Đề tài Phát triển sản phẩm rượu vang của Công ty CPSP thiên nhiên Vinacom

Vinacom cũng đã có những biện pháp nghiên cứu thị trường nhưng dường như việc này chỉ tiến hành cho có lệ. Có lẽ một phần cũng do chi phí cho công tác này còn hạn hẹp, ban lãnh đạo chưa thực sự thấy được hết tầm quan trọng của công tác này. Vì vậy công tác nghiên cứu thị trường làm việc chưa thật hiệu quả. Do đó Công ty phải coi trọng và có một kế hoạch cụ thể, chỉ đạo sát sao các chiến dịch nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu thực của người tiêu dùng và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cho ra đời những sản phẩm mới phù hợp thị hiếu. Bên cạnh đó để công tác nghiên cứu thị trường thực sự hiệu quả thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong công ty nhất là giữa bộ phận nghiên cứu thị trường với bộ phận sản xuất, tránh tình trạng người nghiên cứu cứ nghiên cứu, người sản xuất cứ làm theo ý mình, kết quả nghiên cứu chỉ là một tài liệu vô giá trị.

doc57 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2481 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển sản phẩm rượu vang của Công ty CPSP thiên nhiên Vinacom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 1 số lĩnh vực sau: Khoa học Công nghệ sản xuất (đại diện lãnh đạo đối với hệ thống chất lượng của Công ty). Khoa học Công nghệ cơ khí, sản xuất công nghiệp, đầu tư mua sắm, nhập khẩu vật tư, thiết bị. Công tác khoa học Công nghệ trong sản xuất sản phẩm. Quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. e. Phó Giám đốc điều hành. Chức năng: Quản lý tổ chức và điều hành sản xuất đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Phó Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất và trực tiếp đối với quá trình sản xuất sản phẩm nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả kinh tế. Nhiệm vụ: Kiểm tra đôn đốc các xưởng, các tổ, sửa đổi tổ chức sản xuất; Kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất trên cơ sở đó sắp xếp điều chỉnh giữa các tổ, nhóm, huy động thiết bị vật tư chủ yếu trong nội bộ công ty cho phù hợp với năng lực giữa các tổ đảm bảo chất lượng chung trên nguyên tắc hỗ trợ chung vì lợi ích của Công ty Đôn đốc giữa các tổ trong công ty, tổ chức sản xuất mang tính hiệu quả và an toàn. Định kỳ tổ chức họp, bàn giao giữa các tổ sản xuất, nắm tình hình sản xuất đẩy mạnh chất lượng sản phẩm. Có trách nhiệm đề nghị Hội đồng quản lý công ty đưa ra khỏi công ty những cá nhân, đơn vị đã nhiều lần vi phạm trong sản xuất. Báo cáo với lãnh đạo Công ty để điều chỉnh nhiệm vụ giữa các tổ cho phù hợp với năng lực để đảm bảo chung và hỗ trợ lẫn nhau giữa các tổ vì lợi ích chung của Công ty và không làm phương hại đến quyền lợi của các tổ. Phó Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm chung về các nội dung công việc sau: Làm việc trước về tổ chức cán bộ với công ty, xây dựng cơ chế làm việc nội bộ của ban Giám đốc. Tổ chức quản lý các mặt theo nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm pháp lý về các mặt quản lý đó theo pháp luật. Tổ chức hoạch toán và chứng từ kế toán đối với việc chung do Hội đồng quản lý giao theo chế độ, chính sách của Nhà nước. Có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác. Chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết mối quan hệ giữa các tổ với nhau. Có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Hội đồng quản lý công ty vào ngày quy định hàng tháng mà công ty đề ra. Chịu trách nhiệm chính trong việc nghiên cứu các luật lệ, thể chế, quy phạm để phổ biến cho các tổ chức thực hiện theo đúng pháp luật. Phòng Tổ chức hành chính: Sơ đồ2: Phòng Tổ chức Hành chính: TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG 1 PHÓ PHÒNG 1 Nhân Viên 1 Nhân Viên 2 Nhân Viên 3 Nhân Viên 4 Nhiệm vụ Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc về xây dựng đề án chiến lược, quy hoạch tổ chức bộ máy, phát triển nhân lực của Công ty. Xây dựng các kế hoạch trung hạn và dài hạn về công tác cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Tổ chức điều hành công việc của phòng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trực tiếp triển khai các bước theo quy trình bổ nhiệm cán bộ trình Hội đồng quản trị và Giám đốc. Tham mưu cho lãnh đạo công ty về cơ chế sản xuất kinh doanh theo nghiệp vụ của công tác tổ chức. Chủ trì biên soạn các tài liệu hướng dẫn tài liệu ở cấp Công ty đến các đơn vị thành viên. Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý. Chỉ đạo công tác xây dựng định mức lao động, công tác tiền lương và các chế độ chính sách. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu tố, khiếu nại trong toàn Công ty, tham gia đề xuất công tác bảo vệ nội bộ, phòng cháy chữa chay và an ninh quốc phòng. Hướng dẫn tổ chức an toàn lao đồng và vệ sinh công nghiệp trong công ty. g. Phòng kế toán tài chính Sơ đồ3: Phòng kế toán tài chính KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN VẬT LIỆU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM KẾ TOÁN TIỀN MẶT VÀ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG . Nhiệm vụ của phòng kế toán tài chính. Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty. Tổ chức thực hiện công tác kế toán, tập hợp, xử lý và cung cấp kịp thời đầy đủ chính xác thông tin tài chính và kinh tế cho lãnh đạo. Tham mưu cho lãnh đạo về quản lý tài chính, quản lý kinh tế cho các lĩnh vực. Hướng dẫn và phổ biến về nghiệp vụ kế toán cho những người có liên quan. Xây dựng các quy chế về quản lý tài chính và kế toán trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng hợp phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh tế trên cơ sở báo cáo tài chính. Tham mưu cho lãnh đạo những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trong việc chấp hành chế độ chính sách của nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, quy chế phân cấp của Công ty. Huy động vốn và các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đề xuất các phương án và đầu tư trong, ngoài nước. Phối hợp với các phòng, ban của Công ty để thực hiện công tác kế toán và quản lý tài chính, quản lý kinh tế có hiệu quả cao nhất. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn đào tạo bồi dưỡng cán bộ kế toán tài chính cả về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn hệ thống thông tin kinh tế và thực hiện công tác kế toán phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của công nghệ thông tin. h. Phòng Kinh doanh. . Sơ đồ 4 : Phòng kinh doanh TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH PHÓ PHÒNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHÓ PHÒNG CUNG ỨNG NHÓM CUNG ĐƯỜNG NHÓM CƠ QUAN TỔ CHỨC NHÓM PHÂN PHỐI NHÓM QUẢN LÝ NHÓM NGOẠI GIAO NHÓM GIAO NHẬN Nhiệm vụ của phòng kinh doanh. Tổ chức bộ máy kinh doanh trong công ty Đề ra các chiến lược thị trường ngắn và dài hạn trình lên ban Giám đốc có kế hoạch cụ thể. Nghiên cứu thị trường tìm ra những phương hướng hữu ích trong kinh doanh. Tham mưu cho lãnh đạo về phương hướng và mục đích kinh doanh. Đào tạo và xây dựng đội ngũ kinh doanh trong và ngoài công ty, tham mưu cho các chi nhánh và nhà phân phối về các chiến lược kinh doanh theo định kỳ. Xây dựng các kênh phân phối để mở rộng thị trường và tìm hướng xuất khẩu. Nhiệm vụ các vị trí Trưởng phòng kinh doanh. Quản lý và điều hành mọi công việc của phòng Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực kinh doanh, Kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Phối kết hợp với các phòng ban liên quan, các đơn vị thành viên trong việc tiêu thụ sản phẩm và các chính sách quảng cáo khuyến mãi. Nghiên cứu đề ra các chính sách phù hợp trong việc tiêu thụ sản phẩm trình lên cấp trên. Tham gia tổ chức việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hội chợ trong và ngoài nước về sản phẩm của mình. Tham gia tổ chức mạng lưới thông tin về năng lực sản xuất kinh doanh tại các lĩnh vực trong nước và nước ngoài có liên quan đến ngành nghề kinh doanh. Kịp thời nắm bắt số liệu trình lên cấp trên và các phòng liên quan từ đó tìm ra những giải pháp đúng đắn. Phó phòng phụ trách tiêu thụ sản phẩm. Giúp việc và tham mưu cho trưởng phòng kinh doanh. Nghiên cứu và đề ra những chính sách Maketing. Có kế hoạch trong việc tiêu thụ sản phẩm. Quản lý và đào tạo đội ngũ tiêu thụ sản phẩm, hướng dẫn và truyền bá những sản phẩm mới. Quản lý việc bán hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhóm cung đường. Tiếp thị và cung ứng đến các nhà thuốc tư nhân. Mở rộng thị trường tiêu thụ bán lẻ bên ngoài. Nhóm cơ quan tổ chức: Phân phối và tiêu thụ đến các khu vực Bệnh viện, Phòng khám tư nhân. Triển khai và phân bố đến các dự án của nhà nước. Nhóm phân phối: Lập kế hoạch tìm hiểu và tham mưu cho lãnh đạo mở các Đại lý phân phối ở các tỉnh trong nước. Thực hiện các chính sách của phòng tới các đại lý. Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường có liên quan. Phó phòng cung ứng: Giúp việc cho trưởng phòng và tham mưu cho lãnh đạo trong việc cung ứng sản phẩm và nguyên vật liệu. Tìm thị trường cung ứng nguyên vật liệu và sản phẩm, tổ chức và sắp xếp bộ máy hoạt động trong việc cung ứng được nhanh chóng, chi phí thấp. Khai thác những vùng nguyên liệu sẵn có giúp cho việc tạo ra sản phẩm. Nhóm quản lý: Quản lý và điều hành hàng hoá cũng như nguyên vật liệu. Quản lý đội ngũ nhân lực trong việc cung ứng sản phẩm được tốt. Quản lý khu vực tiêu thụ sản phẩm tìm ra các giải pháp kinh tế trong việc cung ứng. Nhóm ngoại giao: Liên hệ và tìm kiếm thông tin trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Liên hệ đến việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa sang các nước. Tìm đối tác trong việc tiêu thụ sản phẩm. Lập Hồ sơ thầu và tham gia dự thầu. Nhóm giao nhận: Cùng với các nhân viên kho, giao nhận sản phẩm. Cung ứng sản phẩm đến các nơi tiêu thụ. Quản lý phương tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu và tìm ra những giải pháp giao nhận tối ưu,lợi ích và kinh tế. i. Phòng nghiên cứu. Sơ đồ5: Phòng nghiên cứu. TRƯỞNG PHÒNG NHÂN VIÊN 2 PHÓ PHÒNG NHÂN VIÊN 1 NHÂN VIÊN 3 NHÂN VIÊN 4 .Nhiệm vụ: Trưởng phòng quản lý và điều hành mọi công việc trong phòng. Tham mưu cho lãnh đạo công ty về việc nghiên cứu sản phẩm. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất. Nghiên cứu và tìm ra sản phẩm mới. Khai thác những sản phẩm mang tính truyền thống. Các Nhân viên làm việc theo hướng dẫn của Trưởng phòng và phó phòng tuỳ theo tính chất công việc và chuyên môn của từng vị trí. Như vậy, với quy mô, trang thiết bị và tình hình tổ chức nhân sự và tài chính trong những năm vừa qua của công ty tôi nhận thấy Công ty đang trên đà phát triển đáp ứng với những định hướng đề ra của doanh nghiệp góp phần vào sự phát triển của nền công nghiệp sản xuất nước ta nói riêng và sự phát triển cuả đất nước nói chung. 1.3. Vị trí của sản phẩm rượu vang EUROVINA trong công ty CPSP thiên nhiên VINACOM. Bên cạnh những sản phẩm thuốc, hoá chất y tế… mà công ty cung cấp, công ty còn đưa đến người tiêu dùng một loại sản phẩm mới, đặc biệt đó là rượu vang Eurovina. Sản phẩm rượu của công ty đang có được những thành công nhất định trên thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã mang lại những kết quả cao. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, mặt hàng Rượu đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công đó. Giá trị tổng doanh thu. Bảng 2: Giá trị tổng doanh thu các năm. ĐVT. 1000đ TT Năm Tổng doanh thu DT từ rượu %DThu từ Rượu 1 2004 5.020.302 720.790 14,3% 2 2005 7.800.074 1.405.205 18,1% 3 2006 13.857.216 2.779.796 20,8% 4 2007 17.894.061 4.294.564 24,2% Nguồn: báo cáo kế toán. Qua số liệu bảng trên ta thấy doanh thu từ sản phẩm rượu vang của công ty đã tăng dần qua các năm , đóng góp một phần lớn vào doanh thu của cả công ty. Năm 2004, khi mà công ty bắt đầu hoạt động kinh doanh thì doanh thu chủ yếu của công ty là từ việc sản xuất thuốc và kinh doanh háo chất y tế. Khi đó Rượu Vang của công ty mới bắt đầu được đưa ra thị trường, người tiêu dùng còn chưa biết đến Vang Eurovina. Doanh thu từ rượu mới chỉ chiếm 14,3% tổng doanh thu của công ty. Sau 3năm đi vào hoạt động, cùng với sự phát triển của công ty, sản phẩm rượu Vang Eurovina đã được người tiêu dùng biết đến, doanh thu từ rượu năm 2007 đạt 4.294.564.000vnđ chiếm 24,2 tổng doanh thu của công ty. Thị trường trong nước đang dần mở cửa hội nhập, điều đó tạo điều kiện rất lớn cho công ty đầu tư trang thiết bị, chuyển giao công nghệ để đưa ra thị trường sản phẩm rượu Vang chất lượng cao cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM RƯỢU Ở CÔNG TY CPSPTN VINACOM. 2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty (2004 – 2007) Công ty CP sản phẩm thiên nhiên VINACOM từ khi thành lập tới nay đã trải qua một quá trình kinh doanh tăng trưởng và phát triển bền vững, ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. Các sản phẩm của công ty đã được phân phối rộng khắp cả nước. Thương hiệu VINACOM không ngừng lớn mạnh. 2.1.1. Tình hình tài chính. Bảng 3. Cơ cấu vốn góp của các cổ đông (đến ngày31/12/2007). Đvt:1000đ TT Thành viên góp vốn Vốn góp ban đầu Vốn góp đến 30/12/07 Vốn góp Tỷ lệ % Vốn góp Tỷ lệ % 1 Nguyễn Kế Sếu 1.260.000 35% 2.345.000 35% 2 Trần Văn Đăng 1.080.000 30% 1.876.000 28% 3 Đỗ Đình Nhâm 540.000 15% 871.000 13% 4 Trần Thị Thơ 360.000 10% 670.000 10% 5 Nguyễn Minh Chương 360.000 10% 536.000 8% 6 Trần Đức Thịnh 402.000 6% Tổng số 3.600.000 100% 6.700.000 100% Sau bốn năm đi vào hoạt động tình hình tài chính công ty đã có nhiều thay đổi. Từ số vốn góp ban đầu 3.6 tỷ đến 30/12/2007 tổng số vốn kinh doanh đã tăng lên 6,7 tỷ VNĐ. Cơ cấu cổ đông cũng có sự thay đổi, cụ thể như trên. Bên cạnh đó công ty còn huy động vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội, lợi nhuận giữ lại qua các năm: Bảng 4: Nguồn vốn huy động khác Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Vốn vay 210.000 354.000 760.000 1.680.000 LN giữ lại 234.000 450.000 670,000 800.000 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh (2004 – 2007) Để có một cơ cấu vốn hợp lý, ban lãnh đạo công ty đã tính toán để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đi vay. Đồng thời mỗi năm công ty đều thống nhất giữ lại một phần lợi nhuận để bổ sung vào nguồn vốn của công ty. Cùng với sự phát triển của công ty, nhu cầu về vốn vay cũng tăng dần qua các năm, năm 2004 số vốn đi vay từ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội là 210.000.000 đến năm 2007 số vốn vay đã tăng lên 1.680.000.000 vnđ. Việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn vốn cũng như chi phí vốn được phòng tài chính kế toán của công ty tính toán một cách hợp lý trình lên hội đồng quản trị của công ty xem xét, đánh giá hàng năm. Lợi nhuận của các cổ đông được các thành viên nhất trí giữ lại một phần để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của công ty, điều đó cho thấy sự thống nhất và hiệu quả trong sử dụng vốn của công ty. Với nguồn vốn luôn được bổ xung như trên công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm thêm một số dây chuyền, máy móc thiết bị. 2.1.2. Trang thiết bị của Công ty. Bảng 5: Bảng thống kê máy móc thiết bịcủa công ty Vinacom( 31/12/2007) Tên máy móc thiết bị Số lượng Nước sản xuất 1. Máy ép 2. Máy sấy 3. Máy bao viên 4. Máy đóng nang 5. Máy dập viên 6. Máy đóng túi 7. Máy in date 8. Máy sát hạt 9. Máy làm bóng 10. Máy xay 11. Máy đóng chai tự động 01 02 01 01 02 02 05 01 02 03 01 Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Hàn Quốc Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Việt nam Trung Quốc Việt Nam Trung Quốc Nguồn:Báo cáo của phòng sản xuất. Hệ thống máy móc thiết bị của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, đây là những trang thiết bị hiện đại, đắt tiền. Vì là doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường rượu vang nên công ty đầu tư lớn vào trang thiết bị, dây chuyền công nghệ để đưa ra thị trường loại rượu Vang có chất lượng cao, tốt cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại này công ty có thể đạt sản lượng 2triệu lít/ năm, cung ứng đủ cho thị trường trong nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã mang lại những kết quả cao. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, mặt hàng Rượu đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công đó. 2.1.3. Nguồn nhân lực của công ty. Tổng quan nguồn lao động của Công ty năm 2007 Bảng 6. Cơ cấu lao động của công ty Vinacom (31/12/2007) Tiêu thức phân loại Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động Tỷ lệ nam / nữ: Nam Nữ Tỷ lệ lao động trực tiếp – gián tiếp: Trực tiếp Gián tiếp Biên chế lao động: Lao động hợp đồng không thời hạn Lao động hợp đồng có kỳ hạn Chất lượng (trình độ) lao động: Trên đại học Đại học & Cao đẳng Trung cấp - Lao động phổ thông 231 151 80 132 99 120 111 4 102 80 45 100% 65,3 34,7 57,2 42,8 52,0 48,0 1,7 44,2 34,6 19,5 Nguồn: báo cáo của phòng tổ chức nhân sự. Số lượng và cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động cũng như các yếu tố của quá trình sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân công lao động và hiệp tác lao động. Việc xác định số lượng lao động và sự phân bổ nguồn lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành cơ cấu lao động tối ưu. Nếu như lao động gián tiếp dư thừa sẽ dẫn tới sự lãng phí nguồn nhân lực, tăng chi phí sản xuất kinh doanh, gây nhiều khó khăn trong quản lý. Nếu thiếu thì việc đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh cũng sẽ rất khó khăn. Do vậy, Công ty đang từng bước hoàn thiện đội ngũ lao động của mình. Bảng 7: Phân bố lao động tại các bộ phận ở công ty Vinacom(2007). STT Phòng ban SLượng (người) Tỉ lệ % Mức Lương Tối thiểu Tối đa 1 Ban Giám đốc 5 2,16 4.000.000 8.500.000 2 Hành chính – Tổng hợp 4 1,73 1.200.000 4.000.000 3 Tài chính – Kế toán 8 3,46 1.400.000 4.000.000 4 Nghiên cứu 12 5,19 2.500.000 4.500.000 5 Xưởng sản xuất – Kho 75 32,46 1.800.000 2.900.000 6 Cung ứng – Khai thác 21 9,09 1.200.000 2.500.000 7 Kinh doanh + Biên chế: + Không biên chế 65 41 28,13 17,74 2.200.000 1.200.000 5.00.000 4.500.000 Về mặt nhân sự và tổ chức công việc. Như bảng trên ta thấy số lượng lao động ở công ty chủ yếu được phân bố trong phòng kinh doanh. Công ty đang xây dựng những đội ngũ nhân viên giỏi về kinh doanh, điều đó cũng đặt ra một số vấn đề phát triển thị trường như thế nào và đội ngũ nhân viên đựơc phân bố ra sao cho hợp lý, sự phân bố lao động này được công ty thay đổi liên tục theo thời kỳ, theo sự biến động của thị trường, theo sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, mức sống của người dân ngày càng nâng lên rõ rệt. Nhìn chung toàn Công ty mức lương tối thiểu là 1.200.000 đồng và mức lương tối đa đã đáp ứng được nhu cầu và kế hoạch của Công ty đặt ra và sự phân bổ mức lương trong Công ty là tương đối hợp lý đã phân bổ tuỳ vào tính chất công việc, vào khả năng và năng lực của từng người, ngoài ra Công ty còn thưởng trong những ngày nghỉ Lễ, Tết, chăm lo vui chơi giải trí cho cán bộ công nhân viên. 2.1.4. Tình hình doanh thu và lợi nhuận Công ty mới đi vào sản xuất kinh doanh được 4 năm nhưng có thể thấy được là hoạt động kinh doanh của công ty rất khả quan, doanh thu không ngừng tăng qua các năm. Năm 2004 tổng doanh thu đạt 5.020.302.000 đến năm 2007 đạt 17.894.061.000 vnđ, tăng 356% . Lợi nhuận chưa phân phối tăng từ 1.440.triệu năm 2004 lên 2.962triệu năm 2007. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp luôn diễn ra khốc liệt, công ty vẫn đứng vững trên thị trường và giữ được đà tăng trưởng qua các năm đó là một thành công to lớn của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty. Bảng 8:Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty Vinacom (2004-2007). ĐVT. 1000đ TT Năm Tổng doanh thu Lợi nhuận chưa PP 1 2004 5.020.302 1.440.100 2 2005 7.800.074 1.820.770 3 2006 13.857.216 2.450.672 4 2007 17.894.061 2.962.352 Nguồn: báo cáo kế toán. Biểu đồ1. doanh thu, lợi nhuận của công ty. - 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 16,000,000 18,000,000 Giá trị 2004 2005 2006 2007 Năm Doanh thu Lợi nhuận 2.1.5. Kết quả kinh doanh sản phẩm rượu của công ty Vinacom. Có được những kết quả kinh doanh như đã kể trên bên cạnh những thành công từ việc sản xuất kinh doanh thuốc và hoá chất y tế thì phải kể đến những thành công từ việc kinh doanh rượu vang Eurovina. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau : Bảng 9: Tình hình doanh thu từ rượu của công ty Vinacom (2004-2007). Đvt: 1000đ TT Năm Tổng doanh thu DT từ rượu %DThu từ Rượu 1 2004 5.020.302 720.790 14,3% 2 2005 7.800.074 1.405.205 18,1% 3 2006 13.857.216 2.779.796 20,8% 4 2007 17.894.061 4.294.564 24,2% Biểu đồ 2. Doanh thu của rượu so với tổng doanh thu. - 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 16,000,000 18,000,000 Gi¸ trÞ 2004 2005 2006 2007 N¨m Tổng doanh thu DT Rượu Như vậy có thể thấy tổng doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm từ 2004 – 2007. Có được điều đó phải kể đến phần đóng góp không nhỏ doanh thu từ rượu. Tỷ trọng doanh từ rượu không ngừng tăng (từ 14,3% năm 2004 đến 24,2% năm 2007). Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng của rượu còn thấp so với tỷ lệ tăng trưởng của tổng doanh thu. Giá trị của rượu còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Trong thời gian tới công ty sẽ cố gắng đầu tư vào sản xuất rượu để đưa doanh thu từ rượu tăng mạnh và chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của công ty. Để có được kết quả đó phải có sự cố gắng của tập thể ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty trong thời gian tới. Hệ thống phân phối Rượu của công ty. Sơ đồ 6. Hệ thống phân phối rượu của công ty Vinacom. CÔNG TY CP SP TN VINACOM ĐẠI LÝ RƯỢU SIÊU THỊ NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN CỬA HÀNG BÁN VÀ GT SP HẢI PHÒNG VĨNH PHÚC THÁI BÌNH HẢI DƯƠNG BẮC NINH NINH BÌNH NAM ĐỊNH THANH HOÁ HƯNG YÊN QUẢNG BÌNH HÀ TÂY …….. CỬA HÀNG SỐ 1 CỬA HÀNG SỐ 2 CỬA HÀNG SỐ 3 Nguồn: phòng kinh doanh( khu vực thị trường.) Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm( của công ty ). Tại đây Rượu của công ty sẽ được bày bán và giới thiệu đến khách hàng. đây là cửa hàng của công ty vì vậy công ty có thể nhanh chóng tìm hiều được những thông tin phản hồi của khách hàng về giá cả và chất lượng sản phẩm. Đồng thời đây cũng là kênh bán hàng của công ty. Các nhà hàng, khách sạn, quán Bar, đây là nơi đưa sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng trực tiếp. Vì vậy công ty có một đội ngũ nhân viên kinh doanh phục vụ cho các đơn hàng của nhà hàng, khách sạn… chăm sóc tận tình, chu đáo kênh bán hàng hiệu quả này. Đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ. Rượu của công ty được bán cho các đối tượng này sau đó mới đến tay người tiêu dùng. Hệ thống các siêu thị 2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm rượu vang EUROVINA 2.2.1. Hoạt động nghiên cứu, thiết kế sản phẩm. Qua khảo sát thị trường rượu vang trên hai mảng: Thị trường tự do và siêu thị bộ phận phòng nghiên cứu đã đề xuất với ban lãnh đạo công ty về kế hoạch sơ bộ triển khai sản xuất rượu vang. Trên thị trường Hà Nội, qua phân tích thị trường cho thấy hiện có một số loại rượu vang song chủ yếu là sản phẩm rượu vang Đà Lạt và vang Thăng Long với giá bán trung bình từ 25.000- 30.000đ loại chai 750ml. Đây là hai công ty có thị phần rượu vang nội lớn nhất Việt Nam hiện nay. Trong đó vang Thăng Long có truyền thống lâu đời, sản phẩm phong phú và đa dạng và quan trọng nhất là vang Thăng long tạo được thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng Miền Bắc. Hiện nay Vang thăng long chiếm khoảng 25% thị phần vang nội. Vang Đà Lạt mặc dù ra đời muộn hơn( cách đây khoảng 5 năm), từ năm 2003 vang Đà Lạt mới bán mạnh ở các tỉnh phía Bắc, trong đó có Hà Nội. Sản phẩm vang Đà Lạt ra sau nhưng rất phong phú về chủng loại cũng như mẫu mã đẹp hơn vang thăng long, do đó trong một thời gian ngắn khoảng 2 năm gần đây Vang Đà Lạt đã vươn lên vị trí dẫn đầu về vang nội. Hiện nay Vang đà lạt chiếm khoảng 35% thị phần vang nội. Ngoài 2 công ty trên còn có một số công ty rượu khác của các tỉnh, nhưng thị phần chiếm được không đáng kể, khoảng 10%. Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu công ty quyết định đưa ra thị trường một sản phẩm rượu vang mang nhãn hiệu EUROVINA. Ngày 29/02/2004 công ty đã nộp đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hoá “EUROVINA” tại cục sở hữu trí tuệ cho sản phẩm rượu vang và đồ uống có cồn thuộc nhóm 33. Nhãn hiệu của công ty được cấu thành từ hai thành phần là “EURO” và “VINA”. Từ EURO vẫn mang nghĩa chung là Châu Âu và từ VINa được hiểu là Việt Nam. Nhãn hiệu của công ty sẽ được hiểu là một sản phẩm rượu vang của Việt Nam được sản xuất bởi công nghệ Châu Âu. Khi quyết định đầu tư cho phát triển sản phẩm, trên cơ sở ý tưởng của mình và phương châm đối với sản phẩm, công ty đã thuê một công ty thiết kế cho nhãn hiệu của sản phẩm, bao bì sản phẩm trên cơ sở thể hiện yếu tố nhãn hiệu của công ty. Nhãn hiệu này mang một phong cách riêng nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm trong quá trình sử dụng. Nhãn hiệu Vang Eurovina. Nguồn: Phòng nghiên cưu sản phẩm. Nhãn hộp thùng rượu Vang Eurovina. Vang EUROVINA là loại vang tổng hợp với hương vị đặc trưng của các loại trái cây có giá trị đặc biệt ở Việt Nam (nho, dâu…), với độ rượu nhẹ do lên men có tác dụng bồi bổ sức khoẻ theo truyền thống phương Đông. Màu sắc: màu nâu, ánh đỏ tươi. Hương vị: Hương thơm đặc trưng của quả nho, dâu… Vị chua chát, êm dịu. 2.2.2. Sản xuất rượu vang Eurovina. Quy trình công nghệ Quả tươi  ®   Xử lý  ®   Ép quả  ®  Xử lý dịch quả  ®   Lên men chính  ®   Lên men phụ  ®   Ủ chín rượu  ®   Xử lý rượu non  ®   Lọc trong  ®   Đóng chai  ®   Bảo quản Sản phẩm: hàm lượng cồn 11,5% Hàm lượng đường: 50-80g/lít Sản phẩm có hương vị đậm đà, thơm dịu mùi trái cây. Chi phí sản xuất. Bảng5: Chi phí sản xuất rượu vang Eurovina ( 10.000 CHAI) Thiết bị KHTB: - Máy lọc rượu: 56.000.000đ - Máy bơm và phụ kiện: 22.135.000đ - Bồn nhựa: 15.500.000đ - Thùng, bàn xe Inox: 29.400.000đ - Máy đóng nút chai: 15.000.000đ Cộng: 138.035.000đ KHTB (5 năm): 27.607.000đ Chi vật tư, nguyên liệu: - Quả, đường, hoa, nước: 48.168.000đ - Lõi lọc: 5.125.000đ - Chi khác: 1.000.000đ - Chai: 25.000.000đ - Nút, màng co: 18.000.000đ - Nhãn, thùng carton: 10.000.000đ - Cồn 950 (300l): 2.400.000đ - Keo dán: 1.300.000đ Cộng: 110.993.000đ Tổng giá thành sản xuất = KHTB + CF VTNL = 27.607.000 + 110.993.000 = 138.600.000đ Giá thành đơn vị: 13.860đ/ chai Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã tiến hành việc sản xuất thử, đăng kí chất lượng sản phẩm với mẫu nhãn như đã được thiết kế, đăng kí mã số mã vạch giúp việc quản lý sản phẩm và nhiều hoạt động khác để sản phẩm có thể được sản xuất và đưa ra thị trường. Trong khoảng thời gian một năm đầu, công ty đã đưa ra thị trường 30.000 chai rượu mang nhãn hiệu “Eurovina”. 2.2.3. Thương mại hoá sản phẩm rượu vang Eurovina. Sản phẩm rượu Vang Eurovina được công ty triển khai hoạt động kinh doanh thông qua 3 kênh chính: Nhà phân phối Các công ty đối tác Hệ thống siêu thị Qua hệ thống nhà phân phối. Hiện nay trên thị trường Hà Nội có 5 nhà phân phối lớn các sản phẩm bánh kẹo, rượu bia ở các khu vực: Phố Vọng, Hàng Buồm, Minh Khai, Gia Lâm, Thanh Trì. Công ty đã tiến hành thành lập tổ phụ trách phân phối rượu gồm 5 – 7 người ( tổ thị trường phòng kinh doanh kết hợp tổ thị trường phòng nghiên cứu). Đàm phán, thương thảo hợp đồng với các nhà phân phối về tỷ lệ chiết khấu, thị trường phân phối, giao hàng, thanh toán, kiểm soát kênh phân phối, các chương trình hỗ trợ đại lý. Chi phí trung bình cho một nhà phân phối: 10 – 15%. Tuỳ từng nhà phân phối mức chiết khấu có thể cao hơn ( như nhà phân phối Hàng Buồm phân phối cho 2 quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ mức chiết khấu có thể lên tới 17% vì 2 quận này có doanh thu rất lớn). Ngoài ra còn có chi phí cho nhân viên bán hàng của nhà phân phối ( tiền hoa hồng bán rượu vang dâu, đào), chi phí hỗ trợ đại lý bán buôn dùng để thúc đẩy sản phẩm. Qua các công ty đối tác. Thông qua các mối quan hệ với các công ty đối tác làm ăn hiện tại với Vinacom, công ty tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng cung cấp rượu vang Eurovina cho các đối tác. Các công ty này thường lấy hàng với số lượng lớn, ổn định, thanh toán đúng hạn. Công ty tổ chức một tổ chuyên phụ trách việc ký kết hợp đồng, theo dõi đơn hàng và cung cấp hàng đầy đủ, kịp thời cho các công ty đối tác để giữ được chữ tín trong kinh doanh. Qua hệ thống siêu thị. Công ty đưa hàng vào bán tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội với chiết khấu từ 20 – 30% kèm theo khuyến mại. Hệ thống siêu thị đang tiêu thụ hàng của công ty bao gồm: METRO, BigC, FIVI Mart,… Công ty luôn chú trọng qua việc bán hàng trên kênh này và luôn đảm bảo cung cấp đủ hàng với chất lượng cao. Trong thời gian triển khai hoạt động kinh doanh, vào cuối năm 2004 công ty đã tham dự cuộc thi rượu vang Quốc tế do hiệp hội rượu bia Việt Nam cùng một số các tổ chức quốc tế tổ chức tại khách sạn Seraton. Cuộc thi có sự góp mặt của hơn 600 sản phẩm rượu trong nước và nước ngoài. Tại đây công ty đã có được giấy chứng nhận cho sản phẩm rượu vang chất lượng cao Eurovina. Do sản phẩm là mới, số lượng sản phẩm chưa nhiều nhưng có thể nói với số lượng sản phẩm được sản xuất và bán ra, công ty cũng đã tạo được một thương hiệu trên thị trường Việt Nam trong lĩnh vực rượu vang. 2.3. Đánh giá công tác phát triển sản phẩm rượu vang Eurovina của công ty Vinacom. Thuận lợi: Vinacom có mối quan hệ rộng và uy tín với các đối tác làm ăn điều này có ảnh hưởng rất tốt đối với việc tiêu thụ sản phẩm của công ty nhất là những sản phẩm mới như Eurovina. Sản phẩm rượu vang có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, trang nhã. Thị trường rượu vang ở Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn và hứa hẹn mức lợi nhuận cao. Giá cả của Eurovina có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước. Khó khăn: Trên thị trường đã có những thương hiệu rượu vang lớn như Vang Đà Lạt, vang Thăng Long nên mức độ cạnh tranh trên thị trường cao. Điều này tạo ra nguy cơ thất bại rất lớn cho những sản phẩm mới như Eurovina Mặc dù đã có tên tuổi trên thị trường rượu vang trong nước nhưng Eurovina vẫn chưa phải là một thương hiệu mạnh như vang Thăng Long hay vang Đà Lạt. Điều này gây trở ngại không nhỏ cho việc tiêu thụ Eurovina Mặc dù có hệ thống phân phối rộng nhưng mức độ hiệu quả chưa cao. Trên thị trường đang tồn tại nhiều loại rượu vang giả, kém chất lượng ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM RƯỢU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SPTN VINACOM. 3.1. Phương hướng phát triển sản phẩm rượu của công ty. 3.1.1. Phát triển từng sản phẩm riêng biệt. Cải tiến tính năng, chất lượng sản phẩm. Vang Eurovina của công ty sản xuất thời gian qua chủ yếu được sản xuất từ nho, dâu với tác dụng bồi bổ sức khoẻ cho cơ thể con người như một loại thuốc bổ. Nó mang vị chua của men nho, dâu. Trong thời gian tới tăng cường nồng độ của rượu vang lên 15% để phục vụ nhu cầu về thưởng thức rượu vang của khách hàng. Cải tiến hình thức, kích cỡ sản phẩm. Hình thức, kích cỡ bên ngoài của chai rượu vang như một người bán hàng của doanh nghiệp. Nó tạo nên sự thu hút đối với khách hàng. Hiện nay công ty chỉ đưa ra một mẫu chai 700ml. Trong thời gian tới công ty sẽ đưa ra thị trường chai có kích thước đặc biệt 5lít, có cấu tạo như một thùng rượu nhỏ để phục vụ cho những dịp hội họp, lễ tết, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng. 3.1.2. Phát triển sản phẩm mới. Đưa ra loại vang đặc biệt được sản xuất từ quả đào. Đó là kế hoạch vào cuối năm 2008 của công ty. Loại vang được làm từ quả đào sẽ được công ty sản xuất và tung ra thị trường đúng vào dịp tết Nguyên Đán 2009. Đây là một bước tiến mới trong sản xuất rượu vang của công ty. Nó hứa hẹn những bất ngờ về chất lượng, hương vị cũng như thiết kế của loại vang này. 3.2. Giải pháp phát triển sản phẩm rượu vang ở Công ty. Trước những thực trạng của sản phẩm rượu Vang Eurovina đã được phân tích trong chương 2, công ty nhận thấy tiềm năng phát triển sản phẩm rượu Vang là rất lớn trong thời gian tới. Vì vậy những giải pháp để khắc phục những hạn chế trong thời gian qua và phát triển rượu Vang Eurovina được ban lãnh đạo công ty xem đó là nhiệm vụ cấp thiết của toàn công ty trong thời gian tới. sau đây là một vài giải pháp quan trọng được công ty đặc biệt chú ý và thực hiện. 3.2.1. Đầu tư trang thiết bi, máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại. Thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất là những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Để đứng vững và phát triển trên thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới máy móc thiết bị, tăng cường chuyển giao công nghệ và đầu tư xây dựng những nhà xưởng sản xuất hiện đại. Trong những năm vừa qua, sản lượng tiêu thụ của công ty không ngừng tăng và chất lượng sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân một phần xuất phát từ các yếu tố thuộc về công nghệ sản xuất và cơ sở hạ tầng vẫn chưa theo kịp với xu thế hiện đại hoá ngày nay. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của xã hội, công ty cần tích cực đổi mới phương pháp sản xuất, dây chuyền công nghệ, trong đó phương pháp chuyển giao công nghệ hiện đại trên cơ sở huy động toàn bộ năng lực của công ty là phù hợp nhất. Chuyển giao công nghệ từng phần được áp dụng cho những sản phẩm mà bên đối tác nắm được công nghệ đạt chất lượng tốt hơn như tạo hương vị, màu sắc của rượu vang. Trong trường hợp này công ty cần xác định rõ phần công nghệ được chuyển giao sau khi đã qua thử nghiệm nhiều lần, tiếp đó là khâu chọn đối tác có ý nghĩa quyết định. Ngoài ra để thực hiện đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, đổi mới thiết bị kỹ thuật trong quy trình công nghệ sản xuất rượu vang, công ty phải thuê các chuyên gia am hiểu về kỹ thuật, đồng thời triển khai xây dựng các phân xưởng hoặc nhà máy phục vụ cho sản xuất. Trong thời gian tới công ty sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất vang nho tại khu đất của công ty trên đường Nguyễn Văn Trỗi. Một số công việc cần thực hiện cụ thể như sau: Làm đơn xin giấy phép xây dựng nhà máy trên khu đất của công ty. Thuê chuyên gia tư vấn đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ. Tổ chức sản xuất bảo đảm kế hoạch về số lượng, chất lượng sản phẩm. Công ty cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đặc biệt về tài chính để đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh như đã dự định. 3.2.2. Tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Lao động là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất khác là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Một đội ngũ lao động hợp lý về số lượng, đảm bảo về chất lượng là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị và các yếu tố đầu vào góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, thực hiện thành công mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ khi nào doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ giỏi thì mới có thể đững vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Mặc dù cơ cấu lao động theo trình độ của công ty đã có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần số lao động phổ thông và tăng dần số lao động có trình độ đại học nhưng sự thay đổi này còn ở mức khiêm tốn. Năm 2007, trong tổng số 231 lao động của công ty mới chỉ có 56 người có trình độ đại học (chiếm 24,2%) nên hiệu quả lao động còn chưa cao. Để đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh, công ty phải thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho toàn bộ lao động trong công ty. Đối với công nhân sản xuất, việc đào tạo có thể được tiến hành thông qua phương pháp đào tạo tại chỗ. Theo phương pháp này, công ty giao cho những người có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn những người cùng làm. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian và chi phí, có điều kiện thực hành tại chỗ và có thể nhìn thấy ngay kết quả đào tạo, nhưng nó có nhược điểm là quá trình đào tạo không được chuyên nghiệp, nhận thức của người học không được đầy đủ do người dạy chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân mà không có hệ thống và phương pháp dạy chuyên nghiệp. Đối với cán bộ công nhân viên, công ty cần thuê chuyên gia về giảng dạy, tổ chức các lớp tập huấn trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho họ. Phương pháp này có ưu điểm là đào tạo có hệ thống, kiến thức đào tạo được chuyên sâu nhưng lại có hạn chế là chi phí tốn kém, mất nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, công ty thường xuyên có kế hoạch tuyển dụng những cán bộ quản lý có năng lực điều hành cùng với lao động có tay nghề cao, có ý thức trách nhiệm tinh thần làm việc tốt. Như vậy hoạt động tuyển dụng và đào tạo phải trở thành một trong những kế hoạch được tiến hành thường xuyên của công ty để theo kịp với việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2.3. Tìm được nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, chất lượng tốt. Nguồn nguyên liệu đầu vào là yếu tố quan trọng, quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu nguồn hàng không ổn định, kém chất lượng hoặc không đủ số lượng thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ bị gián đoạn, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Vì vậy công ty luôn phải chú trọng tới hoạt động tạo nguồn, đảm bảo hoạt động cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào đáp ứng một số yêu cầu sau: Phù hợp với nhu cầu của công ty trong sản xuất về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, màu sắc… Cung ứng kịp thời gian và đúng nơi công ty yêu cầu. Nguồn nguyên liệu đầu vào phải ổn định, tin cậy, phong phú. Có như vậy nguồn nguyên liệu đầu vào mới đảm bảo cho công ty tiến hành hoạt động sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Hiện nay nho và dâu đang được công ty thu mua chủ yếu từ hai địa phương là Vĩnh Phúc và Lâm Đồng. Do chất lượng và giá cả không ổn định nên việc hợp tác về nguồn hàng chưa được tốt, công ty đang cố gắng phát triển thêm một vài nguồn hàng khác nữa để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của công ty. 3.2.4. Đặt hàng các doanh nghiệp sản xuất chai về kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng. Vỏ chai rượu vang có vai trò rất lớn đối với hoạt động kinh doanh rượu vang, điều đó được thể hiện qua tác dụng của nó: Bảo quản, giữ gìn chất lượng, số lượng rượu trước những tác động như va đập, nén ép, những ảnh hưởng của môi trường ( mưa, nắng, nóng…). Là phương tiện hữu hiệu trong hoạt động quảng cáo sản phẩm. Là cái nhìn, sự đánh giá, nhận định ban đầu của khách hàng về sản phẩm rượu của công ty, tạo nên sự vượt trội của sản phẩm so với những sản phẩm rượu vang khác trên thị trường. Kiểu dáng, kích thước chai giúp việc vận chuyển, đóng thùng, bảo quản trở nên dễ dàng thuận tiện nếu như nó được thiết kế một cách hợp lý. Hiện nay công ty đang đặt hàng vỏ chai của công ty cổ phần Tiến An (Hưng Yên). Đây là một trong những công ty sản xuất chai lọ thuỷ tinh uy tín ở miền Bắc. Tuy nhiên giá cả và thiết kế kiểu dáng chai đang là vấn đề đáng quan tâm của công ty. Công ty cần phải thuê một công ty thiết kế về kiểu dáng chai để có thể đảm bảo tính sang trọng, lịch sự của kiểu dáng chai rượu vang. Qua nghiên cứu cho thấy cách thiết kế chai hiện nay khá đơn giản, kiểu dáng dễ gây nhầm lẫn với một số loại vang khác trên thị trường. Giá cả của chai cũng đang là vấn đề quan tâm lớn của công ty. Theo như số liệu của phòng mua hàng thì giá nhập vào của một vỏ chai hiện nay là 2.500đ/chiếc, đây là một mức giá khá cao so với chất lượng và thiết kế của vỏ chai. Do công ty Tân An là nơi cung cấp vỏ chai lâu năm của công ty nên chất lượng và số lượng vỏ chai luôn đảm bảo được cung ứng kịp thời, đầy đủ. Tuy nhiên công ty cũng phải xem xét, thoả thuận lại về vấn đề kiểu dáng chai sao cho phù hợp và thẩm mỹ hơn, đồng thời đảm bảo một mức giá hợp lý. 3.2.5. Củng cố và phát triển hệ thống phân phối rượu. Hệ thống phân phối là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đặc biệt là doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh như Vinacom. Bởi vì hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng có thể được vận động qua các kênh trực tiếp, gián tiếp. Thông qua mạng lưới phân phối mà sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất từ đó tạo ra khả năng vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất, vừa giảm được chi phí bán hàng. Hiện nay công ty đang sử dụng kênh phân phối hỗn hợp bao gồm kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp nhưng kênh phân phối trực tiếp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Rượu vang của công ty đến tay người tiêu dùng chủ yếu thông qua các trung gian thương mại. Do đó việc xác định nhu cầu của khách hàng và kiểm soát hệ thống kênh phân phối còn gặp nhiều khó khăn. Để củng cố mạng lưới phân phối công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau: Đối với nhà đầu tư ở khu vực thị trường nhất định, xa trụ sở của công ty như Thanh Hoá, Nam Định, Ninh Bình thì công ty nên chuyển họ thành nhà phân phối độc quyền tại khu vực đó do ở những khu vực này các nhà đầu tư đã thiết lập được mạng lưới phân phối rộng khắp. Đối với những đại lý có hợp đồng đại lý với công ty nhưng không thường xuyên lấy hàng của công ty mà chủ yếu lấy hàng của các nhà đầu tư thì công ty nên xem xét lại chính sách giá đối với các đại lý này cũng như đối với các nhà đầu tư mà đại lý lấy hàng. Công ty cần phải có những chính sách hỗ trợ cho những đại lý này trong bán hàng như biển quảng cáo, tủ bày hàng, tập huấn bán hàng… Đối với hệ thống các siêu thị đang bán hàng của công ty cần phải có những chính sách, kế hoạch cung cấp hàng một cách đầy đủ, kịp thời. Bố trí bộ phận nhân viên chuyên phụ trách mảng siêu thị để thúc đẩy hoạt động bán hàng qua hệ thống phân phối này. Công ty phải đàm phán với các trung gian thương mại về mức giá bán lẻ trên thị trường để tránh tình trạng trên cùng một khu vực thị trường lại có các mức bán lẻ khác nhau. Công ty cần củng cố và thiết lập thêm các chi nhánh ở khu vực miền Trung để thực hiện các hoạt động thâm nhập và mở rộng thị trường một cách hiệu quả. 3.3. Một số kiến nghị. 3.3.1. Kiến nghị với nhà nước và các cơ quan liên quan. a. Nhà nước cần có các điều khoản riêng quy định cho các loại rượu tốt cho sức khoẻ con người. Từ trước đến nay ở Việt Nam sản xuất rượu không những không được chú trọng phát triển mà còn bị hạn chế. Chính vì vậy việc đầu tư vào ngành rượu gặp nhiều khó khăn từ các thủ tục cho đến chính sách hỗ trợ. Rượu vang mặc dù được đánh giá là một loại thức uống có lợi cho sức khoẻ con người nhưng vẫn bị phân biệt đối xử với các hàng hoá thông thường khác. Điều đó tạo nên một rào cản lớn cho hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh mặt hàng này. Theo tôi, việc Nhà nước có các quy định hạn chế việc đầu tư và cho phép đầu tư vào loại hình sản xuất kinh doanh rượu là hợp lý bởi nhìn chung rượu là thức uống không tốt cho sức khỏe nếu uống nhiều, tuy nhiên Nhà nước cũng nên có những điều khoản riêng sử dụng cho các loại rượu đặc biệt có lợi cho sức khỏe để thúc đẩy việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng này, tránh tình trạng đánh đồng mặt hàng rượu vang tốt cho sức khỏe với tất cả các loại rượu khác. Bên cạnh đó Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thuế bằng cách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm rượu vang sản xuất trong nước. Bởi vì qua những nghiên cứu đã khẳng định rằng rượu vang là loại đồ uống có lợi cho sức khỏe con người, một số loại rượu vang còn là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh, nên rượu vang không giống như các loại rượu khác. b. Nhà nước cũng cần có những hành lang pháp lý đối với việc sản xuất, kinh doanh rượu giả, rượu nhập lậu. Hiện nay trên thị trường Việt nam rượu giả, rượu nhập lậu tràn lan khắp các cửa hàng, siêu thị. Điều này không những làm thất thu ngân sách nhà nước mà còn gây hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu vang. Nó làm mất uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp. Vấn đề này hiện đang rất nhức nhối nhưng Nhà nước chưa có các quy định pháp lý chi tiết và chặt chẽ cũng như các chế tài đối với hành vi này. Việc xử phạt còn quá nhẹ, chưa có tính chất răn đe. Vì vậy đã đến lúc Nhà nước cần có các quy định cụ thể để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu vang. c. Các cơ quan chức năng cần tích cực hơn trong công tác quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng lậu. Thị trường rượu vang Việt Nam đang rất rối ren, khó quản lý. Điều này tạo điều kiện cho các mặt hàng rượu giả, rượu lậu hoành hành gây thiệt hại cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của người dân. Các cơ quan chức năng cần tích cực hơn trong công tác quản lý thị trường, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Nhà nước. Điều đó sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn giúp tăng thu ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó các cơ quan như Cục sở hữu trí tuệ cần có các hoạt động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề đăng ký bản quyền về nhãn hiệu và mẫu mã sản phẩm, từ đó có thể cạnh tranh và giữ vững thương hiệu của mình trên thị trường. 3.3.2. Kiến nghị với công ty cổ phần SPTN VINACOM. Bên cạnh những giải pháp đã được ban lãnh đạo công ty thông qua và đưa vào phương hướng thực hiện trong thời gian tới thì bản thân tôi là một sinh viên thực tập tại công ty xin có kiến nghị với công ty đặc biệt xem xét và chú ý tới những giải pháp sau : Đầu tư mua sắm thiết bị, công nghệ cao cho sản xuất rượu vang Như đã nói ở trên, công nghệ rất quan trọng đối với ngành sản xuất đặc biệt là ngành sản xuất rượu vang. Công nghệ có tốt, hiện đại mới có thể cho ra đời được những sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù Công ty CPSPTN Vinacom đã chú trọng tới việc mua thêm các thiết bị máy móc nhưng thực tế việc đó chưa được làm một cách tích cực, chủ động. Các thiết bị máy móc Công ty mua để phục vụ cho quá trình sản xuất rượu vang chủ yếu là những máy móc đã qua sử dụng hoặc đã lỗi thời tại các nước phát triển. Vì thế chất lượng, màu sắc, hương vị của rượu vang chưa cao. Điều đó khiến cho sức cạnh tranh của rượu Eurovina với các sản phẩm cùng loại trong nước như Vang Đà Lạt, Vang Thăng Long còn yếu. Thời gian tới, để thúc đẩy việc phát triển sản phẩm rượu vang, Vinacom cần có kế hoạch rõ ràng và dám đầu tư để mua máy móc công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng rượu của mình. Có thế sản phẩm rượu vang Eurovina mới có thể tìm được chỗ đứng và phát triển trên thanh toán Việt Nam đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. b. Cần chú trọng hơn đến việc nghiên cứu thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Có một thực tế rất đáng lưu tâm ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ở Vinacom nói riêng đó là chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường. Các doanh nghiệp mặc dù đã biết đến thuật ngữ “Marketing” nhưng vẫn chỉ coi đó là lý thuyết. Điều này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp tiến hành sản xuất những thứ mà họ nghĩ là bán được. Thực tế này rất đáng lo ngại bởi nó làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị động, trì trệ. Vinacom cũng đã có những biện pháp nghiên cứu thị trường nhưng dường như việc này chỉ tiến hành cho có lệ. Có lẽ một phần cũng do chi phí cho công tác này còn hạn hẹp, ban lãnh đạo chưa thực sự thấy được hết tầm quan trọng của công tác này. Vì vậy công tác nghiên cứu thị trường làm việc chưa thật hiệu quả. Do đó Công ty phải coi trọng và có một kế hoạch cụ thể, chỉ đạo sát sao các chiến dịch nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu thực của người tiêu dùng và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cho ra đời những sản phẩm mới phù hợp thị hiếu. Bên cạnh đó để công tác nghiên cứu thị trường thực sự hiệu quả thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong công ty nhất là giữa bộ phận nghiên cứu thị trường với bộ phận sản xuất, tránh tình trạng người nghiên cứu cứ nghiên cứu, người sản xuất cứ làm theo ý mình, kết quả nghiên cứu chỉ là một tài liệu vô giá trị. Cần không ngừng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Nhân lực là nguyên khí của mỗi doanh nghiệp. Đó là lực lượng quyết định sự thành bại nên doanh nghiệp luôn chú trọng đặt lên hàng đầu. Trên thị trường, nguồn nhân lực hiện nay tương đối dồi dào bởi mỗi năm có hàng vạn sinh viên ra trường. Tuy nhiên nguồn nhân lực có chất lượng cao không nhiều, và chủ yếu tập trung làm việc cho các công ty liên danh, công ty nước ngoài. Các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ như Vinacom vấn đề thu hút nhân lực có chất lượng cao tương đối khó. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ đãi ngộ chưa cao, mức lương thưởng còn thấp, môi trường làm việc không chuyên nghiệp. Điều này làm cho Vinacom khó thu hút được những người có tài, có tâm huyết cho sự phát triển của Công ty. Do đó Công ty nên có chủ trương và kế hoạch cho việc phát triển nguồn nhân sự. Trước hết là các chính sách để thu hút nhân tài về với Công ty. Khâu tuyển dụng nên tiến hành khách quan và nghiêm túc, tránh tình trạng tuyển những người không phù hợp. Bên cạnh đó phải tạo một môi trường làm việc nghiêm túc nhưng thẳng thắn và cởi mở để các nhân viên có thể học hỏi lẫn nhau, phát huy hết khả năng của mình. Công ty cũng cần có hành động đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên hiện có bằng cách tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên hoặc khuyến khích nhân viên theo học nâng cao nghiệp vụ bằng việc tăng lương, tăng thưởng cho người có tinh thần học tập. Với các biện pháp về nhân sự như vậy, Công ty sẽ dần cải thiện được chất lượng đội ngũ nhân viên. Đó sẽ là điều kiện tất yếu để phát triển Công ty Vinacom. Công ty cần chú ý hơn đến vấn đề bản quyền, và thương hiệu hàng hoá. Rượu vang Eurovina chưa thực sự có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường do thương hiệu chưa mạnh. Công ty nên có các biện pháp nhằm phát triển thương hiệu của mình, đưa rượu vang Eurovina trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng. Bên cạnh đó Công ty cần có các biện pháp bảo vệ bản quyền thương mại của mình với sản phẩm Eurovina, kết hợp với các cơ quan chức năng chống lại việc buôn bán hàng giả, hàng lậu. Bằng các biện pháp đồng bộ như trên, tôi tin rằng Công ty CPSP thiên nhiên Vinacom sẽ phát triển được sản phẩm rượu vang Eurovina của mình, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam, đưa lĩnh vực sản xuất rượu vang trở thành một lĩnh vực mạnh của công ty. KẾT LUẬN Quá trình nghiên cứu ở Công ty cổ phần sản phẩm thiên nhiên VINACOM đã cho tôi thấy việc phát triển sản phẩm rượu vang của công ty là một trong những nhiệm vụ quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Trong thời gian qua công ty luôn có phương châm sản xuất những loại sản phẩm có chất lượng cao, có lợi cho sức khoẻ con người. Nắm vững được hướng đi đó nên từ khi hoạt động đến nay công ty đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và đổi mới hoạt động kinh doanh. Những cố gắng đó đã giúp công ty đạt được nhiều thành quả đáng tự hào khẳng định được vị thế của mình trên thị trường rượu vang. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được việc phát triển sản phẩm rượu vẫn còn những tồn tại khó tránh khỏi. Bằng những giải pháp đưa ra tôi hy vọng công ty sẽ dần khắc phục những hạn chế và đưa thương hiệu rượu vang Eurovina đứng vững được trong tâm trí người tiêu dùng. Do thời gian thực tập tại công ty không dài, kinh nghiệm chưa nhiều nên bài báo cáo khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô để bài viết hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Thương mại đặc biệt là Ths. Đinh Lê Hải Hà và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty Cổ phần sản phẩm thiên nhiên VINACOM đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Sinh viên Trần Đức Hoàn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11512.doc
Tài liệu liên quan