Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn đó là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như: phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Trong quán trình canh tác dề gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích trên đất rừng vì thế trong quá trình sản xuất nông nghiệp cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự bền vững thích hợp.Việt Nam có một nền văn minh lúa nước từ bao đời nay người nông dân chủ yếu sinh sống nhờ ngành nông ngiệp, nước ta vốn đi lên cũng từ một nền kinh tế nông ngiệp là chủ yếu, thời kỳ trước đây nền kinh tế còn mang nặng tính tự cấp tự túc công nghiệp thì nhỏ bé và lạc hậu, các ngành dịch vụ thì chưa phát triển lại chịu hậu quả của chiến tranh. Thời kỳ trứơc năm 75 những cân đối lớn trong nền kinh tế của nước ta được đảm bảo bằng việc thắt lưng buộc bụng của hậu phương lớn bằng những viện trợ và vay nợ của nước ngoài vì thế tuy có những năm mức tăng trưởng kinh tế tương đối khá nhưng tỷ lệ nhập siêu rất lớn, nền kinh tế mất cân đối và gặp rất nhiều khó khăn rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng nhất là vào cuối thập kỷ 70, nửa đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20.
67 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phục vụ xây dựng cánh đồng có giá trị kinh tế cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a học kỹ thuật vào sản xuất.
- Hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại đang được mở rộng tới các hộ dân trong.
- Hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu đang từng bước hoàn thiện, toàn xã có 4 trạm bơm điện với công suất 2500 m3/giờ trở lên.
- Ngoài ra xã còn có hội trường làm việc, 1 kho vật tư.
-Xã có trục đường giao thông nông thôn hoàn thiện bằng đường láng nhụa, 5/5 thôn có đường bê tông kiên cố tạo điều kiện cho công tác vận chuyển hàng hoá về nơi tiêu thụ một cách nhanh chóng.
Đội ngũ cán bộ HTX luôn chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, năng động trong các mối quan hệ với một số doanh nghiệp.
Nhân dân trong xã đoàn kết cần cù trong lao động, sáng tạo học hỏi kinh nghiệm sản xuất của một số vùng lân cận. Tích cực tiếp thu những tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Chính quyền địa phương luôn thẳng thắn nhận ra những thiếu sót và hạn chế trong việc lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất từ đó tìm ra hướng đi phù hợp nhất để phát triển kinh tế địa phương.
2/- Khó khăn
- Hàng nông sản của cánh đồng 50 triệu còn chủ yếu là tiêu thụ trong thị trường nội địa và chỉ có một lượng nhỏ dành cho xuất khẩu. Do đặc thù của sản phẩm cánh đồng 50 triệu rất phong phú và đa dạng. Vì sản phẩm mang tính thời vụ, ngưòi dân quen với thói quen bán sản phẩm tại chỗ mặt khác địa phương không có cơ sở chế biến do vậy sản phẩm thu hoạch về sẽ không thể để được lâu.
- Không có đại lý chính thức, không có các tổ chức thương mại chính thức đứng ra tiê u thụ hay bao tiêu sản phẩm cho địa phương cũng là một trong những thực trạng khó khăn trong vấn đề tiêu thụ.
- Sản phẩm nông nghiệp của Quỳnh thọ mới chủ yếu là các loại cây lương thực với giá trị kinh tế chưa cao, sản phẩm nông nghiệp chưa có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Mặt khác sản phẩm của các tỉnh lân cận có sức cạnh tranh lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ sản phẩm của địa phương.
Việc chuyển dịch diện tích cấy lúa kém hiệu quả và tận dụng mặt nước hoang sang nuôi thả cá và cấy lúa được hưởng ứng mạnh mẽ. Các hộ nuôi thâm canh đạt hiệu quả cao hơn từ 2- 2,5 lần nuôi quảng canh và cấy lúa. Giá trị thu nhập từ mô hình này ước đạt 760- 800 triệu đồng/ năm.
Sự phát triển kinh tế của địa phương đánh dấu bước ngoặt quan trọng của BQT HTX cũng như chính quyền địa phương. Giá trị thu nhập của các ngành sản xuất và hiệu quả kinh tế ngày một tăng dần. Thu nhập của người dân trong xã dần tăng lên. Giá trị bình quân thu nhập bằng tiền năm 2004 đạt 4 triệu 100.000 đồng cao hơn so với 2003 là 500.000 đồng 1 người/ năm. Thu nhập của người dân ngày một ổn định đời sống đã từng bước khắc phục được khó khăn. Đó là do sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ ckhác địa phương không có cơ sở chế biến do vậy sản phẩm thu hoạch về sẽ không thể để được lâu.
- Sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm mang tính thời vụ cao, quá trình sản xuất lại phân tán nguồn tài chính của địa phương còn hạn hẹp hơn nữa việc vận chuyển thường gặp khó khăn và thị trường tiêu thụ lại không ổn định. Do đó việc lựa chọn thị trường tiêu thụ hàng nông sản trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn.
- Việc chỉ đạo của Ban quản trị HTX đôi khi cò chưa thường xuyên, bám sát với tình hình thực tế của đại phương.
- Công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng. Một bộ phận xã viên với trình độ hạn chế, ý thức còn mang nặng phong cách sản xuất truyền thống kém hiệu quả. Việc tập huấn chưa được hưởng ứng nhiệt tình đôi khi bà con xã viên còn ngài đi tham gia các lớp tập huấn tiên bộ KHKT, tiếp thu ứng dụng một số loại cây con mới vào sản xuất.
- Vai trò của các nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp chưa thực sự phát huy tác dụng trong liên kết 4 nhà trong phát triển nông nghiệp.
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ HTX còn hạn chế. Việc đào tạo cán bộ chưa thực sự đáp ứng với sự phát tiển kinh tế nông nghiệp hiện nay. Đào tạo cán bộ mới chỉ dừng ở cán bộ quản lý. Cán bộ khuyến nông, cán bộ chế biến, cán bộ Marketing còn thiếu. Bộ máy lãnh đạo HTX chưa được trẻ hoá, một số đồng chí đã có tuổi lại không được đào tạo cơ bản từ đó đã dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu hoạt động của HTX trong thời kỳ mới.
- Việc sử dụng vốn vay trong sản xuất chưa thực sự phát huy hiệu quả, đôi khi đồng vốn chưa được sử dụng đúng mục đích ở mộy số đối tượng được vay vốn.
- Việc quy hoạch vùng sản xuất chưa khoa học làm ảnh hưởng đến quy luật sản xuất chung dấn đến năng suất chưa cao. Chưa tận dụng hết lợi thế đất
đai của đại phương, một số mặt nước hoang chưa được đưa vào sử dụng.
- Việc lựa chọn và bố trí hợp lý, khoa học các công thức luân canh cây trồng con vật nuôi chưa đảm bảo. Một số công thúc luân canh được áp dụng trong thời gian qua vẫn mang nặng tính truyền thống chưa có sự đột phá.
- Cán bộ HTX chưa năng động, sáng tạo trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho địa phương. Trong khi đó sản phẩm do nông dân làm ra ngày một nhiều, giá cả lại thấp, thị trường tiêu thụ hẹp, việc bảo quản sản phẩm gặp không ít khó khăn vì không đủ kỹ thuật. Làm cho một bộ phận nông dân không tin tưởng vào việc lãnh đạo sản xuất.
- Chưa có cơ chế khuyến khích thích đáng đối với các hộ sản xuất có hiệu quả. Việc động viên khen thưởng chưa kịp thời làm cho phong trào thi đua trong sản xuất chưa phát huy hiệu quả.
Trình độ quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu hiện nay.
Phần thứ ba:
Phương hướng - mục tiêu - giải pháp
tiêu thụ sản phẩm và xây dựng cánh đồng có giá trị kinh tế cao của xã quỳnh thọ
I/. Những ảnh hưởng của môi trường:
Trong khi thực hiện cơ chế thị trường như hiện nay, mỗi năm đơn vị sản xuất, mỗi cá nhân phải nắm rõ được sản phẩm của mình, sản xuất ra có lợi thế cạnh tranh gì để tận dụng phát huy lợi thế đó trên thị trường. Biết được trong tình hình hiện nay tất cả các điạ phương của tỉnh Thái Bình và của cả nước đều thực hiện xây dựng cánh đồng có giá trị kinh tế cao, sức mua của người dân trong nước thì có hạn, nhu cầu thì rất lớn về hàng hoá sản phẩm.
- Sự cạnh tranh gay gắt và dẫn đến khủng hoảng thừa nêú ta không lựa chọn đúng thời cơ.
- Sự gia tăng vô giá cả vật tư, phân bón, cây con giống và nói chung là làm tăng yếu tố đầu vào.
- Một bộ phận người dân ly hương để đi làm tại các nhà máy, các khu công nghiệp.
- Sự gia tăng về ô nhiễm môi trường nhất là môi trường nông thôn do thâm canh sử dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc BVTV làm mất cân bằng sinh thái do thâm canh cao.
- Việc nhà nước và yêu cầu thực tế của đối tác về độ an toàn vệ sinh thuốc BVTV.
1. Môi trường vĩ mô:
- Đối với cánh đồng có giá trị kinh tế cao thị trường mua và các loại giống cây có gía trị kinh tế cao. ở nước ta trước đây trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp vật tư với giá thấp cho chung cả toàn nền nông nghiệp do đó ý thức tiết kiệm của người lao động thấp. Đến nay việc phát triển cánh đồng có giá trị kinh tế cao thì người nông dân phải tự hạch toán tìm và cân đối nguồn vật tư và giống cây trồng do vậy, muốn tiếp tục duy trì xây dựng cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao thì nhất thiết phải cải tiến công nghệ, áp dụng các tiến bộ KHKT để giảm thiểu mọi chi phí và tiết kiệm vốn.
- Thị trường lao động đối với cánh đồng có giá trị kinh tế cao thì lao động sử dụng chủ yếu là lao động tại chỗ, trình độ lao động thấp chủ yếu là lao động thuần tuý, lao động phổ thông do vậy việc nâng cao trình độ nắm bắt KHKT cho người lao động là việc làm rất cần thiết. Việc liên kết trao đổi học hỏi kinh nghiệm cần tích cực được triển khai có hiệu quả, đó là việc liên kết với các cơ quan khuyến nông của cấp trên.
- Thị trường tiền và vốn là nơi có thể tạo được nguồn vốn để tổ chức hoạt động. Hiện nay chúng ta huy động nguồn vốn từ các nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách người nghèo, và vốn của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn do đó lãi xuất tiền gửi và cho vay của ngân hàng đều do nhà nước quy định chứ chưa co quan hệ cung cầu trên thị trường điều tiết.
- Thị trường bán (tiêu thụ sản phẩm).
Đây là thị trường quan trọng nhất để tiêu thụ sản phẩm trên cánh đồng 50 triệu đó là những yếu tố rất quan trọng để tiếp tục phát triển hay không phát triển cánh đồng 50 triệu. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất chưa phải là điều quan trọng nhất đó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Điều quan trọng và quyết định sự tồn tại và phát triển cánh đồng 50 triệu đó là việc tiêu thụ sản phẩm trên cánh đồng đó như thế nào giá trị ra sao. Trước đây các sản phẩm nông nghiệp đều do nhà nước thống nhất điều tiết và phân phối. Hiện nay các sản phẩm làm ra từ nông nghiệp thì mỗi địa phương, mỗi hộ gia đình cá nhân, phải tự tìm thị trường tiêu thụ trong điều kiện nhà nước có chính sách hỗ trợ quy định, mỗi sản phẩm đều phải tính đến ưu thế cạnh tranh, tính ưu việt của sản phẩm đó trên thị trường.
2. Môi trường vĩ mô.
- Các nhân tố kinh tế có tác động lớn vào nhiều mặt đến môi trường hoạt động của việc phát triển cánh đồng 50 triệu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng, chủng loại và cơ cấu của thị trường. Các nhân tố này bao gồm :
Thu nhập bình quân đầu người/năm.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ và lãi xuất ngân hàng ...
Các nhân tố này là cơ hội và đồng thời cũng là nguy cơ thách thức đối với các hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Để xác định một cách chính xác ảnh hưởng của các nhân tố này ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong hiện tại và tương lai.
- Các nhân tố chính trị pháp luật thể hiện ở việc có các tác động của nhà nước đến môi trường hoạt động xây dựng phát triển cánh đồng 50 triệu đó là việc thông qua 2 công cụ điều tiết như môi trường vĩ mô là các chính sách và pháp luật: các quy định về chống độc quỳên, các chính sách thuế, các luật về bảo vệ môi trường, các chính sách ưu đãi của chính phủ và của mỗi địa phương... Các nhân tố này có thể tạo ra cơ hội cũng như thách thức nguy cơ đối với việc xây dựng và phát triển cánh đồng 50 triệu do đó cần phải chú ý và lưu tâm tới sự biến động của nhân tố này.
- Các nhân tố kỹ thuật công nghệ là nhân tố thường biến động ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các làng nghề nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở trình độ công nghệ sản xuất nào. Bên cạnh đó với sự phát triển như vũ bão khoa học kỹ thuật trên thế giới thì đòi hỏi cần phải không ngừng nắm bắt thu thập thông tin về khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất như thế nào trên cánh đồng 50 triệu.
- Nhân tố văn hoá xã hội đó là nhóm nhân tố trực tiếp tác động đến quy mô và cơ cấu của thị trường, nó trở thành các tiêu thức quan trọng cho việc nghiên cứu và phân đoạn thị trường. Các nhân tố thuộc nhóm này có sự biến đổi, tiến triển nhanh hay chậm đôi khi rất khó nhận biết và phân tích nó thuộc phong tục tập quán, phong cách sống, cơ cấu giới tính, tỉ lệ sinh, trình độ dân trí ... Do vậy để nâng cao hiệu quả của hoạt động, việc xây dựng và phát triển cánh đồng 50 triệu cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhóm nhân tố này để có đối sách phù hợp, việc thay đổi nhân tố này là rất khó khăn và đòi hỏi phải có thời gian.
3. Nhân tố môi trường ngành kinh doanh sản phẩm.
Môi trường ngành bao gồm các nhân tố trong nội bộ ngành và các nhân tố ngoại cảnh có tác động quyết định đến tính chất, mức độ cạnh tranh trong ngành bao gồm :
- Khách hàng là các sức ép ở phía khách hàng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng và nhu cầu khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu của nhu cầu thi trường, nó là yếu tố quan trọng nhất khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Do vậy đê nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì mỗi địa phương mỗi đơn vị cần phải duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng mới. Nói cách khác là phải xây dựng được "chữ tín" với khách hàng của mình, phân tích biến động của nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng và những nhu cầu của họ, đặt họ vào vị trí nhân vật trung tâm trong hoạch định chiến lược thị trường:
- Các đối thủ cạnh tranh bao gồm các đối thủ dang có mặt trên thị trường và đối thủ tiềm ẩn. Đối thủ cạnh tranh chiếm giữ một phần thị trường, luôn có ý định mở rộng thị phần của mình thậm chí lôi kéo khách hàng, do vậy cần phải phân tích nắm bắt những thông tin về đối thủ cạnh tranh như: điểm mạnh, điểm yếu, cơ cấu tổ chức, nguồn vốn công nghệ áp dụng trong sản xuất ... Để từ đó lựa chọn chính sách cho phù hợp về vấn đề tiêu thụ sản phẩm như: chính sách về giá cả, quảng cáo khuyếch trương, giới thiệu sản phẩm ... Khi nghiên cứu cần tập trung nghiên cứu đến hai đối tượng sau:
+ Nhà cạnh tranh hiện tại: đang cung cấp sản phẩm gì, đang chiếm thị phần với quy mô như thế nào và luôn có ý định mở rộng hay thu hẹp thị phần.
+ Nhà cạnh tranh tiềm ẩn: có khả năng tham gia sản xuất hay không, thường xuất hiện và với khả năng công nghệ như thế nào, nguồn vốn ra sao, thường có sản phẩm thay thế ưu việt đến mức nào.
- Sức ép của nhà cung cấp đó là số lượng các nhà cung ứng có khả năng lựa chọn tối ưu đầu vào, phải thiết lập hệ thống cung ứng rộng khắp để phòng những lúc khan hiếm vật tư, từ đó giảm thiểu các chi phí đầu vào để hạ giá thành sản phẩm. Do vậy cần nghiên cứu kỹ các nhà cung ứng trong tổng thể các yếu tố, hạn ché mức thấp nhất những sức ép, quan hệ với nhiều nhà cung ứng để tạo ra sức cạnh tranh giữa họ với nhau.
4. Nhân tố môi trường:
Đây là yếu tố bên trong bao gồm có những điểm mạnh điểm yếu ảnh hửơng đến sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm do vậy cần phải phân tích kỹ càng để có những giải pháp cho phù hợp.
- Số lượng sản phẩm trên cánh đồng 50 triệu chủ yếu là sản phẩm nông sản hàng hoá gồm để bán ra ngoài thị trường để tiêu dùng và làm nguồn nguyên liệu để chế biến tiêu dùng và xuất khẩu. Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trên thị trường ảnh hưởng đến vị thế khả năng chiếm lĩnh thị trường. Số lượng sản phẩm lớn tức là hàng hóa được thị trường chấp nhận, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm hàng hoá và chuyên môn hoá sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc điểm nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số kỹ thuật có thể so sánh được, thoả mãn nhu cầu nhất định của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của đặc tính sử đụng với nhu cầu của người tiêu dùng. Chất lượng là tiêu thức đầu tiên của người tiêu dùng, chất lượng càng cao thì tiêu thụ càng nhanh và có sức cạnh tranh lớn. Cuối cùng do uy tín không ngừng tăng lên tạo việc thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường và củng cố vị thế trên thị trường do đó cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá nhất là trong giai đoạn hiện nay, đay là yếu tố quyết định việc lựa chọn và muaẩn phẩm của người tiêu dùng.
- Giá cả sản phẩm là một tiêu thức cạnh tranh, việc nghiên cứu giá cả là rất quan trọng để có sự điều chỉnh linh hoạt trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, vì vậyđịnh giá hợp lý là điều kiện quan trọng để hoạt động tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao và mở rộng được thị trường.
- Công tác tổ chức tiêu thụ cần phải có sự nghiên cứu tổ chức hoạt động nhịp nhàng và ăn ý chú ý đến tốc độ quay vòng của đồng vốn.
* Tóm lại: tổ chức tiêu thụ sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng là "cầu nối" giữa sản xuất và thị trường, giữa sản phẩm và khách hàng. Do vậy cần nghiên cứu để xây dựng và tổ chức một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động hỗ trợ khác để tiêu thụ sản phẩm trên cánh đồng 50 triệu.
II. phương hướng - mục tiêu
1. Một số mục tiêu phát triển của địa phương giai đoạn 2005- 2010
Với phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ ( 2005- 2010) đề ra cụ thể là:
+ Phấn đấu tốc độ tăng trưởng hàng năm= 10% trở lên.
- Nông nghiệp tăng trưởng 8 %
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, XDCB đạt 15- 16 %
- Dịch vụ thương mại 13- 14 %
+ Đẩy nhanh tăng năng xuất lúa đạt 130- 135 tạ/ha/năm.
+ Tăng diện tích trồng cây màu vụ Đông đạt từ 73% diện tích đất 2 lúa trở lên.
+ Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt từ 18 tỷ – 19 tỷ đồng
+ Cơ cấu kinh tế trong các ngành là:
Nông nghiệp là: 43,2 %
Tiểu thủ công nghiệp, XDCB: 25 %
Dịch vụ thương mại: 31,8 %
+ Tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác toàn xã trung bình đạt từ 45 triệu đồng / ha năm trở lên.
+ Phấn đấu bình quân thu nhập trên đầu người từ 7- 9 triệu/năm.
Tốc độ tăng trưởng của các ngành 2005 – 2010.
Các ngành
Tốc độ tăng trưởng (%)
Nông nghiệp
8
Công nghiệp, TT CN, XDCB
15 – 16
Dịch vụ thương mại
13 - 14
Cơ cấu kinh tế trong các ngành
Các ngành
Tỷ lệ %
Nông nghiệp
43,2
Công nghiệp, TTCN, XDCB
25
Dịch vụ thương mại
31,8
Phương hướng xây dựng cánh đồng
Tên cánh đồng
Đồng miễu ĐN1
Đồng cửa chùa ĐN1
Đồng rộc ĐN2
Đồng vần ĐN3
Đồng giông ĐN3
Đồng bố TB
Đồng vược AH
Tổng diện tích (ha)
15,1
11
9,7
8,2
10,6
14
13
Công thức luân canh có thể áp dụng tại xã Quỳnh Thọ
Công
thức
Loại cây trồng
Thời gian chiếm đất
Năng xuất
Tạ/ha
đơn giá
đồng/kg
Giátrị sảnlượng/ ha
(triệu đồng)
Tổnggiá trị/ha/năm
(triệu đồng)
Ghi chú
1
Lúa xuân
15/01-10/6
70
2000
14.00
60.5
Giống lúa Q5, KD, N87, HT số 1, ớthàn quốc
Lúa mùa sớm
15/6-20/9
55
3000
16.50
ớt đông
30/9-10/2
200
1500
30.00
2.
Dưa bao tử
20/2-30/5
150
2500
37.50
81.0
Giống dưa nhà máy cung cấp, giống lúa N87, HT1
Lúa mùa
15/6-30/9
55
3000
16.50
Cải cuốn Đài Loan
15/10-20/2
54.00
500
27.00
3.
Lúa xuân
10/2-15/6
70
2000
14.00
64.0
Dưa làm bầ, giống lúa N87, KD, HT1
Dưa Gang
10/6-30/7
28000
400
11.20
Lúa mùa
5/8-10/11
50
3000
15.00
Rau các loại
10/11-5/12
400
600
24.00
4
ớt xuân
10/2-15/6
250
2000
50.00
93.5
Giống ớt hàn quốc, giống lúa N87, KD, HT1
Lúa mùa
20/6-30/9
55
3000
16.50
Cải cuốn xuất khẩu
15/10-20/2
54.000
500
27.00
5
Lúa xuân
15/2-10/6
70
2000
14.00
57.5
Giống lúa Q5, KD
Lúa mùa
15/6-1/10
55
3000
16.50
Cải cuốn Đài Loan
15/10-20/2
54.000
500
27.00
Dự kiến hiệu quả thu nhập trên các cánh đồng giá trị kinh tế cao của xã Quỳnh Thọ (ĐVT Triệu đồng)
Tên cánh đồng
Thôn
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
Đồng Miễu
Đại Nẫm 1
80
42
38
Cửa chùa
Đại Nẫm 1
90
41
49
Đồng Rộc
Đại Nẫm 2
110
43
67
Đồng Vần
Đại Nẫm 3
90
43
47
Đồng Giông
Đại Nẫm 3
95
42
53
Đồng Vược
An Hiệp
90
57
33
* Mục tiêu phấn đấu
Năm 2006- 2010 toàn xã có từ 50% diện tích trở lên đạt 50 triệu đồng trở lên/ ha/ năm. Mở rộng diện tích cây màu vụ đông. Xây dựng 100% số thôn đều có cánh đồng đạt giá trị 50 triệu. Đưa hệ số sử dụng đất từ 2,4- 2,5 lần/ ha/ năm. Đảm bảo sự liên kết hài hoà giữa sản xuất - chế biến- tiêu thụ.
Việc bố đất đai trên ta thấy trong giai đoạn tới Quỳnh thọ có thể xây dựng 5 cành đồng có diện tích 7 ha trở lên đạt giá trị 50 triệu /ha /năm trở lên.
Qua theo dõi đất đai và tập quán canh tác của địa phương BCĐ xây dựng cánh đồng 50 triệu của xã đã xây dựng một số công thức luân canh như sau:
Lúa xuân – lúa mùa sớm – ớt đông (ngô, đậu tương)
Dưa bao tử – lúa mùa sớm – cải cuốn xuất khẩu
Lúa xuân – lúa mùa– Cải cuốn xuất khẩu
ớt xuân – Lúa mùa – Cải cuốn
Lúa xuân – Dưa gang – Lúa mùa – Rau các loại
Diện tích, năng suất, giá trị dự kiến đạt được
Đơn vị: 1000đ
Loại cây trồng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Diện tích (ha)
NS (tạ/ha)
SLượng (tạ)
Diện tích (ha)
NS (tạ/ha)
SLượng (tạ)
Diện tích (ha)
NS (tạ/ha)
SLượng (tạ)
Lúa xuân
165
64
10560
165
65
10725
160
66
10560
Lúa mùa
165
58
9570
165
58,5
9652.5
160
59
9440
Vụ đông
122
134
135
ớt đông
15
153
2295
17,2
154
2648,8
17,2
154
2648,8
Ngô đông
20
35
700
21,8
38
828,4
21,8
38
828,4
Khoai tây
18
200
3600
17.5
210
3675
18.5
210
3885
Dưa bao tử
9
150
1350
17
150
2550
17
30
2550
Rau màu
46
96
4416
45.5
96
4368
45.5
95.6
4368
Cải cuồn XK
14
54000
756000
15
54000
810000
15
810
Tổng
452
54000
785451
464
840772.7
455
844280.2
Quỳnh thọ là một xã thuần nông vì vậy mục tiêu phát triển kinh tế mà Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2005- 2010 đề ra phải biết khai thác tiềm năng vốn có của địa phương như: đất đai, lao động...
3/- Một số kết quả tìm hiểu thực tế:
Trong thời gian về thực tập tại địa phương em đã có điều kiện đi tham quan một số mô hình sản xuất của bà con nông dân trong xã. Cùng với đó là quá trình đi tìm hiểu thực tế bằng phương pháp phỏng vấn tại một số đại lý ở các xã như An Hiệp,An đồng huyện Quỳnh Phụ chuyên thu mua hàng nông sản. Em thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân làm cho nông sản của Quỳnh thọ chưa có cơ hội vươn ra thị trường trong khi đó hàng nông sản cùng loại của một số xã như Quỳnh Hội, Quỳnh Hải lại có sức vươn khá mạnh.
Đặc biệt là đối với Quỳnh Hải một địa phương được coi là đầu tầu trong việc tiêu thụ nông sản trong những năm qua. Giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích của Quỳnh Hải không còn dừng ở 50 triệu mà địa phương đang phấn đấu cho giá trị thu nhập 65 triệu- 80 triệu/ ha/ năm. Xuất phát từ quá trình tìm hiểu thực tế được biết sự thành công trong tiêu thụ nông sản đối với xã Quỳnh Hải, Quỳnh Hội là việc tìm kiếm thị trường và mở rộng thị trường cùng với đó là bước đột phá trong cơ cấu gieo trồng, mạnh giạn xoá bỏ các giống cây có giá trị năng suất thấp thay vào đó là cây trồng có giá trị suất khẩu cao như: đỗ xào, cải bắp tím, hoa...Việc quy hoạch vùng sản xuất một cách khoa học, xã đã quy hoạch riêng một vùng chuyên rau màu từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu và chăm bón. Cơ cấu mùa vụ cùng thay đổi, những năm trước địa phương áp dụng phương thức luân canh 2 vụ lúa 1 vụ màu đối với toàn bộ diện tích gieo trồng nhưng hiện nay Quỳnh Hải đã chuyển hẳn sang gieo trồng 2 vụ màu một vụ lúa và kết quả là đem lại lợi ích kinh tế gần gấp đôi khi chưa chuyển đổi. Hàng nông sản của Quỳnh Hải đã được đem bán tại một số công ty chế biến hàng nông sản của Hà Nội, Hải Dương sau đó được đem vào tiêu thụ tại một số tỉnh như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà rịa Vũng Tàu, Bình Dương. Từ những gì mà Quỳnh Hải đạt được đã làm tiền đề cho việc nghiện cứu tìm ra một số giải pháp cho thị trường hàng nông sản của Quỳnh thọ.
Đối với Quỳnh thọ mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản là một việc rất khó khăn cần thực hiện. Vì muốn xây dựng được cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao thì việc đầu tiên cần làm đó là tìm thị trường tiêu thụ hàng hoá từ chính cánh đồng được xây dựng. Do đó đòi hỏi phải có sự đồng tình của cán bộ và nhân dân trong xã đặc biệt là sự phối kết hợp tuyên truyền của các ban ngành và nhân dân chủ động tham gia vận động đoàn viên, hội viên thực hiện nhằm huy động tối đa sức mạnh tổng hợp của toàn thể nhân dân trong quá trình thực hiện.
- Hàng hoá của địa phương chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp vì thế cần phải thực hiện một số giải pháp chủ yếu để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá góp phần thực thiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế mà Đại hội Đảng bộ xã đề ra.
III/- một số Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hàng nông sản để xây dựng cánh đồng đạt giá trị cao
Trước thực trạng hoạt động tiêu thụ của địa phương còn hạn chế về nhiều mặt. Bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình em xin thằng thắn đề ra một số giải pháp cho địa phương để đẩy nhanh hoạt động tiêu thụ hàng nông sản góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế đề ra và giải quyết vấn đề tiêu thụ trước mắt cũng như lâu dài.
1/- Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu và mở rộng thị trường
Như chúng ta đã được biết mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tuân theo quy luật của thị trường. Đó là phải sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Nếu không tuân theo quy luật thì quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị sẽ không có hiệu quả và do vậy trước khi quyết định sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó thì mỗi đơn vị phải nghiên cứu rõ thị trường xem thị trường của sản phẩm mình là gì? Họ có nhu cầu như thế nào? Đặc tính nào của sản phẩm mà khách hàng ưa chuộng nhất? Dung lượng thị trường sản phẩm đó là bao nhiêu? Phải qua nghiên cứu và dự báo thì đơn vị mới biết được các thông tin về thị trường. Thị trường thì phong phú đa dạng và đối với sản phẩm là nông sản thì thị trường tiêu thụ là rất lớn: Có thị trường nội tỉnh, ngoại tỉnh, trong nước và ngoài nước. Đối với từng thị trường thì sẽ có các đặc điểm khác nhau: về mức thu nhập, về tâm lý, kinh tế xã hội, nghề nghiệp, giới tính của từng khách hàng trong từng thị trường. Mà quan trọng nhất ở đây vẫn là vấn đề về thu nhập.
Song do đặc thù chung hầu hết các BQTHTXNN là thiếu cán bộ làm công tác thị trường nên việc tổ chức thực hiện giải pháp này còn gặp nhiều khó khăn. Cho nên giải pháp này cũng được xem như là một kiến nghị với chính quyền địa phương, với BQT là cần phải tuyển dụng, đào tạo cán bộ làm công tác nghiên cứu về thị trường có trình độ chuyên môn cao đẳng đến Đại học. Phải có đầu tư tài chính về các trang thiết bị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, nghiên cứu phân tích xử lý thông tin về thị trường Có như vậy thì việc bao tiêu sản phẩm cho đơn vị mới đạt hiệu quả. Nếu không việc tiêu thụ như hiện nay sẽ là nguyên nhân kìm hãm sản xuất của HTX.
Việc nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp thêm thông tin về tình hình biến động của thị trường qua đó giúp lãnh đạo HTX có những thông tin cần thiết để kịp thời có những quyết định phù hợp với thị trường.
Xã hội càng phát triển thì yêu cầu tiêu dùng của người dân càng cao đòi hỏi về chủng loại, chất lượng sản phẩm cho sinh hoạt của con người. Trước đây khi thu nhập của người dân còn hạn chế thì việc chọn mua hàng hoá không đòi hỏi quá cao. Nhưng giờ đây khi đi mua hàng nhất là đối với hàng nông sản thì điều người tiêu dùng quan tâm đầu tiên là mặt hàng đó có phải là hàng sạch hay không. Vì hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc BVTV trong gieo trồng đã gây ra cho người tiêu dùng không tự tin khi mua loại hàng hoá này. ở nông thôn thu nhập chưa cao thì không muốn mua rau quả ở chợ vì sợ phun nhiều thuốc trừ sâu, ở các thành phố thì tìm đến những của hàng chuyên bán hàng sạch và sợ rau quả chứ nhiều thuốc bảo quản. Chính vì thế mà việc nghiên cứu nhu cầu về chất lượng là quan trọng nó quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa HTX.
Với tình hình thực tế thì BQT HTX có thể cử bộ phận cán bộ chuyên nghiên cứu về thị trường là một người có khả năng về hoạt động thương mại, chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản cho xã viên. Trong đó chủ nhiệm HTX là người phụ trách chung. Việc nghiên cứu thị trường hoạt động như sau:
Bộ phận nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu chính sách, chế độ của Nhà nước
Nghiên cứu phân phối tiêu thụ sản phẩm
Nghiên cứu quảng cáo và một số hoạt động bán hàng
Nghiên cứu nhu cầu về thị trường, chất lượng, giá cả, sản phẩm mà HTX có
Luôn lấy phương trâm gieo trồng và sản xuất những gì mà thị trường cần để cung cấp chứ không phải tìm thị trường cho những gì mà HTX có. Xác định nhu cầu của thị trường và sản phẩm mà HTX có từ đó sẽ lập kế hoạch gieo trồng phù hợp. Cần phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của nông sản để có biện pháp kịp thời.
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về nhu cầu của từng loại thị trường. HTX cần phải xác định thông tin mà người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.Việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ là cơ sở để HTX hiểu rõ hơn về thị trường, về khách hàng cũng như xu hướng vận độngvà phát triển của sản xuất kinh doanh. Việc nghiên cứu để tìm ra những thông tin quan trọng từ đó xử lý các thông tin đó để tìm ra những thắc mắc về thị trường và phương thức tiêu thụ. Xã cũng cần tổ chức các hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến đóng góp của đơn vị mua nông sản của điạ phương. Sau khi phân tích và xử lý thông tin HTX sẽ xác định nhu cầu mà HTX có thể đáp ứng được từ đó đề ra các quyết định trong sản xuất, tiêu thụ.
Để có được những thông tin cần thiết và thường xuyên thì HTX nên xây dựng các kêng thông tin với khách hàng như công ty chế biến nông sản thực phẩm Hải Dương, công ty đông lạnh Hải Phòng, công ty chế biến hải Phòng và một số đại lý lớn quanh vùng chuyên mua nông sản của địa phương đồng thời qua đó tạo điều kiện tốt cho việc giới thiệu sản phẩm mạnh mẽ hơn.
Hà Nội sẽ là thị trường tiềm năng lớn tiêu thụ nông sản cho Quỳnh thọ. Qua bản ghi nhớ này các doanh nghiệp Thái Bình sẽ được trao đổi thường xuyên về kinh nghiệm quản lý và các cơ chế chính sách quản lý về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xuất khẩu tạo điều kiện về địa điểm và các thủ tục pháp lý cho HTX DV nông nghiệp Quỳnh thọ mở chi nhánh văn phòng giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội. Từ đây sẽ có cơ hội giới thiệu sản phẩm quảng bá sản phẩm đến bạn bè khách du lịch quốc tế. Chiếm lĩnh được thị trường sẽ là cơ hội cho sự phát triển nông sản Quỳnh thọ vì Hà Nội là một thị trường rộng lớn sức mua lớn, giao thông đi lại thuận tiện. Đây là một giải pháp cần được thực hiện trong thời gian tới để tìm ra lối đi cho nông sản của Quỳnh thọ.
2- Một số hoạt động hỗ trợ việc tiêu thụ
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin thì tin học cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển thì việc sử dụng máy vi tính tại địa phương không chỉ còn bó hẹp ở soạn thảo văn bản, tính toán những số phục vụ cho công tác thống kê xác định tốc độ phát triển kinh tế mà việc sử dụng, khai thác, truy cập mạng Internet là một yêu cầu bức thiết.
* Lập trang Web
Với vấn đề tiêu thụ nông sản thì việc đưa thông tin về nông sản cũng có thể thông qua trang Web riêng của HTX, điều này nghe có vẻ khó thực hiện được trong điều kiện hoạt động của HTXDN và địa phương. Nhưng đó lại là một yêu cầu để hội nhập. Để có thể lập được một Website riêng cho địa phương phục vụ công tác tiêu thụ sản phẩm địa phương có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm xúc tiến thuộc sở thương mại Thái Bình, trung tâm công nghệ tin học thuộc sở khoa học công nghệ môi trường Thái Bình để họ hỗ trợ kinh phí cũng như hướng dẫn cách làm. Hiện nay trên mạng Internet có một số địa chỉ cung cấp dịch vụ lập Web miễm phí như trang Web tại địa chỉ www.easyvn.com . Đây là Website cung cấp dịch vụ lập Web miễm phí thông dụng nhất vì nó hoàn toàn được sử dụng bằng tiếng việt. Vì đây là một chương trình miễn phí nên nó không tránh khỏi hạn chế về dung lượng tin cũng như hình ảnh nhưng với thực tế của địa phương hiện nay thì đây là một con đường dễ và phù hợp nhất để nông sản của Quỳnh thọ có điều kiện đến được với người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Thông qua trang Web HTX có thể giới thiệu về sản phẩm, đặc tính của sản phẩm, số lượng cần bán là bao nhiêu, giá cả, phương thức bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng, quy trình sản xuất ra sản phẩm đó.
Bên cạnh việc đưa những thông tin về nông sản của địa phương, song song với quá trình đó là đưa kèm một số hình ảnh minh hoạ để khách hàng và người tiêu dùng, doanh nghiệp hiểu đầy đủ về sản phẩm mà địa phương có. Thông qua trang Weơnnong sản của địa phương cũng được nhiều người tiêu dùng biết đến và hơn thế nữa HTX có thể trao đối trực tiếp với khách hàng nghe những phản hồi trực tiếp từ họ về sản phẩm để có biện pháp điều hành sản xuất tốt hơn. Qua trang Web riêng HTX không những bán được hàng mà còn có thể kêu gọi đầu tư kinh phí cũng như quy trình sản xuất từ các doanh nghiệp.
Ngoài việc đưa thông tin về nông sản quảng bá trên Website thì HTX cũng có thể tìm hiểu rất nhiều thông tin liên quan đến lĩnh vực và một số hoạt động tiêu thụ nông sản của các địa phương trong cả nước cũng như tìm hiểu cách làm của họ từ đó tìm được lối đi hợp lý cho nông sản của địa phương. Và Internet là nơi cung cấp thông tin nhanh nhất, phong phú nhất cho HTX. Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin trong mọi lĩnh vực phục vụ công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo sản xuất thông qua một số Website cho phép tìm kiếm thông tin trên Internet tại các địa chỉ:
www.google.com.vn; www.home.namnet.vn; www.mail.yahoo.com . Trong đó trang www.google.com.vn là trang cho phép tìm kiếm bằng tiếng việt dễ dàng nhất.
Hiện tại địa phương cũng có một trang Web tại địa điểm easyvn.com/anquyquynhphu. Vì Website này được thiết kế tại một chương trình miễn phí nên nội dung của của trang Web này không phong phú, hình ảnh không thực sự đẹp, chưa đáp ứng với nhu cầu truy cập của người sử dụng. Nhưng với điều kiện hạn chế về mọi mặt thì đây cũng là một cố gắng lớn của địa phương, trang Web này đang dần được hoàn thiện để có thể cung cấp cho người truy cập những thông tin về , lịch sử hình thành của xã, tình hình phát triển kinh tế- xã hội, tiềm năng của địa phương trong.
Ngoài ra việc quảng cáo cũng là một trong những nhân tố quyết định đến việc tiêu thụ. Từ những khó khăn chung của địa phương, cùng với nguồn vốn hoạt động có hạn, song HTX cũng cần thực hiện việc quảng cáo sản phẩm của HTX trên các tạp trí, báo nông nghiệp, phát tờ rơi, chào hàng trực tiếp đối với một số công ty chế biến và xuất khẩu nông sản tại Hải Phòng và Hà Nội, một số quầy bán hàng trong các chợ lớn hoặc các siêu thị ở một số tỉnh phía Bắc hoặc miền Trung... HTX cần lựa chọn phương thức chào hàng thích hợp nhất để giữ vững và mở rộng thị trường...
* Hội trợ triển lãm và của hàng giới thiệu sản phẩm
HTX cũng có thể phối hợp với sở thương mại Thái Bình để giới thiệu sản phẩm thông qua một số hội trợ. Liên hệ với Sở thương mại Thái Bình để nhờ hỗ trợ kinh phí, đăng ký gian hàng để đem nông sản của HTX ra trưng bày tại Hội trợ giới thiệu hàng nông sản của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Nhờ đó có dịp tiếp xúc với người tiêu dùng, tìm hiểu về thị hiếu cũng như xu thế tiêu dùng hiện nay. Nếu điều kiện kinh phí hạn hẹp HTX không thể tự thuê một gian hàng thì có thể phối hợp với một hoặc hai HTX khác trong huyện cùng làm.
Cần đầu tư kinh phí đặt một của hàng giới thiệu sản phẩm tại các tỉnh thành lớn như Hà Nội hay Hải Phòng. Cửa hàng này trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm của HTX. Tuy nhiên vị trí đặt cửa hàng là rất quan trọng. Ta không thể đặt một của hàng giới thiệu nông sản tại khu thưa dân cư hoặc đặt cửa hàng giới thiệu nông sản của mình tại khu phố nơi đó chuyên bán quần áo và đồ trang sức.
Liên hệ với Sở thương mại Thái Bình để nhờ hỗ trợ kinh phí, đăng ký gian hàng để đem nông sản của HTX ra trưng bày tại Hội trợ giới thiệu hàng nông sản của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Nhờ đó có dịp tiếp xúc với người tiêu dùng, tìm hiểu về thị hiếu cũng như xu thế tiêu dùng hiện nay. Nếu điều kiện kinh phí hạn hẹp HTX không thể tự thuê một gian hàng thì có thể phối hợp với một hoặc hai HTX khác.
3/- Phát triển và mở rộng thị trường
* Giữ vững thị trường hiện có
HTX và bà con nông dân cần giữ vững thị trường hiện có: các chợ của một số xã lân cận như Quỳnh côi ,Quỳnh minh,Ninh giang, công ty chế biến xuất khẩu nông sản thực phẩm Hải Phòng, công ty chế biến rau quả Hải Dương. Vì đây là thị trường mà nông sản của địa phương đã có mặt và được chấp nhận. HTX cần mở rộng thị trường tiêu thụ ra Hà Nội, một số tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc hay Bắc trung bộ vì đây là thị trường rất lớn có đòi hỏi cao về nông sản.
Muốn giữ vững thị trường hiện có HTX cần có biện pháp giữ khách hàng:
+ Phải nâng cao chất lượng nông sản của mình để đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về chất lượng nông sản, số lượng, mẫu mã.
+ Tận dụng nguồn lao động địa phương giúp đỡ các doanh nghiệp thu mua nông sản tại địa phương về bốc xếp, vận chuyển nông sản.
* Mở rộng thị trường
Bên cạnh thị trường hiện có HTX cần nghiên cứu để nông sản của địa phương có điều kiện vươn ra thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Singapo ... Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản theo hướng sản xuất các loại nông sản có chất lượng cao như rau sạch, bắp cải tím, dưa bao tử đang được ưa chuộng hiện nay. HTX cần có phương án nghiên cứu loại thị trường này đề đưa ra những loại nông sản phù hợp.
Thông qua các đại diện thương mại của Việt Nam tại nước ngoài để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và giao dịch.
4/- Giải pháp về tổ chức tiêu thụ
Hiện tại HTX đang thực hiện 2 kênh tiêu thụ chính là kênh tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp.
- Kênh tiêu thụ trực tiếp: hộ nông dân trực tiếp đem nông sản của mình ra các chợ để tiêu thụ cho người tiêu dùng. Với kênh tiêu thụ này thì nông dân phải mất nhiều thời gian và công sức mới có thể bán được hàng của mình. Vì sản phẩm làm ra nhiều nếu chỉ đem tiêu thụ ở một số chợ quanh vùng thì không hết còn nếu đưa ra bán ở một số chợ xa hơn thì lại khó khăn về phương tiện đi lại.
- Kênh tiêu thụ gián tiếp: HTX thực hiện việc bán hàng thông qua các đại lý trong và ngoài xã. Do vậy đi đôi với việc tăng cường mở rộng các đại lý mới là việc tìm kiếm các công ty chế biến hàng nông sản có khả năng hỗ trợ việc tiêu thụ hàng hoá của HTX nhằm không để tình trạng hàng hoá sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ. Mặc khác HTX nên áp dụng phương thức đại lý độc quyền nghĩa là chọn một công ty hay một đại lý nào đó đứng ra nhận bao tiêu toàn bộ nông sản của địa phương. Giải pháp này cần chú ý đến việc tìm kiếm đối tác kinh doanh giỏi và có khả năng tài chính mạnh như thế mới có thể tránh được rủi ro trong sản xuất kinh doanh.
Nếu thực hiện tốt giải pháp này sẽ tránh được tình trạng nông sản không có thị trường tiêu thụ như hiện nay. Song giải pháp này đòi hỏi cán bộ HTX phải thực sự năng động, nhạy bén nắm bắt thị trường, am hiểu trong lĩnh vực kinh doanh. Với thực trạng tiêu thụ nông sản của địa phương thì việc thực hiện tiêu thụ theo kênh trực tiếp là khó khăn vì vậy nên áp tăng cường kênh tiêu thụ gián tiếp. Việc tiêu thụ nông sản trong thời gian tới có thể thực hiện theo sơ đồ đề xuất như sau:
Sơ đồ kênh tiêu thụ đề xuất
* Kênh trực tiếp
Người tiêu dùng
HTX ( hộ sản xuất )
* Kênh gián tiếp
Người tiêu dùng
Tổng đại lý ( đại lý)
HTX ( hộ sản xuất )
Siêu thị hoặc khách sạn
HTX ( hộ sản xuất )
Người tiêu dùng
ở kênh tiêu thụ này siêu thị, khách sạn là trung gian chu chuyển nông sản của địa phương tới người tiêu dùng. áp dụng kênh tiêu thụ theo mô hình này đó là các loại gạo có chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ nhiều và chủ yếu ở thị trường thành phố như: gạo tám thơm, nếp N97, N87, Xi, tam xuân...
5/ Giải pháp về khoa học kỹ thuật
Lựa chọn và bố trí hợp lý các phương thức luân canh cây trồng đảm bảo tận dụng tối đa về đất đai và thời gian của các đối tượng gieo trồng, tận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, phương tiện, phương thức thâm canh để có năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập cao nhất. Việc lựa chọn phương thức luân canh dựa trên cơ sở đất đai, địa hình, tập quán canh tác, khoa học kỹ thuật và việc tiêu thụ sản phẩm.
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng KHKT thì kỹ thuật gieo trồng ngày càng trở nên quan trọng, giữ vai trò quyết định cho việc đảm bảo và nâng cao chất lượng nông sản của HTX.
Phương thức luân canh và kỹ thuật gieo trồng quyết định hướng đi của chất lượng. Trong những năm qua HTX đã tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyền đề với nông dân về KHKT, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng của một số công ty như: công ty phân lân Văn Điển, công ty phân bón Lâm Thao và công ty chế biến nông sản của Hải Phòng ... Ngoài ra HTX phối hợp với phòng nông nghiệp huyện cử cán bộ về theo dõi quy trình kỹ thuật chăm bón của bà con. Phối hợp với các đoàn thể cử đoàn viên hội viên đi học lớp IPM. Mỗi năm các lớp tập huấn tiến bộ KHKT tại trung tâm học tập cộng đồng của xã lên tới hàng chục lớp.
Bên cạnh đó trong thời gian tới BQT HTX cần mạnh giạn đưa vào sản xuất một số giống cây trồng có năng suất chất lượng cao và có giá trị xuất khẩu như dưa bao tử, củ cải đường, ngô non, dưa chuột ... vì với chất đất của Quỳnh thọ thì việc gieo trồng những loại cây trồng này rất có khả năng thích nghi. Cần có bước đột phá trong cải cách giống, đưa một số loại giồng mới vào gieo trồng thí điểm và nhân rộng ra trong toàn HTX. Đây là một việc làm cần thiết để đem hàng nông sản của Quỳnh thọ ra thị trường các tỉnh ngoài được.
Để đảm bảo chất lượng cho nông sản thì HTX cũng cần đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng bằng con đường ngắn nhất như liên hệ trực tiếp với một số nhà hàng, khách sạn ở các tỉnh thành phố lớn có nhu cầu về gạo chất lượng cao và rau quả. Việc đầu tư xây dựng quy trình sản xuất hiện đại nhằm sản xuất ra các mặt hàng sạch đáp ứng thị hiếu tiêu dùng hiện nay HTX cũng nên nghiên cứu dần từng bước thực hiện. Muốn sản phẩm của mình vươn ra thị trường xa hơn thì việc ứng dụng KHCN nhất là công nghệ sinh học trong sản xuất là không thể thiếu được.
Cuộc cách mạng về giống, quy trình gieo trồng trong sản xuất là cả một quá trình lâu dài không thể tiến hành ồ ạt được nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà lối thâm canh truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của bà con xã viên mặt khác nông dân vhưa đủ tự tin để đưa một số loại cây trồng mới vào sản xuất vì sợ mất mùa. Vì vậy công tác tuyền truyền đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học này.
IV/- mục tiêu hoạt động tiêu thụ trong thời gian tới
Để công tác tiêu thụ của HTX được thực hiện tốt cần bắt đầu từ công tác lập kế hoạch tiêu thụ sát với tình hình sản xuất của HTX. Dự đoán được nhu cầu thị trường là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kế hoạch khác.
- Phải bám sát thị trường để có những thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời về cung cầu, giá cả thị trường nông sản của mình cũng như nông sản của các HTX đang cạnh tranh.
- Có sự cân nhắc hợp lý trong việc đưa các giống mới vào gieo trồng để có hiệu quả cao nhất.
- Duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng, đại lý hiện có và mở rộng tìm thêm khách hàng mới để mở rộng thị trường, đưa sản phẩm đến với đông đảo tầng lớp người tiêu dùng.
- Mở rộng quan hệ với ngân hàng để khi cần có thể mở rộng hình thức vay vốn để có đủ vốn sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư hơn vào các cửa hàng trên địa bàn xã, các hình quảng cáo đại trà.
- Tích cực tìm các đối tác trong và ngoài tỉnh để khai thác triệt để lợi thế của HTX.
- Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tối đa yêu cầu làm việc tối đa của cán bộ HTX, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao và phát triển năng lực sản xuất hiện có.
- Đặc biệt luôn luôn duy trì và phát triển hơn nữa về chất lượng hàng nông sản để nâng cao uy tín của HTX trên thị trường. Đẩy mạnh sản xuất và hoạt động tiêu thụ sản phẩm phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Kết quả tiêu thụ nông sản dự kiến năm 2007
Đơn vị : 1000đồng
Loại nông sản
Sản lượng (tấn)
Giá trị sản lượng
Giá trị SL HH
Cơ cấu (%)
Thị trường
Thóc
3300
9.240.000
4.500.000
48,7%
Trong huyện (tư thương, đại lý), khách sạn, Hà Nội
ơt đông
264
448.800
448.800
100%
Hải Phòng, Hải Dương, khu vực miền Trung, đại lý thu mua trong huyện
Ngô
90
243.000
143.000
58,84%
Một số chợ trong huyện, lái buôn
Khoai tây
600
1.020.000
900.000
82,2%
Hải Phòng, Hải Dương, Khu vực phía Bắc đại lý thu mua trong huyện
Dưa bao tử XK
51
331500
331500
100%
Công ty xuầt nhập khẩu Triển mậu
Rau màu các loại
600
1.320.000
1.000.000
75,75%
Một số chợ trong huyện, chợ Bo TB chợ Vĩnh Bảo- Hải Phòng, chợ Thị trấn Ninh giang- Hải Dương,
Tổng
4905
12.603.300
6.333.300
50,25%
Nguồn: HTXDV NN Quỳnh Thọ
V. Kiến nghị và đề xuất:
- Xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm là phát huy nội lực, tăng cường hợp tác đầu tư, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững. Đó là phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN.
- Xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu là một yêu cầu khách quan có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Đây là một chủ trương lớn, là một cuộc cánh mạng về nhận thức, về trình độ sản xuất thâm canh.
- Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, tìm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên cánh đồng 50 triệu là một đòi hỏi có tính chất sống còn để tiếp tục duy trì xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu cho những năm tiếp theo.
- Bản thân là một cán bộ xã được học tập nghiên cứu tại trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thái Bình, và được đi nghiên cứu thực tập tại địa phương là xã Quỳnh Thọ - huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình. Qua những trăn trở nghiên cứu, xây dựng đề tài này, xin được có những đề xuất kiến nghị sau:
+ Có chủ trương dài hạn để đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật - kinh doanh.
+ Tiếp tục đầu tư và đầu tư kịp thời hơn nữa để người dân được hưởng lợi qua việc thực hiện xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 trtiệu đồng/ha/năm trở lên.
+ Các cơ quan cấp trên có chủ trương quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, sản xuất thức ăn công nghiệp ngay trên địa bàn tỉnh, huyện và theo cụm xã.
+ Cần đẩy nhanh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm. Thông tin kịp thời tình hình nhu cầu của thị trường ngoài nước,
ngoài tỉnh và ngoài huyện.
+ Quản lý Nhà nước tốt hơn nữa trong các lĩnh vực, cung cấp dịch vụ các giống cây, con, vật tư phân bón, thuốc BVTV.
+ Nghiêm túc việc ký kết hợp đồng đúng theo luật giữa các hộ gia đình, đơn vị sản xuất kinh doanh với tổ chức cá nhân bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm, chế biến nông sản.
VI- Liên hệ bản thân
Đứng trên cương vị là trưởng đài truyền thanh, uỷ viên BCH đoàn xã em thấy rằng để có thể thực hiện tốt Nghị quyết 08 về xây dựng cánh đồng 50 triệu và hoạt động tiêu thụ nông sản của địa phương cần làm những công việc sau:
- Bằng kiến thức đã học tham mưu với lãnh đạo địa phương hỗ trợ kinh phí để bản thân có thể hoàn thiện hơn nội dung Website đang thiết kế để có thể giới thiệu về tiềm năng cũng như nhu cầu của địa phương trong vấn đề tiêu thụ nông sản
- Làm tốt công tác tuyên truyền vận động bà con nông dân cũng như đoàn viên thanh niên của tổ chức mình thực hiện tốt nghị quyết của tỉnh, huyện về phát triển kinh tế. Đặc biệt là tổ chức một số buổi giao lưu có lồng ghép văn hoá văn nghệ, các hội thi như nhà nông đua tài, làm giàu trên quê hương mình... để khuyến khích đoàn viên thanh niên trong sản xuất cũng như phát triển tìm đầu ra cho sản phẩm.
- Kết hợp phát triển sản xuất với tạo công ăn việc làm cho thanh niên.
- Phối hợp với tỉnh Đoàn, huyện Đoàn thành lập ra một số câu lạc bộ cho đoàn viên thanh niên tham gia gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Đồng thời mở các lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có chất lượng hơn.
- Mở một số hội nghị để thanh niên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi trực tuyến với các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp để họ hình thành ý tưởng sản xuất kinh doanh trên chính mảnh đất của mình.
- Tổ chức cho đoàn viên thanh niên đi thăm quan một số mô hình sản xuất điển hình của thanh niên ở một số vùng trong tỉnh và một số tỉnh khác để họ học hỏi và trao đổi cách làm.
Tình huống kinh tế – Giải quyết tình huống
Tình huống
Vụ đông năm 2005 HTX DV NN Quỳnh Thọ thay mặt cho trên 250 hộ gia đình xã viên ký kết hợp đồng với công ty Triển Mậu Đài Loan tại TP Hải Dương trồng 16 ha cải cuốn xuất khẩu để có sản lượng 900 tấn. Phía công ty cung cấp giống, hướng dẫn áp dụng KHKT phòng trừ sâu bệnh và chịu trách nhiệm thu mua toàn bộ sản phẩm với giá 500 đồng/Kg. Do thời tiết thuận lợi và kinh nghiệm chăm bón tốt, cải cuốn phát triển tốt năng xuất cao. Đến thời điểm thu hoạch do giá cả rau xanh trên thị trường mất giá, tình hình tài chính của công ty gặp khó khăn do đó công ty không về thu mua được. Trước tình hình đó nhiều hộ gia đình xã viên tập trung đề nghị với HTX phải thực hiện theo như hợp đồng đã ký kết nếu không HTX phải chịu trách nhiệm đối với những diện tích đã trồng cải bẹ cuốn. Là cán bộ quản lý Đồng chí giải quyết tình huống trên như thế nào?
Biện pháp giải quyết tình huống.
- Trước hết làm công tác tư tưởng cho bà con xã viên.
- Tiến hành họp ban Quản trị HTX với trưởng thôn để thống nhất biện pháp giải quyết.
- Cử người về công ty để làm việc với công ty có kế hoạch lên phương án đầu tư kinh phí nhân lực để cùng với công ty thu mua vận chuyển sản phẩm về nhà máy.
Kết luận
Công việc nghiên cứu thị trường là một việc làm không thể thiếu được trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của HTX. Thị trường là vấn đề quan tâm hàng đầu mỗi khi HTX muốn đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Với thời gian hơn một tháng về thực tập tại HTXDV nông nghiệp Quỳnh thọ huyện Quỳnh Phụ. Được sự giúp đỡ của lãnh đạo xã, các đồng cán bộ Ban quản trị HTX, các thầy cô khoa kinh tế Trường CĐKTKT Thái Bình,Với vốn kiến thức của mình bản thân em đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực tế thị trường tiêu thụ nông sản của một số địa phương trong huyện từ đó tìm ra giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương mình. Nhằm tăng cường đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước thực hiện mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Tuy thời gian không phải là ngắn song kiến thức của bản thân còn hạn chế, với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, sự giúp đỡ của thầy, được trực tiếp thâm nhập thực tế tại một số địa phương em đã nắm chắc hơn nghiệp vụ chuyên môn, công tác điều hành của HTX.
Đề tài “Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phục vụ xây dựng và phát triển cánh đồng có giá trị kinh tế cao” có một ý nghĩa rất quan trọng. Vì nó không những góp phần ổn định kinh tế nâng cao thu nhập mà còn góp phần ổn định tình hình chính trị của địa phương
Việc nghiên cứu đề tài này là thành quả bước đầu của em trong quá trình học tập tại trường. Nó không những giúp em có một bản lĩnh và kiến thức vững vàng trong công việc sau này mà còn thông qua đây em hiểu được thực tế sử dụng tin học của địa phương. Từ đó một sinh viên tin học đào tạo nguồn cán bộ xã như em có cái nhìn thực tế hơn tạo động lực nghiên cứu, học tập trong thời gian tới. Đề tài: “Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phục vụ xây dựng và phát triển cánh đồng có giá trị kinh tế cao” mới chỉ là sự nhìn nhận của riêng bản thân em. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình hơn. Với hy vọng qua đây em có thể đóng góp kiến thức vào công tác quản lý, phát triển kinh tế của địa phương. Góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới đất nước trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thị Mỳ và các thầy cô giáo trong khoa kinh tế, các đồng chí lãnh đạo Đảng địa phương nơi em công tác đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp này./.
Người viết chuyên đề
Nguyễn Duy Dũng
Xác nhận của địa phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7711.doc