Trong hoạt động đấu thầu luôn tuân theo những yêu cầu, điều kiện rất chặt chẽ, thống nhất, đảm bảo sự công bằng giữa các nhà thầu. Các nhà thầu được hưởng các cơ hội như nhau trong quá trình đấu thầu. Điều này làm cơ sở giúp cho bên mời thầu đánh giá được các nhà thầu một cách công bằng, khách quan. Thông qua các yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra, các nhà thầu dựa trên năng lực tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm của mình để chào giá. Nhà thầu nào có giá phù hợp cũng như các tiêu chí khác về kỹ thuật, kinh nghiệm,v.v sẽ được chọn làm đối tác.
92 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm tài chính chỉ nên hạn chế ở phạm vi xử lý tình huống đấu thầu, khi các nhà thầu có điểm kĩ thuật, đặc biệt điểm cho giải pháp và phương pháp luận bằng nhau. Nên bổ sung cho các thang điểm kĩ thuật từ 85, 90, 95 để khuyến khích về mặt kĩ thuật và thông qua đó không khuyến khích hạ giá trong việc đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Ông Chu Ngọc Sủng, Tổng thư ký Hội Cầu đường Việt Nam cũng có cùng quan điểm về vấn đề này: Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi mà giá dịch vụ tư vấn còn thấp so với quốc tế thì với phương pháp lựa chọn tư vấn như hiện nay, các tư vấn cạnh tranh bằng giá sẽ làm cho tư vấn không thể phát triển lành mạnh được.
Từ thực tế cho thấy, do nhu cầu công việc, nhiều đơn vị tư vấn cạnh tranh bằng hạ giá dịch vụ tư vấn. Đây là xu hướng không lành mạnh, nguy cơ làm yếu tư vấn, từ đó làm giảm chất lượng các công trình.
Thứ bảy, việc chống khép kín trong đấu thầu
Việc chống khép kín trong đấu thầu được quy định trong Luật Đấu thầu cần được quan tâm xem xét và chỉ đạo cụ thể hơn và có lộ trình thích hợp nếu không đây cũng là vấn đề bức xúc nảy sinh hiện nay ở các ngành địa phương và cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm chậm tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình cũng như đảm bảo chất lượng công trình. Cụ thể:
+ Về chống khép kín trong một tổ chức: Luật Đấu thầu quy định “nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư của dự án” Điều 11 khoản 1 mục d Luật đấu thầu 2005
(Điều 11 - khoản 1 - mục d) quy định này là hoàn toàn phù hợp với luật pháp Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã và đang thực hiện. Tuy nhiên cũng tại khoản 2 - điều này của Luật Đấu thầu lại quy định: “Các quy định tại khoản 1 điều này phải được thực hiện chậm nhất là 3 năm theo lộ trình do Chính phủ quy định kể từ khi Luật này có hiệu lực” (kể từ 1/4/2006) quy định này cần làm rõ phải áp dụng ngay cho loại chủ đầu tư nào? Và chủ đầu tư nào chưa áp dụng ngay cần phải có lộ trình (Bộ, UBND các cấp, Sở, Doanh nghiệp...) hiện vấn đề đang trở nên rất bức xúc trong thực tế gây trở ngại trong việc triển khai đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng công trình.
+ Về chống khép kín giữa các khâu trong quy trình quản lý đầu tư và xây dựng. Luật Đấu thầu quy định: “Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC” Điều 11 khoản 1 mục a Luật đấu thầu 2005
(Điều 11) quy định này là chưa phù hợp với xu thế của thế giới, ngược lại họ thường gắn thiết kế và xây dựng; Thiết kế, mua sắm thiết bị và xây dựng hoặc lập dự án - thiết kế - mua sắm thiết bị và xây dựng; Trong khi các phương pháp quản lý này ở ta lại rất mới mẻ xa lạ mà mới chỉ được định hướng về luật pháp (Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn), chính vì lẽ đó với quy định trên quy trình quản lý dự án đầu tư đang được chặt khúc từng đoạn riêng rẽ, manh mún đang là trở ngại cho việc đẩy nhanh tiến độ và quản lý chất lượng các dự án thuộc các ngành, các địa phương hiện nay. Vì lý do đó một mặt các ngành, các địa phương cần mạnh dạn hơn trong việc áp dụng các hình thức đấu thầu để lựa chọn Tổng thầu (thiết kế và xây dựng, EPC hoặc Chìa khoá trao tay) mặt khác cần có hướng dẫn cụ thể về lộ trình thực hiện điều khoản này trong luật định cho phù hợp với thực tế không để làm chậm việc triển khai hàng loạt các dự án tại các ngành, các địa phương hiện nay.
Thứ tám, hình thức hợp đồng và phương thức thanh toán
Trước đây theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP về Quy chế đấu thầu thì có 03 loại hợp đồng: Hợp đồng trọn gói, hợp đồng chìa khoá trao tay và hợp đồng có điều chỉnh giá. Ở nước ta với xây lắp hay dùng loại “hợp đồng trọn gói không điều chỉnh giá” áp dụng với mọi loại hình xây lắp có thời gian thực hiện hợp đồng nhỏ hơn 12 tháng. Với ý nghĩa và cách thực hiện là: đơn giá không đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng còn khối lượng theo thực tế tại hiện trường được các bên liên quan nghiệm thanh toán. Cho nên hầu hết giá thanh quyết toán không trùng giá hợp đồng.
Theo quy định hiện hành của Luật Đấu thầu đã quy định có bốn hình thức hợp đồng: Hình thức trọn gói, hình thức theo đơn giá, hình thức theo thời gian, hình thức theo tỷ lệ phần trăm. Với xây lắp chủ yếu dùng hình thức trọn gói và theo đơn giá.
Ý nghĩa và cách thực hiện hình thức trọn gói theo Luật Đấu thầu là “lời ăn lỗ chịu” tức sau khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng thì giá thanh quyết toán trùng giá hợp đồng. Chủ đầu tư và nhà thầu không phải bàn gì về phát sinh, giá vật tư nhân công xe máy tăng giảm. Với hình thức theo đơn giá thì chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu với khối lượng là khối thực tế còn đơn giá có thể là: theo hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhận điều chỉnh.
Như vậy về định nghĩa và cách thức thức hiện thì loại hợp đồng trọn gói không điều chỉnh giá chúng ta đã thực hiện trước đây đã khác so với hình thức trọn gói trong Luật đấu thầu. Một bên là đơn giá không đổi trong quá trình thực hiện còn giá hợp đồng có thể thay đổi. Một bên là đơn giá và giá hợp đồng đều không thay đổi.
Về áp dụng các hình thức hợp đồng và phương thức thanh toán trong các gói thầu thuộc các dự án đầu tư xây đựng công trình ở một số ngành, địa phương hiện nay rất sơ lược, chủ quan, mang nặng tính áp đặt thể hiện phổ biến qua việc vận dụng tràn lan hình thức Hợp đồng trọn gói với giá trị hợp đồng được dựa trên bảng tiên lượng thường có quá nhiều sai sót và hệ thống đơn giá không được điều chỉnh phù hợp với biến động của thị trường dồn mọi rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng cho các nhà thầu và các cấp quản lý trực tiếp, nhưng lại không đủ quyền hạn để xử lý các rủi ro khách quan đã góp phần dẫn đến hậu quả làm chậm tiến độ và chất lượng công trình kém, đặc biệt là các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Ở hầu hết các gói thầu xây lắp, hình thức hợp đồng trọn gói được áp dụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nội dung của hợp đồng trọn gói lại nêu điều khoản về điều chỉnh giá hợp đồng hoặc hợp đồng là trọn gói nhưng giá trị hợp đồng cũng chỉ là “tạm tính” và việc thanh toán căn cứ vào giá trị quyết toán được duyệt. Việc này dẫn tới kết quả đấu thầu không còn ý nghĩa trong thực hiện hợp đồng và khái niệm “trọn gói” cũng chẳng có ý nghĩa. Ngoài ra, trong một số trường hợp ở các gói thầu xây lắp, nhà thầu có tâm lý thực hiện hợp đồng cầm chừng để được điều chỉnh giá trị hợp đồng khi có các thay đổi về chính sách của Nhà nước về tiền lương, giá ca máy..., hoặc trường hợp khác (cũng khá phổ biến) nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đã không bảo đảm được năng lực tài chính dẫn đến chậm trễ trong triển khai dự án.
Thứ chín, về vấn đề ưu đãi nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế;
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008, việc ưu đãi trong đấu thầu quốc tế theo quy định tại Điều 14 của Luật Đấu thầu được thực hiện như sau:
- Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: hồ sơ dự thầu của nhà thầu thuộc đối tượng ưu đãi thì điểm tổng hợp được cộng thêm 7,5% số điểm tổng hợp của nhà thầu đó; trường hợp gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì điểm kỹ thuật được cộng thêm 7,5% số điểm kỹ thuật của nhà thầu đó;
- Đối với gói thầu xây lắp: giá đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi cần cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu đó;
- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: giá đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi cần cộng thêm một khoản tiền tương ứng với giá trị thuế nhập khẩu, phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu phải nộp theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá 15% giá hàng hoá, trừ các loại hàng hóa phải đóng thuế nhập khẩu, phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu;
- Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế, việc xác định ưu đãi căn cứ quy định tại điểm a khoản này. Đối với các gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng khác thì việc xác định ưu đãi căn cứ theo quy định tại điểm b khoản này.
Trường hợp các hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài được xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho hồ sơ dự thầu đề xuất giá trị chi phí trong nước cao hơn. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài sau khi đã thực hiện việc ưu đãi theo khoản 1 Điều này được xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong nước.
Thực tế áp dụng pháp luật đấu thầu trong thời gian qua cho thấy cần dần dần giảm bớt các yếu tố ưu đãi các nhà thầu trong nước. Mục tiêu của những ưu đãi này là nâng đỡ các nhà thầu trong nước để họ có thể cạnh tranh được với các nhà thầu nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay các nhà thầu trong nước đã thích ứng được và vươn lên nên cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thu hút các nhà thầu nước ngoài, kích thích sự vươn lên, học hỏi của các nhà thầu trong nước. Nếu như duy trì quá lâu việc áp dụng các ưu đãi này sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong nước trì trệ, tụt hậu hơn do đã có sự bảo hộ, ưu đãi của pháp luật.
Thứ mười, về việc phân chia các gói thầu trong dự án
Khi tiến hành phân chia gói thầu, việc phân chia dự án thành bao nhiêu gói thầu, quy mô những gói thầu ra sao cần căn cứ vào công nghệ, tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án.Theo quy định tại Điều 6.4 Luật đấu thầu 2005 thì “Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kĩ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lí. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng”.
Pháp luật về đấu thầu chưa có quy định cụ thể để phân chia các gói thầu trong một dự án. Lợi dụng kẻ hở này nhiều chủ đầu tư đã chia một dự án thành nhiều gói thầu nhỏ để tiến hành chỉ định thầu hoặc ghép nhiều phần công việc trong một dự án thành gói thầu lớn nhằm loại bỏ một số nhà thầu không “ăn cánh”, tạo điêù kiện cho một số nhà thầu có quen biết từ trước khi tham gia đấu thầu hoặc loại bỏ nhà thầu Việt nam khi tham gia đấu thầu quốc tế.
Xét về góc độ xây dựng thì vấn đề phải được quy định cụ thể, ví dụ công trình xây dựng cấp hai, cấp ba, cấp bốn thì không thể chia thành từng phần riêng rẽ như chia phần móng, phần tường để chỉ định các nhà thầu thực hiện từng phần việc như đã nêu trên. Tuy nhiên cũng có thể quy định rằng đối với công trình cấp một, cấp đặc biệt có quy mô lớn, nằm ở các vùng, các khu vực có địa chất phức tạp thì có thể cho phép tách phần san ủi mặt bằng và thi công nền móng công trình thành một gói thầu riêng. Lý do chính là thi công nền móng công trình là một dạng thi công đặc thù, đặc biệt là đối với thi công cọc thì ở Việt Nam hiện nay cũng chỉ có một vài nhà thầu có kinh nghiệm thi công trong lĩnh vực này. Trong trường hợp một dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình với các cấp khác nhau, việc hoàn thành dự án yêu cầu khẩn cấp về mặt tiến độ trong diều kiện mặt bằng thi công cho phép thì cũng phân chia thành nhiều gói thầu để nhiều nhà thầu tham dự. Chính ví pháp luậtvề đấu thầu không quy định cụ thể được như vậy nên thực tế trong thời gian vừa qua nhiều công trình có quy mô nhỏ mà một nhà thầu có thể thực hiện thi công, hoàn thiện công trình thì chủ đầu tư lại chia thành nhiều phần để giao cho nhiều nhà thầu, gây lãng phí trong thi công xây dựng và không đảm bảo được tính đồng bộ cho công trình. Một công trình xây dựng có nơi chia phần móng riêng, phần thân riêng để chia cho các nhà thầu khác nhau, có nơi lại chia thành phần cấp điện riêng, cấp nước riêng, phần xây dựng riêng cho các nhà thầu khác nhau, khiến cho xảy ra tình trạng nhà thầu này vừa thi công xong phần công việc của mình thì nhà thầu khác lại đập phá để thi công tiếp phần công việc của họ dẫn đến lãng phí và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Đặc biệt là với công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị thì tình trạng phân chia gói thầu không hợp lý diễn ra khá phổ biến: nhà thầu thi công phần đường xong thì nhà thầu thi công phần cấp thoát nước và các phần khác như điện, điện thoại... lại đào bới lên để thi công xây dựng gói thầu của mình, gây cản trở đô thị, lãng phí trong xây dựng, ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
II. ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
1. Những thuận lợi và kết quả đạt được
Với việc đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, đẩy mạnh công tác lập và triển khai các dự án đầu tư, chủ động giải quyết việc làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng tích luỹ cho Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Từ khi Nhà nước ban hành Nghị định 43/CP về Quy chế đấu thầu ngày 17/6/1996, sau đó được thay thế bằng Nghị định 88/1999/NĐ-CP và Nghị định 14/2000/NĐ-CP và hiện nay là Luật đấu thầu 2005, Luật xây dựng 2003 cùng với Nghị định 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ.Công tác nhận thầu và đấu thầu ngày càng có hiệu quả do công tác quản lí của Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị ngày càng được nâng cao và đi vào nề nếp, đặc biệt là công tác quản lí tài chính, quản lí kỹ thuật chất lượng và quản lí nhân lực luôn luôn được cải tiến và coi trọng nên đã giảm được nhiều chi phí.
Có thể nói các nhân tố thuộc về doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng để đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu xây lắp. Các chủ đầu tư khi chọn đơn vị trúng thầu thường xem xét, đánh giá các nhân tố đó cẩn thận và chính xác.
- Về máy móc:
Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị luôn mạnh dạn đầu tư mua sắm thiết bị máy móc. Trong những năm gần đây Tổng công ty đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm tương đối đầy đủ các trang thiết bị hiên đại phục vụ cho nhu cầu thi công công trình như:
+ Mua các thiết bị phục vụ cho thi công xây lắp và hạ tầng kỹ thuật: máy san, máy rải thảm, máy phát điện
+ Mua các thiết bị phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Lò hơi, máy khoan, máy tiện, máy nén khí
+ Mua các trang thiết bị tư vấn đầu tư xây dựng: máy vi tính, máy in, máy phôtô, máy Scan màu
+ Mua các thiết bị kiểm tra chất lượng thi công chuyên ngành: Máy thủy bình, máy chiếu đứng, thiết bị quan trắc
- Về phương pháp quản lí:
Để nâng cao chất lượng công trình xây dựng và sản phẩm xây dựng, tăng uy tín và thương hiệu của Tổng công ty và các công ty thành viên. Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2006, việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng đã được thiết lập và duy trì trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Vừa qua, có thêm 02 doanh nghiệp mới được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000 là: Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng HN-CCIC và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng đô thị. Nâng tổng số doanh nghiệp trong Tổng có chứng chỉ ISO 9001:2000 lên 17/21 Doanh nghiệp.
- Có 4/21 Doanh nghiệp triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng Môi Trường ISO 14000.
- Có 13/21 Doanh nghiệp triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM.
Năm 2006, Công ty Xây Dựng Công Nghiệp đạt giải thưởng chất lượng Việt Nam.
Như vậy, Toàn Tổng công ty có 06 Doanh nghiệp đạt giải thưởng chất lượng Việt Nam là:
1. Công ty Xây Dựng Công Nghiệp năm 2006.
2. Công ty Xây Dựng Dân Dụng năm 2005.
3. Công ty Xây Dựng số 1 năm 2005.
4. Công ty Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị năm 2004.
5. Công ty CP Xây Dựng Lắp Máy Điện Nước năm 2003.
6. Công ty CP Khoá Việt Tiệp năm 2000.
- Về trình độ năng lực công nhân viên:
Bộ máy lãnh đạo, bộ máy chủ chốt của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đều được đào tạo chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm và có ý thức trách nhiệm cao trước tập thể những người lao động.Lực lượng cán bộ rất trẻ trong vài năm gần đây được tuyển dụng đào tạo bồi dưỡng là lực lượng kế cận, nòng cốt cho những năm tới đây sau cổ phần hoá. Đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề tuy không nhiều nhưng được đào tạo qua trường lớp, qua thực tế các công trình đa dạng về quy mô và tính chất
Ngoài ra toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị còn một số thuận lợi :
- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, sự giúp đỡ tận tình, sự ủng hộ của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cùng các ban ngành, các Công ty thành viên, sự đoàn kết tập thể người lao động trong Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị
- Được Đảng uỷ, Hội đồng quản trị Tổng công ty chỉ đạo chặt chẽ, sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như kinh tế.
- Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị luôn tạo dựng được uy tín với thương hiệu UDIC ra thị trường với những công trình chất lượng tốt, đảm bảo tiến độ
Căn cứ vào kết quả thực hiện các dự án, công trình của Tổng công ty có thể đánh giá tổng quát những thành tựu đã đạt được trong công tác đấu thầu xây lắp như sau:
- Đã tạo ra được một khuôn khổ pháp lý, những tiền đề cơ sở quan trọng để thực thi việc đấu thầu ở hầu hết các công trình. Do đó các dự án triển khai từ nhiều nguồn vốn đều phát huy hiệu quả trong thực tế, góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị Hà Nội cải thiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân Thủ đô.
- Công tác đấu thầu đã từng bước đảm bảo được tính công bằng và công khai trong quá trình áp dụng chế độ đấu thầu. Quyền lợi của các bên được bảo vệ. Vì vậy các dự án đều triển khai đúng nội dung của Quyết định đầu tư, khi có phát sinh hoặc thay đổi cơ cấu đều có xin trình duyệt lại của các cấp có thẩm quyền.
- Thông qua công tác đấu thầu, các cơ quan Nhà nước đã có được thông tin đáng tin cậy để đánh giá đúng năng lực về các mặt của các đơn vị kinh tế tham gia đấu thầu. Qua đấu thầu Nhà nước đã chọn được những nhà thầu xứng đáng nhằm sử dụng nguồn vốn trong xây lắp có hiệu quả loại bỏ được phần lớn các tiêu cực lãng phí có tể xảy ra.
Trong những năm qua Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đã thi công nhiều công trình đạt Chất Luợng Cao- Huy Chương Vàng của Bộ Xây Dựng như:
Biểu 8: Một số công trình tiêu biểu đạt chất lượng cao- Huy chương vàng của Bộ Xây Dựng
TT
Tên Công Trình
Năm
Danh hiệu
1
Chợ Đồng Xuân
1991
Huy Chương Vàng
2
Khách sạn Thành Công
1994
Chất Luợng Cao
3
Công trình xây dựng đèn hình OrionHanel
1994
Huy Chương Vàng
4
Làng du lịch văn hoá Việt Nhật
1994
Huy Chương Vàng
5
Nhà biệt thự khu ngoại giao đoàn
1994
Huy Chương Vàng
6
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
1995
Huy Chương Vàng
7
Nhà ở Đại sứ vương quốc Thái Lan
1995
Huy Chương Vàng
8
Nhà can kính Công ty VLXD Cầu Đuống
1995
Huy Chương Vàng
9
Trường PTTHCS Tân Mai
1997
Chất Luợng Cao
10
Trường PTTH Phan Huy Chú
1998
Chất Luợng Cao
11
Lò nung sấy liên hợp tuy nen
1999
Huy Chương Vàng
12
Nhà thanh niên làng trẻ em SOS Hà Nội
1999
Huy Chương Vàng
13
Cụm công trình giảng đường, thư viện, xưởng thực tập Trường kinh tế nghiệp vụ GTVT miền trung
2000
Huy Chương Vàng
14
Cải tạo nhà 3 tầng, xây dựng mới 5 tầng Viện kỹ thuật XD_sở XD Hà Nội
2000
Huy Chương Vàng
15
Nhà D chung cư 5 tầng Phường Trung Hoà
2000
Huy Chương Vàng
16
Phân xưởng đúc cột điện và ống cống
2000
Chất Luợng Cao
17
Nhà máy hệ thống dây dẫn
SUMI_HANEL mở rộng
2000-2003
Huy Chương Vàng
18
Nhà K- Khu nhà ở di dân- Khu 7,2 ha Vĩnh Phúc
2003
Chất Luợng Cao
19
Trường mầm non số 2- Khu ĐTM Trung Yên
2007
Huy Chương Vàng
2. Những khó khăn còn tồn tại
- Thứ nhất, sự thiếu chặt chẽ của pháp luật về đấu thầu như đã trình bày ở trên đã gây khó khăn cho Tổng công ty nói riêng và các doanh nghiệp xây dựng khác nói chung trong việc áp dụng thực hiện.
Do quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế sang nể kinh tế thị trường còn mới là bước đầu với các doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng. hình thức đấu thầu xuất hiện ở nước ta còn khá mới mẻ so với các nước trên thế giới, các doanh nghiệp Việt nam đang trong quá trình vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm và học hỏi, do đó việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài là một vấn đề đầy khó khăn. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quản lí đầu tư và xây dựng, lĩnh vực đấu thầu vẫn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, còn nhiều hạn chế làm cho phương thức đấu thầu chưa phát huy được hét ưu điểm của nó. Điều này gây khó khăn cho các nhà thầu trong nước khi tham gia công tác đấu thầu.
- Thứ hai, là doanh nghiệp với những sản phẩm mặt hàng truyền thống là đầu tư, xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng nên bị ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố khách quan của thị trường.
Trong những năm qua, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Giá một số mặt hàng chủ yếu trên thế giới tăng đột biến dẫn tới giá nguyên nhiên vật liệu (xăng,dầu..), điện, thép, các vật liệu xây dựngtrong nước liên tục tăng đồng thời với các loại dịch bệnh hiện tại nảy sinh đã tác động không thuận lợi tới đến kinh tế, xã hội của cả nước và Thủ đô. Mặt khác việc chậm ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Xây Dựng, Luật Đất Đai dẫn đến việc thực hiện các dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, thị trường bất động sản đóng băng đã tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị
- Thứ ba, khó khăn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ quản lý và công nhân
Lực lượng cán bộ quản lí các phòng ban, xí nghiệp còn yếu, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, tham mưu, điều hành sản xuất trước các yêu cầu ngày càng cao cả về chất và lượng trong công việc
Lực lượng công nhân tay nghề kỹ thuật cao còn thiếu, đặc biệt là công nhân xây dựng do khâu đào tạo tại các trường công nhân kỹ thuật thiên lệch về một số nghề khác theo yêu cầu của học viên (như sắt, hàn, điện, nước, vận hành nhà máy..) Chính vì vậy công tác sản xuất kinh doanh còn bị động do thiếu thợ trong khi phải sử dụng lực lượng không nhỏ là lao động thời vụ còn thiếu hiểu biết về chuyên môn và chưa gắn bó với doanh nghiệp
Ngoài ra Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị còn vấp phải một số khó khăn như:
- Nợ đọng vốn của các Chủ đầu tư quá dài làm tăng thêm chi phí đầu vào do lãi vay và làm giảm lãi công trình, thậm trí có những công trình bị lỗ
- Nhà nước quy định việc phân chia lợi nhuận sau thuế với doanh nghiệp Nhà nước còn chưa thực sự khuyến khích doanh nghiệp nói chung và cán bộ công nhân viên nói riêng.
III. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp
Thứ nhất, nội dung liên quan cần thống nhất trong quy định của Nghị định số 58/2008/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Các gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư:
- Theo quy định của Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006, tại khoản 1 Điều 1 “Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì Chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước ”.
Do dự án và các công việc phục vụ cho công tác lập dự án (đo đạc, khảo sát địa hình, khảo sát địa chất .) là các gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, theo quy định tại mục a khoản 2 Điều 15 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP: “Trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án căn cứ các văn bản liên quan để lập hồ sơ mời thầu trình người đứng đầu cơ quan chuẩn bị dự án phê duyệt”.
Đề nghị có thống nhất quy định tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án là cơ quan được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư.
Thứ hai, cần có quy định rõ ràng về việc phân chia các dự án thành các gói thầu
Quy định cụ thể về phương pháp phân chia dự án thành các gói thầu nhằm thực hiện thống nhất tránh tình trạng vận dụng một cách tuỳ tiện chia nhỏ các gói thầu để không phải đấu thầu. Gói thầu cần được phân chia theo quy mô hợp lý và bảo đảm tính đồng bộ của dự án. Việc phân chia dự án thành những gói thầu phải được xây dựng ngay sau khi thiết kế để vừa đảm bảo chất lượng công trình, vừa đảm bảo tính khách quan trong việc phân chia.
Thứ ba, cần qui định rõ người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và Ban quản lý trong dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước
Theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu thì có rất nhiều qui định Chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư. Vì vậy người quyết định đầu tư và chủ đầu tư không thể là “một người”, “một cấp” do đó vấn đề đặt ra là:
- Bộ có thể vừa là người quyết định đầu tư lại là chủ đầu tư dự án hay không? (Như nhiều người nói vụ PMU18 thì Bộ Giao thông - Vận tải là chủ đầu tư có đúng không?). Nếu theo Khoản 9 Điều 4 Luật Đấu thầu, Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng thì “chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu”. Rõ ràng ở đây Ngân sách nhà nước hoặc vốn ODA đã được giao, phân bổ trực tiếp cho Bộ Giao thông vận tải “sở hữu”, “sử dụng” để xây dựng công trình nhưng người “trực tiếp tiêu tiền” lại là PMU.
- Vì vậy có ý kiến cho rằng cần định nghĩa lại và xác định chủ đầu tư (sử dụng vốn Nhà nước) phải là người được Nhà nước giao vốn để xây dựng dự án nhưng phải là người trực tiếp quản lý, sử dụng khai thác dự án còn nếu năng lực không đủ thì đã có quy định trong pháp luật là thuê tư vấn quản lý dự án rồi? Lúc đó Bộ là “người” quyết định, “người có thẩm quyền”.
- Về Ban Quản lý dự án. Theo Luật Xây dựng thì trong trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư “có thể thành lập Ban Quản lý dự án, Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ quyền hạn được giao”.
Cụ thể tại Điều 12 Nghị định 112/2006/NĐ-CP quy định:
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:
"Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án
1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án.
2. Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền."
Do đó có ý kiến cho rằng đã tách được “Chủ đầu tư” như nêu ở trên (không phải là Bộ, Uỷ ban nhân d ân) nếu trực tiếp quản lý dự án thì chính chủ đầu tư cử người của mình ra làm Ban Quản lý dự án vấn đề chỉ là phân công một số cán bộ của cơ quan chủ đầu tư chuyên làm Ban quản lý dự án lúc này được trực tiếp điều hành dự án mà chính họ là chủ đầu tư, nhất là lại có câu “chủ đầu tư có thể ủy quyền cho Ban Quản lý dự án một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ quyền hạn của mình” thế thì hai là một rồi còn gì phải tách ra nữa.
Còn trường hợp không đủ điều kiện trực tiếp quản lý dự án thì phải thuê các tổ chức tư vấn quản lý dự án hay nói cách khác các tổ chức tư vấn này chính là các ban quản lý dự án. Lúc này thì rất rõ ràng chủ đầu tư chỉ thuê một số công việc thông qua các hợp đồng kinh tế mà mình không có năng lực quản lý dự án mà thôi.
Thứ tư, vấn đề tuyển chọn tư vấn xây dựng công trình cần có sự điều chỉnh kịp thời
Vấn đề tuyển chọn tư vấn xây dựng công trình dựa vào cạnh tranh giá như hiện nay đã gây ra nhiều lo ngại. Tại Hội thảo “Tuyển chọn và sử dụng tư vấn trong ngành xây dựng giao thông” do Hội Cầu đường Việt Nam vừa tổ chức hôm 20/7/2007 các ý kiến đã đi đến thống nhất cần có các kiến nghị với Nhà nước xung quanh các chính sách về tuyển chọn tư vấn.
Phương thức tuyển chọn tư vấn phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay là cần nhanh chóng tiếp cận với thông lệ quốc tế. Cơ chế chỉ định thầu tư vấn chỉ nên áp dụng đối với những công việc, giai đoạn chưa có định lượng (như lập đồ án quy hoạch, báo cáo đầu tư). Với những giai đoạn, công việc đã cụ thể, đã định lượng (dự án đầu tư, thiết kế kĩ thuật, giám sát...) nên áp dụng đấu thầu để phát huy tính cạnh tranh, xác định chi phí khách quan, không bị rào cản của tỉ lệ chi phí tư vấn, tạo điều kiện cho các tư vấn tự đổi mới vươn lên.
Cần xây dựng bảng phân cấp hạng công trình xây dựng giao thông. Trong đó cấp đặc biệt gồm các dự án có quy mô lớn, có yêu cầu kĩ thuật cao áp dụng đấu thầu hạn chế. Những tư vấn lớn, đáp ứng được các yêu cầu nhất định về vốn, nhân lực, kinh nghiệm sẽ được đưa vào danh sách ngắn để lựa chọn tư vấn dựa trên cơ sở chất lượng dịch vụ và thương thảo giá.
Những dự án có quy mô vừa và nhỏ, áp dụng phương pháp kết hợp giữa chất lượng và giá.
Theo phương pháp lựa chọn này, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ đề nghị cần được sửa đổi triệt để để có thể lựa chọn tư vấn dựa vào yếu tố năng lực kĩ thuật là chính. Đồng thời phải ban hành gấp rút mẫu hồ sơ mời thầu mới và quy định đơn giản hoá thủ tục tham dự thầu. Mức chi phí tư vấn lập dự án hiện nay thấp.
Đây là nguyên nhân chính làm giảm tính hấp dẫn của đấu thầu và không tạo được lực lượng tư vấn có chất lượng cao. Vì vậy quy định tư vấn lập dự án không được tham gia thiết kế kĩ thuật là chưa phù hợp trong điều kiện hiện nay; Cần sớm quy định lại tỉ lệ chi phí để đảm bảo lựa chọn được tư vấn có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu về thời gian cũng như chất lượng lập hồ sơ dự án.
Việc tổ chức đấu thầu tư vấn cũng có nhiều nội dung cần điều chỉnh. Trong đó, trình tự thực hiện đề nghị theo đúng trình tự của các dự án ODA. Tư vấn lập báo cáo đầu tư xác định nhiệm vụ, chi phí lập dự án đầu tư. Tư vấn lập dự án đầu tư xác định nhiệm vụ, chi phí thiết kế kĩ thuật và tư vấn giám sát, để đấu thầu.
Tiêu chuẩn đánh giá, đối với thang điểm kinh nghiệm, đề nghị đánh giá chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và lịch sử cá nhân kĩ sư tư vấn, kinh nghiệm của tổ chức là thứ yếu. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp kiến nghị áp dụng như các dự án ODA, cách đánh giá theo điểm tổng hợp chỉ nên áp dụng cho các công trình giản đơn, kết cấu phổ biến.
Mạnh dạn áp dụng đấu thầu quốc tế đối với các dự án lớn để chuyển giao công nghệ. Đây cũng là biện pháp buộc các tư vấn trong nước phải tự mình hoàn thiện, nâng cao tính chuyên nghiệp. Sớm tiến tới quản lý các loại chi phí tư vấn theo thông lệ quốc tế, trước mắt đề nghị điều chỉnh ngay tỉ lệ chi phí cho tư vấn giám sát.
Thứ năm, cần có cơ chế điều chỉnh giá vật liệu trong xây dựng
Vật liệu xây dựng tăng giá chóng mặt, có những mặt hàng tăng gần gấp 3 lần khiến nhiều nhà thầu thực hiện các dự án xây dựng có nguy cơ phá sản vì ký hợp đồng trọn gói không được điều chỉnh giá.
Ngay cả các hợp đồng có điều khoản điều chỉnh giá, nhà thầu cũng vừa làm vừa run vì chẳng biết có được thanh toán không, do các cơ chế quản lý vẫn siết chặt?
Tiến sĩ Nguyễn Dương Cận-Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng đưa ra những con số so sánh: Năm 2007 so với năm 2006 thì tốc độ vật liệu tăng đáng kể: Thép tăng 25,75, gạch chỉ tăng 22,8%, cát tăng 18,9%, nhựa đường tăng 17,5%. Nếu so với năm 2000, riêng thép đã tăng 2,25 lần.
Đầu 2008, vật liệu xây dựng tiếp tục phi mã: Thép tăng từ 12.000 lên 20.000 đồng/kg, ximăng tăng 40%, gạch tăng gần gấp 3 lần đặc biệt đợt điều chỉnh giá xăng dầu đã khiến các loại vật liệu xây dựng tăng kéo theo thêm 3-5%. Chính sự tăng giá đồng loạt và đột biến tất cả các loại vật liệu xây dựng cuối năm 2007 đầu 2008 đã khiến các nhà thầu bỏ công trình, chạy... lỗ. Nhà thầu không ai có thể lường trước biến động giá cả với biên độ lớn như vậy nên dù có tính toán hệ số trượt giá cũng không ăn thua. Vì thế để giảm lỗ, họ đành lấy từ chất lượng như thay đổi chủng loại vật liệu rẻ tiền hơn, giảm bớt vật liệu... Đây là những cách làm vi phạm quy trình xây dựng và tiềm ẩn nguy cơ kém chất lượng, xuống cấp nhanh công trình.
Có một thực tế là, đơn giá vật liệu do Liên sở Tài chính - Xây dựng ban hành theo từng quý như hiện nay chưa bảo đảm phù hợp với thị trường (thông thường chậm hơn giá thị trường từ 2 - 3 tháng) nên dự toán căn cứ vào đơn giá này thường thấp hơn thực tiễn khi thực hiện đấu thầu. Hệ quả của những hạn chế trên không chỉ ảnh hưởng đến kết quả của việc đấu thầu mà còn ảnh hưởng cả đến hiệu quả quản lý sau đấu thầu. Sản phẩm của quá trình đấu thầu cuối cùng là hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu. Nhưng trong bối cảnh giá cả leo thang như vậy, việc quản lý hợp đồng không được quan tâm đúng mức sẽ làm mất hết ý nghĩa của việc đấu thầu, tạo khe hở cho các bên liên quan “lách luật”.
Với các công trình được điều chỉnh giá nhà thầu, hoặc chỉ định thầu, nhà thầu cũng vừa làm vừa run. Ông Nguyễn Trần Phương - Phó Tổng giám đốc Vinaconex giãi bày: Theo quy định hiện nay, giá vật liệu do sở xây dựng địa phương thông báo. Tuy nhiên nhiều địa phương sợ tổng mức đầu tư của các dự án có vốn ngân sách đội lên nên không thông báo giá kịp thời theo thị trường. Trong khi đó các dự án thuộc vốn trung ương tại địa bàn thì phải được cập nhật giá cả.
Hiện tất cả các loại vật liệu đều tăng giá, chủ đầu tư cũng thông cảm và biết điều đó nên nhiều chủ đầu tư chấp thuận cho nhà thầu tạm thanh toán vật liệu theo 70% trị giá hoá đơn đỏ.
Song các nhà thầu rất lo nếu sau này không được bộ phận quyết toán chấp nhận thì chỉ còn nước bỏ tiền nhà ra đền. Trong khi công trình đang cần tiến độ chủ đầu tư có thể thông cảm giúp nhà thầu nhưng nếu về lâu dài không được hợp pháp hóa bằng những quy định cụ thể thì cả nhà thầu lẫn chủ đầu tư cũng khó lòng bảo vệ được mình khi thanh toán. Đây cũng là nguy cơ phá sản treo lơ lửng trên đầu các nhà thầu.
Ý kiến của nhiều nhà thầu nêu tại hội thảo cho thấy: Việc trượt giá vật liệu xây dựng vẫn sẽ diễn ra chỉ có điều không theo một quy luật nhất định. Nếu vật liệu xây dựng tăng lại đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh thì quả là nhiêu khê. Vì vậy cần phải có một cơ chế áp dụng linh hoạt cho trường hợp này.
Kỹ sư Phạm Quang Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Nam Định đề xuất nên có mục trượt giá trong hợp đồng để nhà thầu và chủ đầu tư có thể thương thảo trong trường hợp biến động giá cụ thể. Ngoài ra chủ đầu tư cũng phải ứng vốn để nhà thầu dự trữ vật liệu xây dựng chống tình trạng bị tăng giá.
Một số nhà thầu cũng cho rằng cần phải sửa quy định chỉ trúng thầu khi bỏ giá thấp hơn giá mời thầu vì khi tính toán công trình theo dự toán là đã áp dụng các định mức rất sát song nếu nhà thầu bỏ giá cao hơn giá dự toán thì bị loại.
Đây khác nào "vòng kim cô". Vì dự án đã tính theo định mức thì khả năng giảm thấp hơn là phi lý, nhà thầu chỉ còn nước rút từ các chi phí khác. Đặc biệt với các dự án được xây dựng từ vài năm trước thì hiện giá vật liệu tăng gấp vài lần, nhà thầu đương nhiên chịu lỗ. Vì thế các nhà thầu đề nghị có thể cho bỏ giá cao hơn giá mời thầu.
Trước thực trạng vật liệu xây dựng tăng giá quá cao, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ cho phép các dự án ký hợp đồng trọn gói được điều chỉnh giá. Đây cũng là một động thái kịp thời để cứu nhà thầu, song tiến sĩ Đặng Huy Đông - Vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng việc cho phép điều chỉnh giá các dự án trọn gói chỉ là giải pháp tình thế.
Về lâu dài các nhà thầu cần biết tự cứu mình, phải tính toán kỹ lưỡng khi nhận thầu để tuân thủ hợp đồng. Họ cũng phải sòng phẳng chấp nhận lời ăn lỗ chịu. Mặt khác các cơ quan quản lý cũng cần học hỏi kinh nghiệm các nước để áp dụng theo thông lệ quốc tế trong hợp đồng xây lắp, không nên cho rằng Việt Nam có đặc thù kinh tế khác người, có như vậy mới giúp đất nước hội nhập quốc tế.
Ngoài ra để nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu một trong những giải pháp hàng đầu là cần hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu . Việc đã và sẽ ban hành hàng loạt các mẫu hồ sơ mời thầu; sử dụng các công cụ thông tin hiện đại phục vụ quản lý Nhà nước về đấu thầu; sửa đổi các quy định về đấu thầu sát với thực tế... sẽ là những giải pháp hữu hiệu để các nhà quản lý, nhà thầu và các bên liên quan yên tâm hơn trong thực thi các chính sách, đẩy nhanh tiến độ các dự án, tốc độ giải ngân cao trong thực hiện các quy định của pháp luật
Ngoài ra Nghị định số 58/2008/NĐ-CP cần quy định chi tiết một số nội dung sau:
1. Về chỉ định thầu:
Tại mục b khoản 2 Điều 41 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP, hướng dẫn: “Chủ đầu tư chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này để bên mời thầu gởi cho nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất”
Tại mục a khoản 5 Điều 41 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP, hướng dẫn: “Trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ định thầu, báo cáo thẩm định, người quyết định đầu tư phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu từ 500 triệu đồng trở lên Chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng đối với các gói thầu thuộc dự án quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu”.
Nhằm tạo thuận lợi cho việc thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu của Chủ đầu tư, đề nghị có quy định cụ thể đối với các gói thầu do người quyết định đầu tư ủy quyền Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và các gói thầu do Chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu.
Trong các trường hợp kể trên, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quy định đơn vị thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (đối với chỉ định thầu) và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc chỉ định thầu. Đơn vị thẩm định là bộ phận nghiệp vụ trực thuộc cơ quan Chủ đầu tư hoặc thuê tư vấn để thẩm định (đề nghị bổ sung khoản 6 Điều 59 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP về cơ quan tổ chức thẩm định).
2. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa:
Tại khoản 1 Điều 43 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP, quy định “Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu chào hàng ”, tại mục a khoản 4 Điều 43, quy định: “Trên cơ sở báo cáo kết quả chào hàng do bên mời thầu trình, báo cáo thẩm định, người quyết định đầu tư phê duyệt kết quả chào hàng đối với gói thầu có giá gói thầu từ 1 tỷ đồng trở lên; Chủ đầu tư phê duyệt kết quả chào hàng đối với gói thầu có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng”. Đề nghị về cơ quan, tổ chức thẩm định thực hiện như đề nghị bổ sung khoản 6 Điều 59 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP kể trên, đối với các gói thầu ủy quyền Chủ đầu tư phê duyệt hoặc do Chủ đầu tư phê duyệt kết quả chào hàng.
2. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị
Thứ nhất, cần thiết lập quan hệ gắn bó với khách hàng và thị trường, chú trọng mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.
Tăng cường hơn nữa trình độ chuyên môn hoá trong công việc đồng thời tạo sự liên kết linh hoạt, chặt chẽ giữa công ty với các đơn vị trực thuộc
Thứ hai, triển khai đồng bộ có hệ thống công tác đào tạo, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ công nhân viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh: Đủ về số lượng - Giỏi về chuyên môn - Khoa học về tổ chức - Chuyên nghiệp về phong cách
Thứ ba, tăng cường đầu tư vào máy móc, thiết bị để nâng cao năng lực thi công. Tiếp cận, áp dụng kịp thời, có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong mọi hoạt động của Tổng Công ty, chú trọng đầu tư chiều sâu và cải thiện môi trường làm việc của người lao động. Thực hiện đổi mới không ngừng hoạt động quản lý, đưa việc áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, tiên tiến (ISO 9001:2000, ISO 14000, TQM...) trở thành bản thân quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng nền văn hóa chất lượng của Tổng Công ty.
Thứ tư, thay đổi cơ cấu chi phí nhằm hạ giá thành xây lắp để có giá dự thầu hợp lý tăng khả năng cạnh tranh của Tổng Công ty.
Trong quá trình dự thầu, giá dự thầu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng thắng thầu của một doanh nghiệp. Để cạnh tranh về giá thầu Tổng Công ty buộc phải cắt giảm các khoản chi phí để giảm giá dự thầu, lựa chọn giá dự thầu linh hoạt, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và doanh thu có lãi. Để làm được điều này Tổng Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Giảm chi phí gián tiếp cho bộ máy quản lý doanh nghiệp bằng các hình thức sắp xếp lại bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn, năng động hơn tránh tình trạng trì trệ.
- Nâng cao năng suất của người lao động. Có thể thực hiện điều này bằng cách: Có chế độ khen thưởng phù hợp, khuyến khích người lao động nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật mới để ứng dụng trong thực tế sản xuất, giảm sức lao động chân tay.
- Giảm chi phí nguyên vật liệu thừa bằng cách giảm phế phẩm, phế liệu
- Nâng cao năng suất thiết bị bằng cách sử dụng tiết kiệm nhiên liệu. Khuyến khích sử dụng tiết kiệm, thường xuyên bảo dưỡng kiểm tra máy móc theo định kì.
Thứ năm, đẩy mạnh các hoạt động tạo và thu hồi vốn đầu tư
Vốn trong kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Thực tế đang tồn tại một “vòng luẩn quẩn” về tình trạng nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản: Chủ đầu tư nợ các nhà thầu, nhà thầu nợ Ngân hàng, nợ các đơn vị cung ứng vật tư, nợ thuế Nhà nước, nợ tiền lương công nhân, nhà thầu chính nợ nhà thầu phụ, các đơn vị chiếm dụng vốn lẫn nhau... Theo thống kê của Hiệp hội nhà thầu Việt Nam, số nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản của cả nước tính đến thời điểm 31/12/2004 là trên 14.000 tỷ đồng. Con số khổng lồ này cho thấy tình trạng nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản không những gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp thi công mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến Ngân hàng đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp đó. Và trong số 14.000 tỷ đồng kia, chắc chắn tỷ lệ nợ tồn đọng tại các Ngân hàng trong cho vay xây dựng cơ bản là không nhỏ. Nguyên nhân của vấn đề này là gì?
Có thể nói, nguyên nhân cơ bản nhất gây ra tình trạng nợ đọng triền miên trong xây dựng cơ bản là do vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp trong khi các dự án đầu tư được trình duyệt thì rất nhiều. Đôi khi, chủ đầu tư làm liều vì một sức ép nào đó sau đó chạy đôn chạy đáo để được cấp vốn thanh toán. Nguyên nhân thứ hai là sự lãng phí, thất thoát xảy ra ở hầu hết các khâu của quá trình đầu tư xây dựng do năng lực quản lý. Chất lượng hạn chế trong quản lý do đạo đức sa sút, yếu kém, ý thức chấp hành pháp luật không nghiêm, không tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng như: không tuân thủ các trình tự, thủ tục quy định; không tuân thủ Quy chế đấu thầu... Trong đó lý do đạo đức nghề nghiệp là nguy hiểm và phổ biến hơn cả. Do đó, khoản nợ đọng này được xử lý khoản khác lại phát sinh theo kiểu “con chị đi, con dì lại lớn”. Không thể có một giải pháp duy nhất nào giải quyết một cách hữu hiệu tình trạng nợ tồn đọng triền miên trong xây dựng cơ bản, mà phải áp dụng đồng bộ có hệ thống các biện pháp của các ngành các cấp liên quan.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là một công ty lớn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng với năng lực tài chính vững mạnh. Tuy nhiên, hiện nay Công ty đang trực tiếp thi công nhiều công trình nên nhu cầu về vốn lưu động là rất lớn. Mặt khác, một số công trình đã thực hiện và bàn giao cho chủ đầu tư nhưng chưa được thanh toán gây nên tình trạng ứ đọng vốn làm cản trở việc thi công các công trình khác.
Do đó Tổng Công ty cần thực hiện một số biên pháp sau nhằm tăng khả năng thu hồi vốn:
- Mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng công trình, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận
- Thi công dứt điểm từng hạng mục công trình tránh tình trạng kéo dài ứ đọng vốn, không quyết toán được
- Tăng cường mở rộng và tạo mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, các Ngân hàng nhằm khai thác tối đa khả năng thu hồi vốn.
- Duy trì, tạo lập mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên, nhiên vật liệu để có được điều kiện thanh toán thuận lợi nhất phù hợp với tiến độ thi công
Kết luận chương 3:
Có thể thấy rằng pháp luật về đấu thầu ở nước ta, đặc biệt là đấu thầu trong xây dựng mới chỉ xuất hiện trong khoảng hai chục năm gần đây. Trải qua các biến động của tình hình kinh tế- xã hội trong nước và thế giới, hệ thống pháp luật về đấu thầu đã từng bước hoàn thiện, đạt được một số kết quả nhất định, bước đầu đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đấu thầu và từng bước hội nhập, phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế và các thông lệ quốc tế về đấu thầu. Đây cũng chính là lý do khiến cho đội ngũ các nhà thầu Việt Nam cũng như đội ngũ các chuyên gia liên quan tới đấu thầu còn ít nhiều thiếu kinh nghiệm thực tiễn dẫn tới hậu quả việc thực thi các quy định của pháp luật còn lỏng lẻo, một số trường hợp cố tình thực hiện trái quy định nhằm phục vụ cho mục đích riêng. Các nhà làm luật chưa đề phòng hết những thay đổi của nền kinh tế thị trường khiến cho một số quy định của pháp luật về đấu thầu bộc lộ một số hạn chế, tạo khe hở cho một số ít các chủ đầu tư và nhà thầu “lách luật”, làm trái các quy định, khiến cho nhiều cuộc đấu thầu mất đi mục tiêu của nó, có công trình xây dựng không đảm bảo, các dự án không hiệu quả.
Thông qua việc đánh giá tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp, trên cơ sở đó trong phạm vi chương 3 có đưa ra những kiến nghị cần sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đấu thầu trong xây dựng có chuyển biến tích cực trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Đấu thầu là phạm trù chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường, nơi có sự cạnh tranh gay gắt giũa các nhà thầu. Cơ chế kinh tế thị trường đã thấm sâu vào đời sống kinh tế xã hội Việt Nam. Đến nay sau khi có Luật Doanh nghiệp ra đời đã có gần 150.000 doanh nghiệp mới được cấp giấy phép kinh doanh trong đó hầu hết là thành phần kinh tế tư nhân. Kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, hàng năm có hàng tỉ đô la được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và quá trình hỗ trợ phát triển chính thức từ các tổ chức từ các tổ chức đa phương và song phương Công tác đấu thầu đã góp phần quan trọng trong các thành tựu. Một trong các dấu hiệu quan trọng nhất của cơ chế thị trường là sự cạnh tranh tự do trong môi trường bình đẳng và minh bạch. Cạnh tranh công bằng sẽ góp phần làm cho các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác sự cạnh tranh giữa các nhà thầu sẽ tạo thuận lợi cho bên mời thầu (chủ đầu tư) lựa chọn được hàng hoá và dịch vụ hợp nhất với yêu cầu của mình và với giá cả thấp nhất. Thực tế công tác đấu thầu trong những năm qua cho thấy mặc dù các quy định về đầu tư và đấu thầu chưa mang tính luật hoá cao, song cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Tuy nhiên việc thực hiện ở các nơi đều mang nặng tính hình thức, hiện tượng vi phạm còn nhiều.
Đấu thầu trong xây dựng là một hoạt động rất quan trọng và có ý nghĩa. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nhu cầu đầu tư vào xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được mở ra với quy mô ngày càng lớn. Đây là cơ hội và cũng là thách thức để các doanh nghiệp xây dựng tự đánh giá và khẳng định mình.
Trong thời gian thực tập tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị tôi đã hoàn thành bài viết “Pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị”. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Th.S Nguyễn Hữu Mạnh, Th.S Đỗ Kim Hoàng đã tận tình chỉ dẫn, Phó Tổng Giám Đốc Trần Minh Quý, các thầy, các cô trong Khoa luật, trường ĐH KTQD; các cán bộ trong Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đã giúp tôi hoàn thành bài viết này. Do kiến thức có hạn, bài viết không tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô góp ý để bài viết hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản pháp luật:
Luật đấu thầu 2005
Luật xây dựng 2003
Nghị định số 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng.
Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
Nghị định số 112/2006/NĐ-CP, ngày 29 tháng 9 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trìnhx
Nghị định số 17/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý Đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP
Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/1999/NĐ-CP.
Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về ban hành Quy chế quản lý Đầu tư và xây dựng
Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 ban hành Quy chế đấu thầu.
Nghị định số 43/1996/NĐ-CP ngày 16/07/1996 về ban hành Quy chế đấu thầu.
Thông tư 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu.
Thông tư 16/2000/TT-BXD ngày 11/12/2000 hướng dẫn việc quản lý xây dựng đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài và quản lý các nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu xây dựng và tư vấn xây dựng công trình tại Việt Nam
II. Giáo trình và sách tham khảo
Giáo trình Luật thương mại_ Khoa Luật ĐH Quốc Gia Hà Nội- NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội năm 2002
Từ điển Tiếng việt phổ thông, (2002), Viện Ngôn ngữ học, NXB Hồ Chí Minh
Vĩnh Tịnh, (2006), Từ điển Tiếng việt, NXB Lao Động
III. Tài liệu khác
Báo cáo tổng kết năm 2006_2007 của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị
Một số chuyên đề, luận văn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7500.doc