Đề tài Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng đại lí bán xe máy tại công ty TNHH Sơn Hải

Hoạt động đại lý là một vấn đề còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp nước ta hiện nay nên việc thực hiện và ký kết hợp đồng đại lý của các doanh nghiệp nước ta còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Vì thời gian có hạn nên đề tài của em không thể trình bày hết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện và ký kết hợp đồng đại lý. Mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.

doc41 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng đại lí bán xe máy tại công ty TNHH Sơn Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện ra bên ngoài dưới những hình thức nhất định như hành vi, lời nói hoặc giấy tờ gọi là hình thức hợp đồng. Trong các xã hội có nhà nước và pháp luật, ý chí của nhà nước thể hiện trong pháp luật, do đó, hợp đồng làm phát sinh một quan hệ pháp luật. Các bên trong quan hệ hợp đồng gọi là các chủ thể của hợp đồng. Tuỳ thuộc vào loại hợp đồng, chủ thể có thể là cá nhân hoặc pháp nhân các chủ thể khác như hộ gia đình. Trong quan hệ hợp đồng chủ thể có nghĩa vụ thực hiện một hành vi phát sinh từ hợp đồng, gọi là bên có nghĩa vụ. Chủ thể có thể có quyền yêu cầu chủ thể bên kia thực hiện hành vi gọi là bên có quyền. Trong các hợp đồng song vụ, mỗi bên chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Việc các chủ thể trong quan hệ hợp đồng bày tỏ ý chí và thoả thuận với nhau về một vấn đề nhất định làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với nhau gọi là giao kết hợp đồng. Việc giao kết hợp đồng được tiến hành theo một trình tự bao gồm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Giai đoạn đề nghị lập hợp đồng + Giai đoạn 2: Giai đoạn tiếp nhận đề nghị + Bên đề nghị phải tỏ rõ ý chí lập hợp đồng bằng cách đề xuất với bên kia những nội dung chủ yếu để bên kia xem xét, cân nhắc xem có thoả thuận giao kết hợp đồng hay không. + Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những vấn đề cơ bản, nhất thiết phải có với bất cứ hợp đồng nào. + Nếu bên được đề nghị tỏ rõ sự đồng ỳ hoàn toàn về những nội dung của bên đề nghị thì gọi là chấp nhận đề nghị. Trong trường hợp đó, hợp đồng được coi là đã được giao kết, quyền và nghĩa vụ được thừa nhận là đã phát sinh. Trường hợp pháp luật có quy định là hợp đồng phải tuân theo một hình thức nhất định và phải thực hiện theo một thủ tục quy định thì hợp đồng được coi là đã giao kết khi những quy định đó được tuân thủ. + Việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ những điều kiện nhất định do pháp luật quy định thì hợp đồng đó mới có hiệu lực pháp lý, quyền và nghĩa vụ mới phát sinh. * Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng - Người giao kết hợp đồng phải có năng lực hành vi giao kết hợp đồng. - Các chủ thể phải hoàn toàn tự nguyện. - Nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đạo đức xã hội. - Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật đối với hợp đồng đó. Khi giao kết hợp đồng mỗi bên chủ thể đều nhằm vào những mục tiêu nhất định. Và mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng, do đó pháp luật phải quy định các nguyên tắc thực hiện hợp đồng, quy định các trách nhiệm pháp lý áp dụng khi vi phạm hợp đồng. + Trong phấp luật hiện hành đang tồn tại nhiều chế độ hợp đồng điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ hợp đồng khác nhau. Mỗi loại hợp đồng đều có chế độ pháp lý riêng điều chỉnh. Điều 1 Đại lý thương mại: Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của vên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Điều 2 Bên giao đại lý, đại lý: 1. Bên giao đại lý là thương nhân gia hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. 2. Bên đại lý là nhà thương nhân hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là biên nhân uỷ quyền cung ứng dịch vụ. Điều 3 Hợp đồng đại lý: Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Điều 4 Các hình thức đại lý: 1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung cấp đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. 2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao chô một đại lý mua, bán hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. 3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức mộ hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc muan bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa tổng đại lý. Điều 5 Quyền sở hữu trong đại lý thương mại: Bên giao đại lý và chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho ên đại lý. Điều 6 Thù lao đại lý: 1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng, hoặc chệnh lệch giá. 2. Trường hợp giao đại lý ấn định giá mua bán hàng hoá dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm giá bán. 3. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý. 4. Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau: a. Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó. b. Không áp dụng được điểm (a) thì mức thù lao đại lý là thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác. c. Trường hợp không áp dụng điểm (a) và (b) thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Điều 7 Quyền của bên giao đại lý: - Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng. - Ấn định giá giao đại lý - Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý. - Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật. Điều 8 Nghĩa vụ của bên giao đại lý: - Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý. - Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của đại lý mua bán hàng hoá, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ. - Trả thù lao cho các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý. - Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm khi kết thúc hoạt động đại lý. - Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra. Điều 9 Quyền của bên đại lý: - Giao kết hoạt động đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý. - Yêu cầu bên giao đại lý hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý, nhận lại tài sản dùng để bảo đảm khi kết thúc hoạt động đại lý. - Quyết định giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu. - Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác dop hoạt động đại lý mang lại. Điều 10 Nghĩa vụ của bên đại lý: - Mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định. - Thực hiện dùng các thoả thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý. - Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định pháp luật. - Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán giao hàng mua đối với đại lý mua, tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ. - Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua, liên đối chịu trách nhiệm về chất lưộng của đại lý mua bán hàng hoá, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi mình gây ra. - Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý. - Trường hợp pháp luật có quy định cụt hể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hoạt động đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hoá nhất định thì phải tuân thủ quy định đó. Điều 11 Thanh toán trong đại lý: Việc thành tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua bán khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định. Điều 12 Thời hạn đại lý: Thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hoạt động đại lý. - Đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó. - Giá trị khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý. II. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Quá trình hình thành và pt của pháp luật hợp đồng ở nước ta Ở nước ta dưới thời thuộc Pháp, tư sản Pháp và tư sản Việt Nam cũng đã sử dụng hợp đồng để phục vụ các hoạt động kinh doanh của họ. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ở một số địa phương vẫn còn áp dụng các hình thức hợp đồng theo pháp luật cũ để tiến hành các hoạt động kinh doanh theo sự thoả thuận của các bên. Theo Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 đã sửa đổi một số vấn đề cơ bản của quyền dân sự, những quyền dân sự được pháp luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân và khi lập ước mà có sự tổn thất do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể coi là vô hiệu. Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật hợp đồng thì cvó thể chia thành các thời kỳ sau: - Thời khỳ khôi phục kinhh tế và cải taị xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân (1954-1959). - Thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1960-1974). - Thời kỳ thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế (1975-1988). - Thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, bước đầu tạo lập nền kinh tế thị trường (1989 đến nay). 2. Nội dung hợp đồng Về mặt pháp lý, nội dung hợp đồng được thể hiện ở ba loại điều khoản. - Điều khoản thường lệ - những nội dung đã được pháp luật quy định mà nều cá bên không ghi vào hợp đồng thì coi như mặc nhiên thừa nhận, nếu ghi vào hợp đồng thì không được trái với quy định đó. Ví dụ về khung phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại. - Điều khoản chủ yếu - những điều khoản cơ bản quan trọng nhất của hợp đồng mà bắt buộc các bên phải ghi vào hợp đồng, nếu không hợp đồng không có giá trị pháp lý. + Ngày tháng năm ký hợp đồng, tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên , họ tên người đại diện đứng tên đăng ký kinh doanh. + Đối tượng của hợp đồng tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận. + Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc. + Giá cả Các điều khoản chủ yếu phải được ghi rõ ràng cụ thể theo quy định của pháp luật. - Điều khoản tuỳ nghi: + Những điều khoản hai bên thoả thuận đưa vào hợp đồng căn cứ vào nhu cầu, khả năng của mỗi bên. Ví dụ, điều khoản về bảo hành đối với những sản phẩm hàng hoá, công việc chưa có quy định nào của Nhà nước về bảo hành, điều khoản nghiệm thu, giao nhận sản phẩm, hàng hoá, công việc. Nội dung của hợp đồng thể hiện ý chí tự nguyện của các bên những không được trái với pháp luật. - Nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật. - Một trong các bên ký kết hợp đồng không có điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc và thoả thuận trong hợp đồng. Người ký hợp đồng phải có thẩm quyền và không có hành vi lừa đảo. - Hợp đồng có thể coi là vô hiệu từng pần trong trường hợp có một phấn nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng không ản hưởng đến nội dung các phần còn lại, hợp đồng vô hiệu hoá sẽ bị xử lý theo pháp luật. 3. Thủ tục ký kết hợp đồng - Bằng phương thức trực tiếp, người đại diện có thẩm quyền của các bên trực tiếp gặp nhau bàn bạc, thương lượng, thống nhất ý chí để xác định nội dung. Hợp đồng được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản. Trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải đăng ký thì mời có hiệu lực từ thời điểm đăng ký. - Bằng phương thức gián tiếp: Các bên gửi cho nhau các tài liệu giao dịch, trong đó có nội dung cần giao dịch. Với phương thức này trình tự ký kết hợp đồng gồm 2 giai đoạn. + Giai đoạn lập đề nghị hợp đồng. + Giai đoạn chấp nhận đề nghị. 4. Các nguyên tắc ký kết hợp đồng Hợp đồng được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật. - Tự nguyện: Là nguyên tắc vốn có của tất cả các loại hợp đồng. Các bên trong quan hệ hợp đồng được tự nguyện thể hiện ý chí của mình, không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được áp đặt ý chí cho doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng. Các bên có quyền lựa chọn bạn hàng, thời điểm kỳ kết hợp đồng, nội dung của hợp đồng. Những trường hợp bị lừa dối, nhầm lẫn đều bị coi là không thể hiện sự tự nguyện và có thể ảnh hưởng tối hiệu lực của hợp đồng. Nguyên tắc tự nguyện trong việc ký kết hợp đồng đánh dấu sự đổi mới căn bản trong pháp luật hợp đồng của nhà nước ta. - Các bên ký kết hợp đồng có lợi ích khác nhan nhưng cả 2 bên cùng có lợi trong quan hệ hợp đồng. Mỗi bên đều được pháp luật bảo vệ những lợi ích chính đáng, hợp pháp. Hai bên không được vì lợi ích của mình mà thiệt hại đến lợi ích của người khác cũng như lợi ích của nhà nước và pháp luật. Các bên ký kết kết hợp đồng được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Dù vị trí của các chủ thể hợp đồng có thể khác nhau nhưng không bên nào phải phục tùng bên nào, một bên không thể áp đặt ý chí chủ quan của mình cho bên kia, hai bên đều có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, một bên vi phạm hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm với bên kia. Chủ thể của hợp đồng là pháp nhân hoặc cá nhân có tài sản độc lập, cho nên họ phải trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản khi xảy ra vi phạm hợp đồng. Trong việc ký kết hợp đồng các bên được tự do thể hiện ý chí nhưng phải trong khuân khổ pháp luật, không trái với quy định của pháp luật. Những hợp đồng mà nội dung, hình thức hoặc thủ tục ký kết hợp đồng trái pháp luật sẽ không được pháp luật bảo hộ, quyền vbà nghĩa vụ sẽ không phát sinh. 5. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng Sau khi đã xác lập hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực pháp lý, cá bên phải thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong việc chấp hành nghĩa vụ các bên phải tuaâ thủ những nguyên tắc do pháp luật quy định. - Nguyên tắc thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng: đúng đối tượng, số lượng, chất lượng chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác. - Nguyên tắc thực hiện một cách trung thực hợp tác đảm bảo tin cậy lẫn nhau. - Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhau không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. - Vi phạm nguyên tắc thực hiện hợp đồng có nghĩa là vi phạm hợp đồng và có thể chịu trách nhiệm tài sản. CHƯƠNG II I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Sơn Hải được thành lập ngày 06/4/1998 dưới hình thức Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên. Tên công ty: Công ty TNHH Sơn Hải Số ĐKKD: 045 277 Đăng ký lần đầu ngày 06/4/1995, qua 12 năm hoạt động đã đăng ký thay đổi bốn lần, lần thứ 4 ngày 03/8/2006. Trụ sở chính: Số 2183 - Đại lộ Hùng Vương - Phường Gia Cẩm – Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ Số điện thoại: (0210) 845 145 Vốn điều lệ: 1.000.000.000đ (Một tỉ đồng) Danh sách thành viên góp vốn: Trần Đình Luân: 950 triệu đồng (95%) Hộ khẩu thường trú: Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ Nguyễn Trung Hiếu: 50 triệu đồng (5%) Hộ khẩu thường trú: Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ Người đại diện theo pháp luật: Chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên – Giám đốc Họ và tên: Trần Đình Luân 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty - Công ty TNHH Sơn hải kinh doanh: + Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất, kinh doanh hàng tư liệu tiêu dùng, đại lý mua bán, gửi hàng hoá cho các doanh nghiệp. + Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ. - Nhiệm vụ của công ty Công ty TNHH Sơn Hải có nhiệm vụ chính là làm đại lý chính thức cho các hãng YAMAHA, SUZUKI, kinh doanh ô tô và xe máy cho các hãng đó. 3. Cơ cấu tổ chức và điều hành của công ty - Sơ đồ tổ chức Công ty Hội đồng thành viên Giám đốc Bộ phận kỹ thuật Bộ phận kế toán Bộ phận bán hàng - Điều lệ của công ty: Điều lệ của Công ty TNHH Sơn Hải được soạn thảo căn cứ vào: Luật doanh nghiệp ban hành ngày 26/6/1999 và Nghị định số 03/2000/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp. Cụ thể như sau: Chương I: Những quy định chung Điều 1: Tên công ty, trụ sở giao dịch 1. Tên Công ty: Công ty TNHH Sơn Hải Tên giao dịch: Công ty TNHH Sơn Hải Tên viết tắt: Công ty TNHH Sơn Hải 2. Địa chỉ trụ sở chính: Phố Mai Sơn - Đường Âu Cơ - Phường Tiên Cát – Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ Điện thoại: (0210) 848 666; 845 145 Fax: Email: Khi thay đổi trụ sở giao dịch phải có nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty và thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp ĐKKD cho Công ty theo luật định (chậm nhất 15 ngày trước khi thực hiện việc thay đổi). 3. Tư cách pháp nhân: - Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quyết định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại ngân hàng Việt Nam theo quy định của pháp luật. - Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được thanh toán độc lập và chịu trách nhiệm. - Có bản cân đối sổ sách riêng, lập quỹ theo quy định. 4. Thời gian hoạt động: Lâu dài 5. Chi nhánh, văn phòng đại diện: Công ty có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Điều 2: Ngành nghề kinh doanh - Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất, kinh doanh hàng tư liệu tiêu dùng. - Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá cho các doanh nghiệp - Vận tải hàng hoá đường bộ Điều 3: Vốn điều lệ: 470.9000.000 đồng Trong đó: - Bằng tiền Việt Nam: 85.900.000 đồng - Giá trị tài sản: 385.000.000 đồng Việc tăng giảm vốn điều lệ Công ty do Hội đồng thành viên quyết định và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bổ sung đăng ký kinh doạn cho Công ty theo quy định của pháp luật. Tăng, giảm vốn điều lệ được thực hiện theo cách thức quy định tại Điều 43 của Luật doanh nghiệp. Điều 4: Danh sách các thành viên của Công ty 1. Ông Trần Đình Luân: sinh năm 1965 Chứng minh nhân dân: 131 402 267 Ngày cấp 24/4/2001. Nơi cấp: công an tỉnh Phú Thọ Nơi thường trú: Phố Mai Sơn - Phường Tiên Cát – Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ. 2. Ông Nguyễn Trung Tiến: sinh năm 1962 Chứng minh nhân dân: 130 552 912 Ngày cấp 27/3/19951. Nơi cấp: công an tỉnh Phú Thọ Nơi thường trú: Phố Mai Sơn - Phường Tiên Cát – Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ. Điều 5: Phần vốn góp, giá trị vốn góp của các thành viên 1. Ông Trần Đình Luân: góp 450.900.000 đồng (95) Trong đó: Bằng tiền Việt Nam: 65.900.000 đồng Giá trị tài sản: 385.000.000 đồng 2. Ông Nguyễn Trung Tiến: góp 20.000.000 đồng (4,2%) Bằng tiền Việt Nam: 20.000.000 đồng Điều 6: Về thực hiện góp vốn - Thành viên phải góp đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết và phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho Công ty theo đúng quy định. - Sau khi các thành viên góp đầy đủ vốn đã cam kết cho Công ty, Hội đồng thành viên có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận góp vốn cho từng thành viên được thực hiện theo điều 27 của Luật doanh nghiệp. Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên Có quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và ó nghĩa vụ như quy định tại điều 30 của Luật doanh nghiệp. Chương 2: Phương thức hoạt động của Công ty Điều 8: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty Gồm: - Hội đồng thành viên - Giám đốc - Kế toán và các nhân viên giúp việc Điều 9: Người đại diện theo pháp luật của công ty - Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. - Giám đốc có thể được cử từ các thành viên công ty hoặc thuê người khác làm giám đốc, việc cử hoặc thuê Giám đốc do Hội đồng thành viên quyết định. Điều 10: Hội đồng thành viên, họp Hội đồng thành viên 1. Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ như quy định tại Điều 35 của Luật Doanh nghiệp. 2. Chủ tịch Hội đồng thành viên là người được bầu từ một thành viên, có quyền và nghĩa vụ như quy định tại khoản 2 điều 36 của Luật doanh nghiệp. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên là 3 năm. Điều 11: Biên bản họp Hội đồng thành viên, việc lưu giữ giấy tờ tài liệu của công ty - Tất cả các cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản của công ty. Biên bản họp Hội đồng thành viên phải làm xong và thông qua ngay trước khi bế mạc. Điều 12: Những quy định về mua lại, chuyển nhượng vốn góp 1. Các thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp trong các trường hợp theo quy định tại Điều 31 của Luật doanh nghiệp 2. Việc chuyển nhượng phần vốn góp, xử lý phần vốn góp được thực hiện theo Điều 32, 33 của Luật doanh nghiệp Điều 13: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. Các thành viên có tranh chấp về những nội dung: thành lập, hoạt động, kinh doanh, kỷ luật lao động, phân chia lợi nhuận … thì trước hết giải quyết giữa các thành viên. Nếu không giải quyết được có quyền đưa ra Hội đồng thành viên để giải quyết theo nguyên tắc đa số. Chương 3: Tài chính - Kế toán Điều 14: Hoạt động kế toán của công ty do một số người đảm nhiệm, hoạt động kế toán, ghi chép sổ sách, thống kê … của công ty thực hiện thường xuyên theo đúng các quy định của pháp luật. Điều 15: Niên khoá tài chính Điều 16: Nguyên tắc phân chia lợi nhuận Được chia cho các thành viên theo tỉ lệ vốn góp Điều 17: Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia Hoàn trả một phần vốn góp trái quy định tại khoản 3, điều 43 của Luật doanh nghiệp hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại điều 44 của Luật doanh nghiệp thì tất cả các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận hoặc cùng liên đới chịu trách nhiệm về khoản nợ tương đương với phần vốn đã giảm hoặc lợi nhuận đã chia tương ứng với phần vốn góp. Chương 4: Tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp Điều 18: Tổ chức lại doanh nghiệp Theo quy định tại Điều 105, 106, 107, 108, 109 Luật doanh nghiệp Điều 19: Giải thể và phá sản doanh nghiệp Thực hiện theo Luật phá sản doanh nghiệp Chương 5: Điều khoản thi hành Điều 20: Chỉ có Hội đồng thành viên mới có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty và phải được số phiều đại diện cho ít nhất 75% số vốn của các thành viên tham dự cuộc họp chấp thuận, nội dung sửa đổi, bổ sung phải báo cáo cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều 21: Điều lệ này được thay thế cho điều lệ được thông qua ngày 04/4/1995, có hiệu lực từ ngày 01/11/2001. Điều 22: Điều lệ này gồm 5 chương và 22 điều, có 4 bản (mỗi bản thành viên giữ 1 bản, 1 bản gửi cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 1 bản lưu văn phòng công ty). Điều lệ được Hội đồng thành viên thông qua ngày 24/10/2001 với sự nhất trí tán thành của các thành viên đã ký tên. 4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty Thứ nhất, chất lượng các loại xe, mẫu mã đẹp hay xấu, có đa dạng, phong phú không hay giá cả có hợp lý không? Về yếu tố này, Công ty TNHH Sơn Hải thông qua các hãng cung cấp sản phẩm cho mình như YAMAHA, SUZUKI thường xuyên cải tiến mẫu mã, cho ra đời những loại xe đời mới với những tính năng mới đặc biệt vấn đề tiết kiệm nguyên liệu. Công ty đã nắm bắt rất rõ về yếu tố này nên doanh thu của công ty luôn đảm bảo và được nâng cao. Đây là tín hiệu rất đáng mừng trong việc đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, chiến lược quản cáo, tiếp thị của công ty. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp để đưa người tiêu dùng đến với sản phẩm. Công ty TNHH Sơn Hải là đại lý chính thức của YAMAHA và SUZUKI tại tỉnh Phú Thọ nên các chiến lược quản cáo, tiếp thị các sản phẩm mới của công ty thường xuyên được diễn ra dưới hình thức chương trình ca nhạc đặc sắc kết hợp với chương trình giới thiệu sản phẩm mới do YAMAHA và SUZUKI tổ chức tại thành phố Việt Trì – Phú Thọ. Vì vậy, sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi mua xe. Đây cũng là điểm thuận lợi của công ty. Thứ ba, chất lượng lao động, đội ngũ nhân viên quản lý của công ty TNHH Sơn Hải. Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty TNHH Sơn Hải thưởng cử nhân viên đi học tập để nâng cao tay nghề, trình độ quản lý đặc biệt các chương trình ưu tiên của YAMAHA và SUZULI cử nhân viên của công ty đi học tại Nhật Bản. Vì vậy, chất lượng lao động của công ty không ngừng được nâng cao. Thứ tư, nhu cầu của người tiêu dùng Đây cũng là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kịnh doanh của công ty. Ngoài ra các yêu tố cơ bản trên còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt dộng kinh doanh của công ty. II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Số liệu cụ thể về kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2004 và 2005 là: * Năm 2004: (Đơn vị: VNĐ) - Doanh thu thuần: 124.136.646.898 - Giá vốn hàng bán: 120.161.229.498 - Chi phí quản lý kinh doanh: 3.928.381.279 - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: 47.036.121 - Lãi khác: 120.278.186 - Tổng lợi nhuận kế toán: 167.314.307 - Tổng lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: 167.314.307 - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 46.848.000 - Lợi nhuận sau thuế: 120.466.307 * Năm 2005: (Đơn vị: VNĐ) - Doanh thu thuần: 86.944.447.650 - Giá vốn hàng bán: 83.045.607.658 - Chi phí quản lý kinh doanh: 5.089.274.431 - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: 1.190.434.439 - Lãi khác: 1.265.544.263 - Tổng lợi nhuận kế toán: 75.109.824 - Tổng lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: 75.109.824 - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 21.030.750 - Lợi nhuận sau thuế: 54.079.074 2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của Công ty TNHH Sơn Hải * Năm 2004: (Đơn vị: VNĐ) - Nộp thuế GTG 102.816.894 - Nộp thuế Tthu nhập doanh nghiệp 69.842.815 - Nộp khác 17.557.944 Tổng 190.217.653 * Năm 2005: (Đơn vị: VNĐ) - Nộp thuế GTG 83.820.594 - Nộp thuế Tthu nhập doanh nghiệp 45.728.500 - Thuế môn bài 3.000.000 - Tiền thuê đất 10.971.296 - Nộp khác 200.000 Tổng 143.720.390 3. Tình hình lao động và tiền lương của công ty Số lao động sử dụng bình quân của công ty hàng năm từ 60-70 người trong 3 bộ phận bao gồm: bộ phận bán hàng, bộ phận kỹ thuật và bộ phận kế toán. Trong đó: - Bộ phận bán hàng: 30% - Bộ phận kỹ thuật: 50% - Bộ phận kế toán: 20% Công ty gồm 1 trụ sở chính tại Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ, 2 chi nhánh tại thị xã Vĩnh yên - Tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ. Trong đó: Số lượng lao đông tại trụ sở chính chiếm 70% Số lao động tại chi nhánh Vĩnh Yên chiếm 15% Số lao động tại chi nhánh Phù Ninh chiếm 15% Về tiền lương, tiền lương bình quân là 1,5 triệu đồng/1tháng/1người. 4. Tình hình ký kết và thực hiện các hợp đồng của doanh nghiệp Công ty TNHH Sơn Hải chủ yếu ký kết hợp đồng đại lý bán ô tô, xe máy, cụ thể là: Hợp đồng đại lý giữa Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam và Công ty TNHH Sơn Hải (Hợp đồng số: HDDL – 014 – N – 1999) và Hợp đồng đại lý xe gắn máy, hợp đồng đại lý ô tô giữa Công ty TNHH Sơn Hải với Công ty liên doanh Việt Nam SUZUKI. * Nội dung của một số hợp đồng đại lý bán xe gắn máy của Công ty TNHH Sơn Hải. Hợp đồng đại lý xe gắn máy giữa Công ty TNHH Sơn Hải và Công ty liên doanh Việt Nam SUZUKI. Nội dung: 17 điều, cụ thể Điều 1: Sự bổ nhiệm Điều 2: Trách nhiệm của đại lý Điều 3: Đại lý phụ Điều 4: Kinh doanh sản phẩm cạnh tranh Điều 5: Kinh doanh sản phẩm ngoài vùng thị trường Điều 6: Yêu cầu mức tiêu thụ tối thiểu hàng năm Điều 7: Giá bán sỉ Điều 8: Giá bán lẻ Điều 9: Dịch vụ bảo hành Điều 10: Quy cách Điều 11: Phương thức thanh toán Điều 12: Kinh doanh phụ tùng Điều 13: Hợp đồng riêng lẻ Điều 14: Tên thương mại và bí quyết kỹ thuật Điều 15: Báo cáo và số liệu Điều 16: Bảo mật thông tin Điều 17: Chấm dứt và huỷ bỏ hợp đồng Phụ lục: (02/01/2005) - Xe gắn máy SUZUKI: FD 110 CD X, FD 110 XCD, FD 110 TSD, FD 125 TSD. - Vùng thị trường: Tỉnh Phú Thọ - Thời gian hợp đồng: từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 - Số lượng tiêu thụ hàng năm: Loại xe Tháng 1/2005 – 12/2005 Cửa hàng 1 Cửa hàng 2 FD 110 CDX 220 90 FD 110 XCD 462 198 FD 110 TSD 0 0 FD 125 XSD 168 72 840 360 - Thời hạn và phương thức thanh toán: 1. Về xe máy: 100% tiền mặt trả ngay vào ngày SUZUKI ghi hoá đơn (trừ khi có thông báo mới bằng văn bản của SUZUKI) 2. Về phụ tùng: 100% tiền mặt trả ngay vào ngày SUZUKI ghi hoá đơn Hai bên đã ký Hợp đồng đại lý giữa Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam và Công ty TNHH Sơn Hải Nội dung gồm 16 điều cụ thể: Điều 1: Giải thích Điều 2: Các bên tham gia hợp đồng Điều 3: Chỉ định Điều 4: Nghĩa vụ đại lý Điều 5: Tiền lý quỹ Điều 6: Các điều kiện về cung cấp Điều 7: Các điều kiện về giá và thanh toán Điều 8: Khoản hoa hồng của Nhà đại lý Điều 9: Sự bảo đảm Điều 10: Bất khả kháng Điều 11: Thời hạn Điều 12: Chấm dứt Điều 13: Giải quyết tranh chấp Điều 14: Chuyển nhượng và chỉ định nhà đại lý phụ Điều 15: Các thông báo Điều 16: Các quy định chung 5. Các tranh chấp trong kinh doanh và việc giải quyết các tranh chấp này Chủ yếu các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sơn Hải phát sinh khi thực hiện các hợp đồng đại lý mà cụ thể là hợp đồng đại lý bán xe gắn máy giữa Công ty TNHH Sơn Hải với Công ty liên doanh Việt Nam SUZUKI. Tranh chấp phát sinh khi Công ty liên doanh Việt Nam SUZUKI yêu cầu Công ty TNHH Sơn Hải để riêng các sản phẩm của mình với các sản phẩm của YAMAHA. Nói chung các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh của Công ty đều được các bên thoả thuận tự giải quyết. CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY TNHH SƠN HẢI I. ĐỊNH HƯỚNG VỀ ĐẠI LÍ 1. Một số bài học 1.1. Sự phối hợp đồng bộ của doanh nghiệp Công ty TNHH Sơn Hải gồm ba bộ phận đó là: bộ phận bán hàng, bộ phận kỹ thuật, bộ phận kế toán. Mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt của mình, nhưng đều hoạt động thống nhất và chịu sự quản lý của ban Giám đốc. Để nâng cao hiệu quả việc thực hiện hợp đồng đại lý bán xe máy giữa Công ty TNHH Sơn Hải với các liên doanh YAMAHA và SUZUKI thì các bộ phận của doanh nghiệp ngoài việc thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình như bộ phận bán hàng thực hiện tốt việc giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp, có các chương trình khuyến mại hấp dẫn cho người mua…, bộ phận kĩ thuật làm việc có trách nhiệm với khách hàng, không ngừng nâng cao tay nghề, có các đề xuất để cải tiến động cơ…; bộ phận kế toán hạch toán tỉ mỉ, đầy đủ, không lơ là trong công việc, báo cáo đầy đủ và thường xuyên lên giám đốc… bên cạnh đó các bộ phận phải hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động nhằm nâng cao doanh số cho công ty đồng thời tăng cường hiệu quả thực hiện và ký kết hợp đồng đại lý của doanh nghiệp. 1.2. Chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động đại lí, uỷ thác Hoạt động đại lí uỷ thác là một trong những hoạt động còn mới mẻ vì vậy công tác quản lý Nhà nước về vấn đè này còn nhiều vấn đề cần bổ sung và hoàn thiện đặc biệt là vấn đề kí kết và thực hiện hợp đồng đại lý giữa các bên. Bên cạnh đó chức năng kinh doanh trong hoạt động đại lí cũng phải được doanh nghiệp quan tâm bởi vì có kinh doanh hiệu quả thì mời đảm bảo việc thực hiện hợp đồng đại lí giữa doanh nghiệp và liên doanh. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tìm hiều chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động đại lý để nắm rõ, nhận thức đầy đủ và sâu sắc vấn đề này tránh những sai lầm đáng tiếc khi ký kết và thực hiện hợp đồng đại lí. Cụ thể về chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động đại lí, doanh nghiệp cần phải nắm rõ cơ quan nào ở địa phương cũng nhe trung ương chịu trách nhiệm và có thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với hoạt động đại lí để có thể thực hiện tốt và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của đại lí, nắm rõ các vấn đề liên quan trong hợp đồng đại lú như quyền và nghĩa vụ của các bên, tranh chấp và giải quyết tranh chấp, các điều khoản có liên quan trong hợp đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải tìm hiều và nghiên cứu các văn bản pháp luật mới của địa phương cũng như trung ương về hoạt động đại lí đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động của mình. Về chức năng kinh doanh trong hoạt động đại lí, nó có vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lí của doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần hết sức chú ý vào vấn đề này. Để thực hiện tốt chức năng kinh doanh trong hoạt động đại lí doanh nghiệp cẩn phải tăng cường quảng cáo, quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình đến với khách hàng, nâng cao trình độ cho nhân viên trong các bộ phận, có chế độ đãi ngộ nhằm nâng cao động lực cho người lao động… Tóm lại, chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh trong hoạt động đại lí đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lí. 1.3. Nhận thức của doanh Doanh nghiệp cần phải có nhận thức đầy đủ và chính xác về hoạt động đại lí. Vì đây là hoạt động còn khá mới đối với các doanh nghiệp của nước ta, việc quản lí Nhà nước về hoạt động này còn chưa hoàn thiện nên yếu tố nhận thực của doanh nghiệp càng có ý nghĩa để nâng cao hiệu quả việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý. Vì vậy, mà doanh nghiệp phải thường xuyên tìm hiểu các thông tin mới về hoạt động này thông qua sách, báo, mạng Internet, truyền hình và caá nguồn khác để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như của đối tác trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp cần nhận thức rõ các vấn đề về hoạt động đại lí àm cụ thể là hợp đồng đại lí như khái niệm, đặc điểm, phân loại, quyền và nghĩa vụ của các bên, thời dạn thanh toán, tranh chấp và giải quyết tranh chấp, thủ tục khởi kiện, vi phạm hợp đồng… Ngoài ra, doanh nghiệp cần nhận thức rõ về đối tác mà mình định kí kết hợp đồng nhận đại lí, tìm hiều các thông tin về đối tác như tên, địa chỉ, khả năng kinh doanh, nguồn vốn, uy tín trên thương trường… Tìm hiểu về đối tác càng kỹ bao nhiêu thì khả năng thành công khi kí kết và thực hiện hợp đồng càng lớn. 1.4. Công tác quản lý của doanh nghiệp Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc kí kết và thực hiện hợp đồng đại lí của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải thực hiện công tác quản lý tốt, quản lí đồng bộ và thống nhất các bộ phận của mình, kiểm tra, giám sát và đôn đốc công việc của các bộ phận đảm bảo sự thống nhất trong công việc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thường xuyên đưa ra caá sáng kiến, phương thức quản lý mới tạo động lực cho người lao động như có chế độ khen thưởng hấp dẫn, tổ chức đi tham quan, du lịch cho cán bộ nhân viên… Thực hiện tốt công tác quản lý doanh nghiệp giúp người lao động nhận thức được trách nhiệm đối với công việc của mình giúp họ ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện và kí kết hợp đồng đại lí giữa doanh nghiệp và liên doanh. Trên đây chỉ là bốn yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả của việc kí kết và thực hiện hợp đồng đại lí. Doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả khi ki kết và thực hiện hợp đồng đại lí thì phải quan tâm đến bốn yếu tố trên. 2. Chủ trương, mục tiêu của hoạt động đại lí * Phương thức thực hiện hợp đồng kinh tế - Thực hiện đúng đièu khoản về số lượng: Thực hiện đúng điều khoản về ssố lượng là bên có nghĩa vụ giao đầy đủ số lượng, trọng lượng, khối lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc cho bên có quyền theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế. Nếu sản phẩm, hàng hoá giao thông đúng số lượng, công việc không thực hiện đúng khối lượng thì bên nhận chỉ nhận và thanh toán theo số lượng thực nhận, số còn lại sẽ giao tiếp sau đó. Đối với số sản phẩm được giao không đống bộ và không sử dụng đượcthì bên nhận có quyền từ chối nhận và từ chối thanh toán cho đến khi hoàn thành đồng bộ. Trong trường hợp giao hàng hoá không đồng bộ. Bên nhận có quyền lựa chọn một tronghai cách xử lý sau đây: + Yêu cầu bên vi phạm phải hoàn thành đồng bộ rồi mới nhận. Nếu phải chờ hoàn thành đồng bộ mà hợp đồngkhông được thực hiện đúng hạn thì bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm và bồi dưỡng thiệt hại . + Nhận sản phẩm, hàng hoá chưa hoàn thành đồng bộ với điều kiện bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm hợp đồng vì không hoàn thành đồng bộ và trả các chi phí cần thiết để hoàn thành đồng bộ. Các trường hợpgiao hàng thiếu củng bị coi là vi phạm hợp đồng ở điều khoản số lượng và phải chịu trách nhiệm tài sản. - Thực hiện đúng điều khoản về chất lượng: Điều khoản về chất lượng được hai bên thoả thuận thên cơ sở cấc các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước hoặc tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các đơn vị dã đăng ký tại các cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhà nước có thẩm quyền. Giao hàng hoá đúng chất lượng có nghĩa là hàng hoá được giao phảI đảm bảo khả năng sử dụng (theo tiêu chuẩn chất lượng), bảo dảm đúng phẩm chất, bao bì, đóng gó, quy cách, chủng loại của sản phẩm theo quy dịnh của nhà nươc, của ngành, của đơn vị cơ sở hoặc theo sự thoả thuận của hai bên. Trong trường hợp hàng hoá, công viẹc được giao không đúng chất lượng, bên bị vi phạm có quyền: + Không nhận hàng hoá, công việc được giao không đúng chất lượng, đòi tiền phạt vi phạm vá bồi thường thiệt hại. + Nhận hàng hoá, công việc nhưng yêu cầu phải giảm giá hoặc sữ chữa sai sót trước khi nhận và đòi bồi thường thiệt hại. Trường hợp hợp đồng có điều khoản bảo hành thì trong thời hạn bảo hành, nếu bên nhận ở bên hàng hoá phát hiện có sai sót về chất lượng hoặc các bên có thể thoả thuận thay thế việc sửa chữa sai sót bằng cách giảm giá hoặc đổi lấy hàng hoá khác. - Thực hiện đúng điều khoản về thời hạn Giao nhận hàng hoá hoặc công việc đúng thời gian là yếu tố quan trọng để các bên thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình. Thời gian giao nhận hàng hoá có thể là hạn hoặc thời điểm nhất định do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp một bên giao hàng hoá thực hiện công việc không đúng thời gian thì bên kia có quyền nhận hoặc không nhận hàng hoá, công việc nhưng buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm tài sản (nếu giao hàng hoá dhoặc thực hiện công việc chậm trễ so với thời gian thoả thuận); hoặc chưa tiếp nhận hay tiếp nhận với điều kiện bên giao phải chịu giao nhận các chi phí tổn bảo quản trong thời gian chưa đến thời điểm giao nhận theo thoả thuận (nếu giao hàng hoá hoặc thực hiện công việc trước thời hạn). Trường hợp bên tiếp nhận sản phẩm, hàng hoá, công việc vi phạm điều khoản thời hạn tiếp nhận thì bên giao có quyền đòi bên tiếp nhận phải chịu trách nhiệm tài sản về vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận hoặc đòi bên vi phạm phải trả các khoản chi phí về chuyên chở , bảo quản… do vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận. - Thực hiện đúng điều khoản về địa điểm, phương thức Địa điểm giao nhận hàng hoá, dịch vụ là nơi mà tại đó đên giao thực hiện nghĩa vụ giao hàng hoá, dịch vụ cho bên đặt hàng. Phương thức giao nhận là cách thức mà các bên tiến hành giao nhận hàng hoá. Địa điểm và phương thức giao nhận có thể do hai bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật đối vơi từng loại hợp đồng. Nếu hợp đồng không có thoả thuận và pháp luật cũng không ó quy định cho loại hợp đồng đó thì địa điểm giao nhận là kho chính của bên giao (bán hàng) và giao trên phương tiện vận chuyển của bên đặt hàng, mua hàng. Trường hợp giao hàng hoá hoặc dịch vụ không đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận thì coi như vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm tài sản. - Thực hiện đúng điều khoản về giá cả, thanh toán Giá cả hàng hoá, dịch vụ do hai bên thoả thuận và ghi vào hợp đồng. Đối với những sản phẩm hàng hoá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá thì giá thoả thuận trong hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng điều khoản về giá cả trong hợp đồng. Nghĩa vụ trả tiền được thực hiện theo phương thức và thời hạn thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu trong hợp đồng không ghi thời hạn trả tiền thì thời hạn đó là 15 ngày kể từ ngày nhậ được hoá đơn, giấy đòi tiền (hoá đơn, giấy đòi tiền được lập phù hợp với việc thực hiện từng phần hoặc toàn bộ hợp đồng). Nghĩa vụ trả tiền được coi là hoàn thành từ khi chuyển đủ tiền trên tài khoản của mình tại ngân hàng cho bên đòi hoặc khi bên đòi trực tiếp nhận đủ số tiền mặt theo hoá đơn. Nghĩa vụ trả tiền cũng được coi là đã hoàn thành nếu bên trả tiền đề nghị và bên đòi tiền chấp nhận trả bằng hiện vật hoặc tài sản thế chấp, cầm ố, bảo lãnh có giá trị tương đương với số tiền phải trả và việc trả hiện vật hoặc các tài sản đó đã được thực hiện xong. Trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng Trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng được hiểu là những hậu quả pháp lý bất lợi phát sinh đối với cá nhân, tổ chức vi phạm các qui định của pháp luật về hợp đồng hoặc vi phạm hợp đồng đã ký kết. Theo pháp luật hiện hàng, trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng thể hiện ở việc xử lý những hợp đồng vô hiệu và việc áp dụng trách nhiệm tài sản đối với các chủ thể vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. * Xử lý hợp đồng vô hiệu Hợp đồng bị coi là vô hiệu khi hợp đồng đó ký kết trái với các quy định của pháp luật. Đối với các hợp đồng vô hiệu toàn bộ, dù các bên chưa thực hiện, đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. - Nếu nội dung của hợp đồng chưa thực hiện thì các bên không được thực hiện nữa. - Nếu nội dung của hợp đồng đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong thì bị xử lý tài sản như sau: các bên phải hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng; thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng đưa lại thì phỉa nộp vào ngân sách nhà nươứ; thiệt hại phát sinh thì các bên phải gánh chịu. - Người ký kết hợp đồng vô hiệu toàn bộ, người cố ý thực hiện hợp đồng vô hiệu toàn bộ thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp hợp đồng bị coi là vô hiệu từng phần thì các bên phải sửa đổi các điều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyền và lợi ích ban đầu và bị xử lý theo pháp luật đối với phần vô hiệu đó. * Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng - Khái niệm, ý nghĩa của trách nhiệm tài sản Thực hiện đúng đắn, trugn thực, theo tinh thần hợp tác đối với hợp đồng đã ký kết và có hiệu lực pháp luật là nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì một hậu quả pháp lý phát sinh: bên vi phạm phải chịu những hậu quả bất lợi về tài sản theo quy định của pháp luật. Hậu quả tài sản gọi là trách nhiệm tài sản. Trách nhiệm tài sản có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh hợp đồng. Bằng việc buộc bên vi phạm phải chịu những hậu quả bất lợi về tài sản, trách nhiệm tài sản góp phần tăng cường ý thức tôn trọng hợp đồng, tôn trọng pháp luật, ngăn ngừa các hành vi vi phạm hợp đồng, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh doanh của xã hội. Mặt khác, bằng việc buộc bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng của mình gây ra, trách nhiệm tài sản có tác dụng khôi phục những lợi ích về tài sản cho bên vi phạm, bảo vệ những quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các doanh nghiệp khi tham gia quan hệ hợp đồng. - Các hình thức trách nhiệm tài sản Trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng bao gồm hai hình thức: phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Phạt vi phạm hợp đồng là chế tài phạt bằng tiền áp dụng đối với chủ thể hợp đồng khi có vi phạm hợp đồng. Đây là hình thức trách nhiệm thể hiện sự trừng phạt của Nhà nước đối với bên bội ước sự cam kết của mình trong hợp đồng. Tiền phạt vi phạm do hai bên thoả thuận và ghi vào hợp đồng trên cơ sở khung tiền phạt do pháp luật quy định. Khung tiền phạt chung từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Khung tiền phạt vi phạm cho từng loại vi phạm cụ thể được quy định cụ thể như sau: - Vi phạm chất lượng hàng hoá hợc công việc bị phạt từ 3% đến 12% giá trị phâầnhợp đồng bị vi phạm về chất lượng. Nếu vi phạm chất lượng trong thời gian bảo hành có thể bị phạt ở mức cao hơn nhất là 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. - Vi phạm thời gian thực hiện hợp đồng thì bị phạt 2% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày lịch đầu tiên; phạt thêm từ 0,5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày lịch đậu tiên; nếu hoàn toàn không thực hiện hợp đồng thị bị phạt đến mức 12% giá trị hợp đồng. - Vi phạm nghĩa vụ không hoàn thành việc giao hàng hoá hoặc thực hiện công việc một cách đồng bộ thì bị phạt từ 6% đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. - Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận hàng hoá, công việc đã hoàn thành theo đúng hợp đồng thì bên vi phạm bị phạt 4% giá trị của phần hợp đồng đã hoàn thành mà không được tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 12% giá trị hợp đồng đã hoàn thành và không được tiếp nhận ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên. - Vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì áp dụng mức lãi suất tín dụng quá hạ của ngân hàng nhà nước Việt Nam từ ngày hết thời hạn thanh toán. - Vi phạm tính đồng bộ của hàng hoá, công việc thì bị phạt từ 6% đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. - Tự ý đình chỉ việc thực hiện hợp đồng khôn gđúng quy định của pháp luật thì bị phạt bằng 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài những trường hợp trên dây, đối với trường hợp pháp luật chưa định mức phạt, các bên có quyền thoả thuận mức phạt vi phạm bằng tỉ lệ % giá trị của hợp đồng hoặc bằng một số tiền tuyệt đối nhưng không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Trong trường hợp xảy ra đồng thời nhiều loại vi phạm (như số lượng, chất lượng, thời hạn…) bên vi phạm chỉ phải chịu một loại phạt vi phạm có số tiền phạt ở mức cao nhất theo mức phạt mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc mức cao nhất của khung tiền phạt mà pháp luật quy định trong các trường hợp quy định. Bồi thường thiệt hại là chế tài tài sản áp dụng nhằm khôi phục những lợi ích tài sản cho bên bị vi phạm. Bồi thường thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ những thiệt hại gây ra bao gồm những thiệt hại trực tiếp và những khoản thu nhập mà lẽ ra bên bị vi phạm có thể thu được nhưng do sự vi phạm hợp đồng nên đã bị bỏ lỡ. Theo pháp luật hiện hành, bên gây thiệt hại phải bồi thường các khoản sau đây: - Giá trị tài sản bị hư hỏng, mất mát kể cả tiền lãi phải trả cho ngân hàng (trong trường hợp bị vi phạm nghĩa vụ thanh toán) và các chi phí cần thiết mà bên bị vi phạm đã phải chi (chi phí chờ đợi, vận chuyển, bảo quản…). - Các chi phí để ngăn ngừa và hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra (chi phí hợp lí và cần thiết) àm bên vi phạm đã phải chi. - Tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho người khác do hậu quả trực tiếp của sự vi phạm hợp đồng gây ra. - Những căn cứ phát sinh trách nhiệm tài sản Bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu trách nhiệm tài sản (bị vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại) khi việc vi phạm hội đủ các căn cứ mà pháp luật quy định, cụ thể là bên vi phạm có hành vi trái pháp luật, hành vi vi phạm là có lỗi, việc vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm, giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại gây ra phải có mối quan hệ nhân quả. Hành vi trái pháp luật ở đây là hành vi vi phạm hợp đồng (như không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm các nguyên tắc thực hiện hợp đồng…) hạơc vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến việc thực hiện đầy đủ thủ tục chuyển giao nghĩa vụ do đó, nghĩa vụ hợp đồng không được thực hiện …). Hành vi vi phạm hợp đồng phải là hành vi có lỗi. Lỗi là thái độ chủ quan của bên vi phạm hợp đồng thể hiện ở sự cố ý hoặc vô ý trong việc vi phạm đó. Nếu vi phạm hợp đồng là hoàn toàn do nguyên nhân khách quan(không có lỗi) thì bên vi phạm không phải chiuk trách nhiệm pháp lý. Việc vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại về tài sản cho bên bị vi phạm. Phải là thiệt hại về chất và có thể tính toán được. Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại khi hành vi vi phạm hợp đồng có quan hệ nhân quả với thiệt hại gây ra, nói cách khác giữa hành vi và hậu quả phải có mối liên hệ trực tiếp, tất yếu. Bốn căn cứ trên đây là điều kiện đủ để làm phát sinh việc bồi thường thiệt hại. Đối với hình thức phạt vi vi phạm hợp đồng thì chỉ cần bên vi phạm có hàn vi trái pháp luật và có lỗi là đủ để phát sinh trách nhiệm. - Những căn cứ miến, giảm trách nhiệm tài sản Như trên đã nói, bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu trách nhiệm tài sản khi có lỗi, nghĩa là cố ý hoặc vô ý. nếu việc vi phạm hợp động hoàn toàn do khách quan không thể khắc phục được thì bên vi phạm hợp đồng không phải chịu trách nhiệm. Theo luật pháp hiện hành, những căn cứ mà bên vi phạm hợp đồng có thể chứng minh để được miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản bao gồm: - Gặp thiên tai, địch hoạ hoặc trở lực khách quan khác không thể lường trước được và đã thi hành mọi biện pháp khắc phục. - Phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ huy chống lụt bão trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra lệnh. - Do bên thứ ba vi phạm hợp đồng với bên vi phạm nhưng bên thứ ba không phải chịu trách tài sản do các trường hợp trên đây (thiên tai, địch hoạ… và thi hành lệnh khẩn cấp). - Việc vi phạm hợp đồng của một bên là nguyên nhân trựctiếp dẫn đến sự vi phạm hợp đồng của bên kia. KẾT LUẬN Hoạt động đại lý là một vấn đề còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp nước ta hiện nay nên việc thực hiện và ký kết hợp đồng đại lý của các doanh nghiệp nước ta còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Vì thời gian có hạn nên đề tài của em không thể trình bày hết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện và ký kết hợp đồng đại lý. Mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31927.doc
Tài liệu liên quan