Trong tất cả các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói riêng khi có đủ số lượng, chất lượng nhân lực theo yêu cầu thì công tác sử dụng lao động, phân công lao động là yếu tố không kém phần quan trọng. Nếu phân công lao động đúng người đúng việc thì sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Do vậy doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng nhân lực có hệ thống, khoa học tức là quản lý nhân lực một cách bài bản, áp dụng nhiều nhất các thành tựu khoa học vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
53 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và xây dựng biện pháp cải thiện tình hình sử dụng nhân lực ở Xí nghiệp than Nam Mẫu - Công ty TNHH một thành viên than Uông Bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t ra một đơn vị sản phẩm. Từ đó năng suất lao động có nghĩa là người lao động sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều hơn hoặc bằng một số lượng lao động hao phí ít hơn. Hay nói cách khác tăng năng suất lao động chính là nâng cao hiệu quả có ích của lao động cụ thể bằng cách thực hiện những sự cải tiến trong cách thức lao động, sao cho tổng số lao động hao phí để sản xuất ra trong đơn vị giảm xuống và số lượng sản phẩm sản xuất ra trong đơn vị thời gian tăng lên.
Năng suất lao động được nâng cao có tác động tích cực đến việc tăng thêm khối lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Mặt khác nhờ đó mà cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện đời sống của công nhân viên chức trong doanh nghiệp.
Do vậy tăng năng suất lao động là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi xí nghiệp, mọi người lao động trong xí nghiệp kể cả những người làm công tác quản lý, công tác kỹ thuật đều có trách nhiệm nâng cao năng suất lao động của phân xưởng, của toàn xí nghiệp.
Mức năng suất lao động trong xí nghiệp được tính theo công thức tổng quát :
Năng suất lao động
Bình quân chung(W)
=
Khối lượng sản phẩm sản xuất ra(Q)
Lượng lao động đã hao phí (T)
Nhận xét: Nếu năng suất lao động cao sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là đang đi đúng hướng và gặp phải những thuận lợi nhất định trong hoạt động sản xuất và ngược lại.
1.3. Các yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến tình hình sử dụng nhân lực và phương hướng cải thiện.
1.3.1. Các yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến tình hình sử dụng nhân lực ở doanh nghiệp SXCN.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Nhân lực là một yếu tố cấu thành nên hoạt động sản xuất. Việc sử dụng nhân lực là yếu tố mang tính quan trọng trong hoạt động sản xuất, nó quyết định tới năng suất và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để sử dụng nhân lực có hiệu quả là vấn đề bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm, đây là yếu tố mang tính sống còn với bản thân doanh nghiệp. Với nguồn nhân lực hiện có doanh nghiệp phải cân đối tính toán đưa vào sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong quá trình sử dụng nhân lực có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng nhân lực, tuy nhiên có yếu tố ảnh hưởng nhiều, có yếu tố ảnh hưởng ít, có những yếu tố quyết định trực tiếp làm làm thay đổi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị, tổ sản xuất, phân xưởng, hoặc cả một doanh nghiệp. Những yếu ảnh hưởng đến tình hình sử dụng nhân lực đó là:
* Yếu tố số lượng và chất lượng lao động:
Số lượng nhân lực của doanh nghiệp hiện có và huy động được để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích. Đây là nguồn nhân lực trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đánh giá yếu tố biến động lao động đến đâu hay như thế nào ta phải xem xét vào những nội dung như sau:
Trước tiên cần xem xét lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất . Tổng số lao động của doanh nghiệp thường được phân thành các loại sau đây:
+ Công nhân sản xuất: Bao gồm công nhân sản xuất trực tiếp và nhân viên sản xuất gián tiếp.
+ Công nhân viên ngoài sản xuất bao gồm : Nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý.
Nhận xét: Thông qua các chỉ tiêu về nhân lực của doanh nghiệp cho thấy:
- Nếu nhân lực thực có của doanh nghiệp vừa đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản suất kinh doanh , đây sẽ là điều kiện thuân lợi cho việc sử dụng nhân lực của doanh nghiệp.
- Nếu một doanh nghiệp dù có khả năng sử dụng nhân lực tốt đến đâu, nhưng nhân lực thực có không đủ đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chắc chắn việc sử dụng nhân lực của doanh nghiệp cũng không được thuận lợi. Được thể hiện theo quy luật cung cầu.
- Ngược lại nếu nhân lực thực có của doanh nghiệp lớn hơn nhu cầu nhân lực cần thiết phục vụ sản xuất của doanh nghiệp, có thể nói đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình sử dụng nhân lực, nhưng lại là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến yêú tố lao động thì thừa ,công việc lại thiếu từ đó dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, do thừa nguồn nhân lực so với thực tế cần dùng.
* chỉ tiêu thứ hai: Chất lượng nguồn nhân lực.
Nếu nguồn nhân lực của doanh nghiệp có chất lượng tốt hay xấu sẽ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân công nhân lực của doanh nghiệp, cụ thể:
+ Với một khối lượng công việc sản xuất nhất định, nếu nhân lực có chất lượng tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để phân công nhân lực phù hợp và đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc được phân công. Điều này sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc phân công nguồn nhân lực của doanh nghiệp được thuận lợi.
+ Nếu nguồn nhân lực của doanh nghiệp có chất lượng không tốt, cũng cùng với khối lượng công việc sản xuất đã xác định sẽ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành khối lượng công việc được phân công. Do vậy trong quá trình sản xuất phải phân công điều chuyển nguồn nhân lực bổ xung từ vị trí này sang vị trí khác, vì vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc bố trí và sử dụng nhân lực của doanh nghiệp không ổn định từ đó dẫn đến loãng phí về thời gian đi lại làm giảm năng suất trong lao động.
Trên thực tế cho thấy nếu một doanh nghiệp có chất lượng nhân lực tốt sẽ là điều kiện thuận lợi trong quá trình sử dụng nhân lực và là tiền đề để bố trí nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi.
* chỉ tiêu thứ ba: Trình độ nhân lực.
Trình độ nhân lực cũng là một yếu tố mang tính quyết định ảnh hưởng tới tình hình sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn sử dụng nhân lực có hiệu quả thì vấn đề đầu tiên phải thống kê đánh giá trình độ nhân lực của toàn xí nghiệp, phân loại theo trình độ đại học, trung cấp, công nhân kỹ thuật, thợ loa động lành nghề... Nếu trình độ nhân lực theo phân loại đạt thấp , không đáp ứng được yêu cầu thì dẫn đến việc sử dụng nhân lực bị hạn chế, năng suất chất lượng, hiệu quả kém.
* Chỉ tiêu thứ tư: Phân công lao động
Phân công lao động là một quá trình tách riêng các loại lao động khác nhau theo một tiêu thức nhất định trong một điều kiện xác định (Mà thực chất là chia quá trình sản xuất- Kinh doanh) thành các bộ phận tổ và giao cho mỗi cá nhân phù hợp với năng lực sở trường và đào tạo của họ.
Một yêu cầu chung của sự phân công lao động là phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm sức lao động, phát huy tính chủ động và sáng tạo của mỗi người, tạo điều kiện duy trì và nâng cao khả năng làm việc lâu dài cũng như hứng thú của người lao động. đồng thời vẫn đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhân lực của mình
Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của phân công lao động với trình độ phát triển của kỹ thuật và công nghệ với yêu cầu khách quan của sản xuất.
Việc phân công lao động hợp lý sẽ là tiền đề để tổ chức sử dụng nhân lực có hiệu quả, đây là nhân tố quan trọng đảm bảo quá trình sử dụng nhân lực một cách thuận lợi.
Nếu một doanh nghiệp dù có nhân lực đầy đủ đến đâu nhưng nếu không quan tâm chú ý đến việc phân công lao động hợp lý thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tình hình sử dụng nhân lực của doanh nghiệp.
* Chỉ tiêu thứ 5 : trả công người lao động :
Tiền lương dưới chủ nghĩa xã hội là một bộ phận của thu nhập quốc dân, được nhà nước trả cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động mà người đó đã cống hiến cho xã hội.
Tiền lương trong kinh tế thị trường được xem là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Hiện nay trong các doanh nghiệp thường áp dụng hình thức trả lương chính là: Trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian.
Để trả lương theo sản phẩm tốt thì cần phải có biện pháp cụ thể:
+ Xây dựng được định mức lao động có căn cứ khoa học điều này tạo điều kiện để tính toán các đơn giá trả lương chính xác;
+ Đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc sẽ tạo điều kiện để hoàn thành vượt mức kế hoạch
+ Làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra đúng chất lượng đã quy định, tránh tình trạng chạy theo số lượng đơn thuần. Qua đó tiền lương sẽ được tính và trả đúng với kế haọch thực tế.
+ Giáo dục ý thức trách nhiệm cảu người alo động để họ vừa phấn đấu nâng cao năng suất lao động vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm vật tư nguyên liệu và sử dụng có hiệu quả nhất máy móc thiết bị và các trang thiết bị khác.
Hình thức trả lương theo thời gian: Phải thực hiện bố trí đúng người đúng việc, theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện thời gian làm việc
Trong các doanh nghiệp ngoài hình thức trả lương còn áp dụng thực hiện chế độ tiền thưởng đây là khoản tiền bổ xung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả trong sử dụng lao động và trong sản xuất kinh doanh.
Nhận xét
Trong doanh nghiệp sản xuất muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác thì ngoài các biện pháp cụ thể nêu trên doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lượng hàng hoá bán ra, thực hiện tốt công tác tiếp thị, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, cung cấp cho thị trường các sản phẩm tốt đạt tiêu chuẩn chất lượng. Để nâng cao sức cạnh tranh phải đưa ra các sản phẩm mới, hạ giá thành ở mức thị trường chấp nhận được. Đi đôi với công tác này, việc củng cố bộ máy tổ chức, củng cố nâng cao trình độ quản lý, nâng cao trình độ cho người lao động là rất quan trọng. Khi trình độ của người lao động được nâng lên thì sản phẩm làm ra đảm bảo đúng kỹ thuật, lợi nhuận xuất hiện .
Mặt khác để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải hạch toán kinh doanh tính đúng tính đủ các chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp cần có chiến lược đối với lao động, thường xuyên hoàn chỉnh quá trình sản xuất để tiếp cận với thị trường. Nếu có điều kiện nên có chế độ cử lao động đi công tác tại nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
Doanh nghiệp cần phải tổ chức quản lý sao cho khoa học nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất nhịp nhàng liên tục tạo bầu không khí làm việc thoải mái. Bố trí lao động hợp lý khoa học tiết kiệm được nguồn nhân lực giữa người và máy rất thuận tiện khi sử dụng, bỏ qua các động tác thừa. Trong cơ chế mới chủ doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới chiến lược kinh doanh mà còn phải quan tâm tới chiến lược con người đúng đắn đồng nghĩa với việc tăng năng suất lao động, sử dụng lao động có hiệu quả đây cũng là mục tiêu các doanh nghiệp phải chú ý.
Qua vấn đề trên chúng ta có thể thấy quản lý và sử dụng nhân lực là khâu vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Trong một doanh nghiệp sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp được đánh giá qua việc doanh nghiệp có quản lý và sử dụng nhân lực tốt hay không, mức độ chú trọng theo cách quản lý sử dụng của từng doanh nghiệp như thế nào. Người quản lý, sử dụng nhân lực trong một doanh nghiệp phải là người biết nhìn xa trông rộng, phải nắm vững chuyên môn về quản lý nguồn nhân lực, vận dụng thành thạo các kỹ năng, am hiểu tường tận về mục tiêu hoạt động của tổ chức, phải có tâm huyết đối với người lao động. Đồng thời phải biết sắp đặt nhân lực cho phù hợp với năng lực của từng người. Từ đó họ có thể phát huy hết khả năng của mình để hoàn thành công việc một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
1.3.2. Phương hướng cải thiện tình hình sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp SXCN.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp được đặt trong sự cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thường xuyên tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trong đó vấn đề mà các doanh nghiệp phải thực sự quan tâm đó là quản lý và sử dụng nhân lực. Để quản lý và sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả các doanh nghiệp phải tìm ra được các biện pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình sử dụng nhân lực ở doanh nghiệp.
+ Về số lượng lao động :
Căn cứ vào số lượng lao động thực có của doanh nghiệp đã được phân công ở các bộ phận như cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, công nhân- nhân viên, để đánh giá xem tình hình sử dụng lao động của từng bộ phận đã hợp lý chưa, số lao động hiện có, có đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu không, bộ phận nào cần phải tuyển dụng thêm, bộ phận nào cần thiết phải đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ CNVC, thay thế cho số người về hưu, chuyển đi nơi khác Cân đối giữa nhân lực thực có và nhu cầu nhân lực để từ đó có biện pháp xây dựng kế hoạch dự kiến về nhân lực.
+ Về phân công lao động :
Căn cứ vào nguồn lao động hiện có doanh nghiệp phải thực hiện thiết kế công việc chuẩn xác. Để phân công, bố trí lao động một cách hợp lý, khoa học. Trong quá trình sản xuất người lao động chỉ hoàn thành một phần công việc chế biến sản phẩm do đó cần phải phân chia công việc chính xác, bố trí lao động hợp lý vào các vị trí làm việc thích hợp. Việc bố trí lao động phải xem xét đến nhu cầu của sản xuất, đến năng khiếu, trình độ nghề nghiệp của mỗi người theo công việc chính, công việc phụ hoặc bố trí phân công lao động theo ngành nghề, trình độ phức tạp của công việc. Để từ đó người lao động phát huy được sở trường năng khiếu của mình. Việc phân công lao động hợp lý, khoa học trong doanh nghiệp là biện pháp cơ bản giúp cho doanh nghiệp sử dụng và quản lý nhân lực có hiệu quả, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, kinh doanh có lãi.
+ Về quản lý thời gian lao động:
Để sử dụng thời gian lao động có hiệu quả thì doanh nghiệp phải lập kế hoạch sử dụng thời gian lao động của công nhân, đưa ra số ngày làm việc bình quân của một công nhân sản xuất trong năm kế hoạch, theo dõi chặt chẽ giờ công của công nhân hàng ngày, dựa vào bảng chấm công ở các tổ sản xuất, các bộ phận theo dõi công tác của tổ, giấy báo ngừng việc và sổ tổng hợp thời gian lao động của công nhân trong xí nghiệp.
Trong quá trình sản xuất người lao động phải hao phí thời gian, việc nghiên cứu một cách có hệ thống tình hình sử dụng thời gian lao động nhằm xác định những hao phí thời gian có ích ( để quy định mức thời gian lao động) cũng như thời gian lãng phí ( để có biện pháp khắc phục). Do đó quản lý thời gian lao động là biện pháp cần thiết để sử dụng nhân lực có hiệu quả.
+ Chính sách tuyển dụng nhân lực. Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp bình thường khi nào cũng thừa người không đảm bảo chất lượng và thiếu người đảm bảo chất lượng. Khi doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh cao hơn, quyết tâm chuẩn bị cho đầu tư tưong lai nhu cầu tuyển người càng lớn. Doanh nghiệp cần thiết phải có đội ngũ cán bộ có đủ trình độ năng lực đảm nhiệm nhũng công việc trọng yếu. Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp loại trung và lớn cần phải có đội ngũ nghiên cứu triển khai mạnh có khả năng cung cấp cơ sở, căn cứ cho lãnh đạo quyết định và hướng dẫn triển khai về đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ và đổi mới quản lý điều hành như vậy doanh nghiệp hàng năm có nhu cầu tuyển thợ lành nghề, chuyên môn, nghỉ chế độ đáp ứng nhu cầu trong việc sử dụng nhân lực của doanh nghiệp.
+ Chính sách đào tạo nhân lực.
* Đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn, rèn luyện tay nghề, xây dựng phong cách lao động mới cho người lao động :
Đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức là vấn đề không kém phần quan trọng. Đào tạo về mặt kỹ thuật lao động sản xuất- kinh doanh và đào tạo về khả năng tiếp ứng các tác động quản lý, tham gia quản lý. Đào tạo về mặt kỹ thuật lao động phải thích hợp với trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ cơ giới hoá, tự động hoá trong sản xuất kinh doanh. Đào tạo và nâng cao trình độ cho công nhân trong điều kiện sản xuất công nghiệp phát triển là một việc làm vô cùng quan trọng và phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch đào tạo hợp lý, khoa học. Thực hiện đào tạo tại chỗ, đào tạo bằng cách cử đi học tại các trường, lớp tập huấn kiến thức, đào tạo tại nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xây dựng phong cách cho cán bộ công nhân viên chức tự giác trong lao động sản xuất hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
* Tổ chức hợp lý hoá chế độ làm việc nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên:
Người lao động khi tham gia vào quá trình lao động sản xuất sẽ bị tiêu hao sức lực, nếu lao động không có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học sẽ không đem lại hiệu quả lao động, chất lượng cuộc sống thấp. Lao động cần được tổ chức một cách khoa học. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là sự luân phiên một cách hợp lý giữa các kỳ làm việc và các kỳ nghỉ ngơi trên cơ sở phân tích khoa học khả năng làm việc và điều kiện lao động của người lao động Không có nghỉ ngơi, không có lao động sau đó. Nghỉ ngơi xen kẽ hợp lý với lao động là sự cần thiết.
Khi xây dựng chế độ nghỉ ngơi phải xác định tổng số thời gian nghỉ ngơi theo các yếu tố gây mệt, doanh nghiệp phải thực hiện xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi cho một ca, cho một ngày đêm, cho một tuần, một năm. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhằm ngăn ngừa bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, duy trì lâu dài kết quả lao động cao.
* Cải thiện môi trường lao động:
Môi trường lao động là tất cả những yếu tố mang tính chủ quan, khách quan tác động đến sức khoẻ, điều kiện làm việc của người lao động. Đầu tư cải thiện môi trường lao động góp phần tích cực đảm bảo đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh để quá trình đó đạt hiệu quả cao, bền lâu. Cải thiện môi trường phải tập trung vào việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiến bộ, hợp lý hoá chế độ phân công lao động về các mặt chủ động các yếu tố môi trường lao động, ngăn chặn sự lan toả các yếu tố bất lợi đến con người lao động. Cải thiện môi trường lao động gồm các nhóm yếu tố vi khí hậu, vệ sinh, thẩm mỹ và quan hệ xã hội, cải thiện bầu không khí tập thể Do vậy quan tâm tới vấn đề cải thiện môi trường là trách nhiệm của các nhà quản lý trong doanh nghiệp hiện nay.
* Trả công lao động:
Tiền lương dưới chủ nghĩa xã hội là một bộ phận của thu nhập quốc dân, được nhà nước trả cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động mà người đó đã cống hiến cho xã hội.
Tiền lương trong kinh tế thị trường được xem là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Hiện nay trong các doanh nghiệp thường áp dụng hình thức trả lương chính là: Trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian.
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc công việc được giao, do một lao động hoặc một nhóm ngưòi lao động thực hiện đã hoàn thành đảm bảo về số lượng, chất lượng theo theo quy định và đơn giá của một đơn vị sản phẩm hoặc một đơn vị công việc. Công thức tính tiền lương theo sản phẩm:
Tiền lương Đơn giá lương Số sản phẩm
= x
Theo sản phẩm của một SP thực hiện được
Hình thức trả lương này quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả luơng theo năng lực lao động, nó có tác dụng khuyến khích người lao động nâg cao ý thức trách nhiệm phát huy tính năng động sáng tạo để nâng cao năng xuất lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị trong đó có quyền lợi trực tiếp của bản thân họ.
Để trả lương theo sản phẩm được tốt thì cần phải có biện pháp cụ thể như :
+ Xây dựng được định mức lao động có căn cứ khoa học điều này tạo điều kiện để tính toán các đơn giá trả lương chính xác;
+ Đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc sẽ tạo điều kiện để hoàn thành vượt mức kế hoạch
+ Làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra đúng chất lượng đã quy định, tránh tình trạng chạy theo số lượng đơn thuần. Qua đó tiền lương sẽ được tính và trả đúng với kế haọch thực tế.
+ Giáo dục ý thức trách nhiệm cho người lao động để họ vừa phấn đấu nâng cao năng suất lao động vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm vật tư nguyên liệu và sử dụng có hiệu quả nhất máy móc thiết bị và các trang thiết bị khác.
Hình thức trả lương theo thời gian: Phải căn cứ vào mức lương, cấp bậc hoặc công việc và thời gian làm việc thực tế. Cách trả lương thời gian được tính theo công thức:
Tiền lương Đơn giá lương Thời gian
= x
Theo thời gian theo cấp bậc làm việc
Hình thức này chỉ được áp dụng chủ yếu với CBCV làm việc gián tiếp, còn đối với CBCNV trực tiếp chỉ áp dụng với những công việc không xác định được định mức lao động hoặc do tính chất công việc nếu trả lương theo sản phẩm thì không mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực trong sản xuất kinh doanh.
Trả lương thời gian được áp dụng theo hai chế độ.
+ Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ mà lương nhận được của mỗi CBCNVC hưởng theo mức lương cấp bậc và thời gian làm việc nhiều hay ít của mỗi CBCNVC đã thực hiện theo(giờ, ngày, tháng).
+ Chế độ trả lương thời gian có thưởng là hình thức kết hợp thực hiện chế độ trả lương thời gian giản đơn với việc áp dụng các hình thức tiền thưởng nếu CBCNVC đạt được những tiêu chuẩn thưởng theo quy định, hình thức này phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế đồng thời khuyến khích người lao động phát huy hơn nữa trong quá trình lao động để tăng thu nhập cho bản thân và cả doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp ngoài hình thức trả lương còn áp dụng thực hiện chế độ tiền thưởng đây là khoản tiền bổ xung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả trong sử dụng lao động và trong sản xuất kinh doanh
Nhận xét chung:
Trong doanh nghiệp sản xuất muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác thì ngoài các biện pháp cụ thể nêu trên doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lượng hàng hoá bán ra, thực hiện tốt công tác tiếp thị, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, cung cấp cho thị trường các sản phẩm tốt đạt tiêu chuẩn chất lượng. Để nâng cao sức cạnh tranh phải đưa ra các sản phẩm mới, hạ giá thành ở mức thị trường chấp nhận được. Đi đôi với công tác này, việc củng cố bộ máy tổ chức, củng cố nâng cao trình độ quản lý, nâng cao trình độ cho người lao động là rất quan trọng. Khi trình độ của người lao động được nâng lên thì sản phẩm làm ra đảm bảo đúng kỹ thuật, lợi nhuận xuất hiện .
Mặt khác để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải hạch toán kinh doanh tính đúng tính đủ các chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp cần có chiến lược đối với lao động, thường xuyên hoàn chỉnh quá trình sản xuất để tiếp cận với thị trường. Nếu có điều kiện nên có chế độ cử lao động đi công tác tại nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
Doanh nghiệp cần phải tổ chức quản lý sao cho khoa học nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất nhịp nhàng liên tục tạo bầu không khí làm việc thoải mái. Bố trí lao động hợp lý khoa học tiết kiệm được nguồn nhân lực giữa người và máy rất thuận tiện khi sử dụng, bỏ qua các động tác thừa. Trong cơ chế mới chủ doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới chiến lược kinh doanh mà còn phải quan tâm tới chiến lược con người đúng đắn đồng nghĩa với việc tăng năng suất lao động, sử dụng lao động có hiệu quả đây cũng là mục tiêu các doanh nghiệp phải chú ý.
Qua vấn đề trên chúng ta có thể thấy quản lý và sử dụng nhân lực là khâu vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Trong một doanh nghiệp sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp được đánh giá qua việc doanh nghiệp có quản lý và sử dụng nhân lực tốt hay không, mức độ chú trọng theo cách quản lý sử dụng của từng doanh nghiệp như thế nào. Người quản lý, sử dụng nhân lực trong một doanh nghiệp phải là người biết nhìn xa trông rộng, phải nắm vững chuyên môn về quản lý nguồn nhân lực, vận dụng thành thạo các kỹ năng, am hiểu tường tận về mục tiêu hoạt động của tổ chức, phải có tâm huyết đối với người lao động. Đồng thời phải biết sắp đặt nhân lực cho phù hợp với năng lực của từng người. Từ đó họ có thể phát huy hết khả năng của mình để hoàn thành công việc một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Phầ II: Đánh giá tình hình sử dụng nhân lực ở Xí nghiệp than Nam Mẫu
2.1. Đặc điểm sản phẩm - khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình hình hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp than Nam Mẫu.
2.1.1. Đặc điểm sản phẩm-khách hàng.
* Đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm của Xí nghiệp sản xuất ra là than, than có những đặc điểm như sau:
- Than là nguồn tài nguyên thiên nhiên (không tái tạo) năm trong lòng đất được tạo thành bởi nguồn thực vật bị chôn vùi dưới lòng đất do tác động của nhiệt độ, hoạt động phân huỷ của vi sinh vật và các điều kiện khác khi đến tuổi tạo thành than. Than không thể dùng nguyên nhiên liệu khác để ra công chế biến tạọ thành được.
- Than là nguồn nhiên liệu chính phục vụ cho các ngành công nghiệp nặng, nhẹ và cung cấp nhiệt lượng phục vụ cho đời sống hàng ngày trong nhân dân.
- Than mới được khai thác ra từ trong lò gọi là than nguyên khai. Trong than nguyên khai có các loại than cục, than cám. Qua khâu chế biến sàng tuyển cho các loại than có phẩm cấp khác nhau, Cụ thể các loại than có chất lượng như sau:
Than cục các loại : với chất lượng than có độ Ak 7.0 á 10,0%
Than cám 3 : với chất lượng than có độ Ak 10.0 á 15,0%
Than cám 4 : với chất lượng than có độ Ak 15.01 á 26%
Than cám 5 : với chất lượng than có độ Ak 26.01 á 33,0%
Than cám 6 : với chất lượng than có độ Ak 33.01 á 45,0%
Là một Xí nghiệp trực thuộc công ty TNHH một thành viên than Uông Bí sản lượng than của Xí nghiệp sản xuất hàng năm thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch công ty giao.
* Đặc điểm khách hàng.
Về khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp do công ty chỉ định.
Khách hàng được công ty chỉ định tiêu thụ sản phẩm than của Xí nghiệp là Xí nghiệp cảng và sàng tuyển, trực thuộc công ty TNHH một thành viên than Uông Bí. Đặc điểm khách hàng là một đơn vị trực thuộc công ty do vậy sản lượng tiêu thụ hàng năm được thực hiện theo kế hoạch về số lượng chất lượng, phẩm cấp đạt theo tiêu chuẩn Việt Nam (do phòng KCS xí nghiệp và công ty đảm nhận) Về thời gian giao hàng nhận hàng được thực hiện theo hàng tháng, quý, năm. Công tác thanh toán vì đơn vị tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp là xí nghiệp cảng và sàng tuyển cùng trong một công ty do vậy đây là điều kiện rất thuận lợi cho công tác thanh toán tiền hàng của xí nghiệp. Do vậy Xí nghiệp chỉ việc tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm theo đúng kế hoạch đã định. Trong mấy năm gần đay diện sản xuất than của Xí nghiệp được công ty giao Xí nghiệp thực hiện lập kế hoạch sản xuất khai thác than hầm lò là chính.
* Đặc điểm công nghệ sản xuất.
+ Quy trình công nghệ
Công nghệ khai thác than của Xí nghiệp được thể hiện theo sơ đồ sau. Sơ đồ 1 quy trình công nghệ sản xuất than
4
5
6
3
2
Chú thích:
(1) Than khai thác trong lò chợ bằng phương pháp khoan nổ mìn kết hợp thủ công được đưa xuống máng trượt có độ dốc từ 25 á 30o
(2): Than được rót xuống máng cào đặt ở lò dọc vỉa, đổ xuống máng cào đặt ở thượng vận tải.
(3): Than được rót từ thượng vận tải xuống xe goòng
(4): Than được kéo goòng chứa than ra cửa lò đổ xuống bãi chứa than
(5): Tại bãi chứa than ở cửa lò, máy xúc xúc than lên ô tô
(6): Ô tô chở than từ bãi chứa than ở cửa lò về giao cho Xí nghiệp sàng tuyển và Cảng tại nhà sàng + 130.
Quy trình khai thác, sản xuất, tiêu thụ than của Xí nghiệp được tổ chức liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một quá trình khép kín. Quy trình công nghệ đó thể hiện trong sơ đồ 1 với các nội dung chủ yếu.
Đào lò mở, thiết kế cơ bản: công nghệ được áp dụng là khoan nổ mìn
khai thác than: đến nay công việc khai thác than hầm lò vẫn dựa lao động thủ công với dụng cụ đơn giản: Quốc chim, choòng
Vận chuyển than nguyên khai từ trong lò ra ngoài: công việc này đã được cơ giới hoá với tỷ lệ khá cao. Vận chuyển than nguyên khai từ hầm lò ra ngoài được thực hiện bằng hệ thống máng cào, xe goòng tới bãi chứa than.
Tại bãi chứa than: Sử dụng máy xúc để xúc than lên ô tô, để chuyển than thành phẩm từ bãi chứa than đến bãi tiêu thụ và giao cho Xí nghiệp sàng tuyển và Cảng.
* Quy trình sản xuất.
PX Vận tải lò
PX đào lò 1
PX thông gió đo khí
PX đào lò 2
PX Cơ điện lò
PX đào lò 3
PX cơ giới
PX khai thác 1
PX cơ khí sửa chữa
PX khai thác 2
PX môi trường STT
PX khai thác 3
PX xây dựng
PX khai thác 5
PX phục vụ
PX khai thác 6
PX phục vụ đời sống
PX khai thác 8
PX khai thác 9
Các phân xưởng khai thác 1,2,3,5,6,8,9 và phân xưởng đào lò 1,2,3 là các phân xưởng sản xuất chính, sản phẩm than nguyên khai được khai thác sản xuất tại các phân xưởng này. Quá trình sản xuất ở đây là khép kín, tổ chức sản xuất theo dây chuyền, có nhiều loại thiết bị và công nhân. Phân xưởng sản xuất chính chuyên môn hoá theo đối tượng chỉ sản xuất một loại sản phẩm than.
Các phân xưởng phụ là phân xưởng cơ điện lò, phân xưởng cơ khí sửa chữa, phân xưởng vận tải lò, cơ giới xây dựng, thông gió đo khí, môi trường và Sàng Tuyển Than không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm phụ của Xí nghiệp mà chỉ thực hiện một số công việc phục vụ sản xuất vận chuyển than.
Các phân xưởng phụ trở gồm phân xưởng phục vụ, phân xưởng phục vụ đời sống có nhiệm vụ, đảm bảo cho hoạt động sản xuất chính và sản xuất phụ diễn ra bình thường, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các phân xưởng khác trong Xí nghiệp như xây dựng, gia công, sửa chữa, cơ khí
Qua sơ đồ 1.2 ta thấy các phân xưởng được sắp xếp hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của Xí nghiệp. Các phân xưởng chính, phân xưởng phụ và bộ phận phụ trợ có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than của Xí nghiệp.
Các bước tiến hành khai thác lò chợ. Khâu nổ mìn là khâu trọng yếu, khi khoan nổ mìn song đạt hiệu quả và an toàn sau đó tiến hành sản xuất như vận chuyển gỗ, vận chuyển than từ vị trí khấu xuống lò, sau đó xúc than lên tàu điện kéo ra ngoài cửa lò xuống bãi chứa than ở cửa lò, khâu chống cuốc được tiến hành nhanh chóng và chuẩn xác làm giảm bớt áp lực nén của lò. Thao tác gồm đánh bích đạp, đánh gánh đỡ, cuốc sửa gương, cài chèn nên đoản và chống cột, sau khi chống cột song tiến hành sang máng. Tháo dỡ máng trượt luồng đã khai thác cũ và chuyển luồng khai thác mới.
Khâu sang xếp cũi lợn, tháo dỡ cũi lợn khi phá hoả thường kỳ làm cho phần đá vách nằm trên vỉa than sấp xuống theo ý muốn, khi khai thác hết lượng than phía dưới nhằm mục đích triệt tiêu áp lực, đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác.
Đặc điểm công nghệ khai thác than của Xí nghiệp là công nghệ truyền thống chủ yếu là thủ công, chi phí nhân công lớn, giá thành sản phẩm cao. Để nâng cao năng xuất lao động, tăng sản lượng, tăng doanh thu giảm chi phí, giảm giá thành. Xí nghiệp cần áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào hoạt động sản xuất để giảm chi phí nhân công. Với những đặc điểm sản phẩm khách hàng cùng với quy trình công nghệ và đặc điểm công nghệ khai thác than của Xí nghiệp được áp dụng ở Xí nghiệp trong những năm gần đây được đánh giá bằng kết quả sản xuất kinh doanh qua bảng số liệu sau.
2.1.2. Tình hình hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp than Nam Mẫu.
Để đánh giá về tình hình hiệu quả hoạt động sản suất kinh doanh của Xí nghiệp than Nam Mẫu ta xem xét trong bảng số liệu thống kê hai năm 2004 – 2005 của Xí nghiệp.
Qua bảng 01 cho thấy:
+ Về chỉ tiêu hiện vật:
- Sản lượng than năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 254.305 tấn về số tuyệt đối, và đạt 132,5% về số tương đối.
- Về m lò chuẩn bị sản xuất năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 4410m về số tuyệt đối, và đạt 148,7% về số tương đối.
- Về chỉ tiêu than sạch năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 164,348 tấn về số tuyệt đối, và đạt 158,2% về số tương đối.
+ Về chỉ tiêu giá trị:
- Tổng doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 96.360 trđ về số tuyệt đối, và đạt 140,5% về số tương đối.
- Lợi nhuận năm 2005 tăng so với năm 2004 là 3.499 trđ về số tuyệt đối, và đạt 833,8% về số tương đối.
- Thu nhập bình quân đầu người/ tháng năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1.108.603đ về số tuyệt đối, và đạt 140,8% về số tương đối.
Nhận xét chung:
Qua bản số liệu đánh giá và nhận xét trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp than Nam Mẫu năm 2005 so với năm 2004 tăng cả về chỉ tiêu giá trị và hiện vật cụ thể:
- Sản lượng tăng 32,5%
- Doanh thu tăng 40,5%
Đế có được cái nhìn toàn diện về hoạt động sản xuất khai thác của Xí nghiệp cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài việc căn cứ vào số liệu đã thực hiện thì quá trình phân tích thông qua các chỉ tiêu phản ánh đánh giá tình hình sử dụng nhân lực của Xí nghiệp được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu sau.
Qua số liệu bảng 02 cho thấy:
Để đạt được 781.000 tấn về sản lượng Xí nghiệp cần sử dụng 2.587 lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Trong điều kiện bình thường để đạt được sản lượng 1.035.305 tấn Xí nghiệp cần sử dụng 3.429 lao động, nhưng trên thực tế Xí nghiệp chỉ sử dụng có 2539 lao động. Như vậy Xí nghiệp đã tiết kiệm được 890 người so với điều kiện bình thường.
Vậy trong điều kiện bình thường với 2587 người thì khối lượng sản phẩm Xí nghiệp đạt781.000 tấn vậy với 2539 người trên thực tế Xí nghiệp chỉ đạt được766509 tấn. Nhưng trên thực tế Xí nghiệp đã đạt được 1035305 tấn. Như vậy đạt cao hơn điều kiện bình thường là 268796 tấn.
Như vậy qua số liệu bảng 03 cho thấy tình hình sử dụng nhân lực của Xí nghiệp than Nam Mẫu là rất hiệu quả.
2.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng nhân lực của Xí nghiệp than Nam Mẫu, so sánh nhận xét và đánh giá.
Để phản ánh tình hình sử dụng nhân lực của Xí nghiệp than Nam Mẫu ta có thể căn cứ vào các chỉ tiêu cụ thể sau:
2.2.1, Chỉ tiêu nguồn nhân lực và nhân lực thực có của xí nghiệp:
Qua số liệu bảng 03 cho thấy:
Tổng số CBCNV của xí nghiệp có sự biến động như sau:
Tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp năm 2005 giảm so với năm 2004 là 48 người về số tuyệt đối và giảm 1,86% về số tương đối, cụ thể:
Khối công nhân viên trực tiếp: Tăng 135 người về số tuyệt đối và đạt 106,7% về số tương đối.So với KH cũng tăng 135 người về số tuyệt đối và đạt 106,7 % về số tương đối. Trong năm 2005 so sánh giữa KH và thực hiện thì ta thấy.
- Công nhân khai thác than tăng 268 người về số tuyệt đối; đạt 117,1%, về số tương đối.
- Công nhân đào lò tăng 36 người về số tuyệt đối, đạt 110,8% về số tương đối.
công nhân lái xe ôtô, xúc, gạt tăng 05 người về số tuyệt đối, đạt 104% về số tương đối.
- Công nhân cơ điện giảm 25 người về số tuyệt đối, đạt 104% về số tương đối.
- Công nhân cơ khí, sửa chữa giảm 89 người về số tuyệt đối, đạt 54,0% về số tương đối.
- Công nhân xây dựng và lao động phổ thông giảm 25 người về số tuyệt đối, đạt 115 % về số tương đối.
Khối công nhân gián tiếp: Giảm 183 nười về số tuyệt đối, đạt 69,3% về số tương đối. Trong đó:
- Cán bộ lãnh đạo giảm 39 người về số tuyệt đối và đạt 78% về số tương đối.
- Nhân viên kỹ thuật giảm 8 người về số tuyệt đối và đạt 92,4% về số tương đối.
- Nhân viên kinh tế giảm 30 người về số tuyệt đối và đạt 76,0% về số tương đối.
- Nhân viên hành chính - phục vụ giảm 90 người về số tuyệt đối và đạt 47% về số tương đối.
- Nhân viên hành chính giảm 30 người về số tuyệt đối và 27,3% về số tương đối.
Nhận xét chung:
Quan số liệu phân tích cho thấy
Về chỉ tiêu sử dụng nhân lực năm 2005 so với 2004 tổng số nhân lực toàn Xí nghiệp đã giảm là 48 người. Xí nghiệp đã căn cứ vào kế hoach sản xuất, thiết kế công việc cho từng công việc, từng bộ phận, do vậy đã có sự điều chỉnh nhân lực của từng bộ phận. Hiệu quả sản xuất đã được nâng nên theo số liệu thống kê bảng 01.Nhưng xét về tổng thể nhân lực phục cho kế hoạch sản suất kinh doanh của Xí nghiệp là chưa tương xứng.
Qua bảng 04 cho thấy:
Qua bảng số liệu 05 cho thấy :
Tổng số CBCNVC toàn xí nghiệp năm 2005 giảm 48 người so với năm 2004. Trong đó :
- Cán bộ công nhân viên năm 2005 đã giảm 14 người so với năm 2004. Trong đó năm 2005, CBCNV chiếm tỷ lệ trong tổng số lao động toàn Xí nghiệp là 277/2539 = 11,0 %.
- Nhân viên phục vụ và lao động phổ thông năm 2005 đã giảm 314 người so với năm 2004. Trong đó năm 2005, Nhân viên phục vụ và lao động phổ thông chiếm tỷ lệ trong tổng số lao động toàn Xí nghiệp là 216/2539 = 8,5 %.
- Công nhân kỹ thuật năm 2005 đã tăng 280 người so với năm 2004. Trong đó năm 2005, Công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ trong tổng số lao động toàn Xí nghiệp là 2046/2539 = 80,6 %.
* Trình độ chuyên môn:
+ Đại học tăng 6 người và chiếm tỷ lệ 231/ 2539 người = 9,1%.
+ Cao đẳng tăng 01 người và chiếm tỷ lệ 111/2539 người = ,4,4%.
+ Trung học - công nhân kỹ thuật giảm 14 người và chiếm tỷ lệ 188/2539 người = 7,4 %.
+ Công nhân kỹ thuật - Lao động phổ thông giảm 41 người và chiếm tỷ lệ 2106/2539 = 82,5 %. Trong đó công nhân lao động phổ thông giảm 86 người, công nhân kỹ thuật tăng 45 người.
* Tuổi đời:
+Dưới 30 tuổi tăng 01 người và đạt tỷ lệ 1330/2539 = 44,5 %.
+Từ 31 – 45 tuổi tăng 07 người và chiếm tỷ lệ 1039/2539 = 40,9 %.
+ Từ 46 – 55 tuổi giảm 03 người và chiếm tỷ lệ 161/2539 = 6,3 %.
+ Dưới 60 tuổi giảm 53 người và chiếm tỷ lệ 9/2539 = 0,4 %.
* Giới tính:
- CBCNVC nam tăng 109 người và chiếm tỷ lệ 2172/2539 = 85,5 %
- CBCNVC nữ giảm 157 người và đạt tỷ lệ 367/2539 = 14,5%
* Đoàn đảng :
- Đảng viên tăng 13 người và đạt tỷ lệ = 13,3 %
- Đoàn viên tăng 08 người và đạt tỷ lệ 1011/2539 = 39,8 %
* Trình độ bậc thợ:
- Công nhân thợ bậc 1 giảm 1 người , bậc 2 tăng 6 người, bậc3 tăng 6 người và đạt tỷ lệ (14+ 33+446)/ 2539 = 14%
- Công nhân thợ bậc 4 tăng 6 người, bậc 5 giảm 7 người và đạt tỷ lệ
( 918 + 436)/ 2539 = 53,3 %
Công nhân thợ bậc 6 giảm 18 người , bậc7 giảm 22 người và đạt tỷ lệ (140 + 47)/ 2539 = 7,4 %.
Với các chỉ số tính trên cho thấy chất lượng nhân lực của xí nghiệp than Nam Mẫu năm 2005 có tốt hơn năm 2004. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nhân lực của Xí Nghiệp trong năm 2005. Nhưng còn một số chỉ số chưa đạt yêu cầu mà xí nghiệp than Nam Mẫu cần phải xem xét điều chỉnh đó là :
-Về giới tính . CBCNVC nữ của xí nghiệp chiếm tỷ lệ 14,5 % là cao
nên có biện pháp giảm tỷ lệ nữ xuống dưới 10% thì mới phù hợp vỳ chế biến sản suất than là ngành công nghiệp nặng, công việc nặng là chính chỉ phù hơp với nam giới.
- Về Đảng, đoàn: Số CBCNVC là Đảng viên của xí nghiệp còn thấp, nên lãnh đạo xí nghiệp cần quan tâm hơn nữa về công tác giáo dục, giúp đỡ đoàn viên, quần chúng ưu tú để bồi dưỡng phát triển đảng viên. Bởi vỳ ngoài các chỉ tiêu đối với ngưòi lao động cần phải có về sức khoẻ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề ra thì người lao động cần phải có sự hiểu biết về chủ trương chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước và quy định chung của cơ quan, xí nghiệp. Có trình độ lãnh đạo mọi cá nhân và tổ chức thực hiện thì hiệu quả công việc xẽ tăng nên gấp bội.
Qua bảng số liệu 06 cho thấy:
Tình hình sử dụng thời gian lao động số ngày làm việc có hiệu quả, số công có hiệu quả của công nhân toàn Xí nghiệp năm 2005 đều tăng so với kế hoạch.
Số ngày làm việc bình quân của mỗi công nhân tăng 17 ngày/ năm:
17 x 2.539 = 43.163 ngày công
Bên cạnh đó tổng số lao động giảm 48 người làm giảm số ngày công làm việc: - 48 x 270 = -12.960 ngày công
Từ ảnh hưởng của hai nhân tố trên cho thấy thực tế Xí nghiệp đã tăng ngày
công là : 43.163 – 12.960 = 30.203 ngày công.
Từ kết quả trên cho thấy tình hình sử dụng lao động của xí nghiệp than Nam Mẫu có khá hơn năm 2004. Số ngày công tăng thêm 30.203 ngày/ năm là do xí nghiệp huy động CBCNVC trong xí nghiệp làm thêm ca chứ không phải là công tác sử dụng lao động tốt về mặt thời gian.
Qua chỉ số thời gian giờ công có hiệu quả trong một ca của một công nhân lao động năm 2005 có tăng so với năm 2004. Nhưng so với quy định của bộ luật lao động và quy định của xí nghiệp thì chỉ số 5,2 giờ làm việc có hiệu quả/1 ca của một lao động thì chưa đạt yêu cầu.
Qua bảng số liệu 07 cho thấy:
- Cán bộ quản lý năm 2005 đã giảm 45 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và giảm 24,2% về số tương đối. Trong đó năm 2005 số cán bộ quản lý chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 141/2539 = 5,5%.
+ Số lao động đúng trình độ chuyên môn năm 2005 đã giảm 36 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và giảm 20,9% về số tương đối. Trong đó năm 2005 số lao động đúng trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng trong tổng số CB quản lý toàn Xí nghiệp là 136/141 = 96,5%.
+ Số lao động không đúng trình độ chuyên môn năm 2005 đã giảm 9 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và giảm 64,3% về số tương đối. Trong đó năm 2005 số lao động đúng trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng trong tổng số CB quản lý toàn Xí nghiệp là 5/141 = 3.5%.
- Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ năm 2005 đã giảm 8 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và giảm 7,6% về số tương đối. Trong đó năm 2005 số cán bộ chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 97/2539 = 3,8%.
+ Số lao động đúng trình độ chuyên môn năm 2005 đã giảm 3 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và giảm 3,5% về số tương đối. Trong đó năm 2005 số lao động đúng trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng trong tổng số CB chuyên môn nghiệp vụ toàn Xí nghiệp là 85/97 = 87,6%.
+ Số lao động không đúng trình độ chuyên môn năm 2005 đã giảm 5 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và giảm 29,4% về số tương đối. Trong đó năm 2005 số lao động đúng trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng trong tổng số CB chuyên môn nghiệp vụ toàn Xí nghiệp là 12/97 = 12,4%.
- Công nhân, nhân viên năm 2005 đã tăng 5 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và tăng 0,2% về số tương đối. Trong đó năm 2005 số Công nhân, nhân viên chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 2301/2539 = 90,7%.
+ Số lao động đúng trình độ chuyên môn năm 2005 đã tăng 10 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và giảm 0,44% về số tương đối. Trong đó năm 2005 số lao động đúng trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng trong tổng số công nhân, nhân viên toàn Xí nghiệp là 136/141 = 96,5%.
+ Số lao động không đúng trình độ chuyên môn năm 2005 đã giảm 9 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và giảm 64,3% về số tương đối. Trong đó năm 2005 số lao động đúng trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng trong tổng số công nhân, nhân viên toàn Xí nghiệp là 5/141 = 3.5%.
Nhận xét:
Qua bảng số liệu 07 và quá trình phân tích ở trên cho thấy:
Việc phân công lao động theo trình độ chuyên môn năm 2005 đã được cải thiện hơn so với năm 2004. Tuy nhiên xét về thổng thể Xí nghiệp vẫn còn những mặt hạn chế trong việc phân công lao động không đúng với trình độ chuyên môn đã được đào tạo. cụ thể:
Ba đối tượng lao động là: Cán bộ quản lý lao động, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, công nhân, nhân viên đều có số lượng lao động được phân công không đúng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến việc sử dụng lao động còn gặp nhiều hạn chế.
Qua bảng số liệu 08 cho thấy:
- Cán bộ lãnh đạo năm 2005 đã giảm 45 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và giảm 24,19% về số tương đối. Trong đó số cán bộ lãnh đạo năm 2005 chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 141/2539 = 5,5%.
- Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ năm 2005 đã giảm 8 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và giảm 7,6% về số tương đối. Trong đó số cán bộ chuyên môn nghiệp vụ năm 2005 chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 97/2539 = 3,8%.
- Công nhân, nhân viên năm 2005 đã tăng 5 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và tăng 0,2% về số tương đối. Trong đó số công nhân, nhân viên năm 2005 chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 141/2539 = 90,7%.
Nhận xét:
Qua tổng hợp và phân tích về tình hình cơ cấu ba lực lượng lao động cho thấy, tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp của Xí nghiệp than Nam Mẫu là tương đối phù hợp với một đơn vị sản xuất và khai thác than.
Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Qua bảng số liệu 09 cho thấy:
- Trình độ Đại học năm 2005 đã tăng 6 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và tăng 4,7% về số tương đối. Trong đó Trình độ Đại học năm 2005 chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 134/2539 = 5,3%.
- Trình độ Cao đẳng năm 2005 đã tăng 1 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và tăng 0.09% về số tương đối. Trong đó Trình độ Cao đẳng năm 2005 chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 111/2539 = 4,4%.
- Trình độ Trung học năm 2005 đã giảm 14 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và tăng 6,9% về số tương đối. Trong đó Trình độ Trung học năm 2005 chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 188/2539 = 7,4%.
- Công nhân kỹ thuật năm 2005 đã tăng 19 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và tăng 0,9% về số tương đối. Trong đó Công nhân kỹ thuật năm 2005 chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 2026/2539 = 79,7%.
- Lao động phổ thông năm 2005 đã giảm 60 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và tăng 42,8% về số tương đối. Trong đó Lao động phổ thông năm 2005 chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 80/2539 = 3,2%.
Nhận xét:
Qua tổng hợp và phân tích về tình hình phân loại theo trình độ chuyên môn cho thấy, tỷ lệ giữa trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung học, Công nhân ký thuật, Lao động phổ thông của Xí nghiệp than Nam Mẫu năm 2005 là tương đối phù hợp với một đơn vị sản xuất và khai thác than.
Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để thực hiện chỉ đạo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất.
Qua bảng số liệu 10 cho thấy:
- Số người bị tai nạn lao động năm 2005 đã giảm 2 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và tăng 7,5% về số tương đối. Trong đó số người bị tai nạn lao động năm 2005 chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 13/2539 = 0,5%.
- Số người bị bệnh nghề nghiệp năm 2005 đã giảm 4 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và tăng 33,0 % về số tương đối. Trong đó số người bị bệnh nghề nghiệp năm 2005 chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 8/2539 = 0,3%.
- Số người do không còn khẳ năng lao động năm 2005 đã giảm 1 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và tăng 16,67% về số tương đối. Trong đó số người do không còn khẳ năng lao động năm 2005 chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 6/2539 = 0,24%.
- Số người chuyển công tác năm 2005 đã tăng 2 người so với năm 2004 về số tuyệt đối và tăng 40% về số tương đối. Trong đó số người chuyển công tác năm 2005 chiếm tỷ trọng trong tổng số CBCNV toàn Xí nghiệp là 7/2539 = 0,27%.
Nhận xét:
Số người bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp, không đủ khả năng lao động, người chuyển công tác năm 2005 đã giảm so với năm 2004 về số tuyệt đối là 5 người và giảm 13,1% về số tương đối.
Và tỷ lệ số người bị tai nạn lao động, , bị bệnh nghề nghiệp, không đủ khả năng lao động, người chuyển công tác chiếm tỷ lệ 33/2539 = 1,3%. Đây là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nhân lực của Xí nghiệp than Nam Mẫu trong quá trình hoạt động sản xuất.
Qua bảng số liệu 11 cho thấy:
NLSĐ cho một công nhân viên trong xí nghiệp tính theo giá trị và hiện vật đều tăng so với 2004. NSLĐ tính bằng hiện vật cho 1 công nhân viên sản xuất công nghiệp là 408 tấn/người/ năm so với 2004 tăng 106 tấn/người/ năm tương đương với mức tăng là 35%. NSLĐ cho công nhân sản xuất đạt 569 tân/người/ năm so với 2004 tăng tấn/người/ năm tương đương với mức tăng 0,1%.
Xét về mặt giá trị: NSLĐ của 1 công nhân viên sản xuất công nghiệp đạt 120.846.700đ/người – năm tăng so với 2004 là 41.060.459đ/người năm tương ứng với mức tăng là 51%. Trong đó NSLĐ bằng giá trị tính cho một công nhân sản xuất chính tăng 18.582.696đ/người năm tương ứng với mức tăng 12% so với kế hoạch. Để thấy rõ mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc tăng năng suất lao động tính theo hiện vật cần tiến hành phân tích ảnh hưởng của chúng.
Qui luật lợi thế do qui mô cho biết khi sản lượng tăng, sản lượng tăng thành phần lao động cố định trong 1 đơn vị sản lượng sẽ giảm tương đối nhờ đó tăng năng suất lao động bình quân sẽ tăng lên hay sản lượng và số lượng công nhân sản xuất ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động qua biểu thức:
Q = Ncn*W.
Trong đó:
Q-là sản lượng than sản xuất .
Ncn: là số công nhân sản xuất .
W: là năng suất lao động của công nhân sản xuất chính.
Dùng mức thay thế phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của 2 nhân tố đến sản lượng sản xuất .
+ Sản lượng kỳ năm 2004.
Qo=No*Wox12 = 1376*568*12=781.568 tấn.
+ sản lượng kỳ phân tích ( TH 2005 ).
Qtt=Ntt*Wtt=1820*569 = 1.035.580 tấn.
Thay thế lần thứ nhất thay No=Ntt tính lại Q:
Q1=1820*568=1.033.760 tấn.
Vậy lượng công nhân làm cho sản lượng tăng.
DQ1=Q1-Qo=1.035.580-781.568=254.012 tấn.
Thay thế lần thứ 2 thay No = Wtt
Q2=18201*569=1.035580 tấn.
Vậy NSLĐ tăng làm cho sản lượng sản xuất trong năm tăng .
DQ2=Q2-Q1=1.035.580-1.033.760=1820 tấn.
Cộng ảnh hưởng của 2 nhân tố đến sản lượng sản xuất là:
DQ=DQ1+DQ2= 254.012+1820=255.832 tấn.
Như vậy sản lượng sản xuất của xí nghiệp than Nam Mẫu tăng 161735 tấn tương ứng với mức tăng là 43,7% là do số công nhân tăng 5% và NSLĐ tăng 37%, ngoài ra còn có nguyên nhân là sự thay đổi điều kiện tự nhiên và kỹ thuật.
Qua bảng số liệu 12 cho thấy:
Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp than Nam mẫu năm 2004 và 2005 như sau:
Tổng doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 40,5% tương ứng với 237.937 triệu đồng điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là tương đối tốt.
Doanh thu thuần năm 2005 tăng so với năm 2004 là 40,5% tương ứng với 237.937 triệu đồng. Trong đó không phải chi, chi phí bán hàng, chi phí quản lý của năm 2005 tăng 71,1% so với năm 2004 là vấn đề xí nghiệp cần phải xem xét, hướng biến động như vậy là không đối tốt đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải tiết kiệm hơn nữa các khoản chi phí quản lý
Tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2005 tăng so với năm 2004 cụ thể năm 2005 đạt 3.471.170.109 đồng; Năm 2004 đạt 2.112.023.766 đồng tương ứng tăng 64,3% ( Do xí nghiệp được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuận sau thuế bằng lợi nhuận trước thuế) chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đạt hiệu quả khá tốt.
2.3. Những nguyên nhân trực tiếp, trung gian ảnh hưởng đến tình hình sử dụng nhân lực của Xí nghiệp than Nam Mẫu.
Phần III : Hướng các biện pháp cải thiện tình hình sử dụng nhân lực của Xí nghiệp than Nam Mẫu.
Biện pháp 1: Hợp lý hoá phân công lao động theo thời gian.
Biện pháp 2: Hợp lý hoá phân công lao động theo trình độ chuyên môn.
Biện pháp 3: Hợp lý hình thức trả công lao động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7477.doc