Kinh tế thị trường như TS. Nguyễn Như Phát nói “ được xem là một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loaị khi con người đã phải trải qua sự thống trị của kinh tế tự nhiên làm cho xã hội vận động chậm chạp và sự thống trị của kinh tế chỉ huy làm mất động lực kinh tế, triệt tiêu tính năng động và sáng tạo của con người. Cho đến nay chúng ta chưa tìm ra một kiểu tổ chức kinh tế nào có hiệu quả hơn kinh tế thị trường vì nó luôn hàm chứa trong mình những thách thức đối với sự nhạy bén và sáng tạo của con người thông qua môi trường cạnh tranh ”. Tiến sỹ đã đề cập đến tính chất quan trọng của nền kinh tế thị trường đó chính là tính cạnh tranh. Đã là kinh tế thị trường thì đương nhiên có cạnh tranh và cạnh tranh theo nghĩa là tranh giành khách hàng thì chỉ có trong khuôn khổ của kinh tế thị trường.
57 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật chống hàng giả, hàng nhái – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưng hiện nay, trên thị trường nước ta, một nhãn hiệu hàng hoá ra đời có thị phần thì không lâu, hàng giả, hàng nhái ra theo. Nước Lavie bán chạy thì lập tức có Li Va, Le Vi... Mì ăn liền Vi Fon thì có Ni Pon, Vi Pon, Li Pon... Hành vi trên không chỉ làm đau đầu các nhà sản xuất chân chính thông qua việc trắng trợn chiếm đoạt tài sản, bản quyền của họ mà còn là sự lừa đảo đối với người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu chính là tài sản vô hình mà doanh nghiệp phải đầu tư. Chính vì vậy thời gian qua, nhiều người sửng sốt được biết công ty hoá phẩm P/S đấu giá thương hiệu P/S từng chiếm 80% thị trường kem đánh răng Việt Nam trong những năm trước đây và hiện nay. Cho nên vấn đề độc quyền sản phẩm phải được coi trọng, song rất dễ dàng bị nhái hàng giả làm theo mẫu mã.
Thủ đoạn và kỹ thuật sản xuất ngày càng tinh vi, làm cho người mua dề nhầm lẫn, cơ quan chức năng khó phát hiện, ngay cả chính nhà sản xuất hàng thật cũng khó phân biệt.
Các siêu thị trong thành phố Hồ Chí Minh bình thường thu hút được 40% khách mua hàng. Có lẽ con số đó sẽ giảm bởi sự xuất hiện của hàng giả và hàng nhái. Thậm chí số hàng giả, hàng nhái này có cả hoá đơn giả, chứng từ giả. Các siêu thị Hồ Chí Minh đang cố gắng ngăn chặn nguồn hàng giả, hàng nhái đến từ khắp nơi để tránh làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các nhà sản xuất chân chính.
Xuất hiện trên các đường dây liên tỉnh, khép kín từ sản xuất, vận chuyển tiêu thụ. Địa bàn từ thành phố ra các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Điều này khiến cho quyền lợi của người tiêu dùng ở các vùng xa xôi chưa được bảo vệ. Hàng giả, hàng nhái và cả hàng kém chất lượng như: hàng làm hỏngcũng được chuyển hết về nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa. Các mặt hàng như: dép, giầy thậm chí cả thực phẩm. Thêm vào đó, những người tiêu dùng ở đó, mặc dù biết là hàng giả, hàng nhái nhưng vẫn phải chấp nhận. Bởi vì họ không thể vì một hộp cá, một đôi dép, một chai bia.. mà cất công đi tàu, xe cả ngày lên thành phố khiếu nại.
Vấn đề đặt ra với cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là không chỉ chờ người tiêu dùng đến khiếu nại mà phải phối hợp cùng quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ đầu ra của sản phẩm.
Thành phần, đối tượng ngày càng mở rộng.
Loại hình ngày càng đa dạng: hàng nội giả hàng ngoại và ngược lại, hàng ngoại giả hàng ngoại, hàng nội giả hàng nội. Trong đó chủ yếu giả vì nhãn hiệu , kiểu dáng
Hiện nay đã có nhiều sản phẩm của Việt nam với chất lượng cao đã làm cho nhiều sản phẩm ngoại phải e ngại. Rõ ràng là sản phẩm của chúng ta đang dần lấy được thế cạnh tranh. Nhóm quạt điện là một ví dụ sinh động của sự trưởng thành trong cạnh tranh. Và nhiều ví dụ khác nữa: ngành dệt, mau mặc, giày dép, gốm sứ, bóng đèn, phích nước, bột giặt, bánh kẹo, dược phẩm...Chính vì vậy gần đây đã xuất hiện một hiện tượng mới: hàng ngoại giả nội. Một số hàng nước ngoài do chất lượng thua kém hàng Việt nam đã bị xóa tên để để mang tên bóng đèn, ruột phích Rạng Đông, pin Văn Điển... Có nhiều lý do để tin tưởng rằng trong một thời gian không lâu, nhiều mặt hàng của Việt nam sẽ đủ sức mạnh cạnh tranh được với hàng ngoại. Tuy nhiên, trước mắt, các nhà sản xuất Việt Nam đang phải đương đầu với cả hai sức ép khá căng thẳng từ hai phía: hàng ngoại và hàng giả.
Hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng cũng còn nghiêm trọng.
Như các sản phẩm mỹ phẩm hiện nay ,hàng giả có rất nhiều mà người tiêu dùng khó có thể nhận ra .Các thương hiệu càng nổi tiếng , tiêu thụ càng mạnh thì bị làm giả càng nhiều :
Ví dụ : Hiệu Lavert của hãng Debon được bán khắp các chợ ở Long Xuyên , Châu Đốc ,Cần Thơ ... có bao bì ,màu sẵc giống hệt hàng Debon nhưng giá chỉ có 25.000/hộp .Trong khi giá thực là 200.000/hộp .
Son không phai của Revelon giá thực là 150.000/cây tùy màu thì hàng giả chỉ có 50.000/cây .
Những sản phẩm mĩ phẩm của Shiseido giá thấp nhất là 275.000đ/hộp thì hàng giả chỉ có 70.000 đ /hộp
Hiện nay, các cơ quan pháp luật mới chỉ tập trung việc đấu tranh, ngăn chặn và xử lý bọn tội phạm làm hàng giả, nhưng đối với hàng nhái thì thấy như chưa có biện pháp hữu hiệu nào. Ông Nguyễn Trung Thành, giám đốc công ty xuất nhập khẩu thiết bị y tế Đồng Tháp (Domesco) cho biết: Sau hơn hai năm, ông cùng các giáo sư, dược sĩ cao cấp tìm tòi, thử nghiệm chế tạo thành công sản phẩm thuốc Dogarlic, một loại thuốc chiết xuất từ dược thảo nghệ và tỏi. Qua một thời gian, thuốc bán trên thị trường được nhiều người tiêu dùng chấp nhận, lập tức các công ty dược khác đồng loạt cho ra đời các loại thuốc mang tên Garlic cũng có cùng công thức và mẫu mã bao bì hoàn toàn giống. Ông nói: “Chúng tôi, những người tâm huyết muốn đầu tư nghiên cứu, sáng chế nhưng khổ nỗi bao nhiêu chi phí đổ ra cho nghiên cứu thử nghiệm bị hàng nhái giành mất lợi nhuận cho nên không thể bỏ kinh phí mãi ra được”. Hàng nhái và tình trạng ăn cắp bản quyền sẽ làm thui chột sự sáng tạo và giết chết những công trình sáng chế.
Một công ty dược nhái mẫu mã thuốc Stephen Hunter (Pha Export) Pty Ltd. Hàng dược phẩm này đã tung vào thị trường Việt Nam loại thuốc Zadol có tác dụng giảm đau ngoại vi. Với chương trình khuyến mãi tiếp thị, quảng cáo cho nên họ chiếm được thị phần. Thế nhưng, năm 1996, trên thị trường bỗng xuất hiện Zanidol của một công ty nọ. Người chuyên môn nhìn vào chỉ phát hiện có hai từ “N, i” là khác, còn lại là từ bao bì, mẫu mã, màu sắc hoàn toàn giống nhau. Trong khi Zadol giá 480 đồng/viên thì Zanidol chỉ bán có 170 đồng/viên.
Vừa qua có vụ khiếu nại liên quan đến nhãn hiệu “ Super Maxilitex” của công ty Nippon Paint Việt nam cũng làm nhiều người phải quan tâm. Do trước đó có công văn số 758/KN ngày 23/7/2001 của Cục sở hữu công nghiệp kết luận: mẫu nhãn hiệu “Super Maxilitex” của Công ty Nippon Paint ( Việt nam) đã sử dụng tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “ Super Maxilite” đang được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số25508 của Công ty Imperial Chemical Industries Plc (Anh), viết tắt là Công ty ICI, nên Công ty Nippon đã gửi đơn khiếu nại lên Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường yêu cầu xem xét lại quyết định của Công văn trên.
Theo công ty Nippon Paint (VN):
(1). Công ty đã sử dụng nhãn hiệu tổng thể “ NIPPON PAINT SUPER MAXILITEX & N logo ” trên bao bì của mình. Vì vậy, khi so sánh đánh giá tính tương tự để dẫn đến khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “SUPER MAXILITE” của ICI cần phải so sánh hai nhãn hiệu tổng thể với nhau. Nhãn hiệu của Nippon Paint có cấu tạo, cách trình bày, màu sắc, cách phát âm, ý nghĩa hoàn toàn khác. Điều này khẳng định người tiêu dùng Việt nam dù với trình độ học vấn nào cũng có thể phân biệt sản phẩm sơn của Nippon Paint với sản phẩm sơn của Công ty ICI.
(2). Về chi tiết, NIPPON PAINT là tên thương mại và nhãn hiệu N logo được nhiều người biết đến là nhãn hiệu có uy tín và quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt nam. SUPER là tính từ chung mang tính khen ngợi sản phẩm, không ai được độc quyền. MAXILITEX là sự kết hợp của tiết đầu tố “MAXI” và nhãn hiệu “LITEX” đã được Công ty Nippon đăng ký độc quyền cho các sản phẩm sơn tại Việt nam từ năm 1992 sớm hơn rất nhiều sản phẩm với sản phẩm mang nhãn hiệu “SUPPER MAXILITE” của ICI. Tiếp đầu tố “MAXI” là tính từ có nghĩa mô tả (rộng lớn) không có khả năng phân biệt, không ai được độc quyền. Việc kết hợp tạo thành nhãn hiệu “MAXILITEX” thực chất chỉ là một phiên bản mới của nhãn hiệu “LITEX”.
Sau khi xem xét các đơn khiếu nại, các lập luận, chứng cứ của Công ty Nippon Paint (Việt nam); Công ty D&N(đại diện của Công ty Nippon Paint) và của Công ty Phạm & Liên danh đại diện cho Công ty ICI; công văn số 3603/TM – PC của Bộ thương mại, Bộ KH, CN& MT đã phân tích và kết luận dấu hiệu “Super Maxilitex” là yếu tố vi phạm gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ “Super Maxilitex” bởi vì:
Về nguyên tắc: Một hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi gắn nhãn hiệu được baỏ hộ tại Việt nam của người khác, hoặc nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ lên bao bì sản phẩm của mình.
Trên cơ sơ nguyên tắc đó, cần xem xét Công ty Nippon Paint VN có gắn nhãn hiệu được bảo hộ hoặc nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ của Công ty ICI lên sản phẩm của mình hay không?
Trong trường hợp cụ thể này:
Nhãn hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu “SUPER MAXILITE”
Dấu hiệu mà Công ty Nippon gắn lên mặt trước hộp sơn của mình là dấu hiệu “NIPPON PAINT SUPER & N logo” có bao gồm dấu hiệu “SUPER MAXILITEX”; mặt sau cũng gắn dấu hiệu “SUPER MAXILITEX”
Như vậy, dấu hiệu “SUPER MAXILITEX” bị nghi ngờ là dấu hiệu vi phạm với nhãn hiệu “SUPPER MAXILITE” được bảo hộ của Công ty ICI, đã được gắn lên mặt trước và sau của sản phẩm sơn của Công ty Nippon.
Pháp luật không quy định cần phải so sánh nhãn hiệu đang được bảo hộ với dấu hiệu bị nghi ngờ là vi phạm kết hợp với các dấu hiệu khác trong một tổng thể. Nên việc so sánh theo quy định để kết luận nhãn hiệu “SUPER MAXILITEX” có vi phạm hay không, chỉ cần xem xét nhãn hiệu đó được gắn trên sản phẩm của Công ty Nippon có tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “SUPPER MAXILITE” đang được bảo hộ hay không. Việc so sánh này không bao gồm tên thương mại Nippon Paint và các dấu hiệu khác.
Nội dung khiếu nại của Công ty TNHH Nippon Paint VN không được chấp nhận. Bộ trưởng Bộ KH, CN&MT ra Quyết định số 2178/BKHCNMT yêu cầu Công ty Nippon Paint VN chấm dứt ngay việc in ấn, sử dụng nhãn hiệu vi phạm này trên các sản phẩm của Công ty.
Ngoài ra cũng còn một số vụ vi phạm về sử dụng tương tự nhãn hiệu, tên thương mại khác như : vụ sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu panadol của Winthrop production inc (Mỹ).
Các đơn vị vi phạm là:
+ Công ty dược và vật tư y tế Tiền Giang (TIPHARCO)
+ Công ty MECOPHA
+ Công ty Dược và vật tư y tế Trà Vinh
+ Xí nghiệp Dược 780-Bộ nội vụ
+ Công ty dược Đồng Nai
Những đơn vị vi phạm này đã dùng các nhãn hiệu:
PARADOL PLUS
PANADOL
FANADOL
PANDOL PLUS
ANADOL
PARADOL – COPHAViNA
Dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu panadol của Winthrop production inc (Mỹ). Vì vậy Winthrop production inc đã khởi kiện yêu cầu Cục Sở Hữu Công Nghiệp công nhận vi phạm và đề nghị Cục Quản Lý Thị Trường cùng công an kinh tế giải quyết.
Sau khi xem xét đơn cùng những bằng chứng của Winthrop production inc (Mỹ) đưa ra, Cục quản lý thị trường kết luận công nhận có vi phạm và yêu cầu các đơn vị vi phạm đình chỉ mọi hoạt động vi phạm trong thời gian 1 năm. Rõ ràng, việc làm và buôn bán hàng nhái là một trong những tác phẩm gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đất nước, đi ngược chính sách khuyến khích đầu tư của Đảng và Nhà nước ta.
Ông Nguyễn Dần, giám đốc Liên Hiệp sản xuất công nghiệp sinh hoá hoá học về việc một doanh nghiệp tư nhân ăn cắp mẫu mã men keo Rồng Đen, một sản phẩm do ông sáng chế và đang ký nhãn hiệu độc quyền cho biết, việc nhái hàng làm cho không chỉ doanh thu
của ông bị giảm mà vấn đề nguy hiểm nhất là uy tín nhãn hiệu sản phẩm của công ty bị ăn cắp và làm lũng đoạn thị trường. Tài sản gây dựng bao nhiêu năm có thể mất trắng.
Ông Lê Văn Ban, giám đốc công ty Đông Nam, một công ty hàng đầu về sản xuất bộ xoong nồi inox theo công nghệ và tiêu chuẩn nước ngoài, cũng cho biết, mẫu mã sản phẩm của công ty ông đã bị nhái. Ông nhấn mạnh, đó là sự ăn theo không chỉ làm mất đi tài sản của doanh nghiệp mà nó làm băng hoại cả nền kinh tế quốc gia.
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần nhanh chóng phối hợp, xử lý thích đáng những tập thể, cá nhân có hành vi ăn cắp bản quyền sáng chế của những người lao động chân chính để làm ra những hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, làm lũng đoạn thị trường và gây tổn hại cho người tiêu dùng...
II.2. Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái và quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
II.2.1 Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái
Hàng nhái, hàng giả là những hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật, vi phạm vào quyền sở hữu trí tuệ của người khác, vi phạm vào quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá. Ngoài ra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái còn được xác định là một hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cao và được xử lý bằng pháp luật hình sự. Chính vì vậy việc chống hàng nhái, hàng giả ở nước ta hiện nay được thực hiện đồng thời bằng cả thủ tục và chế tài dân sự, thủ tục và chế tài hành chính, thủ tục và chế tài hình sự.
a- Chống hàng nhái, hàng giả bằng thủ tục và chế tài dân sự:
Hàng giả, hàng nhái vi phạm đến quyền sở hữu công nghiệp sẽ được giải quyết bằng thủ tục và chế tài dân sự như sau:
Toà dân sự chỉ mở khi có đơn kiện của các chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm do hành vi làm hàng giả, hàng nhái của người khác hoặc những người được pháp luật cho phép. Sau khi thụ lý, Toà án sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự để xác định hành vi xâm phạm quyền, ra các quyết định khẩn cấp tạm thời, các quyết định và bản án giải quyết buộc chấm dứt việc sản xuất hàng nhái, hàng giả và bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu trí tuệ có quyền lợi bị xâm hại do hành vi sản xuất buôn bán hàng giả, hàng nhái gây nên. Đương sự có quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định. Thẩm quyền giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp thuộc Toà án nhân dân cấp tỉnh. Khi các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nó sẽ được thi hành thông qua cơ quan thi hành án. Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài cũng có quyền yêu cầu Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình theo quy định Điều 83 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Điều 836, 837 Bộ luật Dân sự; Điều 67 Nghị định 63/CP; Điều 28 Nghị định 76/CP.
Thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng giải quyết các vi phạm, chống lại những người có hàng vi buôn bán, sản xuất hàng giả dựa vào các quy định pháp luật. Theo quy định Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì các loại văn bản: Công văn, Văn bản tổng kết, lời kết luận của Chánh án Toà án nhân dân tối cao... không có giá trị pháp lý như văn bản quy phạm pháp luật . Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, những loại văn bản này vẫn được áp dụng trong các công tác xét xử khi các văn bản pháp luật chưa có quy định thay thế.
Đây là một hướng giải quyết đạt hiệu quả cao, có thể bảo vệ được những lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu trí tuệ, nhưng nhược điểm là rườm rà, tốn kém cả về vật chất lẫn thời gian và nhất là dễ bị lộ bí mật về kinh doanh. Cho nên những vụ hàng giả, hàng nhái vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đưa đến toà ngày một giảm.
b- Chống hàng nhái, hàng giả bằng thủ tục và chế tài hành chính
Việc giải quyết các khiếu nại hàng giả, hàng nhái có liên quan đến vi phạm quyền sở hữu công nghiệp thông qua các biện pháp hành chính là công cụ được sử dụng phổ biến trên thế giới. ở nước ta cũng vậy biện pháp hành chính là công cụ quan trọng nhất trong việc chống hàng nhái, hàng giả. Việc xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả bằng biện pháp hành chính có ưu điểm là nhanh chóng xử lý được các chủ thể và tang vật vi phạm mà lại ít tốn kém, hiệu quả xử lý cao. Cho đến nay ở nước ta phần lớn các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả đều được xử lý bằng thủ tục và chế tài hành chính.
Việc xử lý hành chính được áp dụng cho các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự được phát hiện ra bởi các cơ quan chức năng khi thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra hoặc trên cơ sở tin báo của các tổ chức, cá nhân có quyền lợi liên quan hoặc bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào khác.
Khác với trách nhiệm hình sự và dân sự được áp dụng bởi toà án, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được giao chủ yếu cho các cơ quan quản lý nhà nước, đó là:
UBND các cấp
Cơ quan quản lý thị trường các cấp
Cơ quan Công an
Cơ quan hải quan
Cơ quan thanh tra nhà nước
Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp
Cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Cơ quan quản lý y tế
Các cơ quan này trong phạm vi thẩm quyền của mình khi phát hiện ra các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền phải lập biên bản về hành vi vi phạm. Và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Tuy nhiên biện pháp này cũng không tránh khỏi những nhược điểm. Do hầu hết các vi phạm đều là cố ý, nhằm mục đích vụ lợi, cạnh tranh bất chính mà việc xử lý bằng biện pháp hành chính tuy nhanh nhưng vẫn chưa triệt để, chưa đủ sức ngăn ngừa, răn đe và giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.
c- Chống hàng giả, hàng nhái bằng thủ tục và chế tài hình sự
Những hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nghiêm trọng gây thiệt hại tới xã hội. Con người hoặc tới an ninh quốc phòng có yếu tố cấu thành tội phạm đều có thể bị áp dụng các biện pháp chế tài hình sự trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Bộ luật hình sự Việt nam (1989) có điều 167 quy định về tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả quy định phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với các chủ thể có hành vi phạm tội.
Tuy nhiên tại Bộ luật hình sự Việt nam 1999 đã sửa đổi đưa hình phạt tiền làm hình phạt cơ bản nhất để xử lý các hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Mức phạt từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng. ( Điều 156, điều 157, điều 158)
Ngoài ra các hình phạt phụ và các biện pháp tư pháp có thể được áp dụng để loại bỏ triệt để nguyên nhân và điều kiện phạm tội như:
Tịch thu, tiêu huỷ sản phẩm vi phạm cũng như phương tiện vi phạm
Buộc bồi thường thiệt hại
Công khai xin lỗi
Như vậy đối với người phạm tội sản xuất, buôn bán lưu thông hàng giả, pháp luật hình sự Việt nam đã có quy định hình phạt khá rộng. 9 tháng đầu năm 2001, Toà án nhân dân đã thụ lý 102 vụ với 206 bị can; xét xử 94 vụ với 184 bị cáo trong đó: miễn trách nhiệm hính sự 1 bị cáo, cải tạo không giam giữ 1 bị cáo, án treo 77 bị cáo, từ 7 năm tù trở xuống 99 bị cáo, từ 15 năm đến 20 năm tù 1 bị cáo và các hình phạt bổ sung.
Điều này thể hiện chính sách hình sự mới của nước ta trong việc chống hàng giả, hàng nhái. Điều đó cũng cho thấy thái độ nghiêm khắc của Nhà nước ta đối với nạn buôn bán và sản xuất hàng giả, hàng nhái.
Ngoài ba hình thức chống hàng giả, hàng nhái qua thủ tục và chế tài dân sự, thủ tục và chế tài hành chính, thủ tục và chế tài hình sự trên còn có một hình thức nữa đó là xử lý thông qua đàm phán. Ưu điểm của hình thức xử lý này là tiết kiệm thời gian và chi phí. Chủ thể vi phạm chấm dứt vi phạm cơ bản và lâu dài trên cơ sở tự nguyện. Tránh được những vi phạm khác và vẫn có thể giải quyết bằng các hình thức khác khi không đạt được thoả thuận.
Xét về nhiều phương diện, việc xử lý các hàng hoá có dấu hiệu giả hay nhái sẽ thu được hiệu quả hơn khi được tiến hành ngay từ khi hàng hoá chưa được phân phối vào mạng lưới lưu thông. Chỉ có cơ quan Hải quan mới có thể đủ thẩm quyền cũng như các nghiệp vụ cần thiết để tiến hành việc này. Hiệp định TRIPS cũng nhấn mạnh vào các cơ chế thực thi nội địa mà nếu cơ chế đó có hiệu quả sẽ giúp chấm dứt các hành vi xâm phạm ngay từ nguồn, đó là nơi sản xuất. Nên việc trao thẩm quyền cho cơ quan hải quan ngăn chặn việc nhập khẩu hàng giả đã trở nên cấp thiết. Vì vậy ta cũng không thể không nhắc đến biện pháp kiểm soát biên giới cùng những chức năng của Hải quan trong quá trình chống hàng giả, hàng nhái. Hải quan là một cơ quan hành chính và hiện nay vẫn áp dụng Nghị định 12/CP/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Ngoài ra Bộ KHCN và MT cùng Tổng cục Hải quan đã phối hợp soạn thảo Thông tư liên tịch quy định “ Các biện pháp biên giới về sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu” nhằm giúp các cơ quan Hải quan có cơ sở pháp lý thống nhất để tiến hành thực hiện các nghiệp vụ cụ thể.
Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái hiện nay ở nước ta thông qua những hình thức giải quyết trên bước đầu ít nhiều cũng đạt được những hiệu quả nhất định. Ta có thể tham khảo một vài con số sau:
Tại thành phố Hà nội:
01/2000
Các lực lượng có chức năng kiểm tra thị trường đã phát hiện, kiểm tra được 1.102 vụ hàng giả, hàng nhái; xử lý 804 vụ, trong đó:
- Xử lý hình sự 45 vụ
- Xử lý đối tượng sản xuất 253 vụ
- Xử lý trong khâu lưu thông 442 vụ
-Xử lý trong buôn bán qua biên giới 64 vụ
Xử phạt hành chính: 845.970.000,00 đồng
Trị giá hàng tịch thu: 1.712.987.000,00 đồng
Trị giá hàng buộc tái chế: 250.000.000,00 đồng
Trong kết quả đấu tranh chồng sản xuất và buôn bán hàng giả toàn thành phố, Chi cục Quản lý thị trường Hà nội đã kiểm tra 129 vụ, xử lý 116 vụ. Trong đó xử lý trong khâu sản xuất: 67 vụ; lưu thông: 42 vụ; buôn bán qua biên giới: 7 vụ. Các hình thức xử lý vi phạm: chuyển xử lý hình sự 2 vụ; phạt hành chính 114 vụ. Số tiền phạt 197.700.000,00 đồng. Trị giá hàng tịch thu ước 410.000.000,00 đồng; trị giá hàng buộc tái chế ước: 70.000.000,00 đồng.
Tại thành phố Hồ Chí Minh
Năm 1998 và quý 1 năm 1999
Chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra tổng số 386 vụ. Trong đó hàng giả 53 vụ còn lại là hàng không đăng ký chất lượng, hàng sai quy chế về nhãn, đồ hộp thực phẩm quá hạn, thuốc tây...
Tại Lạng Sơn
Năm 2000 và quý 1 năm 2001
Lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, kiểm tra xử lý 291 vụ; xử phạt vi phạm hành chính 516.000.000,00 đồng. Trị giá hàng hoá thu được và thiêu huỷ gần 500 triệu đồng
Các lực lượng cảnh sát kinh tế luôn coi công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng. Những con số trên cho ta thấy công tác đấu tranh phối hợp giữa lực lượng cảnh sát và các ngành, các cấp hữu quan chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Chương III: Kết luận và một số kiến nghị
III.1-Hệ thống pháp luật về hàng giả, hàng nhái.
Chống hàng giả là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay; đã được thể chế hoá bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Trong thời kỳ bao cấp, hàng hoá còn khan hiếm, hàng giả về chất lượng và công dụng là chủ yếu. Nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành để điều chỉnh những hành vi này.Nghị quyết 188/HĐBT (3/11/1982) về “ tăng cường thương nghiệp XHCN và quản lý thị trường” của Hội đồng bộ trưởng ( nay là Chính Phủ ) xác định phải “ loại trừ bọn đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép”. Tiếp theo là Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép do Hội đồng Nhà nước ký ngày 30/6/1982, Điều 5 về tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả; theo đó những người vi phạmcó thể bị phạt từ 6 tháng đến 20 năm, hoặc tù chung thân. Ngoài ra còn bị phạt tiền, bị tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản. Toà án NDTC, Viện kiểm sát NDTC, Bộ tư pháp, Bộ nội vụ đã ban hành thông tư liên ngành OC/TT-LN ( 20/12/1982 ) hướng dẫn thực hiện pháp lệnh trên. Ngày 10/5/1983 Hội đồng bộ trưởng đã ra Nghị định 46- HĐBT, trong đó tại Điều 6 có ghi : “ người nào mới bắt đầu làm hoặc bán một số ít hàng giả thì bị tịch thu toàn bộ hàng giả và các phương tiện làm hàng giả Nếu tái phạm hoặc hàng giả thuộc loại lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh thì bất cứ trường hợp nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Cụ thể hơn,Bộ luật Hình sự 1985 quy định tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả tại Điều 167, theo đó, mức phạt tù có thể từ 1 năm- 7 năm.
Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm:
+ Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu.
+ Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội
+ Hàng giả có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn
+ Tái phạm nguy hiểm
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra còn có thể bị phạt bổ xung theo Điều 185
Các văn bản pháp luật trên đây là công cụ sắc bén góp phần giữ vững kỷ cương trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ bao cấp.
Để tăng cường pháp chế XHCN, đấu tranh ngăn chặn tệ nạn hàng giả trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước đã tiếp tục sửa đổi ban hành các văn bản pháp luật về chống hàng giả. Đầu tiên là Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá ban hành kèm theo Nghị định 197/ HĐBT (14/12/1982 ) được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 84 / HĐBT ( 20/3/1990 ) của Hội đồng bộ trưởng: mục đích ban hành là nhằm bảo vệ các nhãn hiệu hàng hoá, chống hàng giả,bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đó Điều 14 quy định: “ Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của người khác mà không được phép, sử dụng những dấu hiệu giống hoặc tương tự có khả năng làm người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác cho các loại hàng hoá đã được liệt kê trong danh mục đều bị coi là vi phạm độc quyền sử dụng cuả chủ nhãn hiệu”. Vào thời kỳ này, việc đăng ký nhãn hiệu được giao cho Cục sáng chế thuộc Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước đảm nhiệm. Sau đó ngày 25/4/1991 Hội đồng bộ trưởng nay là Chính Phủ đã ban hành Nghị định 140/ HĐBT quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả. Trong đó Nghị định quy định rõ dấu hiệu thế nào là hàng giả nhưng chưa cụ thể trách nhiệm theo mỗi thẩm quyền. Tiếp theo Nghị định 140/HĐBT còn có Nghị định 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường. Nghị định này phải đến ngày 2/3/1996 mới có văn bản hướng dẫn, đó là Thông tư 560/TT-KCM của Bộ KH, CN&MT. Điều 8 của Thông tư quy định Bộ Thương Mại chủ trì công tác đấu tranh chống hàng giả và hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Một loạt các văn bản nối tiếp được ban hành có quy định về công tác chống hàng giả như Chỉ thị 540/ TTg ( 5/9/1995 ) “ về công tác quản lý đo lường và chất lượng hàng hoá trên thị trường”; Thông tư liên bộ số 12/TTLB ( 12/7/1996 ), Bộ thương mại và Bộ khoa học CNMT giao cho chi cục quản lý thị trường tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức sự phối hợp việc kiểm tra, xử lý vi phạm chất lượng, đo lường đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường; Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, có hiệu lực từ 1/1/1996 có quy định về hoạt động có liên quan đến hàng giả tại các Điều 9, điều 245, điều 250... Nhưng đáng chú ý là Bộ luật hình sự 1999 có quy định 3 điều về tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong khi Bộ luật hình sự 1985 chỉ có 1 điều; Chỉ thị 31/1999/CT-TTg về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả và cuối cùng là Thông tư số 10/2000 TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT của Bộ thương mại, Bộ tài chính, Bộ công an, Bộ khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn thi hành chỉ thị 31/1999/CT-TTg. Ba văn bản quy phạm pháp luật này đã đáp ứng yêu cầu phòng chống vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả đang ngày càng diễn ra phức tạp trên thị trường, quy định rõ ràng về hàng giả, hàng kém chất lượng, những chế tài hình sự dành cho các vi phạm và các giải pháp, hướng đi đúng đắn trong việc phòng chống nạn hàng giả.
III.2-Một số giải pháp phòng ngừa ngăn chặn tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả.
Phòng ngừa tình hình tội phạm sản xuất và buôn bán hàng giả là nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu trong hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Cảnh Sát kinh tế vì: Bảo đảm tình nhân đạo xã hội chủ nghĩa, là xoá bỏ những nguyên nhân và điều kiện nảy sinh tội phạm, ngăn chặn ý đồ phạm tội cụ thể. Không để tội phạm xảy ra; hạn chế tối đa những khoản tài chính và thời gian cật chất cho hoạt động điều tra, truy xét, xử lý; tạo ra thị trường hàng hoá lành mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân với chế độ XHCN; ở góc độ nghiệp vụ, phòng ngừa là thể hiện tính tích cực, chủ động tấn công tội phạm.
Trên thực tế, công tác phòng ngừa sản xuất và buôn bán hàng giả trong những năm 1998 trở về trước đã bộc lộ những hạn chế.
Mặc dù đã có một số văn bản quy phạm pháp luật ví dụ như Điều 98, 167, 172, 211 của Bộ luật hình sự (1993), Quyết định số 96 (1995) của Thủ tướng chính phủ, Nghị định số 57 (1997) của Chính phủ về đấu tranh và xử lý tội sản xuất và buôn bán hàng giả... nhưng vẫn còn chung chung, thiếu thực tế, dẫn đến hậu quả là công tác đấu tranh kém hiệu lực, không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Các Bộ, Ngành, các lực lượng có chức năng phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả như Cục Quản lý thị trường – Bộ thương mại, Tổng cục Hải Quan, Cục Cảnh Sát Kinh Tế – Bộ công an chưa có sự phối hợp chặt chẽ, mạnh ai nấy làm nên kết quả đạt được chưa cao. Các lực lượng có chức năng hầu như chỉ tập trung lực lượng cho công tác điều tra và xử lý các vụ việc đã xảy ra, chưa đầu tư nhiều cho công tác phòng ngừa ngăn chặn, nhất là từ cơ sở.
Công tác phòng ngừa xã hội chưa trở thành vấn đề bức xúc, chưa có sự phân công, phân nhiệm cho từng ngành, từng lực lượng.
Vì những lý do trên, trong thời gian tới phòng ngừa sản xuất và buôn bán hàng giả có 2 nội dung cơ bản:
Thứ nhất là từng bước loại trừ, dẫn tới thủ tiêu các nguyên nhân và điều kiện đề tội phạm sản xuất và buôn bán hàng giả phát sinh và phát triển.
Thứ hai là chủ động tổ chức phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh các đối tượng sản xuất và buôn bán hàng giả.
Các biện pháp cụ thể:
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò điều hành quản lý của Nhà nuớc trong phát triển kinh tế – xã hội:
Đây là biện pháp quan trọng nhất, có ý nghĩa cơ bản và quyết định đến việc phòng ngừa tội phạm sản xuất và buôn bán hàng giả, trong đó phát triển sản xuất là vấn đề mấu chốt, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, có vai trò thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Để phát triển sản xuất trong giai đoạn hiện nay, trước hết phải nghiên cứu và thực hiện xoá bỏ cơ chế quản lý hành chính quan liêu, chuyển hẳn sang cơ chế thị trường, có sự phân định rõ chức năng quản lý hành chính với chức năng quản lý sản xuất và kinh doanh. Phân định rõ quyền sở hữu với chính quyền quản lý. Có chế định rõ ràng vế chế độ trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể trong lĩnh vực quản lý Nhà nước.
Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế theo hướng đồng bộ, thích ứng và có hiệu lực trong cơ chế thị trường, nhằm tạo ra môi trường sản xuất và kinh doanh tự chủ, thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo trật tự xã hội. Nhà nước có vị trí điều hành, hướng dẫn, điều tiết, cân đối mang tính vĩ mô và tổng thể các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Nhà nước điều hành và quản lý kinh tế – xã hội phải triệt để tuân thủ đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được Nghị quyết Đại hội VIII, Đại hội IX đề ra. Trong đó, phát triển thị trường hàng hoá trong nước mở rộng, tạo điều kiện để cho các hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh trong nước phát triển, đây là điều kiện để mở rộng và phát triển sản xuất trong nước. Đồng thời, chú trọng phát triển dầu tư hợp lý cho các chương trình, dự án kinh tế lớn, làm nòng cốt cho các ngành nghề sản xuất và các địa phương phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội.
Nếu thực hiện tốt chính sách kinh tế – xã hội như trên sẽ tạo ra công an việc làm cho người lao động, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, tăng sản phẩm hàng hoá được sản xuất trong nước với chất lượng tốt, mẫu mã hình thức đẹp, giá thành sản phẩm hạ, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất nội địa với hàng hoá được sản xuất từ nước ngoài nhập vào. Từng bước xoá đói giảm nghèo cho nhân dân vùng sâu, vùng xa. Nhu cầu vật chất như công cụ sản xuất được đáp ứng, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá phục vụ cho sinh hoạt từng bước được cải thiện. Làm được như vậy, mâu thuẫn cơ bản giữa cung và cầu từng bước được giải quyết, cũng có nghĩa là phòng ngừa, ngăn chặn được một trong những nguyên nhân căn bản nhất của tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả. Thống nhất vai trò điều hành và quản lý của Nhà nước từ trung ương đến cơ sở thông qua hệ thống pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, xây dựng môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, không để tình hình sản xuất và buốn bán hàng giả xen vào.
Trong tình hình hiện nay, các hoạt động kinh tế và các quan hệ sản xuất kinh doanh diễn ra sôi động và đa dạng, đòi hỏi cấp bách là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, trọng tâm là quản lý Nhà nước về sản xuất và kinh doanh, cụ thể là việc cấp phép và quản lý sản xuất kinh doanh. Không để tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả nảy sinh và phát triển.
Từ cuối năm 1999 đến nay, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng ngừa, ngăn chặn tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả. Nhiều văn bản qui phạm pháp luật được ban hành, song việc quán triệt và triển khai thực hiện chưa thực sự có hiệu quả, đặc biệt còn thiếu đồng bộ và thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Chính vì vậy, Nhà nước cấp tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương triển khai thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau:
Tăng cường quản lý tốt việc cấp phép cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, củng cố tổ chức đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với việc quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp. Tiếp tục bổ sung và cụ thể hoá hệ thống pháp lý trong việc xử lý những tranh chấp về sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp.
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp cho nhân viên điều tra, giám định, kiểm sát, toà án để quá trình vận dụng, tránh những sai sót do thiếu kiến thức.
Quá trình thực thi điều hành và quản lý Nhà nước từ trung ương đến cơ sở phải dựa vảo cơ sở pháp lý chung nhất, đó là: Điều 156. 157, 158, 171 của Bộ luật hình sự 1999; Điều 805 của Bộ luật Dân sự; Pháp lệnh số 18 về chất lượng hàng hoá; Pháp lệnh số 13 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Chỉ thị 31/1999 của Thủ tướng chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả; Nghị định số 12/1999 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong sở hữu công nghiệp; Nghị định số 54/2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Thông tư liên tịch số 10/2000 giữa Bộ Thương Mại – Bộ tài chính – Bộ Công An – bộ khoa học công nghệ & môi trường hướng dẫn thi hành nghị định số 12 của Chính phủ.
Đề thống nhất được về nhận thức và hành động trong công tác phòng ngừa sản xuất và buôn bán hàng giả, Chính phủ phải đứng ra, hoặc giao cho một Bộ, Ngành chủ trì phối hợp các ngành, các cấp có chức năng liên quan, cùng xây dựng kế hoạch hành động cụ thể bằng những nội dung, biện pháp cụ thể. Định kỳ phải có sơ kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện và xây dựng chương trình hành động cho thời gian tới.
Tăng cường hơn nữa công tác: giáo dục, tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia công tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, phải được thực hiện trên một số mặt sau:
Xác định rõ tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả có nguồn gốc phát sinh và phát triển từ lâu, mọi lĩnh vực của đời sông xã hội, có mặt ở mọi miền của đất nước. Trong điều kiện của nền sản xuất hàng hoá, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, hàng giả có xu hướng ngày càng phát triển. Công tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành từ TW đến tân cơ sở, có tính chất lâu dài.
Mục đích của công tác này là từng bước nâng vao dân trí, làm cho toàn dân hiểu được tác hại của hàng giả, hiểu được thể nào là hàng giả, hàng thật, hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Từ đó, làm cho họ tự giác không tham mua hàng giả rẻ tiền, không sử dụng hàng giả, tích cực tham gia cùng các lực lượng chức năng của Nhà nước phòng ngừa và đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm này.
Trước mắt là các cơ quan thông tin đại chúng phải xác định trách nhiệm của mình, đàu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, giành tỷ lệ thời gian phù hợp cho chương trình tuyên truyền trên báo hình, báo nói và báo viết.
Các cơ quan xây dựng pháp luật và bảo vệ pháp luật phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp những thông tin tài liệu liên quan đến các quy định của Nhà nước, các cụ án trọng điểm và những tập thể, cá nhân dũng cảm, mưu trí và có thành tích xuất sắc trên mặt trận phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
Nhà nước, giao cho các bộ, ngành liên quan như Toà án, Kiểm sát, Công an, nhất là Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp nghiên cứu và đưa ra công tác giáo dục phòng ngừa và đấu tranh chống hàng giả vào trong chương trình học chính khoá của các học sinh phổ thông.
Cấp uỷ và chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở xã, phường phải thường xuyên tuyên truyền, vận động từng hộ gia đình gương mẫu đăng ký không sử dụng hàng giả, không tham gia sản xuất và buôn bán hàng giả, tố giác với cơ quan chức năng. Những trường hợp vi phạm phải được xét xử công khai, nghiêm minh làm bài học để giáo dục răn đe những người khác. Phát động phong trào chống hàng giả được toàn dân ủng hộ và tích cực chủ động tham gia.
Nội dung cần giáo dục và tuyên truyền để cho mọi thành viên trong xã hội hiểu được:
Thứ nhất: Tất cả các văn bản pháp quy về lĩnh vực chống hàng giả và nhận biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
Thứ hai: Tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi thành viên trong xã hội vì: sản xuất và buôn bán hàng giả có tác động tiêu cực trực tiếp đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó phá hoại quá trình sản xuất và kinh doanh lành mạnh, làm sói mòn đến đời sống tinh thân và niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Chính phủ trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, chống sản xuất và buôn bán hàng giả nói riêng, gây sự hoài nghi trong cuộc sống hàng ngày. Nó ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng con người... nên tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là tham gia xây dựng xã hội phát triển văn minh, là tự bảo vệ chính quyền lợi của bản thân mình.
Thứ ba: Mỗi người dân muốn cùng đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái phải hiểu là: Không sử dụng hàng giả, không tham gia bất cứ một công đoạn nào của quá trình sản xuất và buôn bán hàng giả; khi phát hiện hàng giả hoặc người nào sản xuất và buôn bán hàng giả thì chủ động tố giác với các cơ quan có chức năng như: Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Tổ chức thanh tra của Bộ khoa học công nghệ và môi trường hoặc thanh tra chuyên ngành để có biện pháp bắt giữ, xử lý.
Thứ tư: Nên biểu dương khuyến khích kịp thời những tập tể và cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, để nhân rộng, khuyến khích nhiều tập thể và cá nhân tham gia. Đưa tin kịp thời những vụ án sản xuất và buôn bán hàng giả được các cơ quan bảo về pháp luật phát hiện, điều tra và xử lý nhằm giáo dục răn đe, ngăn chặn những người khác có ý định phạm tội.
Tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp chặt chẽ giưa các cơ sở sản xuất kinh doanh với các cơ quan khoa học trong công tác phòng ngừa ngăn chặn sản xuất và buôn bán hàng giả:
Thế giới đang trong xu thế hình thành một thị trường chung. Xuất phát từ sự phát triển và tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, một cuộc cách mạng có tính hai mặt, vừa là thời cơ, vừa là thách thức, cuộc cách mạng này xoá đi tình biệt lập, khép kín, tự cung tự cấp truyền thống của một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Quốc tế hoá, toàn cầu hoá là một xu thế của thời đại, là một yêu cầu tất yếu khách quan, ngày càng hình thành rõ rệt.
Cùng với xu thế quốc tế hoá mọi mặt tích cực của đời sống xã hội, thì tình hình quốc tế hoá các loại tội phạm, trong đó có tội phạm sản xuất và buôn bán hàng giả cũng là một tất yếu khách quan. Trong những năm trước, nhất là thời kỳ bao cấp, khi khoa học công nghệ chưa phát triển, Nhà nước thêu nước ngoài in tiền, hoặc khi Ngân hàng Nhà nước có máy in tiền (K84) thì Nhà nước độc quyền in tiền, tội phạm chưa in được tiền, nên chưa có tiền giả. Trong những năm của thời kỳ mở cửa, đã kéo theo sự móc nói giữa tội phạm trong nước với nước ngoài. Tiền giả được in từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam không ít, thậm chí có một số đối tượng là tội phạm đã nắm bắt được khoa học – công nghệ, sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại in được tiền giả, cũng như sản xuất các loại hàng giả khác là công cụ tư liệu sản xuất, hàng hoá tiêu dùng như thuốc chữa bệnh, hàng điện tử, điện lạnh gia dụng, thuốc trừ sâu... đã được các đội tượng trong nước móc nối với các đối tượng chuyên sản xuất hàng giả từ nước ngoaì vận chuyển lậu vào Việt Nam, hoặc tự sản xuất trong nước, đưa ra tiêu thụ trên thị trường ngày càng nhiều...Trên thực tế, công cuộc hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm trên các lĩnh vực như: chống ma tuý, chống buôn lậu, chống các loại tội phạm hình sự có tổ chức... của nước ta với các tổ chức quốc tế đã đạt được nhiều kết quả đang ghi nhận. Nhưng hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm sản xuất và buôn bán hàng giả chưa được quan tâm đúng mức, do đó công tác phòng chống tội phạm sản xuất và buôn bán hàng giả của ta chưa đáp ứng với yêu câù nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Do vậy, mở rộng đối ngoại, nhằm khai thác tốt những nhân tố tích cực trong công tác phòng chống tội phạm sản xuất và buôn bán hàng giả là hết sức cần thiết, là một nhu cầu tất yếu khách quan. Chính vì vậy quan hệ hợp tác quốc tế cần tập trung vào các nội dung sau:
Quan tâm hơn nữa đến biện pháp kiểm soát biên giới với vai trò của lực lượng Hải quan. Hải quan là cơ quan có trách nhiệm trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới. Theo quy định của Pháp lệnh hải quan, tất cả hàng hoá, hành lý xuất, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh đều phải khai báo với hải quan và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của hải quan. Hải quan chỉ cho phép giải phóng hàng hoá hoặc phương tiện vận tải khi bộ hồ sơ, chứng từ đi kèm hàng hoá và phương tiện vận tải đó cũng như các thủ tục cần thiết được thực hiện đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật Việt nam. Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát công khia đối với hoạt động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh, Hải quan Việt nam còn tiến hành các hoạt động điều tra, ngăn chặn, trấn áp đối với các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trái phép diễn ra tại các địa điểm ngoài cửa khẩu dọc theo biên giới, bờ biển.
Các Bộ, Ngành chức năng chủ động phối hợp với chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật của các nước có đường biên giới với nước ta phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn sự móc nối giữa tội phạm sản xuất và buôn bán hàng giả trong nước với tội phạm sản xuất và buôn bán hàng giả các nước trên thế giới, nhất là các nước có quan hệ trao đổi hàng hoá nhiều và thuận lợi với nước ta.
Đồng thời với tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế, do đặc điểm của trình độ khoa học công nghệ và sản xuất trong nước nên vấn đề thứ hai đặt ra là: Các tổ chức và cá nhân sản xuất và kinh doanh trong nước, cần phải tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên môn, cơ quan bảo hiểm ở trung ương và địa phương, từ khâu cấp, quản lý, kiểm tra giấy phép sản xuất, kinh doanh cho đến việc nghiên cứu sản xuất ra những hàng hoá có tính riêng biệt, đặc thù từ nội dung cho đến mẫu mã, bao bì, chủ động phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật, phát hiện những tổ chức, đường dây chuyên sản xuất và buôn bán hàng giả theo hàng của mình, hoặc nói cách khác: các tổ chức và doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phải chủ động tự bảo vệ chính mình. Có nhiều phương pháp mà các doanh nghiệp có thể sử dụng như: tạo ra những kiểu dáng công nghiệp, kiểu bao bì đặc chủng, mã số, mã vạch, tem đặc chủng... Kiểu dáng công nghiệp thì tốn thời gian và tiền bạc nên khó làm nhất. Mã số, mã vạch cho những thông tin đầy đủ về nhà sản xuất, nơi sản xuất và nếu sử dụng mực in đặc chủng phát quang có thể dùng đèn cực tím chuyên dụng để phát hiện thật giả. Hình thức dùng tem đặc chủng là tiện dụng nhất. Ưu điểm của con tem là mang được đầy đủ các thông tin mà người sản xuất muốn chuyển tải đến người mua như tên công ty, địa chỉ, điện thoại, cam kết của người sản xuất với người mua về sản phẩm của mình như: tem bảo hành, tem chính hiệu...Tính chất tiện dụng của con tem cũng rất cao vi dụ chỉ cần một con tem có thể dán lên nhiều loại hàng của công ty mình. Giá thành một con tem trong giá thành chung của sản phẩm lại không cao. Ngoài ra, con tem còn làm vật trang trí cho sản phẩm thêm hấp dẫn và dễ thu hút người mua. Các doanh nghiệp tuỳ nghi lựa chọn theo sản phẩm để giữ gìn không bị hàng giả, hàng nhái vi phạm.
Kết luận
Nạn hàng giả, hàng nhái gây tổn thất cho mọi nền kinh tế của mọi đất nước. Mỗi năm, nạn làm hàng giả gây tổn thất khoảng 250 tỷ euro. Tại Châu âu, khoảng 200.000 việc làm bị mất đi do nạn làm hàng giả. Hàng nhái làm lu mờ hình ảnh của nhãn hiệu và làm mất lòng tin của người tiêu dùng. Việt nam cam kết hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật nhất là về mặt bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS (ADPIC) cũng để bảo vệ nền kinh tế, quyền lợi của các doanh nghiệp, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khỏi ảnh hưởng của hàng nhái và hàng giả. Bản thân doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng phải tự biết cách bảo vệ mình. Theo Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Uỷ ban thường trực quốc hội số 13/1999/PL – UBTVQH10 thì người tiêu dùng có 6 quyền lợi từ Điều 8 đến Điều 13. Chứng tỏ Nhà nước ta luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân sản xuất, sinh hoạt, làm tròn được nghĩa vụ với Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi của bản thân. Nếu xuất hiện các hành vi cạnh tranh bất chính, người bị vi phạm có nhiều khả năng pháp luật nhằm chống lại các sai phạm đó để bảo vệ các quyền lợi tài sản của mình – ba biện pháp cơ bản: các biện pháp dân sự, hành chính và hình sự. Tựu chung lại, vấn đề hàng giả, hàng nhái đối với các nước phát triển đã không còn mới mẻ, nhưng do trình độ phát triển kinh tế- xã hội mà kinh nghiệm Việt nam chưa bắt kịp với trình độ phát triển chung của thế giới. Trong phạm vi đề tài này, tôi đã cố gắng nghiên cứu có tính chất hệ thống trên cơ sở phân tích những tài liệu và văn bản pháp luật hiện hành có được để tìm ra được những thiếu sót, bất cập và đề ra phương hướng giải quyết. Nhưng kinh nghiệm và khả năng nhận thức bản thân hạn chế, nguồn tài liệu lại hiếm nên có thể còn thiếu sót. Rất mong được sự thông cảm của các thầy cô và các bạn.
Lời mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu khoá luận 3
Chương I: Nhận thức chung về cạnh tranh và hiện tượng hàng giả, hàng nhái 4
I.1-Khái niệm cạnh tranh. 4
I.1.2- Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh 4
I.1.2- Khái niệm cạnh tranh. 8
I.2-Hàng giả, hàng nhái - những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 9
I.2.1- Khái niệm hàng giả. 10
I.2.2- Khái niệm hàng nhái. 16
I.2.3- Phân biệt hàng giả và hàng nhái 20
I.2.4 - ảnh hưởng của hàng giả, hàng nhái đối với người tiêu dùng, người sản xuất và nền kinh tế. 21
b- Đối với người sản xuất 22
Chương II. Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái trong nền kinh tế hiện nay ở nước ta. 24
II.1-Thực trạng hàng giả, hàng nhái trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta. 24
II.2. Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái và quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. 32
II.2.1 Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái 32
Chương III: Kết luận và một số kiến nghị 40
III.1-Hệ thống pháp luật về hàng giả, hàng nhái. 40
III.2-Một số giải pháp phòng ngừa ngăn chặn tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả. 43
1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò điều hành quản lý của Nhà nuớc trong phát triển kinh tế – xã hội: 44
2. Tăng cường hơn nữa công tác: giáo dục, tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia công tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, phải được thực hiện trên một số mặt sau: 47
3. Tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp chặt chẽ giưa các cơ sở sản xuất kinh doanh với các cơ quan khoa học trong công tác phòng ngừa ngăn chặn sản xuất và buôn bán hàng giả: 50
Kết luận 54
Danh mục tài liệu tham khảo
I. Văn bản pháp luật
Bộ luật hình sự Việt nam thông qua ngày 21. 12. 1999 (các tội phạm được quy định tại chương XVI, ví dụ: tội sản xuất hàng giả, tội buôn bán hàng giả, Điều 156; Tội lừa dối khách hàng Điều 162; Tội kinh doanh trái phép)
Bộ luật hình sự Việt nam 1985 ( Điều 77, 98,167)
Luật thương mại (Điều 8, 9)
Nghị định số 140/HĐBT ngày 25-4-1991 về chống hàng nhái, hàng giả
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ngày 27-04-1999
Thông tư liên tịch số 10/2000 hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 31/1999/CT-TTg
Chỉ thị 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999
II. Tài liệu tham khảo
Kas, F.R.GERMANY - Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt nam hiện nay
TS. Nguyễn Như Phát và Th.S Bùi Nguyên Khánh – Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt nam.
TS. Phạm Duy Nghĩa - Đề cương môn học Luật kinh tế (Dành cho hệ cử nhân Luật chính quy đại trà)
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội – Khoa Luật, Giáo trình luật thương mại Việt Nam, TS. Phạm Duy Nghĩa, 1998
Tham luận Hội thảo chống hàng giả năm 2001 do Cục quản lý thị trường Bộ thương mại tổ chức ngày 24/4/2001
Trưởng phòng – Bộ công an Nguyễn Đình Chiến – Một số giải pháp phòng ngừa ngăn chặn tình hình sản xuất buôn bán hàng giả
Trần Trí Hoằng – Bàn về tiêu dùng chủ nghĩa xã hội
Nguyễn Hữu Thu – Luận văn tốt nghiệp – Thực trạng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, hàng giả hàng nhái.
Hà Tú Cầu – Luận văn tốt nghiệp – Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Một số lý luận và thực tiễn
Vương Cẩm Vân – Luận văn tốt nghiệp – Một số vấn đề pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam.
Tạp chí người tiêu dùng các số từ năm 1994 đến nay
Tạp chí Pháp luật và Nhà nước các số từ năm 1999 đến nay
Tạp chí Pháp lý các số từ năm 1999 đến nay
Hàng thật – Hàng giả - 2001 phần I và II
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3610.doc