Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đảm bảo phát triển bền vững đã trở thành vấn đề toàn cầu hiện nay trên thế giới. Đặc biệt là đối với Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Càng ngày chúng ta càng được nghe nói đến nhiều hơn về các biến cố môi trường. Và càng ngày chúng ta càng thấy rõ hơn sự trả đũa của tự nhiên. Thiên tai xảy ra ngày càng nhiều với cường độ mạnh mẽ hơn, gây hậu quả tàn khốc hơn. Chỉ tính riêng ở Việt Nam trong mấy tháng đầu năm 2007, đã phải chịu hậu quả của ít nhất 4 cơn bão lớn. Cơn quét của bão số 9 có tên quốc tế là Durian, giật cấp 12 ở Vũng Tàu gây thiệt hại nặng nề nhất ở 4 tỉnh là: Bà Rịa- Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Thuận, Tiền Giang ước tính có 50 người chết, 31 người mất tích, 164 người bị thương nặng, 245 người bị thương nhẹ, 119314 nhà bị sập hoàn toàn và bị tốc mái, 888 tàu thuyền bị chìm. Cơn bão số 9 đổ bộ vào Thái Lan gây hậu quả rất nghiêm trọng và khi vào đến Việt Nam dù chỉ còn là áp thấp nhiệt đới nhưng cũng kéo theo lốc xoáy và mưa đá tàn phá các công trình và nhà cửa của người dân Vừa qua là hiện tượng dầu loang tràn vào ven biển bán đảo Hòn Gốm và đang đe doạ bãi tắm Đại Lãnh Theo dự báo của các chuyên gia thời tiết, năm nay nước ta sẽ phải hứng chịu mưa lũ nặng nề, khốc liệt hơn .Đó mới chỉ là một số ít thông tin về những biến động môi trường mà chúng ta có thể biết trên rất nhiều phương tiện nhưng còn rất nhiều những sự cố đang âm ỉ gây hậu quả, đe doạ sự sống còn của con người.
28 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển kinh tế và môi trường sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i pháp kịp thời, từ năm 1990 đến nay, độ che phủ rừng trên toàn lãnh thổ tăng lên đáng kể, từ 27,2% năm 1990 lên 33,2% năm 2001. Mặc dù vậy, chất lượng rừng chưa được cải thiện, vẫn tiếp tục bị suy giảm, rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn còn bị tàn phá nghiêm trọng. Rừng giầu, rừng kín, rừng nguyên sinh chỉ còn chiếm khoảng 13% trong khi rừng nghèo và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích rừng.
Đa dạng sinh học
Việt Nam là một trong 10 quốc gia có đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất trên thế giới với các hệ sinh thái đặc thù, nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao và nhiều nguồn gien quý hiếm. Một số loài động vật lần đầu tiên trên thế giới được phát hiện ở Việt Nam như Sao la, Mang lớn,...Nhà nước đã chủ trương khoanh vùng bảo vệ đối với các hệ sinh thái đặc thù, phát triển các khu rừng đặc dụng,... để bảo vệ đa dạng sinh học. Hiện nay, cả nước có 25 vườn quốc gia, 59 khu bảo tồn thiên nhiên và 37 khu bảo vệ cảnh quan. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đa dạng sinh học ở Việt Nam bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dẫn tới làm thu hẹp nơi cư trú của các giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm; ô nhiễm môi trường. Trong gần 5 thập kỷ qua, diện tích rừng ngập mặn đã giảm 80%, khoảng 96% các rạn san hô đang bị đe dọa huỷ hoại nghiêm trọng, nhiều giống loài hoang dã đã vĩnh viễn biến mất.
Môi trường đô thị và công nghiệp
Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh ở các đô thị Việt Nam đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước và gây ra úng ngập; nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn trước đây nằm ở ngoại thành, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc; mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia và đến đời sống của nhân dân ngoại thành; sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng; đô thị hóa làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường, hình thành các khu nhà ổ chuột và khu nghèo đô thị. Ở các làng nghề, ô nhiễm môi trường đang hết sức bức xúc và là một trong các vấn đề môi trường cấp bách của nước ta.
Hiện nay, cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ (67,3%), miền Trung 20,5% và miền Nam là 12,2%.
Theo kết quả điều tra về môi trường làng nghề thì 100% các làng nghề được điều tra khảo sát đều bị ô nhiễm môi trường.
Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm : Sử dụng nhiều nước, lại kết hợp với chăn nuôi nên 100% nguồn nước mặt bị ô nhiễm, như ở làng nghề làm bún, làng sản xuất tinh bột, môi trường khí bị ô nhiễm bụi, SO2, đặc biệt hàm lượng H2S khá cao, gấp 25 - 33 lần tiêu chuẩn cho phép.
Làng nghề dệt nhuộm : ô nhiễm chủ yếu do nước thải sản xuất có hàm lượng hoá chất, thuốc nhuộm, COD cao gấp 3 - 8 lần tiêu chuẩn cho phép, độ màu vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: ô nhiễm chủ yếu do sử dụng nhiên liệu là than. Khí thải chứa các chất ô nhiễm SO2, NO2, CO, bụi và gây ô nhiễm nhiệt khu vực lân cận. Tại một số làng nghề hàm lượng SO2 lên tới 0,75 mg/m3, hàm lượng bụi gấp 8,9 lần tiêu chuẩn cho phép.
Làng nghề thủ công mỹ nghệ: ô nhiễm chủ yếu là bụi và hơi dung môi hữu cơ. Tại làng nghề sơn mài Hạ Thái (Hà Tây) sử dụng sơn, hoá chất làm bóng, nồng độ hơi dung môi hữu cơ lớn hơn TCCP từ 10 - 15 lần. Các làng nghề có sử dụng hoá chất như chạm mạ bạc còn gây ô nhiễm nước về kim loại nặng. ở làng nghề mỹ nghệ sừng Đô Hải (Bình Lục, Hà Nam), nước mặt có độ pH = 4,4 (môi trường axit), hàm lượng cặn và COD vượt TCCP hàng chục lần.
Làng nghề tái chế chất thải: Môi trường khí, nước, đất, đều bị ô nhiễm nặng. Như, làng nghề sản xuất giấy Dương ổ (Bắc Ninh) nước thải có COD vượt TCCP từ 2 – 12 lần, hàm lượng Phenol vượt tiêu chuẩn cho phép tới 10 lần. Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai (Hưng Yên) mỗi ngày thải ra 50 - 60 tấn chất thải rắn, làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên) nước ao, hồ có hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn cho phép 15 lần.
Nguyên nhân
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tính cấp bách của nó thể hiện qua hàng loạt các cảnh báo từ cuối những năm 60 đầu những năm 70 của CLB Roma, qua thong điệp các hội nghị quốc tế từ suốt thập niên 70 của thé kỷ 20, mở đầu bằng Hội nghị quốc tế về con người và môi trường vào 6/1972 tại Stockholm với lời kêu gọi:”Hỡi loài người, hãy cứu láy cái nôi sinh thành dang bị chính bàn tay của mình huỷ hoại”. Vào năm 1987, trong báo cáo”TƯƠNG LAI CHUNG CỦA CHÚNG TA” của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển-WCED, phát triển bền vững được định nghĩa là:”sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng không gây trở ngài cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”. Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững ở Johannesburg( Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 xác định phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà 3 mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Tại Việt Nam, chỉ thị 36-CT/TW ra ngày 25/6/1998 của Bộ chính trị nhấn mạnh:”Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp,các ngành, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng lợị sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX năm 2001 đưa ra chiến lược, mục tiêu cụ thể là:” Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh trạnh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dung thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và xuất khẩu”.
Để thực hiện chiến lược này, nền kinh tế nước ta trong những năm tới sẽ tăng trưởng với nhịp độ nhanh khoảng 7,4%/năm. Trong bối cảnh đó,việc bảo vệ môi trường của nền kinh tế đang đặt ra những thách thức to lớn.
Vấn đề trên cũng được đề cập trong nhiều nghiên cứu quốc tế. GS.Joseph E. Stiglitz, người từng đoạt giải Noben về kinh tế, trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2004 đã trình bày bài phát biểu về các thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bài phát biểu của mình, ông đã nhấn mạnh” trong vòng 15 năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hàng loạt thách thức đã và đang được đặt ra đối với Việt Nam nhằm duy trì sự tăng trưởng như đảm bảo bền vững về môi trường, kinhtế,xã hội. Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn phát triển khó khăn cần sử dụng nhiều yếu tố môi trường. Nếu các tác động về môi trường không được tính toán đầy đủ trong các chính sách thì ảnh hưởng có thể sẽ rất thảm khốc và tăng trưởng sẽ không bền vững”
Kết luận tương tự cũng được các nhà khoa học Việt Nam rút ra từ mô hình nghiên cứu về tác động qua lại giữa kinh tế và môi trưòng. Dựa trên hệ số chất thải trực tiếp của các ngành do Tổ chức y tế thế giới(WHO) quy định và bảng cân đối liên ngành năm 2000 của Việt nam do Tổng cục thống kê công bố, tổng số chất thải từng loại trong quá trình hoạt động của nền kinh tế Việt Nam theo 3 khu vực được tính toán sơ bộ như sau:
Bảng số liệu ước tính tổng lượng chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất
Đơn vị: kg/tỷ đồng
(Nguồn: Bùi Trinh và các cộng sự)
Chất ô nhiễm
Khu vực 1
Khu vực 2
Khu vực 3
Tổng lượng chất thải
SO2
144.867
252.4276
100.21827
497.5128914
NOX
111.9652
220.29062
110.39302
442.6487871
CO
170.2259
712.39308
234.70606
1117.325
VOC
126.625
424.4943
180.99773
732.1170261
Tổng cộng
553.683
1609.6056
626.31507
2789.603705
Như vậy, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đến 2010 là: 7,4%; với từng ngành là: Khu vực 1( nông, lâm, thuỷ sản) khoảng 3,4%; Khu vực 2( công nghiệp, xây đựng) khoảng 9,4%; Khu vực 3( dịch vụ) khoảng 7,5%, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường và đặc biệt là vấn đề chất thải.
Kết quả tính toán từ mô hình còn cho phép dự báo tổng lượng chất thải phát sinh đến năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP đã đặt ra:
Chất ô nhiễm
Khối lượng chất thải ước tính(kg/tỷ đồng)
Tốc độ gia tăng chất thải(lần)
SO2
1027.486
2.065
NOX
924.097
2.088
CO
2466.516
2.208
VOC
1590.340
2.172
Đây là một kết quả đáng quan tâm. Nó cho thấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế là đúng đắn. Song mặt trái của các hoạt động này là các thiệt hại to lớn về môi trường do các hoạt động phát triển tạo ra.
Có thể nói để phát triển bền vững,Việt Nam càn vượt qua rất nhiều rào cản. Có rào cản xuất phát từ nguyên nhân khách quan, song cũng có nhiều vấn đề xuất phát từ chính nội tại nền kinh tế mà Việt Nam không dễ vượt qua trong một sớm một chiều.Nhìn nhận rõ, đánh giá đúng tầm quan trọng của những rào cản đó cũng là một trong những việc làm cần thiết nhằm góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.
Trong thời kỳ quá độ phát triển kinh tế như ở nước ta hiện nay, các vấn đề về môi trường nhìn chung do các nguyên nhân sau:
Công nghiệp lạc hậu, yếu kém gây lãng phí và thất thoát tài nguyên
Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2004-2005 của Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF), thứ hạng của Việt Nam giảm 17 bậc so với năm 2003. Báo cáo thường niên về tính cạnh tranh toàn cầu được xây dựng dựa trên khảo sát đối với 8700 doanh nghiệp tại 104 quốc gia. WEF sử dụng chỉ số về cạnh tranh tăng trưởng để xếp hạng các nước. Theo chỉ số này,Việt Nam xếp ở vị trí 77/104 nước, trong khi thứ hạng này vào 2003 là 60/102 nước. Chỉ số về cạnh tranh tăng trưởng gồm: chất lượng môi trường kinh tế vĩ mô, tình trạng của các định chế quốc gia và sự sẵn sàng tiếp nhận công nghệ cao. Sự tụt hạng của Việt Nam liên quan tới sự sụt giảm quan trọng trong cả 3 lĩnh vực, đặc biệt là về định chế và công nghệ. Trong khi chỉ số về định chế của Việt Nam năm 2004 giảm đi 19 bậc so với năm 2003 thì chỉ số công nghệ bị sụt giảm 27 bậc. Có thể nói công nghệ lạc hậu là một rào cản lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam được xếp vào nhóm có năng lực công nghệ thấp nhất trong khu vực. Xét trên góc độ môi trường, các ngành công nghiệp của việt Nam hiện nay có chi phí về tài nguyên rất cao. Đơn cử với 2 loại tài nguyên chính là nước và năng lượng, bức tranh về hiện trạng sử dụng tài nguyên là rất đáng lo ngại và cần được quan tâm.
Mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí, đặc biệt là khu vực tư nhân, rõ rang nhất là ngành bia. Trên thế giới để sản xuất 1l bia trung bình sử dụng khoảng 4l nước, song ở Việt Nam hệ số sử dụng nước trên 1 đơn vị sản phẩm cao gấp 3 lần, đạt mức 13l nước trên 1l bia. Các ngành dệt và ngành giấy cũng là 2 ngành sử dụng nhiều nước, thực trạng tiêu hao lãng phí nước cũng rất phổ biến.
Bảng chỉ tiêu thực tế sử dụng nước ở một số ngành công nghiệp
Ngành
Mức độ tiêu hao nước trên một đơn vị sản phẩm(m3)
Giấy
500m3/1 tấn giấy
Thép
3000m3/1 tấn thép thỏi
70m3/1 tấn gang tinh luyện
50m3/1 tấn Fero
23m3/1 tấn than cốc luyện
4,5m3/1 tấn thép cán
3,6m3/1 tấn sản phẩm sau cán
Hoá chất
200-230m3/1 tấn Urea 46%
>700m3/1 tấn NH3
Rượu
30l nước/1l rượu công nghiệp
10l nước/1l rượu nấu
40l nước/1l cồn
Bia
13l nước/1l bia
Dệt nhuộm
50-300m3/1 tấn sản phẩm
(Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp)
Tương tự như với ngành tiêu thụ điện năng: mức tiêu thụ điện năng ở các ngành rất cao. Các số liệu so sánh của Nhật Bản trong ngành thép cho thấy công nghệ sử dụng của Việt Nam hiện có thời gian nấu cao hơn 360% so với thế giới, các chỉ tiêu tiêu hao thép phế liệu, điện và điện cực đều quá cao, đặc biệt tiêu thụ điện năng bằng 257% so với các nước, công đoạn tán tốc độ chỉ bằng 12,7% tốc độ cán của các nhà máy trên thế giới.
Trong quá trình sản xuất phân đạm, tại nhà máy phân đạm Hà Bắc, công nghệ sử dụng vẫn là công nghệ cũ được cải tạo lại,quá trình khí hoá trong lò tầng cố định, thải xỉ rắn bằng ghi quay, mất mát than theo xỉ rất lớn. Tổng hợp NH3 và Urea đều ở áp suất rất cao, tiêu hao năng lượng cho bơm nén rất lớn. Do vậy tiêu hao vât chất quy về năng lượng lớn gấp 1,7 lần của các nhà máy tiên tiến trên thế giới.
Bảng chỉ tiêu thực tế tiêu hao năng lượng của một số ngành công nghiệp
(Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp)
Ngành
Mức độ tiêu hao năng lượng( than, điện, khí) trên một đơn vị sản phẩm
Giấy
1200 kwh và 1500 kg than/ 1 tấn giấy
Thép
700.000 kwh/1 tấn thép thỏi
25 kwh/1 tấn gang tinh luyện
34.000 kwh/1 tấn Fero
27,5 kwh/1 tấn than cốc luyện
145 kwh/1 tấn thép cán
177 kwh/1 tấn sản phẩm sau cán
Hoá chất
-Tiêu hao cho 1 tấn Urea 46%:
Than cục lò cao: 0,83 tấn
Than cám cho sấy nghiền: 0,6 tấn
Điện tiêu thụ: 187 kwh
-Tiêu hao cho 1 tấn NH3
Than cục Antraxit: 1,4 tấn
Điện tiêu thụ:1.390 kwh
Rượu
0,02 kwh+ 0,24 kg than+ 0,69 kg dầu FO/1l rượu công nghiệp
6 kg than/1l rượu nấu
Bia
0,12 kg than và 6,3 kwh/ 1l bia
Theo nguyên lý cân bằng vật chất, tiêu hao nguyên liệu nhiều cũng dẫn đến phát thải lớn. Do vậy, vấn đề chung đặt ra cho các ngành công nghiệp Việt Nam là mức phát thải cao so với quy mô.
Bảng đánh giá chung về ô nhiễm của các ngành công nghiệp
(Báo cáo tổng kết hiện trạng môi trường công nghiệp)
STT
Ngành
Thành phần môi trường
Bụi
Khí độc
Tiếng ồn
Nước
Kim loại nặng
Sức khoẻ cộng đồng
1
Điện lực
Nhiệt điện
****
****
**
***
**
V
Thuỷ điện
V
V
V
V
V
****
2
Cơ khí
**
**
***
**
**
***
3
Hoá chất
***
****
**
**
**
****
4
Luyện kim
****
****
***
***
***
***
5
Điện tử
V
V
V
**
***
V
6
Khai khoáng
****
**
***
****
***
**
7
Dệt nhuộm
****
***
**
****
***
V
8
Giấy
****
***
**
****
V
V
9
Thuộc da
***
****
**
****
****
V
10
Bột ngọt
**
**
V
****
V
V
Giải thích:
Ô nhiễm nặng:****
Ô nhiễm vừa:***
Ô nhiễm nhẹ:**
Không ô nhiễm:V
Kết quả đánh giá trên cho thấy, mặc dù mức độ ô nhiễm môi trường thay đổi theo từng ngành công nghiệp, tuy nhiên cấp độ rất đáng quan ngại.Theo kết quả trên thì ngành gây ô nhiễm môi trường lớn nhất là ngành luyện kim, thuộc da, dệt nhuộm, khai khoáng, nhiệt điện.
Thất thoát tài nguyên trong quá trình khai thác khoáng sản cũng là một vấn đề gây nhiều sự chú ý. Lịch sử phát triển ngành khai khoáng việt Nam hình thành từ hàng trăm năm trước từ thời kỳ đồ đồng cho đến khi người Pháp phát hiện và khai thác những hầm mỏ đầu tiên cho đến nay. Các mỏ nguyên liệu khoáng sản đã và đang có những đóng góp đáng kể cho nhu cầu của nền kinh tế và cho công nghiệp. Giá trị đóng góp cho GDP hàng năm của ngành công nghiệp khai khoáng chiếm khoảng 4-5%GDP, không kể dầu khí.
Mặc dù công nghiệp khai khoáng còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong GDP, tuy nhiên dưới góc độ khai thác tài nguyên không tái tạo thì sự thất thoát và vấn đề lãng phí lớn đang đặt ra cấn được xem xét, điều chỉnh. Theo số liệu thống kê tỷ lệ tổn thất trong các ngành công nghiệp khai thác là rất cao, có những nơi lên tới hơn 50%. Cụ thể:
Tổn thất trong khai thác hầm lò: 40-60%
Tổn thất trong khai thác lộ thiên:10-15%
Tổn thất trong khai thác apatit:26-43%
Tổn thất trong khai thác quặng kim loại:15-30%
Tổn thất trong khai thác vật liệu xây dựng:15-20%
Tổn thất trong khai thác dầu khí:50-60%
Đối với những mỏ vừa và nhỏ(chiếm đại đa số), sự thất thoát không dừng lại ở vài chục phần trăm mà nguy cơ mất mỏ là rất nghiêm trọng.Do năng lực có hạn, khai thác thủ công là phần lớn nên đa phần chỉ khai thác những mỏ giàu nhất, bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản.
Bên cạnh đó, tổn thất trong chế biến khoáng sản cũng rất cao, điển hình là ngành khai thác vàng. Hiện tại độ thu hồi quặng vàng trong chế biến tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 30-40%( so với mức độ trung bình trên thế giới là 92-97%). Điều đó có nghĩa là hơn một nửa quặng vàng bị thải loại.
Ngoài vấn đề thất thoát, khai thác khoáng sản cũng đang gây tác động tiêu cực không nhỏ tới môi trường sinh thái. Ước tính khu vực bị ảnh hưởng bởi các chất thải đất đá trong hoạt động khai thác khoáng sản có thể lên đến hàng trăm hecta vào năm 2020, chưa kể đến diện tích khai thác chưa phục hồi. Ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là làm biến đổi dòng chảy, thay đổi địa hình địa mạo, gây xói lở đất nghiêm trọng. Các chất rò rỉ từ các bãi thải còn làm ô nhiễm nguồn nước. Những mất mát này là vô giá và không dễ gì lấy lại được.
Những vấn đề trên là do bản chất công nghệ. Vượt qua những rào cản này không những cải thiện sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà còn có ý nghĩa tích cực đối với công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Về dài hạn, ngành công nghiệp nước ta sẽ hướng tới những ngành ít phụ thuộc vào tài nguyên tự nhiên, tăng cường hàm lượng chất xám, dựa vào những ngành sử dụng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm.
Sự gia tăng dân số và đói nghèo
Thực chất của vấn đề phát triển kinh tế và bảovệ môi trường là mục tiêu phát triển con người. Mọi sự phát triển của các lĩnh vực khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm tới sự phát triển của con người. Trong những năm qua chỉ số phát triển con người của Việt Nam được cải thiện đáng kể: từ 0,539 năm 1995 đến 0,59 năm 1996, đến 0,688 năm 2003. Trong Báo cáo phát triển con người năm 2004 với 177 quốc gia, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc đưa ra kết quả về Việt Nam đứng thứ 112 với chỉ tiêu HDI là 0,691; trong đó chỉ số thu nhập là 0,52; chỉ số giáo dục là 0,82 và chỉ số tuổi thọ là 0,73. Theo các chỉ số này Việt Nam đứng trên Inđônesia, Tajikisstan, Ai Cập, Nam Phi, Ấn Độ.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, phải thừa nhận một thực tế là chỉ số kinh tế của Việt Nam đang ở mức rất thấp. Với mức GDP trên đầu người là 436 USD, tương đương 2300 USD tính theo PPP thì Việt Nam đang còn ở quá xa đối với các nước như: Thái Lan(2060 USD/ người), Nam Phi(2290 USD/người). Nếu tính theo chỉ số đói nghèo HPI thì tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở Việt Nam năm 2004 là 33%, tỷ lệ các hộ nghèo là 29% tính trên toàn quốc; có tới 9/64 tỉnh thành phố có tỷ lệ các hộ nghèo cao hơn 50%( Đắk Lắk, Lào Cai, Cao Bằng, Gia Lai, Sơn La, Hoà Bình, Bắc Cạn, Hà Giang, Lai Châu). Với bối cảnh kinh tế từng được ví là thu nhập chưa đủ ăn thì việckhai thác tài nguyên, sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên quả là một cứu cánh.
Bảng chỉ số đói nghèo của Việt Nam giai đoạn 1997-2004
(Báo cáo phát triển con người 1997-2004)
Năm
HPI
% dân số không thọ quá 40 tuổi
% mù chữ( từ 15 tuổi trở lên)
% dân số không được sử dụng nước sạch
%dân số không được sử dụng các dịch vụ y tế
% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
Xếp hạng
%
1997
33/78
26,2
12,1
7,0
57
10
45
1998
-
26,1
11
6,3
57
10
45
1999
51/92
28,7
11,6
8,1
57
-
41
2000
47/85
28,2
11,2
7,1
55
-
41
2001
45/90
29,1
12,8
6,9
44
-
39
2003
39/94
19,9
10,7
7,3
23
-
33
2004
41/95
20,0
10,7
9,7
23
-
33
Việt Nam được xếp vào nhóm những quốc gia nghèo nhất thế giới. Với gần 75% dân số sống ở nông thôn, Việt Nam là một nước phụ thuộc vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.
Sự gia tăng dân số và di dân tự do tiếp tục gây sức ép lên môi trường.
Áp lực đói nghèo làm cho vấn đề phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của ngườ dân càng trở nên gay gắt và bức xúc. Do đó phải tạm gác vấn đề môi trường, để giải quyết cho được cuộc sống mưu sinh. Theo thống kê có khoảng 70% dân số sống phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài.nguyên trong khi nguồn tài.nguyên có xu thế cạn kiệt. Việc gia tăng khoảng cách về thu nhập giữa các vùng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đặc biệt là đồng bào thiểu số, nơi lưu giữ phần lớn các tài.nguyên đa dạng sinh học sẽ hạn chế việc bảo tồn chúng.
Khó có thể thuyết phục người dân thôi tàn phá môi trường khi cuộc sống của họ bấp bênh. Nếu như trước kia phần lớn các vấn đề khai thác tài nguyên và huỷ hoại môi trường đều đổ lỗi cho việc kém hiểu biết thì điều này quả là không thuyết phục vì với chỉ số giáo dục 0,82 tương đương với 90,3% người lớn biết đọc, biết viết và 645 số người ghi danh đi học các cấp, Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về trình độ dân trí tương đương với Malaysia, Trung Quốc, cao hơn Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Có thể nói nguyên nhân cơ bản gây huỷ hoại môi trường xuất phát từ áp lực kinh tế, do nhu cầu mưu sinh.
Lấy ví dụ đơn giản là tài nguyên rừng. Rừng là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quy giá nhất của Việt Nam. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế, xã hội mà còn có nhiều chức năng sinh thái quan trọng. Trước năm 1945, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam là khá lớn trên 43%. Tuy nhiên trong giai đoạn 1945-1995, rừng bị suy thoái nghiêm trọng.
Ba mươi năm chiến tranh đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Việt Nam. Hàng chục triệu tấn bom đạn, khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ làm trụi lá và những đội xe ủi đất phá rừng khổng lồ đã thiêu huỷ trên 2 triệu hécta rừng các loại. Hậu quả chiến tranh nhất là chiến tranh hoá học đối với tài nguyên môi trường là hết sức nặng nề. Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 1975 chỉ còn 33,8%.
Từ năm 1975 đến 1990, để mở rộng diện tích đất nông nghiệp và phục hồi các vết thương chiến tranh, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,65 triệu hécta, đặc biệt nghiêm trọng ở một số vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, bắc Khu IV cũ và vùng trung tâm Bắc ộ. Nă 1990, tỷ lệ che ohủ rừng ạt mức 27,85, thấp hơn ngưỡng an toàn sinh thái.
Tình trạng khai thác gỗ trái phép vẫn tiếp diễn đến ngày nay, lâm tặc hoành hành ở nhiều nơi mà chưa có các giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2003, cả nước đã xảy ra 15000 vụ vi phạm Luật Bảo Vệ Rừng và hàng chục vụ kiểm lâm viên bị lâm tặc tấn công.
Có thể nói tốc độ huỷ diệt rừng trong thời bình cho mục tiêu kinh tế còn nhanh hơn, mạnh hơn nhiều so với sự tàn phá của chiến tranh. Sau 1990, cùng với chính sách đóng cửa rừng, độ che phủ rừng có chiều hướng tăng lên, đạt ngưỡng cân bằng sinh thái,nhưng chất lượng rừng lại giảm sút. Tỷ lệ rừng nghèo gia tăng, rừng trung bình và rừng giàu giảm sút nhanh. Thiên tai, hạn hán, lũ lụt trên cả nước xảy ra liên tục trong những năm gần đây gây thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng, mùa màng, nhà cửa và tính mạng. Trận lũ xảy ra cuối tháng 10/2003 tại 6 tỉnh miền Trung đã cướp đi 52 sinh mạng, hàng nghìn nhà cửa, hàng chục nghìn hécta lúa và hoa màu….Đó là cái giá trả cho sự tàn phá môi trường vì hoạt động kinh tế. Có thể nói cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo cứ tiếp diễn mãi mà chưa có hồi kết thúc. Phát triển kinh tế là tốt là đúng đắn, song không phải bằng bất cứ hình thức phát triển nào cũng đem lại những kết quả mong đợi.
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường chưa trở thành ý thức hệ của mọi người
Có thể khẳng định, công tác bảo vệ môi trường không phải là công việc của các ngành chức năng. Bản thân nó với tính chất và phạm vi rộng lớn của mình cần được sự quan tâm, sự tham gia tự nguyện và tích cực của nhiều tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên, theo GS. Võ Quý, chuyên gia hàng đầu về môi trường, thì phải thừa nhận một thực tế là sự suy giảm chất lượng môi trường, sự mất mát đa dạng sinh học không dễ nhận thấy trong một sớm một chiều. Do đó con người luôn có cảm giác vẫn có thể tồn tại được trong sự ô nhiễm môi trường, trong sự tuyệt diệt của các loài mà chẳng có vấn đề gì. Đại đa số người ít cảm nhận được lợi ích thu được từ việc bảo vệ môi trường. Ngay cả trong đội ngũ các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý,các doanh nghiệp và cộng đồng, nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường còn rất mơ hồ và chưa đầy đủ. Các vấn đề môi trường dường như chỉ tồn tại trên giấy tờ mà chưa đi vào cuộc sống.
Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12/2004, nhiều đại biểu đã bức xúc cho rằng” với một hội nghị tầm cỡ quốc gia như trên thì cần có sự quan tâm cụ thể hơn nữa của các cấp lãnh đạo, các ban ngành….rằng các hoạt động bảo vệ môi trường phần lớn mang tính phong trào và tồn tại trên dự án….” Dường như taị các hôị nghị lớn về môi trường người ta thường thấy vắng bóng các nhà quản lý cấp cao, các doanh nghiệp và đại diện của quần chúng.
Sự thiếu quan tâm của các nhà hoạch định chính sách:
Ở Việt Nam, bảo vệ môi trường là vấn đề được Đảng và Chính Phủ tập trung chỉ đạo bằng nhiều biện pháp và đầu tư bằng nhiều nguồn lực. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương và dần dần đi vào hoạt động có nề nếp. Hệ thống luật pháp và nhiều chế độ, chính sách về môi trường cũng đã được chú trọng và ngày càng hoàn thiện. Vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất được tăng cường, các loại hình đầu tư để bảo vệ môi trường ngày càng đa dạng, được nhiều tổ chức kinh tế - xã hội, và toàn cộng đồng tham gia. Những hoạt động đó đã góp phần tích cực làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Tuy nhiên sự quan tâm của các cấp lãnh đạo có lẽ vẫn chưa thật đầy đủ. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế mà chưa quan tâm đến vấn đề môi trường. Năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, du lịch và tự do hoá thương mại.
Chỉ lấy đơn cử 2 trong số rất nhiều vấn đề của quản lý Nhà nước về môi trường là hệ thống tổ chức quản lý và hệ thống chính sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để minh chứng.
* Về hệ thống tổ chức quản lý:
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay cả nước đã có hơn 300 đơn vị, tổ chức kinh tế- xã hội đang hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Hệ thống tổ chức quản lý ở trung ương đã được hình thành tương đối đồng bộ từ Bộ Khoa học công nghệ và môi trường trước đây, nay là Bộ Tài nguyên và môi trường đến các cục, vụ, viện nghiên cứu ở các Bộ, tổng cục ở địa phương, 64 tỉnh thành trong cả nước đều có các đơn vị sở, chi cục, công ty hoặc đơn vị tương đương quản lý và thực thi nhiệm vụ làm sạch môi trường. Các đơn vị này là lực lượng nòng cốt cho công tác bảo vệ môi trường ở địa phương. Tuy nhiên hệ thống tổ chức và quản lý môi trường còn nhiều bất cập, cơ cấu tổ chức quản lý còn chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra. Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành địa phương chưa hiệu quả; đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn quá ít và thiếu tập trung. Sự phối hợp giữa các cơ quan kinh tế và cơ quan môi trường còn lỏng lẻo. Mỗi lĩnh vực chỉ chú trọng đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình mà chưa có sự phối hợp cần thiết để giải quyết các vấn đề môi trường cũng như tạo sự thuận lợi cho kinh doanh. Như trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá cần có sự phối hợp của nhiều bộ ngành và địa phương như thương mại, hải quan, môi trường, y tế, nông nghiệp, công nghiệp, khoa học công nghệ… Điều này dẫn đến việc xử lý các vi phạm thương mại và môi trường không triệt để. Bộ Thương Mại.và Hải.Quan gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các vụ buôn bán và nhập khẩu trái phép hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định về môi trường vệ sinh.
Một vấn đề nữa là số lượng cán bộ của Cục Môi Trường chỉ có khoảng 70 người, số cán bộ quản lý ở các tỉnh trung bình là 2-4 người. Tính chung trên cả nước, tỷ lệ cán bộ quản lý môi trường là 4 người/1 triệu dân, trong khi đó tại các nước lân cận tỷ lệ này cao hơn nhiều như: Trung Quốc là 20 người/ 1 triệu dân, Thái Lan là 30 người/1 triệu dân.
* Về hệ thống chính sách:
Cũng theo thống kê sơ bộ trong 10 năm gần đây đã có gần 600 văn bản pháp quy được ban hành có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó có 180 văn bản ở cấp Trung ương.
Luật bảo vệ môi trường ban hành năm 1994 là văn bản quan trọng nhất. Bên cạnh Luật bảo vệ môi trường còn có nhiều luật khác có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như:Luật bảo vệ và phát triển rừng; Luật tài nguyên nước….
Những văn bản ở các địa phương nói chung đều quy định một cách cụ thể về công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh hệ thống pháp luật, nhiều làng xã còn có các hương ước quy định rất chi tiết việc làng xã trong đó có liên quan rất nhiều đến công tác vệ sinh làng xóm, xây dựng nếp sống mớI, xây dựng các công trình hợp vệ sinh và công tác bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ di sản văn hoá, thuần phong mỹ tục của riêng từng vùng, từng địa phương. Hệ thống pháp luật và các hương ước làng xã đã có vai trò quyết định cho sự thành bại của công tác bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên cũng như tình trạng chung, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vừa thừa lại vừa thiếu, chưa thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, chưa thể hiện đúng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống. Danh mục các mặt hàng cấm, hạn chế xuất nhập khẩu chậm được rà soát và thay đổi. Một số quy định thiếu tính nhất quán như cấm buôn bán và vận chuyển động thực vật quý hiếm nhưng vẫn cho tồn tại các nhà hàng đặc sản. Việc thực hiện pháp luật chưa nghiêm cùng với năng lực quản lý giám sát thực hiện luật hạn chế dẫn đến một số ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như buôn lậu động vật và tài nguyên quý hiếm, chặt phá rừng bừa bãi….Các quy định về môi trường đảm bảo hoạt động kinh tế hiệu quả như quy định về quy trình sản xuất chế biến. nhãn sinh thái bao bì đóng gói còn thiếu.
Nhiều văn bản dưới luật nhằm cụ thể hoá luật và hướng dẫn thi hành luật còn bỏ ngỏ và chồng chéo lên nhau. Đơn cử quy định về các trường hợp, mức độ và phương thức đóng góp tài chính đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng các yếu tố môi trường vào mục đích sản xuất, kinh doanh, phí môi trường, phí ô nhiễm…. gây ra rất nhiều tranh cãi. Điều 52 Luật bảo vệ môi trường quy định, cá nhân vi phạm luật về bảo vệ môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân, thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của điều 50, 51 của Luật bảo vệ môi trường còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự lại quy định cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiêm xmôi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường….Sự bất cập trong công tác làm luật gây khó khăn lớn trong công tác quản lý, đồng thời cũng tạo nhièu kẽ hở cho việc không tuân thủ các quy định về môi trường.
Có thể nói, vấn đề môi trường mới chỉ dừng lại ở chủ trương, chính sách, định hướng mà chưa tạo nên một sự quan tâm đích thực từ phía các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở một góc độ khác thì nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà bảo vệ môi trường là phải phấn đấu, nỗ lực làm sao để thay đổi thứ tự các vị trí ưu tiên trong danh sách các vấn đề cần quan tâm của cac nhà lãnh dạo. Chỉ khi đó các vấn đề môi trường mới có thể đi vào cuộc sống một cách thiết thực.
Doanh nghiệp “né tránh” các vấn đề môi trường:
Mặc dù phát triển kinh tế không chỉ thuộc trách nhiệm của riêng ai, nhưng có thể thấy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là nguồn động lực chính thúc đẩy phát triển xã hội, phải gánh chịu những phần trách nhiệm to lớn nhất. Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững của doanh nghiệp và các nhà quản lý còn hạn chế.Hầu hết các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, cục bộ mà chưa quan tâm đến môi trường phát triển bền vững. Các doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào việc thực hiện cho được chỉ tiêu kế hoạch như kim ngạch và số lượng mà chưa thực sự quan tâm đến những hạn chế về mặt môi trường của sự tăng trưởng. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao vẫn tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận và tăng trưởng, đồng thời vẫn đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mà xã hội đặt ra. Phần lớn các nhà kinh doanh và các nhà quản lý luôn luôn giả định rằng lợi nhuận tăng trưởng kinh tế là mong muốn cuối cùng và không có giới hạn. Do vậy để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người thì càng cần sử dụng nhiều hơn, triệt để hơn các nguồn lực tự nhiên vốn có. Xét về khía cạnh chi phí đối với một doanh nghiệp, những quy định về môi trường thường dẫn đến sự gia tăng của chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp hoặc phải sử dụng các công nghệ mới sạch hơn hoặc phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trước khi thải chúng ra môi trường. Cả hai phương thức này đều dẫn đến sự gia tăng chi phí sản xuất với doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là đôi khi sự hạn chế các chất thaỉ vào một môi trường có thể làm tăng lượng chất thaỉ vào môi trường khác.
Lịch sử của mối quan hệ giữa kinh doanh và môi trường chính là từ khi có quan điểm tiếp cận giải pháp” đôi bên cùng có lợị”. Về vấn đề này GS.Kurt Fisher và Johan Scot đã đề cập tơí ở phần mở đầu của cuốn sách “ Chiến lược môi trường cho công nghiệp”, sự khởi đầu chiến lược quản lý môi trường từ những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Thực tế cho thấy vào những năm bắt đầu thập kỷ 70 đến năm 1985 của thế kỷ XX, vấn đề quản lý môi trường trong hoạt động của các công ty trên thế giơí không được quan tâm và có phần xem nhẹ. Trong khi đó các công ty đã bắt đầu phaỉ đôí mặt vơí các sức ép ràng buộc của những tiêu chuẩn, quy chế và điều luật môi trường. Fisher và Johan Scot đã mô tả giai đoạn này như là một sự chấp nhận miễn cưỡng. Trong suốt thơì kỳ này, các công ty trên thế giơí nhìn chung không sẵn lòng nôị hoá các vấn đề môi trường, sự miễn cưỡng thể hiện rõ ở việc không tích cực tham gia vào bảo vệ môi trường ở địa phương nơi công ty đang hoạt động, không có hệ thống đo lường giám sát môi trường do hoạt động sản xuất của mình gây ra.
Vào giai đoạn cuối những năm 80 đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiều chuyển biến về luật bảo vệ môi trường đã xuất hiện taị nhiều quốc gia. Luật môi trường định hướng vào xem xét kết quả bảo vệ môi trường nhiều hơn là xem xét những tương thích về mặt kỹ thuật. Các nhà quản lý đã có những phản ứng tốt hơn đôí vơí môi trường. Vấn đề môi trường đã được đưa vào chiến lược hoạt động sản xuất của các công ty.
Thực tế cho thấy từ trước đến nay những định hướng chiến lược của công ty phụ thuộc rất nhiều vào các sức ép khác nhau như sức ép vào sản xuất, sức ép về nhân sự và gàn đây nhất là sức ép về thông tin và môi trường. Những thay đổi cơ bản trong chiến lược công ty có thể thấy khá rõ nét thông qua mối quan tâm của các cổ đông về vấn đề môi trường và niềm tin có một công ty “ Xanh” là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cắt giảm chi phí và là chìa khoá để mở rộng cánh cửa thị trường. Xu hướng hiện nay cho thấy. các công ty đã bắt đâù coi quản lý môi trường như là một công cụ mang tính chiến lược nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Điều này có nghĩa là trong chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty luôn luôn bao hàm cả vấn đề quản lý môi trường.
Thực tế cho thấy taị Việt Nam vấn đề môi trường chủ yếu được các công ty có vốn đầu tư nước ngoài quan tâm. Các doanh nghiệp nước ngoài là các doanh nghiệp gây ô nhiễm nhất. Việc áp dụng các hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000 dường như chỉ mang tính chất đôí phó. Theo số liệu thống kê 90% các cơ sở sản xuất công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải. Hầu hết các khu công nghiệp cũ không có trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thaỉ công nghiệp phần lớn đươc xử lý sơ bộ rồi thaỉ thẳng vào nguồn nước mặt, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doang nghiệp nước ngoài vẫn chưa thoát khoỉ thoí quen bao cấp. Đại đa số các doanh nghiệp vẫn cho rằng bảo vệ môi trường là công việc của Nhà nước. Sự thiếu hợp tác từ phía các doanh nghiệp là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả của các dự án triẻn khai.
Chương trình sản xuất sạch hơn được đưa vào Việt Nam từ năm 1996. Chương trình này thực sự phổ biến rộng rãi và áp dụng trình diễn kỹ thuật từ năm 1998 trong các ngành công nghiệp khác nhau. Sản xuất sạch hơn cho phép nâng cao hiệu suất sản xuất và giảm rủi ro đôí vơí con người và môi trường. Đôí vơí quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm giảm tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng cho một đơn vị sản phẩm, loại bỏ tôí đa các vật liệu độc hại, giảm lượng và mức dộ độc hại của tất các dòng chất thaỉ trước khi ra khỏi quá trình. Đôí vơí sản phẩm sản xuất sạch hơn tập trung vào việc làm giảm các tác động tơí môi trường trong suốt vòng đơì của sản phẩm từ khi khai thác nguyên vật liệu thô đến khi thaỉ bỏ cuối cùng. Tiềm năng của sản xuất sạch hơn ở Việt Nam là rất lớn.
Bảng tiềm năng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp Việt Nam
( Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam)
Các thông số
Khả năng tiết kiệm(%)
Tiêu thụ nước
40-70
Tiêu thụ điện
20-50
Các nguyên liệu tạo chất thaỉ nguy haị
50-100
Taỉ lượng COD trong chất thaỉ
30-75
Taỉ lượng BOD trong chất thaỉ
50-75
TSS trong chất thaỉ
40-60
Kim loaị nặng trong chất thaỉ
20-50
Tiêu thụ nhiên liệu
20-50
Giảm khí hiệu ứng nhà kính
20-50
Lơị ích từ sản xuất sạch hơn là to lớn. Nó cho phép giảm thiểu các vấn đề môi trường trong bối cảnh trình độ công nghệ thấp, nguồn lực đầu tư cho môi trường còn hạn chế. Tuy nhiên sau gần 7 năm áp dụng và triển khai trong công nghiệp, cho đến nay mới có 130 doanh nghiệp thuộc 28 tỉnh và thành phố tham gia các dự án trình diễn ở các cấp độ khác nhau trong khuôn khổ các dự án quốc gia và các dự án quốc tế tài trợ. Con số trên là quá nhỏ so với số doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên cả nước, song điều đáng nói ở chỗ vấn đề môi trường vẫn chưa được các doanh nghiệp nhìn nhận như một khả năng sinh lời, một cơ hội kinh doanh mà thường bị xem xét như một gánh nặng cần né tránh.
Việc công khai hoá hiện trạng môi trường của các doanh nghiệp nhằm tạo áp lực xã hôị cho công tác bảo vệ môi trường dường như cũng chưa tạo được một động lực đáng kể cho việc cải thiện chất lượng môi trường taị các cơ sở sản xuất kinh doanh. Chương trình phân hạng doanh nghiệp đã được tiến hành thử nghiệm từ năm 2002. 50 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp thực phẩm và dệt nhuộm đã được lựa chọn từ 216 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.
Các doanh nghiệp được xếp hạng theo 5 loại: xuất sắc, khá, đạt, chưa đạt, kém.
Kết quả thu được trong quá trình khảo sát rất đáng quan ngại. Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, không có doanh nghiệp nào đạt loạI khá và xuất sắc. số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm 10%, số doanh nghiệp chưa đạt chiếm 58% và kém chiếm 32%.
Kết quả phân hạng các doanh nghiệp
Tổng số
Xuất sắc
Khá
Đạt
Chưa đạt
Kém
Tổng số
50
0
0
5
29
16
%
100
0
0
10
58
32
( Trích: Báo cáo tổng kết thực hiện phân hạng 50 doanh ngiệp thực phẩm và dệt nhuộm trên địa bàn thành phố Hà Nội)
Thực tế cho thấy, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đa phần còn khó khăn và chưa ổn định. Khả năng đầu tư cho mục tiêu dài hạn, trong đó có môi trường là hạn chế. Tuy nhiên phaỉ ý thức một cách rõ ràng rằng: bản chất của các vấn đề môi trường cũng chính là các vấn đề của sản xuất kinh doanh. Điều chỉnh quá trình hoạt động sản xuất, công nghệ là việc thường ngày của doanh nghệp hướng tơí những lơị ích lâu dài, tăng cường hiệu quả của doanh nghiệp. Đây là những yêu cầu đòi hỏi trong xu thế phát triển hiện nay nhằm tạo khả năng đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi về tiêu chuẩn môi trường một cách chủ động hơn, phù hợp hơn.
Quần chúng” bàng quan” vơí các vấn đề về môi trường
Ý thức về môi trường của dông đảo quần chúng là một vấn đề quan ngại. Khi vẫn còn đói nghèo thì vấn đề môi trường sinh thái sẽ ít được quan tâm. Việt Nam vẫn còn hơn 20 triệu dân sống dưới mức đói nghèo. Các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường chưa được tiến hành rộng khắp; chưa phát huy được vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính trị và xã hội, cũng như các phong trào quần chúng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Các kiến thức phổ cập về môi trường chưa được đưa vào hệ thống giáo dục ở các cấp học và các bậc học. Các thông tin về môi trường, về chính sách, pháp luật chưa được cung cấp và phổ biến thường xuyên đến cộng đồng. Ông Jordan Ryan, đại diện cho UNDP taị Việt Nam trong cuộc họp “Công tác tư tưỏng vơí phát triển bền vững” được tổ chức tháng 6/2004 đã phát biểu: “…hành động vì phát triển bền vững phaỉ gồm cả ở cấp quốc gia lẫn địa phương. Để làm được điều này phaỉ có một nền hành chính công hiệu quả, bao gồm quản trị Nhà nước, có sự tham gia của tất cả các cộng đồng và cam kết thực hiện công bằng thực sự…..Việc này đòi hỏi có sự cam kết mạnh mẽ và sự tham gia của moị người, mọi cấp chính quyền và tất cả các chủ thể khác ở các cấp địa phương, bao gồm cả khu vực tư nhân”…
***Vơí sự phát triển nhanh chóng trong mấy năm trở lại đây của nước ta, nhiều ý kiến đều cho rằng Việt Nam sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian tơí. Vơí nhịp độ tăng trưởng nhanh thì tất cả mọi khó khăn của nền kinh tế phaỉ được giải quyết, trong đó có vấn đề môi trường. Phát triển là tiền đề, là then chốt nhưng cũng cần quan tâm đến bảo vệ môi trường một cách thiết thực.
3.Định hướng và giải pháp
Ngay từ bây giờ, cần đặt vấn đề môi trường trong các chiến lược phát triển, lựa chọn giaỉ pháp thiết thực làm cho kinh tế, xã hôị, môi trường phát triển hài hoà, coi môi trường là quốc sách cơ bản. Yêu cầu đặt ra là xây dựng công nghiệp và đổi mới kỹ thuật phù hợp vơí yêu cầu hiện đại hoá, phaỉ lựa chọn công nghệ kỹ thuật tiêu hao nguyên vật liệu thấp, gây ô nhiễm ít, hiệu quả cao, thực hiện sản xuất sạch, loại bỏ các công nghệ tiêu hao nhiều nguyên vật liệu, tăng cường hoàn thiện cơ sở hạ tầng, sử dụng năng lượng sạch, xử lý nước thaỉ, tích cực thay đổi tình trạng thaỉ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường như hiện nay. Trong vấn đề đầu tư cho môi trường, phaỉ nâng cao tỷ lệ đầu tư cho môi trường trong GDP: ngân sách cho môi trường từ 0,5% GDP như hiện nay lên 1%, 1,5%. Kinh nghiệm cho thấy: tỷ lệ đầu tư như trên là hợp lý. Về mặt môi trường sinh thái: tiếp tục duy trì phong trào trồng cây, gây rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng.
Đồng thơì vơí việc Nhà nước tăng cường đầu tư, lâm nghiệp cần hướng tơí việc khoán đất, khoán rừng, cho thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang để kết hợp xây dựng sinh thái với việc xoá đói, giảm nghèo của nông dân. Từ đó đưa sự nghiệp xanh hoá đất nước vào một giai đoạn mới, làm cho lâm nghiệp không những trở thành lá chắn sinh thái mà còn trở thành một ngành trụ cột, độc lập, lớn mạnh trong nền kinh tế quốc dân.
Trong nông nghiệp phải có giải pháp ngăn chặn xu thế canh tác quảng canh hoặc thâm canh vơí cường độ lớn, sử dụng hợp lý phân hoá học, thuốc trừ sâu, không ngừng nâng cao chất lượng đất đai
Trong quản lý môi trường và tài nguyên, không ngừng nâng cao pháp chế, chuyển từ phương thức quản lý hành chính là chủ yếu sang phương thức quản lý bằng kinh tế, pháp luật làm cho công tác quản lý môi trường có hiệu lực mạnh mẽ.
Đảm bảo phát triển bền vững ngành hàng xuất khẩu Việt Nam, tạo điều kiện vững chắc cho việc mở rộng thương mại. Trước hết là khai thác một cách hiệu quả lợi.thế về điều kiện tự nhiên về xuất khẩu; nâng cao hàm lượng chế biến, hạn chế xuất khẩu thô để có giá trị gia tăng cao, hạn chế khai thác tài.nguyên; đẩy mạnh phát triển xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động và từng bước phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn và công nghệ; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ.
Tăng cường hiệu lực công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Trước hết, cần rà soát lại.những quy định xuất khẩu liên quan đến môi trường để có những giải pháp cấm, hạn chế nhập khẩu những hàng hoá nguy hại. đối.với. môi trường và sức khoẻ. Nâng cao khả năng phối hợp giữa các ngành hữu quan như thương mại, môi trường, hải quan, y tế, công an, khoa học và công nghệ, các bộ ngành khác để xử lý triệt để các vi phạm nhất là trường hợp buôn lậu, nhập khẩu trái phép vật tư, hàng hoá nguy hại. Xây dựng hệ thống quy định và tiêu chuẩn môi trường để ngăn ngừa ô nhiễm qua biên giới. Nâng cao năng lực chuyên môn của những người.quản lý cũng như đầu tư thiết bị chuyên dùng để xử lý các trường hợp vi phạm.
Nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường đối.với.sản phẩm, hàng hoá; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam. Trước hết là xây dựng hệ thống quy định về sản phẩm phù hợp với.các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, về quy trình chế biến, nhãn sinh thái, bao bì đóng gói, vệ sinh an toàn thực phẩm…Đầu tư đổi.mới.công nghệ, đặc biệt đối.với.thực phẩm chế biến để nâng cao chất lượng jàng hoá. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nuôi trồng thuỷ sản, rau quả để đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khoẻ. Nâng cao năng lực đàm phán và xử lý tranh chấp về các vấn đề môi trường trong thương mại quốc tế.
Quản lý chặt chẽ việc lưu thông hàng hoá và các dịch vụ. Trước hết là quản lý tốt việc lưu thông , buôn bán hoá chất, xăng dầu, thực phẩm, động thực vật quý hiếm. Chống buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng. Rà soát lại.quy hoạch hệ thống bán lẻ xăng dầu và hệ thống chợ, cơ sở giết mổ để có phương án di dời.hợp lý đảm bảo vệ sinh, an toàn và cảnh quan đô thị.
Hoàn thiện cơ chế phối.hợp giữa các cơ quan quản lý kinh tế và quản lý môi trường, nâng cao khả năng thực thi pháp luật.
Giáo dục ý thức về môi trường trong cộng đồng và tăng cường công tác thông tin.
»» Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, thì tình trạng môi trường và tài nguyên ở Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể. Mới mong đến năm 2010, môi trường đất nước sẽ có bộ mặt mới, cơ sở hạ tầng đồng bộ, cảnh quan xanh tươi, sạch đẹp, môi trường sinh thái lành mạnh. Từ đó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững kinh tế, xã hội.
Kết luận
Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đảm bảo phát triển bền vững đã trở thành vấn đề toàn cầu hiện nay trên thế giới. Đặc biệt là đối với Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Càng ngày chúng ta càng được nghe nói đến nhiều hơn về các biến cố môi trường. Và càng ngày chúng ta càng thấy rõ hơn sự trả đũa của tự nhiên. Thiên tai xảy ra ngày càng nhiều với cường độ mạnh mẽ hơn, gây hậu quả tàn khốc hơn. Chỉ tính riêng ở Việt Nam trong mấy tháng đầu năm 2007, đã phải chịu hậu quả của ít nhất 4 cơn bão lớn. Cơn quét của bão số 9 có tên quốc tế là Durian, giật cấp 12 ở Vũng Tàu gây thiệt hại nặng nề nhất ở 4 tỉnh là: Bà Rịa- Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Thuận, Tiền Giang ước tính có 50 người chết, 31 người mất tích, 164 người bị thương nặng, 245 người bị thương nhẹ, 119314 nhà bị sập hoàn toàn và bị tốc mái, 888 tàu thuyền bị chìm. Cơn bão số 9 đổ bộ vào Thái Lan gây hậu quả rất nghiêm trọng và khi vào đến Việt Nam dù chỉ còn là áp thấp nhiệt đới nhưng cũng kéo theo lốc xoáy và mưa đá tàn phá các công trình và nhà cửa của người dân… Vừa qua là hiện tượng dầu loang tràn vào ven biển bán đảo Hòn Gốm và đang đe doạ bãi tắm Đại Lãnh… Theo dự báo của các chuyên gia thời tiết, năm nay nước ta sẽ phải hứng chịu mưa lũ nặng nề, khốc liệt hơn….Đó mới chỉ là một số ít thông tin về những biến động môi trường mà chúng ta có thể biết trên rất nhiều phương tiện nhưng còn rất nhiều những sự cố đang âm ỉ gây hậu quả, đe doạ sự sống còn của con người.
Dù đã là quá muộn cho những cảnh báo về môi trường nhưng con người ngày nay phải ý thức rõ ràng rằng: phải chung tay bảo vệ môi trường như bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta và các thế hệ tương lai. Con người phải ý thức rằng: chính sự phát triển kinh tế thái quá, vì lợi ích trước mắt về kinh tế mà bất chấp sự huỷ hoại, tồn vong của môi trường đã, đang và sẽ gây hậu quả nhiều hơn, mạnh mẽ và đau đớn hơn đối với chính cuộc sống và sự tồn tại của chính con người. Không cách nào khác là con người phải thực sự chung sống hoà bình với môi trưòng, tự nhiên mà vẫn đảm bảo tiến trình đi lên của xã hội và kinh tế. Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 5-6 hàng năm là ngày môi trường thế giới nhằm một lần nữa nhấn mạnh và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người cũng như nhắc nhở chính phủ mỗi quốc gia cần chú trọng hơn nữa vấn đề môi trường trong các chính sách và mục tiêu kinh tế. Hiệp định thương Kyoto đã được ký kết nhưng đang trong nguy cơ tan rã do các nước có nền kinh tế phát triển đặc biệt là Mĩ rút khỏi hiệp thương này vì lo sợ sẽ cản trở sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Mĩ. Cho đến nay và có lẽ còn rất lâu nữa môi trường vẫn là thách thức đối với con người trong phát triển kinh tế.
Sinh viên nói chung và thế hệ trẻ nói riêng, những người sẽ làm chủ nền kinh tế cần hiểu rõ và ý thức rõ ràng về vai trò quan trọng của môi trường sinh thái đối với sự sống còn của loài người và sự phát triển của nền kinh tế. Từ đó hiểu rằng chúng ta cần đặt mục tiêu bảo vệ môi trường vào các kế hoạch phát triển kinh doanh. Cũng như quan tâm đến các vấn đề môi trường trong các kế sách làm giàu. Không ai khác ngoài thế hệ trẻ chúng ta sẽ làm thay đổi cái nhìn và sự quan tâm của mọi người đối với môi trường sống, sẽ khẳng định phát triển kinh tế không phải là không thể đi đôi với bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên của quốc gia. Song song với việc trau dồi kiến thức về môi trường và phát triển kinh tế cần có những hoạt động tích cực góp phần bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường, các dự án cộng đồng và các phong trào được các cấp chính quyền và các tổ chức bảo vệ môi trường phát động như phong trào trồng cây gây rừng, Tết trồng cây, hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5-6…, các dự án phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn từ nguồn vốn ODA…Hành động ngay từ bây giờ cho sự phát triển bền vững: tự nhiên môi trường- phát triển kinh tế- công bằng xã hội cho tương lai là đòi hỏi cấp thiết đặt ra không chỉ cho mỗi quốc gia mà cho tất cả mọi người, trong đó có thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của thời đại càng phải ra sức học và hành động vì một Việt Nam xanh hơn, giàu có hơn; một Trái Đất đẹp và tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1999
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ( Tuyển tập báo cáo tại hội nghị quốc gia về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững)
Nhà xuất bản Đại học tổng hợp, năm 1995
Môi trường sinh thái- Vấn đề và giải pháp
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1997.
Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 131, tháng 12/2006
Tạp chí Tài nguyên và môi trường, tháng 6/2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35875.doc