Việc đánh giá tình hình phát triển và chất lượng phát triển của một nước hoặc một vùng phải dựa vào việc xem xét nhiều mặt của nền kinh tế và đời sống xã hội. Có thể tóm tắt một số mặt cần đánh giá về kinh tế và xã hội như sau:
(a) Đánh giá mức tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động sản xuất thường xuyên.
Hoạt động sản xuất thường xuyên nhằm tăng thu nhập của nền kinh tế được đo
bằng tổng sản phẩm quốc nội (gross domestic product) gọi tắt là GDP. Liệu GDP có phản ánh thật sự mức phát triển kinh tế không là câu hỏi sẽ bàn trong bài này.
(b) Đánh giá hậu quả của tăng trưởng kinh tế thường xuyên:
i. Ảnh hưởng của tăng trưởng với lao động: Liệu chính sách tăng trưởng có tạo ra công ăn việc làm hay không?
ii. Ảnh hưởng của tăng trưởng đến thu nhập: Liệu tăng trưởng có đưa đến thu nhập cao cho nhân dân trong nước hay chỉ tăng thu nhập cho người (đầu tư) nước ngoài?
iii. Ảnh hưởng của tăng trưởng với phân phối lợi tức trong xã hội: Liệu tăng
trưởng có nâng thu nhập của mọi tầng lớp trong xã hội hay chỉ cho những
người ở thành phố và đã có lợi tức cao?
iv. Ảnh hưởng của tăng trưởng vào đầu tư cho con người về tri thức và sức
khoẻ: Liệu sự tăng trưởng của nền kinh tế có góp phần vào phát triển tri
thức và y tế cho đông đảo dân chúng trong xã hội không?
v. Ảnh hưởng của tăng trưởng với của cải hay vốn tự có của nền kinh tế:
Liệu chính sách tăng trưởng có đưa đến việc tăng của cải hay vốn tự có
của nền kinh tế (tức là tài sản hiện có trừ đi nợ nước ngoài và tài nguyên
không tái tạo được như dầu lửa đã khai thác)?
vi. Ảnh hưởng của tăng trưởng đối với môi trường thiên nhiên: Liệu tăng trưởng có đưa đến chi phí xã hội ngày càng cao để bảo vệ môi trường thiên nhiên nguyên trạng?
vii. Ảnh hưởng của tăng trưởng đối với từng vùng trong một nước.
Những câu hỏi đánh giá trên mặc dù vẫn còn chưa đầy đủ, chưa phản ánh hết những khía cạnh khác, nhưng cũng đã cho thấy là vấn đề đánh giá chúng không dễ dàng gì. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát về việc đánh giá bằng cách dùng các chỉ số kinh tế và xã hội, và qua đó vạch ra lợi ích cũng như những hạn chế về các chỉ tiêu này. Bài viết sẽ không đi vào điểm (vi) vì đây còn là vấn đề đang nghiên cứu và có tính vi mô (ở cấp doanh nghiệp, thành phố, vùng) hơn là vĩ mô của cả nước.
Một cái nhìn tổng quát về vai trò của chỉ số
Sự cần thiết của việc xây dựng và hiểu biết về chỉ số kinh tế
Mục đích của các chỉ số kinh tế
I. GDP: chỉ số tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động sản xuất thường xuyên
Có thể dùng GDP để tính độ khác biệt về thu nhập giữa các nước không?
Chỉ số GDP có đủ để đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế không?
II. Phân tích tổng hợp với cái nhìn về nhiều mặt trong hệ thống kinh tế xã hội
Đánh giá hoạt động kinh tế thường xuyên bằng hệ thống tài khoản quốc gia
Đánh giá hoạt động thường xuyên qua chỉ số lao động và thất nghiệp
Đánh giá về năng suất và chất lượng đầu tư
Vài chỉ số quan trọng về xã hội
Giầu nghèo tài sản và tài sản quốc gia
III. Có thể có một chỉ số đánh giá tổng hợp kinh tế và xã hội không?
Chỉ số phát triển con người
Chỉ số sức mua
IV. Đánh giá thống kê kinh tế Việt Nam và kết luận
Phục lục 1: Giới hạn của chỉ số ICOR
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển và chất lượng phát triển: các chỉ tiêu đánh giá kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13 July 2005
Phát triển và chất lượng phát triển: các chỉ tiêu đánh giá kinh tế
Vũ Quang Việt1
Việc đánh giá tình hình phát triển và chất lượng phát triển của một nước hoặc một vùng
phải dựa vào việc xem xét nhiều mặt của nền kinh tế và đời sống xã hội. Có thể tóm tắt
một số mặt cần đánh giá về kinh tế và xã hội như sau:
(a) Đánh giá mức tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động sản xuất thường xuyên.
Hoạt động sản xuất thường xuyên nhằm tăng thu nhập của nền kinh tế được đo
bằng tổng sản phẩm quốc nội (gross domestic product) gọi tắt là GDP. Liệu GDP
có phản ánh thật sự mức phát triển kinh tế không là câu hỏi sẽ bàn trong bài này.
(b) Đánh giá hậu quả của tăng trưởng kinh tế thường xuyên:
i. Ảnh hưởng của tăng trưởng với lao động: Liệu chính sách tăng trưởng có
tạo ra công ăn việc làm hay không?
ii. Ảnh hưởng của tăng trưởng đến thu nhập: Liệu tăng trưởng có đưa đến
thu nhập cao cho nhân dân trong nước hay chỉ tăng thu nhập cho người
(đầu tư) nước ngoài?
iii. Ảnh hưởng của tăng trưởng với phân phối lợi tức trong xã hội: Liệu tăng
trưởng có nâng thu nhập của mọi tầng lớp trong xã hội hay chỉ cho những
người ở thành phố và đã có lợi tức cao?
iv. Ảnh hưởng của tăng trưởng vào đầu tư cho con người về tri thức và sức
khoẻ: Liệu sự tăng trưởng của nền kinh tế có góp phần vào phát triển tri
thức và y tế cho đông đảo dân chúng trong xã hội không?
v. Ảnh hưởng của tăng trưởng với của cải hay vốn tự có của nền kinh tế:
Liệu chính sách tăng trưởng có đưa đến việc tăng của cải hay vốn tự có
của nền kinh tế (tức là tài sản hiện có trừ đi nợ nước ngoài và tài nguyên
không tái tạo được như dầu lửa đã khai thác)?
vi. Ảnh hưởng của tăng trưởng đối với môi trường thiên nhiên: Liệu tăng
trưởng có đưa đến chi phí xã hội ngày càng cao để bảo vệ môi trường
thiên nhiên nguyên trạng?
vii. Ảnh hưởng của tăng trưởng đối với từng vùng trong một nước.
Những câu hỏi đánh giá trên mặc dù vẫn còn chưa đầy đủ, chưa phản ánh hết những khía
cạnh khác, nhưng cũng đã cho thấy là vấn đề đánh giá chúng không dễ dàng gì. Bài viết
này sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát về việc đánh giá bằng cách dùng các chỉ số kinh
tế và xã hội, và qua đó vạch ra lợi ích cũng như những hạn chế về các chỉ tiêu này. Bài
viết sẽ không đi vào điểm (vi) vì đây còn là vấn đề đang nghiên cứu và có tính vi mô (ở
cấp doanh nghiệp, thành phố, vùng) hơn là vĩ mô của cả nước.
1 Chief of National Accounts Section, United Nations Statistics Division. Tác giả cám ơn Giáo sư Trần Hữu
Dũng đã đọc và góp ý để bài này hoàn hảo hơn.
2
I. Một cái nhìn tổng quát về vai trò của chỉ số
Sự cần thiết của việc xây dựng và hiểu biết về chỉ số kinh tế
Những vấn đề đặt ra ở đây thường chẳng có vẻ gì là lý thuyết cao siêu (do đó rất ít được
giới học giả ở các đại học để ý tới) nhưng lại cực kỳ quan trọng trong việc theo dõi và
đánh giá kết quả của chính sách trong thực tế.
Do đó thật không phải là điều vô ích nếu đặt ra việc xem xét những vấn đề chỉ số thống
kê cơ bản mà đáng lẽ nó phải nằm trong sách giáo khoa kinh tế nhập môn. Điều này tôi
đã bàn đến trong một bài viết trước đây nhằm đánh giá về thống kê kinh tế Việt Nam2 và
đề nghị những thay đổi cần thiết ở ngành thống kê. Ở đây tôi chỉ bàn đến sự cần thiết và ý
nghĩa một số chỉ tiêu cơ bản mà không bàn đến việc tổ chức hay phương pháp xây dựng
chúng.
Mục đích của các chỉ số kinh tế
Mục đích của các chỉ số kinh tế xã hội là nhằm cho thấy hiện trạng của một vấn đề nào
đó, hay của một tổng hợp nhiều vấn đề. Nó đòi ta có chuỗi số theo thời gian để theo dõi
thay đổi hiện trạng qua thời gian. Nó cũng đòi hỏi ta có thông tin về từng vùng để so sánh
hiện trạng qua không gian địa lý một nước. Để so sánh quốc tế, nó đòi hỏi ta phải tuân
thủ các qui ước và chuẩn mực quốc tế về định nghĩa và đo lường thống kê. Chúng là
những cứ liệu căn bản cho phép ta đánh giá sự thành công hay thất bại của chính sách.
Chúng cũng là cứ liệu cho phép ta tìm hiểu nguyên nhân của thành công và thất bại.
Công việc của nhà thống kê là xây dựng phương pháp luận, có chương trình thường
xuyên thu thập và xây dựng số liệu cho thấy những gì đã và đang xảy ra. Công việc của
nhà phân tích là dùng số liệu để tìm hiểu nguyên nhân những gì đã xảy ra, tiên đoán
những gì sẽ xảy ra hoặc lập kế hoạch và chính sách nhằm điều hành hoặc chuyển hướng
nền kinh tế và xã hội theo ý đồ của mình.
Trong tất cả những việc kể trên, khâu đọan thu thập và xây dựng số liệu đòi hỏi tính
khách quan cao nhất và do đó sự độc lập của ngành thống kê cần được luật pháp bảo vệ,
tránh bộ phận thống kê bị sử dụng bởi các nhà chính trị nhằm che giấu và bôi hồng thực
trạng. Để tránh tình trạng che giấu hoặc bôi hồng, cơ quan thống kê cần có ngân sách
riêng do quốc hội quyết định nhằm thu thập số liệu và biên soạn chỉ số cần thiết. Ở Việt
Nam dù có Luật Thống kê, cho đến nay số liệu cần thu thập và công bố chưa được đặt ra
rõ ràng. Cho đến nay, chúng gần như được khoán trắng cho Tổng cục Thống kê và các
bộ phận thống kê chuyên ngành ở các Bộ như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, v.v.
quyết định. Nội dung Niên giám thống kê đã có nhiều số liệu hơn về nhiều mặt, nhưng
vẫn chưa có gì thay đổi thật đáng khích lệ. Thực tế là cơ quan thống kê địa phương (trên
nguyên tắc là độc lập) thường bị quan chức địa phương ép buộc tô hồng. Một nghiên cứu
xuất bản trước đây cho thấy một kết quả vô lí: tổng GDP cả nước ngày càng chạy chậm
hơn nhiều so với tổng GDP các tỉnh cộng lại! (Coi bảng 1). Từ sau khi tài liệu này được
xuất bản với đề nghị là số liệu GDP tỉnh và thành phố chỉ được coi là chính thức khi
2 Vũ Quang Việt, Thống kê kinh tế quốc tế và Việt Nam, Đánh thức Con Rồng Ngủ Quên, Phạm Đỗ Chí và
Trần Nam Bình chủ biên, NXB TP Hồ Chí Minh và Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 2001.
3
TCTK xuất bản (viết lại câu này). Tình trạng này vẫn tiếp tục, GDP các tỉnh và thành phố
gần như ít khi thấp hơn 10% trong khi của cả nước chỉ trên 7% một chút. Đó là vì TCTK
vẫn chưa làm chức năng kiểm tra và chính thức xuất bản thống kê GDP tỉnh. Một giải
pháp khác nhằm nâng tính độc lập và chuyên môn hoá cho tổ chức thống kê ở Việt Nam
là thiết lập các trung tâm thống kế theo vùng (chẳng hạn 7 vùng), xoá bỏ thống kê tỉnh.
Các vùng chịu sự kiểm soát hoàn toàn của thống kê trung ương và chịu trách nhiệm thu
thập thống kê các tỉnh trong vùng. Số lượng chuyên viên có thể giảm đi, do đó có thể dễ
dàng huấn luyện thường xuyên nhằm nâng cao trình độ của họ.
Bảng 1. So sánh tốc độ tăng GDP của trung ương va địa phương cộng lại
1995 1996 1997 1998
GDP do TCTK
xuất bản
9.3 8.1 5.8 4.8
GDP do cộng lại
các tỉnh xuất bản
12.0 10.0 9.2 8.3
Nguồn: Kinh tế Việt Nam Đổi mới: Những phân tích và đánh giá quan trọng, Nguyễn Văn Chỉnh, Vũ
Quang Việt, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2002, tr. 136.
I. GDP: chỉ số tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động sản xuất thường xuyên
Đánh giá mức tăng trưởng kinh tế đòi hỏi việc xem xét giá trị tăng lên hay GDP trong
một thời kỳ sản xuất như một năm hoặc một quí. Giá trị tăng thêm (value added) bằng
tổng giá trị sản phẩm tạo ra trong kỳ trừ đi chi phí hàng hoá và dịch vụ sản xuất dùng
trong sản xuất. Thí dụ để sản xuất 100 triệu đồng giá trị sản phẩm quần áo, doanh nghiệp
chi phí cho vật tư sản xuất (như vải, chỉ, v.v) và dịch vụ (như điện, nước, điện thoại, v.v.)
là 60, giá trị tăng thêm sẽ là 40. Ý niệm giá trị thêm này khi cộng chung lại cho mọi hoạt
động kinh tế trong nước là chỉ số GDP. Như vậy GDP chính là thu nhập tạo ra để trả
lương, trả lãi cho vốn bỏ ra, trả thuế sản xuất, và phần còn lại gọi là thặng dư. Để xem
xét việc sử dụng chỉ số này, cần xem xét hai khía cạnh: (a) ý nghĩa của GDP khi tính
bằng USD trong việc so sánh nước này với nước khác về sức mạnh sản xuất của nền kinh
tế trên cơ sở trao đổi quốc tế và (b) hạn chế của chỉ số GDP nếu không được sử dụng
tổng hợp với các chỉ số khác để đánh giá tăng trưởng.
GDP là thu nhập tạo thêm ra từ tất cả các hoạt động sản xuất của các đơn vị sản xuất
trong nước, dù các đơn vị này là sở hữu của người trong nước hay của người nước ngoài.
Muốn xem xét thu nhập thuộc sở hữu trong nước thì phải lấy GDP trừ đi thu nhập trả cho
đơn vị nước ngoài dưới dạng trả lãi và cổ tức, đồng thời cộng thêm vào lãi và cổ tức nhận
được từ việc đầu tư ra nước ngoài. Thu nhập quốc gia (Gross National Income = GNI)
mới là chỉ số dùng để phân tích thu nhập từ sản xuất và sở hữu. Việt Nam vẫn chưa thu
thập đầy đủ số liệu tin cậy để tính GNI và cho đến nay vẫn chưa được cơ quan thống kê
xuất bản.
Có thể dùng GDP để tính độ khác biệt về thu nhập giữa các nước không?
Vì hiểu GDP một cách đơn giản, đã có nhiều người lập luận rằng vào năm 2003 GDP
bình quân đầu người của Việt Nam tính bằng USD trên thị trường chỉ là $471, tức là chưa
bằng 1/5 Thái Lan. Như vậy, dù đạt tốc độ phát triển kinh tế 8% một năm thì 20 năm nữa
Việt Nam cũng chỉ bằng Thái Lan hiện nay. Trong thời gian đó, tất nhiên Thái Lan không
4
đứng yên một chỗ, họ sẽ cắm cổ chạy khỏi nơi hiện tại. Như vậy có hy vọng gì mà đuổi
kịp Thái Lan? Tình hình “bấn” như vậy thì họ mách là nhà nước hiện nay phải bằng mọi
cách tăng tốc độ tăng GDP trên 10% một năm, đồng thời thầm ước là Thái Lan chỉ đạt
5% một năm. Song như thế thì cũng 33 năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Thái Lan, lúc
đó mỗi nước sẽ có GDP đầu người là 12,000 USD tính theo giá hiện nay. Suy nghĩ kiểu
số học này hoàn toàn là sai lầm.
Bảng 2. Số liệu về GDP bằng USD và tỷ lệ tăng theo giá hiện hành và giá cố định
từ 1970-2003
GDP đầu người theo USD giá hiện
hành
Tỷ lệ thay
đổi GDP
đầu người
theo USD
giá hiện
hành
Tỷ lệ thay
đổi GDP
đầu người
tính theo
giá cố
định
Tỷ lệ thay
đổi GDP
đầu người
theo USD
giá hiện
hành
Tỷ lệ thay
đổi GDP
đầu người
tính theo
giá cố định
1970 1990 2003 1970-90 1990-03
Trung Quốc 112 337 1100 3.01 2.87 3.26
2.98
Hồng Kông 978 13,311 22,618 13.61 3.06 1.70
1.30
Nhật 1,982 24,714 33,819 12.47 1.95 1.37
1.15
Nam Hàn 275 5,893 11,059 21.43 3.49 1.88
1.85
Đài Loan 386 7,851 12,680 20.34 3.91 1.62
1.76
Indonesia 74 628 944 8.49 2.61 1.50
1.40
Malaysia 319 2,467 4,227 7.73 2.66 1.71
1.59
Philippines 183 725 1,005 3.96 1.26 1.39
1.16
Singapore 914 12,234 21,195 13.38 3.29 1.73
1.48
Thái Lan 197 1,569 2,273 7.96 2.73 1.45
1.53
Việt Nam 93 98 471 1.05 1.05 4.81
2.04
Mỹ 4,881 22,489 36,924 4.61 1.55 1.64
1.26
Nguồn: Cục Thống kê Liên Hợp Quốc,
Thứ nhất là giá trị tiền Việt Nam so với USD không cố định ở thời điểm 2003. Khi nền
kinh tế ở mức thu nhập đầu người thấp, đồng nội địa tính bằng USD theo hối suất thị
trường không phản ánh sức mua. Do đó dựa trên hối suất thị trường GDP bình quân đầu
người của Việt Nam rất thấp, chẳng hạn như năm 2003, chỉ là $471. Số tiền này chỉ cho
phép sống dù cùng khổ cũng không quá một tháng ở Mỹ. Nếu tính bằng sức mua, $471
có giá trị tương đương gấp 5,2 lần, tức là bằng khoảng $2,500. Thứ hai, giá trị của đồng
nội địa theo USD sẽ tăng khi nền kinh tế tăng trưởng, và do đó về dài lâu dù kinh tế theo
5
giá cố định không tăng nhanh, và dù lạm phát không tăng, GDP bằng đồng US sẽ tăng
nhanh hơn tốc độ phát triển.
Số liệu hiện tại trên Bảng 2 cho thấy là từ năm 1990 cho đến 2003 kinh tế Việt Nam có
phát triển và giao lưu trên thị trường thế giới, theo giá cố định, GDP bình quân đầu người
tăng 2 lần, nhưng tính bằng USD, GDP bình quân đầu người tăng gần 5 lần. Kết quả là
vào năm 1990, GDP bình quân đầu người (tính bằng USD) của Thái Lan gấp 16 lần Việt
Nam, nhưng vào năm 2003 chỉ còn bằng 4,8 lần. Nhìn các nước khác ở bảng 2 ta thấy
năm vào năm 1970 Nhật chỉ bằng 40% Mỹ, nhưng 20 năm sau, Nhật bằng Mỹ, dù tỷ suất
tăng trưởng kinh tế Nhật tăng trưởng chỉ hơn Mỹ một chút trong suốt thời gian trên. Mức
độ thu hẹp khoảng cách của Nam Hàn và Đài Loan còn nhanh chóng hơn. Ngược lại,
khoảng cách ở Phi khép lại chậm hơn nhiều.
Điều này cho thấy là khi nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng, đồng nội địa được thị
trường đánh giá cao so với đồng USD, khoảng cách thu nhập bằng USD sẽ giảm nhanh
chóng. Cuộc chạy đua chỉ nhằm đạt tốc độ phát triển cao không thể là chỉ tiêu duy nhất
một nền kinh tế cần đạt được.
Chỉ số GDP có đủ để đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế không?
Trong tất cả các chỉ số được thường xuyên thu thập, chỉ số GDP có tính tổng hợp nhất vì
nó đo lường toàn bộ hoạt động sản xuất trong nền kinh tế hàng quí và hàng năm. Cũng vì
lý do đó mà chỉ số tổng hợp này đã thu hút được sự chú ý rộng rãi của công chúng.
Dường như một chỉ tiêu mà nói lên tất cả. Ấn tượng đó là rất sai.. Ai có học kinh tế đều
biết thế, nhưng sự hiểu biết này thường không được thể hiện trong việc phân tích kinh tế
và đặt chỉ tiêu kế hoạch để phát triển. Thậm chí đối với nhiều người, chỉ tiêu GDP là ưu
tiên số một. Mục tiêu là đạt được chỉ tiêu phát triển đã định, và càng tốt hơn nếu vượt chỉ
tiêu. Chính vì vậy nhiều nước (nhất là Việt Nam) coi chỉ tiêu này là trên hết, cần đạt
được. Có người cho rằng đạt được tốc độ phát triển 7% vẫn chưa hay ho gì mà cần phải
đạt 8-9%, thậm chí 10% mới là tốt! Nếu không thế, nhiều người coi là đất nước sẽ tiếp
tục tụt hậu, không thể bắt kịp nước khác. Những mất cân đối khác trong nền kinh tế có
thể bị bỏ quên để đến khi khủng hoảng nổ ra thì có hối cũng đã muộn. Lấy trường hợp
Indonesia chẳng hạn, mất cân đối về xuất nhập khẩu, nợ nước ngoài cao, phân phối lợi
tức không đều, tham nhũng tràn lan đã làm cho chính quyền Suharto sụp đổ dù tốc độ
phát triển cao.
Bảng 3. Tốc độ tăng GDP trung bình năm
1970-1990 1990-2003 1970-2003
Trung Quốc 7.2% 9.8% 8.2%
Hong Kong 7.7% 3.7% 6.1%
Nhật 4.3% 1.4% 3.1%
Nam Hàn 8.0% 5.7% 7.1%
Đài Loan 8.8% 5.3% 7.4%
Indonesia 7.1% 4.1% 5.9%
Malaysia 7.7% 6.2% 7.1%
Philippines 3.8% 3.3% 3.6%
6
Singapore 8.1% 5.8% 7.2%
Thái Lan 7.3% 4.5% 6.2%
Việt Nam 2.4% 7.4% 4.3%
Mỹ 3.2% 2.9% 3.1%
Nguồn: Cục Thống kê Liên Hợp Quốc,
Phần trên đã giải thích về hiểu lầm tai hại khi dùng tốc độ kinh tế để nhắm vào cuộc chạy
đua bắt kịp. Ngoài ra, số liệu về các nước rồng cọp ở Á châu cũng cho thấy là trong 33
năm qua ngoài trừ Trung Quốc là đạt tốc độ tăng GDP bình quân năm cao hơn 8% một
chút, các nước khác như Nam Hàn, Đài Loan, Malaysia và Singapore chỉ cao hơn 7%. Và
những nước này cũng đang trong thời kỳ giảm tốc khá mạnh từ 1997 đến nay. (Coi bảng
3). Như vậy đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6-7% năm trong dài hạn đã là thần kỳ. Tất
nhiên là Việt Nam cũng nên cố gắng đạt được tốc độ cao hơn miễn là phát triển phải bền
vững có chất lượng. Thế nào là bền vững và có chất lượng là câu hỏi được bàn đến ở
phần tới. Để trả lời câu hỏi này không thể chỉ dùng một chỉ số duy nhất là GDP.
II. Phân tích tổng hợp với cái nhìn về nhiều mặt trong hệ thống kinh tế xã hội
Dù là một chỉ số tổng hợp, GDP không đủ để đánh giá nền kinh tế một cách toàn diện.
Muốn đánh giá một nền kinh tế, ta cần thêm các chỉ số khác, bởi vì GDP dù đạt tốc độ
cao trong nhiều năm cũng không nói lên là nền kinh tế có phát triển bền vững và có chất
lượng. Do đó cần phải xem xét GDP cùng với nhiều chỉ số khác nằm trong hệ thống tài
khoản quốc gia và cả những chỉ số không nằm trong hệ thống đó để xem xét nhiều mặt
của nền kinh tế, từ đó đánh giá xem nền kinh tế có phát triển bền vững và có chất lượng
hay không. Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts 1993) là hệ thống
thống kê kinh tế tổng hợp làm cơ sở cho toàn bộ các thống kê kinh tế ngành nghề khác.
Hệ thống này đã được Uỷ ban Thống kê Liên Hợp Quốc thông qua và hiện nay được tất
cả các tổ chức quốc tế và gần hết các nước chấp thuận trừ Cuba và Bắc Hàn. Toàn bộ
những chỉ số trong hệ thống tài khoản quốc gia cũng chỉ cho phép ta đánh giá tình hình
trong ngắn hạn và trung hạn.
Đánh giá hoạt động kinh tế thường xuyên bằng hệ thống tài khoản quốc gia
Những chỉ số trong hệ thống tài khoản quốc gia dùng để đánh giá tình hình trong ngắn
hạn và trung hạn gồm có:
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Đây là chỉ số tổng hợp thu nhập tăng thêm do
hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị kinh tế trong nước trong một thời kỳ nào
đó. Chỉ số này dùng để đo tốc độ phát triển của nền kinh tế. Việt Nam đã tính chỉ
số này hàng qúi và hàng năm. Việc tính chỉ số này hàng quí là một bước tiến lớn
trong hoạt động của Tổng cục Thống kê Việt Nam (TCTK).
• Thu nhập quốc dân (GNI): Như đã nói ở trên, nó là chỉ số tổng hợp hơn về thu
nhập quốc gia. Nó gồm thu nhập vừa từ sản xuất vừa từ việc sử dụng vốn tài
chính. Việt Nam chưa biên soạn và công bố chính thức và thường xuyên chỉ số
này.
7
• Số dư ngân sách nhà nước thường xuyên: Đây là khác biệt giữa thu và chi ngân
sách thường xuyên, không kể chi trả nợ hoặc tích lũy3. Bình thường nếu thiếu hụt
ngân sách thấp hơn 3% thì được coi là ở mức an toàn, tức là các biện pháp để có
đủ ngân sách chi sẽ không gây áp lực trên thị trường tài chính. (Chẳng hạn, 3%
cũng là tỷ lệ mà các Liên hiệp Âu châu được viết thành luật nhằm đòi hỏi các
nước thành viên tuân thủ). Số dư ngân sách cũng đã được Bộ Tài chính Việt Nam
công bố thường xuyên.
• Cán cân ngoại thương (external balance of goods and services): Đây là sự khác
biệt giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nó cho ta thấy sức cạnh
tranh về hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế trên thị trường thế giới. Việt Nam
hiện nay công bố chỉ số này thường xuyên. Cán cân ngoại thương muốn an toàn,
dựa trên kinh nghiệm đánh giá của chuyên gia thường phải thấp hơn 3%4. Việt
Nam hiện có cán cân thiếu hụt lớn, vượt qua độ an toàn. Nếu không có chuyển
nhượng từ nước ngoài gửi về như trường hợp ở Việt Nam hiện nay thì Việt Nam
khó thoát khỏi khủng hoảng. Thiếu hụt sẽ phải bù bằng vay mượn nước ngoài.
• Cán cân thanh toán với nước ngoài (balance of external current transactions):
Đây là thanh toán sau tiêu dùng, đầu tư và chuyển nhượng mà nền kinh tế không
thể trả bằng nguồn trong nước mà phải dựa vào nước ngoài. Hiện nay Việt Nam
vẫn chưa công bố chỉ số này.
• Chi trả nợ nước ngoài (trả lãi và trả vốn gốc): Dựa vào kinh nghiệm chuyên gia,
số chi này không nên quá 30% xuất khẩu. Nếu liên tục vượt quá mức này, quốc
gia đó sẽ bị các chuyên gia theo dõi đánh giá là sẽ có vấn đề trả nợ trong tương
lai. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện vẫn chưa công bố số liệu này.
• Số lao động có việc làm tạo thêm ra hàng năm ở khu vực thành thị: Chỉ số này
chỉ mới được đưa vào Niên giám Thống kê, không cập nhật (muộn 2 năm so với
thời gian sự kiện), và chưa đạt tiêu chuẩn tin cậy. Các nước khác thường công bố
chỉ số này hàng tháng hay hàng quí và có giá trị không kém chỉ số GDP. Chúng
được dùng như chỉ số tiên đoán hành vi của GDP.
• Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị: Cũng như chỉ số về lao động có việc làm,
chỉ số này Tổng Cục Thống Kê công bố muộn hơn 2 năm. Với sự chậm trễ 2
năm như vậy, giá trị số liệu chỉ có tính chất bảo tàng dùng làm nghiên cứu chứ
không giúp gì cho nhà nước có biện pháp hoặc chính sách kịp thời đáp ứng với
tình hình thất nghiệp. Các nước khác thường công bố chỉ số này hàng tháng hay
hàng quí và có giá trị không kém chỉ số GDP. Chúng được dùng như chỉ số tiên
đoán hành vi của GDP.
Nhiều chỉ số trên vẫn chưa được Việt Nam công bố ở trong nước, nhưng lại phải nộp cho
Qũi Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hầu hết các chỉ số trên chỉ có thể xây dựng với sự hợp tác
giữa TCTK và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Nhưng nếu các bạn coi trên
mạng của NHNN ( thì gần như không có thống kê. Bản báo cáo
3 Trả nợ và tích lũy là những khoản không thuộc chi thường xuyên, chúng được tài trợ qua để dành hoặc
vay mượn.
4 Những hệ số an toàn mà nhiều người dùng để xem xét tình hình kinh tế một nước là dựa vào kinh nghiệm
của các nhà phân tích, chứ không phải được rút ra từ lý thuyết kinh tế. Tất nhiên các chuyên gia thường sử
dụng nhiều chứ không phải một chỉ số để đánh giá một nền kinh tế tốt hay xấu. Họ cũng xem xét cả những
gì, lợi hay bất lợi, sẽ xảy ra để đánh giá.
8
của hoạt động tín dụng tiền tệ muộn 2 năm. Tất nhiên người ta phải tự hỏi tại sao NHNN
vẫn coi người dân Việt Nam không bằng quan chức IMF mặc dù đã có ít nhất 15 năm đổi
mới kể từ năm 1990.
9
Bảng 4. Một số chỉ số quan trọng về nền kinh tế
2000 2001 2002 2003 2004 Nguồn
GDP (tốc độ tăng ) 6.8 6.9 7.1 7.3 7.7 Việt Nam
Giá (tỷ lệ tăng) -1.6 -0.04 4 3.2 9.5 Việt Nam
Tích lũy tài sản cố định/GDP 27.6 29.1 31.1 31.7 33.2 Việt Nam
Số dư ngân sách thường xuyên/GDP -2.7 -2.8 -1.9 -2.0 -0.8 Việt Nam
Số dư ngân sách/GDP -5 -5 -4.5 -5 -3.5 Việt Nam
Cán cân xuất nhập khẩu/GDP -2.5 -2.3 -5.2 -7 -7.8 Việt Nam
Cán cân thanh toán/GDP 2.1 2.1 -1.2 -4.7 -4.4 IMF
Nợ nước ngoài/GDP 38.6 37.9 34.9 34.1 34 IMF
Nợ phải trả/xuất khẩu 10.5 10.6 8.6 7.9 6.5 IMF
Tiền tệ (tỷ lệ tăng) 39 25.5 17.6 24.9 26.4 IMF
Tín dụng (tỷ lệ tăng) 38.1 21.4 22.2 28.4 35.7 IMF
Dự trữ ngoại tệ (tỷ US) 3 3.4 3.7 5.8 6 IMF
Tỷ lệ dân không đủ ăn (dưới 2100 calories
một ngày) 37 32 29 … … IMF
Hệ số bất bình đẳng (thu nhập của 20% giầu
nhất so với 20% nghèo nhất) 7.6 ... 8.1 Việt Nam
Nhìn vào số liệu trên ta thấy hiện nay:
1. Những mặt tốt:
a. Tốc độ phát triển tốt (trên dưới 7%)
b. Ngân sách nhà nước chi tiêu thường xuyên lành mạnh (thấp hơn 3%)
c. Tích lũy cao (trên 30%)
d. Nợ nước ngoài thấp
e. Khả năng trả nợ không có vấn đề (dưới 30% xuất khẩu)
2. Những mặt xấu:
a. Thiếu hụt cán cân xuất nhập khẩu ngày càng xấu, đã vào mức đáng lo
ngại (trên 3%)
b. Thiếu hụt cán cân thanh toán thường xuyên với nước ngoài ngày càng lớn
(trên 3%), đã vào tình trạng đáng lo ngại dù đã được bù đắp bởi chuyển
nhượng của Việt Kiều.
c. Phát hành tiền và cấp tín dụng tăng một cách đáng lo ngại
d. Lạm phát (giá) tăng nhanh, vượt mức an toàn.
e. Đầu tư của nền kinh tế cao nhưng không tạo thêm lao động có việc làm
đáng kể.
Rõ ràng là những mặt xấu đang trầm trọng thêm: mất cân đối lớn và ngày càng tăng về
cán cân xuất nhập khẩu (-7.8% GDP) và về cán cân thanh toán (-4% GDP). Lạm phát
tăng cao vượt mức báo động, một phần là do giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng,
nhưng cơ bản là do chính sách tăng tín dụng kích cầu nhằm đẩy nền kinh tế đạt chỉ tiêu
tăng cao GDP. Ngoài ra, vấn đề đồng nội địa cao giá không được giải quyết kịp thời khi
có điều kiện (lúc giá tăng thấp, thậm chí âm) đã làm hàng hoá Việt Nam mất sức cạnh
10
tranh trên thị trường thế giới. Chính sách tăng đầu tư, kích cầu đã đưa tỷ lệ tích lũy trên
GDP cao chưa từng thấy.
Đánh giá hoạt động thường xuyên qua chỉ số lao động và thất nghiệp
Không nằm trong hệ thống tài khoản quốc gia, và không được tính bằng tiền, số liệu về
lao động ở Việt Nam không được đặt đúng mức quan trọng, được xuất bản chậm trễ và
dường như có nhiều mâu thuẫn, chưa đủ độ tin cậy. Số liệu lao động và thất nghiệp thay
vì thể hiện tầm ảnh hưởng quyết định như chỉ số GDP thì chỉ có tính cách bảo tàng, dùng
làm nghiên cứu chứ không còn là tín hiệu báo động tình hình cấp thời cho các nhà làm
chính sách. Số liệu trong bảng 5 là số liệu Tổng cục Thống kê đưa trên mạng, nhưng
hiện đã biến mất trên mạng này, không hiểu vì lý do gì sau khi bài của tác giả được in
trên báo Kinh tế Sài Gòn phân tích về một số mặt của nền kinh tếnăm 2004 – có thể đọc
bài này trên Diễn Đàn,
Bảng 5. Lao động có việc làm trong nền kinh tế Việt Nam
2003 2004 Tăng
Thành thị 10.188,5 10.549,3 360,8
Tỷ lệ thành thị 24.2% 24.4% 31.9%
Nông thôn 31.936,1 32.706,0 769,9
Tổng 42.124,6 43.255,3 1.130,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê, www.gso.vn
Bảng trên cho thấy năm 2004, nền kinh tế chỉ tạo thêm 360.8 ngàn việc làm ở thành thị,
cho thấy tình trạng mất cân đối lớn hiện nay trong chính sách đầu tư: đầu tư không tạo ra
việc làm. Số liệu việc làm ở nông thôn tăng khá cao, nhưng đây là con số khó tin cậy vì
chỉ dựa vào điều tra mẫu về tỷ lệ làm việc nhân với số dân nông thôn. Ngoài ra, dân nông
thôn dù có làm việc cũng chỉ là ưới dạng thất nghiệp trá hình. Dù sao với việc tăng 1.1
triệu việc làm năm 2004, nếu là thật cũng thấp hơn quá nhiều so với nhu cầu việc làm là
1.5 triệu.
Số liệu về lao động trong doanh nghiệp có thể đáng tin cậy hơn, nhưng xuất bản chậm trễ
2 năm. Số liệu này trong bảng 6 cho thấy số việc làm mới giảm đáng kể, từ 724 ngàn việc
năm 2002 xuống 517 ngàn việc năm 2003. Doanh nghiệp là nơi tạo ra công việc thường
xuyên, lâu dài không như hoạt động nhỏ của hộ gia đình. Dường như đầu tư của doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, không phải là động lực tạo ra công ăn việc
làm. Với số dân tăng trên một triệu người một năm, với nhu cầu việc làm của người ở
nông thôn bán thất nghiệp hiện nay, nền kinh tế ít nhất phải tạo thêm 1.5 triệu việc làm
hàng năm. Đây cũng là chỉ tiêu kế hoạch nhà nước 5 năm đặt ra, và bản báo cáo của Bộ
Kế hoạch Đầu tư coi như đã đạt được. Bảng 5 và bảng 6 đều cho thấy, kế hoạch này
không đạt năm 2003 và chắc chắn là những năm trước đó, trừ năm 2002. Đây là năm mà
số việc làm mới trong doanh nghiệp nhà nước tăng đột biến, không giải thích được và sau
đó xuống hẳn. Như vậy có thể thấy, cứ một tỷ đồng giá trị tài sản cố định năm 1994,
doanh nghiệp nhà nước tạo ra 6.8 việc làm, doanh nghiệp tư nhân tạo ra 19.9 việc làm và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 4 việc làm. Tính toán này tất nhiên bị hạn
chế bởi không biết giá trị tài sản cố định được tính theo nguyên giá hay hiện giá trên thị
trường (coi bảng 7 về giá trị tài sản cố định).
11
Bảng 6. Lao động có việc làm trong doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cá thể
(Ngàn lao động)
2000 2001 2002 2003
Tổng số lao động ... ... 6,834 7,647
Doanh nghiệp nhà nước 2,089 2,114 2,260 2,265
Doanh nghiệp ngoài nhà nước 1,041 1,330 1,706 2,050
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 408 489 691 860
Lao động cá thể … … 4,437 4,737
Lao động tăng thêm hàng năm ... ... 1,449 1,034
Doanh nghiệp nhà nước … 396.2 724.5 517.2
Doanh nghiệp ngoài nhà nước … 25.8 146 4.6
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài … 288.7 376.7 343.5
… 81.7 201.8 169.1
Nguồn: Niên giám Thống kê (tóm tắt), Tổng cục Thống kê, 2004.
Bảng 7. Giá trị tài sản cố định trong doanh nghiệp
(Tỷ đồng)
2000 2001 2002 2003
Tổng giá trị tài sản 411.7 476.5 552.4 645.4
Doanh nghiệp nhà nước 229.9 263.1 309.1 332.0
Doanh nghiệp ngoài nhà nước 33.9 51.1 72.7 102.9
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 147.9 162.3 170.6 210.5
Lao động cá thể ... .... ... ...
Nguồn: Niên giám Thống kê (tóm tắt), Tổng cục Thống kê, 2004.
Về tỷ lệ thất nghiệp mà TCTK xuất bản, tỷ lệ ngày lại giảm từ 6.3% năm 2001 xuống
5,8% năm 2002, và 5,6% năm 2004 là khó tin (theo Niên giám Thống kê tóm tắt, 2004,
TCTK). Ta thấy việc làm tăng đột biến trong 2002, và tăng thấp hơn năm 2003, nhưng tỷ
lệ thất nghiệp vẫn giảm. Những phân tích trên cho thấy, cơ quan thống kê cần tập trung
hơn vào việc làm tốt hơn và xuất bản kip thời thống kê lao động, vì đây là thống kê rất
quan trọng cần theo dõi để đánh giá nền kinh tế. Chất lượng của phát triển cũng là tạo
thêm việc làm, giải quyết tình trạng bán thất nghiệp ở nông thôn.
Đánh giá về năng suất và chất lượng đầu tư
Đánh giá về năng suất và chất lượng đầu tư, tức là một phần quan trọng của đánh giá kinh
tế là một bài toán khó cho các nhà thống kê kinh tế. Ở đây chỉ đặt vần đề đánh giá tổng
hợp trong cả nền kinh tế. Việc đánh giá từng doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu như
doanh nghiệp thực sự muốn đánh giá chính xác về mình. Với doanh nghiệp nhà nước thì
không có lý do gì Quốc hội không thể ra luật đòi hỏi các doanh nghiệp này công khai các
báo cáo tài chính theo luật đã định trên mạng hàng qúi để nhân dân theo dõi đánh giá.
Đây là các doanh nghiệp của nhân dân làm chủ thì nhân dân phải được quyền theo dõi. Ở
các nước tư bản, tất cả các công ty tư nhân nếu như có bán cổ phiếu trên thị trường thì
đều phải công khai báo cáo tài chính. [Ở Mỹ nếu bạn nào có mua bán cổ phiếu thì đều có
12
thể dễ dàng lấy các báo cáo tài chính của công ty đăng ký trên thị trường chứng khoán từ
các công ty dịch vụ mua bán.]
Có thể dễ dàng lấy GDP (theo giá cố định) chia cho số lao động (tốt nhất là giờ lao động)
để có chỉ số đánh giá năng suất lao động. Tuy nhiên với chỉ số thường xuyên thì không
thể dùng GDP (mất thời gian tính) mà phải dùng các chỉ số khác có sẵn như giá trị sản
phẩm, từ đó có chỉ số giá trị sản phẩm trên một giờ lao động hoặc chỉ số giá thành lao
động trên một đồng giá trị sản phẩm (unit labor cost). Đây là những chỉ số cho phép theo
dõi chi phí và năng suất lao động.
Tuy nhiên, trong sản xuất có ba yếu tố chính làm tăng GDP: lao động, tài sản cố định
(máy móc, phương tiện chuyên chở, đất đai), và năng suất tổng hợp các yếu tố quản lý,
kỹ thuật và chất lượng khác không được phản ánh qua lượng lao động và lượng tài sản cố
định. Nếu chỉ chia GDP cho lao động, chỉ số này không phản ánh đóng góp của từng yếu
tố riêng biệt. Năng suất có tính chất lượng là phần tăng GDP sau khi trừ khử đi vai trò
của việc tăng số lượng lao động và số lượng tài sản cố định dùng trong sản xuất. Phần
thặng dư có tính chất lượng này phản ánh việc tăng chất lượng tổ chức lao động, chất
lượng máy móc, vai trò của quản lý và tổ chức sản xuất.
Trong GDP, tức là thu nhập tăng thêm từ sản xuất, bao gồm:
a) Lương và chi phí có tính chất lương (compensation of employees)
b) Chi phí cho dịch vụ tư bản cố định (capital services)
c) Phần còn lại -- thặng dư – do năng suất tạo ra
Thí dụ nếu GDP tăng 4%, lao động tăng 2%, chi phí cho dịch vụ tư bản cố định tăng 3%,
thì năng suất tổng hợp (total productivity) tăng -1% (4-2-3), tức là giảm. Việc tính chi
phí cho dịch vụ tư bản cố định (cost of câpital services) là khó nhất, bởi vì đây thường
không phải là thanh toán trên thị trường nên phải đo lường gián tiếp bằng phương pháp
thống kê. Nếu như ai cũng đi thuê máy móc, nhà xưởng để sản xuất thì chi phí cho dịch
vụ tư bản cố định chính là chi phí đi thuê này (và được coi là chi phí sản xuất nên đã bị
trừ khỏi thu nhập tăng lên (GDP), nhưng hầu hết các nhà sản xuất đều tự sở hữu tài sản
cố định nên việc tính toán phức tạp. Nó đòi hỏi các nhà thống kê học phải tính lại giá trị
toàn bộ sở hữu tài sản theo giá thị trường (không phải giá ghi sổ của doanh nghiệp) cho
một chuỗi thời gian có thể rất dài tuỳ theo đời sống dài ngắn của tư bản cố định (có thể 3-
4 năm như máy tính cá nhân, hoặc 50-60 năm như công trình xây dựng) để từ đó tính chi
phí cho dịch vụ tư bản cố định này. Hiện nay chỉ có một số các nước phát triển là tính chỉ
số này, ở Á châu có Nhật, Singapore, Nam Hàn tính chúng. Nhưng nếu muốn, Việt Nam
cũng có thể tính được.
Vì không tính được như vậy mà các nhà thống kê phải dùng một cách không chính xác tỷ
lệ ICOR (incremental capital output ratios), hệ số tăng tư bản cố định trên sản lượng, tức
là lấy tích lũy (tăng về tài sản cố định) chia cho số tăng thu nhập (GDP), tất nhiên là theo
giá cố định. Chỉ số này tất không phản ánh tăng thu nhập sau khi trừ đi tăng lượng lao
động và lượng dùng tài sản cố định. Chỉ số này mất tác dụng khi kinh tế suy thoái với
GDP giảm và ít giá trị khi dùng nó để phân tích ngắn hạn. Có thể coi giới hạn của ICOR
trong phụ lục 1.
13
Bảng 8. Chỉ số ICOR của Việt Nam
Tính theo giá cố định năm 1994
Tích lũy tài sản cố định
(Tỷ
GDP
(Tỷ)
Tăng GDP năm sau so với
năm trước
(Tỷ) ICOR
(1) (2) (3) (4) = (1)/(3)
1990 19,438 131,968
1991 20,592 139,634 7,666 2.7
1992 25,635 151,782 12,148 2.1
1993 35,930 164,043 12,261 2.9
1994 43,225 178,534 14,491 3.0
1995 49,715 195,567 17,033 2.9
1996 56,678 213,833 18,266 3.1
1997 62,438 231,265 17,432 3.6
1998 70,187 244,596 13,331 5.3
1999 71,294 256,269 11,673 6.1
2000 78,552 273,666 17,397 4.5
2001 86,972 292,535 18,869 4.6
2002 98,160 313,135 20,600 4.8
2003 112,065 335,989 22,854 4.9
Nguồn: Niên giám Thống kê, Tổng cục Thống kê.
Tỷ số ICOR sẽ tốt hơn nếu xử lý loại bỏ biến thiên theo chu kỳ kinh tế hoặc các thay đổi
bất thường. Nhưng bảng 8 là chỉ số theo năm, nên không cần thiết phải xử lý thống kê
như vậy. Hai năm bất thường có thể thấy ngay là năm 1998-1999: đây là hai năm khủng
hoảng lớn, tăng trưởng GDP thấp, chỉ có 4-5%, do đó tỷ lệ ICOR cao hẳn lên. Nói
chung, ta thấy chất lượng đầu tư sau năm 2000 thấp hơn thời kỳ trước khủng hoảng năm
1997: để tăng thêm một lượng GDP, đòi hỏi về tích lũy cao hơn trước đây.
Vài chỉ số quan trọng về xã hội
Có thể nói rất ít số liệu và chỉ số về xã hội được thu thập và xuất bản thường xuyên ở
Việt Nam. Một chỉ số mới đây được đưa vào thống kê Việt Nam là hệ số bất bình đẳng về
thu nhập giữa 20% dân có thu nhập cao nhất và 20% có thu nhập thấp nhất (coi bảng 4).
Đúng là chỉ số bất bình đẳng ở Việt Nam còn thấp so với các nước khác, nhưng cũng
đang tăng, từ 7.6 năm 1999 lên 8.1 năm 2002. Ngoài ra theo nghiên cứu của World Bank
(trích lại từ bài của Lê Thành Khôi)5 trong bảng 9 cho thấy là tầng lớp có thu nhập thấp ở
Việt Nam gần như không có khả năng cho con cái đi học đại học và ở cấp trung học cấp 2
cũng cực thấp. Tỷ lệ số trẻ em đi học đại học ở nhóm có thu nhập là số không. Ngay cả ở
cấp hai, số trẻ em thuộc gia đình nghèo đi học cũng quá thấp. Khác biệt về thu nhập giữa
nông thôn thành thị cũng ngày càng lớn lên, tuy nhiên TCTK chưa thu thập đủ dãy số để
so sánh.
5 Lê Thành Khôi, Giáo dục có phải là thị trường không? Bài cho Hội thảo Hè 2005.
14
Bảng 9. Phân phối lợi tức (nhóm có thu nhập thấp nhất I lên cao nhất V)
và khả năng đi học (tỷ lệ có con đi học theo các cấp), số liệu 1993
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm V
Tiểu học 67,7 77,3 80,7 84,7 85,7
Trung học cấp 1 18,6 25,7 36,3 44,2 56,0
Trung học cấp 2 1,9 3,0 6,9 12,8 27,6
Đại học 0,0 0,4 1,0 1,0 7,0
Nguồn: World Bank, Viêt Nam: Poverty Assessment and Strategy, January 1995
Giầu nghèo tài sản và tài sản quốc gia
Thống kê cần để theo dõi giầu nghèo, không chỉ là các chỉ số dựa trên thu nhập, mà còn
là thống kê về tài sản. Có thể nói nhiều người ở Việt Nam trở nên giầu có hiện nay không
phải vì lao động có thu nhập cao mà vì có tài sản (đặc biệt là đất đai) thông qua việc nhà
nước phân chia, do có cống hiến với cách mạng hay qua lợi dụng quyền thế. Tất nhiên
việc thống kê chúng không phải là dễ, nhưng quan trọng là cần nhận thấy rằng chính sách
không đánh thuế tài sản, không đánh thuế tăng giá tài sản (capital gain) khi buôn quan
bán lại nhà cửa. Chính sách không đánh thuế này đã cho phép những người buôn bán tài
sản giầu lên nhanh chóng và đồng thời cho phép họ có thể mua tài sản nắm giữ, đầu cơ
trên thị trường nhà đất mà không phải chi phí cho việc nắm giữ tài sản. Hơn nữa do việc
nhà nước làm chủ hầu hết đất đai, cung ứng về đất đai hạn chế trong khi nhu cầu đất nhà
ở tăng cao tạo nên tình trạng đất đai và nhà cửa quá đắt giá so với tình trạng phát triển
kinh tế và thu nhập của người Việt Nam. Hiện nay Việt Nam chưa có chỉ số tăng giá về
nhà, đất.
Nói về cả nền kinh tế, tài sản thiên nhiên như dầu lửa, than, khoáng sản khác, rừng, hải
sản, chưa được đánh giá và dù có đánh giá như dầu lửa cũng chưa được công bố. Trữ
lượng dầu tìm thấy, theo đánh giá của Mỹ, khá hạn chế. Với mức khai thác hiện nay,
đang trong giai đoạn đi xuống, sẽ hết trong vòng 8 năm6. Sản lượng khai thác theo thời
giá cao hiện nay có giá trị khoảng 6 tỷ USD, đem về cho nền kinh tế 3 tỷ (sau khi chia
cho Nga một nửa) sẽ không còn nữa. Trong nhiều năm kể từ 2000, khoảng 29% ngân
sách quốc gia là dựa vào dầu hoả, nếu mất nguồn này, khoảng 2.3 tỷ một năm, mà không
có nguồn thay thế, khủng hoảng ngân sách là điều có thể thấy trước mắt7.
III. Có thể có một chỉ số đánh giá tổng hợp kinh tế và xã hội không?
Nếu chỉ một con số duy nhất mà nó giúp ta đánh giá được một cách tổng thể tình hình
của nền kinh tế thì quả là tuyệt!. Các nhà thống kê kinh tế đều mong muốn tìm kiếm ra
những chỉ số tổng hợp như vậy.
6 Bùi Văn Đạo, Năng lượng và sự phát triển của Việt Nam HT2005.
7 IMF, Staff Report for the 2004 Article IV Consultation, www.imf.org
15
Chỉ số phát triển con người
Vì chỉ số GDP có nhiều hạn chế, chủ yếu phản ánh sản xuất, các nhà kinh tế đã cố tìm
kiếm một chỉ số khác, nhằm kết hợp được việc đánh giá phát triển kinh tế và đánh giá
phát triển lợi ích xã hội. Có một chỉ số khác đuợc cho là có tính toàn diện, đang được
phổ biến rộng rãi nhưng lại có tính chấp vá và hoàn toàn không được xây dựng trên
nguyên lý kinh tế phổ biến, là cái goi là “chỉ số phát triển con người” (human
development index - HDI). Chỉ số phát triển con người ra đời từ phê phán là GDP chỉ đo
thu nhập tạo ra, có thể phản ánh tăng trưởng sản xuất kinh tế, nhưng không phản ánh hiệu
quả của tăng trưởng đó đối với đời sống con người Amartya Sen, người được giải Nobel
kinh tế, là một trong những người cổ vũ mạnh mẽ cho chỉ số này. Chỉ số ấy cũng được
Quĩ Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố hàng năm. Chỉ số này là trung bình cộng
của 3 chỉ số khác biệt:
a) chỉ số về tuổi thọ bình quân (so với tuổi thọ bình quân của một nước cao
nhất trên thế giới);
b) chỉ số về giáo dục, là trung bình có tỷ trọng 2/3 dành cho chỉ số về tỷ lệ
những người biết đọc và biết viết, và 1/3 là dành cho chỉ số về tỷ lệ người
đi học;
c) chỉ số về sức mua so với nước có sức mua cao nhất.
Nói tóm lại chỉ số phát triển con người là đem cộng 3 chỉ số trên rồi chia 3. Mỗi chỉ số
thành phần là một tỷ lệ có tính so sánh giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất, do đó mỗi
chỉ số thành phần cao nhất là 1. Và do đó chỉ số HDI cao nhất cũng là 1.
Ai cũng có thể thấy dễ dàng là chỉ số này vi phạm nguyên lý về toán học (táo không thể
cộng với cam, dù đã biến thành tỷ lệ). Ngoài ra, chỉ số này có tính trùng lắp, chẳng hạn
thu nhập cao cho phép có giáo dục cao và y tế tốt đưa đến tuổi thọ cao. Dĩ nhiên một
người như Sen không phải không biết điều đó, nhưng đó là một chỉ số dễ dùng, có thể
tính đơn giản, cho phép xếp hạng các nước, và có những sức thu hút mạnh mẽ sự chú ý
của nhiều người hơn.
Một phần của sức thu hút này là các nước dù có thu nhập thấp, kể cả bằng sức mua, cũng
có thể được xếp hạng cao lên nếu như các chỉ số về giáo dục và tuổi thọ (phản ánh sức
khoẻ của con người cao. Trên cơ sở đó, nếu chỉ tính bằng GDP trên đầu người, Việt Nam
là một trong số nước thấp nhất thế giới trong hơn 173 nước; nhưng nếu GDP tính bằng
sức mua, Việt Nam lên hạng 124, và nếu tính thêm tuổi thọ và giáo dục Việt Nam lên
hạng 112 (coi bảng 1). Các nước như Ấn Độ, Mexico, Brazil và rất nhiều nước ở Phi
châu, thì xuống hạng vì họ không để ý đúng mức đến sức khoẻ và giáo dục cho nhân dân.
Tuy nhiên theo bảng 10, nếu so theo biến chuyển của thời gian thì chỉ số phát triển con
người của Việt Nam đang giảm. Như thế chỉ số tổng hợp này nhằm mục tiêu đưa sự chú ý
ra khỏi ám ảnh duy nhất là GDP và nhấn mạnh hơn về khía cạnh xã hội, nhưng giá trị
phân tích của nó không cao.
16
Bảng 10. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam, Thái Lan, và Trung Quốc so với 173
nước
1990 2000 2002
Thái Lan
Chỉ số 0.713 0.762 0.768
Hạng 70 76
Trung Quốc
Chỉ số 0.625 0.726 0.745
Hạng 96 94
Việt Nam
Chỉ số 0.605 0.691 0.691
Hạng 109 112
Nguồn: UNDP,
Chỉ số phát triển con người đã bị Hội đồng Thống kê Liên Hợp Quốc phê phán. Chính vì
phê phán này mà hiện nay nhằm theo dõi phát triển của các nước theo quyết nghị về Mục
tiêu Phát triển Thế kỷ mà rất nhiều chỉ số (48 tất cả) được sử dụng thay vì một chỉ số,
trong đó chỉ số quan trọng nhất là tỷ lệ dân có mức thu nhập dưới 1 USD một ngày. Mục
tiêu lớn nhất của nghị quyết này là giảm một nửa số dân thế giới hiện đang sống dưới 1
USD một ngày kể từ năm 2000 đến cuối năm 2015. Thu nhập 1 USD một ngày là tính
theo sức mua. Nghị quyết Thiên niên kỷ của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc cũng đã được
tất cả các tổ chức quốc tế như IMF và Ngân hàng Thế giới coi như mục tiêu của mình.
Chỉ số sức mua
Cũng cần nói thêm về GDP tính theo sức mua. Nó khác với GDP tính theo hối suất thị
trường. GDP tính bằng USD chẳng hạn phản ánh sức mạnh của nền kinh tế khi đối tác
với nước ngoài, tức là dựa vào đồng đô la Mỹ chẳng hạn để trao đổi quốc tế. Còn nếu
tính theo sức mua, nó phản ánh đúng đắn hơn về mức sống của dân chúng so với mức
sống của nước khác.
Vào năm 2002, nếu tính theo sức mua thì ở Việt Nam GDP - sức mua (“GDP by
purchasing power parity”) bình quân đầu người là 2,300 USD, gấp 5.2 lần GDP tính theo
giá thị trường (441 USD). So với Thái Lan cùng thời gian trên, GDP sức mua bình quân
đầu người là 7,010 USD, chỉ gấp GDP theo giá thị trường là 3.4 lần. Lý do là giá cùng
một rổ mặt hàng giống nhau ở Thái Lan đắt hơn ỏ Việt Nam. Do đó theo sức mua, thu
nhập đầu người ở Thái Lan gấp 3 lần Việt Nam thay vì gấp 4.6 lần.
Thọat nhìn, GDP theo sức mua có vẻ phản ánh tốt hơn mức sống của dân chúng, thế thì
tại sao nó không được tính và sử dụng thường xuyên? Câu trả lời là nó có vấn đề về
phương pháp thống kê và hơn nữa việc thu thập thống kê rất tốn kém, lại có tính quốc tế
cho nên không thể thực hiện hàng năm. Để so sánh nước này với nước khác, các nước
cần phải thu thập giá so sánh của cùng một rổ hàng hóa giống nhau. Điều này không dễ
thực hiện, và chỉ có tính gần đúng vì thiên nhiên, sở thích cá nhân và thói quen tiêu dùng
ở mỗi nước khác nhau, dù các nước trong vùng đã ngồi với nhau để thỏa thuận về rổ hàng
chung. Chính vì tốn kém và có nhiều hạn chế mà Cục Thống kê Liên Hợp Quốc, cơ quan
đề xuất lý thuyết về chỉ số này, đã chấm dứt hoạt động tính GDP sức mua và giải tán
nhóm làm thống kê này khoảng hơn 10 năm trước. Ngân hàng Thế giới (giầu có hơn!) đã
17
tiếp tục công việc nhưng cho đến nay các chỉ số GDP sức mua do Ngân hàng Thế
(NHTG) giới chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê dùng sự liên hệ giữa GDP thông
thường và GDP sức mua của 10 năm trước đây để tính cho những năm và những nước
không có số liệu. Hiện nay NHTG đang có dự án tính lại, tốn kém dự trù hơn 15 triệu
USD.
IV. Đánh giá thống kê kinh tế Việt Nam và kết luận
Hiện nay hàng năm, Nhóm Hoạt động Liên hợp các Tổ chức Quốc tế về Tài khoản Quốc
gia (Intersecretariat Working Group on National Accounts) đều có báo cáo về các hoạt
động liên quan đến Tài khoản Quốc gia, trong đó cứ hai năm một lần có đánh gía về mức
độ thực hiện hệ thống tài khoản quốc gia ở các nước trên thế giới. Có hai loại đánh giá:
(a) xem xét từng nước có theo chuẩn Tài khoản Quốc gia 1993 không; b) xem xét mức
độ thực hiện.
Hầu hết các nước ở Á châu vẫn theo chuẩn 1968, trừ Nam Hàn, Nhật, Trung Quốc và
Việt Nam. Các nước khác vẫn còn trong vòng chuyển đổi vì tốn kém tính lại cho những
năm trong quá khứ.
Có năm mức độ thực hiện Hệ thống Tài khoản Quốc gia:
Mức 1: Có chỉ số cơ bản về GDP: giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và GDP
theo giá hiện hành và giá cố định, và sử dụng GDP theo giá hiện hành và cố định.
Mức 2: Có chỉ số Thu nhập quốc dân (GNI), Thu nhập tiêu dùng (Gross Disposable
Income), tài khoản tích lũy, và toàn bộ tài khoản thanh toán hiện hành với nước
ngoài.
Mức 3: Có giá trị tăng thêm (GDP) cho từng khu vực thể chế8 và toàn bộ tài khoản
về khu vực dịch vụ nhà nước.
Mức 4: Có toàn bộ tài khoản cho mọi khu vực thể chế (không kể bảng kết toán tài
sản).
Mức 5: Có toàn bộ hệ thống Tài khoản quốc gia kể cả bảng kết toán tài sản, gồm cả
tài sản phi tài chính và tài chính.
Xét dựa trên những điều kiện trên, Việt Nam còn ở mức 1, mặc dù Việt Nam đã thực hiện
được một phần ở mức 3, tức là có GDP cho từng khu vực thể chế. Việt Nam có thừa trình
độ để thực hiện mức 3, nhưng cho đến nay những cố gắng này chỉ có tính thực nghiệm.
Quyết định của Thủ tướng trước đây là thống kê Việt Nam phải vươn lên trình độ trung
bình của các nước Á châu. Vấn đề hiện nay là Việt Nam có thực lực, có thông tin nhưng
chỉ thiếu quyết tâm hay “lệnh trên” thôi.
8 Có 5 khu vực thể chế trong hệ thống: tài chính, phi tài chính, dịch vụ nhà nước, hộ gia đình và vô vị lợi
phục vụ gia đình, và nước ngoài. Mỗi khu vực lại có thể chia nhỏ như quốc doanh, tư nhân trong nước, tư
nhân nước ngoài.
18
Có thể nói cần xây dựng nhiều chỉ số để theo dõi và đánh giá phát triển kinh tế xã hội của
nền kinh tế, từ đó phân tích sự thành bại của chính sách để thay đổi chúng cho phù hợp.
Bài này cũng đã bàn về nhiều chỉ số mà Việt Nam chưa làm nhưng cần làm. Đồng thời
những gì đã làm, đặc biệt là từ phía Ngân hàng Nhà nước, nên công bố rộng rãi cho
người sử dụng Việt Nam.
Doanh nghiệp quốc doanh được coi là trọng điểm của chính sách kinh tế xã hội của nhà
nước hiện nay. Cần xây dựng và phổ biến chỉ số về doanh nghiệp quốc doanh để nhân
dân đánh giá chúng. Một trong những điều cần làm ngay là tất cả các báo cáo kết toán tài
chính của từng xí nghiệp cần công bố rộng rãi. Bảng 11 tổng kết những chỉ số Việt Nam
cần có, tức là đưa vào nghị quyết của Quốc hội.
Bảng 11. Tóm tắt những chỉ số quan trọng Việt Nam đã có và chưa có
Đã có (=công bố) Chưa có (=chưa công bố)
GDP cả nước x
GDP tỉnh, thành phố Xuất bản nhưng không đang
tin cậy
GNI cả nước và địa phương x
Chỉ số giá tiêu dùng x
Số dư ngân sách thường xuyên x
Cán cân xuất nhập khẩu x
Cán cân thanh toán thường xuyên
với nước ngoài/GDP
x
Nợ (lãi + vốn) nước ngoài phải
trả/xuất khẩu
x
Tiền tệ x
Tín dụng x
Dự trữ ngoại tệ x
Tỷ lệ dân không đủ ăn x
Hệ số bất bình đẳng thu nhập x
Lao động có việc làm ở thành thị Chậm 2 năm
Lao động trong các loại doanh
nghiệp
Chậm 2 năm.
Trữ lượng dầu hoả và các khoáng
sản khác
x
Kế toán doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp nhà nước
x
19
Phục lục 1: Giới hạn của chỉ số ICOR
Coi chỉ số ICOR của Thái Lan trong bảng dưới đây cho thấy, khi kinh tế khủng hoảng
(âm, năm 97-98, chỉ số ICOR mất ý nghĩa vì chỉ số này bị ảnh hưởng rất lớn vào chu kỳ
kinh tế). Nhưng nếu nhìn vào thời gian từ năm 1980-1985, thời gian kinh tế phát triển ổn
định, chỉ số ICOR tương đối ổn định, trung bình trên 5.5. Từ năm 1986-1995, chỉ số
ICOR giảm có thể phản ánh hiệu quả về mặt sản xuất của nền kinh tế tăng. Năm 1987-
1990 có thể là trường hợp đặc biệt vì tốc độ phát triển kinh tế tăng đột biến nên chỉ số
ICOR giảm đột biến. Từ sau năm 1997 kinh tế Thái Lan khủng hoảng cho nên khó dùng
chỉ số ICOR để phân tích.
Nếu so với Việt Nam trong thời gian qua, chỉ số ICOR không cho thấy là hiệu quả sản
xuất của Việt Nam thấp hơn Thái Lan. Thậm chí Việt Nam có hiệu quả sản xuất hơn. Tuy
nhiên kết luận không hoàn toàn chính xác vì Việt Nam đang trong quá trình thoát khỏi
một nền kinh tế thiếu hiệu quả trầm trọng nên hiệu quả thường phải cao hơn bình thường.
Chỉ số ICOR của Thái Lan
Tốc độ tăng
GDP
GDP tăng
so với năm
trước (giá
cố định
năm 1990)
Tích lũy (giá
cố định năm
1990)
Chỉ số
ICOR
1980 4.8% 1831 12230 6.7
1981 5.9% 2369 13026 5.5
1982 5.4% 2273 12963 5.7
1983 5.6% 2499 14851 5.9
1984 5.8% 2717 15723 5.8
1985 4.6% 2322 15134 6.5
1986 5.5% 2893 15030 5.2
1987 9.5% 5252 17799 3.4
1988 13.3% 8030 21706 2.7
1989 12.2% 8347 26580 3.2
1990 11.1% 8558 34473 4.0
1991 8.6% 7329 38827 5.3
1992 8.1% 7486 41415 5.5
1993 8.3% 8266 45257 5.5
1994 9.0% 9746 50400 5.2
1995 9.2% 10917 56068 5.1
1996 5.9% 7619 60010 7.9
1997 -1.4% -1875 47684 -25.4
1998 -10.5% -14173 26549 -1.9
1999 4.4% 5368 25692 4.8
2000 4.6% 5855 27061 4.6
2001 1.9% 2559 27300 10.7
2002 5.4% 7261 29026 4.0
2003 6.7% 9495 29701 3.1
Nguồn: Cục Thống kê Liên Hợp Quốc,
20
Tương tự như thế ta có thể thấy Singopore đầu tư hiệu quả hơn Thái Lan. Nhưng cũng
như Thái Lan ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đòi hỏi ta phải cẩn thận trong phân tích. Giới
hạn của chỉ số ICOR cho thấy là cần phân tích bài bản bằng cách tính năng suất tổng hợp
như đã nói đến trong bài.
Chỉ số ICOR của Singapore
Tốc độ tăng
GDP
GDP tăng so
với năm
trước (giá cố
định năm
1990)
Tích lũy (giá
cố định năm
1990)
Chỉ số
ICOR
1980 9.7% 1613 6997 4.3
1981 9.6% 1755 8056 4.6
1982 6.9% 1374 9688 7.1
1983 8.2% 1751 10733 6.1
1984 8.3% 1922 11746 6.1
1985 -1.6% -411 10329 -25.1
1986 2.3% 567 9038 15.9
1987 9.7% 2453 8984 3.7
1988 11.6% 3219 9324 2.9
1989 9.6% 2972 10797 3.6
1990 9.0% 3039 11905 3.9
1991 6.8% 2495 13498 5.4
1992 6.7% 2636 15088 5.7
1993 12.3% 5152 16639 3.2
1994 11.4% 5380 18245 3.4
1995 8.0% 4227 20406 4.8
1996 8.1% 4625 25504 5.5
1997 8.5% 5226 28076 5.4
1998 -0.9% -573 26394 -46.1
1999 6.4% 4243 25088 5.9
2000 9.4% 6615 27070 4.1
2001 -2.4% -1826 25513 -14.0
2002 2.2% 1688 23046 13.7
Nguồn: Cục Thống kê Liên Hợp Quốc,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pht tri7875n v ch7845t l4327907ng pht tri7875n cc champ788.pdf