Các polyphosphate được dùng trong chế biến thịt, cá, gia cầm, thủy sản rộng r ãi để điều chỉnh sự mất ẩm và giữ ẩm trong các sản phẩm sau khi chế biến hoặc r ã đông.
Các phosphate thường sử dụng là: Tri polyphosphate nhưng nếu kết hợp với Na hexametaphosphate sẽ có tác dụng hiệu quả hơn.
Các phosphate khi thêm vào các sản phẩm đầu tiên sẽ bị thủy phân tạo thành các pyrophosphate là các chất hoạt động chính.
Trong chế biến thịt kết hợp 2 % muối v à 0,3 % phosphate được sử dụng gia tăng khả năng giữ nước, tương đương 0,8 M-1 M (4,6 %-5,8 %) NaCl được yêu cầu tối đa cho sự trương nở, nhưng khi thêm phosphate sẽ làm giảm lượng muối cần thiết.
Tác dụng phosphate trên thịt muối với 3 l. do: gia tăng pH thịt, gia tăng lực ion và tạo phức với ion kim loại.
Nhờ vào tính chất này mà phosphate được sử dụng như những chất bảo quản thủy sản để tránh sự mất ẩm trong quá trình bảo quản. Trong chế biến các sản phẩm, với sự tham gia của phosphate giúp cho sản phẩm có hiệu suất thu hồi cao.
47 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3569 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phụ gia tạo cấu trúc trong thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phosphoseryl trên phân tử αs1 và k-casein, các casein này có xu hướng liên kết mạnh mẽ với các ion canxi (Dickinson và Davies, 1999; Ye và Singh, 2001). Sự liên kết của các ion canxi với các casein làm giảm lực đẩy tĩnh điện dẫn đến sự hình thành các kết tụ. Sự thay đổi trạng thái kết tụ của casein như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của nó trên bề mặt dị thể dầu/nước và độ bền của nhũ tương (Ye và Singh, 2001). Mật độ điện tích trên bề mặt của hạt dầu giảm cũng gây ra sự đứt gãy của các lớp protein đã được hấp thụ xung quanh hạt dầu, và vì vậy làm giảm độ bền không gian (Dickinson v_ Davies, 1999).
Theo Mitidieri và Wagner (2002), protein có khả năng tạo và làm bền nhũ tương phụ thuộc vào hai yếu tố:
+ Đú khả năng làm giảm sức căng bề mặt dị thể
+ Và khả năng tạo một lớp màng mà nó sinh ra lực đẩy mạnh giữa các hạt do kết hợp sự tương tác tĩnh điện và không gian. Lớp màng này chịu được sự đứt gãy do nó có độ nhớt đàn hồi cao.
2.4 Gluten:
2.4.1 Nguồn gốc và cấu tạo:
Gluten là sản phẩm được phân lập từ bột lúa mì sau khi đã tách tinh bột dưới tác động của nước. Gluten còn có tên gọi một cách dễ hiểu là Protein.
Gluten thu nhận sau quá trình rửa khối bột nhào gọi là gluten ướt. Hàm lượng nước trong gluten ướt là 65-75%. Gluten ướt có tính dẻo, dai, đàn hồi và cũng có khả năng tạo màng.
Chất này hoặc có dạng lỏng ít nhiều sánh hoặc bột nhão, có màu trăng trắng (gluten ẩm) hoặc có dạng bột màu kem (gluten khô).
Gluten có cấu trúc bậc 4 phức tạp.
Thành phần các chất trong gluten :
90% protein.
8% lipid.
Tro và carbohyrate
Gluten không tan trong nước nhưng nó có khả năng hút một lượng nước gấp hai lần khối lượng chất khô của nó và tạo thành một khối có tính đàn hồi cao.
Gluten của bột mì thượng hạng thì có độ đàn hồi tốt và chịu độ kéo vừa phải.
Hình 1.6 : Gluten ướt.
Chất lượng gluten được đánh giá theo bảng sau :
Bảng 1.2 : Các chỉ số đánh giá chất lượng gluten. [1]
Phân loại
Chỉ tiêu
Gluten ướt chất lượng tốt
Gluten ướt chất lượng xấu
Mạnh
Trung bình
Yếu
Cảm quan
Đồng nhất, mềm mại, trắng ngà
Xám, không mịn
Độ đàn hồi
Tốt
Trung bình
Ít
Kém
Độ căng
Cao
Trung bình
Trung bình
Thấp
Độ giãn
Trung bình
Trung bình
Lớn
Lớn
Gluten là một protein của bột mì. Nó được cấu tạo chủ yếu từ hai loại protein là gliadin và glutenin với tỉ lệ tương đương nhau. Gliadin và glutenin chiếm từ 85-95% protein trong gluten. Chính hai loại protein này tạo nên tính chất đàn hồi và mềm dẻo đặc trưng cho gluten bột mì.
Gliadin phân thành bốn loại : α, β, γ, ω.
Glutenin phân thành hai loại : glutenin mạch dài và glutenin mạch ngắn.
Các thành phần gluten được thể hiện qua hình sau :
Hình 1.4: Thành phần hóa học của gluten.
2.4.2 Tính chất công nghệ :
Khi ta nhào trộn bột với nước thì gliadin và glutenin sẽ hút nước trương nở tạo thành một cấu trúc mạng có tính chất dai, dẻo và đàn hồi rất đặc trưng. Đó chính là cấu trúc mạng gluten.
Hình 1.5 : Sự hình thành cấu trúc gluten
Trong đó glutenin tạo tính đàn hồi và lực căng đứt lớn, còn gliadin tạo độ dính và chảy.
Theo mô hình nghiên cứu về sự hình thành gluten (Belton, 1999 và Wang, 2003), thì glutenin mạch dài sẽ kết hợp với nhau bằng liên kết disulfure. Dưới tác động cơ học, liên kết disulfure và liên kết hydro sẽ nối vào nhau. Kết quả tạo nên một hợp chất cao phân tử. Sự liên kết của các cấu trúc đơn vị có thể xảy ra bằng liên kết chuỗi hydro. Gluten kết tụ dạng sợi to có kích thước đường kính cỡ micromet, có thể quan sát dưới kính hiển vi.
Tuy nhiên trong một nghiên cứu gần đây, Xu (2003) lại cho rằng gliadin cũng là thành phần quan trọng tạo nên đặc tính đặc biệt của gluten. Cụ thể là ở hàm lượng nhỏ hơn 250mg/ml dịch huyền phù thì gliadin hầu như chỉ có tính dẻo, nhưng ở hàm lượng trên 300mg/ml thì gliadin có tính chất dẻo, dính và đàn hồi. Do đó mà gliadin là một thành phần quan trọng tạo nên tính chất đặc biệt cho gluten
Chính 2 loại protein này đã làm nên nét đặc trưng cho gluten lúa mì và khi được hỗn hợp với một tỉ lệ thích hợp và với nước, nhờ có hai loại protein này mà gluten có những khả năng đàn hồi và mềm dẻo rất riêng biệt.
Gluten có khả năng hút nước và trương nở mạnh, cho độ kết dính cao nên nó được sử dụng để hỗ trở việc tạo gel, làm cho sản phẩm có tính dai, đàn hồi và mềm mại cho sản phẩm.
Gluten được sử dụng như chất kết dính, hỗ trợ tạo gel trong một số sản phẩm chế biến từ thịt như hamburger, đồ hộp thịt...
Ngoài ra, gluten còn được sử dụng để làm giầu vitamin.
2.4 Gelatin:
2.4.1 Định nghĩa, nguồn gốc và cấu tạo:
Định nghĩa :
Hiện nay, có nhiều cách khác nhau để định nghĩa gelatin:
Theo dược điển của Mỹ (American Pharmacopoeia-USP 29-NF 24, 2006): gelatin là sản phẩm thu được bởi sự thủy phân một phần collagen có nguồn gốc từ da, mô liên kết hoặc xương của động vật.
Theo dược điển châu Âu (European Pharmacopoeia 5, 2005) : gelatin là một loại protein tinh chế, thu được bởi sự thủy phân một phần collagen bằng phương pháp acid (gelatin loại A), kiềm (gelatin loại B) hoặc ezyme.
Theo “ Food Chemical Codex 5th, 2003” : gelatin là sản phẩm thu được bằng phương pháp thủy phân kiềm, acid hoặc ezyme collagen-thành phần chính của da, xương và mô liên kết ở động vật.
Nguồn gốc :
Nguyên liệu để sản xuất gelatin bao gồm:
Nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật có vú: da và xương động vật là nguồn nguyên liệu đầu tiên để sản xuất gelatin thương mại. Hiện nay nguồn nguyên liệu này vẫn đóng vai trò chính của ngành công nghiệp sản xuất gelatin (H.2.1).
Da heo: có thể sử dụng ở dạng tươi, đông lạnh để sản xuất gelatin. Da heo được cung cấp bởi các nhà sản xuất thịt.
Da chưa thuộc: trong công nghiệp chế biến da, da chưa thuộc được bảo quản bằng muối hoặc canxi hydroxit để giữ trạng thái tươi cho đến khi chúng được sử dụng trong quy trình sản xuất gelatin.
Mẩu xương: trong quy trình sản xuất thịt thì xương là sản phẩm phụ và được sử dụng để sản xuất gelatin. Tuy nhiên trước khi được sử dụng nó phải trải qua quá trình tiền xử lý nghiêm ngặt. Bước đầu tiên là xương được cắt ra thành từng khúc dài khoảng từ 510mm. Sau đó là công đoạn xử lý tẩy nhớt bằng nước nóng, sấy khô và phân loại. Các mẩu xương này sẽ được lưu trữ trong các silo cho đến khi được đưa vào sử dụng.
Ossein: là các mẫu xương qua quá trình khử khoáng. Quá trình khử khoáng sử dụng acid HCl loãng được tiến hành ở nhiệt độ thấp trong vài ngày sử dụng dòng chảy ngược để loại khỏi xương các phần chứa phosphate.
Nguyên liệu có nguồn gốc từ cá: da cá và bong bóng cá gần đây được quan tâm để sản xuất gelatin. Mặc dù chất lượng gelatin thu được từ nguồn nguyên liệu này là chưa ổn định nhưng đây là nguồn nguyên liệu giàu tiềm năng trong tương lai.
Hiện nay có khoảng 27 loại collagen đã được xác định.
Collagen loại I: trong da và xương.
Collagen loại II: trong sụn, thủy tinh thể của mắt.
Collagen loại III: trong thành mạch máu.
Collagen loại IV: có trong chất nền của màng ở các cơ quan trong cơ thể.
Collagen loại V: có trong dây chằng, giác mạc, kẽ hở giữa các mô.
Collagen loại VI: có trong gan, thận, màng sụn.
Collagen loại VII: có trong sự nối liền của da và biểu bì.
Collagen loại VIII: có trong tế bào màng trong.
Collagen loại IX: có trong sụn.
Collagen loại X: có trong sụn bị khoáng hoá và phình to.
Collagen loại XI: có trong sụn.
Collagen loại XII: có trong dây chằng, sợi liên kết collagen.
Collagen loại XIII: có trong biểu bì, nang tóc, tế bào gốc của móng.
Collagen loại XIV: có trong sợi liên kết collagen.
Collagen loại XV: có trong nhiều mô khác nhau, tương đồng với collagen loại XVII.
Collagen loại XVI: còn đang được nghiên cứu.
Collagen loại XVII: có trong da.
Collagen loại XVIII: có trong gan.
Collagen loại XIX: có trong mắt, não, tinh hoàn, mô trong thời kỳ đầu phát triển.
Collagen loại XX-XXVII: còn đang được nghiên cứu.
90% collagen trong cơ thể người và động vật là collagen loại I, II, III. Collagen loại I là phổ biến nhất và thường ở trong các mô liên kết như da, xương, gân. Collagen loại II hầu như tồn tại ở các mô sụn. Collagen loại III lại phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi của động vật, da heo còn trẻ chứa tới 50%, theo thời gian tỷ lệ này giảm 510%. Những loại colagen khác chỉ hiện diện với lượng rất nhỏ và chỉ ở một vài cơ quan đặc biệt.
Cấu trúc cơ bản của collagen loại I (loại collagen được sử dụng trong sản xuất gelatin) gồm 1014 amino acid và chúng liên kết với nhau hình thành nên chuỗi với khối lượng phân tử vào khoảng 100000g/mol. Chuỗi này được gọi là chuỗi alpha gồm 334 đơn vị lặp lại của chuỗi Gly-X-Y (H.1.2). Chỉ tại điểm kết thúc N-, C- chuỗi ngắn gồm 1526 amino acid không tuân theo cấu trúc này.
Glycine chiếm khoảng 33% các amino acid, proline và hydroxyproline chiếm khoảng 22%. Proline thường xuất hiện ở vị trí X và hydroxyproline hầu như luôn xuất hiện ở vị trí Y. Và 45% các amino acid còn lại sẽ kết hợp với các amino acid này tạo nên mạng không gian và tính chất tĩnh điện cho collagen.
Proline và hydroxyproline liên quan tới cấu trúc bậc 2 của collagen. Những amino acid này giúp giới hạn sự quay của bộ khung polypeptide do đó góp phần tạo nên sự bền vững cho cấu trúc xoắn ốc bậc 3. Nhóm hydroxyl của hydroxylproline đóng vai trò quan trọng trong sự bền vững cấu trúc xoắn ốc bậc 3 của collagen. Polypeptide của collagen mà thiếu hydroxylproline sẽ tạo nên cấu trúc gấp khúc ở nhiệt độ thấp và sẽ không bền vững ở nhiệt độ thân nhiệt.
Kỹ thuật biến đổi collagen tạo gelatin là từng bước phá hủy cấu trúc các thành phần để thu được dẫn xuất hòa tan gelatin.
Phương pháp sản xuất :
Hiện nay có hai quy trình khác nhau được sử dụng để sản xuất gelatin theo quy mô công nghiệp, hai quy trình này khác nhau về phương thức sử dụng để phân tách mối liên kết collagen. Quy trình được sử dụng sẽ ảnh hưởng đến những đặc tính chính của sản phẩm gelatin thu được. Nhìn chung quá trình sản xuất gelatin sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:
Tiền xử lý nguyên liệu thô.
Trích ly.
Tinh sạch.
Cô đặc.
Sấy.
Nghiền, sàng, trộn.
Cấu tạo gelatin:
Cấu trúc phân tử gelatin gồm có 18 amino acid liên kết với nhau theo một trật tự xác định, tuần hoàn, tạo nên chuỗi polypeptide với khoảng 1000 đơn vị, hình thành nên cấu trúc bậc 1 (B.1.1). Chiều dài chuỗi peptide phụ thuộc nguồn nguyên liệu và chuỗi có một đầu là nhóm amino, một đầu là nhóm carboxyl. Cấu trúc thường gặp của gelatin là Gly – X – Y (với X chủ yếu là nhóm proline còn Y chủ yếu là nhóm hydroxyproline) (H.1.5).
Cứ 3 chuỗi polypeptide xoắn lại theo hình xoắn ốc tạo nên cấu trúc bậc 2. Ở cấu trúc bậc 3, chuỗi xoắn đó tự xoắn quanh nó, tạo nên cấu trúc phân tử dạng dây thừng, gọi là “proto fibril”.
Trong phân tử gelatine có một số nhóm tích điện: carboxyl, imidazole, amino, guanidino. Tỷ lệ các nhóm này ảnh hưởng đến pH và pI của gelatin. Ngoài ra số lượng nhóm không mang điện tích như các nhóm hydroxyl (serine, threonine, hydroxyproline, hydroxylysine, tyrosine) và các nhóm peptide (-CO-NH-) quy định khả năng tạo liên kết hydro, quy định cấu trúc phân tử.
Bảng : Thành phần phần trăm các amino acid của mẫu gelatin tinh khiết [54]
Thành phần
Phần trăm
Alanine
11,3
Arginine*
9,0
Aspartic acid
6,7
Glutamic acid
11,6
Glycine
27,2
Histidine*
0,7
Proline
15,2
Hydroxyproline
13,3
Hydroxylysine
0,8
Isoleucine*
1,6
Leucine*
3,5
Lysine*
4,4
Methionine*
0,6
Phenylalanine*
2,5
Serine
3,7
Threonine*
2,4
Trytophan*
0
Tyrosine
0,2
Valine*
2,8
*Amino acid không thay thế.
Hình: Cấu trúc Gly – X – Y thường gặp của gelatin
Phân loại:
Có rất nhiều cách để phân loại gelatin tùy thuộc vào phương pháp sản xuất, nguyên liệu, đặc tính sản phẩm… Sau đây là vài cách phân loại cơ bản:
Phân loại dựa theo nguồn gốc nguyên liệu
Dựa vào nguồn gốc nguyên liệu để sản xuất ra gelatin, người ta chia gelatin thành hai loại:
Gelatin động vật: là gelatin sản xuất từ da, xương, gân động vật có vú.
Gelatin cá: gelatin sản xuất từ da các loại cá như cá tuyết, cá trắm cỏ…
Phân loại dựa theo phương pháp sản xuất
Dựa vào phương pháp sản xuất ra gelatin, người ta chia gelatin thành hai loại:
Gelatin loại A: quá trình sản xuất xử lý bằng acid, dùng khi sản xuất gelatin đi từ da heo.
Gelatin loại B: quá trình sản xuất xử lý bằng kiềm, dùng khi sản xuất gelatin đi từ da bò và xương gia súc.
Phân loại dựa vào hình dáng bên ngoài
Dựa vào hình dáng bên ngoài, người ta chia gelatin thành hai loại:
Gelatin dạng hạt
Hình 1.6 Gelatin dạng hạt
Gelatin dạng tấm
Hình 1.7 Gelatin dạng tấm
Một số cách phân loại khác.
Gelatin hòa tan trong nước lạnh.
Loại gelatin này được sản xuất bằng cách sử dụng công đoạn sấy phun hoặc sấy thùng quay. Theo cách này gelatin có thể được sấy có kèm theo phụ gia hoặc không. Cấu trúc vô định hình thu được khi quá trình tạo gel diễn ra trong lúc sấy.
Cấu trúc vô định hình của gelatin loại này cho phép nó trương nở rất nhanh và rất mạnh. Mạng phân tử ba chiều của nó liên kết lỏng lẻo, sự sắp xếp của các phân tử là hoàn toàn ngẫu nhiên, lực liên kết giữa các phân tử cũng như lực liên kết nội phân tử rất yếu nên nước có thể dễ dàng xâm nhập vào cấu trúc phân tử với một lượng lớn nhất có thể và tạo thành cấu trúc tương tự gel.
Về tính chất lưu biến học, gel của gelatin dạng này tương tự như gel của các dạng gelatin khác nhưng động học của quá trình tạo gel lại khác biệt. Trong khi gel gelatin loại này đạt được 90% độ chắc của nó sau 30 phút thì gel của gelatin thông thường yêu cầu nhiều thời gian hơn. Thêm vào đó, gel của gelatin thông thường có độ chắc cao hơn ngay cả khi tương tự về nồng độ và chất lượng gelatin sử dụng. Để tránh sự tạo tảng và đảm bảo sự đồng nhất thì tỉ lệ hòa tan nên dùng là 1:51:7.
Gelatin thủy phân.
Gelatin mất khả năng tạo gel khi bị thủy phân thành các polypeptid mạch ngắn. Các sản phẩm thủy phân này được tạo ra bằng cách sử dụng enzym thực hiện quá trình thủy phân, sau đó tiệt trùng, cô đặc và cuối cùng là sấy phun. Toàn bộ thành phần vẫn giống thành phần của gelatin ban đầu (89 93% protein, 2% tro và 5 9% ẩm). Gelatin thủy phân không có vị đắng, độ nhớt 2050mPa.s ở nồng độ dung dịch 35% ở 35oC, khối lượng phân tử dao động từ 300020000đvC do đó mà gelatin thủy phân được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Gelatin biến tính bằng phương pháp hóa học.
Các nhóm amino-, carboxyl-, hydroxyl- trong các amino acid của gelatin có thể phản ứng với các chất hóa học để làm biến đổi các đặc tính hóa học và vật lý của gelatin. Gelatin biến tính loại này được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực nhiếp ảnh và mỹ phẩm, việc sử dụng chúng trong lĩnh vực thực phẩm và y dược hiện đang bị cấm.
2.4.2 Tính chất:
Khi gelatin được ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, các đặc tính kỹ thuật của gelatin là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Các đặc tính này ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, khả năng ứng dụng của gelatin vào các loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy cần phải nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc các đặc tính kỹ thuật của gelatin nhằm nâng cao khả năng ứng dụng của gelatin.
Điểm đẳng điện:
Giống như các loại protein khác, gelatin có thể xem là acid hay base, điều này phụ thuộc vào giá trị pH. Trong dung dịch acid, gelatin mang tính dương, còn trong dung dịch base, gelatin mang tính âm. Tại điểm trung gian, khi gelatin không chuyển động trong điện trường thì xem là điểm đẳng điện.
Hình: Đặc tính lưỡng tính của gelatin trong dung dịch
Điểm đẳng điện của dung dịch gelatin phụ thuộc vào:
+ Nguồn nguyên liệu: gelatin có nguồn gốc từ ossein thì IEP trong khoảng 6,5 7,5; từ da heo thì IEP trong khoảng 7,59,0.
+ Phươnng pháp sản xuất: gelatin được sản xuất bằng phương pháp acid có IEP trong khoảng 6,59,0. Gelatin được sản xuất bằng phương pháp kiềm có IEP trong khoảng 4,85,2. Sự khác nhau này là do các phản ứng làm phá vỡ các liên kết trong quá trình sản xuất. Quá trình xử lí bằng kiềm đã cắt đứt hầu hết các liên kết và chỉ còn một tỉ lệ nhỏ các nhóm amin.
Giá trị IEP và sự phân bố khối lượng phân tử sẽ có ảnh hưởng đến độ nhớt, độ bền gel của dung dịch gelatin… và từ đó quyết định đến khả năng ứng dụng của gelatin trong các lĩnh vực khác nhau.
Sự phân bố khối lượng của Gelatin:
Sự phân bố khối lượng phân tử của gelatin có thể được xác định bằng phương pháp sắc ký lọc gel (GPC), điện di gel polyacrymide và sắc ký lỏng cao áp (HPLC).
Sự phân bố khối lượng của gelatin liên quan tới chuỗi và các oligomer của nó bắt nguồn từ việc bẻ gãy các mối liên kết của collagen (B.3.1).
Bảng 3.1 Các phân đoạn phân tử chính trong gelatin [72]
Phân đoạn phân tử
Các đặc điểm chính
Q
Có khối lượng phân tử rất lớn, 1520x106 dalton.
1-4
Là các chuỗi oligomer của chuỗi (thường từ 58 chuỗi).
X
Là oligomer của 4 chuỗi .
285000 dalton (3 chuỗi).
190000 dalton (2 chuỗi).
95000 dalton.
A-peptide
86000 dalton.
Trong gelatin các chuỗi , luôn chiếm một tỷ lệ lớn. Ngoài ra gelatin cũng chứa các tổ hợp phân tử có khối lượng tới 10 triệu và các chuỗi polypeptide có khối lượng phân tử nhỏ hơn 80000
Việc xác định những phân đoạn này sẽ giúp hiểu rõ hơn về độ mạnh của gel, độ nhớt cũng như việc đảm bảo chất lượng gelatin được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau. Phân đoạn , và các phần có khối lượng phân tử lớn hơn sẽ góp phần nâng cao độ nhớt, độ mạnh của gel và điều ngược lại có liên quan đến hàm lượng các đơn vị dưới .
Hình: Sự phân bố khối lượng phân tử của gelatin loại B 225 độ Bloom
Tính tạo gel:
Quá trình tạo gel của gelatin liên quan đến hai quy luật cơ bản sau: đầu tiên là các mối nối bên trong mạng phân tử trở nên sắp xếp có trật tự hơn, chắc hơn và kế đến là mạng phân tử được làm dày thêm. Khi gel gelatin được hình thành thì có sự tái tạo một phần collagen.
Các nhà nghiên cứu nhìn chung chấp nhận rằng những khu vực giàu pyrolidine trong chuỗi gelatin hoạt động như vị trí trung tâm trong việc hình thành nên những vùng liên kết khi nhiệt độ thấp ở những vùng này. Và đặc biệt chuỗi glycine-proline-proline (hoặc hydroxyproline) có khuynh hướng chuyển về dạng xoắn proline-L-proline II, với sự tập hợp 3 dạng xoắn như thế sẽ hình thành nên cấu trúc tương tự như cấu trúc xoắn ốc của collagen, chúng hoạt động như điểm hoặc khu vực chuyển tiếp trong mạng gel. Các khu vực chuyển tiếp này được ổn định nhờ vào mối liên kết hydro bên trong, mối liên kết này sẽ bị bẻ gãy ở nhiệt độ 3540oC dẫn đến gel tan chảy.
Độ mạnh của gel chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ, sự phân bố các phần pyrolidine và hình dạng, kích thước chung của phân tử. Độ mạnh của gel hầu như không phụ thuộc vào giá trị pH trong khoảng pH=410. Ngoài khoảng giá trị pH này quá trình tạo gel trở nên chậm đi đáng kể, điều này có thể là do ảnh hưởng của sự thay đổi hệ thống điện tích, ngăn cản khả năng các chuỗi tiến đến các vị trí thích hợp để hình thành nên vùng chuyển tiếp.
Hình: Tương tác phân tử xảy ra trong giai đoạn đầu quá trình tạo gel của gelatin
Hình: Sự biến đổi sang dạng cấu trúc giống collagen trong quá trình tạo gel của gelatin
Khả năng tạo gel là một trong những tính chất chức năng quan trọng nhất của gelatin. Độ bền của gel khi đông được đặc trưng bởi độ Bloom. Theo định nghĩa, độ Bloom là khối lượng tính bằng gam cần thiết tác dụng lên bề mặt gel tạo bởi ống có đường kính 13mm để khối gel lún xuống 4mm. Khối gel có hàm lượng gelatin là 6,67% được giữ ổn định ở 10oC trong 1618h. Gelatin trên thị trường có độ Bloom trong khoảng 50300 Bloom.
Khả năng tạo gel của gelatin trong các loại dung môi khác nhau là khác nhau. Vì vậy khi đánh giá khả năng tạo gel của gelatin cần chú ý điểm này, sau đây là ảnh hưởng khả năng tạo gel của gelatin trong một số môi trường cơ bản.
Gelatin trong nước:
Gelatin trương nở khi được cho vào nước, hấp thụ một thể tích nước bằng 510 lần thể tích của bản thân nó. Khi được gia nhiệt đến nhiệt độ cao hơn điểm tan chảy, gelatin đã trương nở hòa tan và tạo thành gel khi được làm nguội. Quá trình chuyển đổi giữa dạng dung dịch và dạng gel có tính thuận nghịch. Ngoài ra, gel của gelatin bắt đầu tan chảy ở 2734oC và có khuynh hướng tan trong miệng. Các tính chất này được sử dụng trong nhiều quá trình chế biến thực phẩm.
Quá trình tạo gel của gelatin trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: hấp thụ và trương nở trong nước để tạo dung dịch, xảy ra tốt ở nhiệt độ ấm (45600C).
Giai đoạn 2: tạo các liên kết ngang nối các phân tử gelatin với nhau, thường diễn ra ở nhiệt độ thấp (8120C).
Khả năng hấp thụ nước của gelatin phụ thuộc vào đặc điểm nguyên liệu và các yếu tố công nghệ khi tạo gel như pH, nhiệt độ, nồng độ các chất khác trong dung dịch.
pH của dung dịch gelatin
Theo Bonazzi, Ripoche, Michon và Traoré, 1997, khả năng khuếch tán nước cao nhất tại pH = 6 với mẫu gelatin loại A. Điều này có thể giải thích do mối liên hệ giữa khả năng trương nở và điểm đẳng điện của dung dịch gelatin. Điểm đẳng điện của dung dịch gelatin trong thí nghiệm khoảng 5,2 nên giá trị pH nào càng gần thì khả năng khuếch tán nước càng cao.
Như vậy, tại điểm đẳng điện thì khả năng khuếch tán nước là cao nhất (H.3.10).
Nhiệt độ của dung dịch gelatin
Nhiệt độ càng cao thì khả năng khuyếch tán của nước vào gelatin càng cao (H.3.11). Tùy điều kiện tiến hành, lĩnh vực ứng dụng mà sử dụng nhiệt độ hòa tan thích hợp để không làm mất đi các đặc tính kỹ thuật của gelatin. Thông thường nhiệt độ hòa tan gelatin thường không vượt quá 90oC.
Độ bền gel của dung dịch gelatin phụ thuộc vào khả năng hấp thụ nước của gelatin và khả năng hình thành liên kết ngang giữa các phân tử gelatin. Thời gian để ổn định dung dịch gel hình thành liên kết ngang (thời gian trưởng thành) càng dài thì độ bền gel càng lớn cho đến khi đạt đến một giá trị bão hòa
Nồng độ và loại gelatin
Trong dung dịch cùng một loại gelatin (cùng một giá trị Bloom), nồng độ gelatin của dung dịch nào càng cao thì gel tạo thành càng chắc, độ bền gel càng lớn và ngược lại
Hình: Độ bền gel phụ thuộc vào nồng độ và loại gelatin [35]
Sự kết hợp giữa gelatin và tinh bột
Khi các hạt tinh bột được đưa vào nước và được nung nóng ở nhiệt độ dưới nhiệt độ tạo gel thì các hạt tinh bột sẽ trương nở do amylose và amylpectin được giải phóng và trở nên hòa tan. Nếu nồng độ đủ lớn và quá trình xử lý nhiệt tạo ra độ nhớt ở pha “paste” thì hỗn hợp sẽ tạo thành gel khi được làm nguội.
Amylose được hòa tan trong suốt quá trình tạo gel sẽ có thể hình thành nên mạng gel sau quá trình thoái hoá của amylose. Và quá trình thoái hoá này tạo khuynh hướng cho các phần tinh bột trở nên tăng sự không hoà tan khi được làm nguội. Amylose nhạy cảm với sự thoái hoá hơn là amylopectin. Gel hình thành từ amylose và các hạt tinh bột sẽ có độ mạnh gấp 3 lần so với gel amylose không có các hạt tinh bột. Trong khi đó thành phần amylopectin lại có chức năng của một chất độn vào mạng gel amylose và độ chắc của gel có liên quan tới mối tương tác của các chuỗi amylopectin.
Bảng: Giá trị G’ đo được cho các mẫu gel khác nhau
Mẫu.
Giá trị G’(Pa)
5% Gelatin.
79,6
5% Gelatin/1% Tinh bột bắp.
104,6
5% Gelatin/ 3% Tinh bột bắp.
299,4
5% Gelatin/ 5% Tinh bột bắp.
467,5
5% Gelatin/ 1% Tinh bột bắp nếp.
128,4
5% Gelatin/ 3% Tinh bột bắp nếp.
116,8
5% Gelatin/5% Tinh bột bắp nếp.
72,5
Hình 3.17 diễn tả cấu trúc khác nhau giữa gel gelatin và gel của hỗn hợp gelatin/tinh bột trong đó gel của 5%(w/w) gelatin trông giống như cấu trúc dạng tổ ong với các khoảng không lớn, cấu trúc của gel 5%(w/w) tinh bột bắp và 5%tinh bột bắp nếp tương ứng đã xuất hiện một mạng lưới nhưng không xác định so với gel gelatin, cấu trúc gel 5%(w/w) gelatin/5%(w/w) tinh bột bắp tương tự như cấu trúc của gelatin nhưng trong đó xuất hiện nhiều khu vực được bao bọc bởi các phần tinh bột và chiều dài các sợi trở nên nhỏ hơn (điều này có thể là kết quả của sự đồng tạo gel của gelatin và tinh bột ở các khu vực riêng biệt) do đó làm chặt mạng gel và cấu trúc của 5%(w/w) gelatin/5%(w/w) tinh bột bắp nếp thì tương tự cấu trúc của gel gelatin nhưng các khoảng trống bây giờ đã nhỏ hơn do các hạt tinh bột bị gel hoá đóng vai trò của một chất độn vào các khoảng trống.
Hình: Cấu tạo gel của (a) 5%(w/w) gelatin, (b) 5%(w/w) tinh bột bắp, (c) 5% tinh bột bắp nếp, (d) 5% (w/w) gelatin/5% (w/w) tinh bột bắp, (e) 5%(w/w) gelatin/5%(w/w) tinh bột bắp nếp
2.4.3 Ứng dụng gelatin:
Bảng: Tiêu chuẩn gelatin ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm [82]
Thông số.
“US Food Chemical V, 2003”
“EUROPEAN REGUALATION NO853/2004M 2073/2005.”
Tổn thất trong lúc sấy.
15%(105oC)
-
Tro.
3%(550oC)
-
Sulfur dioxide (SO2).
50 mg/kg
50 mg/kg
Peroxide (H2O2).
-
10 mg/kg
Cadmium (Cd).
-
0,5mg/kg
Arsenic (As)
-
1 mg/kg
Copper (Cu)
-
30 mg/kg
Lead (Pb)
1,5mg/kg
5 mg/kg
Zinc (Zn)
-
50 mg/kg
Chromium (Cr)
10 mg/kg
10 mg/kg
Mercury (Hg)
-
0,15 mg/kg
Pentachlorophenol
0,3 mg/kg
-
Salmonella
Không hiện diện trong 25g
Không hiện diện trong 25g
E. coli
Không hiện diện trong 25g
-
Gelatin đã được sử dụng từ nhiều thập niên để sản xuất ra món thịt đông, các sản phẩm xúc xích. Vào thời điểm này gelatin còn được sử dụng rộng rãi để tiêm vào thịt nhằm mục đích tăng hàm lượng protein trong sản phẩm. Vì khả năng tạo liên kết tốt với nước gelatin còn được sử dụng để gia tăng hàm lượng ẩm và hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, việc sử dụng gelatin trong lĩnh vực này đã bị cắt giảm bởi các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Một số sản phẩm từ thịt có sử dụng gelatin là:
“Ham” (giăm bông):
Đối với giăm bông có quá trình hun khói: bột gelatin hấp thu nước trong thịt và trong quá trình chế biến sẽ tạo một lớp màng giúp hàn kín khối thịt khi làm nguội.
Đối với giăm bông có trải qua quá trình nấu: gelatin tạo gel với dịch lỏng tách ra trong quá trình chế biến, quá trình này giúp giữ nước bên trong và chung quanh sản phẩm. Gelatin cũng giúp làm cứng chắc lớp thạch thu được trực tiếp từ các mô liên kết nhằm tạo vẻ ngoài hấp dẫn và nhát cắt đẹp cho sản phẩm.
Gelatin thủy phân được thêm vào các sản phẩm giăm bông nhằm tăng hàm lượng protein.
Thịt hộp: gelatin tạo gel với nước thất thoát trong quá trình chế biến và thanh trùng. Gelatin được sử dụng trong sản phẩm này là loại gelatin có độ bền gel cao (200250 Bloom) với lượng 0,52%.
Đối với các sản phẩm thịt có hàm lượng nước và hàm lượng chất béo cao rất dễ xảy ra hiện tượng tách nước, tách béo ảnh hưởng đến cấu trúc sản phẩm. Gelatin giúp liên kết nước, làm bền hệ nhũ tương, tạo cấu trúc đồng nhất. Lượng gelatin sử dụng phụ thuộc vào sự có mặt của các tác nhân liên kết khác.
Nước thịt đông: nước thịt đông được dùng rộng rãi làm lớp phủ ngoài và trang trí cho các sản phẩm thịt như: giăm bông, patê, thịt hộp. Các sản phẩm nước thịt đông truyền thống được làm từ gelatin loại B và carrageenan. Sự kết hợp giữa hai chất này mang lại cho sản phẩm nước thịt đông các tính chất sau:
Giảm thời gian định hình.
Gel tạo thành chắc, bền vững.
Tăng nhiệt độ tan chảy (thêm 10% carrageenan vào gelatin sẽ giúp làm tăng độ tan chảy từ 30oC lên 53oC).
Bảng: Bảng ứng dụng của gelatin trong công nghệ sản xuất thịt
Loại sản phẩm.
Chức năng của gelatin.
Độ Bloom.
Loại gelatin.
Độ nhớt.
Hàm lượng sử dụng.
Giăm bông.
Tạo liên kết.
200250.
A/B.
Trung bình.
12%.
Thịt đông.
Tạo gel, tạo cấu trúc.
150280.
A/B.
Trung bình-cao.
3,58%.
Thịt hộp.
Tạo cấu trúc.
250280.
A/B.
Trung bình- cao.
1,53%.
Thịt bò muối.
Tạo liên kết.
250280.
A/B.
Trung bình- cao.
1,53%.
Patê.
Tác nhân làm ổn định.
180250.
A/B.
Trung bình-cao.
1,33%.
Thịt đã nấu chín đông lạnh.
Tạo liên kết với thịt.
200240.
B.
Trung bình-cao.
0,53%.
2.5 Da heo:
2.5.1 Thành phần cấu tạo:
Bảng 5: Thành phần dinh dưỡng của 100g da heo
Thành phần
Tỷ lệ
Thải bỏ
10 %
Năng lượng
118 Kcal
Protid
23,3 g
Lipid
2,7 g
Ca
11 mg
P
8 mg
Fe
0,4 mg
Vitamin B1
0,29 mg
Da heo có chứa collagen là một loại protein không tan trong nước. Trong quá trình gia nhiệt đến 55oC, phân tử collagen bị co ngắn đi một phần ba. Khi tới gần 61oC co ngắn đi 1/2, khi nhiệt độ gần 100oC thì collagen bị hòa tan và tạo ra gelatin (sự keo hóa hay sự gelatin hóa (gelatinization), ở nhiệt độ cao 115 ÷ 125oC và áp suất cao thì sự gelatin hóa xảy ra rất nhanh (Lê Ngọc Tú, 2001).
2.5.2 Tính chất công nghệ :
Galentin có tính tạo keo, tạo gel và khả năng giữ nước rất tốt.
2.5.3 Ứng dụng :
Tính tạo keo được áp dụng trong các sản phẩm thịt nấu đông, giò bó như giò thủ, giò da, nem.
Công nghệ sản xuất gelatin thực phẩm và công nghiệp (keo da, vảy, vây…)
Công nghệ sản xuất bóng bì tữ da lợn, một số sản phẩm thực phẩm truyền thống rất nổi tiếng.
Công nghệ sản xuất một số mặt hàng có giá trị thực phẩm và tiêu thụ cao (mỹ vị) như: vây cá nhám, cá mập, yến sào, bong bóng cá (làm thực phẩm và chỉ khâu phẫu thuật).
Công nghệ chế tác các loại thuốc cao chữa bệnh từ xương, sừng móng: cao khỉ, cao trăn, nai.
2.6 Trứng :
Protein trong trứng có khả năng tạo gel, tạo cấu trúc cho sản phẩm. Lòng đỏ có vai trò là chất nhũ hóa do có chứa lecithin tạo cấu trúc đồng nhất cho hỗn hợp nguyên liệu và sản phẩm không bị tách béo sau quá trình hấp.
2.5 Polyphosphate
Photphat thô được tìm thấy ở dạng nguồn khoáng tự nhiên, được biến đổi thành một dạng acid photphoric tinh khiết dùng trong thực phẩm. Tiếp đó được trung hòa với kiềm (NaOH, KOH tương ứng) để tạo thành orthor-photphat. Sau đó các polyphosphat khác nhau như pyrophotphat, tripolyphosphat, các đại phân tử meta-photphat được tạo thành trong quá trình phản ứng ở nhiệt độ cao (250 ¸ 8000C) từ các tỷ lệ biến đổi của các orthorphotphat khác nhau.
Polyphosphat được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, đặc biệt là trong hàng loạt các sản phẩm thịt cá cần giữ nước như giò, chả, nem, lạp xưởng, cá khô... Các nhà sản xuất các sản phẩm thịt muối và nấu thường phối hợp sử dụng polyphosphat và các muối nitrat- nitric.
Các muối polyphosphat có trong danh mục phụ gia cho phép sử dụng:
* E450 Diphosphates
(i) Disodium diphosphate
(ii) Trisodium diphosphate
(iii) Dipotassium diphosphate
(v) Tetrapotassium diphosphate
(vi) Dicalcium diphosphate
(vii) Calcium dihydrogen diphosphate * E451 Triphosphates
(i) Pentasodium triphosphate
(ii) Pentapotassium triphosphate * E452 Polyphosphates
(i) Sodium polyphosphates (ii) Potassium polyphosphates (iii) Sodium calcium polyphosphate (iv) Calcium polyphosphates
Đây là một phụ gia khá phổ biến trong công nghiệp chế biến thịt cá với tên gọi thông dụng Tari với tính năng cải thiện khả năng nhũ hoá và khả năng giữ nước của thịt. Có nhiều loại tari:tari-l,tari-k, tari-p…
2.5.1.Công thức cấu tạo
2.5.2 Tính chất vật lý:
Màu trắng hay trong suốt không màu, dạng bột hay hạt nhỏ.
Dễ hòa tan trong nước (gốc pholyphosphate càng dài thì khả năng hòa tan trong nước lạnh càng cao)
2.5.3 Tính chất công nghệ:
Là chất đệm điều chỉnh pH sản phẩm.
Khả năng liên kết một đầu với các nhóm mang điện dương, đầu còn lại liên kết với nước -> làm tăng khả năng giữ nước, khả năng liên kết (ứng dụng trong lạnh đông để hạn chế lượng nước rỉ ra sau khi rã đông) đồng thời làm tăng khối lượng sản phẩm.
Ảnh hưởng đến tính hòa tan của các protein.
Ngăn ngừa sự ôi hóa nhờ khả năng tạo phức với các kim loại xúc tác.
Tác dụng kháng khuẩn nhẹ
Đồng thời còn làm tăng mùi vị sản phẩm.
2.5.4 Ứng dụng:
Được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm cần giữ nước như: chả, giò, nem, lạp xưởng,...
Các sản phẩm thường phối hợp sử dụng polyphosphate và các muối nitrat-nitrit.
Hàm lượng tối đa cho phép: 0,5% (tính trên P2O5). Trong sản phẩm pate, polyphotphat không được sử dụng quá 0,2 – 0,3%.
Hạn chế: nếu dùng nhiều, sản phẩm tạo thành có cấu trúc giống cao su, gây vị tanh kim loại, gắt, vị xà phòng, ngứa lưỡi...
2.5.5. Một số loại phụ gia polyphosphate trên thị trường:
Có khoảng 20 polyphosphate sử dụng có nhiều mục đích khác nhau trong chế biến thực phẩm. Các polyphosphate sử dụng trong chế biến thực phẩm chia làm 2 loại: Ortophosphate và polyphosphate ngưng tụ (các polyphosphate và meta polyphosphate). Các hợp chất phosphate có vai trò rất lớn trong sản xuất thực phẩm, các vai trò cơ bản của phosphate bao gồm:
Tạo phức: Tạo phức một trong những chức năng quan trọng. Khi tạo phức với các ion kim loại, các phức này là các anion thành lập phức chất hòa tan với các ion kim loại, hiện diện trong dung dịch hoặc kết tủa, khả năng tạo phức chất của các ion kim loại được so sánh theo chiều dài dây polyphosphate, dây polyphosphate càng dài thì s ự tạo càng mạnh và sự tạo phức giảm khi tăng pH.
Khả năng giữ nước
Các polyphosphate được dùng trong chế biến thịt, cá, gia cầm, thủy sản rộng r ãi để điều chỉnh sự mất ẩm và giữ ẩm trong các sản phẩm sau khi chế biến hoặc r ã đông.
Các phosphate thường sử dụng là: Tri polyphosphate nhưng nếu kết hợp với Na hexametaphosphate sẽ có tác dụng hiệu quả hơn.
Các phosphate khi thêm vào các sản phẩm đầu tiên sẽ bị thủy phân tạo thành các pyrophosphate là các chất hoạt động chính.
Trong chế biến thịt kết hợp 2 % muối v à 0,3 % phosphate được sử dụng gia tăng khả năng giữ nước, tương đương 0,8 M-1 M (4,6 %-5,8 %) NaCl được yêu cầu tối đa cho sự trương nở, nhưng khi thêm phosphate sẽ làm giảm lượng muối cần thiết.
Tác dụng phosphate trên thịt muối với 3 l. do: gia tăng pH thịt, gia tăng lực ion và tạo phức với ion kim loại.
Nhờ vào tính chất này mà phosphate được sử dụng như những chất bảo quản thủy sản để tránh sự mất ẩm trong quá trình bảo quản. Trong chế biến các sản phẩm, với sự tham gia của phosphate giúp cho sản phẩm có hiệu suất thu hồi cao.
Ổn định nhủ tương
Các phosphate được sử dụng trong chế biến phomat giúp sự ổn định của nhũ tương chất béo trong mạng protein-nước. Phosphate được đề nghị sử dụng vì khả năng tạo phức với các ion Ca2+ của para K casein hiện diện trong protein sữa. Kết quả l à có cấu trúc láng, dễ chảy, không có sự phân ly béo. Các phosphate đ ược sử dụng thông thường là: Na Orthophosphate, polyphosphate như Na pyrophosphate, Na hexametaphosphate. Các Orthophosphate kiềm sẽ cho các phomat mềm dễ chảy, các Orthophosphate acid và polyphosphate sẽ làm tăng độ nóng chảy, cấu trúc cứng. Liều lượng thường dùng dưới 3% trọng lượng sản phẩm cuối cùng.
Bảng 22: Hàm lượng P2O5 và pH của một số polyphosphates
(trong dung dịch 1% với nước)
Tên gọi
Công thức
%P2O5
pH trong dung dich 1%
Pyrophosphate disodium
P2O7Na2
63.9
4-4.3
Pyrophosphates tetrasodium
P2O5Na4
53.4
10-10.5
Triphosphate pentasodium
P3O10Na5
57.9
>9.2
Pentaphosphates heptasodium
P5O16Na7
62.0
8.2-8.6
Metaphosphate
(PO4Na)n
69.6
6.3-7.5
Pyrophosphate tetrapotassium
P2O7K4
43.2
10.3
Tác dụng bảo quản thực phẩm:
Polyphosphates được sử dụng như một phụ gia: chất ổn định, chất làm đông, và chất nhũ hoá. Những polyphosphates hay được sử dụng là monophosphate (E 339-343), diphosphates (E450), triphosphates 9E451) và polyphosphates (E452). Vì thế poly phosphate đựơc ứng dụng nhiều trong chế biến cá, giò lụa, jambon.
Cơ chế khả năng giữ nứơc của protein:
Polyphosphates hoạt động như một cầu nối cation (Ca), do đó chúng cô lập cation. Khi đó, phức hợp actomyosin trong cơ bị tách ra thành actin và myosin. Actin và myosin hoà tan bởi nước muối, do đó tăng tính giữ nước của protein.
Tác động của polyphosphates lên khả năng giữ nứơc của thịt:
Tetrasodium pyrophosphate có tác động mạnh nhất. Sodium tripholyphosphates có tác dụng tương tự nhưng hoạt tính không bằng, trong khi hexameta phosphate không tương tác gì cả.
2.5.6 Hàm lượng sử dụng-An toàn sức khoẻ:
Dựa trên những kiến thức hiện tại polyphosphates không gây hại cho sức khoẻ nếu hàm lượng bé hơn ADI (acceptable daily intake). Vì thế sự nghi ngờ polyphosphates chịu trách nhiệm cho bệnh hyperkinetic (hội chứng quá linh động) ở trẻ em vẫn chưa được xác nhận bởi những nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên polyphosphates cũng gây những bất lợi sau (nếu sử dụng quá liều lượng).
Làm cho sản phẩm có cấu trúc như cao su.
Hàm lượng polyphosphates >0.3 gây vị chát.
Làm cho sản phẩm có vị tanh đắng, có cảm giác ngứa lưỡi.
Hàm lượng lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ: đau bụng, tiêu chảy.
Ở Việt Nam, theo quyết định số 760-2000-Bộ Thuỷ sản cho phép sử dụng polyphosphate (sodium, potassium) với hàm lượng tối đa cho phép là : 5g/kg còn Diphosphates (di, tri, tetra-sodium & di, tetra-potasium) Triphosphates (pentasodium, pentapotassium) thì 5g/kg đối với sản phẩm cá phi lê và 1g/kg đối với các sản phẩm khác.
Sản phẩm polyphosphate trên thị trường:
Sodium Hexametaphosphate ( SHMP )
CTHH: (NaPO3)6, KLPT: 611.82
CAS No.: 10124-56-8
H.S code: 2835 3900 10
Đóng gói: in 25kg PP túi or 50pound túi giấy.
20Mt/20'FCL.Đặc tính kỹ thuật: 68%, 70%, 65%, 60%
Hình dạng: Bột hoặc hột.
Thuật ngữ mua bán: FOB, CFR CIF
Chất lượng: nhỏ dưới 1FCL
Đóng gói: 25kg hoặc 50 pound / 1 ti.
Tên công ty:
Sichuan Chenghong Phosph-Chemical Co., Ltd.
Ngừơi liên hệ:
Ms. Marcy, Mr. Li
Địa chỉ:
23 Linjiang Road, Hongchuan Town, Hongya County, Meishan City, Sichuan Province. China
Zip:
620000
Telephone:
86-833-7496816, 7496972, 7496117
Fax:
86-833-7496017
Web Site:
Potassium Polymetaphosphate(KPMP) :
CTHH:(KPO3)x Đóng gói: túi 25kg hoặc túi giấy 50 pound.
Thuật ngữ mua bán: FOB, CFR CIF.
Tên công ty:
Sichuan Chenghong Phosph-Chemical Co., Ltd.
Người liên lạc:
Ms. Marcy, Mr. Li
Địa chỉ:
23 Linjiang Road, Hongchuan Town, Hongya County, Meishan City, Sichuan Province. China
Zip:
620000
Telephone:
86-833-7496816, 7496972, 7496117
Fax:
86-833-7496017
Web Site:
2.6 Các loại bột: Bột bắp, bột mì, bột đậu nành, bột năng, …
2.6.1 Nguồn gốc và cấu tạo:
2.6.1.1 Bột đậu nành:
Các sản phẩm bột đạm đậu nành (đậu tương) là những sản phẩm thay thế rất tốt cho các sản phẩm từ động vật. Không giống như các loại hạt khác, đậu nành có thể bổ sung hoàn toàn lượng đạm. Hạt đậu nành chứa đầy đủ lượng axit amin cần thiết cho dinh dưỡng bởi chúng không bị tổng hợp trong cơ thể con người. Sản phẩm bột đạm đậu nành có thể thay thế cho thực phẩm từ động vật mà không cần phải điều chỉnh thực đơn. Thông thường các sản phẩm từ động vật chứa nhiều chất béo hơn, đặc biệt là chất béo bão hòa (không tốt cho tiêu hóa).
Thực phẩm đạt tiêu chuẩn phải chứa ít nhất 6.25 grams bột đạm đậu nành và phù hợp với các tiêu chuẩn khác như hàm lượng chất béo, cholesterol và natri thấp.
Các sản phẩm bột đạm đậu nành sau chế biến được chia thành ba loại tùy vào hàm lượng protein : Bột đạm (Flour), Concentrates và Isolates. Ba loại này được coi là những nguyên liệu đầu vào cơ bản của các sản phẩm bột đạm đậu nành. Trong một số trường hợp, những nguyên liệu này có thể được xử lý thêm trước khi đưa vào các sản phẩm thực phẩm
Loại Bột đạm
Bột đạm được tạo ra bằng cách nghiền hạt đậu nành đã sấy thành dạng bột mịn và chứa khoảng 50% hàm lượng đạm. Bột đạm cũng có ba dạng khác nhau: tự nhiên hay nguyên béo, khử béo và thêm lecithin.
Dạng tự nhiên hay nguyên béo chứa nguyên lượng dầu có trong hạt đậu nành.
Dạng khử béo, đã được tách bớt lượng dầu trong quá trình chế biến.
Dạng thêm Lecithin tức là đã được bổ sung một lượng lecithin nhất định vào.
Bột đạm không chứa Gluten, vì vậy loại bánh mỳ nở bằng men có dùng bột đạm loại này có cấu trúc rất chặt. Bột đạm đậu nành thô cũng tương tự như bột đạm đậu nành, chỉ khác là loại này được xay thành những hạt cỡ to hơn.
Loại Concentrates
Loại Concentrates được chiết xuất từ loại đậu nành khử béo, dạng vẩy và chứa 70% protein. Loại này chứa một lượng axit amin rất tốt cho tiêu hóa và giữ lại phần lớn chất xơ từ hạt đậu nành phục vụ cho quá trình tiêu hóa.
Loại Isolates (Soy protein Isolate):
Bột đạm tách từ các vẩy đậu nành khử béo tạo ra loại bột đạm Isolates - loại bột đạm tinh khiết nhất. Chứa đến 90% protein,có khi lớn hơn 95%. Bột đạm Isolates giứ lại hầu hết toàn bộ lượng đạm có trong hạt đậu nành. Chúng cũng chứa một lượng đáng kể axit amin có lợi cho tiêu hóa và vì chúng có vị rất nhẹ nên có thể thêm vào các sản phẩm thực phẩm mà không hề ảnh hưởng đến hương vị và đặc tính cơ bản của sản phẩm.
Có tính năng cải thiện cấu trúc hay tạo cấu trúc trong các sản phẩm tạo gel, nhũ tương, …
Có khả năng giữ nước, liên kết các thành phần chất béo, protein 1 cách nhanh chóng.
Tạo sự cân bằng giữa nguồn protein động vật và protein thực vật.
Giúp giảm giá thành sản phẩm.
Bột đạm Textured:
Được làm từ bột đạm tách béo thông qua một thiết bị nén cho phép tạo ra nhiều dạng và kích cỡ khác nhau. Chúng chứa khoảng 50% protein, các chất xơ và carbonhydrates tan từ hạt đậu nành. Khi thủy hợp, chúng trở nên dai. Chúng được ứng dụng rộng rãi như là chất giả thịt, thường là loại Textured. Loại bột đạm textured được bán ở dạng khô, có thể ở dạng hạt hoặc khoanh miếng, không có mùi.
Đạm Textured Concentrates
Được làm từ thiết bị nén và tồn tại ở nhiều dạng và kích cỡ khác nhau. Loại đạm này chứa đến 70% protein và chất xơ từ hạt đậu nành. Khi thủy hợp, chúng trở nên dai và tham gia vào việc hình thành cấu trúc của thịt thật.
Ứng dụng của bột đậu nành vào trong ngành công nghệ chế biến thịt và thủy sản:
Thịt khô cắt miếng, thịt bắp, thịt hộp, các sản phẩm gia cầm, các sản phẩm hải sản.
Loại Textured (TSP)
TSP luôn luôn ám chỉ tới loại sản phẩm là hỗn hợp của bột đạm Textured và Textured Concentrates. Chúng được dùng như sản phẩm giả thịt hoặc tương tự và có thể thêm vào thực đơn nhằm bổ sung hàm lượng đạm cần thiết. TSP có cấu trúc giống với cấu trúc của thịt bò và một số loại thịt khác. Tuy vậy, chúng phải được thủy hóa lại bằng nước sôi trước khi sử dụng.
2.6.1.2 Tinh bột bắp:
Bảng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tinh bột bắp ( bột ngô):
Thành phần
Tỉ lệ
Hàm lượng nước
13 – 14 %
Tỉ lệ tro
< 0,2 %
Độ đạm
< 0,5 %
Chất béo
< 0,5 %
Độ mịn
< 100 %
Hàm lượng SO2
< 40 ppm
Màu sắc
Bột màu trắng
Mùi vị
Hương vị đặc trưng của bắp
2.6.2 Ứng dụng trong công nghệ chế biến thịt và thủy sản:
Hỗ trợ việc tạo gel cho các sản phẩm thịt cá: Protein và tinh bột đều sắp xếp lại phân tử để tạo thành gel và tương tác với nhau. Chủ yếu là liên kết hydro và lực vanderval → Tinh bột có tính đồng tạo gel với Protein
Tạo độ đàn hồi, cứng vững, khả năng giữ nước của gel
Là phụ liệu nhằm giảm giá thành sản phẩm
Lượng dung không quá 5%. Khi dung lượng lớn sẻ gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc và mùi vị của sản phẩm. Do sưj hỏng cấu trúc bởi thoái hóa tinh bột làm thoái hóa cấu trúc.
Whey Protein Isolate (WPI):
Định nghĩa:
Whey Protein Isolate được thu bằng loại bỏ các thành phần không là Protein ra khỏi whey và có hàm lượng Protein ít nhất là 90%.
WPI được phân tách bằng phương pháp vật lí như kết tủa, lọc membrane hay trao đổi ion. pH của WPI có thể được điều chỉnh bởi sự thêm vào các chất.
Bảng thành phần:
Protein
92.0%
Lactose
0.5%
Béo
1.0%
Ash
2.0%
Ẩm
4.5%
Chỉ tiêu vi sinh:
Coliform < 10/g
Salmonella không có
Listeria không có
Staphylococci không có
Ứng dụng trong công nghệ chế biến thịt và thủy sản: Được ứng dụng trong sản xuất thịt và xúc xích, có tác dụng giữ nước.
Điều kiện bảo quản: Được bảo quản trong môi trường khô, nhiệt độ dưới 800F, độ ẩm môi trường dưới 65%. Thời hạn sử dụng sản phẩm nên từ 9 tháng đến 1 năm.
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỊT VÀ THỦY SẢN
3.1 Sản xuất surimi:
Định nghĩa: surimi là mặt hàng thủy sản bán thành phẩm. Được sản xuất từ thịt cá, qua quá trình rửa sạch, nghiền nhỏ…, nó không có màu, mùi vị đặc trưng.
Thành phần hóa học:
Nước : 75%
Protein: 16%
Lipid : 0.2%
Năng lượng: 80calo/100g
Không chứa cholesterol
Mục đích sử dụng phụ gia:
Bảo vệ cấu trúc protein cá trong quá trình trữ đông.
Bảo quản cấu trúc đó khi đem ra sử dụng sau này.
Phụ gia sử dụng và vai trò:
Tinh bột lúa mì hoặc tinh bột sắn: đồng tạo gel với protein có sẵn trong thịt cá làm cấu trúc bền hơn dưới tác dụng của lực cơ học và giảm khả năng biến dạng khi không cấp đông. Hàm lượng sử dụng khoảng 3 – 6%
Lòng trắng trứng: tăng độ bền cấu trúc, làm bề mặt surimi mịn hơn và trắng hơn.
Polyphosphate: giúp tăng khả năng giữ nước của cấu trúc gel. Hàm lượng sử dụng khoảng 0.2 – 0,3%
Protein đậu nành (isolated): góp phần tạo cấu trúc gel và hài hòa thành phần dinh dưỡng trong surimi.
3.2 Jambon
Quy trình công nghệ:
Phụ gia cấu trúc sử dụng và vai trò:
Caseinat natri: dạng keo, có tác dụng làm bền với protein. Nó bao vây quanh các tâm hoạt động của protein, có khả năng giữ mỡ tốt (1kg Caseinat giữ được 7kg mỡ và 1kg nước).
Carrageenan: có trong hồng tảo hay tảo đỏ, có khả năng giữ nước tốt (1kg Carrageenan giữ được 25kg nước).
Protein đậu nành: có trong đậu nành, có khả năng giữ mỡ và nước.
Polyphosphate: Là chất giữ nước trong sản phẩm, tăng sự liên kết giữa nước và thịt, nhờ chất này mà trong quá trình bảo quản không có sự rỉ nước từ trong thịt ra bên ngoài, có như vậy mới kìm hãm được sự phát triễn của vi sinh vật. Trong quá trình nhào trộn Jambon, nếu có bổ sung polyphosphat thì giữa các khối Jambon có hình thành một “chất bùn” giàu protein tơ cơ, nhờ đó mà dáng vẻ lát Jambon chặt chẽ hơn do sự đông tụ protein xảy ra hoàn toàn.
3.3 Thịt hộp:
Quy trình công nghệ
Thịt heo đông lạnh
Bài khí
Rã đông
Ghép nắp
Cắt nhỏ
Tiệt trùng
Nguyên liệu phụ
Xay
Bảo ôn
Nhồi
Dán nhãn
Hấp
Cắt lát
Sản phẩm
Vào hộp
Phụ gia sử dụng và vai trò
Tinh bột: Tinh bột bổ sung vào hỗn hợp nhũ tương nhằm mục đích:
Hạ giá thành sản phẩm
Hấp thu một lượng nước
Tinh bột có khả năng tạo gel do sự tạo thành và sắp xếp lại các phân tử tinh bột tạo thành cấu trúc mạng 3 chiều do các liên kết hydro giữa các mạch polyglucoside hay gián tiếp qua cầu phân tử nước. Tinh bột cũng có khả năng đồng tạo gel với protein nhờ vào liên kết hydro và lực Van Der Waals. Trong trường hợp này cả protein và tinh bột đều sắp xếp lại phân tử để tạo gel.
Tuy nhiên việc sử dụng tinh bột vào sản phẩm là có giới hạn, nếu quá nhiều chúng sẽ tạo mùi cho sản phẩm, làm giảm chất lượng.
Muối polyphosphate:
Vai trò chủ yếu của các muối polyphosphate khi ướp là làm gia tăng khả năng liên kết của nước với protein của mô cơ, và do đó làm gia tăng năng suất của sản phẩm sau cùng, tăng chất lượng của sản phẩm.
3.4 Giò lụa:
Quy trình công nghệ:
Phụ gia sử ụng:
Polyphosphate (TARI K7): Là hỗn hợp diphosphate, triphosphate, và polyphosphate có pH = 8 ÷ 9
Mục đích sử dụng:
• Khả năng trích ly protein rất cao
• Tăng khả năng giữ nước tốt
• Đồng nhất khối nhũ tương, khối mỡ
• Cải thiện cấu trúc mềm mại của sản phẩm
• Ngăn cản sự tách lớp của protein-mỡ-nước
• Giảm sự hao hụt trọng lượng
• Làm chậm sự ôi thiu
• Ổn định màu sắc và hương vị của sản phẩm
• Liều lượng sử dụng: khoảng 0,3÷0,5% khối lượng sản phẩm (0,2÷0,3 khối sản phẩm tính trên lượng P2O5)
Tinh bột:
Tinh bột có tác dụng hút ẩm nên khi ở hàm lượng nhỏ để liên kết các phân tử nước, tạo độ dẻo, độ đặc, độ dai, độ dính, tạo gel. Bột có tác dụng như một chất đệm để thay thế một phần thịt, làm giảm giá thành sản phẩm. Nhưng không được sử dụng nhiều bột vì ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Tinh bột sử dụng phải khô, trắng, sạch, không ẩm mốc và không lẫn tạp chất.
Trong sản xuất giò lụa, có thể sử dụng tinh bột bắp biến tính hay tinh bột mì biến tính, tinh bột sẽ liên kết với gel protein làm cho sản phẩm có độ đàn hồi đặc trưng.
Protein đậu nành:
Là sản phẩm có hàm lượng protein cao (65 – 69%), trong protein đậu nành, globulin chiếm 85 – 95%, ngoài ra còn một lượng nhỏ albumin, prolamin và glutelin.
Protein đậu nành có tính năng cải thiện cấu trúc hay tạo cấu trúc trong các dạng sản phẩm khác nhau (dạng gel, nhũ tương...), có khả năng giữ nước, liên kết các thanh phần chất béo, protein nhanh chóng nên được đưa vào trực tiếp trong quá trình tạo nhũ tương. Việc sử dụng protein còn tạo sự cân bằng giữa nguồn protein động vật và protein thực vật, cũng như để hạ giá thành cho sản phẩm giò lụa thì việc bổ sung protein đậu nành là thích hợp vì nó có giá thành rẻ và có các tính năng công nghệ khác.
Caseinat:
Casein không hòa tan, không đóng vón bởi nhiệt độ, chúng có khả năng kết nối thấp hơn so với muối của nó là Natri caseinat. Natri caseinat được sản xuất từ casein sữa bằng cách hòa tan chất này vào trong xút hoặc muối natri. Đây là một loại protein hòa tan được sử dụng trong chế biến thịt bởi khả năng liên kết tuyệt hảo của nó: nó có tính ái nước và có khả năng tạo nhũ rất tốt. Ngoài ra, chúng còn có lợi điểm là không đóng vón dưới tác dụng của nhiệt độ và đề kháng tốt ở nhiệt độ cao.
Vai trò của Natri caseinat:
Bao bọc quanh các phân tử phân tán trong môi trường nhũ tương thường là chất béo bằng một lớp vỏ keo làm cho chúng tách biệt với môi trường và tách lẫn nhau bởi lực đẩy mang điện tích âm mà chúng mang.
Làm môi trường trở nên nhớt hơn, cản trở sự tách lớp của các hạt béo.
Khả năng tạo gel của natri caseinat làm cho sản phẩm gia tăng tính săn chắc. Tuy nhiên việc sử dụng quá độ có thể cho ra một kết cấu quá chắc như cao su. Chúng được sử dụng ở dạng bột khô, dạng dung dịch lỏng hoặc nhũ tương mỡ.
Các casein thực phẩm được quản lý theo quy định chung của cộng đồng chung châu Âu ngày 25/7/1983: hàm lượng protein tối thiểu phải đạt là 88%. Người ta tìm thấy trên thị trường các loại Natri caseinat ở những độ nhớt khác nhau từ mức thấp nhất (20 – 40 centipoies) đến mức cao nhất (15000 centipoies). Các caseinate có độ nhớt cao cho tính ổn định tốt hơn do chúng làm sệt pha nước làm ngăn cản sự dịch chuyển các hạt mỡ. Tuy nhiên, điều này không được thái quá vì nó cản trở quá trình tạo gel, kết quả tốt nhất có được ở độ nhớt khoảng 7000 - 15000 centipoies.
Gelatin:
Gelatin có công thức C102H151O39N31, không màu hoặc vàng nhạt, trong suốt, giòn, không mùi, vị, dạng vảy hoặc bột, hòa tan trong nước nóng, trong glycerol, không hòa tan trong dung môi hữu cơ. Gelatin hấp thụ nước và trương nở 5 – 10 lần khối lượng của nó để trở thành dạng gel trong dung dịch nước có nhiệt độ từ 30 – 35oC, tăng cường khả năng kết nối.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phu gia tao cau truc.doc