Đề tài Phân tích vai trò kinh tế của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Quá trình đổi mới những năm qua cho thấy rằng việc chuyển nền kinh tế của nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là phù hợp với xu thế phát triển tất yếu khách quan của nền kinh tế, phù hợp với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế. Chúng ta tiến hành chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước, đây là hướng đi rất đúng đắn và phù hợp mà Đảng ta đã lựa chọn.Và thực tế đã chứng minh rằng có cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là nhân tố khách quan cần thiết cho việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhưng đồng thời, cơ chế thị trường cũng có những tác động tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước phát huy tích cực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những măt tiêu cực. Luôn tìm mọi cách để nâng cao vai trò quản lý của nhà nước về kinh tế bởi nếu không có sự quản lý của nhà nước về kinh tế thì việc điều hành nền kinh tế nước ta sẽ không có hiệu quả và chúng ta sẽ không thể tiến lên chủ nghĩa xã hội được.

doc15 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích vai trò kinh tế của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phân tích vai trò kinh tế của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa(xhcn) việt nam ở trong nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam ? Muốn tăng cường vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước ở nước ta , ta phải làm gì? Nhận xét của giáo viên: Lời nói đầu Sau chiến tranh nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung không còn phù hợp với hoàn cảnh của đất nước ta nữa vì nó tuyệt đối hoá vai trò kinh tế nhà nước,phủ nhận vai trò của các thành phần kinh tế ,toàn bộ đơn vị sản xuất của kinh tế do bàn tay của nhà nước nắm giữ điều hành thông qua cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao độ từ trung ương đến địa phương và các đơn vị cơ sở bằng hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh cứng nhắc hậu quả của nó sinh ra bộ máy quản lí nhà nước cồng kềnh và hàng nghìn doanh nghiệp quốc doanh dựa vào sự bao cấp của nhà nước sức sản xuất của nền kinh tế bị kìm hãm ,thị trường không phát triển nhận thức sớm được những mặt hạn chế đó Đảng và nhà nước đã kịp thời đổi mới ,chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường .trong quá trình đổi mới đó chúng ta phải trải qua một thời kì đó là thời kì quá độ - đó là thời kỳ cơ chế cũ chưa hoàn toàn mất đi, cơ chế mới chưa thực sự ra đời. Vì vậy chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách.trong điều kiện đó vai trò của nhà nước là cực kì quan trọng ,lí do để nhà nước can thiệp vào nền kinh tế do những trục trặc của thị trường ,đôi khi thị trường không phân bố nguồn lực một cách có hiệu quả ,và sự can thiệp của chính phủ có thể cải thiện các hoạt động kinh tế , chính phủ đã đặt ra những quy định về pháp luạt và trong việc bảo đảm tài chính cho mình ,thông qua đánh thuế và vai mượn ,chính phủ gây ra một ảnh hưởng rất lớn đến giá cả,lãi xuất và sản xuất.Tuy nhiên chính phủ cũng không thể kiểm soát phần lớn tổng chi và lượng tiền trong nền kinh tế .do đó chính phủ sẽ có những quyết định đứng đắn vào những thời điểm cần thiết với nước ta , quản lí nhà nước vừa bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vừa thiết lập kỉ cương trong các hoạt động kinh tế là điều kiện của ổn định và phát triển Bên cạnh đó, còn có một số vấn đề tồn đọng và yếu kém cần giải quyết: nền kinh tế của đát nước còn nghèo và chậm phát triển, tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực, quản lý nhà nước còn nhiều thiếu sót, cồng kềnh. Em xin cám ơn thầy! nội dung I- Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế Để tìm hiểu vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay trước hết chúng ta phải hiểu kinh tế thị trường là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế hàng hoá do sự tác động của các quy luật kinh tế vốn có của nó.Cơ chế đó có tác dụng giải phóng mọi năng lực của xã hội, huy động mọi tiềm năng của ngành và thành phần kinh tế. Cơ chế thị trường đã có tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó một là nhân tố khách quan cần thiết cho xây dựng và phát triển đất nước theo con đường XHCN. Tuy vậy bản thân nền kinh tế thị trường cũngchứa đựng những khuyết tật. đó là sự tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, số người thất nghiệp ngày càng tăng, công bằng xã hội không được đảm bảo. . . như vậy bản thân nền kinh tế thị trường không thể giải quyết đồng thời mục tiêu phát triển và muc tiêu công bằng xã hội. Vì vậy cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm của nó, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, hiệu quả và đạt được sự công bằng xã hội., tạo lập các cân đối vĩ mô, ngăn nhừa những đột biến xấu, điều chỉnh thông qua các công cụ chính sách pháp luật đảm bảo về mặt pháp lý sự bình đẳng đối vơí mọi thành phần kinh tế. Vì vậy sự tác động của nhà nước- một chủ thể có khả năng nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào nền kinh tế là một tất yếu của sự phát triển kinh tế và xã hội. Thiếu sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để cho nền kinh tế thị trường tự do hoạt động thì việc điều hành nền kinh tế nước ta sẽ không có hiệu quả. ii. Nền kinh tế thị trường XHCN và vai trò kinh tế của nhà nước ở Việt Nam. 1 -Kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam hiện nay Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà viềt nam đang xây dựng là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ,vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước ,theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường theo cơ chế hàng hoá có ưu điểm là thúc đẩy quá trình xã hội hoá nhanh chóng làm cho sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc, hình thành các mối quan hệ kinh tế và phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và người sản xuất tạo tiền đề cho sự hợp tác ngày càng chặt chẽ. Nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Mặt khác, nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường còn thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nó giải phóng các mối quan hệ kinh tế ra khỏi sự chói buộc của nền sản xuất tạo những điều kiện cần thiết cho việc phát triển sản xuất ở trình độ cao. Vì vậy, ở Việt Nam kinh tế hàng hoá mà đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển trong thời kỳ quá độ lên CNXH là :”nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản ký của nhà nước”(văn kiện Đại hội VII) 2-Đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xhcn ở việt nam hiện nay. Một là, từng bước thực hiện những quá trình mang tính quy luật của bước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước với tự do hoá giá cả, tự do hoá thương mại là khâu trung tâm đột phá từng bước tiến tới cơ chế thị trường đích thực. Hai là, cơ chế thị trường còn thiếu đồng bộ, mang nhiều yếu tố tự phát, rối loạn, bộ máy quản lý của nhà nước còn yếu kém, tình trạng quan liêu thiếu hiểu biết, thậm chí trì trệ, bảo thủ trước bước ngoặt chuyển đổi kinh tế. Thể chế thị trường chưa tạo môi trường ổn địnhvà an toàn cho sản xuất kinh doanh đặc biệt là những yếu kém trong thể chế tài chính tiền tệ, tín dụng đang là lực cản của quá trình chuyển đổi.cơ chế vận hành thô sơ tạo điều kiện cho kiểu làm ăn bất chính, cơ chế quản ký đổi mới thiếu triệt để, làm phát sinh, phát triển nhiều tệ nạn tham nhũng, các mặt tiêu cực của thị trường. Ba là, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế định hướng XHCN là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, chưa có mô hình vạch sẵn. do vậy không thể ngay từ đầu hình dung ra toàn bộ các chi tiết của mô hình thị trường, cũng không vạch ngay ra một lịch trình cứng nhắc của bước chuyển đổi mà phải thực hiện cơ chế thị trường vừa tổng kết để tiếp tục hoàn thiện. Bốn là, chúng ta chủ trương chuyển sang cơ chế thị trường trên cơ sở ổn định chính trị, lấy ổn định chính trị làm tiền đề và điều kiện cho cải cách kinh tế, mặt khác cũng nhận thức rõ phải đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực hành chính trên cơ sở đổi mới quản lý của nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường tiếp tục ổn dịnh chính trị đưa cải cách tiến lên những bước phát triển mới. Trên đây là những đặc trưng cơ bản nhất của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện tại và trong tương lai. Những đặc trưng này kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động tự do của họ làm cho nền kinh tế phát triển năng động, huy động được nguồn lực xã hội. Hơn nữa cơ chế thị trường mềm dẻo hơn. Nhà nước có khả năng thích nghi cao hơn khi những điều kiện kinh tế thay đổi, thích ứng kịp thời giữa sản xuất với nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó cơ chế thị trường cũng có nhiều khuyết tật. Nó chỉ thể hiện đầy đủ khi có sự kiểm soát của cạnh tranh hoàn hảo. Các doanh nghiệp có thể vì lợi nhuận mà lạm dụng tài nguyên của xã hội gây ô nhiễm môi trường. Sự tác động của cơ chế thị trường dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo, lạm phát, bùng nổ dân số, thất nghiệp gia tăng. 3-Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam. Kinh tế nhà nươc là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước ,tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước :đất đai tài nguyên .ngân sách ,quỹ dự trữ quốc gia ,ngân hàng ,bảo hiểm ,kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ,phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác nhau. Dưới đây đề cập đến vai trò của thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta thứ nhất ,vai trò mở đường của kinh tế nhà nước. thành phần kinh tế nhà nước cần phải mở đường trong những lĩnh vực sau: - Xây dựng mới ,nâng cao ,cải tạo ,mở rộng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và cuộc sống như giao thông ,thông tin liên lạc ,nước sạch và các công trình công cộng khác khắc phục cho sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá ........việc xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn lớn ,thời gian thi công dài ,hiệu quả thu hồi vốn thấp hoặc bao cấp .vì thế thông thường nhiệm vụ dó đặt lên vai kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế nhà nươc để khắc phục sự lạc hậu của kết cấu hạ tầng và tạo nền tảng cho nền kinh tế - Tập trung nghiên cứu để xây dựng mới và cải tạo ,bổ sung ,và giup đỡ các doang nghiệp của các thành phần kinh tế khác sản xuất những hàng hoá và các ngành kinh tế mũi nhọn mà trong nước có lợi thế ,có khả năng cạnh tranh ,thị trường có nhu cầu đem lại thu nhập lớn ,thu hút được lực lượng lao động ,tạo đà cho phát triển kinh tế và hội nhập các khu vực và thế giới. - Cùng với các thành phần kinh tế khác ,thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thăm dò ,khai thác ,bảo quản,phát triển và sử dụng có hiệu quả tài nguyên và các tiềm năng của đất nước .hơn ai hết ,khu vực kinh tế nhà nước là người nắm giữ phần lớn tài sản quốc gia ,là chủ thể quan trọng chi phối các hoạt động kinh doanh .kinh tế nhà nước cần phải đi tiên phong ,là người mở đường dẫn lối cho các thành phần kinh tế khác ,bằng chính vai trò kinh tế của mình ,trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tiềm năng có hạn của xã hội - Thành phần kinh tế nhà nước tức là các doanh nghiệp nhà nước mở đường ,đi đầu trong đổi mới trình độ và năng lực đổi mới kinh tế ,với trang thiết bị ,công cụ quản lí kinh tế hiện đại ,hiệu quả và chế độ phân phối hợp lí ,khuyến khích làm giàu chinh đáng ,lành mạnh hoạt động tài chính ,chống lãng phí tham nhũng - Thành phần kinh tế nhà nước cũng là người tiên phong làm gương cho các thành phần kinh tế khác trong việc thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước ,đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu nhập cho ngân sách quốc gia ,tạo điều kiện đầu tư cho kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi .kinh tế nhà nước và các doang nghiệp nhà nước ;là nơi thu hút một lực lượng lao động khá đông đảo ,góp phần giải quyết việc làm ,hạn chế tình trạng thất nghiệp ,hạn chế sự phân hoá giầu nghèo phân tầng xã hội - Thành phần kinh tế của nhà nước tiêu biểu xem trọng người lao động ,động lực của sự phát triển kinh tế .người lao động trong mọi chế độ xã hội bao gồm cũng là yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội .Do đó việc xem trọng nhân tố con người là điều kiện quan trọng ,quyết định việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia .vân đề đặt ra là muốn tăng hiệu quả sản xuất xã hội thì phải tăng chất lượng và mức sống của người lao động . Tóm lại ,vai trò mở đường của thành phần kinh tế nhà nước về thực chất tạo nền tảng để định hướng cho nền kinh tế phát triển đúng quỹ đạo ,hợp quy luật phát triển nhanh ,bền vững ,gắn ngay từ đầu những vấn đề phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng văn minh. Thứ hai ,vai trò lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Nhà nước phải có tiềm lực kinh tế mạnh .trong điều kiện hiện đại của nước ta , chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp nhà nước ,cho đến nay hầu hết các sản phẩm , hàng hoá cho sản xuất và đời sống do các doanh nghiệp nhà nước cung cấp như :điện ,nước ,bưu chính ,giao dục ,y tế ...... Vai trò công cụ quản lí vĩ mô của thành phần kinh tế nhà nước phải tạo tiền đề vững chắc cho nền kinh tế phát triển ổn định ,đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội cũng như đối phó với những đột biến bất thường .vai trò quản lí vĩ mô của nhà nước thông qua thành phần kinh tế nhà nước thể hiện ở sự phát triển của lực lượng sản xuất ,ở sự tín dụng nguồn lực khan hiếm để sản xuất vật chất cho nền kinh tế và khả năng quản lí . Vai trò định hướng điều tiết thành phần kinh tế nhà nước phải thể hiện là một đòn bẩy quan trọng để hạn chế tình trạng cạnh tranh quá mức nhằm ổn định và thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển tạo đà cho việc tăng trưởng kinh tế. Kinh tế nhà nước là một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng để hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường.Kinh tế nhà nước đóng vai trò tiên phong trong sản xuất kinh doanh thuộc những nghành sinh lợi thấp nhưng cần thiết cho quốc kế dân sinh,những nghành kinh tế mà các thành phần kinh tế khác không mấy quan tâm nhưng lại cần cho xã hội,những nghành vốn lớn ,thu hồi vốn lâu như:việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng của nền kinh tế,các công trình phúc lợi.vv........ .Thứ ba, Kinh tế nhà nước là nguồn lực nuôi bộ máy nhà nước Các cán bộ viên chức nhà nước được nhà nước trả lương từ ngân sách nhà nước thông qua phân phối lại trong nền kinh tế quốc dân.Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách.Vì vậy để cải cách tiền lương thực hiện được và có ý nghĩa thiết thực,một mặt,chủ yếu là giảm biên chế trong bộ máy nhà nước,bắt đầu từ việc xác định bộ máy nhà nước hợp lý ,hiệu lực và hiệu quả.Mặt khác,tăng thu ngân sách nhà nước,trước mắt giảm dần tình trạng nợ đọng và trốn thuế. Vai trò mở và vai trò lực lượng vật chất và công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của kinh tế nhà nước và nguồn lực nuôi bộ máy nhà nước có quan hệ gắn bó lẫn nhau tạo nền tảng cho xã hội mới đồng thời là cơ sở xác định phương hướng đổi mới kinh tế nhà nước III-Thực trạng và những tồn tại 1-Những thành tựu đã đạt được Từ năm 1986,nhất là vào đầu những năm 90 đến nay thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,các thành phần kinh tế ở Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ đặc biệt nhờ có luật doanh nghiệp nhà nước,luật hợp tác xã,luật doanh nghiệp và các văn bản quy định của chính phủ .....nên khuân khổ pháp lý môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế được thiết lập và từng bước được hoàn thiện.Các thành phần kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng và khẳng định vai trò của mình Qua bảng số liệu có thể thấy qui mô vốn đầu tư thực hiện của các thành phần kinh tế tăng khá.năm sau cao hơn năm trước,riêng thành phần kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đâù tư của nền kinh tế Quy mô cơ cấu vốn đầu tư phát triển chỉ tiêu quy mô vốn đầu tư thực hiện (nghìn tỉ đồng) tỉ trọng (%) 1999 2000 2001 2002 2003 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 131,2 145,3 163,5 183,8 217,6 100 100 100 100 100 Vốn nhà nước 77 83,6 95 103,3 123,0 58,7 57,5 58,1 56,2 56,5 Vốn ngoài quốc doanh 31,5 34,6 38,5 46,5 58,1 24,0 23,8 23,5 25,3 26,7 Vốn đầu tư nước ngoài 22,7 27,1 30 34 36,5 17,3 18,7 18,4 18,5 16,8 Cùng với sự phát triển của thành phần kinh tế khác thì thành phần kinh tế nhà nước vẫn giữ được vị trí trọng yếu trong nền kinh tế, tiếp tục đóng góp lớn nhất vào các nguồn thu nội địa của chính sách.Các thành phần kinh tế phát triển góp phần tăng thu cho ngân sách của nhà nước.Chẳng hạn,trong tổng thu ngân sách nhà nước năm 2000 và 2002 thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,22% và 5,49% thu từ doanh nghiệp nhà nước là 21,7%và 22,28% thu từ công thương nghiệp và dịch vụ quốc doanh là 6,39% và 6,47%.Đóng góp của các thành phần kinh tế tăng lên trong những năm gần đây đã chứng tỏ,sức sẩn xuất của các doanh nghiệp được giải phóng,hiệu quả quản lý điều hành của chính phủ và các nghành,các cấp đối với thành phần kinh tế được nâng cao. Để đảm bảo cho kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa,ổn định phát triển kinh tế,chính trị,xã hội của đất nước,một trong những công việc mà chúng ta đang làm là sắp xếp,đổi mới,phát triển doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hoá doanh nghiệp .Sau hơn 10 năm thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước,tính đến hết năm 2004 đã có trên 2200 doanh nghiệp được cổ phần hoá, trên 450 doanh nghiệp mới hình thành có vốn đầu tư của nhà nước. 2-Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì khu vực kinh tế nhà nước vẫn tồn tại nhiều yếu kém Số lượng doanh nghiệp nhà nước vẫn quá nhiều 4296 doanh nghiệp vốn quá it,nhưng phần lớn lại tập trung vào các tổng công ty lớn như:Dầu khí ,xi măng xăng dầu ,hàng không ,hàng hải,đường sắt ,điện lực Nhiều doanh nghiệp tài chính thiếu lành mạnh,độ tin cậy của các đối tác,quần chúng nhân dân thấp,nợ quá cao 8,5% năm 2003 trong số 77%doanh nghiệp có lãi thì chưa đầy 40% doanh nghiệp là có mức lãi bằng và cao hơn lãi suất vay ngân hàng thương mại.Nhiều doanh nghiệp lãi và hoà vốn là nhờ chính sách tài chính của chính phủ như:Xóa nợ,vay ưu đãi,cho lại thuế,xoá nợ đọng,trợ cấp xuất khẩu.Những doanh nghiệp lãi cao phần lớn là hoạt động trong lĩnh vực độc quỳên hoặc coi như độc quỳên. Sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế kém nhiều mặt hàng nhất là thuộc lĩnh vực nông lâm thửy sản còn kém hơn cả so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên là do nhận thức của những cán bộ Đảng viên,các cấp ,các nghành kể cả cán bộ chủ trì thiếu thông suốt thống nhất chưa cao nhà nước vẫn duy trì những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước các doanh nghiệp nhà nước chưa có tính tự chủ,tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh mất khả năng cạnh tranh trên thị trường.Hiên nay chính phủ đang thực hiện chủ trương cổ phần hoá và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước chưa gắn quá trình cổ phần hoá với việc niêm ýêt trên thị trường chứng khoán để thu hút vốn và kéo được các nhà đầu tư chiến lược. Điều đó nói lên tầm quan trọng của nhà nước XHCN trong hoạt động thị trường ở nước ta. IV-.Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý vĩ mô của nhà nước ta Như đã nói ở trên, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hết sức cần thiết và quan trọng. Nhưng việc nhà nước tham gia vào quản lý nền kinh tế chỉ thực sự có hiệu quả khi nó tuân theo hai nguyên tắc sau: Một là, không can thiệp trực tiếp, không áp đặt thô bạo ý chí của nhà nước vào quá trình hình thành giá. Nhà nước chỉ có thể tấc động gián tiếp vào nền kinh tế thông qua cơ chế cung cầu giá cả của thị trường. Hai là, Nhà nước điều khiển sự hoạt động của nền kinh tế bằng các chiến lược, các kế hoạch dài hạn, cac thiệp vào các hiện tượng và quá trình kinh tế bằng các công cụ lãi suất thuế và chi tiêu. Hiệu lực hành chính của nhà nước phải dược thực hiện một cách gián tiếp thông qua con đường thể chế hoá các chính sách kinh tế thành quy phạm pháp luật. Và sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý kinh tế của nhà nước: Thứ nhất, là cần phải phân định sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng là sự tác động định hướng về mặt chính trị đối với quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan và thực trạng của nền kinh tế, Đảng đề ra đường lối chính sách kinh tế lớn và các biện pháp chính để thực hiện mục tiêu đề ra. Thứ hai, là nâng cao kiến thức khoa học kinh tế thị trường cho cán bộ. Quản lý nền kinh tế thị trường cần những cán bộ có kiến thức và năng lực. Việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức mới nhất là kiến thức về quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ là hết sức cần thiết, nhất là cán bộ quản lý vĩ mô. Đối với đối tượng này, thông qua hình thức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức. Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp cần trang bị sâu hơn những kiến thức về kinh doanh, thị trường, luật kinh tế, quản lý kinh tế, nghệ thuật kinh doanh,... Thứ ba, là nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước. Chuyến sang nền kinh tế thị trường, nhiều chức năng quản lý cuả nhà nước có sự thay đổi. Từ chỗ nhà nước quản ký nền kinh tế bắng mệnh lệnh hành chính, qua nhiều cấp chuyển sang định hướng, điều tiết, kiểm tra các hoạt động kinh tế. Bốn là, xây dựng và thực hiện chính sách xã hội gắn liền với chính sách kinh tế.Phát huy vai trò của nhà nước trong việc đề ra chính sách thích hợp và tổ chức thực hiện đầy đủ. Năm là, phải tinh giảm bộ máy hành chính nhà nước sao cho gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả. Xây dựng các chương trình kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta theo mục tiêu mong muốn. Đồng thời phải tạo môi trường thuận lợi cho nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần phát triển, phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng hiệu quả, tạo động lực kích thích sản xuất phát triển, quản lý tài sản quốc gia, phân bổ một cách hợp lý... Trên đây là các giải pháp nhằm đổi mới, tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước. Có như vậy mới có thể khắc phục được những khuyết tật của cơ chế thị trường, phát huy mặt tích cực của nó. Kết luận Qua bài viết chúng ta thấy rằng, việc chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là một bước ngoặt quan trọng làm thay đổi đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Sự thành công hay thất bại của quá trình chuyển đổi quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Quá trình đổi mới những năm qua cho thấy rằng việc chuyển nền kinh tế của nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là phù hợp với xu thế phát triển tất yếu khách quan của nền kinh tế, phù hợp với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế. Chúng ta tiến hành chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước, đây là hướng đi rất đúng đắn và phù hợp mà Đảng ta đã lựa chọn.Và thực tế đã chứng minh rằng có cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là nhân tố khách quan cần thiết cho việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhưng đồng thời, cơ chế thị trường cũng có những tác động tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước phát huy tích cực đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những măt tiêu cực. Luôn tìm mọi cách để nâng cao vai trò quản lý của nhà nước về kinh tế bởi nếu không có sự quản lý của nhà nước về kinh tế thì việc điều hành nền kinh tế nước ta sẽ không có hiệu quả và chúng ta sẽ không thể tiến lên chủ nghĩa xã hội được. tài liệu tham khảo 1-/ Văn kiện đại hội Đảng VI, VII, VIII. 2-/ Giáo trình kinh tế chính trị tập II. 3-/ Cơ chế thị trường và vai trò kinh tế của nhà nước ở Việt Nam-NXB Thống Kê - 1994. 4-/ Kinh tế học của P. Samuelson Tập I 5-/ Kinh tế học của David - Begg Tập I 6-/ Tạp chí kinh tế phát triển số 13/96 Bài “Vai trò nhà nước trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa kinh tế thị trường của nước ta”-Tác giả: Dương Thị Liễu 7-/ Tạp chí nghiên cứu phát triển số 102/99 Bài “Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường “ Tác giả: TS Vũ Anh Tuấn. Mục lục LờI NóI ĐầU------------------------------------------------------------1 NộI DUNG--------------------------------------------------------------- 2 I-TíNH TấT YếU KHáCH QUAN ,VAI TRò QUảN Lí Vĩ MÔ CủANHà NƯớC II-NềN KINH Tế THị TRƯờNG XHCN Và VAI TRò KINH Tế CủA NHà NƯớC ở VIệT NAM ----------------------------------------------------------------------------------------3 1-Kinh tế thị trường xhcn ở việt nam hiện nay 3 2-Đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xhcn ở việt nam hiện nay 3 3-Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xhcnở việt nam 5 III-THựC TRạNG Và NHữNG TồN TạI --------------------------------------------------8 1-Những thành tựu đã đạt được 8 2-Những tồn tại hạn chế và những nguyên nhân 9 IV-MộT Số GIảI PHáP NHằM NÂNG CAO NĂNG LựC Và HIệU QUả QUảN Lí Vĩ MÔ CủA NHà NƯớC ----------------------------------------------------------------- KếT LUậN 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35784.doc
Tài liệu liên quan