LỜI MỞ ĐẦU 0
NỘI DUNG CHÍNH 1
I. Định nghĩa và thao tác hoá những khái niệm cơ bản 1
1. Khái niệm “ phát triển” 1
2. Khái niệm “ trang trại” 1
3. Khái niệm “ kinh tế thị trường” 1
II. Đặc trưng của kinh tế trang trại và tiêu chí để phân biệt kinh tế trang trại với các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp khác 2
1. Đặc trưng của kinh tế trang trại 2
2. Tiêu chí để phân biệt kinh tế trang trại với các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp khác 2
III. Phân loại kinh tế trang trại 2
1. Phân loại theo cơ cấu thu nhập 2
2. Phân loại theo cơ cấu sản xuất 3
3. Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý 3
4. Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất 3
5. Phân loại theo phương thức điều hành sản xuất 4
6. Phân loại dựa vào quy mô sản xuất 4
IV. Điều kiện hình thành và phát triển trang trại 4
1. Điều kiện khách quan 4
2. Điều kiện chủ quan 4
V. Thế mạnh của kinh tế trang trại 5
VI. Thực trạng của kinh tế trang trại nước ta 6
1. Nguồn gốc kinh tế trang trại ở nước ta 6
2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện 6
VII. Nhận xét, đánh giá chung về kinh tế trang trại ở nước ta 10
KẾT LUẬN 15
1. Những yếu tố đảm bảo sự phát triển hiệu qủa của KTTT 15
2. Những bước đi cơ bản ban đầu trong việc gây dựng và phát triển trang trại 16
3. Huy động các thành phần kinh tế khác, huy động đầu tư nước ngoài 22
4. Đa dạng hoá các loại hình tổ chức trang trại - đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và tác động của thị trường 22
5. Thể chế học và kinh tế trang trại 22
6. Thanh niên với sự phát triển kinh tế trang trại 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
SƠ ĐỒ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TRANG TRẠI 27
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp nông thôn Việt Nam đã có bước phát triển không ngừng trong thời kì đổi mới.ĐH IX của Đảng đã đánh giá: "Kinh tế tăng trưởng khá.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7%. Nông nghiệp phát triển liên tục đặc biệt là sản xuất lương thực.Việc nuôi trồng và khai thác thủy sản, hải sản được mở rộng".Sự thắng lợi của nền nông nghiệp VN bắt nguồn từ cơ chế giải phóng sức lao động của người nông dân như "khoán 10 ", tổ chức lại HTX nông nghiệp, khuyến khích nông thôn làm giàu bằng mọi hình thức tổ chức sản xuất, mới nhất là kinh tế trang trại.
Như vậy từ các điền trang thái ấp xuất hiện trong thời Lí- Trần đến các đồn điền thời Lê, thời Nguyễn và thời Pháp thuộc, các ấp trại và các nông lâm trường quốc danh của VNDCCH, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp từ đầu thập kỉ 60 đến cuối thập kỉ 80, các hộ kinh tế tiểu nông, đến nay kinh tế trang trại đang giữ vị trí quan trọng trong thời kì CNH- HĐH nền nông nghiệp nước ta
Khi bàn đến "những yếu tố trực tiếp tác động đến phát triển nông nghiệp và nông thôn", viện chiến lược phát triển (Bộ kế hoạch và đầu tư ) nhận định:" Trong thời gian gần đây yếu tố kinh tế trang trại đã thúc đẩy tăng trưởng một số sản phẩm nông nghiệp ; thể hiện xu thế hiện đại hóa phát triển nông nghiệp".Mục tiêu của cách mạng Việt Nam thời gian tới là thực hiện chiến lược kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010, "chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao động theo hướng CNH- HĐH". Chính vì vậy phát triển kinh tế trang trại là một yêu cầu không thể thiếu trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước ta.
Trên cơ sở những lí do trên đã hướng chúng tôi tập trung tìm hiểu
"Phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn Việt Nam".
NỘI DUNG CHÍNH
I. Định nghĩa và thao tác hoá những khái niệm cơ bản
1. Khái niệm “ phát triển”
Theo từ điển triết học: Phát triển là sự vận động của sự vật, hiện tượng theo chiều hướng đi lên, từ thấp lên cao, từ giản đơn đến phức tạp, đưa đến sự ra đời của cái mới thay thế cho cái cũ.
2. Khái niệm “ trang trại”
Trên thế giới người ta thường dùng các thuật ngữ: Ferme ( tiếng Pháp), Farm (tiếng Anh), ... để chỉ trang trại ( tiếng Việt). Các thuật ngữ trên được hiểu chung là nông dân, chủ trang trại, người nông dân gắn với ruộng đất, với đất đai nói chung.
Trang trại là cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp của một hay một nhóm nhà kinh doanh.
Ở Việt Nam, trang trại là cơ sở sản xuất nông nghiệp gắn với hộ gia đình nông dân _ Theo GS.TS Bùi Minh Vũ ( nghiên cứu viên cao cấp của viện khoa học Lâm Nghiệp VIệt Nam): “ trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp ( bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường”.
3. Khái niệm “ kinh tế thị trường”
Nghị quyết số 03/ 2000/ NQ-CP của chính phủ về kinh tế trang trại ký ngày: 02/ 02/ 2000 đã chỉ rõ: “ Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”.
II. Đặc trưng của kinh tế trang trại và tiêu chí để phân biệt kinh tế trang trại với các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp khác
1. Đặc trưng của kinh tế trang trại
Đặc trưng của kinh tế trang trại được Marx nêu ra một cách khái quát: “Người chủ trang trại sau mỗi vụ sản xuất bán toàn bộ sản phẩm làm ra và mua vào tất cả các vật tư cần thiết cho sản xuất kể cả thóc giống”.
Qua đó có thể they được rằng: Đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản hàng hoá, các yếu tố đầu vào và đầu ra của trang trại đều là hàng hoá ( trước TBCN: sản xuất khép kín, sở hữu thuộc vua.).
Bẩy đặc trưng cơ bản của trang trại: (Sơ đồ ).
2. Tiêu chí để phân biệt kinh tế trang trại với các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp khác
* Tiêu chí định tính
Tiêu chí cơ bản để nhận dạng kinh tế trang trại là tiêu chí sản xuất nông sản hàng hoá là chủ yếu. Còn sản xuất tự túc là chủ yếu thì không phải là trang trại.
* Tiêu chí định lượng
Tiêu chí cơ bản để nhận dạng kinh tế trang trại là tỷ suet nông sản hàng hoá cao ( 70 - 80% trở lên so với tổng sản lượng hàng hoá làm ra) kết hợp với khối lượng nông sản hàng hoá. Ngoài ra còn có thể lấy thêm tiêu chí kinh tế trang trại là tổ chức sản xuất theo phương thức công nghiệp hoá.
Các nước trên thế giới thường không lấy quy mô đất đai, nguồn vốn đầu tư hay số lao động sử dụng làm tiêu chí để phân biệt giữa trang trại với các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp khác vì tiêu chí này không nói lên được sự khác biệt cơ bản giữa trang trại với các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp không phải là trang trại.
III. Phân loại kinh tế trang trại
1. Phân loại theo cơ cấu thu nhập
Ở những nước nông nghiệp kém phát triển, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp. Do vậy cơ cấu thu nhập của các trang trại dựa hoàn toàn hay phần lớn vào nông nghiệp. Người ta gọi đó là những “trang trại thuần nông”.
Ngược lại, loại trang trại thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp, ngoài trang trại ngày càng tăng. Ở một số nước, loại trang trại này nhiều hơn trang trại thuần nông.
2. Phân loại theo cơ cấu sản xuất
Cơ cấu này được xác định căn cứ vào điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất và đăc điểm thị trường của từng vùng. Nhièu trang trại kinh doanh tổng hợp, kết hợp nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như các nước châu Á, kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp như các nước Bắc Âu. Những nước có nông nghiệp phát triển đến trình độ cao như Mỹ, Canada, ...thì cơ cấu sản xuất theo hướng chuyên môn hoá. Có những trang trại chuyển sang sản xuất nông sản hay lâm sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến...
3. Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý
Trang trại gia đình: là kiểu trang trại độc lập sản xuất kinh doanh do người chủ hộ hay một người thay mặt gia đình đứng ra quản lý và thuê lao động khi cần.
Trang trại liên doanh do 2 - 3 trang trại gia đình hợp thành một trang trại lớn với năng lực sản xuất lớn hơn, đủ sức cạnh tranh với các trang trại lớn. Tuy nhiên mỗi trang trai thành viên vẫn có quyền tự chủ điều hành sản xuất.
Trang trai hợp doanh kiểu cổ phần là loại trang trại có quy mô lớn, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu. Có 2 loại hợp doanh nông nghiệp: hợp doanh gia đình và hợp doanh phi gia đình.
4. Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
Trường hợp phổ biến là người củ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, công cụ máy móc đến chuồng trại, kho bãi.
Hình thức 2 là chủ trang trại chỉ có sở hữu một phần tư liệu sản xuất, còn một phần phải đi thuê của người khác.
Hình thức 3 là chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà đi thuê toàn bộ các cơ sở của một trang trại hoặc cảu nhà nước để sản xuất, không chỉ máy móc, thiết bị, kho bãi, chuồng trại mà cả đất đai, mặt nước, rừng cây...( thực tế các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cho thấy, sở hữu tư liệu sản xuất không phải là yếu tố chủ yếu quyết định sự thành đạt của một trang trại.
5. Phân loại theo phương thức điều hành sản xuất
Nhiều nước, chủ trang trại sống ngay ở nông thôn cùng với gia đình là phổ biến và trực tiếp đIều hành sản xuất cũng như trực tiếp lao động.
Ở một số nước và lãnh thổ công nghiệp phát triển, chủ trang trại và gia đình không ở trang trại nhưng vẫn tiếp tục điều hành trang trại, trực tiếp lao động sản xuất thường xuyên hoặc định kỳ. Có chủ trang trại sống và làm việc ở thành phố, không trực tiếp điều hành trang trại mà thuê người quản lý.
6. Phân loại dựa vào quy mô sản xuất
Trang trại nhỏ
Trang trại vừa
Trang trại lớn
IV. Điều kiện hình thành và phát triển trang trại
1. Điều kiện khách quan
Tác động của nhà nước
Ruộng đất và chính sách ruộng đất
Chế biến nông sản
Hạ tầng cơ sở
Sản xuất vùng chuyên môn hoá
Liên kết kinh tế
Môi trường, hành lang pháp lý
2. Điều kiện chủ quan
Chủ trang trại
Quy mô trang trại
Quản lý sản xuất kinh doanh ( hạch toán + phân tích kinh doanh)
V. Thế mạnh của kinh tế trang trại
Được nhà nước khuyến khích phát triển bảo hộ
Diện tích đất trồng, đồi núi trọc, đất hoang hoá còn nhiều ( nhất là các vùng trung du, miền núi, ven biển)
Lao động nông thôn còn rất dồi dào
Một số trang trại có thuận lợi về thị trường khi trực tiếp sản xuất và cung cấp giống tốt làm dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân trong vùng.
Huy động được lực lượng vố đầu tư rất lớn trong dân
Hiện nay ở các nước phát triển trên thế giới, hình thức kinh doanh nông nghiệp phổ biến là trang trại, hàng năm sản xuất từ 60 - 90% khối lượng nông sản cả nước. ậ các nước dang phát triển, số hộ trang trại đã xuất hiện ngày càng nhiều thay thế dần các hộ tiểu nông. Ở nước ta số hộ tiểu nông hiện nay đang chiếm tỷ lệ tới 99%, số trang trại gia đình chỉ mới chiếm 1% ( 113.000 trang trai gia đình / 12 triệu hộ dân)
Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học nước ngoài thì quá trình phát triển ở các nước thường trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn tự cung tự cấp, giai đoạn kinh doanh tổng hợp và giai đoạn cách mạng hoá.
Sản xuất hàng hoá là đặc điểm cơ bản trong sự khác biệt giữa kinh tế tiểu nông và kinh tế trang trại. Thì quy luật chung của nông nghiệp thế giới, ở nước ta tất yếu phải diễn ra quá trình chuyển biến từ hình thức sản xuất hộ nông dân sang hình thức sản xuất và kinh doanh của các trang trại.
Dự báo về sự phát triển trang trại ở nông thôn nước ta, các nhà kinh tế cho rằng 20 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc nông nghiệp, lúc đó nông dân chỉ còn dưới 50%, khoảng 30 triệu người. Có thể nói: Kinh tế trang trại như là hình ảnh của nền kinh tế hộ nông dân trong tương lai.
Các nhà khoa học của nước ta đã viết: “Chúng tôi dự đoán đến thời kỳ 2010 - 2020 số trang trại gia đình sẽ chiếm khoảng 50 - 60% tổng số hộ nông dân. Khi đó kinh tế trang trại sẽ giữ vị trí quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, chiếm tới 70 - 80% giá trị sản lượng toàn ngành nông nghiệp”.
VI. Thực trạng của kinh tế trang trại nước ta
1. Nguồn gốc kinh tế trang trại ở nước ta
Với chính sách đổi mới của nhà nước, kinh tế hộ nông dân dã phát huy mọi tiềm nănmg để vươn lên dần hoà nập vào nền kinh tế thị trường.
Dưới tác động của các quy luật của các thị trường hàng hoá, một số bộ phận nông dân đã không chịu sống cảnh no đủ gia đình mà có ý chí vươn lên làm giàu bằng cách khai thác các ưu thế của đất đai, đồng vốn quay vòng. Sự hấp dẫn của lợi nhuận thị trường khiến họ đã sản xuất dư thừa để cung ứng cho thị trường. Chính đó là con đường xuất hiện và hình thành các trang trại, lúc đầu mới chỉ là lẻ tẻ bộ phận trong một số vùng, địa phương, sau nhanh chóng kan toả nhân rộng ra thành phong trào làm kinh tế trang trại.
Nghị quyết 06 ngày 10/ 11/ 1998 của bộ chính trị đã viết: “ ở nông thôn hiện nay đang phảt triển mô hình trang trại nông nghiệp, phổ biến là các trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một bộ phận trang trại ngoài lao động của gia đình có thể thuê thêm lao động để sản xuất kinh doanh quy mô diện tích đáat canh tác xung quanh mức hạn điền ở từng vùng theo quy định của pháp luật”.
Từ đó cho thấy kinh tế trang trại nước ta bắt nguồn từ kinh tế hộ nông dân “ đây là sự nối tiếp và phát triển của hộ nông dân, phù hợp vơi sự chuyển đổi về kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn nước ta thời gian tới” ( Bùi Tất Tiếp - Phó vụ trưởng vụ chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn).
2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện
Các yếu tố sản xuất của trang trại
Đất đai của trang trại
Đất đai của trang trại ở nước ta tính bình quân cho một trang trại là 6,663 ha. Trong đó có những tỉnh quy mô đất đai của một trang trại cao hơn như: Nghệ An (12,96 ha), Yên Bái (10,17 ha). Đất đai đã được giao cho trang trại chiếm 71,83% tổng quý đất, số còn lại 28,17% chưa được giao với nguồn gốc rất đa dạng và phong phú.
Đất đai có được có thể do nhà nước cấp, các nông, lâm trường khoán cho công nhân và nông dân, do viêc chuyển nhượng đất đai để làm kinh tế trang trại, do thuê đất hoặc do tự khai phá...
Nguồn vốn
Vốn là một yếu tố cơ bản để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá. Trong nông nghiệp, nhất là vùng đồi núi, các hộ nông dân sản xuất theo phương thức thự cấp, tự túc, muốn chuyển lên sản xuất hàng hoá phải có vốn. Trên thưc tế đang tồn tại một vòng luẩn quẩn:
Thu nhập
Sản xuất phát triển chậm Sức mua thấp
Đầu tư thấp
Thiếu vốn, đầu tư sẽ thấp, sản xuất kém phát triển và cứ thế sẽ tiếp nối vòng tuần hoàn luẩn quẩn.
Từ vai trò của vốn trong quá trình tái sản xuất, nhiều nhà kinh tế thế giới đã rút ra hệ số gia tăng tư bản_ đầu ra (hệ số ICOR) liên quan đến tăng trưởng sản xuất nông nghiệp như sau:
ICOR nằm giữa 1 - 2,5: Tăng trưởng chủ yếu dựa vào lao động, chưa chủ yếu dựa vào vốn. Đây là đặc trưng cho các nước nghèo, kinh tế hàng hoá ở giai đoạn sơ khai, chưa phát triển.
ICOR nằm giữa 2,5 - 4,5: Là mức dùng tư bản đã bắt đầu tăng lên và thuộc các nước đang phát triển.
ICOR cao hơn 4,5: Khi sử dụng công nghệ hiện đại, vốn đầu tư lớn và nguồn lao động hạn chế, thiếu lao động, tiêu biểu của các nước công nghiệp phát triển.
Đối với hệ số ICOR trong những năm qua, nước ta mới ở ranh giới từ nghèo bước sang giai đoạn sử dụng mạnh mẽ vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế:
1990 ... 1,15 1996 ... 3,05
1991 ... 2,06 1997 ... 3,12
1992 ... 1,58 1998 ... 3,11
... ... ... 1999 ... 2,98
1995 ... 2,93 2000 ... 2,58
Bình quân về vốn của trang trại là 291,43 triệu đồng. Cao nhất là Đắc Lắc (619,5 triệu đồng) và thấp nhất là Yên Bái (96,33 triệu đồng)
Nguồn vốn của trang trại chủ yếu là vốn tự có ( bình quân vốn tự có chiếm 91,3%), vốn vay chiếm 8,7%, trong đó vay trực tiếp của ngân hàng chiếm 48,08%.
Về lao động của trang trại
Chủ trang trại có bằng từ sơ cấp trở lên chiếm 31%, chủ trang trại có trình độ văn hoá cấp II chiếm 69%.
Lao động làm thuê: Số trang trại thuê lao động thường xuyên chiếm 33%, số trang trại thuê lao động theo thời vụ chiếm 67%.
Mỗi trang trại nếu biết cân đối đúng giữa lao động và máy móc thì lợi nhuận thu về sẽ tối đa. Trong các trang trai hiện nay thường có 2 hình thức sử dụng lao động: một là sử dụng lao động tiềm năng ngay trong nội bộ gia đình, hai là thuê mướn nhân công ở ngoài. Hầu hết các trang trại đều thuê mướn nhân công, số này tuỳ thuộc vào quy mô trang trại lớn hay nhỏ và tính chất các khâu công việc của trang trại. Trang trại có quy mô từ 10 ha trở lên thường thuê từ 1-3 lao động thường xuyên, vào lúc thời vụ khẩn trương thuê từ 10-20 lao độn.
Ở 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, trang trại 20 - 30 ha canh tác phải thuê mướn vài ngàn ngay công từ bên ngoài. Trang trại Lâm nghiệp Đỗ Thập (Yên Bình) kinh doanh 300 ha rừng đã từng thuê thường xuyên từ 100 lao động trở lên
Tổ chức hoạt động của trang trại
Các loại hình sản xuất kinh doanh: có 9 loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại: loại hình trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm 50%, còn lại là các trang trại trồng cây lâu năm, cây ăn quả,...
Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại
Giá trị sản xuất bình quân của một trang trại là 5,4triệu đồng. Cao nhất là Đồng Nai (224,9 triệu đồng), thấp nhất la Quảng Ninh (22,5 triệu đồng)
Cơ cấu giá trị sản xuất bình quân một trang trại đIều tra cho thấy: Trồng trọt chiếm tỷ lệ tương đối cao (57%), chăn nuôi chiếm 27%, thuỷ sản chiếm 14%, lâm nghiệp chiếm 2%.
Kết quả và hiệu quả sản xuất của trang trại
Quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá của trang trại bình quân 92 triệu đồng, tỷ suất hàng hoá 87%.
Cơ cấu giá trị hàng hoá của trang trại khác nhau giữa các vùng, giữa các chủ hộ và giữa các trang trại có hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau.
Thu nhập bình quân của trang trại là 46 triệu đồng chiếm 44% tổng thu.
Thu nhập bình quân hàng năm của một lao động là 16 triệu đồng, của một nhân khẩu là 8 triệu đồng.
Chỉ tiêu cho đời sống bình quân một trang trại là 24 triệu đồng/ năm (trong đó ăn uống chiếm 55%)
Tổng giá trị tài sản phục vụ cho đời sống, bình quân một trang trại là 84 triệu đồng.
VII. Nhận xét, đánh giá chung về kinh tế trang trại ở nước ta
Về sản xuất hàng hoá: Kinh tế trang trại đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhiều vùng, nhất là vùng trung du miền núi và ven biển Kinh tế trang trại đã thực sự trở thành đơn vị tổ chức sản xuất hàng hoá.
Chủ trang trại từ nông dân chiếm tỷ lệ rất lớn (71%). Họ là những người ít nhiều có kinh nghiệm sản xuất, gắn bó vớ xóm làng, đồng ruộng. Nông dân trở thành nguồn lực làm ăn giỏi với trang trại gia đình là loại hình chủ yếu.
Tuy nhiên, phần lớn chủ trang trại xuất thân từ người sản xuất nhỏ hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật và quản lý còn hạn chế, lại thiếu vốn nên sản xuất quảng canh, hiệu quả thấp. Khi có biến động về thị trường, giá nông sản xuống thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp kho khăn, thu nhập của các chủ trang trại bị ảnh hưởng. Một số trang trại lâm vào cảnh nợ nần phá sản, phải chuyển nhượng đất đai.
Diện tích đất trống, đồi núi trọc còn nhiều. Quy mô trang trại ngày càng được mở rộng. Khi phát triển yếu tố quy mô trang trại trong quá trình phát triển nông nghiệp TBCN, Lênin nhận xét: “Con đường phát triển chủ yếu nông nghiệp TBCN chính là ở chỗ ấp trại nhỏ, tuy vẫn là nhỏ nếu tính theo diện tích, nhưng lại hoá thành ấp trại lớn, nên xét quy mô sản xuất, xét theo sự phát triển của việc sử dụng máy móc… là có những ấp trại “lớn” hơn về diện tích nhưng lại loại trừ bởi những ấp trại “nhỏ” về diện tích, nhưng có năng suất cao hơn, có trình độ thâm canh cao hơn…”.
v Về vấn đề vốn của trang trại: Các ông chủ trang trại muốn thực hiện mục đích của mình cần phải có vốn ban đầu, có tích lũy ban đầu. Trong khi đó việc phân bố vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn chưa tương xứng với vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân.Vì vậy,để đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm cần phát triển cây công nghiệp xuất khẩu, vườn rừng dạng chuyên canh, chăn nuôi ( kể cả đặc sản ),tăng trưởng trên mức trung bình .Các tiểu ngành này đang là ưu thế của mô hình kinh tế trang trại.
Một thực trạng đáng lo ngại là tuy mức đầu tư tuyệt đối của ngân sách Nhà Nước vào nông nghiệp vẫn tăng lênn nhưng tỉ lệ đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp trong tổng đầu tư lại giảm từ 20% năm 1990 xuống mức 10% năm 1995.
Trong thực tế, tỉ lệ đầu tư vào nông nghiệp lớn hơn nhưng cho đến nay chưa có nguồn thống kê nào phản ánh được tổng khối lượng vốn đầu tư của Nhà Nước và của mọi thành phần kinh tế vào nông nghiệp nông thôn.
Rõ ràng , nhân tố quyết định để tăng năng suất ,đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp là phải đầu tư vào nông nghiệp nhiều hơn ( cả về mức tuyệt đối và tỉ lệ ) tập trung cho cơ sở hạ tầng sản xuất , thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng kĩ thuật, công nghệ mới nhất là công nghệ sinh học.
Cần có chính sách hỗ trợ vốn ( trung và dài hạn ) cho trang trại.Chính sách đó có vai trò quan trọng đối với việc khuyến khích và phát triển kinh tế trang trại.
v Về mô hình sản xuất: Phần lớn các trang trại có phương hướng kinh doanh phù hợp với các vùng chuyên canh. Phương hướng đó góp phần quan trọng vào việc hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa lớn gắn liền với các trung tâm chế biến nông, lâm, sản.
Tuy nhiên ở hầu hết các địa phương có trang trại phát triển chưa chủ động triển khai quy hoạch sản xuất , không có hệ thống thủy lợi, giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, thị trường kém phát triển.Tình trạng an toàn xã hội không được đảm bảo nhất là các vùng sâu,vùng xa nên trang trại chưa phát triển được hết sức mạnh kinh tế của vùng.
Mối quan hệ giữa quy mô đất đai và quy mô sản xuất mà Lênin phân tích trên đây hoàn toàn biện chứng khi quá trình sản xuất xã hội đã đi vào chiều sâu và nhằm vào mục đích hàng hóa lớn. ở Việt Nam, chừng nào sản xuất còn phát triển theo chiều rộng thì các quan hệ tương tác giữa quy mô đất đai với quy mô sản xuất ( so cùng một loại sản phẩm ) nhiều lúc lại theo tỉ lệ thuận. Vì thế lợi nhuận thu được sẽ không cao.
Vấn đề nữa đặt ra là việc giao đất và tích tụ đất để làm kinh tế trang trại có phải là nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng phân hóa giàu nghèo ở nông thôn và làm tăng thêm số nông dân không có đất sản xuất hay không?
Ví dụ ở Yên Bình: Nhà Nước giao quyền sử dụng lâu dài, ổn định đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp cho hộ. Đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp ( 28.3% ở Yên Bình so với 26.48% ở Yên Bái ),đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ 70% - 80% diện tích.Do không có chủ cụ thể nên đất nông nghiệp chia theo bình quân nhân khẩu, còn đất lâm nghiệp chia theo khả năng của hộ. Vì vậy mà 9.8% số hộ đã có cơ may tích tụ đất đai với quy mô lớn đủ làm kinh tế trang trại.
Nếu giao đất lâm nghiệp theo khả năng các hộ trong điều kiện các huyện , các tỉnh miền núi còn rất nghèo thì khó thu hút được đông đảo dân nghèo làm kinh tế trang trại.Phần lớn tập trung vào các hộ giàu và khá,loại hộ trung bình trở xuống chiếm 83%.Cơ may xóa đói giảm nghèo bằng con đường làm nông nghiệp bị hạn chế hơn.
Cũng vì thực hiện giao đất theo khă năng mà hiện nay những vùng đất gần, tiện đi lại đã giao hết còn những vùng sâu, vùng xa, vùng cao rất khó giao.Muốn đưa thêm bộ phận nông dân nghèo và trung bình vào nhận loại đất này thật không đơn giản.
Thêm vào đó, do chủ trương của Đảng, Nhà Nước chưa được thể chế hóa,việc giao đất và cho thuê đất đai chưa được thực hiện chu đáo, nhiều trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.Còn khoảng 30% trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định lâu dài.
VII Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà Nước đối với Kinh tế trang trại.
Kinh tế trang trại ( KTTT) có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta. Trong hội nghị lần 4 của BCHTW ( 12/1997) tiếp đó là nghị quyết 6 BCT ( lần 1) ngày 10/11/1998 đã nêu rõ “Nhà Nước khuyến khích phát triển KTTT hộ gia đình khai thác đất trồng, đồi núi trọc, mặt nước và đất hoang hoá để phát triển sản xuất”
Căn cứ vào chủ trương của Đảng đối với KTTT, CP đã ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQCP ngày 02/02/2000 về KTTT.
Nghị quyết đã khẳng định về các tính chất ưu việt và vị trí của KTTT trong nền KT hàng hoá của ta hiện nay và về sau, đề ra một số chính sách lâu dàI của Nhà Nước đối với KTTT, xác định chính sách cụ thể về đất đai, thuế, đầu tư, tín dụng, lao động, khoa học, công nghệ, môI trường, thị trường, bảo hộ tàI sản đã đầu tư của trang trại, nghĩa vụ của chủ trang trại.
Thi hành nghị quyết trên của chính phủ, liên bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN và PTNT), tổng cục thống kê đã ra thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT ngày 23/06/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác định KTTT.
Bộ NN và PTNT ra thông tư số 61/2000/TT ngày 06/06/2000 hướng dẫn lập quy hoạch phát triển KTTT.
Về yêu cầu vay vốn của các chủ trang trại thì ngân hàng Nhà Nước được thực hiện quy định của thủ tướng chính phủ số 67/1999/ QĐ-TT ngày 30/03/1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Đảng và Nhà Nước còn đưa ra kênh đầu tư vốn vào KTTT. Có thể xem xét 3 kênh:
# Chương trình 327 ( xuất phát từ quyết định 327 ngày 15/9/1992 của chính phủ ) với nhiều dự án có hình thức, quy mô, nội dung rất đa dạng để sử dụng đất trống đồi núi trọc, rừng, bãI bồi ven biển và mặt nước.Tính đến cuối 1996, tổng số vốn đầu tư qua chương trình 327 đã thực hiện là 1.385 tỉ đồng.
# Chương trình tạo việc làm theo NQHĐBT số 120 ngày 11/4/1992 từ vốn của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn viện trợ quốc tế lập thành một quỹ quốc gia để hỗ trợ các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế và người lao động tự giảI quyết việc làm tạo việc làm mới, thu hút được nhiều lao động. Tổng số vốn hỗ trợ từ 1968 đến 1995 là 488.547 triệu đồng.
# Thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong nước, Nhà Nước đã thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia để giúp thực hiện những dự án đầu tư của các thành phần kinh tế vào những vùng, những sản phẩm…thuộc diện được hưởng ưu đãI của luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Ví dụ : Doanh số cho vay của ngân hàng nông nghiệp qua các năm đều tăng nhanh
1994/1993
1995/1994
Tổng số cho vay lĩnh vực NN và NT
103.6%
129.9%
Trong đó Miền núi và trung du phía Bắc
106.7%
111.7%
Đông Nam Bộ
141.2%
146.4%
Tây Nguyên
170.9%
166.1%
# CP còn có nghị quyết số 09/2000/ NQCP ngày 15/06/2000 về một số chủ trương , chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
KẾT LUẬN
1. Những yếu tố đảm bảo sự phát triển hiệu qủa của KTTT
Các trang trại phát triển có hiệu qủa kinh tế phảI đảm bảo sự hợp lý và bền vững về phương hướng sản xuất, có kế hoạch ngắn hạn và dàI hạn hỗ trợ nhau trong 1 nội dung tổng thể trên cơ sở những điều kiện ngoại cảnh và nội tại nhất định.
a, Điều kiện về môI trường kinh tế, pháp lí, và xã hội.
- Sự tác động tích cực và kịp thời của Nhà Nước: Nhà Nước đưa ra những đường lối, chính sách có tính chất quyết định sự hình thành và tồn tại KTTT. Đồng thời Nhà Nước còn quản lý, điều tiết nền KT phát triển đúng hướng, khắc phục những biến động bất ổn của thị trường tự do gay thiệt hại cho xã hội và người sản xuất.
- Sự hình thành các trung tâm, đơn vị thu mua, chế biến nông sản: Đây là những cơ sở sản xuất công nghiệp, tiêu thụ thường xuyên một khối lượng lớn nông sản để tạo ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị hơn.
- Sự phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở hợp lí bao gồm đường giao thông, điện, thuỷ lợi, mạng lưới thông tin, và hệ thống thương mại, dịch vụ.
- Sự tiến bộ của KHKT và công nghệ.
b, Điều kiện nội tại của trang trại:
- Phẩm chất và năng lực của người chủ trang trại : chính là ý chí vươn lên thắng nghèo nàn, có khát vọng lập nghiệp, làm giàu cho gia đình và quê hương, có khả năng quản lý và có ý thức học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, có khả năng tiếp thu và áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- Sự tích tụ đất đai, tiền vốn, lực lượng lao động có kỹ năng sản xuất để thực hiện sản xuất kinh doanh.
- Sự thực hiện quản lý sản xuất kinh doanh trên cơ sở hạch toán và phân tích kinh doanh: Nội dung hoạt động của trang trại là sử dụng đất đai, tiền vốn, tạo việc làm cho người lao động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá , thu lợi nhuận cho trang trại. Do vậy nhất thiết phảI hạch toán và phân tích kinh doanh. Đây là nội dung cơ bản trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của chủ trang trại, nắm vững hoạt động tàI chính: thu, chi và điều tiết một cách hợp lý, khoa học để chi phí sản xuất ở mức thấp nhất, đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất (chi phí chính là yếu tố cùng với doanh thu quyết định mức lợi nhuận).
2. Những bước đi cơ bản ban đầu trong việc gây dựng và phát triển trang trại
a) Khởi sự kinh tế trang trại.
- Chọn mô hình, lập quy hoạch sản xuất:
+ Cơ sở để chọn mô hình: dựa vào điều kiện tự nhiên, nguồn vốn, nguồn lao động, khả năng tiêu thụ sản phẩm, sở trường của chủ trang trại.
+ Lập sơ đồ quy hoạch: cần phù hợp yêu cầu về kinh tế, môI trường sinh tháI, đạt hiệu quả cao, bảo vệ môI trường tự nhiên.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất, quy trình kỹ thuật, lịch canh tác:
+ Kế hoạch sản xuất bao gồm: chỉ tiêu sản xuất, chỉ tiêu vật tư, chỉ tiêu lao động.
+ Quy trình kỹ thuật cụ thể cho tong loại cây trồng, vật nuôi.
+ Lịch canh tác, trồng trọt và lịch sản xuất trong chăn nuôI giúp cho chủ trang trại điều hành sản xuất một cách có kế hoạch, hiệu quả.
- Tổ chức thực hiện và quản lý sản xuất:
+ Quản lý sản xuất: phải đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý; quản lý chu trình sản xuất từ khâu khởi sự đến hoàn thành tiêu thụ sản phẩm một cách nghiêm ngặt, tiết kiệm, tránh thất thoát vốn, sản xuất kinh doanh theo hợp đồng kinh tế trên cơ sở luật pháp quy định, quản lí tài sản tổng thể theo niên hạn rõ ràng.
+ Quản lý tài chính: Là nội dung quan trọng và phức tạp. Do vậy việc hạch toán kinh tế cần đảm bảo: đầu tư chi phí ở mức cần thiết thấp nhất, hiệu quả sản xuất cao nhất, lãi suất cao nhất, chi phí hợp lý.
+ Quản lý nhân lực: Vấn đề này đòi hỏi chủ trang trại phải có kế hoạch chọn lựa, bồi dưỡng lao động của mình, cần đặt ra chế độ thưởng phạt hợp lý để kích thích tinh thần người lao động.
+ Quản lý thị trường, nguồn tiêu thụ sản phẩm: Muốn thực hiện tốt nội dung này, chủ trang trại phải nắm vững nhu cầu của thị trường bằng cách tiếp cận trực tiếp và thường xuyên, dự báo được những khả năng diễn biến và nhu cầu của thị trường, tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, đáp ứng được nhu cầu trước mắt và lâu dài của thị trường, bảo đảm tín nhiệm với khách hàng và có chế độ tiếp thị, khuyến mại hợp lý.
b) Phát triển sản xuất kinh doanh:
- Kinh doanh (KD) là gì: Kinh doanh là hoạt động diễn ra thường xuyên với mục đích thu lợi nhuận – KD là sản xuất hoặc thu mua hàng hoá để bán cho khách hàng hoặc cung cấp cho dịch vụ. Việc KD tạo ra cho mọi người công việc và thu nhập.
- Ở nông thôn Việt Nam hiện nay có thể phát triển các hình thức KD sau:
+ Sản xuất chuyên canh để có hàng hoá
+ Thu mua, tích tụ sản phẩm để có nhiều hàng hoá.
+ Tổ chức sản xuất chế biến để tăng giá trị sản phẩm.
+ Mở quầy dịch vụ nông nghiệp và các dịch vụ dân dụng.
+ Phát triển nghề thủ công truyền thông hoặc nghề thủ công phục vụ nhu cầu trong vùng.
- Đánh giá khách hàng: họ là ai, họ yêu cầu sản phẩm gì, sức mua của họ như thế nào, mua vào những thời điểm nào thì người sản xuất kinh doanh có thể lựa chọn cho mình 1 loại hình KD thích hợp, hiệu quả.
- Đánh giá yếu tố cạnh tranh và yếu tố rủi ro: dù không thể xác định một cách chính xác về thời điểm, mức độ, thời gian. Song phải dự tính đầy đủ trong kế hoạch của mình để có những biện pháp giảm nhẹ ảnh hưởng xấu của những yếu tố đó.
ðTrên những cơ sở đó lựa chọn loại hình sản xuất KD.
- Hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
+ Yêu cầu vốn sản xuất KD: Sau khi tính toán toàn bộ chi phí cần thiết cho các loại sản xuất trong trang trại, chủ trang trại phải lên kế hoạch về vốn: số lượng vốn yêu cầu theo thời gian cụ thể trong năm và nguồn vốn.
+ Dự tính KD: thường căn cứ vào năng suất của sản xuất và giá trị kinh tế khi bán ra. Doanh thu là kết quả cuối cùng của sản xuất KD. Những chỉ tiêu cơ bản cần phải tính được.
£ Năng suất, sản lượng của từng loại sản xuất.
£ Giá bán sản phẩm từng loại, theo từng thời điểm trong năm, và ở một số khu vực tiêu thụ khác nhau.
£ Sức tiêu thụ ở một số thị trường gần, cơ sở dịch vụ hoặc thương nhân.Với mỗi chỉ tiêu đó phải tính được1 tỷ lệ biến động có thể xảy ra.
£ Công đoạn chế biến: Từ khối lượng sản phẩm ban đầu, công lao động để tính được giá thành sản phẩm đã chế biến.
£ Những chi phí khác.
+ Hạch toán kinh tế, doanh thu là kết quả thu được song mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Để lập được kế hoạch doanh thu và chi phí, chủ trang trại cần có:
Số liệu doanh thu (đã dự tính)
Tổng cộng
Tháng 1
....Tháng 12
Tổng cộng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1.Mía
2.Ngô
3.Lạc
4.Gà
5.Lợn
.....
Tổng cộng
- Số liệu chi phí cho sản xuất:
Loại chi phí
Tháng 1
... Tháng 12
Tổng cộng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Giống
Phân bón
Lao động
Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ dịch
Thức ăn gia súc
...
10.
Tổng cộng
Từ đó thiết lập bản kế hoạch doanh thu và chi phí:
Chi phí
Tháng
Cả năm
1
...
12
Chi phí sản xuất
Khấu hao
Trả lãi vay vốn
Sửa chưa dụng cụ
Tiếp thị, quảng cáo
Doanh thu bán hàng:
Lợi nhuận:
- Kế hoạch lưu chuyển tiền mặt: Căn cứ vào kế hoạch doanh thu và chi phí, thiết lập kế hoạch lưu chuyển tiền mặt:
Thu tiền mặt
Chi tiền mặt
Vốn có sẵn
Tiền vay
Thu từ bán sản phẩm
+Trồng trọt:
Mía:
Ngô:
+Chăn nuôi:
Gà:
Lợn:
Mua cây giống
Mua con giống
Mua phân bón
Mua thuốc trừ sâu
Mua thuốc trừ dịch
Thuê lao động
Thuê máy cày
Trả lãi tiền vay
Trả gốc tiền vay
Chi sinh hoạt gia đình
Tổng số:
Tổng số:
Dư tiền mặt cuối tháng
Suy nghĩ xung quanh vấn đề kinh tế trang trại
Trên cơ sở lý thuyết hệ thống, thuyết phát triển,..., chúng tôi đã tập trung đi sâu tìm hiểu những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. Xoay quanh vấn đề này, chúng tôi có đưa ra một vài suy ngĩ, nhìn nhận dưới góc nhìn xã hội học.
Bức tranh toàn cảnh về kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại đâu chỉ có ở nững vùng đồi núi đất rộng người thưa mà từ vùng đồng bằng ven biển, ven đô, tiềm năng kinh tế trang trại không phải ít. Những vùng bình quân diện tích thấp lại thích hợp với một loại hình nông nghiệp ít đất ( ở Pháp gọi là “ e’levage hors-sol”) ở đó phát triển nhiều loại trang trại Mini chăn nuôi lợn, gia cầm, đặc sản, nguồn thức ăn do công nghiệp cung cấp.
Kinh tế trang trại không chỉ xuất hiện đơn độc trong một vùng mà đó là một bức tranh toàn cảnh nhiều vùng, giữa các vùng đều có mối liên hệ với nhau.
Những vấn đề cốt yếu của kinh tế trang trại
Có thể nêu lên 5 vấn đề cốt yếu của kinh tế trang trại:
a. Một là sự tích tụ đất đai: Luật đất đai ( năm 1993) với 5 quyền năng
( chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng ổn định và lâu dài) tạo đIều kiện thuận lợi để tích tụ đất đai. Nếu khắc phục những khiếm khuyết trong bản luật đó thì có thể đẩy nhanh nhịp độ sự tích tụ đất đai.
Hai là phải tối đa hoá lợi nhuận: Muốn vậy người chủ trang trại phải có khả năng dung hoà trong thực tiễn sản xuất và cả trong lập luận duy trì một cơ cấu thủ công của thế giới nông nghiệp.
Ba là chuyên môn hoá trên hai bình diện: Chuyên môn hoá trong từng trang trại và chuyên môn hoá trong phạm vi một vùng. Một khi đã thực hiện chuyên môn hoá thì phải nâng cao bằng cơ khí hoá.
Bốn là nâng cao thu nhập của các trang trại viên: Những khoảng cách về thu nhập giữa những người làm nông nghiệp phần lớn là do có sự khác nhau về quy mô của trang trại và do phương hướng kinh doanh
Năm là sự hỗ trợ của nhà nước đối với kinh tế trang trại trong các lĩnh vực đầu tư, đào tạo cán bộ, chính sách, thể chế...
3. Huy động các thành phần kinh tế khác, huy động đầu tư nước ngoài
Trang trại của cán bộ công nhân viên là một loại hình đặc biệt. Nó xuất hiện không chỉ ở vùng đồi núi mà cả ở vùng đồng bằng. Nhà nước nên khuyến khích bởi lẽ nó đưa về cho nông thôn ở chất men mới, tăng vốn, lao động, tri thức, kỹ thuật, làm cho kinh tế trang trại ngày càng trở nên năng động và có sự bền vững. Điều cần chú ý là nên có sự phân loại, phân biệt loại trang trại mà chủ trang trại đang tại chức với loại mà chủ trang trại đã nghỉ hưu. Trong trường hợp đầu đề ra chế độ uỷ thác và trong cả hai trường hợp đều có sự hỗ trợ thích đáng nhất là trong việc đaò tạo, bồi dưỡng cán bộ và cả trong lĩnh vực đầu tư tín dụng.
Chúng ta có thể kêu gọi các nhà đầu tư rót vốn vào các vung đang xây dựng trang trại hoặc khởi công khai khẩn những vùng đất mới. Trong việc huy động vốn, không chỉ sử dụng phương thức vay thương mại mà còn có thể kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài qua FDI, bằng nhiều con đường như: liên doanh, phát hành trái phiếu ở nước ngoài và trong nước cho các dự án nông lâm nghiệp, giảm bớt lãi suất đầu vào và tạo điều kiện hạ thấp lãi suất đầu ra.
4. Đa dạng hoá các loại hình tổ chức trang trại - đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và tác động của thị trường
Hai loại hình trang trại nông nghiệp ở nông nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay là trang trại gia đình và trang trại thuê mướn nhân công.
Nguồn tài nguyên thực vật và động vật của nước ta khá phong phú. Kinh tế trang trại có nhiệm vụ đánh thức những tiềm năng đó, làm phong phú thêm những mặt hàng đặc sản trên thương trường trong nước và quốc tế.
5. Thể chế học và kinh tế trang trại
Lý thuyết thể chế học của Donglass C Noith (giải thưởng Nobel 1995) được xây dựng từ hành vi ứng xử của con người kết hợp với lý thuyết về các chi phí giao dịch và lý thuyết sản xuất. Khi chúng ta biến các yếu tố đầu vào như: lao động, đất đai và vốn thành các yếu tố đầu ra thì sự biến đổi đó không chỉ là chức năng của công nghệ mà còn là chức năng của các thể chế. Vì vậy, thể chế giữ một vai trò then chốt trong các chi phí sản xuất. Những năm đầu khi nhân dân giành được chính quyền, nhờ 8 chính sách sản xuất ( trên thực tế đó là thể chế lớn đầu tiên của nước VNDCCH) nên đất nước ta nhanh chóng khôi phục nền kinh tế mặc dù các nhân tố sản xuất lúc bấy giờ còn ít ỏi.
Ý nghĩa thuyết tiến hoá của Dravom là cùng với thời gian, những thể chế không có hiệu quả sẽ bị loại bỏ, những thể chế có hiệu quả sẽ tồn tại và từ đó sẽ dẫn đến sự biến hoá dần dần của những hình thức tổ chức KT - XH và chính trị có hiệu quả hơn, với hai yếu tố then chốt là sự đổi mới công nghệ và sự thay đổi thể chế. Những đổi mới về thể chế thường dẫn đến giảm chi phí giao dich và cho phép đạt được nhiều nguồn lợi hơn từ thương mại và mở rộng thi trường.
Thể chế lớn thứ 2 (KTTT) thay thế thể chế hợp tác xã kiểu cũ đòi hỏi phải hoàn thiện, xây dựng mới các quy định khả năng sinh lợi và tính khả thi tham gia vào hoạt động kinh tế.
6. Thanh niên với sự phát triển kinh tế trang trại
Cơ cấu thành phần chủ trang trại và các chủ trang trại trẻ:
B1 _ Cơ cấu thành phần chủ trang trại:
Tỉnh
Thành phần (%)
ND
CNVC
Hưu trí
Khác
Sơn La
Yên Bái
Quảng Ninh
80,5
59,3
62,5
5
6,3
3,8
11,5
33,7
27,5
3
0,7
6,2
Chung
67,07
5,52
25,17
2,24
B2 _ Cơ cấu chủ trang trại phân theo trình độ văn hoá:
Tỉnh
Trình độ văn hoá
Tiểu học
Trung học CS
Trung học PT
Sơn La
Yên Bái
Quảng Ninh
24
27,7
12,5
64
52,3
68,8
12
30
18,8
Chung
19,4
58,62
22,24
B3 _ Cơ cấu chủ trang trại phân theo trình độ chuyên môn:
Tỉnh
Trình độ chuyên môn
Ko có bằng cấp
Sơ cấp
Trung cấp
ĐH trở lên
Sơn La
Yên Bái
Quảng Ninh
77
56,7
47,5
11,5
10
16,3
9
29,7
30
2,5
3,7
6,3
Chung
62,4
11,4
22,6
3,6
Như vậy, hầu hết chủ trang trại đều là những người nông dân ( 67,07%) có trình độ văn hoá ở mức Trung học cơ sở ( 58,62%), về trình độ chuyên môn: đa số không có bằng cấp ( 62,4%). Đó là tình trạng phổ biến hiện nay của giới chủ trang trại, có nghĩa là còn vắng bóng các kỹ sư nông lâm, ngư nghiệp trực tiếp tham gia làm trang trại. Bài báo của Đặng Vũ (Doanh nghiệp số 27/2000): “ Đang thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật cao cho khu vực kinh tế trang trại” đã đề cập rõ đến vấn đề này.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn.
Trước hết, phải đổi mới và tăng cường bồi dưỡng giác ngộ lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, hoài bão lớn cho thế hệ trẻ. Lòng yêu nước của thanh niên phải được thể hiện ở tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chiến thắng nghèo nàn lạc hậu.
Hai là, cần phải nỗ lực để từng bước nâng cao mặt bằng trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, năng lực tiếp thu, ứng dụng, sáng tạo khoa học, công nghệ tiên tiến, đi đầu đáp ứng trình độ khoa học kỹ thuật thới đại và có trình độ quản lý giỏi, kinh doanh giỏi. Từng bước tri thức hoá đội ngũ lao động thanh niên, công nhân, thanh niên nông thôn. Thanh niên phải là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong một xã hội học tập.
Ba là, cần có cơ chế, chính sách phát huy mọi tiềm năng của thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội, thông qua các phong trào hành động thiết thực và hiệu quả. Trước hết là chính sách thu hút thanh niên vào các đội hình trên các công trình trọng điểm quốc gia tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội cống hiến và rèn luyện. Đặc biệt, tạo việc làm cho thanh niên lao động.
Bốn là, tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý và úng dụng khoa hoc công nghệ giữa các trang trại.
=> Như vậy, có thể nói rằng: kinh tế trang trại đã phát triển nhanh chóng và chiếm vị trí quan trọng trong các thành phần kinh tế. Từ đó đòi hỏi nhà nước cần quan tâm hơn nữa, đề ra những chính sách thiết thực, hiệu quả để phát huy hết các tiềm năng mà kinh tế trang trại đem lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Đại từ điển Tiếng Việt - Nguyễn Như Ý - NXB Văn hoá thông tin - 1998
Từ điển Triết học
Kinh tế trang trại vùng đồi núi - Trần Đức - NXB Thống kê - 1998
Tuổi trẻ lập nghiệp từ trang trại - TS Nguyễn Như Ất, TS Phan Thị Nguyệt Minh - NXB thanh niên - 2001
Hợp tác hoá nông nghiệp Việt Nam - Chu Văn Lân - NXB sự thật
Xã hội hoá nông thôn - NXB Chính trị Quốc Gia
Nghị quyết
SƠ ĐỒ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TRANG TRẠI
HĐ SXKD
Chủ trang trại
Tổ chức QL SX
Nguồn nhân lực
SX hàng hoá
Các yếu tố SX
Chuyên môn hoá
Đất đai
Thâm canh
Vốn đầu tư
Cơ cấu GTSL
Cơ cấu GTSLH
Vốn đầu tư
Hoạch toán KD
Tiếp cận thị trường
TCQL
Kinh nghiệm SX
Bốn năng lực
Thuê
Nông trại
Ý chí quyết tâm
Thời vụ
Tiếp cận TT
Thường xuyên
Lâm trại
Loại hình
Ngư trại
Sở hữu
Quản lý KD
Chi phối
QH sở hữu
Bốn quyền
Lợi ích
BẨY
ĐẶC
TRƯNG
Mục đích
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH (45).DOC