Đề tài Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội

* Với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam + Hiện nay chi nhánh Nam Hà Nội của NHNo& PTNT còn phụ thuộc nhiều vào chiến lược phát triển của trụ sở chính làm cho chi nhánh trở nên thụ động, kém linh hoạt. Do vậy NHNo&PTNT Việt Nam nên mở rộng quyền tự chủ cho chi nhánh trong việc phát triển dịch vụ + NHNo&PTNT Việt Nam cần hoàn thiện chiến lược dài hạn cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ, phát triển màng lưới hoạt động hợp lý, xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ phù hợp. + NHNo&PTNT cần có chính sách ưu tiên cho chi nhánh trên địa bàn đô thị lớn về chương trình giao dịch thống nhất, chương trình thông tin báo cáo hiện đại, nối mạng với khách hàng. + NHNo&PTNT cần có cơ chế quản lý điều hành tập trung, các ban của trụ sở chính cần trực tiếp làm đầu mối thu hút dự án nước ngoài, triển khai các sản phẩm trên toàn quốc, hỗ trợ các chi nhánh có khả năng phát triển sản phẩm mới để tăng sức mạnh của hệ thống, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ nghành.

doc64 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I NHÁNH NAM HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập ngày 26/03/1988 theo nghị quyết số NQ53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó ngân hàng nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với tên gọi ban đầu là ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng phát triển nông nghiệp được hình thành trên cơ sở của ngân hàng Nhà nước: Gồm các chi nhánh cấp huyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh ngân hàng nhà nước cấp tỉnh, thành phố… Ngày 15/11/1996, được sự uỷ quyền của Thủ tướng chính phủ, thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNH đổi tên ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, trụ sở chính đặt tại số 2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng do công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã không ngừng mở rộng màng lưới và quy mô hoạt động, khai thác có hiệu quả tiềm năng và các nguồn lực xã hội, đặc biệt là trong khu vực và thành thị. Sau khi nghiên cứu các điều kiện kinh tế xã hội và các điều kiện phát triển của các quận huyện phía nam thành phố Hà Nội, thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng nói riêng và toàn thành phố Hà Nội nói chung thì nhận thấy quận Thanh Xuân là một trong những quận nội thành lớn của thủ đô Hà Nội có tiềm năng kinh tế và nhu cầu vốn rất lớn để phục vụ kinh tế trên địa bàn Để phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của một ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhận thấy phải mở rộng thêm một số chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội có đủ điều kiện mạnh của một ngân hàng hiện đại có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế của địa phương. Đến ngày 12/03/2001chi nhánh Nam Hà Nội được thành lập với: Tên gọi: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội Tên giao dịch: Viet Nam bank for Agriculture of and rural development, Nam HaNoi branch Địa chỉ: Toà nhà C3, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội 198 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Chi nhánh chính thức khai trương vào ngày 08/05/2001 trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang trên đà đi lên, mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức cá nhân đang hướng vào thiên niên kỷ mới, một thiên niên kỷ với bao kỳ vọng về sự phát triển vượt bậc về mọi mặt trong nền kinh tế nước nhà, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển tạo điều kiện cho chi nhánh Nam Hà Nội của NHNo&PTNT có đủ điều kiện mở rộng kinh doanh. Chi nhánh Nam Hà Nội ra đời đã có đầy đủ các mặt hoạt động mà nhiều ngân hàng thương mại khác chưa có được và nơi đóng hội sở là một vị trí đẹp, tiện đường đi lại và không quá gần các ngân hàng thương mại khác. Tuy nhiên khi mới ra đời chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn: Về nguồn nhân lực chủ yếu là các nhân viên được điều động từ các ngân hàng tỉnh, huyện nên gặp nhiều bỡ ngỡ về môi trường kinh doanh, hoặc tuyển dụng từ các trường đại học, cao đẳng chưa va chạm thương trường, chưa qua thực tế về nghiệp vụ kinh doanh cụ thể…, trên địa bàn thành phố có nhiều ngân hàng thương mại đã hoạt động lâu dài và cạnh tranh gay gắt làm cho hoạt động của chi nhánh ban đầu gặp nhiều khó khăn. Mặc dù có những khó khăn ấy nhưng chi nhánh vượt qua và không ngừng phát triển. Cho đến nay chi nhánh đã phát triển được màng lưới hoạt động của mình, hiện nay chi nhánh bao gồm: 1 hội sở, 7 phòng nghiệp vụ, 3 chi nhánh cấp 2, 4 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp 2 và các đơn vị đều hoạt động tốt, tự trang trải được chi phí và có lãi. 2.1.2. Sơ đồ bộ máy quản trị Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội 2.1.3.Chức năng hoạt động chủ yếu * Chức năng của NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội + Là một ngân hàng thương mại nên thực hiện cả 3 nghiệp vụ chính: Nhận gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán + Tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB… + Đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế đất nước. + Đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung hạn, dài hạn để xây dựng cở sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ hải sản, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. + Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động đầu tư, kinh doanh nhằm thực hiện các chức năng của mình, giải quyết các vướng mắc trong kinh doanh để các hoạt động của công ty có hiệu quả nhất. + Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, cân đối giữa tổng vốn và nợ, đầu tư vốn một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi, tránh thất thoát nguồn vốn và nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. * Chức năng của phòng thanh toán quốc tế + Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua bán, chuyển đổi), thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. + Thực hiện các công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. + Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. + Thực hiện các dịch vụ kiều hối, chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. + Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và kiểm tra theo quy định. + Thực hiện nghiệp vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. 2.1.4. Tình hình hoạt động của NHNo& PTNT chi nhánh Nam Hà Nội * Về công tác huy động vốn Bảng2.1: Nguồn vốn theo thời hạn huy động của chi nhánh Nam Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 so với 2005 2007 so với 2005 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 4,438 7,953 8,320 3514 78% 367 105% TG không kỳ hạn 906,204 1,189 /,238 282 117% 49 104 TG có KH<12 tháng 938,317 1,489 1,591 550 112% 103 107% TG có KH>12 Tháng 2594,079 5,275 5,491 2,618 202% 215 104% Tỷ trọng vốn trung hạn và dài hạn 55,44% 85% 85% 7,89% 26,56% 0% 100% (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Nam Hà Nội từ 2005-2007) Theo bảng số liệu ta thấy cơ cấu nguồn vốn của Nam Hà Nội đã thay gổi theo hướng ổn định hơn, tỷ trọng vốn trung và dài hạn đã tăng lên. * Công tác tín dụng Bảng2.2: Công tác tín dụng theo thời hạn Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm2006 Năm 2007 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Dư nợ tại địa phương: +Nợ ngắn hạn +Nợ dài hạn 1,119,140 805,558 313,852 1,601,154 952,358 648,796 1,945 863 108 90,1% 103,39% 93,4% 121% 91% 123% ( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Nam Hà Nội) Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay đã thay đổi đáng kể, tỷ lệ cho vay trung hạn và dài hạn tăng nhanh gần đạt mức chỉ đạo của Hội đồng quản trị. * Công tác kinh doanh ngoại hối Bảng2.3: Tình hình kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế Đ ơn v ị: 1000 USD STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Thanh toán hàng nhập 68,819 103,477 178,228 2 Thanh toán hàng xuất 48,231 59,099 92,67 3 Mua ngoại tệ 98,764 107,263 4 Bán ngoại tệ 101,142 109,404 5 Thu ngoại tệ 187 209 300 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánhNamH à N ội năm 2005-2007) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình thanh toán quốc tế của NHNo & PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội luôn tăng đều qua các năm. Có được thành tích đáng kể ấy là do chi nhánh Nam Hà Nội luôn trú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán quốc tế * Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh, chi nhánh Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ hiện có, ngoài ra còn duy trì thêm một số sản phẩm mới: + Duy trì hoàn thiện dịch vụ cho trung tâm chuyển tiền bưu điện. + Là ngân hàng đầu mối thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài + Duy trì thu tiền mặt tại chỗ của sinh viên, trả lương qua thẻ ATM. * Các lĩnh vực công tác khác. + Công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm toán luôn được duy trì và ngày càng đi sâu vào chất lượng. + Công tác tổ chức: Thực hiện đúng, đủ các quy định về bổ nhiệm nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng… + Công tác phát triển màng lưới: Năm 2007 thành lập thêm 2 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp II, chuyển trụ sở mới cho chi nhánh cấp II, chi nhánh Nam Hà Nội gồm 1 hội sở, 7 phòng nghiệp vụ, 3 chi nhánh cấp II, 4 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp I và 8 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp II. 2.2. Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c của NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội từ 2005-2007 2.2.1. Giới thiệu về dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c của NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội chính thức khai trương ngày 08/05/2001 và từ đó dịch vụ thanh toán quốc tế cũng chính thức đi vào hoạt động từ ngày đó. Qua 8 năm hoạt động thì chi nhánh đã nhận rõ được vai trò quan trọng của các sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ thanh toán bằng L/c nói riêng trong các ngân hàng thương mại. Vì vậy chi nhánh Nam Hà Nội đã luôn chú trọng vào phát triển sản phẩm dịch vụ đã có: Bảo lãnh, thanh toán L/c, ngân hàng đầu mối, ngân hàng phục vụ dự án…Do vậy tỷ lệ thu phí dịch vụ luôn luôn tăng trưởng qua các năm trong đó tỷ lệ thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c chiếm tỷ trọng lớn. Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c đã chiếm một vi trí quan trọng trong chi nhánh. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ đó ngân hàng đã thu được một khoản phí. Tuy nhiên chi nhánh Nam Hà Nội mới chỉ cung cấp các dịch vụ thanh toán bằng L/c trả chậm, trả ngay, không huỷ ngang là chính và mức phí mà chi nhánh áp dụng cho mỗi dịch vụ là: Bảng 2.4:Bảng phí dịch vụ thanh toán bằng L/c của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội Dịch vụ Phí cho 1 giao dịch Phí tối thiểu Phí tối đa Hàng nhập khẩu +Thông báo TTD +Thông báo sửa đổi tăng tiền +Thông báo sửa khác +Thông báo chuyển tiền +Thông báo kiểm tra BCT +Thông báo xác nhận L/c +Ngân hàng đại lý phát hành 20USD 10USD 5USD 10USD 0,2% giá trị báo có 0,2% giá trị L/c 10USD 10USD 150USD 150USD Hàng xuất khẩu + Mở TTD +Sửa đổi tăng tiền + Sửa đổi khác + Huỷ TTD + Thanh toán 1BCT + Ký hậu + Phí thực hiện hoàn trả 0,1% giá trị L/c 0,1% giá trị sửa đổi tăng 10 USD 10 USD 0,2% giá trị L/c 5$/1 vận đơn 25 USD/ 1 hoàn trả 20USD 20USD 20USD 3000 USD 300USD 4000USD Như vậy mức phí cho mỗi loại dịch vụ đã được quy định rõ ràng và khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c của ngân hàng sẽ được các thanh toán viên thông báo về mức phí dịch vụ và được tư vấn miễn phí cho khách hàng trong điều kiện L/c an toàn nhất và có thể tham khảo ý kiến tư vấn của ngân hàng ngay tong giai đoạn đàm phán hợp đồng. Với mạng lưới rộng khắp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c nhanh chóng, chính xác, an toàn nhất. 2.2.2. Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c Qua 8 năm hoạt động, dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c đã đem lại những kết quả to lớn đóng góp vào sự phát triển của toàn chi nhánh nói chung và phòng thanh toán quốc tế nói riêng. Nó đã làm tăng doanh thu, tăng nguồn vốn của ngân hàng làm cho chi nhánh ngày càng trở lên vững mạnh, làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng không chỉ trong nước mà còn có thể vươn ra nước ngoài. Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c được cụ thể như sau: Phân tích theo doanh số thanh toán L/c Bảng 2.5: Doanh số thanh toán L/c của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội Nghiệp vụ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số Tổng số Tăng so với 2005 (%) Tổng số Tăng so với 2006 (%) I.L/c nhập + Số món + Số tiền (USD) 471 56,485,056 473 54,618,393 0,42 (-3,3) 521 104,311,496 10,2 90,98 II.L/c xuất + Số món + Số tiền (USD) 3 322,148 13 2,751,184 333,3 754 19 5,235,942 46,2 90,3 (Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng thanh toán quốc tế NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Về số món thanh toán cả L/c nhập và xuất đều tăng qua các năm. Năm 2005 số L/c nhập có 471 món, đến năm 2006 số L/c nhập đã tăng lên 2 món (tương đương với tăng 0,42 %) so với 2005 và đến năm 2007 số L/c nhập đã tăng lên 521 món (tăng so với năm 2006 là 10,2 %). Tuy nhiên nếu tính theo số tiền thì lại không có sự tăng trưởng đều qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 của L/c nhập. Măc dù năm 2005 số tiền thanh toán của L/c nhập đạt 56,485,056 USD nhưng đến năm 2006 số tiền L/C nhập lại giảm xuống chỉ còn 54,618,393 USD (giảm 1,866,663USD so với 2006). Tuy nhiên đến năm 2007 lại có sự tăng trưởng vượt bậc so với hai năm trước, số tiền mà chi nhánh thực hiện trong dịch vụ thanh toán L/c nhập đã lên tới 104,311,496 USD tăng 49,693,103 USD so với năm 2006 ( tăng 90,98%) Về L/c xuất: Nhìn bảng số liệu ta thấy sự tăng trưởng của L/c xuất là luôn tăng đều qua các năm cả về số món vế số tiền. Nếu số món năm 2005 chỉ thực hiện được 3 món thì đến năm 2006 số món đã thực hiện là 13 món và đến năm 2007 số món thực hiện là 19 món. Về số tiền mà chi nhánh thực hiện dịch vụ thanh toán L/c xuất năm 2005 mới chỉ đạt 322,148 USD thì đến năm 2006 số tiền thực hiện lên tới một con số kỷ lục là 2,751,184 USD và đến năm 2007 thì tăng 90,3% so với năm 2006 Mặc dù tình hình thanh toán bằng L/c xuất khẩu tăng đều qua các năm nhưng nếu so về doanh số thanh toán bằng L/c xuất vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ, doanh số thanh toán bằng L/c xuất còn khá nhỏ so với L/c nhập, điều đó được thể hiện khá rõ qua biểu đồ doanh số thanh toán bằng L/c nhập và xuất qua các năm 2005-2007 Phân tích theo tỷ trọng thanh toán các loại L/c: Bảng2.6: Tỷ trọng thanh toán các loại L/c qua các năm 2005-2007 Danh mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) Số tiền (USD) Tỷ trọng ( %) Số tiền (USD) Tỷ trọng ( % ) L/c nhập L/c xuất 56,485,506 322.148 99,4 0,6 54,618,393 2,571,184 95,5 4,5 104,311,496 5,235942 95,2 4,8 Tổng 56,80,204 100 57,189,577 100 109,547,438 100 (Theo báo cáo kết quả kinh doanh của phòng thanh toán quốc tế NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội) Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng: Dịch vụ thanh toán L/c nhập luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong tổng số các dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c măc dù là tỷ trọng thanh toán đó đã có sự giảm xút dần qua các năm. Năm 2005 tỷ trọng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c nhập chiếm 99,4 % trong tổng số dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c. Nhưng đến năm 2006 thì tỷ trọng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c nhập đã giảm xuống còn 99,5% và đến năm 207 tỷ trọng giảm xuống còn 95,2 % (giảm 4,2% so với năm 2005, giảm 0,3% so với năm 2006). Ngược lại với tình hình dịch vụ thanh toán bằng L/c nhập thì tỷ trọng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c xuất đã liên tục tăng qua các năm 2005-2007 cụ thể: Năm 2005 tỷ trọng dịch vụ thanh toán bằng L/c xuất mới chỉ đạt 0,6% thì đến năm 2007 tỷ trọng này đã tăng lên đạt 4,5% và đến năm 2007 tỷ trọng đó đã đạt được 4,8% ( tăng 4,2% so với năm 2005) mặc dù tỷ lệ dịch vụ thanh toán bằng L/c xuất còn chiểm tỷ lệ khá nhỏ trong thời gian qua. Nhưng với sự tăng trưởng liên tục đó đã thể hiện rằng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c sẽ phát triển trong thời gian tới Phân tích theo tình hình cung cấp dịch vụ thanh toán bằng l/c nhập Bảng 2.7: Tình hình cung cấp dịch vụ thanh toán bằng L/c nhập. Nghiệp vụ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số món Số tiền (USD) Số món Số tiền (USD) Số món Số tiền (USD) +Mở L/c +Huỷ L/c +Thanh toán L/c +Thông báo TTD 481 5 471 8 63,585,392 605,629 56,485,056 10,075,088 486 3 473 12 70,473,899 506,325 54,618,393 15,870,959 570 7 521 50 121,320,485 803,202 104,311,496 70,870,926 ( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của phòng thanh toán quốc tế chi nhánh Nam Hà Nội từ 2005-2007) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình cung cấp dịch vụ thanh toán bằng L/c nhập tăng đều qua các năm: Phân tích theo số món: Về dịch vụ mở L/c: Năm 2005 có 481 món và đến năm 2006 tăng lên được 3 món so với 2005 và đến 2007 đã đạt được 570 món, tăng 89 món so với 2005 ( tương đương với tăng 18,5% so với 2005). Về dịch vụ thanh toán thư tín dụng: Năm 2007 đạt 521 món tăng 50 món so với năm 2005 và tăng 48 món so với 2006. Về dịch vụ thông báo thư tín dụng: Có sự tăng trưởng đột biến, năm 2005 mới chỉ có 8 món nhưng đến năm 2006 đã tăng lên đạt 12 món ( tăng 50% so với năm 2005) và đến năm 2007 tăng lên đạt 50 món (tăng 38 món so với năm 2005). Tuy nhiên dịch vụ huỷ thư tín dụng lại có sự biến đổi không đồng đều. Năm 2006 số món đã giảm xuống 2 món so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 số món huỷ lại tăng lên 4 món so với năm 2006 Phân tích theo doanh số cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c nhập Nhìn chung doanh số từ dịch vụ thanh toán bằng L/c nhập tăng đều qua các năm. Dịch vụ mở L/c nhập năm 2005 mới chỉ đạt 63,585,392 USD nhưng đến năm 2006 đã tăng lên đạt 70,473,899 USD (tăng 10,8% so với năm 2005) và đến năm 2007 đạt một con số bất ngờ là 121,320,485USD (tăng 90,8% so với năm 2005). Dịch vụ thông báo TTD cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2005 doanh số mới là 10,075,088USD nhưng đến năm 2006 đạt 15,870,959USD (tăng 57,5% so với năm 2005) và đến năm 2007 đã đạt tới một con số kỷ lục là 70,870,926 USD tăng 603% so với năm 2005. Tuy nhiên dịch vụ huỷ L/c và dịch vụ thanh toán TTD lại có sự biến động không đồng đều. Cả hai dịch vụ này đều giảm vào năm 2006 và có sự điều chỉnh kịp thời làm cho dịch vụ này tăng lên đáng kể vào năm 2007 Như vậy, theo bảng số liệu trên ta thấy số món và số tiền trong dịch vụ thanh toán bằng L/c nhập đã có sự tăng trưởng và phát triển tốt mặc dù năm 2006 có một số dịch vụ biến đổi không tốt nhưng đã được phát hiện kịp thời và có sự điều chỉnh ngay nên năm 2007 cả số món và số tiền của các dịch vụ đều tăng. Sự tăng trưởng đó thể hiện ngày càng nhiều khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ của chi nhánh. Có được những thành tựu ấy là do chi nhánh đã ngày càng chú trọng và quan tâm tới việc thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ,nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Sự phát triển vượt bậc vào năm 2007 là do nước ta đã trở thành thành viên của WTO làm cho chi nhánh có cơ hội khai thác và sử dụng hiệu quả của các lợi thế của ngân hàng hiện đại đa chức năng, có thể sử dụng vốn và công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ ngân hàng các nước phát triển. Hội nhập quốc tế đã làm tăng uy tín, vị thế của ngân hàng nhất là trên thị trường tài chính khu vực làm cho nhiều khách hàng biết và sử dụng dịch vụ của chi nhánh nhiều hơn. Ngoài ra khi hội nhập chi nhánh tiếp cận được với thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn, giúp ngân hàng phản ứng nhanh nhạy điều chỉnh linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế. Phân tích theo tình hình cung cấp dịch vụ L/c xuất Bảng2.8: Tình hình cung cấp dịch vụ L/c xuất của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội Nghiệp vụ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số món Số tiền (USD) Số món Số tiền (USD) Số món Số tiền (USD) +Thông báo + Kiểm tra chứng từ + Chiết khấu BCT 3 5 20 322,14 522,143 925,075 13 14 17 2,751,184 2,980,195 3,580,935 19 25 30 5,235,942 8,285,520 12,850,475 ( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của phòng thanh toán quốc tế chi nhánh Nam Hà Nội từ 2005-2007) Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c xuất qua các năm đều tăng cả về số món và số tiền: -Về dịch vụ thông báo TTD: Năm 2005 dịch vụ thông báo mới chỉ có 3 món nhưng đến năm 2006 số món tăng lên đạt 13 món ( tăng 10 món so với năm 2005) và đến năm 2007 đạt 19 món tăng 6 món so với năm 2006( tương đương với tăng 46,1% so với năm 2006), cùng với số món tăng thì số tiền cũng tăng đều qua các năm. Năm 2006 đạt 2751,184USD và đến năm 2007 đạt 5,235,942USD (tăng 90,3 % so với năm 2006). - Về dịch vụ kiểm tra chứng từ: Dịch vụ kiểm tra chứng từ của chi nhánh ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm và sử dụng bởi số món và số tiền đều tăng qua các năm. Năm 2005 mới chỉ có 5 món nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 9 món so với năm 2005 và năm 2007 tăng 11 món so với năm 2006. Về số tiền cũng có sự thay đổi khá rõ. Năm 2005 mới chỉ đạt tới con số 522,143USD nhưng đến năm 2006 đã đạt 2,980,195USD ( tăng 2,458,052USD so với năm 2005) và đến năm 2007 đã vượt lên đạt 8,285,520 USD ( tăng 178% so với năm 2006). - Dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ: Qua bảng số liệu trên ta thấy dịch vụ này có sự phát triển không đồng đều. Năm 2006 số khách hàng sử dụng dịch vụ này giảm xuống thể hiện rõ qua số món giảm so với năm 2005. Về số món năm 2007 đã tăng lên 10 món so với năm 2005 ( tương đương với tăng 50% so với năm 2005), tuy nhiên số tiền lại tăng đều qua các năm. Có được kết quả ấy là do: + Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm cho tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá tăng lên do đó khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c xuất của chi nhánh Nam Hà Nội ngày càng nhiều. + Công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm làm cho các nghiệp vụ trở lên chính xác và nhanh chóng hơn làm tăng uy tín và hình ảnh của chi nhánh. + Các nhân viên cũng đã bắt đầu chủ động hơn trong việc thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. 2.3.Đánh giá kết quả đạt được 2.3.1. Ưu diểm Qua phân tích về thực trạng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c của chi nhánh Nam Hà Nội ta thấy toàn chi nhánh nói chung và phòng thanh toán quốc tế nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể đóng góp vào sự phát triển của ngân hàng, luôn làm cho nguồn thu phí dịch vụ tăng lên nhanh chóng. Đóng góp vào đó, thì dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c chiếm một vi trí quan trọng. Cụ thể: + Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ L/c liên tục tăng Qua phân tích trên ta thấy dịch vụ thanh toán L/c theo doanh số liên tục tăng qua các năm. Thông qua sự phát triển, tăng trưởng này thì phí dịch vụ ngân hàng thu được ngày càng tăng làm cho nguồn thu phí dịch vụ tăng và nguồn thu toàn chi nhánh tăng và tăng nguồn vốn chi nhánh. + Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán bằng L/c của chi nhánh ngày càng tăng. Điều đó thể hiện khá rõ qua số món trong dịch vụ thanh toán bằng L/c liên tục tăng qua các năm. Với sự phát triển ấy giúp chi nhánh: + Giúp chi nhánh xây dựng được thương hiệu ngân hàng. Khi dịch vụ thanh toán bằng L/c của chi nhánh ngày càng phát triển thì nguồn thu phí dịch vụ ngày càng tăng làm cho nguồn vốn của chi nhánh ngày càng tăng và ngày càng có nhiều khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ của ngân hàng hơn giúp chi nhánh xây dựng hình ảnh và thương ngân hàng, tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường không chỉ trong nước mà còn có thể vươn ra trường thế giới. + Nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh so với ngân hàng khác. Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c của chi nhánh luôn luôn tăng trưởng cả về số món và số tiền làm tăng khoản thu phí, tăng nguồn vốn, giúp chi nhánh có phản ứng nhanh nhậy, điều chỉnh linh hoạt theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế. Dịch vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh phát triển thể hiện dịch vụ của chi nhánh ngày càng được nhiều khách hàng sử dụng làm tăng vi thế, uy tín của chi nhánh, làm tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh so với ngân hàng khác. Dịch vụ thanh toán bằng L/c của chi nhánh luôn giữ được vị trí quan trọng ấy là do: + Chi nhánh Nam Hà Nội có mạng lưới rộng khắp, xây dựng được hệ thống phân phối rộng lớn, có mối quan hệ với nhiều ngân hàng không chỉ trong nước mà còn ở cả nước ngoài. + Có hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại giúp cho quá trình nghiệp vụ trở lên nhanh chóng, chính xác, tạo được uy tín với khách hàng. + Chi nhánh cũng đã quan tâm, trú trọng tới việc thu hút khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ bằng những chính sách mềm dẻo + Có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và kết hợp với điều ấy là còn có một số nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động + Được kế thừa uy tín của trụ sở chính 2.3.2.Tồn tại Mặc dù hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội luôn luôn được trú trọng và tình hình cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c liên tục tăng trưởng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong dịch vụ thanh toán quốc tế nhưng vẫn còn một số hạn chế: + Mất sự cân đối giữa dịch vụ thanh toán bằng L/c nhập và L/c xuất. Tỷ trọng dịch vụ thanh toán bằng L/c nhập luôn chiếm vị trí cao trong dịch vụ thanh toán quốc tế còn tỷ trọng dịch vụ thanh toán bằng L/c nhập luôn ở vị trí khiêm tốn. + Mặc dù số món trong dịch vụ thanh toán bằng L/c tăng nhưng thường là món có số tiền thanh toán nhỏ làm cho nguồn thu từ phí dịch vụ sẽ không được nhiều bởi phí dịch vụ được tính thông qua số món và cả số tiền trong thanh toán bằng L/c. + Sản phẩm dịch vụ thanh toán bằng L/c mà chi nhánh cung cấp còn khá đơn điệu, mặc dù có rất nhiều loại thư tín dụng nhưng chi nhánh mới áp dụng chủ yếu là dịch vụ thanh toán bằng L/c trả chậm, trả ngay hoặc không huỷ ngang. + Chất lượng dịch vụ mà chi nhánh cung cấp vẫn chưa cao, nhiều khách hàng còn phải mất nhiều thời gian đến ngân hàng chờ đợi các thanh toán viên thực hiện nghiệp vụ thanh toán. 2.4. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế Nguyên nhân chủ quan + Việc ứng dụngcông nghệ thông tin còn hạn chế: Việc ứng dụng công nghệ thông tin cho việc phát triển dịch vụ còn hạn chế, chậm chạp: Mặc dù NHNo&PTNT là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống ngân hàng nhà nước thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng từ năm 2003 và đã ban hành cho các chi nhánh thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng nhưng việc triển khai còn chậm chạp. + Chất lượng dịch vụ chưa cao: Việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng dịch vụ luôn đi liền với sự phát triển công nghệ nên cần một số lượng vốn lớn cho phát triển sản phẩm mới, đầu tư cho công nghệ, đào tạo lại cán bộ….Tuy nhiên Nam Hà Nội còn hạn chế là do đầu tư cho công nghệ cũng như chi phí cho việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đều phụ thuộc vào sự phê duyệt của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh Nam Hà Nội chỉ có quyền quyết định đầu tư trong hạn mức vốn đã được cấp trên phê duyệt, tuy nhiên số lượng vốn này còn ít không đủ cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. + Chưa có chiến lược phát triển rõ ràng. Chi nhánh chưa có chiến lược phát triển rõ ràng, chiến lược của chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược của trụ sở chính. Để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, chi nhánh không thể tự ý đưa ra các sản phẩm dịch vụ hoàn toàn mới mà không có sự chấp thuận và cho phép của trụ sở chính làm cho chi nhánh mất tính chủ động và tự chủ trong việc mở rộng và phát triển các sản phẩm mới, chi nhánh rơi vào trạng thái thụ động, kém linh hoạt trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ. + Trình độ nghiệp vụ cuả cán bộ công nhân viên chưa đồng đều. Trình độ cán bộ, công nhân viên của chi nhánh chưa đồng đều, nhân viên của chi nhánh còn e dè, không có sự sáng tạo làm cản trở khi chi nhánh xâm nhập các sản phẩm mới, thị trường mới. + Hoạt động marketting ngân hàng chưa được chú trọng: Hoạt động marketing của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội còn nhiều hạn chế. Cho đến nay chi nhánh Nam Hà Nội chưa có được phòng marketing độc lập chuyên nắm bắt, nghiên cứu thị trường, làm cơ sở cho sự phát triển các chính sách, giải pháp linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng và mục tiêu thương mại cho chi nhánh. Vì vậy để phát triển được dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c cần lập ra phòng marketing để nắm bắt, tìm hiểu thị trường, đưa ra những hình thức quảng bá và khuyếch trương hình ảnh của ngân hàng. Ở chi nhánh hoạt động marketing vẫn chưa được đề cập tới như một chiến lược trong việc thu hút khách hàng mà chỉ mang tính thụ động: chỉ khi khách hàng đến thì chi nhánh mới tìm cách giữ chân khách hàng mà chưa có biện pháp tìm đến khách hàng Nguyên nhân khách quan + Do cơ chế liên quan đến phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế chưa được đầy đủ, thiếu đồng bộ làm cho ngân hàng chưa thể mở rộng và phát triển mới các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c. + Do nước ta còn là nước nhập siêu làm cho hoạt động cung ccấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c xuất chưa được phát triển mạnh, tỷ lệ thanh toán bằng dịch vụ thanh toán L/c xuất chiếm tỷ lệ nhỏ. + Do sự điều tiết của ngân hàng Nhà nước còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng chưa đồng bộ, chưa phối hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập. + Do sự hội nhập nền kinh tế làm cho nhiều ngân hàng nước ngoài có tiềm lực vốn lớn, có khả năng cạnh tranh cao làm tăng sức cạnh tranh của ngân hàng so với chi nhánh Nam Hà Nội. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C CỦA NHNo& PTNT, CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 3.1. Phương hướng Phát huy tính dân chủ đoàn kết, tự chủ để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, bảo đảm cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực để cạnh tranh, tập trung vào đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, đủ năng lực hội nhập, tiếp tục đa dạng dịch vụ, nâng cao tỷ lệ thu phí. Nâng cao năng lực tài chính, phát triển thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp. Chỉ tiêu cụ thể của toàn chi nhánh: * Công tác huy động vốn: + Phấn đấu tổng nguồn vốn cuối năm đạt 8,700 tỷ đồng (tăng 15% so với 2007) + Tỷ lệ tiền gửi dân cư giữ mức 50%/ tổng nguồn vốn + Từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả + Không để xảy ra bất cứ trường hợp nào vi phạm quy chế điều hành kế hoạch quản lý hạn mức dư nợ. * Công tác tín dụng: + Phấn đấu đạt mức dư nợ cuối năm tại địa phương: 1,920 tỷ đồng + Tỷ lệ cho vay trung hạn và dài hạn: 50% dư nợ + Đáp ứng nhu cầu vay vốn theo chỉ tiêu của trụ sở chính phê duyệt cho các công ty, đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam * Công tác tài chính: + Phấn đấu tăng tổng nguồn quỹ thu nhập cuối năm tăng 15% so với năm 2007 + Hệ số tiền lương được hưởng tăng 10% so với năm trước + Tỷ lệ thu phí dịch vụ trên 3% * Đối với phòng thanh toán quốc tế: + Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại ngang tầm với vị thế và tiềm năng của NHNo&PTNT, thực sự là lĩnh vực tiên phong trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. + Chủ động đánh giá, phân tích và xếp loại các đối tác nước ngoài mà trước hết là các ngân hàng có quan hệ đại lý với NHNo&PTNT Việt Nam nhằm khai thác điềm mạnh, lợi thế và thiết lập các quan hệ hợp tác lâu dài, hai bên cùng có lợi với từng nhóm đối tác, trước hết phục vụ phát triển sản phẩm dịch vụ và sau là tìm kiếm các đối tác chiến lược khi NHNo&PTNT cổ phần hoá. + Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng. + Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ và các bộ nghành trong việc khai thác và thu hút các dự án nước ngoài, chú trọng khai thác các dự án đầu tư nước ngoài. + Thực hiện tốt xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính, marketing. + Mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại. + Phát triển màng lưới hoạt động. + Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát với việc nâng cao kỷ cương trong điều hành. 3.2.Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội Dịch vụ thanh toán nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c nói riêng là trung tâm không thể thiếu trong dây truyền hoạt động kinh doanh, bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng và đây là hoạt động không thể thiếu được của các ngân hàng thương mại hiện nay. Do đó để đạt được những mục tiêu mà ngân hàng đặt ra thì cần phải có một số các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c tại chi nhánh Nam Hà Nội của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Các giải pháp: + Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ + Nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có + Nâng cao năng lực cán bộ, trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên + Phát triển hoạt động marketing + Có chính sách giá cả và phí dịch vụ cạnh tranh + Đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ Các giải pháp đó được cụ thể như sau: * Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ: Chi nhánh Nam Hà Nội của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chưa có được một chiến lược phát triẻn dịch vụ rõ ràng, chi nhánh hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính, do đó không thể xây đựng được kế hoạch triển khai thực hiện, không thể tự ý đưa ra các sản phẩm dịch vụ hoàn toàn mới và rơi vào tình trạng thụ động trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Vì vậy để phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c thì chi nhánh cần phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển dịch vụ trong dài hạn phù hợp với yêu cầu của trụ sở chính, phù hợp với trong nước và quốc tế. Chi nhánh Nam Hà Nội mới chỉ áp dụng chủ yếu các dịch vụ thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng không huỷ ngang, thư tín dụng trả ngay, thư tín dụng trả chậm là chính. Do vậy để phát triển dịch vụ của ngân hàng thì ngân hàng nên mở rộng thêm các dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng khác: Thư tín dụng giáp lưng, thư tín dụng dự phòng… * Đầu tư phát triển chất lượng dịch vụ hiện có: Phát triển dịch vụ thanh toán bằng L/c không chỉ là đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán bằng L/c mà còn là nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng dịch vụ thể hiện ở chỗ: quy trình thủ tục , về độ an toàn, thời gian giao dịch, về sự thuận tiện, sự thoải mái hài lòng của khách hàng khi lựa chọn dịch vụ của ngân hàng, và mưc phí mà ngân hàng áp dụng cho mỗi lần giao dịch…. Vì vậy để nâng cao chất lượng dịch vụ thì cần phải chuẩn hoá các quy trình thủ tục tránh tình trạng rườm rà gây lãng phí thời gian, cần có các thanh toán viên có trình độ chuyên môn cao, năng động, nhiệt tình …để tạo lòng tin cho khách hàng khi họ lựa chọn dịch vụ của ngân hàng, cụ thể: + Áp dụng dần các chuẩn mực ngân hàng quốc tế + Triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình giao dịch mới hiện đại. + Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng * Nâng cao năng lực cán bộ, trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên Trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các dịch vụ của ngân hàng, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Vì vậy cần phải nâng cao năng lực, trình độ cho các thanh toán viên: + Cần có chính sách hợp lý về đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo nội lực phát triển chi nhánh nói chung và cho sự phát triển của dịch vụ thanh toán bằng L/c nói riêng. Đối với thanh toán viên cần có đủ năng lực trình độ chuyên môn vững chắc. Ngoài việc hiểu ngân hàng còn cần phải nắm vững thể lệ thanh toán, quy trình của từng hình thức, quy định của nhà nước và của nghành, có kiến thức và sử dụng thành thạo vi tính và ngoại ngữ + Cần tổ chức các lớp học về hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán. Cử người tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên môn về thanh toán bằng L/c để tiếp cận với kiến thức hiện đại. Tổ chức các cuộc tham quan ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng ở nước ngoài để học tập + Bố trí công việc thích hợp với từng người để phát huy thế mạnh của họ. Để làm được điều này cần phải thường xuyên theo dõi sát sao để nhận định, đánh giá khả năng của từng người. Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cán bộ, tích cực lắng nghe ý kiến của họ, khuyến khích họ đưa ra các ý tưởng mới. + Không ngừng nâng cao tính trung thực, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ và nhân viên. Phải có chế độ thưởng phạt phân minh, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định gây tổn hại tới tài sản, uy tín của ngân hàng. Đồng thới cũng phải có chế độ khen thưởng và khuyến khích những cán bộ hoàn thành tốt công việc, có sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. + Hiện nay ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng còn nhiều tiêu cực trong quá trình tuyển chọn . Do đó để phát triển được toàn chi nhánh và phòng thanh toán quốc tế nói riêng thì cần phải nghiêm túc trong quá trình tuyển chọn nhân viên để tuyển chọn được những nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc, cần phải coi nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố quyết định đến sự thành công của ngân hàng nói chung và của phòng thanh toán quốc tế nói riêng. + Cần ổn định nguồn nhân lực. Hiện nay trong phòng thanh toán quốc tế luôn có sự thay đổi nhân viên, gây tâm lý không thoải mái cho các nhân viên, ngoài ra nó còn tạo môi trường làm việc không ổn định + Xây dựng kế hoạch đào tạo toàn diện các mặt nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên: Đào tạo lại cán bộ quản lý để có kiến thức cơ bản về quản trị ngân hàng, quản lý điều hành để có khả năng phân tích dự báo. Cán bộ giao dịch cần phải nâng cao khả năng giao tiếp, tạo ra niềm tin, sự thoải mái cho khách hàng * Phát triển hoạt động marketing ngân hàng Hoạt động marketing của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội còn nhiều hạn chế. Cho đến nay chi nhánh Nam Hà Nội chưa có được phòng marketing độc lập chuyên nắm bắt, nghiên cứu thị trường, làm cơ sở cho sự phát triển các chính sách, giải pháp linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng và mục tiêu thương mại cho chi nhánh. Vì vậy để phát triển được dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c cần lập ra phòng marketing để nắm bắt, tìm hiểu thị trường, đưa ra những hình thức quảng bá và khuyếch trương hình ảnh của ngân hàng. Cán bộ phòng marketing cần tổ chức sớm một cuộc điều tra, đánh giá sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, khả năng thích ứng môi trường kinh doanh trên thị trường. Những dự định cung cấp dịch vụ mới từ truyền thống đến hiện đại và khả năng chấp nhận tiêu thụ của các đối tượng khác để từ đó đưa ra các giải pháp, chính sách, chiến lược phù hợp *Chính sách giá cả và phí thanh toán cạnh tranh Khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp do đó cần có chính sách để thu hút khách hàng mới với chính sách mềm dẻo. Chi nhánh cần có chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng có giao dịch lớn và thường xuyên: Hạn chế thủ tục giao dịch, điều chỉnh các thủ tục phí để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Mức phí mà ngân hàng áp dụng là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm là họ phải trả bao nhiêu cho mỗi lần giao dịch. Mức phí này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của họ. Việc ban hành mức phí cạnh tranh sẽ tạo điều kiện thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong hệ thống các ngân hàng, tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ khác. * Đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ thông tin hiện đại Việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện nghiệp vụ mà nó còn giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời. Giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, mở rộng thị trường… tuy nhiên việc áp dụng công nghệ thông tin của chi nhánh Nam Hà Nội còn chậm chạp và cũng còn kém phát triển so với các nước khác. Hiện nay công nghệ mà chi nhánh sử dụng là IPCAS, đây là công nghệ tiên tiến, hiện đại nhưng mới chỉ bắt đầu triển khai vào tháng 12/2007 và cho đến nay việc triển khai áp dụng công nghệ này diễn ra khá chậm chạp, ngoài ra do có sự thay đổi nhân viên liên tục làm cho các nhân viên còn khá bỡ ngỡ khi triển khai áp dụng công nghệ này do đó đổi mới công nghệ cần phải đi liền với việc mở các lớp huấn luyện, đào tạo chương trình công nghệ mới để thanh toán viên có thể sử dụng thành thạo, chuyên nghiệp hơn. * Tăng cường mối quan hệ đại lý với các ngân hàng khác. Để tăng cường mối quan hệ đại lý với các ngân hàng khác chi nhánh cần mở rộng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng. 3.3. Một số kiến nghị * Với Nhà nước: Cần hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện cho ngân hàng có môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng * Với ngân hàng Nhà nước: - Giao quyền chủ động hơn cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, đa dạng hoá các dịch vụ để bảo hiểm rủi ro tỷ giả cho doanh nghiệp. - Tăng cường sự giám sát của ngân hàng Nhà nước với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Hoàn thiện môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ một lĩnh vực nào đó tồn tại và phát triển. Hệ thống pháp lý càng chặt chẽ bao nhiêu thì việc tiến hành quản lý nhà nước càng thuận lợi bấy nhiêu. Việc hoàn thiện cơ chế quản lý cần: + Cải tiến quy trình ngân hàng một cách đồng bộ vì trong khi thanh toán thì một món có thể liên quan đến nhiều góc độ, kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn hoá để đánh giá những kết nối kỹ thuật như các nước đi trước đã mắc phải. + Ban hành quy chế đồng bộ, thống nhất về các hình thức thanh toán trong các văn bản khác. Các văn bản cần có nội dung rõ ràng, dễ hiểu + Xác định thể hình thanh toán với phương châm nhanh chóng, đơn giản, an toàn, chi phí thấp. * Với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam + Hiện nay chi nhánh Nam Hà Nội của NHNo& PTNT còn phụ thuộc nhiều vào chiến lược phát triển của trụ sở chính làm cho chi nhánh trở nên thụ động, kém linh hoạt. Do vậy NHNo&PTNT Việt Nam nên mở rộng quyền tự chủ cho chi nhánh trong việc phát triển dịch vụ + NHNo&PTNT Việt Nam cần hoàn thiện chiến lược dài hạn cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ, phát triển màng lưới hoạt động hợp lý, xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ phù hợp. + NHNo&PTNT cần có chính sách ưu tiên cho chi nhánh trên địa bàn đô thị lớn về chương trình giao dịch thống nhất, chương trình thông tin báo cáo hiện đại, nối mạng với khách hàng. + NHNo&PTNT cần có cơ chế quản lý điều hành tập trung, các ban của trụ sở chính cần trực tiếp làm đầu mối thu hút dự án nước ngoài, triển khai các sản phẩm trên toàn quốc, hỗ trợ các chi nhánh có khả năng phát triển sản phẩm mới…để tăng sức mạnh của hệ thống, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ nghành. KẾT LUẬN Trong thời gian tham gia thực tập tốt nghiệp và tìm hiểu sơ bộ về NHNo& PTNT Việt Nam, chi nhánh Nam Hà Nội cũng như thông qua các đánh giá về hoạt động của ngân hàng tôi nhận thấy rằng NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Nam Hà Nội đang hoạt động rất tốt, chi nhánh đã trú trọng cải tiến công nghệ, phát triển các sản phẩm dịch vụ và không ngừng cải thiện môi trường làm việc cho công nhân viên làm việc và tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tốt. Đóng góp vào sự phát triển của chi nhánh ấy không thể không kể đến dịch vụ thanh toán quốc tế trong đó có dịch vụ thanh toán bằng L/c. Nhận thấy điều ấy nên tôi đã chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội”. Trong quá trình làm đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Bùi Huy Nhượng và các thầy cô trong khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng thanh toán quốc tế chi nhánh Nam Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Huy Nhượng, tài liệu dịch vụ thanh toán quốc tế Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng thanh toán quốc tế chi nhánh Nam Hà Nội từ 2005-2007 Đinh Xuân Trình (2006), Nghiệp vụ ngoại thương Nhận xét của đơn vị thực tập ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Nhận xét của giáo viên hướng dẫn .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1. Tổng quan về dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Hình thức thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế 3 1.2.1.1. Chuyển tiền 3 1.2.1.2. Nhờ thu…………………………………………………........3 1.1.2.3. Tín dụng chứng từ. 5 1.1.3. Phân loại dịch vụ thanh toán quốc tế. 5 1.1.3.1. Dịch vụ hàng nhập. 5 1.1.3.2.Dịch vụ hàng xuất. 5 1.3.1.3. Dịch vụ bao thanh toán 6 1.1.4. Vai trò dịch vụ thanh toán quốc tế 7 1.2. Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C 7 1.2.1.Khái niệm: 7 1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ thanh toán quốc tế bằngL/C 8 1.2.3. Phân loại dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C 8 1.2.3.1. Dịch vụ L/C xuất 8 1.2.3.1. L/C nhập 11 1.2.5. Vai trò của dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C 13 1.2.6. Các nhân tố tác động đến dịch vụ thanh thoán quốc tế bằng L/C 14 1.3. Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C 17 1.3.1.Khái niệm 17 1.3.2. Mục đích phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế băng L/C 17 1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển 18 1.3.4. Sự cần thiết phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C 19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNT, CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 21 2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 21 2.1.2. Sơ đồ bộ máy quản trị 23 2.1.3.Chức năng hoạt động chủ yếu 24 2.1.4. Tình hình hoạt động của NHNo& PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 25 2.2. Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c của NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội từ 2005-2007 27 2.2.1. Giới thiệu về dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c của NHNo&PTNT, chi nhánh Nam Hà Nội 27 2.2.2. Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/c 29 2.3.Đánh giá kết quả đạt được 39 2.3.1. Ưu diểm 39 2.3.2.Tồn tại 41 2.4. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế 42 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C CỦA NHNo& PTNT, 44 CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 44 3.1. Phương hướng 44 3.2.Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng L/C của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 46 3.3. Một số kiến nghị 51 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Nguồn vốn ngân hàng theo thời hạn huy động vốn Bảng 2.2:Công tác tín dụng theo thời hạn Bảng 2.3: Công tác kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Bảng 2.4: Biểu phí dịch vụ thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội Bảng 2.5: Danh số thanh toán L/c Bảng 2.6: Tỷ trọng thanh toán các loại L/c Bảng 2.7: Tình hình cung cấp các dịch vụ thanh toán bằng L/c nhập Bảng 2.8: Tình hình cung cấp các dịch vụ thanh toán bằng L/c xuất Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán bằng l/c Biểu đồ 2.2: Biểu đồ dịch vụ thanh toán bằng L/c hàng nhập theo món Biểu đồ 2.3: Biểu đồ dịch vụ thanh toán bằng L/c hàng nhập theo doanh số Biểu đồ 2.4: Biểu đồ dịch vụ thanh toán bằng L/c hàng xuất theo món Biểu đồ 2.5: Biểu đồ dịch vụ thanh toán bằng L/c hàng xuất theo doanh số Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của chi nhánh Nam Hà Nội DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHPH : Ngân hàng phát hành NHXN : Ngân hàng xác nhận NHTB : Ngân hàng thông báo TTD : Thư tín dụng BCT : Bộ chứng từ NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26668.doc
Tài liệu liên quan