Nhìn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta , chúng ta thấy việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta . Quá trình đổi mới phù hợp với quy luật phát triển và là một tất yếu khách quan.Trong công cuộc đổi mới Đảng ta đã chủ trương xoá bỏ những mặt hạn chế của nền kinh tế bao cấp, đồng thời kế thừa và đổi mới những mặt tích cực và phát huy chúng để chúng phù hợp trong cơ chế mới .Tuy nhiên sự nghiệp đổi mới là một quá trình mới mẻ , khó khăn và đầy phức tạp đòi hỏi phải có lý luận khoa học.
Mà sự thất bại trong sự nghiệp đổi mới và cải tổ ở liên xô đã cho chúng ta một bài học thực tiễn lớn . Đảng ta đã quán triệt chủ nghĩa Mác – LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng cơ sở lý luận cho quá trình đổi mới một cách phù hợp với bối cảnh trong nước và xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Nhờ đó mà 15 năm qua chúng ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng.
19 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phủ định biện chứng đối với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I . - Đặt vấn đề
Sau chiến thắng 30-4-1975 giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước . Dưới sự lãnh đạo của đảng nhân dân ta bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước nước , tiến lên chủ nghĩa xã hội . Sau hơn 10 năm xây dựng đất nước tuy đạt được một số thành tựa đáng kể nhưng nhìn chung cho đến thập kỉ 80 nước ta vẫn làmột nước nông nghiệp lạc hậu kinh tế ngày càng sa sút ,đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn cụ thể:
Bình quân lưong thực theo đầu người giảm từ 247,7kg/người (1976) còn 263,3kg/người (1980) ,
Lạm phát năm 1986 là 774% ,
Thu nhập quốc dân giai đoạn 1976-1980 chỉ đạt 0,4% trong khi đó theo kế hoạch là 13-14%
Trước tình hình đó , tạị đại hội đảng lần VI đảng ta đã nhiều chính sách biện pháp đổi mới toàn diện nền kinh tế nhằm đua nước ta thoát khỏi khủng hoảng trì trệ. Nội dung chính là xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp , thiết lập nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Việc chuyển nền kinh tế từ tập trung , quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước tiếp tục được khẳng định trong các đại hội Đảng lần VII , VIII và IX . Với những ưu điểm của mình nền kinh tế thị trường đang từng bước thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong những năm trở lại đây. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực , nước ta đã vươn lên trở thành một trong ba nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo , đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt , về căn bản nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng đó là những thành quả to lớn .Thành quả đó được tạo ra từ quá trình đổi mới như vậy chủ trương đổi mới của đảng là hoàn toàn đúng đắn . Trong đường lối lãnh đạo Đảng ta luôn lấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin làm nền tảng tư tưởng và làm kim chỉ nam cho mọi lý luận khoa học và xã hội . Trong khi hoạch định đường lối đổi mới đảng ta đã áp dụng thực tiễn phép biện chứng một cách linh hoạt , nền kinh tế thị trường ra đời thay thế cho nền kinh tế bao cấp là một sự phủ định . Sự phủ định này tạo ra nền kinh tế thị trường ưu việt hơn nền kinh tế bao cấp cũ , tạo ra động lực cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên , nền kinh tế thị trường ở nước ta không loại bỏ các yếu tố tích cực của nền kinh tế bao cấp . Nó kế thừa và củng cố các yếu tố tích cực đó định hướng XHCN cho nền kinh tế thị trường ở nước ta . Vì vậy đó là sự phủ định biện chứng . Như vậy phép biện chứng duy vật có một ý nghĩa hết sức quan trọng , đăc biệt là phép phủ định biện chứng . Đó cũng là kiến thức cơ bản mà mỗi sinh viên phải nắm được trong năm đầu ở trường đại học , nhất là đối với sinh viên đại học KTQD . Để nhận thức được rõ hơn về tầm quan trọng của phép phủ định biện chứng em đã chọn đề tài: “ Phủ định biện chứng đối với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam”
II – Giải quyết vấn đề
II . 1 – Phủ định biện chứng
a, phủ định
Trong thực tế khách quan , mọi cái đều biến đổi từ một trạng thái này sang một trạng thái khác , thay thế cái này bằng cái khác đó là sự phủ định
Có hai hình thức phủ định là:
Phủ định siêu hình.
Phủ định biện chứng
* Phủ định siêu hình là sự phủ định mà nó chấm dứt sự phát triển .
Nghiền nát một hạt giống là sự phủ định siêu hình vì nó chấm dứt sự phát triển của một cây nào đó.
*Phủ định biên chứng là sự phủ định mà tạo ra tiền đề cho sự phát triển
quá trình chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nưóc ta là sự phủ định biện chứng vì nền kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm sẽ tạo ra động lực phát triển kinh tế ở nước ta.
Phủ định biện chứng là nội dung chủ yếu của phép biện chứng duy vật , là khoa hoc về sự phát triển.
b, Phủ định biện chứng có hai đặc trưng là:
Tính khách quan
Phủ định biện chứng là sự phủ định khách quan . Nguyên nhân trực tiếp của quá trình phủ định biện chứng nằm ngay trong bản thân sự vật , sự phủ định xuất phát từ nhu cầu phát triển khách quan của sự vật. Sự phủ định là kết quả hoạt động của quy luật mâu thuẫn và quy luật lượng chất
Mâu thuẫn mới phủ định mâu thuẫn cũ , chất mới thay thế chất cũ .
ví dụ : Sự thay thế nền kinh tế bao cấp bằng nền kinh tế thị trường ở nước ta là một xu thế tất yéu, không phải vì thế giói đổi,mới mà chúng ta phải đổi mới.
Tính kế thừa
sự phủ định biện chứng có tính kế thừa các nhân tố của sự vật cũ còn cần cho sự phát triển , những nhân tố đó có sự thay đổi tính chất trong sự vật mới . Tính kế thừa thể hiên ở quá trình chọn lọc cải tạo mặt thích hợp , loại bỏ những mặt không cần thiết cản trở sự phát triển .
ví dụ : Trong nền kinh tế thị trường không phải mọi nhân tố của nền kinh tế bao cấp bị xoá bỏ , nhân tố cần thiết cho sự phát triển như tính kế hoạch hoá vẫn được kế thừa . Trước đây chúng ta kế hoạch hoá toàn bộ nhưng ngày nay kế hoạch hoá chỉ mang tính định hướng . Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong định hướng nền kinh tế.
c, ý nghĩa của phép phủ định biện chứng
Mác từng nói “ không có lĩnh vực nào lại có thể phát triển nếu như khồn có sự phủ định những hình thức tồn tại trước nó”
như vậy ,sự phủ định mà cụ thể là phủ định biện chứng có mộy ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng nó làm cho giới tự nhiên , xã hội và tư duy con người luôn vận động và phát triển .Trong sự phát triển của loài người , sự thay thế các kiểu nhà nướclà một minh chứng cụ thể. nhà nước chủ nô bị thay thế bởi nhà nước phong kiến
nhà nước phong kiến bị thay thế bởi nhà nước TBCN , CNXH ra đời là sự phát triển tất yếu của lịch sủ , với những ưu việt CNXH chắc chắn sẽ thay thế CNTB trong tương lai.
II . 2 Bước chuyển nền kinh tế nước ta từ kinh tế tập trung , bao cấp sang nền kinh tếthị trưòng hàng hoá nhiều thành phần là sự phủ định biện chứng
a, thực trạng nền kinh tế nước ta thời kì 1976 – 1986
Năm 1975 đất nước thống nhất , nước ta chuyển từ nền kinh tế thời chiến sang nền kinh tế thời bình , tiến lên xây dựng CNXH. Tại đại hội IV (1976) Đảng đã đề ra ra đường lối phát triển kinh tế
“ Đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN ,xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH
đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN , ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ , kết hợp xây dựng công nghiệp , nông nghiệpcả nước thành một cơ cấu công – nông nghiệp , vừa xây dựng kinh tế trung ương , vừa phát triển kinh tế đia phương
trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất . “
[ báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương đảng - đại hội IV]
trong quá trình xây dựng kinh tế chúng ta đã thu được nhiều thành tựa đáng kể
cơ sở vật chất từng bước được xây dựng để phục vụ phát triển kinh tế , hậu quả chiến tranh bước đầu được khắc phục
tổng sản phẩm xã hội năm 1980 bằng 105,8% so với năm 1976 ( tăng 1.4%/năm)
năm 1985 bằng 142.3% so với năm 1980 ( tăng 7.3%/năm)
[ Lịch sử kinh tế quốc dân]
Bên cạnh những thành tựu , nền kinh tế nước ta còn nhiều mặt yếu kém , hạn chế thậm chí ngày càng đi xuống.
trình độ sản xuất lạc hậu , cơ sở vật chất kém phát triển , quan hệ sản xuất XHCN chưa thực sự được củng cố và phát triển , lực lượng sản xuất kém phát triển , lưu thông rối ren nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng , sản xuất không đủ tiêu dùng , lạm phát tăng nhanh(777% năm 1986). Chính vì vậy đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn , trong khi đó trong xã hội nảy sinh nhiều tiêu cực . Thực trạng đó đã làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng và nhà nước .
Trước tình hình đó đảng ta đã nhận ra những sai lầm thiếu sót của mình trong xây dựng đường lối phát triển kinh tế “chưa thừa nhận thực sự những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan... chưa thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ... chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất .”
[ văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần VI – nhà xuất bản sự thật – 1987]
Để khắc phục và sửa chữa những thiếu sót sai lầm đó , tại đại hội Đảng lần thứ VI Đảng đã đề ra chủ trương “ xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp , xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triẻn của nền kinh tế ... quá trình từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn ở nước ta là quá trình chuyển nền kinh tế còn nhiêù tính tự túc tự cấp thành nền kinh tế hàng hoá”. [ văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần VI – nhà xuất bản sự thật – 1987] Trải qua hơn 10 năm xây dựng kinh tế , thưc tế đã cho thấy nền kinh tế tập trung bao cấp làm suy yếu nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ,vì vậy chủ trương của đảng là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý , đó là một tất yếu khách quan và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
II.3 Nền kịnh tế thị trường ở nước ta
Kinh tế thị trườnglà nềnkinh tế hànghoá phát triển ở trình độ cao được điều tiết bởi cơ chế thị trưòng ở đó sản xuất ra cái gì sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai được quyết định thông qua thị trườngtrên cơ sở quan hệ cung cầu , giá cả
Hoặc:
Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá tuân theo cơ chế phân phối của thị trường . Đó chính là nền kinh tế hàng hoá gắn với thị trường , lấy thị trường làm điều kiện tồn tại và hoạt động [ Tạp chí triết học số 1 (2 – 1999) – trang 53]
khác với nền kinh tế bao cấp nền kinh tế thị trường mang những đặc điểm sau:
Thứ nhất ,kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở được điều hành bởi hệ thống pháp luật và tiền tệ của nhà nước nhà nước
Thứ hai , tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao . Nó xuất phát từ những điều kiện khách quan của việc tồn tại nền kinh tế hàng hoá
Thứ ba , giá cả được hình thành ngay trên thị trường . ở nền kinh tế bao cấp giá cả do nhà nước định sẵn , điều này trái với những quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá cả quy luật giá trị làm rối loạn lưu thông
Thứ tư , cạnh tranh là một tất yếu của cơ chế thị trường .Đó là động lực để các đơn vị kinh tế phát triển sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.
thứ năm , hàng hoá trên thị trường rất phong phú .Nó phản ánh trình độ phát triển cao
của lực lượng sản suất.
II.4 Chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước là một tất yêú khách quan và phù hợp với xu thế của thời đại
Đầu thập kỷ 80, trên thế giới , nhiều nước có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, mà cụ thể là ngay những nước ở Đông Nam á xung quanh nước ta cũng có nhiều bước phát triển mới về kinh tế nhờ công cuộc đổi mới,Vậy mà nước ta vẫn là một nước nghèo nàn lạc hậu . vì vậy Công cuộc đổi mới được đặt ra một cách cấp thiết . Nhưng không phải vì các nước trên thế giới đổi mới mà chúng ta phải đổi mới . Mà nó xuất phát từ nhu cầu phát triển của tự thân một nền kinh tế với một cơ chế không còn phù hợp để phát trển kinh tế .
Nhưng trong thời kì 1950 – 1975 cơ chế kế hoạch hoá tập trung ,bao cấp đã có tác dụng to lớn trong việc tập trung nguồn lực đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến giải phóng miền nam , thống nhất đất nước . Nhưng bước sang giai đoạn lịch sử mới , cơ chế này phát sinh quan liêu bao cấp kìm hãm , cản trở phát triển kinh tế trong thời bình . trong tự thân nền kinh tế phát sinh mâu thuẫn , đòi hỏi sự đổi mới để phát triển
vì vậy nền kinh tế thị trường ra đời là một tất yếu khách quan .
Trong đó sự công nhận tồn tại của các thành phần kinh tế khác : kinh tế tư bản tư nhân , kinh tế tư bản nhà nước cung không nằm ngoài yếu tố khách quan vì nó là một phần chính của công cuộc đổi mới . nếu như không có các thành phần kinh tế khác thì không thể có một môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế . trong nền kinh tế bao cấp
hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể sản xuất không đạt hiệu quả do đươc sự bảo hộ của nhà nước lại càng trở nên trì trệ .Nhưng khi các thành phần kinh tế khác ra đời hai thành phần kinh tế này sẽ được đặt vào môi môi trường cạnh tranh bình đẳng
vì vậy sẽ kích thích sản xuất phát triển
Trong đổi mới nền kinh tế , đổi mới cơ chế quản lý là nhiệm vụ hàng đấu. Cơ chế cũ quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh , với hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh chi tiết từ trên giao xuống , không phù hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ
Cơ chế đó chưa chú ý đến quan hệ hàng tiền , hiệu quả kinh tế . cơ chế đó đẻ ra bộ máy quản lý cồng kềnh , cán bộ quản lý kém năng động , phong cách quản lý quan liêu cửa quyền . Với tất cả những đặc điểm trên cơ chế cũ đã kìm hãm sản xuất , khiến kinh tế không phát triển vì vậy cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa , đúng nguyên tắc tập trung dân chủ ra đời là sự phủ định cơ chế cũ , là yêu cầu khách quan để tạo động lực cho phát triển kinh tế .Đổi mới cơ chế quản lý là một quá trình cải cách có ý nghĩa cách mạng sâu sắc là cuộc đáu tranh giữa cái cũ và cái mới cái tiến bộ và cái lạc hậu. Việc đổi mới không phụ thuộc vào bất cứ một yếu tố bên ngoài nào mà muốn phát triển kinh tế thì bắt buộc phải đổi mới cơ chế quản lý .
Trong đổi mới kinh tế , mở rộng và nang cao hiệu quả kinh tế đối ngoại là một xu thế khách quan của nền kinh tế thế giới mà nền kinh tế việt nam muốn phát triển thì không thể tách rời khỏi nền kinh tế thế giới. Muốn kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại , nước ta phải tham gia vào sự phân công lao động quốc tế II . 5 Tính kế thừa khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trừơng theo định hướng XHCN Do chủ quan nóng vội muốn xây dựng nền kinh tế XHCN bỏ qua giai đoạn TBCN nhà nước ta đã xây dựng một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao độ với hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể . Trong hoạt động kinh tế thực tế cơ chế đó đã cản trở sự phát triển kinh tế vì vậy nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ra đời mang tính khách quan là sự phủ định đối với nền kinh tế bao cấp .Nhưng không phải loại bỏ tất cả những yếu tố của nền kinh tế bao cấp mà đây là một sự loại bỏ có chọn lọc .Nền kinh tế thị trường kế thừa nền kinh tế bao cấp trên những mặt sau .Một là trong đổi mới quan hệ sản xuất, công nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần giải pháp đó xuất phát từ thực tế nước ta và vận dụng quan điểm của LÊNIN “ coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là đặc trưng của thời kì quá độ”Như vậy trong cơ chế thị trường nền kinh tế nước ta gồm các thành phần kinh tế : kinh tế quốc doanh , kinh tế tập thể, kinh tế cá thể , kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa , kinh tế tư bản nhà nước
Trước đây trong nền kinh tế tập trung , quan liêu , bao cấp , nước ta chỉ chú trọng phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể . Các thành phần kinh tế khác bị gần như xoá bỏ. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường , tuy xoá bỏ những mặt yếu kém của nền kinh tế cũ nhưng hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể không bị xoá bỏ mà chúng được củng cố cải tạo để phù hợp trong nền kinh tế thị trường .sự kế thừa có chọn lọc là nguyên tắc của phủ định biện chứng chính vì vậy trong nền kịnh tế thị trường hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể vẫn giữ vai trò chủ đạo . Sự kế thừa đó không chỉ củng cố hai thành phần kinh tế mà ở đó còn có sự phụ thuộc giữa hai thành phần kinh tế cũ
và các thành phần kinh tế mới ra đời. Chúng quan hệ mật thiết chặt chẽ nhau trong quá trình phát triển. “ Chúng vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau , bình đẳng trước pháp luật , được pháp luật bảo hộ quyền thu nhập và quyền sở hữu hợp pháp”[Ts vũ văn Phúc – phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN - kinh tế châu á - Thái Bình Dương số 2trang 3]
Sự kế thừa có chọn lọc còn được biểu hiện là trong nền kinh tế thị trường , kinh tế nhà nướccàng có vai trò lớn hơn trong nền kinh tế , trước đây trong nền kinh tế bao cấp kinh tế nhà nước chỉ có vai trò
là thành phần kinh tế chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng trong nền kinh tế thị trường nó còn có nhiệm vụ hướng dẫn và cùng các thành phần kinh tế khác tham gia vào quá trình phát triển kinh tế đất nước, nó là nhân tố kinh tế đảm bảo cho sự định hướng XHCNcủa nền kinh tế thị trường ở nước ta.Như vậy sự kế thừa đã làm cho nền kinh tế thị trường ở nước ta mang hình thức khác so với nền kinh tế thị trường của nhiều nước trên thế giới. Sự kế thừa đã làm cho nền kinh tế nước ta tuy mang các hình thức sản xuất của TBCN nhưng không làm thay đổi đường lối phát triển tiến lên CNXH ở nước ta. Ngoài ra kinh tế nhà nước tạo ra tiền đề về vật chất cần thiết để làm đòn bẩy cho các thành phần kinh tế khác phát triển vì thế suy đến cùng nó thúc đẩy tăng trưởng nhanh và lâu dài nước tacủa nền kinh tế .Qua thực tế đã chứng minh , cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế ở nhiều nước tại châu á nhưng ở nước ta chỉ bị thiệt hại không đáng kể đó là nhờ kinh tế nhà nước đảm bảo vai trò can thiệp điều tiết vĩ mô của nhà nước , khắc phục những nhược điểm của kinh tế thị trường .
Trong nền kinh tế thị trương kinh tế nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng vì vậy trong khi kế thừa nền kinh tế nhà nước , phải đảm bảo cho các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ , thật sự chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa , lập lại trật tự kỉ cương trong hoạt động kinh tế . Sắp xếp lại sản xuất tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kĩ thuật để nâng cao năng suất. Kinh tế quốc doanh chủ động mở rộng liên kết với các thành phần kinh tế khác , hướng các thành phần đó vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội .
Kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng của nền kinh tế , nó nảy sinh từ nhu cầu của việc phối hợp những nỗ lực chung của người lao động thông qua
con đường liên kết tự nguyện tương trợ nhau để giải quyết những vấn đề chung mà từng người lao động không giải quyết được vì vậy nền kinh tế thị trường ra đời kế thừa các yếu tố tích cực của nền kinh tế bao cấp thì không thể bỏ qua kinh tế tập thể .Trong kinh tế tập thể , chuyển đổi từ hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới nhưng không đồng nhất hợp tác hoá với tập thể hoá tư liệu sản xuất , trong nền kinh tế bao cấp , khi xây dựng hợp tác xã đã đồng nhất với việc tập thể hoá tư liệu sản xuất , điều đó đã dẫn đến việc mọi người trong hợp tác xã không chịu trách nhiệm về tài sản chung , tạo thói ỷ lại vì vậy việc sản xuất không có hiệu quả . Chính vì vậy việc đổi mới đó là một sự kế thừa có chọn lọc , vừa kế thừa nhưng đổi mới với hình thức khoản sản phẩm đến tận tay người lao động vì thế làm cho người lao động có trách nhiệm với tài sản của mình hơn, có trách nhiệm với sản xuất hơn , hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều.
Để đạt được hiệu quả sản xuất , việc phát triển kinh tế tập thể phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi , quản lý dân chủ .
TRong nền kinh tế thị trường , bên cạnh việc giữ lại hai thành phần kinh tế chủ chốt trong nền kinh tế cũ, các thành phần kinh tế mới đựơc công nhận và khuyến khích phát triển :
một là kinh tế cá thể mà phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình trước kia bị chèn ép nay đã được nhà nước nhà nước khuyến khích phát triển”Kinh tế gia đình có vị trí rất quan trọng và khả năng dồi dào cần được khuyến khích và giúp đỡ phát triển trong mối quan hệ hỗ trợ và gắn bó với kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể”
[Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần VI – nhà xuất bản sự thật 1978]
Hai là , kinh tế tư bản tư nhân trước kia bị xoá bỏ nay đựơc phát triển dưới nhiều hình thức nhưng hoạt động của kinh tế tư bản tư nhân được hướng dẫn đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội bằng hình thức tư bản nhà nước
, thông qua sự kiểm soát của nhà nước và sự liên kết với kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể .
Nói chung những thành phần kinh tế khác ra đời tuy không có sự kế thừa từ nền kinh tế bao cấp nhưng chúng được kế thừa về mặt định hướng xã hội chủ nghĩa , do đó chúng dần mất đi xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa và những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế của chúng .Nhà nước dùng pháp luật và chính sách , dựa vào sức mạnh của kinh tế xã hội chủ nghĩa để kiểm soát và chi phối các thành phần đó theo phương châm
“ sử dụng để cải tạo , cải tạo để sử dụng tốt hơn”
Về đổi mới cơ chế quản lý , cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ra đời phủ định cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp . Tính kế hoạch hoá của nền kinh tế bao cấp được giữ lại làm tiền đề cho tính kế hoạch hoá của nền kinh tế thị trường ,
Trong nền kinh tế cũ chúng ta kế hoạch hoá chi tiết , nhưng trong nền kinh tế thị trường kế hoạch hoá chỉ mang tính định hướng. Từ chỗ can thiệp rất sâu vào quá trình sản xuất kinh doanh nhà nước đã chuyển sang điều tiết vĩ mô bằng công cụ pháp luật , kế hoạch hoá định hướng . Nhà nước không còn đưa ra kế hoạch sản xuất cái gì sản xuất bao nhiêu vì vấn đề này đã có sự chi phối của thị trường.Trong cơ chế quản lý nhà nước ta có chính sách phân biệt rõ ràng quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp .Nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường tôn trọng những quy luật khách quan của kinh tế thị trường như quy luật cung cầu , quy luật giá trị , quy luật cạnh tranh ... nhưng để không cho những quy luật này tự do chi phối điều tiết thị trường thì phải có sự quản lý của nhà nước .Đó cũng là một nhân tố được kế thừa trong cơ chế cũ. trong nền kinh tế thị trường của nhiều nước trên thế giới đã để cho những quy luật của thị trường tự do chi phối điều tiết thị trường vì vậy đã xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng lớn gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế. Nhưng trong nền kinh tế nước ta , nhà nước xuất hiện với tư cách là một chủ thể hoạt động kinh doanh trên thị trường , vừa với tư cách là một chủ thể quản lý , bằng những chính sách linh hoạt của mình để điều tiết thị trường. Chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được thể chế hoá trong các bộ luật :luật doanh nghiệp nhà nước , luật thuế...
Việc đổi mới cơ chế quản lýlà không thể thiếu khi chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đó là một sự phủ định biện chứng vì vậy nó không thể tách rời với đặc tính kế thừa.
Nền kinh tế thị trường sẽ không thể phát triển nếu nếu không hội nhập cùng nền kinh tế thế giới .Trong quá trình đổi mới Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế mở và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.Trước hết tiếp tục củng cố và mở rộng mối quan hệ với các nước anh em như Lào, CamPuChia, Trung quốc , nối lại mối quan hệ với nước Nga và các nước tách ra từ Liên Xô trước đây đây là một điểm kế thừa trong nền kinh tê cũ. Với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới” Việt Nam đã tham gia các tổ chức như ASEAN ,AFTA... hiện nay nước ta đã có quan hệ kinh tế với các nước đế quốc lớn như Mỹ , Anh ,Pháp với phương châm hai bên hợp tác bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau .Như vậy chúng ta hoà nhập chứ không hoà tan.
Như vậy nền kinh tế thị trường ra đời thay thế cho nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp là một sự phủ định biện chứng. Mọi chính sách đổi mới của Đảng đều phù hợp với tính khách quan và tính kế thừa tạo hướng đi
đúng đắn cho quá trình xây dựng kinh tế xã hội ở nước ta , đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng , tiến lên phát triển kinh tế theo con đường chủ nghĩa xã hội
II . 6 Những Thành tựu về kinh tế sau 15 năm đổi mới
Sau 15 năm đổi mới , nền kinh tế nước ta có những chuyển biến nhanh chóng , chúng ta đã giải quyết được các vấn đề cơ bản về kinh tế.Chúng ta đã giải phóng các mối quan hệ kinh tế ra khỏi sự trói buộc của nền sản xuất khép kín, thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất , mở rộng giao lưu kinh tế tronh nước và hoà nhập với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy lựclượng sản xuất gắn với thị trường .
Trên thực tế , nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực :
Một là , nhịp độ phát triển kinh tế nhanh và ổn định .Tốc độ tăng trưởng
GDP hàng năm trong thời kì 1986 – 1990 là 3,92% , 1991 – 1995 là 8,2%
.Sản lượng lương thực quy thóc tăng từ 21,5 triệu tấn(1990) lên 27,5 triệu
tấn(1995) . Sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng từ 304 kg (1985) lên 330 kg (1990) , 370 kg(1995) và 444kg (2000)
trong nền kinh tế bao cấp ,sản xuất không đủ tiêu dùng hàng hoá khan hiếm ,nhưng nay đã đảm bảo lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng
Hàng hoá dành cho xuất khẩu ngày càng tăng về số và chất lượng:từ năm 1989 trở đi mỗi năm ta xuất khẩu được trên dưới 2 triệu tấn gạo
[Dự thảo chiến lực phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 và phương hướng nhiệm vụ , kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001 –2005]
Tích luỹ nội bộ nền kinh tế từ mức không đáng kể đã dần đạt được tỉ lệ cao
1991 là 10,1% , 1992 là 13,8% , 1994 là 17% và hiện nay đã đạt 25%
Nhìn vào những con số tăng trưởng đó chứng tỏ nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng và nền kinh tế thị trường thay thế chonền kinh tế bao cấp là một sự phủ định biện chứng .
Hai là cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ ,tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 40,6%(1990)xuống còn 36,2%(1994), trong khi đo tỷ trọng trong ngành dịch vụ từ 38,6 lên 42, 5%
cơ cấu các thành phần kinh tế trong GDP cũng có sự chuyển đổi từ quốc doanh , hợp tác sang đa ththành phần nhưng vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh vẫn được tăng cường , tỷ trọng kinh tế quốc doanh trong GDP
từ 29,4%(1990) lên 40,4%(1994)
[ Giáo trình lịch sử kinh tế quốc dân]
ba là Đẩy lùi đượcnnạn siêu lạm phát . Năm 1986 lạm phát 774,7%, 1988 là 393,8% giảm xuống còn 12,7% năm 1995 . Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm 7,3%.Đến nay lạm phát được giữ ở mức ổn định không ảnh hưởng nhiêù đến nền kinh tế.
Bốn là quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển mạnh . Từ chỗ bị bao vây cấm vận nước ta đã chủ động hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Hiện nay nước ta đã có quan hệ kinh tế với hơn 100 nước trên thế giới , tham gia và ngày càng có vai trò tích cực trong nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.
Kim ngạch xuất khẩu sau 10 năm (1991 –2000) tăng gấp 6 lần . Đầu tư trực tiếp của nước ngoài thực hiện trong 10 nămkhoảng 15 tỷ USD, chiếm
1/4 tổng đầu tư của toàn bộ xã hội ,năm 2000 tạo ra 22%kim ngạch xuất khẩu , 10% GDP .
Năm là đới sống nhân dân được cai thiện rõ rệt .Năm 2000 bình quân lương thực theo đầu người la 444kg.tỷ lệ tăng dân số giảm từ 2,31% xuống còn 1,53%.
Những thành tựu kinh tế là kết quả của công cuộc đổi mới .Như vậy đường lối đổi mới của đảng là hoàn toàn đúng đắn .Những thành tựu đó không những có vai trò nâng cao nền kinh tế đất nước mà còn nâng cao uy tín cuả nước ta trên trường quốc tế.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu , trong 15 năm đổi mới ,vẫn còn nhiều yếu kém , hạn chế . Nền kinh tế nước ta vẫn mang tính chất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé , cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém
Nước ta còn nghèo nhưng chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất , tiết kiệm trong tiêu dùng, tích luỹ nội bộ nền kinh tế và đầu tư phát triển thấp
Nền kinh tế có mức tăng trưởng khá nhưng năng suất chất lượng hiệu quả còn thấp
Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế xã hội còn hạn chế ,khả năng kiềm chế lạm phát chưa vững chắc
Tình trạng bất công xã hội , tham nhũng buôn lậu còn phổ biến
TRong đại hộ Đảng lầnIX ,Đảng ta đề ra nhiều biện pháp để khắc phục và hạn chế những yếu kém đó để cho công cuộc đổi mới ỏ nưóc hoàn thiện hơn.
II .7 Những giải pháp nhằm đưă nước ta tiếp túc phát triển và củng cố kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
“Định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn về mục tiêu , con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của một quốc gia dân tộc dựa trên những điều kiện khách quan cho phép và bao hàm một nội dung kinh tế chính trị xã hội rộng lớn” [Lê Hệ - định hướng xã hội chủ nghĩa nhìn từ góc độ triết học-
tạp chí tiết học số 4 tháng 8 – 2000]
như vậy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ngiã ở nước ta có đặc điểm : mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật , lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh .Muốn vậy nền kinh tế đó phải đảm bảo :
Có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững
Giải quyết vấn đề công bằng xã hội phù hợp từng bước với tăng trưởng kinh tế
Làm cho nền kinh tế nhà nước phát triển để nắm vai trò chủ đạo , trong nền kinh tế lấy kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể làm nền tảng.
Củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền kinh tế thị trường
Thực hiện nhiều hình thức phân phối
Do đó giải pháp đươc đặt ra là:
Một là thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần. Coi đây là điều kiện cơ sở để thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển
Hai là mở rộng phân công lao động , phân bố lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, từng vùng theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá . Phân công lao động giữa các nganhf theo hướng chuyên môn hoá , hợp tác hoá.
Ba là tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
Bốn là đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ, nhằm phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học , tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học mới vào sản xuất và lưu thông , đảm bảo cho hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường .
Năm là giữ vững ổn định chính trị , hoàn thiện về hệ thống pháp luật, đổi mới các chính sách tài chính tiền tệ giá cả.Giữ vững ổn định chính trị là giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới , tăng cường vai trò quản lý của nhà nước .
Sáu là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi , phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bảy là mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế thị trường .
Có chính sách ưu đãi để thu hút vốn các nhà đầu tư nước ngoài để tranh thủ vốn và kĩ thuật của họ
Như vậy để tiến lên chủ nghĩa xã hội thì không thể bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa . Với đường lối đổi mới của đảng tuy trong nền kinh tế nước ta ít nhiều mang hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng chúng đựơc dần hướng vào quỹ đạo xã hội chủ nghĩa.
III . Kết luận
Nhìn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta , chúng ta thấy việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta . Quá trình đổi mới phù hợp với quy luật phát triển và là một tất yếu khách quan.Trong công cuộc đổi mới Đảng ta đã chủ trương xoá bỏ những mặt hạn chế của nền kinh tế bao cấp, đồng thời kế thừa và đổi mới những mặt tích cực và phát huy chúng để chúng phù hợp trong cơ chế mới .Tuy nhiên sự nghiệp đổi mới là một quá trình mới mẻ , khó khăn và đầy phức tạp đòi hỏi phải có lý luận khoa học.
Mà sự thất bại trong sự nghiệp đổi mới và cải tổ ở liên xô đã cho chúng ta một bài học thực tiễn lớn . Đảng ta đã quán triệt chủ nghĩa Mác – LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng cơ sở lý luận cho quá trình đổi mới một cách phù hợp với bối cảnh trong nước và xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Nhờ đó mà 15 năm qua chúng ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng.
Tuy nhiên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội đến nay vẫn chưa được khẳng định rõ về thời gian .Tuy nhiên việc đổi mới nền kinh tế của Đảng ta đã bước đầu tạo ra tiền đề cho con đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nền kinh tế thị trường ra đời là sự phủ định biện chứng đối với nền kinh tế cũ , đó là một bước phát triển cao hơn về chất, tuy nhiên mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng trong lòng những mâu thẫn cái mới sẽ luôn thay thế cái cũ.Chính vì vậy trên con đường phát triển kinh tế của mình , chúng ta phải luôn đổi mới để có những bước phát triển cao hơn.
Tài liệu tham khảo
Văn kiện đại hội Đảng lần VI ,VII , VIII , IX
Giáo trình triết học Mác – LêNin (tập 1 , 2) – nhà xuất bản chính trị quốc gia - 2001
Lịch sử kinh tế quốc dân - nhà xuất bản giáo dục (1999)
Tạp chí triết học số 1 - tháng 2 – 1999
Tạp chí triết học số 4 – tháng 8 – 2000
Kinh tế chính trị Mác – LêNin (tập 1)- nhà xuất bản giáo dục
Mục lục
Trang
I. Đặt vấn đề
1
II. Giải quyết vấn đề
2
1. Phủ định biện chứng
2
2. Bước chuyển nền kinh tế nước ta từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường hàng hoá nhiều thành phần là sự phủ định biện chứng
3
3. Nền kinh tế thị trường ở nước ta
5
4. Chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước là một tất yếu khách quan và phù hợp với xu thế của thời đại
6
5. Tính kế thừa khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
7
6. Những thành tựu về kinh tế sau 15 năm đổi mới
11
7. Những giải pháp nhằm đưa nước ta tiếp tục phát triển và củng cố kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
13
Kết luận
15
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29962.doc