Đề tài Phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam hiện nay: Lý luận, thực trạng và giải pháp

Nền KTTT nó như một cơ thể sống luôn luôn vận động và phát triển, mà trong đó mỗi loại thị trường là một bộ phận của cơ thể sống đó, chúng luôn luôn tác động qua lại với nhau. Để có được một nền KTTT phát triển thực sự theo đúng nghĩa của nó thì điều cần thiết là cần phát triển đồng bộ các loạ thị trường. Việt Nam đã ra nhập hiệp hội thương mại thế giới WTO đó là cả một cơ hội và thách thức lớn đối với một nước đang phát triển với một xuất phát điểm thấp như nước ta. Chúng ta muốn tiến lên thì cần phải phát huy lợi thế so sánh của quốc gia minh, tạo lập nên một cơ cấu kinh tế năng động hiệu quả. Để đạt được điều đó cần phát triển đồng bộ các loại thị trường nhằm huy động tối ưu các nguồn lực vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà trong đó các loại thị trường : KTHHDV, TTTCTT, TTBĐS, TTSLĐ, TTKHCN cần được chú trọng phát triển .

doc15 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam hiện nay: Lý luận, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam hiện nay. Lý luận thực trạng và giải pháp. Mục lục Mục lục ………………………………………………………………1 Lời mở đầu ………………………………………………….2 I Những vấn đề lý luận về hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việ Nam . …………………………………………………3 II Thực trạng các loại thị trường tại Việt Nam hiện nay. ……………….4 A Đánh giá chung ………………………………………………………..4 B Hiện trạng một số loại Thị trường tại Việt Nam hiện nay. …………5 1) Thị trường hàng hoá dịch vụ ……………………………………………5 2) Thị trường sức lao động ……………………………………………6 3) Thị trường bất động sản …………………………………………..8 4) Thị trường tài chính tiền tệ. …………………………………………..9 5 ) Thị trường khoa học công nghệ …………………………….10 III Một số đề xuất về giải pháp để phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam hiện nay ……………………………10 Phát triển thị trường hàng hoá dịch vụ ……………………………11. Phát triển thị trường sức lao động ……………………………………11 Phát triển thị trường bất động sản. ……………………………..12 Phát triển thị trường tài chính tiền tệ ……………………………12 Phát triển thị trường khoa học công nghệ ……………………………13 Kết luận ………………………………………………………………14 Tài liệu tham khảo …………………………………………………..15 Lời mở đầu Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đặc biệt là trong những thập niên gần đây xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới cùng với sự ra đời của nhiều tổ chức ASEAN, EU, WTO, APEC… Việt Nam là một bộ phận của thế giới vì thế nó không thể tách rời sự phát triển chung của thời đại và thế giới. Sự ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO , diễn đàn APEC hay ASEAN của Việt Nam với mục đích khuyến khích mậu dịch và đầu tư. Đó là cả một cơ hội và thách thức lớn. Việc mở cửa thị trường điều đó có nghĩa cho ta phải cạnh tranh với rất nhiều quốc gia mạnh, với một nền kinh tế vừa mới chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung đến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam còn quá nhiều bất cập, khó khăn. Một trong nhiều biện pháp để ta có thể phát triển nền kinh tế thị trường đó là phát triển đồng bộ các loại … nhằm tạo lập nên một nền kinh tế thị trường phát triển cân đối, năng động phù hợp với thị trường khu vực và thế giới. Phát triển đồng bộ các loại thị trường như một yêu cầu khách quan. Ngay từ đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX , Đảng ta đã chỉ ra rằng cần thiết phát triển các loại thị trường, đặc biệt là thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ. Đề tài này giúp ta có thể nhìn nhận được thực trạng cũng như có cái nhìn đánh giá để đưa ra biện pháp phát triển thị trường Việt Nam. Nội dung I – Những vấn đề lý luận về hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam. Từ đại hội Đảng lần VI, VII, VIII, IX Đảng ta đã khẳng định “Đổi mới nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa( KTTTXHCN) ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó ta cần xây dựng phát triển cả các loại thị trường, những loại thị trường còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam. Việc hình thành đồng bộ các loại thị trường là một yêu cầu khách quan của nền KTTTXHCN” Vậy tại sao” phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam là một tất yếu khách quan”? Thừa nhận sự khủng hoảng,trì trệ của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp Đảng ta đã chủ trương phát triển KTTT định hưởng XHCN. Nền KTTT hoạt động theo cơ chế thị trường với sự tự vận động của những quy luật vốn có của nó: cung cầu, gía cả, cạnh tranh, nó kích thích tính năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế đáp ứng nhanh đa dạng của đời sống Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ đi lên XHCN trong nền kinh tế còn tồn tại nhiều loại hình sở hữu, với một xuất phát điểm thấp, khả năng huy động vốn khó, cơ sở kết cấu hạ tầng thấp kém sự phát triển kinh tế ở mỗi vùng có sự khác biệt lớn chưa thực sự phát huy được hết lợi thế. Mặt khác trong nền KTTT hầu hết các nguồn lực kinh tế đều thông qua thị trường mà được phân bổ vào các ngành lĩnh vực của nền kinh tế một cách tối ưu. Vì vậy để phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN chúng ta cần phát triển đồng bộ các loại thị trường nhằm huy động tối ưu các nguồn lực, nguồnvốn để phát triển kinh tế. Xu thế toàn cầu hoá là hiện tượng nổi bật và là xu thế khách quan của nền kinh tế thế giới. Mỗi nước trong quá trình phát triển không thể tách rời sự tác động của thị trường khu vực và thế giới. Liên kết và hội nhập trở thành xu thế tất yếu của thời đại. Đó là một cơ hội và cũng là một thách thức đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Việc phát triển đồng bộ các loại thị trường giúp cho Việt Nam có thể phát huy lợi thế so sánh trong điều kiện hội nhập tức là tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí, năng động thích nghi được với những biến động thường xuyên của thị trường khu vực và thế giới. Thực tiền việc chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang KTTT đinh hướng XHCN ở nước ta bao thời gian qua cho thấy khi ta đã chấp nhận nền KTTT thì cần có đầy đủ các loại thị trường để phát triển nền kinh tế một cách cân đối, phát huy những lợi thế từng lĩnh vực. II – Thực trạng các loại thị trường tại Việt Nam hiện nay A- Đánh giá chung. Thị trường ở Việt Nam hiện nay còn ở trạng thái sơ khai đang hình thành nhưng chưa đồng bộ xét cả về trình độ phạm vi và sự phối hợp các yêu tố thị trường trong tổng thể toàn bộ hệ thốngthị trường hàng hoá đựơc thông thường đáp ứng nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng phát triển nhanh chóng, trongkhi một số thị trường còn ở trạng thái sơ khai thiếu thông tin chưa đầy đủ có thị trường bị biến dạng không theo quy luật thị trường, sự kiểm soát của nhà nước hoạt động kém hiệu quả như thị trường bất động sản với đa phần là hình thức hoạt động ngầm, một số thị trường bị chi phối bởi tính bao cấp của cơ chế cũ. -Nguyên nhân: Bản thân Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, lực lượng sản xuất yếu, kết cấu hạ tầng bất cập, cơ cấu kinh tế kém chưa hình thành một nền kinh tế hàng hoá hiện đại của một nền kinh tế công nghiệp . Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang KTTT định hướng XHCN còn tồn tại nhiều bất cập sang trùng. Hệ thống pháp luật chính sách KTTT mới hình thành chưa theo kịp cuộc sống thực tế và hệ thống pháp luật thông lệ quốc tế. B – Hiện trạng một số loại thị trường tại Việt Nam hiện nay. 1)- Thị trường hàng hoá dịch vụ.(TTHHDV) Được hình thành sơ khai ngay trong thời kỳ tập trung mặc dù khi đó ta chưa có nhận thức đúng đắn và khuyến khích thị trường này phát triển. Thị trường này hình thành là do nhu cầu cơ sở xã hội, nhu cầu kinh tế. Thị trường này bứơc phát triển tương đối mạnh kể từ khi thực hiện cải cách nó đã dần dần đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng không chỉ là các sản phẩm thiết yếu sinh hoạt thường ngày mà còn sản phẩm thoả mãn các sản phẩm dịch vụ như tài chính, ngân hàng bảo hiểm… TTHHDV phát triển cả ở dịch vụ tư nhân, dịch vụ cổ phần, liên doanh với nước ngoài và ngày càng mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới. -Thành tựu: Từ 1991 đến nay sản xuất không chỉ đáp ứng được tiêu dùng mà còn một phần để tích luỹ 1991: 10,1% GDP, 2000: 27% GDP. Các mặt hàng nông nghiệp đã giải quyết vững chắc an toàn lương thực quốc gia. Lương thực phát triển nhanh 1990:21,5 triệu tấn đến năm 2002 : gần 36 triệu tấn. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới, bình quân 2,54 triệu tấn /năm (1989-2000). Trong khi thị trường và giá cả trong nước vẫn ổn định kể cả những năm thiên tai . Một nền nông nghiệp hàng hoá đã hình thành găn với xuất khẩu cả nước . Từ 1991-2000 bình quân xuất khẩu gạo tăng 7,6%, cao su tăng 12,4%, cà phê tăng 17,7%... Các sản phẩm công nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu đời sống nhân dan, nhu cầu sản xuất và xuất khẩu, sản xuất hàng hoá công nghiệp phát triển liên tục với tốc độ hai con số giai đoạn 1991-1995. VD: 1996 tăng 13,7%;2000 tăng 13,2%, các mặt hàng dầu thô từ 10 nghìn tấn (1986) lên 16,3 triệu tấn (2000), xuất khẩu đạt 3,3 tỉ USD, điện 5,7 Kwh (1986) lên 26,6 tỉ Kwh (2000) Dịch vụ : giao lưu hàng hoá dịch vụ quốc tế mở rộng xuất khẩu ra hơn 100 quốc gia, chất lượng ngày càng cao, phương thức mua bán thuận tiện. -Hạn chế: TTHHDV-TD đang dần đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tuy nhiên tổ chức thị trường còn hết sức yếu kém,thiếu chặt chẽ. Hệ thống chợ chưa được quản lý chặt chẽ, tồn tại nhiều hình thức chợ vỉa hè, hàng rong xuất hiện … Thị trường này còn mang tính manh mún nhỏ lẻ chất lượng kém, tính cạnh tranh chưa cao. Sức mua thấp, hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ, khi hàng hoá nước ngoài vào khó cạnh tranh về cả giá cả và chất lượng. Thị trường và sức mua phát triển không đồng bộ, thương hiệu hàng hoá Việt còn ít, chưa tạo được chữ tín cho khách hàng. 2) Thị trường sức lao động (TTSLĐ) Có thể nói sức lao động là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất.Việc phát triển thị TTSLĐ là cần thiết nhằm thào gỡ vướng mắc giữa lao động và sử dụng lao động, rút ngắn con đường tìm việclàm và tuyển dụng. Ưu điểm: Việt Nam có nguồn nhân công dồi dào, trẻ,khoẻ , năng động, có truyền thống dân tộc: cần cù ham học hỏi. Từ năm 2001 đến nay LLLĐ nước ta tiếp tục ra tăng với tốc độ cao bình quân là 2,5%/ năm (khoảng 1 triệu người ) trong đó khu vực thànhthị tăng gấp 2,5 lần so với nông thôn . Theo bộ lao động thương binh xã hội cuối năm 2005nước ta có 44,4 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 53,4% tổng dân số, dự báo đến 2010 tổng dân 88,3 triệu người LLLĐ là 49,5 triệu người( 56%) . Nhà nước ta tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực có chất lượng với việc đầu tư phát triển giáo dục đào tạo. Năm 2003 có 213 trường dạy nghề , 221 trung tâm đào tạo với 70% người ra tìm được việc làm. Đầu tư ngân sách cho giáo dục ngày càng phát triển. -Hạn chế: Thị trường sức lao động khá mới mẻ ở Việt Nam với việc hình thành các chợ lao động, trung tâm giới thiệu việc làm nhỏ lẻ mang tính tự phát. Tuy vừa mới xuất hiện nhưng đã tồn tại nhiều bất cập trong cơ chế quản lý các tổ chức này dẫn tới việc tồn tại của nhiều trung tâm môi giới việc làm lừa đảo. Tỉ lệ người tham gia vào trung tâm này còn thấp khoảng 17%. Khu vực nông thôn với hơn 60% lực lượng lao động cả nước nhưng mới chỉ có khoảng 4% lao động tham gia vào trung tâm này. Nguồn nhân lực của Việt Nam tuy đông về số lượng nhưng chất lượng còn thấp dẫn đến năng lực cạnh tranh thị trường sức lao động trong khu vực và quốc tế còn rất thấp. Năm 2004 xếp thứ 77/104 nước đến năm 2005 tụt xuống 81/104 nước .Nguồn lao động Việt Nam được đánh giá ba không: không nghề nghiệp, khôngngoại ngữ, không tác phong công nghiệp. Việc đào tạo nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng: nặng lý thuyết sách vở, chất lượng đào tạo giáo dục thấp, xuất hiện tình trạng thừa thầy thiếu thợ ,đào tạo mất cân đối. Đại học Trung học Công nhân kĩ thuật Thế giới 1 4 10 Việt Nam 1 1,16 0,92 Thị trường sức lao động mất cân đối; với tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo 75% (2005 )sức lao động cơ bắp giản đơn vượt quá mức cầu, trong khi đòi hỏi về kĩ thuật lành nghề còn hạn chế. Hoạt động thị trường này chưa thật hiệu quả : VD: Việc xuất khẩu sức lao động của Việt Nam ra nước ngoài chủ yếu là bán sức lao động cơ bắp, hàng năm đưa khoảng 70 nghìn người sang nước ngoài lao động chỉ thu được về từ 1,5 đến 1,6 tỉ USD. 3) Thị trường bất động sản(TTBĐS) TTBĐS Việt Nam là một thị trường lớn thời kì phát triển còn dài(vì tài nguyên đất đai còn dồi dào) theo kinh nghiệm quốc tế khi mức độ thị hoá của một quốc gia trong khoảng 30 đến 70% thì đựơc gọi là TTBĐS phát triển với tốc độ nhanh nhất. Việt Nam đang bắt đầu tiếp cận giai đoạn phát triển với tỉ lệ đô thị hoá 28% và dự kiến đạt 45% vào 2025 do vậy TTBĐS Việt Nam tiềm năng còn lớn và còn phát triển mạnh trong tương lai. -Hạn chế : TTBĐS mới được hình thành, mang tính nhạy cảm cao. Thị trường còn non trẻ thiếu tính chuyên nghiệp kể cả từ hệ thống chính sách quản lý đến các chủ thể tham gia. Cơ chế chính sách quy trình thủ tục đầu tư của Việt Nam còn có cái chưa phù hợp với thông lệ quốc tế làm cho các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam còn mất nhiều thời gian. Chủ thể cạnh tranh trên thị trường là các doanh nghiệp nhưng còn non yếuvề kinh nghiệm đặc biệt là về vốn. Mặc dù về pháp lý đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước nhưng TTBĐS vẫn tự phát hình thành thậm trí hoạt động rất mạnh biểu hiện là: những cơn sốt nhàđất đầu 2001 . Theo một số chuyên gia 70% giao dich bất động sản được thực hiện trên thị trường ngoài sự quản lý của nhà nứơc . Cho thấy sự bất cập về pháp lý cũng như quản lý của nhà nước trên thị trường này. Tình trạng giao dịch ngầm, đầu cơ nhà đất, kích cầu ảo để nânggiá bất động sản diễn ra khá phổ biến bằng việc giá cả nhà đất có những biến động bất thường. Nó đã tạo nên một nền “ kinh tế bong bóng” của TTBĐS. Công tác quy hoạch xây dựng đô thị nước ta còn chưa theo kịp tiến trình phát triển thị trường, hầu hết các dự án bất động sản lớn vẫn theo cơ chế “xin cho” . Công tác công khai quy hoạch xây dựng thực hiện không thường xuyên , chưa có một cơ chế cung cấp thông tin giữ liệu nào. 4) Thị trường tài chính tiền tệ . (TTTCTT) Bao gồm thị trường vốn và tài chính tiền tệ. Là khâu trung gian gắn các khâu tài chính với nhau, nhằm thúc đẩy sự giao lưu các nguồn lực tài chính, phát triển cùng sự vận động của các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế. TTTCTT đang bước đầu được hình thành mang tính quá độ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang KTTT. Nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay được vì vướng mắc thủ tục trongkhi nhiều ngân hàng thương mại huy động được tiền gửi nhưng không thể cho vay để ứ đọng trong két dư nợ quá hạn trong những ngân hàng thương mại đã đến mức báo động. TTTC chưa ổn định thiếu tính lành mạnh, thị trường tiền tệ trong nước phát triển chậm, lãi suất tín dụng chưa phù hợp với cơ chế thị trường hạn chế đầu tư phát triển . Hệ thống pháp luật và chính sách lý dẫn quản lý sự phát triển của thị trường này chưa hoàn thiện thiếu tính đồng bộ và hậu quả : Tỉ lệ dùng tiền mặt lớn thanh toán qua ngân hàng không phổ biến. Ngoại tệ còn sử dụng nhiều trong lưu thông nội địa, mầm mống lạm phát cao chưa được loại bỏ thị trường chứng khoán mới ra đời nhưng cũng đã có sự phát triển mạnh. 2007 tổng gía trị TTCK đạt gần 500000 tỉ đồng bằng 43,7% GDP 2007. TTCK thực sự là kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế . Quy mô vốn của doanh nghiệp được niêm yết huy động thành công lên đến 90000 tỉ đồng. Tuy nhiên so với các nước trongkhu vực quy mô TTCK của Việt Nam còn quá nhỏ, bình quân 2006 là 30triệu USD. Tốc độ cổ phần hoá còn chậm, các công ti cổ phần niêm yết cổ phiếu còn ít. Hệ thống công nghệ cho hoạt động của 2 trung tâm giao dịch chứng khoán còn nhiều bất cập. 5) Thị trường khoa học công nghệ ( TTKHCN) Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam , KHCN trở thành nhân tố hàng đầu để thúc đẩy và rút ngắn con đường công nghiệp hoá , hiện đại hoá do vậy trong thời kì quá độ việc phát triển TTKHCN trở thành nhu cầu tất yếu. Mặc dù xuất hiện một số hình thức giao dịch và thương mại hoá hoạt động KHCN nhưng trên thực tế ở Việt Nam thị trường KHCN chưa hình thành. Cụ thể là chưa thiết lập quan hệ cung cầu đối với các sản phẩm KHCN vì vậy chưa hội nhập với cơ chế TTKHCN thế giới: + Do cơ sở vật chất kĩ thuật kém chi ngân sách cho nghiên cứu khoa học ít, lại phân tán nhỏ lẻ nên hiệu quả đầu tư cho nghiên cứu khoa học ít, vào năm 2002là 2% trong tổng chi ngân sách nhà nước, tương ứng với 0,52 %GDP . Số lượng sáng chế phát minh của Việt Nam bình quân mỗi năm rất thấp so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. + Chưa có môi trường pháp lý đúng, đủ yêu cầu chỉ có một số văn bản pháp luật liên quan đến quyền sở hữu công nghệ , khuyến khích sáng chế. III – Giải pháp để phát triển đồng bộ các loại hình thị trường ở Việt Nam hiện nay . Văn kiện đại hộ lần IX khẳng định “ hình thành đồng bộ và tiếp tục phát triển hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý thể chế thị trường hoạt động năng động hiệu quả có trật tự kỉ cương trong môi trường công khai, minh bạc , lành mạnh, hạn chế tập trung quyền trong kinh doanh”. Từ thực trạng của các loại thị trường Việt Nam nhận thấy đối với việc mỗi loại thị trường cần đưa ra những giải pháp cụ thể: 1)Phát triển TTHH - DV -Xoá bỏ hoàn toàn hiện tượng ngăn sông cấm chợ cục bộ ở các điạ phương - Thu hẹp lĩnh vực nhà nước độc quyền kinh doanh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư tạo sự năng động hiệu quả trong kinh tế . - Xây dựng hệ thống pháp lý thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Song song với nó là việc tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, thực thi tốt luật cạnh tranh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, xử lý nghiêm minh các hành vi biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, xoá bỏ sự phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp. -Tăng quy mô hàng tiêu dùng và phục vụ cả về chủng loại lẫn chất lượng nhằm thoả mãn nhucầu ngày càng cao của nhân dân. Chú ý khai thác các thế mạnh của đất nước về đất đai , rừng biển tiểu thủ công nghiệp , công nghiệp hàng tiêu dùng , chế biến để có nguồn hàng lớn. Từng bước áp dụng KHKT vào sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm chi phí, giá cả, tăng chất lượng để tăng tính cạnh tranh hàng khu vực và thế giới. - Đổi mới quản lý nhà nước về giá cả , chỉ quản lý giá đối với mặt hàng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân như điện nước , xăng , dầu. - Tiếp tục thực hiện tự do hoá trong thương mại trên cơ sở thực hiện cam kết song phương đã phát huy và theo thông lệ quốc tế. 2)Thị trường sức lao động - Ban hành văn bản pháp lý để tạo điều kiện tự do trao đổi sức lao động trên thị trường. Bảo vệ quyền lợi cả người lao động và người sử dụnglao động. - Nâng cao vai trò của các tổ chức công đoàn trong xây dựng thực hiện khung chính sách về lao động. - Đa dạng hoá các loại hình giao dịch việc làm như hội chợ việc làm, thị trường giới thiệu việc làm, sàn giao dịch cố vấn . -Phát triển đồng bộ các chính sách kinh tế xã hội. Phân phối công bằng hài hoà lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hạn chế sự phân biệt đối xử với người lao động, tạo cơ hội làm việc cho họ. Nâng cao hiểu biết của người lao động về quyền và nghĩa vụ củamình. -Chú trọng phát triển giáo dục, nhất là đào tạo việc làm cho công nhân kĩ thuật cao để đáp ứng nhu cầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nứơc ta hiện nay và thị trường sức lao động và thế giới đảm bảo sự đồng bộ cân đối giữa các bậc đào tạo, cải tiến nội dung đào tạo cho phù hợp giữa lý luận và thực tiễn. 3) Phát triển thị trường bất động sản - Xác định rõ các quyền về đất đai của người sử dụng đất tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho thuê đất và chuyển quyền sử dụng đất. - Sử dụng chính sách thuế và phí để điều tiết khối cầu nhằm hạn chế hiện tượng đầu cơ nhà đất làm phát sinh một sức cầu ảo. - Nâng cao tính công khai minh bạch trong quy hoạch sử dụng đất, đảm tính pháp lý của quy hoạch khi được thông qua. -Thống nhất chế độ đăng ký BĐS và giấy tờ liên quan đến BĐS . - Bãi bỏ quy định hạn chế giao dịch BĐS. 4) Phát triển thị trường tài chính tín dụng. - Xây dựng và phát triển chiến lược tổng thể để phát triển và hoàn thiện TTTC. - Hoàn thiện hệ thống luật pháp tài chính một cách đồng bộ thốn nhất phù hợp với thông lệ quốc tế. +Điều chỉnh bộ sung hoàn thiện luật và quy định pháp lý liên quan đến kiểm toán, kế toán, luật chứng khoán, ngân hàng chế độ báo cáo công khai tài chính. + Triển khai có kết quả các văn bản mới ban hành những quyết định về phòng chống rửa tiền, nghị định bổ sung một số điều về giao dịch chứng khoán, quy định về tỉ giá ngoại tệ tham gia của người nước ngoài về nắm giữa cổ phần trong công ty đại chúng và công ty niêm yết. - Kiện toàn bộ máy quản lý tài chính từ trung ương đến địa phương, từ tài chính doanh nghiệp đến quản lý tài chính dân cư và các tổ chức xã hội khác và sự điều hành của nhà nước, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng , tài chính, xây dựng hệ thống hiện đại phạm vi kết nối rộng, có đội ngũ chuyên gia có khả năng dự báo đánh giá kịp thời. - Nâng cao năng lực của các trung gian tài chính như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ hộ trợ cho phát triển. - Hoàn thiện công cụ tiền tệ và thị trường tiền tệ: lãi suất tỉ giá, dự trữ bắt buộc… thị trường mở, thị trường tiền tệ liên ngân hàng. - Có chính sách thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư . - Mở rộng gia tăng nguồn vốn tín dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước phát triển các ngân hàng cổ phần để tư nhân tham gia mở rộng hoạt động với ngân hàng nước ngoài nhằm phát triển sức cạnh tranh. 5) Phát triển thị trường khoa học công nghệ (TTKHCN) - Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho TTKHCN xây dựng luật sở hữu trí tuệ. - Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến các giao dịch hợp đồng mua bán chuyển giao công nghệ. - Đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ quan các viện nghiên cứu theo định hướng thị trường. - Phát triển mạnh hệ thống tổ chức dịch vụ thông tin môi giới CN. - Khuyến khích các hoạtđộng sáng tạo, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh bằng cách tăng chi ngân sách cho nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, viện nghiên cứu. Kết luận Nền KTTT nó như một cơ thể sống luôn luôn vận động và phát triển, mà trong đó mỗi loại thị trường là một bộ phận của cơ thể sống đó, chúng luôn luôn tác động qua lại với nhau. Để có được một nền KTTT phát triển thực sự theo đúng nghĩa của nó thì điều cần thiết là cần phát triển đồng bộ các loạ thị trường. Việt Nam đã ra nhập hiệp hội thương mại thế giới WTO đó là cả một cơ hội và thách thức lớn đối với một nước đang phát triển với một xuất phát điểm thấp như nước ta. Chúng ta muốn tiến lên thì cần phải phát huy lợi thế so sánh của quốc gia minh, tạo lập nên một cơ cấu kinh tế năng động hiệu quả. Để đạt được điều đó cần phát triển đồng bộ các loại thị trường nhằm huy động tối ưu các nguồn lực vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà trong đó các loại thị trường : kthhdv, tttctt, ttbđs, ttslđ, ttkhcn cần được chú trọng phát triển . Tài liệu tham khảo 1-Doanh nghiệp và thị trường – Báo Sài Gòn giải phóng 12/2007 2- Giáo trìn kinh tế chính trị Mac Lênin- nhà xuất bản chính trị quốc gia -2007 3- Giáo trình lịch sử kinhtế – nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân 2007 4- Một số vấn đề kinh tế, xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới – nhà xuất bản chính trị quốc gia 5 -Nghiên cứu kinh tế số 353/T10/2007 6- Tạp chí cộng sản số 783/T1/2008 7- Thị trường lao động số5 /2006 . 8- Văn kiện đại đảng lần VIII, IX.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10939.doc
Tài liệu liên quan