Đề tài Pháp luật về bảo tồn di sản và giải quyết tranh chấp môi trường

Lời mở đầu Di sản văn hóa việt nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc việt nam là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa vật thể là một bộ phận của môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của các thế hệ cộng đồng việt nam và tạo cảnh quan môi trường cho thế hệ hiện tại và tương lai. Những giá trị về nghệ thuật và vẻ đẹp của di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh tạo nên sự đa dạng về cảnh quan môi trường, gớp phần đáp ứng những nhu cầu khác nhau của con người đặc biệt là nhu cầu tâm linh và nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch. Tuy nhiên qua thời gian các di sản văn hoá đang ngày càng bị mất hoặc giảm dần giá trị vốn có một phần do sự bào mòn của thời gian nhưng phần lớn do sự tác động của con người như hoạt động du lịch không có sự quản lý chặt chẽ, những hành vi lấn chiếm bất hợp pháp, việc trùng tu tôn tạo không đúng phương pháp từ đó làm mất đi ý nghĩa lịch sử, giá trị nguyên gốc của di tích, phá vỡ các giá trị cảnh quan gây nên nhiều những bức xúc trong dư luận. Song song với những vấn đề trong việc bảo tồn di sản văn hóa là tình trạng ngày càng gia tăng những xung đột và tranh chấp trong các vấn đề môi trường, trong đó cũng có sự tranh chấp về di sản văn hóa. Trên phạm vi toàn cầu cũng như tại việt nam, trong khi chất lượng môi trường đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với cuộc sống con người thì sự gia tăng các nhu cầu hưởng thụ chất lượng môi trường sống, nhu cầu khai thác nguồn tài nguyên mặc dù là xu thế tất yếu của cuộc sống như lại vi phạm nguyên tắc hữu hạn của các nguồn tài ngyên nên tình trạng xung đột, tranh chấp môi trường là khó tránh khỏi gây nên tình trạng bất ổn về vấn đề môi truờng nói riêng và về nhiều vấn đề xã hội nói chung. Từ những lý luận đã trình bày ở trên cho thấy những vấn đề về bảo tồn di sản và tranh chấp môi trường nếu không có những biện pháp có tính chất pháp lý quy định rõ ràng, cụ thể thì có thể gây nên nhiều những tác động tiêu cực mà khó có thể kiểm soát. Do đó nhóm em xin được nghiên cứu 2 chương: Chương XI : Pháp luật về bảo tồn di sản Chương XIII : Giải quyết tranh chấp môi trường Mục lục A. Pháp luật bảo tồn di sản I. Di sản văn hóa 1. Khái niệm 2. Tiêu chí đánh giá di sản 3. Xếp hạng di sản 4. Quy định xếp hạng 5. Thực trạng di sản ở Việt Nam II. Pháp luật bảo tồn di sản 1. Hệ thống văn bản Pháp luật 2. Quy định chung bảo vệ di sản văn hóa vật thể 3. Các quy định cụ thể bảo vệ di tích. 4. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm luật bảo tồn di sản. 5. Thực trạng áp dụng luật bảo tồn di sản III. Giải pháp kiến nghị B. Giải quyết tranh chấp môi trường I. Lý luận chung 1. Khái niệm 2. Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường 3. Thực trạng tranh chấp môi trường của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. 4. Thực trạng tranh chấp môi trường ở Việt Nam. II. Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường. 1. Hệ thống văn bản pháp luật 2. Nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường 3. Thực trạng áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam III. Kiến nghị giải pháp Tài liệu tham khảo

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về bảo tồn di sản và giải quyết tranh chấp môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tài nguyên thiên nhiên giữa các nhóm trong xã hội. - Thứ ba, thiếu sự tham gia đóng góp của các bên liên quan. XĐMT cũng chính là xung đột lợi ích giữa các nhóm trong xã hội. Thiếu sự tham gia của tất cả các bên liên quan có thể dẫn đến mất cân bằng về lợi ích của các nhóm xã hội. - Thứ tư, phân bố quyền lực khác nhau giữa các nhóm xã hội. Trong nhiều trường hợp, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các cộng đồng địa phương, các tổ chức tài chính thế giới lớn như: ADB, WB vẫn cứ tiến hành hỗ trợ một loạt các dự án phát triển. - Cuối cùng, cơ chế chính sách yếu kém cũng là nguyên nhân làm gia tăng các XĐMT. Trong đó quyền sở hữu/sử dụng các tài sản môi trường không được xác định rõ là một nguyên nhân trọng yếu. Sự phát triển của KH&CN cũng như sự gia tăng dân số đã làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên dẫn đến gia tăng tính khan hiếm của tài nguyên. Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm: - Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; - Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra. Các bên tranh chấp về môi trường bao gồm: Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau; Giữa tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường. Đặc trưng - Tranh chấp môi trường là xung đột mà trong đó lợi ích tư và lợi ích công thường gắn chặt với nhau. - Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư,thậm chí đến nhiều quốc gia. - Vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường thường không cân bằng. - Giá trị của những thiệt hại trong tranh chấp môi trường rất lớn và khó xác định. Yêu cầu đối với giải quyết tranh chấp môi trường - Ưu tiên bảo vệ các quyền lợi ích chung về môi trường của cộng đồng, của xã hội. Làm thế nào để dung hòa được cả lợi ích của từng cá nhân, tổ chức đồng thời cả lợi ích của cộng đồng, xã hội . - Đảm bảo duy trì mối quan hệ bảo vệ môi trường giữa các bên để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. - Ngăn chặn sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường. Khi giải quyết tranh chấp môi trường thì chúng ta vừa tính yếu tố tăng trưởng song vẫn phải đảm bảo sự cảnh giác cao độ trước những thiệt hại gây nên cho môi trường. - Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại về môi trường. Do thiệt hại về môi trường rất lớn và khó xác định nên cần phải dựa trên những căn cứ khoa học nhất định để đánh giá đầy đủ những thiệt hại đó gây ra cho kinh tế xã hội. - Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp môi trường nảy sinh góp phần đảm bảo trật tự xã hội. 2. Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường 2.1. Khái niệm Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường là một hệ thống thống nhất các phương tiện pháp lí đặc thù, thông qua đó thực hiện việc giải toả mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ trật tự xã hội. 2.2. Nguyên tắc Nguyên tắc công quyền can thiệp: Giải quyết tranh chấp môi trường không chỉ là mong muốn riêng của các bên tranh chấp mà còn là trách nhiệm của nhà nước. Chức năng quản lí xã hội và nghĩa vụ bảo đảm phúc lợi công cộng của Nhà nước không “cho phép” công quyền đứng ngoài những quan hệ xung đột mang tính xã hội sâu sắc này. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sự can thiệp của công quyền vào việc giải quyết tranh chấp cần được xem là một loại trách nhiệm công vụ (công quyền đương nhiên can thiệp). Để tránh tình trạng tuyệt đối hoá vai trò của Nhà nước, giải quyết tranh chấp môi trường là trách nhiệm chỉ của Nhà nước thì yêu cầu đặt ra là cần làm rõ mức độ can thiệp công quyền trong lĩnh vực này. Sự can thiệp của các cơ quan công quyền là yếu tố không thể thiếu nhưng chỉ nên xem là giải pháp cuối cùng đang dần chiếm ưu thế. Nguyên tắc phòng ngừa: Có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết những vụ kiện đòi chấm dứt các mối nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng từ các hoạt động phát triển, nhất là các dự án quy mô lớn. Trong trường hợp này quan điểm phát triến bền vững cần được tôn trọng. Cần phải cân nhắc giữa cái được, cái mất để các bên có thể đi đến thống nhất các phương án loại trừ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động phát triển. Cần thiết phải tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường. Đây là một công cụ vừa mang tính pháp lí vừa mang tính kĩ thuật để giải quyết tranh chấp. Nguyên tắc phối hợp, hợp tác: Nhằm mục đích duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các bên tranh chấp trong việc cùng tìm ra giải pháp khắc phục và cải thiện môi trường. Đây được coi là phương cách tốt nhất để tổng hợp mọi nguồn lực xã hội vào việc khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường sống chung của con người. Giúp cho các bên tham gia có cơ hội đối thoại trực tiếp với nhau, thông tin cho nhau và cùng nhau xây dựng những cam kết cso tính đồng thuận xã hội, cùng nhau xác định trách nhiệm, chia sẻ nguồn lợi và tìm tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ huỷ hoại môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Nguyên tắc người gây ô nhiễm trả giá: Xác định cái giá phải trả đối với người có hành vi gây ô nhiễm môi trường, bằng các biện pháp: + Áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường. + Bồi thường thiệt hại về môi trường, về tính mạng, tài sản cho nạn nhân. Nguyên tắc tham vấn chuyên gia: Để xác định một cách có căn cứ khoa học thiệt hại xảy ra đối với môi trường, sức khoẻ, tính mạng và tài sản của các nạn nhân trong tranh chấp môi trường cần sử dụng cơ chế tham vấn chuyên gia. Các chuyên gia dựa vào phương tiện kĩ thuật đo đạc, xét nghiệm mẫu từ đó có các kết luận khách quan, trung thực về mối liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả, về mức độ thiệt hại. Khi đó các số liệu mới trở thành căn cứ khoa học giúp các bên tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền đánh giá, dự báo và kết luận đầy đủ về tính chất, mức độ, ảnh hưởng đến các vấn đề môi trường để đưa ra các phán quyết chính xác và khách quan. Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường Phương thức giải quyết tranh chấp được tiến hành theo các bước sau: Thương lượng: - Là cơ hội tốt để các bên thu thập thêm thông tin, xem xét hoàn cảnh xảy ra sự việc, đánh giá đúng bản chất của vụ việc, giải toả hiểu lầm, khúc mắc và tìm đến giải pháp tối ưu trong điều kiện tài chính, sực lực và thời gian có hạn. - Thương lượng trong giải quyết tranh chấp môi trường thường diễn ra giữa các chủ thể đại diện, do số lượng những người có liên quan trong mỗi vụ tranh chấp môi trường quá đông. Tuỳ vào các mối quan hệ xung đột sẽ có những đại diện cụ thể. Hoà giải: - Là hình thức giải quyết tranh chấp tiến hành khi tranh chấp đã xảy ra hoàn toàn và các bên nhận thấy quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả, song vẫn mong muốn tìm kiếm sự thoả thuận bởi chính bản thân mình. - Trung gian hoà giải được tổ chức thành các nhóm, bao gồm: đại diện chính quyền địa phương, cơ quan quản lí Nhà nước về tài nguyên và môi trường, đại diện cộng đồng dân cư, tố chức phi chính phủ (NGOs),… - So với thương lượng, hoà giải có mức độ thành công cao hơn do có sự hỗ trợ của trung gian là những người có chuyên môn nhất định tuy nhiên cũng có những khó khăn là do có nhiều ý kiến quan điểm khác nhau, cách tiếp cận các lợi ích cũng không giống nhau. Giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền: tranh chấp có thể giải quyết theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp. - Tại nhiều nước trong đó có Vit Nam, thủ tục hành chính áp dụng tương đối phổ biến vì: + Quan niệm đối tượng của tranh chấp môi trường luôn có quan hệ mật thiết đến lợi ích công cộng được Nhà nước bảo vệ. + Thủ tục hành chính thường đáp ứng được yêu cầu giải quyết tranh chấp môi trường, ngăn chặn hậu quả xấu có thể gây ra cho môi trường,…Trong khi theo thủ tục tư pháp thì vụ án có thể kéo dài, các biện pháp khôi phục chất lượng môi trường bị xâm hại khó có thể thực hiện ngay được,… - Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là thủ tục tư pháp không được coi trọng. Khi các bên tranh chấp môi trường không tìm được tiếng nói chung, Toà án sẽ là cơ quan có thẩm quyền phán quyết. 2.4.Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường Bước 1: Kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ánh trong các đơn thư khiếu kiện. Đây là bước đầu tiên quan trọng, là cơ sở cho việc xem xét các tình tiết cụ thể của việc tranh chấp. Công việc có thể được các cơ quan chức năng tiến hành các biện pháp mang tính nghiệp vụ: Lấy mẫu các thành phần môi trường bị ô nhiễm để phân tích các đặc tính lí, hoá, sinh học. Kiểm tra tình hình quan trắc cà kiểm soát ô nhiễm trong khu vực. Đánh giá hiện trạng môi trường nơi ô nhiễm xảy ra, xác định nguồn gây ô nhiễm. Chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm và thiệt hại vật chất về môi trường. Bước 2: Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường. Các cơ quan chuyên môn hướng dẫn bên bị thiệt hại áp dụng một số phương pháp khoa học để tính toán thiệt hại về người và tài sản do ô nhiễm môi trường gây nên. Phương pháp áp dụng phổ biến để tính toán thiệt hại là phương pháp so sánh đối chứng. Đại lượng chính được so sánh là sản lượng cây trồng vật nuôi trung bình hang năm. Bước 3: Tham gia giải quyết tranh chấp, góp phần điều hoà lợi ích giữa các bên xung đột. Quá trình giải quyết thường được tổ chức dưới dạng các “cuộc họp”, “hội nghị” với phương châm: thận trọng, mềm dẻo, hiệu quả va duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh gây thiệt hài với cộng đồng dân cứ sở tại để bảo vệ môi trường chung. Các phương án điều hoà lợi ích xung đột thực hiện khá linh hoạt, đặc biệt là đền bù vật chất. Cơ quan tranh chấp có thê gợi ý áp dụng một số phương án bồi thường sau: + Bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất: áp dụng trong trường hợp ô nhiễm hẹp, xảy ra với số ít người, thiệt hại không lớn và dễ xác định. + Bồi thường trên cơ sở xác định tỉ lệ giữa tổng giá trị thiệt hại được bù đắp so với tổng giá trị thiệt hại thực tế. + Bồi thường trên cơ sở xác định cấp độ thiệt hại. Áp dụng khi có sự chênh lệch đáng kể về mức độ thiệt hại giữa các nạn nhân. + Bồi thường trên cơ sở xác định mức thiệt hại bình quân. Áp dụng khi không có sự chênh lệch lớn giữa các mức thiệt hại. + Bồi thường bằng việc đầu tư vào các công trình công cộng, phúc lợi cho cộng đồng dân cư. Áp dụng trong trường hợp phạm vi ô nhiễm rộng, thiệt hại xảy ra đỗi với nhiều người và khó xác định mức thiệt hại đến từng đối tượng cụ thể. II. Thực trạng tranh chấp môi trường hiện nay 1. Thực trạng tranh chấp môi trường của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới Tranh chấp mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết theo pháp luật Việt Nam, đồng thời có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế Tranh chấp giữa Việt Nam và các nước khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được giải quyết trên cơ sở thương lượng, có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế. Một số hiệp ước Việt Nam đã ký: Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định quyết tâm cùng Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xây dựng đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành đường biên giới hòa bình, ổn định và bền vững mãi mãi, góp phần giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình". Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển các nước thành viên phải tôn trọng chủ quyền, các quyền về chủ quyền và quyền hạn của nước khác đối với vùng biển, thềm lục địa và các vùng đặc khu kinh tế của nước đó. Những hoạt động, tuyên bố và thoả thuận đơn phương của các nước phải triệt để tôn trọng các điều khoản của Công ước. Nguồn: Nhóm tổng hợp từ các văn bản luật Quốc tế 2. Thực trạng tranh chấp môi trường ở Việt Nam Tại Việt Nam từ những năm 1980 trở lại đây, xung đột, tranh chấp trong lĩnh vực môi trường đã nảy sinh và có chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn cả nước. Nhiều đơn thư khiếu nại về vấn đề môi trường đã được gửi tới các cấp có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Các vấn đề xung đột về quyền và lợi ích liên quan đến sở hữu và sử dụng tài nguyên môi trường giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư ngày một tăng. Đặc biệt là tranh chấp quyền sử dụng đất, khiếu nại hành vi hành chính, quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai là một trong những nhóm quan hệ đất đai diễn ra thường xuyên, phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng sâu rộng đên tình hình an ninh, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Trong số hơn 3.500 lượt đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến ngành tài nguyên, có khoảng 3.470 lượt đơn thuộc lĩnh vực đất đai. Con số trên được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra tại hội nghị sơ kết ngành tài nguyên môi trường sáu tháng đầu năm, vào sáng 8/7/2009. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong sáu tháng đầu năm nay, cơ quan này đã tiếp nhận tổng cộng 3.519 lượt đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến các lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản…số đơn thư này chủ yếu được gửi đến thanh tra bộ hoặc được chuyển từ Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và một số cơ quan thuộc Quốc hội. Đáng chú ý, trong số 3.519 lượt đơn khiếu nại, tố cáo thì có khoảng 3.470 lượt đơn là về lĩnh vực đất đai, chiếm 98,6%, trong đó có 1.747 đơn trùng, không đủ điều kiện, 1.723 đơn còn lại liên quan đến những vấn đề tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, khiếu nại về bồi thường khi thu hồi đất, khiếu nại cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bộ cũng cho biết, trong số các đơn thư nhận được có 6 đơn thư do Thủ tướng giao và 5 đơn thuộc thẩm quyền.Tại các địa phương, trong sáu tháng đầu năm, các sở tài nguyên và môi trường đã triển khai được 480 đoàn kiểm tra đối với 1.751 đơn vị. Kết quả cho thấy, có tới 1.066 đơn vị có biểu hiện sai phạm, xử lý 781 đơn vị sai phạm với tổng số tiền xử phạt trên 8,5 tỷ đồng. Theo Bộ, nhìn chung trong sáu tháng đầu năm nay, số lượng đơn thư Bộ nhận được giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm 2008, cụ thể là giảm 19%. Số lượng đơn thư Thủ tướng giao cũng giảm đáng kể, chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, tình trạng đơn thư tập thể và khiếu kiện vượt cấp vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá lớn gây ảnh hưởng đến công tác giải quyết đơn thư khiếu nai, tố cáo của Bộ. Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn còn 118 vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai đang tồn đọng chưa được giải quyết. Năm 2008, tỷ lệ đơn thư khiếu nai, tố cáo liên quan đến đất đai được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận là 99% (theo ) Bên cạnh đó, những vụ tranh chấp về các tài nguyên khác như rừng, nguồn nước, thủy hải sản, khoáng sản, … giữa các cá nhân, tổ chức đang là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Mười bốn năm Vedan âm thầm thải chất độc hại ra sông Thị Vải. Nhà máy bột giấy Thành Lợi gây ô nhiễm hơn 10 năm ở thượng nguồn sông Đồng Nai. Nhà máy gạch, nhà máy gỗ, nhà máy xi măng… đồng loạt gây ô nhiễm môi trường, gây ra thiệt hại không những nghiêm trọng ở hiện tại mà còn ảnh hưởng rất lớn tới tương lai. Tài nguyên đang ngày càng suy kiệt, cuộc sống người dân đang bị đe dọa từng ngày. III/ Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về tranh chấp môi trường Quốc tế - Cũng như các tranh chấp quốc tế khác, việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về môi trường cũng phải tuân theo nguyên tắc “giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế”. Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc đã nêu ra các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp, gồm các biện pháp mang tính thương lượng như đàm phán và các biện pháp hỗ trợ (trung gian, hoà giải ), và các biện pháp mang tính xét xử như trọng tài, toà án. - Do chưa có một Toà án chuyên biệt để giải quyết các tranh chấp về môi trường ở cả cấp độ khu vực lẫn quốc tế, các quốc gia hay các chủ thể khác của tranh chấp phải tìm đến các cơ chế tài phán quốc tế khác nhau, tất cả đều không chuyên về môi trường. - Toà án quốc tế là cơ quan khá thích hợp để giải quyết các tranh chấp về môi trường. Điều 36 khoản 1 Quy chế của Toà án nêu rõ Toà án quốc tế có thẩm quyền xem xét “tất cả các vụ việc mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc hoặc các điều ước, các công ước hiện hành”. Mặt khác, các phán quyết của Toà được Hội đồng bảo an đảm bảo thực thi và đây là một lợi thế rất lớn của Toà án quốc tế. Trong nước Luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2005: + Khoản 1 điều 129 Luật BVMT tranh chấp về môi trường được xác định là tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra. + Điều 128 Luật BVMT năm 2005 quy định rõ tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án về hành vi vi phạm về BVMT, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải quyết tranh chấp môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. + Khoản 3 điều 129 Luật BVMT Việc giải quyết khiếu nại về môi trường được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo và Luật BVMT. Luật bảo vệ rừng 2004: + Điều 84 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định, các tranh chấp về quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do TAND giải quyết. Luật Đất đai năm 2003: + Điều 137 Luật Đất đai năm 2003 quy định, tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do UBND của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. + Điều 135 Luật Đất đai năm 2003, thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. + Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 quy định, thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. 2. Nội dung cụ thể của các văn bản pháp luật về tranh chấp môi trường VBQPPL rà soát Những quy định cụ thể Luật BVMT 2005 Điều 128. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường 1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sau đây: a) Gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; b) Xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân. 3. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của Luật này. Điều 129. Tranh chấp về môi trường 1. Nội dung tranh chấp về môi trường bao gồm: a) Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; b) Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra. 2. Các bên tranh chấp về môi trường bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau; b) Giữa tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường. 3. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam; trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều 131. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường 1. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ sau đây: a) Có suy giảm; b) Suy giảm nghiêm trọng; c) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng. 2. Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có: a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm; c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm. 3. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm có: a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại; b) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài. 4. Việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau: a) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường; b) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường; c) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại; d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan; đ) Tuỳ điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính toán chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường. 5. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại. Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính toán, xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại. 6. Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật. 7. Chính phủ hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường. Điều 133. Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau: 1. Tự thoả thuận của các bên; 2. Yêu cầu trọng tài giải quyết; 3. Khởi kiện tại Toà án. Luật đất đai 2003 Điều 135. Hoà giải tranh chấp đất đai 1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. 2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.     Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai. Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai. Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: 1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết; 2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau: a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng. Điều 137. Giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính 1. Tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do Uỷ ban nhân dân của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau: a) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, th�nh phố trực thuộc trung ương thì do Quốc hội quyết định; b) Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn thì do Chính phủ quyết định. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính. Điều 138. Giải quyết khiếu nại về đất đai 1. Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. 2. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau: a) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; b) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân; c) Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân. 3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 2 Điều 136 của Luật này. Điều 139. Giải quyết tố cáo về đất đai 1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. 2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 Điều 84. Các tranh chấp về quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do TAND giải quyết. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng được áp dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Nguồn: Nhóm tổng hợp từ các văn bản luật và bộ luật khác nhau 3. Thực trạng áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam 3.1. Việc áp dụng pháp luật vào giải quyết các vụ vi phạm môi trường của Việt Nam trong thời gian qua: - Thứ nhất là Vụ tàu chở dầu Neptune Aries chở 22.000 tấn dầu DO trong khi cập cầu cảng Cát Lái đã đâm vào cầu cảng và làm tràn dầu ra môi trường 1528 tấn dầu, ngoài ra còn có 150 tấn xăng tràn ra từ hệ thống ống dẫn của cầu cảng. Chỉ sau 9 giờ đồng hồ váng dầu đã lan tới khu vực Nhà Bè theo hai sông Lòng Tàu và Nhà Bè cách khu vực xảy ra sự cố 40 - 50km. Sau đó, do thủy triều, váng dầu lại bị đẩy ngược lên thượng lưu theo sông Sài Gòn và Đồng Nai cách nơi xảy ra sự cố 4 - 5km. Sau 15 ngày, diện tích bị ảnh hưởng bao gồm 65.000ha, trong đó diện tích bị ô nhiễm nặng nhất là 40.000ha. Sự cố trên đã gây rối loạn môi trường trên diện rộng, thể hiện ở các mặt: làm tăng độ đục của nước, giảm lượng ôxy hòa tan, tăng hàm lượng BOD, tăng nitơ nên đã xảy ra tình trạng phú dưỡng hóa, làm giảm 60% thực vật phiêu sinh và 40% động vật phiêu sinh, làm cho thảm thực vật ở ven sông bị hủy hoại, rừng ngập mặn bị ảnh hưởng, đặc biệt diện tích trồng lúa bị thiệt hại rõ nét và trầm trọng nhất, lúa chết ngay hoặc thối dần. Do mức độ thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, nên căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã khởi kiện chủ tàu trước Tòa án nhân dân thành phố. Sau nhiều cuộc thương lượng tại tòa án, với thiện chí và sự hiểu biết của cả hai bên nên đã đi đến nhân nhượng và hòa giải. Ủy ban nhân dân thành phố rút đơn khởi kiện và phía chủ tàu đồng ý bồi thường thiệt hại với tổng số tiền là 4,2 triệu đôla Mỹ bao gồm các chi phí: đền bù thiệt hại kinh tế trước mắt cho khu dân cư, các chi phí cho hoạt động ứng cứu, nghiên cứu khảo sát, tư vấn kỹ thuật, pháp luật và đánh giá tác động môi trường, tổ chức khôi phục môi trường bị ô nhiễm. Tiếp theo là vụ việc công ty Vedan xả thải làm ô nhiễm nghiêm trọng sông Thị Vải, làm ảnh hưởng đến đời sống cuả người dân các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành Phố Hồ Chí Minh,… + Theo nhận định ban đầu, việc lắp đặt hệ thống xả dịch thải của Công ty Vedan là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đó là nước thải của công ty vượt tiêu chuẩn cho phép tới 5 lần, Công ty Vedan tự ý đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 2 dự án đầu tư mở rộng, nâng công suất của các nhà máy, xưởng sản xuất của công ty nhưng không có đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của Vedan, bao gồm: Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của công ty. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng). Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép. Theo pháp luật hiện hành, trước mắt Vedan sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với tình tiết tăng nặng, với mức phạt tiền tối đa của các khung hình phạt: Tước quyền sử dụng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; đình chỉ hoạt động để khắc phục ô nhiễm môi trường; Vedan có trách nhiệm đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với hành vi gây ô nhiễm của công ty. Theo Thanh tra Bộ TN&MT, hành vi vi phạm pháp luật về BVMT của Công ty Vedan là hành vi tái phạm, mang tính hệ thống, có tổ chức và kéo dài, có biểu hiện coi thường pháp luật Việt Nam, gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với sông Thị Vải và môi trường xung quanh. Trong đó có tình tiết tăng nặng theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 8 và khoản 9 Điều 9, Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội số 44/2002/PL-UBTVQH 10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 về việc xử lý vi phạm hành chính. Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với công ty cổ phần hữu hạn Vedan 267,5 triệu đồng. Đồng thời, Công ty Vedan phải nộp khoản truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp hơn 127 tỷ đồng. Hiện Vedan đã nộp 267,5 triệu đồng tiền phạt nhưng còn trì hoãn khoản truy thu phí môi trường hơn 127 tỷ đồng. Tôi khẳng định, Vedan phải nộp đủ 2 khoản trên mới cho hoạt động. Ngoài ra, Thanh tra Bộ cũng áp dụng các biện pháp “mạnh tay” khác: trong vòng 1 tháng, Vedan phải gỡ bỏ toàn bộ hệ thống cống ngầm và thiết bị bơm từ khu vực sản xuất ra sông Thị Vải; cải tạo toàn bộ hệ thống thu gom, xử lý chất thải lỏng (dịch thải sau lên men, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, bùn thải lỏng) bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải theo quy định; hệ thống thu gom, xử lý chất thải lỏng của công ty phải đáp ứng các yêu cầu BVMT. Yêu cầu công ty Vedan có trách nhiệm thực hiện đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường do hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sông Thị Vải; chi trả chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sông Thị Vải; chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi cho hơn 2.000 lao động đang làm việc tại công ty và các tổ chức cá nhân, hộ gia đình đã ký hợp đồng kinh tế cung cấp nguyên liệu trong thời gian bị tạm đình chỉ hoạt động sản xuất do hành vi vi phạm pháp luật của công ty gây ra. Công ty Vedan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xác định các vi phạm của một số cá nhân của Công ty (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và một số cá nhân có liên quan) khi có yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. Thanh tra Bộ cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ TN&MT thu hồi giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cho tới khi thực hiện xong các biện pháp BVMT theo quy định của pháp luật mới xem xét cấp lại. Theo Thanh tra Bộ TN&MT, quyết định xử phạt hành chính của Bộ TN&MT phải được công ty Vedan chấp hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định. Quá thời hạn trên, công ty cố tình không chấp hành quyết định xử phạt sẽ bị cưỡng chế thi hành. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết, bước đầu có đủ cơ sở pháp lý để xử lý về hình sự và bộ sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng điều tra và truy tố theo quy định của pháp luật. 3.2/ Các hạn chế của pháp luật hiện hành trong quy định về tranh chấp môi trường: Hiện nay pháp luật chưa phát huy hiệu lực đầy đủ, không mang lại hiệu quả như mong muốn, đặc biệt trong lĩnh vực tranh chấp môi trường a/ Quy định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể gây ô nhiễm chưa rõ ràng Điều 6 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nêu: “Tổ chức bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật”. Việc “xác định trách nhiệm pháp lý” của cá nhân trong trường hợp này chưa được quy định rõ nên thực tế trước nay trong các trường hợp tổ chức vi phạm, hầu như không có cá nhân nào bị xử phạt. Mà theo luật, trong lĩnh vực môi trường, nếu không cá nhân nào bị xử phạt hành chính thì cũng có nghĩa là không ai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 183 BLHS quy định: “Người nào thải vào nguồn nước các chất thải (…) đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền (…), cải tạo không giam giữ (…) hoặc phạt tù (…)”. Ai đã từng bị xử phạt hành chính rồi mới có thể bị xử phạt hình sự mà thực tế không ai bị xử phạt hành chính thì… nghiễm nhiên vô tội thôi! b/ Trách nhiệm pháp lí còn kém hiệu lực trong một số vụ việc vi phạm pháp luật Từ hành chính đến hình sự đều bị “trói tay” Trách nhiệm dân sự của công ty gây ô nhiễm đối với người dân bị thiệt hại thì sao? Thực tế cho thấy việc công dân bị thiệt hại do hành vi xả chất thải của Vedan (cũng như một số tổ chức sản xuất khác) muốn đòi bồi thường thiệt hại cũng không thuận tiện chút nào, nếu không nói là đang bế tắc khi mà Vedan “mạnh dạn” tuyên bố chỉ “hỗ trợ” chứ không “bồi thường” theo nghĩa vụ luật định. Bởi nhiều lý do pháp lý khác nhau mà vụ việc bị phát hiện tới nay cả năm rồi vẫn chưa kiện ra tòa được. Tòa không thụ lý đơn khởi kiện của người bị thiệt hại vì một số đơn khởi kiện đã hết thời hiệu (quá hạn hai năm kể từ khi hành vi gây thiệt hại xảy ra); người bị thiệt hại chưa thể cung cấp chứng cứ để chứng minh mức độ thiệt hại cụ thể, rõ ràng, đúng ai là người gây thiệt hại cho mình; người khởi kiện bơ vơ, chưa cử được người đại diện hợp pháp v.v… Dù phía bị thiệt hại đã có nhiều cá nhân, tổ chức luật sư tư vấn giúp đỡ về mặt pháp lý cũng như các hội nông dân tỉnh, thành phố đứng ra bảo vệ quyền lợi cho hội viên của mình nhưng tình hình vẫn chưa thấy lối ra khả quan. Dư luận vẫn bức xúc, chờ đợi vì vụ này mà không xử lý tới nơi được thì những vụ khác rồi cũng sẽ chìm xuồng. Người ta khó chấp nhận nghịch lý: Người làm trái luật, gây thiệt hại cho xã hội lẽ ra phải có nghĩa vụ bồi thường nhưng vì pháp luật bất cập nên họ được quyền tùy lòng hảo tâm mà hỗ trợ cho người bị thiệt hại. Người bị thiệt hại chỉ còn nước trông cậy vào “thiện chí hỗ trợ” của người gây thiệt hại cho mình mà thôi! Làm sao có an toàn pháp lý để người dân an tâm được bảo vệ quyền lợi bởi pháp luật? Yêu cầu cấp bách đòi hỏi nhà nước sớm hoàn thiện pháp luật để các quy định không mâu thuẫn, triệt tiêu nhau; tổ chức thực thi pháp luật có hiệu quả hơn và nhiều công dân hiểu biết pháp luật để có cách ứng phó kịp thời, bảo vệ quyền lợi của mình có kết quả hơn. => Đến giữa năm 2008 thì sự việc được báo động cả nước vì mức độ nguy hiểm cho xã hội đã thực sự đặc biệt nghiêm trọng. Việc gây ô nhiễm môi trường đã rõ ràng. Hậu quả thiệt hại đã được xác định. Nhưng đến nay trách nhiệm pháp lý của Vedan đối với người bị thiệt hại vẫn chưa được làm rõ và nhà nước cũng chưa có cách xử lý thật công bằng, đúng mức! c/ Mức xử phạt hành chính còn chưa rõ ràng gây lung túng trong việc ra quyết định mức xử phạt Ở nước ta, hành vi gây ô nhiễm môi trường nước đã được pháp luật nghiêm cấm từ lâu (Luật Tài nguyên nước năm 1998, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, 2005). Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các nghị định quy định việc xử phạt hành chính cũng nêu rõ hành vi vi phạm và biện pháp xử lý trong một số trường hợp cụ thể (Nghị định 34 ngày 17-3-2005 xử phạt trong lĩnh vực tài nguyên nước, Nghị định 81 ngày 9-8-2006 trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…). Đối với những hành vi xả chất thải gây nguy hiểm đáng kể cũng đã được Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định là tội phạm với những hình phạt tương ứng (Điều 195 BLHS 1985 và Điều 183 BLHS 1999): Tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng, tội gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện, khung xử phạt vi phạm hành chính môi trường tối đa tối đa 70 triệu cho một hành vi. Chúng tôi đang đề xuất nâng mức xử phạt tối đa lên 500 triệu đồng. d/ Chưa có khung hình xử phạt đối với doanh nghiệp nước ngoài Theo điều 183 Bộ luật hình sự, người nào thả vào nguồn nước dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép.... gây dịch bệnh hoặc gây nên các yếu tố độc hại khác đã bị xử phạt hành chính mà cố tính không thực hiện các biện pháp theo các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng thì phạt 10-100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng phạt tù 2-7 năm, đặc biệt nghiêm trọng 5-10 năm. - VKSND tối cao phối hợp với TAND tối cao, Bộ Công an để xem khởi tố vụ án Vedan và thấy rằng chưa đủ căn cứ pháp lý. Đây là một bài học cho chúng ta trong việc xây dựng luật, bởi chưa có tiền lệ xử lý hình sự doanh nghiệp nước ngoài. Tới đây, chúng ta phải xem xét, bổ sung vào Luật hình sự việc xử lý tội phạm về môi trường. IV/ Một số kiến nghị và giải pháp về tranh chấp môi trường và cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường 1/ Kiến nghị Xuất phát từ các hạn chế ở trên nhóm có đưa ra một số kiến nghị sau: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường, quy định rõ rang trách nhiệm của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Nâng cao trình độ cán bộ làm luật, nhìn nhận những vấn đề mới nảy sinh, kịp thời nhanh chóng bổ sung vào luật Nâng cao kiến thức về pháp luật của các bên liên quan trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường bằng cách phổ biến pháp luật về môi trường rộng rãi, nâng cao chất lượng trong công tác thương lượng hay hòa giải những tranh chấp môi trường. Từ khi Bộ luật hình sự ra đời tới nay không xử lý được cá nhân nào. Luật yêu cầu để xử lý hình sự phải hội đủ 3 yếu tố, gồm: người vi phạm là cá nhân, từng bị xử lý hành chính và gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng cả 3 yếu tố này đều khó thực hiện. Từ thực tế trên, Chính phủ cần tổng kiểm tra, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường và đưa vào chương trình giám sát năm 2009 nội dung này. Về mặt pháp luật, cần sửa pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính theo hướng dễ cá thể hóa pháp nhân vi phạm ( ví dụ như hiện nay Vedan không tìm ra cá nhân vi phạm); và cũng nên sửa điều 183 của Bộ luật hình sự theo hướng bỏ quy định cá nhân từng bị xử phạt hành chính. 2. Giải pháp 2.1. Về tranh chấp môi trường Ngăn chặn sớm nhất những khả năng có thể gây ra sự tranh chấp môi trường: + Đối với những dự án phát triển có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường cần thiết phải có báo cáo ĐTM, trong quá trình dự án hoạt động cần thường xuyên có những kiểm tra, giám sát .. nhằm ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm môi trường + Trong những tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại môi trường thì việc xác định những thiệt hại do ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường đưa ra là rất cần thiết nhưng những thiệt hại này rất khó xác định do đó cần phải có những phương pháp tính toán mang tính khoa học và gắn liền với thực tiễn. có thể áp dụng các cách thức xác định thiệt hại môi trường theo các nhóm: Một là xác định giá trị tổn thất với môi trường được thực hiện bởi tòa án hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường. Hai là, xác định thiệt hại theo phương thức quy ra một khoản tiền cố định. Ba là, giao cho các viên chức hành chính hoặc chính quyền địa phương xác định thiệt hại. Bốn là, các phương thức đánh giá khác, điển hình là phương pháp Koch (được sử dụng rộng rãi tại Cộng hòa liên bang Đức trong việc xác định những tổn thất được bồi hoàn đối với cây cối bị hủy hoại). Ở Việt Nam để có thể tự chủ  trong việc xác định được thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên, đặc biệt là thiệt hại đối với môi trường tự nhiên, những nội  dung sau đây cần phải được làm sáng tỏ trong các văn bản pháp luật hướng dẫn việc xác định thiệt hại về môi trường: Một là, thành phần môi trường được xác định thiệt hại. Hai là, mức độ thiệt hại được xác định. Ba là, các căn cứ để xác định mức độ thiệt hại Bốn là, các căn cứ để tính toán thiệt  hại 2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường 2.2.1.  Giải quyết tranh chấp bởi người ra quyết định theo luật định. a. Điều tra công cộng Do tranh chấp môi trường thường liên quan đến nhiều đối tượng và trong nhiều trường hợp các bên trong tranh chấp không thể tự mình đưa ra được đầy đủ các bằng chứng để chứng minh cho các yêu cầu của mình nên không đảm bảo tính khách quan trong việc quyết định có đưa vụ án ra xét xử hay không thì cuộc điều tra công cộng sẽ được tiến hành. Điều tra công cộng có thể được thực hiện dưới các hình thức khác nhau song nhìn chung đó là việc lấy ý kiến của công chúng hoặc các nhà chuyên môn để đảm bảo chắc chắn vụ án được đưa ra xét xử là có căn cứ. Quy mô của các cuộc điều tra công cộng lại tuỳ thuộc vào đối tuợng của cuộc tranh tụng (hay nói cách khác là phụ thuộc vào hiệu lực của mỗi quyết định về môi trường). Hình thức và thủ tục tố tụng. Hầu hết cả thẩm phán và hội đồng thẩm phán giải quyết các tranh chấp môi trường đều thống nhất với nhau ở một điểm là không nhất thiết phải áp dụng chung một phương thức giải quyết cho tất cả các tranh chấp môi trường mà nên có các quy định cụ thể về thủ tục tố tụng và mức độ áp dụng các hình thức giải quyết các tranh chấp đối với từng vụ việc. Những phương thức đó có thể là: Thứ nhất, giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn. Thứ hai, giải quyết tranh chấp thông qua hội nghị tiền xét xử. c. Toà chuyên trách và hội đồng thẩm phán Chúng ta nên thành lập các tòa án chuyên trách về môi trường mà khác với các tòa án chuyên trách khác thẩm phán của các tòa án môi trường không chỉ là người am hiểu những kiến thức về kiến thức pháp luật mà còn là người am hiểu về kiến thức môi trường học, kinh tế học môi trường…. trong trường hợp các bên không đồng ý với phán quyết của tòa án chuyên trách nêu trên, họ có quyền kháng cáo tới hội đồng thẩm phán hoặc tới tòa án tối cao. 2.2.2. Giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR) Giải quyết tranh chấp lựa chọn thường được chỉ dẫn đến hoặc được miêu tả như là phương thức giải quyết tranh chấp qua trung gian, hoà giải. Trong đó “trung gian” được hiểu là quá trình mà các bên tham gia ngồi lại với nhau với sự trợ giúp của một hay nhiều người. Những người này sẽ tách biệt các vấn đề tranh chấp một cách khéo léo, có chú ý để các bên phát triển ý kiến, cân nhắc sự lựa chọn, để cuối cùng đi tới sự định đoạt tương ứng và phù hợp với yêu cầu của các bên. Nói cách khác, trung gian được coi như là “toà án” giải quyết tranh chấp theo cách riêng, ở đó các bên tự đặt ra quy tắc và chỉ bị giới hạn “bởi luật lệ” do các trung gian viên hay các tổ chức trung gian đặt ra. + Ưu điểm đáng ghi nhớ đối với phương thức giải quyết tranh chấp theo lựa chọn là trong bất kì hoàn cảnh nào nó cũng có tầm quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian và án phí đồng thời có thể giảm bớt những phiền toái tại toà án và hội đồng thẩm phán. Sử dụng phương thức này cũng có nghĩa là sẽ đưa lại kết quả dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều so với các vụ kiện thủ tục và theo đó cũng có nhiều cơ hội hơn để duy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên tranh chấp. + Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì giải quyết theo lựa chọn cũng có một vài điểm hạn chế nhất định, đó là do phương thức này chỉ chú trọng đến lợi ích của các bên tham gia tranh chấp nên trong nhiều trường hợp lợi ích của bên thứ ba có thể không được quan tâm xem xét trong quá trình giải quyết, trong khi phần lớn các tranh chấp môi trường lại thường liên quan đến lợi ích của nhiều người. - Cơ chế giải quyết tranh chấp theo lựa chọn có thể tồn tại dưới hai dạng: Một là, tồn tại với tư cách là phương thức giải quyết tranh chấp độc lập. Hai là, tồn tại với tư cách phụ thêm với toà án và hội đồng thẩm phán mà điển hình là hội nghị tiền xét xử, với mục đích chính là thu hẹp vấn đề trong tranh chấp giữa các bên và tìm kiếm khả năng định đoạt vào giai đoạn tiền xét xử => Kết luận: giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế bên cạnh việc quy định rõ ràng về trách nhiệm tài chính của cơ sở gây ô nhiễm, các chính sách pháp luật nhất thiết phải có sự điều chỉnh nhằm ảnh hướng tới sự cân bằng về lợi ích cho các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trên cở sở tôn trọng các quyền lợi về tài sản, quyền kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của Nhà nước. Để thực hiện được nội dung này, chính sách pháp luật tài chính cần đưa ra những giải pháp rõ ràng, ít nhất, trên hai phương diện: Một là, trong ngằn hạn, cần điều chỉnh các quan hệ tài chính có khả năng hỗ trợ và đảm bảo cho các điều kiện kinh doanh ổn định của các cơ sở kinh doanh phải thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường; Và hai là, trong dài hạn, pháp luật tài chính cần phải thể chế hóa các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường hướng tới việc cân bằng giữa chi phí và lợi ích của việc xử dụng các thành phần môi trường, hạn chế những ngoại ứng tiêu cực và hành vi tác động đến môi trường. Tài liệu tham khảo Giáo trình luật môi trường, trường đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội–2006 Các văn bản Pháp luật, báo cáo được lấy từ nguồn www.thuvienphapluat.com Website Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch www.cinet.gov.vn Website Bộ Tài nguyên Môi trường www.monre.gov.vn Các báo điện tử Vietnamnet, VnExpress, VTC News, An ninh thủ đô, Công an nhân dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB10L02.doc
Tài liệu liên quan