Đây là khoản thuế do Nhà nước định ra nhằm đánh vào sản phẩm đầu ra gây ô nhiễm. Loại thuế này được gọi là thuế Pigou, nó sẽ giúp điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, sản xuất về mức sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn.
Tuy nhiên, trong thực tế cũng khó xác định chính xác thuế suất Pigou do thiệt hại về môi trường rất khó đo đếm được. Mặt khác, các loại thuế môi trường cũng kém hiệu quả hơn các quy định trong một số trường hợp mức ô nhiễm quá tập trung.
Một vấn đề lớn hơn mà các công ty phải đối mặt là doanh thu thuế môi trường tăng lên đồng nghĩa với tăng chi phí sản xuất của người gây ô nhiễm. Đó là cách mà các loại thuế môi trường hướng tới tức là khuyến khích các công ty “sạch nhất” tiếp tục cố gắng để trở nên “sạch hơn”. Tuy nhiên, thuế môi trường thường thấp, do vậy chúng ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu.
26 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển thị trường mua bán sự phát thải nhà kính trên thế giới và liên hệ với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Kinh tế quốc dân
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
--------------o0o---------------
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Đề tài: Phát triển thị trường mua bán sự phát thải nhà kính trên thế giới và liên hệ với Việt Nam.
GVHD : Ths. Đỗ Thị Hương
Sinh viên : Đồng Thị Phương Thúy
Khoa : Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Khóa : 47
Hệ : Chính quy
Hà Nội, 2008
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỂ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA-BÁN SỰ PHÁT THẢI NHÀ KÍNH ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG ĐIỂU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm chung về thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm và nội dung của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Thương mại quốc tế có mầm mống từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
Thương mại quốc tế thường được nghiên cứu dưới ba góc độ. Góc độ thứ nhất nhìn nhận hoạt động thương mại trên quan điểm toàn cầu, tìm ra những quy luật, xu hương, vấn đề mang tính chất chung nhất trên thê giới, không phụ thuộc vào lợi ích của từng quốc gia. Góc độ thứ hai đướng trên lợi ích và quan điểm của từng quốc gia để xem xét họa động buôn bán chủ yếu của quốc gia đó đối với phần còn lại của thế giới. Góc độ thứ ba gắn với hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty nhằm mục đích thu lợi cao nhất cho công ty.
Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên góc độ một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung của thương mại quốc tế bao gồm:
Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lương thực, thực phẩm, các loại hàng tiêu dùng) thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác.
Xuất và nhập khẩu hàng hóa vô hình (các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế, phát minh, phần mềm máy tính, các bảng thiết thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị, máy móc, dịch vụ du lịch, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả, độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu) thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác.
Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công. Khi trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu thị trường thì cần phải chú trọng các hoạt động gia công thuê cho nước ngoài, nhưng khi trình độ phát triển ngày càng cao thì nên chuyển qua hình thức thuê nước ngoài gia công cho mình và cao hơn là phải sản xuất và xuất khẩu trực tiếp. Hoạt động gia công mang tính chất công nghiệp nhưng chu kỳ gia công thường rất ngắn, có đầu vào và đầu ra gắn liền với thị trường nước ngoài, nên nó được coi là một bộ phận của hoạt dộng ngoại thương.
Tái xuất khẩu và chuyển khẩu. Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngoài vào, sau đó lại tiến hành xuất khẩu sang một nước thứ ba, với điều kiện hàng hóa đó không qua gia công, chế biến. Như vậy, ở đây có cả hành động mua và bán nên mức rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao. Còn trong hoạt động chuyển khẩu không có hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho, lưu bãi, bảo quản Bởi vậy, mức độ rủi ro trong hoạt động chuyển khẩu nói chung là thấp và lợi nhuận không cao.
Xuất khẩu tại chỗ. Trong trường hợp này, hàng hóa và dịch vụ có thể chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì, đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh
1.1.2. Vai trò và tác động của thương mại quốc tế đối với mỗi quốc gia
1.1.2.1. Vai trò của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng trong kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia có nhiều bộ phận, trong đó thương mại quốc tế là hoạt động chủ yếu giữa các quốc gia. Kim ngạch thương mại quốc tế luôn đóng góp một phần đáng kể vào GDP hàng năm của cả nước.
Hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế đang ngày càng phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, việc trao đổi, mua bán hàng hóa, thông thương giữa các quốc gia khác nhau vì thế mà cũng trở thành một điều kiện tất yếu để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Thực tế cho thấy rằng, không một quốc gia nào có thể phát triển nền kinh tế nếu cứ đóng cửa không giao lưu, quan hệ với phần còn lại của thế giới. Trong khi đó, nhu cầu trao đổi, mau bán hàng hóa của người dân là vô cùng phong phú và đa dạng, mà nền sản xuất trong nước không thể đáp ứng hết được, đòi hỏi phải có sự bổ sung của hàng hóa nhập ngoại.
Thương mại quốc tế giúp mỗi quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế. Mỗi quốc gia đều có một lợi thế so sánh trong một vài lĩnh vực nhất định. Việc thúc đẩy thương mại quốc tế chính là cách hiệu quả giúp mỗi quốc gia có điều kiện tập trung vào khai thác, sản xuất mặt hàng có lợi thế so sánh, nhằm thu được lợi nhuận cao, thông qua việc nhập khẩu những mặt hàng trong nước không có lợi thế so sánh hoặc chi phí sản xuất trong nước là quá cao. Như vậy, các nguồn lực trong và ngoài nước sẽ được tận dụng tối đa phục vụ cho phát triển kinh tế.
1.1.2.2. Tác động của thương mại quốc tế
Một là, làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước thông qua việc xuất và nhập khẩu nhằm đạt tới cơ cấu có lợi cho nền kinh tế trong nước. Tác động này thể hiện việc thương mại quốc tế làm lợi cho nền kinh tế quốc dân về mặt giá trị sử dụng.
Hai là, thương mại quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, do việc mở rộng trao đổi mà khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế trong nước trên cơ sở phân công lao động quốc tế, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành.
1.1.3. Các biện pháp quản lý hoạt động thương mại quốc tế
Hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia được quản lý và điều tiết bởi hệ thống chính sách thương mại quốc tế của quốc gia đó. Các công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế gồm:
1.1.3.1. Thuế quan
Thuế quan là những khoản tiền tệ mà người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước sở tại.
Thuế quan có thể phân thành ba loại : thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu, thuế quan quá cảnh. Thuế quan có tác động trực tiếp đến giá cả, cung – cầu hàng hóa ngoại thương.
Thuế quan là công cụ lâu đời nhất của chính sách thương mại quốc tế và là một phương tiện truyền thống đề làm tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Không những thế, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ, mới hình thành. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là các quốc gia chuyển dần từ hình thức thuế quan sang hình thức phi thuế quan mang tính mềm dẻo và tế nhị hơn để bảo hộ sản xuất trong nước.
1.1.3.2. Hạn ngạch
Hạn ngạch hay hạn chế số lượng đã ngày càng trở nên quan trọng trong những năm gần đây, đó là một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan. Hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng hàng hóa hay một nhóm hàng hóa được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định (thường là mọt năm) thông qua hình thức cấp giấy phép. Hạn ngạch nhập khẩu thường được dùng phổ biến hơn hạn ngạch xuất khẩu. Xu hướng hiện này các quốc gia ít sử dụng công cụ hạn ngạch và họ dùng thuế quan thay thế dần hạn ngạch. Đây cũng chính là quy định có tính chất bắt buộc đối với các nước thành viên WTO.
1.1.3.3. Giấy phép
Đây là hình thức cơ quan có thẩm quyền cho phép các nhà kinh doanh được xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Công cụ này có hiệu lực mạnh hơn so với thuế quan nhưng thuộc nhóm hạn chế phi thuế quan, nên xu hướng chung là các nước dần dần ít sử dụng. Có nhiều loại giấy phép : giấy phép chung (không hạn chế định lượng và không ghi rõ địa chỉ doanh nghiệp cấp), giấy phép riêng (cấp riêng cho từng nhà kinh doanh, định lượng, giá trị cụ thể), giấy phép có điều kiện, giấy phép ưu tiên.
1.1.3.4. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Đây là một hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng hóa xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không họ sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa kiên quyết. Hình thức này được áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó.
1.1.3.5. Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòn dịch đối với động và thực vật tươi sống, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái đối với các máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ. Về mặt kinh tế các quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, có đến 1/3 khối lượng buôn bán quốc tế gặp trở ngại do có quá nhiều tiêu chuẩn. Hiện nay, hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế thống nhất đã ra đời như: SA8000, ISO14000, HACCP, ISO9000.
1.1.3.6. Trợ cấp xuất khẩu
Đây là công cụ dùng để nâng đỡ hoạt động xuất khẩu. Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó Chính phủ còn có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua câc sản phẩm nước mình sản xuất, và đển xuất khẩu ra bên ngoài.
1.1.3.7. Tín dụng xuất khẩu
Đây là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách Nhà nước lập các quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại, bảo đảm gánh chịu rủi ro nhằm tăng cường tín dụng cho hoạt động xuất khẩu và thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu. Tín dụng này có thể được cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu trong nước. Tín dụng cũng có thể được nước xuất khẩu cấp cho nước nhập khẩu để họ nhập khẩu hàng hóa của mình.
1.1.3.8. Bán phá giá
Bán phá giá là một biện pháp cạnh tranh không lành mạnh. Theo WTO quy định , cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, đồng thời có cơ chế tự điều chỉnh vấn đề này. Hiệp định về chống bán phá giá của WTO quy định một sản phẩm sẽ bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Biện pháp được đưa ra là đánh thuế chống bán phá giá, trên cơ sở các điều kiện sau:
Nước nhập khẩu phải xác lập được bằng chứng, thông qua việc điều tra ở cấp quốc gia.
Chính phủ nước nhập khẩu chỉ tiến hành điều tra nếu có đơn khiều nại của các nhà sản xuất nội địa có sản lượng chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng nội địa.
1.1.3.9. Phá giá tiền tệ
Phá giá tiền tệ là một hình thức biến tướng của phá giá. Đặc điểm của biện pháp này là thông qua các thủ thuật tác động vào tỷ giá hối đoái làm cho đồng tiền nội tệ mất giá so với một, một nhóm hay tất cả các đồng ngoại tệ khác đề hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn khi tính bằng ngoại tệ và do vậy có lợi thế cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường nước ngoài. Phá giá tiền tệ thường được Nhà nước sử dụng khi cần cân đối lại tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.
1.1.3.10. Một số biện pháp khác
Ngoài các biện pháp phổ biến trên, để khuyến khích xuất khẩu, chính sách thương mại quốc tế còn sử dụng một số biện pháp sau:
Hệ thống thuế nội địa: như thuế thu nhập, thuế lợi tức, thuế VAT .v.v.
Cơ quan quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái
Độc quyền mua bán
Quy định về chứng thư khi là thủ tục xuất nhập khẩu
Thưởng xuất khẩu
Đặt cọc nhập khẩu
1.2. Vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế
1.2.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường, hiểu một cách chung nhất, là tổng hợp các yếu tố, điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của một sự vật hoặc một hiện tượng. Những yếu tố, điều kiện bên ngoài đó bao gồm các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, không gian và thời gian v.v
Để cụ thể hóa khái niệm về môi trường nêu trên, nhiều tác giả và nhiều tổ chức đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau
R.G.Sharme (1988) đưa ra định nghĩa: “ Môi trường là tất cả những gì bao quanh con người”
Trong tuyên ngôn cua UNESCO năm 1981, môi trường được hiều là “toàn bộ các hệ thống tự nhieenvaf các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con ngườ ”.
Trong Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam (được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa IX, kì họp thứ 4 thông qua ngày 27/12/1993 và có hiệu lực từ ngày 10/1/1994), môi trường được định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người và ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều 1).
1.2.2. Tầm quan trọng và những tác động của môi trường đối với đời sống phát triển kinh tế
1.2.2.1. Vai trò của môi trường đối với đời sống kinh tế
Đối với đời sống con người nói chung và đời sống kinh tế nói riêng, môi trường có các vai trò chủ yếu sau:
Chức năng thứ nhất: Cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho hệ thống kinh tế
Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cho đến nay, xét về bản chất thì mọi hoạt động của con người để duy trì cuộc sống đều nhằm vào việc khai thác các hệ thống sinh thái của tự nhiên thông qua lao động cơ bắp, vật tư, công cụ và trí tuệ.
Với sự hỗ trợ của các hệ thống sinh thái, con người đã lấy từ thiên nhiên những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết phục vụ cho việc sản xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Rõ ràng, thiên nhiên là đầu vào, cung cấp nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin, cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lý của con người.
Chức năng thứ hai: Chứa đựng và hấp thụ chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi trường. Tại đây, các chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân hủy, biến đổi từ dạng phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa phức tạp. Khả năng tiếp nhận và phân hủy chất thải trong một khu vực nhất định được gọi là khả năng đệm của khu vực đó. Chức năng này được chia thành các loại sau:
Chức năng biến đổi lý hóa học: pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh sáng; hấp thụ; sự tách chiết các vật thải và độc tố.
Chức năng biến đổi sinh hóa: sự hấp thụ các chất dư thừa; chu trình nitơ và cacbon; khử các chất độc bằng con đường sinh hóa.
Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hóa các chất thải hữu cơ, mùn hóa, amôn hóa, nitrat hóa,
Chức năng thứ ba: Là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan phục vụ cuộc sống
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người đều cần có một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kho tang, bến cảngMôi trường chính là nơi cung cấp cho con người những không gian đó. Ta có thể phân loại chức năng này thành các dạng cụ thể sau:
Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các khu đô thị , khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn.
Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian, và nền móng cho giao thông đường thủy, đường bộ và đường không
Chức năng sản xuất: cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
Chức năng cung cấp năng lượng và thông tin
Chức năng giải trí của con người: cung cấp mặt bằng, nền móng cho việc giải trí ngoài trời của con người
1.2.2.2. Tác động của môi trường đối với đời sống và phát triển kinh tế
Tác động của môi trường đối với cuộc sống con người là vô cùng rõ rệt, được thể hiện ở hai mặt: tích cực và tiêu cực
Tác động tích cực của môi trường đối với đời sống và hoạt động kinh tế được thấy rõ ở các chức năng cơ bản của nó. Nếu không có môi trường thì không một hoạt động, sự sống nào có thể diễn ra. Môi trường chính là điều kiện không thể thiếu giúp cho con người và các sinh vật khác có thể tồn tại và hoạt động. Tác động của nó thông qua việc cung cấp không gian sống, dịch vụ cảnh quan; chứa đựng và hấp thụ các chất thải do con người tạo ra, cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động kinh tế.
Tác động tiêu cực của môi trường thể hiện ở giới hạn của nó: tài nguyên thiên nhiên là có hạn và có tính khan hiếm, khả năng hấp thụ và phân hủy chất thải của môi trường ở những khu vực nhất định là có hạn. Chính vì vậy nếu con người khai thác tài nguyên một cách quá mức, không có quy hoạch thì nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất và đời sống sẽ cạn kiệt dần, ảnh hưởng đến lợi ích của các thế hệ sau. Việc thải vào môi trường lượng lớn các chất thải, chất thải độc hại vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, chất lượng môi trường sẽ giảm và dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của con người.
1.2.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng việc tập trung phát triển kinh tế lại vô tình làm giảm chất lượng môi trường. Trong khi đó, phát triển kinh tế bền vững bao gồm các tiêu chuẩn về tăng trưởng GDP, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì thế, phát triển kinh tế và môi trường luôn đặt trong mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau. Chất lượng môi trường tốt sẽ cung cấp các yếu tố, điều kiện cần thiết tốt nhất cho hoạt động kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập, tạo môi trường sống lành mạnh, nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân. Đến lượt mình, trình độ phát triển kinh tế, nhận thức của con người được cải thiện, họ sẽ quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường. Nền kinh tế sẽ có khả năng đầu tư nhiều tiền của, công nghệ hiện đại cho việc cải tạo, nâng cao chất lượng môi trường sống và sản xuất. Ngược lại, hành động thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường sẽ mang lại những hậu quả khôn lường.
Vấn đề đặt ra là lựa chọn mục tiêu phát triển kinh tế hay mục tiêu bảo vệ môi trường. Do mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, chúng ta không thể tách biệt chúng với nhau. Nếu tách rời lợi ích kinh tế và môi trường, thì cuộc tranh luận sẽ luôn rơi vào bế tắc. Vấn đề là ở chỗ, con người cần tập trung bao nhiêu nguồn lực cho việc bảo đảm và gìn giữ môi trường sinh thái. Phát triển bền vững thường đòi hỏi phải có những công nghệ mới có thể làm tăng đáng kể chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Song, các nhà quản lý cũng khó có thể đặt các tiêu chí môi trường lên hàng đầu và đạt được chúng bằng mọi giá. Cần phải xác định được ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế tới môi trường để từ đó có những quyết định chính xác về các biện pháp bảo vệ môi trường đồng thời đảm bảo mục tiêu của các doanh nghiệp.
1.2.4. Các công cụ kinh tế thường được sử dụng để quản lý và bảo vệ môi trường
1.2.4.1. Thuế ô nhiễm
Đây là khoản thuế do Nhà nước định ra nhằm đánh vào sản phẩm đầu ra gây ô nhiễm. Loại thuế này được gọi là thuế Pigou, nó sẽ giúp điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, sản xuất về mức sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn.
Tuy nhiên, trong thực tế cũng khó xác định chính xác thuế suất Pigou do thiệt hại về môi trường rất khó đo đếm được. Mặt khác, các loại thuế môi trường cũng kém hiệu quả hơn các quy định trong một số trường hợp mức ô nhiễm quá tập trung.
Một vấn đề lớn hơn mà các công ty phải đối mặt là doanh thu thuế môi trường tăng lên đồng nghĩa với tăng chi phí sản xuất của người gây ô nhiễm. Đó là cách mà các loại thuế môi trường hướng tới tức là khuyến khích các công ty “sạch nhất” tiếp tục cố gắng để trở nên “sạch hơn”. Tuy nhiên, thuế môi trường thường thấp, do vậy chúng ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu.
1.2.4.2. Phí và lệ phí môi trường
Lệ phí là khoản thu bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức được hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ nào đó do Nhà nước cung cấp.
Phí là khoản thu của Nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức, quản lý hành chính Nhà nước đối với hoạt động của người nột thuế.
Các loại phí và lệ phí môi trường bao gồm:
Lệ phí vệ sinh môi trường ở đô thị và nông thôn liên quan đến việc thu gom rác sinh hoạt, quét dọn đường phố
Lệ phí đổ rác, xử lý rác thải độc hại.
Lệ phí giám sát, thanh tra môi trường, cấp giấy phép môi trường v.v
Các loại phí môi trường như phí xử lý nước thải, khí thải chon lấp và phục hồi môi trường trên các bãi thải.
Trong các loại phí và lệ phí trên, phí môi trường là công cụ hữu hiệu trong việc kiểm soát ô nhiễm công nghiệp. Việc thu phí môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ có tác động mạnh tới việc xả thải của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra nguồn kinh phí bổ sung cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
1.2.4.3. Cô-ta gây ô nhiễm (giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng)
Cô-ta gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, Nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp v.v được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường.
Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là cô-ta gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải.
Khi có được mức phân bổ cô-ta gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền mua và bán cô-ta gây ô nhiễm. Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mức phát thải chất gây ô nhiễm với mức chi phí thấp nhất: Mua cô-ta gây ô nhiễm để được phép thải chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép.
Đây là công cụ Nhà nước có thể dễ dàng điều khiển. Khi số lượng nguồn gây ô nhiễm tăng, Nhà nước có thể phát hành thêm cô-ta (trong trường hợp mức ô nhiễm hiện tại chưa đạt đến khả năng nền của môi trường) hoặc tăng giá cô-ta gây ô nhiễm để đảm bảo chất lượng môi trường hiện tại. Trong trường hợp nhu cầu đối với cô-ta gây ô nhiễm tăng lên, nếu Nhà nước phát hành thêm cô-ta gây ô nhiễm làm tổng lượng phát thải cao hơn mức chịu tải nền của môi trường thì đó là hiện tượng lạm phát cô-ta gây ô nhiễm.Tuy nhiên, Nhà nước có thể dễ dàng xiết chặt tiêu chuẩn cũ bằng cách tham gia vào thị trường cô-ta gây ô nhiễm để mua lại một số cô-ta gây ô nhiễm đã phát hành.
So với các công cụ pháp lý, cô-ta gây ô nhiễm có ưu thế hơn khi được sử dụng trong công tác quản lý môi trường. Qua áp dụng cô-ta gây ô nhiễm, Nhà nước có thể kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Khu vực chuyển nhượng là những vùng địa lý mà ở đó có sự trao đổi mua bán cô-ta gây ô nhiễm giữa các nguồn thải được phép diễn ra. Ví dụ: đối với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, khu vực chuyển nhượng ít nhất là một quốc gia, nhưng tốt hơn hết là toàn cầu. Mặc dù việc áp dụng điều này trên phạm vi quốc tế là rất khó khăn nhưng đây là cách lý tưởng để chia sẻ nghĩa vụ môi trường giữa một số quốc gia.
1.2.4.4. Quỹ môi trường
Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế tài chính được thiết kế để nhậ tài trợ vốn từ các nguồn khác nhau, và từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ quá trình thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường. Tiền chi quỹ có thể dưới dạng cho vay (không lãi hoặc lãi suất thấp, ưu đãi), hỗ trợ không hoàn lại.
Nguồn thu cho quỹ môi trường có thể từ nhiều nguồn khác nhau. Ở Việt Nam với quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 82/2002/QĐ-TTG ngày 26/6/2002 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là cơ hội tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm, có nguồn tài chính cho các doanh nghiệp có cơ hội vay để khắc phục những vấn đề môi trường với lãi suất ưu đãi.
1.2.4.5. Giải pháp thỏa thuận thông qua thị trường để giải quyết ngoại ứng
Sự xuất hiện ngoại ứng được nhà kinh tế học người Mỹ Ronal Coase cho là có nguyên nhân từ việc thiếu một quy định rõ ràng về quyền sở hữu đối với các nguồn lực được các bên sử dụng chung. Từ đó, ông đưa ra một giả định rằng nều quyền tài sản được phân định rõ ràng, thông qua thị trường có thể khắc phục được hiện tượng ngoại ứng. Ông đã đưa ra một định lý nổi tiếng được gọi là định lý Coase. Theo định lý này, nếu chi phí đàm phán là không đáng kể thì có thể đưa ra một giải pháp hiệu quả đối với ngoại ứng bằng cách trao quyền sở hữu đối với các nguồn lực được sử dụng chung cho một bên nào đó.
1.2.4.6. Bảo hiểm môi trường
Bảo hiểm môi trường tuân thủ các nguyên lý chung nhưng cũng có một số nét đặc trưng khác biệt với các loại bảo hiểm khác. Nếu quan niệm môi trường theo nghĩa rộng thì hầu như tất cả các loại bảo hiểm đều mang dáng dấp hoặc bao hàm trong đó bảo hiểm môi trường.
Trước hết, rủi ro môi trường thường xảy ra ở diện rộng, tác động đến nhiều đối tượng cùng một lúc nên việc đóng bảo hiểm nhiều khi không thực hiện được. Thế nhưng, một số rủi ro do hoạt động cá nhân, công ty gây ra cho môi trường lại có thể áp dụng bảo hiểm để giải quyết. Cụ thể như: sự cố tràn dầu, rủi ro tiềm tang của một nhà máy có thể mua bảo hiểm cho loại rủi ro đó.
1.2.4.7. Dán nhãn sinh thái cho sản phẩm
Ở các nước tiên tiến trên thế giới, nhãn sinh thái đã được áp dụng từ nhiều năm nay. Nhãn này như một chứng nhận về tính thân thiện với môi trường của sản phẩm. Từ năm 1978 lá nhãn “thiên thần xanh” đã được sử dụng ở Đức. Cộng đồng Châu Âu cũng đã ban hành “điều lệ cấp lá nhãn môi trường trong toàn cộng đồng” vào tháng 3/1992. Lá nhãn này được cấp cho các sản phẩm mà quá trình sản xuất, phân phối, sử dụng và thải bỏa chúng ít gây tác động xấu đến môi trường.
Trên thực tế cho thấy, tuy giá thành cũng như giá bán sản phẩm này có thể cao hơn một số hàng hóa tương tự nhưng người tiêu dùng nhận thức được ý nghĩa Bảo vệ môi trường của chúng nên vẫn sẵn sàng mua.
1.2.4.8. Các hệ thống ký thác - hoàn trả
Các hệ thống này bao gồm việc ký quỹ một số tiền cho các sản phẩm có tiềm năng gây ô nhiễm. Nếu các sản phẩm được đưa trả về một số điểm thu hồi quy định hợp pháp sau khi sử dụng, tức là tránh khỏi bị ô nhiễm, thì tiền ký thác sẽ được hoàn trả lại.
1.3. Tổng quan về thị trường mua – bán sự phát thải nhà kính
Sự hình thành thị trường mua bán sự phát thải nhà kính xuất phát từ yêu cấp thiết của việc giải quyết các vấn đề môi trường, mà cụ thể là hạn chế và khắc phục hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính đang ngày càng gia tăng cùng với sự tăng trưởng kinh tế trên thế giới.
1.3.1. Hiệu ứng nhà kính
1.3.1.1. Khái niệm về Hiệu ứng nhà kính
Bình thường, Trái đất phải tỏa ra một năng lượng vào vũ trụ ngang với số năng lượng mà nó hấp thụ được từ Mặt trời. Năng lượng mặt trời đến Trái đất dưới dạng bức xạ song ngắn. Một phần bức xạ được bề mặt Trái đất và khí quyển phản xạ trở lại vũ trụ. Tuy nhiên, phần lớn bức xạ đó xuyên qua khí quyển sưởi ấm bền mặt Trái đất và gửi năng lượng này trở lại xụ trụ dưới dạng sóng dài bức xạ tia hồng ngoại. Một phần bức xạ hồng ngoại do Trái đất phát ra được hấp thụ bởi hơi nước, cacbon diôxyt và các khí khác được gọi là các khí nhà kính làm sưởi ấm cho Trái đất. Tuy nhiên, do nồng độ các khí nhà kính hiện đang tăng lên nhanh chóng, do đó nó làm giảm khả năng tỏa nhiệt của Trái đất (khoảng 2%) có nghĩa là toàn Trái đất giữ lại lượng tương đương 3 triệu tấn dầu đốt trong mỗi phút.
1.3.1.2. Tác động của hiệu ứng nhà kính
Sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với không gian xung quanh dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của con người, đang làm nồng độ khí CO2 của khí quyển đang tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển Trái đất dẫn tới việc gia tăng nhiệt độ Trái đất. Theo tính toán của các nhà khoa học thì đến năm 2050 nhiệt độ Trái đất sẽ tăng lên 1,5-4,50C nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính.
Sự gia tăng nhiệt độ Trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của Môi trường Trái đất:
Nhiệt độ Trái đất sẽ là tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp có thể sẽ bị nhấn chìm dưới nước biển.
Sự nóng lên của Trái đất sẽ làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên Trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài sẽ bị thu hẹp về không gian sống hoặc bị tiêu diệt do không kịp thích nghi với các biến đổi môi trường sống.
Khí hậu Trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng di chuyển về phía hai cực của Trái đất. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khỏe của con người bị suy giảm.
1.3.1.3. Biến đổi khí hậu trên Trái đất
Khí hậu Trái đất thường xuyên thay đổi trong quá trình lịch sử địa chất, cứ sau một chu kỳ nóng lên lại là một thời kỳ lạnh có tên là chu kỳ băng hà. Hiện nay, chúng ta đang ở trong chu kỳ nóng lên của Trái đất, bắt đầu khoảng 10,000 năm trước đây. Nguyên nhân của các thay đổi lớn của khí hậu Trái đất bao gồm: thay đổi vị trí của Trái đất so với Mặt trời, thay đổi cường độ hoạt động của Mặt trời, sự gia tăng hoạt động của tro bui, và hơi nước
Theo tính toán của nhóm lien quốc gia về biến đổi khí hậu thì:
Nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu tăng lên từ 0,3 đến 0,60C từ cuối thế kỷ X; 0,2 đến 0,30C trong vòng 40 năm qua. Hai thời kỳ nóng lên đáng kể nhất là từ 1910 đến 1940 và từ 1970 đến nay.
Kết quả phân tích số liệu 600 năm (từ 1400 – 2000) về nhiệt độ trung bình bán cầu Bắc cho thấy các thập kỷ cuối thế kỷ XX nóng lên một cách không bình thường.
Lượng mưa trung bình trên các lục địa toàn cầu tăng từ đầu thế kỷ đến những năm 1960. Từ năm 1980 đến nay, lượng mưa có xu thế giảm.
Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi khí hậu toàn cầu là sự gia tăng một cách đáng kể lượng khí nhà kính vào khí quyển từ các hoạt động của con người. Việc tăng lượng các khí nhà kính sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất và kèm theo đó là làm biến đổi một loạt những đặc trưng khí hậu khác.
Trong 4 loại khí nhà kính được phát thải vào khí quyển (CO2, CH4, N2O, NOx) thì CO2 đóng vai trò quan trọng nhất và là thành phần chính của khí nhà kính.
Khí CO2 và NOx được phát thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí thiên nhiên). Nhiên liệu hóa thạch được sử dụng chính trong các lò hơi công nghiệp để phát điện, trong sản xuất xi măng, giấy, các sản phẩm dệt, đường, vật liệu xây dựng
Nguồn phát thải CO2 khác là sử dụng năng lượng phi thương mại như đốt cháy củi, gỗ, các chất thải trong chế biến nông sản.
Khí mêtan (CH4) trong khí quyển cũng tăng nhanh do hoạt động của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, xử lý chất thải và khai thác nhiên liệu hóa thạch
Ôxyt nitơ (N2O) trong khí quyển cũng tăng lên do các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp sản xuất một số loại axit .
1.3.2. Sự hình thành thị trường mua – bán sự phát thải nhà kính
Trên cơ sở nhận thức được tác động của hiệu ứng nhà kính đến cuộc sống và sự phát triển nói chúng, các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau bàn bạc, đàm phán và đi đến thống nhất hình thành nên những tổ chức, hiệp ước quốc tế, khu vực, nhằm kiểm soát, đối phó với những diễn biến của sự nóng lên của Trái đất. Thị trường mua – bán sự phát thải giữa các quốc gia được hình thành dựa trên nỗ lực nhằm thực hiện theo đúng các cam kết trong các thể chế quốc tế này. Trong đó không thể không kể đến Hiệp định khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto (KP).
1.3.2.1. Hiệp định khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu (UNFCCC)
a. UNFCCC là gì?
UNFCCC là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh, được dịch ra tiếng Việt là Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Trước những hiểm họa và thách thức lớn đối với toàn nhân loại, Liên hợp quốc đã tập hợp nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới bàn bạc và đi đến nhất trí, cần có một Công ước quốc tế về khí hậu và coi đó là cơ sở pháp lý để tập trung cộng đồng thế giới đối phó với những diễn biến của biến đổi khí hậu. Và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã được chấp nhậ vào ngày 9/5/1992 tại trụ sở Liên hợp quốc tại NewYork.
Đã có 155 lãnh đạo nhà nước trên thế giới ký Công ước khung này tại hội nghị môi trường và phát triển ở Rio de Janeiro, Braxin vào tháng 6/1992, trong đó có Chính phủ Việt Nam.
Mục tiêu cuối cùng của UNFCCC là “ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu.”
b. Các quốc gia tham gia Công ước phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau:
Các nước phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hiện nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng và phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt với khả năng của mỗi nước. Trong đó các nước phát triển phải đi đầu.
Cần phải xem xét đầy đủ những nhu cầu riêng và hoàn cảnh đặc thù của các nước đang phát triển, nhất là các nước dễ bị ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu.
Các nước phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa, ngăn ngừa và giảm nhẹ nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, giảm nhẹ ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu.
Các quốc gia có quyền và phải đẩy mạnh sự phát triển bền vững.
Các quốc gia phải hợp tác để đẩy mạnh một hệ thống quốc tế mở cửa và tương trợ, hệ thống này sẽ dẫn tới sự phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững ở tất cả các quốc gia.
Công ước khung còn đặt ra các cơ chế tài chính, công nghệ kỹ thuật, các nội dung khoa học để tiến tới mục tiêu kiểm soát sự biến đổi khí hậu Trái đất, đặc biệt là kiểm soát sự phát thải nhà kính.
1.3.2.2. Nghị định thư Kyoto (KP)
a. Nghị định thư Kyoto là gì?
Tại Kyoto (Nhật Bản) đã diễn ra Hội nghị về môi trường thế giới lần thứ 3 vào tháng 12/1997. Hội nghị này đã thông qua một Nghị định gọi là Nghị định thư Kyoto (KP). Nội dung quan trọng nhất của KP là thiết lập các giới hạn ràng buộc mức phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của các nước phát triển (những nước này chịu trách nhiệm chính trong việc gây hiệu ứng nhà kính). Phụ lục 1 của Nghị định thư Kyoto có nêu rõ 34 nước phát triển phải cam kết giảm phát thải của mình vào năm 2008-2012 xuống dưới mức phát thải năm 1990. Cụ thể: trong thời kỳ cam kết từ 2003 – 2012, phải giảm trung bình là 5,2% (ước 2.800 – 4.800 triệu tấn CO2 tương đương). Trong đó EU là 8%, Hoa Kỳ là 7%, Nhật Bản 6%.
b. Các cơ chế thực hiện trong KP
Nghị định thư Kyoto đã đề nghị ba cơ chế nhằm thực hiện giảm phát thải toàn cầu với chi phí thấp nhất:
Cơ chế đồng thực hiện (JI) – phối hợp thực hiện các dự án hợp tác về khí hậu giữa các nước phát triển với nhau)
Cơ chế buôn bán phát thải (IET) – cho phép các nước phát triển “mua” lại chứng chỉ giảm phát thải từ các nước đang phát triển – những nơi có mức phát thải thấp, hoặc chưa đến ngưỡng yêu cầu giảm phát thải)
Cơ chế phát triển sạch (CDM) – là một cơ chế đối tác đầu tư giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. CDM cho phép và khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của các nước phát triển đầu tư, thực hiện các dự án giảm phát thải khí nhà kính tại các nước đang phát triển và nhận được tín dụng dưới dạng “giảm phát thải được chứng nhận (CERs)”. Khoản tín dụng này được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính của các nước phát triển, giúp các nước này thực hiện cam kết giảm phát thải định lượng khí nhà kính.
Từ UNFCCC đến KP, các nước đã đi đến thống nhất và đưa vào áp dụng cơ chế cho phép mua bán sự phát thải nhà kính. Trong đó UNFCCC là nền tảng cơ sở, KP là bước cụ thể hóa các cam kết và đưa ra các cơ chế mềm dẻo trong thực hiện các cam kết nhằm cắt giảm lượng phát thải nhà kính.
Trên thực tế thị trường mua bán khí CO2 (khí phát thải nhà kính) có từ năm 1989, nhưng chỉ thực sự trở nên tấp nập khi KP có hiệu lực từ tháng 2–2005. Theo quan điểm của thị trường này, tổng lượng khí CO2 trong khí quyển quan trọng hơn nguồn gốc của nó. Từ đó, tạo cơ chế lựa chọn: hoặc tự lo cắt giảm khí thải, hoặc cứ gây ô nhiễm rồi trả phí cho nơi khác cắt giảm giùm.
Thị trường mua – bán sự phát thải ngày càng tỏ rõ tiềm năng, thu hút nhiều thành phần tham gia: các hang tư vấn và môi giới chuyên xác định mức khí thải rồi đề xuất mức cắt giảm như EcoSecurities, Climate Change Capital, các công ty chuyên chứng thực quyền phát thải khí như Det Norske Veritas, các tổ chức môi trường như World Resources Institute, Environmental Defense, tổ chức tài chính đa phương như WB
1.3.3. Vai trò của việc phát triển thị trường mua – bán sự phát thải nhà kính đối với bảo vệ môi trường
Việc phát triển thị trường mua – bán sự phát thải nhà kính có vai trò quan trọng đối với bảo vệ môi trường:
Cho phép các nước mua – bán sự phát thải nhà kính với nhau, vừa phù hợp với quy mô sản xuất của nền kinh tế của các quốc gia mà vẫn đáp ứng đúng các cam kết trong UNFCCC và KP về tổng hạn mức khí thải thải vào môi trường. Thường các nước đang phát triển không sử dụng hết chỉ tiêu phát thải được phân bổ do nền công nghiệp còn chưa phát triển ở mức cao; ngược lại, các nước phát triển lại luôn thiếu chỉ tiêu phát thải. Do vây, việc mua – bán này sẽ giúp các quốc gia phát triển có thể tăng lượng khí thải vào môi trường mà không vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Thông qua việc mua – bán sự phát thải nhà kính, các nước đang phát triển (bán sự phát thải) có cơ hội cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường bằng cách đầu tư vào các dự án phục hồi và cải tạo môi trường.
1.3.4. Đặc điểm và điều kiện tham gia thị trường mua – bán sự phát thải nhà kính
1.3.4.1. Đặc điểm của thị trường mua – bán sự phát thải nhà kính
Thị trường mua bán sự phát thải nhà kính là một thị trường mới mẻ chưa từng có trong lịch sử phát triển kinh tế từ trước tới nay. Do đó chưa có được những quy ước, quy định chặt chẽ và rõ ràng trong cơ chế này.Tuy nhiên, đã là thị trường thì đương nhiên phải có người mua, người bán; giá cả; hình thức thanh toán
a. Các bên mua và bán sự phát thải nhà kính
Bên mua: chủ yếu là các nước phát triển, hay các nước có nền sản xuất công nghiệp phát triển, có nhu cầu xả thải cao
Bên bán: chủ yếu là các nước đang phát triển hoặc kém phát triển.
b. Hàng hóa của thị trường là chứng nhận giảm phát thải nhà kính (CERs)
Hàng hóa này cũng giống như các hàng hóa khác, nó có đầy đủ 2 thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng:
Giá trị của hàng hóa CERs thể hiện ở giá cả của nó trên thị trường. Hiện nay trên thị trường, mức giá trung bình là 14 USD/ tấn khí giảm thải được chứng nhận.
Giá trị sử dụng của CERs chính là nó được dùng vào việc cho phép tăng lượng thải khí của các nước có nhu cầu, trong điều kiện vẫn đảm bảo tổng lượng khí phát thải nhà kính thải vào môi trường Trái đất.
Đã mua và bán nên phải có “cân đong, đo đếm” rõ ràng. Ngoài việc các bên tham gia thực hiện dự án phải giám sát “cân đo” chặt chẽ, quốc tế còn quy định buộc phải có tổ chức quốc tế được chỉ định để thẩm tra và đề nghị Ban chấp hành (đại diện của các nước tham gia để công nhận và cấp chứng chỉ, chứng nhận).
c. Hình thức mua – bán trên thị trường sự phát thải nhà kính
Thị trường mua – bán có 2 hình thức chính, đó là:
Mua bán hạn mức thải khí giữa các nước phát triển, nước gây ô nhiễm nhiều có thể mua mức thải khí chưa dùng hết của nước khác để được quyền phát thải vượt mức
Mua quyền thải khí thông qua việc đầu tư vào những dự án ở các nước đang phát triển, như trồng rừng, bảo tồn đất, tăng hiệu suất năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo được.
d. Hình thức thanh toán cho hoạt động mua – bán sự phát thải nhà kính
Tùy theo dự án có khả năng giảm phát thải là bao nhiêu, bên mua sẽ trả cho bên bán kinh phí dưới nhiều hình thức khác nhau. Chủ yếu là:
Chuyển giao thiết bị, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm trong các dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thanh toán bằng tiền để tái đầu tư và đầu tư mới vào các dự án xử lý ô nhiễm và cải tạo chất lượng môi trường, trong đó có các khu công nghiệp và khu chế xuất.
1.3.4.2. Điều kiện tham gia vào thị trường mua – bán sự phát thải nhà kính
Để thực hiện được cam kết của các nước phát triển về giảm tổng lượng phát thải các khí nhà kính, Hội nghị Kyoto đã đưa ra 3 cơ chế, trong đó khuyến khích thực hiện cơ chế phát triển sạch CDM. Muốn tham gia vào thực hiện được dự án CDM thì các nước phải đáp ứng 3 yêu cầu sau: 1. Tự nguyện tham gia CDM; 2. Chỉ định cơ quan quốc gia về CDM; 3. Phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.
Chu trình thực hiện một dự án CDM quốc tế quy định như sau:
Giai đoạn chuẩn bị dự án bao gồm việc thiết kế dự án, thực hiện theo hướng dẫn và được nước chủ nhà phê duyệt và xin đăng ký lên tổ chức quốc tế, được các nhà đầu tư cung cấp tài chính cho dự án.
Giai đoạn thực thi dự án được các bên tham gia dự án thực hiện và tổ chức quốc tế thẩm tra và cấp chứng chỉ giảm phát thải CERs.
Cách thức xây dựng, thẩm định, phê duyệt đều có các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định chặt chẽ và phải tuân theo.
Khi thực hiện dự án CDM trong thị trường mua bán sự phát thải nhà kính, phía mua và phía bán đều phải có lợi cho mình. Bên bán, nếu thực hiện thành công dự án sẽ thu hút được khoản vốn đầu tư từ các nước phát triển; tiếp nhận được công nghệ mới theo hướng bền vững; Góp phần bảo vệ môi trường quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ công ăn việc làm. Còn bên mua sẽ nhận được một chứng chỉ CERs cho nước họ, do kết quả giảm phát thải tại nước bán với chi phí thấp hơn thực hiện tại nước mua.
1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường mua – bán sự phát thải nhà kính
Tiềm năng của một thị trường luôn được đánh giá qua một số tiêu chí như cung – cầu, giá cả, cạnh tranh, các chính sách của Chính phủ Thị trường mua – bán sự phát thải nhà kính tuy là thị trường mới nhưng cũng nằm trong sự đánh giá theo các chỉ tiêu cơ bản trên của thị trường.
1.4.1. Nguồn cung – cầu của thị trường
Cung: là lượng một hàng hóa mà doanh nghiệp xuất khẩu muốn bán ở mỗi mức giá chấp nhận được. Cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá cả hàng hóa dịch vụ, sự phát triển của khoa học công nghệ, các chi phíDoanh nghiệp phải xác định lượng hàng hóa dịch vụ có khả năng đưa ra các thị trường nước ngoài ứng với mỗi mức giá nhất định.
Cầu: là lượng một mặt hàng mà khách hàng nước ngoài muốn mua ở một mức giá chấp nhận được. Doanh nghiệp phải xác định lượng cầu cụ thể về hàng hóa của doanh nghiệp ứng với mỗi mức giá nhất định.
Đối với thị trường mua – bán sự phát thải nhà kính thì nguồn cung chính là các nước đang và kém phát triển, nơi mà còn thừa nhiều chỉ tiêu phát thải chưa dùng đến. Bên cạnh đó thì cùng với sự phát triển không ngừng của nền đại công nghiệp ở các nước phát triển trên thế giới, thì chỉ tiêu phát thải lại rất thiếu, cần phải mua từ các nước còn thừa chỉ tiêu; chính vì vậy, nó trở thành nguồn cầu tiềm năng cho thị trường đặc biệt này. Mặt khác, hiện nay, vấn đề hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu đang được cả thế giới tập trung quan tâm và tìm biện pháp hạn chế, khắc phục hậu quả; một trong những giải pháp kinh tế hiệu quả chính là việc mua bán sự phát thải nhà kính đã được đưa ra tại các hội nghị quốc tế về môi trường, càng củng cố hơn nữa sự dồi dào và tiềm năng của nguồn cung cầu hàng hóa đặc biệt này.
1.4.2. Giá cả của hàng hóa được đưa ra mua – bán
Giá cả: là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hình thành do sự tương tác giữa người mua và người bán trên thị trường xuất khẩu gọi là giá cả xuất nhập khẩu. Giá cả này của hàng hóa luôn biến động do sự tương tác của cung và cầu trên thị trường xuất khẩu của một loại hàng hóa ở một thị trường nhất định.
Giá cả của sự phát thải nhà kính được chứng nhận phụ thuộc vào từng dự án và thị trường. Ban đầu, giá hàng hóa này rất rẻ, chỉ khoảng 2-10USD/ tấn CO2; thì hiện nay, giá đã tăng lên khoảng 20 USD hoặc 20 Euro/tấn CO2. Mức giá này còn được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng nữa khi mà nhu cầu mua sự phát thải nhà kính ngày càng cao.
1.4.3. Yếu tố cạnh tranh trên thị trường
Sự cạnh tranh là sự giành đua giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm giành giật thị trường xuất nhập khẩu thu lợi nhuận.
Trên thị trường mua – bán sự phát thải nhà kính diễn ra sự cạnh tranh giữa cả những người bán và những người mua. Những người mua cạnh tranh nhau để giành được những dự án giảm phát thải với chi phí thấp nhất từ các nước đang phát triển và kém phát triển. Các nước này lại cạnh tranh nhau để có được những dự án CDM lớn để thu về nguồn tài chính cho cải tạo tình trạng môi trường. Tiềm năng của thị trường càng lớn, phát triển càng mạnh thì sự cạch tranh càng quyết liệt và khó khăn, đặc biệt là giữa các nước đang phát triển để thu hút các dự án CDM.
1.5. Sự cần thiết của việc phát triển thị trường mua – bán sự phát thải nhà kính đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Thị trường mua – bán sự phát thải nhà kính như đã được nêu ở trên là một thị trường mới, còn rất tiềm năng. Việc tận dụng và khai thác thị trường này là cần thiết đối với tất cả các nước vì lợi ích của quốc gia mình mà không làm phương hại đến môi trường và các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường Trái đất. Đặc biệt, đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, thị trường này tỏ ra rất triển vọng, phù hợp với tình hình thực tế của quốc gia.
Với điều kiện của Việt Nam là một nước đang phát triển, đã tham gia vào Nghị định thư Kyoto, lượng thải của Việt Nam còn dư thừa chưa dùng hết nên việc tham gia vào và phát triển thị trường này ở Việt Nam là rất cần thiết để tranh thủ vốn và công nghệ từ các nước phát triển. Các dự án giảm phát thải ở Việt Nam sẽ mang lại nguồn tài chính, kỹ thuật hỗ trợ cho các hoạt động cải tạo và nâng cao chất lượng môi trường mà nếu như không có, Việt Nam sẽ khó có thể thực hiện được.
Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng cần phải thực hiện các cam kết và quy định chung của các tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp định khung của Liên hợp quốc và phê chuẩn Nghị đinh thư Kyoto, vì vậy tất yếu phải tuân thủ các cam kết và quy định trong các Nghị định mang tính quốc tế này. Việc mua – bán sự phát thải là cách tốt để thực hiện các cam kết. Cuối cùng, Việt Nam đang hội nhập tích cực vào nền kinh tế toàn cầu, nên chúng ta cũng cần phải đóng góp vào các nỗ lực để giải quyết các vấn đề lớn như biến đổi khí hậu hay gia tăng hiệu ứng nhà kính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6060.doc