Đề tài Phát triển về thương mại điện tử trong ngân hàng thương mại Việt Nam

Để hoạt động thương mại điện tử trong ngân hàng thương mại Việt Nam có thể phát triển ngày càng đuổi kịp với các nước phát triển trên thế giới đòi hỏi rất nhiều điều kiện từ chính nội tại các ngân hàng và không thể không kể đến vai trò quan trọng của các chính sách phát triển, hội nhập quốc tế, tự do hoá tài chính của nhà nước. Chúng em xin đựơc đưa ra một vài giải pháp phát triển thương mại điện tử trong ngân hàng như trên.

doc28 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển về thương mại điện tử trong ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và công cụ kinh doanh giàu tiềm năng và hứa hẹn mang lại những kết quả lâu dài. Sự thành công của TMĐT, cũng giống như bất kỳ mô hình và hoạt động kinh doanh nào khác đều phụ thuộc rất nhiều việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng, vào sự cân bằng giữa chi phí và doanh thu, và vào một khung pháp lý có khả năng tăng cường lòng tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng vào việc kinh doanh qua mạng Internet. Khái niệm: Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền kinh tế số hóa”, là hình thức hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử: là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất kỳ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên cũng gọi là “thương mại không giấy tờ”). 2) Hoạt động TMĐT 2.1) Hoạt động chung E-Commerce được hiểu theo nghĩa chung là việc thực hiện các hoạt động thương mại qua môi trường điện tử. Các hoạt động này bao gồm: Xúc tiến thương mại, giới thiệu các mặt hàng, các lĩnh vực kinh doanh và các công ty, cung cấp trực tiếp các mặt hàng và các dịch vụ phi vật chất ; theo dõi và quản lý các quá trình thương mại cũng như việc thực hiện các giao dịch chuyển tiền mà thiếu nó không thể thực hiện được hoạt động thương mại theo nghĩa đầy đủ. Trước đây các hoạt động thương mại phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách địa lý. Ngày nay với sự hỗ trợ của mạng lưới viễn thông đặc biệt là Internet khách hàng và người bán dễ dàng tìm đến nhau hơn mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Việc thanh toán qua mạng cũng ngày càng trở nên phổ biến. 2.2) Đặc trưng của thương mại điện tử So với các hoạt động Thương maị truyền thống , TMĐT có những khác biệt sau: a) Trong thương mại truyền thống : - Các bên gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc hoá đơn, vận đơn ,gửi báo cáo. - Các phương tiện viễn thông như: fax, telex ... chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên việc sử dụng phương tiện chỉ để truyền tải thông tin một cách trực tiếp giữa các đối tác của cùng một giao dịch. - Từ khi xuất hiện mạng máy tính mở toàn cầu Internet thì việc trao đổi thông tin không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa các doanh nghiệp và công ty mà các hoạt động thương mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với số lượng người tham gia ngày càng tăng.Những người tham gia là cá nhân hoặc là doanh nghiệp,có thể đã biết hoặc hoàn toàn chưa biết bao giờ. Trong nền kinh tế số , thông tin được số hoá thành các byte, lưu giữ trong các máy vi tính và truyền qua mạng với tốc độ ánh sáng, Điều này tạo ra những khả năng hoàn toàn mới làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán của con người mà không cần qua khâu trung gian hỗ trợ cho bất kỳ công ty nào.TMĐT cho phép mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quan hệ quen biết với nhau. b) Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới ( thị trường thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. TMĐT càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Không chỉ các công ty hàng đầu thế giới mới có thể tiếp cận những thị trường mới, mà ngay cả một công ty vừa mới khởi sự cũng có một mạng lưới tiêu thụ và phân phối không biên giới ngay đầu ngón tay mình, Với TMĐT, một doanh nhân dù mới thành lập đã hoàn toàn có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức, Chillê ...., mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm. Sang thế kỷ XXI, bất cứ người dân nào- dù là người tiêu dùng, các nhà kinh doanh nhỏ, hay chủ tịch công ty lớn- đều sẽ có thể mở rộng công việc của mình tới những nơi xa xôi nhất của hành tinh.Toàn cầu hoá,tự do mậu dịch và phát triển là con đường phát triển nhanh chóng đưa các quốc gia và các doanh nghiệp thay đổi theo hướng cạnh tranh quốc tế trên phạm vi toàn cầu, kể cả việc giành lấy thị trường nước ngoài thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cà các đối tác thương mại. c) Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.... là những người tạo ra môi trường cho các giao dịch TMĐT, Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT. d) Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành.Ví dụ như: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hinh thành nên các trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới, trọng tài cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hoá và dịch vụ trên mạng may tính. Theo một số chuyên gia về kinh doanh trên mạng, chính những tính năng dễ sử dụng và hình thức vui mắt, dễ hiểu của các trang Web dành choTMĐT là những yếu tố quyết định trong việc thu hút khách hàng. Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! American Online hay Alta Vista ...., đóng vai trò như các trang Web gốc khác với vô số thông tin. Các trang Web này đã trở thành các khu chợ khổng lồ trên Internet.Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn các cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào tham rồi mua hàng là rất cao. Giá cả không quan trọng bằng tính dễ sử dụng và tiện lợi.Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi các công ty kinh doanh trên Web cạnh tranh khốc liệt hơn và đua nhau dành cho khách hàng những dịch vụ tiện lợi nhất, giá cả sẽ trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh. Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số loại hàng trước đây coi là khó bán trên mạng. Con người ngày càng trở nên lười biếng và họ cho rằng thà phải trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới cửa hàng. Một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhất định nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình. Điều tưởng như không thể thực hiện được này cũng có nhiều người hưởng ứng. Chủ các cửa hàng ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lên Web để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên Web bằng cách mở cửa hàng ảo. Tóm lại, trong TMĐT bản chất của thông tin không thay đổi. TMĐT chỉ biến đổi cách thức khởi tạo, trao đổi, bảo quản và xử lý thông tin, hoàn toàn không thay đổi những chức năng cơ bản của thông tin đối với các bên tham gia truyền thống của hợp đồng. Việc mã hoá, số hoá nội dung của các thông tin, chứng từ và tài liệu giao dịch làm cho TMĐT dù cho hoạt động trong khuôn khổ quốc gia hay quốc tế, có sự khác biệt so với thương mại truyền thống chủ yếu dựa trên chứng từ bằng giấy tờ,Trong thương mại truyền thống (bằng giấy tờ) nếu có nhiều bên tham gia thì sẽ phải tốn một khối lượng lớn giao dịch về hợp đồng. Trong khi đó nếu giao dịch được thực hiện thông qua TMĐT, thì tiết kiệm được rất nhiều thời gian và giấy tờ và thời gian. Tuy nhiên các chứng từ được thể hiện bằng giấy tờ cho đến nay, lại có ưu thế hơn trong vai trò chứng từ khi xảy ra có tranh chấp. 2.3) Lợi ích của TMĐT *Đốivới Chính phủ - Giảm chi phí hành chính. - Cung cấp thông tin và các hệ thống báo cáo tốt hơn. - Các mối quan hệ tốt hơn đối doanh nghiệp thông qua phương thức truyền thống. *Đối với doanh nghiệp : - Nắm bắt thông tin thị trường tốt hơn bất kể thời gian và địa điểm. - Giảm căn bản chi phí hành chính và chi phi hoạt động. - Thông tin với khách hàng và đối tác thuận tiện hơn. - Quản lý quan hệ khách hàng. - Giảm được chu kỳ sản phẩm. - Quan hệ với khách hàng tốt hơn. - Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ thuận lợi và hiệu quả hơn. - Tăng cường khả năng cạnh tranh… *Đối với người tiêu dùng - Giảm thời gian tìm kiếm, lựa chọn mua hàng hoá và dịch vụ. - Cùng một lúc tiếp cận với nhiều nhà cung cấp, cả trong và ngoài nước. - Giảm bớt trung gian. - Tiếp cận với nhiều nguồn văn hoá và tri thức của thế giới để cải thiện chất lượng cuộc sống. 2.4) Phương tiện Các phương tiện truyền thống điện tử bao gồm điện thoại, fax, vụ tuyến truyền hình, hệ thống thanh toán điện tử (cả mạng giá trị gia tăng) các mạng nội bộ Intranet, Extranet và Internet. 2.5) Các bên tham gia: - Người tiêu dùng - Doanh nghiệp - Nhà nước II- Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 1) Quá trình phát triển TMĐT và ứng dụng vào Việt Nam: Do có những lợi ích tiềm tàng, từ những giữa những năm 1990, TMĐT đã và đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu và tao nên một làn sóng mạo hiểm trong đầu tư. Đã có lúc người ta nghi ngờ về khả năng thành công của TMĐ do có hàng loat công ty dot-com lâm vào khó khăn song trong thực tế nó vẫn phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt. Theo số liệu tính toán của Forester Research- một công ty nghiên cưu Internet ở Massachusetts của Mỹ doanh số TMĐT trên toàn thế giới năm 1997 đạt 36 tỷ USD, năm 2000 đạt khoảng 700 tỷ USD, và ước tính các năm 2003, 2004và 2005 đạt tương ứng 3.879 tỷ USD, 6.201 tỷ USD và 9.241 tỷ USD . Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, với sự mở rộng nhanh chóng của mang Internet, sự cải thiện rõ rệt của môi trường kinh doanh và những định hướng quan trọng nhằm đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào sản xuất –kinh doanh, một số nền tảng cơ bản của TMĐT ở Việt Nam đã từng bước hình thành và số lượng chủ thể cũng như mức độ tham gia vào mô hình kinh doanh này ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, vì là một nước đang phát triển ở độ thấp, nên ở Việt nam còn không ít rào cản và ràng buộc đối với sự phát triển cua TMĐT trên nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, có thể rằng, hiện nay, TMĐT mới đang ở trong trứng nước và có triển vọng phát triển mang tính pha trộn. 2) Thực trạng của TMĐT ở Việt Nam: Có thể nói rằng việc ứng dụng TMĐT vào Việt Nam hiện nay mới chi mang tính khởi đầu .Có thể kể đến một trong những doanh nghiệp tiên phong là siêu thị ảo Cybermail do Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng (VASC) cộng tác với Công ty Thiên Phát thiết lập và đi vào hoạt động từ tháng 12/1998 Trên siêu thị có hơn 500 mặt hàng của nhiều nhà cung cấp khác nhau từ ôtô ,hàng điên tử ,hàng gia dụng tới mỹ phẩm, lương thực , thực phẩm. Các mặt hàng được phân loại và người mua có thể tìm kiếm dễ dàng bằng công cụ search có sẵn trên đó. Các mặt hàng cùng với giá cả,tỷ gía được cập nhật thường xuyên. Sau sự ra đời của Cybermail ,hàng loạt siêu thị khác đã được thiết lâp ,đang chú ý là siêu thị máy tính Bluesky của công ty Nhật Quang, cửa hàng bách hoá Bookstore của Xunhahaba và thế giới sách Fuhasa TP HCM .Các công ty chuyên kinh doanh TMĐT cũng đã được thành lập như Vietnamthink.com.vn ,B2Vn.com.vn . Trong điều kiện kinh doanh ở Việt nam hiện nay, không phải bất cứ doanh nghiệp nào tham gia TMĐT cũng thu được thành công, mà chỉ có những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sau đây mới có nhiều triển vọng phát triển: * Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet * Các doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ và du lịch * Các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp có nhu cầu thông tin nhanh, kịp thời về thị trường thế giới * Các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ sản phẩm công nghệ cao như: điện tử viễn thông, tin học, tư vấn, thị trường, giá cả. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây, những trang Web phổ biến phuc vụ cho việc cung cấp thông tin kinh doanh và cơ hội giao lưu trong cả nước đều thuộc các lĩnh vực trên Có thể kể ra đây như www.fpt.com.vn ; www.vdc.com.vn; www.mekongresearch.com.vn; www.sonystyle; www.nhadat.com.vn ; www.realestate.com.vn ; ..... Mới đây, ngày 23/4/2003 một bước khởi phát quan trọng đánh dấu những hứa hen cho phát triển TMĐT ở Việt Nam là sự ra đời của sàn giao dịch TMĐT đầu tiên có địa chỉ www.vnemart.com.vn .Sàn giao dịch này sẽ đóng vai trò trung tâm giao dịch thương mại triển lãm văn hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và tăng cường xuất khẩu. Sàn giao dịch còn là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp thông tin cho doanh nghiệp; tư vấn về thị trường, sản phẩm, tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng như thông tin về luât pháp chính sách thương mại quốc tế và Việt Nam với thời gian nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên, số doanh nghiệp như vậy là rất ít và, nhìn chung, sự tham gia còn mantg tính tự phát và cầm chừng, chưa thực sự phát triển.Theo kết qua điều tra do Bộ Thương mại thực hiựn mới đây ở hơn 60000 doanh nghiệp trên cả nước thì chỉ có khoảng 7% số doanh nghiệp sã ứng dụng một số khâu của TMĐT,khoảng 3% có ý định ứng dụngTMĐT ở mức độ khác nhau, và 90% số doanh nghiệp còn lại hiểu biết mơ hồ hoặc không hiểu biết gì về TMĐT. Theo số liệu của Ngân hàng Công thương Việt Nam (incombank) thì cả nước hiện nay mới chỉ có khoảng 3000 doanh nghiệp có trang Web riêng, 8% bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng mạng Internet,90% vẫn đang đứng ngoài cuộc. Trong những giao dịch TMĐT mạng tính thử nghiệm 33,1% số doanh nghiệp tham gia là doanh nghiệp vừa và nhỏ, 54,9% chưa thành công, 58% gặp khó khăn về thiết bị,37%thiếu nguồn nhân lực ... Còn theo kết quả điều tra do Quỹ Phát triển Chương trình Mêkông (MPDF) tiến hành ở 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ có sử dụng mạng Internet thì 48% số doanh nghiệp chỉ để gửi và nhận thư điện tử, 33% không dùng để hỗ trợ cho công việc kinh doanh và 50% chỉ khoảng 4 người biết gửi và nhận thư điện tử Đánh giá một cách tổng quát, có thể chia các doanh nghiệp Việt Nam thành ba nhóm chính dưới đây. Nhóm 1: Có tới 90% số doanh nghiệp chưa hề biết và không quan tâm tới TMDT, không hiểu biết nội dung, lợi ích và xu thế phát triển tất yếu của nó và cho rằng ở Việt Nam hoàn toàn chưa có điều kiện để áp dụng TMĐT, rằng đó là việc của các doanh nghiệp lớn ,doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và chưa tin vào khả năng áp dụng TMĐT của bản thân mình . Nhóm 2: Có khoảng 3% số doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến TMĐT. Các doanh nghiệp thuộc nhóm này có biết nhưng chưa hiểu rõ nội dung, lợi ích và xu hướng Phát triển, vì vậy còn băn khoăn, e ngại về năng lực ứng dụng TMĐT với các lý do khác nhau. Một số doanh nghiệp đã bước đầu kết nối với mạng Internet, có trang Web nhưng mang tính phong trào, chưa xây dựng kế hoạch tham gia TMĐT. Nhóm 3: Nhóm này chiếm khoảng 7% số doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp đã nhận thức vai trò và xu thế phát triển tất yếu của TMĐT trên toàn thế giới và Việt Nam, đã có ý thức chủ động đầu tư, xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng TMĐT. 3) Nguyên nhân Tinh hình nêu trên cho thấy rằng ở Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng khởi động, chỉ mới thực hiện những bước đầu dò dẫm trên một thị trường rộng mênh mông nhiều bất trắc.Vậy đâu la nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy? Một trong những nguyên nhân rất cơ bản là sự yếu kém của các kết cấu hạ tầng cho TMĐT, nhất là về công nghệ thông tin, kinh tế và pháp lý.Bên cạnh đó, một số chuyên gia trong lĩnh vực này đã đúc ra những nguyên nhân cụ thể sau đây: Thứ nhất, cước truy cập mạng Internet tại Việt Nam còn ở mức khá cao.trong khi tốc độ truy cập lại thấp. Hiện nay tại các nước trong khu vực, cáp sợi quang va băng thông rộng đã được sử dung phổ biến,nâng cao được tốc độ truy cập Internet, còn ở nước ta, các tiện ích này còn phải phấn đấu đạt được trong những năm tới. Thứ hai, các doanh nghiệp phải trả một mức phí cao so với lợi ích thu được để xây dựng những trang Web, hoặc biến trang Web phục vụ hữu hiệu cho TMĐT. Thứ ba, hệ thống thanh toán điện tử của các ngân hang chưa phát triển đủ để đáp ứng đủ nhu cầu của TMĐT. Do mức đầu tư cho CNTT ở phần lớn các ngân hàng Việt Nam còn quá thấp, nên việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng như việc phát triển các loại thẻ thanh toán điện tử còn hạn chế trong phạm vi hẹp, hoặc còn mang tính thử nghiệm, chưa trở thành giải pháp tổng thể đối với từng ngân hàng. Thứ tư, còn nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại tiêu chuẩn công nghiệp và thương mại đối với thương mại truyền thống. Để xây dựng hệ thống này cần có một thời gian dài .Chính tiến trình này là một trong những cản trở của việc chấp nhận thanh toán điện tử trong TMĐT ở Việt Nam. Thứ năm, công nghệ bảo mật thông tin trong TMĐT chưa phát triển và đang còn ở mức thấp so với các nươc trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, Việc bảo mật thông tin giao dịch kinh tế - thương mai và ngân hàng trong xã hội còn hạn chế . Thứ sáu, đa số doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé ,tiềm lực tài chính có hạn, gặp nhiều khó khăn trong đầu tư lao đông, cơ sở vật chất để áp dụng TMĐT.Phần lớn các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam không có tên tuổi trên thị trường quốc tế, và các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế trong quan hệ hợp tác quôc tế, chưa thông thạo luật pháp và tập quán của thị trường. Thứ bảy, không chỉ người dân mà ngay cả lãnh đạo của doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước chưa tin tưởng và chưa quyết tâm vận dụng TMĐT.Họ cho rằng TMĐT có nhiều rủi ro, bị tin tặc tấn công, rút tiền của khách hàng, các thông tin về công nghệ bị đánh cắp. Thói quen của người tiêu dùng mua bán trực tiếp đã ăn sâu bám rễ, không dễ dàng xoá bỏ ngay được. Ngoài ra, thưc trạng đào tạo nhân lực cho phương thức làm ăn kinh doanh mới vẫn còn nhiều bất cập . 4) Một số gợi ý giải pháp : Thực trạng trên đây đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết , kinh nghiệm phát triển của những nước đi trước cho thấy rõ một cách tiếp cận chung là Chính phủ tạo ra môi trường thuận lợi , còn doanh nghiệp là động lực thúc đẩy TMĐT phát triển .Với cách tiếp cận này, chúng tôi xin kiến nghị một số gợi ý giải pháp nhằm phát triển TMĐT ở Việt Nam trong những năm tới như sau: a) Xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại: Phát triển mạng viễn thông và mạng Internet tiên tiến hiện đại ,hoạt động hiệu quả, an toàn tin cậy, phủ sóng cả nước; tình hình xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao; cung cấp dịch vụ truy cập băng thông rộng đến tận hộ tiêu dùng;cáp quang vô tuyến điện băng rộng, thông tin vệ tinh ...; phát triển các mạng thông tin dùng riêng. - Đẩy mạnh việc phổ cập Internet trong các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể truy cập Internet với chất lượng tốt, giá cả tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực. - Phát triển mạng Internet để ứng dụng các loại dịch vụ và ứng dung CNTT khác nhau, gồm cả TMĐT. - Mở cửa cho phép thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ kết nối (IXP) dịch vụ truy cập (IPS), dịch vụ ứng dụng (OPS) tham gia cạnh tranh bình đăng nhằm nâng cao hiệu quả và thúc đẩy thị trường phát triển. b) Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và TMĐT - Nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT trong hệ thống giáo dục và đào tạo hiện có thông qua việc nâng cao trình độ của giáo viên ,giảng viên;cập nhật giáo trình hiện đại theo nhu cầu của xã hội và thị trường. - Xây dựng một số cơ sở chuyên trách đào tạo chất lượng cao các kỹ sư, cử nhân và sau đại học về CNTT đáp ứng nhu cầu về lao động chuyên nghiệp cho công nghiệp CNTT, cho nghiên cứu giảng dạy CNTT. - Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ cho gửi đi đào tạo chính quy ở nước ngoài cho các sinh viên; cử chuyên viên và cán bộ các cấp đi thực tập ngắn hạn, nghiên cứu, khảo sát kinh ngiệm trong lĩnh vực CNTT ở các nước và khu vực có nền CNTT phát triển. - Gấp rút đào tạo đội ngũ chuyên gia CNTT cấp cao và các chuyên gia đầu ngành về CNTT. - Xã hội hoá công tác giáo dục đào tạo về CNTT, khuyến khích các tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế than gia đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT. Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến kiến thức, thông tin về CNTT trong toàn xã hội. Tạo điều kiện và môi trường thu hút người nước ngoài mang tri thức, công nghệ và đầu tư đóng góp tích cực vào quá trình phát triển nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam. - Có chính sách ưu tiên cho xây dựng và đào tạo đội ngũ chuyên gia TMĐT, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ cập kiến thức về TMĐT cho toàn dân.Trước hết cần dự báo được những yếu tố tác động tới sự hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng nhân lực cho TMĐT trong vòng 5-10 năm tới. Từ đó xác định rõ được mục tiêu đào tạo thích hợp. Với mỗi mục tiêu về giáo dục đào tạo, đề xuất những giải pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện được những mục tiêu riêng hướng mục tiêu chung là hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng nhân lực cho TMĐT đến năm 2010. c) Xây dựng khung pháp lý cho TMĐT: Nhanh chóng hoàn thành Pháp lệnh về TMĐT và các văn bản hướng dẫnthi hành Pháp lệnh về TMĐT và các văn bản quy định về những vấn đề có liên quan đến giao dich điện tử, bao gồm: - Quy định về phạm vi hiệu lực của chữ ký điện tử. - Quy định về các tiêu chuẩn liên quan đến tính trung thực và không giả mạo chữ kí điện tử. - Quy định về các tiêu chuẩn của chữ kí điện tử. - Quy định về các tiêu chuẩn của việc xây dựng một quy trình hệ thống mã hoá cho các doanh nghiệp để quản lý và xử lý trong giao dịch điện tử. - Quy định về các tiêu chuẩn của việc xử lý các vi phạm về TMĐT như tội phạm tin hoc (hackers), những vấn đề tranh chấp. - Quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ. d) Xây dựng kết cấu hạ tầng thanh toán điện tử chung cho các ngân hàng Việt nam: - Nhiều ngân hàng ở Viêt Nam trong đó có cả Ngân hàng Nhà nước Việt nam tham gia và đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án này để có những đánh giá, tổng kết và từng bước áp dụng sâu rộng trên toàn quốc. - Phát triển việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt mà trước hết là phải tạo ra công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như tạo và phát triển tiền điện tử, séc điện tử, thẻ thông minh, thẻ tín dụng. e) Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong việc phát triển TMĐT: - Chúng ta cần thành lập ngay một đầu mối quốc gia về kinh tế số hoá và TMĐT. Một hội đồng đại diện của nhiều Bộ, ngành và giới có liên quan là hữu hiệu để hội tụ được kiến thức và sự nhìn nhận từ nhiều góc cạnh. - Bên cạnh đó cần thành lập một uỷ ban Quốc gia cho chức năng và quyền hạn ra quyết định, chỉ đạo và xử lý giải quyết. Hội đồng và Uỷ ban sẽ là đầu mối vạch kế hoạch chiến lược cũng như chương trình hành động trước mắt, đồng thời chỉ đạo thực hiện chiến lược chương trình đó. Phần II PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÂN HÀNG Sự lựa chọn của các Ngân hàng hiện đại Tại Hội nghị thương mại điện tử quốc tế lần thứ năm tại Bắc Kinh, các chủ ngân hàng cho biết ngân hàng điện tử là sự lựa chọn chiến lược của ngành công nghiệp ngân hàng hiện nay. Những ứng dụng của thương mại điện tử trong lĩnh vực công nghiệp ngân hàng đó trở thành chủ đề được quan tâm nhất tại hội nghị. Mức độ phát triển nhanh chóng của mạng và công nghệ thông tin đó mạng lại thay đổi chưa từng thấy trong lĩnh vực công nghiệp ngân hàng truyền thống và các ngân hàng ngày nay không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy nhanh các giải pháp ứng dụng thương mại điện tử để phát triển được, các ngân hàng buộc phải tìm kiếm những giải pháp kết hợp công nghệ thông tin và mạng cùng với các phương thức kinh doanh ngân hàng truyền thống. Thực tế, ngành công nghiệp ngân hàng đang đúng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cùng với sự xuất hiện hàng ngày các sản phầm mới có liên quan đến ngân hàng như thẻ tín dụng, giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động, ngân hàng tự phục vụ... và tiền điện tử hay ví điện tử cũng đang trở thành hiện thực. Ngân hàng điện tử thực sự là một cuộc cách mạng ngân hàng, nếu trước kia công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngân hàng thì ngày nay ngân hàng điện tử sẽ thay đổi bộ mặt của kinh doanh ngân hàng. Ma Weihua, Chủ tịch của Ngân hàng Merchant, Trung Quốc cho biết "Thương mại điện tử đó đưa lại cho ngành công nghiệp ngân hàng những vũ khí lợi hại để phá bỏ những hạn chế đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng trước kia và mở rộng dịch vụ mới". Giới chủ ngân hàng tỏ ra lạc quan với xu hướng phát triển hiện nay sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động ngân hàng trong những năm tới. I) NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ: E-banking đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo ra môi trường tài chính năng động, đã có hàng ngàn cá nhân và các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử mà không gặp bất kỳ một vấn đề nào. Ngân hàng điện tử bao gồm hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ như chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, rút tiền ATM, .... đó giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn thông qua các hoạt động tự động của ngân hàng và các giao dịch điện tử với ngân hàng. Dịch vụ này giúp các doanh nghiệp cú thể kiểm soát tài chính của mình tại nhà, văn phòng hoặc khi đi cộng tác chặt hơn chẽ. Kết quả là, ngân hàng điện tử có thể giúp cá nhân và doanh nghiệp giảm được các chi phí hành chính, nâng cao năng suất và quản lý tiền mặt tốt hơn trong một môi trường hoàn toàn an toàn. 1) Khái niệm về ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, nó là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại tạo lợi nhuận thông qua chênh lệch giữa cho vay và đi vay và những sản phẩm dịch vụ mà nó cung cấp. Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, dịch vụ TMĐT (E-Commerce) đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, trở thành đề tài nóng hổi trong bất kì cuộc hội thảo nào về công nghệ thông tin. Trong lĩnh vực ngân hàng, TMĐT được nhiều tổ chức tín dụng quan tâm chiến lược nhằm giảm chi phí hoạt động, gìn giữ và thu hút khách hàng, tăng thị phần qua đó nâng cao hình ảnh và tăng doanh lợi cho ngân hàng. Ở Việt nam, mức độ quan tâm của các tổ chức tín dụng còn khác nhau, song xét cho cùng đây vẫn là một dịch vụ mới mẻ, nhưng nhiều tổ chức tín dụng quốc tế coi dịch vụ này là chiến lược cạnh tranh tất yếu của mình. Có 2 hình thức khác của ngân hàng điện tử đó là ngân hàng trực tuyến (Online Banking) hay ngân hàng mạng (Internet) là một hình thức ngân hàng mà cung cấp các dịch vụ của nó thông qua mạng Internet. Mỗi trang chủ của ngân hàng được coi là một cửa sổ giao dịch. Thông qua trang chủ của ngân hàng, người sử dụng có thể truy cập tài khoản của mình và các dịch vụ trực tuyến khác như mua hợp đồng bảo hiểm, đầu tư vào chứng khoán.... Mỗi lần nhấp chuột sẽ là một cơ hội để kinh doanh và đầu tư, theo đó ngân hàng thay mặt khách hàng thanh toán và trừ các chi phí dịch vụ thông qua tài khoản của họ tại ngân hàng. Đây là hình thức ngân hàng điện tử chủ yếu. Ngoài ra còn có một hình thức Ngân hàng điện tử khác đó là PC- banking, là hình thức theo đó ngân hàng có thể cung cấp phần mềm được cài đặt tại các văn phòng của người sử dụng. Sau đó người sử dụng có thể truy cập tài khoản của mình thông qua modem và đường nối điện thoại với ngân hàng. Đồng thời họ có thể chuyển tiền từ tài khoản vãng lai sang tài khoản tiết kiệm của cùng một chủ tài khoản. Cách truy cập này không cần thiết phải thông qua Internet. 2) Sự hình thành và phát triển ngân hàng điện tử: Khoảng một thập kỷ trước, hàng loạt các ngân hàng bắt đầu cung ứng một loại phần mềm cho khách hàng, giúp cho khách hàng có thể xem được số dư tài khoản, đồng thời thực hiện một số lệnh thanh toán một số dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước ... .Đến năm 1995, E-Banking chính thức được triển khai thông qua phần mềm Quicken của công ty Intuit Inc, với sự tham gia của 16 ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Khi đó, khách hàng chỉ cần có một máy vi tính, một modem và phần mềm Quicken là có thể sử dụng đựơc dịch vụ này. Kể từ đó, E-banking đã và đang được nhân rộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác. Ngày nay, ở những nước phát triển dịch vụ này đã trở nên quen thuộc với khách hàng vì tính tiện lợi và hiệu quả của nó; như ở Mỹ chẳng hạn, năm 1998 có 7triệu hộ gia đình giao dịch với ngân hàng qua Internet, năm 2001 có khoảng 9 triệu, và dự kiến con số này dự kiến sẽ lên tới 12 triệu năm 2005. Những dịch vụ tiện ích mà các ngân hàng có thể cung cấp: - Vấn tin (số dư tài khoản, tỷ giá, lãi suất ...) - Chuyển khoản. - Thanh toán hoá đơn dịch vụ công công như điện, nước, thuế .... - Kinh doanh chứng khoán - Vay vốn. - Thông tin quảng cáo. - Trao đổi thông tin. II) NHỮNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG LIÊN QUAN ĐẾN TMĐT Ngân hàng có thể cung ứng các dịch vụ sau tuỳ vào tình hình cụ thể với các điều kiện và tỷ lệ phí khác nhau. 1) Ngân hàng trực tuyến trên mạng Online Banking hay Internet Banking Dịch vụ này cho phép khách hàng tìm hiểu thông tin dịch vụ ngân hàng, thực hiện các giao dịch chuyển khoản và kiểm tra thông tin tài khoản trực tiếp với ngân hàng từ máy vi tính cá nhân có kết nối với máy vi tính của ngân hàng thông qua mạng Internet. Ngay từ thời điểm mới ra đời, Internet Banking có hai hướng hoạt động: thụ động và chủ động. Hướng thứ nhất mạng lại khả năng nhận thông tin về tài khoản ngân hàng nhưng không cho phép quản lý chúng. Hướng chủ động có thể thực hiện nghiệp vụ quản lý tài sản ở chế độ trực tuyến. Lợi thế của Internet Banking thể hiện : - Đối với khách hàng : Sử dụng dịch vụ trực tuyến có thể tiết kiệm nhiều thời gian bởi vì khách hàng không cần thiết phải đến ngân hàng để thực hiện nghiệp vụ. Ngay cả các tài khhoản cũng được tiếp cận 24/24 : có thể kiểm soát và thực hiện các nghiệp vụ tài chính ( Mua bán tiền tệ hay chứng khoán) bất kì lúc nào. Hơn nữa, các hệ thống Internet Banking cũng rất thuận tiện trong việc giám sát các nghiệp vụ thẻ ngân hàng- một sự giảm tài sản lập tức được phản ánh trên tài khoản, do đó góp phần tăng khả năng kiểm soát từ phía khách hàng. - Đối với ngân hàng : Việc chuyển sang không gian Internet làm giảm chi phí gắn với việc thuê và duy trì ( khấu hao, sữa chữa, vận hành…) trụ sở làm việc,mà sự cần thiết của chúng trong chế độ phục vụ tự động sẽ mất đi. Nhờ tự động hoá quá trình quản lý nên giảm mạnh số nhân sự cần thiết nghĩa là, chi phí tiền lương cũng được giảm theo. Kết quả là, chi phí tiền lương cũng được giảm theo. Kết quả là giá trị giao dịch giảm , và kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn. thậm chí khi phục vụ các chủ tài có số tiền trên tài khoản không lớn lắm. - Nhưng tiết kiệm chi phí dường như chưa phải là luận cứ quan trọng nhất của ngân hàng điện tử. Các công trình nghiên cứu cho thấy áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh mới là động lực chủ yếu làm tăng cường việc ứng dụng IM. Đây là nhân tố mạnh hơn nhiều lần so với yếu tố mạnh hơn nhiều so với giảm chi phí. Ý tưởng sử dụng các lợi thế của IB trong cuộc canh tranh trên thị trường dịch vụ tài chính đã dẫn đến sự ra đời của các ngân hàng mạng thuần tuý. Do chi phí tổ chức dịch vụ ngân hàng thông qua Internet nhỏ so với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, nên các ngân hàng mạng đã đưa cho khách hàng những mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn và cao hơn. Tuy nhiên, thời gian đã cho thấy, điều ấy không đủ để đẩy các thành viên truyền thống khỏi thị trường bán lẻ. 2) Ngân hàng qua mạng điện thoại di động Phone Banking Điện thoại di động ra đời đánh dấu sự phát triển của công nghệ truyền thông. Ngày nay việc sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) ngày càng trở nên phổ biến ngay cả ở những nước đang phát triển.Bước vào thế kỷ XXI một số nước châu Âu đã đưa ra một phương thức thanh toán mới, phương thức thanh toán thông qua mạng vô tuyến viễn thông( Mobile network) và sử dụng thiết bị đầu cuối là ĐTDĐ của khách hàng. Như vậy, thanh toán qua mạng ĐTDĐ là một hình thức thanh toán trực tuyến song hành với phương thức thanh toán qua mạng Internet. Khi bàn đến thanh toán trực tuyến chúng ta sẽ nhận thấy một khía cạnh mang tính tiên quyết đó là có sự hỗ trợ của các yếu tố kỹ thuật. Thông qua ĐTDĐ chuyển thông tin, nhận thông tin, kiểm tra dữ liệu, nhập mã số kiểm tra chính xác thực … Dịch vụ này cho phép khách hàng tìm hiểu thông tin dịch vụ ngân hàng, kiểm tra số phát sinh giao dịch và số tài khoản, tư vấn… từ bất kỳ thuê bao điện thoại thoại nào gọi đến. Về cơ bản thanh toán qua mạng ĐTDĐ mang lại những to lớn như của thanh toán trực tuyến khác.Nhưng xét riêng về thanh toán qua mạng ĐTDĐ thì nó có những lợi thế khác so với những hình thức thanh toán trực tuyến khác là nó cho phép thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi có thể đó là các cửa hàng, trên tãi, máy bán hàng tự động … Cách thức thực hiện giao dịch qua ĐTDĐ: - Trước tiên khách hàng lựa chọn cho mình một nhà cung ứng dịch vụ thanh toán - Để trở thành thành viên chính thức trong đó quan trọng là phải cung cấp các thông tin cơ bản như: số ĐTDĐ, tài khoản cá nhân dùng trong thanh toán. - Khi đã được cung cấp dịch vụ này khách hàng được nhà cung ứng cung cấp mã số định danh (ID). Mã số này không phải là số điện thoại và nó sẽ được chuyển thành mã vạch để dán lên ĐTDĐ giúp cho việc cung cấp thông tin khách hàng khi thanh toán nhanh chóng chính xác và đơn giản hơn những dịch vụ khác như ATM và những thẻ thanh toán khác - Cùng với mã số định danh khách hàng còn được cung cấp một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng xác nhận giao dịch thanh toán khi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán yêu cầu. Lợi ích của việc thanh toán qua mạng ĐTDĐ * Xét về phương diện toàn xã hội: - Đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai, sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong thanh toán, đa dạng hoá cách thức thanh toán không dùng tiền mặt và giảm lượng tiền mặt đáng kể trong lưu thông. - Theo phương thức thanh toán này khách hàng tham gia với vai trò chủ động, các thông tin cá nhân không bị tiết lộ làm giảm đi các hành vi phạm pháp. * Đối với ngân hàng: - Có thêm một phương thức cho khách hàng lựa chọn. - Việc thực hiện thanh toán qua mạng ĐTDĐ không cần qua người giao dịch, không phải thu phí đậu xe, nó giúp việc thanh toán diễn ra dễ dàng hơn. - Việc thanh toán có xác nhận số PIN của khách hàng lam giảm các rủi ro. - Tiềm năng cho việc phát triển dịch vụ thanh toán này. * Đối với người sử dụng: - Giữ thế chủ động trong giao dịch thanh toán ,khách hàng có quyền lựa chọn hình thức thanh toán mà mình thích: ghi nợ trực tiếp vào tài khoản, thẻ tín dụng… - Thuận tiện khi sử dụng thanh toán chính xác số tiền cần chi trả, không cần giữ tiền mặt, tránh các rủi ro; - Giao dịch có thể diễn ra bất cứ lúc nào, thanh toán không bị trở ngại về vấn đề biên giới quốc gia hoặc loại tiền tệ. - An toàn và thuận lợi vì khi thanh toán luôn có xác nhận bằng số PIN ,không cần ký giấy tờ,có thể truy xuất các giao dịch bất cứ lúc nào cần thiết. - Giống như phương thức thanh toán bằng thẻ phần phí người sử dụng không chụi mà điểm bán hàng sẽ chụi. Một số hạn chế của việc thanh toán qua mạng ĐTDĐ. - Sự giới hạn của công suất phát sóng và số lượng các trạm thu phát sóng và phải tính đến việc phủ sóng trong khu vực nhà cao tầng. - Đòi hỏi người sử dụng phải sử dụng ĐTDĐ - Ở Việt Nam, các giao dịch thanh toán đa phần vẫn dùng tiền mặt 3) Máy rút tiền tự động ATM: Thẻ ATM sử dụng cụng nghệ băng từ, trên đó có các thông tin được mã hoá. Mọi giao dịch của khách hàng tại máy ATM đều được sử dụng trên cơ sở mã số cá nhân (số PIN) chỉ người sử dụng biết. Chủ thẻ có thể thay đổi số PIN (do ngân hàng cấp) tại máy ATM. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ này, họ không cần thiết phải đến tận ngân hàng rút tiền mà có thể giao dịch tại bất cứ nơi nào cú lắp đặt máy ATM. Chỉ việc ấn thẻ vào máy, bấm mã số và yêu cầu số tiền, mọi thao tác chỉ diễn ra trong vòng 30 giây đến 1 phút. Thẻ ATM cũng có tác dụng như người bảo vệ tiền cho khách hàng bởi chỉ duy nhất chủ thẻ biết mã số để rút tiền ngay cả trong trường hợp bị mất thẻ. Cũng tại máy ATM, khách hàng có thể tra cứu các thông tin về tài khoản như số dư, hạn mức tín dụng còn lại. Thẻ ATM mang lại tiện ích cho cả 3 phía: khách hàng, ngân hàng và các giao dịch xã hội. Về phía ngân hàng, dịch vụ ATM sẽ giúp họ thu hút, giữ khách hàng nhờ chính những tiện ích mà ATM đem lại cho khách hàng. Các ngân hàng sẽ có cơ hội để tự động hoá các giao dịch và nâng cao chất lượng dịch vụ, mọi giao dịch giản đơn tại quầy được chuyển sang tự động tại máy ATM. ATM mang lại khá nhiều tiện ích khi hệ thống này được xã hội hoá. Thay vì đi nhận lương tại tài vụ, các công ty có thể trả lương thông qua tài khoản của nhân viên để họ tự lĩnh tại các máy rút tiền ATM. Cũng theo đó, các khoản phí cần thiết cho gia đình như tiền điện nước, điện thoại tiền thuê nhà, và các dịch vụ khác đều được khách hàng trả trực tiếp vào tài khoản của nhà máy nước, bưu điện...thông qua máy ATM. Người sử dụng chỉ cần dựng thẻ ATM yêu cầu chuyển tiền của mình vào các tài khoản thanh toán, nhận hoá đơn điện tử cho các khoản chi của gia đình mà không cần phải dùng tiền mặt. Những công việc này có thể thực hiện cùng một lúc tại bất cứ máy ATM nào trong toàn quốc. Người dân khi đó, sẽ thay đổi tập quán tích trữ tiền mặt. Họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng và rút tiền bằng thẻ ATM. Nhiều ngân hàng thu phí giao dịch khi khách hàng của ngân hàng khác sử dụng ATM của họ. Trong tương lai, tại Việt nam, dịch vụ ATM sẽ mở rộng ra các dịch vụ mới như chuyển tiền cá nhân, thanh toán hóa đơn.... 4) Các khoản thu phí dịch vụ ngân hàng - Lệ phí phát hành thẻ lần đầu và phí hàng năm. - Phí đối với những lần giao dịch thanh toán bằng thẻ và chuyển tiền. - Phí khi khách hàng yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản đột xuất, phí huỷ thẻ cũ và phát hành thẻ mới... - Phí cho các lần rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hoặc thẻ thanh toán tại các quầy giao dịch. 5) Phát hành thẻ thanh toán hoặc thẻ tín dụng Ngân hàng có thể trực tiếp phát hành thẻ của ngân hàng mình hoặc làm đại lý phát hành thẻ cho các ngân hàng hoặc tổ chức khác( như Mastercard, Visa ,.....) 6) Tiền gửi thanh toán Ngân hàng thực hiện dịch vụ tài khoản tiền gửi, thanh toán cho các bên tham gia và huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong thanh toán. 7) Cho vay Ngân hàng cũng có thể thực hiện cho vay vốn lưu động đối với bên mua cũng như bên bán để sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. III) ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA E-BANKING: Ưu và nhược điểm của E-banking đến bây giờ vẫn là vấn đề được tranh cãi.Nhiều ý kiến cho rằng dịch vụ nay chỉ mang lợi cho bản thân ngân hàng còn đối với khách hàng thì lợi bất cập hại. Ta sẽ di xem xét ở cả hai góc độ với tư cách là khách hàng và với tư cách là ngân hàng xem nó có những lợi ích gì và khả năng triển khai thành công ở Việt Nam được hay không. 1) Theo quan điểm của khách hàng: *) Xét về ưu điểm, E-banking đem lại cho khách hàng nhiều điểm lợi: - E-banking là một kênh quan trọng giúp cho khách hàng có thể thông tin liên lạc với khách hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Chỉ trong chốc lát, qua máy vi tính được nối mạng với ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng để kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn dịch vụ công cộng,thanh toán thẻ tín dụng, mua séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ và kể cả kinh doanh chứng khoán với ngân hàng. - Phí giao dịch E-banking hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác. Nhân viên phục vụ Qua điện thoại ATM E-banking 1.07 USD 0.54 USD 0.27 USD 0.015 USD (Nguồn: Kết quả khảo sát của hãng Nghiên cứu Booz, Ailen& Hamilton (1999) ) - Theo nhà nghiên cứu công nghệ thông tin Michelle Samaad 1999, trong thập kỷ vừa qua, thay đổi lớn nhất mà ngân hàng đem lại cho khách hàng đó là E-banking có thể đem lại một giải pháp mà từ trước đến nay chưa hề có. Khách hàng có được tất cả những gì mình mong muốn với mức thời gian it nhất và điều đó có thể tóm lại thánh một cụm từ sự tiện lợi, nhất là đối với các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nhiều khi đối tượng khách hàng này không đủ nhân lực để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với ngân hàng và E-banking là một phương án tối ưu. *) Tuy nhiên, để có được những sự tiện lợi đó, khách hàng phải tính đến nhứng bất lợi của E- banking: - Khách hàng phải có máy vi tính, modem,tài khoản Internet và mua dịch vụ từ công ty dịch vụ Internet (ISP), đây là khoản chi phí đầu tư ban đầu không nhỏ. - Vấn đề bí mật, an toàn cho khách hàng cũng là điều đàng lo ngại. Thí dụ, với một giao dịch để thanh toán thẻ tín dụng chẳng hạn, khách hàng phải tiết lộ số thẻ cho ngân hàng.Giao dịch điện tử, khách hàng thực tế phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn so với giao dịch có chứng từ vì trường hợp xảy ra tranh chấp, chứng từ sẽ là bằng chứng hùng hồn hơn - Khách hàng muốn trực tiếp giao dịch với cán bộ ngân hàng để có thể diễn giải dễ dàng hơn - Có những thông tin mà qua Internet không thể cung cấp đầy đủ như cán bộ chuyên trách của ngân hàng. 2) Theo quan điểm của Ngân hàng: * Ưu điểm của E-Banking : Đối với nhiều ngân hàng thì E-banking là một giải pháp mang tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động. Theo ông Luecke, phụ trách Hệ thống công nghệ và giao dịchcủa tập đoàn Banc One (Mỹ): “ Chúng tôi coi dịch vụ ngân hàng điện tử là một kênh quan trọng vì nó có thể làm thay đổi công việc của một chi nhánh” hay Peter Duffy, giám đốc ngân hàng điện tử của Ngân hàng Baclays (Anh) đã cho biết: “ Chúng tôi thực sự quan tâm đến ngân hàng điện tử vì nó là một kênh phân phối quan trọng đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính của chúng tôi”. Cũng với những ý kiến trên, kết quả nghiên cứu của công ty Forrester Research INC cho thấy, với E-banking, ngân hàng có thể cắt giảm chi phí, trong đó lại giao dịch với khách hàng khắp mọi nơi, mọi lúc, qua đó lưu giữ khách hàng hiện tại và thu hút khách mới. Ngoài ra một số lợi ích quan trọng khác mà E-banking đem lại cho ngân hàng đó là ngân hàng thực hiện chiến lược toàn cầu hoá mà không cần mở thêm chi nhánh. Cuối cùng, Internet là một công cụ hữu hiệu về quảng cáo đối với bất kỳ ngân hàng nào. Trước những lợi ích của Internet đã và đang khiến cho các ngân hàng “ không thể làm ngơ” trước thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. * Nhược điểm của E-Bạnking : Bên cạnh những ưu điểm trên, có không ít bất lợi của E-banking khiến cho các ngân hàng phải quan tâm. Đó là, để xây dựng hệ thống giao dịch điện tử đòi hỏi ngân hàng phải có lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn chưa kể đến chi phi bảo hành, duy trì và phát triển hệ thống sau này. Vấn đề cần quan tâm khác là cơ sở hạ tầng truyền thông, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của cả quốc gia chứ không riêng gì ngân hàng nào. IV) Thực trạng và giải pháp 1) Thực trạng 1.1) Nền kinh tế Việt Nam phát triển ở mức thấp - Thu nhập đầu người thấp khoảng 480 USD/người/năm, nằm trong những nước nghèo nhất thế giới. Số người mở tài khoản tiền gửi chưa nhiêu, giao dịch qua ngân hàng chưa trở thành thói quen của dân chúng. - Theo số liệu của Bộ khoa học công nghệ và môi trường, đến cuối năm 2003, số thuê bao Internet ở Việt nam chi mới đạt đến con số 205700. Riêng tổng số thuê bao của công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) hiện có 76500 thuê bao giám tiếp và 125 thuê bao trực tiếp. Trong đó, chưa đầy 1000 doanh nghiệp có trang Web riêng (Báo Đầu tư ngày 8/2/2001). Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ khai thác Internet ở cấp độ sử dụng thư điện tử, truy cập Internet để tìm thông tin và mở trang web dùng cho việc quảng cáo sản phẩm dịch vụ, chưa có đơn vị giao dịch theo đúng nghĩa của TMĐT. - Mặt khác, chi phí thuê và sử dụng các dich vụ trên Internet ở Việt nam hiện còn rất cao, chưa khuyến khích được người sử dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu hoặc có trang Web riêng hoặc thuê các ISP ( nhà cung ứng dich vụ Internet) để đưa hàng và dịch vụ của mình lên Internet. - Cơ sở hạ tầng còn thiếu then, thiết bị, công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu, trình độ nắm bắt KHKT của người quản lý và nhân viên thừa hành chưa đáp ứng được yêu cầu. 1.2) Hệ thống NHTM còn nhiều bất cập - Việc đầu tư xây dựng những cơ sở ban đầu để áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào trong các ngân hàng đòi hỏi số vốn đầu tư tương đối lớn. Lấy vốn ở đâu và khả năng hoàn vốn là bài toán khó đối với những nhà lãnh đạo ngân hàng thương mại Việt nam khi xây dựng chiến lược đầu tư. - Công nghệ ngân hàng của NHTM Việt nam nhìn chung còn lạc hậu, đội ngũ nhân viên có thể đáp ứng với mô hình kinh doanh mới không nhiều.Hơn thế nữa việc trang bị công nghệ của cả hệ thống các ngân hàng chưa đồng bộ làm cho khó có thể thực hiện những thanh toán liên ngân hàng. 2) Một số giải pháp: Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử trong ngân hàng thương mạiViệtNam. 2.1) Đối với Nhà nước Nhà nước ban hành khung pháp lý cho việc phát triển thanh toán điện tử, chữ ký điện tử… Cụ thể: - Chính phủ sớm xây dựng nguyên tắc thực hành thống nhất cho các hoạt động TMĐT với nội dung đưa ra các khái niệm và quy định điều chỉnh các giao dịch thương maik được thực hiện bằng phương tiện điện tử. - Pháp luật công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và quy định mức độ mã hoá được thực hiện vào hoạt động TMĐT - Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ TMĐT thực hiện thanh toán điện tử như: cấp vốn cho NHTM đầu tư công nghệ hiện đại, cho phép hưởng chính sách ưư đãi đầu tư trong nước, vay vốn dai hạn , có chính sách khuyến khích các dự án đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại. 2.2) Đối với Ngân hàng Nhà nước: Môi trường pháp lý đóng vai trò quyết định cho việc hiện đại hoá và phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Ngân hàng Nhà nước hiện nay là nơi ban hành các văn bản, chính sách, qui định về nghiệp vụ ngân hàng cũng như những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại như: ATM, E-BANKING, Thương mại điện tử, InternetBanking... Ngân hàng cần có chính sách khuyến khích , hỗ trợ các NHTM tự đầu tư cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử; ban hành quy chế phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử; hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ để thực hiện thanh toán bù trừ tự động giữa NHNN với các tổ chức tín dụng và khách hàng. Mới đây, Chính phủ mới ban hành quyết định số 44/2002/ QĐ-TTg về việc cho phép sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán. Đồng thời Ngân hàng nhà nước đó bắt đầu cung cấp cho WTO các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại theo yêu cầu của WTO và IMF. Điều này có nghĩa là Ngân hàng nhà nước sẽ sớm thúc đẩy quá trình hiện đại hoá các Ngân hàng thương mại Việt nam. 2.2 Các biện pháp thực hiện từ bản thân nội tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Mạnh dạn lựa chọn và xây dựng chiến lược đầu tư công nghệ mới và hiện đại cho phù hợp với cơ chế chung và điều kiện riêng có của từng ngân hàng một cách hợp lý - Tiêu chuẩn hóa qui trình xử lý nghiệp vụ của Ngân hàng theo định hướng khách hàng. Các ngân hàng thông qua hiệp hội ngân hàng cần thoả thuận và thống nhất với nhau về các tiêu chuẩn kỹ thuật và nghiệp vụ thanh toán (như mã số khách hàn, mã số các loại tài khoản, chuẩn giao thức thanh toán…) các thoả thuận liên quan tới thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch TMĐT. - Sớm đưa ra các dịch vụ Ngân hàng hiện đại như ATM, Home Banking, Internet Banking và Thương mại điện tử. Xây dựng mạng thông tin nội bộ và hệ thống các ứng dụng hỗ trợ các cấp quản lý và điều hành kinh doanh của mỗi Ngân hàng. Ngoài ra, cần phải thường xuyên quán triệt từ cấp lãnh đạo đến từng cán bộ Ngân hàng trong việc tận dụng, chia sẻ các nguồn thông tin vốn có trong nội tại Ngân hàng cũng như những nguồn thông tin khác. - Thường xuyên phổ cập kiến thức cụng nghệ thông tin và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tiên tiến cho các cấp, đặc biệt là các cấp lãnh đạo. - Ngân hàng cần đào tạo những cán bộ chủ chốt vừa có am hiểu về nghiệp vụ Ngân hàng vừa có trình độ về công nghệ thông tin và ngân hàng KẾT LUẬN Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Ngành TMĐT đã tạo nên một hình thức cạnh tranh mới buộc các ngân hàng phải lựa chọn các hình thức mà khách hàng cần, quyết định quy mô các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Sự tham gia TMĐT cũng làm nảy sinh các vấn đề về công nghệ của ngân hàng. Các ngân hàng giải quyết được những thách thức này sẽ quyết định được sự ảnh hưởng của mình đối với thị trường điện tử hoá. Ngân hàng có lý do quan trọng thúc đẩy các sản phẩm mạng. Nếu ngân hàng thất bại trước những cơ hội mà Internet tạo ra, tuy ngân hàng vẫn có thể thực hiện thanh toán giữa người mua và người bán liên quan đến TMĐT, nhưng ngân hàng sẽ ít có cơ hội quan hệ với người mua và người bán hoặc cung cấp các sản phẩm của mình trên thị trường điện tử hoá. Ngược lại, nếu ngân hàng có đại diện trên Internet, ngân hàng sẽ có vị trí cả ở các sản phẩm truyền thống, đồng thời phát triển và bán các sản phẩm mới nhờ việc tham gia thị trường điện tử hoá. Hiện nay, ngân hàng đã bắt đầu sử dụng Internet để cung ứng các sản phẩm ngân hàng truyền thống một cách hữu hiệu. Hơn nữa, một số ngân hàng đã có các bước đi xa hơn, để phát triển các sản phẩm mới được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho các giao dịch thương mại điện tử. Để hoạt động thương mại điện tử trong ngân hàng thương mại Việt Nam có thể phát triển ngày càng đuổi kịp với các nước phát triển trên thế giới đòi hỏi rất nhiều điều kiện từ chính nội tại các ngân hàng và không thể không kể đến vai trò quan trọng của các chính sách phát triển, hội nhập quốc tế, tự do hoá tài chính…của nhà nước. Chúng em xin đựơc đưa ra một vài giải pháp phát triển thương mại điện tử trong ngân hàng như trên. Rất mong được sự góp ý, nhận xét cuả các thầy cô giáo. Hà Nội, tháng 03 năm 2005 Sinh viên thực hiện Thái Phương Linh Trần Thị Minh Huệ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các trang web: www.ICB.com.vn, www.vnemart.com.vn, www.vneconomy.com.vn, www.dotaco.com.vn, www.vn.post.mpt.gov.vn Giáo trình thương mại điện tử ( Nxb thống kê /1999 ) Tạp chí ngân hàng các năm : số 6/2000 , số5/2001, số11/2003, số 13/2003, số 3 /2004, số 7/2004, số 10/2004, số 11/2004 4) Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ Số 10/2004

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0945.doc
Tài liệu liên quan