Thị trườngchật hẹp,việc tiếp cận với thông tin về thị trường nước Ngoài còn hạn chế đó là một trong những khó khăn lớn đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Trình độ công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta còn thấp và lạc hậu ,kỹ thuật công nghệ còn nhiều bất cập .Nếu so sánh với tiêu chuẩn công nghệ của các nước láng giềng thì công nghệ của Viêt Nam lạc hậu hơn từ 20-25 năm. Do lượng vốn có hạn nên kinh tế tư nhân khó có khả năng đầu tư để xây dựng công nghệ hiện đại đồng thời việc tái đầu tư vào nâng cao công nghệ cũng vô cùng khó khăn.Điều đó làm sản phẩm không cạnh tranh được. Do vậy mà nhiều sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhan bị hàng nhập lậu chèn ép, một số doanh nghiệp bị phá sản, mất đi thị trường ngay trên sân nhà. Khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa có khả năng tham gia xuất khẩu trực tiếp , chưa tự tìm khách hàng để xuất khẩu sản phẩm của mình mà chỉ xuất khẩu sản phẩm thông qua các công ty thương mại nước Ngoài:khả năng tiếp cận thị trường còn kém. Việc này gây ra nhiều tiêu cực, tốn kém cụ thể là rơi vào tình trạng bị ép giá. Do khó khăn trong việc tìm nguồn vốn cho xuất khẩu nên sản phẩm cả các doanh nghiệp này hầu như chưa xuất khẩu ra thị trường nước Ngoài. Điều đó dẫn đến thị trường tiêu thụ –chủ yếu là trong nước –bị thu hẹp ,rất bấp bênh và thêm vào đó là sức mua của dân cư hạn hẹp .Do phải chịu những thông lệ ,điều kiện cạnh tranh bất bình đẳng nên sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân đã giảm đang kể.
13 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển kinh tế tư nhân, lý luận, thực trạng, giải pháp trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LờI NóI ĐầU
Hiện nay, ở nước ta lực lượng sản xuất chưa cao và có nhiều trình độ khác nhau. Do đó tương ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tồn tại ba hình thức sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản : sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trên cơ sở ba hình thức sở hữu cơ bản đó , hình thành 5 thành phần kinh tế : kinh tế nhà nước , kinh tế tập thể , kinh tế tư nhân (cáthể , tiểu chủ) , kinh tế tư bản tư nhân , kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài . Do không đánh giá đúng tình hình , thực trạng nền kinh tế và lực lượng sản xuất ở nước ta nên sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân đã có một thời kỳ bị coi là đối tượng phải đấu tranh loại bỏ trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội , vì vậy phải nằm trong diện cải tạo xoá bỏ. Song thực tiễn đã cho thấy quan niệm như vậy là phiến diện, chủ quan chưa đánh giá đúng mức vai trò, thế mạnh của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển chung của nền kinh tế giai đoạn hiện nay và sự xuất hiện trở lại của kinh tế tư nhân đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực. Tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế non trẻ của nước ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều vấn đề bất cập trong xã hôi, trong chủ trương chính sách và tổ chức quản lý đang là trở ngại cho sự phát triển của thành phần kinh tế này. Kinh tế tư nhân có tính tự phát rất cao, quy mô sản xuất chủ yếu là vừa và nhỏ ; khả năng tiếp cận công nghệ mới hạn chế ; khả năng tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng tốt hạn chế hơn so với kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn nước ngoài. Kinh tế tư nhân lại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại , dịch vụ, kinh doanh bất động sản .
Do đó cần tiếp tục tháo gỡ vướng mắc tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác phát triển , cạnh tranh lành mạnh như theo nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân". Nhận thức về vai trò, thực trạng của kinh tế tư nhân trở thành nhu cầu của không chỉ các nhà hoạch định chính sách , nhà kinh tế ma còn với bất cứ ai quan tâm tới kinh tế đất nước. Vì lý do đó mà em chọn đề tài : “Phát triển kinh tế tư nhân , lý luận , thực trạng, giải pháp trong giai đoạn hiện nay” với mong muốn nhận thức, tìm hiểu về kinh tế tư nhân đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ và nước ta tăng cường hội nhập kinh tế thế giới .
B. Nội Dung
I. Một Số Vấn Đề Lí Luận Về Kinh Tế Tư Nhân
1.1. Tính tất yếu tồn tại Kinh Tế Tư Nhân
Câu hỏi đặt ra : "Chủ nghĩa xã hội có đặc điểm ưu việt là kinh tế công hữu và hế hoạch hoá tập trung , nay lại mở đường cho kinh tế tư nhân và thị trường ? có thể lợi trước mắt , nhưng lâu dài liệu còn chủ nghĩa xã hội ?”. Hầu như mọi vấn đề lý luận nảy sinh từ bước mở đầu phát triển kinh tế tư nhân cho đến nay đều xoay quanh câu hỏi đó .
Dẫu còn ý kiến băn khoăn, cuộc mở đường và phát triển vẫn diễn ra trước hết do áp lực mạnh mẽ từ thực tế, đông đảo nhân dân và đảng viên , cán bộ đã rất năng động tìm tòi sáng tạo nhiều nhân tố mới , không thụ động chấp hành theo “ cơ chế không phù hợp thực tế ” , đòi hỏi “cởi trói ” , “tháo gỡ ” để sản xuất bung ra, cứu vãn đời sống nhân dân đang quá khó khăn thiếu thốn . Khó khăn đó có nguyên nhân khách quan , nhưng nguyên nhân chủ quan , nhưng nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp là do một số sai lầm trong cải tạo, tâp thể hóa và duy trì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, ngăn cấm kinh tế tư nhân và quan hệ thị trường. Thực tế đó đưa tới đòi hỏi phải “tháo gỡ” từng bước cho kinh tế tư nhân và tự do trao đổi hàng hoá . Sự tháo gỡ nhanh chóng đưa lại hiệu quả nổi bật ,càng giúp khẳng định quyết tâm tháo gỡ.
1.2 Vai trò và vị trí của thành phần kinh tế tư nhân .
1.2.1. Về cơ cấu nghành nghề kinh doanh.
Đặc trưng bao quát là đầu tư tập trung vào các nghành thương nghiệp , dịch vụ, công nghiệp chế biến , đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản ,xây dựng, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc ,khách sạn nhà hàng ,kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn ,tài chính tín dụng
1.2.2 Đóng góp vào GDP.
Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực tư nhân chiếm 10,60% cho thấy khu vực tư nhân có đóng góp đáng kể vào sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội và tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân.
1.2.3 . Giải quyết việc làm
Bởi vì thực chất đại bộ phận các thành phần kinh tế tư nhân là các nông trang gia đình , doanh nghiệp gia đình và doanh nghiềp một sở hữu. theo số liệu thống kê năm 1998 : Riêng các hộ knh doanh tư nhân trong côn nghiệp và thương mại đã thu hút được trên 4,5 triệu người , chiếm khoảng 13% tổng số lao động của khu vực này . ở khu vực nông thôn , các hộ tiểu thủ công nghiệp và các hộ sản xuất nghề phụ đã tạo ra khoảng 4,3 – 4,5 triệu việc làm cho lao động . Riêng về kinh tế hợp tác hình thức này đã tạo ra gần 7 triệu lao động . Như vậy mô hình doanh nghiệp tư nhân , đặc biệt tư nhân vừa và nhỏ là mô hình làm ăn có hiệu quả nhờ vào linh hoạt kinh doanh ,chi phí thấp , đầu tư ban đầu nhỏ ,sử dụng chủ yếu lao động phổ thông .
1.3. Những hạn chế của thành phần kinh tế tư nhân
1.3.1 Những hạn chế đối với nền kinh tế quốc dân .
+ Cơ sở pháp lý quá chặt chẽ trong việc công nhận tư cách pháp nhân , lại thêm vào đó là mức thuế đặt ra với các doanh nghiệp là còn cao , còn nghiêm ngặt.
+ Mức thuế thu cho sản xuất kinh doanh chưa phảI là nguyên nhân chính làm xuất hiện những hạn chế do khu vực tư nhân tạo ra . Mà ngay cả mức thuế dành cho xuất – nhập khẩu cũng kém phần ưu đãi cho các doanh nghiệp tư nhân
1.3.2. Hạn chế về mặt xã hội
Các doanh nghiệp tư nhân với nguồn vốn trong dân, vốn tự có, vốn góp từ bạn kinh doanh là chính cho nên sản phảm tạo ra yêu cầu phảI đạt chất lung cao mẫu mã phong phú để thu được lợi nhuận là nhiều nhất. Họ tìm đủ mọi cách để thu lợi nhuận về cho mình như: Cạnh tranh bằng mọi giá trên cả lĩnh vực sản xuất mẫu hàng hoá ,thị trường ,khách hàng và thu hút nguồn vốn . Chính vì mục đích như vậy mà các doanh nghiệp khi biết cách quản lí biết cách điều hành thì sẽ thu được nhiều kết quả tích cực nhưng còn một số khác sẽ là tiêu cưc vì họ hong đu khéo léo để canh tranh ma ding mọi thủ đoạn, biện pháp kể cả căng thẳng giữa các doanh nghiệp miễn là sao thu được lợi nhuận cao nhất sản phẩm tiêu thụ được nhiều nhất . Nên đôi khi chính sự cạnh tranh tiêu cực đó đã làm giảm tính đạo đức , văn hoá trong kinh doanh. Trong sản xuấ, sử dụng nhân công một cách tối đa;lực lượng nhân công nhưng vẫn phải làm với lượng công việc nhiều và thời gian dài trong một ngày ,cho nên đôi khi thiếu sự giao lưu giữa chủ –thợ ;thiếu tình cảm giữa chủ với côngTạo nên bầu không khí không tốt cho sản xuất và lực lượng lao động bị ức chế và căng thẳng trong công việc , Trong một số tình huống , họ thậm chí cảm thấy bị bóc lột sức lao động . Bởi thực chất các doanh nghiệp tư nhân dặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân chưa đăng ký hợp pháp thì ít có chính sách hỗ trợ khuyến khích cho công nhân như :Bảo hiểm, thưởng công thăm hỏi động viên khi đau ốm Dù sao thì những hạn chế đó không thể làm lu mờ được vai trò và vị trí của khu vực kinh tế tư nhân đối với đất nước ta hiện nay.
II. Thực trạng của kinh tế tư nhân
Thực hiện đường nối đổi mới của đảng và nhà nước, hơn 10 năm qua, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển. Kinh tế tư nhân tăng nhanh cả về số lượng đơn vị, vốn kinh doanh và lao động, phát triển rộng khắp trong cả nước ở các ngành nghề mà pháp luật không cấm . Đặc biệt , số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh sau khi thực hiện luật doanh nghiệp .
1. Những kết quả đạt được
- Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước ,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường ,thúc đẩy cạnh tran trong nền kinh tế
- Hình thành và phát triển các nhà doanh nghiệp tư nhân góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam
- Góp phần xây dựng quan hệ sản xuấ mới phù hợp ,thúc đảy lực lượng sản xuất phát triển .
- Đóng góp quan trọng làm tăng tổng sản phẩm trong nước.
2. Những tồn tại yếu kém
- Thị trườngchật hẹp,việc tiếp cận với thông tin về thị trường nước Ngoài còn hạn chế đó là một trong những khó khăn lớn đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Trình độ công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta còn thấp và lạc hậu ,kỹ thuật công nghệ còn nhiều bất cập .Nếu so sánh với tiêu chuẩn công nghệ của các nước láng giềng thì công nghệ của Viêt Nam lạc hậu hơn từ 20-25 năm. Do lượng vốn có hạn nên kinh tế tư nhân khó có khả năng đầu tư để xây dựng công nghệ hiện đại đồng thời việc tái đầu tư vào nâng cao công nghệ cũng vô cùng khó khăn.Điều đó làm sản phẩm không cạnh tranh được. Do vậy mà nhiều sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhan bị hàng nhập lậu chèn ép, một số doanh nghiệp bị phá sản, mất đi thị trường ngay trên sân nhà. Khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa có khả năng tham gia xuất khẩu trực tiếp , chưa tự tìm khách hàng để xuất khẩu sản phẩm của mình mà chỉ xuất khẩu sản phẩm thông qua các công ty thương mại nước Ngoài:khả năng tiếp cận thị trường còn kém. Việc này gây ra nhiều tiêu cực, tốn kém cụ thể là rơi vào tình trạng bị ép giá. Do khó khăn trong việc tìm nguồn vốn cho xuất khẩu nên sản phẩm cả các doanh nghiệp này hầu như chưa xuất khẩu ra thị trường nước Ngoài. Điều đó dẫn đến thị trường tiêu thụ –chủ yếu là trong nước –bị thu hẹp ,rất bấp bênh và thêm vào đó là sức mua của dân cư hạn hẹp .Do phải chịu những thông lệ ,điều kiện cạnh tranh bất bình đẳng nên sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân đã giảm đang kể.
Bên cạnh đó việc hạn chế trong khả năng tiếp cận thông tin gây khó khăn cho khu vực kinh tế tư nhân.Do thiếu những thông tin quan trọng về sản phẩm thị trường, khoa học công nghệ và các xu hướng phát triển của xã hội nên sẽ là rất khó khăn khi các doanh nghiệp tư nhân lựa chọn cho mình một hướng đI đúng đắn, trong khi sai lầm và rủi ro luôn là những nguy cơ thường trực .Muốn có thông tin doanh nghiệp tư nhân phảI thông qua các cơ quan tình báo thương mại, tại đây ,thông tin sẽ đựoc đánh giá ,phân tích.Nhưng chi phí cho hoạt động này khá cao nên với nguồn vốn ít ỏi thì các doanh nghiệp tư nhân không thể làm việc qua các cơ quan này .Vì vậy mà làm sao để có những thông tin có giá trị về thị trường ,làm sao để tiếp cận được với thị trường vẫn là vấn đề nan giảI gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân ,đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân đều thiếu vốn kinh doanh ,vốn tự có thì hạn hẹp. Trong khi đó việc huy động vốn kinh doanh ,sản xuất đối với các doanh nghiệp này đang rất khó khăn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phần kinh tế tư nhân không có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn và các khoản vay từ ngân hàng,nếu có được vay thì chỉ được vay ngắn hạn(từ 3 đến 6 tháng).
- Thu hút vốn đầu tư trong nước đã khó ,việc thu hút vốn nước Ngoài lại càng khó khăn hơn.Do những thông tin về thị trường còn hạn chế các doanh nghiệp chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức cần thiết về kí hợp đồng và giao dịch quốc tế.Vì thế việc hội nhập còn khó khăn và cũng không có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước Ngoài,bổ sung nguồn vốn,mở rộng quy mô đầu tư.
Hệ thống và chính sách thuế ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế:nặng cơ chế thu chưa có cơ chế động viên,nuôi dưỡng nguồn thu.Trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển thì cần có tái đầu tư mà giảm thuế là cơ hội tăng đầu tư.Mặc dù hiện đã có chính sách miễn giảm thuế cho một số đối tượng nhưng thủ tục xin miễn giảm thuế lại phức tạp.
Bên cạnh đó,một trong những nhược điểm của hệ thống thuế nước ta là sự trùng lặp trong việc đánh thuế:thuế doanh thu ,tuế lợi tức ...càng qua nhiều khâu thuế càng cao. Làm cho giá cả bị đẩy lên không những gây thiệt hại cho nguời tiêu dùng mà còn gây khó khăn sức ép với người sản xuất. Do đó làm giả chất lượng sản phẩm hoặc làm sản xuất bị thu hẹp, dẫn tới giảm sức cạnh tranh trên thị trường, tạo điêù kiện hàng ngoại nhập phát triển.
- Quan điểm của nhà nước ta đối với các thành phần kinh tế là khuyến khích phát triển và thực hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế . nhưng trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với khu vực kinh tế tư nhân còn nặng nề về thủ tục hànhchính , còn chồng chéo nhiều đầu mối . điều đó gây nên tâm lí mặc cảm và làm nản lòng các nhà đầu tư .
- Hệ thống pháp luật cũng chưa đặt các doanh nghiệp vào tình thế cạnh tranh bình đẳng. Hơn nữa thực tế cho thấy các chính sách kinh tế ở nước ta hiện nay chưa hoàn toàn đảm bảo bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân . đặc biệt được thể hiện trong chính sách tín dụng đầu tư của hẹ thống ngân hàng . các quy định về điều kiện vay vốn còn quá cứng nhắc và tính chất phân biệt đối xứ nhất là các vấn đề về thế chấp , báo lãnh của các ngân hàng thương mại. Những hạn chế về pháp luật và sự phân biệt đối xử giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước đã gây nhiều khó khăn cho sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp tư nhân.
- Trình độ của nguồn nhân lực khá thấp ,cả về trình độ quản lý cũng như trình độ tay nghề.Đây được xem như là một trong những yếu kém nhất của các doanh nghiêp tư nhân. Hiện nay ,trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ lao động trong khu vực kinh tế tư nhân còn thấp.Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp này hầu như không đào tạo ngắn hạn cấp tốc ra làm thợ.Như vậy, trình độ của cán bộ và đội ngũ lao động trong doanh nghiệp còn thấp ,nó cản trở đến quy mô và sự phát triển của các doanh nghiệp.
- Khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh
Vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân cho đến nay vẫn là một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp.
Diện tích của các doanh nghiệp còn thiếu đại đa số các doanh nghiệp vẫn phải bỏ vốn ra để đi thuê đất của các cơ quan các tổ chức kinh tế ,các cá nhân khác mà trong quá trình thành lập doanh nghiệp thì các thành viên thường góp vốn bằng việc đóng góp nhà cửa ,những nhà cửa có được nhờ góp vốn phần nhiều chỉ được sử dụng làm văn phòng doanh nghiệp cho nên chưa giải quyết được khó khăn về mặt bằng sản xuất ,thiếu đất vẫn là một trong những khó khăn lứn ảnh hưởng tơi sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước.
III. Một số đề xuất và giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư nhân
1. Tạo môi trường kinh doanh thận lợi cho sự phát triển của kinh tế tư nhân
Trước hết cần bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp lý hiện nay, tiến tới ban hành một đạo luật kinh doanh chung cho tất cả các thành phần kinh tế để đảm bảo nguyên tắc tất cả mọi người, tất cả doanh nghiệp đều bình đẳng trong sản xuất và kinh doanh. Đồng thời nhanh chóng huỷ bỏ những văn bản lỗi thời, đảm bảo tính ổn định của các văn bản pháp lý có như vậy mới khắc phục được tính bất ổn định và thường xuyên thay đổi của pháp luật để tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định cho các doanh nghiệp. Nhà nước dùng pháp luật để lái các thành phần kinh tế đi theo hướng XHCN là đúng, nhưng không thể dùng pháp luật đề gò ép, trói buộc các sự phát triển của các thành phần kinh tế khác đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân. Vì vậy, pháp luật đưa ra phải đảm bảo tính hợp lý, thông thoáng để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.
Để giải quyết được những tiêu cực như trốn thuế hàng lậu, hàng giải.... thì ta phải khuyến khích sản xuất, khuyến khích việc tiêu thụ hàng hoá trong nước để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân ổn định phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là biện pháp để bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước, đồng thời cũng là biện pháp tích cực trong việc chống buôn lậu.
Ngoài ra, để có môit rường kinh doanh thực sự "trong lành" thì phải kết hợp với việc kiểm tra, giám sát để hạn chế hoạt động vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp tư nhân. Phát hiện và xử lý kịp thời những doanh nghiệp không đăng ký chính thức, trốn thuế làm cho hàng hoá kém chất lượng.
2. Mở rộng thị trường trong nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường khu vực và quốc tế.
Muốn đạt được mục đích này thì Nhà nước cần phải tạo điều kiện, hỗ trợ để các doanh nghiệp tư nhân đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ nhân lực, từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm và do đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như khu vực và trên quốc tế với điều kiện đó các doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của mình sang nước Ngoài mà không qua các Công ty thương mại của Nhà nước.
Ngoài biện pháp gián tiếp thì Nhà nước có thể trực tiếp dành một số đơn đặt hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân xuất khẩu trực tiếp, giới thiệu hàng hoá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân ra nước Ngoài và cung cấp danh sách những mặt hàng mà nước ngoài, cung cấp những thông tin về thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tham gia hội tụ trưng bày những sản phẩm của mình với khách hàng trong nước và quốc tế.
3. Nhà nước phải có chương trình hỗ trợ cho kinh tế tư nhân phát triển.
*Hỗ trợ đào tạo.
Nhà nước cần có chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân về đào tạo để tạo ra những chủ kinh doanh giỏi, có đủ trình độ để có thể cạnh tranh, đối tác với các doanh nghiệp nước Ngoài. Ngoài ra còn nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Giúp cho họ có những kiến thức nhất định về hoạt động kinh doanh, quản lý, pháp luật...
*. Hỗ trợ thông tin.
Nhà nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả hơn trên cơ sở phân tích thông tin về các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu các dự báo phát triển công nghệ trong tương lai, đánh giá nhu cầu khách hàng... các doanh nghiệp sẽ đề ra được những biện pháp thích hợp cho sản xuất và kinh doanh.
*. Hỗ trợ vốn.
Vấn đề vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp tư nhân, thiếu vốn là một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp, nó là nguyên nhân của những khó khăn và vướng mắc khác
*. Hỗ trợ quá trình đổi mới công nghệ.
Kỹ thuật công nghệ trong khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta vẫn còn rất lạc hậu. Vì vậy mà nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Để cho các doanh nghiệp tư nhân có thể thực hiện tốt quá trình đổi mới công nghệ thì Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện việc đổi mới và chuyển giao kỹ thuật công nghệ. Nhà nước nên có chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng đối với tư nhân vay vốn cho mục đích đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ. Kịp thời cung cấp những thông tin về khoa học - kỹ thuật, những dự báo phát triển công nghệ trong tương lai... Đồng thời tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi để thúc đẩy tư nhân nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ.
Phần iii: Kết luận
Trên thực tế quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo thúc đẩy một lĩnh vực hệ trọng nhất trong lãnh đạo và quản lý kinh tế - lĩnh vực thể chế hoá, đổi mới tạo lập và hoàn thiện cơ sở hợp hiến hợp pháp cho hoạt động của các thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật mới được ban hành và liên tục hoàn thiện đã cổ vũ và bảo đảm pháp lý để mọi người kinh doanh tư nhân ngày càng yên tâm phát triển.
Nhờ thành quả ban hành và thực thi thể chế như vậy mới có thể có bước phát triển liên tục của kinh tế tư nhân mấy chục năm qua và bước phát triển đột biến từ năm 2000 đến nay.
Đại hội IX về mặt phát triển kinh tế tư nhân đã đạt được bước mới về hoàn thiện chính sách khẳng định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN trong đó kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng.
Nhìn tổng quát lại có thể thấy rõ trong công cuộc đổi mới của đất nước ta nói chung và nói riêng trong bước mở đường và phát triển kinh tế tư nhân đã diễn ra sự tìm tòi đổi mới mang tính nhân dân, tính xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đã có vai trò mở đường, khuyến khích, định hướng và điều tiết rất rõ. Bản thân cuộc tìm tòi đổi mới đó bao hàm quá trình đổi mới tư duy lý luận gắn với thực tiễn xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế, từ đó trải qua mấy chục năm đã thêm chất liệu và kinh nghiệm cụ thể phong phú để tổng kết và giải đáp những vấn đề về lý luận đặt ra.
tài liệu tham khảo.
1. Một số vấn đề cơ bản về đổi mới quản lý kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - TS Nguyễn Minh Tú (NXB chính trị quốc gia).
2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - PGS.TS. Mai Ngọc Cường - ĐHKTQD ở Việt Nam (NXB chính trị quốc gia).
3. Lựa chọn và thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam - Bộ kế hoạch và đầu tư - Viện chiến lược phát triển (NXB chính trị quốc gia).
4. Giáo tình kinh tế chính trị - ĐHKTQD (NXB giáo dục).
5. Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 – Viện chiến lược phát triển (NXB chính trị quốc gia).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7401.doc