Khi tham gia vào thị trường thế giới, sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp là chưa đủ mà còn phải có sự hỗ trợ về mặt pháp lý của Nhà nước. Trách nhiệm quản lý dược phẩm thuộc về Nhà nước, vì vậy cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát về việc thực hiện các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất hàng giả kém chất lượng. Mặc dù hiện nay Nhà nước ta đã quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nghiêm cấm các hành vi sản xuất thuốc giả thuốc kém chất lượng trong luật dược mới được ban hành. Tuy nhiên để có thể chấm dứt được tình trạng này thì nhất thiết cần phải có biện pháp mạnh tay cũng như hệ thống kiểm tra giám sát chặt chẽ. Có như vậy chúng ta mới có thể thực hiện theo đúng cam kết khi gia nhập WTO. Đồng thời nó cũng tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh đối với tất cả các doanh nghiệp dược phẩm hiện nay. Đây cũng có thể coi là một biện pháp cần phải thực hiện ngay và khẩn trương vì nó không chỉ tác động đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.
37 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và các giải pháp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược Trung Ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh do phải nghiên cứu nhiều ý kiến và đòi hỏi mỗi người trong Công ty phải biết cách làm việc trong cơ cấu này thì mới hiệu quả được, người điều hành Công ty cũng phải là người quyết đoán và có năng lực phân tích tình hình thì mới đưa ra được những quyết định chính xác. Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty cổ phần Dược TW với 4 cấp quản trị và chức năng, nhiệm vụ của các chức danh, bộ phận chính trong bộ máy quản trị Công ty cổ phần DượcTW (Xem hình số 2 trang bên)
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Là người đứng đầu Hội đồng quản trị, có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị, giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Tổng giám đốc: Là người được Hội đồng quản trị giao trách nhiệm quản trị Công ty, người chỉ huy cao nhất trong công ty có nhiệm vụ quản lý toàn diện các vấn đề của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của công ty. Nhiệm vụ chính của tổng giám đốc là đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc trực tiếp cho tổng giám đốc. Chức năng, nhiệm vụ của phó tổng giám đốc là điều hành việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong nước và đưa ra các kế hoạch kinh doanh trong nước.
Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính: Là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất trong phòng Tổ chức – Hành chính, phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến tổ chức – hành chính như: Quản lý công tác đào tạo, quản lý nguồn nhân lực, quản lý công tác tuyển dụng
Trưởng phòng Nhập khẩu & Kế hoạch sản xuất: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Nhập khẩu & Kế hoạch sản xuất có chức năng phụ trách các vấn đề về hoạt động nhập khẩu và điều phối, đôn đốc hoạt động sản xuất theo đúng tiến độ được định ra.
CHỦ TỊCH HĐQT
TỔNG GIÁM ĐỐC
TP.BĐCL
TP. NC&PT
TP.TCHC
TP.KT -TV
TP.XK
TP NK&KHSX
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
TP. KDDL
T CHI NHÁNH
TP. KTCL
T. KHO
TP. MARKETING
QUẢN ĐỐC PX GMP
QUẢN ĐỐC PX HOÁ CHẤT
QUẢN ĐỐC PX ĐÔNG DƯỢC
TRƯỞNG CA 1
TRƯỞNG CA 1
TRƯỞNG CA 1
TRƯỞNG CA 2
TRƯỞNG CA 2
TRƯỞNG CA 2
TT1
TT2
TT1
TT1
TT1
TT1
TT1
TT2
TT2
TT2
TT2
TT2
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Hình 2: Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty cổ phần Dược TW
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)
Trưởng phòng Kế toán – Tài vụ: Là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất trong phòng Kế toán – tài vụ, phụ trách công tác kế toán tài chính, theo dõi sổ sách, lập các báo cáo tổng hợp số liệu về kêt quả kinh doanh của Công ty đồng thời là người giúp các lãnh đạo cấp trên nắm rõ được tình hình tài chính, vạch ra các mặt trong việc quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp, giải trình các báo cáo tài chính với các cơ quan quản lý cấp trên và đưa ra báo cáo thường kỳ hàng năm.
Trưởng phòng Xuất khẩu: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Xuất khẩu, phụ trách toàn bộ mảng hoạt động xuất khẩu thuốc của Công ty ra các thị trường nước ngoài.
Trưởng phòng Bảo đảm chất lượng: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Bảo đảm chất lượng có chức năng phụ trách quá trình sản xuất thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn đã được đặt ra ( phía bên ngoài của sản phẩm).
Trưởng phòng Nghiên cứu & Phát triển: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Nghiên cứu & Phát triển có chức năng nghiên cứu có nhiệm vụ khảo sát, định hướng hình thành và phát triển các loại hoá chất, dược liệu mới hoặc cải tiến các loại hoá chất, dược liệu cũ.
Trưởng chi nhánh: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất tại các chi nhánh đặt ở các tỉnh thành khác nhau, là người điều phối toàn bộ hoạt động của một khu vực do mình phụ trách và báo cáo lại kết quả kinh doanh cho Công ty mẹ.
Trưởng phòng kinh doanh dược liệu: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng kinh doanh dược liệu. Là người điều phối các vấn đề về dược liệu.
Trưởng phòng Marketing: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Marketing, giúp việc trực tiếp cho các Phó tổng giám đốc trong việc vạch ra các kế hoạch marketing.
Trưởng phòng Kiểm tra chất lượng: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Kiểm tra chất lượng, có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo việc kiểm tra tính định lượng và định tính cụ thể của mỗi sản phẩm đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất.
Trưởng kho: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong tổng kho, phụ trách việc kiểm soát lượng hàng ra vào kho để trách thất thoát và tránh nhập các mặt hàng trái phép hoặc chưa được cấp phép vào kho. Trưởng kho phải thường xuyên kiểm soát được lượng hàng trong kho để báo cáo lên Phó tổng giám đốc giúp Phó tổng giám đốc kiểm soát tốt được tốc độ luân chuyển hàng hoá.
Quản đốc phân xưởng: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong một phân xưởng, nhìn chung quản đốc phân xưởng không thực hiện các chức năng quản lý như tuyển dụng lao động, mua sắm vật tư, … mà là người theo dõi, đôn đốc hoạt động sản xuất ở phân xưởng theo đúng quy định.
Trưởng ca: Là thủ trưởng cao nhất trong ca làm việc có trách nhiệm chỉ huy điều hành mọi người và chịu trách nhiệm về vấn đề xảy ra trong ca làm việc đó.
Tổ trưởng: Là thủ trưởng trực tiếp trong tổ sản xuất có trách nhiệm chỉ huy toàn bộ các tổ viên hoạt động theo quy định của trưởng ca.
1.2.2. Mô hình tổ chức phân xưởng sản xuất
Ở trên đã trình bày mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Dược TW, vì đây là đơn vị có hoạt động sản xuất thuốc là hoạt động chính của Công ty vì thế dưới đây ta xét thêm mô hình tổ chức tại phân xưởng sản xuất của Công ty cổ phần Dược TW.
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phân xưởng
Tổ pha chế
Tổ dập viên
Tổ đóng gói
Tổ cơ điện
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phân xưởng sản xuất
Công ty cổ phần Dược Trung ương.
Hội đồng quản trị: Là những người đại diện cho các cổ đông, do các cổ đông bầu ra, đứng đầu Công ty và có quyền quyết định cao nhất. Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Dược TW gồm 5 người.
Ban giám đốc: Là người do hội đồng quản trị tin tưởng bầu ra, có trách nhiệm thay mặt hội đồng quản trị đưa ra các quyết định để điều hành, điều phối hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty và phải báo cáo các kết quả thu được lên hội đồng quản trị
Phân xưởng: Là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất ra sản phẩm của Công ty.
Tổ pha chế: điều chế các loại dược phẩm, thực hiện các bước theo quy định kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo lượng thuốc thanh phần đúng tỷ lệ quy định
Tổ dập viên: dập viên hay bao bọc nhộng các viên thuốc cho thành hình, đánh dấu nhãn hiệu thuốc lên trên từng viên thuốc
Tổ đóng gói: đưa thuốc sau kiểm tra đóng thành vỉ, hộp, bao, gói, đưa hạn sử dụng lên từng bao bì, cập nhật mã số sản phẩm
Tổ cơ điện: đảm bảo tính liên tục giữa các tổ trên, chuyển sản phẩm đến khâu tiếp theo, giúp cho hệ thống vận hành xuyên suốt và không mắc sai lầm
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm
Công ty cổ phần Dược TW trong quá trình phát triển của mình đã nghiên cứu sáng chế đồng thời luôn luôn tìm tòi các nguồn cung ứng thành phẩm và nguyên liệu mới để làm phong phú và nâng cao chất lượng cung cấp thuốc của Công ty. Nhìn chung các sản phẩm của Công ty cổ phần Dược TW có hầu hết các đặc điểm sau:
Sản phẩm được sản xuất tuân thủ theo các tiêu chuẩn khắt khe. Lộ trình mà Bộ Y Tế đề ra cho các doanh nghiệp Dược Việt Nam đó là đến hết ngày 31/12/2007, tất cả các doanh nghiệp Dược có cơ sở sản xuất thuốc tân dược đã được phép sản xuất đều phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP – WHO. Công ty cổ phần Dược TW đã là doanh nghiệp tiên phong trong vấn đề bảo đảm chất lượng thuốc. Ngày 11/4/2005 Công ty đã vinh dự đạt cả 3 tiêu chuẩn một lúc GMP – GLP – GSP theo WHO.
Sản phẩm có tính đa dạng cao. Sản phẩm của Công ty cổ phần Dược TW đa dạng cả về chủng loại, mẫu mã và giá cả. Ngoài các sản phẩm nhập khẩu, Công ty cổ phần Dược TW còn tự nghiên cứu sản xuất nhằm hạ giá thành mà vẫn bảo đảm chất lượng phục vụ tốt hơn nhu cầu trong nước. Các lĩnh vực Công ty cổ phần Dược TW đang nghiên cứu hiện nay: thuốc sốt rét ( trong đó có cả thành phẩm và nguyên liệu), sản phẩm thuốc tân dược ( hệ hô hấp, giảm đau, hạ sốt, hệ thần kinh, nội tiết, corticoid, kháng sinh, hệ tiêu hoá, gan mật, vitamin và khoáng chất, hệ tim mạch và tạo máu, hệ tiết niệu sinh dục ngoài), sản phẩm đông dược ( nguyên liệu chiết suất bán tổng hợp, dược liệu gia vị, tinh dầu). Hiện nay, người tiêu dùng đang đứng trước rất nhiều sự lựa chọn và để phát triển được trên thị trường Công ty cổ phần Dược TW phải luôn nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới với mức giá thành thấp hơn và chất lượng đảm bảo.
Hình 4: Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc
(Nguồn: www.mediplantex.com.vn)
1.3.2. Đặc điểm về lao động
Con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động, điều khiển các hoạt động vì thế dưới đây ta xem xét đến cơ cấu lao động xét theo các khía cạnh khác nhau: giới tính, độ tuổi, trình độ để thấy được đây là một Công ty có đội ngũ nhân viên mạnh hay không mạnh.
Bảng 1:Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Dược TW
thời kỳ 2005 – 2007
Đơn vị: người lao động
Cơ cấu lao động
2005
2006
2007
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
Tổng
370
100
400
100
420
100
- Giới tính
+ Nam
192
51.9
206
51.5
206
49.04
+ Nữ
178
48.1
194
48.5
214
50.96
- Độ tuổi
+ 18 - 25
100
27.02
124
31
125
29.76
+ 25 – 40
147
39.7
153
38.25
156
37.14
+ 40 – 60
123
33.28
123
30.75
139
33.1
- Trình độ
+ Trên đại học
5
1.35
12
3
23
5.5
+ Đại học
160
43.2
184
46
205
48.8
+ Dưới đại học
205
55.45
204
51
192
45.7
(Nguồn: phòng nhân sự Công ty cổ phần Dược TW)
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Dược TW ta thấy số lượng lao động trong Công ty luôn có xu hướng tăng lên. Cụ thể từ 370 người năm 2005 lên đến 400 người năm 2006 và 420 người năm 2007.
Xét về mặt giới tính, không có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ nam và nữ. Tỷ lệ gần như ở mức 50% - 50% ở tất cả các năm. Điều này sẽ giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp luôn ở mức cân bằng.
Về độ tuổi, cũng không có sự chênh lệch quá lớn trong cơ cấu lao động giữa các độ tuổi khác nhau. Ví dụ mới nhất là trong năm 2007, cơ cấu là 29.76% người lao động có độ tuổi từ 18 – 25, 37.14% người lao động có độ tuổi từ 25 – 40, 33.1% người lao động có độ tuổi từ 40 – 60. Như vậy, luôn sự luân chuyển nhân sự trong Công ty, những người mới sẽ thay thế những người đã về hưu bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn diễn ra bình thường.
Về trình độ, cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần Dược TW luôn chú ý quan tâm nâng cao không chỉ về mặt số lượng mà còn về mặt chất lượng của người lao động. Con số chứng minh cho thấy, tỷ lệ số lao động trên đại học và đại học tăng lên từ năm 2005 (1.35% số lao động trên đại học và 43.2% lao động có trình độ đại học) đến năm 2007 (5.5% số lao động trên đại học và 48.8% lao động có trình độ trên đại học). Đồng thời, số lao động có trình độ dưới đại học lại có xu hướng giảm dần từ 55.45% năm 2005 xuống còn 45.7% năm 2007. Đây là một xu hướng rất thuận lợi cho việc quản lý của Công ty cổ phần Dược TW. Số lượng nhân viên có trình độ cao giúp cho việc quản lý dễ dàng hơn và hiệu quả công việc được nâng cao hơn.
Môi trường và điều kiện làm việc trong Công ty từ khâu tuyển dụng, đào tạo và bố trí công việc theo năng lực của từng người luôn tạo cho mỗi cá nhân có thể phát huy hết khả năng của mình. Công ty luôn chú trọng tới việc cải thiện môi trường, điều kiện làm việc và trang bị bảo hộ lao động cho công nhân để đảm bảo an toàn, vệ sinh trong sản xuất. Thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước, 100% người lao động được hưởng các chế độ chính sách bảo hiểm của Nhà nước. Chính nhờ các chính sách ưu đãi nhân viên tốt mà hàng năm Công ty có được quyền lựa chọn nhân viên xứng đáng nhất cho những vị trí cần tuyển.
1.3.3. Đặc điểm về công nghệ
1.3.3.1. Công nghệ cho hoạt động quản lý
Hiện nay, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp coi việc có công nghệ quản lý riêng thay cho việc quản lý qua sổ sách là quan trọng và cần thiết, nó giúp cho việc hoạt động của Công ty nhanh chóng hơn, bí mật hơn và gọn gàng hơn.
Tất cả các văn phòng, nhân viên trong Công ty cổ phần Dược TW đều được trang bị mỗi người 1 máy tính riêng, và hệ thống quản lý của Công ty dựa trên nền của Foxfro và được thay đổi để phù hợp với mục đích quản lý của Công ty.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Dược TW còn sử dụng internet như một công cụ để quảng bá hình ảnh của mình. Hiện tại website chính thức của Công ty là
1.3.3.2. Công nghệ cho hoạt động sản xuất
Nội dung cơ bản của GMP áp dụng cho các cơ sở sản xuất thuốc:
1/ Nhân sự
2/ Nhà xưởng
3/ Thiết bị
4/ Vệ sinh
5/ Sản xuất
6/ Đảm bảo và kiểm tra chất lượng
7/ Tự kiểm tra
8/ Xử lý khiếu nại và xử lý sản phẩm thu hồi
9/ Hồ sơ, tài liệu
Như vậy. GMP đề cập đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất, bảo quản và phân phối sản phẩm, kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng sản phẩm ở mọi khía cạnh.
Dưới đây, chỉ xem xét cụ thể vào 2 góc độ là nhà xưởng và thiết bị của Công ty cổ phần Dược TW.
1.3.3.1.1. Nhà xưởng
Trong chín nội dung cơ bản của GMP, nhà xưởng có vai trò hết sức quan trọng. Yêu cầu chung của GMP về nhà xưởng đó là phải có diện tích đủ thoáng, sàn, tường, trần nhà phải nhẵn, dễ làm vệ sinh, đường đi của quá trình sản xuất phải thuận chiều, tránh gây ô nhiễm, hệ thống điều hoà phải ở khắp mọi nơi, nhà xưởng phải xa các nguồn ô nhiễm và có hệ thống đường đi làm bằng chất liệu cứng.
Năm 1999, Công ty cổ phần Dược TW đã xây dựng nhà máy có diện tích 1.710m2, bố trí theo chiều dọc của trục máy sản xuất, rộng 9.5m, dài 18m. Xưởng sản xuất được thiết kế dạng bê tông cốt thép một tầng, toàn bộ khung nhà được đổ bê tông và tường được xây theo kích cỡ 40cm trả bằng xi măng có bả matit, được sơn bằng loại sơn đặc biệt chống thấm, chống hấp thụ. Hệ thống điều hoà trong xưởng là hệ thống điều hoà trung tâm. Trong xưởng có 6 phòng vệ sinh để công nhân vệ sinh trước khi bước vào sản xuất. Hệ thống cửa được làm bằng nhôm kính. Như vậy, hệ thống nhà xưởng cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn GMP.
Ngoài ra, Công ty còn có 2 kho đạt tiêu chuẩn GSP, một kho chứa nguyên liệu, một kho chứa thành phẩm và có lối đi riêng dẫn vào khu sản xuất. Các nguyên liệu và thành phẩm được sắp xếp gọn gàng,dễ tìm, dễ lấy và luôn có hệ thống điều hoà được bố trí theo quy định nhằm bảo quản thuốc tốt nhất.
1.3.3.1.2. Thiết bị
Thiết bị cũng là một mặt quan trọng trong các tiêu chuẩn của WHO. Dưới đây ta xem xét liệu rằng thiết bị của Công ty cổ phần Dược TW có đạp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra
Bảng 2:Cơ cấu thiết bị của Công ty cổ phần Dược TW
Đơn vị: máy
TT
Tên thiết bị
Năm SX
Năm NK
Nguồn gốc
Số lượng
Giá trị còn lại ( %)
1
Máy xay
1999
2001
Trung Quốc
2
100%
2
Máy giã
1999
2001
Trung Quốc
2
100%
3
Máy nhào cao tốc
1999
2000
Đan Mạch
1
100%
4
Máy sấy tầng sôi
1999
2000
Pháp
2
100%
5
Máy bao trộn
1999
2000
Pháp
2
100%
6
Máy dập viên
1999
2000
Đan Mạch
8
100%
7
Máy đập
1999
2000
Hàn Quốc
2
100%
8
Máy bao phim
1999
2000
Hàn Quốc
2
100%
9
Máy ép vỉ
2000
2000
Đan Mạch
3
100%
10
Máy đếm viên
2002
2002
Pháp
1
100%
11
Máy in phun
2000
2001
Pháp
1
100%
12
Máy điện lạnh
2000
2001
Ấn Độ
1
100%
13
Máy nén khí
2000
2000
Nhật Bản
1
100%
14
Máy hút chân không
1999
2000
Nhật Bản
1
98%
15
Máy cấp hơi
1998
2000
Hàn Quốc
1
98%
(Nguồn: phòng kế toán tài vụ Công ty cổ phần Dược TW)
Cùng với nhà xưởng đạt tiêu chuẩn GMP, máy móc thiết bị đồng bộ, có hiệu năng sử dụng cao và có bền mặt không hấp thu, không phản ứng, nhẵn và dễ làm sạch cũng là một tiêu chuẩn quan trọng khác. Nhận thức được tầm quan trọng của máy móc thiết bị, năm 1999 Công ty khởi công xây nhà xưởng thì từ năm 1998 khi bắt đầu có ý tưởng, Công ty đã cử cán bộ đi nghiên cứu các loại máy móc thiết bị sản xuất thuốc của các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Đan Mạch và lựa chọn nhà cung cấp trang thiết bị cho Công ty. Tất cả các máy móc thiết bị tuy không cùng một nước sản xuất những đều đạt tiêu chuẩn GMP và đồng bộ với nhau. Nhìn trên bảng cơ cấu thiết bị ta thấy, tất cả máy móc thiệt bị đều được sản xuất trong thời gian gần đây và được nhập về nguyên chiếc với giá trị sử dụng còn lại hầu hết là 100%.
Tóm lại, chương 1 đã giới thiệu các nét chính về Công ty cổ phần Dược TW từ quá trình hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu tổ chức trong phân xưởng sản xuất đến đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu. Đến chương 2, ta sẽ xem các mặt hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần Dược TW
CHƯƠNG 2
CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG.
2.1.1. Kinh doanh không chỉ vì mục đích lợi nhuận
Dược phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt có tính đặc thù cao, nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của con người vì thế mà trong việc kinh doanh mặt hàng dược phẩm, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn phải quan tâm đến chất lượng của loại hàng hoá này.
Không phải đơn thuần mà người ta đặt ra các tiêu chuẩn ngặt ngèo cho các xưởng sản xuất dược phẩm hay những quy định về nhập khẩu thuốc. Nếu người bệnh sử dụng thuốc không đúng tiêu chuẩn chất lượng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và khi đó doanh nghiệp sẽ phải đứng trước nguy cơ bị xã hội lên án.
2.1.2. Nhu cầu sử dụng thuốc chủ yếu đến từ bác sĩ kê đơn
Khác với các hàng hoá thông thường, dược phẩm là loại hàng hoá đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, sự hiểu biết chuyên sâu mới có thể biết được nên mua loại thuốc nào và không nên mua loại thuốc nào. Chính vì lý do này mà nhu cầu sử dụng thuốc hiện nay chủ yếu là do bác sĩ kê đơn, bác sĩ bảo bệnh nhân mua loại thuốc nào thì bệnh nhân chỉ biết mua loại thuốc đó và thường không dám có sự chọn lựa khác ngay cả khi giá thuốc quá cao. Dựa vào đặc điểm này, các doanh nghiệp luôn sử dụng đội ngũ các trình dược viên thường xuyên có mặt tại các bệnh viện để thôi thúc bác sĩ kê đơn và đưa ra cho họ nhiều chương trình hấp dẫn nhằm đẩy lượng thuốc của mình theo đơn của bác sĩ lên càng nhiều càng tốt. Đây cũng chính là một lý do quan trọng giải thích cho việc vì sao giá thuốc ngày càng leo thang hiện nay.
2.2. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I.
Công ty cổ phần Dược TW ngoài việc kinh doanh dược phẩm là mặt hàng chủ đạo còn tham gia vào các ngành nghề khác. Dưới đây là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh cụ thể của Công ty.
Bảng 3:Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
Doanh thu
Mảng kinh doanh chính:
2668
+Nguyên liệu làm thuốc
986
+Kinh doanh dược phẩm
876
+Xuất khẩu thành phẩm, nguyên liệu
365
+Mua bán máy móc, thiết bị y tế
250
+Trồng cây dược liệu
200
Mảng kinh doanh phụ:
172
+Kinh doanh bất động sản
132.2
+Cho thuê văn phòng, cửa hàng
39.8
( Nguồn: báo cáo doanh thu n ăm 2006 – phòng kinh doanh)
Ta có thể nhận thấy tỷ trọng của mạng kinh doanh chính là rất cao (chiếm tới 93.9%), điều đó nói lên doanh thu của công ty chủ yếu thu được từ các mảng hoạt động kinh doanh chính (tương đương 2.6 triệu đôla), và chỉ một phần nhỏ thu được từ hoạt động kinh doanh phụ (172 nghìn đôla)
2.3. SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I.
2.3.1. Các sản phẩm sản xuất chủ yếu qua các năm từ 2005 đến 2007
Dưới đây, ta xem xét các mặt hàng sản xuất chủ yếu qua các năm 2005 đên năm 2007
Bảng 4:Chủng loại mặt hàng sản xuất qua các năm từ 2005 đến 2007
Đơn vị : loại
STT
Nhóm hàng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số lượng
Số lượng
Số lượng
1
Viên nén
56
59
62
2
Viên nang cứng
16
17
19
3
Thuốc đông dược
14
13
17
4
Thuốc đạn
5
5
6
5
Nguyên liệu
5
6
6
6
Thuốc tube, gói và lọ
11
16
20
Tổng
107
116
130
Tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2005 ( %)
8.4%
21.49%
Tốc độ tăng trưởng so với năm liền kề ( %)
8.4%
12.07%
( Nguồn: Báo cáo doanh số bán hàng sản xuất phòng kinh doanh)
Bảng trên là nhóm các sản phẩm sản xuất chủ yếu của Công ty cổ phần Dược TW thời kỳ 2005 – 2007. Các nhóm sản phẩm bao gồm: viên nén, viên nang cứng, thuốc đông dược, thuốc đạn, nguyên liệu, thuốc tube(gói và lọ). Trong đó nhóm thuốc được sản xuất nhiều nhất là nhóm viên nén, nhóm thuốc sản xuất ít nhất là thuốc đạn và nguyên liệu. Sở dĩ có sự khác biệt trong số lượng các nhóm thuốc do nhu cầu thị trường đối với mặt hàng thuốc dạng viên nén nhiều hơn, thuốc được đóng gói dưới dạng này dễ bảo quản hơn và xem trong bảng 1.2 trang 12 ( Cơ cấu thiết bị của Công ty cổ phần Dược TW) thì số máy dập viên chiếm tỷ lệ cao là 8 máy. Mỗi nhóm hàng lại được chia thành nhiều loại sản phẩm khác nhau trong quá trình sản xuất. Tổng số lượng hàng năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8.4% và năm 2007 so với năm 2005 là 21.49%. Lượng hàng mà Công ty cổ phần Dược TW tăng ~1.3 lần từ năm 2005 đến năm 2007. Con số tăng lên sau mỗi năm cho thấy quy mô sản xuất của Công ty tăng. Nguyên nhân của sự tăng này là do Công ty luôn nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất, giảm bớt các động tác thừa, sử dụng các lao động có tay nghề cao.
2.3.2. Mặt hàng nhập khẩu
Dưới đây là kim ngạch nhập khẩu của Công ty cổ phần Dược TW. Ta chỉ xét mặt hàng nhập khẩu của Công ty dưới dạng thành phẩm và nguyên liệu.
Bảng5: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty cổ phần Dược TW
Đơn vị: 1000 USD
Mặt hàng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
GT
TT(%)
GT
TT(%)
GT
TT(%)
Nguyên liệu
1 230
30.56
1 241
30.23
1 232
31.75
Tốc độ tăng (%)
0.89
- 0.73
Thành phẩm
2 795
69.44
2 863
69.77
2 648
68.25
Tốc độ tăng(%)
2.43
- 7.51
Tổng
4 025
100
4 104
100
3 880
100
Tốc độ tăng ( %)
1.96
- 5.45
( Nguồn: báo cáo nhập khẩu hàng năm của Công ty – phòng NK&ĐĐSX)
Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Dược Công ty cổ phần Dược TW, thành phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn ( > 68%), nguyên liệu chỉ chiếm khoảng <32%. Đa số các loại thuốc yêu cầu công nghệ sản xuất cao thì các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa sản xuất được vì thế mà lượng thành phẩm phải nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Tổng giá trị nhập khẩu của các năm từ 2005 – 2007 có xu hướng biến động, tăng 1.96% từ năm 2005 – 2006 và giảm 5.45% vào năm 2007 so với năm 2006. Tại sao lại có sự biến động tăng giảm này? Lý do ở chỗ khi quá trình sản xuất trong nước được nâng cao, nhu cầu sử dụng thuốc nội tăng lên, lượng thuốc ngoại và thành phẩm ngoại dùng để sản xuất thuốc sẽ giảm đi. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy khả năng tự sản xuất của các cơ sở sản xuất và kinh doanh dược phẩm trong nước đang tăng lên.
2.4. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ THỊ TRƯỜNG
2.4.1. Hệ thống phân phối
Trụ sở chính
5 Cửa hàng tại Hà Nội
4 Chi nhánh
45 Nhà phân phối tại các tỉnh
Người tiêu dùng
Hình 4 : Hệ thống phân phối của Công ty cổ phần Dược TW
( Nguồn: phòng Nghiên cứu & Phát triển)
Nhìn vào hình 4 ta thấy, Công ty cổ phần Dược TW thực hiện tiêu thụ hàng theo kênh phân phối gián tiếp. Hàng hoá đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các cửa hàng, chi nhánh, các nhà phân phối tại các tỉnh mà chưa có kênh phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Điều này đã làm hạn chế một phần doanh thu hàng năm của Công ty.
2.4.2. Đặc điểm về khách hàng của công ty.
Công ty Dược phẩm Trung ương phục vụ nhiều đối tượng khách hàng. Các đối tượng này rất phong phú và đa dạng, bao gồm khách hàng nước ngoài và khách hàng trong nước (bao gồm các bệnh viện, các doanh nghiệp trung gian, và người tiêu dùng cuối cùng). Trên mỗi thị trường khác nhau, đối tượng này cũng được phân chia thành những khách hàng trọng yếu và thứ yếu khách nhau và tùy vào đặc điểm của từng loại thị trường để tập trung vào phục vụ những nhóm khách hàng được coi là trọng tâm.
Nhóm 1: Khách hàng nước ngoài
Các doanh nghiệp, các công ty nước ngoài mà Công ty cổ phần Dược TW xuất khẩu hàng sang Châu Phi, Ấn độ. Hiện tại, doanh thu từ thị trường này còn thấp, chỉ chiếm tỷ trọng 7 – 10% / năm. Công ty đang nghiên cứu nhằm nâng cao các sản phẩm, đưa doanh thu từ thị trường này tăng lên, thị trường nước ngoài là thị trường lớn song sức cạnh tranh rất cao.
Bảng 6: Doanh thu theo nhóm khách hàng thời kỳ 2005 - 2007
TT
Nhóm khách hàng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh số(trđ)
TT
(%)
Doanh số(trđ)
TT
(%)
Doanh số(trđ)
TT
(%)
1
Khách hàng nước ngoài
30 353
7
33 423
7
50 000
10
2
Bệnh viện
92 456
20
93 000
21
130 456
27
3
Doanh nghiệp
176 893
40
183 042
41
187 236
39
4
Người tiêu dùng
141 033
32
132 012
31
112 365
24
Tổng
440 735
100
441 477
100
480 057
100
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty cổ phần Dược TW)
Nhóm 2: Khách hàng trung gian
Công ty Dược TW thường phân phối sản phẩm của mình thong qua trung gian, đó là các bệnh viện, trung tâm y tế, Cục quân y, Cục y tế, và các chương trình đấu thầu Y Tế. Tiền mua thuốc do Ngân sách Nhà nước cấp là chủ yếu và sử dụng trực tiếp cho người bệnh. Gần đây chủ yếu là thực hiện theo cơ chế đấu thầu trực tiếp cho người bệnh. Gần đây chủ yếu là thực hiện theo cơ chế đấu thầu nhằm cung cấp thuốc kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý. Thuốc nhập vào bệnh viện chủ yếu là các loại thuốc phục vụ cho bệnh nhân có bảo hiểm xã hội, con số giao động từ 20 – 27% mỗi năm.
Ngoài ra, Công ty còn thông qua Công ty TNHH, Công ty cổ phần, các nhà bán buôn và các hiệu thuốc bán lẻ để mở rộng kênh phân phối của mình. Sản phẩm của Công ty được bán với giá cả cạnh tranh, chính vì thế, các trung gian này thường mua hàng với số lượng lớn, giá cả cạnh tranh và đặc biệt, thường được thanh toán ngay. Tỷ trọng lượng hàng tiêu thụ qua kênh phân phối này cao nhất trong các năm: 40% trong năm 2005, 41% trong năm 2006 và 39% trong năm 2007.
Nhóm 3 Người tiêu dùng cuối cùng
Đây là đối tượng khách hang có nhu cầu tiêu dùng trực tiếp. Họ là khách hàng trực tiếp của các công ty trung gian, hay các đại lý dược phẩm cũng như của Công ty Dược phẩm trung ương I. Chỉ khi nào mắc bệnh, nhóm người này mới có nhu cầu, khối lượng mua mỗi lần thường ít và đa dạng phụ thuộc vào thu nhập, mức chi dùng cho sức khoẻ, trình độ hiểu biết của từng người và tình trạng sức khoẻ hiện tại. Nhóm người tiêu dùng cuối cùng này có ảnh hưởng rất lớn đối với nhóm khách hàng trên và chia họ thành những người tự điều trị hoặc bệnh nhân. Nhưng bệnh nhân lại chịu sự chi phối của bác sỹ (do bệnh nhân không thể tự mình điều trị mà không có chuẩn đoán và kê đơn của bác sỹ) vì thế con số vẫn khá cao từ 24% - 32%/năm.
2.5. HIỆU QUẢ KINH DOANH
Về vốn điều lệ: Vốn được tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2005, vốn điều lệ mới chỉ là 30 tỷ thì đến năm 2006, Công ty đã tăng lên 45 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2005. Đến năm 2007, vốn điều lệ đã được điều chỉnh lên tới 70 tỷ, gấp 2,3 lần so với năm 2005.
Về doanh thu, tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty có tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng chưa cao. Nếu như năm 2005 doanh thu đạt 500 tỷ, thì đến năm 2006, tốc độ tăng chỉ đạt 12%, và đến năm 2007, tốc độ này còn ít hơn, chỉ đạt 10.7% so với năm 2006.
Qua các năm cổ phần hóa, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều, từ 2,080 tỷ năm 2005 lên tới 4,608 năm 2006, và năm 2007, tốc độ tăng là 50% so với năm 2006.
Qua đó cho thấy hoạt động qua các năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương đạt hiệu quả, kết quả doanh thu, lợi nhuận tăng qua các năm. Tuy con số này chưa tăng mạnh, nhưng cũng phản ánh được tốc độ phát triển của Công ty những năm qua (bảng 5)
Bảng 7:Các chỉ tiêu chung
Đơn vì: Tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Vốn điều lệ
30
45
70
Tốc độ tăng ( %)
50
33.3
2
Doanh thu
500
560
620
Tốc độ tăng ( %)
12
10.7
3
Các khoản nộp NSNN
15
16
18
Tỷ lệ tăng ( %)
6.6
12.5
4
Lợi nhuận trước thuế
3, 9
6 ,4
9, 6
Tỷ lệ tăng ( %)
64.1
50
5
Lợi nhuận sau thuế
2 ,808
4 ,608
6, 912
Tỷ lệ tăng ( %)
64.1
50
6
Cổ tức bình quân
10
12
18
Tỷ lệ tăng ( %)
20%
50
7
Lao động bình quân
370
400
420
Tỷ lệ tăng ( %)
8.1
5
(Nguồn:
2.7. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của Công ty có nhiều mặt thành công trên các phương diện hoạt động sản uất kinh doanh. Từ khi cổ phần hóa, hoạt động này đã không ngừng được chú trọng và tăng cường, đưa Công ty phát triển lên tầm cao mới.
2.7.1. Ưu điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh
2.7.1.1. Về mặt sản xuất
Công ty đã sản xuất được nhiều mặt hàng đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khách hàng khách nhau, nhờ đó doanh thu của Công ty không ngừng tăng qua các năm. Nhiều mặt hàng mới có tính năng và công dụng mới phù hợp với thu nhập của người dân, có hiệu nghiệm và đặc trị.
2.7.1.2. Về mặt kinh doanh
- Hoạt động kinh doanh được tăng cường qua các năm.
- Các mảng kinh doanh của Công ty ngày càng đa dạng và được mở rộng, không chỉ bó hẹp trong việc sản xuất và tiêu thụ dược phẩm như trước kia mà giờ đây còn tập trung vào kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, mua bán máy móc, thiết bị y tế,…Những mảng mới này đã giúp Công ty mở rộng thị phần của mình, và có tác dụng hỗ trợ rất lớn tới kênh phân phối dược phẩm của mình. Vì thông qua đó, Công ty có thể tận dụng thị trường để tiêu thụ dược phẩm của mình cũng như tìm kiếm các đối tác mới.
- Kênh phân phối có quy mô ngày càng lớn. Công ty đã triển khai mạng lưới trên phạm vi cả nước để phục vụ thị trường đầu ra, đặc biệt các tỉnh lớn như Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Sài Gòn,...
- Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty ngày càng phát huy tác dụng và tạo hiệu quả tích cực đến nhiều mặt hoạt động của Công ty.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, được đào tạo căn bản, nắm vững công nghệ và có kinh nghiệm vững vàng. Công ty đã tạo những điều kiện làm việc tốt và nhiều phúc lợi cho người lao động, thường xuyên chăm lo đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ nhân viên. Tuyển dụng, phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo các cấp quản lý trung gian. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý cấp cao của Công ty đa số là những cán bộ lâu năm trong ngành với nhiều kinh nghiệm, được thường xuyên đào tạo hoặc tự đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý
- Thị trường của Công ty ở nước ngoài ngày càng mở rộng hơn. Không chỉ còn là 1 số nước ở châu Phi như Angeri, Ả rập, mà hiện nay, thị trường đã vươn tới nhiều nước khác.
2.7.2. Hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Về nhân lực và năng lực quản lỷ:. Công ty hiện phát triển với tốc độ cao luôn cần một lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới phân phối và điều hành các mặt hoạt động của Công ty. Lực lượng lao động được đào tạo hiện nay được đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là trong ngành dược.
- Công nghệ, máy móc thiết bị của Công ty tuy được chú trọng những năm qua, nhưng về cơ bản, chủ yếu là nhập khẩu, chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này làm ảnh hưởng nhiều tới hoat động sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty.
2.7.3. Nguyên nhân của các hạn chế
2.7.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Do đặc thù của ngành dược, việc hạch toán chi phí bán hàng làm ảnh hưởng khoản mục Hàng tồn kho và Lợi nhuận tại từng thời điểm quyết toán. Khi sản phẩm được tiêu thụ và tính doanh thu thì giá thành sản phẩm và chi phí bán hàng do cùng thuộc về Giá vốn hàng bán nên kết quả lợi nhuận (bằng Doanh thu trừ Giá vốn hàng bán) không bị ảnh hưởng. Khi sản phẩm chưa được tiêu thụ mà vẫn nằm trong khoản mục Hàng tồn kho, chi phí bán hàng do được hạch toán vào giá thành sản phẩm như đã giải thích phần trên nên đáng ra thuộc về Giá vốn hàng bán thì lại làm tăng giá trị Hàng tồn kho và làm tăng Lợi nhuận một khoản tương ứng.
- Do Công ty chưa có sự đầu tư đúng mức, hoạt động sản xuất chưa đáp ứng đúng tiêu chuẩn quốc tế.
2.7.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Về pháp luật: Là DNNN chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, do đó hoạt động của Công ty chịu ảnh hưởng của các quy định pháp luật về cổ phần hóa, , Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của Công ty.
- Về kinh tế:
+ Rủi ro tỷ giá hối đoái là một trong những nguyên nhân chính luôn ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty sử dụng nguyên liệu ngoại nhập để sản xuất dược phẩm nhằm đảm bảo chất lượng. Giá cả của nguyên liệu nhập kho của Công ty có thể bị ảnh hưởng bởi các biến động về tỷ giá, điều này đòi hỏi Công ty phải có sự linh hoạt trong lựa chọn thời điểm nhập và tồn trữ nguyên liệu hợp lý để có thể giảm thiểu ảnh hưởng của việc biến động tỷ giá.
+ Giá các loại dược liệu tăng do khan hiếm nguồn cung vì bị tác động bởi những biến động về giá dầu hoả, dịch bệnh, đặc biệt là cúm gia cầm đang xuất hiện ở nhiều nước, nhiều khu vực, tình hình khủng bố, an ninh về chính trị xảy ra trên thế giới và hệ quả là nhiều quốc gia gia tăng việc dự trữ nguyên liệu dược với mục đích dự phòng cho những biến cố phát sinh.
+ Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước với nhau về giá đối với các sản phẩm thuốc thông thường (generic).
+ Nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu tồn trữ nguyên liệu, nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ và xây dựng nhà máy sản xuất mới .v.v… còn bị hạn chế từ phía Ngân hàng.
Ngoài ra còn có các rủi ro như thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn .v.v... là những rủi ro bất khả kháng, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty.
Chương 2 đã nói qua một số mặt hoạt động chủ yếu của Công ty Cổ phần Dược TW. Chương 3 sẽ đưa ra phương hướng và các giải pháp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược TW.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG
3.1. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2010
Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành Dược, Công ty cổ phần Dược TW đặt ra cho mình mục tiêu trong thời gian tới là: “ Luôn đi đầu đổi mới sáng tạo và mạnh dạn dầu tư, nghiên cứu sản xuất các loại thuốc. Củng cố, mở rộng thị trường, tăng cường chất lượng phục vụ, gia tăng hoạt động xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu đưa tổng doanh thu đến năm 2010 đạt mức 800 tỷ đồng”.
3.2. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM TRONG CÁC NĂM TỚI
3.2.1. Thị trường dược phẩm thế giới
Như các báo cáo của Hãng Nghiên cứu Thị trường, Freedonia, cho thấy, tiến bộ ở Mỹ về phương pháp sản xuất dược phẩm dinh dưỡng (lĩnh vực, mà các nhà khoa học nghiên cứu các phương pháp kết hợp thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đồng thời có tính chất chữa bệnh) là xu thế tiếp tục được người tiêu dùng không chỉ ở Mỹ mà còn ở khắp nơi trên thế giới ưa chuộng. Một báo cáo mới đây của Freedonia, World Nutraceuticals, dự báo nhu cầu của toàn cầu sẽ phát triển với tốc độ 6,1%/năm (giảm nhẹ so với 6,3%/năm trong giai đoạn 1998-2003), đạt 9,6 tỷ USD vào năm 2008, "tạo cho ngành công nghiệp sản phẩm dinh dưỡng giá trị 173 triệu USD".
Các nhà phân tích dự báo, cơ hội tăng trưởng mạnh nhất sẽ vẫn thuộc về các chất chiết từ dược thảo và không phải dược thảo, được người tiêu dùng và các chuyên gia ngành y chấp nhận ngày càng nhiều, dự kiến sẽ đẩy nhanh nhu cầu về các chất chiết này lên 9,9% hàng năm. Nói chung, "Việc ngày càng có nhiều bằng chứng về ích lợi đối với sức khỏe, sự chấp nhận rộng rãi của người tiêu dùng, cũng như các chuyên gia ngành y và việc cải thiện chất lượng nguyên liệu sẽ làm tăng doanh thu của dược phẩm thiên nhiên và dược phẩm thay thế. Các chất phụ gia tạo chức năng, đặc biệt là các thực phẩm có vi khuẩn có lợi cho sức khỏe (Probiotics), các axit béo omega-3, protein đậu tương, các isoflavon và lycopen là các dược phẩm dinh dưỡng có thể tạo ra lợi ích trên mức trung bình.
Bảng8: Nhu cầu dược phẩm thế giới
%: phần trăm tăng trưởng hàng năm
Mặt hàng
1998
2003
2008
2013
03/98
08/03
Chuyển giao sản phẩm dinh dưỡng (tỷ USD)
95,6
128,1
172,5
228,2
6,0
6,1
USD dược phẩm dinh dưỡng/1.000 USD chuyển giao
54,7
55,4
55,4
56,5
--
--
Nhu cầu dược phẩm dinh dưỡng
5226
7103
9565
12900
6,3
6,1
- Chất dinh dưỡng & khoáng chất
2782
3682
4795
6200
5,8
5,4
- Vitamin
1531
1930
2385
2900
4,7
4,3
- Chất chiết từ dược thảo và không phải dược thảo
913
1491
2385
3800
10,3
9,9
Nhu cầu theo khu vực:
Mỹ
1802
2365
3028
3830
5,6
5,1
Canađa & Mêhicô
165
229
307
405
6,8
6,0
Tây Âu
1267
1692
2200
2830
6,0
5,4
Trung Quốc
320
557
935
1557
11,7
10,9
Nhật Bản
661
826
1017
1241
4,6
4,2
Các nước châu Á-Thái Bình Dương khác
402
610
903
1347
8,7
8,2
Các khu vực khác
609
824
1175
1690
6,2
7,4
(Nguồn: The Freedonia Group, Inc.)
Các chất này phối hợp với sợi cây mã đề bọ chét (Psyllium) dự kiến sẽ tạo được lợi ích nhanh nhất trong lĩnh vực chất dinh dưỡng và chất khoáng, với tổng nhu cầu đạt 4,8 tỷ USD vào năm 2008. Kịch bản này dựa trên cơ sở các ứng dụng dự kiến làm chất thay thế trong bữa ăn, đồ uống cung cấp năng lượng và các thực phẩm và đồ uống chức năng. Freedonia cũng dự báo: "Các dạng vitamin A và E tự nhiên sẽ tạo được cơ hội tăng trưởng tốt nhất trong số các vitamin do có các ưu thế về tính năng và hiệu quả về chi phí so với các loại chất tổng hợp khác.
Tiềm năng của Trung Quốc
Đến năm 2008, các nhà phân tích dự báo các nước đang phát triển thuộc châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ La tinh, Đông Âu và châu Phi/Trung Đông sẽ có tốc độ tăng trưởng dược phẩm dinh dưỡng nhanh nhất. Theo bảng dưới đây, Trung Quốc sẽ tiếp tục thu được lợi nhuận thị trường nhanh nhất "vì quá trình cải thiện phát triển phồn thịnh kinh tế cho phép nâng cấp và đa dạng hóa ngành công nghiệp dược phẩm và thực phẩm của quốc gia. Mỹ, Nhật Bản và các nước lớn của Tây Âu vẫn sẽ là các nước sản xuất và tiêu thụ lớn nhất của toàn cầu do có triển vọng phát triển kinh tế mạnh hơn, phong cách sống lành mạnh hơn và nhận thức của người tiêu dùng về nhu cầu dinh dưỡng phổ biến rộng hơn".
Về nhu cầu dược thảo, Freedonia dự báo triển vọng tăng trưởng mạnh nhất là của cây bạch quả Ginkgo boloba có tác dụng cải thiện trí nhớ, cây cọ cảnh Saw Palmetto dùng chữa phì đại tuyến tiền liệt lành tính và sâm dùng tăng cường sức khỏe. Về các sản phẩm không phải dược thảo, dự kiến glusamin (phối hợp với chondroitin) sẽ tạo ra lợi nhuận nhanh nhất, "vì hữu ích trong chữa trị viêm khớp".
3.2.2. Thị trường dược phẩm trong nước
3.2.2.1. M ục tiêu cơ bản
Trong chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2010 xác định rõ: “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhâp khu vực và thế giới nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
+ Đổi mới công nghệ, trang thiết bị và quản lý, thực hiện các thực hành tốt (Good Practice);
+ Xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh, hóa dược và sản xuất nguyên liệu thế mạnh từ dược liệu;
+ Cung ứng đủ và thường xuyên thuốc thiết yếu;
+ Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả;
+Vào năm 2010, thuốc sản xuất trong nước bảo đảm 60% nhu cầu thuốc, mức tiêu dùng thuốc bình quân 12-15 USD/người/năm và có 1,5 dược sĩ đại học/10.000 dân.
+ Quy hoạch tổ chức lai ngành công nghiệp dược: Tập trung, chuyên môn hóa, đầu tư có trọng điểm, hiệu quả. Tất cả các xí nghiệp đạt GMP (2010), hiện đại hóa mạng lưới phân phối thuốc.
Ngành cũng sẽ tập trung phát triển công nghiệp bào chế thuốc, công nghiệp hoá dược, công nghiệp chế biến và sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến; tổ chức sản xuất bao bì dược phẩm trong nước để đến năm 2020 đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng bao bì trong nước; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và công nghệ thông tin trong các hoạt động phát triển công nghiệp dược của Việt Nam.
3.2.2.2. Dự báo trong thời gian tới
Ngành dược phẩm chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong số đó dân số và thu nhập của người dân sẽ là yếu tố rất lớn ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của ngành, và tiền thuốc bình quân đầu người.
Theo dự báo của tổng cục thống kê, đến năm 2010 dân số Việt Nam có thể lên tới 86 triệu dân. Và chắc chắn nhu cầu chữa bệnh và phòng bệnh của người dân cũng sẽ tăng lên. Sự gia tăng về dân số cũng như nhu cầu sẽ khiến Việt Nam trở thành một thị trường giàu tiềm năng. Mặt khác, cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí được nâng lên kéo theo đó là sự hiểu biết về các mặt hàng dược phẩm cũng được nâng lên nhanh chóng. Mặc dù đơn thuốc là do bác sĩ kê đơn tuy nhiên do dân trí được nâng lên nên người tiêu dùng đã có thể nhận thức được đầy đủ về các loại dược phẩm. Như vậy Việt Nam có thể coi là một thị trường đầy tiềm năng đối với hàng hoá nói chung và nhu cầu về dược phẩm nói riêng.
Trong thời gian tới khi đời sống của nhân dân được nâng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cũng càng được quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy theo cục quản lý dược Việt Nam tiền thuốc bình quân đầu người sẽ là 12-15 USD. Với nhu cầu sử dụng dược phẩm như vậy trên một qui mô dân số tương đối lớn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tìm cách đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng này. Sự gia tăng về tiền thuốc bình quân đầu người tăng lên cũng có nghĩa là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về dược phẩm của người dân cũng ngày một lớn hơn. Với một thị trường tương đối lớn và còn giàu tiềm năng như vậy, các doanh nghiệp dược Việt Nam cũng cần phải chú ý tới sự xâm chiếm thị trường từ bên ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài luôn biết tận dụng thời cơ để lấn sâu vào thị trường đang lên. Nhất là đối với ngành dược phẩm, một mặt hàng mà bất cứ giai đoạn nào, thời kỳ nào con người cũng cần tới.
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Theo như biểu đồ dự báo thị trường dược phẩm như trên thì trong tương lai chắc chắn ngành dược phẩm sẽ có nhiều triển vọng để phát triển. Với tổng mức thị trường có xu hướng tăng lên đều đặn mặc dù tỉ lệ tăng trưởng không có sự thay đổi nhưng đây vẫn có thể coi là một thành công lớn của ngành dược phẩm Việt Nam. Đến năm 2008 tổng thị trường Việt Nam có thể đạt trên 1tỷ USD, điều này sẽ tạo đà cho sự phát triển sau này của ngành dược Việt Nam.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG
Để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của các hãng dược phẩm trên thị trường, Công ty cổ phần Dược TW cần phải nỗ lực về mọi mặt mặc dù hiện nay Công ty cổ phần Dược TW đã là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trên thị trường dược phẩm trong nước.
Thứ nhất, tận dụng lợi thế về sự hiểu biết cơ địa của người dân Việt Nam. Mặc dù các sản phẩm dược phẩm nước ngoài có ưu thế rất lớn về chất lượng sản phẩm, tuy nhiên các loại dược phẩm này lại không thể điều chỉnh cho phù hợp với cơ địa của người dân Việt Nam. Chính vì vậy, các Công ty cổ phần Dược TW cần nhanh chóng sản xuất và cải tiển những loại thuốc phù hợp với người Việt Nam. Để có thể thực hiện được điều này đòi hỏi các Công ty phải năng động hơn trong việc điều tra đặc điểm nhu cầu cũng như mặt sinh lý của người dân. Đồng thời việc đầu tư cho việc nghiên cứu sản phẩm cũng là một điều mà các doanh nghiệp cần phải hết sức chú ý.
Thứ hai tăng cường tích lũy, đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các trang thiết bị kĩ thuật cùng với việc hoàn thiện và nâng cao trình độ sản xuất. Trang bị kĩ thuật luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với ngành dược phẩm nhất là khi sự cạnh tranh ngày càng mạnh, Công ty cổ phần Dược TW hiểu rõ được việc quan trọng này nên bắt đầu từ khi có ý tưởng xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm, Công ty đã cử cán bộ đi tìm hiểu máy móc ở các nước khác nhau. Việc các Công ty sử dụng nguồn vốn của mình để từ đó nâng cao cơ sở vật chất kĩ thuật sẽ là điều hết sức quan trọng. Công ty cổ phần Dược TW cần đầu tư nhiều hơn theo chiều sâu, từ đó tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sử dụng nguồn vốn của mình để có thể tập trung cho một dòng sản phẩm cụ thể có chất lượng, và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Vậy nguồn vốn đó lấy từ đâu ra? Trước hết chính bản thân Công ty cổ phần Dược TW phải có ý thức sử dụng và tích luỹ nguồn vốn của mình, tránh thất thoát lãng phí. Muốn tồn tại và phát triển thì chúng ta cần phải biết dựa vào chính nguồn lực của mình.
Thứ ba, cần phải giải quyết nguồn nhân lực. Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, nhất là một ngành nghề đòi hỏi hàm lượng chất xám và công nghệ cao như ngành sản xuất dược phẩm. Công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể tiếp thu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất công nghệ kĩ thuật hiện đại trên thế giới cần phải được tập trung giải quyết. Khi có một đội ngũ nhân lực mạnh về chất lượng sẽ tạo đà cho việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Hiện tại, con số lao động có trình độ dưới đại học của Công ty cổ phần Dược TW còn chiếm tỷ lệ khá cao, mặc dù đã có sự giảm đi trong cơ cấu lao động nhưng điều này vẫn ảnh hưởng lớn đến kết quả của quá trình sản xuất. Công ty nên có các biện pháp trước mắt là thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn và trong thời gian dài, dần dần nâng mức tiêu chuẩn lựa chọn nhân viên đầu vào.
Thứ tư là đầu tư đúng mức cho việc nghiên cứu sản xuất các loại thuốc đặc trị để có thể cạnh tranh với các loại thuốc nhập khẩu hiện nay
Việt Nam theo đánh giá của WHO, ngành dược Việt Nam mới chỉ dừng ở cấp độ 2,5-3 theo thàng phân loại của WHO. Chúng ta đã có thể tự sản xuất được một số dược phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và cũng đã có xuất khẩu ra nước ngoài, tuy nhiên phần lớn các loại thuốc đặc trị vẫn phải nhập từ nước ngoài. Như vậy chúng ta cần phải khắc phục tình trạng này bằng cách cần có chiến lược đầu tư cho công tác nghiên cứu các loại thuốc đặc trị, từng bước thay thế các loại thuốc nhập khẩu đang chiếm lĩnh thị trường hiện nay. Tuy nhiên đây là một công việc hết sức khó khăn. Các hãng dược phẩm lớn trên thế giới để có được một công thức bào chế dược phẩm, họ không chỉ mất một thời gian khá dài mà còn phải mất những khoản chi phí rất lớn. Vì vậy với năng lực hiện có của ngành dược Việt Nam mà cụ thể là Công ty cổ phần Dược TW, chúng ta cần phải có những chiến lược lâu dài, từng bước một thì mới có thể đạt được mục đích của mình.
Vấn đề thứ năm Công ty cổ phần Dược TW nên tìm kiếm các cơ hội liên kết với các hãng dược phẩm nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đồng thời còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý, kiến thức khoa học công nghệ của họ.
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC
Tăng cường trách nhiệm quản lý của nhà nước
Khi tham gia vào thị trường thế giới, sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp là chưa đủ mà còn phải có sự hỗ trợ về mặt pháp lý của Nhà nước. Trách nhiệm quản lý dược phẩm thuộc về Nhà nước, vì vậy cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát về việc thực hiện các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất hàng giả kém chất lượng. Mặc dù hiện nay Nhà nước ta đã quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nghiêm cấm các hành vi sản xuất thuốc giả thuốc kém chất lượng trong luật dược mới được ban hành. Tuy nhiên để có thể chấm dứt được tình trạng này thì nhất thiết cần phải có biện pháp mạnh tay cũng như hệ thống kiểm tra giám sát chặt chẽ. Có như vậy chúng ta mới có thể thực hiện theo đúng cam kết khi gia nhập WTO. Đồng thời nó cũng tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh đối với tất cả các doanh nghiệp dược phẩm hiện nay. Đây cũng có thể coi là một biện pháp cần phải thực hiện ngay và khẩn trương vì nó không chỉ tác động đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.
Hỗ trợ quy hoạch vùng nguyên liệu:
Việc quy hoạch vùng nguyên liệu hiện nay đang trong thời gian thực hiện. Tuy nhiên nhiệm vụ này mang tính chất lâu dài và rộng lớn buộc phải có sự tham gia hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước. Vai trò của vùng nguyên liệu sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước. Chính vì vậy Nhà nước cần có các biện pháp để hỗ trợ về mặt thông tin cũng như hỗ trợ về mặt chuyên gia để việc quy hoạch vùng nguyên liệu vừa đảm bảo tính kinh tế vừa đảm bảo tính bền vững.
Phá bỏ thế độc quyền
Để có thể đảm bảo thị trường tân dược khi có sự tham gia của các doanh nghiệp dược phẩm trên thế giới thì đòi hỏi Nhà nước cần phải có chính sách can thiệp thích hợp. Đặc biệt là các quy định để phá bỏ thế độc quyền của các sản phẩm đặc trị để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong một môi trường lành mạnh, người tiêu dung không chịu cảnh giá thuốc tăng quá mức.
KẾT LUẬN
Không chỉ quá trình hội nhập kinh tế thế giới mà sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cũng đòi hỏi công ty cần phải không ngừng đổi mới. Trong xu thế ấy, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, công ty đã không ngừng hướng tới tương lai, chủ động xây dựng chiến lược phát triển cho mình trong những năm tới. Và mục tiêu trước mắt của công ty là sẽ trở thành công ty sản xuất và phân phối thuốc chuyên nghiệp hàng đầu trong cả nước, đóng góp vào sự phồn vinh và phát triển cho đất nước.
ới bề dày truyền thống, công ty Dược phẩm Trung Ương I sẽ tự tin bước tới tương lai với những đóng góp to lớn hơn vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.
rong quá trình một tháng thực tập ở công ty, do thời gian còn hạn chế, kiến thức thực tế của em thu thập chưa được nhiều nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của PGS.TS Nguyễn Thị Hường để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài-FDI tập I, TS Nguyễn Thị Hường, NXB thống kê, 2002.
Báo cáo tài chính của công ty Dược phẩm Trung ương I, 2005.
Báo cáo tài chính của công ty Dược phẩm Trung ương I, 2006.
Báo cáo sơ kết của công ty Dược phẩm Trung ương I, 2007.
Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm của Phòng kinh doanh
www.google.com.
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12500.doc