tỷ số giá trên thu nhập (P/E)= 11,64 điều này có
nghĩa là giá cổ phần của công ty dược bán gấp 11,64 lần
so với thu nhập hiện hành của nó. So với năm 2007 là
29,25 thì tỷ số này giảm hơn 50%.
Tóm lại, năm 2008 EPS có tăng nhưng mức tăng
không đáng kể so với sự sụt giảm của giá thị
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
38
TCDN 14 – K33
Tỷ suất thu nhập[1/(P/E)]
= Thu nhập mỗi cổ
phần/Giá thị trường một
cổ phần.
Tỷ suất cổ tức = Cổ tức
mỗi cổ phần/Giá thị
trường một cổ phần.
Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ
tức chi trả mỗi cổ
phần/Thu nhập mỗi cổ
phần
trường.2008 là một năm mà nền kinh tế có nhiếu biến
động, nền kinh tế khủng hoảng, thị trường chứng khoán
không mấy sáng sủa, ngành thực phẩm và đồ uống gặp
nhiều vụ tai tiếng điển hình như vụ melanin… khiến các
nhà đầu tư e ngại, làm giá thị trường sụt giảm dẫn đến
P/E giảm.Tuy nhiên tỷ số này vẫn ở mức cao so với mặt
bằng giá thị trường năm 2008.Do đó, dựa trên triển
vọng phát triển của doanh nghiệp sức tăng trưởng của
ngành sữa Việt Nam và khả năng hồi phục của thị
trường chứng khoán Việt Nam về mặt dài hạn, thì cổ
phiếu VNM đang và sẽ mang những cơ hội mới cho nhà
đầu tư.
Tỷ suất thu nhập(1/(P/E)) năm 2007 và 2008 lần lượt
là 3,4% và 8,6%. Có nghĩa là năm 2008 thu nhập của cổ
đông chiếm 8,6% so với giá thị trường của cổ phần và
đã tăng so với 2007 là 5,2%.
Tỷ suất cổ tức= 3,5% tăng 1,73% so với năm 2007,
cho ta thấy rằng cổ tức của công ty trong năm 2008
chiếm 3.5% so với giá thị trường của cổ phần. Tuy là
trong 2 năm 2007, 2008 cổ tức chi trả trên cổ phần là
không đổi nhưng do tác dộng của việc sụt giảm giá thị
trường của cổ phần làm tăng tỷ suất này.
Tỷ lệ chi trả cổ tức là 29%,2007 cho thấy trong năm
2008 trong công ty có sự giảm tỷ lệ chi trả cổ tức cho
cổ đông, tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư với hi
vọng tăng trưởng nhanh trong cổ tức cũng như đẩy giá
thị trường lên cao thu hút thêm đầu tư bằng sự chênh
lệch giá.
IV. Phân tích Dupont:
Việc phân tích các tỷ số tài chính không chỉ đơn thuần là việc đánh giá
riêng lẻ từng tỷ số một. Chính vì thế, phần tiếp theo dưới đây, chúng tôi xin đề cập
đến phương pháp phân tích Dupont để liên kết các tỷ số này lại, cùng đưa ra
những đánh giá tốt hơn cho tình hình tài chính của công ty Vinamilk.
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
39
TCDN 14 – K33
Sơ đồ phân tích Dupont củaVNM
Chia Chia
Nhân
Tài sản dài hạn khác
243.810
TSCĐ
1.936.923
TS không lưu động
2.779.354
Khoản phải thu dài hạn
457
Khoản đầu tư tài chính dài hạn
598.164
Dthu thuần
8.208.982
Vòng quay TS
1.38
TSSL/ doanh thu
15,23%
TSSL / VCP (ROE)
26,25%
Thu nhập ròng
1.250.120
1- Tổng nợ / TS
80,65%
TSSL/ TS (ROA)
21%
Dthu thuần
8.208.982
Tổng doanh
thu
8.603.965
Khoản phải thu ngắn
hạn 646.385
Tiền mặt,đầu tư
ngắn hạn 712.656
Hàng tồn kho
1.775.342
TS ngắn hạn
khác 53.222
TS lưu động
3.187.605
Tổng tài sản
5.966.959
VCSH
4.761.913
GVHB
5.610.969
Chi phí bán hàng-quản lý doanh nghiệp
1.350.112
Chi phí tài chính -các chi phí khác
273.149
Tổng chi phí
7.353.845
Thuế TNDN
122.615
Chia
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
40
TCDN 14 – K33
Xét tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA:
Tỷ số này cho thấy VNM một công ty dẫn đầu ngành sữa đã và đang có khả
năng sinh lời rất cao. VNM có được khả năng sinh lời tốt như thế là do hai nguyên
nhân chính sau:
+ Thứ nhất, so với các cty đối thủ cùng ngành nói chung, và Hà Nội Milk
nói riêng thì lợi nhuận gộp của VNM trong năm 2008 là đang được cải thiện dần
trong khi của Hanoimilk lại đang giảm đi, mặc dù trước đó lợi nhuận gộp của hai
doanh nghiệp này là gần như nhau.
+ Thứ hai,VNM đã kiểm soát tốt chi phí bán hàng tốt, ở tỷ lệ 40%-50% so
với lợi nhuận gộp. Trong khi đó, chi phí bán hàng của Hanoimik thường ở mức
65%-70% so với lợi nhuận gộp. Đặc biệt trong năm 2008, chi phí này đã tăng vượt
quá cả lợi nhuận gộp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ.
Cụ thể hơn ta lại cùng nhau quan sát sơ đồ Dupont và xem xét mối quan hệ giữa
ROA và các tỳ số tài chính khác:
Ta có: ROA= tỷ suất sinh lợi trên doanh thu* vòng quay tài sản
Trong đó TSSL/DT = lãi ròng/doanh thu. Như đã nói ở trên VNM kiểm soát
tốt chi phí, lại giữ vũng dược uy tín vè chất lượng, có thương hiệu trong ngành sữa
nên tuy là 2008 là một năm khó khăn cho ngành thì VNM vẫn có mức lợi nhuận
khá cao và ổn định. Điều này khiến tỷ suất sinh lợi trên doanh thu gia tăng.
Bên cạnh đó vòng quay tài sản của VNM cũng tăng từ 1,205 lên 1,38 trong
năm 2008 là do công ty đã sử dụng tài sản hiệu quả hơn năm 2007.
Như vậy do sự gia tăng trong cả 2 yếu tốt TSSL/DT và vòng quay tài sản khiến
cho ROA tăng.
Ta cũng có thể trình bày ROE dưới dạng sau:
ROE = Doanh thu thuần / vốn cổ phần x Lãi ròng/ Doanh thu thuần
= Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần x Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
=1.724 x 0.152 = 0.2625
Theo cách thức phân tích như trên thì ROE chịu tác động bởi 2 yếu tố: hiệu
suất sử dụng vốn cổ phần và tỷ suất sinh lợi trên doanh thu. Trong đó, hiệu suất sử
dụng vốn cổ phần của Vinamilk là 1.724 điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vốn cổ
phần tạo ra 1.724 đồng doanh thu. Ta thấy tỷ số này là một tỷ số tương đối tốt.
Điều này càng thể hiện cho ta thấy việc sử dụng có hiệu quả từ vốn cổ phần. Từ
việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn công ty như thế này, Vinamilk sẽ tiếp tục thu
hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn nữa.
Chi tiết hơn nữa ta có thể phân tích ROE thành 3 tỷ số như sau:
ROE = Doanh thu thuần/Tổng tài sản x Tổng tài sản/ Vốn cổ phần x
Lãi ròng/ Doanh thu thuần
= Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ
phần x Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
41
TCDN 14 – K33
=1.376*1.253*0.152 = 0.2625
Tóm lại, qua phân tích ta thấy ROE của công ty tăng chủ yếu là do
- Công ty sử dụng hiệu quả nguồn tài sản hiện có thể hiện qua sự gia tăng
vòng quay tài sản.
- Duy trì mức lọi nhuận gộp tốt trong giai đoạn khó khăn đồng thời có chính
sách kiểm soát chi phí tốt thể hiện thông qua sự gia tăng TSSL trên doanh
thu.
- Sử dụng vốn vay hiệu quả. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính:
So với năm 2007 tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty đã giảm từ 19,78%
xuống còn 19,35%. Nhìn chung so với năm 2 điều này chứng tỏ tuy trong năm
2008 công ty vẫn có sử dụng đòn bẩy tài chính nhưng mức đọ sử dụng không cao
như năm 2007. Do ROA vẫn bé hơn ROE nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính
trong năm 2008 của công ty vẫn có hiệu quả.
Ta thấy, Vinamilk sử dụng đòn bẩy tài chính thấp với tổng nợ ngắn hạn và dài
hạn chiếm 15.6% tổng tài sản, và chiếm 18.7% nguồn vốn chủ sỡ hữu. Đáng chú ý
trong cơ cấu nợ chỉ có khỏang 27 tỷ là nợ chịu lãi từ VCB-Chi nhánh Thành phố
Hồ Chí Minh để tài trợ cho dự án lắp đặt dây chuyền đóng hộp sữa đặc có đường
tại nhà máy sữa Thống Nhất. Đa phần các khỏan phải trả còn lại Vinamilk đều
chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp với thời gian chiếm dụng vốn lên gần gấp đôi so
với thời gian Vinamilk bị chiếm dụng vốn từ khách hàng.
Nhìn chung trong bối cảnh hiện nay, những doanh nghiệp nào co1 mô hình
kinh doanh tốt, cơ chế quản lý đầu vào hiệu quả, ít sử dụng đòn bẩy tài chính,
doanh thu tăng trưởng dựa chủ yếu trên hoạt động sản xuất kinh doanh chính sẽ là
khỏan đầu tư tốt trong trung và dài hạn. Trong nhóm doanh nghiệp đồ uống thực
phẩm, chỉ có Vinamilk là vào thời điểm hiện tại mới đáp ứng được các chỉ tiêu
này, do doanh nghiệp này có thị phần chi phối trên thị trường tại nhiều mặt hàng,
có đòn bẩy tài chính thấp và chiến lược tiếp thị khá hiệu quả. Trong khi nhiều
doanh nghiệp cùng ngành vướng phải vụ scandal melamine. Đặc biệt, Vinamilk là
doanh nghiệp có dòng tiền rất tốt với dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
PHẦN 3: PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN:
I. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ:
Qua sự phân tích BCKQHDKD có thể thấy dược tình hình lợi nhuận của một
công ty. Tuy nhiên lợi nhuận không đồng nhất với tiền mặt, các hình thức biền đổi
theo thời gian của tiền mặt như hàng tồn kho, khoản phải thu phải được quy trở về
thành tiền mặt mới trở thành mạch máu nuôi sống doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một nguồn thông tin hữu ích cho việc đánh giá
khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán hoặc nhu cầu vay vốn của một doanh
nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bảng trả lời tóm tắt câu hỏi “ tiền của doanh
nghiệp đến từ đâu và được sử dụng như thế nào, cho mục đích gì?” Đồng thời
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
42
TCDN 14 – K33
cũng cho phép lí giải tại sao doanh nghiệp đang có lãi mà phải đi vay tiền nộp thuế
nhà nước hay vẫn bị phá sản vì không có tiền thanh toán nợ…
Chính vì thế mà phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp là
một trong những trụ cột quan trọng để các nhà quản trị có thê nắm bắt tình hình tài
chính thực sự của công ty. Vậy tình hình tài chình của VNM dược phản ánh thế
nào qua tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty trong năm 2008. Ta hãy đi vào
phân tích:
Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch
Tỷ trọng lưu
chuyển tiền từ
các họat động
Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh
doanh 1,269,759 313,478 956,281
305.055%
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
đầu tư (531,785) (1,015,978) 484,193
-47.658%
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài
chính (517,194) 663,413 (1,180,607)
-177.960%
Lưu chuyển thuần trong năm 220,825 (39,087) 259,912 -664.958%
Dựa vào bảng trên ta dễ dàng nhận thấy, trước nhất xét về dòng tiền hình thành
từ hoạt động trong năm 2008 thì dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
thu cân đối chi còn dư 1.269.759tr trong khi đó dòng tiền thuần từ hoạt động đầu
tư và hoạt động tài chính thu cân đối chi còn thiếu hụt lần lượt là 531.785tr và
517.194tr.
Dòng tiền vào, dòng tiền ra của VNM trong năm 2008:
Năm 2008 Năm 2007
Tổng thu 8.672.651 8.588.070
Tổng chi 8.452.099 8.627.157
Ta nhận thấy tổng dòng tiền vào = 8672651 trđ, so với năm 2007 là 8.588.070
trđ. Điều này cho thấy dòng tiền vào tăng 84581 trđ. Và tổng dòng tiền ra của
công ty vào năm 2008 là 8.452.099 trđ so với năm 2007 là 8.627.157 trđ. Qua số
liệu tính toán trên, ta thấy được sự nỗ lực của công ty là rất lớn trong việc cân đối
tiền của mình. Một trong những lí do dẫn đến sự thành công trong nỗ lực này
chính là việc cố gắng quản lí chặt các khoản chi phí của công ty. Phần sau chúng
tối sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
Trên cơ sở cân đối tiền giữa thu và chi, thì lượng tiền lưu chuyển thuần trong
năm 2008 là 220,825 trđ, còn lượng tiền lưu chuyển thuần trong năm 2007 là -
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
43
TCDN 14 – K33
39,087 trđ. Công ty trong năm 2008 đã mở rộng quy mô sản xuất, và trên cơ sở
này đã phát triển hoạt động một cách có hiệu quả.
Như vậy nhìn chung trong năm 2008, duy chỉ tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh là thừa tiền thanh toán trong khi tình hoạt dộng đầu tư và hoạt động tài
chính thì thiếu hụt tiền thanh toán. Tuy nhiên, kết quả trên vẫn cho thấy một dấu
hiệu khả quan và hợp lí. Bởi lẽ, trong giai đoạn đầu tư cơ sở vật chất công ty vẫn
cân đối tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó so với năm 2007
thì công ty còn làm tăng dòng tiền thuần này lên 956.281 tr một lượng tăng đáng
kể.
Xem xét các giá trị, tỷ trọng từng dòng tiền
lưu chuyển từ các hoạt động của công ty.
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ
trọng Giá trị
Tỷ
trọng
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH
Thu 8,401,484 96.87% 6,707,555 78.10% 1,693,929 18.77%
Chi 7,131,725 84.38% 6,394,077 74.12% 737,648 10.27%
Lưu chuyển thuần 1,269,759
313,478
956,281
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
-
Thu 97,62 1.13% 301,038 3.51% -203,418 -2.38%
Chi 629,405 7.45% 1,317,016 15.27% -687,611 -7.82%
Lưu chuyển thuần -531,785
(1,015,978)
484,193
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
-
Thu 173,547 2.00% 1,579,477 18.39% (1,405,930) -16.39%
Chi 690,696 8.17% 916,064 10.62% -225,368 -2.45%
Lưu chuyển thuần -517,149
663,413
(1,180,562)
Lưu chuyển thuần trong kì 220,825
-39,087
259,912
Tiền tồn đầu kì 117,819
156,895
-39,076
Tiền tồn cuối kì 338,654
117,819
220,835
1. Giá trị
Khảo sát tình hình biến động dòng tiền 2 năm 2007- 2008:
a) Hoạt động sản xuất kinh doanh:
Hoạt động sản xuất kinh doanh có dòng tiền thu tăng 1.693.929 trd, dòng tiền
thuần hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 956.281trd, đảm bảo mức cân đối giữa
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
44
TCDN 14 – K33
dòng thu với dòng chi. Đây là dấu hiệu thể hiện sự lành mạnh, khả quan về khả
năng tạo tiền đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất
kinh doanh
Năm 2008 Năm 2007
Tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và
doanh thu khác
8.347.977 6.629.053
Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và
dịch vụ
(5.839.248) (5.336.844)
Tiền trả người lao động (3.104) (426)
Tiền chi trả lãi vay (26.971) (11.667)
Tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (101.861) -
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 53.507 78.502
Tiền chi khác từ các hoạt động sản kinh
doanh
(103.373) (153.257)
Tiền chi trả chi phí hoạt động (1.057.168) (891.883)
Theo bảng BCLCTT được lập theo phương pháp trực tiếp trên đây, ta thấy:
- Năm 2008 dòng tiền thu từ bán hàng cung cấp dịch vụ lớn hơn dòng tiền
thu trong năm 2007 là 1.718.924 trđ, với tỷ lệ là 0.25%. Còn ghi nhận về khoản
chi cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ tăng 502.404 trđ, tăng 9.4%. Như đã
trình bày ở trên, chính những số liệu này cho ta thấy được sự nỗ lực kiểm soát chi
phí một cách chặt chẽ của công ty. Làm tăng hiệu qua hoạt động cho công ty rất
nhiều.
-Như vậy, tóm lại luồng tiền từ hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin cơ
bản để đánh giá khả năng tạo tiền của VNM từ hoạt động kinh doanh. Công ty đã
có một tình hình tài chính lành mạnh, trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt
động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến nguồn
trang trải từ bên ngoài.
b) Hoạt động đầu tư:
- Nhìn vào bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ta thấy dòng lưu chuyển thuần
trong hoạt động đầu tư là -531,785 trđ, dòng thu giảm 203.418trd, chi giảm
687.611trd . Đây chưa hẳn là một dấu hiệu xấu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Mặt khác, giả sử nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương
(thu>chi) cũng chưa hẳn là tốt bởi lẽ, khi đó kết quả của số tiền thu do bán tài sản
cố định và thu hồi vốn đầu tư tài chính nhiều hơn số tiền chi ra để mở rộng đầu tư,
mua sắm tài sản cố định và tăng đầu tư tài chính. Nói cách khác, điều này đồng
nghĩa với một sự thu hẹp trong hoạt động đầu tư.
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
45
TCDN 14 – K33
LƯU CHUYỂN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Năm 2008 Năm 2007
Tiền chi để mua, xây dựng TSCĐ (445,062) (743,965)
Tiền thu từ thanh lí tài sản cố định và tài sản dài hạn khác 4,217 2,305
Tiền chi cho hoạt động đầu tư chứng khoán (487,475)
Tiền thu hồi bán lại chứng khoán đầu tư và trái phiếu 3,010 77,964
Khoản vay cấp cho liên doanh và công ty con (80,926)
(Tăng)/ giảm khoản tiền gửi có kì hạn tại ngân hàng (50,191) 115,443
Tiền chi đầu tư góp vốn váo đơn vị khác (134,152) (4,650)
Vốn góp nhận từ các cổ đông thiểu số 20
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 90,373 105,326
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (531,785) (1,015,978)
- Quay trở lại với tình hình thực tế tại VNM ta thấy, dòng tiền thuần trong
năm 2007, 2008 đều là những con số âm và như phân tích nói trên thì đây vẫn là
một dấu hiệu tích cực trong hoạt động đầu tư. Tuy nhiên so với năm 2007 có sự
giảm lượng tiền trong thu và chi. Trước tiên, về các khoản thu, hầu hết các khoản
thu đều giảm. Bên cạnh đó là sự giảm sút trong các khoản chi như chi mua, xây
dựng TSCĐ, không chi đầu tư chứng khoán, đầu tư cho liên doanh và công ty con.
Như vậy nhìn chung, hoạt động đầu tư năm 2008 vẫn rất khả quan, tuy nhiên so
với năm 2007 thì qui mô đầu tư đã có sự giảm sút. Bằng chứng là trong tình hình
thị trường chứng khoán không mấy sang sủa, công ty đã giảm lượng tiền đầu tư
vào chứng khoán ngắn hạn và cả trái phiếu ngắn hạn một cách đáng kể. Thay vào
đó là sự tăng lên của khoản đầu tư vào tiền gửi ngắn hạn, và một khoản tăng nhẹ
trong đầu tư vào các công ty con của VNM. Theo chúng tôi đây là những điều
chỉnh trong quyết định đầu tư khá hợp lý giúp công ty đứng vững trước những khó
khăn trong một năm đầy khó khăn và biến động như năm 2008
c) Hoạt động tài chính:
- Hoạt động tài chính có dòng thu giảm mạnh, giảm 1.405.930trd, là do trong
năm chỉ tồn tại nguồn thu duy nhất từ việc vay ngắn và dài hạn. Dòng chi giảm
225.368trd trong đó giảm mạnh ở khoản trả nợ gốc vay, giảm 367.920trd. Sự giảm
trong cả dòng chi, thu của hoạt động tài chính dẫn đến kết quả là dòng tiền thuần
từ hoạt động này giảm mạnh, từ thừa tiền thanh toán sau cân đối chi năm 2007,
thành thiếu hụt 517.149trd sau cân đối chi năm 2008, giảm 1.108.562trd.
LƯU CHUYỂN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Năm 2008 Năm 2007
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu 1,219,447
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 173,547 360,000
tiền chi trả nợ gốc vay (9,963) (377,883)
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
46
TCDN 14 – K33
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (680,733) (538,181)
* Số liệu cho thấy dòng tiền thu từ phát hành cổ phiếu trong năm của công
ty là bằng 0, so với năm 2007 là 1.219.477 trđ, đó là do ảnh hưởng của thị trường
chứng khoán nhiều biến động trong năm. Cả khoản tiền vay ngắn hạn, dài hạn
nhận được của công ty cũng giảm đáng kể. Thiết nghĩ đây có thể là chính sách của
công ty không chủ trương huy động vốn từ lãi vay vì như ta biết, công ty có mức
độ độc lập tài chính khá cao, nguồn vốn chủ yếu là vốn từ chủ sở hữu. khoản cổ
tức chi trả cho cổ đông cũng cho thấy công ty thực hiện như lời hứa của mình, duy
trì mức trả cổ tức không thấp hơn mức bình thường. Chính những khoản này là
nguyên nhân chủ yếu làm cho lưu chuyển tiền thuần trong hoạt động tài chính của
công ty giảm rõ rệt.
- Như vậy trong năm 2008 hoạt động tài chính đã không mang lại nguồn thu
cho công ty, nhưng qua đó cũng thể hiện sự độc lập trong tài chính của công ty.
Công ty cần có những kế hoạch tài chính tốt hơn, giúp cân đối nguồn thu tài chính,
để làm gia tăng dòng tiền cho công ty trong tương lai.
2. Tỷ trọng
Quan sát cơ cấu dòng tiền qua 2 năm 2007-2008.
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch
Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Thu 96.87% 78.10% 18.77%
Chi 84.38% 74.12% 10.27%
Lưu chuyển thuần
a) Hoạt động sản xuất kinh doanh:
Có tỷ trọng dòng tiền thu tăng 18,77%, dòng chi tăng 10,27% và vẫn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tồng nguồn thu, nguồn chi của công ty. Qua đó thể hiện một
khả năng tạo tiền tốt hơn và tác động tích cực trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Tỷ trọng dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào
của công ty là 96.87%. Đây chính là hệ số đánh giá năng lực tạo ra nguồn tiền từ
hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Như ta đã biết thông thường tỷ lệ
nay chiếm rất cao (>80%) và là nguồn tiền chủ yếu dùng trang trải cho hoạt động
đầu tư dài hạn và trả cổ tức cũng như các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Như vậy
so với năm 2007 công ty đã đẩy mạnh hiệu quả từ hoạt động sản suất kinh doanh
của mình, thể hiện một xu hướng tăng trưởng của công ty trong hoàn cảnh nên
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
47
TCDN 14 – K33
kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Đây là một nỗ lực rất lớn của công ty. Chúng tôi
đánh giá rất cao khả năng tạo tiền này của VNM.
- Bên cạnh đó tỷ trọng dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng
tiền vào cũng có tăng nhưng tỷ lệ tăng nhỏ hơn khá nhiều so với tỷ trong của dòng
tiền vào. Điều này cho thấy không những công ty hoạt động hiệu quả mà còn có
chính sách quản lý dòng tiền ra rất chặt chẽ hợp lý.
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2007 chênh lệch
tỷ trọng tỷ trọng tỷ trọng
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Thu 1.13% 3.51% -2.38%
Chi 7.45% 15.27% -7.82%
b) Hoạt động đầu tư :
Có tỷ trọng nguồn thu, chi giảm hơn một nửa so với năm 2007. Sự giảm này
thể hiện xu hướng giảm dần sự thiếu hụt tiền, đây cũng là dấu hiệu thích hợp của
giai đoạn thu hẹp đầu tư
- Hoạt động đầu tư không kể đến đầu tư tài sản cố định là nét đặc trưng của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tiền tệ luôn được tính toán theo giá trị
thời gian, mọi đồng tiền đều có môi trường lưu chuyển thông suốt trong đó chủ
yếu là thị trường chứng khoán. Ngoài ra doanh nghiệp thường đầu tư vào các lĩnh
vực dài hạn khác : đầu tư kinh doanh bất động sản, cho thuê dài hạn tài sản cố
định, liên doanh, hùn vốn…nhằm mục đích tìm kiếm nguồn thu nhập ổn định lâu
dài. Do đó, nhận thấy tình hình chung của nền kinh tế, VNM đã thu hẹp khoản đầu
tư của mình vào thị trường chứng khoán và khoản cấp & góp vốn của mình lại,
dẫn đến sự sụt giảm trong tỷ trọng của thu & chi hoạt động đầu tư so với tổng
dòng tiền vào.
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2007 chênh lệch
Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Thu 2.00% 18.39% -16.39%
Chi 8.17% 10.62% -2.45%
c) Hoạt động tài chính
Tỷ trọng nguồn thu giảm mạnh từ 18,39% xuống còn 2%, tỷ trọng nguồn chi
cũng giảm nhưng giảm ít hơn, giảm 2,45%. Như đã đề cập ở phần trên thì nguồn
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
48
TCDN 14 – K33
thu và chi cũng như tỷ trọng nguồn thu, chi của hoạt động tài chính đều giảm sút,
điều này cũng cho thấy sự giảm trong cơ cấu của vồn chủ sở hữu.
- Chúng ta đều biết dòng tiền từ hoạt động tài chính, chính là dòng tiền được
huy động và điều phối cho hoạt động đầu tư nếu lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh
doanh không đủ cho hoạt động đầu tư. Việc huy động đó có thể là các khoản vốn
vay hay phát hành thêm cổ phiếu. Trong trường hợp công ty VNM của chúng ta,
nhận thấy được việc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh sang hoạt động đầu
tư là hoàn toàn có thể cân đối. Điều này cho thấy ngoài yếu tố do ảnh hưởng của
nền kinh tế khủng hoảng, đây cũng chính là nguyên nhân khiến tỷ trọng trong thu
và chi từ hoạt động tài chính của công ty giảm sút so với năm 2007.
II. Một số tỷ số trong phân tích BCLCTT
• Tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động KD
(operating ratio)=1.08.(1.036) (2007=3.05,(2.76))
+ Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số: chính sách khấu hao, quản lý tài sản như
phải thu, phải trả, tồn kho
+ Tỷ số thấp: phản ánh vốn đầu tư cố định cao, quản lý vốn lưu động tốt
+ Tỷ số cao: hàng tồn kho chậm lưu chuyển, chính sách bán trả chậm…
Trong tỷ số này có sự sụt giảm so với năm 2007. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ
số này gồm các chính sách khấu hao, và các khoản quản lý tài sản như phải thu,
phải trả, tồn kho… Với báo cáo lưu chuyển tiền tệ của VNM ta thấy, các khoản
khấu hao của công ty tăng lên 178.430 trđ so với năm 2007, còn khaỏn phải thu thì
tăng 13.354 trđ, khoản phải trả giảm 105.919 trđ, và hàng tồn kho tăng 112.069 trđ
so với năm 2007
Tỷ số này thấp hơn tỷ số của năm 2007 phản ánh tình hình vốn đầu tư cố định
cao hơn, và quản lý vốn lưu động tốt hơn năm 2007.
• Tỷ số đầu tư: chi đầu tư mua sắm TS / (giá trị khấu hao+tiền thu thanh lý
TS) (investment ratio) =2.44 (2007=5.59)
+ Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số đầu tư: chính sách đầu tư.
+ Tỷ số lớn hơn 1: công ty đang tăng cường đầu tư
+ Tỷ số nhỏ hơn 1: công ty đang hưởng lợi từ kết quả đầu tư trong quá khứ
VNM là một công ty chú trọng hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Trong năm
2008 tỷ số này của công ty tuy có giảm mạnh so với năm 2007. Chủ yếu là công ty
giảm mạnh hoạt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán. Còn các khoản đầu tư
khác của công ty vẫn được chú trọng như các dự án đầu tư vào các công ty con và
công ty khác:
o Hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy sữa Tiên Sơn tại khu
công nghiệp Tiên Sơn Bắc Ninh.
o Hoàn thành giai đoạn hai của nhà máy cà phê Sài Gòn tại khu Mỹ
Phước, Bình Dương.
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
49
TCDN 14 – K33
o Đưa vào sử dụng tổng kho thành phẩm và nguyên liệu tại khu công
nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ.
o Trang trại bò Nghệ An, trang trại bò thứ ba của VNM.
o Đầu tư vào các công ty con như công ty TNHH Một Thành viên bò
sữa VN, công ty Cổ phần sữa Lam Sơn…
o Và các công ty liên kết, liên doanh…
Tuy có sự giảm sút trong hoạt động đầu tư nhưng tỷ số này của VNM vẫn lớn
hơn 1. Điều này cho thấy công ty vẫn đang tăng cường cho hoạt động đầu tư của
mình.
• Tỷ lệ các loại nguồn cung cấp vốn trong tổng nguồn thu của tiền mặt (cash
sources percentages)
* Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn trong tổng nguồn thu của tiền mặt = 11.2.
* Tỷ lệ tổng nguồn cung cấp vốn trong tổng nguồn thu của tiền mặt = 68.2.
* Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn thu của tiền mặt = 57.
+ Yếu tố ảnh hưởng: chính sách huy động tài chính của doanh nghiệp
+ Tỷ số vốn dài hạn trong tổng nguồn thu tiền mặt cao: chứng tỏ công ty
đang dựa vào nguồn vốn dài hạn để hoạt động, công ty đang thiếu khả năng
sinh sản nguồn tiền.
Như đã phân tích từ trước, chính sách huy động tài chính cảu công ty chủ yếu
là từ vốn chủ sở hữu, tỷ trọng nguồn vốn vay của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn
tỷ trọng của vốn từ chủ sỡ hữu.
Ta thấy cả vốn dài hạn lẫn tổng nguồn thu tiền mặt của công ty đều tăng lên so
với năm 2007. Nhưng do tỷ lệ tăng của nguồn tổng nguồn thu tiền mặt tăng nhiều
hơn so với tỷ lệ tăng của vốn dài hạn do đó tỷ số này thấp hơn so với năm 2007.
Theo chúng tôi, tỷ lệ này tương đối cao. Điều này chứng tỏ công ty đang dựa
vào nguồn vốn dài hạn để hoạt động. Như chúng tôi phân tích trước đây, công ty
VNM chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng và công ty chủ yếu dựa vào vốn
chủ sở hữu. Chính vì lí do này mà công ty có mức độ độc lập tài chính rất cao. Tuy
nhiên, có thể vì thế mà hạn chế khả năng sinh sản nguồn tiền.
• Tỷ số chi trả cổ tức : số tiền chi trả cổ tức trên tổng nguồn tiền từ HĐKD
(divident payout ratio)=53.6
+ Yếu tố ảnh hưởng: chính sách phân phối cổ tức của công ty
+ Tỷ số nhỏ hơn 1: công ty đang giữ lại tiền để tái đầu tư
+ Tỷ số lớn hơn 1: công ty đang sử dụng nguồn tiền từ nguồn khác để chi
trả cổ tức à không bền vững.
Với sự cam kết không hạ thấp mức chi trả cổ tức thấp hơn mức bình thường, và
sự cân đối trong dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sang hoạt động đầu tư và tài
chính, công ty đã thự hiện đúng cam kết của mình với cổ đông. Điều đáng nói ở
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
50
TCDN 14 – K33
đây chính là hiệu quả trong Hoạt động kinh doanh của mình, công ty đủ khả năng
chi trả cổ tức với mức bình thường mà không phải phụ thuộc vào các nguồn vốn
khác. Trong tình hình kinh tế hiện nay, công ty đã chứng minh được khả năng tài
chính lành mạnh của mình.
Ta còn nhận thấy tỷ số này nhỏ hơn 1, thể hiện việc công ty giữ lại tiền để tái
đầu tư.
Như vậy, qua phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ trên, ta nhận thấy, VNM là
một công ty có tiềm lực thực sự. Công ty không chỉ tạo ra lọi nhuận ghi trên sổ
sách nhưng là tạo ra lợi nhuận thực sự, thể hiện qua lưu chuyển tiền thuần dương
của công ty trong năm. Khả năng tạo tiền và thanh toán của công ty cũng được
đánh giá cao. Chính sách huy dộng của công ty chủ yếu vận là sử dụng nguồn lục
nội tại của mình, điều này càng khẳng đinh tài chính của công ty có một sức khỏe
tốt. Bên canh đó công ty cũng đang có chính sách sử dụng tiền hợp lí trong qua
trình đâu tư, mở rộng thị phần, gia tăng chất lượng sàn phẩm… khẳng định uy tín
trên thương trường tiếp tục giữ vị trí đầu ngành.
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
51
TCDN 14 – K33
PHẦN 4: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
I. Dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng cân đối kế toán từ năm 2006-2008
2006 2007 2008
200 TÀI SẢN DÀI HẠN 1,604,142 2,247,390 2,779,354
210 Các khoản phải thu 860 762 475
219 Phải thu dài hạn khác 860 762 475
220 Tài sản cố định 1,071,980 1,641,669 1,936,923
221 Tài sản cố định hữu hình 746,661 1,022,646 1,529,187
222 Nguyên giá 1,573,283 1,963,835 2,618,638
223 Giá trị hao mòn luỹ kế (826,622) (941,189) (1,089,451)
227 Tài sản cố định vô hình 9,141 20,715 50,868
228 Nguyên giá 21,504 38,771 79,416
229 Giá trị hao mòn luỹ kế (12,263) (18,056) 28,548
230 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 316,178 598,308 356,868
240 Bất động sản - - 27,489
241 Nguyên giá - - 27,489
245 Giá trị hao mòn luỹ kế - - -
250 Các khoản đầu tư dài hạn 413,901 401,018 570,657
251 Đầu tư vào công ty con - - -
252 Đầu tư vào công ty liên kết, kinh
doanh
122,701 78,189 23,702
258 Đầu tư dài hạn khác 291,200 322,829 546,955
259 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn - - -
260 Tài sản dài hạn khác 117,401 203,941 243,810
261 Chi phí trả trước dài hạn 117,296 195,613 195,512
262 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - 8,017 47,276
268 Tài sản dài hạn khác 105 311 1,022
270 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 3,600,533 5,425,117 5,966,959
NGUỒN VỐN
300 NỢ PHẢI TRẢ 862,150 1,073,230 1,154,432
310 Nợ ngắn hạn 754,356 933,357 972,502
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
52
TCDN 14 – K33
311 Vay và nợ ngắn hạn 17,883 9,963 188,222
312 Phải trả người bán 436,869 621,376 492,556
313 Người mua trả tiền trước 2,350 5,717 5,917
314 Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
33,589 35,331 64,187
315 Phải trả người lao động - 426 3,104
316 Chi phí phải trả 85,821 132,466 144,052
319 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn
hạn khác
177,844 128,078 74,464
330 Nợ dài hạn 107,794 139,873 181,930
331 Phải trả người bán dài hạn 41,235 81,002 93,612
333 Phải trả dài hạn khác 2,700 - 30,000
334 Vay và nợ dài hạn 42,345 32,381 22,418
336 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 21,514 26,490 35,900
400 VỐN CHỦ SỞ HỮU 2,378,383 4,315,937 4,761,913
410 Vốn chủ sở hữu 2,683,699 4,224,315 4,665,715
411 Vốn góp của chủ sở hữu 1,590,000 1,752,757 1,752,757
412 Thặng dư vốn cổ phần 54,217 1,064,948 1,064,948
417 Quỹ đầu tư phát triển 580,103 744,540 869,697
418 Quỹ dự phòng tài chính 88,141 136,313 175,276
420 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 371,238 525,757 803,037
430 Nguồn kinh phí và quỹ khác 54,684 91,622 96,198
431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 54,684 91,622 96,198
500 Lợi ích của cổ đông thiểu số - 35,950 50,614
440 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 3,600,533 5,425,117 5,966,959
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2006 - 2008
2006 2007 2008
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.289.440 6.675.244 8.380.563
các khoản giảm trừ doanh thu (43.821) (137.280) (171.581)
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
6.245.619 6.537.964 8.208.982
Giá vốn hàng bán (4.678.114) (4.836.283) (5.610.969)
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
1.567.505 1.701.681 2.598.013
Doanh thu hoạt động tài chính 74.253 257.865 264.810
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
53
TCDN 14 – K33
Chi phí tài chính (49.227) (25.862) (197.621)
Chi phí bán hàng (859.396) (864.363) (1.052.308)
Chi phí quản lý doanh nghiệp (112.888) (204.192) (297.804)
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 620.247 865.129 1.351.090
Thu nhập khác 51.397 120.790 130.173
Phần lỗ trong liên doanh (8.870) 30.538 73.950
tổng lợi nhuận trước thuế 662.774 955.381 1.371.313
Chi phí thuế TNDN hiện hành - 0 161.874
Chi phí thuế TNDN hoãn lại (2.884) 8.017 39.259
Lợi ích của cổ đông thiểu số - 50 1.422
Lợi nhuận sau thuế TNDN 659.890 963.448 1.250.120
VNĐ VNĐ VNĐ
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 4.150 5.607 7.132
Một số tỷ số chọn lọc được dùng để dự phóng
Các tỷ số Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
(1)Tăng trưởng Doanh thu thuần 10,76% 4,7% 25,56%
(2)Giá vốn hàng bán / Doanh thu thuần 74,90% 73,97% 68,35%
(3)Tăng trưởng doanh thu hoạt động tài
chính 34,10% 247,28% 2,69%
(4)Chi phí TC không gồm lãi vay/ Doanh
thu TC 7,59% 5,50% 64,44%
(5)Lợi nhuận khác/ Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 8,29% 13,93% 9,90%
(6)Chi phí bán hàng, quản lý doanh
nghiệp/Giá vốn hàng bán 20,78% 22,09% 24,06%
(7)Vòng quay các khoản thu ngắn hạn 12,21 7,39 12,7
(8)Vòng quay các khoản thu dài hạn 7262,3 6346,8 17282,1
(9)Vòng quay hàng tồn kho 6,47 3,67 3,24
(10)Tài sản ngắn hạn khác / GVHB 1,18% 0,08% 0,95%
(11)Tài sản dài hạn khác / GVHB 34,29% 0,01% 4,35%
(12)Nợ ngắn hạn/ GVHB 16,13% 19,30% 17,33%
(13)Tài sản cố định/GVHB 22,91% 33,94% 34,52%
(14)Tỷ lệ khấu hao hằng năm 13,02% 11,53% 10,05%
(15)Lãi suất ước tính hằng năm 5,06% 1,09% 2,34%
(16)Thuế suất thuế thu nhập DN 11% 11% 11%
(17)Tỷ lệ chia cổ tức 19% 29,00% 29%
Tổng nợ/ GVHB 18,43% 22,19% 20,57%
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
54
TCDN 14 – K33
Dựa vào triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009-2011 là
6.5% và đà tăng trưởng trong quá khứ của công ty, nhóm phân tích đưa ra một số
tỷ số dự báo cho công ty như sau:
(1)Tăng trưởng doanh thu thuần: sẽ bằng trung bình nhân của tốc độ tăng
trưởng của 3 năm liền trước và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Các tỷ số (2)(4)(5)(6)(7)(8)(9)(10)(11)(12)(13)(14)(15)(18) dự báo cho giai
đoạn 2009-2011 sẽ bằng trung bình của 3 năm liền trước.
Tỷ số (3) sẽ sẽ bằng trung bình nhân của tốc độ tăng trưởng của 3 năm liền
trước và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tỷ số (16) Hiện công ty đang có khoản nợ tiềm tàng liên quan đến thuế
thu nhập doanh nghiệp của năm 2006 và 2007 với số tiền là 225,803 triệu
đồng. Đây là số tiền mà VNM cho rằng doanh nghiệp được miễn giảm 100%
thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm 2006 và 2007 bao gồm: 50% do
ưu đãi cổ phần hóa và 50% do niêm yết lần đầu trên sàn HoSE. Tuy nhiên,
việc cộng hai ưu đãi này chưa được các văn bản pháp quy đề cập rõ nên Bộ
Tài Chính đang có công văn báo cáo Thủ Tướng Chính Phủ xin ý kiến chỉ
đạo về việc miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp niêm yết lần đầu. Cục
thuế Tp.HCM hiện chưa tiến hành tạm thu thuế TNDN trong khi chờ quyết
định cuối cùng của Thủ Tướng. Cũng do vướng mắc ở trên, thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp của VNM trong năm 2009 cũng chưa được xác định
rõ ràng. Do đó, VNM có thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hai mức
11% và 22%. Trong bài này nhóm nghiên cứu sử dụng thuế suất là 11%.
Tỷ số (17) tỷ lệ chia cổ tức được dự kiến từ năm 2009 đến năm 2011 là 29%
không đổi.
Vậy các tỷ số dự báo cho giai đoạn 2009-20011
Các tỷ số 2009F 2010F 2011F
(1)Tăng trưởng Doanh thu thuần 9,87% 9,72% 10,58%
(2)Giá vốn hàng bán / Doanh thu thuần 0,72 0,72 0,71
(3)Tăng trưởng doanh thu hoạt động tài chính 33,95% 33,93% 14,26%
(4)Chi phí TC không gồm lãi vay/ Doanh thu TC 25,84% 31,93% 40,74%
(5)Lợi nhuận khác/ Lơi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
10,71% 11,51% 10,71%
(6)Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp/Giá vốn hàng
bán
22,31% 22,82% 23,06%
(7)Vòng quay các khoản thu ngắn hạn 10,77 10,28 11,25
(8)Vòng quay các khoản thu dài hạn 10297,08 11308,67 12962,61
(9)Vòng quay hàng tồn kho 4,46 3,79 3,83
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
55
TCDN 14 – K33
(10)Tài sản ngắn hạn khác / GVHB 0,74% 0,59% 0,76%
(11)Tài sản dài hạn khác / GVHB 12,88% 5,75% 7,66%
(12)Nợ ngắn hạn/ GVHB 17,59% 18,07% 17,66%
(13)Tài sản cố định/GVHB 30,46% 32,97% 32,65%
(14)Tỷ lệ khấu hao hằng năm 11,53% 11,04% 10,87%
(15)Lãi suất ước tính hằng năm 2,83% 2,09% 2,42%
(16)Thuế suất thuế TNDN 11% 11% 11%
(17)Tỷ lệ chia cổ tức 29% 29% 29%
(18)Tổng nợ/GVHB 20,40% 21,05% 20,67%
Dự phóng Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh năm 2009
Báo cáo KQHĐKD Năm 2009F
Doanh thu thuần = (1) x Doanh thu thuần 2008
Giá vốn hàng bán =(2)x giá vốn hàng bán 2009
Doanh thu TC =(3)x Doanh thu TC 2008
Chi phí TC ko có lãi vay = (4)x7
Chi phí lãi vay =(15) x( Nợ ngắn hạn+ Nợ dài hạn)
Chi phí bán hàng, quản lý Doanh nghiệp =(6) x Giá vốn hàng bán 2009
Lợi nhuận thuần = như (*)
Lợi nhuận khác =(5)xLợi nhuận thuần
Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần + lợi nhuận khác
Thuế thu nhập doanh nghiệp =Tổng lợi nhuận trước thuế x (16)
Lợi nhuận sau thuế =Tổng lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập
doanh nghiệp
Lãi cơ bản trên cổ phiếu = Lợi nhuận sau thuế / 18,531,620
Cổ tức trên mỗi cổ phiếu =(17)x Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Báo cáo KQHĐKD 2009 2010 2011
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
9.019.208,52 9.895.875,59 10.942.859,23
Giá vốn hàng bán 6.530.577,70 7.083.129,53 7.745.137,60
Doanh thu TC 354.713,00 475.067,11 542.811,68
Chi phí TC ko có lãi vay 91.675,36 151.688,55 221.132,18
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
56
TCDN 14 – K33
Chi phí lãi vay 37.696,17 31.115,46 38.730,03
Chi phí bán hàng, quản lý Doanh nghiệp 1.457.070,95 1.616.513,42 1.786.378,28
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.256.901,34 1.488.495,75 1.694.292,84
Lợi nhuận khác 134.562,32 171.343,29 181.385,62
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.391.463,66 1.659.839,04 1.875.678,45
Thuế thu nhập doanh nghiệp 153.061,00 182.582,29 206.324,63
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.238.402,66 1.477.256,74 1.669.353,82
VNĐ VNĐ VNĐ
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7065 8428 9524
Cổ tức trên mỗi cổ phiếu 2048 2444 2762
(*)Lợi nhuận = Doanh thu thuần + Doanh thu Tài chính – Giá vốn hàng bán –
chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp – chi phí tài chính không gồm lãi vay –
lãi vay.
Số lượng cổ phiếu là 175.275(ngàn CP)
Giá vốn hàng bán là đã có khấu hao
Dự phóng Bảng Kế toán
NỘI DUNG Năm 2009F
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền Khoản mục cân đối
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Không đổi
Các khoản phải thu ngắn hạn =Giá vốn hàng bán /(7)
Hàng tồn kho =Giá vốn hàng bán/ (9)
Tài sản ngắn hạn khác =(10) x Giá vốn hàng bán
Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu dài hạn =Giá vốn hàng bán/(8)
Nguyên giá
Khấu hao =( (14) x Tài sản cố định)
Tài sản cố định =(13) x giá vốn hàng bán
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Không đổi
Tài sản dài hạn khác =(11) x Giá vốn hàng bán
Tổng Tài sản = Tài sản dài hạn + tài sản ngắn hạn
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn =(12) x Giá vốn hàng bán
Nợ dài hạn Không đổi
Vốn cổ phần
Vốn cổ phần Không đổi
Lợi nhuận giữ lại =(1- (17)) x Lợi nhuận sau thuế
Tổng Nguồn Vốn =Nợ phải trả+ Vốn cố phần
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
57
TCDN 14 – K33
NỘI DUNG 2009F 2010F 2011F
Tài sản ngắn hạn 3.034.863,49 3.740.195,38 3.946.954,46
Tiền và các khoản tương đương tiền 541.801,87 766.721,93 803.438,53
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 374.002,00 374.002,00 374.002,00
Các khoản phải thu ngắn hạn 606.615,38 688.743,58 688.462,18
Hàng tồn kho 1.464.255,09 1.868.899,61 2.022.229,14
Tài sản ngắn hạn khác 48.189,15 41.828,26 58.822,61
Tài sản dài hạn 3.401.671,46 3.313.911,41 3.693.345,17
Các khoản phải thu dài hạn 634,22 626,35 597,50
Nguyên giá 2.218.511,60 2.593.418,20 2.803.836,44
Khấu hao 229.409,75 257.800,31 274.980,32
Tài sản cố định 1.989.101,85 2.335.617,88 2.528.856,12
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 570.657,00 570.657,00 570.657,00
Tài sản dài hạn khác 841.278,39 407.010,18 593.234,55
Tổng Tài sản 6.436.534,95 7.054.106,79 7.640.299,64
Nợ phải trả 1.384.999,40 1.587.510,91 1.767.702,05
Nợ ngắn hạn 1.148.490,40 1.280.049,21 1.368.001,84
Nợ dài hạn 236.509,00 307.461,70 399.700,21
Vốn chủ sở hữu 5.051.535,56 5.466.595,87 5.872.597,58
Vốn góp chủ sở hữu 1.752.757,00 1.752.757,00 1.752.757,00
Thặng dư vốn cổ phần 1.064.948,00 1.064.948,00 1.064.948,00
Lợi nhuận giữ lại 879.265,89 1.048.852,29 1.185.241,22
Quỹ đầu tư phát triển 993.537,27 1.141.262,94 1.308.198,32
Quỹ dự phòng tài chính 237.187,13 311.049,97 394.517,66
Quỹ khen thưởng phúc lợi 123.840,27 147.725,67 166.935,38
Tổng Nguồn Vốn 6.436.534,95 7.054.106,79 7.640.299,64
Chú ý: Tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục cân đối để cho Tổng Tài sản=
Tổng Nguồn Vốn
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
58
TCDN 14 – K33
II. Dự báo ngân sách tiền mặt
Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 của Vinamilk
(đơn vị : triệu đồng)
2007 2008
Tài sản lưu động
Tiền mặt 117.819 338.654
Chứng khoán thị trường 654.485 374.002
Hàng tồn kho 1.675.164 1.775.342
Khoản phải thu 654.720 646.385
Tài sản lưu động khác 75.539 53.222
Tổng tài sản lưu động 3.177.727 3.187.605
Tài sản cố định
Tổng đầu tư 2.388.977 2.947.951
Trừ khấu hao 141587 168597
Tài sản cố định thuần 2.247.390 2.779.354
Tổng tài sản 5.425.117 5.966.959
Nợ ngắn hạn
Vay ngân hàng 9963 188222
Khoản phải trả 923.394 784280
Tổng nợ ngắn hạn 933.357 972502
Nợ dài hạn 139.873 181930
Vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại 4.351.887 4.812.527
Tổng nợ và vốn cổ phần 5.425.117 5.966.959
Bảng dự báo doanh thu và tỷ lệ thu tiền của Vinamilk trong các quý năm 2009 (đơn
vị:đồng)
QUÝ1 QUÝ2 QUÝ 3 QUÝ 4
1.KHOẢN PHẢI THU ĐẦU KÌ 646.860.000.000 690.987.759.537 657.607.978.416 737.608.915.160
2.DOANH SỐ 2.068.581.464.981 2.675.245.439.116 2.997.653.134.991 3.608.575.140.122
3.TIỀN THU ĐƯỢC
DOANH SỐ KỲ HIỆN TẠI
(75.19%)
1.555.366.403.519 2.011.517.045.671 2.253.827.655.943 2.713.287.647.858
DOANH SỐ KỲ VỪA RỒI
(24.81%)
469.023.028.202 697.108.174.566 663.824.542.304 743.717.742.791
TỔNG TIỀN THU ĐƯỢC 2.024.389.431.721 2.708.625.220.237 2.917.652.198.247 3.457.005.390.649
4.KHỎAN PHẢI THU CUỐI KÌ
(4 = 1+2 – 3)
691.052.033.260 657.607.978.416 737.608.915.160 889.178.664.633
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
59
TCDN 14 – K33
Bảng dự báo ngân sách tìên mặt quý IV năm 2009 (đơn vị: đồng)
3 QUÝ QUÝ 4
Nguồn tiền mặt Thu từ khoản phải thu 7.556.484.984.870 3.457.005.390.649
Khác 0 0
Tổng nguồn 7.556.484.984.870 3.457.005.390.649
Sử dụng tiền mặt Thanh toán các khoản phải trả 1.345.625.880.909 1.384.999.000.000
Chi phí lao động, hành chánh và chi
phí khác 1.160.907.205.510 296.163.794.490
Chi tiêu vốn 2.175.235.907.695 1.226.435.092.305
Thuế, tiền lãi và cổ tức 268.983.724.998 44.349.615.384
Tổng sử dụng 4.950.752.719.112 2.951.947.502.179
Nguồn trừ đi phần sử dụng -2.605.732.265.758 505.057.888.470
Tính toán nhu cầu tài trợ ngắn hạn 1. Tiền mặt đầu kỳ 338.653.634.582 -2.267.078.631.176
2. Thay đổi số dư tiền mặt( nguồn trừ
sử dụng) -2.605.732.265.758 505.057.888.470
3. Tiền mặt cuối kỳ -2.267.078.631.176 -1.762.020.742.706
4. Số dư tiền mặt tối thiểu 338.653.634.582 338.653.634.582
5. Tài trợ ngắn hạn tích lũy cần thiết 2.605.732.265.758 2.100.674.377.288
III. Định giá
1. Phương pháp dòng tiền tự do:
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1.238.402,66 1.477.256,74 1.669.353,82
Khấu hao 229.409,75 257.800,31 274.980,32
Chi phí lãi vay 37.696,17 31.115,46 38.730,03
Gia tăng tài sản ngắn hạn -152.751,51 705.331,89 206.759,08
Gia tăng nợ ngắn hạn 175.988,00 131.558,82 87.952,63
Gia tăng trong nguyên giá TSCĐ -400.126,40 374.906,59 210.418,25
Dòng tiền 2.234.374,49 817.492,85 1.653.839,47
Dòng tiền = Lợi nhuận sau thuế+ khấu hao+ chi phí lãi vay- gia tăng trong
TSNH + gia tăng trong nợ NH -gia tăng trong nguyên giá TSCD.
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
60
TCDN 14 – K33
Sử dụng WACC để chiết khấu dòng tiền tự do
Tính WACC:
rE = Lợi nhuận ròng / Vốn cổ phần
rD: được ước tính như (15)
Năm 2009 2010 2011
ROE (re) 24.51% 27.02% 28.43%
(15)Lãi suất ước tính hằng năm (rd) 5.06% 1.09% 2.34%
rE * = trung bình ROE của 4 năm 2008-2011 = 26.55%
rD* = trung bình rD của 4 năm 2008-2011 x (1- 22%) = 3%
Nợ Vốn cổ phần
Chi phí sử dụng sau thuế (thuế 11%) 3% 26.55%
Tỳ trọng 19.35% 80.65%
WACC 22%
Với WACC = 3%x 19.35%+ 26.55%x 80.65%= 22% ta có:
2009 2010 2011
Dòng tiền 2234374.488 817492.8453 1653839.47
PV 1831454.498 549242.7072 910780.7864
Giả định rằng từ sau năm 2011 Dòng tiền tự do mỗi năm tăng trưởng với tốc
độ không đổi là 7%.
Tổng PV(FCF) từ 2009-2011 là 3291477.992
Từ 2012 về sau là 6496903
07,022,0
07,1*7864,910780
=
-
Vậy tổng PV(FCF) =9788380.935
Khi đó, giá của một cổ phần là 9788380.935/ 83431= 117.323 ngàn đồng
2. Phương pháp P/E
Ta có P/E tại ngày 31/12/2008 là 11,64
Bên cạnh đó EPS 2009 dự báo là 7,132
Vậy giá cổ phần tại thời điểm cuối năm 2008 là 11,64 x 7,132 =83,016 ngàn
đồng.
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
61
TCDN 14 – K33
IV. Phân tích kỹ thuật
Thông số cơ bản (Số liệu tính từ 10/04/2008 – 29/04/2009)
Giá thấp nhất 52 tuần (Nghìn đồng) 66,50
Giá cao nhất 52 tuần (Nghìn đồng) 140,00
Số CP đang lưu hành (CP) (*) 175.275.670
KLGD TB 10 ngày gần nhất (CP) 127.558
Tuy nhiên, VNM lại có sức bật kém, tính từ 13/03/2009 tới 28/04/2009 chỉ
số VN Index của thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 27,9%, trong khi đó
VNM chỉ tăng 14,1%
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
62
TCDN 14 – K33
Biểu đồ phân tích kỹ thuật (Số liệu tính đến 29/04/2009)
VNM đã phá vỡ xu hướng giảm trung hạn, đà giảm chậm lại cùng với khối
lượng giao dịch tăng dần (tính từ điểm phá vỡ xu hướng) cho thấy giá cổ phiếu đã
vào vùng hấp dẫn nhà đầu tư.
Xét về trung hạn: Đường giá đã cắt qua MA 50 – (Trung bình giá của 50 phiên
giao dịch gần nhất) và MA 104 (Trung bình giá 104 phiên giao dịch gần nhất) từ
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
63
TCDN 14 – K33
dưới lên cho thấy giá cổ phiếu đang trong quá trình hồi phục. Đồng thời MA 50 đã
bắt đầu tăng, báo hiệu xu hướng tăng đang hình thành.
Chúng tôi cho rằng giá VNM đang hình thành mô hình đảo chiều “tách và tay
cầm”, Nếu mô hình này được kiểm chứng thành công trong những phiên giao dịch
sắp tới, VNM sẽ có giai đoạn hồi phục vững chắc. Để tối đa lợi nhuận có thể mua
vào cổ phiếu khi thành bên kia cốc đang hình thành và đường MA 50 bắt đầu tăng.
Tuy nhiên, lớn khi mô hình không được thiết lập. Giải pháp an toàn hơn là mua
vào khi hình mẫu hoàn thành kết hợp với MA 50 cắt các đường dài hạn hơn như
đường MA 78, MA 104 và chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn./.
Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty”
64
TCDN 14 – K33
NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH
Phân tích báo cáo tài chính công ty Việt Nam không có dữ liệu bình quân
ngành để so sánh. Điều này làm giảm một phần ý nghĩa trong việc đánh giá tình
hình tài chính của công ty.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không tách bạch rõ ràng các khoản chi
phí tiền thuê và lãi vay nên gây khó khăn trong việc tính toán khả năng thanh toán
lãi vay và khả năng trả nợ
Trong quá trình phân tích dòng tiền cũng như lập ngân sách tiền mặt gặp nhiều
khó khăn về mặt số liệu, phải chuyển báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ phương pháp
gián tiếp sang phương pháp trực tiếp. Do dùng phương pháp chuyển đổi nên nhóm
đã phải tự cân nhắc các khoản thu, chi của công ty
Do không biết rõ các nguồn tài trợ của công ty nên nhóm gặp trở ngại rất lớn
trong việc lập kế hoạch tài trợ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kilo51 .pdf