Trong quá trình hội nhập kinh tế, các thành phần kinh tế Việt Nam đều phải tự đổi mới làm tăng tính cạnh tranh của mình và tận dụng cơ hội này. Các lĩnh vực hoạt động trong ngành tài chính Việt Nam còn phát triển ở trình độ thấp so với các nước phát triển, TTCK Việt Nam cũng vậy. Đây là thách thức rất lớn đối với các CTCK còn non trẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng chính là thời cơ để các CTCK tự tăng cường năng lực cạnh tranh của mình thông qua hoạt động tự doanh.
Với lợi thế là công ty con của một Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, BSC tiềm lực tài chính vững vàng. Tuy nhiên BSC vẫn còn là một công ty chịu sự quản lý của nhà nước do đó cơ chế chưa linh hoạt, trong khi đó TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình tạo nên rất nhiều cơ hội và thách thức. Bởi vậy vấn đề đặt ra trước mắt hiện nay là BSC phải tự tăng cường tiềm lực tài chính của mình để đối phó với những thách thức mới và tận dụng những có hội đầu tư mới thông qua hoạt động tự doanh của mình.
73 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu.
Thực tế cho thấy, các công ty niêm yết giá cổ phiếu đều tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm yết. Sở dĩ Điều này xảy ra là do thị trường định giá lại giá trị của Công ty ( trước đây công ty chưa được định giá hoặc thị trường không chính thức định giá nhưng không đúng do tính hiệu quả của thị trường thấp) nhờ vậy các cổ đông của công ty trở nên giầu có.
Theo như Quyết định số 39/2000/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định tạm thời ưu đãi về thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức phát hành có chứng khoán được niêm yết được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong hai năm tiếp theo kể từ khi niêm yết chứng khoán lần đầu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Do tính nhu cầu cấp thiết của các công ty hiện nay là tham gia vào TTCK đặc biệt là được niêm yết, BSC đã đưa ra dịch vụ tư vấn niêm yết. BSC sẽ tư vấn mọi vấn để liên quan đến việc niêm yết như:
1. Sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động.
2. Tư vấn tài chính, cơ cấu vốn nhằm đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh và hiệu quả.
3. Hoàn thiện các báo cáo tài chính, lựa chọn đơn vị kiểm toán, nội dung kiểm toán nhằm đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán.
4. Xây dựng các hồ sơ, tài liệu xin phép đăng ký lại và niêm yết chứng khoán - Các tài liệu chính bao gồm: Bản cáo bạch, đơn xin phép niêm yết và các tài liệu giải trình.
5. Xây dựng mức giá niêm yết dự kiến.
6. Nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục xin phép niêm yết; sửa đổi, bổ sung Hồ sơ theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
7. Hoàn tất các thủ tục chuẩn hóa danh sách cổ đông và đăng ký lưu ký tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán cho đến khi cổ phiếu được chính thức giao dịch.
Chất lượng dịch vụ của BSC tốt sẽ tư vấn cho doanh nghiệp cơ cấu lại doanh nghiẹp, điều chỉnh lại hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chuẩn bị tốt các tài liệu khác nhằm đáp ứng được yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán đề ra.
Cho đến nay, BSC đã tư vấn thành công một số công ty lên niêm yết tại trung tâm giao dịch TP. HCM như Công ty Cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu SAVIMEX (SAV), Công ty Cổ phần giống cây trồng miền nam (SSC), Công ty Cổ phần nhiên liệu Sài Gòn (SFC), Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT)
2.1.3.5. Tư vấn Cổ phần hoá
Trong những năm gần đây, Cổ phần hoá là một trong những việc lớn của Đảng, Nhà nước ta đang tổ chức thực hiện nhằm từng bước đổi mới, xắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước qua đó đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp. Khi thực hiện Cổ phần hoá, doanh nghiệp sẽ được cơ cấu lại và có thể bổ sung thêm vốn và chủ động thực hiện huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán phục vụ việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp đã chuyển thành doanh nghiệp cổ phần bắt buộc phải cơ cấu lại hệ thống quản lý, minh bạch hoá hệ thống thông tin, xây dựng định hướng phát triển, cơ cấu doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa việc tham gia vào thị trường chứng khoán sẽ giúp doanh nghiệp nhận định, đánh giá tốt hơn về giá trị của công ty. BSC sẽ làm tất cả mọi công đoạn để cổ phần hóa cho doanh nghiệp như:
1.Tham gia hỗ trợ việc xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Xây dựng phương án kinh doanh, hỗ trợ xây dựng Điều lệ doanh nghiệp và đề án cổ phần hoá
3. Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xin chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.
4. Phân phối chứng khoán cho các nhà đầu tư bên ngoài.
5. Thu xếp nguồn vốn và hỗ trợ lập hồ sơ giúp cán bộ công nhân viên vay tiền mua cổ phần.
6. Lưu ký chứng khoán, làm trung gian chuyển nhượng, quản lý danh sách cổ đông và chi trả cổ tức.
7. Cơ cấu lại vốn, giúp xác định cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp
8. Được tư vấn các vấn đề chuẩn bị cho việc đưa công ty thành công ty đại chúng.
9. Được sử dụng dịch vụ tư vấn niêm yết trên thị trường chứng khoán của BSC.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, BSC đã tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Các công ty mà BSC đã cổ phần hoá như: Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON), Công ty dầu Tân Bình, Công ty dầu Tường An, tổng công ty xây dựng – thương mại VIETRACIMEX, Công ty hoá chất Lâm Thao, Công ty thiết bị giáo dục I, và hiện tại BSC đang thực hiện cổ phần hoá cho một số công ty như Công ty than Cọc Sáu và một công ty tư nhân là công ty Hoàng Anh Gia Lai.
Ơ
2.1.3.6.Nghiệp vụ Đại lý - Bảo lãnh phát hành chứng khoán
A. Bảo lãnh phát hành.
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, phân phối chứng khoán theo hình thức cam kết chắc chắn tức là tổ chức bảo lãnh sẽ nhận mua toàn bộ số chứng khoán phát hành sau đó bán lại cho người đầu tư hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết.
Hoạt động bảo lãnh phát hành chỉ có nghĩa là tổ chức bảo lãnh phát hành bao tiêu chứng khoán cho tổ chức phát hành, không bao hàm việc tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện các nghĩa vụ đối với người đầu tư thay cho tổ chức phát hành.
BSC sẽ hỗ trợ cho các tổ chức có nhu cầu huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán tiến hành chuẩn bị các điều kiện cần thiết, thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán cho tổ chức phát hành cho công chúng đầu tư.
Lợi ích đối với khách hàng khi BSC đứng ra bảo lãnh phát hành:
Được hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình lập hồ sơ xin phép phát hành theo qui định của UBCKNN.
Được BSC tư vấn miễn phí khi chuẩn bị thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng.
Điều chỉnh lại cơ cấu, sắp xếp và sử dụng các nguồn vốn hiện thời.
Tư vấn về phương án phát hành và sử dụng nguồn vốn huy động.
Xác định qui mô cần thiết huy động vốn bổ sung.
Tư vấn xây dựng mức giá chào bán dự kiến.
Hiện nay tại BSC, doanh thu từ bảo lãnh phát hành vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cầu doanh thu của BSC, doanh thu từ hoạt động ....:
Bảng 1: Doanh thu từ Bảo lãnh phát hành qua các năm
2003
2004
Tổng giá trị BLPH (triệu đồng)
Doanh thu từ BLPH (triệu đồng)
% Doanh thu
Tổng giá trị BLPH (triệu đồng)
Doanh thu từ BLPH (triệu đồng)
% Doanh thu
865.663
1.595
12
864.420
2.161
8.12
Nguồn: BSC
B. Đại lý phát hành.
Nghiệp vụ Đại lý phát hành và Bảo lãnh phát hành tương tự như nhau, điểm khác nhau giữa hai nghiệp vụ này là trong dịch vụ Đại lý phát hành, BSC, với tư cách là người đại lý phát hành của tổ chức phát hành, sẽ nỗ lực tối đa trong việc tiến hành phân phối chứng khoán cho tổ chức phát hành, mọi chi phí liên quan đến việc phát hành chứng khoán do tổ chức phát hành chịu, BSC chỉ hưởng hoa hồng đại lý phát hành.
2.1.3.7. Tư vấn Đầu tư Chứng khoán.
Trên cơ sở các kỹ năng và kinh nghiệm phân tích thị trường chứng khoán, BSC đưa ra các khuyến nghị liên quan đến chứng khoán; công bố và ban hành ngay và theo định kỳ các báo cáo phân tích có liên quan đến giao dịch chứng khoán.
Tư vấn đầu tư chứng khoán và các vấn đề liên quan;
Công bố và phát hành các tài liệu, báo cáo phân tích kinh tế, phân tích thị trường để phục vụ cho giao dịch chứng khoán của khách hàng. H
Mức phí thấp cho khách hàng khi đến sử dụng tư vấn tại BSC.
Ưu đãi phí tư vấn cho những khách hàng có quan hệ thường xuyên với BSC.
Được phục vụ thuận tiện, nhanh chóng.
2.1.3.8. Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Thông qua nghiệp vụ này, BSC tổ chức thực hiện việc mua bán, nắm giữ một tập hợp các chứng khoán gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau với phương châm phân tán rủi ro nhằm đảm bảo mức sinh lời mong muốn cho khách hàng với mức rủi ro tương ứng.
Với mục tiêu hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của công ty, BSC mong muốn mang lại hiệu quả cao nhất cho các nhà đầu tư quyết định sử dụng dịch vụ quản lý danh mục đầu tư tại BSC. Để thực hiện được hoạt động này, BSC có đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, có trình độ cao trong phân tích đầu tư, do đó đồng vốn của các nhà đầu tư sẽ được BSC cân nhắc, phân tích kỹ lưỡng và đưa ra những khuyến nghị chính xác, nhanh chóng cho việc đầu tư vào những loại chứng khoán mang lại hiệu quả cao.Đối tượng sử dụng dịch vụ là các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các quý khách hàng không có nhiều thời gian để theo dõi, quản lý việc đầu tư cũng như việc cập nhật, tham khảo thêm kiến thức về chứng khoán.
BSC giúp khách hàng đầu tư vào những loại chứng khoán có khả năng sinh lời cao, giúp khách hàng đạt được mức lợi nhuận yêu cầu với độ rủi ro tương ứng. Bên cạnh đó, danh mục đầu tư do BSC xây dựng sẽ giúp khách hàng đa dạng hoá danh mục đầu tư và phân tán rủi ro trong kinh doanh.Mức phí thấp, tiết kiệm được thời gian, công sức của nhà đầu tư.
Được cung cấp mọi thông tin về khoản đầu tư kịp thời nhanh chóng, chính xác.Được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tính trên số dư tiền trong tài khoản uỷ thác đầu tư.
Được BSC lưu giữ hộ chứng khoán an toàn, tiện lợi.
Được miễn phí chuyển tiền dịch vụ đầu tư chứng khoán theo hệ thống BIDV.
Được hưởng toàn bộ lợi ích vật chất phát sinh từ các khoản đầu tư đem lại theo các quyền lợi hợp pháp của quý khách hàng trong thời gian hiệu lực của hợp đồng quản lý danh mục đầu tư đã ký với BSC.
Các thông tin về nhà đầu tư sẽ được BSC đảm bảo bí mật.
2.1.3.9. Quản lý thông tin cổ phiếu của khách hàng trước khi được niêm yết
Các công ty muốn niêm yết và gia nhập thị trường chứng khoán. Rất nhiều việc cần được chuẩn bị trước khi công ty được niêm yết. Nhu cầu phát hành cổ phiếu lần đầu, quản lý cổ đông và thông tin cần thiết trong các giao dịch cổ phiếu như mua, bán và chuyển nhượng. Tất cả những việc đó đòi hỏi bạn cần phải có những chuyên gia phụ trách. Stock Management của BSC. là một trong những chuyên gia mà các công ty cần để thực hiện công việc làm ăn. Stock Management cung cấp một giải pháp hoàn hảo cho các công ty
Khi cổ đông không muốn rao bán hoặc thu mua thêm cổ phiếu, Stock Management sẽ thiết lập một kênh trực tuyến cho người mua và người bán gặp nhau trên mạng. Hỗ trợ quy trình giao dịch bằng cách sử dụng dịch vụ mail tự động để trao đổi thông tin và mã giao dịch để giúp người mua chọn cổ phiếu mà họ muốn mua.
Người quản lý có thể theo dõi tình trạng của các cổ phiếu: cổ phiếu phát hành, cổ phiếu lưu thông, cổ phiếu thu hồi và cổ phiếu ấn hành, cổ phiếu huỷ bỏ. Người quản trị còn có thể theo dõi được vết giao dịch bằng cách lưu lại số serial của các cổ phiếu đã giao dịch trong thời điểm cụ thể.
Stock Management lưu trữ thông tin cần thiết về cổ đông và được truy vấn khi cần thiết để trả lời cho những câu hỏi của nhà quản trị như: bao nhiêu loại cổ phiếu mà cổ đông đang giữ .
Chức năng lập báo cáo được xem như một ngăn tủ đựng hồ sơ, sẵn sàng cho người quản trị chọn lựa khi lập báo cáo. Stock Management thiết lập mẫu báo cáo cập nhật và chuyên nghiệp.
2.1.3.10. Dịch vụ tư vấn tài chính và cơ cấu vốn.
Dịch vụ tư vấn tài chính và cơ cấu vốn của BSC hỗ trợ cho hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Dịch vụ này được thiết kế một cách chuyên nghiệp, nhằm giúp các doanh nghiệp cơ cấu lại nguồn vốn và sử dụng vốn, tạo một cơ cấu vốn hợp lý hợp lý, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và tình hình thị trường, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động đồng thời sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu nhất.
Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ là các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp đã, đang cổ phần hoá, các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu, định hướng lại mục tiêu, chiến lược kinh doanh.
Dịch vụ tư vấn tài chính và cơ cấu vốn của BSC sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong các nội dung sau:
*Khảo sát, đánh giá doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp nhận định, đánh giá chính xác về giá trị công ty, tình hình tài chính của doanh nghiệp và tình hình thị trường qua đó phát hiện các vấn đề về phương diện tài chính gây trở ngại cho hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. *Tư vấn các nội dung tài chính và cơ cấu vốn bao gồm:
a. Tư vấn về cơ cấu vốn, nhằm đạt được cơ cấu vốn hợp lý và có lợi về thuế cho doanh nghiệp;
b. Tư vấn về kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn nhằm giảm thiểu chi phí vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp;
c. Tư vấn về cơ cấu chi phí nhằm giảm và hợp lý hoá các chi phí cho doanh nghiệp;
d. Tư vấn thuế, giúp doanh nghiệp xin ưu đãi thuế, giảm thiểu các loại thuế phải nộp nhưng vẫn tuân thủ các luật thuế hiện hành của nhà nước.
2.1.4. Đánh giá các hoạt động của BSC.
KÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh BSC năm 2004
STT
ChØ tiªu
2004
1
Tæng doanh thu
26.616.065.979
Doanh thu tõ ho¹t ®éng kinh doanh chÝnh
4.611.299.413
Doanh thu vÒ ®Çu t tµi chÝnh
19.430.751.463
Doanh thu kh¸c
2.664.014.921
2
Tæng chi phÝ
19.666.580.889
Chi phÝ tõ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh chÝnh
4.254.552.746
Chi phÝ tõ ho¹t ®éng ®Çu t tµi chÝnh
12.372.317.556
Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp
3.039.710.587
Chi phÝ kh¸c
-
3
Lîi nhuËn tríc thuÕ
6.949.484.908
4
ThuÕ thu nhËp ph¶i nép
-
5
Lîi nhuËn sau thuÕ
6.949.484.908
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu của BSC
Đơn vị: triệu đồng
Môi giới
Tự doanh
Quản lý danh mục ĐT
Bảo lãnh phát hành
Tư Vấn Đầu tư
Lưu ký
Hoàn nhập dự phòng rủi ro
DT Vốn kinh doanh
Thuê Tài Sản
Lãi Đầu tư
Tổng
Doanh thu
1214
11684
4,4
2.161
1.232
0
2.355
6.341
146
1479
26616
%DT
4,56
43,4
0,02
8,12
4,63
0
8,85
23,82
0,55
5,56
100
Nguồn BSC
Năm 2003 và 2004 là những năm khó khăn đối với các công ty chứng khoán nói chung và đối với Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng.
Phần lớn lợi nhuận đem lại cho công ty là từ hoạt động tự doanh cổ phiếu và đầu tư trái phiếu. Lợi nhuận từ hoạt động môi giới rất ít hầu như là không đáng kể
So với các công ty chứng khoán khác thì với lợi nhuận sau thuế năm 2004 6.949.484.908 là khá khả quan với ROE xấp xỉ 7%
Tuy nhiên, với ROE 7% thì công ty vẫn tỏ ra là làm ăn chưa hiệu quả so với lãi suất tiền gửi ngân hàng khoảng 9%. Với số vốn điều lệ của công ty là 100 tỷ thì gửi vào ngân hàng 1 năm cũng được khoảng 9 tỷ
Nguyên nhân của làm ăn không hiệu quả là công ty vẫn phụ thuộc nhiều vào ngân hàng mẹ, phần lớn nguồn vốn uỷ thác từ ngân hàng Đầu tư lên đến hơn 200 tỷ chỉ đựơc phép đầu tư vào các trái phiếu chính phủ, và chỉ đựơc đầu tư tối đa 30% vốn điều lệ vào cổ phiếu, mỗi loại cổ phiếu không đựơc đầu tư quá 3% vốn điều lệ, trong khi đó khối lượng tiền gửi quá lớn chiếm tới 68,32% trong nguồn vốn của BSC. Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty, nhưng lại giữ cho công ty được an toàn khi Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam chưa phát triển.
Theo kết quả tổng kết năm 2005 thì năm 2005 là năm khởi sắc cho toàn Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam nói chung và cho BSC nói riêng. Hoạt động từ mảng đầu tư chứng khoán đã đem lại hiệu quả cho BSC trong năm 2005. ROE của BSC trong năm 2005 khoảng 16%, tuy nhiên số liệu trên chưa đựơc công bố chính thức. Lợi nhuận đem lại phần lớn từ mảng đầu tư các chứng khoán chưa niêm yết, phát hành lần đầu ra công chúng
Các hoạt động khác như lưu ký và môi giới cũng có nhiều biến chuyển lớn qua các năm, thể hiện qua các biểu đồ sau
2.2. Thực trạng hoạt động tự doanh của BSC
2.2.1. Thực trạng nguồn vốn tự doanh của BSC.
Công ty BSC mới tăng vốn điều lệ là 200 tỷ đồng do ngân hàng mẹ (BIDV) cung cấp vào đầu tháng 4/2006. Ngoài ra, công ty còn được phân hạn mức vay kinh doanh từ BIDV là 1000 tỷ đồng. Vì vậy, hoạt động Tự doanh của Công ty được phân làm 2 loại: Hoạt động Tự doanh từ vốn tự có và Hoạt động Tự doanh từ vốn vay. Do Hoạt động Tự doanh từ vốn vay bị giới hạn loại hình kinh doanh từ BIDV là bảo lãnh phát hành trái phiếu và chiết khấu, nên trong phạm vi phân bổ nguồn vốn trong Danh mục đầu tư cổ phiếu của công ty, vốn thực có là mức được tính đến.
Việc nâng vốn điều lệ lên 200 tỉ đồng và nâng hạn mức tự doanh cổ phiếu lên tương ứng sẽ làm tăng năng lực tài chính và đón đầu được cơ hội đầu tư cổ phiếu từ nguồn bán cổ phần lần đầu của các công ty lớn mới cổ phần hóa.
2.2.2. Hạn mức và phân cấp phán quyết tự doanh của BSC.
Tự doanh Cổ phiếu: không vượt quá 20% vốn điều lệ (20 tỷ). Trong trường hợp đặc biệt để đảm bảo nắm bắt được cơ hội kinh doanh, Giám đốc Công ty có thể quyết định vượt tối đa 50% mức phân cấp. Tuy nhiên, sau đó Giám đốc Công ty phải báo cáo ngay xin ý kiến của Chủ tịch và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Có nghĩa là tự doanh cổ phiếu BSC có thể đạt tới 30 tỷ trong tình hình thị trường có nhiều tiềm năng và thuận lợi.
Khuyến khích đầu tư vào doanh nghiệp cổ phần hoá, có hoạt động kinh doanh tốt. Mỗi loại cổ phiếu không vượt quá 3% vốn điều lệ (3 tỷ đồng).
Tự doanh trái phiếu: không có một quy định cụ thể về nguồn vốn để kinh doanh trái phiếu. Nhưng phần lớn là lấy từ nguồn vốn uỷ thác từ ngân hàng mẹ, thông thường chiếm khoảng 80 đến 90 % giá trị danh mục đầu tư
2.3. Đánh giá về hoạt động tự doanh của BSC
Hoạt động Tự doanh của Công ty bao gồm Tự doanh Cổ phiếu, Tự doanh Trái phiếu và Tiền gửi. Bảng sau thể hiện tóm tắt các danh mục đầu tư của Công ty:
Bảng4: Tóm tắt danh mục đầu tư của BSC
Đơn vị: triệu đồng
Danh Mục Đầu Tư
2004
2005
Giá trị
Tỷ lệ%
Giá trị
Tỷ lệ%
Cổ phiếu
11.595.223
12,28
16.015.161.350
14,08
CP niêm yết
3.272.453
3,46
1.265.680.550
1,11
CP chưa niêm yết
8.322.770
8,82
14.749.480,800
12,96
Trái Phiếu và Tiền Gửi
82.767.245
87,71
97.768.062.500
85,92
Trái phiếu, chiết khấu
37.225993
39,45
46.071.380
40,49
Tiền gửi có kỳ hạn
45.541.252
48,26
51.696.682.500
45,43
Tổng Cộng
94.362.468
100
113.783.223.850
100
Nguồn BSC
Nhận xét:
Cùng với sự khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm qua, danh mục đầu tư cổ phiếu của BSC cũng tăng trưởng mạnh tương ứng. Tuy nhiên, do đầu tư cổ phiếu vẫn chiếm 1 tỷ trọng chưa tương xứng trong cơ cấu đầu tư của BSC, nên mức lãi vốn (không tính cổ tức, trái tức) toàn danh mục của BSC (6.36%) vẫn thấp hơn mức tăng của VN Index trong năm 2005 (28.51%). Mức lãi vốn của danh mục đầu tư cổ phiếu tương đối ấn tượng (45.16%), chứng tỏ tuy chưa huy động kịp thời vào cổ phiếu thời gian vừa qua nhưng các cổ phiếu mua vào thời gian qua đã cho thành quả khích lệ.
Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn (45 %) trong nguồn vốn BSC làm hạn chế khả năng sinh lợi nhuận và tính thanh khoản của nguồn vốn.
Để có cách nhìn chi tiết hơn, ta đi vào phân tích từng danh mục Tự doanh của BSC:
2.3.1. Hoạt động Tự doanh Cổ phiếu
2.3.1.1. Đánh giá và nhận xét chung:
Đánh giá theo cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết:
Bảng 5: Tình hình hoạt động Tự doanh Cổ phiếu phân theo niêm yết và OTC
Danh môc
Vèn §T
Tû lÖ
Gi¸ trÞ 30/12/05
Tû lÖ
% L·i vèn
CP niªm yÕt
1,265,680,550
7.90%
1,667,042,500
7.17%
31.71%
Cæ phiÕu cha niªm yÕt
14,749,480,800
92.10%
21,580,264,000
92.83%
46.31%
Tæng céng
16,015,161,350
100.00%
23,247,306,500
100.00%
45.16%
Nguồn: BSC
Nhận xét:
Danh mục đầu tư cổ phiếu đã chứng tỏ được mức lãi suất cao, đặc biệt trong năm vừa qua. Tuy nhiên, mức lãi vốn trong 1 khoảng thời gian đầu tư tương đối dài chưa đáp ứng được kỳ vọng nếu xét tới xu hướng thị trường vừa qua.
Danh mục đầu tư cổ phiếu hướng mạnh vào các doanh nghiệp chưa niêm yết (OTC), với tỉ lệ cao. Thực tế, mức lãi vốn trên thị trường OTC cao hơn thị trường chính thức của danh mục chứng tỏ xu thế đúng hướng khi tăng cường tỉ trọng của các doanh nghiệp OTC.
Đầu tư vào các cổ phiếu trên sàn hiện tại phần nhiều phục vụ cho việc sửa lỗi hạch toán vào tài khoản tự doanh của Phòng Môi giới.
Với hạn mức hiện tại, vốn đầu tư mới chỉ còn 3.984.838.650 đồng trong trường hợp không bán. Nếu không tăng hạn mức, tăng vốn hoặc bán bớt cổ phần, vốn BSC sẽ không đáp ứng được nhu cầu đầu tư sắp tới.
Đánh giá theo ngành:
Bảng 6: Tình hình hoạt động Tự doanh Cổ phiếu theo ngành
TT
CP
Vốn
Tỷ lệ
Giá trị 31/12/05
Tỷ lệ
% Lãi vốn
Ngân hàng tài chính
2,161,750,000
13.50%
4,396,500,000
10.44%
103.38%
-
NH Quân đội
1,700,000,000
10.61%
3,840,000,000
9.12%
125.88%
-
NH Phương nam
461,750,000
2.88%
556,500,000
1.32%
20.52%
Viễn thông
84,562,500
0.53%
120,015,000
0.29%
41.92%
-
SAM
73,062,500
0.46%
105,515,000
0.25%
44.42%
-
Viễn Liên
11,500,000
0.07%
14,500,000
0.03%
26.09%
Dầu khí
2,749,960,800
17.17%
3,235,248,000
7.69%
17.65%
-
VIPCO
2,749,960,800
17.17%
3,235,248,000
7.69%
17.65%
XD & VLXD
2,844,638,120
17.76%
3,660,561,800
8.70%
28.68%
-
REE
8,003,740
0.05%
14,688,800
0.03%
83.52%
-
SAV
302,352,980
1.89%
409,200,000
0.97%
35.34%
-
Sông đà 10
1,420,000,000
8.87%
1,420,000,000
3.37%
0.00%
-
BPC
12,084,600
0.08%
11,040,000
0.03%
-8.64%
-
Nhựa Tiền phong
1,100,000,000
6.87%
1,803,400,000
4.28%
63.95%
-
BTC
1,396,800
0.01%
648,000
0.00%
-53.61%
-
BT6
800,000
0.00%
1,585,000
0.00%
98.13%
Chế biến thực phẩm
4,797,347,000
29.96%
7,449,168,000
17.69%
55.28%
-
BBC
77,337,000
0.48%
102,492,000
0.24%
32.53%
-
VNM
1,036,770,000
6.47%
2,217,616,000
5.27%
113.90%
-
LAF
3,240,000
0.02%
4,060,000
0.01%
25.31%
-
TAC
2,430,000,000
15.17%
3,825,000,000
9.09%
57.41%
-
INFOCO
1,250,000,000
7.81%
1,300,000,000
3.09%
4.00%
Hàng tiêu dùng
670,136,880
4.18%
825,526,400
1.96%
23.19%
-
BBT
81,405,000
0.51%
74,250,000
0.18%
-8.79%
-
HAP
423,600
0.00%
456,000
0.00%
7.65%
-
KHA
578,680
0.00%
596,400
0.00%
3.06%
-
TRI
229,600
0.00%
224,000
0.00%
-2.44%
-
Pinaco
587,500,000
3.67%
750,000,000
1.78%
27.66%
Giao nhận & vận chuyển
51,466,050
0.32%
65,877,300
0.16%
28.00%
-
GMD
793,500
0.00%
1,181,500
0.00%
48.90%
-
MHC
1,890,000
0.01%
2,330,000
0.01%
23.28%
-
TMS
48,782,550
0.30%
62,365,800
0.15%
27.84%
Cơ sở hạ tầng
2,002,000,000
12.50%
2,618,000,000
6.22%
30.77%
-
CII
2,002,000,000
12.50%
2,618,000,000
6.22%
30.77%
Khác
653,300,000
4.08%
876,410,000
2.08%
34.15%
-
SGH
23,160,000
0.14%
10,800,000
0.03%
-53.37%
-
SSC
383,600,000
2.40%
616,000,000
1.46%
60.58%
-
VFMVF1
246,540,000
1.54%
249,610,000
0.59%
1.25%
Tổng cộng
16,015,161,350
100.00%
42,098,113,000
100.00%
162.86%
Nguồn:BSC
Nhận xét:
Điều tích cực của danh mục đầu tư BSC là các ngành Ngân hàng tài chính và Chế biến thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong danh mục lại là những ngành có mức lãi vốn rất cao, là động lực chính thúc đẩy mức sinh lời của danh mục.
Ngành dầu khí và Viễn thông có những tín hiệu tích cực. Ngành dầu khí tuy mới đầu tư đã có mức lãi vốn tương đối cao. Ngành viễn thông tuy hiện tại còn rất ít trong danh mục nhưng có triển vọng tương đối sáng sủa.
Ngành Xây dựng và VLXD tuy mức lãi tương đối khá nhưng không tương xứng với tiềm năng do ngành này chịu ảnh hưởng mạnh của tình trạng đóng băng bất động sản, cạnh tranh gay gắt trong ngành.
2.3.1.2. Đánh giá danh mục cổ phiếu niêm yết
Bảng sau thể hiện khuyến nghị của các cổ phiếu niêm yết trong danh mục (chi tiết tại Phụ lục 1):
Bảng 7: Phân tích các cổ phiếu niêm yết trong danh mục đầu tư BSC
STT
Mã cty
LN
EPS
ROE
P/E
sau thuế (*)
2005
2005
1
BBC
12,284,055,606
2,194
12.72%
11.49
2
BBT
1,273,084,560
186
1.65%
58.03
3
BT6
20,375,968,720
3,464
20.24%
10.08
4
BTC
452,654,964
359
3.28%
24.80
5
GMD
118,592,841,504
5,930
20.58%
15.35
6
HAP
14,108,833,697
4,341
8.06
7
KHA
13,986,733,589
4,608
31.03%
4.51
8
LAF
8,150,000,000
4,267
15.53%
4.64
9
REE
67,178,784,253
2,381
15.26%
21.42
10
SAM
103,200,260,020
4,410
19.13%
13.83
11
SAV
16,192,863,363
3,598
18.56%
10.37
12
SGH
2,555,735,009
1,447
11.14%
12.51
13
SSC
29,374,930,146
4,896
27.03%
10.52
14
TMS
15,197,736,746
4,605
18.89%
10.75
15
TRI
5,707,807,453
1,506
9.26%
19.26
16
VF1
300,000,000,000
15.23%
17
VNM
604,373,698,532
3,801
28.06%
18.68
(*) Số liệu tính toán của các công ty dựa trên BCTC 2005 chưa kiểm toán. Giá các loại chứng khoán niêm yết được lấy tại thời điểm 01/03/2005
Nhận xét:
Danh mục cổ phiếu còn nhiều cổ phiếu nắm giữ nhỏ lẻ, phát sinh từ các bút toán sửa lỗi. Việc đầu tư chưa có một chiến lược cụ thể, phản ánh cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng của các cổ phiếu niêm yết trong danh mục.
Danh mục cổ phiếu niêm yết tính cho đến nay đã đạt tỷ suất lợi nhuận cao (58%), tuy nhiên chỉ được cấu thành bởi một số cổ phiếu mà BSC nắm giữ số lượng tương đối lớn như VNM, SSC, SAV, BBC, BBT, VF1. Trong những cổ phiếu này thì cổ phiếu BBT là cổ phiếu ít triển vọng và VF1 thị giá đã vượt NAV quá xa, nên được điều chỉnh bán. Ngoài ra, đối với danh mục cổ phiếu lẻ, phát sinh từ bút toán điều chính, nên được cơ cấu lại cho gọn danh mục đầu tư.
Các khuyến nghị chỉ mang tính chất thời điểm do thị trường niêm yết là một thị trường nhạy cảm, đặc biệt trong thời điểm cuối quý I/2006 do giá cổ phiếu biến động từng ngày với biên độ lớn
2.3.1.3. Đánh giá danh mục cổ phiếu chưa niêm yết:
Sau khi VNM lên niêm yết vào đầu năm 2006, số cổ phiếu OTC còn lại được thể hiện ở bảng sau (chi tiết tại Phụ lục 2):
Bảng 8: Danh mục các cổ phiếu chưa niêm yết của BSC
TT
CP
§¬n vÞ
ph¸t hµnh
MÖnh gi¸
Gi¸ mua
Sè lîng
Thµnh tiÒn
Gi¸ 31/12/05
Gi¸ trÞ 31/12/05
% L·i vèn
Ghi chó
-
CII
Cty CP §Çu t H¹ tÇng kü thuËt
10,000
13,000
154,000
2,002,000,000
17,000
2,618,000,000
30.77%
SSI
-
Qu©n ®éi
Ng©n hµng TMCP Qu©n ®éi
10,000
14,167
120,000
1,700,000,000
32,000
3,840,000,000
125.88%
SSI
-
VNM
Cty CP S÷a ViÖt Nam
10,000
23,189
44,710
1,036,770,000
49,600
2,217,616,000
113.90%
SSI
-
TAC
Cty CP DÇu thùc vËt Têng An
10,000
16,200
150,000
2,430,000,000
25,500
3,825,000,000
57.41%
SSI
-
Ph¬ng Nam
Ng©n hµng TMCP Ph¬ng Nam
10,000
17,425
26,500
461,750,000
21,000
556,500,000
20.52%
Vietstock
-
ViÔn Liªn
Cty CP ViÔn Liªn
10,000
11,500
1,000
11,500,000
14,500
14,500,000
26.09%
TT OTC
-
INFOCO
Cty CP TP C«ng nghÖ INFOCO
10,000
12,500
100,000
1,250,000,000
13,000
1,300,000,000
4.00%
TT OTC
-
S«ng §µ 10
Cty CP S«ng §µ 10
10,000
11,833
120,000
1,420,000,000
11,833
1,420,000,000
0.00%
NG
-
§êng thuû
Cty VËn t¶i x¨ng dÇu ®êng thuû
10,000
10,200
269,604
2,749,960,800
12,000
3,235,248,000
17.65%
TT OTC
-
Nhùa tiÒn phong
10,000
11,000
100,000
1,100,000,000
18,034
1,803,400,000
63.95%
KQĐG
-
Pinaco
10,000
11,750
50,000
587,500,000
15,000
750,000,000
27.66%
TT OTC
Nhận xét:
- Danh mục cổ phiếu chưa niêm yết đã chứng tỏ được mức lãi cao. Tuy nhiên, tỉ trọng danh mục đầu tư OTC còn nhỏ và các ngành nền tảng cần đầu tư chiếm tỷ lệ chưa cao. Do đó, CP OTC chưa có tác động nhiều tới toàn bộ danh mục, mặc dù mức sinh lời cao.
- Các cổ phiếu có Khuyến nghị “Bán” và “Nắm giữ ngắn hạn” cần cân nhắc kỹ quyết định liệu có nên duy trì trong danh mục trong ngắn và trung hạn hay không do giá đã ở mức cao, hoặc quy mô nhỏ, hoặc phát triển thiếu chiến lược cụ thể.
- Một số CP có khuyến nghị Nắm giữ dài hạn có thể mua thêm làm tăng tỷ lệ trong danh mục, đặc biệt là CP Nhựa Tiền phong.
2.3.2.Hoạt động Tự doanh Tiền gửi, Trái phiếu
Bảng 9. Bảng liệt kê Tiền gửi, Trái phiếu trong danh mục đầu tư BSC
TT
C¸c kho¶n
®Çu t
§¬n vÞ
ph¸t hµnh
Gi¸ mua
Sè lîng
Thµnh tiÒn
Ngµy thanh to¸n
Tû lÖ
L·i xuÊt
(%/n¨m)
Ngµy ph¸t hµnh
Ngµy thanh to¸n
1
2
3
5
6
7
11
I
TiÒn göi
T¹i §«ng Sµi Gßn
51,696,682,500
52.88%
II
Tr¸i phiÕu
46,071,380,000
47.12%
1
CP1C0101
95,470
2,300
219,580,000
15/06/2006
0.22%
7.20%
15/06/2001
15/06/2006
2
CP1_0403
100,000
30,000
3,000,000,000
7/11/2008
3.07%
8.35%
7/11/2003
7/11/2008
3
EVN
Tr¸i phiÕu TCT ®iÖn lùc VN
100,000
299,000
29,900,000,000
6/5/2010
30.58%
8.80%
6/5/2005
6/5/2010
4
TPCTGTTL
Tr¸i phiÕu c«ng tr×nh GTLT
100,400
4,500
451,800,000
0.46%
5
HCM_0204
TP ®« thÞ TP.HCM ®ît 2/2004
100,000
125,000
12,500,000,000
8/19/2009
12.79%
8.25%
8/19/2004
8/19/2009
céng
97,768,062,500
100.00%
Nguồn: BSC
Nhận xét:
Vì hoạt động đầu tư tiền gửi, trái phiếu trong nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay dễ trùng vào nhau nên việc đánh giá riêng danh mục tiền gửi, trái phiếu trong danh mục BSC có nhiều phiến diện, chủ yếu duy trì mức cân bằng của danh mục, hạn chế rủi ro.
Tỉ lệ trong danh mục đầu tư Tiền gửi và Trái phiếu tương đối cân bằng. Tỷ lệ tiền gửi quá cao và tập trung tại 1 nơi làm tính thanh khoản và hạn chế rủi ro của danh mục giảm. Trong thời điểm hiện tại, với mức lãi suất tăng cao ngắn hạn, đầu tư tiền gửi có thể là chiến lược linh động nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Trái phiếu của của EVN chiếm 1 tỷ lệ lớn trong danh mục.
CHƯƠNG III
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHO BSC
3.1. Sự cần thiết phát triển hoạt động tự doanh của BSC.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập. Vì vây đòi hỏi mỗi cá nhân tổ chức đều phải nỗ lực vận động, đủ mạnh để có thể cạnh tranh với các đối tác khi tham gia vào thị trường VIệt Nam. Các khối doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trước vẫn đang còn chậm chạm, không linh hoạt do phụ thuộcj quá nhiều vào nhà nước phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, và BSC cũng không nằm ngoài số đó.
BSC là một công ty chứng khoán, là một chủ thể quan trọng trong TTCK đang phải dối đầu với rất nhiều sự cạnh tranh. Trước tiên là sự cạnh tranh trong nước từ phía các CTCK khác, các cônng ty các quỹ hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Thứ hai là sự cạnh tranh với các tổ chức tài chính quốc tế đang nhòm ngó vào thị trường Việt Nam, khi Việt Nam thực sự tự do hoá trong lĩnh vực tài chính thì các tổ chức này thực sự là những đối thủ đáng nể trước xu thế thâu tóm và sáp nhập đang diễn ra trên toàn thế giới.
Trong khi đó, như đã nói ở những phần trên, lĩnh vự hoạt động đem lại lợi nhuân nhiều nhất cho các CTCK hiện nay chính là hoạt động tự doanh. Hoạt động tự doanh mạnh có thể tăng cường được khả năng tài chính từ đó tăng tính cạnh tranh cho các CTCK, và BSC cũng vậy. Với lợi thế của Ngân hàng mẹ, BSC có tiềm năng vốn rất lớn, do đó vấn đề đặt ra là phải sử dụng sao cho hiệu quả nguồn vốn đó. Muốn vậy phải nâng cao tính an toàn và sinh lời cho danh mục đầu tư của BSC. Sau một quá trình thực tập dài tại phòng đầu tư của BSC và dựa trên những kiến thức có được tại Đại học, em xin đựoc đề ra một số biện pháp sau.
3.2. Các biện pháp phát triển hoạt động tự doanh cho BSC.
Với thực trạng hoạt động tự doanh tại BSC như đã đưa ra ở phần trên cùng với những điều kiện khách quan và chủ quan đối với BSC và để phát triển hoạt động tự doanh cần thiết phải đưa ra hai nhóm giải pháp chính là giải pháp ngắn hạn và nhóm giải pháp dài hạn mang tính chiến lược định hướng chung cho hoạt động tự doanh của toàn công ty.
3.2.1. Các giải pháp ngắn hạn
3.2.1.1. Điều chỉnh lại danh mục đầu tư.
Từ đầu năm 2006 đến nay thị trường chứng khoán có nhiều biến động lớn cả về tương quan cung cầu chứng khoán lẫn tình hình làm ăn của các công ty cổ phần nên giá cổ phiếu trên thị trường niêm yết lẫn cổ phiếu tự do có nhiều biến động, tạo nên nhiều thời cơ xong cũng tạo nên nhiều rủi ro cho hoạt động tự doanh tại BSC. Với tình hình trước mắt thì nhiệm vụ đặt ra trước mắt là phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư cho phù hơp theo hướng sau:
Đối với cổ phiếu niêm yết: Theo danh mục đầu tư đã đưa ra ở phần trên thì có tồn tại một số vấn đề:
Một số cổ phiếu mà BSC nắm giữ không hiệu quả và phần lớn nguyên nhân là do bút toán sửa lỗi từ bộ phận môi giới do đó cần bán ngay để làm gọn danh mục đầu tư như một số mã cổ phiếu sau: BBT, BTC, KHA, SGH.
Một số cổ phiếu mà BSC nắm giữ đã lâu, hiện tại đang được giao dịch với thị giá cao trong tình hình thị trường đang nóng như hiện nay thì nên bán trong ngắn hạn như: TMS, VF1, HAP, REE, SAM.
Một số cổ phiếu thuộc các ngành có triển vọng như vận tải biển, kinh doanh thực phẩm, xuất khẩu và các ngành thuộc lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như du lịch, nông nghiệp thì nên mua thêm vào và nắm giữ trong dài hạn như: BBC, BT6, GMD, LAF, SAV, SSC, TRI, VNM.
Đối với cổ phiếu chưa niêm yết. Phần lớn các cổ phiếu chưa niêm yết nằm trong danh mục đầu tư của BSC đều đã được phân tích rất kỹ trước khi ra quyết định đầu tư nên danh mục cổ phiếu chưa niêm yết của BSC khá tốt. Tuy nhiên cần đưa khuyến nghị đối với các cổ phiếu nên bán và nên nắm giữ:
Trong danh mục đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết chỉ duy nhất có một cổ phiếu nên bán là: cổ phiếu NHTMCP Phương Nam.
Các cổ phiếu còn lại là khá tốt, có khả năng tăng trưởng trong tương lai thậm chí có những cổ phiếu chắc chắn sẽ được niêm yết trong năm 2006 như CII, Sông Đà 10, và các cổ phiếu nên nắm giữ trong dài hạn như CP NHTMCP Quân Đội, Tường An, Viễn Liên, INFOCO, XD Đường Thuỷ, Nhựa Tiền Phong, Pinaco.
Ngoài ra, hiện nay với chủ chương cổ phần hoá các công ty Nhà nước theo Nghị định 187/2004/CP-NĐ và thông tư 126/2004/TT-BTC tạo ra rất nhiều nguồn hàng có chât lượng cao. Do đó cần phải tranh thủ cơ hội này để gom các nguồn hàng có chất lượng cao này ngay từ khi mới phát hành lần đầu ra công chúng
3.2.1.2. Nâng cao năng lực nhân sự.
Nhân sự là vấn đề cốt lõi của hoạt động đầu tư chứng khoán, do đó nhất thiết phải tăng cường năng lực nhân sự cho hoạt động tự doanh. Có thể tăng cường theo các hướng sau:
Hiện nay, phòng Đầu Tư tại BSC còn chưa tập trung vào hoạt động đầu tư mà hoạt động trên hai mảng là tư vấn tài chính doanh nghiệp và tự doanh cổ phiếu. Do đó hiện tại phòng đầu tư có những lúc rất thiếu người khi có hợp đồng tư vấn và có những lúc thừa người khi không có hợp đồng, các nhân viên trong phòng không nắm chắc các nghiệp vụ chính của mình và không có trách nhiệm cao với nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, điều nên làm với phòng Đầu Tư hiện nay là tách phòng Đầu Tư ra làm hai là phòng Tự Doanh và Phòng Tư Vấn Tài Chính Doanh Nghiệp, đê các nhân viên nắm rõ được nghiệp vụ của mình và có trách nhiệm với công việc.
Đối với năng lực nhân sự, BSC có đội ngũ nhân sự rất tốt phần lớn đều tốt nghiệp Đại học, Cao học tại các trường danh tiếng trong nước và nước ngoài chuyên ngành vể tài chính. Tuy nhiên, TTCK là lĩnh vực khá mới mẻ và có tốc độ thay đổi nhanh chóng, nên công ty phải không ngừng tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.
Một vấn đề khác cần nói tới là: BSC vẫn chưa sử dụng tối đa nguồn lực nhân sự hiện có. Theo xác định nhiệm vụ chính của phòng Nghiên Cứu và Phát Triển của BSC ban đầu là chuyên nghiên cứu ra sản phẩm mới và nghiên cứu thống kê nền kinh tế, phân tích ngành, phân tích kỹ thuật để hỗ trợ cho đầu tư. Nhưng hiện tại phòng Nghiên Cứu và Phát Triển vẫn chưa làm được nhiệm vụ trên mà mới chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động tư vấn đấu giá. Đây chính là sự lãng phí rất lớn vể nhân sự tại BSC. Chính vì vậy cần phải có sự điều chỉnh nhân sự giữa phòng Nghiên Cứu và phòng Đầu Tư để có thể sử dụng tối ưu nguồn nhân lực có sẵn tại BSC.
3.2.1.3. Tăng tính linh hoạt trong danh mục đầu tư
Trong giai đoạn tăng trưởng của TTCK như hiện nay, cùng vơi lợi thế về vốn từ Ngân hàng mẹ, BSC cần phải tranh thủ cơ hội làm tăng tính sinh lời trên danh mục đầu tư của mình bằng cách tăng tỷ trọng cổ phiếu lên, giảm bớt tỷ lệ trái phiếu và tiền gửi xuống. Chỉ nên đầu tư khoảng 35% đến 45% danh mục đầu tư vào trái phiếu để đủ đảm bảo tính an toàn cho danh mục. Cụ thể cơ cầu danh mục đầu tư xin đựơc đưa trong phần Kiến Nghị ở phần cuối của chuyên đề
3.2.2. Nhóm giải pháp dài hạn
Nhóm giải pháp dài hạn mang tính chiến lựoc lâu dài, làm định hướng cho hoạt động tự doanh. Nên nhóm giải pháp sẽ gồm các chiến lược chung, chiến lược đầu tư cổ phiếu, chiến lược đầu tư trái phiếu và tiền gửi.
3.2.2.1. Chiến lược đầu tư chung
Qua phân tích động thái thị trường, tiềm năng tăng trưởng và một số ngành triển vọng, chiến lược đầu tư chung của BSC được rút ra như sau:
Chú trọng phát triển doanh mục đầu tư cổ phiếu với mục tiêu tăng trưởng, dài hạn và chủ động.
Linh động và đa dạng hóa danh mục trái phiếu, tiền gửi từng thời kỳ.
Trong các thời điểm cụ thể, tùy tình hình thị trường, linh động đầu tư ngắn và trung hạn, nhằm sử dụng tối ưu hóa nguồn vốn sẵn có.
Hạn chế rủi ro bằng cách đa dạng hóa loại hình đầu tư và các ngành, thành phần kinh tế.
Mục tiêu: tăng trưởng danh mục không thấp hơn tăng trưởng của Vn Index và không thấp hơn 12% / năm.
Cơ cấu Danh mục đầu tư BSC trong ngắn và trung hạn:
Biểu đồ 6: Định hướng cơ cầu DMĐT
Thị trường cổ phiếu còn nhiều yếu tố tích cực báo hiệu những đợt tăng giá mới. Để đạt được mức tăng trưởng cao, cơ cấu cổ phiếu trong danh mục đầu tư của BSC có thể đạt tới 60-75%, tuỳ thuộc vào nguồn vốn lưu động và chi trả chi phí từng thời kỳ (có tính đến thời điểm chi trả hoặc cần dùng những nguồn lớn qua đó tối đa hoá lợi nhuận của Công ty). Về cơ bản, tỉ lệ 1 danh mục đầu tư cần đạt tới là Cổ phiếu 60-75%, Trái phiếu 20-35%. Giữ lại 5% làm nguồn vốn khả dụng để bảo đảm hoạt động và chi trả chi phí hàng ngày. Khi BSC được tăng hạn mức hoặc tăng vốn, việc đầu tư đa số phần vốn cho phép vào cổ phiếu, đặc biệt là các công ty bán cổ phần lần đầu thuộc các ngành trọng yếu của nền kinh tế sẽ tăng khả năng lãi của danh mục trong ngắn và trung hạn.
3.2.2.2. Chiến lược đầu tư cổ phiếu
3.2.2.2.1. Chiến lược đầu tư cổ phiếu
Tiêu chí đầu tư chung áp dụng đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá như sau:
Chú trọng vào các doanh nghiệp lớn, phát hành cổ phiếu lần đầu, có lợi thế cạnh tranh cao về thị trường, thương hiệu hoặc vốn, và có triển vọng niêm yết (đối với DN chưa niêm yết).
Các doanh nghiệp kinh doanh liên tục có lãi trong vòng 3 năm gần nhất, tình hình tài chính lành mạnh, có tỉ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) > 10% và đảm bảo mức cổ tức thụ hưởng tính theo giá mua vào (Cổ tức/ Giá) >5%, hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chất ổn định và có chiều hướng phát triển.
Phối hợp hợp lý trong từng thời điểm đầu tư giữa các doanh nghiệp Cổ phần hoá mới, niêm yết và có triển vọng niêm yết; giữa các doanh nghiệp có quy mô lớn (vốn điều lệ >100 tỉ), vừa (30-100 tỷ), và nhỏ (<30 tỷ); giữa các doanh nghiệp ổn định (kết quả kinh doanh tốt, tỉ suất cổ tức cao và ổn định nhưng không hoặc có ít dự án mở rộng và tiềm năng phát triển) và các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển (tuy có khó khăn hiện tại, phải huy động 1 nguồn vốn lớn nhưng có nhiều dự án có khả năng thu hồi vốn cao, đang trong quá trình phát triển mạnh).
Phân bổ hợp lý danh mục đầu tư theo các ngành: chú trọng đến những ngành có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, các ngành có lợi thế cạnh tranh cao, được Nhà nước ưu tiên phát triển và chiếm vị trí trọng yếu của nền kinh tế, các công ty có tiềm năng tăng trưởng ồn định. Sự phân bổ đầu tư theo các ngành theo thứ tự sau:
Ngân hàng, bảo hiểm : tối đa 18% danh mục cổ phiếu
Tài nguyên khai khoáng (Dầu khí, than, khoáng sản): tối đa 18%
Viễn thông (thiết bị thông tin và dịch vụ viễn thông) : tối đa 18%
Hàng hải (Đóng tàu, vận chuyển, kho vận cảng biển): tối đa 18%
Ngoài 4 ngành chính trên sẽ là sự lựa chọn của danh mục trong tương lai (mục tiêu chiếm khoảng 70% danh mục đầu năm 2007). Các ngành sau (chiếm 30%) cũng được chú ý khi có cơ hội (mỗi ngành không quá 10% danh mục cổ phiếu):
Những ngành có hàm lượng chất xám cao trên sản phẩm mà Việt nam có tiềm năng phát triển: lập trình, sản xuất và buôn bán các sản phẩm tin học, điện tử, các hãng gia công hoặc chế tạo các bộ phận cho các hãng nổi tiếng nước ngoài phù hợp với chủ trương nội địa hoá sản xuất, Công nghệ sinh học và Vật liệu mới,
Sản phẩm nông lâm ngư nghiệp có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế, có tiềm năng xuất khẩu cao khi Việt Nam gia nhập AFTA và WTO.
Những ngành có hàm lượng nhân công cao trên sản phẩm như may mặc, dày dép, các nhà máy chế suất lớn về chăn nuôi (sữa và các sản phẩm từ sữa, giống gia cầm) và cây trồng (rau quả xuất khẩu, các trung tâm giống cây trồng).
Các ngành chế biến và công nghệ Thực phẩm (Bia, nước giải khát, Bánh kẹo, )
Sản xuất và kinh doanh Dược phẩm, các thiết bị y tế và chăm sóc sức khoẻ
Các ngành dich vụ khác có tiềm năng như bán lẻ siêu thị, Du lich khách sạn,
3.2.2.2.2. Các thông tin cơ bản quyết định đến việc đầu tư
Phân tích ngành doanh nghiệp đang hoạt động
Phân tích tài chính (phân tích hoạt động kinh doanh và rủi ro)
Phân tích thị trường, khả năng cạnh tranh
Phân tích chiến lược và tiềm năng phát triển
Đề xuất có (hoặc không) đầu tư, Mức giá và Mức vốn dự kiến đầu tư (có tính đến việc đa dạng hoá Danh mục đầu tư và Danh mục đầu tư ưu tiên đã được xác định).
Thời hạn dự kiến thu hồi vốn: Ngắn hạn (6 tháng- 1 năm), Trung hạn (1-2 năm) hay Dài hạn (2-5 năm); Mức giá có thể đạt được tại thời điểm thu hồi vốn (có thể theo phương pháp P/E lấy mức dự kiến lợi nhuận của công ty tại thời điểm thu hồi vốn). Qua đó, công ty dự kiến đầu tư có thể được xác định mang lại mức lợi nhuận là bao nhiêu so với lãi suất ngân hàng và những rủi ro tiềm ẩn của việc đầu tư.
Qua những thông tin và động thái thị trường quanh cuộc đấu giá (Trường hợp là CP hoá mới NY), Phòng Đầu tư HS và CN trình Giám đốc bổ xung những sự thay đổi trước giờ đấu giá nếu thấy cần thiết.
Sau cuộc đầu giá, Trách nhiệm của các Phòng chức năng có liên quan trong việc quản lý tốt Danh mục đầu tư của BSC:
Theo định kỳ (đề xuất khoảng 3 tháng), các Phòng chức năng có tờ Trình Giám đốc về thực trạng các ngành, các Công ty trong Danh mục đầu tư, những thay đổi và đề xuất phù hợp với tình hình mới.
Khi có những diễn biến Thị trường đột biến, các Phòng có thể Trình Giám đốc bổ sung, trong đó nêu rõ hướng giải quyết và lý do.
3.2.2.2.3. Phân loại các loại hình đầu tư Cổ phiếu
Đầu tư Cổ phiếu cuả Doanh nghiệp Nhà nước mới Cổ phần hoá:
Hiện nay nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Từng bước, Việt Nam đã xác định được những thế mạnh có ưu thế cạnh tranh trên trường quốc tế, tạo động lực tốt trong quan hệ và biến những ưu thế của mình thành những động lực lớn, đặc biệt trước thềm Việt Nam gia nhập AFTA và WTO. Mục tiêu phát triển gắn liền với việc huy động 1 nguồn vốn lớn cho các doanh nghiệp phù hợp với chủ trương Cổ phần hoá và sắp xếp lại hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước. Trong môi trường đầu tư hiện tại, chủ trương đầu tư chủ yếu của BSC trong một vài năm tới vào các doanh nghiệp cổ phần hoá là hướng đầu tư đúng đắn và khả thi.
Việc nắm bắt cơ hội đầu tư trong các doanh nghiệp cổ phần hoá lớn của nhà nước đảm bảo được tính an toàn và hiệu quả cao, là hướng đầu tư chủ yếu của BSC trong thời gian vừa qua và 1 vài năm tới. Thời hạn dự kiến thu hồi vốn ở loại hình DN này theo trung hạn (1-3 năm) hay dài hạn (>3 năm). Tiêu chí đầu tư loại hình CP này theo tiêu chí đầu tư chung đã nêu ở trên.
Cổ phiếu của các Công ty đã CP hoá nhưng chưa niêm yết:
Hiện tại, có nhiều doanh nghiệp lớn có nhiều triển vọng niêm yết trong khoảng 1-2 năm trên thị trường OTC, như Bảo Minh, Ngân hàng ACB, nhưng thường có giá “đắt” hơn giá thông qua đấu giá trực tiếp và rất khó để mua gom 1 khối lượng lớn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đầu tư vào các Công ty CP hoá này nên được cân nhắc nghiêm túc khi Công ty dự liệu có thể mua gom được 1 lượng CP lớn từ nguồn tin cậy khi giá xuống thấp do ảnh hưởng của Thị trường niêm yết, đặc biệt khi việc đầu tư phù hợp với việc phân bổ Danh mục đầu tư và nguồn vốn đã được xác định. Thời hạn dự kiến thu hồi vốn ở loại hình DN này theo Trung hạn (1-3 năm). Tiêu chí đầu tư loại hình CP này theo tiêu chí đầu tư chung đã nêu ở trên.
Cổ phiếu của các Công ty đang Niêm yết:
Các Công ty niêm yết có rất nhiều tiềm năng đầu tư vào thời điểm hợp lý khi Thị trường xuống thấp, sự thay đổi về hạn mức cho Nhà đầu tư nước ngoài hay Công ty được dự báo sẽ có đột biến trong tình hình kinh doanh trong năm. Thời hạn dự kiến thu hồi vốn ở loại hình DN này theo ngắn hạn (6 tháng-1 năm). Ngoài các tiêu chí chung, các công ty niêm yết còn có các tiêu chí đầu tư sau (trong giai đoan hiện nay):
Có tính thanh khoản cao hoặc trung bình
Có chế độ công bố thông tin tốt
Có chỉ số EP (Earning/ Price)> k (giả dụ k=15%), Cổ tức/ Giá: >5%
Kết quả kinh doanh các quý tốt và (hoặc) có tiềm năng tạo đột biến cao trong kết quả kinh doanh cuối năm.
Vẫn còn Room dành cho nhà đầu tư nước ngoài (Tỉ lệ ĐT NN < 49%)
3.2.2.3 Chiến lược đầu tư trái phiếu và tiền gửi.
Hiện tại, Trái phiếu và tiền gửi trong danh mục đầu tư của BSC mới chiếm tỉ lệ tương đối lớn và được đề xuất hạ tỉ lệ xuống 25-35% theo thời gian khi các khoản tiền gửi hết hạn (Xem phần trên) nhằm đảm bảo sự cân bằng của danh mục. Các tiêu chí đầu tư vào Trái phiếu được đề xuất như sau:
Đa dạng hoá và cân đối giữa trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Ngân hàng mẹ BIDV và trái phiếu doanh nghiệp, theo tỉ lệ hợp lý (theo tỉ lệ TP CP chiếm 40%, TP doanh nghiệp và công trình chiếm 60%).
Trái phiếu của BIDV được tiếp tục ưu tiên giao dịch và nắm giữ.
Tăng tỉ lệ nắm giữ Trái phiếu của các Doanh nghiệp trong nguồn vốn của Công ty vào các Trái phiếu qua hình thức bảo lãnh phát hành, đặc biệt chú trọng đến trái phiếu của EVN (Công ty cũng có thể huy động Nguồn vốn hạn mức của BIDV thông qua hình thức bảo lãnh phát hành).
3.2. Kiến nghị về hướng giải quyết.
Với mục tiêu xây dựng 1 cơ chế thực hiện phân bổ nguồn vốn của BSC hợp lý nhất trong thời điểm hiện tại, trong đó, việc tạo ra 1 danh mục đầu tư tăng trưởng, linh động và đa dạng làm cơ sở để hướng tới nâng cơ cấu cổ phiếu nhằm tối ưu hoá danh mục đầu tư. Các tiêu chí và chiến lược khi đầu tư được xây dựng rõ ràng để tiến tới 1 danh mục hiệu quả và hạn chế rủi ro trong từng thời kỳ. Cơ cấu cần đạt tới của danh mục BSC cần đạt tới được thể hiện theo biểu đồ
Biểu đồ 7: Định hướng kết cầu danh mục đầu tư
Viễn thông
11-13%
Hàng hải 11-13%
Danh mục đầu tư BSC
100%
Cổ phiếu 60-75%
Trái phiếu 25-35%
Tài nguyên Khai khoáng
11-13%
Khác
18-23%
TP chính phủ 10-14%
TP Công ty, công trình
15-21%
Nguồn vốn khả dụng 5%
Ngân hàng bảo hiểm
11-13%
Kiến nghị:
Sự cần thiết của sự linh động, cập nhật định kỳ và phối hợp giữa các Phòng chức năng của HS và CN trong việc xây dựng Danh mục đầu tư và Phương thức tiến hành. Lập ra Phòng chuyên trách có trách nhiệm theo dõi và cập nhật thường kỳ đối với danh mục đầu tư, nhằm đảm bảo chiến lược đầu tư luôn linh động và trong tầm kiểm soát.
Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Ngân hàng mẹ BIDV và mối quan hệ với các tổ chức tài chính lớn , BSC hoàn toàn có khả năng nghiên cứu đề án trở thành Nhà tạo lập Thị trường cổ phiếu (Market maker) cho 1 số cổ phiếu chủ chốt mà BSC nắm giữ nhiều.
Xây dựng và phát triển sàn giao dịch OTC chính thức, các giao dịch được hợp thức hoá và lấy phí môi giới như trên Thị trường chính thức. Qua đó, Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thông tin và nguồn cung cấp phục vụ công tác đầu tư.
Phân rõ trách nhiệm chính cho các Phòng và cá nhân cụ thể trong Xây dựng Danh mục Đầu tư của BSC, trách nhiệm của Hội đồng đầu tư khi xác định chiến lược đầu tư từng thời kỳ. Việc xây dựng Danh mục đầu tư của Công ty cũng là trách nhiệm của tất cả nhân viên và Phòng chức năng của BSC trong việc đóng góp, cung cấp thông tin kịp thời chính xác, qua đó Công ty có chính sách bồi dưỡng và khen thưởng thích hợp.
Xuất phát từ thực tế đầu tư, đặc biệt trên thị trường niêm yết, việc đầu tư đòi hỏi phải có quyền tự quyết nhanh, tránh bỏ lỡ cơ hội trong 1 thời điểm nhất định. Do vậy, kính trình Giám đốc cân nhắc giao co Phòng Đầu tư 1 hạn mức kinh doanh nhất định, trong đó Phòng Đầu tư có thể ra quyết định đầu tư trước khi báo cáo Giám đốc trong hạn mức được duyệt.
KẾT LUẬN
Hoạt động tự doanh là hoạt động cơ bản của một CTCK. Nó quyết định tới sự tồn tại và phát triển của CTCK. Hoạt động tự doanh phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của một công ty nhưng nó cũng tác động trở lại, quyết định sự bền vững và hùng mạnh tới khả năng tài chính của CTCK. Do tầm quan trọng của họat động tự doanh nên bất cứ một CTCK nào cũng muốn tối ưu hóa hoạt động này.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, các thành phần kinh tế Việt Nam đều phải tự đổi mới làm tăng tính cạnh tranh của mình và tận dụng cơ hội này. Các lĩnh vực hoạt động trong ngành tài chính Việt Nam còn phát triển ở trình độ thấp so với các nước phát triển, TTCK Việt Nam cũng vậy. Đây là thách thức rất lớn đối với các CTCK còn non trẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng chính là thời cơ để các CTCK tự tăng cường năng lực cạnh tranh của mình thông qua hoạt động tự doanh.
Với lợi thế là công ty con của một Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, BSC tiềm lực tài chính vững vàng. Tuy nhiên BSC vẫn còn là một công ty chịu sự quản lý của nhà nước do đó cơ chế chưa linh hoạt, trong khi đó TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình tạo nên rất nhiều cơ hội và thách thức. Bởi vậy vấn đề đặt ra trước mắt hiện nay là BSC phải tự tăng cường tiềm lực tài chính của mình để đối phó với những thách thức mới và tận dụng những có hội đầu tư mới thông qua hoạt động tự doanh của mình.
Với tính cấp thiết của vấn đề đặt ra, em đã thực hiện đề tài này với mục tiêu chính là nâng cao hoạt động tự doanh của BSC chủ yếu thông qua xác định một danh mục đầu tư tối ưu và những kiến nghị đưa ra để nâng cao hiệu quả của hoạt động tự doanh tại BSC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1: Quy trình đầu tư 14
Biều đồ 2: Biều đồ tổ chức của BSC 24
Biều đồ 3: Thống kê hoạt động môi giới 26
Biểu đồ 4: Số lượng khách hàng lưu ký tại BSC 28
Biểu đồ 5: Sô lượng chứng khoán lưu ký 29
Biểu đồ 6: Định hướng cơ cấu DMĐT 57
Biểu đồ 7: Định hướng kết cấu DMĐT 63
Bảng 1: Doanh thu tự bảo lãnh phát hành qua các năm 36
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BSC năm 2004 40
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu của BSC 41
Bảng 4: Tóm tắt danh mục đầu tư của BSC 43
Bảng 5: Tình hình hoạt động kinh doanh cổ phiếu phân theo niêm yết vào OTC 44
Bảng 6: Tình hình hoạt động tự doanh cổ phiếu theo ngành 46
Bảng 7: Phân tích các cổ phiếu niêm yết trong danh mục đầu tư BSC 48
Bảng 8: Danh mục các cổ phiếu chưa niêm yết của BSC 50
Bảng 9: Bảng liệt kê tiền gửi, trái phiếu trong doanh mục đầu tư BSC 51
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8371.doc