Trong các ngành kinh tế, sản xuất nông nghiệp được coi là một ngành quan trọng và được tiếp tục phát triển khá ổn định. Sản lượng lương thực không ngừng tăng lên đã đảm bảo đủ nhu cầu tiêu dùng cho người dân, có dự trữ và một phần cung cấp cho thị trường khu vực và trong nước. Nhờ giải quyết cơ bản về vấn đề lương thực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn bước đầu đã có xu hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh cây lúa, cây hoa màu, cây ăn quả, hình thành các mô hình trang trại sản xuất tập trung. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn từng bước được tăng cường đầy đủ; nhiều công trình lớn quan trọng đã hoàn thành tăng thêm năng lực phục vụ sản xuất và đời sống của người dân. Các chương trình mục tiêu cho phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm đã được tích cực triển khai và đạt kết quả khá.
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà toàn tỉnh đã đạt được, tình hình phát triển nông nghiệp - nông thôn tỉnh Hải Dương vẫ còn những tồn tại cần giải quyết, đó là: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm, chưa rõ nét. Nông dân còn chưa quen với sản xuất hàng hoá, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, thiếu vốn và chưa mạnh dạn đầu tư cho sản xuất. Tỷ giá giữa hàng nông sản thực phẩm với các hàng hoá khác ngày càng chênh lệch, không khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho nông nghiệp còn thấp. Một số dự án đầu tư không đạt hiệu quả cao. Cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém. Công tác khuyến nông chưa đươc quan tâm thoả đáng. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp còn nhiều bất cập. Công tác giống trong nông nghiệp chưa hiệu quả. Bên cạnh đó thị trường nông sản trong cả nước không ổn định, Chính phủ chưa có chính sách phù hợp để khuyến khích nông dân chủ động sản xuất nông nghiệp.
Để khắc phục những tồn tại như nêu trên, điều cần thiết phải đưa nền nông nghiệp tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH trong nông nghiệp phát triển kinh tế nông thôn, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước đối với những mạt hàng nông sản hàng hoá chủ đạo trong tỉnh.
31 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2003-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế ở tốc độ thấp, nông nghiệp vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn và làng nghề kinh tế tạo việc làm và thu nhập cho hơn 86% dân số trong toàn tỉnh. Do đó phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn là mục tiêu trọng điểm trong tương lai của tỉnh.
Với mục đích nghiên cứu tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương, do vậy tôi đã quyết định chọn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương để thục tập. Tôi thấy rằng Sở Nông nghiệp và PTNT là nơi có thể cung cấp cho tôi đầy đủ tài liệu liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Trong báo cáo có sử dụng Thông tư liên bộ số 07/LB,TT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 24 tháng 4 năm 1996; Quyết định số 307/QĐ-UB của UBND tỉnh Hải Dương ngày 07 tháng 3 năm 1997; Quyết định số 523/QĐ/TCCB của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương ngày 25 tháng 7 năm 1998; Thông báo số 124/TB-TCCB của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương ngày 20 tháng 9 năm 2002; Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 và phương hướng hoạt động năm 2003 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương.
Phần I: Quá trình hình thành của Sở Nông nghiệp và PTNT và chức năng chung của các Sở Nông nghiệp và PTNT trên cản nước.
Ngày 24/4/1996 Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã có thông tư liên bộ số 07/LB,TT về việc thành lập Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn ở các tỉnh thành phố trực thuộc TW trên cơ sở sát nhập và tổ chức lại các tổ chức quản lý Nhà nước hiện có về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi (Sở nông nghiệp, sở lâm nghiệp, sở thuỷ lợi và các tổ chức khác quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi trực thuộc tỉnh. Theo đó Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Hải dương cũng được thành lập.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của bộ máy của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn như sau:
1/ Về chức năng:
Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn về nghiệp vụ chuyên môn chuyên ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.
2/ Sở Nông nghiệp và PTNT có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
2.1. Trình UBND tỉnh các văn bản pháp qui (quyết định, chỉ thị... ) để thực hiện Luật, Pháp lệnh và các văn bản Pháp quy về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn của Nhà nước và Bộ ban hành. Ban hành các văn bản theo thẩm quyên về các lĩnh vực do Sở phụ trách.
2.2. Trình UBND tỉnh chiến lược, qui hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm trên đại bàn tỉnh và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thự hiện sau khi được UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt về các lĩnh vực:
- Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông lâm sản và phát triển ngành nghề nông thôn.
- Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, trồng rừng, khai thác và chế biến lâm sản (nếu có).
- Quản lý tài nguyên nước (trừ nước nguyên liệu khoáng và nước địa nhiệt), quản lý việc xây dựng, khai thác công trình thuỷ lợi, công tác phòng chống bão lụt, bảo vệ đê điều (đê sông và đê biển), quản lý viậc khai thác và phát triển tổng hợp các dòng sông trên địa bàn tỉnh; quản lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, thuộc trachnhiệm được giao.
- Quản lý nhà nước các hoạt động dịch vụ thuộc ngành ở địa phương.
2.3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chính sách về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2.4. Là đầu mối phối hợp với các ngành, các cấp ở địa phương tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn thục hiện những nội dung liên quan đến phát triển nông thôn.
Là đầu mối tổng hợp tình hình báo cáo cấp trên về công tác xây dựng và phát triển nông thôn.
2.5. Thống nhất quản lý công tác giống (kể cả sản xuất và xuất nhập khẩu) về thực vật và động vật thuộc trách nhiệm được giao.
2.6. Tổ chức, chỉ đạo công tác khuyến nông, khuyến lâm.
2.7. Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng các tiến bộ KH-CN thuộc các lĩnh vực do Sở phụ trách.
2.8. Tổ chức, quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, chất lượng nông lâm sản hành hoá; quản lý công tác an toàn các công trình đê, đập, an toàn lương thực, phòng chống dịch bệnh động, thực vật, an toàn sử dụng các hoá chất trong sản xuất và bảo quản nông sản thuộc phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của Pháp luật.
2.9. Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi do Sở quản lý theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định của UBND tỉnh về phân cấp hoặc uỷ quyền cho Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý.
2.10. Thực hiện công tác thanh tra Nhà nước và thanh tra kiểm tra chuyên ngành.
2.11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác thú y, công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật nội địa, bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều và các dòng sông trên địa bàn tỉnh.
2.12. Tổ chức và quản lý việc hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc Sở do UBND tỉnh giao.
2.13. Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành ở đại phương.
2.14. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban chỉ huy phòng chống bão lụt của tỉnh.
2.15. Tổ chức chỉ đạo công tác phân bổ lao động, dân cư, phát triển vùng kinh tế mới và định canh định cư trên địa bàn tỉnh.
2.16. Quản lý việc cấp và thu hồi các giấy phép thuộc lĩnh vực do Sở quản lý theo quy định của pháp luật.
2.17. Quản lý về tổ chức và công chức, viên chức tài sản theo pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
Ngoài các nhiệm vụ ở trên, đối với các Sở được UBND tỉnh giao thêm nhiệm vụ quản lý nguồn lợi thuỷ sản thì bổ sung thêm nhiệm vụ và tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ đó.
3. Cơ cấu tổ chức của bộ máy Sở Nông nghiệp và PTNT.
3.1. Lãnh đạo: Có Giám đốc và các Phó Giám đốc.
Giám đốc trị trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và trước Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về toàn bộ hoạt động của Sở.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc, được Giám đốc phân công từng lĩnh vực công tác hoặc từng khối công việc.
Giám đốc và các Phó Giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Riêng bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Sở trước khi Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định phải cso sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
3.2. Các phòng chức năng quản lý Nhà nước của Sở.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa ra mô hình chung cho toàn quốc theo đó các tỉnh sẽ cơ cấu lại theo hướng tinh gọn cho phù hợp với tình hình mới.
4. Khi cần lập tổ chức mới Chủ tịch UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT và ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ.
Phần II: Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương.
I. Hệ thống tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương.
Ngày 07 tháng 3 năm 1997 UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định số 307/QĐ-UB về tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương:
- Lãnh đạo Sở: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc (Quyết định số 3798/QĐ-UB ngày 13/9/2002 của UBND tỉnh Hải Dương điều động thêm một Phó Giám đốc Sở).
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
+ Phòng hành chính tổng hợp.
+ Phòng tổ chức cán bộ.
+ Phòng kế hoạch và đầu tư.
+ Phòng tài chính kế toán.
+ Phòng trồng trọt, lâm nghiệp.
+ Phòng chăn nuôi, thuỷ sản.
+ Phòng chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Phòng chế biến nông-lâm-thuỷ sản và các nganh nghề nông thôn.
+ Thanh tra Sở.
Ngoài các phòng chuyên môn nghiệp vụ trên, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương còn quản lý các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc khác.
Cơ cấu tổ chức phụ trách quản lý ở Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương được thể hiện tại biểu dưới đây.
Giám đốc
Phó Giám đốc thứ 4
Phó Giám đốc thứ 3
Phó Giám đốc thứ 2
Phó Giám đốc thứ 1
Phòng
Trồng trọt, Lâm nghiệp
Phòng
Chăn nuôi, Thuỷ sản
Phòng
Chế biến Nông-Lâm-Thuỷ sản và NNNT
Phòng
Chính sách NN và PTNT
Phòng
Tài chính kế toán
Phòng
Hành chính tổng hợp
Thanh tra Sở
Phòng
Kế hoạch đầu tư
Phòng
Tổ chức cán bộ
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương.
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương.
Ngày 07 tháng 3 năm 1997 UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định số 03/QĐ-UB về chức năng
1.1. Chức năng:
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Hải Dương, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. Chịu sự lãnh đạo toàn diện của UBND tỉnh và chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn, nhgiệp vụ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Trình UBND tỉnh các văn bản pháp qui (Quyết định, chỉ thị . v.v. ) để thực hiện luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp qui về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn của Nhà nước và các Bộ ban hành. Ban hành các văn bản theo thẩm quyền về các lĩnh vực do Sở phụ trách.
- Tình UBND tỉnh chiến lược, qui hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm trên địa bàn tỉnh và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sau khi được UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản phê duyệt về các lĩnh vực:
+ Trồng trột, chăn nuôi, thuỷ sản, cơ điẹn nông nghiệp và chế biến nông sản, thuỷ sản và phát triển ngành nghề nông thôn.
+ Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, trồng rừng, khai thác và chế biến lâm sản.
+ Quản lý tài nguyên nước (trừ nguyên liệu khoáng và nước địa nhiệt), quản lý việc xây dựng, khai thác công trình thuỷ lợi, nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc trách nhiệm được giao.
+ Quản lý Nhà nước các hoạt động dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chính sách về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Là đầu mối phối hợp với các ngành, các cấp ở địa phương tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện những nội dung liên quan đến phát triển nông thôn.
- Thống nhất quản lý công tác giống (kể cả sản xuất, lưu thông và xuất nhập khẩu).
- Tổ chức, chỉ đạo công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
- Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng các tiến bộ KH-CN thuộc các lĩnh vực do Sở phụ trách.
- Tổ chức, quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, chất lượng nông lâm sản hành hoá; quản lý công tác an toàn các công trình đê, đập, an toàn lương thực, phòng chống dịch bệnh động, thực vật, an toàn sử dụng các hoá chất trong sản xuất và bảo quản nông sản thuộc phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của Pháp luật.
- Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi do Sở quản lý theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định của UBND tỉnh về phân cấp hoặc uỷ quyền cho Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý.
- Thực hiện công tác thanh tra Nhà nước và thanh tra kiểm tra chuyên ngành.
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác thú y, công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật nội địa, bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều và các dòng sông trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức và quản lý việc hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc Sở do UBND tỉnh giao.
- Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và kỹ thuật cho ngành trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác phân bổ lao động nông nghiệp và dân cư nông thôn, điều động dân cư đi xây dựng vùng kinh tế mới.
- Quản lý việc cấp và thu hồi các giấy phép thuộc lĩnh vực do Sở quản lý theo quy định của pháp luật.
- Quản lý về tổ chức và công chức, viên chức tài sản theo pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác khi được UBND tỉnh giao.
2. Chức năng nhiệm vụ các phòng chuyên môn nghiệp vụ Sở Nông nghiệp và PTNT.
2.1. Phòng Hành chính tổng hợp (HCTH).
a/ Chức năng:
- Giúp Giám đốc Sở tổng hợp tình hình và kết quả sản xuất của toàn ngành nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hải Dương.
- Thực hiện chức năng hành chính cơ quan Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT.
b/ Nhiệm vụ:
- Tổng hợp và biên tập báo các định kỳ hàng tháng, năm theo yêu cầu chỉ đạo điều hành sản xuất và giải quyết công việc của lãnh đạo Sở, lãnh đạo Tỉnh.
- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng như phong trào sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản...
- Bố trí lịch công tác, thời gian lamg việc của lãnh đạo Sở với các ngành, địa phương, đơn vị trực htuộc theo sự phân công công tác của từng đồng chí lãnh đạo Sở, đăng ký nội dung làm việc của các ngành địa phương, đơn vị trực thuộc. Tổng hợp tình hình kết quả làm việc, đồng thời ra thông báo để các đơn vị thực hiện, các ngành phối hợp.
- Tiếp dân, giải quyết công việc của dân yêu cầu theo sự uỷ quyền của lãnh đạo Sở.
- Tiếp nhận, quản lý, trình lãnh đạo Sở giải quyết công văn đến, công văn đi theo qui trình hành chính Nhà nước.
- Đánh máy, sử dụng máy vi tính, in sao phát hành và lưu trữ tài liệu, công văn của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Quản lý và bảo vệ tài sản, trật tự an toàn cơ quan, mua sắm trang bị làm việc cho cán bộ CNVC trong cơ quan.
- Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ trực điện thoại, quản lý sử dụng xe con, lái xe an toàn, tiếp khách, khánh tiết hội nghị, giải quyết việc theo quy chế của cơ quan.
- Thực hiện công tác tạp vụ phục nước uống, vệ sinh chăm sóc cây cảnh sạch đẹp cơ quan.
2.2. Phòng Tổ chức cán bộ
a/ Chức năng:
Tham mưu giúp Giám đốc Sở quyết định về công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo và thực hiện chính sách cán bộ, công nhân viên chức trong ngành.
b/ Nhiệm vụ: Giúp Giám đốc Sở:
- Xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện bộ máy quản lý ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh.
- Quản lý biên chế, sử dụng cán bộ công chức viên chức HCSN, cán bộ quản lý thừa hành, công nhân bậc cao trong doanh nghiệp Nhà nước thuộc quyền quản lý theo phân cấp của UBND tỉnh.
- Điều phối, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ CNVC thuộc quyền quản lý của Sở. Đề nghị UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều phối khen thưởng, kỷ luật cán bộ thuộc diện Tỉnh quản lý.
- Xây dựng, quản lý, điều chỉnh, bổ sung quy quy hoạch cán bộ lãnh đạo ngành Nông nghiệp và PTNT.
- Xây dựng và quản lý kế hoạch, hướng dẫn thực hiện kế hoạch, các chế độ chính sách lao động tiền lương trong các đơn vị HCSN và doanh nghiệp Nhà nước ngành Nông nghiệp và PTNT.
- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng ký thuật, tay nghề cho cán bộ CNVC trong toàn ngành.
- Hướng dẫn tổ, chức thực hiện Pháp lệnh an toàn bảo hộ lao động trong doanh nghiệp Nhà nước thuộc quyền quản lý.
- Quản lý hồ sơ lý lịch công chức khu HCSN, cán bộ đại học và công nhân bậc cao nhất trong doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ theo yêu cầu của ngành và UBND tỉnh.
- Làmg công tác khen thưởng và kỷ luật (như Huân chương kháng chiến, Huy chương vì sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT).
- Tham gia thẩm định việc phân hạng, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp.
2.3. Phòng kế hoạch - đầu tư.
a/ Chức năng:
Giúp Giám đốc Sở tổng hợp các dự án XDCB dài hạn, ngắn hạn và hàng năm, thẩm định, trình duyệt, theo dõi, nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản trong toàn ngành.
b/ Nhiệm vụ: Giúp Giám đốc Sở về công tác kế hoạch và đầu tư, cụ thể như sau:
- Tổng hợp quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, trung hạnv à hàng năm định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi, cơ khí hoá nông nghiệp, lưu thông vật tư nông nghiệp, di dân xây dựng vùng kinh tế mới, phát triển ngành nghề chế biến nông sản, sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn.
- Hướng dẫn, theo dõi kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế nói trên, báo cáo thống kê xây dựng cơ bản hàng tháng, quí, năm trong toàn ngành.
- Tham mưu, trực tiếp công tác thẩm định, trình duyệt dự án, các đồ án thiết kế và dự toán xây dựng cơ bản mới và sửa chữa lớn bằng vốn ngân sách cấp trong toàn ngành.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị tực hiện chế đọ chính sách xây dựng cơ bản, quy trình công nghệ.
- Phối hợp các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc Sở có liên quan, tham mưu cho lãnh đạo Sở chủ trì việc thẩm định cấp và thu hồi giấy phép hành nghề kinh doanh, đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, dịch vụ Nông nghiệp và PTNT.
2.4. Phòng Tài chính Kế toán.
a/ Chức năng: Giúp Giám đốc Sở quản lý Nhà nước về công tác Tài chính Kế toán trong ngành.
b/ Nhiệm vụ:
- Tổng hợp kế hoạch Tài chính dài hạn, ngắn hạn và hàng năm the định hướng ot ngành nông nghiệp và nông thôn Hải Dương.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện kê hoạch, kiểm tra quyết toán thu chi Tài chính ở tất cả các đơn vị trực thuộc, báo cáo thống kê Kế toán theo qui định của Pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất biện pháp quản lý vốn, tài sản các doanh nghiệp,đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có hiệu quả.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Kế hoạch thu chi hành chính Văn phòng Sở, kiểm tra, giám sát các hoạt động thu chi tài chính thuộc ngành quản lý.
- Tham gia thẩm định các dự án đầu tư và nghiệp thu các công trình XDCB.
- Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế toán trong toàn ngành.
2.5. Thanh tra Sở.
Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở thực hiện theo điều 19 (mục 4) pháp lệnh Thanh tra và điều 5 Nghị định 244 HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức hệ thống Thanh tra Nhà nước và biện pháp hoạt động đảm boả Thanh tra.
2.6. Phòng Chính sách Nông nghiệp và PTNT.
a/ Chức năng:
Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chính sách nông nghiệp, lâm ngiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương.
b/ Nhiệm vụ:
- Chủ trì hoặc phối hợp các ngành địa phương tổ chức triển khai, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong Nông nghiệp và PTNT: Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp. Chuyển đổi HTX theo luật HTX, chế độ kế toán, hạch toán kinh doanh của HTX.
- Tổng hợp tình hình và kết quả thục hiện chính sách, phân tích đánh giá, đề xuất cơ chế chính sách có liên quan đến sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trình cấo trên có thẩm quyền sửa đổi, bổ xung chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Tham gia góp ý kiến vào dự thảo cơ chế chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, công nghiệp chế biến phát triển ngành nghề nông thôn, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, chính sách di dân phát triển vùng kinh tế mới, sử dụng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổng kết các cuộc vận động thực hiện cơ chế chính sách Nông nghiệp và PTNT.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình điển hình tôt thực hiện chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp.
2.7. Phòng Trồng trọt - Lâm nghiệp.
a/ Chức năng:
Giúp Giám đốc Sở quản lý Nhà nước trong lĩnh vực trồng trọt (cả lâm nghiệp) sản xuất giống, nông sản phẩm hàng hoá các thành phần kinh tế trong tỉnh.
b/ Nhiệm vụ:
- Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh các loại cây trồng, theo dõi, chỉ đạo ứng dụng kỹ thuật mới vào ngành trồng trọt, vào thực tiến sản xuất của hộ nông dân và các tổ chức kinh tế trong nông nghiệp.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc khảo, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng đưa vào sản xuất lưu thông. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, đề nghị cấp trên có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất, lưu thông cho các tổ chức kinh tế tư nhân, lưu thôn giống cây trồng theo qui định của Pháp luật.
- Phối hợp cùng các ngành đơn vị thuộc Sở có liên quan nghiệm chứng khoa học kỹ thuật của các chương trình đề tài, dự án thực hiện đối với cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
- Phối hợp cơ sở sản xuất, lưu thông, chủ trì hướng dẫn các địăphơng quản lý và sử dụng hoá chất trong nông nghiệp, chống ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, cảnh quan môi trường nông thôn, phòng trừ sâu bệnh, phân bón cây trồng có hiệu quả, phòng chống cháy rừng.
- Phối hợp các phòng thuộc Sở, các ngành trong tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, nông thôn, vùng đất đồi rừng có giá trị kinh tế cao, an toàn lương thực Quốc gia, giao đất sản xuất nông lâm nghiệp cho hộ nông dân ổn định theoquy định của Pháp luật, cấp giấy phép khai thác rừng sản xuất, phát triển kinh tế VAC.
- Biên tập lịch thời vụ gieo cấy, quy trình kỹ thuật công nghệ mới, trình cấp trên có thểm quyền phê duyệt cho phát hành tới cơ sở sản xuất.
- Tổng hợp kết quả sản xuất ngành trồng trọt, báo cáo định kỳ, báo cáo hàng năm theo quy định của lãnh đạo Sở và UBND tỉnh.
2.8. Phòng Chăn nuôi - Thuỷ sản.
a/ Chức năng:
Giúp Giám đốc Sở quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợ thuỷ sản.
b/ Nhiệm vụ:
- Tổ chức chỉ đạo công việc nghên cứu ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giống, sảm phẩm hàng hoá trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng giống gia súc, gia cầm, thuỷ sản trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất, lưu thông sản phẩm giống hàng hoá cho tổ chức, tư nhân co nhu cầu kimnh doanh theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu cơ sở sản xuất, lưu thông thức ăn trong chăn nuôi, nguồn nước thải vào hồ ao nuôi trồng thuỷ sản, cấp giấy phép cho tổ chức, tư nhân có nhu cầu kinh doanh theo qui định của Pháp luật.
- Phối hợp các ngành, các cấp trong tỉnh, các phòng thuộc Sở và các Chi cục thú y, tổ chức chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, phòng chống bệnh dại, công tác tiêm phòng gia súc, vật nuôi ở các địa phương.
- Phối hợp các ngành trong tỉnh có liên quan, kiểm tra kỹ thuật các phương tiện và giấy phép đăng ký nghề cá trên sông, kiểm tra việc thực hiện pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi truỷ sản của các tổ chức, cá nhân ngư dân trong tỉnh.
- Lập dự án, kế hoạch thục hiện dự án dài hạn, ngắn hạn, hàng năm về định hướng phát triển ngành chăn nuôi ngành thuỷ sản và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổng hợp tình hình và kết quả sản xuất trong chăn nuôi, thuỷ sản theo định ky, hàng năm báo cáo lãnh đạo Sở và UBND tỉnh.
- Phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các cấp, các ngành ở địa phương, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật, khuyến khích hộ nông dân làm kinh tế VAC.
2.9. Phòng Chế biến nông - lâm sản và ngành nghề nông thôn.
a/ Chức năng:
Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành Chế biến nông, lâm sản và ngành nghề nông thôn, thuộc các lĩnh vực chủ yếu sau:
- Lĩnh vực chế biến bảo quản nông sản, lâm sản : bao gồm cả vận chuyển trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm chế biến của các cơ sở chế biến, bảo quản.
- Lính vực cơ khí hóa nông nghiệp, lâm nghiệp, tuỷ lợi: bao gồm cả chế tạo cơ khí chuyên ngành, vật tư phụ tùng, tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở Cơ khí nông - lâm - thuỷ lợi.
- Lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm cả về chế biến, bảo quản, cơ khí và các ngành nghề khác liên quan đến nông - lâm - thuỷ lợi ở các vùng nông thôn.
b/ Nhiệm vụ:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án đầu tư về các lĩnh vực: chế biến, bảo quản nông - lâm sản, cơ khí hoá nông nghiệp - lâm nghiệp- thuỷ lợi, phát triển ngành nghề nông thôn. Tổ chức triển khai thực hiện các vấn đề nói trên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi bổ sung những ván đề thuộc cơ chế, chính sách, chế độ quản lý liên quan đến việc phát triển các lĩnh vực nói trên. Chủ động phối hợp hoặc tham gia với các ngành có liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật thuộc các lĩnh vực nói trên.
- Tổng hợp hồ sơ tài liệu liên quan, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở chế biến, bảo quản nông - lâm sản đóng trên địa bàn và cấp hoặc thu hồi giấy phép hành nghề chế biến , bảo quản nông - lâm sản và ngành nghề nông thôn theo phân cấp của Bộ.
- Nghiên cứu, tham gia ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt các luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng các cơ sở chế biến, bảo quản nông - lâm sản, cơ sở sửa chữa hoặc thay thế các loại máy móc nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và các ngành nghề khác ở nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra xem xét trình cấp có thẩm quyền xác nhận việc nhập khẩu các loại thiết bị công nghệ về chế biến, bảo quản nông - lâm sản, các loại máy moác nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi của các cơ sở trên địa bàn tỉnh.
- Thống kê tổng hợp, báo cáo định kỳ, hàng năm kết quả phát triển các lĩnh vực: chế biến, bảo quản nông - lâm sản, cơ khí hoá nông nghiệp -- lâm nghiệp - thuỷ lợi, phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, thông tin khoa học theo yêu cầu của Sở.
Phần III: Tổng kết công tác năm 2002 và phương hướng hoạt động năm 2003 của ngành Nông nghiệp và PTNT.
A/ Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002.
1. Kết quả chỉ đạo điều hành sản xuất.
Với những nỗ lực chung của các cấp các ngành và của toàn dân, năm 2002 nông nghiệp tỉnh Hải Dương được mùa toàn diện, đạt nhiều kết quả cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây:
- Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tăng trưởng cao nhất: 6% so với năm 2001.
- Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng các ngành trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ từ 71,2% - 25,8% - 3% năm 2001 thành 69% - 27,9% - 3,1% năm 2002.
- Năng suất lúa bình quân vụ đạt cao nhất từ trước đến nay: 57,93 tạ/ha (chiêm xuân 60,8 tạ/ha, mùa 55,01 tạ/ha). Sản lượng thóc cũng đạt mức cao nhất: trên 825 ngàn tấn.
- Sản lượng vải đạt mức cao nhất: 36.900 tấn, gấp 2,34 lần năm 2001.
- Tổng đàn lợn đạt mức cao nhất: 752.863 con, tăng 75.624 con (11,16%) so với năm 2001. Sản lượng thịt lơn hơi xuất chuồng tăng 10.428 tấn (20,5%) đạt mức kỷ lục: 61.170 tấn. Sản lượng thịt gia cầm đạt 15.341 tấn tăng 3.250 tấn (26,8%).
Do tích cực chỉ đạo của các cấp, các ngành và chủ động tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ, nên cả hai vụ chiêm xuân và vụ mùa năm 2002 các giống ngắn ngày, năng suất cao, giống lai đã được đưa vào sản xuất với tỷ trọng lớn hơn. TRà xuân muộn, mùa sớm tăng hơn, xuân trung và mùa muộn đã giảm.
Xuân muộn từ 50,8% năm 2001 tăng lên 54,4% (39.077 ha) năm 2002.
Xuân trung giảm từ 4,6% (3.336 ha) năm 2001 xuống còn 2,81% (2.023 ha) năm 2002.
Mùa sớm tăng từ 31% (22.331 ha) năm 2001 lên 34,11% (24.096 ha) năm 2002.
Mùa chính vụ tăng từ 50,8% năm lên 51,66% năm 2002.
Mùa muộn giảm từ 18,2% năm 2001 xuống còn 14,24% năm 2002.
Các giống lúa có năng suất cao được gieo cấy cả hai vụ chiêm xuân, mùa như: X21, Xi23, Q5, KD18, lúa lai với diện tích lớn, góp phần đưa năng suất cao và đồng đều.
Tổng diện tích gieo trồng năm 2002 đạt 183.869 ha, so với năm 2001 giảm 97 ha. Diện tích cây vụ đông đạt 28.948 ha tăng hơn vụ đông 2001 là 1.480 ha (5,38%). Diện tích lúa cả năm đạt 142.417 ha bằng 99,66% kế hoạch, giảm 2,62ha do sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá và hiệu quả kinh tế: năm 2002 toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 2.500 ha, phần lớn là đất lúa vùng trũng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả.
Diện tích cây thực phẩm đạt 26.541 ha, giảm 453 ha so với 2001. Tuy nhiên năm 2002 năng suất các loại cây thực phẩm đều tăng và lại được giá, dễ tiêu thụ nên thu nhập của ngời sản xuất tăng khá.
Diện tích cây công nghiệp hàng năm đạt 3.730 ha giảm 81 ha so với năm 2001. Diên tích lạc giảm 160 ha, năng suát giảm 2,1 tạ/ha nên sản lượng lạc giảm 513 tấn, đạt 1703 tấn bằng 76,8% so với năm 2001. Diên tích đậu tương đạt 2.088 ha, giảm 8 ha, song năng suất tăng 0.41 tạ/ha nên tổng sản lượng đậu tương đạt 3.635 tấn bằng 101,8% so với năm 2001.
Phong trào trồng dâu nuôi tằm năm 2002 được giữ vững mặc dù giá kén tằm trong năm giảm mạnh, một vài lứa tằm bị bệnh chết nhiều gây thất thu cho người sản xuất. Diện tích dâu năm 2002 đạt 981 ha, tăng 161 ha so với 2001. Diện tích cây ăn qủ tiếp tục tăng, đạt trên 16.000 ha. Sản lượng các loại quả tăng 28.543 tấn (34,4%) so với năm 2001, đạt 111.476 tấn. Đặc biệt sản lượng vải năm 2002 gấp 2,34 lần năm 2001. Mặc dù giá vải giảm mạnh chỉ bằng 63,6% giá năm 2001, nhưng do sản lượng nhiều nên thu nhậop từ vải vẫn tăng 49,3%. Về trồng cây nhân dân năm 2002 toàn tỉnh đã trồng được trên 1,318 triệu cây các loại, đạt 94,1% kế hoạch, do diên tích đất trồng đã được tận dụng nhiều.
Về chăn nuôi - thuỷ sản: tổng đàn trâu, nghé chỉ còn 26.927 con giảm 14,6% so với 2001 do tốc độ cơ khí hoá khâu làm đất tăng mạnh, việc sử dụng sức kéo gia súc hiệu quả thấp. Đàn bò đạt 42.162 con tăng 1.065 con (2,6%) so với 2001.
Theo số liệu báo cáo từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Thàn phố năm 2002 toàn tỉnh đã đưa vào sử dụng 7.739 ha nuôi trồng thuỷ sản tưang 4,5% so với kế hoạch, tăng 6% so với 2001. Sản lượng thuỷ sản đạt 16.583 tấn bằng 118% kế hoạch, tăng 27% so vói cùng kỳ 2001. Năng suất cá bình quân đạt 2,14 tấn/hs. Sản lượng thuỷ sản đặc sản là 158,7 tấn. Kết quả tiêm phòng dịch bệnh vụ xuân năm 2002 cho đàn lợn được trên 270.000 con, đàn trâu bò trên 19.000 con, vụ thu được trên 274.000 con lợn và trên 15.000 con trâu bò. Tỷ lệ tiêm phòng vẫn còn ở mức thấp, song năm qua công tác giám sát dịch bệnh được tăng cường nên không có nhữn ổ dịch lớn, nghiêm trọng xảy ra. Dịch lở mồm lonh móng không tái phát, không bị lây nhiễm từ các tỉnh lân cận.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về địa bàn, nhưng năm 2002 đã thực hiện di dân được 219 hộ, với 760 khẩu, 470 lao động, trong đó di dân ngoài tỉnh được 69 hộ, 138 lao động và 76 lao động độc thân đến phát triển kinh tế ở binh đoàn 15, 16, Tây Nguyên.
Với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và phát huy nội lực trong dân, năm 2002 số hộ dùng nước hợp vệ sinh tăng thêm 4,5% đạt tỷ lệ 56,5%. Đã có 26,3% số chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Đã đưa voà sửu dụng 4 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung thuộc xã Cẩm Hưng huyện Cẩm Giàng, Hưng Long (Ninh Giang), Tân Kỳ (Tứ Kỳ), Duy Tân (Kinh Môn). Ngoài ra Trung tâm Nước sinh hoạt & VSMT tỉnh còn tích cực vận động, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực này. Tổ chức nhân đạo phi Chính phủ của Pháp đã tài trợ cho dự án cấp nước sạch xã Thượng Vũ (Kim Thành). Quỹ nhi đồng Liên hiệp Quốc (UNICEF) tài trợ chi việc nối mạng 3 dự án cấp nước quy mô thôn ở thôn Thiên Đông xã Kim Tân huyện Kim Thành và 2 thôn Đôn Giáo, Bình Hàn xã Cộng Lạc huyện Tứ Kỳ.
2. Hoạt động quan lý nghiệp vụ chuyên ngành.
- Công tác tập huấn, phổ biến khoa học - kỹ thuật nông nghiệp được các đơn vị quan tâm đẩy mạnh. Toàn ngành thực hiện được 1.651 lớp tập huấn kỹ thuật cho 109.774 lượt người tham dự. Trung tâm khuyến nông tổ chức được 1.317 lớp với 80.000 lượt người, Chi cục bảo vệ thực vật tổ chức 288 lớp với 25.274 lượt người , trong đó có 30 lớp hướng dẫn quản lý phòng trừ dịch bênh tổng hợp (IPM) cho 900 lượt người...
- Công tác Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát được tăng cường. Các lực lượng thanh tra chuyên ngành đã bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra sản phẩm, hàng hoá chuyên ngành lưu thông trên địa bàn tỉnh, sử lý uốn nắn kịp thòi những thiếu sót sai phạm. Chi cục BVTV đã tiến hành kiểm tra 276 hộ kinh doanh thuốc BVTV, sử lý hành chính 7 hộ vi phạm về kinh doanh thuốc. Chi cục thú y tiến hành kiểm soát giết mổ được 6.500 con trâu, bò, 30.000 con lợn, kiểm dịch phục vụ xuất khẩu được 482.269 con lợn (chủ yếu là lựon sữa), kiểm dịch động vật vận chuyển qua địa bàn tỉnh được 680 côn trâu bò và 21.724 con lợn. Chi cục kiểm lâm đã kiểm tra phát hiện 114 vụ vi phạm pháp ;ệnh quản lý và bảo vệ rừng, đã ngăn chặn một vụ phá rừng, 3 vụ khai thác lâm sản trái phép, 29 vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã, 56 vụ vận chuyển gỗ trái phép, tịch thu hơn 40 m3 gỗ các loại, 2236 kg động vật hoang dã, xử phạt nộp vào ngân sách trên 197 triệu đồng.
3. Hoạt động sản xuất - kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp.
Mặc dù thời tiết bất thường và những khó khăn về tài chính nhưng 12 xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi (XN KTCTTL) huyện, thành phố luoon chủ động triển khai các hoạt động dịch vụ cần thiết: Tu bổ, nạo vét kênh mương, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị kịp thời nên đã đảm bảo cấp nước tưới đầy đủ, chủ động tiêu úng kịp thời cho lúa và các cây khác. Các xí nghiệp đều cung cấp đầy đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích cây vụ đông (28948 ha), nhưng diện tích ký hợp đồng để thu thuỷ lợi phí chỉ đạt 10.115,56 ha, do những năm trước đây được miễn giảm, nay thu trở lại nên việc hợp đồng và công tác thu gặp nhiều khó khăn. Diện tích mạ, màu vụ chiêm xuân tưới đạt 5.620,3 ha so với kế hoạch 5.992 ha đạt 93,8%. Lúa chiêm xuân được tưới: 65.147,53 ha/64.353 ha kế hoạch, đạt 101,2%, tưới lúa mùa 62.792,5 ha/62481 ha kế hoạch đạt 100,5%, tiêu úng vụ mùa: 36.662,54 ha/ 33.846 ha kế hoạch đạt 108,32%. Như vậy công tác tưới tiêu cho lúa hai vụ chính chiêm xuân và mùa đều vượt kế hoạch đề ra. Đơn vị có diện tích tưới tiêu vượt kế hoạch khá nhất, lại thu thuỷ lợi phí đạt 100% là XN KTCTTL Nam Sách. Đơn vị có diẹn tích tưới tiêu vượt kế hoạch khá là XN KTCTTL Bình Giang, Thanh Miện. XN KTCTTL Tứ Kỳ có diện tích tiêu úng vượt kế hoạch lớn nhất là: 6.258 ha/ 5.500 ha kế hoạch đạt 113,8%.
Bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên, năm 2002 Chi cục QLN & CTTL cùng phối hợp với liên ngành và Trung tâm nghiên cứu kinh tế thuỷ lợi triển khai tới 12 XN việc khảo sát, điều tra và xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt bộ định mức kinh tế - kỹ thuật - và lao động - tiền lương cho công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi và quyết định mức thu thuỷ lợi phí đối với tùng biện pháp tưới tiêu, áp dụng từ 01/01/2003.
4. Công tác đầu tư XDCB.
Công tác chuẩn bị thủ tục XDCB từ khảo sat, lập dự án, thiết kế được triển khai đúng tiến độ, song do nhiều vướng mắc nên việc phê duyệt và đấu thầu bị chậm. Các công trình chuyển tiếp của năm 2001 như trạm bơm An Phụ - Kinh Môn; Tuần Mây - Kim Thành; ứng Hoè - Ninh Giang đã hoàn thành trước mùa mưa bão, kịp thời tham gia chống úng vụ mùa. Các công trình đầu tư xây dựng của công ty giống cây trồng tiến hành chậm. Trụ sở Hạt phuc kiểm lâm sản Hải Dương, giảng đường trườngm trung học Nông nghiệp hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
5. Các công tác khác.
- Công tác tổ chức cán bộ: Thực hiện đúng thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ. Thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức dnah cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và điều hành ở các đơn vị trực thuộc. Việc giải quyết các chế độ, chính sách hưu trí đều thực hiện kịp thời, thấu tình, đạt lý. Vấn đề bổ nhiệm thay thế được tiến hành bài bản, thận trọng, kpị thời. Việc nâng lương, tổ chức thi nâng bậc được thực hiện đúng chế độ , chính sách. Năm 2002, lần đầu tiên sở thực hiện việc sơ tuyển công chức đảm bảo khách quan, trung thực đạt kết quả tốt.
- Công tác đào tạo: Trường Trung học Nông nghiệp đã có nhiều cố gắng từ việc ổn định tổ chức, nơi ở, chỗ học đến việc soan thảo các chương trình, tổ chức chiêu sinh và giảng dạy. Năm qua trường đã tiến hành giảng dạy cho 436 người, trong đó chuyển tiếp từ năm 2001 là 171 người, chiêu sinh mới là 265 người, đã có 30 học viên lớp sơ cấp thú y ra trường.
- Lĩnh vực quản lý chính sách: Đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành quyết định tạm thời về cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Đã kết hợp cùng Sở Tài chính - Vật giá triển khai thực hiện việc sử lý tồn đọng trong các HTX từ 1996 trở về trước, đồng thời hưỡng dẫn các HTX thực hiện chế độ quản lý tài chính theo thông tư liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp và PTNT số 48/2002 đạt kết quả tốt.
- Công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp: Năm 2002 đã hoàn thành việc cổ phần hoá trại cá Phủ, XN cá Sông Than, giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động quản lý tại xí nghiệp cá giống Nam Sách và Ha Xá đồng thời triển khai thực hiện việc đổi mới, sắp xếp DNNN khá nhanh, gọn, đúng chế độ chính sách, nhiều đơn vị nhất, do quy mô nhỏ.
6. Nhận xét, đánh giá.
Mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh và nhiều biến động lớn về kinh tế, an ninh trên trường Quốc tế và khu vực, năm 2002 là năm nông nghiệp Hải Dương đạt được sự tăng trưởng cao và toàn diện. Đóng góp vào thắng lợi chung đó có sự nỗ lực lớn của trên 3.860 cán bộ, công chức, lao động toàn ngành, luôn đoàn kết nhất trí quyết phấn đấu hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ được giao. Thành tích đạt được là kết quả của sự nămg động, sáng tạo của lãnh đạo các đơn vị, các phòng ban đã biết phát huy trí tuệ tâp thể, tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, kết hợp với tổ chức công đoàn thường xuyên quan tâm đến lợi ích của người lao động, tổ chức tốt phong trào thi đua phục vụ nông nghiệp, lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn. Các đơn vị trong ngành đạt thành tích xuất xắc tiêu biểu năm 2002 gồm có:
+ Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT.
+ Trung tâm Khuyến nông.
+ Chi cục QLN & CTTL.
+ Chi cục BVTV.
+ Chi cục Kiểm lâm.
+ Trung tâm nước sinh hoạt & VSMT.
+ Công ty Xây lắp Thuỷ lợi.
+ Trung tâm giống gia súc.
+ Công ty giống cây trồng.
+ Công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi.
+ XN KTCTTL huyện Nam Sách.
+ XN KTCTTL huyện Bình Giang.
+ XN KTCTTL huyện Cẩm Giàng.
+ XN KTCTTL huyện Thanh Hà.
+ XN KTCTTL huyện Kinh Môn.
+ XN KTCTTL huyện Thanh Miện.
+ Trường Trung học Nông nghiệp.
Tuy nhiên nhìn lại vẫn còn những khó khăn, tồn đọng trong ngành cần được tháo gỡ, khắc phục đó là:
- ở một vài đơn vị vẫn chưa có sự đoàn kết thống nhất cao, ngay trong đội ngũ lãnh đạo và quản lý. Cần có sự tôn trọng và biết lắng nghe trên cơ sở chân thành, thẳng thắn để đạt tới sự nhất trí cần thiết.
- Mối liên hệ và sự cộng tác giữa các phòng và các đơn vị chưa thường xuyên. Những công việc thường ngày trong chức năng quản lý Nhà nước, chỉ đạo điều hành sản xuất có lúc, có nới còn chưa thật trú trọng so vói các công việc khác, nhất là công việc liên quan đến các chương trình, dự án.
Chế độ thông tin báo cáo chưa được tuân thủ. Sự phối hợp hoạt động giữa các đơn vị trong ngành và liên ngành cũng chưa được chặt chẽ, từ đó tính thống nhất và vị thế của ngành chưa được đánh giá đầy đủ, đúng mức.
- ở một vài đơn vị việc tuyển dụng lao động còn chưa có sự cân nhắc, tính toán kỹ. Phải xuất phát từ yêu cầu của sản xuất - kinh doanh, từ công việc đòi hỏi mà tuyển dụng lao động với chuyên môn phù hợp, thực hiện ký kết hợp đồng lao động theo đúng quy định của luật lao động.
- Tiến trình sắp xếp, đổ mới DNNN nhìn chung còn chậm. Cần đạt được sự nhất trí cao, quyết tâm lớn, trước hết cua lãnh đạo và bộ phận quản lý các đơn vị về xu thế tất yếu của tiến trình hội nhập kinh tế, để có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn trong năm 2003.
B. Phương hướng nhiệm vụ năm 2003:
Năm 2003 là năm có ý nghĩa quan trọng, năm bản lề tạo cơ sở vững chắc cho việc hoàn thành thắng lợi các mịc tiêu kế hoạch 2001-2005. Cả nước đang đứng trước thời cơ mới, song cũng đối mặt với nhiều thách thức mới trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế. Thực hiện đẩy đủ AFTA, chúng ta có lợi thế là hàng xuất khẩu sẽ được giảm thuế, song hàng trong nước phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngay trên sân nhà. Quá trình đổi mới sắp xếp DNNN phải thực hiện khẩn trương và triệt để. Việc sáp nhập vừa được tiến hành là nhằm thống nhất trong lãnh đạo và quản lý, song nhiệm vụ sẽ rộng hơn, năng nề hơn, đòi hỏi sự đoàn kết nhất trí cao.
Năm 2003 toàn ngành quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi những chỉ tiêu cơ bản sau:
- Tổng giá trị sản lượng toàn ngành tăng 5%.
- Tổng diện tích gieo trồng đạt 185.100 ha.
- Sản lượng lương thực đạt 855.000 tấn, trong đó thóc 835.000 tấn.
- Sản lượng thịt hơi 66.000 tấn, thịt gia cầm 16.100 tấn.
- Sản lượng cá thu hoạch 16.000 tấn.
Các chỉ tiêu cụ thể UBND tỉnh giao cho các đơn vị về cơ bản không thấp hơn so với năm 2002. Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, việc tăng mức lương tối thiểu sẽ tạo điều kiện nâng cao mức sống của công chức, viên chức, song đòi hỏi hiệu quả công việc phải cao hơn, phải tiến hành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.
Cụ thể số liệu thực hiện kế hoạch những năm qua và kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2003 ở bảng số liệu kèm theo.
Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2003 tỉnh Hải Dương
Chỉ tiêu
Đ.vị tính
Thực hiện 2001
Kế hoạch 2002
Thực hiện 2002
Tỷ lệ % so với KH
Kế hoạch 2003
1
2
3
4
5
6=5/4
7
Tổng GT sản lượng NN
tỷ đ
3.056
3.190
3.286
103,01
3.450
Trong đó: 1/ Nông nghiệp
-
2.887
3.015
3.100
102,82
3.247
- Trồng trọt
-
2.134
2.230
2.235
100,22
2.300
- Chăn nuôi
-
683
705
775
109,93
847
- Dịch vụ
-
70
80
90
112,50
100
2/ Lâm nghiệp
-
18
18
18
100,00
18
3/ Thuỷ sản
-
150
157
167
106,37
185
A-Trồng trọt-Lâm nghiệp
- Tổng d.tích gieo trồng
ha
183.966
184.220
183.869
99,81
185.100
Trong đó: DT cây vụ đông
ha
27.465
30.000
28.948
96,49
32.000
Sản lượng lương thực
tấn
803.517
860.000
840.944
97,78
855.000
I. DT cây lương thực
ha
146.937
147.100
146.423
99,54
146.000
- Lúa cả năm
ha
145.038
142.900
142.417
99,66
141.000
+ Năng suất
tạ/ha
54,92
59,1
57,9
97,97
59,2
+ Sản lượng
tấn
796.540
843.700
825.044
97,79
835.000
- Lúa chiêm xuân
ha
73.002
71.700
71.780
100,11
70.700
+ Năng suất
tạ/ha
58,5
62
60,8
98,06
62
+ Sản lượng
tấn
427.093
444.700
436.466
98,15
438.400
- Lúa mùa
ha
72.036
71.200
70.637
99,21
70.300
+ Năng suất
tạ/ha
51,3
56
55,1
98,39
56,42
+ Sản lượng
tấn
369.447
399.000
388.578
97,39
396.600
- Ngô cả năm
ha
1.899
4.200
4.006
95,38
5000
+ Năng suất
tạ/ha
36,74
38,8
39,7
102,32
40
+ sản lượng
tấn
6.977
16.300
15.900
97,55
20.000
Trong đó: Ngô vụ đông
ha
1.424
3.700
3.412
92,22
4.500
+ Năng suất
tạ/ha
37,24
38,1
39,75
104,33
40
+ sản lượng
tấn
5.300
14.000
13.564
96,89
18.000
II. DT cây có củ-có bột
ha
5.778
5.620
6.514
115,91
5.600
- Khoai lang
ha
5.444
5.500
6.043
109,87
5.300
+ Năng suất
tạ/ha
92,34
110
89,4
81,27
110
+ sản lượng
tấn
50.271
60.500
54.059
89,35
58.300
Trong đó: Khoai lang đông
ha
4.893
5.000
5.397
107,94
5.000
+ Năng suất
tạ/ha
95,42
110
90,98
82,71
110
+ Sản lượng
tấn
46.690
55.000
49.102
89,28
55.000
- Cây có bột khác
ha
334
120
471
392,50
300
+ Năng suất
tạ/ha
81,13
100
85,8
85,80
100
+ Sản lượng
tấn
2.808
1.200
4.051
337,58
3.000
III. DT cây thực phẩm
ha
26.994
27.200
26.541
97,58
29.000
- Đậu các loại
ha
613
700
493
70,43
800
+ Năng suất
tạ/ha
7,55
7,5
7,63
101,73
8
+ Sản lượng
tấn
463
520
376
72,31
440
- DT rau các loại
ha
26.381
26.500
26.048
98,29
28.200
+ Sản lượng
tấn
400.400
450.000
426.138
94,70
480.000
Trong đó: DT rau vụ đông
ha
20.857
21.000
19.684
93,73
22.200
- DT hành, tỏi
ha
6.846
7.000
6.296
89,94
7.000
+ Năng suất
tạ/ha
61,74
60
62,75
104,58
60
Chỉ tiêu
Đ.vị tính
Thực hiện 2001
Kế hoạch 2002
Thực hiện 2002
Tỷ lệ % so với KH
Kế hoạch 2003
1
2
3
4
5
6
7
+ Sản lượng
tấn
13.892
13.800
11.386
82,51
12.000
- DT dưa chuột
ha
466
500
404
80,80
500
+ Năng suất
tạ/ha
265,3
300
261,39
87,13
300
+ Sản lượng
tấn
11.834
15.000
10.560
70,40
15.000
- DT ớt
ha
658
550
570
103,64
600
+ Năng suất
tạ/ha
85,1
85
92,39
108,69
85
+ Sản lượng
tấn
5.597
4.670
5.266
112,76
5.100
- DT khoai tây
ha
3.321
4.000
3.179
79,48
4.000
+ Năng suất
tạ/ha
126,54
125
126,4
101,12
125
+ Sản lượng
tấn
42.024
50.000
40.183
80,37
50.000
IV. DT cây công nghiệp
ha
3.820
4.300
3.739
86,95
4.500
- DT lạc
ha
1.458
1.500
1.298
86,53
1.500
+ Năng suất
tạ/ha
15,2
15,5
13,1
84,52
16
+ Sản lượng
tấn
2.216
2.320
1.703
73,41
2.400
- DT đậu tương
ha
2.096
2.500
2.088
83,52
2.700
+ Năng suất
tạ/ha
17
16
17,41
108,81
17
+ Sản lượng
tấn
3.571
4.000
3.635
90,88
4.600
- DT đay
ha
38
40
52
130,00
50
+ Năng suất
tạ/ha
27,9
30
29,23
97,43
30
+ Sản lượng
tấn
106
120
152
126,67
150
- DT cói
ha
64
70
131
187,14
100
+ Năng suất
tạ/ha
80,1
80
73,6
92,00
82
+ Sản lượng
tấn
513
560
957
170,89
820
- DT mía
ha
101
120
113
94,17
120
+ Năng suất
tạ/ha
507
500
514,16
102,83
510
+ Sản lượng
tấn
5.121
6.000
5.810
96,83
6.120
- DT dâu tằm
ha
820
900
981
109,00
1000
- DT chè
ha
112
112
115
102,68
115
+ SL chè búp tươi
tạ/ha
266
300
300
100,00
300
- DT cây ăn quả
ha
14.952
16.000
16.000
100,00
17.000
+ Sản lượng quả
tấn
82.933
120.000
111.476
92,90
135.000
Trong đó: DT Vải thiều
ha
10.116
11.200
11.200
100,00
13.000
+ Sản lượng vải
tấn
15.724
35.000
36.900
105,43
38.000
- Trồng cây nhân dân
1000cây
1.380
1.400
1.318
94,14
1.110
Trong đó: Cây lấy gỗ
-
500
300
300
100,00
250
B- Chăn nuôi-Thuỷ sản
- Tổng đàn trâu, nghé
con
31.586
31.000
26.972
87,01
26.000
- Tổng đàn bò, bê
-
41.097
42.000
42.162
100,39
44.000
- Tổng đàn lợn
-
677.239
690.000
752.863
109,11
790.000
Trong đó: Lợn thịt
-
577.000
590.000
570.722
96,73
627.000
- Tổng đàn gia cầm
1000con
7.312
8.000
7.981
99,76
8.500
- DT nuôi thả cá
ha
7.304
7.500
7.335
97,80
7.500
- Sản lượng thịt lợn hơi
tấn
50.742
52.000
61.170
117,63
66.000
- Sản lượng cá thịt
-
14.485
15.000
15.000
100,00
16.000
- Sản lượng thịt gia cầm
-
12.091
12.000
15.341
127,84
16.100
- Sản lượng trứng
Tr.quả
92
97
99,6
102,68
105
Nguồn: Báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương.
Phần IV: Những vấn đề liên quan đến chuyên đề thực tập và đề tại dự định lựa chọn
I. Vấn đề lĩnh vực dự định lựa chọn chuyên đề thực tập:
Hải Dương là tỉnh ở trung tâm vùng Đồng bằng Bắc bộ, trong vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Cùng với cả nước, sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương đã dành được những thắng lợi to lón và khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng làm thay đổi cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân chung của cả nước. Nông nghiệp của tỉnh đã sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn, ngoài việc đảm bảo ổn định cho hơn 1,7 triệu dân trong tỉnh, còn có khả năng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, gảim tỷ trọng nông nghiệp từ 71,2% - 25,8% - 3% năm 2001 thành 69% - 27,9% - 3,1% năm 2002.
Trong các ngành kinh tế, sản xuất nông nghiệp được coi là một ngành quan trọng và được tiếp tục phát triển khá ổn định. Sản lượng lương thực không ngừng tăng lên đã đảm bảo đủ nhu cầu tiêu dùng cho người dân, có dự trữ và một phần cung cấp cho thị trường khu vực và trong nước. Nhờ giải quyết cơ bản về vấn đề lương thực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn bước đầu đã có xu hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh cây lúa, cây hoa màu, cây ăn quả, hình thành các mô hình trang trại sản xuất tập trung. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn từng bước được tăng cường đầy đủ; nhiều công trình lớn quan trọng đã hoàn thành tăng thêm năng lực phục vụ sản xuất và đời sống của người dân. Các chương trình mục tiêu cho phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm đã được tích cực triển khai và đạt kết quả khá.
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà toàn tỉnh đã đạt được, tình hình phát triển nông nghiệp - nông thôn tỉnh Hải Dương vẫ còn những tồn tại cần giải quyết, đó là: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm, chưa rõ nét. Nông dân còn chưa quen với sản xuất hàng hoá, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, thiếu vốn và chưa mạnh dạn đầu tư cho sản xuất. Tỷ giá giữa hàng nông sản thực phẩm với các hàng hoá khác ngày càng chênh lệch, không khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho nông nghiệp còn thấp. Một số dự án đầu tư không đạt hiệu quả cao. Cơ sở hạ tầng nông thôn thấp kém. Công tác khuyến nông chưa đươc quan tâm thoả đáng. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp còn nhiều bất cập. Công tác giống trong nông nghiệp chưa hiệu quả. Bên cạnh đó thị trường nông sản trong cả nước không ổn định, Chính phủ chưa có chính sách phù hợp để khuyến khích nông dân chủ động sản xuất nông nghiệp...
Để khắc phục những tồn tại như nêu trên, điều cần thiết phải đưa nền nông nghiệp tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH trong nông nghiệp phát triển kinh tế nông thôn, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước đối với những mạt hàng nông sản hàng hoá chủ đạo trong tỉnh.
Với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu bổ sung kiến thức thực tế cho bản thân, vậy nên tôi quyết định chọn đề tài liên quan tới phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh trong thời gian tới.
Tên đề tài: "Phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương theo hướng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2003-2005".
Những năm từ nay tới năm 2005 là những năm bản lề có tính chất quan trọng trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 của tỉnh Hải Dương.
II. Một số công trình nghiên cứu, dự án liên quan đã được thực hiện tại tỉnh Hải Dương.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là lĩnh vực lớn trọng tâm của tỉnh do vậy liên quan tới đề tài này có rất nhiều công trình, dự án đã được thực hiện trong tỉnh. Một số công trình, dự án có tính khả thi đã được UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện trong năm 2002, đó là:
1- "Rà soát bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Hải Dương đến năm 2010".
2- "Chương trình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá".
Chương trình này được thục hiện thông qua 4 đề án sau:
- "Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đạt giá trị sản xuất trên 36 triệu đồng/ha vào năm 2005"
- "Đề án hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ổ thửa nhỏ thành ô thửa lớn".
- "Đề án kiên cố hoá 800-1000 Km kênh mương tưới".
- "Đề án phát triển chăn nuôi thuỷ sản".
- "Đề án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn".
3- "Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm tỉnh Hải Dương thời kỳ 2001-2005".
4- "Đề án khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản thực phẩm và các sản phẩm mũi nhọn của tỉnh Hải Dương thời kỳ 2001-2005"
Cùng một số các công trình, dự án khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29583.doc