Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đề nghị Nhà nước chưa thực hiện phân cấp quyền giấy phép đầu tư cho các địa phương vì như vậy sẽ tạo ra xu hướng phân tán mục tiêu và gây nên tình trạng cạnh tranh, gây nên những tổn thất không đáng có. Cần xúc tiến thành lập các công ty giám định vốn đầu tư. Trong xét duyệt và cấp giấy phép đầu tư cần đặc biệt chú trọng hiệu quả kinh tế-xã hội, không vì cần vốn mà tiếp nhận ồ ạt. Với hình thức liên doanh giữa các xí nghiệp Nhà nước với nước ngoài, không nên chỉ liên doanh một phần vì như vậy sẽ gây nhiều hậu quả xấu: phân tán vốn, tranh chấp thị trường, chảy chất xám tại chỗ. làm suy yêú phần “nội địa” còn lại của xí nghiệp và nhiều tiêu cực khác cũng theo đó mà sinh ra.
90 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001- 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp trên cơ sở tăng nhanh giá trị cây trồng, vật nuôi trên đơn vị diện tích, tăng nhanh tỷ trọng các loại thực phẩm sạch: rau sạch, thịt sạch... cung cấp cho nhân dân Thủ đô. Hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa có chất lượng: vùng sản xuất rau sạch, vùng phát triển hoa, cây cảnh, vùng trồng cây ăn qủa, vùng phát triển chăn nuôi bò sữa, nuôi cá... Phát triển công nghiệp chế biến nông sản từ cơ chế hiện đại nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 3,5 á 4%/năm. Phát triển nông nghiệp gắn với việc phát triển kinh tế ngoại thành, phát triển ngành nghề nông thôn và xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2005 : 100% dân số được dùng nước sạch . Nhựa và bê tông hoá 100% hệ thống đường giao thông nông thôn. Giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
+ Định hướng xây dựng và phát triển đô thị
- Xây dựng và phát triển thô thị phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội. Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển đô thị đặc biệt coi trọng quản lý xây dựng theo quy hoạch. Kết hợp hài hòa tính hiện đại, bản sắc và truyền thống dân tộc. Gắn xây dựng và quản lý đô thị với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, liên tục, hệ thống hiện đại.Giải quyết đồng bộ giữa phát triển hạ tầng kĩ thuật đo thị với hạ tầng xã hội theo phương châm phát triển hạ tầng kĩ thuật phải đi trước một bước. Từng bước phát triển đô thị theo kịp các định mức và chỉ tiêu tiên tiến trong khu vực và thế giới; nâng cao chất lượng đô thị nhằm mục tiêu xây dựng một thành phố hiện đại văn minh với vị trí tương xứng là một thủ đô của một đất nước có vị trí xứng đáng trong khu vực và thế giới.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị phù hợp với phương châm là xây dựng các khu đô thị mới để cải tạo các khu đô thị cũ. Xây dựng phát triển đô thi gắn với quy hoạch xắp xếp lại dân cư, thực hiện phương án dãn dân trong khu vực nội thành.
Đảm bảo công bằng xã hội trong xây dựng và quản lý đô thị. Phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị nhằm cải thiện môi trường đô thị trong những khu đô thị cũ; đảm bảo vừa phát triển vừa cải tạo; nâng cao điều kiện sống cho người dân đô thị; kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng công tác khai thác. Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở các huyện ngoại thành nông nghiệp và nông thôn.
+ Văn hoá -xã hội
Phát triển mạnh sự nghiệp văn hoá thông tin nhằm góp phần xây dựng con người Hà Nôi vừa tiến tới, văn minh hiện đại vừa mang bản sắc thanh lịch, trí tuệ của thủ đô ngàn năm văn hiến...Mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài và thủ đô các nước. Hiện đại hoá và đa dạng các hoạt động thông tin nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ chính tri của thủ đô. Khẩn trương xây dựng các công trình văn hoá lớn , tiêu biểu để phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
+ Giáo dục đào tạo:
Mục tiêu: Hà Nội phấn đấu luôn giữ vị trị hàng đầu trong cả nước về việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lục và bồi dưỡng nhân tài. Phát thiển hệ thống giáo dục thủ đô đa dạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và khoa học công nghệ hiện đại, văn minh. Hình thành phát triển nhân cách con người Thủ đô bước sang thế kỷ 21 văn minh, thanh lịch, năng động, tài hoa xứng đáng với truyền thống 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Giữ vững phổ cập THCS, từng bứơc phổ cập giáo dục trung học(Trung học phổ thông , trung học chuyên nghiệp, trung học nghề); Đẩy mạnh đào tạo nghề, đến năm 2005 nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 42%.
+ Y tế -Xã hội:
- Y tế : Mục tiêu chủ yếu của ngành là nâng cao thể lực, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, Thực hiện giám sát và khống chế kịp thời. Không để sảy ra các dịch bệnh nguy hiểm. Thực hiện tốt các chương trình y tế phòng chống các bệnh xã hội và các bệnh dịch nghiêm trọng, nguy hiểm. .Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn 13-15%năm 2005. Tăng tuổi thọ bình quân người dân Hà Nội năm 2005 lên 72,3 tuổi, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất thuốc chữa bệnh và đầu tư trang thiết bị y tế bằng cách huy động mọi nguồn vốn.
- Giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội: Phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2005 còn 5%. Nâng tỷ lệ lao đông qua đào tạo lên 42% vào năm 2005. Đến năm 2002 hoàn thành xoá hộ nghèo theo chuẩn hiện tại. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo Hà Nội 10-12% năm 2002 xuống khoảng 6,5% năm 2005 theo chuẩn mới. Ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
+ Khoa học công nghệ: Trong 5 năm tới cần tạo mức đột phá mới trong khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu công nghệ theo hướng hiện đại hoá từng khâu, từng ngành. Một mặt, hướng ứng dụng khoa học công nghệ cỏ bản có vai trò quyết định đến nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành kinh tế mặt khác đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại có hàm lượng trí tuệ cao như công nghệ cơ khí, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới gắn kết với công nghệ thông tin, sản xuất các phần mềm ứng dụng với các nghành sản xuất , nhất là ngành cơ khí chế tạo để tạo ra sự đột phá về chất lượng, hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tích cực đầu tư phát triển khoa học công nghệ, từng bước xây dựng nền công nghệ trong nước. Ngay từ những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001-2005 cần tập trung hoàn thành việc xây dựng: Trung tâm công nghệ phần mềm Hà Nội với tổng số vốn khoảng 53 tỷ đồng; hoàn thành dự án khu công nghệ trước sản xuất nam Thăng Long, dự án công viên giải trí khoa học Hà Nội.
3.2.3. Định hướng về huy động và bố trí vốn:
3.2.3.1. Định hướng huy động vốn
+ Tổng vốn đầu tư xã hội: để đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội như đã đề ra, với hệ số ICOR bình quân giai đoạn 2001-2005 dự tính là 4,1 thì tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2001-2005 là khoảng: 100000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 20000 tỷ đồng.
Biểu 19: Dự báo cơ cấu tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2001-2005
(Đơn vị: tỷ đồng)
Giai đoạn
1996-2000
Giai đoạn
2001-2005
Tốc độ tăng trưởng
Cơ cấu %
Nguồn
Tổng vốn
đầu tư
Bình quân 1 năm
Tổng vốn đầu tư
Bình quân 1 năm
%
%
Tổng số
64831
12966
106957
21391
164,98
100
A .Trong nước
36287
7257,4
62035
12407
170,96
58
1 Vốn dtpt thuộc NSNN
6598
1317,8
11230
2246
170,44
10,5
TW trên địa bàn
3718
743,6
6738
1348
181,23
6,3
Địa phương quản lý
2871
574,2
4492
898
156,46
4,2
2. Vốn sự nghiệp
1468
293,6
2139
428
145,71
2,0
3. Vốn tín dụng đầu tư theo KHNN
1805
361
4064
813
225,15
3,8
4. Vốn đầu tư của DNNN
11335
2267
17648
3530
155,69
16,5
5. Vốn đầu tư DN ngoài Nhà Nước
12018
2403,6
21391
4278
177,96
20,0
6. Vốn dân và nguồn khác
3072
614,4
5562
1112
181,05
5,2
B. Vốn nước ngoài
28544
5708,8
44922
8984
157,98
42,0
1. FDI
26647
5329,4
40858
8171
153,33
38,2
2. ODA
2897
379,4
4064
813
214,23
3,8
Nguồn : Sở KH và ĐT Hà Nội
Trong đó dự kiến:
- Đầu tư cho công nghiệp: khoảng 40000 tỷ đồng( bình quân mỗi năm khoảng 8000 tỷ)chiểm tỷ trọng : 40%.
- Đầu tư cho nông nghiệp :khoảng 1800 tỷ đồng(bình quân mỗi năm 36 tỷ đồng) chiếm tỷ trọng 1.8%.
- Đầu tư cho các ngành dịch vụ và các ngành khác khoảng58.200 tỷđồng(bình quân mổi năm khoảng 11.640 tỷ đồng )chiếm tỷ trọng 58,2%.
+ Cơ cấu nguồn vốn đầu tư.
-Trong tổng nguồn vốn đầu tư: vốn đầu tư trong nước dự báo chiếm 58% tổng vốn đầu tư xã hội( tăng 2% so với thời ký 1996-2000, tương ứng với tỷ lệ tích luỹ khoảng 25%/năm; vốn đầu tư nước ngoài dự kiến chiếm 42%, trong đó vốn FDI chiếm khoảng38%,vốn ODA chiếm khoảng 4%.
-Trong tổng vốn đầu tư, vốn có tính chất ngân sách chỉ chiếm khoảng 14,1%, nếu tính cả vốn ODA thì chiếm khoảng 18%; tuy tỷ trọng nhỏ nhưng đây là nguồn vốn rất quan trọng có tác động mạnh, trực tiếp đến việc tạo môi trường, điều kiện để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra sự đột phá.
-Trong nguồn vốn ngân sách vốn địa phương khoảng 2100-2200 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước khoảng 1400 tỷ đồng, vốn ODA khoảng 800 tỷ đồng
Trong tổng đầu tư xã hội,vốn ngân sách nhà nước được tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp nhà nước mà thành phố ưu tiên phát triển. Phần vốn chủ yếu để đầu tư phát triển được huy động từ các vốn tự huy động.
3.2.3.2. Định hướng về bố trí vốn cho các ngành phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
-Công nghiệp tổng vốn đầu tư 1397 tỷ, trong đó vốn ngân sách XDCB là 145tỷ
-Nông nghiệp 974 tỷ, trong đó vốn XDCB là 888 tỷ
-Du lịch 8435 tỷ, trong đó vốn XDCB là 13 tỷ
-Thương mại 7734 tỷ, trong đó vốn XDCB là 6,3 tỷ.
3.3. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành
3.3.1. Nhóm các giải pháp tạo nguồn
3.3.1.1.1. Các giải pháp tạo động lực cho đầu tư phát triển
3.3.1.1.1. Phát triển đồng bộ và lành mạnh hoá thị trường
Việc mở rộng thị trường là động lực quan trọng nhất cho quá trình đầu tư phát triển. Cần quan tâm phát triển thị trường một cách đồng bộ bao gồm thị trường hàng tiêu dùng, thị trường đầu tư, thị trường vốn, thị trường sức lao động và thị trường khoa học công nghệ... Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý để làm lành mạnh hóa thị trường tạo cho các doanh nghiệp bình đẳng trong cạnh tranh, sẽ không chỉ tạo động lực mà còn góp phần nâng cao hiệu qủa đầu tư của các doanh nghiệp. Do vậy các biện pháp chính cần phải tập trung giải quyết là:
- Tiếp tục thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng thông qua sử dụng có hiệu qủa các khoản chi tiêu ngân sách, đặc biệt tập trung chi đầu tư phát triển cho các trương trình và dự án trọng điểm có tác động mạnh đến thu hút vốn đầu tư từ các nguồn mở rộng quy mô, nâng cao hiệu qủa đầu tư.
- Khuyến khích hướng dẫn giúp đỡ các doanh nghiệp tổ chức công tác tiếp thị, khơi thông các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm, cải tiến phương thức mua, bán hàng (bán trả góp, trả chậm, hàng đổi hàng, đầu tư ứngtrước.). Phát triển và nghiên cứu cơ chế quản lý của nhà nước đối với thị trường bất động sản.
- Tăng cường công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường, thông tin về tình hình và dự báo biến động giá cả hàng hóa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để các nhà sản xuất lựa chọn phương pháp kinh doanh có hiệu qủa, phù hợp vơi nhu cầu thị trường.
- Phối hợp chặt chẽ các lực lượng quản lý thị trường trong công tác chống buôn lậu, trốn lậu thuế, sản xuất hàng xấu, hàng giả để nâng cao sức cạnh tranh của hàng nội địa và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất -Việc tuyên truyền, vận động tiêu dùng hàng nội trong lúc này không chỉ có ý nghĩa chính trị mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế. Ngoài công tác tuyên truyền vận động cần nghiên cứu các chính sách khuyến khích tiêu dùng hàng nội hóa như tăng cường thông tin quảng cáo cho hàng nội, quy định cụ thể trách nhiệm cho các tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc tiêu dùng hàng nội, tăng cường các hoạt động triển lãm, hội chợ giới thiệu các sản phẩm sản xuất trong nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng...
3.3.1.1.2. Cải thiện môi trường đầu tư
Tiếp tục thực hiện giải pháp đồng bộ nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, các doanh nghệp đầu tư vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Cần chú trọng vào việc xử lý một số vấn đề sau:
+ Triển khai thực hiện luật doanh nghiệp: Cải tiến công tác cấp phép thành lập doanh nghiệp và cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện ưu đãi đầu tư theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thực hiện chế độ “ một cửa”
+ Sớm có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các khu công nghiệp và các ngành, lĩnh vực mà Thành phố khuyến khích đầu tư.
+ Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại DNNN và thực hiện cổ phần hóa để sớm ổn định các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài để cải thiện môi trường nhằm thu hút nguồn vốn góp phần phát triển cần mở rộng một số chính sách khuyến khích đối với các nhà đầu tư vào Hà Nội, tập trung ở một số điểm sau:
+ Miễn giá thuê đất trong một vài năm đầu (có thể là 2 năm) và giảm giá 50% giá thuê đất trong vài năm tiếp theo cho các dự án đầu tư vào Hà Nội.
+ Cho áp dụng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đối với các lĩnh vực trước đây không cho phép như: khách sạn, thương mại, văn phòng, căn hộ, vui chơi giải trí...
+ Có kế hoạch cân đối nguồn vốn để xây dựng hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật như: đường, điện, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc....) đến chân hàng rào của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
+ Có chính sách đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư trên địa bàn một cách ổn định, nhất quán, kiên quyết.
+ Có quy định cụ thể về việc hoàn trả lại số tiền đã ứng trước để xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như: đường, điện, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc...của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3.3.1.1.3. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và hỗ trợ đầu tư
+ Tiếp tục triển khai việc sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng thương mại cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu qủa để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đâu tư phát triển sản xuất.
+ Cải tiến một bước các thủ tục hành chính trong phẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, chuẩn bị tốt danh mục các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên để chủ động bố trí vốn tăng cường các hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
+ Tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong giản ngân vốn tín dụng
+ Tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế huy động vốn đầu tư, trong đó đặc biệt chú ý cơ chế đấu thầu quyền sử dụng đất lấy vốn xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và các công trình phúc lợi công cộng.
+ Có các biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, khai thác nguồn vốn trong dân, trong các thành phần kinh tế thông qua việc mở rộng mạng lưới tín dụng, cơ chế huy động các thành phần kinh tế tham gia đấu thầu xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, huy động có hiệu qủa lao động công ích xây dựng các công trình phúc lợi.
+ Cải tiến các thủ tục cấp phép, giao đất, giải phóng mặt bằng... để cải thiện môi trường đầu tư vào Hà Nội. Đẩy mạnh công tác vận động và xúc tiến đầu tư vốn ngoài nước.
3.3.1.2. Phát hành trái phiếu công trình cho các dự án đầu tư.
Việc phát hành trái phiếu công trình huy động vốn cho các dự án đầu tư của địa phương (tỉnh và Thành phố thuộc Trung ương) đã được thực hiện từ nhiều năm nay ở một số địa phương và đạt hiệu quả khả quan.
Đối với Thành phố Hà Nội, hiện nay và trong thời gian tới có nhiều dự án đầu tư có khả năng hoàn vốn tốt nhưng trông chờ vào nguồn vốn tín dụng đầu tư không thể đáp ứng; vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng thương mại để đầu tư vừa khó khăn về thủ tục, vừa không đáp ứng thời hạn hoàn vốn. Mặt khác, khá nhiều dự án đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương phải kéo dài thời hạn đầu tư vì chờ vốn ngân sách bố trí hàng năm.
Trong khi đó hiện nay Thành phố có khả năng để huy động vốn đầu tư cho hai loại dự án nói trên bởi các thuận lợi sau:
+Do lạm phát trong nhiều năm liên tục vừa qua được kiềm chế ở mức thấp (thậm chí từ năm 1999 đến nay đang giảm phát nhẹ) nên sức mua của đồng tiền nước ta ổn định. Điều này làm tăng tâm lý cho dân cư yên tâm gửi tiền dài hạn.
+Hiện nay trung tâm giao dịch chứng khoán ở Việt Nam đã hoạt động bước đầu tạo thị trường để người dân lưu chuyển vốn khi cần thiết
+Theo điều tra và thực tế cho thấy nguồn vốn tiết kiệm của dân cư trên địa bàn chưa được huy động đầu tư sinh lời hết sức lớn, trong đó có nhiều người đang có tâm lý muốn đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu.
+Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 01/NĐ/CP về phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu công trình đã tạo môi trường pháp lý rõ ràng để Thành phố tổ chức phát hành trái phiếu công trình.
Để phát hành trái phiếu công trình, theo tôi Thành phố cần đáp ứng tốt một số điều kiện và có cơ chế hấp dẫn cụ thể là:
- Trái phiếu phải được bảo lãnh thanh toán của ngân sách Thành phố.
- Về mặt kỹ thuật, trái phiếu không ghi danh được tự do chuyển nhượng.
- Trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Trái phiếu có lãi suất tương đương với lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng thời hạn.
- Thời hạn trái phiếu nói chung dài hạn, đáp ứng thời gian chuẩn bị nguồn vốn thanh toán gốc và lãi.
- Lãi trả định kỳ, trả trước hoặc trả sau tùy vào khả năng tài chính của từng công trình.
- Mở rộng hình thức trái phiếu thu bằng ngoại tệ và ghi bằng tiền đồng theo tỷ giá qui đổi.
3.3.1.3. Khai thác nguồn vốn từ quỹ đất, quỹ nhà ở.
Quỹ đất của Hà Nội không lớn lắm nhưng quỹ nhà ở thì tương đối lớn. Song do giá đất và giá nhà ở trên địa bàn Hà Nội khá cao nên Thành phố có khả năng khai thác nguồn vốn rất lớn từ quỹ đất và nhà để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn vốn này phải sử dụng nhiều giải pháp như:
3.3.1.3.1. Đẩy nhanh tốc độ cấp giấy nhà đất:
Theo Sở Địa chính và Nhà đất Hà Nội, để cấp sổ đỏ đúng kế hoạch (hoàn thành trước cuối năm 2001) thì mỗi ngày Sở này phải cấp bình quân được 600 giấy. Nhưng 6 tháng đầu năm 2000 chỉ đạt 6.000 trong số 80.000 trường hợp, đạt 6,8% là con số quá thấp. Vì vậy việc đẩy nhanh tốc độ cấp giấy nhà đất của Thành phố là hết sức bức thiết. Để quá trình cấp giấy được thực hiện đúng tiến độ cần xem xét các vấn đề sau:
+ Trong xem xét hồ sơ nhà đất chỉ cần xem xét nguồn gốc đất tại một thời điểm nhất định nào đó. Vì đất đai nhà ở đô thị của Hà Nội biến động rất phức tạp, nếu cứ xem xét nguồn gốc đất từ đầu thì hết sức khó khăn, tốn thời gian có khi chưa hẳn đã xác định được.
+ Đề nghị Chính phủ (Bộ Tài chính) cho áp dụng ghi nợ ngân sách vào giấy nhà đất một phần tiền đất phải nộp cho Nhà nước theo qui định đối với những người chưa đủ nguồn tài chính. Trường hợp này khi người có giấy đã nộp đủ tiền mới được bán hoặc thế chấp nhà ở vay vốn.
+ Do mức độ quá tải của Sở Địa chính và Nhà đất nên Thành phố cần lập dự án độc lập với những cán bộ chuyên trách để thực hiện cấp giấy nhà đất.
3.3.1.3.2. Đẩy nhanh tốc độ bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước:
Có thể nói, Quyết định số 57/1999/QĐ - UB ngày 14/7/1999 của ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội đã mở ra cơ chế đơn giản, rõ ràng, thông thoáng và khả thi hơn về thực hiện chủ trương bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định số 61/CP. Tuy vậy, để cơ chế này vào cuộc sống thực sự, thì tiếp Quyết định số 57 nói trên Thành phố nên có văn bản thể chế hóa trách nhiệm, đặc biệt chú ý trách nhiệm làm chậm trễ của cá nhân, tổ chức phía bán nhà. Mặt khác, ngay trong cơ chế bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước hiện có, Thành phố cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế mới có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trong đó cần lưu ý một số điểm sau:
- Soát lại giá nhà gắn liền với vị trí đất ở, giảm tối đa hệ số giá đất ở các tầng cao.
- Mở rộng đối tượng được mua nhà. Đối với người đang thuê mua sang tay từ chủ trước nhưng họ chưa có hộ khẩu, nếu việc này ổn định được xét cho mua.
- Có thể qui định ghi nợ một phần tiền nhà trên giấy nhà đất như đối với trường hợp cấp giấy nhà đất.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quyền lợi và nghĩa vụ của người mua nhà.
- Qui định cơ chế thưởng phạt hoàn thành chỉ tiêu bán nhà đối với bên bán nhà.
3.3.1.3.3. Đấu thầu đất đổi công trình:
Giải pháp đổi đất lấy công trình hạ tầng đô thị (chủ yếu công trình giao thông) thông qua đấu thầu đã được Chính phủ cho phép Thành phố Vũng Tàu thực hiện (năm 1995). Nhưng do việc quán triệt chủ trương không đầy đủ, tổ chức thực hiện quản lý thiếu chặt chẽ đã dẫn đến tiêu cực và Chính phủ đã quyết định Vũng Tàu phải dừng lại (năm 1997).
Nếu tổ chức tốt thì giải pháp đấu thầu đất đổi công trình hạ tầng đô thị là cần thiết và hiệu quả, vì vậy, gần đây Chính phủ lại cho phép tỉnh Quảng Ninh thí điểm thực hiện. Do triển khai tốt nên giải pháp đấu thầu đất đổi công trình đường giao thông ở tỉnh này đang đưa lại hiệu quả thực sự.
Đấu thầu đất đổi công trình hạ tầng đô thị là giải pháp mà Hà Nội hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện. Chính phủ cũng đã cho Hà nội được phép thực hiện giải pháp này.
Để thực hiện giải pháp đấu thầu đất đổi công trình hạ tầng đô thị phải:
- Lựa chọn dự án phù hợp.
- Lựa chọn chủ đầu tư đủ năng lực tài chính.
- Việc bàn giao đất phải gắn liền với tiến độ bàn giao công trình.
- Thực hiện đúng các quy định về quản lý đất đai và quản lý qui hoạch - đầu tư - xây dựng của Nhà nước.
3.3.1.4. Mở rộng phát triển các cụm công nghiệp quy mô nhỏ:
+ Thực tiễn cho thấy trong khi các khu công nghiệp lớn của Hà Nội (gồm Sài Đồng B, Đài Tư, Nội Bài, Daewoo - Hanel và khu công nghiệp Thăng Long) với tổng diện tích 756 ha , trong đó đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng khoảng 200 ha, đến tháng 6/2000 số dự án đầu tư mới lấp đầy 20% diện tích, thì các cụm công nghiệp vừa và nhỏ như ở Huyện Thanh Trì, Huyện Gia Lâm các doanh nghiệp đăng ký thuê kín hết diện tích đất có thể cho thuê.
+ Hiện nay ngoài các cụm công nghiệp nhỏ Vĩnh Tuy, Phú Thị (gần 15ha), Thành phố có thể mở ra hàng chục cụm công nghiệp với qui mô này. Tuy nhiên, để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ trong nước vào khu công nghiệp, vấn đề đặt ra là Thành phố phải sớm điều chỉnh một số cơ chế bảo đảm hấp dẫn hơn, như:
- Tăng thời gian cho thuê đất.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng sớm để thu hút nhà đầu tư.
- Đơn giản hóa thủ tục cấp quyền sử dụng đất.
+ Kinh nghiệm ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy việc phát triển các khu công nghiệp nhỏ (chẳng hạn khu tiểu công nghiệp Bình Chánh) có kết quả rất khả thi. Những khu công nghiệp này phù hợp với các dự án đầu tư qui mô vừa và nhỏ nên số doanh nghiệp trong nước đăng ký vào nhiều, sớm lấp diện tích đất cho thuê.
3.3.1.5. Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Mục tiêu của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhằm huy động nguồn vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp, thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước được Thành phố lựa chọn cổ phần hóa là những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp, chủ yếu là khu vực thương mại dịch vụ, trong đó một số doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa nhanh nhờ vị trí thương mại thuận lợi (công ty cổ phần Phú Gia, Hồ Tây, Phúc Thịnh, Sứ bát tràng...). Hiện nay không ít doanh nghiệp Nhà nước do Thành phố quản lý muốn cổ phần hóa lại không thuộc lợi thế nói trên.
Cũng như các địa phương khác, quá trình thực hiện cổ phần hóa ở Thành phố Hà Nội đang gặp một số trở ngại là:
+ Tâm lý của lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước không muốn cổ phần hóa.
+ Công nợ trước khi cổ phần hóa khó giải quyết.
+ Định giá tài sản doanh nghiệp kéo dài.
+ Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần chưa đủ liều lượng và thực hiện tốt.
+ Riêng Hà Nội việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất tiến hành chậm, ảnh hưởng đến việc bảo đảm pháp lý đối với tài sản dùng thế chấp vay vốn ngân hàng.
+ Lựa chọn thêm một số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn tương đối có hiệu quả thuộc lĩnh vực công nghiệp đưa vào danh sách cổ phần hóa.
+ Về giải quyết công nợ, Thành phố nên xin ý kiến Bộ Tài chính lập công ty xử lý nợ trực thuộc Sở Tài chính Hà Nội. Với cơ chế phù hợp, việc ra đời của công ty này có tác động xử lý nhanh các khoản nợ đối với doanh nghiệp cổ phần hóa.
+ Thành phố Hà Nội cần sớm thống nhất với Bộ Xây dựng để triển khai cấp giấy nhà đất cho các doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Chi cục quản lý tài chính doanh nghiệp và Kho bạc Nhà nước Hà Nội cần có qui định liên ngành trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ cổ phần hóa. Đồng thời, Thành phố trích thêm nguồn ngân sách địa phương để bổ sung cho Quỹ hỗ trợ cổ phần hóa.
+ Trên cơ sở chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sau cổ phần hóa, Thành phố nên có chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện để công ty phát hành cổ phiếu tăng vốn kinh doanh.
3.3.1.6. Xã hội hóa đầu tư một số lĩnh vực .
Thời gian qua, không những Thành phố Hà Nội mà ở nhiều địa phương đã phát huy sáng tạo trong việc thực hiện chủ trương "xã hội hóa nguồn lực tài chính" cho đầu tư phát triển. Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể, do chưa đủ chiến lược, chính sách, cơ chế và qui định cụ thể cần thiết nên hiệu quả thực hiện chủ trương này chưa cao.
Đối với Thành phố Hà Nội, yêu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, nhưng nguồn vốn của Nhà nước, của doanh nghiệp huy động không thể đáp ứng. Trong khi đó, một số lĩnh vực và dự án đầu tư gắn liền với đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của dân cư có khả năng huy động nguồn lực xã hội vào đầu tư.
Việc “Xã hội hóa đầu tư" một số lĩnh vực và dự án đầu tư của Thành phố Hà Nội là có khả năng thực hiện bởi:
- Thu nhập của dân cư thuộc địa bàn Hà Nội tương đối cao so với cả nước.
- Nhu cầu đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của dân cư Hà Nội đòi hỏi cao.
- Với vị thế người dân Thủ đô, tính cộng đồng và trách nhiệm của họ trong việc xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, giàu đẹp, văn minh đã được hình thành lâu đời và thể hiện rõ.
- Hà Nội là địa phương tập trung số lượng rất lớn và đa dạng các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và xã hội kinh doanh và sinh sống trên địa bàn.
Tuy vậy để "xã hội hóa đầu tư" một số lĩnh vực và dự án đầu tư có hiệu quả, Thành phố Hà Nội cần tổ chức thực hiện các biện pháp sau:
+ Về lựa chọn lĩnh vực và dự án đầu tư:
Đối với Thành phố Hà Nội có 5 lĩnh vực có thể xã hội hóa vốn đầu tư:
- Lĩnh vực đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình phúc lợi (công ích).
- Lĩnh vực giải quyết tệ nạn xã hội.
- Lĩnh vực xóa đói giảm nghèo.
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Lĩnh vực cơ sở hạ tầng, môi trường gắn liền với cuộc sống dân sinh.
Các dự án đầu tư trong các lĩnh vực nói trên không phải 100% có khả năng "Xã hội hóa vốn đầu tư ", mà Thành phố nên lựa chọn một số dự án để thực hiện. Các dự án này phải có ý nghĩa nhiều mặt, xã hội dễ tập trung quan tâm, và các dự án gắn liền với đời sống dân sinh.
+ Về cơ chế "xã hội hóa vốn đầu tư".
- Lập Ban quản lý dự án đầu tư có sự kiểm soát của Hội đồng nhân dân cấp tương ứng và các tổ chức cộng đồng: mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và dân cư.
- Công khai hóa cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư. Kết thúc dự án đầu tư phải thông báo kết quả và hiệu quả đầu tư.
- Sử dụng đa dạng hình thức huy động nguồn lực để chuyển thành vốn đầu tư, bao gồm: tiền, vàng, lao động, đất đai, nhà ở, đóng góp không hoàn lại, huy động nguồn vốn trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài, đóng góp theo định mức thường xuyên hoặc từng lần.
- Tự nguyện là chủ yếu, nhưng có lúc vận động mạnh để tạo phong trào "xã hội hóa vốn đầu tư".
+ Về chính sách "xã hội hóa vốn đầu tư".
- Phải đưa chính sách "xã hội hóa vốn đầu tư" vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Trên cơ sở chính sách đó Thành phố xây dựng các chương trình đầu tư đúng nguồn vốn "xã hội hóa vốn đầu tư".
- "Xã hội hóa vốn đầu tư" một số lĩnh vực và dự án đầu tư phải dựa trên cơ sở thực tế, thực hiện quan điểm "tùy sức dân" và "khoan sức dân".
3.3.2. Nhóm giải pháp nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư
Để thực hiện mục tiêu, phương hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư cũng như phương án bố trí cơ cấu đầu tư đã được xác định trên đây cần thực hiện một hệ thống các biện pháp đồng bộ về kinh tế-kỹ thuật-xã hội-pháp lý sau đây:
3.3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách kinh doanh:
Cơ chế chính sách kinh doanh là phạm trù rất rộng liên quan từ vĩ mô đến vi mô, từ Trung ương đến địa phương, nó tác động đến toàn bộ nền kinh tế, đến từng ngành, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Để tạo ra môi trường đầu tư an toàn và hiệu quả cần tập trung vào các vấn đề sau:
+ Cụ thể hoá và công khai hoá các chính sách khuyến khích đầu tư.
Việc cụ thể hoá và công khai hoá các chính sách ưu đãi đầu tư của Thành phố giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư xác định phương hướng, quy mô đầu tư phù hợp, có hiệu quả nhất và từ đó yên tâm bỏ vốn đầu tư. Một hạn chế rất lớn trong thời gian vừa qua là các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế và đầu tư của Thành phố chậm được cụ thể hoá thành những cơ chế chính sách cụ thể và công bố công khai. Thành thử có khi chủ trương một đằng, chính sách một nẻo, thậm chí chính sách lại đi ngược lại chủ trương. Do vậycần cụ thể hoá và công khai các chính sách khuyến khích trên một số mặt chủ yếu sau:
Ngành gì, lĩnh vực gì và vùng nào Thành phố khuyến khích đầu tư.
Các chính sách ưu đãi cụ thể đối với các ngành, lĩnh vực mà Thành phố khuyến khích là gì
+ Hoàn thiện pháp lý bảo vệ an toàn tài sản cho nhà đầu tư.
Việc bảo vệ an toàn tài sản cho nhà đầu tư ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đương nhiên được điều tiết bởi nhiều văn bản pháp luật liên quan. Song thực tế nếu không nêu cao trách nhiệm của chính quyền các cấp sở tại thì sự an toàn này rất khó thực hiện. Hiện nay, chính quyền cấp cơ sở (phường, xã) chưa thật nhận thức thấu đáo là bất kỳ ai đến đầu tư tại địa phương mình đều mang lại sự phát triển cho địa phương mình quản lý.Chính vì vậy, việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của chính quyền các cấp trong bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư trên địa bàn mình quản lý và được điều chỉnh bởi các văn bản pháp quy của Thành phố là việc cần thiết. Điều này có tác dụng tăng lòng tin cho các nhà đầu tư để họ yên tâm bỏ vốn đầu tư kinh doanh không giới hạn phạm vi địa bàn, lãnh thổ.
+ Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh.
- Cơ quan quản lý của Thành phố phải tăng cường công tác quản lý thị trường, bảo vệ uy tín cho các sản phẩm được đầu tư sản xuất kinh doanh và tiêu thụ trên thị trường. Tình trạng tràn ngập hàng lậu, hàng giả và kém chất lượng nếu cứ lưu thông tràn ngập trên thị trường như hiện nay thì rất khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh đúng pháp luật.
- Ngoài các sản phẩm Nhà nước cấm, doanh nghiệp được bình đẳng đầu tư sản xuất kinh doanh. Để tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng theo pháp luật, Thành phố cần có văn bản quán triệt mọi tổ chức, cá nhân trong bộ máy hành chính thấu suốt là doanh nghiệp được kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quy định của Luật doanh nghiệp.
- Để bảo đảm bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần có qui định các doanh nghiệp được sử dụng thống nhất mức phí dịch vụ đối với mọi đối tượng thụ hưởng.
Tăng cường thông tin kinh tế cũng được coi là một yếu tố đảm bảo môi trường kinh doanh tốt. Thành phố cần thông qua những kênh thông tin để chuyển tải thông tin và kiến thức kinh doanh cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Trong đó chú ý đến những loại thông tin về cơ chế- chính sách của Nhà nước; thông tin về giá cả- thị trường trong và ngoài nước; thông tin về những tiến bộ Khoa học- kỹ thuật và công nghệ, v.v... Với những thông tin càng đầy đủ và cập nhật thì chủ đầu tư càng có điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả khả năng về vốn đầu tư của họ.
3.3.2.2. Tăng cường vai trò của Thành phố trong lĩnh vực đầu tư công cộng
Đầu tư công cộng thường được thể hiện dưới dạng các chương trình đầu tư công cộng nhằm đảm bảo các hàng hoá và dịch vụ công cộng cho toàn xã hội, tạo nền tảng ban đầu cho các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, cũng như hệ thống tổ chức, giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật .v.v. có điều kiện phát triển thuận lợi.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, một trong những chức năng của Chính quyền các cấp đã được khẳng định là đảm bảo cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng. ở nước ta trong những năm tới các chương trình đầu tư công cộng cần được mở rộng, hơn nữa là với tốc độ nhanh. Trong đó các mục tiêu đầu tư ưu tiên của Thành phố cần tập trung ưu tiên vào kết cấu hạ tầng và dịch vụ công cộng. Do yêu cầu cấp bách của việc cải tạo và nâng cầp cơ sở hạ tầng, nhu cầu đầu tư của Thành phố cho mục tiêu này hết sức căng thẳng. Để giải quyết được nhiệm này, Thành phố phải giải quyết tốt các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Tiết kiệm chi tiêu thường xuyên để nâng cao tỷ lệ ngân sách cho các chương trình đầu tư
- Cân nhắc, lựa chọn các mục tiêu đầu tư công cộng để đạt được hiệu quả kinh tế xã hội lớn nhất.
- Thực hiện lồng ghép các dự án theo các nguồn vốn và các chủ đầu tư
3.3.2.3. Khuyến khích đầu tư FDI một cách có lựa chọn và nâng cao hiệu quả sử dụng .
Để thu hút vốn FDI đầu tư theo định hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, trước hết cần tiến hành đánh giá tính hình thực hiện vốn đầu tư của các dự án trên giác độ phù hợp với quy hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực ưu tiên để từ đó xác định yêu cầu của việc phân phối lại vốn và dự án. Bước tiếp theo là tiến hành nghiên cứu và xây dựng danh mục các dự án trọng điểm theo hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo thứ tự ưu tiên. Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư bằng nhiều hình thức.
Ta phải thừa nhận rằng, cái mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều nhất là lợi nhuận, còn về phía chúng ta, một trong những khai thác quan trọng từ FDI là nhằm cấu trúc lại nền kinh tế Thủ đô. Hai mục tiêu đó thường có xu hướng xa rời nhau và tất nhiên vấn đề quan trọng là phải có biện pháp để kéo gần lại. Thực tế đã chỉ rõ, chính sách về ưu đãi thuế là một công cụ hiệu quả để điều chỉnh mối quan hệ giữa hai mục tiêu của hai phía. Các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến chính sách ưu đãi về thuế, vì đó là ưu đãi cụ thể, chi tiết và hữu hình nhất, ổn định lâu dài được pháp luật đảm bảo. Theo hướng này không nên xác định sự tiếp nhận vốn đầu tư phụ thuộc vào khu vực địa lý hay ngành nghề mà cần phân biệt các mức độ ưu đãi khác nhau được khuyến khích đầu tư.
3.3.2.4. Chú trọng đầu tư trong nước.
Trong điều kiện thiếu vốn gay gắt, việc khuyến khích đầu tư nước ngoài là hết sức quan trọng. Song dù nguồn vốn nước ngoài lớn thì vốn trong nước vẫn chiếm vị trí quyết định, có tính bền vững, lâu dài. Do đó, đầu tư trong nước phải thật sự được coi trọng. Vấn đề đặt ra hiện nay là giải quyết mối quan hệ giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài như thế nào cho hợp lý. Việc đẩy mạnh đầu tư trong nước hoàn toàn không mâu thuẫn với chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu, mặc dù công nghệ của ta còn ở trình độ thấp. Xét trên phương diện một sản phẩm nào đó, sản xuất trong nước có thể chia làm 3 mức độ:
- Hoàn toàn chưa sản xuất được trong khi thị trường trong nước và xuất khẩu đang đòi hỏi lớn. Đối với những sản phẩm đó, việc khuyến khích đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết cả về phương diện vốn đầu tư cả phương diện kỹ thuật-công nghệ.
- Đã sản xuất được song chưa vươn lên trình độ khu vực và thế giới. Đối với sản phẩm đó, cần thiết kêu gọi đầu tư nước ngoài ở một mức độ nhất định, vừa khai thác lợi thế so sánh phục vụ xuất khẩu, vừa tạo môi trường cạnh tranh cần thiết cho sản xuất trong nước để sản xuất trong nước vươn lên trình độ quốc tế.
- Đã sản xuất được với trình độ khá cao, có thể cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài. Với sản phẩm đó, cần hạn chế đầu tư nước ngoài đến mức thấp nhất mà dành phần ưu tiên khuyến khích đầu tư trong nước.
Để khuyến khích đầu tư trong nước, Thành phố cần phải tạo ra môi trường thuận lợi, có chính sách ưu đãi với các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, không khác gì so với cơ chế ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài. Để các doanh nghiệp trong nước có mức lợi nhuận thoả đáng, Nhà nước cần hỗ trợ trên các mặt chủ yếu sau:
- Thực hiện quy chế ưu đãi có thứ tự ưu tiên theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được định hướng.
- Hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp một cách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế bằng các chính sách kinh tế như: tín dụng, mặt bằng sản xuất, khoa học-công nghệ, đào tạo nhân lực.v.v.
- Có chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
3.3.2.5. Điều chỉnh định hướng đầu tư và cơ cấu đầu tư phù hợp.
3.3.2.5.1. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn đầu tư.
+ Nguồn vốn đầu tư tập trung từ ngân sách chủ yếu đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và phúc lợi công cộng. Bên cạnh đó, nguồn vốn này phải dành một tỷ trọng đáng kể cho phát triển giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế và xã hội không thể huy động được các nguồn vốn khác
Thành phố cần cơ cấu một bộ phận nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư vào doanh nghiệp thông qua hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
+ Nguồn vốn tín dụng đầu tư chủ yếu tập trung đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ cho các doanh nghiệp, trong đó cần ưu tiên cho các doanh nghiệp mũi nhọn của Thành phố như cơ khí, điện tử, công nghệ cao, phần mềm tin học.
+ Nguồn vốn tự đầu tư của doanh nghiệp tập trung đầu tư để hiện đại hóa quá trình sản xuất để tăng năng lực cạnh tranh.
+ Nguồn đầu tư của dân cư hướng đầu tư vào khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút nhiều lao động, sản xuất tiểu thủ công nghiệp có khả năng xuất khẩu. Đồng thời nguồn vốn đầu tư của dân cư hướng đầu tư vào cổ phiếu các công ty cổ phần, trái phiếu công trình và tham gia đầu tư thông qua chính sách "xã hội hóa đầu tư".
+ Nguồn vốn ODA: đối với ODA không hoàn lại tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị, cơ cấu một tỷ lệ nhất định nguồn ODA có hoàn lại đầu tư vào các dự án hạ tầng công nghiệp.
+ Nguồn vốn FDI: ưu tiên đầu tư vào các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
3.3.2.5.2. Cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ:
Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005, thì cơ cấu kinh tế của Thủ đô Hà Nội vẫn là công nghiệp - thương mại, dịch vụ, du lịch - nông nghiệp. Cho nên, cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ như sau:
+ Tăng tỷ trọng đầu tư cho các ngành và lĩnh vực chủ đạo trong công nghiệp và dịch vụ.
+ Trong công nghiệp: qui mô và tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp tăng nhanh hơn giai đoạn 1996 - 2000, nhưng chuyển dần sang ưu tiên cho các ngành công nghệ cao, xuất khẩu, tin học, cơ khí dân dụng. Về cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ, hướng đầu tư vào lấp đầy khu công nghiệp, khu chế xuất và đầu tư mạnh ra ngoại ô để cải tạo cơ sở hạ tầng, dãn bớt dân cư v.v...
+ Trong tiểu thủ công nghiệp: ưu tiên đầu tư phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất sản phẩm xuất khẩu, thu hút nhiều lao động.
+ Trong dịch vụ: đầu tư phát triển du lịch, văn hóa gắn liền với môi trường sinh thái và bảo vệ bản sắc dân tộc của thủ đô. Bên cạnh đó, hỗ trợ nguồn vốn để phát triển các định chế tài chính (Quỹ đầu tư), hỗ trợ phát triển cổ phần hóa và thị trường chứng khoán. Đồng thời cần tập trung đầu tư mạnh để hỗ trợ sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.
+ Trong nông nghiệp: tập trung đầu tư chế biến nông sản thực phẩm, chuyển dịch kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Việc thực hiện cơ cấu đầu tư cho dù theo nguồn vốn đầu hay theo ngành và lãnh thổ cũng còn phải đặc biệt lưu ý cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư. Trong thời gian qua, do nguồn vốn đầu tư không đáp ứng nhu cầu, nhưng đầu tư phân tán, dàn trải, tập trung "bề nổi" nên chưa tăng cường được yếu tố kỹ thuật, công nghệ, thiết bị theo hướng hiện đại hóa quá trình sản xuất. Ngay cả đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù công nghệ tiên tiến nhưng so với thế giới chỉ đạt mức trung bình.
Thời gian tới, Thành phố cần có qui định rõ mức đáp ứng cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư đối với từng loại dự án đầu tư. Các dự án đầu tư sản xuất, nếu vốn thiết bị có tỷ trọng dưới 50% cần nên xem xét cụ thể mới quyết định đầu tư.
3.3.2.6. Đổi mới công tác kế hoạch hoá
Công tác kế hoạch hoá trong thời gian tới phải tiếp tục đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược và quy hoạch các ngành, các lĩnh vực của kinh tế Thủ đô. Cần khẩn trương nghiên cứu, xác định vị trí của các ngành, các lĩnh vực trong một chiến lược cơ cấu kinh tế dài hạn để phân bổ vốn đầu tư một cách có hiệu quả. Cần đánh giá tiềm năng lợi thế của các ngành, các lĩnh vực để chủ động trong việc phối hợp cơ cấu kinh tế với các tỉnh trong cả nước, các nước trong khu vực mà trước hết là trong khối ASEAN. Mở rộng và hoàn thiện các phương pháp kế hoạch hoá theo chương trình và dự án để tập trung nguồn lực còn hạn hẹp vào mục tiêu cần ưu tiên của kế hoạch Nhà nước.
3.3.2.7. Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới cần chú ý cả về số lượng và chất lượng. Cần nâng cao thể lực toàn diện nguồn nhân lực trên cơ sở đảm bảo về dinh dưỡng, về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ. Nâng cao trình độ học vấn của nguồn nhân lực bằng các biện pháp như: cải thiện điều kiện giáo dục đối với lứa tuổi đến trường, tăng cường công tác giáo dục thường xuyên (bao gồm cả xoá nạn mù chữ), mở rộng các hình thức đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng trình độ nghề nghiệp của nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ chuyên môn khoa học kỹ thuật. Mở rộng quy mô đào tạo các chủ doanh nghiệp, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đối với đội ngũ công chức Nhà nước để phù hợp với yêu cầu công việc trong điều kiện mới. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cần chú trọng đến cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu ngành nghề, để chuẩn bị, đón đầu cho từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cùng với việc phát triển nguồn nhân lực trong nước, cần ra sức tranh thủ lực lượng các nhà khoa học người Việt sống ở nước ngoài (khoảng 400.000 người), giúp họ có cơ hội gây dựng sự nghiệp lớn cho bản thân và cho quê hương bản quán. Trước mắt cần xúc tiến nhanh việc thành lập các tổ tư vấn về khoa học - công nghệ phục vụ việc chuyển giao công nghệ vào Thành phố đạt kết quả cao..
Kết luận
Hà Nội là một thành phố lớn trực thuộc TW, là Thủ đô của nước ta là trung tâm giao thoa các hoạt động của cả nước, nơi bao hàm sự đan xen các hiện tượng của mọi miền đất nước đã tạo lên sự đa dạng của Hà Nội. Có một nhà Hà Nội học đã viết” Hà Nội là một hiện tượng cái riêng nằm trong cái chung song nó bao hàm cái chung”. Quả thậy vậy, theo nghị quyết 15 của Bộ Chính Trị và pháp lệnh thủ đô của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội đã khẳng định vị thế của Hà Nội không những là trung tâm Văn Hoá, Chính trị, KH-KT đầu não của cả nước mà còn là một trung tâm kinh tế lớn. Do vậy trong lĩnh vực phát triển kinh tế Hà Nội là địa bàn có nguồn lực lớn và đa dạng, có khả năng khai thác và huy động vốn đầu tư là nơi bao hàm mô hình phân cấp, quản lí vốn đầu tư đa dạng và chính nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư, sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố đã khẳng định rằng nếu cơ cấu kinh tế là phương tiện đạt được mục đích phát triển kinh tế xã hội.
Trong từng thời kỳ thì chính cơ cấu đầu tư lại là phương tiện hình thành lên cơ cấu kinh tế ấy. Do vậy mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là mục tiêu đạt được của quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Trong quá trình thực hiện thời gian qua thành phố Hà Nội đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ đó là tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt đó là Công nghiệp-Dịch vụ -Nông nghiệp đó là dấu hiệu tốt để cho sự chuyển dịch theo hướng Dịch vụ-Công nghiệp-Nông nghiệp. Do tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội giai đoạn 1991-2000 cao hơn so với cả nước là3,74% vì vậy đưa thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội từ mức 446$ (1990) lên 767$ (1996) 915$ (1999) 1000$ (2000). Tỷ trọng các ngành Công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ trong GDP tăng, tỷ trọng Nông nghiệp giảm. Cơ cấu hạ tầng kinh tế xã hội và phúc lợi công cộng đặc biệt là hạ tầng đô thị có sự chuyển biến rõ nét theo chiều hướng tích cực phục vụ cho việc hội nhập kinh tế đất nước. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, văn hoá thông tin thể thao và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Vấn đề khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư do thành phố quản lí đã thu hút được bộ phận lớn nguồn vốn trong dân và các tổ chức khác tham gia vào vấn đề đầu tư cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở ở nông thôn, bên cạnh đó bằng việc hỗ trợ sau đầu tư tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn huy động vốn thương mại để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh . Bên cạnh đó vẫn còn những điểm hạn chế vấn đề đầu tư xã hội trên địa bàn các ngành trực tiếp sản xuất ra sản phẩm còn thấp, đầu tư cho hạ tầng cơ sở chiếm khoảng 1/3 nguồn ngân sách đầu tư nhưng so với nhu cầu thì cơ cấu đầu tư vẫn chưa tương xứng. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn chiếm tỷ trọng thấp. Đối với khu vực đầu tư nước ngoài kể từ năm 1999 có xu hướng chuyển dịch sang các ngành công nghiệp song đầu tư cho khách sạn vẫn chiếm tỷ trọng cao, các dự án đầu tư cho công nghiệp có vốn bình quân thấp thiết bị công nghệ chỉ đạt mức trung bình của thế giới.
Mặt khác sự phối hợp liên ngành trong đầu tư còn chưa được tập trung đúng mức dẫn đến việc đầu tư mất cân đối, chồng chéo tạo ra cơ cấu đầu tư bất hợp lý, giảm sút hiệu quả đầu tư. Tình trạng đầu tư phân tán, bố trí vốn kéo dài và đầu tư theo dạng bề nổi đã được khắc phục nhiều nhưng chưa triệt để. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả thấp trong khu vực doanh nghiệp. Cuối cùng là do cơ chế chính sách pháp luật của nhà nước về lĩnh vực vốn đầu tư xây dựng, tuy liên tiếp được điều chỉnh nhưng do tính chưa đầy đủ và toàn vẹn chồng chéo văn bản của bộ ngành có khi mâu thuẫn với chính phủ, nghị định có khi mâu thuẫn với luật. Trong khi cơ cấu đầu tư ngành ở cấp trung ương chưa được quan tâm phối hợp với cơ cấu đầu tư ở ngành và địa phương. Hà Nội là dịa bàn đầu mối của Bộ ngành, các cơ quan trung ương nhưng cơ chế phối tác trong quản lýđầu tư cấp trung ương và thành phố chưa được quan tâm.
Như vậy để chuyển dịch mục tiêu phương hướng chuyển dịch vốn đầu tư và thực hiện nhiều biện pháp kinh tế xã hội, luật pháp trong đó đặc biệt quan tâm dến tạo vốn đầu tư, tăng cường vai trò quản lý của thành phố. Trong công tác đầu tư tiếp tục thực hiện công tác kế hoạch hoá, hoàn thiện cơ chế đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách có lựa chọn và sử dụng có hiệu quả các giải pháp khuyến khích đầu trong nước phát triển nguồn nhân lực coi như điều kiện cần thiết để chuyển dịch cơ cấu đầu tư.
Một số kiến nghị:
Để thực hiện các giải pháp trên đạt hiệu quả cao với tư cách là một sinh viên thực tập, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với Trung Ương như sau:
+ Hà Nội đề nghị với Trung Ương cần xem xét nâng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho Thành phố lên 40% so với mức hiện nay là 23%
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có biện pháp khắc phục tình trạng giao kế hoạch vốn đầu tư chậm như thời gian qua. Hàng năm nên giao kế hoạch vốn tín dụng sớm hơn, tốt nhất là giao cùng với kế hoạch vốn đầu tư XDCB đầu năm
+ Chính phủ nên có cơ chế lãi suất vốn tín dụng ưu đãi riêng cho đầu tư phát triển nhà ở và xây dựng hạ tầng cơ sở, mức tối đa là bằng lãi suất tín dụng ưu đãi dành cho chương trình xe đạp, xe máy và quạt điện.
+ Chính phủ hướng dẫn một số vấn đề chưa rõ trong qui chế quản lý đầu tư xây dựng liên quan nhiều tới Thành phố Hà Nội, như:
- Quy định quản lý xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp vừa và nhỏ... ra sao, vì đối với loại dự án đầu tư này, chủ dự án chưa phải là chủ cuối cùng, họ chỉ xây dựng xong cơ sở hạ tầng sau đó người khác đến đầu tư.
- Việc quản lý với công trình có nhiều chủ sở hữu vốn thuộc nhiều thành phần khác nhau.
- Trách nhiệm, hiệu quả đầu tư đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách huyện (quận), xã (phường).
- Chỉ đạo Bộ tài chính, Tổng cục địa chính, Ban vật giá Chính phủ cho phép Hà Nội được ghi nợ tiền nhà đất và đơn giản hóa thủ tục nhà đất khi thực hiện Nghị định 60/CP và 61/CP của Chính phủ.
- Nghiên cứu điều chỉnh cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo hướng khắc phục tình trạng Quỹ hỗ trợ phát triển "vừa đá bóng, vừa thổi còi" như vừa tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt dự án đầu tư, vừa cho vay và thu nợ. Việc này chỉ phù hợp với nguồn vốn ngân hàng thương mại không có tính chất ưu đãi.
+ Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đề nghị Nhà nước chưa thực hiện phân cấp quyền giấy phép đầu tư cho các địa phương vì như vậy sẽ tạo ra xu hướng phân tán mục tiêu và gây nên tình trạng cạnh tranh, gây nên những tổn thất không đáng có. Cần xúc tiến thành lập các công ty giám định vốn đầu tư. Trong xét duyệt và cấp giấy phép đầu tư cần đặc biệt chú trọng hiệu quả kinh tế-xã hội, không vì cần vốn mà tiếp nhận ồ ạt. Với hình thức liên doanh giữa các xí nghiệp Nhà nước với nước ngoài, không nên chỉ liên doanh một phần vì như vậy sẽ gây nhiều hậu quả xấu: phân tán vốn, tranh chấp thị trường, chảy chất xám tại chỗ... làm suy yêú phần “nội địa” còn lại của xí nghiệp và nhiều tiêu cực khác cũng theo đó mà sinh ra.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Báo cáo huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư (tất cả vốn Thành phố Hà Nội quản lý)từ 1990 - 2000 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
2. Báo cáo thống kê kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội từ 1990 - 2000 Cục thống kê Hà Nội
3. Các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về cơ chế chính sách và qui định trong quản lý vốn đầu tư.
4. Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội Hội đồng nhân dân Thành phố các khóa.
5. Kỷ yếu hội thảo khoa học về huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô - năm 1999.
6. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XI, khóa XII và khoá XIII
7. Kế hoạch đầu tư Hà Nội 2001-2005
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
8. Niên giám thống kê các năm 1996-2000
Cục thống kê Hà Nội
9. Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội Thủ đô 2001- 2010
10. Ngô Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH nền KTQD
Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia : 1994
12. J.M. Keynes : Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất tiền tệ
Nhà Xuất Bản Giáo Dục : 1994
13. Nguyễn Ngọc Mai : Phân tích và quản lý dự án đầu tư
Nhà Xuất Bản Khoa Học KỹThuật : 1995
14. Tài liệu hội thảo về hoạt động các định chế quỹ đầu tư do IFC tổ chức tại Hà Nội Tháng 7/1998.
15. Đỗ Hoài Nam : Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam
Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội : 1996
16. Bùi Tất Thắng : Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ Công Nghiệp Hoá ở Việt Nam Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội : 1997
17. Báo cáo Quý, Năm về hiệu quả đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0015.doc