Tài chính bao gồm ba lĩnh vực nhỏ có liên quan tới nhau: (1)thị trường vốn và tiền tệ hay còn gọi là tài chính vĩ mô, lĩnh vực này đối mặt với các chủ đề đề cập trong kinh tế vĩ mô. (2) các hoạt động đầu tư, lĩnh vực này tập trung vào các quyết định của từng cá nhân và các tổ chức tài chính khi họ chọn các chứng khoán cho danh mục đầu tư của mình (3) quản lý tài chính hay tài chính doanh nghiệp, lĩnh vực này bao gồm các quyết định trong doanh nghiệp.
Hay nói khác đi, tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.[6,11]
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Mối quan hệ này được thể hiện khi doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ hoặc doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư. Các hoạt động cụ thể như: vay ngắn hạn, phát hành chứng khoán, đầu tư chứng khoán v.v. [6,11]
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường khác: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải tham gia vào các thị trường hàng hóa, lao động, vật tư, bất động sản v.v. và doanh nghiệp sẽ phải làm sao để hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị sao cho thỏa mãn nhu cầu thị trường.[6,11]
- Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là vấn đề giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông với người quản lý, cổ đông với chủ nợ, quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này thể hiện qua: chính sách cổ tức(phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí v.v.[6,11]
83 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và tìm giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty Netnam – Viện công nghệ thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhu cầu tài sản. Nếu công ty có quá nhiều tài sản thì chí phí lãi suất sẽ cao và vì thế lợi nhuận sẽ giảm. Mặt khác, nếu tài sản quá tháp thì hoạt động động sẽ không hiệu quả nhất.
Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này phản ánh một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Công thức tính:
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán : Giá trị hàng tồn kho bình quân
Thời gian tồn kho = 360: Số vòng quay hàng tồn kho
Giá trị hàng tồn kho cao là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. Ngược lại, vòng quay hàng tồn kho thấp là do quản lý vật tư, tổ chức sản xuất, cũng như tổ chức bán hàng chưa tốt..
Tuy nhiên, do đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet, do đó NetNam có rất ít và hầu như không sử dụng hàng tồn kho, do đó vòng quay hàng tồn kho sẽ không sử dụng được để đánh giá khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp.
Kì thu nợ bán chịu
Kì thu nợ bán chịu dùng để đánh giá các khoản phải thu của doanh nghiệp, chỉ số này được đánh giá bằng cách lấy khoản phải thu bình quân mỗi ngày chia cho doanh thu thuần, nó cho biết thời gian trung bình doanh nghiệp phải đợi để chuyển đổi một sản phẩm hàng hóa thành tiền.
Chỉ số này cao có thể do yếu kém trong việc trong việc thu hồi khoản phải thu, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lợi thấp.
Kì thu nợ ngắn có thể do chính sách bán chịu quá chặt chẽ, dẫn tới đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng mối quan hệ kinh doanh.
Công thức:
Số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần : Khoản phải thu
Kì thu nợ bán chịu = 360 : Số vòng quay khoản phải thu
Từ số liệu thực tế tại công ty ta có:
Bảng 2.21: Phân tích kì thu nợ bán chịu trong 2004 và 2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
Chênh lệch 05-04
Khoản phải thu đầu kì
Triệu đ
916
1074
158.0
17.25%
Khoản phải thu cuối kì
Triệu đ
1074
830
-244.0
-22.72%
Doanh thu thuần
Triệu đ
19,948
25417
5469.0
27.42%
Khoản phải thu bình quân
Triệu đ
995
952
-43.0
-4.32%
Số vòng quay khoản phải thu
Vòng
20.04
26.70
6.65
33%
Kì thu nợ bán chịu
Ngày
15.26
11.46
-3.8
-24.91%
Nguồn: Phòng kế toán
Đồ thị 2.11: Phân tích kì thu nợ bán chịu trong 2004 và 2005
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng phân tích ta thấy kì thu nợ bán chịu của công ty năm 2005 là 11 ngày giảm 3.8 ngày so với năm 2004. Cho thấy doanh nghiệp tận dụng chính sách bán chịu chặt chẽ hơn, chăm chút cho việc thu hồi khoản phải thu, ít bị chiếm dụng vốn điều này có thể làm cho lợi nhuận cao. Tuy nhiên cần phải cân nhắc những trường hợp với khách hàng quen tranh để việc mất cợ hội làm ăn và giữ được đối tác.
Vòng quay vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở vật chất thiết yếu của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Do vốn cố định lớn nên tốc độ luân chuyển vốn cố định thường được đánh giá rất thận trọng. Để đánh giá tình hình luân chuyển vốn ta dựa vào chỉ tiêu số ngày một vòng quay vốn cố định, và số vòng quay vốn cố định.
Chỉ tiêu vòng quay vốn cố định này cho biết 1 đồng tài sản cố định góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Công thức:
Số vòng quay vốn cố định = Tổng doanh thu thuần : Tài sản cố định bình quân
Số ngày 1 vòng quay vốn cố định bằng = 360 : Số vòng quay vốn cố định
Bảng 2.22: Phân tích vòng quay vốn cố định của NetNam 2004-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
Chênh lệch 05-04
Vốn cố định đầu kì
Triệu đ
1987
2612
625.00
31.45%
Vốn cố định cuối kì
Triệu đ
2612
2066
-546.00
-20.9%
Doanh thu thuần
Triệu đ
19,948
25417
5469.00
27.42%
Vốn cố định bình quân
Triệu đ
2,300
2,339
39.50
1.72%
Số ngày 1 vòng quay
Ngày
41 ,52
33.11
-8.40
20.23%
Vòng quay tài sản cố định
Vòng
8.67
10.87
2.19
25.26%
Nguồn: Phòng kế toán
Đồ thị 2.12: Đồ thị vòng quay vốn cố định của NetNam 2004-2005
Nguồn: Phòng kế toán
Năm 2004 cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 8.67 đồng doanh thu. Năm 2005 một đồng tài sản cố định tạo ra được 10.87 đồng doanh thu.
Qua bảng phân tích ta thấy số vòng quay tài sản cố định của công ty năm 2005 là 10.87 vòng chỉ số này tăng 2.19 vòng tương đương 25.26% so với năm 2004, điều này cho thấy doanh nghiệp việc tận dụng công suất tài sản cố định tốt hơn kì trước, tài sản cố định ít bị nhàn rỗi hơn. Thể hiện khả năng thu hồi tài sản cố định nhanh hơn, mở ra cơ hội đầu tư tài sản cố định mới.
Vòng quay tài sản lưu động
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau như tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng tồn kho, và qua tiêu thụ nó lại trở lại dưới hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động thể hiện qua vòng quay tài sản lưu động và số ngày của một vòng quay tài sản lưu động.
Chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản lưu động cho biết một đồng tài sản lưu động góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu vòng quay tài sản lưu động càng cao chứng tỏ tài sản lưu động có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.24: Phân tích vòng quay vốn lưu động của NetNam 2004-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
Chênh lệch 05-04
Tài sản lưu động đầu kì
Triệu đ
3276
5052
1776
54.21%
Tài sản lưu động cuối kì
Triệu đ
5052
5730
678
13.42%
Doanh thu thuần
Triệu đ
19,948
25417
5469
27.42%
Tài sản lưu động bình quân
Triệu đ
4164
5391
1227
29.47%
Số ngày 1 vòng
Ngày
75.15
76.43
1.28
1.7%
Vòng quay tài sản lưu động
Vòng
4.79
4.71
-0.08
-1.58%
Nguồn: Phòng kế toán
Đồ thị 2.14: Đồ thị vòng quay vốn lưu động của NetNam 2004-2005
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng phân tích ta thấy năm 2004, một đồng vốn lưu động tạo ra được 4.79 đồng doanh thu, sang 2005 một đồng tài sản lưu động góp phần tạo ra được 4.71 đồng doanh thu giảm 0.08 đồng so với năm 2004. Số vòng quay tài sản lưu động này giảm tốc độ tăng tài sản lưu động không theo kịp tốc độ tăng doanh thu cho thấy dường như công ty gặp khó khăn trong việc quay vòng tài sản lưu động.
Vòng quay tổng tài sản
Với việc phân tích chi tiết từng thành phần tài sản cho ta thấy được từng thành phần tài sản và khả năng luân chuyển của tài sản.
Chi tiêu vòng quay tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh tổng quát phản ánh khả năng luân chuyển của toàn bộ tài sản. Nó cho biết một đồng tài sản góp phần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng của tổng tài sản càng tăng, nếu sức sản xuất của tổng tài sản càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tổng tài sản giảm.
Công thức:
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần : Tổng tài sản bình quân
Từ công thức trên ta có:
Bảng 2.25: Phân tích vòng quay tổng tài sản của NetNam 2004-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
Chênh lệch 05-04
Tổng tài sản đầu kì
Triệu đ
5264
7664
2400
45.59%
Tổng tài sản cuối kì
Triệu đ
7664
7796
132
1.72%
Doanh thu thuần
Triệu đ
19,948
25417
5469
27.42%
Tổng tài sản bình quân
Triệu đ
6464
7730
1266
19.59%
Vòng quay tổng tài sản
Vòng
3.09
3.29
0.20
6.55%
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng phân tích ta thấy, vòng quay tổng tài sản của công ty vào ở năm 2004 là 3.09 vòng cho thấy cứ 1 đồng tài sản của công ty sinh ra được 3,09 đồng doanh thu. Ở năm 2005 chỉ tiêu này đạt 3,29 vòng tăng 0.2 đồng so với 2004.
So sánh chỉ tiêu này với đối thủ cạnh tranh trực tiếp FPT năm 2005 là 3.70 cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Đồ thị 1.15: Đồ thị vòng quay tổng tài sản của NetNam 2004-2005
Nguồn: Phòng kế toán
Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm. Vòng quay tổng tài sản thấp là do khâu quản lý tài sản cố định, tiền mặt, phải thu, chính sách bán chịu chưa tốt.
Phân tích rủi ro tài chính:
Phân tích khả năng thanh khoản
Tình hình doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp và tác động trực tiếp vào khả năng thanh toán. Một trong số các vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với người phân tích là chính là khả năng thanh khoản: Liệu doanh nghiệp có thể đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ đang tăng hay không? Liệu doanh nghiệp có gặp phải vấn đề gì đáp ứng được không? Việc phân tích các chỉ số khả năng thanh khoản sẽ cho người quan tâm có được cách đo khả năng thanh khoản của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Các chỉ số khả năng thanh khoản là các tỉ số cho biết mối liên hệ giữa tiền mặt và tài sản hiện hành khác với những nghĩa vụ phải trả hiện hành.
*/ Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành là tỉ số được đo bằng cách lấy tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn.
Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán của một công ty khi đến hạn trả. Khả năng thanh toán hiện hành cho biết mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với mà không cần tới một khoản vay mượn thêm.
Công thức:
Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động và ĐTNH : Nợ phải trả
Tỉ số này càng lớn thì khả năng đảm bảo thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn càng cao.
Bảng 2.26: Phân tích chỉ số thanh toán hiện hành của NetNam 2004-2005
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
Chênh lệch 05-04
Tài sản lưu động
5052
5730
678
13.42%
Nợ ngắn hạn
4437
4359
-78
-1.76%
Chỉ số thanh toán hiện hành
1.139
1.315
0.17
15.45%
Nguồn: Phòng kế toán
Đồ thị 1.16: Chỉ số thanh toán hiện hành của NetNam 2004-2005
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng phân tích và đồ thị ta thấy chỉ số thanh toán hiện hành của công ty hai năm 2004 vầ 2005 đều lớn hơn 1. Chứng tỏ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là ổn.
Năm 2004 tỉ số khả năng thanh toán hiện hành của là 1.139, con số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được 1.13 đồng tài sản lưu động tài trợ. Tỉ số năm 2005 là 1.315 tăng 15.45% so với 2004 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành được củng cố. Nguyên nhân là do tốc độ tăng TSLĐ tăng, còn tốc độ tăng tài sản lưu động giảm.
Tỉ số thanh toán hiện hành của FPT đối thủ cạnh tranh trực tiếp là 1.45 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của Netnam vẫn dưới FPT.
*/ Khả năng thanh toán nhanh
Trong tài sản lưu động bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao như tiền mặt hay khoản đầu tư ngắn hạn, và những khoản mục có khả năng thanh khoản kém như hàng tồn kho hay tạm ứng. Do đó hệ số khả năng thanh toán hiện hành chưa phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho phép đánh giá thực chất hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nó được tinh bằng các tài sản có khả năng thanh toán cao chia cho nợ ngắn hạn.
Nếu chỉ số khả năng thanh toán nhanh càng cao, thì doanh nghiệp sẽ có khả năng phản ứng cao hơn với các khoản nợ bất ngờ ập tới. Ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối.
Công thức:
Tài sản có khả năng thanh toán cao = TSLĐ – Hàng tồn kho – Tạm ứng
Chỉ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản có khả năng thanh toán cao : Nợ ngắn hạn
Từ số liệu thực tế tại công ty:
Bảng 2.27: Phân tích chỉ số thanh toán nhanh của NetNam 2004-2005
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
Chênh lệch
Tài sản lưu động
5052
5730
678
13.42%
Hàng tồn kho
0
37
37
Tạm ứng
1350
1517
167
12.37%
Tài sản có khả năng thanh toán cao
3702
4176
474
12.80%
Nợ ngắn hạn
4437
4359
-78
-1.76%
Chỉ số khả năng thanh toán nhanh
0.834
0.958
0.12
14.82%
Nguồn: Phòng kế toán
Đồ thị 1.17: Chỉ số thanh toán nhanh của NetNam 2004-2005
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng phân tích trên ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty được cải thiện hơn so với năm 2004. Cụ thể là ở năm 2005 một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bỏi 0.958 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao, tăng 0.12 đồng tương đương 14.825 so với năm 2004. Cho thấy công ty không gặp phải vấn đề trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn và sắp đến hạn.
Chỉ số này của đối thủ cạnh tranh trực tiếp FPT là <1.17%( vì theo cách tính của FPT không có bao gồm tạm ứng).
*/ Khả năng thanh toán tức thời
Trong khi khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cho biết khả năng thanh toán của các khoản nợ đến hạn và sắp đến hạn, thì khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu mà được đo bằng tiền và đầu tư ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn cho biết sát sao khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Bảng 2.28: Phân tích chỉ số thanh toán tức thời của NetNam 2004-2005
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
Chênh lệch
Tiền và ĐTNH
2629
3345
716
27.23%
Nợ ngắn hạn
4437
4359
-78
-1.76%
Chỉ số khả năng thanh toán tức thời
0.59
0.77
0.17
29.51%
Nguồn: Phòng kế toán
Đồ thị 1.18: Chỉ số thanh toán tức thời của NetNam 2004-2005
Nguồn: Phòng kế toán
Phân tích khả năng quản lý nợ
Đối với chủ nợ của doanh nghiệp (ngân hàng, nhà cho vay, nhà cung cấp) mà mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp thì họ thường sử dụng phân tích tài chính để biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp, cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để ra quyết định cho vay.
Chỉ số nợ
Chỉ số nợ cho biết mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong kinh doanh của mình như thế nào, đồng thời chỉ số này cũng cho biết mức độ rủi ro mà doanh doanh nghiệp đang phải đối mặt cũng như mức độ đòn bảy tài trợ doanh nghiệp sử dụng.
Chỉ số nợ được đo bằng cách lấy tổng nợ chia cho tổng tài sản.
Chỉ số nợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở để có được lợi nhuận cao. Chỉ số nợ cao là một minh chứng về uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ.
Tuy nhiên chỉ số nợ cao làm khả năng thanh khoản giảm. Đồng thời nếu ROA < Kd(1-T) thì lợi nhuận cũng sẽ giảm. Những hạn chế này làm tăng độ rủi ro của doanh nghiệp và làm giảm niềm tin của chủ nợ.
Công thức:
Chỉ số nợ = Tổng nợ : Tổng tài sản
Từ số liệu thực tế ta có:
Bảng 2.29: Phân tích chỉ số nợ của NetNam 2004-2005
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
Chênh lệch 05-04
Tổng nợ
4656
4359
-297
-6.38%
Tổng tài sản
7664
7796
132
1.72%
Chỉ số nợ
0.61
0.56
-0.05
-7.96%
Nguồn: Phòng kế toán
Đồ thị 1.19: Chỉ số nợ của NetNam 2004-2005
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng phân tích ta thấy được, tổng nợ 2005 giảm 297 triệu, tổng tài sản tăng 132 triệu làm cho chỉ số nợ của doanh nghiệp giảm làm cho chỉ số nợ giảm 0.05 và đứng ở mức 0.56 so với 0.61 của năm 2004. Điều này cho thấy 1 đồng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi .056 đồng nợ.
Chỉ tiêu này cho thấy mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để làm tăng lợi nhuận chưa cao, chủ yếu là doanh nghiệp không sử dụng nguồn vốn tín dụng.
So sánh chỉ tiêu này của đối thủ cạnh tranh trực tiếp FPT ta thấy chỉ số nợ của FPT năm 2005 là 0.69 trong khi đó chỉ số nợ của NetNam là 0.56 cho thấy mức độ sử dụng nợ của FPT cao hơn NetNam, đồng thời cũng thể hiện uy tín của FPT so với NetNam cao hơn với các chủ nợ.
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng trả lãi hàng kì của doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết quy mô của lãi vay so với lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nếu doanh nghiệp không thanh toán được lãi vay sẽ bị các chủ nợ lôi kéo vào các vấn đề pháp lý như khả năng bị phá sản.
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay được đo bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho lãi vay phải trả.
Chỉ số này cho biết một đồng lãi vay đến hạn phải trả được đỡ bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Trong các năm 2004, 2005 công ty không sử dụng vốn vay tín dụng, do đó các vấn đề trả lãi vay không làm ảnh hưởng tới công ty.
Phân tích tổng hợp tình hình tài chính:
Phân tích tổng hợp tài chính là dánh giá tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện.
Đẳng thức Dupont của phân tích tài chính là một công cụ tốt cho phép phân tích trực quan các số liệu tài chính như tỉ suất thu hồi tài sản hay tỉ suất đầu tư. Đẳng thức sử dụng ROA như là một cách chinh để đo lường hiệu quả.
Đẳng thức Du pont thứ nhất
ROA = Lãi ròng : Tổng tài sản
= (Lãi ròng : Doanh thu) :(Doanh thu : Tổng Tài sản)
= ROS x Số vòng quay tổng tài sản
Từ công thức trên ta thấy có hai hướng để tăng ROA là tăng ROS và số vòng quay tổng tài sản. Muốn tăng ROS cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. Muốn tăng số vòng quay tổng tài sản cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng.
Từ số liệu thực tế ta có:
ROA = ROS x Số vòng quay tổng tài sản
Bảng 2.30: Phân tích tổng hợp ROA của NetNam 2004-2005
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
Chênh lệch 05-04
ROS
1.60%
1.34%
-0.25%
Số vòng quay tổng tài sản
3.09
3.29
0.20
ROA
0.049
0.044
-0.005
Nguồn: Phòng kế toán
Qua việc phân tích Dupont ta thấy có hai yếu tố ảnh hướng đến ROA đó là ROS và số vòng quay tổng tài sản. Bằng phân tích thay thế liên hoàn, ta xem xét ảnh hưởng của các yếu tố trên tới ROA.
Ta có:
ROA2004 = ROS2004 x VQTTS2004
ROA2005 = ROS2005 x VQTTS2005
Mức độ ảnh hưởng của hệ số vòng quay tổng tài sản: ảnh hưởng của nhân tố này đến ROA được xác định trong điều kiện là ROS và VQTTS ở năm 2004:
∆ROA1 = ROS2004xVQTTS2005 – ROS2004xVQTTS2004
= ROS2004x∆VQTTS
= 1.60%x (3.29-3.09)
= 1.6%x0.2 = 0.0032
Từ kết quả trên cho thấy nhân tố vòng quay tổng tài sản tăng từ 3.09 năm 2004 lên 3.29 năm 2005 làm cho ROA năm 2005 tăng lên 0.0032.
Mức độ ảnh hưởng của ROS tới ROA:
∆ROA2= VQTTS2005xROS2005 – VQTTS2005xROS2004
= VQTTS2005x(ROS2005-ROS2004)
= 3.29x((1.34% - 1.6%)
= -0.0086
Ta thấy rằng nhân tố ROS giảm 0.25% làm cho ROA giảm 0.0086.
Tổng hợp hai nhân tố ảnh hưởng tởi ROA ta có:
∆ROA = ∆ROA1 + ∆ROA2
= 0.0032 + (-0.0086)
= -0.0005
Như vậy nguồn gốc làm giảm lợi nhuận là do ROS. Do đó cần có hướng cải thiện ROS trong năm tới để có được ROA cao hơn bằng cách tăng cường xúc tiến các hoạt động bán hàng, hạ giá thành sản phẩm
Đẳng thức Du pont thứ hai
ROE = Lợi nhuận sau thuế : Vốn chủ sở hữu
= (Lợi nhuận sau thuế: Tổng tài sản) x (Tổng tài sản : Vốn chủ sở hữu)
= ROA x EM
Trong đó: EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu
Từ công thưc trên ta thấy có hai hướng để tăng ROE: tăng ROA và hệ số nhân vốn.
Muốn tăng ROA cần làm theo đăng thức Dupont thứ nhất. Muốn tăng tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu cần phấn đấu giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỉ số nợ càng cao thì lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao, tuy nhiên khi chỉ số nợ tăng thì rủi ro cũng sẽ tăng.
Bảng 2.31: Phân tích tổng hợp ROE theo đẳng thức Dupont 2 của NetNam 2004-2005
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
Chênh lệch
Tổng tài sản bình quân
6464
7730
1266
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
2819
3223
403.5
Hệ số nhân vốn chủ sơ hữu
2.29
2.40
0.11
ROA
4.94%
4.44%
-0.50%
ROE
11.32%
10.64%
-0.67%
Nguồn: Phòng kế toán
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá ảnh hưởng của ROA và EM tới ROE.
Ta có:
ROE2004 = ROA2004xEM2004
= 4.94% x 2.29
= 11.32%
ROE2005 = ROA2005xEM2005
= 4.44% x 2.40%
= 10.64%
Mức độ ảnh hưởng của ROA tới ROE: được giả định trong điều kiện ROA và EM ở năm 2004 là:
∆ROE1 = ROA2005xEM2004 – ROA2004xEM2004
= EM2004(ROA2005-ROA2004)
= 2.29(4.44%-4.94%)
= -1.15%
Từ kết quả trên cho thấy ROA năm 2005 giảm 0.5% so với 2004 làm cho ROE giảm 1.145%.
Mức độ ảnh hưởng của hệ số nhân vốn chủ sở hữu tới ROE:
∆ROE2 = EM2005xROA2005 – EM2004xROA2005
= ROA2005(EM2005-EM2004)
= 4.44%x(2.40-2.29)
= 0.49%
Từ kết quả trên ta thấy hệ số nhân vốn chủ sở hữu EM làm tăng vốn chủ sở hữu lên 0.488%.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ROE ta có
∆ROE = ∆ROE1 + ∆ROE2
= -1.15 + 0.49
= 0.67%
Như vậy có thể thấy được nguồn gốc làm giảm ROE là do ROA giảm. Để tăng ROE trong kì tới thì phải tìm cách làm tăng ROA, muốn làm tăng ROA thì phải làm theo đẳng thức Dupont 1. Bên cạnh đó cũng cần tiếp tục tăng hệ số nhân vốn chủ sở hữu bằng cách hoặc là tăng tổng tài sản hoặc là giảm tỉ lệ vốn chủ sở hữu hoặc là vừa tăng tổng tài sản vừa giảm tỉ lệ vốn chủ sở hữu.
Đẳng thức Dupont tổng hợp:
Từ công thức tính ROE ta có
ROE = Lợi nhuận sau thuế : Nguồn vốn chủ sở hữu
= (Lợi nhuận sau thuế : Doanh Thu)
x(Doanh Thu : Tổng tài sản)
x(Tổng tài sản : Vốn chủ sở hữu)
= ROS x AUx EM
Trong đó: EM là hệ số nhân vốn
AU là số vòng quay tổng tài sản
Từ công thức trên ta thấy ROE chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố là ROS, AU và EM. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau với ROE.
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố tới ROE trong 2005.
Bảng 2.32: Phân tích tổng hợp ROE theo đẳng thức Dupont tổng hợp của NetNam 2004-2005
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
Chênh lệch 05-04
Lợi nhuận sau thuế
319
343
24
Doanh thu thuần
19948
25417
5,469
ROS
1.60%
1.34%
-0.25%
Tổng tái sản bình quân
6464
7730
1,266
AU
3.09
3.29
0.20
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
2819
3223
404
EM
2.29
2.40
0.11
ROE
11.32%
10.64%
-0.68%
Ta có:
ROE2004 = ROS2004xAU2004xEM2004
= 1.60%x3.09x2.29
= 11.32%
ROE2005 = ROS2005xAU2005xEM2005
= 1.34%x3.29x2.40
= 10.6%
Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố ROS tới ROE:
∆ROE1 = (ROS2005-ROS2004)xAU2004xEM2004
= -0.25%x3.09x2.29
= -1.77%
Qua tính toán ta thấy rằng ROS giảm 0.25% làm cho ROE giảm 1.77%
Phân tích mức độ ảnh hưởng của AU tới ROE:
∆ROE2 = (AU2005-AU2004)xROS2005xEM2004
= (3.29-3.09)x1.34%x2.29
= 0.61%
Qua tính toán ta thấy rằng AU tăng 0.2 làm cho ROE tăng 0.61%
Phân tích mức độ ảnh hưởng của EM tới ROE:
∆ROE3 = (EM2005-EM2004)xROS2005xAU2005
= (2.40-2.29)x1.34%x3.29
= 0.48%
Qua tính toán ta thấy EM tăng 0.11 làm cho ROE tăng 0.48%
Tổng hợp các nhân tốt
∆ROE = ∆ROE1 + ∆ROE2 + ∆ROE3
= -1.77% + 0.61% + 0.48%
= -0.68%
Như vậy ta có thể thấy rằng trong 3 nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới ROE thì 2 nguyên nhân làm tăng ROE là AU và EM, song hai nhân tố làm tăng ROE này chưa đủ để tổng ROE tăng bởi nguyên nhân chính ảnh hưởng tới ROE là ROS.
Để tăng ROE thì phải áp dụng các biện pháp làm tăng ROS và duy trì mức tăng AU và EM.
Hình 2.1: Sơ đồ Dupont của NetNam năm 2005, Đơn vị tính: Triệu đồng
Tỉ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE:10.64%
Tỉ suất thu hồi tài sản ROA: 4.44%
Hệ số nhân vốn EM: 2.40 lần
Lợi nhuận biên ROS: 1.34%
Vòng quay tổng tài sản: 3.29 vòng
Lợi nhuận sau thuế
343.23
Doanh thu thuần
25 417
Doanh thu thuần
25 417
Tổng tài sản
7 796
Tổng doanh thu
25 512
Tổng chi phí
25105.37
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
2 065
Tài sản lưu động
5 730
Giá vốn
24 972
Chi phí khác:
0.37
Tiền
3 345
Phải thu
830
Hàng tồn kho
37
TSLĐ khác
1 517
Nhân với
Nhân với
Chia
cho
Chia
cho
Thuế thu nhập:
133
Doanh thu thuần:
25 417
+
Các khoản giảm trừ: 95
Thu nhập khác
31.6
+
+
+
+
+
+
+
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán 2005
Bảng 3.1: Đánh giá tóm tắt một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của NetNam năm 2004 và 2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
Chênh lệch
Đánh giá
Chỉ số về cơ cấu
Tỉ trọng TSLĐ/TSCĐ:
TSLĐ &ĐTNH/ TSCĐ & ĐTDH
Lần
1.93
2.85
0.92
Tăng/Phù hợp
Tỉ suất đầu tư tổng quát:
TSCĐ & ĐTDH/Tổng Tài sản
%
28.93
20.68
-8.25
Giảm/ Không tốt
Tỉ số nợ:
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
%
60.75
55.91
-4.84
Giảm/ Chấp nhận được
Tỉ suất tự tài trợ:
NVCSH/Tài sản cố định
%
115.16
166.36
51.2
Tăng/ Tốt
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành:
TSLĐ/Nợ ngắn hạn
Lần
1.45
1.35
-0.1
Giảm/Chấp nhận được
Khả năng thanh toán nhanh:
TSLĐ-HTK/Nợ NH
Lần
1.17
0.96
-0.21
Giảm/Chấp nhận được
Khả năng thanh toán tức thời:
Tiền / Nợ NH
Lần
0.59
0.77
0.18
Tăng/Không phải quá tốt
Khả năng quản lý tài sản:
Vòng quay hàng tồn kho:
Doanh thu / HTK
Vòng
-
-
-
Không đánh giá
Kì thu nợ bán chịu:
360*Khoản phải thu/ Doanh thu thuần
Ngày
15.26
11.46
-3.8
Giảm/Tốt
Vòng quay tổng tài sản:
Doanh thu thuần/TTS
Vòng
3.09
3.29
0.2
Tăng/ Tốt
Khả năng sinh lời
ROS
%
1.60
1.34
-0.26
Giảm/Chưa tốt
ROA
%
4.94
4.44
-0.5
Giảm/Chưa tốt
ROE
%
11.32
10.64
-0.67
Giảm/Chưa tốt
Lạm phát 2005: 8.4%
Qua bảng tóm tắt các chỉ số tài chính ta có thể có nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu về cơ cấu: Cơ cấu tài sản gồm 73.50% tài sản cố định và 26.50% tài sản cố định phù hợp và tương đối hợp lý với đặc thù doanh nghiệp làm kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet, song cơ cấu tài sản lưu động có phần chưa hợp lý: công ty nắm giữ quá nhiều tiền mặt, trong khi các khoản đầu tư ngắn hạn lại chưa được quan tâm đúng mực hơn nữa khoản mục tài sản lưu động khác cũng có tỉ trọng rất lớn( chiếm 26.5% tài sản lưu động) cho thấy nếu không có chính sách thu hồi các khoản tạm ứng sẽ làm tài sản bị chết không tốt đối với tình hình tài chính. Tỉ suất đầu tư giảm là tín hiệu không tốt, cho thấy máy móc đã có dấu hiệu cũ. Cơ cấu vốn gồm 55.91% nợ phải trả, 44.19% là nguồn vốn chủ sở hữu, công ty không sử dụng các khoản vay làm tiết kiệm được một khoản chi phí tài chính. Tỉ suất tự tài trợ 166.36 tăng 51.2% là dấu hiệu tốt, cho thấy sự tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính.
Khả năng thanh toán: Công ty không gặp phải vấn đề trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Các chỉ số thanh toán tuy giảm nhẹ tuy nhiên không có ảnh hưởng lớn tới việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng quản lý tài sản tương đối tốt: kì thu nợ bán chịu giảm thể hiện những nỗ lực trong việc giảm các khoản vốn bị chiếm dụng, vòng quay tổng tài sản tăng là dấu hiệu thể hiện doanh thu tăng.
Khả năng sinh lời: Cơ sở của khả năng sinh lời là hệ số ROS, tuy nhiên chỉ số này của Netnam lại rất nhỏ và có xu hướng giảm làm ảnh hưởng tới tới các chỉ số ROA và ROE, ảnh hưởng tới hiệu quả chung của doanh nghiệp.
Bảng 3.2: So sánh một số chỉ tiêu của NetNam và FPT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2005
Chênh lệch NN -FPT
Đánh giá
FPT
NetNam
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Tỉ số nợ:
Nợ phải trả/TTS
0.69
0.56
-0.13
Ít rủi ro hơn
Hệ số nợ phải trả/NVCSH
2.37
1.27
-1.1
Tốt hơn
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành:
TSLĐ/Nợ ngắn hạn
Lần
1.45
1.35
-0.1
Chưa tốt bằng
Khả năng thanh toán nhanh:
TSLĐ-HTK/Nợ NH
Lần
1.17
0.96
-0.21
Chưa tốt bằng
Khả năng quản lý tài sản:
Vòng quay hàng tồn kho:
Doanh thu / HTK
Vòng
19.7
-
-
Vòng quay tổng tài sản:
Doanh Thu/Tổng tài sản
Vòng
3.7
3.29
-0.41
Tương đối tốt
Khả năng sinh lời
ROS = Lãi ròng : Doanh Thu
%
3.67
1.34
-2.33
Tồi
ROA = Lãi ròng : Tổng tài sản
%
13.58
4.44
-9.14
Tồi
ROE = Lãi ròng : NVCSH
%
78.8
10.64
-68.16
Tồi
*Tỉ lệ lạm phát VN năm 2005: 8.4%
Nguồn: Bản cáo bạch FPT 2006, Tổng cục thống kê Việt Nam
Bảng 3.3: Phân tích SWOT về vị thế tài chính của NetNam
STRENGTHS – Những điểm mạnh
WEAKNESSES – Những điểm yếu
Là một trong 6 công ty chiếm thị phần hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin, với doanh thu 25 tỷ trong năm 2005.
Có khả năng đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới, có khả năng theo kịp công nghệ hiện tại.
Công ty có một thương hiệu mạnh với 13 năm kinh nghiệm kinh doanh.
Khả năng tự chủ về tài chính.
Là một trong những công ty ra đời đầu tiên trong lĩnh vực Internet ở Việt Nam.
Ra đời trong môi trường hàn lâm là Viện Công Nghệ Thông Tin.
ROS thấp do phải gánh chịu chi phí lớn về thuê đường truyền.
Có dấu hiệu đánh mất thị trường thông qua sự suy giảm thị phần qua từng năm.
Hiệu quả chưa cao so với đối thủ cạnh tranh.
Việc quản lý tài chính chưa được làm bài bản, chưa có bộ phận chuyên đảm trách công tác tài chính.
Tỉ suất đầu tư thấp chứng tỏ máy móc thiết bị đã cũ.
OPPORTUNITIES – Những cơ hội
THREATS – Những đe dọa
Thị trường Internet ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao luôn ở mức 30%, và tỉ lệ thuê bao Internet tăng mạnh.
Có những hợp tác mang tính chiến lược với các công ty khác như: HT Mobile...
Lĩnh vực công nghệ thông tin luôn biến động nhanh, liên tiếp có những loại hình kinh doanh mới ra đời.
Có được hành lang pháp lý an toàn, thuận lợi của chính phủ để tiến hành các hoạt động mở rộng thị trường.
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO.
Thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.
Sự đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn về vốn, cơ sở hạ tầng, nhân lực trên thị trường như FPT, VNPT, Viettel, EVN.
Không theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành.
Sự thay đổi của công nghệ thông tin và viễn thông nhanh làm cho công nghệ hiện có của NetNam bị lạc hậu.
Chất lượng dịch vụ của NetNam có xu hướng đi xuống làm cho khách hàng chọn nhà cung cấp khác.
Nhu cầu vốn lớn để đầu tư trong các lĩnh vực quan trọng gây áp lực mạnh lên công ty.
3.2 Đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính:
3.2.1 Giải pháp 1: “Tăng thời hạn tín dụng cho khách hàng”
a/ Cơ sở để đề ra giải pháp:
Tăng thêm thời hạn tín dụng tức là làm dài thêm thời hạn bán chịu cho khách hàng. Với cách làm như vậy thì công ty có thể nâng doanh thu của mình lên. Các khách hàng của công ty sẽ sẽ yên tâm hơn, chủ động hơn trong việc điều tiết vốn kinh doanh. Theo như các so sánh về chất lượng dịch vụ thì các gói dịch vụ của NetNam và các nhà cung cấp khác có chất lượng và giá cả tương đối giống nhau, vì vậy khi khách hàng xem xét lựa chọn gói dịch vụ của NetNam họ sẽ đặt hàng nhiều hơn khi so sánh khoản mục tín dụng của các dịch vụ mà NetNam đưa ra. Điều này sẽ làm công ty gia tăng doanh số bán của mình và có thêm được các tiềm lực tài chính.
b/ Mục tiêu của giải pháp:
Làm tăng thêm doanh thu thông qua việc gia tăng thời hạn tín dụng cho khách hàng.
c/ Nội dung của giải pháp:
Căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty, công ty nên gia tăng thời hạn bán chịu cho các gói dịch vụ lên 20 ngày thay vì trung bình là 15 ngày như hiện nay.
Khi tăng thời hạn bán chịu lên 20 ngày, các doanh nghiệp – khách hàng mục tiêu của công ty sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc thanh toán và sẽ chọn dịch vụ của NetNam nhiều hơn, công ty có thể tăng thêm doanh thu bán hàng khoảng 5% doanh thu hiện tại.
d/ Kết quả của giải pháp:
Bảng 3.4: Kết quả sau khi áp dụng giải pháp 1
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
Dự tính
Chênh lệch
Doanh thu thuần
25512
26787.6
1275.6
5.00%
Giá vốn
25417
26687.85
1270.85
5.00%
Chi phí tài chính
0
0
0
0
Lợi nhuận trước thuế
476
575.75
99.75
20.96%
Thuế thu nhập
133
161.21
28.21
21.21%
Lợi nhuận sau thuế
343
414.54
71.54
20.86%
ROS
1.34%
1.55%
0.20%
ROA
4.44%
5.36%
0.93%
ROE
10.64%
12.86%
2.22%
Giải pháp này khá đơn giản nhưng hiệu quả tương đối cao thông qua việc tăng lợi nhuận sau thuế 71 triệu đồng do đó chỉ số ROS sẽ tăng 0.2%, ROA tăng 0.93% và làm cho ROE tăng 2.22%.
3.2.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản phải thu khách hàng:
a/ Cơ sở của biện pháp:
Trong quá trình theo dõi các khoản phải thu tại công ty, nhận thấy được khoản phải thu vẫn chiếm số lượng lớn, làm cho doanh nghiệp bị chiếm dụng, và huy động vốn.
Để quản lý và quan hệ tốt với khách hàng thì công ty cần phải linh động hơn trong khâu thánh toán, cho phép khách hàng nợ và khuyến khích khách hàng thanh toán ngay bằng một tỉ lệ chiết khấu.
b/ Mục tiêu của giải pháp:
Giảm tỉ trọng các khoản phải thu của khách hàng, giải phóng vốn chết hay quay vòng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thu hút thêm khách hàng mới.
c/ Nội dung của biện pháp:
Sau khi xem xét các khoản phải thu của công ty ta có thể lập nên bảng phân loại tuổi các khoản phải thu của khách hàng như sau:
Bảng 3.5: Tổng hợp tuổi các khoản phải thu
Loại
Thời gian trả chậm
Tỷ trọng trong
khoản phải thu
1
1 đến 30 ngày
41%
2
31-60 ngày
34%
3
Trên 60 ngày
25%
Kì thu tiền bình quân của công ty là 11,46 ngày
Việc phân tích đánh giá các mức chiết khấu được đưa ra để quyết định có nên chấp nhận hay không dựa vào việc tính giá trị hiện tại của dòng tiền đơn ở kì thứ n (PV) và tính giá trị tương lại sau n kì của dòng tiền đơn(FV).
Ta có công thức:
FVn = PV(1+R)n
PVn = FV /(1+R)n
Trong đó: FVn :là giá trị tương lai sau n kỳ của một dòng tiền đơn
PV: là giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn ở kì thứ n
R : Lãi suất 1 tháng
Công ty đồng ý cho phép chiết khấu đối với những hợp đồng thanh toán trong vòng 60 ngày, trên 60 ngày sẽ không được hưởng chiết khấu.
Tỉ lệ chiết khấu cao nhất mà công ty có thể chấp nhận được:
PV = M(1-r) – M/(1+R)n ≥ 0
Trong đó:
M: Khoản tiền mà NetNam cần khách hàng thanh toán khi chưa có chiết khấu
r: Tỉ lệ chiết khấu mà khách hàng được hưởng nếu trả sớm
T: Khoảng thời gian thanh toán kể từ khi khách hàng nhận được dịch vụ
M(1-r): khoản tiền mà khách hàng thanh toán khi đã trừ đi chiết khấu
R: lãi suất ngân hàng, ở đây giả sử ta chọn lãi suất ngân hàng Vietcombank ngày 19 tháng 5 năm 2007 là 0.835%/tháng.
Trường hợp 1: Khách hàng có khoảng thời gian trả chậm 31 đến 60 ngày trả ngay thì sẽ được hưởng tỉ lệ chiết khấu
(1-r) ≥ 1/(1+0.835%)2 → r ≤ 1.64%
Trường hợp 2: Khách hàng có khoảng thời gian trả trậm từ 1-30 ngày trả ngay thì sẽ được hưởng tỉ lệ chiết khấu
(1-r) ≥ 1/(1+0.835%)1 → r ≤ 0.82%
Như vậy sau khi tính toán ta có bảng tổng hợp lãi suất chiết khấu:
Bảng 3.6: Tổng hợp lãi suất chiết khấu áp dụng
Loại
Thời gian trả chậm
Tỉ lệ chiết khấu được hưởng
1
1 đến 30 ngày
0.82%
2
31-60 ngày
1.64%
3
Trên 60 ngày
0%
Dự kiến sau khi áp dụng tỉ lệ chiết khấu mới thì công ty sẽ thu về được khoảng 25% số khoản phải thu hiện tại, khoản phải thu sẽ thu được là:
0.25%* 830 triệu = 207.5 triệu đồng
Bảng 3.7: Tổng hợp các khoản phải thu dự tính
Thời hạn trả
Tỉ trọng
Số tiền theo tỉ lệ
Tỉ lệ chiết khấu
Số tiền chiết khấu
Số tiền thực thu
1-30 ngày
41%
85.07 triệu
0.82%
0.67 triệu
86.67 triệu
31-60 ngày
34%
70.55 triệu
1.64%
1.16 triệu
70 triệu
Trên 60 ngày
25%
51.87triệu
0%
0
51.87 triệu
Tổng
100%
207 triệu
1.83 triệu
205 triệu
Bên cạnh đó, khi áp dụng tỉ lệ chiết khấu mới, công ty cũng sẽ thu hút được một lượng khách hàng mới, con số này dự kiến sẽ vào khoảng 5% doanh thu.
d/ Kết quả của giải pháp:
Bảng 3.8: Tổng hợp một số chỉ tiêu sau khi thực hiện giải pháp
Chỉ tiêu
2005
Dự tính
Tăng
Doanh thu thuần
25512
26787.6
1275.6
5.00%
Giá vốn
25417
26687.85
1270.85
5.00%
Chi phí tài chính
1.9
1.9
-
Lợi nhuận trước thuế
476
573.85
97.85
20.56%
Thuế thu nhập
133
160.678
27.678
20.81%
Lợi nhuận sau thuế
343
413.172
70.172
20.46%
ROS
1.34%
1.54%
0.20%
ROA
4.44%
5.35%
0.91%
ROE
10.64%
12.82%
2.18%
Bảng cân đối kế toán dự kiến:
Bảng 3.10: Thay đổi trên bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Dự kiến
Chênh lệch
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Tiền mặt
3345
42.91%
3552
45.56
207
6.7%
Phải thu
830
10.65
623
8.00%
207
25%
Tổng tài sản
7796
100%
7796
100
0
0
e/ Kết quả tổng hợp của giải pháp 1 và 2:
Bảng 3.11: Tổng hợp một số chỉ tiêu sau khi thực hiện 2 giải pháp
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
Dự tính
Tăng
Doanh thu thuần
25512
28063.2
2551.2
10.00%
Giá vốn
25417
27958.7
2541.7
10.00%
Chi phí tài chính
1.9
1.9
Lợi nhuận trước thuế
476
578.6
102.6
21.55%
Thuế thu nhập
133
162.008
29.008
21.81%
Lợi nhuận sau thuế
343
416.592
73.592
21.46%
ROS
1.34%
1.48%
0.14%
ROA
4.44%
5.39%
0.95%
ROE
10.64%
12.93%
2.28%
Thay đổi trên bảng cân đối kế toán sau giải pháp:
Bảng 3.12: Thay đổi trên bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Dự kiến
Chênh lệch
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Tiền mặt
3345
42.91%
3552
45.56
207
6.7%
Phải thu
830
10.65
623
8.00%
207
25%
Tổng tài sản
7796
100%
7796
100
0
0
3.2.3 Giải pháp 3:Hoàn thiện bộ máy tổ chức thông qua việc thành lập phòng tài chính
a/ Cơ sở để đề ra giải pháp:
*/Căn cứ vào các vai trò của tài chính và các lý thuyết đã học:
Huy động và khai thác các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất: Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Đây là vấn đề quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh.
Là đòn bẩy kinh tế: nhờ có các công cụ tài chính như đầu tư, lãi suất, giá bán, tiền lương, tiền thưởng mà tài chính doanh nghiệp trở thành biện pháp kích thích đầu tư, nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng kích thích quá trình sản xuất kinh doanh và quá trình điều tiết sản xuất kinh doanh.
Là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời... Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hóa tình hình tài chính – kinh doanh của doanh nghiệp.
*/ Căn cứ vào thực tế tại công ty và phân tích SWOT:
Việc lập các chỉ số tài chính mục tiêu thể hiện mong muốn về vị thế tài chính lý tưởng của công ty. Còn các chỉ số mong muốn là các chỉ số tài chính của công ty có thể có được trong trường hợp các chỉ số mục tiêu không đạt.
Dự báo tài chính giúp công ty có được nhận định trong tương lai về tình hình tài chính của doanh nghiệp như: mức tăng trưởng, vị thế tài chính trong tương lai, mức tài sản đáp ứng trước sự biến đổi trong tương lai, rồi lập ra các kế hoạch cung cấp tài chính cho mức tài sản yêu cầu, về ra các hành động cần thiết để đạt được vị thế tài chính mục tiêu trong điêu kiện có thể.
Qua quá trình thực tập tại công ty NetNam, tôi nhận thấy rằng công tác tài chính tại công ty chưa được quan tâm đúng mực. Bộ phận kế toán chỉ đơn thuần đảm trách công tác ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế và lập các báo cáo tài chính, công ty chưa có bộ phận chuyên phụ trách các mảng về tài chính doanh nghiệp. Các hoạt động lập và phân tích các chỉ số tài chính mục tiêu và mong muốn, dự báo tài chính lập ngân sách v.v.. chưa được thực hiện. Việc xử lý các thông tin tài chính được thực hiện một cách rời rạc, không đồng bộ làm cho công ty chưa phát huy được hết sức mạnh, chưa tận dụng được hết các các cơ hội đầu tư cũng như đánh giá được các lợi ích mang lại từ các hoạt động đầu tư. Cụ thể là khoản mục đầu tư ngắn hạn chưa được sử dụng, khoản mục đầu tư 200 triệu vào liên doanh chưa mang lại hiệu quả.
Ngoài ra đứng trước nhu cầu vốn lớn phục vụ cho việc mở rộng và phát triển công ty, và với chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước thì cổ phần hóa là một xu thế tất yêu, do vây cần có một bộ phận chuyên trách đảm nhận các vấn đề liên quan đến cổ phần hóa như: tìm hiểu pháp luật cổ phần hóa, xác định lộ trình cổ phần hóa, lựa chọn đề án cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, đấu giá ra công chúng và kế hoạch hậu cổ phần hóa để đánh giá hết khả năng và rủi ro nhằm tận dụng được mọi nguồn lực tài chính đưa công ty phát triển mạnh mẽ.
b/ Mục đích của giải pháp:
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thông qua việc thành lập phòng tài chính và từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán và hệ thống thông tin nhằm phục vụ mục đích ra quyết định.
c/ Nội dung của giải pháp:
Bước 1: Giữ nguyên phòng kế toán hiện tại không thay đổi.
Bước 2: Thành lập phòng tài chính mà đứng đầu là phó giám đốc tài chính bên cạnh các phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc phụ trách kĩ thuật theo sơ đồ sau:
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức sau khi thành lập phòng tài chính
Lãnh đạo viện
Giám đốc
Phó giám đốc kĩ thuật
Phó giám đốc tài chính
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng tài chính
Các phòng ban có liên quan tới kĩ thuật
Các phòng ban có liên quan tới kinh doanh
Phòng kế toán
Sự khác nhau chủ yếu giữa phòng kế toán và phòng tài chính là trong khi phòng kế toán chỉ đảm nhận các công tác ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lập các báo cáo tài chính thì phòng tài chính sẽ chú trọng tới việc vận dụng các báo cáo tài chính đã lập để phân tích và hoạch định xem đã và sẽ có chuyện gì sảy ra đối với tình hình tài chính của công ty.
Bước 3: Xác định vai trò và chức năng của các phòng kế toán và tài chính:
- Phòng kế toán đảm nhận và chịu trách nhiệm trước phó giám đốc tài chính về các công tác: kế toán chi phí, quản trị chi phí, xử lý dữ liệu, sổ sách kế toán, báo cáo với cơ quan nhà nước, kiểm soát nội bộ, lập các báo cáo tài chính.
- Phòng tài chính sẽ đảm nhận và chịu trách nhiệm trước phó giám đốc tài chính về các công tác: lập kế hoạch tài chính, lập dự báo tài chính, hoạch định đầu tư vốn, quản trị tiền mặt, quan hệ giao dịch với ngân hàng, quản trị các khoản phải thu, phân tích và hoạch định thuế, đảm nhận các vấn đề liên quan tới cổ phần hóa. Sau khi cổ phần hóa thì sẽ đảm nhận thêm các công tác: quan hệ với nhà đầu tư, phân chia cổ tức, v.v...
Bước 4: Xác định cơ cấu nhân sự và tổ chức cụ thể của phòng tài chính:
Tổ chức cụ thể của phòng tài chính dự kiến sẽ như hình 3.2. Đứng đầu phòng tài chính sẽ là tổng thủ quỹ tiếp đến là các giám đốc tín dụng, giám đốc bộ phận vật tư - hàng tồn kho, và giám đốc ngân sách.
Nhân sự trước mắt sẽ tuyển dụng một phó giám đốc tài chính có kinh nghiệm đảm nhận chức vụ này. Giám đốc tài chính sẽ cùng với kế toán trưởng sẽ phụ trách việc thiết lập hệ thống thông tin tài chính và hệ thống thông tin kế toán theo như hình 3.3 và 3.4. Do hạn chế về cơ cấu nhân sự trước mắt phó giám đốc tài chính sẽ kiêm chức năng của tổng thủ quỹ các giám đốc tín dụng, vật tư – hàng tồn kho, và giám đốc ngân sách. Sau này mở rộng công ty sẽ tiếp tục tuyển dụng và bổ nhiệm các vị trí đó. Tùy thuộc vào quy mô phát triển mà xác định nhân lực tương ứng cho phòng tài chính.
Hình 3.2: Cấu trúc phòng tài chính
Phó giám đốc tài chính
Tổng thủ quỹ
Giám đốc tín dụng
Giám đốc vật tư – hàng tồn kho
Giám đốc ngân sách
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
Giám đốc tín dụng sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận công tác tín dụng như vay ngắn hạn, thanh toán nợ đến hạn, chi trả lãi vay v.v...sau đó báo cáo với tổng thủ quỹ.
Giám đốc vật tư – hàng tồn kho chịu trách nhiệm đảm nhận công tác liên quan tới các hoạt động liên quan đến mua sắm vật tư, hàng tồn kho lương công, lao động v.v... sau đó báo cáo với tổng thủ quỹ về các hoạt động.
Giám đốc ngân sách sẽ chịu trách nhiệm lập ngân sách phân tích các quyết định mua sắm đầu tư tài sản cố định.
Tổng thủ quỹ sẽ chịu trách nhiệm báo cáo với phó giám đốc tài chính về quản lý tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn, về kế hoạch về cấu trúc tài chính, về việc bán chứng khoán và trái phiếu để huy động vốn, và về việc lường trước quỹ lương.
Phó giám đốc tài chính sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát, điều chỉnh hoạt động của các cấp dưới và báo cáo cho giám đốc về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hình 3.3: Hệ thống thông tin kế toán
Chi tiền
Rút vốn
Mua sắm tài sản
Trả lương
Dịch vụ
Chủ doanh nghiệp
Góp vốn
Thu tiền
Tiêu thụ SP và dịch vụ
Thu khác
BCLCTT:
Tiền ĐK
+ Thu tiền
- Chi tiền
= Tiền CK
BCKQKD:
Doanh Thu
-Giá vốn
- CFí HĐ
Lợi nhuận
BCĐKT:
Tài sản
-Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu
Mọi nghiệp vụ kinh tế nảy sinh trong hoạt động của doanh nghiệp như thu tiền và chi tiền đều được phòng kế toán ghi nhận và phản ánh vào các báo cáo tài chính nhằm mục đích kiểm soát, quản lý tài chính.
Khi các báo cáo tài chính tạo ra, phòng tài chính sẽ sử dụng các thông tin đó để tạo ra các thông tin tài chính phục vụ cho công tác ra quyết định của giám đốc.
Nhằm có được ra quyết định tốt cho ban giám đốc thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban có nhiệm vụ hỗ trợ cho giám đốc có liên quan.
Hình 3.4 Hệ thống thông tin tài chính
Hệ thống thông tin kế toán
Các báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Các tỉ số tài chính
Tỉ số thanh khoản
Tỉ số nợ
Tỷ số hoạt động
Tỉ số khả năng sinh lợi
Phân tích tài chính
Xu hướng
Cơ cấu
Chỉ số
Thông tin tài chính
Tình hình thanh khoản
Tình hình hoạt động
Quyết định tài chính
Đầu tư
Tài trợ
Quản lý
d/ Kết quả của giải pháp:
Giải pháp khi áp dụng sẽ làm cơ cấu tổ chức thêm hoàn thiện hơn, việc ra quyết định tài chính được thực hiện một cách chính xác và được đảm nhiệm bởi một bộ phận chuyên trách.
Chi phí của giải pháp là nhỏ, nhưng hiệu quả mang lại thì hết sức cụ thể. Trước khi thực hiện giải pháp thì việc quản lý tài chính chưa được làm bài bản, chưa có bộ phận chuyên đảm trách công tác tài chính điều này làm bỏ lỡ những cơ hội phát triển, sau khi thực hiện giải pháp sẽ làm cho việc quản lý và ra quyết định hiệu quả hơn bằng các nghiệp vụ tài chính.
4. Kết luận và kiến nghị:
a/ Kết luận:
Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp từ đó áp dụng vào thực tiễn tại công ty NetNam Viện Công Nghệ Thông Tin, cho thấy vai trò của việc quản trị tài chính đối với công ty là hết sức to lớn.
Phân tích tài chính của công ty NetNam là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong hoàn cảnh thị trường phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi những nguồn lực tài chính giúp công ty có cơ sở để xây dựng những dự án lớn đủ tầm chiếm lĩnh thị trường.
Tuy nhiên đồ án cũng có nhiều hạn chế:
- Đồ án được thực hiện dựa trên cở sở là các báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán do công ty cung cấp, chưa qua kiểm toán do đó có thể số liệu chưa chính xác, các báo cáo lưu chuyển tiền tệ của NetNam tuy là không bắt buộc lập nhưng khi lập nên lại có sai sót, khiến cho quá trình phân tích gặp khó khăn trong việc đánh giá lưu chuyển tiền tệ tại công ty năm 2004-2005.
- Các chỉ tiêu trung bình ngành chưa có gây khó khăn cho việc so sánh hiệu quả của công ty với ngành, do đó chỉ có thể so sánh với những thông tin đã công bố bởi FPT.
- Số liệu tài chính chỉ là của 2 năm 2004 -2005 do đó thiếu tính cập nhật so với thời điểm hiện tại.
- Việc tiếp cận số liệu tại công ty là vô cùng hạn chế, tác giả chỉ có thể tiếp cận những số liệu đơn giản, tính nghiệp vụ chưa cao.
b/ Kiến nghị:
Phân tích tài chính phương pháp hữu hiệu để giúp doanh nghiệp đánh giá được sức mạnh và vị thế của mình ở đâu trên thương trường. Tuy nhiên, bản thân phân tích tài chính chỉ là một công cụ để đánh giá doanh nghiệp, nó chỉ là điều kiện cần trong việc đưa doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường. Để NetNam đạt được mục tiêu luôn tối đa hóa giá trị của mình công ty phải luôn đảm bảo theo sát được những thay đổi của môi trường, để góp phần thực hiện điều đó tôi xin phép được có một số kiến nghị sau dựa trên phân tích SWOT:
Thứ nhất là tận dụng sức mạnh thương hiệu, kinh nghiệm và vị thế là một trong những công ty dẫn đầu thị trường, liên tiếp đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao để thu hút khách hàng nhằm tận dụng những cơ hội mới do Thị trường Internet ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao luôn ở mức 30%, và tỉ lệ thuê bao Internet tăng mạnh v.v...mang lại.
Thứ hai là tận dụng các nguồn tài chính phù hợp với công ty để đầu tư thêm máy móc thiết bị, tăng cường hiệu quả quản lý tài sản, xây dựng cơ cấu tổ chức hoàn thiện đặc biệt là phòng tài chính, đồng thời xây dựng chính sách con người hợp lý để hoàn thiện chất lượng dịch vụ, tăng tốc độ đường truyền nhằm mở rộng thị trường và chống lại sự đe doạ từ phía các đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn về vốn, cơ sở hạ tầng, nhân lực trên thị trường như FPT, VNPT, Viettel, EVN.
Thứ ba là hợp tác chiến lược với các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài để nâng cao vị thế trên thương trường.
Thứ tư là tận dụng lợi thế xuất phát từ môi trường hàn lâm là Viện Công Nghệ Thông Tin để liên tục cập nhật thông tin về sự thay đổi công nghệ trên thị trường cũng như là dự báo các xu hướng công nghệ trong tương lai để có những bước đi tắt đón đầu thị trường tránh phải rơi vào thế bị động và lạc hậu khi công nghệ mới ra đời
Cuối cùng là kiến nghị về việc nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý ổn định, củng cố môi trường ngành, thành lập chỉ tiêu ngành để doanh nghiệp định hướng phấn đấu.
Tài liệu tham khảo;
[1] Bản cáo bạch công ty FPT, 2006
[2] Bộ tài chính, Thông tư 105/203/TT-BTC hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 165/2002QĐ-BTC
[3] Bộ tài chính, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp, 2006
[4] Bộ Thương Mại, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2006
[5] PGS.TS Phạm Thị Gái, Giáo trình Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh, Nhà xuất bản thống kê, 2004
[6] PSG.TS Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp, Nhà Xuất Bản Thống Kê 2005
[7] PGS. TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hảo, Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp, Nhà Xuất Bản Tài Chính Doanh Nghiệp, 2006
[8] Nguyễn Thị Mỵ, Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh, Nhà Xuất Bản Thống Kê. 2005
[9]Đặng Ngọc Thảo, Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính Xí Nghiệp Bêtông xây dựng Thái Nguyên, 2005
[10] Nghiêm Sĩ Thương, Tóm tắt nội dung bài giảng Cơ sở của Quản Lý Tài Chính Doanh Nghiệp, Khoa Kinh Tế Quản Lý Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 2000
[11] Nghiêm Sĩ Thương, Chuyên đề đồ án tốt nghiệp Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, Khoa Kinh Tế Quản Lý Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 2006
[12] Nguyễn Lệ Trinh, Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang. 2004
[13] Eugene F. Brigham, Fundamentals of financial management 4th Edition,The Dryden Press 1985.
[14] Richards A Brealey & Steward C. Myers, Finance - Financial Analysis With Excel, McGraw.Hill
[15] Richards A Brealey & Steward C. Myers, Fundamentals Corporate Finance 3th ed, MacgrawHill, 2001
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4060.doc