Đề tài Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp

Tiếp tục rà soát, bố trí, sắp xếp lại những đội ngũ nhân lực giáo dục không đáp ứng được yêu cầu bằng các giải pháp thích hợp như: luân chuyển, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi, bố trí lại công việc phù hợp với lực lượng nhân lực trẻ có đủ điều kiện và năng lực để tránh sự hụt hẫng về đội ngũ nhân lực. Ưu tiên việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên các môn học còn thiếu và giảng viên ở các lĩnh vực mũi nhọn hoặc có nhu cầu cấp bách. Khẩn trương đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp, CĐ, ĐH, tạo cơ chế để các trường chủ động và có trách nhiệm gắn giảng dạy với nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội.

doc70 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định, Hà Nội, Hà Tâý, Cà Mau, Quảng Ninh, Đăk Lăk, Cần Thơ, Thái Bình, Tuyên Quang, Quảng Trị, Đà Nẵng, Khánh Hoà ) và 317 hồ sơ công chức cơ quan Bộ GD & ĐT, 12027 hồ sơ công chức khối các trường ĐH, CĐ và 3 trường DBĐH trực thuộc Bộ GD & ĐT ( có 17 đơn vị chưa có dữ liệu, trong đó có những đơn vị mất dữ liệu hoặac mới thành lập ). Mặc dù số giáo viên đạt chuẩn đào tạo tăng lên, nhưng trong đó một số mới có bằng cấp theo chuẩn còn thực chất trình độ còn yếu, lúng túng trong đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa do thiếu đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nên số đạt trình độ chuyên môn (đạt chuẩn) rất ít, thậm chí nếu theo quy định của Bộ GD & ĐT một số giáo viên phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và giảng viên đại học, cao đẳng còn có những biểu hiện chưa toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Phần lớn cán bộ quản lý giáo dục còn yếu về năng lực điều hành và tổ chức hoạt động, tỷ lệ có trình độ ngoại ngữ, tin học cũng hạn chế. ít được đào tạo bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở cấp Bộ, sở đang có nguy cơ hẫng hụt do phần lớn trong số họ đã sắp đến tuổi về hưu. 2.2.2. Về cơ cấu nguồn nhân lực GD-ĐT Cơ cấu nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT còn bất hợp lý. Mặc dù số giáo viên các cấp học đều tăng trong những năm qua nhưng sự gia tăng đó không đồng đều giữa các loại hình giáo viên giữa các cấp bậc học trong toàn ngành. Trong số loại hình giáo viên phổ thông còn thiếu giáo viên một số môn như: Giáo viên nhạc hoạ, thể dục, mỹ thuật Điều này thể hiện là ở rất nhiều địa phương có tổng biên chế giáo viên đủ thậm chí thừa, nhưng lại thiếu những loại hình giáo viên như ngoại ngữ, nhạc, kỹ thuật. Cụ thể cấp trung học phổ thông thiếu 3.500 giáo viên kỹ thuật, 1.700 giáo viên ngoại ngữ, 2.800 giáo viên thể dục và 3.400 giáo viên chính trị; ở bậc tiểu học và cấp trung học cơ sở thiếu 26.000 giáo viên nhạc hoạ, 9000 giáo viên thể dục và 15.000 giáo viên chính trị. Tỷ lệ giáo viên/ lớp vượt quá mức định biên chế, số giáo viên công lập và ngoài công lập, tỷ lệ nữ so với nam cũng bất hợp lý ( xem bảng Tr 514). Cơ cấu về trình độ của giáo viên dạy nghề còn nhiều hạn chế. Trình độ chuyên môn kỹ thuật Trình độ tay nghề Trình độ sư phạm Trình độ Tỷ lệ % Trên đại học 1,7 Cao đẳng, đại học 71,0 Trung học chuyên nghiệp 12,0 Trung học SPKT 6,0 Khác 10,0 Trình độ tỷ lệ% Bậc cao 6/7,7/7 17,0 Bậc 4/7,5/7 47,4 Bậc 3/7 35,6 Trình độ Tỷ lệ % Sư phạm bậcI 20,3 Sư phạm bậcII 75,0 Chưa sư phạm 19,5 Đội ngũ giáo viên trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta hiện nay còn bị hạn chế về nhiều mặt: - Mặt bằng trình độ không đồng đều; - Trình độ tay nghề còn thấp; - Trình độ sư phạm còn hạn chế; - Thiếu hiểu biết thực tế sản xuất và công nghệ mới; - Trình độ ngoại ngữ, tin học yếu; Phần lớn giáo viên không đủ khả năng để thích ứng kịp với nhu cầu thay đổi của khoa học xã hội và sản xuất trong cơ chế thị trường hiện nay. Đối với đội ngũ NNL ở ĐH, CĐ tỷ lệ số giảng viên, cán bộ nữ còn chiếm tỷ lệ nhỏ, số đạt cấp hàm giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ còn chưa phù hợp với quy mô đào tạo hiện nay ở các trường ĐH, CĐ ( gồm cả công lập, bán công và dân lập). Thực trạng cơ cấu NNL ở ĐH và CĐ hiện nay giữa các loại hình đào tạo không cân đối đã dẫn đến tình trạng chất lượng giáo dục bị hạn chế. Cơ cấu nhân lực ở ĐH, CĐ năm 2004 Tổng số Chia ra Chia theo loại hình ĐH CĐ Công lập Bán công Dân lập Cán bộ, giảng viên, nhân viên Tổng số Trong đó nữ Riêng giảng viên Tổng số Trong đó: Nữ Giáo sư Phó giáo sư Cơ cấu trình độ chuyên môn của giảng viên. 1. TSKH và TS 2. Thạc sĩ 3. Chuyên khoa cấp I và II 4. Đại học 5. Cao đẳng 6. Khác 64.542 28.791 39.985 16.315 302 1.408 5.361 11.719 548 21.070 775 512 45.317 19.254 28.434 10.680 298 1.385 5.179 9.210 529 13.088 200 228 19.225 9.537 11.551 5.635 4 23 182 2.509 19 7.982 575 284 57.707 26.416 34.914 14.703 246 1.164 4.273 10.369 547 18.495 756 474 1.339 451 849 243 3 33 138 293 415 2 1 5.496 1.924 4.222 1.369 53 211 950 1.057 1 2.160 17 37 Về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý nhân viên trong ngành giáo dục đào tạo, trong tổng số cán bộ thì xét về cơ cấu tuổi và giới tính thì số cán bộ lãnh đạo sở tuổi 50 - 60 là chủ yếu ( xem biểu). Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Về cơ cấu, trình độ đội ngũ CBQL GD ( 45.48 CBQL GD) từ báo cáo của 49 tỉnh, thành phố trực thuộc TW cơ quan bộ GD & ĐT và trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ GD & ĐT STT Chức danh CBQL - GD Tổng số người Đảng viên Phân tích độ tuổi, trình độ ( tính theo %) < 35 tuổi > 50 tuổi Thạc sĩ trở lên Trình độ đào tạo ĐH Có CC QLGD Có CC QLNN Có CC LLCT Có CC tin học Có CC ngoại ngữ 1 CBQL được bổ nhiệm ở Bộ 68 92.65 0 83,82 57,35 35,29 * * 82,35 1,47 83,92 2 Chuyên viên ở Bộ 249 56,63 7,23 65,46 26,51 71,08 * * 87,95 6,02 79,92 3 GĐ, phó GĐ, các Trưởng, phó phòng thuộc Sở 1,096 87,32 0 44,16 14,14 72,17 35,58 44,07 59,03 45,71 50,73 4 HT/ phó HT trường ĐH, CĐ. DBĐH 121 85,95 0,83 70,25 77,68 20,66 * 17,5 89,26 50,41 89,26 5 Trưởng, phó trưởng khoa, trưởng, phó phòng thuộc trường 961 77,94 1,77 48,8 64,20 32,26 * 15,19 85,85 57,54 85,85 6 Trưởng, phó phòng GD & ĐT huyện, quận 966 86,13 0 41,72 3,3 80,02 62,84 33,23 67,81 28,47 24,02 7 Chuyên viên Sở và phòng GD & ĐT 6.584 52,10 26,20 20,12 1,94 44,97 12,79 8,93 24,68 24,15 18,73 8 HT, phó HT, chánh phó GĐ trung tâm GDTX, KTTHHN 36,517 74,27 0 26,34 0,8 31,43 43,16 3,61 36,47 9,86 8,4 Nguồn: đề án xây dựng đội ngũ GV, cán bộ quản lý GD – vụ tổ chức cán bộ – Bộ GD - DT 2.2.3. Cơ chế chính sách nguồn nhân lực GD-ĐT Về cơ chế, chính sách sử dụng đội ngũ nhân lực GD - ĐT trong thời gian qua, được sự quan tâm của nhà nước, của ngành việc thực hiện cơ chế, chính sách sử dụng giáo viên, cán bộ và nhân viên trong ngành giáo dục đã được cải thiên, thu nhập của giáo viên tăng lên nhờ thực hiện chính sách đối với giáo viên vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách đó còn nhiều hạn chế, bất cập. Cơ chế xét tuyển công chức trong ngành giáo dục hiện nay cũng không phản ánh thực chất của đội ngũ nhân lực khi bước vào nghề nên dẫn đến tình trạng số người được trúng tuyển thì yếu về năng lực, chuyên môn và thiếu nghiệp vụ sư phạm, trong khi số sinh viên các trường tốt nghiệp ĐH, CĐ có năng lực, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm lại không được dẫn đến sự bất cập, mâu thuẫn giữa đào tạo và sử dụng. Chính sách sử dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ trong ngành còn chưa phản ánh năng lực, trình độ chuyên môn của họ. Chưa có chính sách ưu đãi cao trong việc sử dụng những giáo viên, cán bộ quản lý giỏi, có trình độ cao nên nhiều người trong số họ vẫn chưa còn yên tâm công tác, cống hiến cho xã hội. Việc bố trí sắp xếp giáo viên hiện nay còn chồng chéo, bất cập, nhiều người làm công việc không dúng với chuyên môn đào tạo của họ dẫn đến hiệu quả trong giáo dục bị hạn chế. Việc sử dụng nhân lực GD - ĐT được thể hiện thông qua chính sách tiền lương, phụ cấp ưu đãi. Nhưng trong tình hình hiện nay, sự biến động của giá cả thị trường, của nền kinh tế, mức lương của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đứng trước khó khăn về cuộc sống, việc điều chỉnh mức lương vẫn chưa phản ánh mức sống của đội ngũ nhân lực trong ngành. Nhiều giáo viên trẻ luôn có nguyện vọng muốn ra khỏi ngành điều này làm cho ngân sách nhà nước đầu tư vào giáo dục lại càng thất thoát thêm vì hiện nay sinh viên các trường sư phạm trong cả nước không phải đóng học phí. Như vậy việc đào tạo họ ra lại không sử dụng họ là một việc làm, 1 chính sách không hiệu quả làm cho ngành giáo dục lại đứng trước khó khăn trong việc tiếp nhận đội ngũ nhân lực. Từ thực trạng trên, các vùng sâu, xa thiếu đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giỏi. Số sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm hầu như họ chỉ muốn công tác ở thành phố hoặc làm những công việc trái nghề gây ra lãng phí về đầu tư nhân lực cho ngành giáo dục. Tình trạng các trường địa phương luôn luôn thiếu hụt cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên giỏi, có trình độ cao, họ thường có xu hướng chuyển ra thành phố để có điều kiện làm thêm cải thiện đời sống khi số giáo viên, cán bộ này học xong thạc sĩ, tiến sĩ nên dẫn đến nhiều trường ở địa phương ( đặc biệt các trường cao đẳng, trung cấp) hẫng hụt về đội ngũ, thiếu nhân lực giỏi có chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Điều này còn bộc lộ rõ hơn là chúng ta vẫn chưa có chính sách khuyến khích bằng vật chất cho số nguồn nhân lực này khi họ đi học nâng cao trình độ chuyên môn như: Học đại học, học thạc sĩ, tiến sĩ Mặt khác khi số đội ngũ này được đào tạo bồi dưỡng thì nhiều trường, tỉnh vẫn không sử dụng họ theo đúng chức danh mà họ có nên dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám như đã nói ở trên. 2.3. Đánh giá chung về những vấn đề đặt ra. 2.3.1. Đánh giá chung Nhờ sự nỗ lực của ngành GD - ĐT, sự quan tâm của Đảng, nhà nước, bộ GD & ĐT trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về số lượng, chất lượng và sự phù hợp cơ cấu đội ngũ nhân lực trong GD - ĐT. Số lượng giáo viên, cán bộ giáo dục liên tục được tăng lên, đến nay có thêm 4.400 giáo viên mầm non, 4.000 giáo viên tiểu học, 18.400 giáo viên THCS, hơn 9.300 giáo viên THPT. Tỉ lệ giáo viên đạt và vượt trình độ chuẩn ở giáo dục mầm non là 60%; ở tiểu học là 89%; ở THCS là 93%; ở THPT là 97%. Số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, giảng viên giỏi, lao động giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; đội ngũ giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp chiếm từ 20% đến 30%. Hầu hết giáo viên, cán bộ quản lý trong ngành đều có ý thức, tinh thần trách nhiệm tự giác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lí luận chính trị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới sự nghiệp GD - ĐT. Không có giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt giáo viên miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn tích cực học tập nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, thậm chí giáo viên tự bỏ tiền ra để đi học nâng cao trình độ phục vụ cho giảng dạy. ở nhiều tỉnh, thành phố, các trường ĐH, CĐ, THCN, cán bộ chuyên viên khối quản lý giáo dục theo học các lớp quản lý giáo dục nhằm nâng cao năng lực quản lý. Đến nay nhiều trường đã có 100% cán bộ, giáo viên biết sử dụng máy vi tính để phục vụ cho giảng dạy. Công tác xây dựng Đảng và phát triển Đảng trong ngành giáo dục được chú ý quan tâm, nhiều cán bộ, giáo viên, công nhân viên đã tự giác phấn đấu tu dưỡng để trở thành Đảng viên đặc biệt đội ngũ giáo viên, cán bộ trẻ. Đến nay, tỷ lệ Đảng viên là 22,48%; ĐH và CĐ là 29,64%; tỷ lệ phát triển Đảng viên trong ngành hàng năm đều tăng so với năm trước ( Tạp chí GD số 95 / 2004 ). Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, công nhân viên giáo dục hiện còn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội, đa số đội ngũ giáo viên vẫn dạy theo lối cũ, nặng nề về truyền đạt lí thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành của người học. Mặc dù hàng năm nhà nước đã chi hàng tỷ USD cho việc thay sách, đổi mới phương pháp dạy học ( đặc biệt khối THPT ) nhưng kết quả còn rất khiêm tốn, chưa được chuyển biến nhiều. Một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên, tình trạng chạy theo lối cơ chế thị trường trong giảng dạy hiện nay còn khá phổ biến, họ chỉ trú trọng chạy xô kiếm tiền, ít chú ý đến nâng cao chất lượng giờ dạy, còn một số đội ngũ nhà giáo ngại đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vì lí do này hay lí do khác như tuổi cao, hoàn cảnh kinh tế khó khăn . Nên dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cho người học và hoạt động giáo dục trong toàn xã hội. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, công nhân viên chưa ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, công tác quản lý giáo dục yếu kém, tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan trái với quy định của bộ, chính sách nhà nước, tệ nạn bằng giả, chạy điểm cả một số bộ phận trong xã hội vẫn còn phát sinh, phổ biến, chưa được ngăn chặn kịp thời. Chế độ, chính sách sử dụng đội ngũ NLGD còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng sáng tạo của NNL GD trong thời gian qua ở nước ta. Đó chính là nguyên nhân của tình trạng yếu kém của đội ngũ NNL GD - ĐT ở nước ta. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ NNL GD - ĐT một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2.3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. 2.3.2.1. Nguyên nhân Hạn chế của NNL GD - ĐT đã phân tích ở trên do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự yếu kém về NNL là do: * Ngân sách dành cho NNL GD còn thấp. Như đã phân tích ở phần 2.1.3 ngân sách dành cho giáo dục ở nước ta hiện nay rất thấp so với các nước trong khu vực. Mặc dù ngân sách dành cho giáo dục liên tục tăng từ năm 1998 đến nay nhưng mức tăng đó vẫn không đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới phát triển GD - ĐT. Việc phân bổ ngân sách vẫn còn dựa vào mục tiêu đào tạo, mà chỉ tiêu đào tạo lại do bộ chủ quản quyết định, như vậy, thực chất quyết định phân bổ ngân sách cuổi cùng vẫn do bộ chủ quản. Cơ chế vẫn theo kiểu “ xin, cho” nên nhiều trường hợp dẫn đến việc chi ( cho ) không cần thiết dẫn đến làm giảm hiệu quả của việc đầu tư vốn ngân sách của nhà nước. Tỉ lệ chi cho đội ngũ NL GD hiện nay chủ yếu là chi cho tiền lương ( chiếm khoảng từ 80% - 90% ), còn phần chi cho đào tạo bồi dưỡng NL GD rất ít. Nên một số trường phải trích một phân ngân quỹ tự có để chi cho đội ngũ nhân lực đi học nâng cao trình độ, tuy nhiên mức chi này còn rất nhỏ không bù đắp được số kinh phí mà đội ngũ nhân lực đi học bỏ ra. Còn một số trường việc đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực thì người học tự bỏ tiền ra để trả cho kinh phí đào tạo, do vậy tỉ lệ đội ngũ nhân lực đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi là rất thấp. Công tác chi cho việc nghiên cứu khoa học ở các trường ĐH, CĐ, THCN cũng rất ít nên nhiều trường cán bộ giảng dạy ngại làm nghiên cứu khoa học hoặc họ làm theo tình thế bắt buộc qua loa cho hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Điều này cũng dần đến chất lượng giáo dục chậm được cải tiến, tình trạng thiếu sự gắn kết giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học xảy ra phổ biến ở nhiều nơi. Một nguyên nhân nữa là chưa gắn đào tạo với sử dụng, hay nói cách khác đào tạo và sử dụng chưa hình thành một cấu trúc chặt chẽ, do vậy đã dẫn đến hiện tượng trôi nổi chất xám. Đầu ra của đào tạo thì thừa, đầu vào của sử dụng thì thiếu, đào tạo không ăn khớp với nhu cầu của xã hội, sử dụng nhân lực thì vẫn còn tuỳ tiện. Quá trình giáo dục và đào tạo trong nhà trường gần như tách rời với thực tế ( chẳng hạn như đào tạo nghề hiện nay ); chất lượng đào tạo thấp, sinh viên ra trường chưa đáp ứng được những biến đổi của công nghệ. Tỷ lệ sinh viên ra trường không tìm được việc làm đang có chiều hướng gia tăng, trong khi ở vùng nông thôn ( đặc biệt vùng núi, vùng sâu, vùng xa lại đang thiếu NNL có trình độ ). Chính vì vậy, theo điều tra sơ bộ, trong vài năm gần đây, tỷ lệ sinh viên chưa có việc làm khoảng 60%, trong số tìm được việc làm thì hơn 30% làm trái với chuyên môn được đào tạo. Chính sách sử dụng, sắp xếp NNL không hợp lý dẫn đến hiện tượng lãng phí về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Như chúng ta đã biết đội ngũ nhân lực giáo dục nhìn chung đều có trình độ cao hơn hẳn so với một số lĩnh vực khác bởi đây là một ngành xã hội đòi hỏi yêu cầu rất cao. Nhưng một thực tế, số đội ngũ NNL này vẫn chưa có chính sách sử dụng đúng với chức danh nghề nghiệp, với học hàm học vị mà họ có. Trong khi bản thân ngành giáo dục, vẫn luôn đề ra chỉ tiêu phấn đấu đạt chuẩn, trên chuẩn nhưng khi số đội ngũ này đi học có bằng cấp cao thì lại không sử dụng họ. Cơ chế, chính sách bố trí, điều động đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hiện nay cũng không hợp lý dẫn đến chỗ “ thừa, thiếu ” ở nhiều vùng, miền.Hiện tượng bộ môn này thì “thiếu” môn khác thì “thừa” trong khi biên chế lại đủ luôn luôn diễn ra ở một số nơi. Mâu thuẫn này nếu chúng ta không giải quyết kịp thời, không có một cơ chế, chính sách phù hợp, sẽ gây ra lãng phí trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời tạo khoảng cách chênh lệch về đội ngũ nhân lực ( kể cả số lượng, chất lượng, cơ cấu ) giữa các vùng, miền của đất nước. Xuất phát từ tình hình trên, những vấn đề đặt ra cho NNL GD - ĐT ở nước ta là: - Giải quyết tốt, hợp lý mối quan hệ giữa đào tạo - sử dụng - việc làm. Việc đào tạo phải căn cứ vào sự biến động của cung cầu lao động trên thị trường, sự thay đổi của quy mô GD - ĐT, tránh đào tạo ồ ạt chạy theo số lượng không tính đến chất lượng sản phẩm đầu ra, nặng về lý thuyết xa vời thực tế, dẫn đến đào tạo ra nhưng không sử dụng. Nghị quyết TW2 đã nêu : “...Xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về GD - ĐT với cơ quan quản lý nhân lực và việc làm. Khuyến khích thành lập các tổ chức thông tin tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, chọn ngành nghề và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp ”. Sử dụng nhân lực, ngành lao động cho biết những biến động của nhu cầu lao động, những thông tin về sự phân bố lao động trên địa bàn, tình hình “ cung - cầu ”, “ thừa - thiếu ” về : loại lao động, trình độ, số lượng, chế độ đãi ngộ... Ngành GD - ĐT cần cung cấp những thông tin về ngành nghề, trình độ đào tạo, học phí, học bổng, điều kiện tuyển dụng, văn bằng, chứng chỉ.... Thiếu những thông tin về cách đào tạo thì người học, người sử dụng nhân lực không thể chọn được ngành nghề đào tạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và thị trường việc làm. Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ trước hết của ba bộ: Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ lao động thương binh và xã hội, bộ GD và ĐT để tạo nên bộ phận nòng cốt của hệ thống thông tin về thị trường lao động cho GD - ĐT, tiếp là tạo nên bộ phận nòng cốt của nhà nước trong việc thực hiện kế hoạch hoá kết hợp với thị trường cũng như trong việc xã hội hoá trên cả ba mặt: việc làm – sử dụng - đào tạo. Trên cơ sở đó mới phất huy có hiệu quả đội ngũ nhân lực hiện có và nguồn nhân lực sắp tới nhằm khai thác nguồn tài nguyên vô giá để phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ sư phạm, quản lý GD nhà nước cần phải có cơ chế chinh sách sử dụng bố trí hợp lý ở các vùng, miền, tránh hiện tượng đào tạo ra nhưng lại không sử dụng hoặc sử dụng thông qua cơ chế thi tuyển công chức như hiện nay. - Cần phải có cơ chế, chính sách sử dụng, phân bổ phù hợp như bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, công nhân viên, có chính sách ưu đãi dành cho đội ngũ nhân lực ở vùng sâu, vùng xa. Việc phân bổ đội ngũ NNL phải căn cứ vào từng vùng, địa phương, năng lực trình độ chuyên môn của từng người ở từng giai đoạn cho phù hợp tránh chồng chéo, tránh tình trạng dạy chéo ban, làm công việc không đúng với chuyên môn ngành nghề được đào tạo gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Nhà nước cần phải có nguồn kinh phí chi thường xuyên trong công tác đào tạo lại, trợ cấp kinh phí cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục khi họ đi học, chuẩn hoá bằng cấp để nhằm giúp họ đáp ứng kịp thời những đòi hỏi mới của sự nghiệp giáo dục. - Thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục( XHH GD ), phối hợp GD - ĐT với quốc tế nhằm phát triển NNL. Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Tạo cơ hội cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời, tiến tới một xã hội học tập với các nội dung cụ thể: + Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp XHH GD, nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội về nhận thức và tổ chức thực hiện. Bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách vĩ mô khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục. + Cần có sự bình đẳng giữa các loại hình đào tạo. + Mở rộng các quỹ khuyến học, bảo trợ giáo dục, đổi mới chế độ học phí của các trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng các dịch vụ giáo dục mà nhà trường có thể cung cấp, phù hợp với khả năng của người học, đồng thời miễn giảm cho các đối tượng chính sách. - Cần có sự phối hợp GD - ĐT với quốc tế dưới nhiều hình thức như: gửi học sinh, sinh viên đi du học nước ngoài hoặc mời các chuyên gia, giáo sư giỏi về giảng dạy tại các trường theo kiểu liên kết để phối hợp giảng dạy, nâng cao năng lực quan hệ quốc tế của ngành giáo dục theo hướng cải tiến cơ chế và bộ máy điều hành, quản lý quan hệ quốc tế, từ việc đào tạo và sử dụng đội ngũ nhân lực một cách hợp lý đồng thời tăng cường nguồn lực cho giáo dục nhằm đào tạo NNL GD cả về số lượng và chất lượng. Bộ GD - ĐT cần phối hợp ( hợp tác quốc tế ) xây dựng đề án nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân lực giáo dục một cách thường xuyên trên cơ sở liên kết các cơ sở đào tạo với nước ngoài. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục lãnh đạo chủ chốt từ Bộ, sở, cán bộ giảng dạy ở một số ngành quan trong thường xuyên được đi tham quan, khảo sát nước ngoài để học tập kinh nghiệm quản lý thế giới nhằm làm cho giáo dục Việt Nam tiếp cận hoà nhập với giáo dục thế giới. Để phát triển hình thức liên doanh, liên kết trong giáo dục cần có các chính sách khuyến khích các cơ sở trong toàn ngành liên kết với các đối tác nước ngoài và Việt kiều cùng đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng công nghệ để vừa nâng cao chất lượng đào tạo vừa có thêm ngân sách phục vụ lại đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chương III: Quan điểm và một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT ở nước ta 3.1. Quan điểm phát triển NNL trong lĩnh vực GD - ĐT ở nước ta. 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực đặt ra đối với việc phát triển GD - ĐT Nền kinh tế thế giới của thế kỷ XXI có sự thay đổi căn bản và đặt ra những yêu cầu mới. Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kỹ thuật, tốc độ giao lưu thông tin nhanh chóng trên thế giới hiện nay làm cho toàn bộ hệ thống tri thức của nhân loại đang trải qua một sự đảo lộn mạnh mẽ. Sự ra đời của các công nghệ cao, sự tiến tới xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức khẳng định một thực tế rằng, nhân loại hiện nay đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin. Mặt khác, sự phát triển khoa học - công nghệ cũng tạo ra phương tiện mới giúp cho quá trình giáo dục hiệu quả hơn. Quốc gia nào biết tận dụng những cơ hội do tiến bộ khoa học - công nghệ đem lại có thể đẩy nhanh sự phát triển giáo dục. GD - ĐT cung cấp nguồn nhân lựuc và nhân tài cho sự phát triển khoa học và công nghệ. Sự phát triển khoa học công nghệ tác động vào toàn bộ cơ cấu hệ thống giáo dục, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, cơ cấu quản lý thể chế giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, sự ra đời của các phương tiện dạy học tiên tiến hiện đại. Xu thế toàn cầu hoá kinh tế đòi hỏi phải có sự nhận thức và tiếp nhận sự thách thức về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao để thích ứng. Yếu tố giáo dục - đào tạo sẽ là một nguồn lực chủ yếu tạo thế cạnh tranh của các nước ở thế kỷ XXI này. Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho đội ngũ nhân lực GD - ĐT, Việt Nam - người có sứ mệnh đào tạo một nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng thích ứng với sự biến động của nền kinh tế thế giới, khu vực và trong nước. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập tạo điều kiện cho Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu, tranh thủ được các nguồn lực của thế giới. Kinh tế thị trường tạo ra nhiều cơ hội đối với sự phát triển GD - ĐT, tạo điều kiện cho việc học tập của các tầng lớp dân cư - sức lao động là hàng hoá, chất lượng sức lao động do quá trình giáo dục và đào tạo tạo ra. Thị trường lao động tuyển chọn NNL có chất lượng cao, sự cạnh tranh NNL GD sẽ là ‏‎nhân tố nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo NNL. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có điều kiện, cơ hội để nắm bắt khoa học, ứng dụng những tri thức mới vào hoạt động chuyên môn của mình, đồng thời có điều kiện thay đổi phương pháp dạy học, quản lý giáo dục hiện đại hơn. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và khu vực cũng tạo ra cho ngành giáo dục nói riêng và nước ta nói chung những thách thức mới. - Rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm tránh được nguy cơ tụt hậu ngày càng xa trong điều kiện các nước vẫn tiếp tục phát triển là một thách thức gay gắt nhất. - Nền giáo dục Việt Nam đứng trước nguy cơ về cơ cấu đào tạo, loại hình từng lớp, những trang thiết bị, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên trong ngành giáo dục hiện nay còn nhiều hạn chế về số lượng, chất lượng, cơ cấu, đòi hỏi giáo dục Việt Nam phải phát triển đi trước một bước, đón đầu trong khí xuất phát điểm của chúng ta là nước nông nghiệp lạc hậu, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 1/12 bình quân của thế giới, nhưng lại phấn đấu để nâng cao trình độ tri thức, tăng cường năng lực nội sinh, nắm bắt và vận dụng có hiệu quả thành tựu khoa học - công nghệ mới nhất để hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3.1.2. Mục tiêu chiến lược phát triển GD - ĐT. Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, của từng vùng, từng địa phương ; hướng tới một xã hội học tập phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực. Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế ; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo ; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện mục tiêu đó cần thực hiện một số nhiệm vụ : - Củng cố nâng cao chất lượng hệ thống các trường sư phạm, các trường cán bộ quản lý giáo dục. - Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho NNL GD - ĐT. - Đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện tại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. - Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng nhân lực GD - ĐT. Thực hiện những mục tiêu đó cần có sự phối hợp, nhất trí của nhà nước, Đảng các cấp, ngành trong đó ngành giáo dục đóng vai trò quan trọng và phải cần có thời gian trải nghiệm để đạt được những mong muốn, những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra. 3.1.3. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT ở nước ta. Từ mục tiêu chiến lược phát triển GD - ĐT ở nước ta, quan điểm chung phát triển NNL GD - ĐT là: 3.1.3.1. Phát triển NNL GD - ĐT phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển NNL GD - ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, gắn với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gắn với nhu cầu phát triển các ngành kinh tế giữa các vùg kinh tế, vùng dân cư, từng địa phương. Phát triển NNL GD - ĐT dựa trên cơ sở của việc tăng quy mô giáo dục, sự phát triển của các loại hình trường lớp ở các cấp bậc học, cơ cấu giáo dục đào tạo ở mỗi thời kỳ. Từ đó có chiến lược xây dựng và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho GD - ĐT. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã cụ thể hoá quan điểm giáo dục này như sau : đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền ; mở rộng qui mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả ; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Đào tạo nhân lực là một khâu chủ yếu trong toàn bộ quá trình phát triển NNL ở mỗi quốc gia. Trên nền tảng học vấn phổ thông và các hiểu biết, nhận thức về tự nhiên, xã hội và sự phát triển của nhân cách, việc đào tạo nhân lực hướng tới việc hình thành và phát triển các kiến thức, nhân lực hướng tới việc hình thành và phát triển các kiến thức, kỹ năng lao động chuyên biệt phù hợp với các hình thức tổ chức, phân công lao động xã hội theo từng giai đoạn phát triển trong các lĩnh vực sản xuất - dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Các trường sư phạm, các trường đào tạo quản lý cán bộ GD là nơi cung cấp, đào tạo NNL GD - ĐT, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp với sự phát triển của GD - ĐT. Phát triển GD - ĐT cùng với các cơ sở hạ tầng khác như giao thông, cần phải đi trước một bước trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các địa phương, đặc biệt là ở các vùng dân tộc miền núi và những vùng khó khăn khác. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất - dịch vụ phải dành một phần đầu tư phát triển sản xuất cho đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ nhân lực của ngành và tham gia phát triển GD - ĐT cũng cần cân nhắc đến những lĩnh vực nhân lực mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển kinh tế trên cơ sở đó để có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân lực có trí tuệ có trình độ quản lý và các phẩm chất khác để đáp ứng những đòi hỏi đó. Do đó, việc quán triệt và thực thi các quan điểm phát triển giáo dục, phối hợp chặt chẽ giáo dục với phát triển kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. 3.1.3.2. Tạo môi trường cho GD - ĐT phát triển. Tạo lập môi trường hành lang pháp lý cho GD - ĐT phát triển bằng việc ban hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, sử dụng NNL GD hợp lý có hiệu quả. Thông qua cơ chế chính sách sử dụng NNL giúp cho đội ngũ nhân lực được cọ sát, phát huy tính năng động, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục. Đồng thời tạo môi trường cạnh tranh trên cơ sở hợp tác quốc tế về GD - ĐT dưới nhiều hình thức khác nhau như : đào tạo tại chỗ, du học nước ngoài hoặc mời các chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam ; cử đội ngũ nhân lực GD đầu ngành chủ chốt đi học tập, khảo sát ở nước ngoài nhằm trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức khoa học tiên tiến để hoà nhập, tạo điều kiện cho GD - ĐT phát triển nhanh. Tiếp tục tiến hành xây dựng dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật giáo dục để ngành giáo dục phù hợp với những biến đổi nhanh của nền kinh tế. Bằng việc sử dụng các nguồn tài chính, viện trợ của các tổ chức quốc tế chính phủ và phi chính phủ và các cá nhân, tổ chức trong nước, cũng như từ nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực để ngành giáo dục có điều kiện phát triển đảm bảo về số lượng, chất lượng và phù hợp với cơ cấu giữa các bậc học trong cả nước. Qua đó, họ có cơ hội để khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Tiến tới phân loại các trường ĐH, CĐ để tạo cơ hội cho việc cạnh tranh trong việc đào tạo NNL cho xã hội và chất lượng đội ngũ NNL hiện có trong ngành GD - ĐT. Việc tạo môi trường cho GD - ĐT phát triển phải căn cứ vào xu thế biến đổi của nền kinh tế thế giới và khu vực và căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh của đất nước trong mỗi giai đoạn để cho ngành GD - ĐT phát triển đúng hướng. Hoà nhập với thế giới và khu vực tránh lạc hậu quá xa khi nền kinh tế còn ở trình độ thấp kém. 3.1.3.3. Phát triển NNL GD - ĐT phải đặt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Muốn phát triển GD phải học tập kinh nghiệm thế giới và tăng cường giao lưu quốc tế. Quốc tế hoá, hội nhập là xu thế của thời đại chúng ta, và giáo dục cũng nằm trong quy luật đó. Do vậy, chúng ta cần tăng cường học tập những kinh nghiệm quốc tế trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất ; từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất thiết bị theo những tiêu chuẩn quốc tế ; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng của các nước tiên tiến ; nâng cao đội ngũ cán bộ giảng dạy, đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý giáo dục. GD - ĐT phải tiếp cận theo hướng, một mặt phải đảm bảo tỷ lệ cơ cấu NNL hài hoà, cân đối theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu chất lượng. Do điều kiện đầu tư cho giáo dục đào tạo sắp tới còn nhiều hạn chế, nhưng lại phải đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao để đuổi kịp các nước trong khu vực, mặt khác phải đảm bảo công bằng xã hội cho mọi người, vì vậy GD - ĐT phải phát triển theo hướng đảm bảo về số lượng, chất lượng và sự phù hợp cơ cấu. Cần đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ cao đạt tiêu chuẩn không chỉ trong nước mà chuẩn so với khu vực và thế giới. Đặc biệt đào tạo một đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đầu đàn có đủ năng lực, phẩm chất, đủ khả năng tiếp cận công nghệ, phương tiện kỹ thuật hiện đại khi ngành GD - ĐT đã hiện đại hoá. Đội ngũ này vừa là người giảng dạy, vừa là nhà khoa học, quản lý. Từng bước soạn thảo các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực giáo dục dưới nhiều hình thức ( kể cả đào tạo chính quy và không chính quy). Xây dựng củng cố mạng lưới các trường sư phạm, các trường đào tạo cán bộ quản lý có chất lượng cao, hiện đại. Tuyển những học sinh giỏi vào các trường sư phạm và các sinh viên giỏi giữ lại dùng làm cán bộ giảng dạy trong tương lai. Mời các chuyên gia khoa học, các ngành mũi nhọn làm cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng đòi hỏi cao của ngành giáo dục trong điều kiện Việt Nam đi sâu vào qúa trình hội nhập. Việc phát triển NNL GD - ĐT phải có kế hoạch đi trước, phải đảm bảo đáp ứng ở từng thời kỳ, ở từng chuyên ngành trong mỗi giai đoạn, tránh tình trạng hẫng hụt khi một bộ phận cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ, năng lực đã đến tuổi nghỉ hưu. Mặt khác, việc đào tạo phải tính đến sự mở rộng quy mô giáo dục, số lượng các trường, loại hình giáo dục, không nóng vội đào tạo ồ ạt, sử dụng cả dội ngũ nhân lực giáo dục không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra không đáp ứng được yêu cầu của các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam và thế giới. 3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL trong lĩnh vực GD - ĐT 3.2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển NNL GD - ĐT. Việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển NNL GD - ĐT có thể bằng nhiều biện pháp cụ thể : - Nhà nước cần hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ NNL GD trẻ ; đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đội ngũ các nhà quản lý giáo dục giỏi đầu ngành, các giảng viên ở các trường ĐH, CĐ, viện. Mỗi đơn vị ( mỗi tỉnh, thành phố) cũng cần có quy hoạch phát triển đội ngũ nhân lực và có kế hoạch cụ thể để phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ quản lý đầu đàn chủ chốt của đơn vị. - Quy hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao đội ngũ nhân lực giáo dục nhằm tiếp cận những tri thức về chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ và tiếp cận những kỹ thuật giáo dục hiện đại. - Có kế hoạch đẩy mạnh việc gửi đội ngũ nhân lực GD ( đặc biệt đội ngũ các nhà giáo trong các trường đại học lớn, các cán bộ quản lý chủ chốt ở bộ, sở ) đi đào tạo, bồi dưỡng tại các nước có nền giáo dục hiện đại, tiên tiến. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ những người có điều kiện đi du học tự túc bậc đại học, trên đại học ở các nước phát triển. - Có kế hoạch, dự trù và có chính sách cho đội ngũ nhân lực giáo dục được đi tham quan, khảo sát thực tế, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác nghiên cứu khoa học với các bạn đồng nghiệp không chỉ ở trong nước mà đi sang các nước. Việc xây dựng chiến lược phát triển NNL GD - ĐT cần có căn cứ khoa học cụ thể ở mỗi vùng, địa phương, căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển GD - ĐT của đất nước để có kế hoạch cụ thể về phát triển NNL GD - ĐT cho phù hợp với quy mô giáo dục, cơ cấu, số lượng các trường, lớp ở các cấp bậc học trong cả nước tránh tình trạng thiếu tổng thể nhưng lại thừa bộ phận gây lãng phí về NNL trong ngành giáo dục, nhà nước dành kinh phí để đi đào tạo NNL cho đất nước. Xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục để có định hướng, kế hoạch phát triển trong những năm tiếp theo thông qua những chương trình như : Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư cho giáo dục. Chương trình đào tạo đội ngũ nhân lực cho nền kinh tế quốc dân. Chương trình xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.... Để từ đó có kế hoạch, phương án lựa chọn, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển NNL GD - ĐT cho từng thời kỳ, thích ứng với những yêu cầu đòi hỏi mới của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Xây dựng chiến lược giáo dục phải căn cứ vào điều kiện tình hình phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trong nước và những xu hướng biến động của thế giới, từ đó để có những căn cứ xác thực nhằm triển khai những nội dung, mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. 3.2.2. Huy động các nguồn lực nhằm phát triển NNL GD - ĐT. Để tăng cường nguồn lực cho GD - ĐT, thực hiện đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho giáo dục, điều 36, hiến pháp năm 1992 quy định : “ Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục ” và đồng thời “ khuyến khích các nguồn đầu tư khác ” ( Tạp chí giáo dục số 112/2005). Việc phát triển NNL GD - ĐT đòi hỏi cần huy động nhiều nguồn lực khác nhau : Nguồn ngân sách nhà nước, nguồn từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, trong đó có nguồn từ ngân sách nhà nước xác định là nguồn quan trọng, quyết định. Cần phải tăng tỷ trọng ngân sách cho đầu tư phát triển NNL GD - ĐT cả về chi trả lương, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, hội thảo, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Đối với nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cần xây dựng hợp tác quốc tế về giáo dục thông qua các chương trình, dự án hợp tác ngắn hạn và dài hạn trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực GD. Tận dụng các nguồn viện trợ thông qua các chương trình hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ để tăng cường đầu tư cho đào tạo NNL và phát triển NNL hiện có. Khuyến khích các cơ sở giáo dục liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng ; khuyến khích các nhà khoa học nước ngoài và Việt kiều tham gia vào quá trình đào tạo và chuyển giao nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, khuyến khích việc tiếp nhận học bổng do các nước, các tổ chức quốc tế và các cá nhân trao tặng. Dự báo khả năng huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho GD - ĐT. 2000 2005 2010 Tổng nguồn ngoài ngân sách nhà nước cho GD - ĐT ( tỷ đồng, giá năm 2000) 5.749 12.880 24.577 1. Huy động từ dân đóng góp ( năm 2005 chiếm 25%, năm 2010 là 35% so với tổng chi ngân sách nhà nước cho GD - ĐT ) 3.149 5.855 13.234 2. Viện trợ, vay nợ ( ODA) ,( khoảng 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho GD - ĐT ) 1.400 4.686 7.562 3. Từ các nguồn khác ( các doanh nghiệp đóng góp, dịch vụ của nhà trường..)( khoảng 10% so với tổng chi ngân sách nhà nước cho GD - ĐT) 1.200 2.340 3.781 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường sư phạm, các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước nhằm hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nghiên cứu, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực giáo dục đáp ứng công cuộc đổi mới của đất nước. Huy động các nguồn lực trên cần phải có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các nguồn đầu tư cả trong và ngoài nước để có chiến lược, dự án đào tạo và phát triển NNL GD - ĐT không chỉ trong những năm trước mắt mà còn tính chiến lược lâu dài trong tương lai vì việc phát triển NNL GD - ĐT đòi hỏi phải có thời gian lâu dài mới có thể có một nguồn nhân lực giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng mới đáp ứng được sự phát triển về quy mô, loại hình đào tạo trong các cấp bậc học trong giai đoạn phát triển của đất nước. 3.2.3 Các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển NNL GD - ĐT. Một trong những giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL GD - ĐT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay thì việc cần có các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển NNL GD - ĐT là hết sức quan trọng, cần thiết, là giải pháp kích thích thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL GD. Các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển NNL GD - ĐT bao gồm hàng loạt các chính sách như: Chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi, chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho NNL GD; chính sách về sử dụng, sắp xếp, điều động, phân bổ NNL GD - ĐT. Về chính sách tiền lương, thưởng, phụ cấp, ưu đãi. Để sử dụng có hiệu quả NNL GD và nâng cao chất lượng NNL GD thì tiền lương là một trong những yếu tố quan trọng, nó là đòn bẩy kích thích người lao động nâng cao trình độ, nhiệt tình công tác. Để người lao động đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác giảng dạy, quản lý giáo dục vì sự nghiệp nền giáo dục nước nhà thì cần phải có một chế độ chính sách tiền lương đúng đắn, mức lương tối thiểu phải phản ánh được mức sống thực của đội ngũ giáo dục trong điều kiện sự biến động của giá cả trong nền kinh tế thị trường ở mỗi giai đoạn ( thời kỳ ). Cần tiến tới có hình thưc chi trả lương theo học hàm, học vị nhằm khuyến khích những người có trình độ cao, đồng thời kích thích người lao động nâng cao kiến thức chuyên môn như học cao học, tiến sĩ. Mặt khác cần xây dựng chế độ giờ dạy tiêu chuẩn, tiên tới định tiền lương theo giờ tiêu chuẩn, vì lao động của người giáo viên thể hiện chính ở giờ lên lớp. Đánh giá giá trị lao động của họ phải căn cứ vào số giờ lên lớp và chất lượng gờ lên lớp. Cần phải có chính sách khen thưởng về vật chất, tinh thần đối với những người có thành tích cao, có cống hiến tài năng thực sự cho ngành, tránh tình trạng chạy theo thành tích hư danh nặng về số lượng, nhẹ về chất lượng. Ngoài ra nhà nước sớm cần phải có chính sách phụ cấp ưu đãi hơn nữa đối với đội ngũ nhân lực giáo dục ( đặc biệt đội ngũ nhân lực giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn ), mức phụ cấp ưu đãi này cộng với mức lương cơ bản cũng phải phản ánh, đảm bảo được tiền lương thực tế không chỉ tái sản xuất sức lao động ở mức giản đơn mà còn mở rộng đối với đội ngũ nhân lực giáo dục tạo. Tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho họ, có như vậy họ mới yên tâm công tác, dành hết tâm huyết của mình cho sự nghiệp giáo dục chung của đất nước. * Chính sách đào tạo , bồi dưỡng sử dụng đội ngũ nhân lực giáo dục . Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách đào tạo bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ nhân lực GD - ĐT cho phù hợp với tình hình mới của nền kinh tế thị trường. Việc đào tạo, bồi dưỡng NNL GD nhà nước, ngành giáo dục cần phải dành một khoản ngân sách chi cho việc đào tạo bồi dưỡng nhân lực giáo dục dưới nhiều hình thức: Học cao học, nghiên cứu sinh hoặc dưới các hình thức khác. Việc đào tạo, bồi dưỡng này phải đảm bảo mức chi trả tối thiểu trong công tác đào tạo, nghiên cứu học tập. Mặt khác, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực này cần phải có cơ chế chính sách sử dụng họ đúng với năng lực, trình độ chuyên môn mà học được đào tạo, tránh tình trạng đào tạo bồi dưỡng xong lại không sử dụng họ dẫn đến hiện tượng bị trôi nổi chất xám, gây lãng phí cho nhà nước, cho người học. Tiến tới chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, CBQLGD, đến năm 2010 nâng tỉ lệ giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ lên 10%; giáo viên trung học chuyên nghiệp có trình độ sau ĐH lên 10%; giáo viên ĐH, CĐ 40% thạc sĩ và 25% tiến sĩ. Thông qua bồi dưỡng cần giúp cho giáo viên nâng cao trình độ đa dạng kiến thức, giúp họ có thể dạy nhiều môn để từ đó phát huy thêm tiềm năng vốn có của họ. Việc sử dụng đội ngũ nhân lực cần phải có chính sách thu hút những người làm việc ngoài ngành giáo dục tham gia giảng dạy quản lý GD tại các trường học, nhất là các trường ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề. Hiện nay ở nước ta có một đội ngũ đông đảo các cán bộ khoa học – kỹ thuật có trình độ, các nghệ nhân, thợ cả đang làm việc ở khắp các lĩnh vực kinh tế – xã hội, nếu lôi cuốn được đội ngũ nhân lực này sẽ góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt của đội ngũ nhân lực giao dục, vừa giúp cho ngành GD ( các trường ) không bị tụt hậu quá xa so với những tiến bộ khoa học công nghệ. Hơn nữa việc sử dụng đội ngũ này sẽ tiết kiệm được một khoản kinh phí đào tạo không nhỏ trong khi nguồn ngân sách của nhà nước còn đang han hẹp. Cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ NNL GD - ĐT cần có sự chỉ đạo từ nhà nước, bộ đến các bàn ngành một cách nhất quán, thống nhất, đồng bộ, tránh tình trạng đơn vị này áp dụng, đơn vị kia không thực hiện gây ảnh hưởng đến tâm lý đội ngũ nhân lực. Việc sắp xếp điều động, phân bổ NNL GD cần phải khách quan, căn cứ yêu cầu đòi hỏi của từng địa phương, từng vùng và ở từng thời kỳ một nhằm đảm bảo chất lượng nhân lực giữa các vùng, miền giảm khoảng cách xa về chênh lệch chất lượng đào tạo NNL nói chung cho cả nước. Tiếp tục rà soát, bố trí, sắp xếp lại những đội ngũ nhân lực giáo dục không đáp ứng được yêu cầu bằng các giải pháp thích hợp như: luân chuyển, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi, bố trí lại công việc phù hợp với lực lượng nhân lực trẻ có đủ điều kiện và năng lực để tránh sự hụt hẫng về đội ngũ nhân lực. Ưu tiên việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên các môn học còn thiếu và giảng viên ở các lĩnh vực mũi nhọn hoặc có nhu cầu cấp bách. Khẩn trương đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp, CĐ, ĐH, tạo cơ chế để các trường chủ động và có trách nhiệm gắn giảng dạy với nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội. Tài liệu tham khảo Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hương ( 2004 ), giáo dục Việt nam hướng tới tương lai vấn đề giả pháp, NXBCTQG, Hà Nội. - Nguyễn Hữu Châu ( 2004 ), một số vấn đề về chất lượng học sinh, sinh viên Việt Nam trong những năm gần đây, tạp chí nghiên cứu con người số 5, Tr 32 - 37. - Nguyễn Khắc Chương ( 2003 ), công tác đào tạo đại học, cao đẳng ngành nghề để phát triển nguồn nhân lực ở nước ta, tạp chí lý luận chính trị số 7, Tr 72 - 75. - Nguyễn Hữu Dũng ( 2002 ), phát triển NNl chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. - Trần Khánh Đức ( 2005 ), mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả trong phát triển GD ở nước ta thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, số 105, Tr 1 - 4. - Nguyễn Thị Thu Hà ( 2004 ), bài học về phát triển NNL của Trung Quốc, tạp chí cộng sản số 3, Tr 74 - 77. - Phạm Thu Hoa ( 2005 ), tăng cường mối liên hệ giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học trong các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạp chí GD số 112. - Bùi Hiền, chất lượng GD Việt Nam : Những điều suy nghĩ, tạp chí GD số 95 ( 9/2004 ), Tr 17 - 19. - Ngô Văn Hiền ( 2005 ), các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho GD - ĐT thời kỳ CNH, HĐH, đất nước, số 112 Tr 8,9,10,7. - Phạm Xuân Huân, Nguyễn Đức Vũ ( 2004), quản lý, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên đại học : Thực tế và một số suy nghĩ, tạp chí giáo dục số 101, Tr 3 - 5. - Đặng Bá Lâm ( 2003 ), giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI chiến lược phát triển NXB GD. - Đặng Huỳnh Mai ( 2004 ) , “ thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành GD - ĐT ”, tạp chí giáo dục số 101, Tr 1,2,2,1. - Phạm Thành Nghi, Vũ Hoàng Ngân ( 2004 ) chủ biên, quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB khoa học xã hội. - Lê Hồng Sơn ( 2004), 10 năm thực hiện cuộc vận động “ Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm’’, tạp chí GD số 95. - Lê Thu ( 2004), phát huy kết quả năm học 2003 - 2004, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong năm học mới, tạp chí GD số 95 ( 9/2004), Tr 44 - 46 và 31. - Phùng Thế Trường, nguồn nhân lực Việt Nam trước yêu cầu công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế thế giới, tạp chí kinh tế và phát triển số 70/2003. - Nguyễn Văn Vọng ( 2004 ), báo cáo tổng kết năm học 2003 - 2004, tạp chí giáo dục số 94, Tr 1 - 3 và 9. - Bộ GD - ĐT viện nghiên cứu phát triển GD ( 2002 ), chiến lược trong thế kỷ XXI, kinh nghiệm của các quốc gia, NXBCT QG Hà Nội, 2002. - Chỉ thị của Bộ GD & ĐT về nhiệm vụ của toàn ngành năm học 2004 - 2005, tạp chí giáo dục số 95 ( 9/2004 ), Tr 2 - 4. - Chỉ thị của ban bí thư ( 2004 ), về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD. - Luật giáo dục 1998. - Niên giám thống kê 2002, 2003, 2004. - Vụ kế hoạch - tài chính ( 2004 ), thống kê giáo dục CĐ và ĐH năm học 2003 - 2004. - Vụ tổ chức cán bộ - Bộ GD & ĐT ( 2003 ), đề án xây dựng đội ngũ giáo viên và CBQL GD. - Viện nghiên cứu phát triển giáo dục trung tâm nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ( 2002 ), từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, NXB GD.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT904.doc
Tài liệu liên quan