Đề tài Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Lý luận, thực trạng và giải pháp

Đảng và nhà nước ta đã khẳng định kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước nhà.Bởi vì không có kinh tế nhà nước sẽ không có định hướng XHCH nhưng không có kinh tế tư nhân sẽ không có cơ chế thị trường vi vậy việc phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế cuả đát nước .KTTN ngày càng khẳng định và nâng cao vị thế của mình trong nền kinh tế. Là một nhân tố không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của đất nước, vai trò của KTTN được nâng cao và đóng góp rõ nét vào tăng trưởng kinh tế. Đó là một minh chứng hùng hồn chứng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KTTN là hoàn toàn đúng đắn. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.thì KTTN còn có nhiều mặt hạn chế cần phải khắc phục. Trong nền Kinh Tế Thị Trường nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta hiện nay thì Đảng và Nhà nước ta cần có nhiều hơn nữa những chủ trương đúng đắn khuyến khích phát triển và hỗ trợ KTTN. Cùng với quá trình hình thành và hoàn thiện thể chế KTTT của Việt Nam, việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách, cơ chế đối với khu vực KTTN có một vị trí cực kì quan trọng nó sẽ có tác dụng góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển chung, cũng như sự ra đời đồng bộ các loại thị trường trong một thể chế KTTT tương đối hoàn chỉnh trong nay mai.

doc18 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Lý luận, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI Mở ĐầU Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người từ xưa đến nay đã cho thấy lợi ích của mỗi cá nhân là động lực trước hết thúc đẩy xã hội phát triển. Điều cốt yếu là phải tạo ra và sử dụng động lực đó phù hợp, phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội. Việc hoạch định chiến lược tăng trưởng thích hợp với mọi hoàn cảnh cụ thể của đất nước mình đang dược xem là điều kiện tiên quyết đối với mọi quốc gia. Trong hoàn cảnh đó, phát triển Kinh Tế tư Nhân (KTTN) hay phát triển tư nhân hoá được nhìn nhận như một động thái tích cực được chính phủ các nước thúc đẩy, nhìn nhận như một phương tiện thức thời để nhiều nước chuyển đổi và đang phát triển thực hiện các cuộc cải cách nhằm đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ hiện nay, KTTN ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực của nó trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là vào hai thập kỉ cuối Thế kỉ XX, khi thuyết tự do hoá được vận dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển và trào lưu cải cách, mở cửa, thúc đẩy Kinh Tế Thị Trường trở thành phương thức chính thức thúc đẩy tăng trưởng của nhiều nước đang phát triển và chuyển đổi thì KTTN một lần nữa khằng định là một trong nhữn cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nước Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Mở cửa và hội nhập Kinh Tế Quốc Tế là một tất yếu trong xu thế toàn cầu hoá hướng tới sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam đang trong thời kì quá độ từ một nền kinh tế phát triển chậm, muốn thực hiện Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế thì việc khuyến khích phát triển KTTN càng trở thành một tất yếu lâu dài và càng được coi như một các thức, phương tiện tất yếu để đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Là một sinh viên kinh tế em cần có cái nhìn toàn diện hơn về nền kinh tế cuả đất nước đặc biệt là vai trò cuả kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay.Vì vậy em đã chọn đề tài: “ Phát triển Kinh tế Tư Nhân trong thời kì qua độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam ,lí luận thực trạng và giải pháp’’ Do thời gian nghiên cứu đề tài còn hạn chế nên bài viết cuả em còn nhiều thiếu sót và hạn chế.Em mong được sư góp ý cuả cô giáo và các bạn.Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ĐAO PHƯƠNG LIÊN đã giúp em tìm hiểu môn học và thực hiện đề tài này NộI DUNG I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam. 1 Kinh Tế Tư Nhân - tính tất yếu tồn tại và phát triển KTTN trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam. 1.1_ Quan niệm về Kinh Tế Tư Nhân. - Kinh Tế Tư Nhân là khu vực kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng chủ yếu là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân. Trong lịch sử phát triển kinh tế, KTTN đã ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển Kinh tế hàng hoá và ngược lại sự hình thành và phát triển của Kinh tế hàng hoá lệ thuộc vào sự phát triển của KTTN. - ở nước ta hiện nay, KTTN không phải là một thành phần kinh tế mà là một khu vực kinh tế gồm hai thành phần kinh tế: thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành TW Đảng khoá IX đã ra nghị quyết số 14/ NQ- TN ngày 18-3-2002 về tư tưởng đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN nêu rõ: “KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước…”. 1.2 _ Đặc điểm của Kinh tế Tư Nhân ở nước ta hiện nay. Kinh tế tư nhân ở nước ta đang tồn tại và phát triển trong những điều kiện chủ yếu sau: Một là, kinh tế tư nhân mới được phục hồi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Hai là, kinh tế tư nhân hình thành và phát triển trong điều kiện có Nha nước XHCN dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng Sản. Ba là, kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Bốn là, kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển ở một nước quá độ lên CNXH từ một nền kinh tế phát triển chậm, trong bối cảnh thực hiên công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1.3_ Sự tồn tại, phát triển Kinh Tế Tư Nhân định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là tất yếu khách quan và lâu dài. Theo quan điểm của Mac - Lênin: “ chế độ quan hệ sở hữu tư nhân ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, là cơ sở làm nảy sinh, tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân. Sự tồn tại lâu dài và phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trong lịch sử đã chứng tỏ kinh tế tư nhân mang trong nó một động lực cá nhân mạnh mẽ, thuộc tính tồn tại lâu dài của con người và cả xã hội loài người ’’. Thời kỳ nguyên thuỷ chưa có sở hữu tư nhân do đó chưa có KTTN. Khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã thì bắt đầu xuất hiện sở hữu tư nhân và hình thành KTTN. Xã hội dần phát triển từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, không có giá trị thặng dư sang nền kinh tế thị trường hiện đại. Kinh tế thị trường là phương tiện để đạt đến một nền sản xuất lớn, hiện đại. Sự sụp đổ của Liên Xô và một số nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Đông Âu đã cho chúng ta thấy rằng các quốc gia, dù với chế độ chính trị khác nhau đều không thể không sử dụng cơ chế thị trường. Ngược lại, Kinh Tế Thị Trường khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có sở hữu tư nhân và KTTN. Nói cách khác, cơ chế thị trường hiện đại và KTTN phải song hành và bổ xung cho nhau. ở Việt Nam, muốn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì phải phát triển kinh tế tư nhân nói chung và mô hình tổ chức doanh nghiệp nói riêng. Đó chính là tất yếu khách quan tồn tại kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, và cũng chính là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. 2_ Quan niệm của Đảng ta về mô hình Kinh Tế Tư Nhân trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 2.1_ Quan niệm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển khu vực Kinh Tế Tư Nhân Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đánh một dấu mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới kinh tế. Thông qua các chính sách kinh tế mới của Đảng và Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân được hồi sinh và phát triển trong một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước .Quan niệm về kinh tế tư nhân cũng từng bước được thể hiện rõ hơn qua các đại hội của Đảng. Đại hội Đảng Bộ toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định nềm kinh tế nước ta có 6 thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng ghi rõ: “ Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài…”. Tất cả hợp thành khu vực Kinh tế tư nhân. Như vậy, đường lối chính sách và cơ sở pháp lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các hình thức kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực hiện quá trình CNH-HĐH 2.2_ Những đặc trưng của Kinh tế tư nhân trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay. - Kinh tế tư nhân có một số đặc trưng cơ bản sau: Một là, kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân - một trong những động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với việc tôn trọng lợi ích cá nhân, đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Do gằn liền với lợi ích cá nhân nên kinh tế tư nhân có sức sống mãnh liệt. Trong một thời gian dài, kinh tế tư nhân, cá thể bị ngăn cấm bởi các mệnh lệnh của nhà nước nhưng vẫn tồn tại như một tất yếu khách quan. Hai là, kinh tế tư nhân mà tiêu biểu là doanh nghiệp của tư nhân, là mô hình tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động sản xuất trao đổi hàng hoá ra đời gắn liền với sự phân công lao động xã hội. Với hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất tăng lên nhiều , trình độ xã hội hoá cũng được phát triển nhanh chóng. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Trong đó, cơ cấu của kinh tế thị trường chủ yếu dựa trên cơ sở của mô hình tổ chức doanh nghiệp có mục tiêu cao nhất. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người cho đến nay, đó là mô hình tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhất, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, mô hình tổ chức doanh nghiệp đã, đang và còn tiếp tục là một mô hình tổ chức kinh tế có hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại. Ba là, kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường là cách thức tốt nhất và duy nhất để một nền kinh tế vận hành có hiệu quả cao, và là phương tiện để đạt đến một nền sản xuất lớn, hiện đại. Ngược lại, kinh tế thị trường khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân. Nói cách khác, cơ chế thị trường hiện đại chính là dạng thức sinh tồn của kinh tế tư nhân mà điển hình là mô hình tổ chức doanh nghiệp. Hình thức tổ chức sản xuất này là sản phẩm tự nhiên của cơ chế thị trường và tự nó lớn lên trong cơ chế thị trường. 3_ Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay. Sở hữu tư nhân và khu vực kinh tế tư nhân là một trong những vấn đề chủ yếu trong chuyển đổi kinh tế rất nhạy cảm ở Việt Nam. Sau năm 1978, nền kinh tế VN rơi vào khó khăn, thậm chí khủng hoảng khu vực kinh tế tư nhân không có điêù kiện tồn tại và phát triển nó bị coi la loaị hình kinh tế xấu vì nó là tàn dư của chế độ cũ.Trong công cuộc đổi mới (1986), Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Quan hệ thị trường đã từng bước mệt nhọc vượt qua cơ chế kế hoạch hoá tập trung để hình thành và phát triển một quan hệ mới, đó là doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh tế tư nhân ngày càng tăng lên và giữ vai trò quan trọng. Trong thời kì quá độ, nền kinh tế nước ta đang rất khó khăn: viện trợ từ nước ngoài bị cắt, dự trữ từ thời kỳ chiến tranh giảm mạnh, nền kinh tế bị bao vây, cấm vận…năng suất lao động nhà nước và dân tộc bát đầu suy yếu.Trước tình hình đó cần có chính sách phát triển kinh tế một cách phù hợp việc phát triển kinh tế tư nhân hoá được xem như một công cụ nâng cao tinh hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Kinh tế tư nhân là một nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, đặc biệt trong giai đoạn quá độ lên CNXH. II_ Thực trạng phát triển Kinh Tế Tư Nhân ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ. 1_ Những thành tựu đạt được của Kinh tế tư nhân. 1.1_ Sự phát triển về số lượng của khu vực Kinh tế tư nhân. - Về hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ. Hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn và tăng nhanh. Tính đến cuối năm 2003, cả nước có 2,7 triệu hộ kinh doanh cá thể công thương nghiệp, 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Nếu tính ở thời điểm năm 2000, thì số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm 51,89%, số hộ sản xuất công nghiệp chiếm 30,21%, giao thông vận tải chiếm 11,63%, xây dựng chiếm 0,81%, các hoạt động khác chiếm 5,64%. Số hộ kinh doanh trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp thương mại và dịch vụ tăng lên 3 triệu hộ năm 2005. - Về doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân: Năm 1991, cả nước chỉ có 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992 có 5.189 doanh nghiệp, năm 1995 có 15.276 doanh nghiệp, năm 1999 có 28.700 doanh nghiệp. Trong giai đoạn 1991- 1999, bình quân mỗi năm tăng thêm 5.000 doanh nghiệp.đến cuối năm 2003 đã có gần 73.000 doanh nghiệp mới đăng kí, đưa tổng số doanh nghiệp đăng kí lên gần 120.000 doanh nghiệp. Sau gần 5 năm thi hành luật doanh nghiệp đến cuối năm 2005, cả nước có hơn 108.300 doanh nghiệp mới đăng kí đưa tổng doanh nghiệp đăng ký lên 150.000 doanh nghiệp. Trong 10 tháng đầu năm 2005, có 28.003 doanh nghiệp mới đăng kí với mức vốn là 54.000 tỉ đồng tăng thêm 368 về số lượng doanh nghiệp và trên 29% về vốn đăng kí cá biệt so với cùng kì năm trước. - Số doanh nghiệp đăng kí trung bình hàng năm của thời kì 2000-2005 gấp 3.76 lần so với trung bình của thời kì 1991-1999. Tỷ trọng công ty trấch nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ 36% lên 60% năm 2003; 67,9% năm 2004 và 68,5% năm 2005. Loại hình công ty cổ phần tăng từ 1,1% lên đến 14,2% năm 2004 Theo số liệu của tổ công tác thi hành Luật doanh nghiệp, trên phạm vi cả nước, số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm khoảng 80- 85% số doanh nghiệp đăng ký họat động 1.2_ Về quy mô vốn, lao động và lĩnh vực, địa bàn kinh doanh. Cho đến nay, khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư và xã hội. Vốn đầu tư các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể đang trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Tỷ trong đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp dân doanh trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001 và 28,8% năm 2002. Mức vốn đăng ký trung bình/doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên. Theo báo cáo tổng kết 4 năm thi hành Luật doanh nghiệp, thời kỳ 1991- 1999 vốn đăng ký bình quân/ doanh nghiệp là gần 0, 57 tỷ đồng, năm 2000 là 0,96 tỷ đồng, năm 2002 là 2,8 tỷ đồng, 3 tháng đầu năm 2003 là 2,6 tỷ đồng. Tính chung, mức vốn đăng ký trung bình của doanh nghiệp là khoảng 1,25 tỷ đồng. Khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp đã mở rộng các hoạt động kinh doanh trong hầu hết các ngành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Kinh tế tư nhân không chỉ còn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, mà đã mở rộng hoạt động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cao cấp như công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến, công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm ,tư vấn… 1.3_ Đóng góp của khu vực Kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân đang thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta. - Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của khu vực Kinh tế tư nhân là tạo công ăn việc làm cho người lao động chiếm 89% tổng số lao động trong nước. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể (phi nông nghiệp) đã sử dụng khoảng 16% lực lượng lao động xã hội với khoảng hơn 6 triệu người. Trong 3 năm (2000-2002), các doanh nghiệp dân doanh và hộ cá thể mới thành lập đã tạo ra khoảng 1,5 triệu chỗ làm việc mới. Hầu hết các doanh nghiệp cũng góp phần chủ yếu đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực. Một bộ phận lớn lao đông nông nghiệp đã được thu hút vào các doanh nghiệp và thích ứng với phương thức sản xuất công nghiệp. Sự phát triển của kinh tế tư nhân không chỉ góp phần tạo việc làm, mà còn có tác dụng đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động vốn đang rất mất cân đối ở nước ta hiện nay. - Khu vực Kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào GDP và thúc đẩy tăng trương kinh tế. Năm 2005 khu vực này chiếm 38,9%GDP của toàn xã hội xấp xỉ tỉ trọng kinh tế nha nước (33,22) gấp 5,4 lần khu vực kinh tế tập thể,2,5 lần khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Năm 2001 khu vực doanh nghiệp tư nhân nộp vao ngân sách trên 11075 tỷ đồng chiếm 14,8% tổng thu nhân sách năm 2003, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 8%. Trong 4 năm (200-2003), tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vục kinh tế tư nhân trong công nghiệp đạt mức 20%/năm. trong nông nghiệp, khu vực knh tế tư nhân đã có đóng góp đáng kể trong trồng trọt, chăn nuôi và đặc biệt là trong các ngành chế biến, xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Đóng góp về xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách. Đến năm 2002, khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kinh tế tư nhân là nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Một số doanh nghiệp tư nhân đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu về một số mặt hàng quan trọng. ở một số địa phương, kinh tế tư nhân là khu vực đóng góp chủ yếu về xuất khẩu (Hà Giang: 60%, Bình Thuận: 45%, Quảng Ngãi: 34%). - Khu vực kinh tế tư nhân đã có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các vốn đầu tư xã hội. Tính đến cuối năm 2003, đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân chiếm 27% tổng đầu tư xã hội của Việt Nam (khoảng 10 tỷ USD), cao hơn tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa phương - Khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển cơ chế kinh tế thi trường định hướng XHCN, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, xoá đói giảm nghèo. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là nhân tố chủ yếu tạo môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, phá bỏ dần tính độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước. Các loại thị trường bắt đầu hình thành và phát triển (thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ). Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta sẽ không thể thực hiện nếu không có sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân. 2_ Một số hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân. Một là, hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta mới được thành lập, hơn 90% là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh thấp nên dễ bị tổn thương. Theo số liệu của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hơn 61% doanh nghiệp mới thành lập thiếu nguồn lực cơ bản như vốn, năng lực quản lý, thị trường, đất đai, khó tiếp cận với nguồn cung ứng hỗ trợ. Hai là, khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta nhìn chung năng lực cạnh tranh thấp, trình độ công nghệ và năng lực quản lý kém. Ba là, các doanh nghiệp tư nhân mới chủ yếu tập trung kinh doanh trong các ngành thương mại và dịch vụ sơ cấp. Số lượng doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ cao cấp còn rất ít. Bốn là, kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp mới chỉ tập trung phát triển ở một số thành phố lớn. Trong khi đó, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi…hầu như có rất ít các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Năm là, nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, tiền công, tiền lương, bảo hộ lao động, giờ làm việc… đối với người lao đông. Sáu là, một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, kinh doanh trái phép, chưa thực hiện đúng luật doanh nghiệp và các quy định khác về dăng ký kinh doanh. Bảy là, quản trị nội bộ của nhiều doanh nghiệp còn yếu kém, bất cập như: thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh, chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định. 3_ Những rào cản đối với sự phát triển kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân nước ta mới được hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn và đang gặp nhiều thách thức. Một là, một bộ phận cán bộ, công chức và dư luận xã hội chưa thực sự có cách nhìn đồng thuận về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân cũng như các doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta,vẫn có nhiều ý kiến cho rằng kinh tế tư nhân là đối lập với định hướng XHCN. Tâm lý dè dặt, e ngại đối với kinh tế tư nhân đang là rào cản cho sự phát triển của khu vực kinh tế này. Vì vậy, cần phải khắc phục cách nhìn trái với đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, đồng thời cần quán triệt quan điểm phát triển kinh tế tư nhân là vấn đè chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta. Hai là, rào cản do hệ thống cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa minh bạch. Công cuộc cải cách hành chính còn nhiều mặt chưa theo kịp với yêu cầu của đổi mới kinh tế. - Tổ chức bộ máy nhà nước vừa cồng kềnh, vừa kém hiệu lực. - Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức chưa đủ năng lực, trình độ, chậm đổi mới tư duy; coi việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, của cơ quan mình đối với khu vực kinh tế tư nhân là “ban ơn”, “phát lộc”. - Thủ tục hành chính rườm rà làm cho các doanh nghiệp mất nhiều thời gian, tiền bạc và mất thời cơ kinh doanh Ba là, môi trường pháp lý cũng đang là rào cản đối với kinh tế tư nhân; thể hiện ở hệ thống luật, chính sách chưa đầy đủ, chồng chéo. Một số văn bản chưa theo kịp với các chế tài quy định trong Luật doanh nghiệp.Việc thi hành Luật doanh nghiệp chưa nghiêm túc. Một số Bộ, ngành và địa phương lúng túng trong công tác quản lý, chưa thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp. Một số cán bộ, công chức do năng lực yếu kém; do lợi ích cá nhân, cục bộ hoặc do tư duy cũ đã gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp Bốn là, môi trường kinh doanh trong nước còn bất cập cho kinh tế tư nhân do có sự phân biệt giưã các thành phần kinh tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đóng nhiều loại phí, lệ phí khác điều đó đã tác động đến giá thành sản phẩm làm cho khu vực kinh tế tư nhân khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và hạn chế vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới. Tình trạng độc quyền của doanh nghiệp nhà nước trong một số ngành cũng có tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân đang ở vị thế bất lợi trong việc tiếp cận các nguồn lực, trong đó bức xúc nhất là mặt hàng sản xuất và vốn tín dụng. Năm là, tiềm lực về vốn cũng như năng lục quản lý của khu vực dân doanh có hạn; các điều kiện vật chất, kỹ thuật (kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực…) còn nhiều hạn chế. Điều đó hạn chế khả năng phát triển quy mô lớn của khu vực kinh tế tư nhân. III_ Một số phương hướng, chính sách và giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay. 1_ Phương hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Thực hiện nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước có nghĩa là chuyển dịch nền kinh tế đất nước từ nông nghiệp sang công nghiệp, nâng cao tỷ trọng các ngành sản xuất công nghiệp theo các chỉ tiêu về giá trị sản xuất, về tỷ trọng lao động công nghiệp. Xuất phát từ các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tính đến các đặc điểm về quy mô vừa và nhỏ của các cơ sở của khu vực kinh tế tư nhân, cần khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư vào các khu vực và lĩnh vực sau đây: - Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến nông sản, chuyển từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế sang sản phẩm tinh chế vừa tạo việc làm thu hút lao động vừa gia tăng được giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng xuất khẩu. - Phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như ngành dệt, may, giày da phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu - Phát tiển các ngành cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất nông, ngư nghiệp như sản xuất máy cày, máy kéo, máy xay xát, máy tuốt lúa, các loại tàu thuyền đánh cá, các sản phẩm cơ khí gia công lắp ráp khác phục vụ cho các ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông nông thôn… Đây chính là những ngành cung cấp tư liệu sản xuất cho sản xuất nông nghiệp. - Phát triển các ngành tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống phục vụ xuất khẩu và các ngành hàng tiêu dùng khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như nhu cầu xuất khẩu. 2_ Một số chính sách cụ thể khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. * Chính sách đầu tư: Năm 1987, Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài và năm 1994 ban hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Đồng thời chính phủ đã ban hành Nghị định 29/CP ngày 12-5-1995 quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Chính sách đầu tư đã góp phần tạo môi trường đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân trên các mặt sau: - Tiếp cận các nguồn lực được thuận tiện hơn, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về xây dựng kết cấu hạ tầng, vay vốn tín dụng. - Hỗ trợ đầu tư trên các mặt: cho thuê mặt bằng trong các khu công nghiệp, lập và khuyến khích các quỹ hỗ trợ đầu tư để cho vay trung hạn và dài hạn; mở rộng diện khuyến khích, ưu đãi đầu tư và tăng mức độ khuyến khích ưu đãi đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu, sản xuất để xuất khẩu, bảo đảm công bằng hơn trong khuyến khích và ưu đãi đầu tư giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Bảo đảm an toàn cho hoạt động đầu tư, xúc tiến hình thành bảo lãnh tín dụng đầu tư, bảo hộ đầu tư, bảo đảm tài sản, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. * Chính sách thuế: Nhà nước ban hành nhiều sắc thuế và đã nhiều lần sửa đổi, điều chỉnh, bổ xung cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế. Các sắc thái thuế hiện hành có liên quan tới kinh tế tư nhân gồm: thuế VAT; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế nhà đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế môn bài; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Hệ thống thuế ngày càng hoàn chỉnh hơn, mục đích các sắc thái thuế rõ ràng hơn; thuế suất áp dụng cho các đối tượng và đơn giản hoá; có nhiều ưu đãi thuế cho các cơ sở kinh tế. * Chính sách đất đai: Chính sách đất đai đã tạo điều kiện bước đầu cho các cơ sở sản xuất – kinh doanh tư nhân trong việc tạo lập mặt bằng và xây dựng các công trình phục vụ sản xuất – kinh doanh. * Chính sách vốn, tín dụng: - Tạo môi trường và điều kiện cho khu vực knih tế tư nhân huy động và sử dụng vốn, chuyển từ cấp phát vốn qua ngân sách các cho các doanh nghiệp nhà nước. Tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đều có thể tiếp cận các nguồn vốn, thông qua việc cải cách hệ thống ngân hàng, mở rộng và phát triển hệ thống thu hút và cung ứng vốn của các ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần, các hợp tác xã tín dụng, ngân hàng nước ngoài. Mở rộng đối tượng cho vay, ban hành thể lệ tín dụng đối với kinh tế tư nhân.Xúc tiến hình thành thị trường vốn trung hạn, dài hạn, thị trường chứng khoán. Chấn chỉnh hoạt động của hệ thống tài chính phi chính thức như hụi họ, mở rộng điều kiện cầm cố, hạn chế cho vay nặng lãi. Cho phép các doanh nghiệp huy động vốn bằng phát hành trái phiếu, cổ phiếu. - Hỗ trợ vốn đối với các doanh nghiệp: Thành lập một số tổ chức như quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương, quỹ cho vay theo các chương trình hỗ trợ phát triển.Triển khai một số chương trình tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm cho khu vực kinh tế tư nhân, triển khai các chương trình cho vay tín dụng từ các nguồn tài trợ của các nước đối với một số đối tượng đặc biệt * Chính sách thương mại: Chính sách thương mại được đỏi mới trên các mặt: tụ do hoá thương mại, đổi mới chính sách xuất nhập khẩu, đổi mới hệ thống thuế quan, giảm bớt các quy định về hạn ngạch, hạn chế và cấm đoán. - Tự do hoá thương mại bao gồm tự do hoá giá cả, tự do kinh doanh, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy hình thành hệ thống thị trường đồng bộ, thống nhất. - Đổi mới chính sách xuất, nhập khẩu: chuyển từ độc quyền ngoại thương do một số công ty ngoại thương của Nhà nước nắm giữ sang khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế cùng tham gia.Đồng thời nhà nước cũng đã tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động thương mại, xoá bỏ việc quy định đúng mức vốn tối thiểu để được hoạt động xuất nhập khẩu. - Đổi mới hệ thống thuế quan: giảm mức thuế và hợp lý hoá thuế xuất, nhập khẩu. Đối với thủ tục hành chính: bổ giấy phép xuất nhập khẩu từng chuyến, bãi bỏ việc duyệt kế hoạch xuất khẩu, bỏ giấy phép xuất khẩu đối với công ty tự sản xuất sản phẩm, thay đổi quy chế đối với xuất khẩu một số mặt hàng như gạo, mở các địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu, các doanh nghiệp được tự do lựa chọn địa điểm xuất khẩu. - Cơ chế quản lý xuất, nhập khẩu: chuyển từ quản lý bằng phương pháp hành chính là chủ yếu sang quản lý bằng phương pháp kinh tế, thông qua hệ thống thuế quan. * Chính sách lao động và đào tạo nguồn nhân lực: Chính sách lao động và đào tạo nguồn nhân lực nhằm góp phần tạo ra một thị trường cung cấp và sử dụng lao động có số lượng và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tạo việc làm cho người lao động. Nội dung cơ bản bao gồm: - Các chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền huy động và sử dụng lao động không hạn chế về số lượng theo điều kiện về sử dụng lao động và an toàn lao động theo luật định. Quy định về mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. - Hoàn thiện và hỗ trợ cho hệ thống giáo dục và đào tạo nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo và nâng cao tay nghề cho người công nhân. Đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho chủ doanh nghiệp. * Chính sách khoa học - công nghệ: Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới chính sách khoa học công nghệ với các nội dung: xác định phương thức nhập công nghệ hợp lý (thông qua đầu tư của nước ngoài, mua bằng phát minh, sáng chế), khuyến khích đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến, các ưu đãi về công nghệ mới, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai, khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động đào tạo kỹ năng và xây dựng kết cấu hạ tầng khoa học công nghệ, tạo môi trường thị trường và thông tin khoa học công nghệ thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân hoạt động. 3_ Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam đang thực hiện đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do vậy cần có chính sách phát triển một cách hợ lý: Trước hết, cần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân. Cần xây dựng và hoàn thiện đồng bộ luật pháp, chính sách đảm bảo tính nhất quán và ổn định. Thúc đẩy nhanh việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản bao gồm cả quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho khu vực kinh tế tư nhân. Thứ hai, phải tạo lập sự bình đẳng thực sự giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có môi trường cạnh tranh lành mạnh. Thứ ba, thúc đẩy nhanh việc hình thành các loại thị trường, nhất là thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường khoa học, công nghệ. Đi liền với các loại thị trường là cơ chế, chính sách để thị trường hoạt động đồng bộ. Xây dựng và thực hiện chính sách tài chính, tín dụng bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; bảo đảm để kinh tế tư nhân dễ dàng tiếp cận và được hưởng các ưu đãi của nhà nước Thứ tư, cần có chính sách hỗ trợ về cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, đăng ký thương hiệu hàng hoá, đào tạo, bồi dưỡng cho chủ doanh nghiệp tư nhân để đội ngũ doanh nhân của đất nước ngày càng lớn mạnh cả về kiến thức pháp luật lẫn kỹ năng quản lý để đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Thứ năm, cần có cái nhìn toàn diện hơn về vị trí và vai trò cuả thành phần kinh tế tư nhân, xoá bỏ mặc cảm của xã hội đối với khu vực kinh tế tư nhân Tóm lại, nhà nước cần tạo điều kiện thuận lơi để kinh tế tư nhân phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hoá vào năm 2020 Kết luận Đảng và nhà nước ta đã khẳng định kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước nhà.Bởi vì không có kinh tế nhà nước sẽ không có định hướng XHCH nhưng không có kinh tế tư nhân sẽ không có cơ chế thị trường vi vậy việc phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế cuả đát nước .KTTN ngày càng khẳng định và nâng cao vị thế của mình trong nền kinh tế. Là một nhân tố không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của đất nước, vai trò của KTTN được nâng cao và đóng góp rõ nét vào tăng trưởng kinh tế. Đó là một minh chứng hùng hồn chứng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KTTN là hoàn toàn đúng đắn. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...thì KTTN còn có nhiều mặt hạn chế cần phải khắc phục. Trong nền Kinh Tế Thị Trường nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta hiện nay thì Đảng và Nhà nước ta cần có nhiều hơn nữa những chủ trương đúng đắn khuyến khích phát triển và hỗ trợ KTTN. Cùng với quá trình hình thành và hoàn thiện thể chế KTTT của Việt Nam, việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách, cơ chế đối với khu vực KTTN có một vị trí cực kì quan trọng nó sẽ có tác dụng góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển chung, cũng như sự ra đời đồng bộ các loại thị trường trong một thể chế KTTT tương đối hoàn chỉnh trong nay mai. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lênin. Bộ giáo dục và đào tạo_ 2007 2. Tạp chí quản lý Nhà nước số 77_ thang 6/2002. 3. Bản tin môI trường kinh doanh_số8_tháng 6/2005 4. Tạp chí Kinh tế và phát triển _ tháng 6/2003. 5. Vn trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tế. NXB chính trị quốc gia _ 2002. 6. Kinh tế - xã hội - nhân văn trong phát triển kinh tế tư nhân ở HN. NXB chính trị quốc gia _ 2002 7. Một số vấn đề Kinh tê - Xã hội VN thời kì đổi mới. NXB chính trị quốc gia _ 2004. 8. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế VN trong những năm đầu thế kỉ XXI. NXB Khoa học xã hội _ 2004. 9. Kinh tế tư nhân trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay. NXB Khoa học xã hội _ 2003. 10. Phát triển kinh tế tư nhân định hướng XHCN. NXB Chính trị quốc gia _ 2004. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11361.doc
Tài liệu liên quan