Đề tài Phương hướng nâng cao tình hình quản lý và sử dụng taì sản cố định tại nhà máy thiết bị bưu điện

Nên lập thẻ TSCĐ và lưu tại phòng kế toán để theo dõi, phản ánh diễn biến phát sinh trong qua trình sử dụng. 2. Kế toán cần phân loại theo mục đích sử dụng TSCĐ: TSCĐ dùng cho sản xuất, TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp và cho các mục đích khác. Để từ đó kế toán tính và phân bổ khấu hao được chính xác và hopự lý. TSCĐ dùng cho mục đích nào, ở đâu thì giá trịhao mòn sẽ được phân bổ cho đối tượng đó. Đồng thời kế toán phải tuân thủ theo nguyên tắc : TSCĐ tăng (giảm) trong tháng này thì tháng sau mới trích (hoặc thôi không trích) khấu hao. Vì vậy, TSCĐ tăng trong quý nào, căn cứ vào số thời gian sử dụng trong quý, tính khấu hao ngày cho quý đó, không để kéo dài đến cuối năm mới tính, trích khấu hao bổ sung cho những TSCĐ mới tăng trong năm 3. Nhà máy cần tăng cường hơn nữa tìm kiếm nguồn đầu tư: Khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư là vốn. từ trước đến nay, nguốn vốn của nhà máy chủ yếu là do ngân sách cấp, tự bổ sung tổng Công ty, tự bổ sung của nhà máy, vay ngân hàng và đi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Trong cơ chế thị trường hiện nay, nhà máy không nên chỉ dựa vào các nguồn trên mà cần năng động hơn như : - Vay các đối tượng ngoài ngân hàng - Liên doanh liên kết với các đơn vị bạn

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương hướng nâng cao tình hình quản lý và sử dụng taì sản cố định tại nhà máy thiết bị bưu điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I : Giới thiệu chung về nhà máy thiết bị bưu điện: Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng bộ phận vào chi phí hoạt động SXKD. Khác với đối tượng lao động, TSCĐ tham gia nhiều kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban dầu cho đến khi hư hỏng. TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp, đặc biệt đối với 1 đơn vị sản xuất như Nhà máy thiết bị bưu điện. Các sản phẩm mà nhà máy sản xuất ra chuyên phục vụ cho ngành bưu chính viễn thông như : cân điện tử cho hệ thống viễn thông, máy điện thoại đa chức năng, điện thoại di động, tổng đài PABX, loa từ.... Ngoài các sản phẩm phục vụ ngành, nhà máy còn sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như đèn cao áp, sản xuất các phần nhựa cho quạt và các sản phẩm theo đơn đặt hàng. Do tính chất của sản phẩm rất phong phú và đòi hỏi tính chính xác cao nên những máy móc và phương tiện sản xuất cũ của Trung QUốc, Liên Xô... không còn đáp ứng yêu cầu được nữa. Vì thế, để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhà máy đã không ngừng cải tiến và trang bị thêm những máy móc thiết bị hiện đại, những dây chuyền lắp ráp điện thoại với công nghệ cao. Tính đến cuối năm 1998, những TSCĐ thuộc nguồn ngân sách hầu như đã hết thời gian sử dụng, đã khấu hao hết và đang tiến hành thanh lý dần để tái đầu tư mở rộng sản xuất. Với đặc điểm là nhà máy sản xuất công nghiệp, tỷ trọng vốn cố định (TSCĐ) rất cao trong tổng vốn kinh doanh của nhà máy và ngày càng tăng nhanh. Điều này được thể hiện qua các con số sau: Năm Nguyên giá TSCĐ Doanh thu 1996 4.700.000.000 18.000.000.000 1997 5.300.000.000 36.000.000.000 1998 14.500.000.000 63.000.000.000 1999 18.700.000.000 117.000.000.000 2000 34.000.000.000 139.000.000.000 II. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại nhà máy thiết bị Bưu điện: Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại nhà máy có 1 số đặc điểm sau: Một là, để thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ, nhà máy đã tiến hành phân loại TSCĐ một cách hợp lý, đánh mã TSCĐ theo nguồn hình thành. Ví dụ: Nhà máy tiến hành đánh mã TSCĐ theo nguyên tắc sau : Nguồn hình thành Mã do cấp trên cấp 01 do tự mua sắm mới 02 do thuê ngoài 03 ... Đồng thời, nhà máy phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận, các phân xưởng. TSCĐ được quản lý cả về mặt hiện vật và giá trị, được theo dõi trên sổ chi tiết của kế toán và của bộ phận phân xưởng sử dụng. Hai là, nhà máy đề ra chế độ thưởng phạt rõ ràng để nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, chấp hành nội quy, quy chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, giảm tối đa ngừng làm việc giữa ca hoặc phải ngừng để sửa chữa sớm hơn so với kế hoạch. Ba là, công tác hạch toán khấu hao: Trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi việc TSCĐ bị hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. Hao mòn là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ. Để thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ, khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý được sử dụng. Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống từng phần giá trị của TSCĐ vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ. Điều này là phù hợp với nguyên tắc sự phù hợp giữa thu nhập và chi phí. Vai trò của khấu hao được thể hiện trên nhiều phương diện : + Về phương diện kinh tế : Khấu hao giúp cho doanh nghiệp xác định được giá trị tài sản thực của mình. + Về phương diện tài chính : là nguồn tài trợ để mua sắm , xây dựng lại TSCĐ. + Về phương diện thuế khoá : khấu hao là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được trữ vào lợi tức chịu thuế. + Về phương diện kế toán : khấu hao là sự ghi nhận việc giảm giá của TSCĐ. Cách tính khấu hao TSCĐ tại nhà máy Thiết bị bưu điện cũng tuân theo chế độ quản lý “ Khấu hao TSCĐ “ ban hành kem theo quyết định 1062 của Bộ tài chính. Việc trích khấu hao vẫn trên cơ sở TSCĐ tăng (hoặc giảm) trong tháng này thì tháng sau mới trích (hoặc thôi không trích) khấu hao. Đối với những TSCĐ có tốc độ hao mòn hữu hình và vô hình nhanh ( như các vi tính, các chương trình phần mềm... ) nhà máy chọn cận dưới (với thời gian sử dụng ngắn nhất ) còn đối với TSCĐ có tốc độ hao mòn hữu hình và vô hình chậm ( ví dụ như nhà xưởng) thì lấy cận trên (thời gian sử dụng dài hơn ). Để giảm bớt công sức và thời gian tính, phân bổ khấu hao, kế toán lập kế hoạch khấu hao cho cả năm. Mỗi quý trong năm sẽ phải gánh một phần chi phí khấu hao. Mức khấu hao tăng, giảm ( do TSCĐ tăng hoặc giảm ) trong năm sẽ được xem xét và tính dồn cho quý IV ( đến cuối năm kế toán mới tính lại mức khấu hao thực tế cần phải trích) . Cách tính như sau : + - = Mức khấu Mức khấu hao Mức khấu hao Mức khấu hao hao thực tế kế hoạch tăng trong năm giảm trong năm Nguyên giá Mức khấu hao tháng = Số năm sử dụng x 12 Mức khấu hao kế hoạch được lập như sau: đầu năm căn cứ vào nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ hiện có, kế toán lập Bảng khấu hao kế hoạch. Trong trường hợp nguyên giá TSCĐ có biến động tăng hoặc giảm ( do đánh giá lại, do chênh lệnh tỷ giá...) thì kế toán phải xác định lại mức khấu hao trung bình bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (: ) thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ. - = Giá trị còn lại Nguyên giá mới Khấu hao luỹ kế của TSCĐ được đánh giá lại của TSCĐ - --------====------------ = Thời gian sử Thời gian sử Thời gian sử dụng còn lại dụng đã đăng ký dụng của TSCĐ Như vậy, cách tính khấu hao ở nhà máy có vấn đề. Cách tính toán mức khấu hao phải trích cho từng năm thì kế toán làm đúng nhưng cách phân chia cho từng quý thì tựa như hình thức “ bốc thuốc “, nó chỉ là những con số ước lượng và không chính xác. Bốn là, để nâng cao tính sử dụng của TSCĐ, nhà máy định kỳ tiến hành bảo dưỡng trung tu máy móc thiết bị và lập cho mỗi máy một sổ theo dõi riêng (y bạ máy) để mỗi khi có trục trặc thợ sửa chữa sẽ biết ngay bệnh của máy và có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thời gian và chi phí sửa chữa. Năm là, định kỳ theo chỉ dẫn thiết kế, nhà máy tiến hành đại tu, thay tháo một số phụ tùng để máy có thể hoạt động đạt công suất thiết kế ban đầu. Sáu là, các máy móc thiết bị ở nhà máy chủ yếu chạy bằng năng lượng điện theo chế độ 3 pha và 2 pha. Hiện nay, với 3 mức giá mà Cty điện lực đặt ra: - Từ 6h - 18h : 1300 đ/số - Từ 18h - 22h : 610 đ/ số - Từ 22h - 6h : 400đ / số Vậy với cùng 1 thời gian chạy máy, sản xuất cùng 1 khối lượng sản phẩm nhưng với các mức chi phí khác nhau. Vì vậy, nhà máy phải lựa chọn thời điểm sản xuất để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Đây cũng là 1 trong các biện pháp sử dụng có hiệu quả TSCĐ. Bảy là, nhà máy có kế hoạch, chiến lược khai thác hợp lý TSCĐ, sử dụng không quá công suất, đúng quy trình, lựa chọn sản phẩm phù hợp, không để trường hợp máy có công suất lớn dùng để sản xuất các sản phẩm nhỏ gây lãng phí, đồng thời cũng không để các máy nhỏ sản xuất các sản phẩm lớn làm cho máy không chạy được hoặc nếu cố thì làm giảm tuổi thọ của máy. Tám là, nhà máy đề ra chiến lược lâu dài là phải đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân, những người trực tiếp sản xuất. Họ phải thành tahọ trong việc sử dụng, vận hành máy, phải có những kiến thức sơ đẳng về những thiết bị máy móc mình đang sử dụng. III. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại nhà máy thiết bị bưu điện: Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, ta sử dụng 1 số chỉ tiêu sau : Giá trị sản lượng SP Sức sản xuất = Nguyên giá TSCĐ Lợi nhuận Sức sinh lợi = Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Suất hao phí = Lợi nhuận Ta lập bảng so sánh hiệu quả sử dụng TSCĐ qua các năm 1999 và 2000 : Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Chênh lệch 1. Nguyên giá TSCĐ 18.700.000.000 34.000.000.000 15.300.000.000 2. Giá trị sản lượng SP 74.782.467.000 125.120.000.000 50.337.533.000 - Sức sản xuất 3.40 3.68 0.28 3. Lợi nhuận 1.495.649.340 2.752.640.000 1.256.990.660 - Sức sinh lợi 0.079 0.08096 0.00106 - Suất hao phí 12.50 12.35 -0.15 Qua bảng phân tích trên ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2000 cao hơn năm 1999. Điều đó thể hiện qua các chỉ tiêu: - Sức sản xuất của TSCĐ năm 2000 cao hơn năm 99 là 0.28đ, có nghĩa là cứ 1đ TSCĐ năm 2000 tạo ra 3,68đ giá tị sản lượng nhưng năm 99 chỉ tạo ra 3,40đ. Đây là tỷ lệ tăng khá lớn vì giá trị TSCĐ ở nhà máy rất lớn nên tổng mức tăng giá trị sản lượng trong năm sẽ không không nhỏ. - Sức sinh lợi của TSCĐ tăng 0.00106 đ và xét ngược lại, suất hao phí năm 2000 cũng thấp hơn năm 99 0.15đ. Như vậy, qua phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ của nhà máy Thiết bị Bưu điện, ta thấy trình độ trang bị TSCĐ của nhà máy tăng lên và cùng với nó là sự tăng lên về hiệu quả sử dụng TSCĐ. Từ đó có thể nói nhà máy đã giải quyết tốt vân sđề đầu tư vốn làm tanưg năng lực sản xuất của nhà máy. IV. Phương hướng nâng cao tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại Nhà máy Thiết bị bưu điện: 1. Nhận xét chung : * Ưu điểm : - Kế toán tiến hành phân loại và đánh giá TSCĐ theo đúng chế độ nhà nước. Cách phân loại TSCĐ theo nguồn vốn sẽ giúp cho việc quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu qủa cao. Ví dụ đối với những TSCĐ mua bằng nguồn vốn vay thì phải đưa vào sử dụng ngay và tỷ lệ khấu hao phải lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ lãi suất đi vay, có như vậy mới dủ bù đắp chi phí bỏ ra - Kế toán nắm vững tình trạngký thuật, thời gian sử dụng TSCĐ thông qua trích khấu hao từ đấy hàng năm tham mưu đề xuất với ban lãnh đạo nhà máy lập hồ sơ đề nghị cấp trên duyệt thanh lý những TSCĐ không phát huy tác dụng để tái đầu tư TSCĐ mới nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. - Sáng kiến lập y bạ máy cho từng máy móc thiết bị là việc làm rất cần thiết vì khi đó máy sẽ được “ chăm sóc” cẩn thận, điều trị đúng bệnh, giảm chi phí sửa chữa và thời gian ngừng hoạt động của máy. * Nhược điểm: Việc theo dõi TSCĐ không mở thẻ TSCĐ làm cho việc thoe dõi gặp nhièu khó khăn. - Trong công tác hạch toán khấu hao TSCĐ : kế toán tính đúng, tính đủ số khấu hao TSCĐ phải trích trong năm nhưng giá trị khấu hao phân bổ vào chi phí sản xuất hàng quý thì chưa chính xác, nó chỉ là ước lượng “bốc thuốc” mà thôi. Đây là vấn đề cần xem xét lại để hoàn thiện hơn công tác khấu hao. - Kế toán tiến hành phân loại TSCĐ (theo nguốn vốn) nhưng lại không phân loại theo mục đích sử dungj của TSCĐ: TSCĐ dùng trong SX, TSCĐ dùng ngoài SX, TSCĐ dùng cho mục đích khác. Vì vậy sẽ rất khó khăn để xác định chính xác hiệu qủa sử dụng TSCĐ. Muốn đánh giá, phan tích hiệu qủa sử dụng TSCĐ cũng như tỷ trọng đầu tư TSCĐ vào SX kinh doanh thì phải xem trên sổ chi tiết TSCĐ và cộng từng bộ phận. Tuy nhiên việc làm này rất mất thời gian và không chính xác vì 1 TSCĐ có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. 2. Một số kiến nghị : 1. Nên lập thẻ TSCĐ và lưu tại phòng kế toán để theo dõi, phản ánh diễn biến phát sinh trong qua trình sử dụng. 2. Kế toán cần phân loại theo mục đích sử dụng TSCĐ: TSCĐ dùng cho sản xuất, TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp và cho các mục đích khác. Để từ đó kế toán tính và phân bổ khấu hao được chính xác và hopự lý. TSCĐ dùng cho mục đích nào, ở đâu thì giá trịhao mòn sẽ được phân bổ cho đối tượng đó. Đồng thời kế toán phải tuân thủ theo nguyên tắc : TSCĐ tăng (giảm) trong tháng này thì tháng sau mới trích (hoặc thôi không trích) khấu hao. Vì vậy, TSCĐ tăng trong quý nào, căn cứ vào số thời gian sử dụng trong quý, tính khấu hao ngày cho quý đó, không để kéo dài đến cuối năm mới tính, trích khấu hao bổ sung cho những TSCĐ mới tăng trong năm 3. Nhà máy cần tăng cường hơn nữa tìm kiếm nguồn đầu tư: Khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư là vốn. từ trước đến nay, nguốn vốn của nhà máy chủ yếu là do ngân sách cấp, tự bổ sung tổng Công ty, tự bổ sung của nhà máy, vay ngân hàng và đi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Trong cơ chế thị trường hiện nay, nhà máy không nên chỉ dựa vào các nguồn trên mà cần năng động hơn như : - Vay các đối tượng ngoài ngân hàng - Liên doanh liên kết với các đơn vị bạn - Thuê TSCĐ 4. Hàng năm kế toán nên phân tích tình hình đầu tư và hiệu quả sử dụng TSCĐ để kịp thời nắm được các mặt mạnh và những điểm yếu kém để có những biện pháp khắc phục. KếT LUậN Trên cơ sở phân tích thực tế và vận dụng lý luận, tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Nhưng do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC371.doc
Tài liệu liên quan