Như vậy, chúng ta có thể vận dụng những phương pháp sản xuất GTTD tuyệt đối và sản xuất GTTD tương đối để thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh”, nhưng không học tập cách phân phối GTTD của CNTB( trừ trường hợp đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân). Lao động tạo ra giá trị mới trong các DNTN ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Không phải chỉ có lao động trong kĩnh vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị, msf cả lao động sản xuất trong lĩnh vực phi vật chất cũng tạo ra giá trị mới. Không chỉ có lao động của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mới tạo ra giá trị, mà cả lao động nghiên cứu khoa học-kĩ thuật, lao động quản lí DN cũng tạo ra giá trị mới. Lao động quản lí DN của chủ DN cũng giống như lao động của công nhân làm thuê, nó tạo ra giá trị và gia nhập vào sản phẩm, tạo ra lượng khá lớn cho DN và cho toàn XH. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiếu thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam hiện nay các DNTN không hoàn toàn giống kinh tế tư bản tư nhân dưới chế độ TBCN và cũng không hoàn toàn chịu sự chi phối của quy luật GTTD. Việc nghiên cứu học thuyết GTTD giúp cho chúng ta có cách nhìn đúng mức đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân.Thừa nhận sự tiến bộ, hợp phápcủa kinh tế tư nhânvà khuyến khích nó phát triẻn là khuyến khích sản xuất ngày càng nhiều giá trị mới cho XH(làm giàu). Đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
17 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển giá trị thậng dư về mặt chất và mặt lượng, ý nghĩa vấn đề nghiên cứu đối với quản lí doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu
Lý luận giá trị thặng dư là một trong những phát hiện vĩ đại của C.Mác. Nhưng, để nhận thức đúng bản chất khoa học của lý luận này cần đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể của từng Quốc gia, dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trong bối cảnh quốc tế và thực tiễn xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở Việt Nam cho thấy: lý luận giá trị thặng dư của Mác cần được nhận thức một cách sâu sắc hơn và hoàn thiện nó khi điều kiện lịch sử ngày nay có nhiều biến đổi.Việc đánh giá một cách khách quan, khoa học và khẳng địnhnhững giá trị lý luận-thực tiễn của học thuyết này là thực sự cần thiết.ở bài này ta sẽ phân tích mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư (GTTD) để rút ra ý nghĩa thực tiễn đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường (KTTT).Do vậy tôi quyết định chọn đề tài:“phát triển giá trị thậng dư về mặt chất và mặt lượng.y nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này với việc quản lí các doanh nghiệp ở nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy.trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót mong thầy giáo thông cảm.em xin chân thành cảm ơn.
I . Một số lý luận cơ bản về chất và lượng của GTTd theo quan điểm của CN Mác - Lê nin.
1. Về mặt chất GTTD
Nguồn gốc của GTTD là sự tiêu dùng sức lao động kéo dài ngoài thời gian táI sản xuất giá trị của nó.GTTD là một phạm trù riêng của nền kinh tế TBCN, chứ không phải của các XH có giai cấp khác như XH phong kiến hay XH chiếm hữu nô lệ. Khác với phạm trù lợi nhuận, GTTD biểu hiện một cách chính xác như sau:1) GTTD trứơc hết là giá trị-tức lao động vật hoá;2)GTTD là lao động thặng dư vật hoá.
1.1. Mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
Tiền đem lại GTTD được gọi là tư bản. Nó vận động không ngừng trong lưu thông. Mọi tư bản đều vận động theo công thức trên, tư bản là giá trị đem lại GTTD. C.Mác đã dẫn chứng trong lưu thông có hiện tượng mua rẻ bán đắt nhưng không tạo được ra GTTD vì lợi khi bán lại bị thiệt khi mua và ngược lại. Vì trong KT hàng hóa người mua đồng thời là người bán, hơn nữa lưu thông không tạo ra được giá trị nên không làm tăng được giá trị. Lưu thông đòi hỏi phải trao đổi ngang giá. Tiền đưa vào lưu thông qua lưu thông thì tạo ra GTTD, tiền rút khỏi lưu thông làm chức năng cất trữ thì không tạo ra GTTD mà lưu thông đòi hỏi giá trị ngang giá. Đây chính là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản tức là cùng với lưu thông nhưng lại không cùng với lưu thông. Mấu chốt là nhà tư bản đã gặp trên thị trường một loại hàng hoá đặc biệt mà qua tiêu dùng giá trị của nó không những được bảo toàn mà còn tăng nên, đó chính là hàng hóa sức lao động.
1.2. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động.
Khi sức lao động đã trở thành hàng hoá thì nó cũng có hai thuộc tính như các hàng hoá khác là giá trị sử dụng và giá trị .
Giá trị của hàng hoá sứclao động cũng giống hàng hoá thông thường khác ở chỗ nó cũng do thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Nhưng nó khác hàng hoá thông thường ở chỗ: nó ngang bằng những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống những người công nhân và gia đình họ; nó bao gồm cả chi phí đào ra còn gồm cả yếu tố tinh thầnvà lịch sử.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động giống hàng hoá thông thường ở chỗ nó cũng đáp ứng được nhu cầu nào đó của người mua nhưng nó khác hàng hoá thông thường là :các hàng hoá thông thường qua tiêu dùng công dụng giảm dần giá trị giảm dần theo. Ngược lại hàng hoá sức lao động qua tiêu dùng nó tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Phần lớn hơn này chính là GTTD cho nhà tư bản; hàng hoá thông thường người mua phải trả giá trị trước mới được sử dụng sau,còn hàng hoá sức lao động công nhân bán chịu cho nhà tư bản.
Qua đó ta thấy được tiền tệ biến thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hoá.
1.3.Bản chất của tư bản
a) Quá trình sản xuất ra GTTD ở xí nghiệp TBCN
*Đặc điểm của sản xuất TBCN
Sản xuất hàng hoá là quá trình sản xuất ra GT sử dụng đồng thời là quá trìng sản xuât ra giá trị.Nên sản xuất TBCN dựa trên chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất cho nên nhà tư bản là chủ, công nhân la người làm thuê, công nhân làm viêc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản. Sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng là sản xuất hàng hoá cho nên nó cũng là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng đồng thời là quá trình sản xuất ra giá trị và GTTD
*Quá trình sản xuất ra GTTD ở xí nghiệp TBCN
Để sản xuất ra hàng hoá nhà tư bản phải ứng tư bản tiền tệ của mình ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động của công nhân. Sau khi có hàng hoá nhà tư bản đem ra thị trường bán. Nguồn gốc và bản chất của GTTD :GTTD là một bộ phận của giá trị mới giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động của công nhân do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, là lao động không công cho tư bản. Ngày lao đọng của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai bộ phận là một bộ phận của ngày lao động được người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá tri sức lao động của mình được gọi là phần thời gian lao động cần thiết. Phần còn lại tạo ra giá trị mới GTTD cho nhà tư bản được gọi là thời gian lao động thặng dư. Hơn nữa quá trình này còn giúp ta thấy được mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là việc chuyển hoá của tiền thành tư bản được diễn ra trong lĩnh vực lưu thông mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó.
1.4. Tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Tư bản là biểu hiện QHSXXH. Tư bản không phải là vật, nó không tồn tại mãi mãi như các nhà kinh tế học tư sản thường nêu mà tư bản là biểu hiện QHSXXH trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Trong đó các nhà tư bản bóc lột công nhân làm thuê. Đó là XHTBCN, từ đó ta có định nghĩa thứ hai về tư bản: Tư bản là giá trị đem lại GTTD bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Nó chỉ là một phạm trù lịch sử. C.Mác là người đầu tiên chia tư bản sản xuất thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Sự phân chia này là dựa trên tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Phần lớn hơn đó là GTTD cho nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất được C.Mác gọi là tư bản khả biến. Từ một lượng bất biến(v) chuyển hoá thành sức lao động, sức lao động hoạt động(quá trình hoạt động) thì tạo ra giá trị mới (v+m). Xét về phương diện làm tăng giá trị và tạo ra giá trị thì chỉ có lao động sống(sức lao động hoạt động. C.Mác viết“nếu chúng ta so sánh quá trình tạo ra giá trị với quá trình làm tăng giá trị, thì chúng ta sẽ thấy rằng quá trình làm tăng giá trị chẳng qua cũng chỉ là quá trình tạo ra giá trị đựơc kéo dài quá một thời điểm nào đó mà thôi”.
2. Về mặt lượng giá trị thặng dư.
Khái niệm giá trị thặng dư về măt lượng không phải là phạm trù kinh tế riêng có của CNTB mà tồn tại với tư cách là một bước tiến của các XH mà ở đó người lao động đạt năng suất cao vượt khỏi mức lao động tất yếu.
2.1.Tỷ suất và khối lượng GTTD.
Lúc này, C.Mác nghiên cứu trình độ và qui mô của sự bóc lột
a)Tỷ suất GTTD :
•Tỷ số giữa thời gian lao động thặng dư trên thời gian lao động cần thiết bằng sản phẩm thặng dư trên sản phẩm cần thiết
•Tỷ suất GTTD là tỷ lệ so sánh %giửa GTTD so với tư bản khả biến
m’=m/v.100%
•Tỷ suất GTTD phản ánh chính xác trình độ bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ qui mô bóc lột.
b) Khối lượng GTTD
Là tích số giữa tỷ suất GTTD với tổng tư bản khả biến mà nhà tư bản đã sử dụng
M=m’.V=m/v.V
CNTB càng phát triển thì khối lượng GTTD càng tăng, vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng.
2.2 Phương pháp sản xuất GTTD: GTTD tuyệt đối và GTTD tương đối
C.Mác lúc đầu nghiên cứu việc sản xuất GTTD tuyệt đối ở khía cạnh “là cơ sở chung của chế độ TBCN và là điểm xuất phát của việc sản xuất GTTD tương đối”. Lý luận mácxít về sản xuất GTTD cũng đồng thời là lý luận về sự phát sinh và phát triển của phương thức sản xuất TBCN trong mối liên hệ tác động qua lại giữa LLSX và QHSX TBCN.
a) Phương pháp sản xuất GTTD tuyệt đối.
GTTD được sản xuất ra bằng cách kéo dài tuyệt đối ngày lao động. Trong khi phần thời gian lao động cần thiết của công nhân không đổi. Giá trị tuyệt đối của sức lao động chỉ có thể thay đổi là vì việc kéo dài lao động thặng dư đã ảnh hưởng đến mức độ hao mòn của sức lao động đó. Vậy mọi sự thay đổi trong giá trị tuyệt đối của sức lao động đều là kết quả, chứ không bao giờ là nguyên nhân của một sự thay đổi về lượng của GTTD. Khi vừa giảm bớt năng suất lao động lại vừa kéo thêm ngày lao động, thì kượng tuyệt đối của GTTD có thể vẫn không thay đổi ,nhưng lượng tỉ lệ của nó thì giảm xuống; lượng tỉ lệ của nó lại tăng lên, và, nếu người ta kéo dài ngày lao động ra khá nhiều, thì cả hai đều có thể cùng tăng lên.
Sự đấu tranh của công nhân và giới hạn của ngày lao động: để thu được nhiều GTTD tuyệt đối các nhà tư bản không ngừng kéo dài tuyệt đối ngày lao động. Nếu có thể họ sẽ kéo dài ngày lao động bằng ngày lao động tự nhiên nhưng họ đã không làm được vì vấp phải hai giới hạn: Sự đấu tranh của công nhân và về mặt sinh lí tinh thần của công nhân nên buộc nhà tư bản phải cố định ngày lao động.
b) Phương pháp sản xuất ra GTTD tương đối.
GTTD tương đối là GTTD thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết của công nhân trong khi độ dài ngày lao động không đổi dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Các nhà tư bản đã dùng biện pháp: muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết của công nhân thì phải tăng NSLĐXH. Muốn cho việc tăng NSLĐ lên làm cho giá trị sức lao động giảm thấp xuống, thì việc đó phải được thực hiện trong những ngành công nghiệp sản xuẩta những sản phẩm quyết định giá trị của sức lao động đó ,nghĩa là những ngành công nghiệp cung cấp hoặc những hàng hoá cần thiết cho đời sống của công nhân hoặc những tư liệu để sản xuất ra những hàng hoá đó. Việc tăng NSLĐ, trong khi làm cho giá cả hàng hoá đó hạ xuống, thì đồng thời cũng làm cho giá trị của sức lao động hạ xuống. Ngược lại trong những ngành công nghiệp không cung cấp những tư liệu sinh hoạt, những yếu tố vật chất của những tư liệu sinh hoạt đó, thì năng suất tăng lên cũng không làm ảnh hưởng đến giá trị cuả sức lao động cả. Có một nhà tư bản, nhờ cách thức sản xuất mới đã nâng cao được năng suất lao động lên gấp đôi và do đó sản xuất ra được 24 sản phẩm trong 12 giờ; vì giá trị của những TLSX vẫn như cũ nên giá mỗi sản phẩm hạ xuống là 9 pen-xơ, tức 6 pen-xơ là nguyên liệu và 3 pen-xơ là giá trị do lao động cuối cùng bỏ thêm vào. Tuy năng suất của lao động tăng gấp đôI, ngày lao động cũng chỉ vẫn tạo ta một giá trị là 6 si-linh, nhưng giá trị này bây giờ lại phân phối vào một số sản phẩm gấp đôi. Như vây, phần của mỗi sản phẩm chỉ còn là 1/24 chứ không phải là 1/12, là 3 pen-xơ chứ không phải là 6 pen-xơ. Giá trị thực tế của một sản phẩm không phải là giá trị cá biệt mà là giá trị XH của sản phẩm đó, và giá trị XH này do thời gian lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm đó trong trường hợp trung bình cứ không phải trong trường hợp đặc biệt, quyết định. Giá trị của hàng hoá là theo tỷ lệ nghịch với năng suất của lao động đã sản xuất ra hàng hoá đó. Sức lao động cũng vậy vì giá trị sức lao động là do giá trị hàng hoá quyết định. Ngược lại, GTTD tương đối lại theo tỷ lệ thuận với NSLĐ. Vì thế cũng những quá trình làm hạ thấp giá cả hàng hoá xuống lại nâng cao GTTD chứa đựng trong hàng hoá đó lên, điều này lí giải diều bí ẩn xưa kia; ta không còn phải hỏi tại sao nhà tư bản chỉ để tâm đến giá trị trao đổi mà không ngừng cố gắng hạ thấp giá trị ấy. Theo những biến đổi trong tỉ lệ về lượng giữa GTTD và giá cả sức lao động, thì GTTD và giá cả sức lao động biến đổi ngược chiều nhau.
Từ nghiên cứu hai phương pháp sản xuất GTTD, nhất là phương pháp GTTD tương đối, Mác đã chỉ rõ:
- Những hình thức và phương pháp để tăng NSLĐXH:hiệp tác giản
đơn,phân công trong công trường thủ công,đại công nghệp cơ khí.Đó cũng chính là những bước”cách mạng” về tổ chức lao động,về bản thân sức lao động và về công cụ sản xuất
- Khi có máy móc và hệ thống máy móc thì phương thức sản xuất TBCN có được cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với bản chất của nó .
- Đại công nghiệp yêu cầu vấn đề giáo dục kĩ thuật tổng hợp.
- Đối với công nghiệp hiện đại không nên coi hình thức hiện có của quá trính sản xuất là hình thức cuối cùng.
c) GTTD siêu ngạch
Để thu được nhiều GTTD tương đối các nhà tư bản không ngừng cải tiến kĩ thụât tăng NSLĐ, giảm chi phí sản xuất làm cho chi phí cá biệt thấp hơn chi phí xã hội .Họ thu được phànGTTD dôI ra ngoài GTTD tương đối. C.Mác gọi đó là GTTD siêu ngạch.GTTD siêu ngạch là số chênh lệch giữa chi phí cá biệt của nó.GTTD siêu ngạch là hình tháI biến tướng của GTTD tương đối, vì GTTD siêu ngạch và GTTD tương đối đèu dựa trên cơ sở tăng NSLĐ.Hơn nữa GTTD siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kĩ thuật.
2.3.Sản xuất GTTD là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB
C.Mác đã nêu :b chế tạo ra GTTD là qui luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất TBCN. Thật vậy, nền sản xuất hàng hoá TBCN do dựa trên chiếm hữu tư bản về tư liệu sản xuất, cho nên mục đích của nó không phải là giá trị sử dụng, không phải là sự tiêu dùng của nông dân mà là GTTD. Giá trị sử dụng chỉ là phương tiện để đạt được GTTD. Do đó SX ra hàng hóa nào thu được nhiều GTTD là nhà tư bản sản xuất mặc dù nó là vũ khí giết người. Để đạt được mục tiêu trên, các nhà tư bản không ngừng mở rộng quy mô SX, cải tiến kỹ thuật nâng cao cường độ lao động của công nhân, tăng năng suất lao động (đó là những phương tiện). Giữa mục đích và phương tiện để đạt được những mục đích có quan hệ với nhau nói lên nôI dung yêu cầu của quy luật sản xuất và ngày càng nhiều GTTD cho nhà TB. Sản phẩm thặng dư có trước CNTB nhưng đến CNTB nó chuyển hóa thành GTTD. Bóc lột GTTD là dựa trên bóc lọt kinh tế. GTTD một mặt là động lực thúc đẩy nền kinh tế CNTB phát triển, mặt khác nó làm cho mâu thuẫn vốn có của CNTB phát triển sâu sắc, tất yếu dẫn CNTB đến diệt vong. Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hoá sản xuất, CNTB độc quyền nhà nước quốc tế thông qua xuất khẩu tư bản, thông qua di chuyển lao động từ nước này sang nước khác, qua việc bành chướng của các công ty xuyên quốc gia khiến cho việc sản xuất GTTD mang tính quốc tế, GTTD được tư bản hoá, được xuất khẩu để quốc tế hoá TB với sự đa dạng của các hình thức sản xuất GTTD.
Hai mươI dân số thế giới chiếm hữu gần 83% tổng tài sản của nhân loại
Tư bản không chỉ bóc lột công nhân lao động cơ bắp, mà chủ yếu là bóc lột “công nhân trí thức”
Tỷ suất GTTD ngày càng tăng lên và bóc lột rất tinh vi, bằng phương pháp sản xuất GTTD tương đối là chủ yếu, đồng thời với việc nâng cao mức sống của người lao động cả về vật chất và tinh thần.
Bóc lột các nước kém phát triển thông qua xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu tư bản, xuất khẩu kỹ thuật…Với nhiều cách thức thủ đoạn khác nhau.
Sự điều chỉnh của CNTB độc quyền nhà nước và của CNTB độc quyền nhà nước quốc tế đã làm cho sự bóc lột GTTD mang tính chất hai mặt: vừa tăng cường, vừa hạn chế. Mặt tăng cường, vì có môI trường đầu tư thuật lợi; cung cấp TLSX chỉ dẫn, định hướng quá trình sản xuất GTTD, điều chỉnh dòng chảy GTTD tư bản hoá…Mặt hạn chế, sử dụng các luật lệ, chính sách điều chỉnh, khi sự bóc lột của các công ty tư bản “quá ngưỡng” có thể xảy ra xung đột chính trị và xã hội.
II. ý nghĩa vấn đề nghiên cứu đối với quản lí doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường.
Lý luận của C.Mác về các hình tháI biểu hiện của GTTD là sự phát triển và hoàn chỉnh học thuyết của Người về giá trị và GTTD.Điều này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc cho chúng ta .Sản xuất TBCN là cơ sở để chúng ta có chính sách đúng đắn để khuyến khích nó phát triển trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Ngày nay trải qua thực tiễn ,chúng ta nhận thấy rằng:”Sản xuất hàng hoá không đối lập với CNXH,mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại,tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXHvà cả khi CNXH đã được xây dựng”(Đảng Cộng Sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII).
1.Thực trạng của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
KháI quát về lề lối ,hiệu qủa và năng lực kinh doanh của hệ thống các doanh nghiệp nước ta có thể đI đếnkết luận bước đầu rằng ,với thực trạng và tình độ như hiện nay, chúng ta còn rất yếu kém so với trình độ và khả năng chung của các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.Mặc dù có tiến bộ về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và hiệu quả sản suất kinh doanh ở một số mặt được nâng cao, song so với yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế đén năm 2010 và hội nhập kinh tế khu vực, thì doanh nghiệp nước ta bộc lộ nhiều yếu kém.
1.1. Doanh nghiệp phát triển còn mang nặng tính tự phát, chưa thực hiện được quy hoạch định hướng đã đề ra cho một số ngành.
Doanh nghiệp còn yếu về cả sản xuất,quản lí và khả năng cạnh tranh.Trong công tác quản lí nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước,việc nhấn mạnh một chiều vào các yếu tố lượng của kinh doanh thể hiện trong các mục tiêu cụ thể (doanh số, lợi nhuận,hiệu quả…) đã che lấp mục đích,ý nghĩa và hệ số giá trị của nó. Sở hữu và quản lí còn chưa phân định thoả đáng thì chức năng,quyền hạn và thời hạn nắm quyền của người lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước chưa được rõ ràng, ổn định. Khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có định hướng rõ ràng hơn, nhưng DN có quy mô từ 500 lao động trở lên chỉ có 17,5%và DN có từ 200 tỷ đồng chỉ có 9%; đặc biệt là chưa có tập đoàn kinh tế mạnh trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta
1.2. Số lượng doanh nghiệp nhiều, nhưng quy mô nhỏ phân tán đI kèm với công nghiệp lạc hậu.
Đến đầu năm 1998, nước ta có 23000 DN tư nhân,công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn, khoảng 6000 DN nhà nước và 1000 DN có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. DN có quy mô nhỏ thường tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Do DN nước ta phổ biến là quy mô nhỏ, vốn sản xuất kinh doanh lại thấp, tronh đó vốn cố định càng thấp hơn(bình quân 8,8 tỉ đồng/1 DN), nên khả kăng trang bị kĩ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn chế,mức trang bị tài sản cố định cho 1 lao độnh ở mức rất thấp, bình quân 119 triệu đồng/1 lao động, trong đó cao nhất là DN có vốn đầu tư nước ngoài 247 triệu đồng, DNNN 137 triệu đồng, thấp nhất là ngoài quốc doanh 43 triệu đồng. Đặc biệt, các ngành kinh tế quốc dân cần trang bị tài sản cố định cho lao động cao hơn bình quân chung như: Ngành nông lâm nghiệp 109 triệu đồng/lao động, công nghiệp chế biến 79 triệu đồng, hoạt động khoa học công nghệ 43 triệu đồng. Còn phần lớn sản phẩm hàng hoá dịch vụ chưa đạt được sức mạnh cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh không cao, lao động thiếu tính ổn định và bền vững lâu dài. Qua đó càng thể hiện tầm quan trọng của công nghệ hiên đại,trình độ kĩ thuật cao trong DN là cực kì cần thiết.
1.3. Các yếu tố sản xuất kinh doanh không được đáp ứng đầy đủ.
Chúng ta chưa tạo đủ cơ chế,biện pháp có hiệu lực nhằm kích thích các DN gắn sự tồn tại và phát triển của mình với việc cải tiến sản xuất kinh doanh, với khả năng cạnh tranh trên thị trường. Lao động tiền vốn, đất đai và các dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật, thông tin còn rất thiếu. Các yếu tố đồng bộ trong phát triển DN chưa được tính đến một cách vững chắc, nên khi DN bung ra, một số các điều kiện không được đáp ứng đày đủ,như lao động, vốn, thị trường và kể cả cơ chế tổ chức quản lí cũng không theo kịp.
* Lao động
Nguồn lực lao động của nước ta dồi dào,lực lượng lao động trẻ là to lớn.Song thực trang không ít DN vẫn thiếu lao động có tay nghề cao,lao động có kĩ thuật được đào tạo hệ thống.Ta có đủ và thừa về mặt số lượng, nhưng lại quá yếu và thiếu về trinh độ tay nghềcủa người lao động. Theo số liệu của điều tra DN hàng năm thì năm thì lao động là cán bộ khoa học kĩ thuật năm 2000 chiếm 8,1%; năm 2002 còn 6,8%và những lao động có tay nghề cao, công nhân kĩ thuậtcũng có xu hướng giảm tương đối.
*Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do tiềm lực của các nhà đầu tư chưa mạnh, quan trọng hơn là thị trường vốn chưa hoàn chỉnh, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Qua số liệu về cơ cấu vốn đầu tư tăng thêm của năm 2002 cho thấy vốn vay tín dụng chỉ chiếm 38% trong tổng vốn đầu tư tăng thêm trong năm, VTC>49%, vốn từ ngân sách Nhà nước 4% và các nguồn huy động khác gần 9%. Trong 38% vốn tín dụng thì DNNN chiếm 56,4%, trong đó 63,4% là vốn tín dụng ưu đãI của nhà nước, như vậy nguồn vốn tín dụng đã thấp, nhưng quá nửa dành cho DNNN, còn lại ưu thế thuộc về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu khó khăn nhiều hơn khi áp dụng với nguồn vốn tín dụng và luôn phải kinh doanh trong tình trạng thiếu vốn.
* Đất đai.
Đối với doanh nghiệp thì đất đai là yếu tố quan trọng, nhưng các DN sử dụng có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, thừa với các DNNN được thành lập trước đây do lịch sử để lại nhưng thiếu với một số DN ngoài quốc doanh mới thành lập gần đây. Đã vậy chính sách tiếp cận với đất đai ở các địa phương có những khó khăn phiền hà, nhất là các thành phố và các khu vực kinh tế tập trung.
2. Các giải pháp, biện pháp cơ bản về vấn đề trên .
Vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay đối với các DN là làm thế nào để nâng cao lợi nhận của DN khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường Việc nhận thức máy móc chỉ chuyển giá trị sang sản phẩm mới qua mức độ khấu khao chứ không làm tăng giá trị, không những giúp hiểu đúng nguồn gốc của GTTD mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quản lý DN về kinh tế. Trong tầm vi mô, phải tìm mọi cách để khấu hao máy móc càng nhanh càng tốt, nhằm tránh hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình do bảo quản kém hoặc sử dụng không hợp lý. Trên tầm vĩ mô, nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp khấu hao nhanh, như một số nước TBCN đã làm. Để phát triển DN vững chắc có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu mà chiến lược phát triển kinh tế 10 năm 2001-2010 đề ra thì cần những giải pháp cơ bản sau:
2.1. Quy hoạch phát triển tổng thể doanh nghiệp phải trên nguyên tắc thống nhất trong phạm vi toàn quốc gắn với quy hoạch phát triển ngành và phải xuất phát từ hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thứ nhất, xác định được những ngành mũi nhọn và những lĩnh vực cần phát triển của nền kinh tế. Trong thực trạng của nền kinh tế còn kém phát triển, vốn thiếu, lao động thất nghiệp cao và phần lớn chưa qua đào tạo tay nghề, thì xác định ngành mũi nhọn ngoài các tiêu chí thế mạnh về nguồn tài nguyên như dầu khí, nguồn nông sản, thuỷ sản…còn phải quan tâm tới những ngành thu hút nhiều lao động, ứuất đầu tư thấp như: ngành dệt, may, da giày, làm hàng thủ công mỹ nghệ suất khẩu, thương mại và một số dịch vụ phục vụ du lịch.
Thứ hai, những ngành công nghệ cao và nguồn nguyên liệu, linh kiện phải nhập nước ngoài thì nên quy hoạch ở những vùng công nghiệp tập trung như: khu công nghiệp kinh tế TP HCM- Bình Dương- Đồng Nai, khu kinh tế Hà Nội, Hải Phòng hoặc Đà Nẵng.
Thứ ba, những ngành là nguồn nhiên liệu chủ yếu ở trong nước như: Sản xuất Ximăng và các vật liệu xây dựng, sản xuất và chế biến thực phẩm, nuôI trồng, khai thác…cần phải quy hoạch nhà máy gắn với khu nhiên liệu để tạo ra thế mạnh về giảm chi phí trong vận chuyển nhiên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
2.2. Phải đẩy mạnh hơn việc tổ chức và sắp xếp lại DNNN.
DNNN vẫn giữ vai trò chủ đạo trong những ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân như: sản xuất công nghiệp, vận tải đường sắt, hàng không… vì vậy, việc sắp xếp lại chuyển những DNNN không cần giữ 100% vốn sang cổ phần hoá, nhằm tập trung vốn đầu tư cô các DN còn lại, mặt khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao hơn. Hướng sắp xếp này cần thực hiện nghiêm túc theo quýêt định của Chính phủ, nhưng chủ yếu là cổ phần hoá rộng rãI hơn, để đẩy nhanh quá trình. Những ngành mà DNNN cần giữ lại là : sản xuất, phân phối điện, nước, phâ bón, thuốc chữa bệnh, vận tải đường sắt, hàng không và một số ngành khác có giá trị cao, thu nộp ngân sách lớn: như đóng tàu, sản xuất ximăng, thép, dệt, may, rượu, bia, thuốc lá, hoạt độn xuất nhập khẩu.
2.3. Giải pháp về vốn.
Thiếu vốn là một trong những hạn chế lớn nhất của phát triển DN hiện nay. Giải pháp để giải quyết khó khăn về vốn phải là giải pháp mang tính tổng hợp: giải pháp về thị trường vốn, chính sách tận dụng nguồn vốn trong nước, chính sách khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt là giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nguồn vốn vay ưu đãI ODA. Chúng ta cần điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài cởi mở hơn, tiếp tục tạo môI trường đầu tư thông thoáng hơn, đó sẽ là biện pháp tốt để nâng cao khả năng thu hútvốn đàu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và khu vực DN nói riêng. Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế huy động vốn cho đầu tư phát triển, tạo thị trường vốn lành mạnh, hấp dẫn đảm bảo cung cấp đủ vốn cho các DN vay hoạt động. Đồng thời với các biện pháp tạo vốn, cho vay vốn, thì vấn đè sử dụng tiết kiệm, nhằm khắc phục tình trạng thất thoát vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản do lãng phí , tham ô, tham nhũng và hiẹu quả sử dụng vốn thấp.
2.4. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu là hứơng để tăng trưởng nhanh và bền vững cho hoạt động DN.Phải có chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, quản lí hàng xuất khẩu qua hải quan chặt chẽ nhưng phải thuận lợi cho DN hoạt động. DN hoạt động xuất khẩu cũng cần phải năng động, nhạy cảm nắm băt thông tin về thị trường giá cả kịp thời, hiểu biết luật lệ và thông lệ quốc tế trong xuất nhập khẩu.
2.5. Nâng cao mức tiêu dùng trong nước
Chiếm lĩnh và phát triển được thị trường tiêu dùng trong nước cũng là nhân tố quan trọng để tăng trưởng, ổn định sản xuất kinh doanh của DN. Biện pháp để kích cầu tiêu dùng trong nước là:
8Sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phải chiếm lĩnh được thị trường và đẩy lùi hàng hoá ngoại nhập trên cơ sở nâng cao chất lượng, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và giá bán phải luôn hạ .
8Nhà nước có chính sấch khuyến khích người dân và các cơ quan chính phủtiêu dùng hàng hoá sản xuất trong nước sản xuất, có cơ chế, chính sách hạn chế nhập khẩu, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
2.6. Nâng cao khả năng cạnh tranh để thu được lợi nhuận cao.
Trong cơ chế thị trường khắc nghiệt dựa trên nguyên tắc “ mạnh yếu được thua”, “cá lớn nuốt cá bé” . Kẻ thắng nhận được phần thưởng là lợi nhuạn siêu ngạch, kẻ thua bị trừng phạt, không thu lại đủ số lao động( sống và quá khứ) đã hao phí. Nhưng giá trị của phần thưởng vừa đúng bằng khoản “cúp phạt”, nghĩa là không vượt quá ngoài tổng sốgiá trị và GTTD đã được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất. Động cơ kiếm lợi nhuận siêu ngạch,kích thích việc ứng dụng công nghệ mới và một “hiệp mới” của cuộc cạnh tranhlại tiếp diễn. Cạnh tranh dưới tác động của tiến bộ kĩ thuật tất yếu dẫn đến sự phân hoá giầu nghèo. Muốn thu hẹp khoảng cách giàu nghèo nhà nước phải thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, đièu tiết thu nhập của dân cư và hỗ trợ những người nghèo.
E Cuối cùng đẻ thắng nhau trong cạnh tranh chúng ta cần:
Đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với nhu cầu thị trường và khai thác các lợi thế so sánh tiến hành đánh giá phân loại khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có điều kiện, có thời gian đI đôi với công bố lộ trình cắt giảm thếu nhập khẩu.
Nhà nước cần tăng cường trợ giúp các DN giảm chi phí đầu vào, dần dần chuyển từ hỗ trợ đầu ra sang đầu vào phù hợp với tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) mà Việt nam đang tiến hành đàm phán gia nhập.
Kết luận
Như vậy, chúng ta có thể vận dụng những phương pháp sản xuất GTTD tuyệt đối và sản xuất GTTD tương đối để thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh”, nhưng không học tập cách phân phối GTTD của CNTB( trừ trường hợp đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân). Lao động tạo ra giá trị mới trong các DNTN ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Không phải chỉ có lao động trong kĩnh vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị, msf cả lao động sản xuất trong lĩnh vực phi vật chất cũng tạo ra giá trị mới. Không chỉ có lao động của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mới tạo ra giá trị, mà cả lao động nghiên cứu khoa học-kĩ thuật, lao động quản lí DN cũng tạo ra giá trị mới. Lao động quản lí DN của chủ DN cũng giống như lao động của công nhân làm thuê, nó tạo ra giá trị và gia nhập vào sản phẩm, tạo ra lượng khá lớn cho DN và cho toàn XH. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiếu thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam hiện nay các DNTN không hoàn toàn giống kinh tế tư bản tư nhân dưới chế độ TBCN và cũng không hoàn toàn chịu sự chi phối của quy luật GTTD. Việc nghiên cứu học thuyết GTTD giúp cho chúng ta có cách nhìn đúng mức đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân.Thừa nhận sự tiến bộ, hợp phápcủa kinh tế tư nhânvà khuyến khích nó phát triẻn là khuyến khích sản xuất ngày càng nhiều giá trị mới cho XH(làm giàu). Đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin
C.Mác-tư bản:tập 2 quyển 1
C.Mác-Ăngghen toàn tập
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại ngày nay
Việt Nam trên chặng đương đổi mới và phát triển kinh tế
Học thuyết GTTD trong thời đại ngày nay
Triết lí kinh doanh với quản lý doanh nghiệp
Thời đại chúng ta và sức sống của chủ nghĩa Mác-Lênin
10. Lý luận chính trị số 9-2005
11. Thời báo kinh tế Việt Nam số 5 ngày 17-01-1998
12. Viện nghiên cứu quản lý nghiên cứu Trung ương đổi mới kinh tế ở Việt Nam-thành tựu và triển vọng.
13. Báo thương mại ngày 05-07-1997
14. Báo đầu tư số tháng 07-1997
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35866.doc